Để khắc phục nhược điểm thụ động trong học tập của học sinh, tăngcường tính tích cực, tự lực và sáng tạo, đồng thời đem lại niềm vui hứng thú chohọc sinh, đòi hỏi mỗi người giáo viên phả
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, tri thức của nhânloại ngày càng phong phú, làm cho nhu cầu hiểu biết, học hỏi của con ngườingày càng cao Đồng thời để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới đồng bộ về cả mụcđích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nhằm chuẩn bị chothế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa học hiện đại, cũng như đào tạođược những con người lao động có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của thờiđại Trong xu thế đó, mục đích giáo dục ở nước ta và trên thế giới không chỉdừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những tri thức và kỹ năng loài người đãtích lũy được trước đây mà còn đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng cho họnăng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới và cách giải quyếtvấn đề mới
Thực tiễn dạy học ở một số trường phổ thông cho thấy, trong dạy học giáoviên thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình,đàm thoại Do quá coi trọng chức năng truyền thụ tri thức của phương pháp dạyhọc nên GV thường thông báo, liệt kê, truyền thụ tri thức hơn là phát vấn, yêucầu HS tìm tòi kiến thức, ngay cả khi đặt câu hỏi thì câu hỏi cũng chỉ yêu cầu táihiện kiến thức Chính vì vậy, trong giờ học chủ yếu học sinh phải nghe giảng,chép bài liên tục, ghi nhớ máy móc mà không phát huy được tính tích cực, sángtạo trong quá trình học tập
Để khắc phục nhược điểm thụ động trong học tập của học sinh, tăngcường tính tích cực, tự lực và sáng tạo, đồng thời đem lại niềm vui hứng thú chohọc sinh, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
kĩ thuật dạy học tích cực, kết hợp với việc sử dụng một cách hiệu quả cácphương tiện dạy học Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động
Trang 2của giáo viên và học sinh trong các tình huống/hoạt động nhằm thực hiện, giảiquyết một nhiệm vụ/nội dung cụ thể Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽkích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường hiệu quả học tập, tăngcường trách nhiệm cá nhân, sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm của họcsinh trong hoạt động học tập.
Đã có một số nghiên cứu về kĩ thuật dạy học như kĩ thuật sử dụng sơ đồ
tư duy: luận văn của Trần Quốc Duyệt: Sử dụng sơ đồ tư duy trong daỵ học một
số kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể”; Đào Thu Trang: Rèn luyện một số kĩ năng học tập của HS thông qua dạy học chương “Chất rắn, chất lỏng Sự chuyển thể” với sự hỗ trợ của sơ đồ tư duy, ….) Tuy nhiên, các
nghiên cứu về sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực còn nằm rải rác trong một
số đề tài, chưa nằm trong một nghiên cứu cụ thể
Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy
học ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” - vật lí 10 cơ bản” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng đóng góp một phần
vào việc phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn và chấtlỏng Sự chuyển thể” - vật lí 10 cơ bản trong đó có vận dụng các kĩ thuật dạyhọc tích cực để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của họcsinh
3 Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu thiết kế được tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn
và chất lỏng Sự chuyển thể” - vật lí lớp 10 cơ bản trong đó có vận dụng các kĩthuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình đó thì sẽ pháthuy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh
Trang 34 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và hoạt động học trong tiến trình dạy học vật lí có vậndụng các kĩ thuật dạy học tích cực
- Các kĩ thuật dạy học tích cực
- Nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” - vật
lí 10 cơ bản
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông theohướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
- Nghiên cứu kĩ thuật dạy học tích cực
- Lựa chọn một số kĩ thuật dạy học tích cực thiết kế tiến trình dạy học một sốkiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” - vật lí 10 cơ bản
- Thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã soạn thảo nhằm đánh giátính khả thi của tiến trình dạy học, bổ xung, sửa đổi và hoàn thiện phương ándạy học này; sơ bộ đánh giá hiệu quả của đề tài với đối với việc phát huy tínhtích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Các luận văn, luận án, chương trình sách giáokhoa vật lí, sách, báo, các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, làm căn
cứ cho việc lựa chọn hình tổ chức hoạt động học phù hợp
- Điều tra thực trạng dạy học
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vận dụng kĩ thuật dạy học trongdạy học vật lí
Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn
và chất lỏng Sự chuyển thể” - SGK vật lí 10 cơ bản
Trang 4Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1 Dạy học tích cực và một số kĩ thuật dạy học tích cực
1.1.1 Dạy học tích cực [5]
Thuật ngữ - “Phương pháp dạy học tích cực” được dùng để chỉ những
phương pháp giáo dục/ dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa người học
Phương pháp dạy học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằmtích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học Trongdạy học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và giaotiếp ở mức độ cao Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phươngpháp cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩthuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường sự tham gia của ngườihọc, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, năng lựcsáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực (dạy học tích cực)chính là phát huy được tính tích cực nhận thức của HS Nói cách khác là “Dạyhọc lấy hoạt động của người học làm trung tâm”
Trong dạy học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của GV,người học được tham gia vào quá trình học tập Học sinh là chủ thể của HĐ, GVchỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, vì vậy đòi hỏi GV phải có kiến thức, nănglực chuyên môn, năng động sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phươngpháp, kĩ thuật dạy học một cách phù hợp có hiệu quả Chúng ta có thể sử dụngnhiều kĩ thuật hỗ trợ để phát huy tối đa hiệu quả của dạy học tích cực Những kĩthuật này làm cho bầu khí học tập sinh động, hứng thú hơn, tạo điều kiện cho
HS được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm và đào sâu kiếnthức, giải quyết vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễn…
Trang 6Tổ chức dạy học tích cực trong đó có vận dụng kĩ thuật dạy học tích cựcnhằm tăng cường vai trò của HS không chỉ dừng lại ở việc học cái gì mà mà cònchú trọng học như thế nào Vì vậy, tuỳ theo nội dung bài học, GV cần lựa chọncác kĩ thuật dạy học để tổ chức các hoạt động học tập của HS, nhằm lôi cuốn HStham gia vào quá trình nhận thức Việc thiết kế các nhiệm vụ học tập đòi hỏimỗi cá nhân HS phải nỗ lực làm việc một cách độc lập và trong sự tương tác vớicác thành viên khác trong lớp.
1.1.2 Kĩ thuật dạy học tích cực
1.1.2.1 Phân nhóm kĩ thuật dạy học tích cực
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên
và học sinh trong các tình huống/hoạt động nhằm thực hiện, giải quyết mộtnhiệm vụ/nội dung cụ thể [5]
Các kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặcbiệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kíchthích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS Căn cứ vào mục đích
sử dụng và vai trò của các kĩ thuật dạy học đối với HS và GV, ta có thể phânchia các kĩ thuật dạy học tích cực thành 4 nhóm, bao gồm: nhóm kĩ thuật đặt câuhỏi, nhóm kĩ thuật hợp tác, nhóm kĩ thuật thông tin phản hồi và nhóm kĩ thuậtđộng não Tuy nhiên việc phân định này chỉ mang tính tương đối, sự phân chiagiữa các kĩ thuật nhiều khi không được rõ ràng
Nhóm kĩ thuật đặt câu hỏi:
- Trong dạy học, hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò quan trọng, là mộttrong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS Thay choviệc thuyết trình, đọc chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên chuẩn bị hệ thống cáccâu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học,khuyến khích HS động não tham gia thảo luận xoay quanh vấn đề đặt ra Trongquá trình đàm thoại, GV là người tổ chức, HS chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát
Trang 7hiện kiến thức mới Đồng thời qua đó HS có được niềm vui, hứng thú khám phá
và tự tin khi thấy trong kết luận của thầy cô có phần đóng góp của mình
- Các loại câu hỏi:
Có câu hỏi đóng và câu hỏi mở Câu hỏi mở đòi hỏi HS phải suy nghĩ,giúp GV biết được rõ hơn mức độ hiểu bài của HS
Theo mục đích sử dụng có những kiểu câu hỏi như: Câu hỏi chuẩn đoán,
câu hỏi thách thức, câu hỏi (yêu cầu) hành động, câu hỏi so sánh, câu hỏi lựa
chọn, câu hỏi dự đoán, câu hỏi đánh giá…
Nhóm kĩ thuật hợp tác
Kĩ thuật hợp tác không chỉ nhằm chuẩn bị cho HS hướng tới xã hội hợptác sau này mà còn có thể giúp quá trình học tập tốt hơn Các kĩ thuật hợp tácđược dùng nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường sự hợptác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, hiệu quả học tập và trách nhiệm cá nhân Kĩthuật hợp tác bao gồm: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật đắpbông tuyết, kĩ thuật bể cá,…
Nhóm kĩ thuật thông tin phản hồi
- Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét,đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trìnhhọc tập
- Mục đích sử dụng các kĩ thuật thông tin phản hồi trong dạy học là nhằmđiều chỉnh, hợp lí hóa quá trình dạy học
- Các kĩ thuật thông tin phản hồi bao gồm: kĩ thuật “KWL”, sơ đồ tư duy,
kĩ thuật “tia chớp”, kĩ thuật “3 lần 3”, kĩ thuật “bắn bia”, kĩ thuật lắng nghe vàphản hồi tích cực, …
Nhóm kĩ thuật công não:
- Dùng để phát triển, huy động nhiều ý tưởng, giải đáp cho một vấn đề
- Bao gồm một số kĩ thuật như: công não viết, công não nặc danh …
Trang 81.1.2.2 Một số kĩ thuật dạy học tích cực [3],[13]
a) Kĩ thuật khăn trải bàn
Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác giữa hoạtđộng cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cựccủa học sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh cũngnhư phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
Tác dụng đối với học sinh
- Học sinh được tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau
- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề
- Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác
- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hộinhiều hơn cho học tập có sự phân hóa
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẽ kinh nghiệm và tôntrọng lẫn nhau
Trang 9- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phầnxung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm Mỗingười ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩtrả lời câu hỏi/nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viếtvào phần giấy của mình trên tờ A0
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thốngnhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn trải bàn”
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên
“khăn trải bàn”, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ýkiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhấtvào giữa “khăn trải bàn” Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại
ở phần xung quanh của “khăn trải bàn”
Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học vật lí:
Có thể áp dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học vật lí khi:
- Trao đổi thảo luận về một vấn đề nào đó thông qua câu hỏi
- Các hiện tượng vật lí được giải thích dựa trên được nhiều quan điểmkhác nhau
- Các bài toán vật lí được giải quyết bằng nhiều phương pháp khác nhau
- Yêu cầu HS đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm chứng một giảthuyết hay hệ quả của nó
Trang 10 Ví dụ vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn để dạy học kiến thức: Cách làmgiảm điện năng hao phí khi truyền tải đi xa trong bài “Máy biến áp Truyền tảiđiện năng” (SGK Vật lí 12).
- Sau khi học xong kiến thức về máy biến áp và xây dựng được công thứcxác định công suất hao phí trên dây là , GV có thể vận dụng
kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức hoạt động học tập cho HS nghiên cứu các cáchlàm giảm điện năng hao phí khi truyền tải đi xa
- Mục tiêu: HS nêu được các cách làm giảm điện năng hao phí khi truyềntải đi xa và lựa chọn được cách tối ưu
- Cách thức thực hiện: GV chia lớp thành các nhóm Phát cho mỗi nhómmột “khăn trải bàn”
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu các cách làm giảm điện năng hao phí khi truyền tải đi xa?
Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên “khăntrải bàn”.Sau đó thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa “khăntrải bàn” Đại diện các nhóm trình bày kết quả Các nhóm khác tham gia phảnhồi góp ý kiến, GV nhận xét và kết luận
Dự kiến kết quả hoạt động:
Tăng điện áp U nơi phát điện
và giảm điện áp nơi tiêu thụ tới giá trị cần thiết bằng máy
biến áp.
Trang 12b) Kĩ thuật mảnh ghép
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm
và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích
sự tham gia tích cực của HS cũng như cơ bản vai trò của cá nhân trong quá trìnhhợp tác
Trang 13- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ởvòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm
vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả
Tác dụng đối với học sinh
- Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực
- Phát huy hiểu biết của học sinh và giải quyết những hiểu sai
- Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm
- Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân
Những khó khăn khi vận dụng kĩ thuật mảnh ghép
- Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòngthảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả Vì đểgiải quyết được các nhiệm vụ học tập ở vòng thứ 2, thì đảm bảo các tất cả cácthành viên trong nhóm phải hiểu đúng được các nội dung kiến thức của vòng 1
Do đó, khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật này, GV cần chuẩn bị các phiếu trợgiúp hoạt động của các nhóm ở vòng 1
- Số lượng thành viên ở nhóm chuyên gia phải được tính toán kỹ lưỡng
để khi tạo nhóm mảnh ghép tránh được tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu
- Không sử dụng được cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràngbuộc “nhân – quả” với nhau
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu
được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụphức hợp ở vòng 2
- Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác địnhyếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ởvòng 1, chuẩn bị cho vòng 2
Trang 14- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên cóthể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ
có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1 Do
đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này
- Khi thực hiện nhiệm vụ, cần phân công rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm như sau:
Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
Liên lạc với nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với thầy cô Liên lạc với thầy cô để xin trợ giúp
Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học vật lí
Có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép khi:
- Tổ chức tìm hiểu về một chủ đề nhỏ trong lớp học
- Nội dung kiến thức mới được xây dựng từ nhiều khía cạnh khác nhau
- Nội dung kiến thức có thể phân chia ra thành các phần có thể nghiêncứu một cách độc lập
Ví dụ vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học bài “Từ thông Cảmứng điện từ” Vật lí 11 cơ bản
- Sau khi HS đã có khái niệm về từ thông, GV có thể vận dụng kĩ thuậtmảnh ghép để tổ chức hoạt động học tập cho HS nghiên cứu nguyên nhân làmxuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch điện kín
- Mục tiêu: Từ các thí nghiệm HS phát hiện được nguyên nhân chunglàm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch điện kín
Trang 15- Cách thực hiện: Chia nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, phát cho mỗi nhóm
HS bộ thí nghiệm gồm: Nam châm, vòng dây dẫn, điện kế,
+ Giai đoạn 1: Mỗi nhóm chuyên gia tiến hành một thí nghiệm từ đó rút
ra điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch kín
Nhóm 1: Làm thí nghiệm: Cố định diện tích vòng dây, thay đổi vị trítương đối giữa nam châm và vòng dây dẫn kín
Nhóm 2: Làm thí nghiệm: Cố định vị trí của nam châm và vòng dâynhưng thay đổi diện tích diện tích vòng dây
Nhóm 3: Làm thí nghiệm: Cố định vị trí của nam châm, vòng dây và diệntích vòng dây Thay đổi từ trường qua vòng dây bằng cách thay đổi cường độdòng điện qua nam châm điện
Trang 16- Bước 1 Phát phiếu học tập “Sơ đồ KWL”
(sau khi GV đã giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học)
- Bước 2: Hướng dẫn HS điền các thông tin vào phiếu
HS điền các thông tin trên phiếu sau:
Tên bài học (hoặc chủ đề): ……….
Tên học sinh (hoặc nhóm): ………
K (Những điều đã biết)
W
(Những điều muốn biết)
L
(Những điều đã học được sau bài học)
- Bước 3: Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, HS điền vào cột L của
phiếu những gì vừa học được Lúc này HS xác nhận về những điều các em đãhọc được qua bài học, đối chiều với những điều muốn biết, đã học được để đánhgiá được kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật “KWL”:
- Có thể tổ chức học sinh làm việc cá nhân, nhóm hoặc là toàn lớp.
- Nếu HS làm việc theo nhóm cần trao đổi thống nhất về những điều đã
biết trước khi điền vào cột K
- Có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý (nếu cần),ví dụ:
+ Bạn đã biết những kiến thức, kĩ năng nào liên quan đến nội dung … củabài học
+ Bạn cần biết những kiến thức, kĩ năng nào ở bài học này?
+ Sau khi học xong bài học này bạn đã học được những kiến thức, kĩ năng nào?
Vận dụng kĩ thuật “KWL” trong dạy học vật lí
Có thể áp dụng kĩ thuật “KWL” khi:
- Dạy bài ôn tập
Trang 17- Dạy học kiến thức mới trên cơ sở phát triển kiến thức cũ
- Có thể sử dụng “sơ đồ KWL” để hướng dẫn HS thực hiện một dự án đơn
gì ?
- Điều kiện cân bằng củamột vật rắn chịu tác dụngcủa 3 lực không songsong là 3 lực đó phải cógiá đồng quy và đồngphẳng, hợp lực của 2 lựcphải cân bằng với lực thứ
3 (hợp lực bằng 0)
d) Kĩ thuật đắp bông tuyết
Trang 18e) Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực
Lắng nghe tích cực
- Đặc tính
+ Lắng nghe tích cực là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mìnhhoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói Lắng nghe là một mặt giaotiếp trong cuộc sống
+ Khả năng lắng nghe tích cực không phải là một kỹ năng bẩm sinh củamỗi người Bất cứ ai muốn thành công trong học tập, giảng dạy, công việc khác,phải trau dồi nó và học cách làm chủ nó Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵnsàng nhận ra giá trị trong cuộc đối thoại bạn tham gia
- Có thể dùng để
+ Thu thập, phân tích thông tin, hiểu biết, giải trí và học hỏi
+ Cảm thông trong những mối quan hệ giữa người với người
- Tác dụng đối với học sinh:
+ Cải thiện kĩ năng giao tiếp, phát triển những mối quan hệ cá nhân trongdạy- học, công việc và cuộc sống
+ Tạo ra môi trường học tập thân thiện, thể hiện sự tôn trọng giữa HS với
GV, HS với HS và GV với HS
- Những điều lưu ý khi sử dụng kĩ thuật này
+ Cử chỉ thân thiện, ánh mắt nhìn thẳng vào người đang nói chuyện, hay đặtcâu hỏi là thể hiện sự quan tâm của bạn, là cách lắng nghe hiệu quả nhất Người đốidiện sẽ biết rằng bạn thực sự quan tâm tới những gì mà họ đang trình bày
+ Khách quan khi lắng nghe để giảm được cảm xúc khi nghe và kiên nhẫncho đến khi nghe được toàn bộ thông tin
+ Hãy tìm kiếm thông tin không lời Thường thì giọng nói hoặc cách diễn
tả của người đang nói được bộc lộ thông tin nhiều hơn bằng lời
Trang 19+ Xem lại những điểm quan trọng Nó có ý nghĩa không? Những kháiniệm có được minh họa bằng sự kiện không?
+ Có thể nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn; hãy khoanphán đoán phê bình cho đến khi người nói kết thúc
+ Không ngắt lời, vì việc ngắt lời có thể gây lo lắng cho người nói trongkhi bạn đang muốn tìm hiểu trọng tâm của vấn đề đang được trình bày
+ Hãy đánh giá và nhận xét nội dung chứ không phải phê bình người nói.+ Hãy đưa ra ý kiến phản hồi để người nói biết bạn đang theo dõi cuộc nóichuyện với họ Hãy nhìn thẳng vào người nói Hãy nhắc lại và tóm tắt nội dungcủa người nói sau khi họ nói xong
+ Tuy nhiên, lắng nghe tích cực cũng có nghĩa là bạn biết điểm dừng củacuộc nói chuyện Trong trường hợp người nói quá dài, lan man, bạn có thểkhống chế thời gian để tránh bị “cháy giáo án” bằng cách nói với HS/người nói:
“Cám ơn em/bạn đã trao đổi vấn đề này” hoặc “Hãy xem còn bạn nào có suynghĩ tương tự hoặc ý kiến khác của em/bạn,…
+ Trong một cuộc thảo luận, tốt nhất hãy đặt ra qui định về thời gian,cùng thống nhất thời gian nói tối đa cho mỗi ý kiến Ví dụ: mỗi người chỉ nênnói trong vòng 1 phút, …
Trang 20+ Ghi nhớ: lưu giữ thông tin để tham khảo sau này Khi bạn lắng nghe hãygiữ lại những gì đã nghe bằng ghi chép lại hoặc phác thảo trong đầu những điểmquan trọng của người nói.
+ Đánh giá: ứng dụng kỹ năng phân tích phê bình để đo lường nhữngnhận xét của diễn giả Bạn tách sự kiện ra khỏi ý kiến và đánh giá chất lượngcủa các chứng cứ đó
+ Đáp lại: Phản hồi lại khi bạn đánh giá thông tin của người nói Nếu bạngiao tiếp cá nhân hay trong một nhóm nhỏ, thông thường là những hình thứcthông tin phản hồi bằng lời Nếu bạn là một trong số nhiều người tham dự, hìnhthức thông tin có thể là vỗ tay hoan nghênh, cười hoặc im lặng, … Sau đó, bạn
có thể phản hồi lại dựa theo những gì bạn nghe được
Tóm lại việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinhthần, nên nó bị chi phối bởi các rào cản về cả hai hoạt động đó Bởi vậy, muốn lắngnghe tích cực cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó
- Những rào cản của lắng nghe tích cực là:
+ Định kiến: Nghe qua một phễu lọc, áp đặt những kinh nghiệm và niềm niêncủa chính mình vào những gì chúng ta nghe được và thường hiểu sai vấn đề
+ Vị kỉ (chỉ nghĩ đến cá nhân mình, coi thường mối quan tâm của người nói,
… Cho rằng thảo luận bất cứ vấn đề gì họ đều hiểu biết nhiều hơn người nói)
+ Nghe có chọn lọc: cũng là một rào cản phổ biến của lắng nghe tích cực.Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là thông tin đó đọng lại trongtâm trí bạn không phải là những gì người nói mà là những gì bạn nghĩ rằngHS/người đang thuyết trình phải nói
Phản hồi tích cực
- Đặc tính
+ Phản hồi là đưa thông tin xác nhận lại hay đóng góp những ý kiến đểphát triển những thông tin có được Việc đưa ra những thông tin phản hồi hiệu
Trang 21quả sẽ giúp cơ bản tinh thần làm việc cũng như thành tích làm việc trongnhóm/lớp của HS.
+ Phản hồi trong dạy - học là một hoạt động trả lời, đánh giá và đưa ra ýkiến về quá trình thực hiện hoạt động dạy- học của một thành viên liên quan.Một phương pháp phản hồi tích cực sẽ giúp việc dạy hay học của người đượcphản hồi tốt hơn
+ Phản hồi chỉ có ý nghĩa khi bạn biết cách đưa ra các phản hồi mang tínhchất xây dựng, tích cực với mong muốn giúp người được phản hồi phát triển vàhoàn thành công việc tốt hơn Những ý kiến phản hồi tích cực thường tách cánhân ra khỏi vấn đề Hãy nhớ nguyên tắc “khen trước và đề xuất thay đổi sau”khi phản hồi
+ Nếu bạn là người được phản hồi, nhận được ý kiến từ người khác vềquá trình thực hiện công việc của bạn là cơ hội để bạn tự hoàn thiện mình Hãycoi đây là một việc bình thường và là cơ hội để bạn, mọi người hiểu về chínhbạn hơn
- Có thể dùng để:
+ Chỉ ra cho người thực hiện (GV hoặc HS) thấy được/hiểu được cáchành động của mình thông qua nhận xét, đánh giá của người thực hiện khác
+ Khuyến khích không ngừng cơ bản hiệu quả dạy – học
+ Xây dựng một môi trường làm việc, học tập cởi mở
- Những điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này:
+ Phản hồi mang tính chất xây dựng:
Trang 22+ Phản hồi không mang tính chất xây dựng:
Chú trọng vào cá tính của một người
Để ra lệnh
Phán xét hành động
Mơ hồ, chung chung
Sử dụng để thỏa mãn người đưa ra phản hồi
- Phản hồi trong dạy học cần chú ý:
+ HS cần hiều mục tiêu học tập của nhiệm vụ và mức độ hoàn thành mụctiêu HS cũng cần hiểu những điều cần đạt được khi đối chiếu với mục tiêu họctập, hoặc đích đến tiếp theo
+ Tập trung vào mục tiêu học tập/ các tiêu chí thành công của nhiệm vụ
+ Dạy học sinh cách tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
+ Các giao tiếp bằng lời và cử chỉ của GV có thể tác động mạnh mẽ đếnviệc HS nhận thức được năng lực
+ Tạo điều kiện cho HS hoàn thiện khả năng của mình
+ Học sinh cần thời gian để thực hiện theo nhận xét của GV
- Cách thực hiện:
Các bước của quá trình phản hồi mang tính xây dựng:
+ Bước 1: Quan sát (nghe, xem) và suy nghĩ (tôi nhìn thấy gì? À tôi đánh
gián như thế nào về điều mà tôi nhìn thấy?)
Trang 23+ Bước 2: Kiểm tra nhận thức: Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình
hiểu đúng ý định của người thực hiện
+ Bước 3: Đưa ra ý kiến đóng góp của mình:
Xác nhận và thừa nhận những ưu điểm
(cần giải thích tại sao lại đánh giá đó là những ưu điểm)
Đưa ra các gợi ý để hoàn thiện hoặc cơ bản
(cần giải thích tại sao lại đưa ra các gợi ý đó)
- Trong dạy học có thể phản hồi kết quả làm việc của HS:
+ Bằng số điểm hoặc xếp hạng
+ Bằng nhận xét
+ Kết hợp bảng điểm số hoặc xếp hạng và nhận xét
f) Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất đểchuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não Đồng thời làmột phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó:
“sắp xếp’’ ý nghĩ
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnhtrung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng cácnhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm Cácnhánh chính lại được phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3, … sự kết nối giữacác nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể baoquát được các ý tưởng trên một phạm vị sâu rộng mà các ý tưởng thông thườngkhông thể làm được
Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Trang 24Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽgiúp bạn:
- Sáng tạo hơn
- Tiết kiệm thời gian
- Ghi nhớ tốt hơn
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
- Sơ đồ tư duy có thể được thiết kế thủ công trên một trang giấy A0 cónhiều màu sắc khác nhau để làm phương tiện dạy học và cũng có thể thiết kếtrên máy tính có cài đặt phần mềm Mindjet MindManager Pro 7, Freemind tích hợp với việc sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint, violet
Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy
- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề Tại sao lại phải dùnghình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụngtrí tưởng tượng của mình Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trungđược vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn
- Luôn sử dụng màu sắc Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích nãonhư hình ảnh
- Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánhnhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,
… bằng các đường kẻ Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càngđược tô đậm hơn, dày hơn Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu vànhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
- Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
- Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đườngcong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
Trang 25- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí
- Có thể vận dụng khi dạy học bài ôn tập về một chủ đề nhằm kiểm trakhả năng ghi nhớ các kiến thức của HS về chủ đề đó
- Có thể vận dụng trước khi kết thúc một bài học để kiểm tra sự nắm bắtkiến thức của học sinh trong bài học đó
Ví dụ: Vẽ sơ đồ tư duy về chủ đề “Dao động cơ” – Vật lí 12
1.2 Tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh trong học tập
1.2.1 Tính tích cực nhận thức của học sinh trong học tập
a) Khái niệm [6]
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinhđặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trìnhnắm kiến thức
Tính tích cực nhận thức vừa là mục đích của hoạt động, vừa là kết quả củahoạt động Có thể nói tính tích cực nhận thức là phẩm chất hoạt động của cánhân Tính tích cực nhận thức của HS đòi hỏi phải có các nhân tố: tính lựa chọn,thái độ đối với đối tượng nhận thức, đề ra cho mình mục đích nhiệm vụ cần giảiquyết sau khi đã lựa chọn đối tượng, cải tạo đối tượng trong hoạt động sau này
Trang 26nhằm giải quyết vấn đề Hoạt động mà thiếu những yếu tố này thì không thể nóitích cực nhận thức.
b) Các biểu hiện của tính tích cực của học sinh trong học tập[16]
Tính tích cực của HS biểu hiện ở những dấu hiệu sau đây:
Biểu hiện bên ngoài, qua thái độ, hành vi và hứng thú
- HS chú ý lắng nghe, quan sát, theo dõi thầy cô giáo
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập do GV đề ra với thái độ hứng thú, sôi nổi
- HS hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập
- HS tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn,phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thíchcặn kẽ những vấn đề chưa rõ
- HS thường xuyên tranh luận, trao đổi với bạn bè về các vấn đề học tập
- HS sẵn sàng, hồ hởi đón nhận các nhiệm vụ học tập, tự giác thực hiện
và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi cách, sớm hơn kế hoạch
Ví dụ: Khi dạy học các bài “Sự chuyển thể của các chất, Độ ẩm không khí”,
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS bằng các phiếu học tập Qua việc hoàn thành phiếu học tập đúng thơi gian qui định hoặc sớm hơn và giải quyết được hết các nhiệm vụ học tập sẽ giúp GV đánh giá được tính tích cực của học sinh.
- HS ghi nhớ tốt những điều đã học và có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngônngữ của mình
Biểu hiện bên trong : những biểu hiện này khó phát hiện hơn, như có tư duy chuyểnbiến, có những sáng tạo hơn học tập hơn trước, tập trung chú ý vào vấn đề đang học
Biểu hiện qua kết quả học tập : HS chủ động vận dụng linh hoạt nhữngkiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, kiên trì hoàn thành các bài tập,không nản lòng trước những tình huống khó khăn và đạt kết quả học tập tốt hơn
c) Các biện pháp phát huy TTC nhận thức của HS
Trang 27- Nội dung DH phải mới, nhưng không qúa xa lạ với HS và cái mới phảiliên hệ, phát triển cái cũ, có khả năng áp dụng trong tương lai Kiến thức phải cótính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhậnthức của HS.
- Phải dùng các PP đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh,
tổ chức thảo luận, sêmina và phối hợp chúng với nhau
Ví dụ: Khi dạy bài “Độ ẩm của không khí”, GV có thể lôi cuốn, tạo hứng thú để HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập bằng việc đặt vấn đề vào bài như sau: Trong chương trình dự báo thời tiết có thông báo: “Độ ẩm không khí
ở Hà Nội là 80%” Điều đó có ý nghĩa gì? Độ ẩm không khí có vai trò gì đối với con người và cuộc sống?
- Sử dụng các phương tiện DH hiện đại
- Sử dụng các hình thức, kĩ thuật tổ chức DH khác nhau: cá nhân, nhóm,tập thể, tham quan
Ví dụ: Khi dạy học bài “Sự chuyển thể của các chất”, GV vận dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho các nhóm HS nghiên cứu về các quá trình chuyển thể Mỗi nhóm được phân công nhiệm vụ cụ thể, nghiên cứu từng quá trình chuyển thể sẽ kích thích học sinh tích cực hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình.
- Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới
Ví dụ: Sau khi HS đã tìm hiểu về quá trình chuyển của các chất GV viên
tổ chức cho HS giải thích một số hiện tượng trong thực tế như: Giải thích vòng tuần hoàn của nước trong khí quyển; giải thích tại sao không để các bình đầy nước nút kín vào ngăn đá của tủ lạnh?
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức
- Kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS
- Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sựhọc nói chung và biểu dương những HS có thành tích học tập tốt
Trang 281.2.2 Tính tự lực nhận thức
a) Khái niệm [6]
Theo nghĩa rộng, bản chất của tính tự lực nhận thức là sự sẵn sàng về mặttâm lí cho sự tự học
Sự chuẩn bị này là tiền đề cho hoạt động có mục đích, cho sự điều chỉnh
và đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả Nó giúp cho người học thực hiện có kếtquả trách nhiệm học tập của mình Sử dụng những vốn hiểu biết kinh nghiệm vànhững sản phẩm cá nhân của mình một cách đúng đắn, hợp lí, giữ vững sự tựkiểm tra và biết xây dựng lại hoạt động của mình khi gặp những trở ngại mà bảnthân chưa có sự để phòng
Theo nghĩa hẹp, tính tự lực nhận thức là phẩm chất tư duy thể hiện ở nănglực, nhu cầu và tính tổ chức học tập cho phép HS tự học
Cở sở hình thành tính tích cực là tính tự giác, tính tích cực phát triển đếnmột mức độ nào đó thì hình thành tính tự lực Như vậy, tính tự lực chứa đựngtrong nó cả tính tự giác và tính tích cực
b) Các biện pháp phát huy tính tự lực nhận thức [11]
Để đảm bảo cho HS tự lực hoạt động nhận thức có kết quả, người GV cầnđảm bảo được những điều kiện sau:
- Đảm bảo cho HS có điều kiện tâm lí thuận lợi để tự lực hoạt động
- Tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ, hứng thú tìm cái mới (xây dựngtình huống có vấn đề)
Có thể gợi động cơ, hứng thú học tập bằng những tác động bên ngoài như:khen thưởng, hứa hẹn một viễn cảnh tương lai tốt đẹp, nhưng quan trọng nhất làkích thích bên trong bằng mâu thuẫn nhận thức, mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mớicần phải giải quyết và khả năng hiện có của HS còn bị hạn chế, chưa đủ, cầnphải cố gắng vươn lên tìm kiếm một giải pháp mới, kiến thức mới
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi
Trang 29GV cần phải biết chờ đợi, động viên, giúp đỡ và lãnh đạo lớp học sao cho
HS mạnh dạn tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến riêng của mình, nêu thắc mắc,lật ngược vấn đề, chứ không phải chờ đợi sự phán xét của GV
Đặc biệt chú ý cần khắc phục tâm lí sợ mất nhiều thời gian Cần phải dànhnhiều thời gian cho HS thảo luận, phát biểu, dần dần tốc độ suy nghĩ và phátbiểu sẽ nhanh lên
- Tạo điều kiện để HS có thể giải quyết thành công những nhiệm vụđược giao
- Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản: Gồm thaotác tay chân như quan sát, lắp rắp thí nghiệm và thao tác tư duy như phân tích,tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa GV có thể hướng dẫn HSthao tác tư duy bằng cách đưa ra những câu hỏi mà HS muốn trả lời được thìphải thực hiện một thao tác tư duy nào đó.
- Hình thành phương pháp tự học cho HS
- Xây dựng các nhiệm vụ học tập độc lập
Ví dụ: Khi dạy bài “Sự chuyển thể của các chất”, GV vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức cho HS giải quyết nhiệm vụ học tập: “Giải thích tại sao trong suốt quá trình nóng chảy nhiệt độ của chất chất rắn kết tinh không thay đổi mặc dù ta vẫn cung cấp nhiệt?”, mỗi học sinh làm việc độc lập, tự đưa
ra câu trả lời vào phần riêng của mình trên “khăn trải bàn”.
1.2.3 Năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh trong học tập [9]
a) Khái niệm năng lực và năng lực nhận thức sáng tạo
Trong khoa học tâm lý, người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lýriêng của cá nhân Nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt một loạihoạt động nào đó, mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả tốt.Năng lực gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực hoạt động tương ứng Kĩ năng,
kĩ xảo liên quan đến việc thực hiện một loại hành đông hẹp chuyên biệt Còn nănglực chứa đựng yếu tố mới mẻ, linh hoạt trong hành động, có thể giải quyết nhiệm
Trang 30vụ thành công trong nhiều tình huống khác nhau, trong một lĩnh vực rộng hơn.Năng lực được hình thành và phát triển khi con người hoạt động.
Sáng tạo là một hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thầnhay vật chất có tính đổi mới, có ý nghĩa xã hội, có giá trị
Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vậtchất và tinh thần, tìm ra những cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụngthành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới
b) Sự khác nhau giữa hoạt động nhận thức sáng tạo của nhà khoa học và hoạt động nhận thức sáng tạo của HS.
Khái niệm
sáng tạo
Tìm ra cái mới, giải pháp mới
mà trước đó loài người chưabiết đến
Xây dựng, tìm kiếm kiếnthức mà nhân loại đã có,chỉ mới đối với mình
Thời gian
hoạt động
Có thể diễn ra trong nhiều năm,nhiều tháng để khám phá ra mộtđịnh luật, xây dựng một thuyết
Thời gian để “khámphá”, “xây dựng” lại trithức đó rất ngắn
Có phương tiện thô sơđạt độ chính xác thấp vàđiều kiện làm việc chủyếu ở lớp học
c) Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý
Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựngkiến thức mới
Trang 31Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết Dự đoán có vai tròrất quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học
Luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán
Bài tập sáng tạo: Trong dạy học vật lí, ngoài việc rèn luyện năng lực sángtạo cho HS trong quá trình xây dựng kiến thức mới, người ta còn xây dựngnhững loại bài tập riêng với mục đích bồi dưỡng năng lực sáng tạo và được gọi
là bài tập sáng tạo Khi giải những bài tập sáng tạo, ngoài việc phải vận dụngmột số kiến thức đã học, HS bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ,không thể suy ra một cách lôgic từ những kiến thức đã học
d) Các biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập
Trong học tập, năng lực sáng tạo của HS được biểu hiện qua các hànhđộng cụ thể sau:
- HS phát hiện được những vấn đề mới trong các tình huống quen thuộc
- Đề xuất được các giả thuyết và vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tế
để dự đoán diễn biến hiện tượng vật lí
- Có khả năng nhìn nhận đối tượng dưới các khía cạnh khác nhau
- Có khả năng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp khác nhau để giảiquyết một vấn đề
- Học sinh tự tìm ra được đặc điểm của các quá trình, hiện tượng vật lí
- HS tự bố trí, tiến hành thí nghiệm và nhận xét được kết quả thí nghiệm
- HS tự sắp xếp, trình bày các kết quả học tập theo cách của mình
Trong thực nghiệm sư phạm, chúng tôi sẽ dựa vào những biểu hiện trên
để đánh giá tính sáng tạo của học sinh trong học tập
Trang 321.3 Nghiên cứu thực tiễn vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đánh giá nhận thức của GV và thực trạng dạy họcvật lí trong đó có vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
1.3.2 Phương pháp, đối tượng nghiên cứu
Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra thực hiện trên đối tượng 90 GVvật lí của một số trường THPT tỉnh Thái Bình
1.3.3 Kết quả nghiên cứu
Thông qua phiếu điều tra (phụ lục 2), tổng kết, phân tích các kết quả điều
tra về tình hình vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực ở một số trường THPT thuộctỉnh Thái Bình, chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Hầu hết GV vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, chưa
có ý thức đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng tích cực 87% GV chưatừng hoặc rất hiếm khi vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
- 100% GV đều nhận thấy được vai trò, tác dụng của các kĩ thuật dạy họctích cực trong việc phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, đào sâu kiến thức,phát triển các kĩ năng giao tiếp, hợp tác của HS trong học tập
- 85,3% GV cho rằng phải chú trọng đến việc thiết kế nhiệm vụ học tậpcho HS trong các kĩ thuật dạy học tích cực
- Đối với các GV đã từng vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào trongdạy học đều khẳng định học sinh rất hứng thú với hình thức học tập này
- Tìm hiểu những khó khăn khi vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cựctrong dạy học vật lí, chúng tôi nhận được các ý kiến sau:
+ 38% GV chưa hiểu sâu sắc về các kĩ thuật dạy học tích cực
+ 32% GV cho rằng HS đã quen với lối học thụ động
+ 11% GV cho rằng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.+ 19% GV cho rằng không đủ thời gian để tổ chức
Các lí do khác GV đưa ra là
Trang 33+ Nội dung bài học, chương trình SGK còn nhiều bất cập.
+ Học sinh chưa thể thích ứng với phương pháp dạy học mới
+ Cả GV và HS mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị trước khi lên lớp.+ Việc dạy và học nặng về thi cử
1.3.4 Giải pháp
Trên cơ sở phân tích thực tiễn, chúng tôi đề xuất giải pháp:
- Tập huấn cho GV về các kĩ thuật dạy học tích cực
- Các nhà trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để GV có thể đưa các kĩthuật dạy học vào trong giờ học
- Tiến hành đổi mới các phương pháp dạy học tích cực đồng bộ ở nhiều
bộ môn
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạyhọc vật lí nói riêng là một trong những yêu cầu cần thiết, phù hợp với yêu cầucủa giáo dục hiện đại Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học vật lí hiện naytại một số trường Trung học phổ thông đặt ra ra nhiều vấn đề cho các ban ngànhliên quan, các nhà nghiên cứu giáo dục và đội ngũ giáo viên các trường THPT.Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần đưa ra thực trạng đổimới phương pháp dạy học vật lí Qua đó góp phần của mình vào công cuộc đổimới giáo dục của đất nước nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí cóhiệu quả tại trường Trung học phổ thông
Trang 34KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cở sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc vận dụng các kĩ thuậtdạy học tích cực vào trong dạy học vật lí, đồng thời để đáp ứng các yêu cầu củagiáo dục thời đại đặt ra, chúng tôi nhận thấy, trong dạy học cần phải tổ chức cho
HS tham gia vào các hoạt động học tập nhằm bồi dưỡng, phát huy tính tích cực,
tự lực và khả năng sáng tạo của HS Phát huy tính tích cực đã là một trong cácphương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủđất nước
Để cụ thể hóa việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy họcvật lí, nhiệm vụ tiếp theo đặt ra cho chúng tôi là phải thiết kế được các tiến trìnhdạy học một số kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” trong
đó có vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực Đạt được mục đích này, chúng tôiđặc biệt cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Đặc điểm nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sựchuyển thể”
- Lựa chọn các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung kiến thức
- Lựa chọn các phương tiện dạy phù hợp
- Xây dựng tiến trình dạy học trong đó có vận dụng các kĩ thuật dạy họctích cực để tổ chức các hoạt động học tập tích cực, tự lực và sáng tạo cho HS
Tất cả các vấn đề trên chúng tôi sẽ trình bày trong chương 2 của luận văn
Trang 35CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ”
- VẬT LÍ 10 CƠ BẢN 2.1 Phân tích nội dung kiến thức và thực tiễn dạy học phần “Sự chuyển thể của các chất”– Vật lí 10 cơ bản
2.1.1 Nội dung kiến thức
2.1.1.1 Đặc điểm phần kiến thức “Sự chuyển thể của các chất”
Phần kiến thức “Sự chuyển thể của các chất” thuộc chương VII “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” của SGK vật lí 10 cơ bản Đây là phần chứa
đựng các kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống và có nhiều ứng dụng trongtrong khoa học kĩ thuật
Trong chương trình vật lý lớp 6, HS đã được nghiên cứu một cách sơ bộ
về các kiến thức liên quan đến chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể giữa cácchất Qua đó, HS đã biết được những khái niệm cơ bản về: sự nóng chảy, sựđông đặc, sự bay hơi, ngưng tụ và sự sôi Những khái niệm này được hình thànhchủ yếu qua việc quan sát hiện tượng và kinh nghiệm thực tế của bản thân HS.Đồng thời HS cũng đã biết được một vài đặc điểm của các quá trình chuyển thểnhư: phần lớn các chất rắn có nhiệt độ nóng chảy và đông đặc xác định; trongsuốt quá trình nóng chảy và đông đặc nhiệt độ của chất rắn không thay đổi; tốc
độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặtthoáng chất lỏng
Trong chương trình vật lý lớp 10, HS tiếp tục được nghiên cứu về đặc điểmcủa các chất và sự chuyển thể giữa chúng Ngoài việc nắm được các khái niệmchung về sự chuyển qua lại giữa ba thể rắn, lỏng, khí khi thay đổi nhiệt độ và ápsuất ngoài, HS chủ yếu đi sâu vào giải thích các quá trình chuyển thể và đặc điểmcủa các quá trình chuyển thể này Phân biệt được quá trình nóng chảy của chất rắnkết tinh và chất rắn vô định hình Phân biệt rõ sự bay hơi và sự sôi, giải thích rõnguyên nhân của sự bay hơi theo cơ chế vi mô dựa trên chuyển động nhiệt của các
Trang 36phân tử chất lỏng và chất khí ở trạng thái cân bằng động để nhận thức sâu sắc hơn
về bản chất của các hiện tượng tự nhiên Trên cơ sở đó, HS dễ dàng phân biệt đượctrạng thái hơi khô và hơi bão hòa Các quá trình nóng chảy – đông đặc, bay hơi –ngưng tụ đều xảy ra sự hấp thụ và tỏa nhiệt Vì vậy, các công thức xác định nhiệtnóng chảy của các chất rắn và nhiệt bay hơi của các chất lỏng cũng được giới thiệu
để HS làm quen với việc giải các bài tập định lượng liên quan đến các nội dungnày
Ngoài việc nghiên cứu quá trình chuyển thể của các chất, SGK vật lý 10
cơ bản còn đề cập đến một phần kiến thức liên quan hết sức bổ ích đó là “Độ ẩmcủa không khí” Đây là một nội dung khá quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đốivới con người Nó góp phần vào việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứngđồng thời cũng phần nào giúp HS giải thích một số hiện tượng liên quan đến sựbiến đổi của thời tiết và khí hậu trên cơ sở khoa học
2.1.1.2 Chuẩn kiến thức và kĩ năng cần đạt được đối với các kiến thức phần
“Sự chuyển thể của các chất”
Chương trình giáo dục phổ thông vật lí (do Bộ Giáo dục và đào tạo banhành) qui định mức độ cần đạt của học sinh khi học các nội dung kiến thức trong
phần “Sự chuyển thể của các chất” lớp 10 như sau: (bảng 2.1)
2.1.1.3 Sơ đồ logic nội dung kiến thức phần “Sự chuyển thể của các chất”
Nội dung kiến thức phần “Sự chuyển thể của các chất” bao gồm các đơn vịkiến thức: sự nóng chảy và đông đặc, sự hóa hơi và ngưng tụ, độ ẩm của không khí
Mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức này được thể hiện qua sơ đồ sau: (bảng 2.2) 2.1.1.4 Nội dung các kiến thức phần “Sự chuyển thể của các chất”
a) Sự chuyển thể của các chất
Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Nhiệt độ nóng chảy và đông đặc
+ Sự nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ trạng thái rắn sang trạngthái lỏng Nhiệt độ mà ở đó chất rắn kết tinh bắt đầu nóng chảy gọi là nhiệt độnóng chảy hay điểm nóng chảy
Trang 37+ Dưới áp suất ngoài nhất định, chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảyxác định và nhiệt độ đó không đổi trong suốt thời gian nóng chảy mặc dù khi đóvật vẫn nhận được nhiệt từ ngoài Sau khi vật rắn kết tinh đã hóa lỏng hoàn toànthì nhiệt độ của khối lỏng tiếp tục tăng nếu ta vẫn đun nóng vật.
+ Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất và áp suất ngoài
+ Đối với chất rắn vô định hình, khi bị nung nóng thì nó mềm dần cho đếnkhi hóa lỏng hoàn toàn và trong quá trình này nhiệt độ của hệ tăng liên tục Nhưvậy chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định và không cónhiệt nóng chảy
- Quá trình các chất biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn đượcgọi là sự đông đặc Sự đông đặc chỉ xảy ra khi khối lỏng truyền nhiệt cho các vậtngoài Trong quá trình đông đặc nhiệt độ của khối chất không đổi và được gọi lànhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc
- Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ dưới cùngnhững điều kiện như nhau
- Giải thích quá trình nóng chảy của chất rắn kết tinh
Khi nung nóng vật rắn kết tinh, động năng trung bình của mỗi phân tử cấutạo nên vật rắn tăng lên và khoảng cách giữa chúng sẽ xa nhau hơn làm cho vậtdãn nở Lúc đó một phần của động năng tăng thêm dùng để thắng lực tương tác
giữa các hạt (lúc này là lực hút) làm cho thế năng tương tác tăng lên Tiếp tục
nung nóng thì cả thế năng tương tác và động năng trung bình của hạt tiếp tụctăng và do đó nhiệt độ của vật tăng Khi động năng trung bình của hạt đủ lớnđến mức lực hút giữa các hạt không còn giữ được chúng ở các nút mạng thìmạng tinh thể bị phá vỡ dần và bắt đầu sự nóng chảy Tiếp tục nung nóng thìhiện tượng nóng chảy cứ tiếp diễn cho đến khi vật rắn nóng chảy hết Trong quátrình nóng chảy nội năng của vật đã tăng lên nhờ năng lượng cung cấp từ ngoàidưới dạng truyền nhiệt Vì trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của hệ không đổinên phần nội năng tăng thêm này chỉ là tăng thế năng của các hạt
- Nhiệt nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng
Trang 38+ Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi lànhiệt nóng chảy của chất rắn đó Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ thuận với khối lượng mcủa chất rắn:
Q = λ mλ: Nhiệt nóng chảy riêng, đơn vị là J/kg
+ Ý nghĩa của nhiệt nóng chảy riêng: Nhiệt nóng chảy riêng là nhiệtlượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của mộtchất rắn kết tinh ở nhiệt độ nóng chảy
- Sự biến đổi thể tích riêng khi chuyển thể
Thể tích riêng là thể tích ứng với một đơn vị khối lượng của chất
Trong đa số trường hợp, thể tích riêng của chất tăng lên khi nóng chảy vàgiảm đi khi đông đặc
Sự hóa hơi và ngưng tụ
- Sự hóa hơi là quá trình chất biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng tháihơi Sự hóa hơi bao gồm sự bay hơi và sự sôi
+ Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng ở nhiệt độ bất kỳ.+ Ta giải thích hiện tượng bay hơi như sau Ở một nhiệt độ xác định, cácphân tử chất lỏng có động năng khác nhau Vì vậy ở lớp mặt ngoài của khối chấtlỏng có những phân tử có động năng đủ lớn (lớn hơn động năng trung bình) cóthể thắng lực hút của các phân tử chất lỏng ở gần chúng và thoát ra khỏi khốilỏng tạo thành hơi của chất đó ở trên mặt thoáng Khi nhiệt độ tăng thì số phân
tử có động năng đủ lớn nhiều nên số phân tử thoát ra ngoài chất lỏng nhiều, tứctốc độ bay hơi tăng theo nhiệt độ Ngoài ra, tốc độ bay hơi của các phân tử cònphụ thuộc vào bản chất của chất lỏng (ví dụ cồn thì bay hơi nhanh nhất), diệntích bề mặt chất lỏng và áp suất khí (hoặc hơi) ở sát phía trên bề mặt chất lỏng
- Khi đã chuyển sang trạng thái hơi, các phân tử chuyển động hỗn loạntrên bề mặt khối lỏng và có thể quay trở về trong khối lỏng và trở thành phân tửcủa chất lỏng gọi là sự ngưng tụ
Trang 39+ Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi trên mặt thoáng chất lỏng
và làm giảm tốc độ bay hơi
+ Sự ngưng tụ có thể xảy ra do hơi gặp lạnh hoặc do bị nén đẳng nhiệt
- Nhiệt hóa hơi
Khi bay hơi lượng chất lỏng lạnh dần đi và nó mất dần những phân tử cóđộng năng lớn nên động năng trung bình của các phân tử còn lại trong chất lỏnggiảm dần Để giữ nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi khi bay hơi thì phảitruyền nhiệt cho nó Nhiệt lượng đó gọi là nhiệt hóa hơi Q Nhiệt hóa hơi mộtphần lớn được dùng vào việc phá vỡ liên kết giữa các phân tử trong cấu trúcchất lỏng để chuyển thành hơi và phần còn lại chuyển sang công thắng áp suấtngoài do tăng thể tích (của khối chất lỏng) khi chuyển thể
Nhiệt lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng chất ở trạng thái lỏng
chuyển tất cả thành trạng thái hơi ở nhiệt độ không đổi gọi là nhiệt hóa hơi riêng L.
Công thức tính nhiệt hóa hơi : Q = L.m
Nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc bản chất của chất lỏng và nhiệt độ mà ở đókhối lỏng bay hơi
- Hơi bão hòa và hơi khô
Khi bay hơi, những phân tử thoát ra khỏi khối chất lỏng tạo thành hơi của chất
ấy nằm kề bên trên mặt thoáng của khối lỏng Những phân tử hơi này cũng chuyểnđộng hỗn loạn và có một số phân tử có thể bay trở vào khối lỏng Như vậy thì trạngthái hơi bão hòa là trạng thái hơi cân bằng động với chất lỏng của nó
Khi xảy ra trạng thái hơi bão hòa áp suất của hơi đạt giá trị cực đại gọi là
áp suất hơi bão hòa pbh Hơi bão hòa có các đặc tính sau đây: Thứ nhất, ở nhiệt
độ không đổi áp suất hơi bão hòa của một chất có giá trị nhất định Thứ hai làvới cùng một chất lỏng áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ Thứ ba là ápsuất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích hơi
Sự sôi
Trang 40Sự sôi của chất lỏng là quá trình hóa hơi mạnh bằng sự tạo thành các bọthơi trong lòng chất lỏng, các bọt hơi này thoát qua mặt thoáng ra ngoài Ta giảithích cơ chế của sự sôi như sau:
Để có sự sôi thì trong chất lỏng phải có bọt hơi Điêu kiện để có các bọthơi là áp suất hơi và khí bên trong bọt phải cân bằng với áp suất bên ngoài nénbọt hơi lại
Căn cứ vào điều kiện sôi người ta rút ra định luật cơ bản về sự sôi : Dưới
áp suất ngoài xác định H, một chất lỏng sôi ở nhiệt độ t s ứng với áp suất hơi bão hòa p bh của nó bằng áp suất ngoài H Khi sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay
đổi nên ts gọi là nhiệt độ sôi Như vậy, nhiệt độ sôi phụ thuộc áp suất ngoài H
- Độ ẩm tỉ đối (độ ẩm tương đối)
Độ ẩm tỉ đối mô tả mức độ ẩm của không khí ở nhiệt độ tương ứng
Độ ẩm tỉ đối càng lớn, hơi nước trong không khí càng gần trạng thái bão hòa của
nó và nước càng khó tiếp tục bay hơi thêm trong không khí
Những dự đoán thời tiết đòi hỏi phải xác định chính xác đồng thời cả độ
ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của không khí Khi nhiệt độ tăng thì độ ẩm tuyệtđối và độ ẩm cực đại đều tăng nhưng độ ẩm cực đại tăng nhanh hơn nên độ ẩmtương đối giảm đi Độ ẩm tương đối có giá trị càng lớn thì hơi nước trong khôngkhí càng gần trạng thái bão hòa hơn và nước càng khó tiếp tục bay hơi vàokhông khí Độ ẩm tuyệt đối vào buổi trưa thường cao hơn vào buổi chiều, ở