Chuyên đề thực tậpGVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cat Tuong JSC Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường CEFT/AFTA Thuế suất ưu đãi đặc biệt CIF giao hàng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
- -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ CÁT TƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thúy Hà
HÀ NỘI – 2015
Trang 2Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và được sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai Các nội dung nghiêncứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hìnhthức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phântích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau cóghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong chuyên đề còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũngnhư số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chúthích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung chuyên đề của mình Trường đại học Kinh tế Quốc dânkhông liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do em gây ra trongquá trình thực hiện (nếu có)
Sinh viên
Lê Thị Thúy Hà
Trang 3Thật may mắn vì trước đó em đã có dịp học tập học phần Hội nhập Kinh
tế Quốc tế và được cô hướng dẫn viết đề án chuyên ngành Không chỉ riêng em
mà tất cả các bạn trong nhóm thực tập cũng như các bạn lớp chuyên ngành Kinh
tế quốc tế 54D luôn dành những tình cảm yêu mến và ấn tượng đặc biệt về cô.Một giảng viên tận tuỵ, hết lòng trong công việc, ngoài ra trong quá trình giảngdậy, cô đã chia sẻ với chúng em rất nhiều những mẩu chuyện hài hước, ý nghĩatrong cuộc sống, đưa lý thuyết vào ví dụ thực tiễn hết sức thú vị, để chúng emhiểu dễ dàng hơn và cảm thấy rất yêu thích những giờ học do cô giảng dậy
Chúng em kính chúc cô và gia đình thật nhiều sức khoẻ và hạnhphúc.Mong cô đạt được nhiều thành công hơn nữa trên bước đường sự nghiệpcủa mình, đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên ưu tú, cống hiến hết mình cho sự pháttriển của đất nước trong tương lai Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn nhữngđánh giá, nhận xét và góp ý vô cùng giá trị của cô dành cho em Hy vọng đề tài
sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và hữu dụng cho bạn đọc và Công ty nơi emthực tập
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể anh chị và ban lãnhđạo Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát tường đã tạo điều kiện vànhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thực tập tại đây Em cảm thấy vôcùng may mắn khi được thực tập tại Công ty, và hy vọng em sẽ có dịp làm việccùng anh chị trong tương lai Kính chúc toàn thể anh chị trong Công ty thật nhiềusức khỏe và có nhiều cống hiến, xây dựng Công ty ngày càng phát triển mở rộnghơn nữa
Trang 4Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CAT TƯỜNG 4
1.1 Tổng quan chung về Công ty Cổ Phần Thương mại và Dịch vụ Cát Tường4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 4
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty 6
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường 10
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CÁT TƯỜNG 27
2.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường 27
2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty 27
2.1.2 Thị trường nhập khẩu của Công ty 28
2.1.3 Hình thức nhập khẩu của Công ty 29
2.1.3 Các mặt hàng nhập khẩu 31
2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường 33
2.2.1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 33
2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn 36
2.2.3 Hiệu quả sử dụng lao động 39
2.3 Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của công ty 41
2.3.1 Những kết quả đạt được 41
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 43
2.3.2.1 Những tồn tại 43
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty 47
3.1.1 Định hướng nhập khẩu của Công ty 47
Trang 5Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
3.1.2 Mục tiêu nhập khẩu của Công ty 48
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường 49
3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu 49
3.2.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 50
3.2.3 Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ nhập khẩu 52
3.2.4 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả 52
3.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nhập khẩu 53
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 54
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường 55
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện luật pháp 55
3.3.2 Hỗ trợ thông tin thị trường 56
3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực 56
3.3.4 Nâng cấp cơ sở hạ tầng 56
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 6Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cat Tuong JSC Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường
CEFT/AFTA Thuế suất ưu đãi đặc biệt
CIF giao hàng tại cảng dỡ hàng
CISG Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế
CNTT Công nghệ thông tin
EAEU Liên minh kinh tế Á – Âu
FOB Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là " Giao
lên tàu"
FTA Hiệp định thương mại tự do
TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 7Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các hoạt động kinh doanh của công ty qua các thời kỳ 5
Bảng 2.1 : Tổng giá trị nhập khẩu Cat Tuong JSC giai đoạn 2010 – 2014 27
Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu của Cat Tuong JSC 29
Bảng 2.3: Danh sách các mặt hàng và kim ngạch nhập khẩu năm 2014 của Cat Tuong JSC 32
Bảng 2.4: Lợi nhuận tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của Cat Tuong JSC giai đoạn 2010 – 2014 33
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu tổng hợp của Cat Tuong JSC giai đoạn 2010 – 2014 37
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho nhập khẩu 38
Của Cat Tuong JSC giai đoạn 2010 - 2014 38
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty 40
Trang 8Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần và Thương mại dịch vụ Cát
Tường 8
Hình 1.2 Cơ cấu bộ máy nhân sự của Công ty Cổ phần và Thương mại dịch vụ Cát Tường 9
Hình 1.3 Biểu đồ trình độ nhân sự của Công ty Cổ phần và Thương mại dịch vụ Cát Tường 10
Hình 1.4: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2012 – 8/2013 21
Hình 2.1 : Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2010 - 2014 27
Hình 2.2: So sánh % nhập khẩu trực tiếp năm 2010 và năm 2014 30
Hình 2.3 Lợi nhuận nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2014 của Cat Tuong JSC 33
Hình 2.4: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2010 - 2014 36
Hình 2.5: Số lượng lao động tham gia kinh doanh nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2010 - 2014 40
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính tất yếu của đề tài
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độnhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau vềthương mại và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc Thương mại quốc tếhiện đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi nền kinh tế quốc dân, vì thương mạiquốc tế là tất yếu khách quan, tạo ra hiệu quả cao nhất trong nền sản xuất củamỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới Trong cơ chế thị trường với nền kinh tế
mở và đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh nhập khẩuvốn đã có vai trò thiết thực thì nay nó càng trở nên cần thiết, và không thể thiếutrong nền kinh tế của bất kì quốc gia nào trên thế giới Nó là hoạt động kinhdoanh mang tính quốc tế làm cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới,góp phần đắc lực thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động xã hội và tăng thu nhậpquốc dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổi với nước ngoài Quốcgia nào không có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nền kinh tế của Quốc gia
đó sẽ vô cùng trì trệ, lạc hậu và kém phát triển Nhập khẩu là một hoạt độngnhằm bù đắp những mặt hàng còn thiếu mà nền sản xuất trong nước chưa sảnxuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước Hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu không chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩynền kinh tế quốc dân phát triển, góp phần phát triển kinh doanh thương mại màcòn đem lại lợi nhuận rất cao.Thị trường sản phẩm tin học, điện tử, đèn Led hiệnnay rất sôi động và kinh doanh mặt hàng này đang là nguồi lợi cho nhiều công ty.Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường cũng tham gia vào thịtrường đó và hoạt động liên tục có lãi trong nhiều năm qua Công ty có chứcnăng chính là kinh doanh nhập khẩu các thiết bị điện tử, đèn Led, các sản phẩmtin học Qua thời gian thực tập, cùng với kiến thức được trang bị tại nhà trường,với mục đích tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty, em
đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ PhầnThương Mại và Dịch Vụ Cát Tường”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng, cơ sở lý luận để phân tích thực trạng hoạt động nhậpkhẩu và đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần ThươngMại và Dịch Vụ Cát Tường, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới
Trang 103 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty CổPhần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường từ năm 2010 đến 2014 với hình thứcchính là nhập khẩu trực tiếp
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong kinh
tế gồm phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các từ viếttắt và tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan chung về công ty và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường.
Chương 2: Thực trạnghiệu quả hoạt độngnhập khẩu của công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường.
Chương 3: Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường.
Trang 11CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CAT TƯỜNG
1.1 Tổng quan chung về Công ty Cổ Phần Thương mại và Dịch vụ Cát Tường
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ cát Tường (Tên giao dịch CatTuong JSC) được thành lập ngày 12/10/1998, đây cũng chính là ngày công tyđược Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập, đến nay đã
17 năm.Liên tục trưởng thành và phát triển từ những bước chân đầu tiên, tới nayCông ty đã thành công và khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường
Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 14 Ngõ 310 Đường Nghi Tàm,Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội Để tiếp nối sự phát triểnkhông ngừng của Công ty, vào năm 2001,Công ty thành lậpthêm chi nhánh tạiThành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ số 114/5 Đề Thám, Phường Cầu Ông Lãnh,Quận 1, TP Hồ Chí Minh Theo đó vào ngày 26/6/2001, giấy phép đăng ký hoạtđộng chi nhánh số: 0100778788-001 được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố HồChí Minh cấp cho chi nhánh mới hoạt động của công ty, đánh dấu sự mở rộngphạm vi kinh doanh hoạt động mới đầy tiềm năng tại đây
Trong suốt quá trình hoạt động, không thể kể hết những khó khăn chồngchất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể cán bộ công nhân viênCông ty phải vượt qua từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến nay Công ty
đã khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh vực kinhdoanh xuất nhập khẩu Thị phần trải dài từ Bắc vào Nam với hơn 200 nhân viên,trong 17 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Cát Tườngcùng những nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên, đến nayCông ty luôn dẫn đầu về nhiều mặt Công ty liên tục là đại lý có doanh số caonhất của Hewlette Packard, Acer, Maxtor, Lenovo, Linksys…, có quan hệ mấtthiết với các đối tác nước ngoài và các cơ quan chức năng
Tháng 8/2006, Cat Tuong JSC khai trương siêu thị hàng tiêu dùng và tiếp
đó là tháng 9/2007, khai trương siêu thị máy tính bán buôn Bảng 1.1 sau đây chobiết các hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 1996 đến nay
Trang 12Bảng 1.1 Các hoạt động kinh doanh của công ty qua các thời kỳ
2 Cung cấp văn phòng phẩm
Cung cấp sản phẩm in ấn hãng HP
Từ năm: 1998 – nay
3 Cung cấp các thiết bị tin học
Đại lý phân phối các sản phẩm in ấn hãng HP
Thi công công trình trang trí nội thất
Từ năm: 1998 – nay
4 Nhập khẩu & Phân phối linh kiện máy tính
Nhà phân phối ổ đĩa cứng Maxtox, Seagate
Đại lý phân phối sản phẩm HP
Tư vấn & Triển khai lắp đặt hệ thống mạng, cài
đặt phần mềm.Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo
dưỡng
Từ năm: 2000 – nay
5 Sản xuất & lắp ráp máy tính thương hiệu Việt
Nam ISSTech Nhập khẩu & phân phối sản phẩm
lưu điện UPS, Loa EACAN, Phân phối linh kiện
máy tính, thiết bị mạng Linksys, ổ đĩa cứng
-6 Sản xuất sản phẩm trang trí LED
Nhập khẩu & Phân phối các sản phẩm Led
Từ năm: Tháng 1/2010 –nay
7 Cho thuê màn hình , tổ chức sự kiện Từ năm: Tháng
2/2014-nay
Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp Cat Tuong JSC
Trên những nền tảng kinh nghiệm và những thành công có được, đồngthời mong muốn tạo lập một thương hiệu mang tên ISSTech trong ngành Côngnghệ thông tin, thương hiệu OXY trong sản xuất đèn Led, Công ty CP TM & DVCát Tường đã không ngừng thúc đẩy và phát triển sản phẩm chủ đạo mang tínhchiến lược là máy vi tính thương hiệu Việt Nam ISSTech Trong nhiều năm hoạtđộng, Cat Tuong JSC JSC đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với
Trang 13các hãng sản xuất lớn trên thế giới và khu vực như: HP Compaq, IBM, Toshiba,Sony, Dell, Seagate, Maxtor, AOpen,
Công ty là nhà nhập khẩu sản xuất, phân phối lớn nhất các sản phẩmtrang trí đèn Led, nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm hãngSunbird, Monitor ColorView, các sản phẩm loa máy tính EACAN (Hãng sảnxuất OEM cho thương hiệu loa nổi tiếng thế giới SONIC GEAR), là đại lý phânphối các hãng IBM, Dell, Toshiba, Acer, Fujitsu, Sony, Sanyo, Panasonic,Olympus, Nikon , sản phẩm thiết bị mạng của các hãng LINKSYS, CISCO,3COM, AMP, REPOTEC, PLANET , các thiết bị phần cứng của các hãngSamsung, LG, Mitsumi, Từ năm 2000 tới nay, Cat Tuong JSC liên tục đạt danhhiệu đại lý nội địa của hãng Hewlett Packard có doanh số cao nhất với các sảnphẩm máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay, máy in Laser, máy in phun, máy inkhổ lớn, máy in đa năng, mực in và phụ kiện, thiết bị mạng và lưu trữ dữ liệu
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty
1.1.2.1 Chức năng của Công ty
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh được Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội cấp ngày12/10/1998 và giấy phép đăng ký hoạt động chi nhánh số: 0100778788-001 được
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp vào ngày 26/6/2001, Công
ty có chức năng hoạt động chủ yếu như :
- Trong lĩnh vực nhập khẩu: nhập khẩu linh kiện phục vụ sản xuất & lắp rápmáy tính thương hiệu ISS Tech, các thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông,linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi
- Trong lĩnh vực tin học: thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng & Công nghệthông tin, tư vấn giải pháp & cài đặt phần mềm tin học
- Trong lĩnh vực truyền thông: cung cấp các ấn phẩm báo chí, vật liệu trangtrí nội thất, quảng cáo
- Trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu: đầu tư nông trại trồng trọt cây ăn quảsạch có giá trị cao, nhằm tạo giá trị xuất khẩu trong tương lai
Với mong muốn đặt lợi ích của khách hàng là mục tiêu quan trọng hàngđầu của công ty, xây dựng và duy trì lòng tin, uy tín đối với khách hàng thôngqua chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng môi trường văn hóa kinh doanhchuyên nghiệp, coi con người là tài sản quý nhất của công ty và chinh phục côngnghệ, vươn tới chiếm lĩnh đỉnh cao công nghệ, công ty đã đề ra các chức năngchính cần thực hiện trong hoạt động kinh doanh của mình và ngày càng đổi mới,sáng tạo, hoàn thiện hơn nữa các hoạt động kinh doanh của mình
1.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty
Trang 14Xây dựng tổ chức bộ máy kinh doanh.Tạo nguồn vốn, bảo toàn nguồn vốncủa công ty và kinh doanh có hiệu quả nguồn vốn đó.Tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh, kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả Đồng thời thực hiện chế độ Báocáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính, chịu tráchnhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính.
1.1.2.3 Quyền hạn của Công ty
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường có quyền tự chủtrong kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh,đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh và được Nhà nướckhuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sảnphẩm, dịch vụ công ích
Công ty có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và
sử dụng vốn của mình sao cho có hiệu quả, được chủ động tìm kiếm thị trường,khách hàng và ký kết hợp đồng, tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêucầu kinh doanh, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng caohiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, tự chủ quyết định các công việckinh doanh và quan hệ nội bộ, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanhnghiệp, từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quyđịnh, được phép khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo Có thể trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tốtụng theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, Cat Tuong JSC còn là Công ty tham gia hoạt động trong lĩnhvực xuất nhập khẩu Theo Khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005 quyđịnh: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của Doanh nghiệp, xuất nhậpkhẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp đượcquyền miễn đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể cái gì Khidoanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ
kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu" Thôngtin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không đượcthể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thôngvới nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan
Trang 151.1.2.4 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
1.1.2.4.1 Bộ máy tổ chức của Công ty
Hình 1.1 dưới đây thể hiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường
Nguồn: Cat Tuong JSC
Hình 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần và Thương mại dịch vụ Cát Tường
Chi nhánh Hà Nội: Số 14 ngõ 310 đường Nghi Tàm – Tây Hồ - Hà Nội cóchức năng điều hành chính các hoạt động của Công ty và Chi nhánh
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 114/5 Đề Thám, Phường Cầu Ông Lãnh, TP
Hồ Chí Minh thực hiện các hoạt động kinh doanh tại thị trường Phía Nam
Ở mỗi chi nhánh lại hình thành các phòng, ban, bộ phận chuyên về cáclĩnh vực khác nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau, nhằm phục vụ hoạt động nhậpkhẩu, kinh doanh, sản xuất của Công ty
Bộ máy nhân sự của Công ty
Hình 1.2 dưới đây cho thấy cơ cấu bộ máy nhân sự của Công ty Cổ PhầnThương Mại và Dịch Vụ Cát Tường
TRỤ SỞ
Chi nhánh TP HCM
Phát hành Báo chíPhòng
Trang 16Nguồn: Cat Tuong JSC
Hình 1.2 Cơ cấu bộ máy nhân sự của Công ty Cổ phần và Thương mại dịch vụ Cát Tường
Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng Đứng đầu
là Ban Giám Đốc, là người đứng đầu trong Công ty, tổ chức điều hành mọi hoạtđộng trong Công ty, đại diện cho quyền lực và nghĩa vụ của Công ty trước phápluật và các cơ quan nhà nước, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban GiámĐốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó
Đội ngũ nhân viên với 90% trình độ Đại học, 2% trình độ trên Đại học,5% trình độ Cao đẳng, 3% trình độ trung cấp Nhân lực là nguồn tài nguyên lớnnhất, do vậy Công ty Cát Tường luôn đánh giá cao năng lực, trí tuệ và đạo đứccủa cán bộ nhân viên trong công ty Hàng năm chúng tôi thường xuyên có kếhoạch đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng và phục vụ nhu cầu khách hàng ngàycàng cao một cách chuyên nghiệp và chu đáo nhất thường xuyên tiếp nhận Sinhviên đang học và Sinh viên mới ra trường nhằm hỗ trợ đội ngũ kế cận đủ nănglực kỹ thuật và nghiệp vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng cũng như
sụ phát triển của công ty
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Bộphậnkếtoán
Bộphậnhànhchínhnhânsự
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kho hàng
Bộ phận sản xuất
Bộ phận
kỹ thuật
Kế
toán
thuế
Bộ phận kinh doanh Tin học, các thiết bị VP,
VP phẩm
Kế toán côngnợ
Kế toán vật tư
Thủ
LED và màn hình cho thuê
Bộ phận phát hành báo chí
Trang 17Nguồn: Cat Tuong JSC
Hình 1.3 Biểu đồ trình độ nhân sự của Công ty Cổ phần và Thương mại dịch vụ Cát Tường
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công
ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường
1.1.3.1 Các nhân tố bên ngoài Công ty
Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh nhập khẩu hàng hóa là những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, luậtpháp Đây là nhóm yếu tố khách quan, là những yếu tố mà doanh nghiệp buộcphải tuân theo quy luật và làm cho mình phù hợp với nó
1.1.3.1.1 Nhân tố chính trị - pháp lý
Hoạt động thương mại diễn ra trên thị trong nước và quốc tế rất phứctạp Hoạt động này, có thể làm ảnh hưởng xấu đến quốc gia và cũng có thể tácđộng tích cực tới lợi ích của quốc gia, làm cho quốc gia đó giàu có thêm Nhưngbất kỳ một quốc gia nào cũng phải đảm bảo lợi ích cho mình Cho nên phải có hệthống luật pháp trong nước cũng như hệ thống luật pháp quốc tế để điều chỉnhcác hoạt động này một cách có hiệu quả Hoạt động nhập khẩu củng vậy, nó làmột trong những hoạt động thương mại bị chi phối bởi luật pháp quốc gia vàquốc tế
Luật pháp là công cụ không thể thiếu được của quốc gia Hoạt độngnhập khẩu nếu như tác động xấu đến quốc gia,thì đều được các quốc gia áp dụng
để hạn chế tác động tiêu cực từ hoạt động này Luật pháp có thể nghiêm cấm cácloại hàng hoá mà ảnh hưởng xấu đến quốc gia, khi các quốc gia khác xuất khẩu
Trang 18sang quốc gia mình Luật pháp có thể điều chỉnh chủ thể tham gia hoạt độngnhập khẩu, nếu như các chủ thể không tuân thủ luật pháp của quốc gia.
Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách, luật
lệ nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt độngnhập khẩu Theo nghị định số 57/1998/NĐ - CP của chính phủ quy định ba nhómhàng nhập khẩu cho thời kỳ 2001 – 2005 :
Một là, hàng hóa cấm nhập khẩu : danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
bao gồm 11 nhóm hàng chính, như vũ khí, đạn dược, các loại ma túy, hóa chấtđộc, sản phẩm văn hóa đồi trụy, pháo các loại…Toàn bộ các hàng hóa thuộcdanh mục hàng cấm nhập khẩu đều được áp dụng cho toàn bộ thời kỳ từ 2001 -
2005
Hai là, hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại : đối
với loại hàng hóa này các doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh nhập khẩuphải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại Danh mục hàng hóa thuộc diệnquản lý của bộ thương mại được cắt giảm dần theo lộ trình quy định, chỉ có loạihàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết và hàng hóa là đường tinh luyện, đường thô được quản lý trong suốt thời
kỳ 2001 – 2005
Ba là, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên nghành : nhóm
hàng hóa này chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên nghành về tiêu chuẩn chấtlượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh … Một loại hàng hóa có thể chịu sự quản lýcủa hai hay nhiều bộ, cơ quan chuyên ngành khác nhau Doanh nghiệp chỉ có thểthực hiện nhập khẩu khi có giấy phép và đáp ứng được các yêu cầu do cơ quanchuyên nghành đề ra
Đối với các loại hàng hóa được phép nhập khẩu cũng có những chế độ
ưu đãi, hạn chế khác nhau của Nhà nước, thông qua mức thuế nhập khẩu, hạnngạch…và các chế độ ưu đãi thuế quan, phi thuế quan khác Sự thông thoáng,
mở cửa của Nhà nước đối với một loại hàng hóa nào đó không chỉ ảnh hưởng đếncách thức nhập khẩu của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến mức cạnh tranhcủa loại hàng hóa đó trên thị trường trong nước, từ đó ảnh hưởng đến mức tiêuthụ hay hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa đó của mỗi doanh nghiệp
Ở Việt Nam hiện nay, bộ luật thương mại đang được sử dụng và cóhiệu lực là luật thương mại ban hành năm 2005 Ngoài ra, các FTA Việt Nam –
EU, TPP đã hoàn thành xong quá trình đàm phán, nếu được quốc hội ký kết trongnăm 2015, chúng sẽ có hiệu lực thi hành trong giai đoạn 2017 – 2018, hơn nữaCông ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) cũng dự kiến sẽ được xem
Trang 19xét gia nhập vào giai đoạn cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016 Đứng trước nhữngdiễn biến mới trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện tại, tại hội thảo
"Tổng kết thi hành Luật Thương mại 2005" do Bộ Công Thương phối hợp với
Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan phát triểnquốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) diễn ra ở Hà Nội ngày 16/10/2015 vừa qua, BộCông Thương cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định việc nghiên cứu, trình dự án Luật Thương mại (sửa đổi) trong năm
2017, thông qua vào năm 2018 Điều đó tạo ra một môi trường chính trị pháp lý,một nhân tố khách quan ít nhiều đã, đang và sẽ tác động tới hoạt động kinhdoanh, nhập khẩu của Cat Tuong JSC Để có thể chủ động hơn trong hội nhậpkinh tế quốc tế, Công ty cần thường xuyên cập nhật, nắm bắt các thông tin về bộluật thương mại do Chính phủ ban hành này
Theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định chi tiếtthi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạtđộng đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, ban hànhngày 23/1/2006, Quy định về thủ tục nhập khẩu được nêu ở điều 4 của Nghị định,các mặt hàng mà Công ty nhập khẩu đều là các hàng hóa khác không thuộc Danhmục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừngnhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều này,nên chỉ phải làm thủ tục thông quan tại Hải quan cửa khẩu Đối với các quy định
về tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu ở điều 11 của nghị định, phía doanh nghiệpCat Tuong JSC cũng cần theo dõi xem các mặt hàng nhập khẩu của mình có nằmtrong danh sách không để kịp thời điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu cho phù hợp với quy định của pháp luật
Trên đây là dẫn chứng cho các tác động của luật pháp trong nước tớihiệu quả hoạt động nhập khẩu.Ngoài ra, luật pháp quốc tế còn tác động mạnhhơn luật pháp quốc gia Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh nội địa và kinhdoanh thương mại quốc tế nói chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng là sự tácđộng của luật pháp nước ngoài, các công ước luật pháp quốc tế Luật pháp quốc
tế là những thông lệ tập quán chung hay những quy định mà các quốc gia thốngnhất trở thành những điều ước chung, buộc các quốc gia phải tuân thủ về mọihoạt động trong đó có hoạt động thưong mại Hiện nay, có những điều ước có thểtạo đà cho các quốc xúc tiến hoạt động nhập khẩu chẳng hạn như điều ước về hảiphận…Bên cạnh đó luật pháp quốc tế còn nghiêm cấm các quốc gia nhập khẩunhững mặt hàng có ảnh hưởng xấu tới cộng đông như ma túy, các chất gâynghiện, vủ khí hạt nhân…Hợp đồng kinh doanh nhập khẩu và các hoạt động
Trang 20nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của nước xuất khẩu, luật pháp của nước thứ
ba (nếu được quy định trong hợp đồng nhập khẩu), tập quán kinh doanh quốc tế
và các công ước, hiệp ước quốc tế mà nước ta tham gia Luật pháp và các yếu tố
về chính sách của nước xuất khẩu làm cho quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp
có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn nhiều, điều này ảnh hưởng đến chi phí chohoạt động nhập khẩu và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanhnhập khẩu Do đó, trước khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ
về luật pháp trong nước và quốc tế
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi pháp luật trong nước và quốc tế, môitrường chính trị là một yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của CatTuong JSC Nếu như một quốc gia tình hình chính trị không ổn định thì hoạtđộngnhập khẩu sẽ bị hạn chế vì các nhà xuất khẩu lo sợ rủi ro Thật may mắn vì ViệtNam được xếp vào danh sách các quốc gia có tình hình an ninh, chính trị tươngđối ổn định, do vậy các hoạt động thương mại như nhập khẩu về cơ bản không bịhạn chế Tuy nhiên, theo nghiên cứu về Công ty trong thời gian thực tập, đa sốcác hợp đồng giao dịch, nhập khẩu của Công ty chủ yếu đến từ phía các đối tácTrung Quốc, nền kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn tới kinh tế nước ta Trong các
lỗ lực từ phía Chính phủ, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc,
để hoạt động kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả lâu dài, bền vững trong tươnglai, Cat Tuong JSC có thể nên tìm kiếm cho mình thêm nhiều đối tác, hợp táctrong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tới từ các nhiều quốc gia khác với lợi íchtương tự, đa dạng hoá nguồn hàng của mình trong kinh doanh, tránh quá phụthuộc và bị gây áp lực không tốt từ phía đối tác, làm giảm hiệu quả nhập khẩucủa Công ty
Qua đây, cho thấy môi trường chính trị - luật pháp là một nhân tố tác độngđến hoạt động nhập khẩu của Công ty tương đối sâu sắc
1.1.3.1.2 Nhân tố kinh tế
Các chính sách kinh tế
Công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước là nhân tố quan trọng màcác doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nắm rõ và tuân theo vô điềukiện bởi nó thể hiện ý chí của đảng và nhà nước công cụ, chính sách vĩ mô củanhà nước bảo vệ lợi ích chung của mọi tầng lớp trong xã hội Hoạt động xuấtkhẩu tiến hành giữa các chủ thể giữa các quốc gia khác nhau Bởi vậy nó chịu sựtác động của các chính sách kinh tế ở quốc gia mình và đồng thời cũng phải tuântheo những quy định của luật pháp quốc tế chung
Trang 21Đối với nước ta chính sách ngoại thương có nhiệm vụ tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia sâu vào sự phân công lao độngquốc tế, mở mang hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằmđạt được những mục tiêu và yêu cầu về kinh tế, chính trị xã hội hoạt động kinh tếđối ngoại.
Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá hoặctính theophần trăm đối với tổng trị giá hàng hoá hay là kết hợp cả hai cách nóitrên đối với hàng nhập khẩu Theo đó người mua trong nước phải trả cho nhữnghàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu nước ngoàinhận được
Thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêudùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Tuy nhiênthuế nhập khẩu làm cho giá bán trong nước của hàng nhập khẩu cao hơn mức giánhập và chính người tiêu dùng trong nước phải chịu thuế này Nếu thuế này quácao sẽ đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập
và làm hạn chế mức nhập khẩu của doanh nghiệp
Từ cuối thập kỷ 80, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược phát triểnTMQT, đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao trình độ sản xuất trong nước, cạnh tranhvới thị trường thế giới Để thực hiện chiến lược đó, nhiều nước đã cắt giảm thuếquan để khuyến khích trao đổi
Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước nhằm hạn chế nhậpkhẩu về số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhất định hoặc từ những thịtrường nhất định trong một khoảng thời gian thường là một năm Mục tiêu việc
áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch của Nhà nước nhằm bảo
hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ, bảo đảm các cam kếtcủa Chính phủ ta với nước ngoài
Hạn ngạch nhập khẩu đưa đến tình trạng hạn chế số lượng nhập khẩuđồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá Hạn ngạch nhập khẩu cótác động tương đối giống với thuế nhập khẩu tức là do có hạn ngạch làm giá hàngnhập khẩu trong nước sẽ tang lên Nhưng hạn ngạch không làm tăng thu ngânsách Đối với cả Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước, việc cấp hạn ngạchnhập khẩu có lợi là xác định được khối lượng nhập khẩu biết trước
Hiện nay Nhà nước ta tiến hành đấu thầu hạn ngạch chứ không phân
bổ trực tiếp cho các doanh nghiệp như trước đây nữa Doanh nghiệp nào thắng
Trang 22thầu thì sẽ có quyền nhập khẩu mặt hàng đó với số lượng quy định.Tuy nhiênviệc nhập khẩu nhiều hay ít khi doanh nghiệp đã thắng thầu phụ thuộc vào đinhngạch (tổng hạn ngạch) mà Chính phủ đưa ra Hình thức này áp dụng như mộtcông cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng,ảnh hưởng tới hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty.
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Nó bao gồm quy định vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đónggói, đăc biệt là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đốivới thực vật tươi sống, tiêu chuẩn và bảo vệ môi trường sinh thái và các máymóc, dây truyền thiết bị cộng nghệ
Các chính sách khác của Nhà nước.
Các chính sách khác của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủlực, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụngxuất nhập khẩu cũng góp phần to lớn tác động tới tình hình nhập khẩu củadoanh nghiệp Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng cácchính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực nhập khẩu
sẽ như thế nào Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mangtính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là mộttrong các nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Những thay đổi cơ bản trong quản lý quá trình nhập khẩu của Nhànước cũng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu Đặc biệt là từ khi ra đời Nghịđịnh 57/1998NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫnthi hành thì quyền tự do kinh doanh của thương nhân được mở rộng tạo ra mộtbước tiến mới, họ được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật cho phép,tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp Thủ tục xinphép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với những điều kiện ràng buộc
về vốn, tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với doanh nghiệp đã được dỡ bỏ Từ khi thihành nghị định này ( 1/9/1998 ) nước ta đã có hơn 30.000 doanh nghiệp đượcquyền tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, sự tăng lên về con số này khó tránhkhỏi tình trạng tranh mua, tranh bán, giá cả cạnh tranh, ép giá, dìm giá, làm choCông ty bước đầu chưa tìm được lối thoát nên hiệu quả kinh doanh nhập khẩucòn thấp
Những thay đổi về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại cáccửa khẩu, việc áp dụng các luật thuế mới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũngảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu Nhà nước luôn luôn tạo điều kiện để xúctiến nhanh quá trình xuất nhập khẩu nhưng việc áp dụng các văn bản đã được ban
Trang 23hành xem ra vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa giữa văn bản và thực tế,giữa nói và làm, nhiều khi vẫn còn xảy ra " cuộc chiến " giữa " luật và lệ ".
Tình hình phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế nói chung ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nhập khẩu
Sự phát triển của nền sản xuất, trong đó có sự phát triển của những doanh nghiệpsản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu, tạo
ra sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, làm giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và nếunhư sản xuất kém phát triển, không thể sản xuất được những mặt hàng đòi hỏi kỹthuật sản xuất cao thì nhu cầu về hàng nhập khẩu tăng lên, do đó ảnh hưởng tớihoạt động nhập khẩu
Ngược lại sự phát triển của nền sản xuất ở nước ngoài làm tăng khả năngcủa sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm mới, hấpdẫn phù hợp với nhu cầu, hiện đại, do vậy thúc đẩy hoạt động nhập khẩu Tuynhiên không phải là lúc nào sản xuất ở trong nước phát triển thì hoạt động nhậpkhẩu bị thu hẹp mà nhiều khi để tranh sự độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh hoạtđộng nhập khẩu lại được khuyến khích phát triển Trái lại để bảo vệ sản xuấttrong nước khi nền sản xuất nước ngoài phát triển thì hoạt động nhập khẩu có thể
bị thu hẹp và kiểm soát chặt chẽ
Bên cạnh nghiên cứu nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu, cần phải nghiên cứu
để biết được cung trong nước về hàng hoá đó Chênh lệch nhu cầu về hàng hoá
và cung trong nước của hàng hoá đó chính là nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu.Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến cung của một hàng hoá là khả năng sảnxuất, tốc độ phát triển sản xuất của hàng hoá đó và các đối thủ tham gia nhậpkhẩu Do vậy, muốn biết được nên kinh doanh nhập khẩu mặt hàng gì với sốlượng là bao nhiêu cần phải nghiên cứu tình hình trong nước về sản xuất mặthàng đó như thế nào và cầu thị trường ra sao Mà 2 yếu tố này lại chịu sự tácđộng của phát triển kinh tế, cho nên phát triển kinh tế là nhân tố ảnh hưởng lớntới nhập khẩu
Cũng như sản xuất, sự phát triển của hoạt động thương mại trong và ngoàinước của các doanh nghiệp thương mại quyết định đến sự chu chuyển, lưu thônghàng hoá trong nền kinh tế hay giữa các nền kinh tế các nước khác, bởi vậy tạothuận lợi cho đẩy nhanh công tác nhập khẩu Mặt khác, do chủ thể của hoạt độngnhập khẩu chính là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nên sự pháttriển của những doanh nghiệp này đồng nghĩa với sự thực hiện một cách có hiệuquả các hoạt động nhập khẩu Trong một nước mà các doanh nghiệp không được
tự do phát triển, bị sự can thiệp quá sâu của Nhà nước thì hoạt động nhập khẩu
Trang 24cũng không thể phát huy được, không thể vươn mạnh ra nước ngoài tạo ra sự tụthậu của nền kinh tế.
Một quốc gia có các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thì quốcgia đó sẽ phát triển, mang lại nhiều nguồn lợi cho mình hơn Hội nhập kinh tếcũng là một nhân tố quan trọng trong nhập khẩu, nó quyết định quy mô, thịtrường xu hướng tiến hành nhập khẩu của Doanh nghiệp trong tương lai Đồngthời, khi đất nước có sự phát triển về kinh tế, thì tính hội nhập và việc kí kết cáchiệp định thương mại, tham gia vào các tổ chức quốc tế sẽ tăng lên, việc nàycũng tạo điều kiện rất thuận lợi cho qua trình kinh doanh nhập khẩu của Doanhnghiệp
Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ
2011-2020 là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững Tăng trưởng về sốlượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nềnkinh tế Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệtcoi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu Phải gắn tăng trưởng kinh tế vớiphát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ vàcông bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàuhợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo Từng bước thu hẹp khoảng cách pháttriển giữa các vùng Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trongtừng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường Phát triển kinh
tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị – xã hội; ổn định chính trị – xãhội là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững Đây là quan điểm địnhhướng cho các ngành, các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bềnvững
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thời kỳ 2011-2020,quan điểm cụ thể để phát triển nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
Một là khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công
nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với cácnước có nền công nghiệp phát triển
Hai là Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong nước, nhập
khẩu hàng xa xỉ, có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngànhcông nghiệp thay thế nhập khẩu
Ba là Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong
nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việcxây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế
Trang 25quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn
kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật…
Bốn là Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc
để bảo vệ hàng sản xuất trong nước Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTAmới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Cát Tường trong thời gian vừaqua chuyên nhập khẩu chủ yếu các loại hàng hóa có yếu tố công nghệ cao nhưcác sản phẩm tin học máy tính, máy in, linh kiện máy tính, thiết bị mạng, sảnphẩm trang trí quảng cáo Led… đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về cầu trong nước nênhiện tại, những định hướng phát triển kinh tế của nhà nước thông qua hoạt độngnhập khẩu có tác động tương đối tích cực tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu củaCông ty trong thời gian tới, nhất là khi việc ký kết các hiệp định thương mạiđược hoàn thành
Dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đãđược Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanhthoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc gia văn minh,hiện đại
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP củacác ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dầntương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp vàngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp) Cùng với quá trình chuyển dịch của cơcấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, cáclực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…,điều đó ảnh hưởng rất rõ nét tới tình hình sản xuất kinh doanh cũng như hoạtđộng nhập khẩu hàng hóa
Chính sách điều chỉnh cơ cấu có thể tăng cao khả năng nhập khẩu ở nước
ta bằng nhiều con đường khác nhau Các nước trên thế giới đều quan tâm đếnviệc điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tế của mình Đối với các nước phát triển hàngđầu trên thế giới, với nền kinh tế công nghiệp đó được phát triển từ đầu thế kỷ
XX, thì mối quan tâm là tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, có hiệu quả cao,đặc biệt là các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường Việc thực hiệncông nghệ này trước mắt có thể chưa thu được lợi nhuận, nhưng trong tương laithì lại là cơ sở để giành vị trí thống trị hoặc áp đảo thị trường thế giới và khu vực
Trang 26Để đổi mới công nghệ sản xuất, các nước công nghiệp hóa tìm cách chuyểnnhững công nghệ lạc hậu hoặc kém tính cạnh tranh sang các nước kém phát triểnhơn Mặt khác, đối với những nước nghèo đang phát triển như Việt Nam, cơ cấukinh tế còn rất lạc hậu với phần lớn dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ mới đang trên đà phát triển, đang rất có nhu cầu tiếp nhậncác công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới Sựgặp gỡ giữa cung và cầu về công nghệ trình độ thấp đó thúc đẩy quá trình chuyểngiao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi cơcấu kinh tế tại Việt Nam ngày nay Chính sách thay đổi công nghệ đóng vai tròrất quan trọng trong việc tăng năng suất Tỷ lệ thay đổi công nghệ phụ thuộc vàokhả năng nghiên cứu, nhưng quan trọng hơn là có thể tăng khả năng nhập khẩuthiết bị công nghệ cao Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu như CatTuong JSC chiếm ưu thế Bên cạnh đó cũng có những khó khăn đặt ra, như việctạo ra nhiều sự cạnh tranh hơn trong việc kinh doanh nhập khẩu và các chínhsách đầu tư của nhà nước cho các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có tính công nghệcao.
Khủng hoảng kinh tế
Mặc dù không phải là một yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng thường xuyênhoặc không là yếu tố quyết định nhưng các cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổtrên phạm vi thế giới luôn gây ra những tác động nhất định đến các nền kinh tế làthành viên của nó Khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnhhưởng đến hầu hết các nền kinh tế Sự ảnh hưởng của khủng hoảng đến các nềnkinh tế là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hội nhập của nền kinh tế đó với nềnkinh tế toàn cầu Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động đó
Tác động của khủng hoảng tài chính đến nhập khẩu là nhanh nhất vì đây
là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới Qua quansát diễn biến xuất nhập khẩu, có thể thấy thời điểm Việt Nam bắt đầu chịu tácđộng của khủng hoảng là tháng 08/2008 và hồi phục là quý I/2010 Dựa vào mốcsuy thoái và hồi phục đó, chúng ta cùng xem xét tác động của khủng hoảng tàichính thế giới đến hoạt động nhập khẩu của Việt Nam
Nhìn chung, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn bởi lẽViệt Nam là một trong một số nước có độ mở ngoại thương khá lớn Trướckhủng hoảng, Việt Nam nằm trong tốp 50 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu hàngđầu thế giới với nhập khẩu đứng hàng thứ 41, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng kimngạch nhập khẩu hàng hóa toàn cầu vào năm 2007 Việt Nam phải nhập từ 70 -80% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu Xuất khẩu
Trang 27giảm kéo theo nhập khẩu giảm, suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho giá yếu tố đầuvào như dầu mỏ, các sản phẩm hóa dầu, phôi thép và thép xây dựng, các thiết bịcông nghệ cũng bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm
Tỷ giá, lạm phát
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền củahai nước với nhau Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quantrọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu Một tỷ giáhối đoái chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷgiá hối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giáhối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hốiđoái thực tế Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai tròquan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu Tỷ giá hối đoái tănghay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hoá nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năngsinh lời của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giáthành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu cũng tăng lên tương đối và do đó làmgiảm tính cạnh tranh của sản phẩm về giá, đồng thời giảm khả năng tiêu thụ vàgiảm hiệu quả kinh doanh Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, giá thành của mộtđơn vị hàng hóa nhập khẩu giảm đi tương đối, và do đó làm tăng tính cạnh tranhcủa sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩuhàng hóa
Như vậy, khi lạm phát xảy ra, sức mua của đồng nội tệ (VND) giảm, với
tỷ giá hối đoái không đổi thì hàng hóa-dịch vụ trong nước sẽ đắt hơn thị trườngnước ngoài Theo quy luật cung-cầu, người dân Việt Nam sẽ chuyển hướng sangdung hàng ngoại nhiều hơn vì giá cả rẻ hơn Dẫn đến nhập khẩu tăng, cầu ngoại
tệ (USD) tăng
Sự ổn định của tỷ giá được kéo dài từ năm 2012 đến hết quý I/2013.Nhưng, sang đầu quý II/2013, thị trường đã có những biến động Cụ thể, từ cuốitháng 4/2013 đến cuối tháng 6/2013, nhiều NHTM đã nâng giá USD lên kịch trầncho phép 1 USD đổi 21.036 VND Thậm chí tại số đông NHTM tăng giá mua lênkịch trần 21.036 VND, trong khi giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320VND Trước áp lực đó, cộng với một số diễn biến kinh tế vĩ mô khác, kể từ ngày28/6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lênthêm 1% so với trước đó Theo đó, các NHTM cũng đồng loạt điều chỉnh tăng tỷgiá mua - bán ngoại tệ của mình - Sau đợt điều chỉnh đó, bắt đầu từ đầu tháng7/2013, tại các NHTM, tỷ giá VND/USD được niêm yết phổ biến ở mức từ21.110-21.140 VND/USD (mua vào) và (bán ra), tăng từ 5-20 VND/USD so với
Trang 28ngày 28/6/2013 và tăng bình quân 1% so với trước ngày 28/6/2013 Giá USDtrên thị trường tự do những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2013 cũng biếnđộng Cụ thể, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tại Hà Nội sáng ngày1/7/2013 niêm yết ở mức 21.380 - 21.430 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 30đồng mua vào và giảm 20 đồng bán ra so với chiều ngày 28/6/2013, tiếp đó đếnngày 8/7/2013 lại tăng lên 21.800 VND/USD
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hànghoá của Việt Nam đạt 170,15 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước,trong đó, xuất khẩu đạt 85,16 tỷ USD, tăng 15,1% và nhập khẩu gần 84,99 tỷUSD, tăng 14,4% Kết quả là cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam tínhtrong 8 tháng năm 2013 có mức thặng dư trị giá 176 triệu USD Đối với khốidoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng trị giá hàng hóaxuất nhập khẩu trong 8 tháng năm 2013 là 99,55 tỷ USD, tăng 25,5% và chiếm58,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, trong đó, xuất khẩu đạt51,55 tỷ USD, tăng 26,7% và nhập khẩu là gần 48 tỷ USD, tăng 24,3% so với kếtquả thực hiện của cùng kỳ năm trước Đối với khối doanh nghiệp trong nước,tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong 8 tháng năm 2013 là 70,6 tỷ USD,tăng 2,4% và chiếm 41,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu củaViệt Nam, trong
đó, xuất khẩu đạt hơn 33,6 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1% và nhập khẩu là 36,99 tỷUSD, tăng 3,7% so với kết quả thực hiện trong 8 tháng năm 2012
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam
Hình 1.4: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2012 – 8/2013
Đối với Việt nam việc phá giá tiền tệ mạnh có thể liên quan đến 2 vấn đề,phá giá có lợi cho xuất khẩu, song giá đồng USD cao không có lợi cho nhậpkhẩu, nhập khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, mặt khác cơ cấu
Trang 29thương mại của Việt nam quá phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm choxuất khẩu giảm theo Tính toán tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu còn rất cao,chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ởmức cao dẫn tới thực tế là nếu muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhậpkhẩu Việt Nam nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm đến80-90%/tổng kim ngạch nhập khẩu) Như vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nướcvào giá cả thị trường quốc tế khá lớn Có thể thấy rằng, nếu phá giá VND khôngchắc giúp Việt Nam tăng được xuất khẩu mà còn tạo ra nguy cơ nhập khẩu lạmphát , vì nền kinh tế nước ta có tỷ lệ nhập khẩu trên GDP rất cao, có năm lên đến90% GDP; giá các sản phẩm nhập khẩu, như: xăng dầu, nguyên liệu cho thức ăngia súc, dược phẩm Đó là chưa kể tới một loạt các mặt hàng thiết yếu khác,như: dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, sữa, hoá chất, thuốc trừ sâu trong nướcchưa sản xuất được, đều phải nhập khẩu với số lượng lớn Khi tỷ giá tăng dẫnđến giá thành các mặt hàng này cũng sẽ tăng.
Tỷ giá và lạm phát như phân tích ở trên có tác động sâu sắc tới hiệu quảnhập khẩu của Cat Tương JSC Theo đó nếu tỷ giá tăng, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi, khiến giá cả hàng hóa của Công ty tăng, từ đó tăng chi phínhập khẩu và sức mua của người dân trong nước giảm sút, ảnh hưởng nghiêmtrọng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu Ngược lại, khi tỷ giá giảm trong điềukiện các yếu tố khác không đổi thì giá hàng hóa nhập khẩu giảm, giảm được chiphí nhập khẩu hàng hóa, cùng với đó là sức mua trong nước tăng cao, hiệu quảnhập khẩu cũng vì thế mà được nâng cao Hơn nữa Cat Tuong JSC nhập khẩuhàng hóa từ thị trường Trung Quốc cũng ở mức cao (dao động trong khoảng 60%kim ngạch nhập khẩu), dẫn tới sự phụ thuộc lớn của giá cả hàng hóa nhập khẩu
từ thị trường này, cho nên việc phá giá ngoại tệ mạnh như phân tích ở trên sẽ cókhả năng ảnh gây tổn thất lớn tới hoạt động nhập khẩu của Công ty
Lãi Suất
Khi lãi suất thực tế tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên, tỷ giá hốiđoái cao hơn làm hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn lên và hànghoá nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến tăng nhập khẩu Do vậy lãisuất tăng, trong khi các yếu tố khác không đổi thì hoạt động nhập khẩu củaDoanh nghiệp cũng tăng, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanhnhập khẩu
Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2014,Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN tiếp tục điều hànhchính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài
Trang 30khóa nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăngtrưởng kinh tế ở mức hợp lý NHNN quyết định giữ ổn định các mức lãi suất điềuhành (gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêmtrong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanhtoán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng) Từ ngày 29/10/2014, điều chỉnhgiảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các tổ chức, cá nhân tại các TCTD(Tổ chức tín dụng), chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ mức 6%/năm xuống5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, giảm lãi suấtcho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ mức 8%/năm xuống còn 7%/năm Giảmlãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngânhàng nước ngoài từ mức 1%/năm xuống 0,75%/năm Đồng thời, NHNN theo dõisát thị trường, điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo ổnđịnh thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá Về tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốcnhấn mạnh, phấn đấu đạt được mục tiêu tín dụng cả năm 2014 là 12-14%, gópphần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển Như vậy hoạtđộng nhập khẩu của Công ty năm này sẽ gặp nhiều khó khăn do chính sách lãisuất khiến giá cả của hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
1.1.3.1.3 Cơ sở hạ tầng – chuyển giao khoa học công nghệ
Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúcđẩy hoạt động xuất nhập khẩu Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệthống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động xuất nhập khẩu Nếu các hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệuquả xuất nhập khẩu, ngược lại nó sẽ kìm hãm tiến trình xuất nhập khẩu
Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế
xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quảcao Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, doanh nghiệp ngoạithương như Cat Tuong JSC có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng, đối tácnước ngoài qua telex, fax, điện tín giảm bớt những chi phí đi lại, xúc tiến hoạtđộng nhập khẩu Giúp các nhà kinh doanh của Cat Tuong JSC nắm bắt các thôngtin về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời
Bên cạnh đó, nhờ có xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp được tiếp xúcvới các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệtrong doanh nghiệp sản xuất Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vựcnhư vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng Đó cũng chính làcác yếu tố tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của Cat Tuong JSC
Trang 311.1.3.1.4 Văn hóa – xã hội
Văn hóa xã hội cũng là một yếu tố cần quan tâm khi tiến hành hoạtđộng kinh doanh hàng hóa nhập khẩu Khi tiến hành giao dịch, đàm phán kí kếthợp đồng với các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp cần am hiểu kỹ về văn hóacủa nước bạn hàng, nhằm tìm ra những cách đàm phán mang lại hiệu quả caonhất, tránh gây ra thương tổn không nên có trong quá trình giao dịch Tuy là nhân
tố nhỏ nhưng nếu sơ xảy sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả nhập khẩu của Côngty
1.1.3.2 Các nhân tố bên trong công ty
1.1.3.2.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực, hay còn gọi là nhân tố con người Con người luôn đượcđặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động Đội ngũ cán bộ công nhân viên là mộtnhân tố quan trọng có tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bạitrong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng Nếudoanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, có năng lực, trình độchuyên môn cao, nhiệt tình, tích cực trong công tác kết hợp với việc bố trí nguồnnhân lực theo chiến lược “đúng người, đúng việc, đúng lúc” của doanh nghiệp thìnhất định sẽ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả kinh doanh
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tốcon người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnhhưởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất Đó là tinh thần làmviệc và năng lực công tác Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khítrong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung Nănglực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thể
và qua kết quả của hoạt động Để nâng cao vai trò của nhân tố con người, cácdoanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng
và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác,phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cánhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần
1.1.3.2.2 Vốn kinh doanh
Là nhân tố tối quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong kinh doanh,
nó là cơ sở cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi nhuậnthông qua sản xuất kinh doanh, thành bại của một doanh nghiệp phu thuộc vàonhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là ba yếu tố khả năng cung ứng tích luỹ,đổi mới sử dụng vốn , trình độ quản lý và thị trường Kinh doanh hiện đại ngàynay là sự tập hợp cả ba thế lực: Nhà kinh doanh, bạn hàng- khách hàng và các
Trang 32nhà khoa học gồm cả nhà làm luật về kinh doanh Doanh nghiệp vừa là ngườibán vừa là người mua.Khi mua họ bị giới hạn bởi nguồn lực tài chính.Ngồn lựctài chính bao giờ cũng có giới hạn, do vậy vấn đề cốt tử là làm sao sử dụngnguồn lực hiệu quả chứ không phải đòi thêm nguồn lực Khi bán ra họ bị giới hạnbởi nhu cầu sức mua, thị hiếu Do vậy hàng họ không bán được, khó bán, khó cókhả năng tái tạo nguồn lực tài chính ban đầu Do vậy hoạt động của doanh nghiệp
là hoạt động tạo ra và tái tạo lại nguồn lực tài chính hay vốn kinh doanh là hoạtđộng quan trọng nhất, đó là nguyên tắc
1.1.3.2.3 Năng lực tổ chức quản lý
Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhânviên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động Để quản lý tập trungthống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính Việc thiết lập cơ cấu tổ chứccủa bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo lànhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh Nếu một doanh nghiệp có cơcấu tổ chức hợp lý, cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạtđộng kinh doanh, ngược lại nếu cơ cấu tổ chức xệch xoạc, cách điều hành kémcỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh
Bộ máy quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng một cách gián tiếp tới hiệuquả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh toàndoanh nghiệp nói chung Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý, gọn nhẹ, làm việc cóhiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh Việc xâydựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp là một điều hết sứcquan trọng trong kinh doanh XNK
1.1.3.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm cácmáy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, cácđiểm thu mua hàng, các đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốnlưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh Các khả năng này quy định quy mô,tính chất của lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, và vì vậy cũng góp phần quyếtđịnh đến hiệu quả kinh doanh
Nếu công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại bao nhiêu thì càngtạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh bấy nhiêu như: việc giữ gìn bảoquản hàng hoá được tốt hơn, tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển , nâng caochất lượng phục vụ
1.1.3.2.5 Mạng lưới khách hàng
Trang 33Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớnvào hệ thống mạng lươí kinh doanh của nó Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn,với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để doanh nghiệp thựchiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuấtnhập khẩu một cách thuận tiện hơn và do đó góp phần nâng cao hơn hiệu quảkinh doanh xuất nhập khẩu Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ởcác điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêutính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Vậy mới nói thị trường là một tấm gương trung thực cho các doanh nghiệp
tự soi vào để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình Hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào mức độ đáp ứng cácyêu cầu của thị trường