Kết quả phân tích kích thước hạt

Một phần của tài liệu Sơ lược cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bồn trũng Cửu Long (Trang 60)

Kết quả phân tích kích thước hạt của giếng HN-3T được trình bày trong bảng 5, những thuật ngữ và những thơng số được cung cấp trong bảng 4.

Hầu hết những mẫu lõi tại khoảng độ sâu 1770.54-1781.15m chiếm một lượng lớn carbonate với tỉ lệ phần trăm trọng lượng là 2,661 đến 11,444, ngoại trừ hai mẫu ở độ sâu 1770.54m và 1774.05m carbonate chỉ hiện diện một lượng nhỏ (0,241-1,759%).

Kích thước hạt trung bình trong hầu hết các mẫu từ 0,017mm đến 0.244mm, cho thấy kích thước thường từ kích thước của sét đến cát mịn . Tại các độ sâu 1778.75m, 1778.9m, 1779.3m, 1780.59m, 1780.85m cát kết cĩ kích thước hạt trung bình từ 0,276mm đến 0,379mm. Độ chọn lọc thường kém đến rất kém. Kích thước hạt phân bố khơng bình thường trong hầu hết trong các mẫu, với tính khơng đối xứng của đường cong được đặc trưng bởi giá trị Skewness (Sk1) từ +0,106 đến +0,550, tức là hạt mịn đến rất mịn. Điều này cho thấy những phần hạt mịn xuất hiện nhiều hơn trong một sự phân bố thơng thường. Một số mẫu tại độ sâu khoảng 1770.54m-1774.32m với giá trị Skewness từ -0,028 đến +0,041 cho thấy đường cong phân bố khá đối xứng. Profile kích thước hạt thường từ “bằng“ đến “rất nhọn”, cho thấy kích thước hạt kém tập trung, mà phân bố ở một dải rộng. Điều này cũng thể hiện ở độ chọn lọc (σ1 ) kém.

Bảng 4: Tiêu chuẩn đánh giá thơng số độ hạt

Độ chọn lọc (σ1) Hệ số đối xứng (Sk1) Hệ số độ nhọn (KG) Rất tốt Tốt Trung bình –tốt Trung bình Kém Rất kém Cực kỳ kém <0.35 0.35-0.5 0.5-0.71 0.71-1.0 1.0-2.0 2.0-4.0 >4.0 Rất lệch về phía hạt mịn Lệch về phía hạt mịn Gần đối xứng Lệch về phía hạt thơ Rất lệch về phía hạt thơ +0.1 - +0.3 +0.3 - +0.1 +0.1 - -0.1 -0.1 - -0.3 -0.3 - -0.1 Rất bằng Bằng Nhọn trung bình Nhọn Rất nhọn Cực kỳ nhọn <0.67 0.67-0.90 0.90-1.11 1.11-1.50 1.50-3.00 >3.00

Hình 26: MẪU LÕI GIẾNG HN-3T. ĐỘ SÂU TỪ 1779.00M ĐẾN 1781.300M.

Tướng Soil : Trầm tích được lắng đọng một cách chậm rãi trong một hồ nước/đầm lầy

nhỏ, yên tĩnh hay ở đồng lụt.

Tướng Overbank/crevasse splay – Channel complex : Tướng lũ tích, trầm tích được hình thành ở nơi đê sơng, bị xĩi mịn mạnh mẽ và vỡ ra, cho phép vật liệu được vận chuyển đi xa đáng kể qua vùng nước sâu hơn, yên tĩnh hơn. Điều này giải thích những vật liệu trầm tích được trầm tích như dạng quạt lũ tích và kênh rạch nhỏ.

Tướng Debris/grain flow: Trầm tích được lắng đọng từ những dịng mảnh vụn.

Tướng Fluvial channel fill: Tướng sơng, tướng này chia ra các tướng nhỏ khác nhau

như tướng lịng sơng, tướng bãi bồi, tướng hồ mĩng ngựa…

Tất cả cĩ 4 tướng trầm tích bao gồm: Soil, Overbank/Crevasse Splay - Channel Complex, Debris/Grain Flow và Fluvial Channel Fill. Đã được làm sáng tỏ trong đoạn mẫu lõi này từ độ sâu 1770.00 – 1781.30m của giếng HN-3T.

* Tướng SO – Soil:

Cầu trúc trầm tích của tướng này đã bị phá vỡ bởi rễ cây và/hoặc hoạt động của sinh vật.

Mơ tả:

- Kích thước hạt: Kích thước hạt của những vật liệu trầm tích thuộc tướng này thường từ cỡ sét đến bột thơ.

- Thành phần thạch học: Những lớp sét và bột chứa nhiều mảnh đá sét và cuội sạn nhỏ nằm rải rác (hình 28, 29).

- Cấu trúc trầm tích nguyên sinh và thứ sinh: Hiếm những lớp bột kết mỏng phân lớp dạng phẳng và dạng gợn sĩng. Tướng Ichology bao gồm những hang đào của sinh vật, rễ cây. Cấu trúc vật lý là những nứt nẻ của sét và được lấp đầy cát (hình 30). Cĩ

những vết lốm đốm và những hình dạng rất nhỏ khác.

- Hố thạch : Trầm tích của tướng này đã bị phá vỡ bởi rễ cây (hình 28, 29).

- Dấu vết hố thạch: Những vật liệu trầm tích này thường bị sinh vật khuấy đảo và để lại những đốm hang đào khơng nhận biết được.

Hình 28 : Mẫu lõi (1775.85m -1776.00m)

Một rễ cây xuyên qua lớp sét kết. Các hạt thơ được bọc trong sét kết.

Hình 29: Mẫu lõi (1776.52m-1776.67m)

Vị trí tiếp xúc đột ngột của cát kết và sét kết (cĩ cĩ sự khuấy đảo của sinh vật). Cĩ thể cĩ các rễ cây hay các hang đào khĩ nhìn thấy (mũi tên). Cĩ một hạt cuội nhỏ (Pb).

Pb

+ Minh giải:

Sự hiện diện các nứt nẻ của sét và những dấu vết của rễ cây cho thấy tướng này là tướng Soil. Sự tích tụ của sét đồng nhất cĩ lẽ được lắng đọng một cách chậm rãi trong một hồ nước/đầm lầy nhỏ, yên tĩnh hay ở đồng lụt. Đá sét cũng chứa nhiều vật liệu thơ gồm cĩ những mảnh đá sét cỡ hột đậu cho đến cuội nhỏ rải rác. Vật liệu thơ này cĩ thể đã xâm nhập vào từ những dịng chảy tiếp theo.

* Tướng OB/CrCh Overbank/Crevasse Splay - Channel Complex

Hình 30: Mẫu lõi giếng HN-3T (1775.60m-1775.75m)

Các vết sét nứt nẻ được lấp đầy cát tại vị trí tiếp xúc của tướng Soil (bên dưới) và tướng crevasse splay (bên trên).

Tướng này được định nghĩa rộng rãi, bao gồm tất cả những vật liệu trầm tích hạt mịn mà khơng cĩ ở các tướng khác.

Mơ tả:

- Kích thước hạt: Các vật liệu trầm tích cĩ kích thước từ sét đến cát mịn và thường cĩ sét và bột, xen kẽ ở từng nơi là các lớp mỏng cát từ rất mịn đến mịn (tại khoảng độ sâu 1770.0 – 1771.05m), những lớp riêng biệt thì mỏng và cĩ bề dày khơng vượt quá 10cm (hình 31, 32, 33, và 34).

Hình 32 1770.77m-1770.98m

Sét kết và cát kết rất mịn đến mịn. Cấu trúc xiên chéo (ở giữa). Ranh giới tiếp xúc dạng bào mịn của lớp sét và những mảnh sét lớn bên dưới (mũi tên). Cĩ dấu hiệu của Planotites (P+mũi tên).

P

P

M

Hình31 1770.60m-1770.75m

Sét kết, độ nghiêng các lớp của giếng khoan được báo cáo khoảng 29o. Do đĩ, các lớp thường phẳng hoặc cĩ gĩc nghiêng nhỏ.Cĩ dấu vết hoạt động của sinh vật (bên trên), pyrite (mũi tên),các hang đào của Planotites (P) và Macanopsis (M).

- Thành phần thạch học: Các lớp sét và bột thường cĩ pyrite (hình 31) và chứa những

mảnh đá sét phân bố rải rác (hình 33). Cát cĩ lẫn nhiều sét.

- Cấu trúc trầm tích nguyên sinh: Độ nghiêng của giếng khoan được báo cáo khoảng 29o. Nhiều lớp cũng cĩ gĩc nghiêng khoảng 29o. Do đĩ, các lớp thường là phẳng hoặc cĩ gĩc nghiêng nhỏ (hình 26). Cĩ nhiều lớp rất mỏng cấu tạo dạng gợn sĩng (hình 26 và 29). Cĩ rất ít mảnh đá cỡ hột đậu và lớp mỏng dạng gợn sĩng tại độ sâu 1770.05m (hình 35), lớp cĩ cấu trúc xiên chéo tại độ sâu 1770.90m (hình 32).

Hình 33: Mẫu lõi (1773.05m-1773.20m)

Sét kết mỏng dạng gợn sĩng (bên trên) và bột kết phi cấu trúc (bên dưới) chứa các mảnh vụn sét (M). Cĩ sự biến dạng vật liệu trầm tích mềm do hoạt động của sinh vật. Những hang đào hình chữ T của Psilonichnus được lấp đầy cát (mũi tên).

Hình 34: Mẫu lõi (1773.42m-1773.57m)

Vị trí tiếp xúc đột ngột giữa cát kết tướng quạt lũ tích và sét kết/bột kết ở đồng bằng ngập lụt, cĩ nhiều dấu vết hoạt động của sinh vật và các hang đào theo phương thẳng đứng là dạng hang sống cơ bản của Macanopsis (mũi tên).

M

- Các cấu trúc trầm tích thứ sinh: Cĩ những lớp thể hiện cấu tạo lộn xộn cĩ thể do sự biến dạng vật lý khi trầm tích cịn mềm gây ra bởi sự khuấy đảo của sinh vật hoặc do dịng vật liệu trầm tích bị khử nước nhanh (hình 35). Sự lấp đầy cát vào những hang đào của sinh vật thường cĩ trong các vật liệu trầm tích này (hình 33).

- Dấu vết hố thạch: Sự khuấy đảo của sinh vật thừơng xuất hiện trong vật liệu trầm tích với những dấu vết của Planolites (hình 35 và 32). Những hang đào của sinh vật hình chữ T của Psilonichnus (hình 33) và những hang đào thẳng là những hang cơ bản của Macanopsis (hình 31 và 34). Những dấu vết khơng nhận biết được cũng cĩ mặt (hình 35, 31, 33 và 34).

Hình 35 : Mẫu lõi (1770.02m-1770.17m)

Sét kết cỡ hột đậu và các lớp dạng gợn sĩng ở phía trên. Cĩ sự biến dạng vật liệu trầm tích mềm do hoạt động sinh vật, cĩ dấu vết hố thạch của Planotites (mũi tên).

Minh giải:

Những cấu trúc trầm tích nguyên sinh được bảo tồn trong các lớp sét và bột mỏng, ví dụ như lớp mỏng dạng gợn sĩng do dịng chảy, thường xuất hiện trong phần thấp hơn của tướng, chứng tỏ rằng những vật liệu trầm tích này đã lắng đọng ở dưới nước. Sự biến dạng vật liệu trầm tích mềm được nhận thấy từ khoảng độ sâu 1770.05 – 1770.65m và 1773.30 – 1773.50m, gợi ý rằng những lớp này được lắng đọng nhanh từ dịng trầm tích bị khử nước nhanh, hoặc do sự khuấy đảo của sinh vật. Sự cĩ mặt của lớp mỏng dạng sĩng và cĩ những mảnh đá cỡ hột đậu tại độ sâu 1770.05m chứng tỏ sự giảm vận tốc dịng chảy, gia tăng sự tích tụ và bảo tồn các lớp bùn. Các mảnh đá sét trong các lớp được giải thích cĩ liên quan đến sự xĩi mịn của dịng chảy đối với những lớp sét thành tạo trước, và cũng là bằng chứng nĩi lên sức mạnh của dịng chảy tiếp sau.

Cấu trúc bào mịn tại độ sâu 1771.05m được nhận thấy bởi ranh giới tiếp xúc dạng bào mịn của lớp sét và những mảnh sét lớn (hình 36). Cấu trúc này được hình thành bởi sự xĩi mịn tại những lịng sơng nhỏ đã được lấp đầy bởi những lớp xen kẽ của sét, bột thơ, và cát (tại khoảng độ sâu 1770.00 – 1771.05m). Lớp cát kết mỏng, cấu trúc xiên chéo (tại khoảng độ sâu 1770.80 – 1770.95m), kích thước hạt rất mịn đến mịn với thành phần hạt thơ hơn về phía trên, và cĩ cấu trúc bào mịn tại đáy lớp (hình 32) gợi

ý rằng cát kết trong lớp cĩ lẽ được hình thành do sự đổi hướng của dịng chảy hoặc do ảnh hưởng của bão.

Dấu vết hố thạch chủ yếu là Planolites, Psilonichnus và những dấu vết được tạo ra bởi cơn trùng thường được bảo tồn trong trầm tích đồng bằng ngập lụt.

Xem xét cẩn thận những đặc điểm theo phương thẳng đứng của nhịp tướng cho thấy trầm tích được hình thành ở đê sơng, bị xĩi mịn mạnh mẽ và vỡ ra, cho phép vật liệu được vận chuyển đi xa đáng kể qua vùng nước sâu hơn, yên tĩnh hơn. Điều này giải thích những vật liệu trầm tích được trầm tích như dạng quạt lũ tích và kênh rạch nhỏ.

* Tướng DF -Debris Flow

Mơ tả:

Hình 36: Mẫu lõi (1771.02m-1771.18m)

Cát kết mịn đến vừa, phi cấu trúc. Ranh giới tiếp xúc dạng bào mịn của lớp sét và các mảnh sét lớn (bên trên) . Cĩ các dấu hiệu hoạt động của sinh vật và sự khử nước (mũi tên).

- Kích thước hạt: cát cĩ kích thước hạt từ rất mịn đến trung và phổ biến là kích thước mịn-trung (tại khoảng độ sâu 1771.05m-1772.95m và 1773.50m-1775.75m). Bề dày của lớp riêng biệt khĩ xác định do sự chồng xếp giữa các lớp, nhưng bề dày của các lớp cĩ lẽ nhỏ hơn 1m. Những lớp riêng biệt thường cĩ hạt thơ tập trung ở phía trên hoặc khơng thay đổi kích thước hạt. Cũng cĩ những lớp dày cĩ thành phần hạt trung đến thơ hay rất thơ (tại khoảng độ sâu 1779.20m-1781.30m).

- Thành phần thạch học: Hạt thơ hơn và thường rải rác khắp các lớp, nhưng cũng tập trung về phía trên ở một số nơi. Cĩ xu hướng kích thước hạt thơ hơn gia tăng theo hướng lên trên (hạt cỡ sạn sỏi nhỏ). Tức là, kích thước hạt cĩ xu hướng tăng dần về phía trên, những ví dụ tốt nhất là tại các khoảng độ sâu 1774.35 – 1775.60m, 1779.20 – 1780.20m và 1780.20m – 1780,90m (hình 37). Dù phần lớn các lớp là cát, tuy nhiên tại độ sâu 1774.15m, những mảnh vụn sét đơi khi cĩ mặt rải rác trong các lớp giữa khoảng 1772.00 – 1773.00m, 1773.70 – 1775.65m. Các lớp ở các khoảng

1779.20 – 1780.20m và 1780.20m – 1780.90m lại hồn tồn khơng cĩ các mảnh vụn sét.

- Cấu trúc trầm tích nguyên sinh: Tất cả các lớp xuất hiện hoặc là khơng cĩ cấu trúc hoặc đồng nhất về kích thước hạt hoặc độ hạt cĩ xu hướng thơ dần về phía trên.

- Cấu trúc trầm tích thứ sinh: Các trúc tạo do khử nước thường xuất hiện trong các loại cát kết này nhưng chúng thường khơng rõ ràng (hình 37 và 38). Cĩ nhiều cấu trúc dạng đĩa và/hoặc dạng ống tại các độ sâu 1771.10m, 1774.75m, 1775.10m, 1779.65m, 1780.55m và 1780.80m (hình 39 và 40). Những khe nứt kiểu đường khâu cĩ mặt trong khoảng 1779.35 – 1779.80m và 1780.45 – 1780.80m.

Hình 37: Mẫu lõi (1773.75m-1773.90m

Cát kết từ các dịng mảnh vụn, cĩ các khối calcite. Hình này cho thấy thành phần hạt thơ cĩ xu hướng tập trung về phía trên. Các cấu trúc dạng đĩa khĩ thấy.

Hình38: Mẫu lõi (1775.35m-1775.50m)

Cát kết từ các dịng mảnh vụn, phi cấu trúc, cĩ các khối calcite. Các cấu trúc dạng đĩa mờ, Cĩ nhiều mảnh vụn sét nhỏ (Md) và mảnh xương vỡ của Sponge (Sp và mũi tên).

Md Md Sp D D D

- Dấu vết các hố thạch: Chứng cớ của sự khuấy đảo do sinh vật thì hiếm trong tướng này, dù cĩ những dấu vết giống với Planolites và Skolithos ở những lớp tại các độ

sâu 1771.30m và 1780.85m. Cĩ lẽ những dấu vết này để lại là do sinh vật đã bị cuốn theo dịng chảy.

- Hố thạch: Cĩ một mảnh xương lớn và một ít những mảnh vụn của Sponge

Raphidonema Sp, với thành phần khung xương là carbonate calcium. Tại khoảng độ

sâu 1775.45m (hình 38, 41 và 42).

- Xi măng: Xi măng calcite hố theo từng khối hay hình cầu phát triển rộng rãi tại những khoảng độ sâu 1773.65-1775.65m, 1778.10-1778.25m và1778.50-1778.65m (hình 37, 39, 38, và 42).

Hình 39: Mẫu lõi (1774.05m-1774.20m)

Cát kết từ các dịng mảnh vụn, phi cấu trúc, cĩ các khối calcite. Cĩ các cấu trúc dạng đĩa (mũi tên).

Hình40: Mẫi lõi (1780.15m-1780.30m)

Cát kết từ các dịng mảnh vụn rất giàu matrix sét. Hình này cho thấy các hạt thơ tập trung về phía trên. Cấu trúc dạng đĩa mờ (D).

Hình 41: Mẫu lõi ( Nicols +) 1775.45m

Ca

Ca

Ca Sp

Minh giải:

Phần lớn các cấu trúc là kết quả do khử nước, đây là dấu hiệu rõ nhất của sự lắng đọng nhanh. Hiếm sét kết giữa các lớp cát kết này, gợi ý rằng nếu cĩ lớp sét được lắng đọng thì ngay sau đĩ chúng cũng bị bào mịn bởi dịng chảy kế tiếp. Trong nhiều trường hợp hạt thơ nhất tập trung về phía đỉnh của các lớp, vì vậy các lớp cát kết được giải thích là lắng đọng từ những dịng mảnh. Cĩ thể nhận thấy, cát trong các lớp này khác nhau về kích thước hạt và thành phần vật liệu trầm tích. Điều này gợi ý rằng các lớp được tích tụ từ những dịng chảy đơn.

Những lớp cát kết dày trong khoảng 1771.05 – 1772.95m và 1779.20 – 1781.15m là những lớp cĩ thành phần hạt thơ dần lên trên, rất giàu matrix sét và chứa nhiều mảnh đá sét hoặc những hạt sạn sỏi. Những lớp này được giải thích là được lắng đọng từ những dịng mảnh cĩ hàm lượng matrix cao.

Những lớp cát kết dày trong khoảng 1773.65-1775.65m ít matrix sét, nhưng lại cĩ nhiều xi măng calcite hố. Những hạt thơ nhất cũng tập trung về phía các đỉnh lớp. Điều này cho thấy, các lớp cát kết đã được lắng đọng từ những dịng mảnh. Mặt khác, ở đáy lớp cĩ vài khối nhỏ Sponge và đá sét kết/bột kết (tại độ sâu 1775.45m, hình 33,

34). Điều này gợi ý rằng, cĩ sự gia tăng đột ngột vận tốc dịng chảy và gây ra việc

làm lỗng nhanh chĩng, do đĩ khơng thuận lợi để tạo thành các lớp sét và làm giảm đi khả năng lắng đọng nhanh của các vật liệu mịn hạt.

Tĩm lại: những lớp cát kết dày tại những khoảng độ sâu 1771.05 – 1772.95m và 1773.65 – 1775.65m cĩ thể được hình thành từ những dịng mảnh, do sự vỡ đê sơng

Một phần của tài liệu Sơ lược cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bồn trũng Cửu Long (Trang 60)

w