1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tìm hiểu về lễ hội chùa keo – thái bình

32 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 718 KB

Nội dung

Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt băn hóa cổ truyền tiêu biểu của nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới, nó là tấm gương phản chiếu đời sống văn hóa của mỗi dân t

Trang 1

Tìm hiểu về lễ hội Chùa Keo – Thái Bình

Phần A: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phổ biến, ăn sâu vào tững ngõ ngách của đời sống xã hội Con người mải mê chạy theo cuộc sống hối hả, tìm đến những giá trị vật chất, tìm đến những lối sống hiện đại mà dường như quên đi những giá trị văn hóa tinh thần mà cha ông ta gìn giữ từ ngàn đời xưa

Những năm gần đây, sự du nhập văn hóa của các nước phát triển vào nước ta ngày càng mạnh mẽ, được giới trẻ tiếp nhận một cách nồng nhiệt.Liệu trong tương lai không xa những bản sắc văn hóa dân tộc còn tồn tại nguyên vẹn? Còn ai phân biệt được đâu là văn hóa bản địa?

Ngoài sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự, một đất nước muốn có sự phát triển về toàn diện thì cần có cả sức mạnh vững chãi về mặt văn hóa.Không thể cứ chăm chăm đầu tư vào kinh tế mà quên đi bản sắc văn hóa dân tộc

Bác Hồ đã từng nói:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Là một sinh viên Việt Nam học, tôi tự nhận thấy việc tìm hiểu về văn hóamang lại cho bản thân sự hiểu biết, niềm tự hào, và cũng là việc một sinh viên nên làm

Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt băn hóa cổ truyền tiêu biểu của nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới, nó là tấm gương phản chiếu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc

Trang 2

Bài viết dưới đây tôi xin tìm hiểu về lễ hội tôn giáo – một phần quan trọng của lễ hội cổ truyền Việt Nam – lễ hội Chùa Keo Thái Bình, để thấy được tầm quan trọng của lễ hội chùa Keo với đời sống tâm của nhân dân, các nét đẹp văn hóa từ mấy trăm năm để lại, từ đó giúp mọi người có

ý thức hơn trong việc bảo vệ, gìn giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền

2 Lịch sử vấn đề

Văn hóa là đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý, đây vừa

là đề tài có tính hấp dẫn, vừa mang tính cấp thiết với quốc gia

 Lễ hội cổ truyền của viện Văn hóa dân gian, Nxb Khoa học xã hội (1992) đề cập đến các vấn đề lễ hội đời sống tâm linh, môi trường

tự nhiên xã hội liên quan đến hình thành lễ hội, lịch sử lễ hội, cơ cấu, phân loại, các biểu hiện và giá trị của hội làng của người Việt đồng bằng Bắc Bộ

 60 năm lễ hội truyền thống Việt Nam Nxb KHXH (1992) đề cập đến lễ hội truyền thống Việt Nam trong đó có đề cập đến lễ hội chùa Keo tỉnh Thái Bình

 Trong cuốn “Lễ hội Việt Nam” của Lê Trung Vũ, cũng đề cập đến hơn 300 lễ hội của các vùng trên cả nước, sách đã dành một phần nhỏ để nói về lễ và hội chùa Keo (tr.683)

 Một cuốn sách rất nữa cũng có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu

lễ hội Việt Nam nói chung và lễ hội tỉnh Thái Bình nói riêng “lễ hội truyền thống ở Thái Bình” Nxb KHXH, đây là cuốn sách chỉ viết riêng về lễ hội của tỉnh Thái Bình, lễ hội chùa Keo được nói đến rất tỉ mỉ và chi tiết (tr.19)

Dù có rất nhiều nhà nghiên cứu, các tác phẩm nghiên cứu về lễ hội chùa Keo, nhưng nhìn chung mới chỉ dừng ở mức khái quát lễ hội trong mạch nghiên cứu về lễ hội trên cả nước

Trang 3

Để tiếp nối mạch tìm hiểu và nghiên cứu trên chúng tôi xin tìm hiểu thêm về lễ hội chùa Keo Thái Bình, qua bài này chúng tôi muốn đi sâutìm hiểu những giá trị văn hóa và một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: đề tài lấy lễ hội chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnhThái Bình làm đối tượng nghiên cứu

Phạm vi:

 Thời gian: bài viết tiếp cận nghiên cứu các giá trị lễ hội những năm gần đây, từ đó so sánh với các giá trị truyền thống để khẳng định giá trị vốn có của nó

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài viết, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp điền dã khảo sát thực tế xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để thu thập thông tin cho đề tài về lễ hội

 Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu liên quan của các tài liệu tham khảo, dùng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu thực địa, rút ra những kết luận cho đề tài

 Phương pháp so sánh: so sánh lễ hội trong hiện tại với lễ hội trước đó để tìm ra những nét thay đổi theo thời gian

5 Cấu trúc bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài báo cáo gồm có ba chương:Chương 1: Vài nét lí luận về lễ hội truyền thống

Chương 2: Nội dung lễ hội chùa Keo

Chương 3: Các giá trị văn hóa, giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa chùa Keo

Trang 4

Trong từ điển Hán – Việt, Lễ được định nghĩa là những khuôn mẫu của người xưa quy định, các phép tắc buộc phải tôn trọng, tuân theo các mối quan hệ xã hội Đó chính là rường mối, cơ tầng, nền tảng của mọi mối quan

hệ giữa người với người

Lễ thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân với một vị anh hùng, một vị thần, hay một sức mạnh siêu nhiên vô hình nào đó

Theo cuốn “ Lễ hội cổ truyền” thì : “lễ là một hệ thống tĩnh có tính quy phạm nghiêm ngặt được cử hành tại chốn đình trung”

Trong “ Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” Dương Văn Sáu đưa rakhái niệm lễ hội: “lễ (nghi lễ) là những nghi thức tiến hành theo những qui tắc luật tục nhất định mang tính chất biểu trưng để đánh dấu, kỉ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật nào đó với mong muốn nhận được sự may mắn, tốt lành, nhậnđược sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng”

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, phần lễ trong lễ hội của Việt Nam mặc dù

có chút mai một nhưng hầu hết vẫn giữ được những nét chính đặc sắc trong

hệ thống lễ

1.2 Khái niệm hội

Nếu như lễ là phận quan trọng bậc nhất về mặt tâm linh trong lễ hội thì hội

là hình thức sinh hoạt dân dã diễn ra trong lễ hội Lễ là biểu tượng của sự trang nghiêm, huyền bí thì khi đến với hội người ta có thể tạm thời bỏ lại

Trang 5

những lễ nghi phức tạp, hòa mình vào các cuộc chơi, quên đi ngày tháng lao động mệt nhọc, vất vả.

Cũng theo Dương Văn Sáu thì : “hội là tập hợp những hoạt động kinh tế, vănhóa, xã hội của một cộng đồng dân cư nhất định,là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dự theo phong tục truyền thống hoặc nhân những dịp đặc biệt Những hành động diễn ra trong hội phản ánh điều kiện, khả năng, trình

độ phát triển của địa phương, đất nước ở thời điểm diễn ra sự kiện”

1.3 Khái niệm lễ hội

Nghiên cứu về lễ hội truyền thống Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đãđưa ra những định nghĩa riêng của mình về lễ hội truyền thống Xét về từng khía cạnh nghiên cứu thì mỗi khái niệm đều có những đặc trưng lí lẽ của riêng mình

Trong bài viết “ Lễ hội ở Huế dưới thời Nguyễn” tác giả LêVăn Thuyên định nghĩa “ lễ hội là một khái niệm có tính ước lệ, còn bản chất của nó lại gắn liền với nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người, gồm

có nhu cầu về tâm linh và nhu cầu về vui chơi, hưởng thụ Trong các nhu cầu về tâm linh, lễ nghi là quan trọng hơn cả”

Theo Dương Văn Sáu trong “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”, ông định nghĩa lễ hội như sau: “lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, diễn ra trên một địa bàn dân cư trong không gian vàthời gian xác định nhằm nhắc lại một sự kiện, một nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội”

Qua khái niệm của Dương Văn Sáu, có thể thấy con người dù trong đời sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất hay trong các lễ hội đều đề cao tính cộng đồng, một cá nhân không thể tạo nên một lễ hội hay

lễ hội không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào cả Hội – có thể được hiểu

Trang 6

là tụ hội, hội họp, ngay trong bản thân từ “lễ hội” cũng phần nào thể hiện rõ tính cộng đồng của người Việt Nam từ xa xưa.

Trong cuốn “hội hè Việt Nam” cũng đưa ra khái niệm như sau: “hội và lễ hội là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta Hội và lễ hội có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong mọi tầng lớp xã hội để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ”

Nhìn chung mỗi khái niệm đều có lý lẽ riêng, đều là tâm huyết của người viết, qua quá trình tìm hiểu tôi xin đưa ra định nghĩa về lễ hội theo ý hiểu của mình: lễ hội là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện các nhu cầu về vật chất và tinh thần, lễ hội là nơi con người thể hiện đời sống tâm linh của mình

Ở Việt Nam, mỗi làng, xã đều có lễ hội riêng, đến nay vẫn chưa thể thống kê được trên cả nước có bao nhiêu hội lớn, nhỏ Chả thế

mà người Việt Nam có câu:

Tháng Giêng ăn tết ở nhà

Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè

1.4 Mối quan hệ giữa lễ và hội

Sự kết hợp giữa linh thiêng và trần tục, cung đình với dân dã, thờ cúng với vui chơi, thầm lặng với ồn ào tạo nên một dấu ấn riêng cho lễ hội một bên là

sự việc tĩnh, một bên là động tưởng chừng như không thể ăn khớp với nhau nhưng lại hỗ trợ cho nhau trong quá trình diễn ra lễ hội

Hội ồn ào, náo nhiệt nhưng không át đi sự trầm lặng, tôn nghiêm trong lễ, cũng như hội dù trang trọng đến mức nào thì hội vẫn thể hiện được sự vui nhộn vốn có của nó

Trang 7

1.5 Phân loại.

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống nước ta, cũng có rất nhiều ý kiến đưa ra về việc phân loại lễ hội Với mỗi hình thức phân loại, các nhà nghiên cứu đề có một góc độ nhìn vấn đề khác nhau

Dưới góc độ văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đinh Gia Khánh “ chia lễ hội thành hội lễ vốn không có nguồn gốc tôn giáo và hội lễ có nguồn gốc tôn giáo” trong “ trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian”

Tác giả Vĩnh Quang Lê trong cuốn “Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ” thì dựa vào đặc điểm khônggian tổ chức lễ hội, chia lễ hội dân gian cổ truyền thành ba loại:

Hội đền

Hội đình

Hội chùa

Còn như cuốn “Kinh Bắc – Hà Bắc” của Trịnh Cao Tưởng chia lễ hội chung

và lễ hội Hà Bắc thành sáu loại:

Hội liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp cổ truyền

Hội mùa thể hiện tinh thần thượng võ

Hội liên quan đến anh hùng dựng nước

Hội văn hóa văn nghệ

Hội cúng phật ở các chùa

Hội tế lễ mag màu sắc của đạo giáo

Dưới góc độ quan sát của những người làm công tác quản lý về lễ hội, năm

2001, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao (Bộ Văn hóa thể thao du lịch) ban hành quyết định số 39/2001/QĐ – BVHTT kèm theo Qui chế tổ chức lễ hội Qui chế này chia lễ hội thành bốn loại:

Lễ hội dân gian

Trang 8

Lễ hội lịch sử cách mạng.

Lễ hội tôn giáo

Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam

Ngoài ra còn có rất nhiều cách phân loại lễ hội như: phân loại lễ hội theo không gian lãnh thổ, theo mùa vụ sản xuất, theo tôn giáo,

1.6 Các giá trị của lễ hội

Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không hề làm lu mờ đi các giá trị văn hóa của lễ hội, trái lại con người ngày càng quan tâm, lễ hội ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tâm linh của cộng đồng Sự thu hút của lễ hội có được nhờ vẫn giữ được các giá trị cơ bản:

1.6.1 Gía trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng

Lễ hội lúc nào cũng của, thuộc sở hữu của một cộng đồng, làng, xã,cộng đồng nghề, cộng đồng tôn giáo

Cộng đồng hình thành trên cơ sở của những nền tảng gắn kết như cùng một địa bàn cư trú, cùng sử dụng các tài nguyên, hay cùng chịu những ảnh hưởngcủa thiên nhiên tại nơi sinh sống Chính những cơ sở nền tảng đã tạo ra sự cốkết cộng đồng, tạo nhu cầu chung về văn hóa, theo đó là sự hưởng thụ, sáng tạo văn hóa

Vì hội trong lễ không chỉ dành cho một cá nhân, hay vài người mà cho tất cảmọi người nên hội cần sự kết hợp của thật nhiều người, nói cách khác là mộtcộng đồng người, sự cố kết cộng đồng là điều tất yếu của lễ hội

Đi hầu hết các lễ hội có thể thấy chức năng này thể hiện rất rõ: hội Lim (BắcNinh), hội Nghinh Ông (Bến Tre), hội Đâm Trâu (Đăk Lăk)

1.6.2 Gía trị lưu giữ và trao truyền văn hóa truyền thống

Không chỉ là chiếc gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc, lễ hội còn là nơi bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa ấy

Trang 9

Qua các nghi lễ, các trò chơi trong lễ hội mà người ta hồi tưởng được phần nào cuộc sống sinh hoạt của người dân tại thời điểm lễ hội ra đời Tham gia

lễ hội con người như được bước vào thế giới khác, quá khứ, cổ xưa, hiện đại, đều qui tụ trong lễ hội Mỗi lần đến với lễ hội là một lần trải nghiệm lịch sử, khám phá ra những điều bí mật của cuộc sống cha ông thời xưa Các hội tiêu biểu như: hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên), hội Bà Chúa Xứ (An Giang),

1.6.3 Gía trị cân bằng đời sống tâm linh

Từ thời xa xưa, đứng trước những khó khăn của cuộc sống khi chưa tìm ra cách giải quyết, con người bị dồn vào bế tắc, để tự an ủi bản thân, cũng như tạo thêm hy vọng về tương lai tốt đẹp trong cuộc sống, các nghi lễ cầu khấn một sức mạnh siêu nhiên, có nhiều quyền năng bắt đầu hình thành Thông qua cầu nguyện con người lấy lại được niềm tin, lạc quan trong cuộc sống đểđối mặt với các khó khăn, cuộc sống từ đó cũng dần trở nên có ý nghĩa hơn, như lễ Cầu mưa của người Thái, người Chăm, hội làng Bạt Trung (Thái Bình)

1.6.4 Gía trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

Như đã nói ở trên thì lễ hội là do con người sáng tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân mình, từ các nghi lễ, các trò chơi, đến các chi phí lễ hội

Có thể nói lễ hội mang tính dân chủ và nhân bản sâu sắc, khi con người hòa mình vào lễ hội thì dường như ranh giới giai cấp thường ngày cũng mất đi, mọi người đều có quyền hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính mình tạo ra

1.7 Lễ hội tôn giáo – bộ phận quan trọng của lễ hội truyền thống

Lễ hội tôn giáo là lễ hội không giới hạn về không gian mà chỉ giới hạn về thời gian, thường là vào các dịp kỉ niệm, lễ trọng gắn với cuộc đời, sự

Trang 10

nghiệp của các đấng giáo chủ Lễ hội tôn giáo diễn ra trong các thánh

đường, các nơi thờ tự và phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo đó

Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ xét về lễ hội Phật giáo

Lễ hội của Phật giáo: đây là tôn giáo có số giáo dân lớn nhất trong các tôn giáo ở Việt Nam, du nhập vào nước ta từ rất sớm (khoảng những năm đầu công nguyên), có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống các tầng lớp nhân dân Trong một năm có rất nhiều lễ hội: lễ hội Phật Đản (15/4 Âm lịch), lễ Vu Lan (15/7 Âm lịch), kỉ niệm khai sáng phật giáo Hòa hảo ngoài các ngày hội chung trên cả nước còn có các hội riêng của từng vùng: hội chùa Hương,chùa Thầy, chùa Bái Đính, chùa Phật Tích

Tiểu kết chương 1

Như vậy lễ hội tôn giáo là một bộ phận của lễ hội truyền thống, do con người sáng tạo ra Tìm hiểu về lễ hội tôn giáo giúp ngược dòng lịch sử, tìm đến những nét đẹp văn hóa tâm linh của các thế hệ đi trước

Lễ hội chùa Keo là lễ hội quan trọng của nước ta Chùa Keo còn được công nhận là khu di tích cấp quốc gia với những công trình kiến trúc được xây dựng trong thòi kỳ cực thịnh của Phật giáo thời Lí – Trần

Lễ hội chùa Keo thực sự trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Thái Bình nói riêng và người dân cả nước nói chung

Chương 2: Lễ hội chùa Keo

2.1 Khái quát về Thiền sư Dương Không Lộ và chùa Keo

2.1.2 Vài nét về Thiền sư Không Lộ

Thiền sư Dương Không Lộ (1016 – 1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm, pháp hiệu là Không Lộ Quê ở Hải Thanh – Giao Thủy tỉnh Nam Định.Xuất thân làm nghề chài lưới, giỏi văn chương, lúc thiều thời còn có thú vui ngao du sơn thủy, ông sớm giác ngộ đạo và kết bạn tu hành với các thiền sư

Trang 11

Từ Đạo Hạnh và Gíac Hải, cùng Gíac Hải thiền sư đi vân du rồi cùng về tu tại chùa Hà Trạch.

Không Lộ là thiền sư thuộc thế hệ thứ chín dòng thiền Quang Bích, được vua Lý Công Uẩn phong làm Quốc sư vì có công lớn với triều đình

Theo truyền thuyết, sau những năm tháng học đạo, ngộ đạo, một hôm sư Không Lộ thấy tâm thần, tai mắt nhẹ nhàng sáng sủa, có thể bay lên không,

đi lên băng giá, bắt được hổ phải nể, rồng phải giáng, vô cùng quái đản, người ta không sao lường biết được Sau đó về một ngôi chùa ở Thanh Hải ở

ẩn

Sau khi Ngài mất, hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của Ngài Năm 1167 vua Lý Anh Tông đổi tên chùa Nghiêm Quang thành Thần Quang

2.1.1 Vài nét về chùa Keo

Chùa Keo còn có tên gọi là Thần Quang Tự tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện

Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là một trong những ngôi chùa có kiến trúc gần như nguyên vẹn 400 tuổi

Theo sử ghi lại chùa Keo do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng từ khoảngnăm 1061 ven bên bờ sông hồng dưới thời vua Lý Thánh Tông thuộc hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh ( nay là xã Giao Thủy – Nam Định) Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo nên chùa này còn được gọi là chùa Keo

Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên cao, làm ngập làng Giao Thủy, dân cư phải đi nơi khác cư ngụ Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác lập làng Hành Thiện, xây dựng một ngôi chùa Keo mới là chùa Keo Hành Thiện (chùa Keo Hạ), nay thuộc Xuân Hồng - Xuân Trường – Nam Định

Trang 12

Một bộ phận khác di cư sang bên kia sông Hồng, lập làng Dũng Nghệ trên đất Thái Bình cũng xây dựng một ngôi chùa Keo gọi là chùa Keo Thượng, làngôi chùa chúng tôi đang nói đến.

Tổng thể khu di tích chùa Keo rộng gần 40.000m2 gồm 17 công trình với

128 gian (trước đây có 21 công trình với 157 gian) Tam quan ngoại là nơi đầu tiên mà phật tử hay du khách đến đều phải dừng chân để sửa sang lại y phục trước khi bái lễ Phật Tiếp theo là tam quan nội có kiến trúc vô cùng độc đáo, xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật theo thuyết “sắc sắc không không”, bộ cửa tam quan nội được trạm trổ tinh xảo độc đáo theo đề tài “lửa thiêng lưỡng tử chầu nguyệt” có thể nói đây là công trình điêu khắc nổi bật nhất thế kỉ 17

Đi sâu vào bên trong là khu gác chuông – công trình tiêu biểu nhất trong tổng thể kiến trúc chùa Keo Gác chuông cao hơn 12m, trụ trên bốn cột chính gồm ba tầng mái chồng lên nhau, mỗi tầng đều đặt một quả chuông Tầng 1có một quả chuông đồng lớn đúc năm 1886, cao 1,3m, đường kính 1m, hai quả chuông nhỏ còn lại treo ở hai tầng cao 0,62m đều được đúc năm

1746 Năm 2003 gác chuông chùa Keo được xác lập là gác chuông gỗ cao nhất Việt Nam

Hai dãy hành lang Đông – Tây nối từ khu thờ đến tận gác chuơng thẳng tắp, gồm hàng chục gian nhà hun hút bao quanh chùa tạo thành một quần thể

“Tiền Phật – Hậu Thánh”

Phần kiến trúc trung tâm của chùa là tòa bái đường với năm mái cong, tòa đệnhị 3 gian, tòa thờ Phật Sau tòa thờ Phật là đền Thánh, nơi thờ thiền sư Không Lộ với ba tòa quy mô cấu trúc theo kiểu “thượng bò cuốn, hạ kẻ bẩy”

và “kẻ nội đấu thuyền” Đền có nhiều mảng trạm trổ tinh xảo, nhiều báu vật được lưu giữ nơi đây

Trang 13

Ngoài ra chùa còn lưu giữ nhiều kiệt tác chạm khắc bằng gỗ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17) như : Tuyết Sơn, La Hán, tượng Phật Quan Âm thời Mạc, đặc biệt là pho tượng Thánh Dương Không Lộ được tạc khi ông mất (1094) hoàn toàn bằng gỗ trầm hương, bên cạnh đó còn nhiều cổ vật khác như bộ

đồ thờ, hoành phi, nhang án, lư hương, đều trên 400 tuổi

Lễ hội chùa Keo được tổ chức vào hai dịp trong năm: lễ hội mùa xuân vào mùng 4 tết âm lịch và lễ hội mùa thu vào 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch Nếu lễ hội mùa xuân chỉ được mở một ngày chủ yếu là khách trong vùng đi trảy hộithì hội tháng 9 có sức cuốn hút mạnh mẽ du khách từ khắp các tỉnh lân cận

về dự Ngày 13/9 là ngày kỉ niệm 100 ngày Dương Không Lộ viên tịch, ngày 14/9 là ngày kỉ niệm ngày sinh của chính vị thiền sư này, ngày 15/9 là ngày tiết vọng hàng tháng của nhà Phật Trong dịp này, du khách thập

phương đi hội vừa là để kính nhớ đến vị thiền sư đầy công đức vừa là dịp cầu bình an cho gia đình, người thân của mình, do đó lễ hội mùa thu có phầntấp nập hơn so với lễ hội xuân

2.2 Nội dung lễ hội chùa Keo

2.2.1.1 Lễ nhập tịch, lễ dâng hương

Lễ nhập tịch mở cửa chùa là nghi lễ quan trọng của lễ hội, đầu tiên là đại diện của tám giáp làng Keo lên cầu sớ và dâng hương, tiếp đó là cuộc dâng hương của nhân dân tám giáp và du khách thập phương Lễ vật trong lễ chủ

Trang 14

yếu là hương hoa, vật phẩm, đồ chay mọi lễ vật sau đó được chia cho dân làng, mọi người quan niệm đây là lộc của nhà chùa.

Lễ nhập tịch, lễ dâng hương như một nghi lễ để mời thiền sư và các vị thần linh về dự hội, ban cho lễ hội được diễn ra thuận lợi, do vậy đây là phần hết sức quan trọng

2.2.1.2 Lễ rước nước

Sáng sớm ngày 13, sau khi làm lễ nhập tịch, làng làm lễ lấy nước từ giữa sông Hồng rước về chùa Nước được đựng trong một chiếc bình sứ đã được lau chùi sạch sẽ, nước phải được múc bằng gáo đồng, đổ qua miếng vải đỏ ởmiệng bình, sau đó đưa lên kiệu rước về chùa

Lễ rước mước mở đầu các hội với mục đích dùng nước đó tắm tượng Thánh

và rửa khí tự đồng thời cũng là một nghi thức cầu mưa của cư dân trồng lúa nước Việc rước nước ở giữa dòng sông là để mong muốn cân bằng âm dương, tìm đến sự cân bằng trong “lưỡng phân – lưỡng hợp”, tạo ra sự phát triểm bền vững Đây là ý nguyện được hình thành từ xưa trong cội nguồn lịch sử của các tầng lớp cư dân sống trên và ven các dòng sông cổ

2.2.1.3 Lễ mộc dục

Sau khi rước nước về, làng cử hành luôn lễ mộc dục (lễ tắm tượng Thánh) Công việc này do chủ hội cùng một số người có uy tín trong làng tiến hành trong chùa Thánh một cách trang nghiêm và kín đáo Người mộc dục cho tượng Thánh phải trai giới trước đó và làm lễ bịt miệng bằng một chiếc khănđiều để trần khí không xông tới Thánh cung mà mang tội bất kính

Đầu tiên người ta thắp hương, dâng lễ tồi tiến hành công việc một cách thận trọng Tượng thánh bao giờ cũng được tắm hai lần: lần thứ nhất bằng nước làng vừa rước về, lần thứ hai được tắm bằng nước ngũ vị đã được chuẩn bị trước để cho thơm Gọi là tắm nhưng không phải là lấy nước dội vào tượng Thánh mà chỉ lấy một tấm vải đỏ nhúng vào chậu nước sạch rồi nhẹ nhàng

Trang 15

lau chùi Sau khi tắm cho tượng Thánh xong, chậu nước ngũ vị được giữ lại cho các bô lão, chức sắc nhúng tay, xoa vào mặt như một hình thức “hưởng

ơn Thánh” Tắm tượng là để “rửa sạch bụi nhơ” để đức Thánh được sạch sẽ trước khi và tế lễ

Thông qua các nghi thức của lễ mộc dục phần nào hé mở cho thấy cội nguồn

xa xưa từ những nghi thức cầu mưa của tín ngưỡng dân gian bản địa, của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước truyền thống Việt Nam Nước ở đây chính

là nước thanh tịnh, nước mát lánh, “nước phúc”, có thể rửa sạch tanh hôi, bùn nhơ Nước mang đến cho sinh hoạt của cư dân, mang no ấm hạnh phúc đến cho cư dân sản xuất nông nghiệp

2.2.1.4 Lễ phục miều y

Vào khoảng 15 tháng 8 đến 10 tháng 9, người dân làng Keo tổ chức lễ phục

y tượng Thánh Để chuẩn bị cho lễ phục y, phải chuẩn bị 100 vuông vải lụa

để may áo cho tượng Thánh, sau đó chọn ngày mốt lành sẽ làm lễ thay áo Thông qua lễ phục y dân làng mong muốn được nhận phước từ đức Thánh

tổ, lấy may cho con cháu, người già, em nhỏ

2.2.1.5 Lễ Thánh đản

Lễ Thánh đản được tiến hành vào đêm ngày 13, rạng ngày 14 trong tòa Thiêu Hương Trước bài vị Thánh là đỉnh trầm hương và một mâm son bày hoa quả tươi, bên cạnh đó là mâm bánh giầy cùng ấm đĩa chén bạc mạ vàng, trạm nổi rồng phượng, con trâu bạc nằm cạnh mâm Các thầy chùa mặc áo

sa đọc Thánh ca bằng lời cổ với giọng ê a trầm bổng trong tiếng mõ cầm nhịp và hồi chuông ngắt đoạn Nghi lễ này nhằm mục đích đón rước và thỉnhmời đức Thánh về dự hội, hưởng lễ vật, đây cũng là dịp dân làng chúc tụng, bày tỏ lòng biết ơn của làng đối với Đức Thánh và cầu mong ngài bảo hộ dân làng được bình yên

2.2.1.6 Lễ rước

Trang 16

So với hội xuân, lễ rước hội mùa thu diễn ra rất linh đình.

Sáng ngày 13, người ta tổ chức đám rước nhang án, long đình, thuyền rồng, thuyền cò ra tam quan ngoại, rồi từ tam quan ngoại về tòa Thiêu hương.Sáng ngày 14, hội chùa keo kỉ niệm ngày sinh của thiền sư Không Lộ với một đám rước khổng lồ có hàng trăm người tham gia Đây là nghi thức rước Thánh lên kinh đô chữa bệnh cho nhà vua và các hoạt cảnh diễn tả lại cuộc đời của ngài

Để chuẩn bị ba ngày hội, không chỉ phải chọn ra người chủ hội mà còn phải chọn ra đoàn người khiêng kiệu rước, công việc này được nhân dân 8 giáp chuẩn bị từ cả tháng trước Đầu tiên phải chọn 42 người vào đội hình rước kiệu thánh, chọn 4 người trong số đó cho vị trí đòn chính, 8 người đòn gồng,hai người quạt vả, 8 người rước nhang án, mười người rước long đình, thuyền rồng và thuyền cò Những người được chọn vào đội rước phải là những người không có tang chế, đẹp người, khỏe mạnh và nhanh nhẹn.Thứ tự đoàn rước như sau:

Đi đầu là hai cỗ ngựa (một hồng, một trắng) chân ngựa lắp bánh xe, mỗi ngựa bốn người đẩy Tiếp theo là 8 người vác cờ thần, sau đó là 42 người vác đồ tế khí, bát biểu, bốn người khiêng giá thuyền rồng sơn son thếp vàng tượng trưng cho thuyền của Dương Không Lộ lên kinh chữa bệnh cho vua Theo sau là bốn người khiêng giá tiểu đỉnh, trên giá đặt chiếc thuyền con dân gian vẫn gọi là thuyền vỏ trấu hay thuyền cò, tượng trưng cho thuyền đánh cá của Dương Không Lộ thuở hàn vi, đi sau tiểu đình là phường bát âmrồi đến tám em bé mục đồng tượng trưng cho lũ trẻ chăn trâu gìn giữ khi Không Lộ đi đánh cá Sau mục đồng là kiệu thánh, mười hai người khiêng kiệu là những trai đinh vạm vỡ, mình trần, đóng khố Hai bên kiệu là hai người cầm quạt vải che kín kiệu, sau kiệu còn có người cầm lọng che kiệu Hai bên kiệu mỗi bên có bốn người mặc áo lam thụng đi tòng giá

Ngày đăng: 05/04/2017, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w