1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Dạy học chủ đề hệ phương trình ở trường trung học phổ thông bằng phương pháp khám phá

24 570 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 400,5 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông “cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huytính tích cực, chủ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông

“cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyệnnăng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹnăng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máymóc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phùhợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi

cơ sở giáo dục phổ thông.” [1]

Đã có không ít phương pháp dạy học (PPDH) tích cực (nói vắn tắt của PPDHphát huy được tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học) được giớithiệu và được giáo viên vận dụng vào thực tiễn dạy học, như PPDH phát hiện và giảiquyết vấn đề, PPDH hợp tác, PPDH khám phá….Dạy học khám phá Toán

(Investigating Mathematics Teaching) là PPDH trong đó giáo viên tạo cơ hội cho học

sinh khám ra tri thức toán học cần lĩnh hội Với phương pháp này, con đường đi tớikiến thức mới được xây dựng trên cơ sở kiến thức sẵn có của người học, thông quacác hoạt động tích cực của người học, dưới sự định hướng giúp đỡ của người dạy.Điều đó làm cho người học cảm thấy hứng thú vì không những người học có được trithức mới mà còn biết cách tìm tòi kiến thức đó Phương pháp này có thể áp dụng mộtcách linh hoạt và có hiệu quả trong những tình huống khác nhau và cũng không cầnphải có cơ sở vật chất, phương tiện gì nhiều Tuy nhiên, việc khai thác, vận dụngphương pháp này vào thực tế giảng dạy còn có những hạn chế

PPDH khám phá trong dạy học môn Toán, gọi tắt là khám phá toán (KPT) đãxuất hiện lần đầu tiên ở Anh năm 1960 và thịnh hành ở các trường học của Anh từnhững năm 1980 PPDH này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà giáodục GV sử dụng phương pháp KPT như là một nhiệm vụ học tập của người họcthông qua các tình huống Toán học Một tình huống KPT được hiểu là một nhiệm vụđòi hỏi HS phải tự mình tiến hành các hoạt động học tập một cách chủ động, sáng

Trang 2

tạo HS bị cuốn hút vào các giờ học toán nếu các em được làm việc trong một môitrường học tập với những hoạt động khám phá trong môn Toán

Theo Trần Vui (2010a, 2010b) [23], [24]: Với cách dạy phổ biến hiện nay, HS

ít có cơ hội khám phá những bài toán mang tính thách thức, yêu cầu khả năng giảiquyết các vấn đề thực tiễn và các loại hình tư duy bậc cao nên chưa thật sự hứng thúvới các giờ học toán

Trong chương trình môn Toán THPT, “Hệ phương trình” là một chủ đề rấtthuận lợi cho việc rèn luyện khám phá Toán và phát triển tư duy cho học sinh, nhất lànhững hệ phương trình (PT) xuất hiện trong những kì thi cuối cấp THPT Đó lànhững hệ PT không mẫu mực, không có thuật toán hoặc phương pháp tổng quát đểgiải được chúng Để giải được những hệ PT này HS phải có sự linh hoạt, sáng tạo

Từ những lí do trên, đề tài được chọn là "Dạy học chủ đề hệ phương trình ở trường trung học phổ thông bằng phương pháp khám phá."

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số tình huống dạy học giải hệ PT cho học sinh lớp 12 bằngphương pháp khám phá, đồng thời đề xuất những hoạt động của GV hướng dẫn họcsinh hoạt động trong những tình huống đó, nhằm rèn luyện kĩ năng giải hệ phươngtrình cho học sinh lớp 12, nâng cao hiệu quả học tập chủ đề này ở trường phổ thông

3 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế và vận dụng những tình huống dạy học giải hệ phương trình chohọc sinh lớp 12 bằng phương pháp khám phá thì học sinh vừa có kĩ năng giải hệphương trình tốt hơn, vừa học được cách tìm ra những tri thức và phương pháp giải

hệ phương trình, nâng cao được hiệu quả học tập chủ đề này ở trường phổ thông

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ khái niệm khám phá Toán và những kĩ năng giải hệ PT ở lớp 12

- Đề xuất những tình huống dạy học giải hệ phương trình cho học sinh lớp 12bằng phương pháp khám phá và những hoạt động của giáo viên hướng dẫn học sinh

Trang 3

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài.

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học môn toán, tâm lý học, lý luận dạy họcmôn toán; các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài nhằm hoànthành cơ sở lí luận cho đề tài

+ Phương pháp điều tra – quan sát

Dự giờ, quan sát để có một số đánh giá về thực trạng việc DH toán ở trườngTHPT

Xây dựng một số phiều điều tra và tiến hành điều tra tình hình dạy và học giải

hệ phương trình cho học sinh lớp 12 tại một số trường THPT

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quá trình dạy học hệ PT cho học sinh lớp 12 THPT Phạm vi nghiên cứu: Các bài toán về hệ PT cho học sinh lớp 12 THPT.

7 Những đóng góp mới của đề tài

- Làm rõ cơ sở lý luận của phương pháp dạy học khám phá trong môn Toán

- Phản ảnh một phần thực trạng dạy và học chuyên đề hệ phương trình ở một số trườngTHPT tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất và thử nghiệm sư phạm một số tình huống khám phá phương pháp giải hệphương trình đã thiết kế tại một số lớp 12 THPT tỉnh Lạng Sơn

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm ba chương

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Trang 4

Chương 2 Thiết kế một số tình huống dạy học giải hệ phương trình ở lớp 12 bằngphương pháp khám phá

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học và một số phương pháp dạy học tích cực

1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Ủy ban giáo dục UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỉ thứ

XXI là: Học để biết (learning to know); học để làm (learning to do); học để cùng chung sống (learning to live together); học để tự khẳng định mình (learning to be).

Đồng điệu với bốn trụ cột này, chủ trương quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục củaĐảng và Nhà nước ta cũng được thể hiện rõ nét qua nội dung và phương pháp giáodục phổ thông Cụ thể như sau:

Về nội dung giáo dục, chương 2, mục 2, điều 28.1 của Luật Giáo dục năm

2005 đã khẳng định: “Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông,

cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học” [14]

Về phương pháp giáo dục đào tạo, Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban

Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI (năm 2013) đã chỉ rõ:

“Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” Trong Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005, chương 2, mục 2, điều 28.2 đã viết: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [14]

Trang 5

Một trong những quan điểm chủ đạo trong việc đổi mới phương pháp dạy họchiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức củangười học Để phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác của người học thì ngườigiáo viên nhất thiết phải tạo được sự hứng thú học tập cho người học trong quá trìnhhọc tập Để làm được điều đó, giáo viên phải tổ chức cho học sinh thực sự hoạt độngtrong môi trường có sự tương tác giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa cá nhân vớitập thể, giữa hoạt động tích cực của cá nhân với tư liệu kiến thức Khi người học đãhứng thú, đã tự ý thức được nhiệm vụ học tập của mình thì họ sẽ có tâm lí sẵn sànghoạt động, tự tin, chủ động chiếm lĩnh các tri thức mới, tích cực giải quyết các nhiệm

vụ học tập và cảm thấy say mê với môn học.[20]

Nói đến đổi mới PPDH, trước hết cần nói tới đổi mới chiến lược tổ chức quátrình dạy học (DH), sau là đổi mới cách thức làm việc của GV và HS, đổi mới kĩthuật thực hiện các PPDH Ngoài ra, để đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội, cầnđổi mới mục tiêu giáo dục trong nhà trường Bên cạnh đó, còn kèm theo đổi mới cácđiều kiện khác trong quá trình DH như: phương tiện DH; các hình thức tổ chức DH;cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS [11]

1.1.2 Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiềunước, để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thứccủa người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ khôngphải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy Tuy nhiên để dạy học theophương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương phápthông báo, giảng giải theo truyền thống Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có

sự hợp tác giữa thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học

Có như vậy giờ học mới thành công

Theo Trần Bá Hoành (2002) [3], các phương pháp dạy học tích cực có bốn đặc trưng

Trang 6

a Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

b Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

c Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Hiện nay, một số PPDH tích cực được áp dụng phổ biến trong các trường phổthông là: PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề; PPDH hợp tác; PPDH tự học; PPDHkhám phá; PPDH theo thuyết kiến tạo; PPDH dự án; PPDH chương trình hóa…

1.2 Dạy học khám phá

1.2.1 Khái niệm dạy học khám phá

Dạy học khám phá là PPDH trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh học tậpthông qua những hoạt động khám phá tri thức, kĩ năng Phương pháp này phát huynăng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh

Trong dạy học, hoạt động khám phá gồm các kiểu sau [5]:

Kiểu 1: Khám phá dẫn dắt: GV đưa ra vấn đề, đáp án và dẫn dắt HS tìm cách giảiquyết vấn đề đó

Kiểu 2: Khám phá hỗ trợ: GV đưa ra vấn đề và gợi ý HS trả lời

Kiểu 3: Khám phá tự do

1.2.2 Đặc trưng của dạy học khám phá

Theo Trần Bá Hoành (2002) [3], dạy học khám phá có một số đặc trưng sau:(1) Phương pháp dạy học khám phá trong nhà trường phổ thông không nhằmphát hiện những vấn đề mà loài người chưa biết, mà chỉ giúp học sinh lĩnh hội một sốtri thức mà loài người đã phát hiện ra

(2) Mục đích của phương pháp dạy học khám phá không chỉ làm cho học sinhlĩnh hội sâu sắc tri thức của môn học, mà quan trọng hơn là trang bị cho người họcphương pháp suy nghĩ, cách thức phát hiện và giải quyết vấn đề mang tính độc lập,sáng tạo

Trang 7

(3) Phương pháp dạy học khám phá thường được thực hiện thông qua các câuhỏi hoặc những yêu cầu hành động, mà khi học sinh thực hiện và giải đáp thì sẽ xuấthiện con đường dẫn đến tri thức.

(4) Trong dạy học khám phá, các hoạt động khám phá của học sinh thườngđược tổ chức theo nhóm, mỗi thành viên đều tích cực tham gia vào quá trình hoạtđộng nhóm: trả lời câu hỏi, bổ sung các câu trả lời của bạn, đánh giá kết quả họctập…

1.2.3 Các hình thức của dạy học khám phá

Theo Bùi Văn Nghị (2009) [16]: Hoạt động khám phá trong học tập có nhiềudạng khác nhau, từ trình độ thấp lên trình độ cao, tùy theo trình độ năng lực tư duycủa người học và được tổ chức hoạt động theo cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, tùytheo độ phức tạp của vấn đề cần khám phá

1.2.4 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học khám phá

Theo Trần Bá Hoành (2002) [3], PPDH khám phá có những ưu, nhược điểm sau đây:

- Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyêntrong quá trình học tập, là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hìnhthành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn

- Ðối thoại trò - trò, trò - thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực

và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng

Trang 8

b Nhược điểm:

- Để áp dụng được phương pháp này, học sinh phải có kiến thức, kĩ năng cầnthiết để thực hiện các nhiệm vụ mang tính khám phá, tìm ra tri thức mới Đối tượnghọc sinh trung bình, yếu sẽ gặp khó khăn khi học theo phương pháp này

- Việc triển khai dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức,nghiệp vụ vững vàng, có sự chuẩn bị bài giảng công phu

- Trong quá trình khám phá của học sinh thường nảy sinh những tình huống,những khám phá ngoài dự kiến của giáo viên, đòi hỏi sự linh hoạt trong xử lí các tìnhhuống của người giáo viên – người dẫn đường

- Thời gian của quá trình khám phá ra kiến thức mới chiếm khá nhiều trongtoàn bộ tiến trình của bài học, nên tùy thuộc vào từng nội dung, mục tiêu dạy học và

sự phân phối thời gian dạy học mới có thể áp dụng được

- Trong hoạt động khám phá đối với hệ phương trình đòi hỏi giáo viên phải lựachọn được hệ thống bài tập phù hợp và tổ chức học tập khám phá hợp lí thì kết quảmới đem lại như ý muốn

1.2.5 Quy trình dạy học khám phá

Theo Nguyễn Thị Vân Hương (2009) [5], quy trình dạy học khám phá gồm có:

* Chuẩn bị: Xác định mục đích; Xác định vấn đề cần khám phá; Xác định việc thu

thập các dữ liệu cần thiết để đánh giá các giả thuyết; Dự kiến về thời gian; Phânnhóm học sinh; Kết quả khám phá; Chuẩn bị phiếu học tập

* Tổ chức học tập khám phá: Xác định rõ vấn đề; Nêu các giả thuyết (ý kiến); Thu thập các dữ liệu; Đánh giá các ý kiến HS trao đổi, tranh luận về các đề xuất; Khái

quát hóa

1.3 Dạy học giải bài tập toán

1.3.1 Vai trò của bài tập trong quá trình dạy học

1.3.2 Yêu cầu của một lời giải bài toán

1.3.3 Phương pháp chung để giải bài toán

Trang 9

Theo Polya (1975) [19] có bốn bước giải bài toán, bao gồm: Hiểu bài toán; Tìm cáchgiải; Trình bày; Nhìn lại.

1.4 Một số thực trạng dạy học giải hệ phương trình ở lớp 12 ở trường THPT Chuyên Chu Văn An - Lạng Sơn

1.4.1 Nội dung hệ phương trình trong chương trình môn Toán THPT

1.4.2 Tình hình dạy và học chủ đề hệ phương trình tại trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn

1.4.2.1 Khảo sát qua phiếu điều tra giáo viên và học sinh

Từ kết quả điều tra từ 20 giáo viên toán và 150 học sinh tại các trường THPT Chuyên Chu Văn An và THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn cho phép rút ra một số kết luận sau:

- Đa số học sinh nhận thấy “hệ phương trình” là một nội dung khó (95/150, chiếm 63,3%)

- Từ tâm lý ngại và sợ đó dẫn đến tình trạng học sinh không quyết tâm khi học chủ

đề “ Hệ phương trình”, phần lớn học sinh có hiểu lí thuyết (132/150, chiếm 88%)

nhưng cứ gặp bài toán hệ phương trình là lúng túng, không biết áp dụng lí thuyết như

thế nào (60/150, chiếm 40%) hoặc chỉ áp dụng làm được một số bài đơn giản (75/150, chiếm 50%).

- Trong các giờ học “Hệ phương trình”, phần lớn học sinh cảm thấy chán nản,

buồn tẻ, chưa tìm được sự hứng thú trong học tập, học sinh không đủ tự tin để thamgia các ý kiến của mình vào bài giảng của các thầy cô giáo

- Hiện nay, giáo viên đã áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực tronggiảng dạy nhưng kết quả thu được vẫn còn hạn chế, vẫn chưa tạo ra được sự tích cựctrong học tập của học sinh Giáo viên vẫn còn nặng về việc HS giải được nhiều dạngtoán mà không chú trọng tới việc làm cho HS chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thứcmới

1.4.2.2 Khảo sát qua bài kiểm tra

Để có thêm cơ sở đánh giá kĩ năng giải hệ phương trình của học sinh, chúng tôi sửdụng bài kiểm tra tự luận 45 phút

Trang 10

Đối tượng là học sinh lớp 12B và 12C trường trung học phổ thông chuyên ChuVăn An, Tỉnh Lạng Sơn Lớp 12B có 35 HS, lớp 12C có 36 HS

* Đánh giá chung về thực trạng: Mặc dù mẫu điều tra còn nhỏ, nhưng kết quả

điều tra đã cho thấy một phần thực trạng dạy học hệ PT ở trường THPT là: Đa số HSchưa được rèn luyện và chưa giải quyết được các bài toán giải hệ PT nâng cao Các

em thường tiếp thu kiến thức một cách hình thức, chưa có sự tìm tòi, khám phá nêncảm thấy lúng túng, không tự tin trước một bài toán giải hệ phương trình

Tiểu kết chương 1

Điều cơ bản trong PPDH dạy học khám phá là giáo viên tạo tình huống hướngdẫn HS khám phá tri thức mới, bằng cách đưa ra các hoạt động, câu hỏi gợi mở từngbước giúp HS tự đi tới mục tiêu của hoạt động Để làm được điều này giáo viên cầngợi cho HS phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung, phân tích được mộthoạt động thành những hoạt động thành phần, cần sàng lọc những hoạt động đã pháthiện được để tập trung vào một số mục đích nhất định

Qua việc tìm hiểu thực tiễn việc dạy học nội dung hệ PT ở trường THPT,chúng tôi nhận thấy học sinh còn rất lúng túng trong việc giải hệ phương trình hayđịnh hướng cách giải, đặc biệt những bài nâng cao, vẫn còn nhiều hạn chế về khảnăng khám phá của HS, đồng thời nhiều giáo viên chưa chú trọng vào phương phápdạy học khám phá Những cơ sở lí luận được trình bày trong chương này sẽ địnhhướng cho quá trình vận dụng cụ thể ở chương 2

Chương 2 MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ

HỆ PHƯƠNG TRÌNH Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Định hướng xây dựng tình huống và phương pháp dạy học

2.1.1 Định hướng xây dựng tình huống

Định hướng xây dựng tình huống được chúng tôi xác định như sau:

(1) Mỗi tình huống nhằm hướng dẫn học sinh khám phá ra một phương pháp giải hệphương trình và vận dụng phương pháp đó vào giải những hệ phương trình cùngdạng

Trang 11

Với những hệ phương trình cơ bản đã được trình bày trong sách giáo khoa,sách bài tập sẽ không được chúng tôi đề cập đến, vì với những hệ đó học sinh chỉ việcvận dụng kiến thức đã học vào bài toán cụ thể là được Chúng tôi sẽ tập trung vàonhững hệ phương trình không mẫu mực, chưa có quy tắc, phương pháp chung để giảichúng

Với kinh nghiệm của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp,chúng tôi tập trung vào những phương pháp giải hệ phương trình sau đây:

Từ đó cấu trúc mỗi tình huống sẽ bao gồm các hoạt động sau:

- Giải một số hệ phương trình cụ thể (hoạt động trải nghiệm)

- Thảo luận nhóm, trao đổi về những kinh nghiệm, phương pháp giải hệ (hoạt độngnhóm)

- Thảo luận chung cả lớp đi đến những kết luận (hoạt động hợp thức hóa những kếtquả khám phá được)

- Vận dụng những tri thức phương pháp khám phá được vào giải một số hệ cùng loại(hoạt động rèn luyện củng cố)

(3) Với những kinh nghiệm có được, giáo viên sẽ lựa chọn được những hệ phươngtrình tiêu biểu cho những phương pháp, đồng thời bao quát được hầu hết các trườnghợp, khả năng có thể xảy ra, để những ý kiến trao đổi, thảo luận được tập trung, đầy

đủ, toàn diện và giảm bớt thời gian cần phải trải nghiệm của học sinh

2.1.2 Phương pháp dạy học những tình huống đã xây dựng

Trang 12

+ Theo chúng tôi, khi dạy học những tình huống đã xây dựng nên sử dụng phươngpháp học nhóm kết hợp với sử dụng phiếu học tập, câu hỏi gợi mở và trình bày kếtquả hoạt động bằng trình chiếu hoặc giấy khổ to, bảng phụ.

+ Từ cấu trúc mỗi tình huống đã xác định trên, phương pháp dạy học những tình huống sẽ theo trình tự sau:

Bước 1 Cho học sinh giải một số hệ phương trình cụ thể được giao trong phiếu họctập

Bước 2 Tổ chức cho từng nhóm thảo luận, trao đổi về những kinh nghiệm, phươngpháp giải các hệ đã cho

Bước 3 Thảo luận chung cả lớp đi đến những kết luận về những tri thức phươngpháp khám phá được

Bước 4 Luyện tập, củng cố, vận dụng những tri thức phương pháp khám phá đượcvào giải một số hệ phương trình cùng loại

2.2 Xây dựng một số tình huống dạy học khám phá hệ phương trình

2.2.1 Tình huống khám phá phương pháp thế

* Hoạt động 1 (học sinh trải nghiệm) và hoạt động 2 (học sinh thảo luận) dựa trên

phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Hoạt động 1 Giải các hệ phương trình sau:

1) Dấu hiệu nào gợi ý cho ta sử dụng phương pháp thế?

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w