Một trong những hiện tượng độc đáo của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạnnày là phần lớn những nhà văn tiêu biểu cho các xu hướng văn học tư sản, tiểu tưsản trong xã hội cũ đều được giác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TẠ THỊ THANH HÒA
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH
TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
1945-1954 Ở NGỮ VĂN 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 2Xin cảm ơn Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Ban giám đốc Trung tâm GDTX Tam Đảo, Ban giám hiệu trường THPT Yên Lạc 2, bạn bè, đồng nghiệp, học sinh…đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tạ Thị Thanh Hòa
Trang 3DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
5 Đóng góp khoa học của đề tài 12
6 Phương pháp nghiên cứu 12
7 Cấu trúc luận văn 13
Chương 1: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN 1945-1954 14
1.1 Nhân vật văn học 14
1.1.1 Khái niệm nhân vật 14
1.1.2 Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực 16
1.1.3 Phân loại nhân vật văn học 18
1.1.3.1.Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm 18
1.1.3.2 Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện 19
1.1.3.3 Nhân vật chức năng, nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách,
nhân vật tư tưởng 20
1.2 Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954 21
1.2.1 Văn học 1945 - 1954 tập trung thể hiện hình tượng con người quần chúng 22
1.2.1.1 Hình tượng con người tập thể 22
1.2.1.2 Con người chính trị, con người công dân 25
1.2.1.3 Nhân vật mang những nét trầm ngâm, lo lắng 27
1.2.1.4 Chân dung những con người lạc quan 28
1.2.2 Những khám phá bước đầu nét tâm lí cộng đồng trong truyện ngắn 1945 - 1954 30
1.3 Một số phương diện thể hiện tâm trạng nhân vật 36
1.3.1 Thể hiện qua bút pháp miêu tả ngoại hình 37
Trang 51.3.2.Thể hiện qua tình huống, xung đột hành động 38
1.3.3 Thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm 39
1.3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại 39
1.3.3.2 Độc thoại nội tâm 41
1.3.4 Thể hiện qua ngôn ngữ tự sự của nhà văn 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44
Chương 2: PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN 1945 - 1954 Ở NGỮ VĂN 12 46
2.1 Giá trị của truyện ngắn 1945 - 1954 trong SGK Ngữ văn 12 46
2.1.1 “Vợ chồng A Phủ” - bức tranh sống động về đề tài miền núi
của nhà văn Tô Hoài 47
2.1.1.1 Những thân phận tủi nhục nơi địa ngục trần gian 47
2.1.1.2 Sự trỗi dậy mãnh liệt của lòng ham sống và khát khao hạnh phúc 49
2.1.1.3 Cuộc nổi loạn chống lại thân nô lệ của Mị 50
2.1.1.4 Bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, đặc sắc 51
2.2.2 Truyện ngắn “ Vợ nhặt” - tác phẩm kết tinh nhiều giá trị 53
2.2.2.1 Xây dựng tình huống truyện độc đáo 53
2.2.2.2 Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật 55
2.2.2.3 Tình người ấm áp, niềm tin vào tương lai tươi sáng 56
2.2.2.4 Đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc 57
2.2 Hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” ở trường THPT 59
2.2.1 Thực trạng giảng dạy truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt”
ở trường THPT 59
2.2.1.1 Khảo sát 59
2.2.1.2 Kết quả khảo sát (Phụ lục) 61
2.3 Đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954 ở Ngữ văn 12 65
2.3.1 Đọc diễn cảm 67
Trang 62.3.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi 72
2.3.2.1 Câu hỏi nêu vấn đề khai thác nội dung kiến thức 72
2.3.2.2 Câu hỏi nhận xét, khám phá theo hướng mở 82
2.3.3 Phân tích 85
2.3.4 Cắt nghĩa 94
2.3.4.1 Cắt nghĩa những chi tiết, hình ảnh nghệ thuật 95
2.3.4.2 Cắt nghĩa kết cấu tác phẩm 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 100
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 102
3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 102
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 102
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 102
3.2 Đối tượng và phạm vi thực nghiệm 102
3.3 Kế hoạch và nội dung thực nghiệm 103
3.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm 104
3.5 Dạy thực nghiệm: 120
3.5.1 Giao nhiệm vụ thực nghiệm 120
3.2.2 Theo dõi tiến trình dạy thực nghiệm 121
3.6 Đánh giá kết quả 121
3.6.1 Biện pháp đánh giá 121
3.6.2 Kết quả thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng 122
3.6.2.1 Kết quả thực nghiệm 122
3.6.2.2 Nhận xét, đánh giá 125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 126
KẾT LUẬN 128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
PHỤ LỤC 1: 1
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm THPT Yên Lạc 2 122
Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm Trung tâm GDTX Tam Đảo 123
Bảng 3 3: Kết quả thực nghiệm đối chứng THPT Yên Lạc 2 123
Bảng 3 4: Kết quả thực nghiệm đối chứng Trung tâm GDTX Tam Đảo 123
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả thực nghiệm và đối chứng của THPT Yên Lạc 2 123
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả thực nghiệm và đối chứng của
TT GDTX Tam Đảo 124
Bảng 3.7: Xếp loại, đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng 124
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra cho dân tộcViệt Nam một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên xây dựng chủnghĩa xã hội Chính biến động lịch sử to lớn ấy đã cuốn theo một cuộc cách mạngsâu sắc trong đời sống văn học dân tộc và đánh dấu sự ra đời của một nền văn họcmới - nền văn học được xây dựng trên lập trường của Đảng cộng sản Việt Nam,trong hệ tư tưởng của giai cấp vô sản Nền văn học được kế thừa tư tưởng tiến bộcủa những sĩ phu yêu nước trong xã hội phong kiến và nửa thực dân phong kiến.Đảng ta rất coi trọng sức mạnh của văn học nghệ thuật trong cách mạng văn hóa, tưtưởng Một trong những hiện tượng độc đáo của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạnnày là phần lớn những nhà văn tiêu biểu cho các xu hướng văn học tư sản, tiểu tưsản trong xã hội cũ đều được giác ngộ, trưởng thành, đi theo cách mạng và sau nàytrở thành những cây bút sắc xảo, vững vàng của nền văn học xã hội chủ nghĩa.Đường lối văn nghệ của Đảng chủ trương gắn bó văn nghệ với đời sống rộng lớn,phong phú của nhân dân và ngày càng chú ý tới tính đặc thù của văn học nghệ thuật
Vì thế dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền văn học mới trên chặng đường phát triển,tính thống nhất ngày càng cao và càng trở nên phong phú, đa dạng hơn từ nội dungđến hình thức
Gắn bó với đời sống, phản ánh và phục vụ đời sống là nhiệm vụ trọng tâmcủa văn học nghệ thuật Cuộc Cách mạng tháng Tám đã làm lung lay tận gốc rễ xãhội nửa thực dân phong kiến, tạo ra một cuộc chuyển dịch lớn về môi trường sống
và viết không phải của một vài cây bút mà là hàng loạt nhà văn của một nền vănhọc, từ môi trường chật hẹp của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đến cuộc sống sôi độngcủa người lao động Nền văn học mới được đặt giữa môi trường rộng lớn của đờisống nhân dân lao động không chỉ nói đến sự tái sinh, trỗi dậy của những cây bútlớn cũ đã đi theo cách mạng, mà chủ yếu là để nói nền văn học mới được nuôidưỡng trên vùng đất mới màu mỡ, dưới ánh sáng của tư tưởng văn nghệ Macxit đã
Trang 9có được một nội dung mới, gắn liền với một đối tượng mô tả mới là hiện thực cáchmạng rộng lớn, hùng tráng của nhân dân lao động và một nguồn lực lượng sáng tạo
vô tận từ các tầng lớp lao động được cách mạng giải phóng và trí thức hóa
Ánh sáng, tư tưởng của Đảng đã đem đến cho nền văn học mới hàng loạt
đề tài, chủ đề, môtip cốt truyện và những tính cách nhân vật không có trong cácthời kì văn học trước kia; những cuộc đổi đời nhờ cách mạng; con người hồi sinhnhờ thức tỉnh lí tưởng xã hội chủ nghĩa; những số phận bơ vơ đau khổ trong xãhội cũ tìm thấy được sức mạnh và hạnh phúc trong xã hội mới; tình cảm riêng tưđược nâng lên tình đồng chí; chủ nghĩa anh hùng cách mạng có tầm vóc sử thikết tinh sức mạnh của giai cấp, của nhân dân, của thời đại…
Văn học Việt Nam 1945-1954 là giai đoạn bước đầu tập hợp đội ngũ, xâydựng lực lượng sáng tác song cũng xuất hiện không ít cây bút truyện ngắn xuất sắc.Chủ đề bao trùm sáng tác văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độclập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũphong trào Nam tiến, biểu giương những tấm gương vì nước quên mình Hình ảnh
cả dân tộc đang trỗi dậy, niềm tự hào đến mức say mê “trước cuộc tái sinh nhiệm
màu”(Hoài Thanh) của dân tộc được thể hiện qua nhiều tác phẩm: Làng (Kim Lân), Thư nhà (Hồ Phương), Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài)…
Làm nên sự mới mẻ, độc đáo của văn học 1945- 1954 là quan niệm về phẩmchất thẩm mĩ của con người trong ý thức nghệ thuật, hệ thống hình tượng nhân vậttrung tâm và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong sự vận động, phát triển củatâm lí gắn với sự vận động của hệ tư tưởng cách mạng.“Trong văn học, việc xâydựng những hình tượng nhân vật phù hợp với địa vị xã hội mà nó đảm nhiệm vừađòi hỏi, vừa cho phép nhà văn không chỉ giác ngộ ý thức nghệ thuật cách mạng, màphải hướng tới nắm bắt, khám phá quá trình vận động đa dạng, phức tạp của cuộcsống con người” (22;69)
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, văn học quan niệm vẻ đẹp của conngười gắn với “tinh thần và lực lượng kháng chiến”, với “sự nghiệp kháng chiến
Trang 10kiến quốc”, với “nguyện vọng và ý chí của nhân dân trong kháng chiến” Vì vậynhân vật trung tâm là những con người gánh vác trên vai xứ mệnh của dân tộc Đó
là hình tượng con người quần chúng, con người chính trị công dân Con người trongvăn học giai đoạn này được thể hiện chủ yếu trong hành động và trong những quan
hệ hướng ngoại Văn học 1945 - 1954 đã có những khám phá bước đầu về nhữngnét tâm lí cộng đồng, có những bước tiến mới trong miêu tả nội tâm và những dạngthể hiện diễn biến tâm lí, thể hiện phong phú nội tâm nhân vật
Hầu hết các sáng tác truyện ngắn Việt Nam 1945-1954 đưa vào giảng dạytrong chương trình THPT đều xuất hiện những nhân vật “mang tâm trạng”, xuấtphát từ những nỗi niềm riêng tư, thầm kín Các nhà văn đã gõ mạnh tới cánh cửatâm hồn của từng nhân vật, từ những anh nông dân, bà mẹ nghèo vùng xuôi, nhữngcon người lao động nghèo nơi vùng cao tới anh chiến sĩ đang cầm súng ngoài chiếntrường Trong một tác phẩm văn học, nội tâm nhân vật chính là một phần thể hiện
sự sống của tác phẩm, sức hấp dẫn và thước đo giá trị tác phẩm Nó cũng là tấmgương phản ánh khả năng khám phá và sáng tạo của nhà văn Nhà văn đã thâmnhập, gắn bó và nắm bắt cuộc sống đến đâu, sáng tạo nên bức tranh hiện thực sinhđộng, sâu đậm như thế nào? Trên cơ sở cảm nhận được điều này, người đọc mớibộc lộ được tình cảm của mình đối với tác phẩm một cách chính xác, đầy đủ và tựnhiên Sự rung động của người đọc trước một tác phẩm văn học chính là ở chỗ bắtgặp trong đó thế giới nội tâm phong phú của nhân vật Đó cũng là lí do để những tác
phẩm như Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân) khi đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn 12 đã có được sức sống lâu bền cùng với thời gian Sứcsống ấy toát lên từ thế giới nội tâm của các nhân vật
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn phong phú của thể loại truyện
ngắn Việt Nam 1945 - 1954, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954 ở Ngữ văn 12 ”
Đề tài hướng tới việc giúp học sinh nắm bắt hệ thống hoá những tri thức về nhânvật trong tác phẩm văn học; các phương diện thể hiện tâm tâm trạng nhân vật; tìmhiểu sự vận động của dòng tâm trạng nhân vật trong các sáng tác truyện ngắn
Trang 111945-1954 được đưa vào chương trình Ngữ văn 12 THPT Từ đó đi tới việc đềxuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vậttrong quá trình phân tích nhân vật văn học
2 Lịch sử vấn đề
Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một trang sử mới của dân tộc, kỉnguyên của độc lập tự do Nền văn học theo sát và phản ánh chân thực, sinh động sựchuyển biến của toàn xã hội Khối lượng truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1954 không
hề ít Tính riêng các cuộc thi do các báo, tạp chí Hội nhà văn và các nhà xuất bản tổchức đã thấy sự góp mặt đông đúc của các nhà văn, các tác phẩm đặc sắc ở thể loạitruyện ngắn Các cuộc thi truyện ngắn, các cuộc hội thảo, tranh luận, tổng kết mộtgiai đoạn, nhiều bài viết đánh giá về truyện ngắn, phỏng vấn, trao đổi với nhà văncũng thường hay nói về truyện ngắn… Đặc biệt các tác phẩm đã được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường như: Đôi mắt của Nam Cao, Làng, Vợ nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã được nghiên cứu khá kĩ lưỡng qua nhiều bài
viết, chuyên luận Có khá nhiều bài viết bàn về thể loại truyện ngắn và con ngườitrong các sáng tác truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1954
Nếu như quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam trong mấy chục nămđầu thế kỉ XX đã gắn liền với sự thức tỉnh và phát triển ý thức cá nhân với cái “tôi”
cá nhân thì văn học giai đoạn 1945 - 1954 đã nảy sinh và phát triển trên nền tảng ýthức cộng đồng Cách mạng không chỉ giải phóng cho con người thoát khỏi xiềngxích của bọn thực dân phong kiến mà còn tập hợp, liên kết mọi người trong cộngđồng dân tộc, trong các đoàn thể quần chúng, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc.Phản ánh đời sống xã hội - lịch sử và hướng vào thể hiện quần chúng Những nhàvăn sau Cách mạng tháng Tám càng hiểu rõ văn học không chỉ là chuyện vănchương mà là chuyện cuộc đời, trước hết là chuyện con người, đồng thời nhữngngười cầm bút cũng thấy rõ “vấn đề của văn học là nhân vật” Nhân vật không chỉgắn với tư tưởng, với nhân sinh quan, thế giới quan, với thái độ chính trị và sự hiểubiết về đời sống xã hội của nhà văn
Trang 12Nói đến nhân vật trong truyện ngắn, ngoài việc miêu tả ngoại hình, khắc họatính cách phải kể đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Nhân vật biết nói lên tiếngnói, biết động đậy, cựa quậy chưa đủ mà còn phải biết trăn trở, suy nghĩ về bảnthân, về những vấn đề hiện thực xung quanh họ Các tác giả văn học 1945 - 1954 doyêu cầu của bầu không khí kháng chiến nên rất quan tâm tới hình tượng những conngười quần chúng, nếu là con người cá nhân thì cũng hội tụ đầy đủ những phẩmchất của cộng đồng và thông qua hình tượng này các nhà văn đã cố gắng làm rõ néttính cách, tâm lí chung vừa rất dân tộc vừa rất cách mạng
Là người đã có nhiều công trình khảo cứu, nghiên cứu về văn học ViệtNam hiện đại giai đoạn 1945 - 1975, khi tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong cácsáng tác văn học giai đoạn 1945 - 1954, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhậnđịnh: “Thế giới nội tâm nhân vật của họ ngày càng phong phú nhưng không rắcrối, phức tạp Họ kiên cường đấu tranh để vươn lên nhưng không quằn quại, bếtắc trong những bi kịch Tính cách công dân chiến sĩ của họ được hình thànhtrong sự vận động của các hoạt động thực tiễn khẩn trương, sôi nổi, quyết liệt.Cái anh hùng trong phẩm chất của họ không hề mâu thuẫn với cái bình thườngtrong phong cách sống của họ”(41; 79)
Tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong văn học 1945 - 1975, tác giả Nguyễn
Thị Bích Thu trong bài viết “Nhận dạng nhân vật trong truyện ngắn 1945-1975” đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn học, số 5 năm 2006 khi nói về nhân vật văn học
giai đoạn 1945 - 1954 nhận định: “Do đề cao ý thức tập thể mà con người trongtruyện ngắn chống Pháp chủ yếu được thể hiện trong những hành động hướngngoại, ít có sự suy tư, giằng xé nội tâm… Đời sống nội tâm không phải hoàn toàn bị
bỏ qua, nhưng nếu có cũng đi theo những môtip được định sẵn như: từ ngộ nhậnđến thức tỉnh, từ căm thù đến hành động, từ giác ngộ thấp đến giác ngộ cao”
Trong Văn học Việt Nam trong thời đại mới nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Long khi nói về con người Việt Nam trong văn học 1945 - 1954 cũng cho rằng:
“Nhìn chung, con người trong văn học kháng chiến ít có những dằn vặt, suy tư,giằng xé nội tâm Họ thường là những con người trong sáng, dứt khoát, toàn tâm vì
Trang 13sự nghiệp chung, hòa mình trong tập thể Ở các nhân vật chính diện của văn họcthời kì này, mối quan hệ riêng - chung thường rất dễ dàng được giải quyết theohướng gác tình riêng vì sự nghiệp chung và hòa nhập những tình cảm riêng trongnhững tình nghĩa chung”(33; 26).
PGS.TS Phùng Ngọc Kiếm với nghiên cứu Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 cũng đưa ra nhiều tác phẩm và lập luận cho quan điểm văn
học 1945- 1954 có những khám phá bước đầu nét tâm lí cộng đồng “Quan sát cáctruyện ngắn ngay sau cách mạng, ta có thể thấy những nét khác biệt trong cách hìnhdung tâm lí nhân vật so với những tác phẩm hiện thực phê phán cũ…Truyện ngắnkháng chiến đã diễn tả khá phong phú tâm lí vượt lên mọi thử thách của hoàn cảnh,vượt lên mọi đau khổ, mất mát, ràng buộc riêng tư để hướng về, hòa nhập và gópsức vào niềm vui đổi đời, vào sức mạnh chung của cuộc sống cách mạng và khángchiến” (22; 214)
Hai truyện ngắn được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 là
Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt đều là những sáng tác tiêu biểu của văn học sau cách
mạng Các sáng tác văn học thời kì này tập trung vào miêu tả con người quầnchúng, con người chính trị cho nên những biểu hiện về tâm lí còn chưa sâu mà chủyếu tập trung thể hiện những hành động hướng ngoại, đáp ứng nhu cầu kháng chiến
Song truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt được coi là những tác phẩm ngoại lệ khi miêu tả thành công nội tâm sâu sắc của nhân vật Vợ chồng A Phủ là một trường
hợp hiếm hoi mà các quá trình tâm lí của nhân vật đã được tập trung soi rọi”(33;
26) Truyện ngắn Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu vừa là một
sự kiện lịch sử, vừa là một hoàn cảnh khác thường, tạo ra những đột biến tâm lí.Thời gian của câu chuyện chỉ là một ngày, một đêm mà diễn biến tâm lí của cácnhân vật khá phong phú, đa dạng: từ sự đùa giỡn đến nghiêm túc, thiêng liêng vàcảm động; từ liều lĩnh đến lo sợ; từ vui đến buồn, từ xa lạ đến gần gũi, từ ăn nóichát chao chỏng lỏn đến dịu dàng, đúng mực…Tất cả những diễn biến tâm trạngcủa các nhân vật đều diễn ra rất tự nhiên, giản dị mà lôi cuốn
Trang 143 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích.
Với thể loại truyện ngắn, nhân vật là nơi tập trung và giải quyết nhữngmâu thuẫn, xung đột trong tác phẩm Nhân vật sống, gắn liền với tác phẩm bởinét tâm lí ẩn sâu bên trong tâm hồn người Nhân vật chỉ có diện mạo, hành độngthôi thì chưa đủ Thực thể ấy muốn sống động phải có suy nghĩ, tâm trạng, sựvận động phức tạp trong nội tâm Nội tâm nhân vật là một phương diện thể hiệntài năng nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn, cũng là yếu tố quan trọng khẳng địnhgiá trị, tầm vóc của tác phẩm.Việc hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhânvật giúp học sinh có cái nhìn khái quát về tâm lí con người cũng như nhận diện
và phân tích những diễn biến tinh tế trong tâm hồn nhân vật, làm đầy đặn thêm,sinh động thêm hình tượng nhân vật
Hơn nữa, việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng nhân vật trong một látcắt thời gian, một hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học sinh có cái nhìn khái quát về tâm
lí con người cũng như nhận diện và phân tích những diễn biến tinh tế trong tâm hồnnhân vật
Với đề tài này, chúng tôi muốn đề cập sâu hơn về nhân vật, tâm lí nhân vậttrong truyện ngắn 1945 - 1954 và đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinhphân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1954 qua các tácphẩm được đưa vào giảng dạy trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhân vật trong tác phẩm văn học
- Những phương diện thể hiện tâm trạng nhân vật
- Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn 1945 - 1954
- Tìm hiểu những mặt hạn chế khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng nhân vật
và đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng nhân vật trongtruyện ngắn 1945 - 1954 SGK Ngữ văn 12
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Nhân vật, tâm lí nhân vật trong truyện ngắn 1945- 1954
Trang 15- Thực trạng giảng dạy và học tập truyện ngắn 1945 - 1954 trong SGK Ngữ văn 12
- Biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn
1945 - 1954 qua các tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở Ngữ văn 12
5.2 Về thực tiễn
Nhận thấy tầm quan trọng của bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật trong việc thểhiện hình tượng nhân vật trung tâm, từ việc tìm hiểu tâm trạng nhân vật chính trongtruyện ngắn 1945 - 1954 và qua quá trình khảo sát cách hướng dẫn học sinh phântích nhân vật đặc biệt là tâm trạng nhân vật, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biệnpháp hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 -
1954 ở SGK Ngữ văn 12 Những biện pháp này phần nào giúp cho giáo viên địnhhướng trong quá trình giảng dạy và giúp học sinh nắm bắt được những biến thái tinh
vi trong tâm hồn nhân vật khi tập trung phân tích một hình tượng nhân vật văn học
Giúp học sinh rèn luyện năng lực nhận diện nhân vật chính và tìm hiểu đờisống nội tâm phong phú của nhân vật trong quá trình phân tích hình tượng nhân vậtvăn học
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp ứng dụng thực nghiệm, đánh giá kết quả
Trang 167 Cấu trúc luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954
Chương 2: Phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954 ở Ngữ văn
12
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
`
Trang 17Chương 1:
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN 1945-1954
1.1 Nhân vật văn học
1.1.1 Khái niệm nhân vật
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm
là con người được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Bởi vậynhân vật trong tác phẩm văn học không phải là những con người bằng xương bằngthịt của cuộc sống hàng ngày mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý
đồ, tư tưởng nghệ thuật của tác giả
Mĩ học và lí luận văn học từ xưa đến nay đều vẫn xem đối tượng chủ yếu
của văn học là con người Con người là nội dung quan trọng nhất của văn học.Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên được đề cậptới trong tác phẩm văn học đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tácphẩm ấy nhưng cái quyết định tới giá trị và chiều sâu của tác phẩm văn học chính làviệc xây dựng nhân vật Có thể nói, nhân vật là linh hồn tạo nên sự sống cho tácphẩm Ðọc một tác phẩm văn học, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn ngườiđọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhàvăn thể hiện
“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con ngườitrong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng cácphương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” (53;114) Hay nói cách khác nhân vậtvăn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện vănhọc Những con người này có thể được miêu tả sơ lược hay kỹ lưỡng, sinh động haykhông rõ nét, xuất hiện một lần hay nhiều lần…
Đọc bất cứ một tác phẩm văn học nào, người đọc đều bắt gặp nhân vật vănhọc Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu đểngười đọc dễ dàng nhận ra Đó là những nhân vật được nhà văn ưu ái đặt cho nhữngcái tên như chị Dậu, anh Pha, Mị, A Phủ…hoặc những nhân vật không tên tuổi như
Trang 18chị vợ nhặt của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân, người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân… Nhân vật văn học cũng có thể xuất
hiện với đại từ nhân xưng nào đó như một số nhân vật xưng “tôi” trong các truyệnngắn, tiểu thuyết hiện đại hoặc cách xưng hô “mình - ta” trong ca dao Những dấuhiệu về xuất xứ lai lịch, nghề nghiệp hoặc những đặc điểm riêng như giọng quát “rấtsang” và “tiếng cười Tào Tháo” của Bá Kiến hay câu nói nổi tiếng đã đi vào đờisống của cụ cố Hồng: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!"
Trong các sáng tác văn học dân gian, nhân vật có thể là loài vật, cây cối, đồvật, thần linh, ma quỷ…nhưng tất cả đều được thổi hồn và mang những đặc điểm,tính cách của con người “Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khácnhau Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả về ngoại hình lẫn nộitâm, có tính cách, tiểu sử như một khách thể thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch
Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét miêu tả về ngoại hình nhưng lại cótiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có nỗi niềm,cảm xúc, ý nghĩ, cảm nhận như những nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình” (53;115).Khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc chỉ thể hiện qua hình khối bất động,nhân vật văn học được bộc lộ trong hành động và quá trình sống Hành động củanhân vật có ý nghĩa rất quan trọng Nó gắn với động cơ, tư tưởng, tâm lí, phẩm chất,cho nên hành động có khả năng “nói” rất nhiều về chính con người ấy Đặc biệttrong văn học hiện đại, nhân vật còn được biểu hiện bằng dòng ý thức, do vậy việcmiêu tả tâm trạng, dòng ý thức và chỉ cần ít hành động vẫn có khả năng thể hiệntrọn vẹn một con người
Như vậy, nhân vật văn học là con người được thể hiện bằng phương tiện vănhọc Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định
và quan niệm về các cá nhân đó.“Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó làhình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng
” (53; 115)
Trang 191.1.2 Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực
Việc lấy con người là đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học có được một điểmtựa để nhìn ra thế giới bên ngoài Văn học bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìncủa con người, cụ thể là cái nhìn của người nghệ sĩ Cái nhìn có sâu sắc tinh tế thìtác phẩm của nhà văn ấy mới có chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc Phongcách được hình thành từ cái nhìn độc đáo có tính chất phát hiện đối với hiện thựcđời sống Cái nhìn không chỉ thể hiện lập trường, thái độ của nhà văn đối với đờisống mà quan trọng hơn nó còn thể hiện sự hiểu biết và tình cảm của nhà văn vớicuộc đời và con người, thể hiện sự sáng tạo của người nghệ sĩ “Con người trongđời sống và trong văn học là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâmkết tinh các kinh nghiệm quan hệ Con người trong văn học không chỉ được phảnánh như một góc độ nhìn nhận đời sống, một chỗ đứng để khám phá hiện thực màquan trọng không kém mà còn được phản ánh như những hiện tượng tiêu biểu chocác quan hệ xã hội nhất định Về mặt này, văn học nhận thức con người như nhữngtính cách” (39;126)
Vì nhân vật là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện vănhọc nên nhân vật văn học còn là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhàvăn Nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống, sốphận con người, những quan niệm về quần chúng và thể hiện những hiểu biết,những ước ao kì vọng về con người Nhân vật văn học do nhà văn sáng tạo ra trên
cơ sở quan sát những con người trong cuộc sống vì vậy nhân vật văn học dưới mọihình thức đều có tính cách Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính,
và cái chung của xã hội lịch sử Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đều nhằm mụcđích gửi gắm những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập trong tác phẩm Vì vậy, khitìm hiểu nhân vật trong tác phẩm văn học, bên cạnh việc xác định những nét tínhcách, người đọc cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn
mà nhân vật muốn thể hiện
Do nhân vật có chức năng khái quát những nét tính cách, hiện thực cuộcsống, số phận con người và thể hiện những quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho
Trang 20nên trong quá trình miêu tả nhân vật nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu
tố mà nhà văn cho là cần thiết để thể hiện quan niệm của mình Chẳng hạn, khi nhắcđến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đềgắn liền với nhân vật đó Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấutranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của conngười Gắn liền với Thúy Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc mà đa truântrong xã hội cũ Thông qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn thể hiện quá trìnhlưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến
Nhân vật văn học cũng phản ánh thời đại lịch sử Các cuộc chiến tranh thời
cổ đại vẫn thường vì tranh giành người đẹp Đó cũng là lí do mà nhân vật Thủy
Tinh trong thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh:
“ Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”
Hay các cuộc chiến tranh của tù trưởng Đăm Săn đều nhằm mục đích giànhlại Hơ Nhị và Hơ Bhị Trong xã hội phân hóa giai cấp, nhân vật văn học lại kháiquát các giá trị đối kháng về mặt phẩm chất Vì vậy mà trong những truyện cổ tích,các nhân vật xuất hiện với tính cách kẻ giàu, người nghèo, kẻ ác, người thiện… có
ý nghĩa xác định những chuẩn mực trong quan hệ xã hội giữa người với người.Trong khi đó, nhân vật trong văn học hiện đại lại là nơi thể hiện trạng thái nhân
sinh Người đọc bắt gặp nhân vật ông lão Santiago trong Ông già và biển cả của
E Hemingwey một biểu tượng về tinh thần “con người có thể bị hủy diệt nhưngkhông thể bị đánh bại” Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là sự thể hiện tínhcách cho nên nhân vật còn là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới đời sống.Nhân vật văn học là sáng tạo nghệ thuật, vì vậy không nên đồng nhất nhân vậtvăn học với con người ngoài đời, không nên hiểu nhân vật như những con người
có thật, yêu mến và phán xét như những con người có thực trong đời sống Tuynhiên khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết
để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc
Trang 21đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; Chị Sứ trong Hòn Ðất của Anh Đức ).
Nhân vật văn học là hình thức thể hiện định hướng giá trị đời sống Đọc tácphẩm văn học, chúng ta cần khám phá những nội dung đời sống và những giá trị tưtưởng thể hiện trong nhân vật
1.1.3 Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Nhân vật trong văn họcdân gian khác với nhân vật trong văn học viết Xét về phương pháp sáng tác, nhânvật chủ nghĩa cổ điển khác với nhân vật lãng mạn và hiện thực Xét về thể loại,nhân vật tự sự, khác với nhân vật kịch, nhân vật trữ tình.Vì vậy, để chiếm lĩnh đượcthế giới nhân vật hết sức đa dạng, phong phú ấy chúng ta cần tìm hiểu phương diệnloại hình của chúng
1.1.3.1.Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật và khôngphải mọi nhân vật trong tác phẩm văn học đều có vai trò như nhau trong kết cấu
và cốt truyện của tác phẩm Căn cứ vào tầm quan trong và vai trò của nhân vật
có thể chia ra nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm “Nhân vật chính
là nhân vật tróng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốttruyện hoặc tuyến cốt truyện Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếucủa tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình”(39; 283).Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những
vấn đề đặt ra trong tác phẩm Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao từng được gọi
là Đôi lứa xứng đôi ngầm ý cho rằng nhân vật chính của truyện ngắn là Chí Phèo
và Thị Nở nhưng căn cứ vào nội dung tư tưởng của tác phẩm thì nhân vật chính
của thiên truyện lại là Chí Phèo và Bá Kiến Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
của Tô Hoài thì nhân vật chính lại là Mị và A Phủ Nhân vật chính còn là nhânvật được khắc họa đầy đặn hơn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết và tập trung thểhiện đề tài, chủ đề của tác phẩm
Trang 22Trong các nhân vật chính lại có thể nhận thấy nổi lên nhân vật trung tâmxuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm Đó là nơi quy tụ những mối mâu thuẫn của tácphẩm, là nơi thể hiện những vấn đề trung tâm của tác phẩm Trong không ít trường
hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thì nhân vật Thúy Kiều là nhân vật nổi lên với biết
bao biến cố cuộc đời gắn với kiếp “tài hoa bạc mệnh” xuyên suốt 3254 câu thơ lụcbát Hành trình tha hóa, bị đẩy đến bước đường cùng của nhân vật Chí Phèo trongtruyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao Tên nhân vật chính cũng được nhà văn
Tô Hoài đặt cho truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của mình Cũng có khi nhân vật trung
tâm là nhân vật được nói đến, chứ không phải là nhân vật chính trong cốt truyện
như nhân vật vua Khải Định trong Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
Ngoài những nhân vật chính, còn lại là nhân vật phụ Nhân vật phụ mangcác tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung Tuy vậy không thể coinhẹ nhân vật phụ vì nhiều khi nhân vật phụ hàm chứa những tư tưởng quan trọngcủa tác phẩm
1.1.3.2 Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện
Xét về phương diện hệ tư tưởng, sự phát triển của xã hội và những mâuthuẫn xung đột trong tác phẩm có thể chia ra nhân vật chính diện và nhân vật phảndiện Sự phân biệt này gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xãhội Nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp củatác giả và của thời đại Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu
xa, trái với đạo lí và lí tưởng Hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng với nhau.Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việcxây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau Nếu như trong thần thoại chưa có
sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trongtruyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành haituyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt Hễ là nhân vật chính diện thường tậptrung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại Trongvăn học trung đại, nhân vật chính diện thường là các nhà nho, các bậc trượng phu và
Trang 23coi việc thực hiện lí tưởng nhà nho là lẽ sống của cuộc đời Nhân vật Lục Vân Tiên
là một nhân vật điển hình mang khí tiết của bậc nho gia anh hùng:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
( Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên)
Nhân vật chính diện trong văn học hiện thực chủ nghĩa thường mang nhữngkhả năng, mầm mống của lí tưởng trong đời sống, thể hiện các khuynh hướng tưtưởng xã hội tiến bộ Tuy nhiên, trong văn học hiện thực nhiều khi khó phân biệtđâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện Nhân vật Chí Phèo trongtruyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ví dụ điển hình Người đọc khó
có thể quên một nhân vật có ngoại hình gớm ghiếc, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ,triền miên trong cơn say với tiếng chửi có một không hai nhưng cái khát vọng làmngười lương thiện, muốn sống một cuộc sống bình thường, hòa nhập với cộng đồngchẳng lẽ lại không mang ý nghĩa tích cực? Việc miêu tả này phù hợp với quan niệmcho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang mộtphẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn củachủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu
1.1.3.3 Nhân vật chức năng, nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng
Dựa vào cấu trúc nhân vật có thể chia ra nhân vật chức năng, nhân vật “loạihình”, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Trong văn học cổ đại và trung đại cóloại nhân vật thường không được khắc họa đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểmnhân vật cố định, hầu như không thay đổi từ đầu đến cuối Sự tồn tại và hoạt độngcủa những nhân vật ấy đều nhằm thực hiện một số chức năng nhất định Nhân vật
“loại hình” là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loạingười nhất định của một thời Trong khi đó nhân vật tính cách lại là một kiểu nhânvật phức tạp Nhân vật tính cách là một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách,một cá nhân có cá tính nổi bật Nhân vật tư tưởng cũng thể hiện một cá tính, mộtnhân cách, nhưng cái chính là một hiện tượng tư tưởng diễn ra trong đời sống
Trang 24Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua nghệ thuật trần thuật và miêu tả bằngphương tiện nghệ thuật Các phương tiện thể hiện nhân vật hết sức đa dạng Nhânvật xuất hiện trước mắt người đọc thông qua bút pháp miêu tả ngoại hình Đây làyếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật Nhân vật còn được xây dựng quabút pháp miêu tả ngôn ngữ, hành động Song miêu tả nội tâm nhân vật đã trở thànhmột thủ pháp nghệ thuật đặc biệt góp phần xây dựng thành công nhân vật Sự biểuhiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật Nói
như L Tônxtôi: "Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được" Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm
bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong củanhân vật Ý thức, tự ý thức, tâm lí nhân vật là một lĩnh vực quan trọng của đời sống
mà văn học luôn hướng tới Hình thức chiếm lĩnh tâm lí con người trong văn họckhác nhau và mỗi thời đại văn học lại có những khám phá mới Nhân vật là hìnhthức văn học để phản ánh hiện thực đời sống Hình thức ấy rất đa dạng để thể hiệncác khía cạnh vô cùng phong phú của cuộc sống
1.2 Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954
Cách mạng tháng Tám 1945 không chỉ là một bước ngoặt trong lịch sử dântộc mà còn mở ra một thời đại văn học mới cho văn học nước nhà Cuộc cách mạng
đã đem đến sự biến đổi kì diệu cho con người Việt Nam Đó không chỉ là việc biếnnhững con người từ thân phận nô lệ thành người tự do của một nước Việt Nam độclập, mà còn tập hợp, liên kết mọi con người trong cộng đồng dân tộc tạo nên sứcmạnh to lớn của dân tộc và nhân dân, đặt mỗi con người vào trong cộng đồng, sốngvới đời sống chung của dân tộc, thức tỉnh ở mỗi con người ý thức công dân và tinhthần dân tộc tiềm tàng Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn học ngày càng
có vị trí rộng lớn và sâu sắc trong đời sống xã hội Nhà văn ngày càng thấy rõ hơntrách nhiệm sáng tạo cao cả của mình
Trang 251.2.1 Văn học 1945 - 1954 tập trung thể hiện hình tượng con người quần chúng
Nhân vật lí tưởng của văn học trung đại chủ yếu là những kẻ sĩ, những tài tửgiai nhân gắn với quan niệm con người vũ trụ, con người đạo đức, toàn bộ xã hộitrung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức Cho nên, con ngườiluôn được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lí Vì thế, văn học trung đại chia
xã hội thành hai tuyến: thiện - ác, tốt - xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáohuấn Trong khi đó, văn học 1930 - 1945 chú ý đến những thanh niên trí thức hoặchướng về tìm hiểu số phận, phẩm chất của những con người nhỏ bé, những nạnnhân Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong nhữngcảnh đời tăm tối, tầm thường và khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng
bỏ, chà đạp Các nhà văn hiện thực phê phán lại chĩa ngòi bút đả kích vào giai cấpthống trị phong kiến thực dân và bước đầu thấy được sự chuyển biến theo hướngtích cực của một số nhân vật chính Văn học thời kỳ này đạt đến độ chín trong tưduy hiện thực, xây dựng được “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”.Nhiều hình tượng nhân vật đã trở thành những điển hình bất hủ với những kiểunhân vật lao động bị áp bức, bị dồn vào con đường tha hóa, nhưng cố vượt lên vớitinh thần phản kháng; kiểu nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị tự lao vàotha hóa đến mất hết tính người; kiểu nhân vật tiểu tư sản trí thức bị tha hóa nhâncách với những bị kịch vỡ mộng
Còn văn học giai đoạn đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945 - 1954), do yêucầu của sự phát triển xã hội, nền văn học vận động và phát triển theo hướng cáchmạng dưới sự lãnh đạo của Đảng nên các nhà văn đã có những định hướng mới vềcon người Do đó, các nhân vật chính, nhân vật trung tâm trong truyện ngắn giaiđoạn này được xây dựng nhằm thể hiện cái nhìn toàn thể, bao quát những mảng sinhhoạt cộng đồng vốn là những hoạt động nổi bật của con người trong cuộc sống cácmạng và kháng chiến
1.2.1.1 Hình tượng con người tập thể
Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta tiến hành khẩn trương xây dựngmột nền văn học mới, nền văn học lấy quần chúng nhân dân làm đối tượng phản
Trang 26ánh và phục vụ Chủ trương này cũng luôn được Đảng nhấn mạnh trong các chỉ thị,nghị quyết chỉ đạo văn nghệ trong những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm
1951, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt,
trong Thư gửi anh chị em họa sĩ Bác viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt
trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩnghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân, trước hết là công nông binh” Trong Nhận đường Nguyễn Đình
Thi viết: “chúng ta đã tìm thấy bao trùm trên chúng ta, bao trùm làng xóm, gia đìnhchúng ta một cái gì lớn lao chung ấy là dân tộc” Còn Hoài Thanh thì lại nhận thấy:
“Cảnh tưng bừng của cả dân tộc Việt Nam đang trỗi dậy Tôi cảm thấy khắp nơi ởxung quanh tôi và trong lòng tôi một cuộc tái sinh nhiệm màu”
Văn học thời kì 1945 - 1954 đã mở ra những không gian rộng lớn mang tính
xã hội cho nhân vật hoạt động Văn học giai đoạn này chưa xem xét con người nhưmột cá nhân mà khám phá và thể hiện con người tập thể Nếu như văn học giai đoạnđầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 có phát hiện quan trọng đưađến sự cách tân cho văn học là sự phát hiện con người - cá nhân - cá thể, thì sự biếnđổi quan trọng nhất ở chiều sâu quan niệm trong văn học sau 1945 chính là ở cáinhìn con người tập thể “Cách mạng và kháng chiến đã đặt nhà văn trước một hiệnthực lớn lao là cuộc đổi đời và sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân Quầnchúng đã làm nên biến cố cách mạng và gánh vác cả cuộc kháng chiến Hướng tớiđại chúng, phục vụ đại chúng trở thành mục tiêu và phương hướng của nề văn họckháng chiến Khám phá và miêu tả những con người tiêu biểu của thời đại mình baogiờ cũng là khát vọng của các nhà văn chân chính ở mọi thời đại Lịch sử văn họccác thời đại đều gắn liền với mẫu người tiêu biểu của thời đại ấy”(30;18) Đâykhông phải là sự trở lại với con người loại hình trong những sáng tác của văn họcdân gian hay con người siêu cá thể trong văn học trung đại mà quan niệm con ngườitập thể trong văn học 1945 - 1954 mang tính đặc thù của thời đại khi con ngườiđược thức tỉnh về nghĩa vụ, sức mạnh của cộng đồng Điều này có thể nhận thấytrong cuộc kháng chiến chống Pháp, “quần chúng công nông binh là nhân vật trung
Trang 27tâm, nhân vật chính diện của nền văn học kháng chiến Hơn thế nữa, quần chúng trởthành nguyên tắc xây dựng nghệ thuật và chuẩn mực đánh giá tác phẩm: Tác phẩmphải biểu hiện được tư tưởng, tình cảm, khát vọng của quần chúng, phải học cáchnói, cách thể hiện quần chúng Sở thích và sự đánh giá của quần chúng là thước đothành công và giá trị của tác phẩm nghệ thuật”(30;19) Công nông binh đã trở thànhhình tượng trung tâm, đối tượng phản ánh chính của văn nghệ Văn học Việt Namtrong vài năm đầu sau Cách mạng tháng Tám đã kịp ghi lại “cuộc tái sinh nhiệm
màu” với một số hình ảnh của cảnh tượng vĩ đại ấy: Ở chiến khu của Nguyễn Huy
Tưởng, Dân khí miền Trung của Hoài Thanh, Đường vô Nam của Nam Cao…
Những nhận thức mới về vai trò, vị trí của văn nghệ, về trách nhiệm của nhàvăn trong đời sống có ý nghĩa rất quan trọng trong ý thức nghệ thuật của văn họcgiai đoạn này Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giai đoạn khởi đầu, giai đoạn xây nền đắpmóng cho một nền văn học mới - nền văn học cách mạng Những định hướng miêu
tả con người của văn học mới đã được xác lập và phát triển với những nhận thức ấy
“Song song với sự trưởng thành của cả nền văn học là sự trưởng thành về ý thứcnghệ thuật của lớp lớp nhà văn nghệ sĩ Đường lối văn nghệ của Đảng luôn bám sát
sự phát triển của cuộc sống và văn học, giữ vai trò chỉ đạo và định hướng, tạo điềukiện để mỗi nghệ sĩ có thể phát huy tài năng của mình đóng góp vào sự nghiệpchung Mỗi người viết tìm thấy ở sự chỉ đạo, định hướng ấy chỗ dựa có những tìmtòi, sáng tạo của mình” (22;15)
Trong cảnh tượng vĩ đại của “cả một dân tộc vươn mình tới ánh sáng”, hòamình vào cuộc sống kháng chiến, các nhà văn thực hiện một hành trình đến với đông
đảo quần chúng, khám phá quần chúng Những trang nhật kí Ở rừng của Nam Cao là
bằng chứng xác thực về việc nhà văn soi mình trong quần chúng để tự vượt lên TôHoài với những tháng ngày cùng với bộ đội tiến vào giải phóng vùng Tây Bắc, đượcsống, sinh hoạt, tìm hiểu những phong tục tập quán của đồng bào dân tộc ít người
cũng cho ra đời Truyện Tây Bắc (với ba truyện ngắn: Cứu đất cứu Mường, Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ ).
Trang 28Nhiều tác phẩm người đọc có thể nhận thấy rõ hai tuyến nhân vật chính diện
và phản diện giữa ta - địch; tầng lớp nông dân bị áp bức - bọn địa chủ, thực dân
“Truyện ngắn sau 1945 trước hết là những chuyện yêu nước, căm thù giặc, chuyệnchiến đấu, sản xuất”(22;183) Phẩm chất thẩm mĩ của hình tượng con người quakiểu nhân vật này không phải là sự giống nhau mà là vẻ đẹp mang tầm cỡ giai cấp,dân tộc
1.2.1.2 Con người chính trị, con người công dân
Một trong những điểm mới nữa trong sự thể hiện con người quần chúng củavăn học thời kì này là tập trung chú ý thể hiện con người chính trị, con người côngdân Cách mạng và kháng chiến đã thức tỉnh ý thức công dân, tinh thần yêu nước vàkháng chiến, ý thức giai cấp của quần chúng Việc lôi cuốn, tập hợp đông đảo quầnchúng vào trong các tổ chức chính trị, đoàn thể là một trong những mục tiêu củaĐảng Việc đưa lên hàng đầu con người chính trị, con người công dân đã khiến chovăn học thời kì này tập trung thể hiện những nét tâm lí chung của quần chúng nhưlòng yêu nước, tự hào dân tộc, căm thù giặc, tình nghĩa đồng bào, đồng chí… Tinhthần và ý thức trách nhiệm trước cộng đồng của họ rất cao Anh thanh niên vác bó
tre đi cản giới địch say sưa đọc thuộc lòng bài Ba giai đoạn kháng chiến trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao cho thấy tinh thần kháng chiến của nhân dân ta
hăng hái đến nhường nào Cũng ở truyện ngắn này, Nam Cao đã đưa ra hai kiểungười: một bên là những anh “răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát tiếnquân ca như người buồn ngủ cầu kinh” cùng với anh tuyên truyền viên “nhãi nhép”
Độ gầy, bẩn, nhiều chấy rận và một bên là văn sĩ Hoàng sạch sẽ, kiểu cách, béo phệ.Song người đọc cũng luôn nhận ra vẻ đẹp thật đáng tôn trọng của Độ và nhữngngười dân quê bởi họ hòa mình vào dân tộc “khi ra trận thì họ xung phong can đảmlắm” còn Hoàng thì giữa cuộc kháng chiến gian khổ anh sống thu mình với lối sốngtrưởng giả, lạc lõng, ích kỉ
Người nông dân phải xa làng tản cư trong truyện ngắn Làng của Kim Lân có
một tình yêu tha thiết gắn bó với ngôi làng chợ Dầu của mình Nhưng khi nghe tinlàn theo Tây làm Việt gian thì cổ ông đã nghẹn lại “Ông lão lặng đi tưởng không
Trang 29thở được… Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thìphải thù” Đó là ý thức của một công dân trong ông Hai lên tiếng Không chỉ ôngHai quan tâm tới việc làng ông theo Tây hay không mà cả những người dân tản cư,
ai cũng lắng nghe, bình luận đến chuyện này Đến mụ chủ nhà trong con mắt ôngHai chỉ quen dòm ngó, tham lam thế mà khi nghe tin làng chợ Dầu của ông Haikhông theo Tây cũng tỏ vẻ sung sướng, giương tròn hai mắt lên mà reo: “A, thếchứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian theo Tây thật, tớ ghét ghê ấy …”.Tình yêu làng, yêu nước thiêng liêng đã gắn kết họ lại, dễ dàng hiểu nhau, thôngcảm với nhau, chia sẻ với nhau trước mối quan tâm chung là vận mện của dân tộc
Ở từng mức độ, con người chính trị được thể hiện dưới nhiều hình thức, làcon người tiên phong trong chiến đấu, sản xuất, có trình độ giác ngộ tư tưởngchính trị cao Nhưng cũng có khi là người đang giác ngộ, đang trưởng thành.Quá trình đến với Cách mạng của và nhận ra ý nghĩa cuộc sống của Mị, A Phủ
trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài thực chất là giác ngộ chính trị.
Nhờ có cán bộ A Châu mà Mị và A Phủ mới hiểu ra: Thực dân Pháp là kẻ thùcủa dân tộc, cha con nhà thống lí Pá Tra là kẻ thù giai cấp và muốn giải phóngcho bản thân thì phải cầm vũ khí đứng vào hàng ngũ du kích chiến đấu chống lại
kẻ thù dân tộc, kẻ thù giai cấp, không có con đường nào khác Hình ảnh lá cờ đỏ
sao vàng bay phấp phới trong óc Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyếtđịnh với sự đổi thay của mỗi số phận con người Đây là điều mà các tác phẩmvăn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 không nhìn thấy được Nền văn học mớisau Cách mạng tháng Tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con ngườitheo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn Hầu như các tác giả truyệnngắn nào cũng có tác phẩm thể hiện cái nhìn bao quát những mảng sinh hoạtcộng đồng Việc tập trung thể hiện con người chính trị, con người công dân dẫnđến việc miêu tả con người chủ yếu trong các biến cố lịch sử
Các tác phẩm văn học thời kì này quan niệm vẻ đẹp của con người gắn với
“tinh thần và lực lượng kháng chiến”, gắn với “sự nghiệp kiến quốc”, với ý chí,
Trang 30nguyện vọng của nhân dân Sau khi miền Bắc được giải phóng thì con người lạiđược nhìn nhận với nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, củng cố xâydựng miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì vậy, “trong hoàn cảnh phảiđáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến, ngườicầm bút càng có ít điều kiện để nhào nặn những kết quả quan sát, lắng nghe cuộcsống thành những cá tính điển hình sắc nét… Quần chúng công nông binh như bướcthẳng từ những sự kiện cách mạng ngoài đời vào tác phẩm, trở thành những hìnhtượng trung tâm của văn học mới” (22; 187).
Như vậy, ngay trong giai đoạn đầu của nền văn học mới, vấn đề về đối tượngsáng tác của văn học đã được các nhà văn tự ý thức và giải quyết trên cả phươngdiện lí luận và thực tiễn Với sự phát hiện con người tập thể, con người chính trị,công dân, văn học Việt Nam 1945 - 1954 đã đem lại một kiểu nhân vật mới mẻchưa từng có trong văn học trước đó, tạo nền móng cho nền những giai đoạn pháttriển của văn học kháng chiến sau này
1.2.1.3 Nhân vật mang những nét trầm ngâm, lo lắng
Phản ánh đời sống là chức năng cơ bản của văn học Các tác phẩm hiện thựcphê phán 1930 - 1945 đã thể hiện thành công bức tranh xã hội Việt Nam và nỗi cơcực của người nông dân dưới ách áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật Cáctác phẩm văn học thời kì này đã xây dựng được không ít những nhân vật điển hìnhnhư chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo… Con người đói khổ, bần cùng, tha hóa trước cáiđói, miếng ăn, trước định kiến xã hội Từ anh nông dân đến cả những anh trí thứcTây học như Điền, Hộ, Thứ… người đọc đều bắt gặp những khuôn mặt đángthương, tội nghiệp, những khuôn mặt hốc hác trông khắc khổ
Nhân vật trong các sáng tác văn học 1945 - 1954 cũng được đặc tả với khuônmặt của người lao động mang nét trầm ngâm với những lo âu, đau buồn chung củahàng triệu người dân bị áp bức, bóc lột; của những người lo toan công việc tập thể
Nhân vật Tràng (Vợ nhặt, Kim Lân) khi đối diện với cái đói cũng không còn vẻ
phởn phở khác thường Khi cùng cả gia đình ăn bữa cơm đầu tiên đón cô dâu mới,nồi cháo loãng lõng bõng ăn với muối, đùm rau chuối thái rối và nồi chè khoán bốc
Trang 31hơi nghi ngút, vừa gợt một miếng bỏ vội vào miệng.“Mặt hắn chun ngay lại, miếngcám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắmđầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọingười”(38;31) Nguy cơ chết đói khiến “Tràng mặt thần ra nghĩ ngợi Cái mặt to lớnbặm lại, khó đăm đăm” Nhà văn Tô Hoài trong sáng tác của mình cũng miêu tảngười phụ nữ nơi rẻo cao trong nhà bọn chúa đất cũng vẽ nên những khuôn mặtlặng buồn như vậy Hình ảnh cô Mị khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra cũng vớinhững nét vẽ lặng buồn : “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻcủi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Cô Ảng - người đàn bà đẹp nổi tiếng một vùng bị vùi dập dưới bàn ttay tàn bạo của
tri châu Né trong Cứu đất cứu Mường tối ngày ngồi một xó nhà, con mắt mờ mịt
không còn một lúc nào ngước trông ra cho thấy được mùa nào có con chim nào đãbay về qua dưới cửa sổ
Với những nét vẽ khuôn mặt như vậy, các nhân vật trong sáng tác văn họcthời kì này là biểu tượng thể hiện rõ cách nhìn của nhà văn vì thực trạng đau khổcủa con người sống dưới gót dày nô lệ tàn bạo của bọn thực dân
1.2.1.4 Chân dung những con người lạc quan
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giai đoạn 1945 - 1954 đãchi phối cách thức xây dựng nhân vật trong các sáng tác truyện ngắn giai đoạn này
Ý thức về nhân vật trung tâm của nền văn học mới đã nảy nở rất sớm, ngay saunhững ngày đầu của Các mạng tháng Tám Nếu nhân vật trong các sáng tác văn họctrước 1945 là những con người bé nhỏ, cô đơn, yếu đuối, vô nghĩa lí trước sóng giócuộc đời thì nhân vật trong các sáng tác văn học sau 1945 lại khác hẳn: phấn chấn
và tự tin, nhiệt tình và mạnh mẽ
Chân dung con người quần chúng không chỉ được miêu tả với những khuônmặt “hốc hác, u tối” hay “mặt buồn rười rượi” mà niềm vui đổi đời, tinh thần lạcquan tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân vào tương lai tươi sáng của dân tộc cũngđược các nhà văn thể hiện qua ánh mắt, nụ cười của nhân vật Cũng chỉ khi giác ngộcách mạng, hòa mình vào đời sống kháng chiến của dân tộc, hết sợ bọn thống lí,
Trang 32bọn Tây, người đọc mới thấy Tô Hoài miêu tả Mị “tủm tỉm cười” Khuôn mặt phởnphơ khác thường, nụ cười tủm tỉm và hai mắt sáng lên lấp lánh của anh cu Tràng
(Vợ nhặt, Kim Lân) khi có được hạnh phúc gia đình Hạnh phúc nhỏ bé ấy nảy sinh
bên bờ vực giữa sự sống và cái chết mà đến tận sáng hôm sau Tràng vẫn thấy “trongngười êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra Việc hắn có vợ đến hômnay hắn thấy vẫn còn ngỡ ngàng như không phải” Đó là nụ cười của hạnh phúc lứađôi, hạnh phúc gia đình Niềm tin tưởng lạc quan vào một tương lai tươi sáng củagia đình Tràng được thể hiện qua những lời căn dặn, động viên con trai và con dâucủa bà cụ Tứ: “Tràng ạ Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà Tao tính rằng cái chỗ đầubếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà cóngay đàn gà con cho mà xem… ”(38; 31)
Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, anh du kích trong
Thư nhà của Hồ Phương… cũng tràn đầy tinh thần lạc quan, coi thường thiếu thốn
gian khổ, không bận tâm tới nhu cầu vật chất, tới lợi ích cá nhân, coi chuyện giặcđốt phá nhà, phá phố bốn năm lần là chẳng có ý nghĩa gì Nghe tin làng không theogiặc, ông vui mừng hớn hở Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng rạng rỡ hẳn lên Từngcâu từng chữ trong lá thư nhà toát lên niềm lạc quan, trường kì kháng chiến của hậuphương “ Chúng nó đốt làng ta bốn lần Bốn lần bị đốt, bốn lần làng làm lại, chúng
nó lại đốt Cứ thế giằng co mãi Nhưng cóc cần, ngày lên núi ở, tối lại về khai hội,mít - tinh, kiểm thảo, có lo gì.”
Nhân vật tập thể trong tác phẩm gắn với quan niệm của tác giả về những conngười đồng tâm nhất trí trong các phong trào thi đua lao động sản xuất xây dựngcuộc sống mới Tuy nhiên trong khuôn khổ truyện ngắn, việc xây dựng nhân vật tậpthể có thể giúp nhà văn thể hiện rõ quan niệm về con người nhưng lại cản trở ngòibút của nhà văn đi sâu, tả kĩ, kể chi tiết, tường tận, cụ thể về nhân vật để dựng lênnhững cá tính sinh động, giàu sức thuyết phục về nghệ thuật
“Văn xuôi giai đoạn 1945 - 1954 tuy chưa kết tinh được nhiều tác phẩm xuấtsắc nhưng đã mở ra những hướng tìm tòi trong việc tiếp cận và phản ánh đời sống
xã hội lịch sử, trong quan niệm nghệ thuật về con người và những kiểu loại nhân vật
Trang 33tương ứng với quan niệm đó”(30;159) Mặc dù chưa chú trọng khắc họa tính cách
và chưa có được nhiều nhân vật điển hình nhưng việc tập trung thể hiện con ngườiquần chúng với những nét phẩm chất và tính cách chung của giai cấp và sáng tạonhững hình tượng tập thể quần chúng nhưng văn học giai đoạn này đã có nhữngđóng góp vào quá trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam
1.2.2 Những khám phá bước đầu nét tâm lí cộng đồng trong truyện ngắn 1945 - 1954
Trong văn học nghệ thuật, việc hiểu biết và khám phá đời sống nội tâm conngười có vị trí đặc biệt quan trọng Sự hiểu biết về tâm hồn con người là yếu tốquan trọng tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm văn học Hơn nữa, thể hiện nộitâm con người là một yếu tố quan trọng để qua đó khẳng định sự tiến bộ của vănhọc nghệ thuật Một hình tượng nghệ thuật xuất sắc bao giờ cũng khái quát nhữngquá trình của hiện thực, những khát vọng, những cảm xúc của con người
Không phải ngay từ đầu văn học nghệ thuật đã phản ánh nội tâm con ngườimột cách sâu sắc, đầy đủ mà nó phải trải qua một quá trình lâu dài mới đạt đượcđiều đó Sở dĩ như vậy vì việc khám phá và miêu tả nội tâm con người còn phụthuộc vào nhiều quan niệm nghệ thuật khác nhau của từng tác giả, thuộc từng tràolưu văn học và nhiều giai đoạn văn học khác nhau Mỗi nhà văn có một cách nhìnnhận cuộc sống khác nhau Cho nên sự hoàn chỉnh của nội tâm nhân vật trong vănhọc gắn liền với quá trình thay đổi và phát triển quan niệm nghệ thuật của nhà vănqua từng thời kì văn học
Thời cổ đại, với thế giới quan thần thoại, các nhà văn cổ đại đã không khámphá ra những mối liên hệ thực của con người và xã hội Cá tính nhân vật, đời sốngnội tâm chưa được khắc họa rõ nét, còn đơn giản và phiến diện So với nghệ thuậtcủa thời trung cổ, văn học nghệ thuật thời phục hưng là một sự vận động đáng kểlên phía trước Con người được nhìn nhận như thước đo mọi giá trị, được khẳngđịnh với sự phục hồi tình cảm, những khát vọng của con người Với cảm hứng tôntrọng và đề cao con người, các nhà văn thời phục hưng nhìn thấy ở con người bản
Trang 34tính nhân văn, sự phong phú của tâm hồn con người Nhân vật thời phục hưng đượckhắc đậm cá tính với những suy nghĩ, những cảm xúc nội tâm phức tạp.
Chủ nghĩa cổ điển là một sự nối tiếp của văn học nghệ thuật Ở chủ nghĩa cổđiển, đặc thù của nó trước hết là những đề tài và những hình tượng mang âm hưởngcông dân mạnh mẽ, chiếm vai trò chủ đạo trong nền văn học đó Các nhà văn cổđiển đề cao vai trò lí trí của con người khám phá ra sứ mệnh của con người, thể hiệnnhững cơ sở đạo đức vốn nảy sinh từ việc con người cảm nhận và thấu hiểu nghĩa
vụ của mình trước mọi người và trước xã hội Con người được xây dựng trongnhững mối quan hệ đối lập: nghĩa vụ - tình cảm, đạo đức -đạo đức giả và họ phảigiải quyết những mối quan hệ đó trên cơ sở lí trí của mình
Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học 1930 - 1945 có thể nói đã tạo nhiều cơ hộicho việc miêu tả tâm lí, chú ý tới cái tôi cảm xúc và đời sống nội tâm con người bêntrong Chủ nghĩa lãng mạn tỏ sự bất hòa với thực tại, vì vậy mở ra cho nhà văn mộthướng tìm tòi mới: Khám phá thế giới bên trong, coi nó là một đối tượng hấp dẫn,ngày càng phong phú Con người được nhìn nhận ở những khát khao tinh thần của
nó Công lao to lớn của văn học lãng mạn chủ nghĩa là đã khám phá một cách sâusắc cuộc sống nội tâm của con người Chủ nghĩa lãng mạn đặc biệt chú ý đến tâmhồn con người nhưng do tình cảm và lí trí chủ quan xa rời hiện thực nên các nhàvăn chưa tiếp cận được hiện thực cuộc sống và con người một cách đầy đủ Nội tâmcác nhân vật mang những nét phi thường, không phổ biến
Chủ nghĩa hiện thực nhìn con người trong sự tồn tại gắn bó với xã hội, với
sự phát triển của xã hội Con người trong văn học của chủ nghĩa hiện thực đượckhám phá và thể hiện với tất cả những biểu hiện trong cuộc sống với tư cách làmột con người thực Nhà văn Đôtxtôiepxki cho rằng: “ nhà văn hiện thực trong ýnghĩa cao nhất là phải miêu tả tất cả chiều sâu trong tâm hồn con người” Do vậymiêu tả nội tâm trong chiều sâu của sự vận động, phát triển của nhân vật trở thànhmột yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực Thế giới nội tâm của con người trong tácphẩm văn học hiện thực chủ nghĩa rất phong phú, đa dạng, có quá trình phát triển,diễn biến theo từng tình huống của điều kiện sống
Trang 35Như vậy, trong văn học, nội tâm nhân vật là một mảng nội dung quan trọngcủa tác phẩm, là yếu tố không thể thiếu được để tạo nên giá trị của tác phẩm vănhọc, đồng thời cũng là yếu tố đặc biệt dùng cho việc đánh dấu quá trình phát triểncủa văn học Chính vì mảng hiện thực đời sống tinh thần của con người có vai tròđặc biệt quan trọng như thế, cho nên miêu tả nội tâm nhân vật là một bút pháp chủyếu của sáng tạo văn học Nội tâm con người được khắc họa ngày càng chân thực,sinh động là do kết quả của việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với thực tại
xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ Con người càng được xem xét trong mối quan
hệ với thực tại xã hội thì sự phản ánh nội tâm con người trong văn học càng phongphú Đến chủ nghĩa hiện thực, việc miêu tả nội tâm nhân vật đã trở thành một thủpháp nghệ thuật chủ chốt góp phần vào việc phản ánh sâu sắc hiện thực, làm chochủ nghĩa hiện thực ngày càng đạt được những thành tựu xuất sắc Cho đến ngàynay, những tác phẩm văn học nổi tiếng, có tầm vóc thế giới là những tác phẩm đãkhắc họa thành công đời sống nội tâm của nhân vật Những suy nghĩ, cảm xúc củanhân vật trong tác phẩm đã lay động mạnh mẽ trái tim người đọc, để lại những cảmxúc lớn trong lòng người đọc
Nhân vật trong văn học 1945 - 1954 là con người quần chúng, con ngườicông dân Các nhà văn giai đoạn này cũng nhận thức được miêu tả nội tâm khôngchỉ là một yếu tố của chỉnh thể hình tượng nghệ thuật, mà còn là một phương diện
cơ bản thể hiện chiều sâu tính cách nhân vật Sống trong bầu không khí nô nức củacuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cái “ta ”chung của cộng đồng nên tâm línhân vật trong các sáng tác chưa được chú ý khai thác sâu Con người quần chúngtrong văn học kháng chiến là con người được thể hiện chủ yếu trong hành động,trong các quan hệ hướng ngoại “Thế giới nội tâm nhân vật tuy không phải bị bỏqua nhưng không được chú ý khai thác và đời sống nội tâm hầu như không có,những diễn biến phức tạp, những quá trình tâm lí riêng biệt Các tác phẩm thườngchỉ thể hiện những nét tâm lí tiêu biểu của quần chúng, của tập thể hơn là đi vàonhững biểu hiện riêng biệt của mỗi cá nhân Các quá trình tâm lí nếu có được miêu
Trang 36tả thì thường được quy vào một số mô típ đặc trưng như từ ngộ nhận đến thức tỉnh,
từ căm thù đến hành động, từ giác ngộ thấp đến giác ngộ cao hơn…”(30;26)
Không quan tâm nhiều tới nội tâm nhân vật, thậm chí tính cách nhân vậtcũng chưa phải là mục đích của nhà văn Điều mà các nhà văn quan tâm và cần ởnhân vật là những hành động mang lại lợi ích cho cộng đồng Vì vậy, ta bắt gặp ởtruyện ngắn 1945 - 1954 khá nhiều nhân vật đơn giản đến mức chỉ có cái tên, đôi
khi thì cái tên cũng không có (nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt) và tiếp theo
đó là thành tích, chiến công mà người đó đạt được Có thể coi ý kiến của nhà văn
Nam Cao trên báo Vệ quốc quân như là sự lí giải cho hiện tượng văn học giai đoạn
này: “Những người viết cũng như nhân vật họ miêu tả đều là những con người hànhđộng Họ hi sinh và đoàn kết, chiến đấu và kỉ luật, tâm lí họ không phiền phức rắcrối Họ giản dị và thiết thực, không viển vông vớ vẩn.”
Nói như vậy không có nghĩa là dòng văn học 1945 - 1954 không có nhữngtác phẩm đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật Văn học thời kì này người đọc cũng
có thể tìm thấy những trường hợp đặc biệt trong bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật.Qua một số sáng tác truyện ngắn sau cách mạng, người đọc có thể nhận thấy nhữngnét khác biệt trong cách hình dung tâm lí nhân vật so với những tác phẩm hiện thựcphê phán Nếu như văn học trước cách mạng miêu tả nội tâm nhân vật được miêu tảsâu sắc với những dằn vặt đau khổ, sự bế tắc trước hoàn cảnh, thời cuộc thì nội tâmnhân vật trong các truyện ngắn 1945 - 1954 lại chỉ thể hiện nét tâm lí tiêu biểu củaquần chúng nhân dân trầm ngâm lo âu trước thân phận của một cá nhân, một dântộc nô lệ, dưới ách áp bức nhưng cũng rất đỗi phấn chấn, thấy được sức mạnh và tintưởng vào khả năng đổi đời, vào tương lai dân tộc
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được coi là truyện ngắn hiếm hoi khi các quá
trình tâm lí của nhân vật đã được tập trung soi rọi, nhưng cũng không ra ngoài các
mô típ tiêu biểu như trên, và sự miêu tả quá trình tâm lí nhân vật chủ yếu chưanhằm khắc họa cá tính mà bộc lộ quy luật chung của sự phản kháng và sức sống
tiềm tàng của quần chúng lao động bị áp bức Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
đã miêu tả được những nét còn là dự định mơ hồ của sự chuyển biến tâm lí hướng
Trang 37về cách mạng của những người dân nghèo khổ, bần cùng “ Trong ý nghĩ của hắnvụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp Đằng trước
có lá cờ đỏ to lắm…Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấpphới…”(38; 32) Nét tâm trạng ấy khiến cho niềm tin vào sự sống, niềm hi vọngvào một tương lai tươi sáng của nhân vật trở nên rõ ràng Những nội dung và hướng
phát triển mới của quá trình tâm lí nhân vật đặc biệt lộ rõ trong Lột xác của Nguyễn
Tuân Việc chuyến biến thái độ, tâm trạng từ kiêu ngạo, tôn sùng cá nhân mình,hoài nghi, khinh bạc khi nhìn đời, sang thừa nhận sức mạnh của nhân dân, của cáchmạng đã khiến cho nhân vật có thái độ, cảm nhận và đánh giá khác về bản thân và
về mọi người, từ đó kiên quyết phủ định những gì là nhỏ hẹp, cá nhân, góp mìnhxây dựng cuộc đời chung
Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng, Vợ Nhặt của Kim Lân, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, phần lớn nhân vật trong
truyện ngắn 1945 - 1954 hầu như ít được miêu tả ngoại hình Miêu tả ngoại hình ítđược chú ý thì nội tâm nhân vật lại càng hiếm hoi “Nhìn chung, trong văn học
1945 - 1954 hầu như chưa có những nhân vật được xây dựng với cá tính rõ nét, cóquá trình tâm lí cụ thể riêng biệt” (30;27) Trường hợp được miêu tả nội tâm như
nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ hay nhân vật ông Hai, bà cụ Tứ
trong sáng tác của Kim Lân cũng là những trường hợp hãn hữu Hầu như khôngmấy khi các nhà văn để cho nhân vật ngồi một mình suy nghĩ “Rất ít nhân vật trongtruyện ngắn 1945 - 1954 được miêu tả trong trạng thái suy tư, nội tâm mà là luôntrong tư thế hành động Sự việc hay thời điểm mà nhà văn chọn để tái hiện nhân vật
là những sự việc hành động, nhân vật luôn được gắn với hành động, bộc lộ tínhcách phẩm chất qua hành động” (65;86) Người chiến sĩ thì gắn với hành động dũngcảm, gan dạ Người nông dân thì gắn với sự chân thành, thật thà, nhiệt tình vớicách mạng Người mẹ, người vợ thì gắn với công việc đảm đang, tháo vát…
Đối với riêng từng nhà văn, sự hiểu biết và phản ánh sâu sắc nội tâm có một
ý nghĩa quan trọng thiết thực Nó giúp cho nhà văn nhận thức rõ và lí giải được bảnchất của hiện thực cuộc sống, từ đó tái tạo được những hình tượng nhân vật có đời
Trang 38sống chân thực, tái hiện được bức tranh hiện thực sống động Đặc biệt với việckhám phá ra cuộc sống thực sự của tâm hồn con người, nhà văn có thể đóng gópmột phần quan trọng vào việc thúc đẩy xã hội phát triển Hiểu biết một cách thấuđáo nội tâm con người chính là nền tảng vững chắc để nhà văn hoàn thành sứ mệnhcủa mình đối với việc phản ánh hiện thực cuộc sống Sự thể hiện thế giới nội tâmnhân vật là yếu tố bộc lộ khả năng, giá trị của từng tác giả và tác phẩm trong từng
giai đoạn văn học cụ thể Vì vậy, những trường hợp đặc biệt như Truyện Tây Bắc, Làng, Vợ nhặt, Thư nhà, Đôi mắt đã có những khám phá mới mẻ về nội tâm con
người, chú ý tới quá trình tâm lí nhân vật Tô Hoài cũng đã miêu tả phong phú quátrình biến chuyển từ những bản năng sống mạnh mẽ, dai dẳng đến niềm tin củangười dân miền núi về khả năng đổi đời nhờ cách mạng Qua các truyện ngắn này,người đọc đã phát hiện sự gặp gỡ tự nhiên giữa khát vọng sống và sự vùng dậychống áp bức bóc lột, hướng về kháng chiến, cách mạng Mị và A Phủ sau khi trốnkhỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa đã được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng, hoạtđộng và chiến đấu trong đội du kích Ánh sáng cách mạng đã đến với bà Ảng vàlàm sáng lên cuộc đời tăm tối của bà khi con Nhẫn đã tìm được và đón bà lên vùng
giải phóng (Cứu đất cứu Mường) Ông Mờng ( Mường Giơn) từ một người nông
dân nghèo miền núi lầm lì ít nói khi được cán bộ tuyên truyền, giúp đỡ, ông cùngcon gái luôn hướng về cách mạng
Những tìm tòi sáng tạo trong miêu tả nội tâm nhân vật cũng có thể tìm thấy
trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương Nếu như Làng là
mốc dấu quan trọng trong quan niệm về nội tâm của người nông dân hướng về kháng
chiến với tất cả tình cảm làng quê qua nhân vật ông Hai thì Thư nhà được coi là thành
công về hình ảnh người lính cầm súng chiến đấu Trong thế giới tâm hồn của nhữngchiến sĩ như Lượng có đủ niềm vui, ước muốn, cảm giác đau đớn xót xa, bànghoàng… khi nghe tin nhà bị giặc tàn phá
Cho dù nhân vật trong sáng tác văn học 1945 - 1954 chưa hẳn là một chândung đầy đặn Chân dung những con người trong kháng chiến chống Pháp với chiềusâu và sự phong phú trong đời sống tinh thần xứng đáng với tầm vóc lịch sử còn
Trang 39chưa xuất hiện Yêu cầu này còn tiếp tục đặt ra cho truyện ngắn những năm sau
1954 Song những khám phá nét tâm lí cộng đồng bước đầu đã để lại ấn tượng sâusắc trong lòng người đọc So với truyện ngắn trước cách mạng, những nhân vậtđược giác ngộ và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng đã thay thế cho nhữngnhân vật đơn độc, phản kháng tự phát trong văn học trước 1945
1.3 Một số phương diện thể hiện tâm trạng nhân vật
Không chỉ là đối tượng của văn học nghệ thuật mà nội tâm con người còn làđối tượng của nhiều ngành nghiên cứu Để miêu tả đời sống nội tâm nhân vật nhất
là những vận động trong dòng suy nghĩ, hành động của nhân vật chúng ta thườngdùng thuật ngữ “tâm lí” hay “tâm trạng” Cả hai thuật ngữ này đều được dùng đểmiêu tả nội tâm nhân vật nhưng phạm vi lại rộng hẹp khác nhau Theo từ điển Tiếng
Việt:“Tâm lí: chỉ tổng thể sự nhận thức, tình cảm, ý chí…của mỗi con người.”(71;1502); “Tâm trạng: Trạng thái cảm xúc trong lòng, thường chỉ ở trong
một khoảng thời gian nào đó.” (71;1503)
Thể hiện tâm lí nhân vật, có nhà văn miêu tả thiên về miêu tả những trạngthái chỉ diễn ra trong khoảnh khắc (tâm trạng) Có nhà văn lại quan tâm đến tínhquá trình với sự vận động đa hướng và những biểu hiện phức tập của nội tâm nhânvật Tuy cách khai thác đề tài khác nhau nhưng các tác giả đều đã đi đến một sốkết quả thống nhất: đó là đã khám phá ra được sức sống nội tâm của con ngườitrong cuộc sống xã hội, những số phận với những diễn biến phức tạp của nó, làmcho tác phẩm văn học có sức sống bền lâu và mạnh mẽ
Việc nắm bắt bản thân trạng thái tâm lí đã khó, nhưng nắm bắt cả một quátrình vận động thì lại càng khó khăn hơn bao giờ hết Mỗi một số phận nhân vật đềugắn bó, liên hệ mật thiết với một hoàn cảnh riêng tư mà hoàn cảnh ấy luôn là con đẻcủa một bối cảnh lịch sử xã hội rộng lớn Thể hiện tâm trạng nhân vật trong mộtkhoảnh khắc đòi hỏi ở nhà văn phải có một năng lực quan sát tinh tế; khả năng thấuhiểu và sự nhạy cảm trước mọi biến đổi tinh vi trong tâm hồn con người Nghệ thuậtmiêu tả tâm trạng một cách tinh tế không chỉ thể hiện giá trị tác phẩm mà còn thểhiện tầm vóc tác giả Tài năng của nhà văn thể hiện ở giới hạn phát hiện - phân tích
Trang 40- lí giải sự hình thành, sự vận động phát triển và sự biểu hiện của các trạng thái tinhthần trong mỗi con người cũng như nguồn gốc sâu xa của nó Phần cốt yếu nhất củanghệ thuật miêu tả diễn biến dòng tâm trạng của nhân vật là sự phát hiện mối liên
hệ bên trong phong phú, những suy tư giằng xé, phức tạp của con người với thế giớixung quanh và với chính nó
1.3.1 Thể hiện qua bút pháp miêu tả ngoại hình
Trong tác phẩm văn học, nhân vật được hiện hình rõ nét và sinh động trướcmắt người đọc là do nhà văn đã sử dụng nhiều cách thể hiện Trong đó miêu tả làmột biện pháp quan trọng Nhà nghiên cứu Lê Bá Hán và Hà Minh Đức cho rằng:
“Miêu tả là biện pháp nghệ thuật giúp nhà văn làm hiện lên một cách cụ thể, dựnglên trước mắt người đọc một cách sinh động sự việc, cảnh vật, con người trongkhung cảnh và thời điểm nhất định” (9 ;133)
Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khái quát một nội dung đờisống xã hội và thể hiện quan niệm của nhà văn Vì vậy hình thức biểu hiện của nhânvật phải được xem xét trong sự phù hợp với nội dung biểu hiện của nó Lựa chọnhình thức thể hiện, miêu tả nhân vật chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhàvăn Miêu tả giúp người đọc có cảm giác như nhìn thấy con người, sự vật đang diễn
ra sinh động, hấp dẫn Nhà văn miêu tả nhân vật bằng chi tiết Nói như nhà nghiêncứu Trần Đình Sử: “Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hànhđộng, tâm trạng thể hiện những quá trình nội tâm… các mâu thuẫn xung đột bao giờcũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ phần bản chất sâu kín của nó” (52;83)
Miêu tả ngoại hình là miêu tả toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bênngoài của nhân vật như hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong… Đó làtấm gương phản chiếu quan trọng trạng thái nội tâm của nhân vật Dù cho nhân vậtkhông có dụng ý bộc lộ mình qua những chi tiết ấy nhưng ta vẫn có thể nhận thấyđược phần nào qua những biểu hiện bề ngoài đó Độc giả có thể nhận thức được tâmtrạng, cảm xúc của nhân vật trong những văn cảnh cụ thể mà nhân vật xuất hiện Đốivới Tô Hoài, khi miêu tả ngoại hình nhân vật đặc biệt là những con người miền núi,nhà văn không chỉ làm hiển hiện lên trước mắt người đọc chân dung một con người