1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về lễ hội chùa Thầy, Nam Định

48 519 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Mỗi một ngôi chùa hay đền, miếu…lại có những nét kiến trúc, nét đẹpriêng biệt, qua đó thể hiện sự thông minh, khéo léo của trí tuệ cũng như sự sángtạo tài hoa của đôi bàn tay con người đ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài Nghiên cứu khoa học ngoài sự nỗ lực của cá nhân,

em cảm ơn trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Khoa Hành Chính Học đã tạo điều kiệncho em được học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học để em có cơ hội học tập

và tham gia bài nghiên cứu này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên … người đã trực tiếpgiảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trìnhthực hiện đề tài

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn bài nghiên cứu khoa học của

em còn có rất nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, côgiáo và các bạn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dungnghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳhình thức nào trước đây Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàntoàn chịu trách nhiệm về nội dung bài nghiên cứu khoa học của tôi

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Giả thiết nghiên cứu 2

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Bố cục 3

Chương 1 CƠ SỞ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ, BẢO TỒN DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUỐC OAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4

1.1 Cơ sở pháp lý 4

1.1.1 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước 4

Trang 4

1.1.2 Các văn bản pháp lí 5

1.2 Cơ sở thực tiễn 5

1.3 Khái quát về huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội 6

Tiểu kết chương 1 7

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH CHÙA THẦY TẠI HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 8

2.1 Lịch sử khởi dựng di tích chùa Thầy 8

2.2 Những giá trị nổi bật của di tích chùa Thầy 8

2.2.1 Giá trị về cảnh quan, kiến trúc 8

2.2.2 Hệ thống tượng thờ 11

2.2.3 Di tích chùa Thầy trong văn hóa dân gian 12

2.2.4 Giá trị trong đời sống sinh hoạt tâm linh 13

2.3 Đánh giá thực trạng di tích chùa Thầy 15

2.3.1 Cảnh quan kiến trúc 15

2.3.2 Văn hóa đi lễ của khách thập phương đến chùa Thầy 15

2.3.3 Tình trạng lừa đảo xung quanh lễ hội chùa Thầy 17

Trang 5

Tiểu kết chương 2 19

Chương 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA THẦY TẠI HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20

3.1 Xây dựng kiện toàn hệ thống văn bản luật 20

3.2 Tổ chức bảo vệ và trùng tu, tôn tạo di tích chùa Thầy 20

3.3 Tuyên truyền nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Thầy 21

3.4 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa quản lý di tích 22

Tiểu kết chương 3 23

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiênnhiên tương đối phong phú, đa dạng Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựavào việc khai thác tự nhiên Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên đã sớmgần gũi với họ Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiềutộc người, của nhiều luồng văn minh Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thànhmột quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng

Cũng chính vì tính hỗn dung tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện sự bàngbạc trong niềm tin tôn giáo Đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuynhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáonào Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấymang lại sự thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin

Ngày mồng một và ngày mười lăm âm lịch hàng tháng thường có tục thắphương và đi lễ ở đình, chùa, miếu, phủ để cầu an và cầu lộc Ngoài việc đi lễtheo tín niệm, tâm linh người ta còn đi lễ để ngắm cảnh, làm cho tâm hồn thưthái, thanh sạch

Mỗi một ngôi chùa hay đền, miếu…lại có những nét kiến trúc, nét đẹpriêng biệt, qua đó thể hiện sự thông minh, khéo léo của trí tuệ cũng như sự sángtạo tài hoa của đôi bàn tay con người đã tạo tác nên những công trình kiến trúcmang dấu ấn của từng thời kì lịch sử và trở thành những di tích lịch sử - văn hóa

mà ngàn đời sau biết đến

Trong số những thắng cảnh nổi tiếng của đất kinh kì Thăng Long xưa nóichung và huyện Quốc Oai nói riêng, không ai là không biết tới chùa Thầy, một

Trang 8

di tích không chỉ nổi bật với giá trị vật thể mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt tínngưỡng, tâm linh đối với người dân từ xưa tới nay.

Là sinh viên học chuyên ngành Quản lý nhà nước tại trường Đại học Nội

vụ Hà Nội, qua được học môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” với lòngyêu nghề, muốn vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tôi đã quyết định chọn

đề tài “Tìm hiểu giá trị di tích chùa Thầy tại huyện Quốc Oai –Thành phố HàNội” để làm đề tài nghiên cứu, qua đó nhằm tìm ra những giải pháp, hướng đimới để góp phần vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị nổi bậtcủa di tích văn hóa nổi tiếng này

2 Lịch sử tình hình nghiên cứu

Chùa Thầy là một trong số những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội, vì vậy

đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chùa Thầy như:

Đề tài “Chùa Thầy một kiến trức độc đáo của xứ Đoài, Hà Nội” [1]

Đề tài “Chùa Thầy – Hà Tây” [6]

Đề tài “Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy”[2]

Và nhiều đề tài khác, bài viết có đề cập đến di tích Chùa Thầy, tuy nhiên,cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về “Bảo tồn và phát huy giá trị ditích chùa Thầy tại huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội Nhưng những tài liệutrên sẽ là cơ sở giúp chúng em trong quá trình nghiên cứu đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 9

Di tích chùa Thầy tại huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát, mô tả lại di tích chùa Thầy ở các khía cạnh: di vật, công trìnhkiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá dân gian

4 Giả thiết nghiên cứu

- Di tích chùa Thầy có giá trị nổi bật về vật thể và có ý nghĩa lớn về mặttín ngưỡng, tâm linh

- Việc nghiên cứu sẽ nhằm quảng bá, giới thiệu di tích chùa Thầy đếnkhách thập phương

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cứu

Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Thầy

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát hệ thống hóa lý luận về di sản văn hóa

- Phân tích giá trị, mô tả đặc điểm di tích chùa Thầy tại huyện Quốc Oai –Thành phố Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Thầy

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn (phỏng vấn người dân 10người, ban quản lý chùa 1 người, chuyên viên phòng văn hóa 2 người, cán bộvăn hóa xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội)

- Phương pháp quan sát (Quan sát cảnh quan chùa Thầy và lễ hội chùaThầy)

- Phương pháp thu thập tài liệu: Tài liệu chuyên ngành về lĩnh vực quản lý

di sản văn hóa, báo cáo tháng, qúy, năm, các văn bản chính sách của huyệnQuốc Oai về bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Thầy, nguồn tài liệu mở:internet, sách, báo, tạp chí…

7 Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung đềtài gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý, bảo tồn di tích và khái quát

về huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội

Chương 2: Thực trạng quản lý và bảo tồn di tích chùa Thầy tại huyệnQuốc Oai – Thành phố Hà Nội

Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tich chùa Thầy tạihuyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ, BẢO TỒN DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUỐC OAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1 Cơ sở pháp lý

1.1.1 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao phát triển văn hóa, coi văn hóa là nềntảng tinh thần, là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đầu tư mọi nguồn lựccho phát triển văn hóa, đưa ra nhiều đường lối chính sách trong từng giai đoạnnhất định nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống;tuyên truyền, quảng bá văn hóa dân tộc với bạn bè quốc tế…

+ Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 do Chủ tịch Hồ ChíMinh ký Sắc lệnh đã nghiêm cấm việc phá hủy đình, chùa, đền, miếu hoặc cácnơi thờ tự khác, cũng như cung điện, thành quách cùng lăng mộ, tất cả những ditích lịch sử văn hóa đều phải được bảo tồn

+ Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng vềviệc “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc”

Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc được thểchế hóa trong các văn bảo quy phạm pháp luật như Pháp lệnh Bảo tàng, pháplệnh thư viện, Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lamthắng cảnh năm1984, và đặc biệt là Luật Di sản văn hóa năm 2001 Trong cácvăn bản pháp luật này đều có những điều khoản quy định rõ ràng về việc bảo vệcác di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa thành văn và di sản văn hóa phi vậtthể

Mục tiêu chính của chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

Trang 12

là sử dụng tối ưu các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực mà nhà nước và xã hội có

để không ngừng làm phong phú, giàu có thêm vốn di sản đồ sộ của dân tộc ViệtNam, đáp ứng cao nhất nhu cầu văn hóa của nhân dân, đáp ứng nhu cầu pháttriển bền vững

Di tích lịch sử văn hóa tồn tại và phát triển theo không gian và thời gian

Nó gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước củadân tộc Các di tích lịch sử văn hóa còn là minh chứng cho sự phát triển từnggiai đoạn, thời kỳ hưng thịnh của đất nước đồng thời cũng là sản phẩm sáng tạocủa bàn tay con người còn được gìn giữ và truyền lại cho đời sau Di tích lịch sửvăn hóa có thể chỉ là một công trình nhỏ bé, đơn độc nhưng cũng có thể là mộtquần thể gồm rất nhiều các công trình kiến trúc hợp thành Nhưng dù di tích đólớn hay nhỏ thì cũng đều kết tinh trong đó bản sắc văn hóa dân tộc, nhữngphong tục tập quán cũng như nét nổi bật, màu sắc của một quốc gia có nền vănminh trồng lúa nước lâu đời Đồng thời còn là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóaphương Đông và phương Tây

Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn

Trang 13

cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo.

Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinhhoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hayngười không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hànhcác nghi lễ tôn giáo.[8]

"Chùa chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", là một nơi an trítượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni Ngày nay trong thực tế chùađược gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như "Tự", "Quán", "Am".[5]

1.3 Khái quát về huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội

Quốc Oai là một huyện phía Tây của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thànhphố khoảng 20 km Vào năm 2009, huyện Quốc Oai có diện tích 147 km² Dân

số 163.355 người

Huyện Quốc Oai có 1 thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Cấn Hữu, CộngHòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Xuân, Đông Yên, Hòa Thạch, LiệpTuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, PhượngCách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn, CộngHòa

Cảnh trí huyện Quốc Oai đẹp, bình yên và nên thơ, thể hiện trong thơ của

Trang 14

nhà thơ quê hương xứ Đoài - Quang Dũng:

Bao giờ trở lại đồng Bương, Cấn

Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc

Sáo diều vi vút thổi đêm trăng

Quốc Oai nổi tiếng với Chùa Thầy, nơi hàng năm có hàng ngàn du kháchkhắp mọi nơi tới vãn cảnh, với câu nói "Chuông Cấn, Bút Than,Gan DươngCốc, Nón Mỹ" (Nghĩa là: Chuông lớn ở Chùa Cấn Hữu, học giỏi ở Ngọc Than,anh hùng lì lợm ở Dương Cốc và nơi làm nón đẹp phải kể đến Phú Mỹ) QuốcOai có đình So là ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, thờ tam vị đại vương theo giúpvua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân

Ở thế kỷ X, Quốc Oai vốn thuộc căn cứ Đỗ Động giang của tướngquân Đỗ Cảnh Thạc thời 12 sứ quân trị vì Hiện nay còn một số di tích thờphụng ông như đình Cổ Hiền, đền Tam Xã,

Đình Cổ Hiền ở xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai Đình nằm ở gần sông Tích,được coi là vị trí trung tâm thành Quèn xưa của Đỗ Tướng Công Đình là nơithờ thành hoàng làng Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc, vị tướng nhà Ngô và mộtlãnh đạo nổi tiếng thời 12 sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoàinhững chiến công hiển hách, ông còn là người giúp nhân dân trong "Nông –Trang – Canh – Cửi" nên khi mất được người dân trong lãnh địa suy tôn là thànhhoàng làng

Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ

Trang 15

tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, ĐaPhúc là 3 xã cùng chung một đền thờ Nay tam xã hợp nhất vào Sài Sơn nhưngmỗi làng đều xây dựng một ngôi đình để thờ vọng Đỗ tướng công Vị trí xã SàiSơn tương truyền là nơi sứ quân Cảnh Thạc hóa.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Quốc Oai đã và đang hình thành một số khu

đô thị cao cấp như khu đô thị Sunny Garden City (xã Sài Sơn), khu đô thị TâyQuốc Oai (xã Ngọc Mỹ) [9]

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý, bảo tồn ditích của Đảng, Nhà nước, cơ sở thực tiễn và khái quát về huyện Quốc Oai –Thành phố Hà Nội Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứuchuyên sâu về thực trạng quản lý và bảo tồn di tích chùa Thầy tại huyện QuốcOai – Thành phố Hà Nội

Trang 16

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH CHÙA THẦY TẠI

HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Lịch sử khởi dựng di tích chùa Thầy

Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh HàTây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nộikhoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc Sài Sơn

có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy Chùa được xây dựng

từ thời nhà Đinh Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc nàynúi Thầy còn gọi là núi Phật Tích

Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trongnhững ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội Nếu như Chùa Láng gắn liền với giaiđoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đờisau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này

Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư

Từ Đạo Hạnh trụ trì Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa:chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là ThiênPhúc Tự) Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng

tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông

Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng.Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núiSài Sơn Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và LongĐẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng) Sân có hàmrồng [Hình 1]

Trang 17

2.2 Những giá trị nổi bật của di tích chùa Thầy

2.2.1 Giá trị về cảnh quan, kiến trúc

Khu chính điện của Chùa là một khuôn viên hình chữ nhật rộng khoảng40m dài khoảng 60m gồm ba toà nhà to, dài chạy song song hình chữ Tam, có 2dãy hành lang chạy kèm 2 bên các đầu nhưng lạ thay cả ngôi bảo điện hình chữtam đồ sộ như thế mà chỉ có 36 lỗ đục còn gỗ được xếp chồng lên nhau nhưnglại rất vững chắc Hai bên tòa nhà là các chuông và các trống nhô cao lên khỏi 2dãy hành lang, có thơ rằng:

“Lâu đài quảng tịch bên hồ nước

Chuông trống vang dền trong khói xương”

Toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ Chùa Hạ chỉ dùng làm nơi lễbái, giảng đạo, rõ là:

“Gặp tăng trước điện nghe đàm đạo

Trong kiếp phù sinh được buổi nhàn”

Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, là Đại Hùng Bảo Diện Tam bảo.Toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của Thiền sư Từ ĐạoHạnh, diễn tả 3 "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế Vương Ban giữatượng Di Đà Tam Tôn ở trên, phía dưới là bệ đá trăm hoa bách hoa đài tạc từthời Trần trên để hòm sắc lịch chiều tôn phong của Thuyền sư Từ Đạo Hạnh,phía dưới cùng là tượng sư nhập định trên tòa sen vàng Gian bên trái thờ tượngtoàn thân Thuyền sư bằng gỗ đặt trong khám, khi xưa tương truyền mỗi lần mởkhám thì tượng từ từ đứng dậy, đóng cửa thì từ từ ngồi xuống, về sau Cao Sơn

Trang 18

Dục là Tuần phủ Sơn Tây (1841-1923) có bàn với các bô lão trong xã “Thánhthì không phải chào người phàm để ngài phải đứng dậy mỗi lần mở cửa thìchúng ta thất lễ” từ đó mới cắt dây máy để tượng ngồi luôn, bây giờ nếu cóngười nâng tượng vẫn đứng dậy, ngồi xuống và duỗi tay, duỗi chân được…Gianbên phải là tượng vua Lý Thần Tông là hậu thân của Thuyền sư đặt trên ngaivàng, tượng tạc vào năm Thái hòa năm 1499 thời Lê Nhân Tông, đến niên hiệuVĩnh Hựu (1735-1740) vua Lê Ý Tông cho tạc them hia tượng vua Chiêm ngườiphỗng và đôi phượng gỗ trước tượng vua vì cho rằng tiền thân của vua Lê ThầnTông cũng tức là vua Lý Thần Tông là Thuyền sư Từ Đạo Hạnh Chính giữa làtượng Thiền sư khi đã thành Phật, đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, khoác

áo cà sa vóc vàng, đặt trên một bệ tượng bằng đá thời nhà Lý, có hình sư tử độitoà sen Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốngóc có hình thần điểu Garuda Đây là di vật thời nhà Lý còn sót lại duy nhất ởchùa Bên phải là tượng Thiền sư sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của SùngHiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũbình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng

Trước cửa chùa có một hồ nước rộng có tên là Long Chiểu (Ao Rồng).Giữa hồ có một thuỷ đình nhỏ vuông vắn, dùng làm nơi diễn rối nước Hai bênchùa có hai chiếu cầu mái, do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602 Cầu NhậtTiên ở bên trái, trông vào đền Tam Phủ xây trên một hòn đảo giữa hồ Bên phải

là cầu Nguyệt Tiên, nối với con đường lên núi.[Hình 2,3]

“Hai vòng nhật nguyệt xuống ao này

Múa với hoa sen mới nở đầy”

Giữa hồ có nhà Thủy Đình là nơi biểu diễn trò múa rối nước trong ngàyhội:

“Ao sâu trong vắt ngư long hội

Trang 19

Núi bọc xung quanh tựa gấm thêu”

Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự,

là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên Trên vách chùa còn khắc nhữngbài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền Tương truyền rằngđộng Thánh Hóa ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làmvua Lý Thần Tông

“Chúa xưa nằm lẫn trong cây đá

Sư cụ nằm chung với khói mây”

Hang Thánh Hóa là một động nhỏ hẹp, lờ mờ vẻ huyền bí, nhìn kĩ vàovách hang ta thấy những vết lõm ở vách đá, đó là dấu của vết chân và vết taycủa Thuyền sư tì vào lúc chút xác.[Hình 5]

Phía trên chùa Cao có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đáhình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu, trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi

là bàn cờ tiên Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uốngrượu, thưởng trăng và ngâm thơ.[Hình 6]

Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của traigái ngày xưa trong những ngày hội hè Tương truyền đây là nơi tuần tiết củanghĩa quân họ Lã sau trận chống ngoại xâm thất bại.[Hình 7]

Đi ngược lên trên là đến đền Thượng Đền Thượng được khởi dựng từthời Lê Trung Hưng (1533-1789) là nơi thờ phụng đức Văn Xương Đế Quân vàQun Thánh Đế Quân, nơi hội họp của Đông Kinh Nghĩa Thục xưa kia

Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào

Trang 20

mòn trông như tượng Phật Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u Cách một đoạn

là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu

Ở chân núi phía Tây còn có chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một Mái, chùa

có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa dựa vào vách núi

Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnhchùa Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cảbốn mùa Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng Ao rồngthông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng Hình tựa bình phong,sông như dải lụa"

Như vậy, Chùa Thầy không chỉ là di tích lịch sử, di tích cách mạng, mộtcông trình kiến trúc có giá trị mà còn là một nơi có danh lam thắng cảnh nổi

tiếng được thiên nhiên ưu đãi đúng như một nhà thơ đã nói: “Đây là cái đẹp độc đáo của người bản địa tựa như cái gân guốc cảu núi Tản Viên theo mạch mà vào trong đất làng Thầy”

Các pho tượng đẹp nhất của chùa Thầy tập trung tại chùa Trên

Trang 21

Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào đời Mạc Phật A Di

Đà ngồi giữa dáng vẻ phúc hậu Pho tượng Quán Thế Âm bên phải ngồi buôngchân trái xuống, chân phải co lên, tay cầm một cây phất trần, dáng vẻ ung dung.Pho Đại Thế Chí ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn mật phùng Ba pho tượng mỗipho một vẻ không giống nhau, tạo thành một bộ tượng đẹp đặc biệt

Dưới đó, chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật.Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếpbằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý Bệ hoa sen đặt trên một con sư

tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác Hiện nay tượng được đội mũ hoasen và khoác áo vàng

Toàn bộ ba pho Di Đà và tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng,được làm vào thời nhà Trần Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạmhình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda

Tượng Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy

Bên phải là tượng Thiền sư ở kiếp Vua Tương truyền Từ Đạo Hạnh saukhi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua LýThần Tông Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào,ngồi trên ngai vàng Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp Thánh, ngồitrong một khám gỗ chạm trổ cầu kì Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động.Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào.Sau một vị quan triều Nguyễn nói rằng "Thánh thì không phải chào ai cả", nêntháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên Pho tượng này thể hiện nghệ thuậtlàm rối nước của dân gian

Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ TừĐạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và

Trang 22

Thiền sư Giác Hải.

Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rấtđẹp Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành mộtchỗ hõm rất lớn Trong chùa Thượng còn có hai cây cột làm bằng loại gỗ quý là

gỗ Ngọc am.[Hình 8]

2.2.3 Di tích chùa Thầy trong văn hóa dân gian

Chùa Thầy gắn liền với truyền thuyết hóa thân của Pháp sư Từ Đạo Hạnh

Theo Đại Nam Nhất Thống Trí thì Thuyền sư Từ Đao Hạnh họ Từ tên tục

là Lộ con quan Đô sát Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan quê ở làng An Lãng,huyện Vĩnh Thuận nay làng Láng thuộc huyện Từ Liêm Hà Nội Từ thuở nhỏThuyền sư Từ Đạo Hạnh đã có những hành động khác thường, lớn lên ngày ứngthi khoa Bạch Liên, đỗ đầu nhưng không ra làm quan vì mối thù cha nên quyếttâm xuất gia học đạo rồi cùng với các ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên(Ấn Độ ) cầu pháp

Khi đã học được pháp thuật Thuyền sư trở về núi Sài dựng ghè tích ngàyđêm tụng tập, đến khi thù cha đã trả xong thì niềm tục lắng trong, lòng thuyềnrộng mở bèn đi khắp bốn phương thăm thuyền vấn đạo, lúc ngộ được tâm ấnThuyền sư trở về giảng đạo, dạy học,hái thuốc, tổ chức cho dân những trò chơinhư đá cầu, đánh vật, múa rối nước do đó nhân dân cảm phục kính mến gọiThuyền sư bằng một từ thân mật, gần gũi là Thầy, bởi vậy, chùa ngài tu là chùaThầy, núi ngài hóa gọi là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cảtổng đó cũng gọi là tổng Thầy

Truyền thuyết lưu rằng, sau khi Từ Đạo Hạnh chết, ông cho thiền sư MinhKhông biết mình sẽ đầu thai thành con của Sùng Hiền Hầu - em trai của vua Lý

Trang 23

Nhân Tông (Vị vua này không có con nên đã nhường ngôi cho con của SùngHiền Hầu, người con này chính là Từ Đạo Hạnh đầu thai, trở thành vua Lý ThầnTông) Tương truyền ông viên tịch vào ngày 7 tháng 3 năm Bính Thân (1116).Đến tháng 6 thì Lý Thần Tông, con trai của Sùng Hiền Hầu ra đời Sau này LýThần Tông mắc bệnh lạ, người cứu chữa được là đại sư Nguyễn Minh Không.

2.2.4 Giá trị trong đời sống sinh hoạt tâm linh

Chùa Thầy từ khi được xây dựng tới nay, trải qua một quá trình phát triển,hưng thịnh cùng đất nước, nơi đây đã trở thành một trung tâm sinh hoạt tínngưỡng lớn nhất miền Bắc

Chùa Thầy mang giá trị tâm linh rất sâu sắc, đặc biệt đối với đời sống vănhóa tinh thần của nhân dân

Đã thành lệ, ngày đầu năm người dân thập phương đổ về chà Thầy, giữacái lạnh se sắt và màu xám bạc của đất trời, mùi hương trầm lan tỏa làm ấmkhông gian Nơi đây gửi gắm bao ước nguyện về một năm mới bình yên

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịchhàng năm Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây

dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trongtiếng mõ trầm đều Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôngiáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc

Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo Ở đây còn

có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ởnhiều nước Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãntính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnhthiên nhiên rộng mở:

Trang 24

“Rủ nhau lên núi Sài Sơn

Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?

Hỏi non, non những làm thinh

Phải rằng non đã vô tình với ai?

Nước non ví chẳng chiều đời

Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?

Yêu nhau ta dắt nhau cùng

Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.”

(Á Nam Trần Tuấn Khải)

Về văn hóa, Chùa thầy có truyền thống nghìn năm về văn hóa Nơi đây đãsinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú làm sángdanh lịch sử nước nhà Tiếp theo truyền thống quê hương, Câu Lạc Bộ VănNghệ thuật Sài Sơn đang tập hợp những người con yêu văn hóa, thơ ca và đãxuất bản nhiều tập thơ, với sự cho phép của nhà xuất bản Hội Nhà Văn NúiThầy là ấn phẩm của CLB Văn học Nghệ Thuật Sài Sơn Đây là những tác phẩmcủa của những người con Quê hương Sài Sơn, mang trong mình hồn cốt của mộtvùng quê giàu truyền thống văn hóa Hiện nay, các tập 1, 2, 3, 4 của Núi thầy đãđược xuất bản.[3]

Ngày đăng: 26/12/2018, 12:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiến Phụng (2014), Chùa Thầy một kiến trức độc đáo của xứ Đoài, Hà Nội, Hà Nội Khác
2. Hoàng Thị Uyên (2013), Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy, Hà Nội Khác
3. Hồ Đức Thọ (2002), Nghi lễ thờ cúng truyền thống tại nhà và chùa, đình, đền, miếu phủ: Danh sơn cổ tình, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Khác
4. Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1984), Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng (2005), Chùa Hà Nội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác
6. Phạm Tam (2013), Chùa Thầy – Hà Tây, Hà Nội Khác
7. Quốc Hội (2001), Luật di sản văn hóa, Hà Nội Khác
8. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w