1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghệ thuật chùa keo hành thiện nam định

63 689 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Bêncạnh đó trong chùa còn rất nhiều pho tượng lớn nhỏ khác nhau, chúng là đỉnhcao của nghệ thuật điêu khắc trong cách diễn tả đường nét và hình khối.. Sinh ra và lớn lên tại quê hương Na

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài tiểu luận này là của tôi Đề tài này không lậplại những đề tài nào đã nghiên cứu trước đây Tôi xin chịu hoàn toàn tráchnhiệm về lời cam đoan này

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Sư Phạm Hà Nôi, máitrường đã cho tôi hành trang vững chắc để bước tiếp trên con đường sựnghiệp của mình

Xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa NghệThuật đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập Đặcbiệt xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Tuyết Nhung, người đãtận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn thành tiểu luận

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài tiểu luận vẫn không tránh khỏi nhữngthiếu xót Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo vàđồng nghiệp

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Trần Thị Huệ

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Dự kiên đóng góp của đề tài 3

7 Cấu trúc tiểu luận : 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÙA KEO HÀNH THIỆN NAM ĐỊNH 4

1.1 Vị trí địa lý và sự phát triển 4

1.1.1 Vị trí 4

1.1.2 Lịch sử hình thành 6

1.2 Tín ngưỡng văn hóa dân gian 7

1.2.1 Văn hóa dân gian 7

1.2.2 Ý nghĩa tâm linh 8

1.3 Đặc điểm nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVII 9

1.3.1 Khái quát chung về bối cảnh xã hội TK XVII 9

1.3.2 Đặc điểm về kiến trúc điêu khắc TK XVII 11

CHƯƠNG 2:VẺ ĐẸP VỀ KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC CỦA 15

CHÙA KEO HÀNH THIỆN 15

2.1 Nghệ thuật kiến trúc chùa Keo Hành Thiện 15

2.1.1 Tổng quan kiến trúc chùa Keo Hành Thiện 15

Trang 4

2.1.3 Kết cấu 3 tòa Tiền Đường, Tam Bảo và Thượng Điện 21

2.2 Nghệ thuật điêu khắc trong chùa Keo Hành Thiện 22

2.2.1 Hệ thống tượng trong chùa 22

2.2.2 Nghệ thuật trang trí chạm khắc chùa Keo Hành Thiện 29

2.3 Vận dụng vào viêc học tập, và giảng dạy 32

C PHẦN KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 5

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Di tích lịch sử văn hoá có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xãhội của mỗi quốc gia, dân tộc Bởi đó là tài sản vô cùng quý giá, là bộ phậnhợp thành nên nền văn hoá Việt Nam được lưu giữ và trường tồn từ thế hệnày sang thế hệ khác Ở đó thể hiện bản sắc dân tộc, các sinh hoạt văn hoá tínngưỡng diễn ra ở các di tích có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòngyêu quê hương đất nước

Nam Định vốn là nơi có bề dày lịch sử có những di tích văn hóa đượcnhà nước xếp hạng Tiêu biểu là chùa Keo Hành Thiện một di tích lịch sử lớnthuộc xã Hành Thiện huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Đây là ngôi chùa

cổ được bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc khoảng 400 năm tuổi

Chùa Hành Thiện đặc biệt độc đáo về cả kiến trúc và điêu khắc Điềugóp phần nên sự đặc biệt này chính là ngôi chùa xây dựng hoàn toàn bằng gỗquý Trên các kèo, xà ngang được chạm khắc những hình phù điêu rất côngphu như hình Rồng, Phượng, Chim Muông, Hoa Lá tinh tế và độc đáo Bêncạnh đó trong chùa còn rất nhiều pho tượng lớn nhỏ khác nhau, chúng là đỉnhcao của nghệ thuật điêu khắc trong cách diễn tả đường nét và hình khối

Chính vì vậy việc nghiên cứu nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện có ýnghĩa vô cùng quan trọng giúp chúng ta hiểu thêm về công trình kiến trúc độcđáo này Sinh ra và lớn lên tại quê hương Nam Định, tôi muốn tìm hiểu nghệthuật kiến trúc, điêu khắc, nơi đã gắn bó với tuổi thơ tôi, để có thể giới thiệucho mọi người biết nét độc đáo về nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc của chùaKeo Hành Thiện Điều đó giúp chúng tôi có thêm trải nghiệm về vốn kiếnthức và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc quê hương dân tộc Việt Nam Chính

vì thế đề tài mà tôi chọn làm bài tiểu luận tôt nghiệp là “Nghệ thuật chùa Keo

Trang 6

2.Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu với mục đích là tìm hiểu thêm và làm sáng tỏ vẻ đẹpkiến trúc, điêu khắc chùa Keo Hành Thiện Nam Định

Giúp bản thân tôi thấy được vẻ đẹp tinh tế của đường nét trong mỗi tácphẩm điêu khắc cũng như sự bề thế uy nghi về kiến trúc của chùa Đemnhững giá trị đó tới mọi người đồng thời áp dụng kiến thức vào công tácgiảng dạy và học có hiệu quả tốt nhất

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của đề tài “Nghệ thuật chùa keo Hành Thiện Nam Định

- Nghiên cứu lịch sử phát triển của chùa Keo Hành Thiện

- Nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng của chùa Keo Hành Thiện

- Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc thế kỉ XVII

- Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc của chùa Keo Hành Thiện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chùa Keo Hành Thiện Định với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã ( khảo sát thực địa )

Sử dụng phương pháp điền dã khảo sát thực địa tại xã Xuân Hồng, huyệnXuân Trường tỉnh Nam Định để thu thập thông tin, hình ảnh của chùa KeoHành Thiện

- Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu tài liệu

Tham khảo các bài viết, sách báo đã tìm hiểu về đề tài và có liên quanđến đề tài từ đó có cái nhìn đúng nhất về đề tài

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Trang 7

Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu dùng phương pháp so sánh,đối chiếu với các tư liệu điền dã thực địa sau đó rút ra kết luận cho đề tài

6 Dự kiên đóng góp của đề tài

Bài tiểu luận sẽ góp phần vào công cuộc bảo tồn những giá trị văn hóacủa dân tộc Bản thân có thêm hiểu biết về di tích, sáng tạo mới trong sáng tác

và công cuộc giảng dạy sau này Làm tài liệu tham khảo giúp các bạn sinhviên hiểu biết thêm về nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện

Đặc biệt là vấn đề giáo dục ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát huy giátrị văn hóa lịch sử của dân tộc ở sinh viên

7 Cấu trúc tiểu luận :

Ngoài mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm hai chương là:

Chương 1 Khái quát chung về Chùa Keo Hành Thiện Nam Định có 11 trang Chương 2 Vẻ đẹp về kiến trúc và điêu khắc của Chùa Keo Hành Thiện có 24

trang

Phần cuối của tiểu luận là Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục

Trang 8

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÙA KEO

HÀNH THIỆN NAM ĐỊNH1.1.Vị trí địa lý và sự phát triển

1.1.1 Vị trí

Chùa Keo Hành Thiện có tên chữ là Thần Quang Tự là một ngôi chùa ởlàng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Chùatọa lạc trên khu đất rộng, giáp sông Hồng và sông Ninh

Mỗi vùng đất thiêng lại có một phương vị địa thế hài hòa hợp lý về mặtphong thủy ở nơi đó địa linh luôn sinh nhân kiệt Một trong những vùng đấtthiêng đã được kiểm chứng qua chiều dài lịch sử hình thành và phát triển hơn

600 năm là làng Hành Thiện huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định Nổi tiếngkhông chỉ vì truyền thống khoa cử Hành Thiện còn đặc biệt bởi ngôi cổ tựChùa Keo Hành Thiện Chùa tọa lạc trên khu đất phẳng rộng, giáp sông Hồng

và sông Ninh Địa thế nơi đây rất đẹp như bài minh ở bia đá chùa đã ghi:

Biển xanh ở phía Đông Sông Hồng quanh phía Bắc Phía Nam sông bao bọc Nước lững lờ chảy quanhLàng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định vốn có tên gọi là

"Hành Cung Trang" được thành lập vào khoảng năm 1500 Đến năm 1823,vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện với ý nghĩa "nơi chỉ làm nhữngđiều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ Tục Khả Phong" Điều đángkhâm phục là ngay từ khi lập làng các cư dân nơi đây đã có ý thức quy hoạchmột không gian sống hết sức khoa học, quy củ: hình cá chép (hình 1.1)

Trang 9

Bao quanh làng là hai nhánh của một con sông nhỏ rộng khoảng 7m,được gọi là sông Con (để phân biệt với sông Cái - sông Ninh Cơ là một nhánhcủa sông Hồng) Điều làm nên sự kì ảo của hai nhánh con sông này chính làviệc nó đã tạo địa thế ngôi làng hình dáng như con cá chép Nhìn từ trên cao,hai nhánh con sông như những đường viền ngăn cách ngôi làng với vùng đấtbên cạnh, khiến cho khu đất bên trong hiện lên hình dáng "lý ngư", những câycầu xung quanh làng cũng được xây dựng ở vị trí tương ứng với các loại vâytrên mình cá, tại phần đầu cá còn có một chiếc giếng khơi, nước trong vắt nênđược gọi là giếng Mắt cá

Nếu coi làng Hành Thiện như một chú cá chép thì vùng đất từ giữabụng cá trở lên đến mang cá được quy hoạch làm nơi sinh sống của dân cưtrong làng Trong khu vực này hình thành lên 14 dong (xóm), mỗi dong cắtngang theo thân cá như chia khúc, gồm một con đường chạy dọc ở giữa vàcác ngôi nhà được xây dựng hai bên Phần đầu cá được quy định làm nơi họpchợ của cả làng, tại đuôi cá là khu nghĩa trang và chùa miếu để phục vụ nhucầu tín ngưỡng của nhân dân

Nhìn tổng thể mặt địa lý làng Hành Thiện ta không thể không khâmphục óc tưởng tượng của các cư dân cách đây hơn 510 năm, theo như tài liệu

để lại, trước đây toàn bộ đường đi trong làng đều được lát đá xanh, "mưa gióbùn đất không bén gót chân", bên cạnh đường xóm là rãnh thoát nước đượcxây bằng gạch mộc, chính vì thế làng không bao giờ phải chịu cảnh ngập lụtbởi tất cả nước mưa, nước sinh hoạt đều theo các rãnh này chảy ra hai nhánhcon sông quanh làng và từ đó thoát ra sông Ninh Cơ Ngày nay về cơ bản làngvẫn giữ nguyên hình dạng như thửa sơ khai…

Được thành lập từ thời nhà Trần, sau hơn bảy thế kỷ tồn tại, HànhThiện còn mang đậm nhiều nét đặc trưng của làng quê Việt Nam Bản hươngước xưa của làng vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay Ngôi làng này từ

Trang 10

những thế kỷ trước đã nổi tiếng với câu "trai học hành, gái canh cửi" Mỗi khitrong làng có người đỗ đạt, làng thường tổ chức lễ khen thưởng trang trọng.Điều này đã động viên, khích lệ tinh thần học tập của các thế hệ "nho sinh".Cũng bởi vậy, ngoài việc là nơi sinh ra nhiều người tài thì Hành Thiện còn làmảnh đất có đời sống yên bình, nề nếp Nhiều thiết chế văn hóa truyền thốngvẫn còn được bảo tồn Hiện làng vẫn còn hàng trăm ngôi nhà cổ có giá trị mỹthuật và lịch sử.

Tại Xã Hành Thiện ngoài những dân cư có nghề nghiệp đỗ đạt họchành thì phần lớn dân cư còn lại là sống bằng nghề nông nghiệp, nghề nôngcủa vùng này chủ yếu là trồng lúa nước, đây là vùng đồng bằng giáp với SôngHồng nên rất thuận lợi cho phù xa bồi đắp, rất thuận tiện cho tăng gia sảnxuất Vì nằm trên địa thế ven Sông Hồng với đồng lúa bát ngát, người dân nơiđây quanh năm sống với nghề nông nghiệp lúa nước Quê Hương Nam Địnhvới gạo tám Hải Hậu từ xưa đã nổi tiếng đặc sản của cả nước Nam Địnhkhông chỉ biết đến bởi đồng lúa bạt ngàn mà con biết đến bởi những conngười đôn hậu cần cù lao động, còn in đậm dấu tích lịch sử quý giá những ditích cổ những danh lam thắng cảnh đền chùa miếu mạo

1.1.2 Lịch sử hình thành

Chùa Keo Hành Thiện là ngôi chùa có từ rất lâu đời, được xây dựng vào thế kỷ XVII đời Vua Lý Thánh Tông một trong những thời kỳ phát triển cao về kiến trúc phật giáo Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư

Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại Giao Thủy, phủ Hải Thanh (nay là xã Nam Hồng, huyện Nam Trực,tỉnh Nam Định) Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến

năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo

Trang 11

Theo sách "Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược" (Phòng Địa chí Thư viện tỉnh Nam Định chế bản) tại trang 146, trong mục chùa Keo thì:Không Lộ tên chính là Nguyễn Chí Thành người xã Điềm Xá huyện GiaViễn cùng Nguyễn Viết Y người xã Loa Điền Hải Thanh kết bạn với nhau,Chí Thành đạo hiệu là Không Lộ, Viên Y đạo hiệu là Giác Hải, sau gặp sư TừĐạo Hạnh người Yên Lãng cùng sang Tây Trúc học đạo đều thành

Trải qua 2 triều đại Lý Trần với sự cực thịnh huy hoàng của đạo Phậtđến năm Tân Hợi 1611 một trận lũ lớn đã làm đất lở và chon vùi nhiều đềnđài cung điện và các kiến trúc Phật giáo khác trong đó đã có ngôi chùa ThầnQuang Tự vĩnh viễn chôn vùi vào quá khứ khép lại một thành tích huy hoàngsau trên 500 năm tồn tại Sau sự kiện đó dân ấp Keo xây chùa làng HànhCung và Làng Dũng Nhuệ, phải đổi đi 2 nơi Dân làng Dũng Nhuệ rời sangtản ngạn Sông Hồng (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) còn dân lang HànhCung chuyển về phía Nam hữu ngạn sông Hồng lập ấp xây chùa, làng HànhCung sau đổi thành làng Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện XuânTrường, Nam Định

1.2 Tín ngưỡng văn hóa dân gian

1.2.1 Văn hóa dân gian

Ở Việt Nam chùa chiền không chỉ là nơi thờ phụng, diễn ra các nghi thức tôn giáo mà còn là nơi bảo lưu văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc với nhiều các lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian Ở đây, giữa Phật giáo vớivăn hóa dân gian có nhiều mối quan hệ giao lưu, gắn bó với nhau.(hình 1.2)

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện là một lễ hội lớn, không chỉ giới hạn ởđịa phương mà là lễ hội mang quy mô lớn vừa có tính chất lễ hội vừa mangtính chất hành hương của du khách thập phương về đây dâng hương lễ Phật

và dự hội, tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh củakhông chỉ người dân đia phương mà còn của nhân dân cả nước

Trang 12

Chùa Keo Hành Thiện một năm có hai lễ hội khởi đầu là lễ hội mùaxuân vào ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán, nhân dân làng Keo xã Hành Thiện,huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định lại mở hội xuân đầu năm ở ngôi chùamang tên làng.

Hội thứ hai cũng chính là hội chính được mở vào các ngày 13, 14, 15tháng 9 âm lịch hằng năm, kỷ niệm ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094)người đã sáng lập ra ngôi chùa chính (ngài đã qua đời vào ngày mùng 3 tháng

6 âm lịch) trong ngày hội người ta tổ chức rước kiệu, hương án, long đình,thuyền rồng, tiểu đỉnh Để suy tôn Đức thiền sư Không Lộ là người rất giỏiPhạt pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý

1.2.2 Ý nghĩa tâm linh

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện có ý nghĩa rất lớn tới đời sống tâm linhcủa người dân địa phương cũng như đới sống văn hóa cộng đồng Cũng nhưhầu hết các lễ hội trên đất nước ta lễ hội chùa Keo bắt nguồn từ truyền thốngnhớ về cội nguồn, từ đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam

Lễ hội gợi lại công lao của thánh Tổ Không Lộ người đã có công chữa khỏibệnh cho nhà vua và được dân gian coi là ông tổ của nghề chài lưới Đây làmột dịp để người trong vùng, trong tỉnh và cả những người xa quê hương hội

tụ trong tinh thần lễ hội, cầu cho cuộc sống được yên bình, nhân khang vậtthịnh, cầu cho quê hương đất nước phát triển

Lễ hội diễn ra cũng là lúc con người trở về với quê hương và hoạt độngcủa lễ hội chính là nhằm ôn lại quá khứ của địa phương Đó là cội nguồn của

tự nhiên, đất nước xóm làng và cội nguồn của cả hệ thống tôn giáo tínngưỡng Đến với lễ hội mỗi người dân đều cầu cho mình những điều tốt đẹp

về sức khỏe bình an về sự ấm no hạnh phúc, họ cầu cho mưa thuận gió hòamùa mạng bội thu Do nhiều nguyên nhân chi phối, trước hết là do chính nhận

Trang 13

gì ngoài việc chuẩn bị bổ trợ về mặt kinh tế thì họ còn nhờ cậy sự giúp đỡ củabậc thần linh linh thiêng với quan niên “ Vạn vật hữu linh Có thờ có thiêng”Sau khi thành công họ không quên sự giúp đỡ ấy để bày tỏ sự biết ơn tôn kínhcủa mình mà họ thông qua những hoạt động thờ cúng ở mỗi dịp lễ hội.

Ngoài hoạt động vui chơi giải trí những người dự lễ hội chùa keo HànhThiện đều mơ hồ cảm thấy và tin rằng mình sẽ thu nhận được nhiều điều maymắn tốt lành từ những đấng siêu nhiên vô hình cho họ thứ quyền lợi tinh thần.Điều đó đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân khi dự hội và trở thành niềmtin, niềm động lực để họ về với hội ngày một đông hơn

1.3 Đặc điểm nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVII

1.3.1 Khái quát chung về bối cảnh xã hội TK XVII

Vào thế kỉ XVII thì đất nước ta bị chia làm hai Đàng Trong, ĐàngNgoài và rơi vào tình trạng chiến tranh giữa các tạp đoàn phong kiến lớn Cáccuộc chiến tranh kéo dài này đã huy động sức người, sức của rất lớn Chính vìthế đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa nghệ thuật Mặt kháctrong nội bộ giai cấp phong kiến thống trị cũng nảy sinh mâu thuẫn Nhà nước

ít quan tâm đến việc chung của làng xã, do đó khi xảy ra thiên tai lũ lụt…dânchúng bị thiệt hại nhiều Từ năm 1680 đến năm 1740 đã xảy ra 24 lần thiêntai, 14 nạn đói lớn và 7 lần thủy tai Cũng trong thời kì này hoạt động côngthương nghiệp lại được chú trọng phát triển Kinh tế hành hóa phát triển dẫnđến ảnh hưởng đời sống xã hội, đồng thời tác động vào mọi lĩnh vự trong xãhội và làm lũng đoạn mọi giá trị: Văn hóa, giáo dục, học hành thi cử, muaquan bán tước

Như vậy, trong thế kỉ XVII tất cả các tình hình trên đã làm cho ngườidân ngày càng cùng cực Họ phải rời bỏ quê hương đi làm ăn sinh sống Trật

tự phong kiến thì ngày càng lỏng lẻo Tư tưởng nho giáo bị suy thoái Trongtình hình đó thì Phật giáo lại được phát triển Sự suy yếu của nhà nước phong

Trang 14

kiến, mâu thuẫn nhà nước ngày càng trở lên sâu sắc, đói kém mất mùa…đãảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người Vì thế trong thời kì này cácchùa chiền được xây dựng sửa chữa nhiều ngôi đình làng cũng được xâydựng Nhiều tục lệ dân gian tín ngưỡng của dân tộc được phục hồi Khi lòngtin bị giảm sút con người tìm đến đấng siêu nhiên để tăng thêm sức mạnhvượt qua khó khăn của cuộc sống

Tình hình xã hội thời Lê Trung Hưng có nhiều biến động lớn, ảnhhưởng trực tiếp tới sự phát triển tới mỹ thuật và các loại hình nghệ thuật khác

Có những lúc trong thế kỉ XVII, dòng nghệ thuật dân gian đã thắng thế vàthậm chí lấn át cả dòng nghệ thuật chính thống và ngược lại Mĩ thuật đã pháttriển phong phú đa dạng về các loại hình nghệ thuật Một trong những loạihình nghệ thuật dân gian đậm nét phát triển ở thế kỉ XVII là nghệ thuật đìnhlàng và phật giáo Việt Nam

Vào thế kỉ XVII, Phật giáo đã có bước phát triển mạnh Đây có thể coi

là đỉnh cao thứ hai của nghệ thuật Phật giáo sau thời kì Lý Trần Ở thời LêTrung Hưng nhiều ngôi chùa được trùng tu, dựng lại mới trong đó có chùaCôn Sơn (Hải Dương), chùa Keo (Thái Bình-Nam Định), chùa Ngọc Khám,chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Thái Lạc (Hưng Yên)…Những chùa đượcdựng vào đầu thế kỉ XVII không để lại dấu vết gì Do điều kiện khí hậu, chiếntranh các công trình cổ của ta thường được tu sửa nhiều lần, khó giữ đượckiểu dáng kiến trúc ban đầu Một số ngôi chùa được dựng từ giữa thế kỉ XVII

về sau này vẫn còn nguyên vẹn như chùa Mía, chùa Keo, chùa Bút Tháp, chùaThầy…

Ở trong các làng xã, bên cạnh chùa, đền, quán còn một loại hình rất gắn

bó với đời sống làng xã đó là đình làng Có thể nói, từ thời Mạc đình làng với

tư cách là ngôi nhà chung của làng xã được xây dựng nhiều Sang thế kỉXVII, việc xây dựng đình làng diễn ra sôi nổi ở hầu hết các làng xã trên đất

Trang 15

nước ta Đình làng ở thế kỉ XVII được xác định niên đại tuyệt đối và nhiềucông trình còn giữ được đến ngày nay.Đình làng ở thế kỉ XVII là một loạihình kiến trúc công cộng với nhiều chức năng : tôn giáo, hành chính, văn hóa,sinh hoạt …Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là mộtyếu tố hữu hình của văn hóa làng Việt.

1.3.2 Đặc điểm về kiến trúc điêu khắc TK XVII

Nói đến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở thế kỉ XVII không thểkhông kể đến nét độc đáo về kiến trúc, điêu khắc Phật giáo tiêu biểu là kiếntrúc chùa Bút Tháp, chùa Keo Thái Bình và kiến trúc đình làng Nét độc đáocủa kiến trúc ở thời kì này đó là các chùa chiền được xây dựng chủ yếu bằnggỗ

Điêu khắc gỗ cũng là một nghệ thuật đặc trưng đã phát triển mạnh, nógắn liền với sự xây dựng, tôn tạo và mở rộng hệ thống chùa chiền trên khắpđất nước, phản ánh sâu sắc ý thức tâm linh của người dân nước Đại Việthướng về cái thiện, mong muốn cho đất nước thái bình Đặc biệt là vai tròngười phụ nữ trong xã hội thời Lê Trịnh đã xuất hiện không ít trong việc chấnhưng xã hội Ở đây có rất nhiều tượng đẹp từ tượng Phật, tượng Bồ Tát đếntượng Thị giả, tượng Tổ, tượng Hậu đều dựa theo những mẫu người đẹp quýphái Các pho tượng phật chùa ở chùa bút tháp nhìn chung đều mang vẻ đẹpđầy đặn, trọn trịa và cân đối Ở đó vừa có cái đẹp theo lý tưởng tôn giáo vừamang vẻ đẹp của hiện thực Nó khác với vẻ đẹp mang tích chất lí tưởng vàmẫu mực của thời lý, vẻ đẹp hiện thực sống động của thời Trần Vẻ đẹp sangtrọng, quí phái được thể hiện trên các pho tượng mực dù dáng ngồi vẫn theokiểu ngồi của nhà phật Sự nghiêm trang tĩnh lặng,thoát tục giảm dần thay vào

đó là sự sinh động hiện thực được biểu hiện qua chân dung của các nhân vật

Như vậy ta có thể thấy phong cách tượng thời kì này khá phong phúdạng khi thì cầu kì đài các khi thì chất phác thô sơ…ở mỗi chùa mỗi đền ta lại

Trang 16

thấy một phong cách riêng biệt,làm nên một diện mạo hết sức đa dạng chotượng thời Lê Trung Hưng

Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình Đình là nơi thờ ThầnThành Hoàng của làng Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có côngdựng nước, giúp nước, chống giặc ngoại xâm; hoặc một Thần Sông, Thần Núimang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu quái, đem lại cuộcsống yên lành cho mọi nhà, mọi người Đình vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơihội họp của dân làng Đình làng là một biểu tượng của văn hoá - nghệ thuật,biểu hiện của đời sống sung túc và trình độ thẩm mỹ cao của dân làng, cũngthể hiện tính cộng đồng cố kết trên địa bàn quần cư của người nông dân Nó

là ngôi nhà công cộng của một tập thể cư dân nông nghiệp làng xã, là niềm tựhào của người dân làng xã Mọi tập tục, văn hoá, nếp sống của làng đều đượcđịnh ra ở đây, có tên gọi là “Hương ước”, một thứ luật lệ dưới luật, nhưngkhông kém phần nghiêm ngặt với các thành viên của làng Đình làng xuấthiện cùng với nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc trang trí cũng ra đời và pháttriển Sự phát triển thắng thế của phù điêu đình làng là sự giải quyết trang trí,

để làm giảm nhẹ cảm giác nặng nề của các cấu kiện kiến trúc Điêu khắc đìnhlàng ra đời đã làm bật lên một tiếng nói mới Tiếng nói của tâm tư, tình cảmngười lao động Chạm khắc đình làng chủ yếu miêu tả những cảnh sinh hoạtbình thường, gần gũi với con người và cuộc sống thường ngày

Ngoài hai mảng nghệ thuật Phật giáo và nghệ thuật đình làng trongthời Lê Trung Hưng còn nổi lên một số công trình kiến trúc - điêu khắc khác,

và có cả tranh cổ Tất cả nói lên sự phong phú của một giai đoạn phát triển sôiđộng.Thời Lê Trung Hưng còn cho xây dinh thự, do sự ăn chơi sa đoạ củatầng lớp quý tộc thống trị mà tiêu biểu là các chúa Trịnh Cương, Trịnh Giang,

đã cho xây dựng một số phủ đệ, dinh thự ở các địa phương để phục vụ chocác cuộc du ngoạn

Trang 17

Nền mỹ thuật của thời Lê Trung Hưng là một giai đoạn phát triển, tuy

xã hội được coi là giai đoạn trì trệ, chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài nhưng

vì thế mà các đình, chùa mới được xây dựng và phát triển Các công trìnhkiến trúc - điêu khắc tiêu biểu thuộc các loại hình chùa - đình đền - lăng mộvới các chất liệu gỗ - đá - đồng đều phát triển đến đỉnh cao Và đây cũng làgiai đoạn mà cả kiến trúc và điêu khắc đều đạt đến đỉnh cao còn lại đến tậnngày nay và phát triển hơn, tồn tại lâu hơn theo thời gian để cho lịch sử vănhoá Việt Nam tự hào là một nền văn hoá mỹ thuật lâu đời

Kiến trúc chùa thế kỉ XVII được xây dựng rất độc đáo đó là nối kiếntrúc tiêu biểu với kiến trúc 2 tầng 8 mái, các chùa được xây dựng theo kiểunội Công ngoại Quốc: Một kiểu chùa khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam làkiến trúc có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường (hay nhà bái đường) ởtrước với nhà hậu đường có thể là nhà Tổ hay nhà Tăng xá ở phía sau làmthành một hình chữ nhật bao quanh lấy các kiến trúc khác ở giữa Kiểu chùanày gọi là nội công ngoại Quốc Có nghĩa là phía trong có hình chữ Công(工), còn phía ngoài có cái khung bao quanh như ở chữ Quốc Tiêu biểu kiểukiến trúc này chùa Keo (Thái Bình) và chùa Keo Hành Thiện…Một số chùa

bố trí gác chuông phía trước, gác chuông phía sau, chùa có gác chuông ngaytrên cửa tam quan Hầu hết các chùa ở thế kỉ này đều có hướng là HướngNam (Từ Hướng Đông Nam đến Tây Nam), đây là hướng phù hợp với cácvùng địa lý có khí hậu khắc nghiệt Bố trí hướng chùa theo các hướng Nam đểtránh rét về mùa đông có được sự mát mẻ về mùa hè

Tiểu kết 1

Chùa Keo Hành Thiện Chùa Keo Hành Thiện có tên chữ là ThầnQuang Tự là một ngôi chùa ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện XuânTrường, tỉnh Nam Định Chùa tọa lạc trên khu đất rộng, giáp sông Hồng vàsông Ninh Chùa Keo Hành Thiện được xem là ngôi cổ tự được xây dựng

Trang 18

hoàn toàn bằng gỗ quý cách đây gần 400 năm vì thế chùa mang đậm nét kiếntrúc của thế kỉ XVII Cho đến ngày nay chùa Keo đã trải qua nhiều lần trùng

tu nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng sơ khai

Chùa Keo Hành Thiện là môt di sản văn hóa truyền thống đã được nhànước công nhận Cho đến ngày nay chùa Keo Hành Thiện vẫn giữ trong mìnhnhững giá trị đặc sắc được tích tụ trong mỗi quá trình tồn tại của mình Hằngnăm mỗi dịp xuân về và ngày 15 tháng 9 âm lịch hội chùa Keo lại được diễn

ra trong niềm vui náo nức và lòng sùng kính của khách hành hương Trải quabao dặm dài của lịch sử, chùa Keo Hành Thiện luôn được trân trọng, đượcbảo vệ gìn giữ Với giá trị đặc sắc và nổi bật, chùa Keo Hành Thiện xứngđáng là một di tích Phật giáo độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ

Vào thế kỉ XVII, Phật giáo phát triển mạnh, đây có thể coi là đỉnh caocủa nghệ thuật Phật giáo Chính vì vậy Chùa Keo Hành Thiện có kiến trúc vàđiêu khắc rất độc đáo

Trang 19

CHƯƠNG 2 VẺ ĐẸP VỀ KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC CỦA

CHÙA KEO HÀNH THIỆN 2.1 Nghệ thuật kiến trúc chùa Keo Hành Thiện

Chùa Keo Hành Thiện là một công trình kiến trúc độc đáo và tiêu biểu

có quy mô rộng lớn của thế kỉ XVII Mặc dù chùa đã trải qua 400 năm quanhững biến cố thăng trầm của lịch sử cùng với nhiều lần tu bổ và sử chữanhưng chùa giữ được gần như nguyên vẹn các công trình kiến trúc trong chùa

Vẻ đẹp của kiến trúc chùa Keo Hành Thiện được tôn lên rất nhiều ở cảnhquan kiến trúc tổng thể, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc chùa do conngười tạo ra với cảnh đẹp thiên nhiên Tất cả đã góp phần tạo nên một côngtrình cổ quý giá, đẹp đẽ mang tính dân tộc và truyền thống

2.1.1 Tổng quan kiến trúc chùa Keo Hành Thiện

Chùa Keo nằm trên khu đất rộng là một kiến trúc tôn giáo có bề dày lịch sử, mặt bằng di tích đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và sửa chữa tôn tạo Kiến trúc chùa Keo là nét tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc thế kỉ XVII (hình 2.1)

Chùa Keo Hành Thiện cổ kính, bóng cả cây cao và bề thế toà dọc dãydài gồm 121 gian, ở đầu làng Hành Thiện trong khuôn viên 18.000 m2 (5 mẫuBắc Bộ) nhưng khu dân cư lấn chiếm dần, nay chỉ còn 10.000 m2 Chùa Keo

có nhiều hạng mục kiến trúc như: Tam quan, chùa Phật, điện Thánh, hànhlang, khu tăng xá… là quần thể kiến trúc hài hoà với sinh cảnh Khu vựcngoại vi chùa khoảng 8.000 m2 có con đường rợp bóng cây xanh bao quanhvòng ngoàivà bức tường hoa thấp bao loan vòng trong với hai cổng ra vàophía Đông và phía Tây (hình 2.2)

Trang 20

Tam quan đứng giữa bức tường bao loan phía trước, hướng Nam, nhìn

ra hồ nước sen Phía trước hồ sen là vườn sinh cảnh ( còn gọi là Hoa viên) tạo

ra thế giới gần thiên nhiên, tĩnh lặng nhưng tươi đẹp, cây và hoa trong chùaphải được chăm sóc cẩn thận phù hợp với cảnh chùa trang nghiêm và thanhtịnh Sau Tam quan là hồ nước rộng hơn 1000 m2 hình nhật nguyệt (hình chữnhật lượn tròn 4 góc) là nơi bơi thuyền cò cốc dạo theo đoàn phụng nghinh vàrước đèn trên bờ hồ trong dịp lễ hội chùa Keo Quanh hồ có nhiều cây cổ thụnhư đa, đề, muỗm gốc to dăm bảy người ôm, tán lá rộng và dày, là nơi trú ngụcủa nhiều loại chim muông (hình 2.2)

Nhà thờ mẫu ba gian bên cổng Tây bức tường bao loan ngoại vi chùa.Gần cổng Tây vào nội chùa có giếng nước độc đáo với thành giếng xếp bằng

đá hộc và 33 khối đá thủng, tương truyền là các cối đá giã gạo phục vụ thợxây cất chùa Giếng hình trụ sâu 8 m, đường kính miệng giếng 1,5m Nướcgiếng xưa trong mát, là nguồn nước chính để đồ xôi và làm bánh dày đặctrưng lễ hội chùa Keo Hành Thiện Nội chùa Keo nằm trong khuôn viên 2000m2 với tổng thể kiến trúc theo phong cách thời hậu Lê: “Nội nhị công, ngoạinhất quốc” khép kín Gác chuông là 2 cổng ra vào nội chùa đứng mặt trướchướng Nam Một hướng truyền thống của người Việt, đối với đạo phật hướngNam là hướng của trí tuệ của bát nhã nhờ có trí tuệ chúng sinh mới đáo bỉngạn ( đến bến bờ giải thoát)

Hành lang hai dãy mỗi bên 40 gian, chạy dọc hai bên Đông và Tây.Nhà thờ Tổ ba gian, nhà oản 3 gian và nhà kí đồ 3 gian chắn mặt sau Côngtrình chính nội chùa là hai cụm nhà to kiểu chữ công (I): nhà trước thờ ĐứcPhật (chùa Phật) và nhà sau thờ Đức Thánh Tổ (chùa Thánh) Mỗi cụm nhàchữ công 10 gian, 2 chái với 10 mái cong lợp ngói mũi, uốn lượn 8 góc congđầu rồng, vì kèo gối trên 52 cột gỗ lim kê đá tảng (hình 2.3)

Trang 21

Chùa Phật phía sau gác chuông, cách mảnh sân rộng Chùa có 3 cung:cung ngoài, cung giữa và cung hậu (toà Tiền Đường, toà Thiên Hương, toàTam Bảo) Cột kèo, dầm xà đều sơn vẽ vàng son tươi màu các hoa văn, rồngmây, muông thú sống động Cả 3 cung lưu giữ 67 pho tượng cổ bằng các chấtliệu: đồng, gỗ, gốm sứ và đất nung (kim mộc thổ), tất cả đều rất sắc nét, cóthần.

Kế ngay điện thờ Phật là khu thờ Thánh Không Lộ Thiền sư cũng cómặt bằng hình chữ công Nó đã kiến tạo nên dạng thức kiến trúc “tiền Phậthậu Thánh” rất độc đáo Nếu ở chùa Keo Thái Bình, các nhà kiến trúc sư dângian đã thêm vào tòa Giá roi để tạo sự phân cách giữa hai khu thờ Phật vàThánh, thì ở Keo Hành Thiện người ta lại nhìn thấy một sự thống nhất liênthông cho hai điện thờ

Bằng lối kiến trúc này, họ đã tạo ra sự tương phản trong việc thay đổinhịp điệu của kiến trúc Từ khối kiến trúc mở của khu thờ Phật cho đến lốikiến trúc hoàn toàn đóng kín để tạo nên sự thâm nghiêm cho khu thờ Thánh.Một hệ thống cửa bức bàn, vách gỗ đã được tạo ra ngay từ hệ thống cột quânđầu tiên của khu tiền đường Đồng thời người ta cũng nhận thấy sự phô diễncủa nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII đã được tạo dựng nên ở đây Từmảng chạm rồng ở hai bên mặt tiền cho đến các mảng chạm ở cung đệ nhất,

đệ nhị, đệ tam, tầng tầng lớp lớp của các mảng chạm khiến cho hậu cung thờThánh trở nên lung linh rực rỡ

Có thể lối trang trí kiến trúc này đã phản ánh rất rõ quan niệm thờ tựcủa người Việt trong kiến trúc Phật điện cho thấy một sự giản dị như tinhthần Phật giáo muốn tìm đến bản thể chân tâm, Thánh điện thì sang trọng,lung linh, huyền bí như để tạo ra một cõi tiên giới trên phàm trần

Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật

cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê Đó là những án thưsập thờ, tượng

Trang 22

pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói

về chùa Keo

Điện thờ Thánh

Di tích chùa Keo là tổng thể kiến trúc thờ tự theo kiểu Tiền Phật HậuThánh.Tiếp theo chùa Phật cách mảng sân rộng là khu đền Thánh, kiến trúctương tự chùa Phật, nhưng các cột kèo, dầm xà không sơn vẽ Khu đền là sựkết hợp kiến trúc hoại cảnh Chùa Thánh có 4 cung: cung ngoài, cung giữa,hậu cung và cấm cung ( toà Giá Roi, toà Thiên Hương, toà Phụ Quốc và toàThượng Điện) Cung ngoài có 3 bức hoành phi bằng gỗ thếp vàng trạm nổichữ Hán sơn đen, treo ở thượng tầng (hai bức bên Đông và Tây bằng nhau,thấp hơn bức ở giữa):

Gian giữa có 3 chữ (Đại Pháp Sư) Gian bên Đông có 4 chữ (Tây Pháp Tự Thiên) Gian bên Tây có 4 chữ (Nam Hải Tôn Thiền)

Câu đối tám đôi bằng gỗ sơn đen mài bong, chữ khảm trai hoặc trạm nổihay khắc chìm, treo đối xứng ở các hàng cột Đạo sắc vua phong Đức Thánh

Tổ là Quốc Sư trên bục thờ gian giữa, là đạo sắc Cảnh Hưng tứ thập tam(1783), đẹp nhất (chữ đen nhũ bạc trên giấy gió màu vàng nhạt hoa vănchìm); đạo sắc Cảnh Hưng thập tứ (1754) cổ xưa nhất trong 38 đạo sắc cònlưu giữ ở chùa Keo Hành Thiện Nội dung các sắc chỉ nói về công đức Quốc

Sư đại đế như hai vế đối: “Thượng phù quốc hội - Hạ hội dân an” (trên phònước thịnh - dưới giúp dân yên) Sách Tiền lục và Hậu lục ghi chép việc chùa,kinh kệ và nhiều văn tự khác chạm khắc trên biển gỗ và thêu trên tàng lọng,

cờ quạt

Trang 23

Cung giữa có bát hương đồng hình trụ tròn (đường kính miệng 40cm);đôi hạc bằng đồng cao 1,5m đứng 1 chân trên lưng rùa đồng, đôi hạc gỗ cùngkiểu dáng, cao gấp rưỡi hạc đồng; đôi ngựa gỗ (con hồng, con bạch) to bằngngựa non Hậu cung thờ bài vị Đức Thánh Tổ khoác miều phục.

2.1.2 Cổng tam quan

Nét độc đáo của chùa Keo Hành Thiện chính là chùa có hai tam quan

đó là tam quan nội và tam quan ngoại Tam quan đặt ở ngoài công trình, là cửa chính đi vào khuân viên của công trình Ý nghĩa thông thường nhất của tam quan là tam quan biểu thị ba cách nhìn của đạo phật về thế gian, đó là giả quan, trung quan và không quan Tam quan được xây dựng nhằm mục đích phân cách không gian thuộc thế giới tâm linh và không gian đời thường Người ta quan niệm bước qua tam quan chùa như bước qua một cánh cửa nhiệm màu, mọi thứ thần tục được gạt lại, chỉ còn đó sự thanh thản nhẹ nhõm đến lạ thường Nét đặc sắc về kiến trúc chùa Keo Hành Thiện đó là hệ thống tam quan ngoại (hình 2.4) và tam quan nội (hình 2.5)

Đi hết dọc khu hàng rào bên ngoài từ cổng trái đó là tam quan ngoại còn được gọi là tam quan ngoài Từ tam quan ngoai nhìn ra ta có thể thấy được hồ bán nguyệt ở dưới hồ bán nguyệt có non bộ nằm chính giữa cao trên mặt nước hơn 2m thể hiện sự phú quý Vì chùa Keo được xây dựng ở cạnh sông Hồng và sông Ninh Cơ nên bên trong hồ bán nguyệt có non bộ thể hiện quan niệm về phong thủy tốt có sông và núi hài hòa với nhau Tam quan ngoại có kiến trúc nhà không lòng nhìn chỗ nào cũng thấy cột thấy hiên Lối kiến trúc khá là đơn giản không phải kiến trúc 2 tầng phức tạp hay với kiểu hình trang trí cầu kì như các tam quan khác Nhưng lại thể hiện được nét độc đáo riêng của nó Kiến trúc tam quan ngoài của chùa Keo Hành Thiện có 12 cột trụ hình vuông bắng chất liệu bê tông cao tầm 3 mét và có một mái đơn

Trang 24

giản Trước tam quan ngoại thì ta bắt gặp hình ảnh hai con voi đá được chạm khắc tỉ mỉ như đang canh giữ sư bình yên cho ngôi chùa cổ này (hình 2.6)

Tam quan ngoại và tam quan nội bị ngăn cách bởi hồ nhật nguyệt Tamquan ngoại có kiến trúc không lòng còn ở tam quan nôi chùa Keo Hành Thiện

có nối kiến trúc rất độc đáo đa phần được tạo nên bằng gỗ và có được chạmkhắc rất tỉ mỉ, tinh sảo Với những đao loan uốn lượn thanh thoát dáng vẻ nhẹnhàng Sự kết hợp hài hòa giữa gác chuông chùa Keo Hành Thiện cũng lànét độc đáo của kiến trúc tam quan nội Tam quan nội của chùa được dựngtheo dạng thức Tam quan kép liền với gác chuông, cấu trúc tam quan 5 gian,làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 máicao 7m50 Nó được dựng trên 8 đại trụcủa bốn bộ vì chính và 16 cột quân kê trên chân đá tảng chạm hoa sen Toàn

bộ hệ thống vì kèo được kết cấu theo lối chồng giường đỡ mái, kết hợp vớiviệc làm gác lửng Kết cấu này đã khiến người ta khi bước vào chốn Thiềnkhông có thể chiêm ngưỡng nét đẹp của các đầu dư chạm rồng rất tỉ mỉ Lệch

về phía bên của gác lửng, người ta đặt một cái thang gỗ để có thể leo lên gáclửng phía trên chiêm ngưỡng cũng như thỉnh những hồ chuông Trên xàngang giữa hai tầng của Tam quan gác chuông này có ghi một dòng niên đạicho biết: “Ngày lành tháng xuân năm Ất Mùi niên hiệu Thành Thái (1895),đúc lại chuông đồng và tu tạo lại gác chuông”

Gác chuông soi bong hồ nhật nguyệt, với tam quan 2 tầng, 2 gian 2chái, 8 mái cong 2 lớp, vì kèo gối trên 24 cột gỗ lim kê đá tảng (8 cột cái cóđường kính 55 cm/cột và 16 cột quân có đường kính 35cm/cột Bức đại tựtreo ở gian giữa tầng trên gác chuông có 4 chữ Hán: Đệ nhất tứ linh Chuôngđồng (hình 2.7) và khánh đồng treo ở hai gian bên tầng trên (hình 2.8).Chuông cao 1,15m và quai chuông cao 48cm hình đôi bồ lao Chu vi vòngngoài miệng chuông 2,90m Mấy dòng chữ Hán đúc ở vai và quanh chuông

“ Thần Quang tự trung, Thành Thái thất niên tuế Ất Mùi, tam nguyệt cát nhật

Trang 25

cung chú” (chuông chùa Thần Quang đúc năm Ất Mùi - 1895, Thành Thái thứ

7, tháng Ba ngày tốt) Khánh cao 1,0m, rộng 1,4m, dày 3cm; hai hàng chữHán đúc nổi ở 2 mặt khánh “Thần Quang tự khách, Tân Dậu niên chú” (khánhchùa Thần Quang đúc năm Tân Dậu) Tầng dưới gác chuông có 3 bia đá; Đầuhành lang Đông có 1 bia, mới chuyển ra Tam Quan do bia đổ Mỗi bia tạc 1bài văn, một bài minh và danh tính các vị cúng tiến tiền của tu tạo chùa hoặc

số đinh khẩu của các giáp Còn tấm bia thứ nhất trán bia có chạm hai hìnhQuan Thế Âm (hay tiên) cưỡi rồng chầu mặt nguyệt Tấm bia bên kia thì có

mũ với chạm khắc rất lộng lẫy, đặc biệt những dây hoa cúc ở hai bên diềmthật tinh vi Tay người khắc như múa vậy, vì những nét ở đây mảnh và mịnnhư dệt lụa

Chùa Keo Hành Thiện có một kiến trúc khá độc đáo với hai tam quan nội và tam quan ngoại Trong lòng kiến trúc là hai điện thờ đều được dựng theo dạng mặt bằng hình chữ công (I), tạo nên một kiến trúc chữ công kép rất độc đáo trong số các kiểu thức dựng chùa của thế kỷ XVII Với hai tam quan ngoại và tam quan nội thì lối kiến trúc mặt bằng hình chữ công kép này như càng được nhấn mạnh hơn

2.1.3 Kết cấu 3 tòa Tiền Đường, Tam Bảo và Thượng Điện

Tòa tiền đường có quy mô 3 gian dài hơn 10 lòng rông mái cao đaolớn như một ngôi đại đình Tòa Tiền Đường chùa Keo có hệ cửa đưa thẳngvào cột cái làm cho hiên thoáng rộng Hai gian hồi kê 4 tầng ngưỡng mới đếnhàng song gác then bài kết cấu này tạo thành bộ khung vững trác đỡ bộ mái

và cửa chùa rất nặng đồng thời tạo độ thong thoáng nắng gió để bảo vệ kiếntrúc gỗ và đồ thế tự Kết cấu tòa Tiền Đường có giá trị mỹ thuật cao Cũngnhư bao ngôi chùa ở Việt Nam tòa Tiền Đường Chùa Keo đặt hai pho tượngHậu Pháp khuyến thiện và trừ ác nên nhiều người gọi tòa Tiền Đường là chùa

Trang 26

Trong tiền đường chùa Keo còn thờ tượng Đức Ông và Át Lan ( cùng 4 tuỳtùng của 2 vị) và Thập Điện là 10 vị vương thần.

Tòa thứ nhất của khu tam bảo, ở chùa này, cụm tam bảo chữ công cólối vào lại từ ống muống ở giữa Nên tượng thờ sẽ quay lưng về mặt trướcnày Tỉ lệ của tòa này cân đối, hài hòa Mái cong bốn góc có cái hay là với sốgian ít hay nhiều đều hài hòa, có lẽ là vì độ thấp của nó, không vươn cao quá,cũng như màu sắc trầm của ngói mũi hài

Tòa Tam Bảo và Thượng Điện có kiến trúc và quy mô nhỏ hơn tòaTiền Đường được làm theo kiểu lòng thuyền tứ trụ với đường nét óng mượttoát nên vẻ đẹp quyền quý và thanh nhã Không gian thiền nơi gần nhất vớichúng sinh là ban thờ Phật thích Ca Phật đường Chùa Keo tôn nghiêm lộnglẫy với hệ tự pháp đầy đủ ban vị trong một ngôi chùa cổ Trên Thượng Điên

từ lớp tượng Tam Thế Phật qua lớp tượng A Di Đà Tam Tôn đến lớp tượngtrung tâm là pho Quan âm Nam Hải

2.2 Nghệ thuật điêu khắc trong chùa Keo Hành Thiện

Chùa Keo Hành Thiện không chỉ là một tác phẩm kiến trúc tiêu biểucho nghệ thuật kiến trúc phật giáo thế kỉ XVII Ở đây còn lưu giữ rất nhiềutác phẩm điêu khắc của Việt Nam Nghệ thuật điêu khắc chùa Keo hànhThiện vừa mang tính lích sử, tôn giáo và mang tính dân tộc được thể hiện ởnhững giá trị cổ vật của ngôi chùa như nhiều tượng pháp thời Hậu Lê Điêukhắc chùa Hành Thiện mang đặc điểm điêu khắc thời hậu Lê và ảnh hưởngcủa phật giáo Việt Nam Chùa Keo Hành Thiện làm hoàn toàn bằng gỗ quý.Trên cột, xà được trạm khắc những hình phù điêu rất công phu như hìnhRồng, Phụng, Chim Muông, Hoa Lá rất tinh tế và độc đáo Bên cạnh đó chùacòn có nhiều những pho tượng to nhỏ khác nhau Nó đã đạt tới đỉnh cao củanghệ thuật điêu khắc trong cách diễn tả đường nét và hình khối Trong chùa

Trang 27

2.2.1 Hệ thống tượng trong chùa

Chùa Keo Hành Thiện có rất hệ thống tương rất phong phú và đặc sắc

Có thể nói Phật điện ở chùa Keo tương đối hoàn chỉnh, và đầy đủ các thể loạitượng Tượng phật chùa Keo để lại dấu ấn điêu khắc nhiều tính hiện thựckhông chỉ đặc sắc về hình dáng mà còn phong phú về số lượng Các photượng trong chùa Keo đều mang vẻ đầy đặn tròn trịa và cân đối Ở đó vừa cócái đẹp theo lí tưởng tôn giáo vừa mang theo vẻ đẹp của hiện thực Chính sựkết hợp này đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho tượng chùa Keo Hành Thiện nóiriêng và tượng tròn tôn giáo của thế kỉ XVII nói chung

Hệ thống tượng trong chùa gồm : Chùa Phật có 3 cung: cung ngoài,cung giữa và cung hậu (toà Tiền Đường, toà Thiên Hương, toà Tam Bảo) Cả

3 cung lưu giữ 67 pho tượng cổ bằng các chất liệu: đồng, gỗ, gốm sứ và đấtnung (kim mộc thổ), tất cả đều rất sắc nét, có thần

Cung ngoài có 18 pho tượng Ở gian ngoài có 2 pho tượng Hộ Pháp cưỡi lưng Sấu, mỗi tượng cao to bằng 3 người trưởng thành: ông Thiện mặt trắng (hình 2.9) và ông ác (trừ ác) mặt đỏ (hình 2.10) Hai gian trong có tượngĐức Ông và Át Lan ( cùng 4 tuỳ tùng của 2 vị) và Thập Điện là 10 vị vương thần

Cung giữa có 2 tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng cao 40cm, nặng 8

kg, mặc áo lụa đỏ, ngự trên bục cao gian giữa; bát vị Kim Cương đứng trên bàn thấp áp vách 2 bên Đã 2 lần vào năm 1975 và 1976 kẻ trộm lấy cắp Phật tượng nhưng đều không thành

Hậu cung có 40 pho tượng gồm 17 tượng ở gian giữa xếp thành 5 lớp trên bục cao: lớp 1 là 3 vị Tam Thế; lớp 2 có Đế Thích ở giữa và Văn Thù, Thánh Mẫu ở hai bên; lớp 4 có Trang Vương ở giữa và Quan Thế Âm quá hải, Quan Thế Âm toạ sơn ở hai bên cùng nhị vị đồng tử ở dưới; lớp 5 là Đế

Trang 28

hậu cung là 18 vị la hán, được bố trí hai bên trái, phải mỗi bên gồm 9 vị La Hán với trạng thái riêng biệt và biểu cảm khác nhau (hình 2.11) Bà Thị Kính

bế hài nhi, anh Nô và ả Thị Mầu dưới chân bà Trên bàn thấp áp vách sau hộ cung có tượng Thổ Địa và Giám Trai Ngoài ra còn hơn chục pho tượng khác không rõ danh tính, từ các điện thờ tư gia (giải thể) chuyển vào

Toàn bộ tượng trong chùa đều được tả thực các nghệ nhân đúc tượngdùng bàn tay khéo léo để tạo ra những pho tượng có đường nét tinh sảo đẹpmắt Ở đây có thể chia ra làm hai loại chính một là tượng thờ mang tính chấttôn giáo và thể loại tượng thứ hai cũng rất đặc biệt đó là tượng chân dungnhững con người thực Các tác giả rất linh hoạt trong cách tạo hình khối, tìmđược cách thể hiện nhiều nhân vật với nhiều tính cách, đặc điểm khác nhau

Hệ thống tượng tròn của chùa Keo Hành Thiện rất đa dạng thể hiện quađường nét tinh tế, các tượng trong chùa chủ yếu được làm bằng gỗ và đượcsơn son thiếp vàng, đây cũng là màu sắc của chùa của các tòa bên trong chùa.Giúp chúng ta cảm nhận được không khí linh thiêng của các đấng Phật pháp

Những bức tượng hậu Phật là những tác phẩm được thể hiện với vẻsống động và chân thực Điều lí thú là từ tượng Phật, tượng con người đềuđược tạo hình trong dáng ngồi “tĩnh tọa kiết già” tương đối giống nhau Điểmgiống nhau cơ bản giữa các loại tượng này là cái thần thái của từng loại đốitượng được nghệ nhân diễn tả rất thành công Sự nghiêm trang tĩnh lặng, thoáttục giảm dần thay vào đó là sự sinh động, hiện thực được biểu hiện thông quachân dung của các nhân vật Tiêu biểu cho tượng thờ trong chùa Keo đó là haipho tượng Hộ Pháp với kích thước lớn

Tại chùa Hành Thiện, 2 pho tượng Hộ Pháp được đặt ở gian ngoài củacung ngoài Hai pho có tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác cao 1,7 m đến 3mmỗi vị ngồi kín nửa gian chùa trong Tượng với thân hình vô cùng to lớn,trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi

Trang 29

trên sư tử, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp Tượng Khuyến Thiện, dân gianvẫn gọi là "ông Thiện" thường tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt bên taytrái bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra), tay cầm viên ngọc thiện tâm, là báu vậtcủa Phật tử, khích lệ mọi người noi theo Tượng Trừng Ác, dân gian quen gọi

“ông Ác” thì tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật; nét mặt thần giận dữ,lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa conđường dẫn đến sa ngã Bộ tượng này được đắp cách đây khoảng 400 năm.Tượng làm bằng đất nếu gặp mưa gió, bão lụt thì sẽ hỏng, do đó tượng Hộpháp đắp bằng đất bắt buộc phải để trong chùa, sát vách tường để được chechắn Nếu như phần lớn tượng trong các ngôi chùa cổ được tác tạo bằng chấtliệu gỗ, thì hầu hết tượng Hộ pháp được làm từ chất liệu đất Nguyên do, nếu

sử dụng gỗ cần phải loại gỗ có đường kính 2-3 m, rất khó tìm Vì vậy, sửdụng đất sét để đắp tượng Hộ pháp là giải pháp tối ưu, thích đắp tượng lớn cỡnào cũng được, chứ không bị hạn chế bởi chiều cao và đường kính lớn, khốilớn của nguyên liệu như tượng gỗ, tượng đá Tượng Hộ pháp thường đượcđắp bằng đất sét, trộn với giấy bản giã nhỏ, mật mía, vôi Khung cốt tượngđược làm bằng tre, đan kĩ, sau khi đắp xong được sơn kỹ ra bên ngoài bằngsơn ta

Việc bày đối xứng hai tượng Hộ pháp to lớn ở hai bên tiền đường chùanhằm tạo ấn tượng mạnh tới bất cứ ai khi vào chùa, thể hiện oai lực thần nghi

hộ trì Tam bảo Đồng thời, những nghệ nhân dân gian xưa cũng nói lên sựtồn tại biện chứng của hai bản nguyên Thiện-Ác trong tính cách của conngười Đây là hình thức giáo dục sâu sắc, nhằm nhắc nhở con người nên ănhiền ở lành, không nên có ác tâm, làm người khác đau khổ; làm lành thì đượccác vị Thiện Thần ủng hộ, làm ác thì bị các vị Ác Thần trừng phạt, khiểntrách

Trang 30

Bộ tượng Tam thế trong chùa cũng có sự sáng tạo Ba pho tượng phậtđược đặt trên tòa sen như các pho tương Tam thế ở các chùa khác Các Photượng trong chùa Keo đều mang vẻ đẹp đầy đặn, tròn trịa và cân đối.

Ở hậu cung trên bàn thấp áp vách sau hộ cung có tượng Giám Trai.Đây là vị thần trông coi việc ăn uống của các sư tăng, cũng được xếp vàohạng bồ tát Trong các chùa từ trước thời Lê chưa thấy tượng Giám Trainhưng lại rất phổ biến ở các chùa thời Nguyễn Theo ” Từ điển Phật học HánViệt” thì tượng Giám Trai mặt xanh, tóc đỏ có nghĩa là một hình dạng kỳ dị

dễ gây ăn tượng sợ Nhưng các tượng Giám Trai ở chùa Việt Nam đều rấtbình dị thân thuộc, có nơi mang dáng dấp ông quan, nơi mang dáng dấpphong nhã tu hành Tượng Giám Trai của chùa Hành thiện mang hình mộtông quan văn ngồi trên bục, đầu đội mũ cánh chuồn chuồn, mặt đầy đặn đônhậu, mặc áo phụng, ngực đeo đai, chân đi hài Tượng có thân hình cân đối,mảng khối căng đầy, trang trí vừa phải tạo hình gần gũi

Bên cạnh tượng giám Trai là tượng Thổ Địa, ngồi cân đối trên bục Đầuđội mũ cánh chuồn nhưng hai cánh lại uốn cong xuông vai, khuôn mặt chữđiền phương phi, mắt và long mày xếch lên, dáng trang nghiêm Các nếp áochảy mềm mại, y phục trang trí rồng, mây và song Trong mẫu tượng thổ địa

ở Việt Nam, hình ảnh chung là một quan võ nghiêm nghị

Đôi hạc đông và đôi hạc gỗ

Cung giữa có bát hương đồng hình trụ tròn (đường kính miệng 40cm);đôi hạc bằng đồng cao 1,5m đứng 1 chân trên lưng rùa đồng (hình 2.12) đôihạc gỗ cùng kiểu dáng, cao gấp rưỡi hạc đồng(hình 2.13) Với đương nétmềm mại, tinh tế Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo Hình ảnh hạc chầutrên lưng rùa trong chùa Keo Hành Thiện thể hiện của sự hài hòa giữa trời vàđất, giữa hai thái cực âm - dương Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý

và thanh cao Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau Rùa

Trang 31

tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vậtsống trên cạn, biết bay Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn,hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úngđến nơi khô ráo Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đếnvùng có nước Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhautrong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Đôi ngựa gỗ

Tại cung giữa của chùa Keo Hành Thiện ta còn thấy có một đôi ngựa

gỗ một con màu hồng một con màu trắng ( bạch mã) to bằng con ngựa non.Hình tượng ngựa không có người cưỡi là biểu tượng cho Phật Giáo, ngựa làbiểu tượng của sức mạnh và sự nỗ lực trong việc thực hành pháp Nó cũngtượng trưng cho khí (prana) mà nó chạy xuyên khắp cơ thể và là phương tiện

di chuyển của tâm.Cái được gọi là “ngựa gió” là biểu tượng của tâm Tâm cóphương tiện đi lại của nó là gió, và nó có thể được cưỡi đi Điều đó muốn nóirằng chúng ta có khả năng kiểm soát tâm và gió và hướng dẫn chúng theo bất

kỳ chiều hướng nào và ở bất kỳ tốc độ nào mà chúng ta muốn

Tiếng hí của một con ngựa cũng là biểu tượng sức mạnh của Đức Phật

để đánh thức tâm ngái ngủ trong việc thực hành pháp Có một vài câu chuyện

về Bồ-tát Lokesvara hóa thành hình thù một con ngựa để cứu giúp chúngsanh Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, ngựa nâng đỡ tòa ngồi của BảoSinh Phật (Ratnasambhava) Ngựa cũng là phương tiện của nhiều vị thần khác

và những vị hộ pháp, chẳng hạn như Mahali; và có những vị thần mặt ngựachẳng hạn như Hayagriva

Rùa cõng bia đá

Tại tam quan nội của chùa ta bắt gặp tấm bia lớn trên lưng một con rùabằng đá( hình 2.14) Rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hìnhvững chắc Nó có thể nhịn ǎn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài Rùa

Ngày đăng: 05/04/2017, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w