Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương Đất nước (LV tốt nghiệp)
Trang 1TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2
KHOA GIAO DUC MAM NON
BUI THU HOAI
UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN TRONG DAY TRE
TIM HIEU VE CHU DE QUE HUONG - DAT NUOC
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Giao duc mam non
Người hướng dẫn:
TS PHAM QUANG TIEP
Trang 2LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn các thây cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa giáo dục mầm non và các thầy cô giáo dạy môn ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập và tạo điều kiện cho em tìm hiểu đề tài khóa luận tốt nghiệp này Đồng thời em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Phạm Quang Tiệp — người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình em trong suốt quá trình nghiên cứu đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo trường mầm non Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiểu sót và hạn chế Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đề đề tài được hoàn thiện
Em xin chan thanh cam on !
Hà Nội, tháng 5 nam 2016 Sinh vién
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bồ trong bất kì công trình nghiên cứu nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả
Trang 4DANH MUC VIET TAT CNTT: Công nghệ thông tin
CNTT và TT: Công nghệ thông tin và truyền thông TS : Tiến sĩ
Trang 5MUC LUC
MO DAU onic cccccccsssssssssssssssssesssseessssscesnsccssneccesusscssnscessneccesuscessuscessneessnscessuecsnsuesesaneeenaneees 1
1 Li do chon dé tai ccccccccccccccccccccccessessessessessessessessessessessessessessesseseesessesseseseesess 1
2 Muce dich mghiém Wun 2 3 Đối tượng nghiên €Ứu - «tk St 1111118 1811811011011 011112121 2 AI) 0.084) 2 "Tý: ) 028i) ) 0 8 6 2 6 Giả thuyết khoa học 2° e1 E1 E111 11 1 TH TH TH TH TH TH TH TH TH nh nh 2 7 Phuong phap mghién CW oo 3
)/9)8)100 17 6111 B4 4
CHƯƠNG 1 CO SO LI LUAN CUA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THONG TIN TRONG DAY TRE TIM HIEU VE CHU DE QUE HUONG -
27 010/90/9207 7 ‹-. 1 4
1.1 Một số vẫn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở mầm
00:0 ƠƠƠƠƯƯồƠƯƠƠƠẳơẳốẳỒỐỐ 4
Trang 62.2 Nội dung của khảo sát thực trạng ứng dụng công nghé thong tin trong dạy trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương — đất nước . - 2© ©5<¿ 28 2.3 Đối tượng khảo sát - 6 Set TH TH TH TH TH TH HH HH non 28 / Ôi) 00) 0) 04:86 28 2.5 Kết quả khảo sát . - ¿S6 St TH TH TH TH HH HH1 29 2.5.1 Thực trạng dạy học chú đề Quê hương — đất nước 30 2.3.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tín trong dạy học ở trường 2.3.3 Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tín trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương — đất HIỚC - Gv ng ngưng 31 CHƯƠNG 3 ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP G- St ke SE xEEEeEkerkek 37 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp ứng dụng công nghệ thông tỉn trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương- Đất nước . 2c5-cc<¿ 37 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo khai thác được ưu thế của công nghệ thông tin
Trang 7MO DAU
1 Lido chon dé tai
Ngày nay, công nghệ thông tín dang phát triển mạnh mẽ, nó xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo Đối với ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, công nghệ thông tin không chỉ là phương tiện gop phan déi mới phương pháp dạy học mà nó còn là phương tiện giảng day , phương tiện học tập, thông tin và giao tiếp vô cùng hữu hiệu Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc và giáo dục trẻ được xem là ưu tiên hàng đầu của ngành giáo dục mầm non
Trong chương trình giáo dục mâm non, chủ đề Quê hương- đất nước là một chủ đề khá rộng, nội dung phong phú, đa dạng và khó tìm hiểu, vì thế giáo viên cần phải có những phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.Việc giúp trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương- Đất nước sẽ dễ dàng hơn nếu ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy Thông qua các trang tìm kiếm, giáo viên có thể thu về cho mình rất nhiều những tài liệu tham khảo, các hình ảnh, về chủ đề mà không tốn nhiều thời gian
Giáo viên có thê sử dụng các phần mềm ứng dụng tiện ích như: Violet, PowerPoint,
Flash, Pain, để hỗ trợ cho bài dạy Từ đó, giáo viên sẽ mang đến cho trẻ không chỉ những kiến thức cơ bản mà còn cung cấp những kiến thức vô cùng phong phú, những hình ảnh sinh động thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập và phát huy tối đa tính tích cực của trẻ, làm tăng tính hiệu quả của bài dạy
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường mầm non mặc dù đã được chú trọng và đưa vào hỗ trợ trong giảng dạy nhưng vẫn chưa được đồng bộ,
còn lẻ tẻ Lí do chủ yếu là điều kiện cơ sở vật chất ở một số trường còn nhiều khó
Trang 8chưa phong phú về hình thức, từ đó chất lượng giảng dạy chưa cao, trẻ khó nam bat
kiến thức
Từ các lí do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương- Đất nước”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức cho trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương- Đất nước
3 Đối tượng nghiên cứu
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tô chức cho trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương- Đất nước
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tô chức cho trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương- Đất nước
- Tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tô chức cho trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương- đất nước
- Để xuất biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiệu về chủ đề Quê hương- Đất nước
5 Phạm vỉ nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Đề giúp trẻ 5 — 6 tuổi tìm hiểu chủ đề Quê hương — dat nước, đề tài tập trung khai thác 2 phần mém: PowerPoint va Violet
Giới hạn về địa bàn: Đề tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương - đất nước tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tại trường mầm non Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên — Tinh Vĩnh Phúc 6 Giả thuyết khoa học
Trang 9thế của công nghệ thông tin nói chung và từng phần mêm nói riêng, đồng thời phù hợp với đặc trưng của chủ đề, phù hợp với đặc điểm của trẻ mầm non thì sẽ nâng cao được chất lượng cũng như hiệu quả dạy học chủ đề này
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tôi đã tham khảo và thu thập tài liệu ở một số nguồn khác nhau như: Chương trình giáo dục mam non, các loại sách giáo khoa có liên quan đến chủ đề Quê hương — đất nước, tài
liệu trên Internet, các khóa luận, luận văn có liên quan đến đề tài,
- Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành quan sát các tiết dạy học chủ đề Quê hương — đất nước của giáo viên mầm non, quan sát quá trình nhận thức cũng như hứng thú của trẻ trong tiết học để từ đó biết được thực trạng về phương pháp dạy học của giáo viên, thấy được sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề Quê hương - đất nước
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành trò chuyện và phỏng vân đối với giáo viên, bạn bè để tìm hiểu về khả năng và nhu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, dạy trẻ tìm hiệu chủ đề Quê hương - dat nƯỚC nÓI riêng
- Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét và kết
Trang 10NOI DUNG
CHUONG 1 CO SO LI LUAN CUA VIEC UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN TRONG DAY TRE TIM HIEU
VE CHU DE QUE HUONG- DAT NUOC
1.1 Một số vẫn đề về ứng dụng công nghệ thông tỉn trong dạy học ở mầm non Thế kỉ 21 được coi là kỉ nguyên của công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (tiếng Anh là Information Technology hay là IT), là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại — chủ yếu
là kỹ thuật máy tính và viễn thông — nhằm tô chức khai thác va sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh
vực hoạt động của con người và xã hội
Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Buisiness Review Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: “Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng Chung ta sé goi la CNTT (Information Technology — IT).”
Trang 111.1.1 Vai tré cia céng nghé théng tin trong gido duc 6 mam non * Mét sé định hướng dạy học trong giáo duc:
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một vẫn đề được nhà nước ta quan tâm và chú trong Nam trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.Đã có rất nhiều các định hướng dạy học được đưa ra và thực hiện như: dạy học theo hướng phát triển năng lực của trẻ, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho trẻ, dạy học theo hướng hành động, dạy học theo hướng trải nghiệm, dạy học theo chủ đề, dạy học bằng dự án học tập, nhằm giúp cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao Và để thực hiện các định hướng đó tốt hơn thì việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học là một việc làm rất cân thiết Trong khi đó, CNTT đang phat trién và với những khả năng ưu việt của nó nếu biết cách vận dụng thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong giáo dục
Vai trò của ứng dụng CNTT trong giáo duc mam non:
Công nghệ thông tin phát triển đã mang lại những thành tựu vô cùng to lớn trong các hoạt động ở mọi lĩnh vực đời sống COn người Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là giáo dục mam non, CNTT 1a phương tiện hữu ích góp phần đôi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non được thê hiện cụ thể như sau:
CNTT giúp giáo viên có thê thiết kế bài giảng ở trên máy tính Có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ giảng dạy như: PowerPoint, Violet, Flash, Những
phần mềm này đề có sẵn và rất tiện ích Mỗi phần mềm có những ưu thế riêng,
Trang 12hoat, thu hut bang các hiệu ứng hoạt hình của phần mềm như những kiểu bay,
xoay, hướng di chuyên của đối tượng, tính năng liên kết của các Slide, kết hợp với các âm thanh thú vị Môi trường đa phương tiện kết hợp với những tranh ảnh, video, camera với âm thanh, văn bản được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa cho một quá trình học đa giác quan Kho dữ liệu khống 16 và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua mạng internet giúp khai thác tốt nguồn thông tin cần thiết cho bài giảng Những hình ảnh phong phú, những video, tranh ảnh động, những con chữ biết nhảy múa, hình nền đẹp mắt, giúp trẻ dễ thấy, dễ tiếp thu, nhưng cũng đây bí an gợi sự thích thú, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ Nhờ vậy mà tiết học trở nên hiệu quả hơn, khắc sâu kiến thức cho trẻ và đây cũng chính là sự thành công của người giáo viên Đó chính là một công dụng lớn của CNTTT trong quá trình đôi mới phương pháp và phương tiện dạy học
Bên cạnh việc giúp giáo viên thiết kế bài dạy, CNTT còn có vai trò rất lớn trong việc quản lý Giáo viên có thể tận dụng các phần mềm như: Word, Excell, để lập danh sách theo dõi trẻ Việc lập danh sách này sẽ giúp giáo viên dễ quản lý, không mắt công ghi chép nhiều Các danh sách có thê lập như: Danh sách theo dõi chuyên cần của trẻ, theo dõi số ăn, theo dõi học phí của trẻ, danh sách chiều cao cân nặng của trẻ, hoàn toàn có thé thực hiện một các dé dàng và tiện ích Giáo viên có thể bớt được các công đoạn ghi chép nhiều mà thay vào đây là chỉ đánh máy một lần, đỡ tốn thời gian mà lại chính xác, gọn nhẹ
Ngoài ra, khi nhắc đến vai trò của CNTT thì không thể không nhắc đến một vai trò quan trọng nữa đó là lưu trữ Tất cả các loại giấy tờ, công văn hay các bài giảng, các hình ảnh, video, phục vụ cho giảng dạy giáo viên có thể lưu
vào một danh mục tự tạo để có thê dễ dang tim kiếm khi cần thiết Và một điều
Trang 13chỗ để hay mắt tài liệu Hoặc giáo viên có thê lập một Email để gửi bài vào làm tài liệu khi cân thiết
Như vậy, có thê thấy CNTT có vai trò rất quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng Nhờ những tính năng ưu việt của mình, CNTT tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp dạy học, cách thức quản lý CNTT là phương tiện góp phần đây mạnh mục tiêu tiến tới xã hội học tập của Việt Nam
1.1.2 Một số phần mềm thường sử dụng 1.1.2.1 Phan mém violet
% Giới thiệu về phân mềm Violet:
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visua & Online Lesson Editor For Teachers (Công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên)
Violet là phần mềm công cụ giúp giáo viên có thê tự xây dựng được các bài giáng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng, sinh động, hấp
dẫn, hỗ trợ trình chiếu trên lớp, giảng dạy E-Learning trên mạng và xây dựng các
tài liệu media trên máy tính bảng So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyên động và tương tác rất phù hợp với trẻ
Trang 14Ngoài ra, phần mềm Violet đã từng đạt được rất nhiều các danh hiệu cao quý như: Giải thưởng Trí tuệ Việt Nam 2005, được hiệp hội phân mềm Việt Nam trao tặng giải thưởng Sao Khuê 2007 hạng 5 sao, Hội Tìn học Việt Nam trao giải Cúp vàng CNTT Cho đến nay đã có gần 2000 trường học và rất nhiều giáo viên trên cả nước đã mua bản quyén va str dung phan mém Violet
$%% Chức năng của phần mềm Violet trong thiết kế dạy học:
Violet thân thiện, dễ sử dụng Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt nên phù hợp với cả giáo viên không giỏi tin học và tiếng Anh Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều dep, dễ nhìn và có thể thê hiện được mọi thứ tiếng tiếng trên thể giới Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ôn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt trên internet
Việc cài đặt Violet rất đơn giản và Violet còn có khả năng tự cập nhật, nâng cấp tự động mỗi khi có phiên bản mới Điều này sẽ giúp giáo viên có thể tiếp cận với phần mềm một cách dễ dàng hơn, cập nhập nhanh hơn những thay đôi của phần mềm đó Violet có nhiều chức năng như phần mềm powerpoin và có những chức năng dành riêng cho việc giảng dạy Bên cạnh đó, chức năng soạn thảo của violet cũng rất phong phú, cho phép nhập và chỉnh sửa các dữ liệu văn bản, công thức toán, âm thanh, hình ảnh, phim, các hiệu ứng chuyển động và tương tác, đồng thời có thê kết hợp với rất nhiều các phần mềm khác như : Sketchpad, photoshop, Flash, Word, excell va dac biét co thé nhung thang vao Powerpoin Nhờ vậy mà giáo viên có thê tạo ra bài giảng phong phú, hấp dan và sinh động hơn
Trang 15nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong giảng dạy như: Bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả hình ảnh, bài tập kéo thả chữ, Ngoài
các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rất
nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học
Violet có thể sử dụng được đa dạng các tư liệu , đặc biệt hỗ trợ rất tốt các tư
liệu mutilmedia Qua đó có thể giúp giáo viên định dạng hiệu quả phim kể cả phim chuẩn HD, do đó chất lượng phim đưa vào giảng dạy sẽ cao hơn Một điểm ưu việt nữa là Violet được gắn thang các chức năng vào Powerpoin vì thế có thê kết hợp cùng với Powerpoin tạo thành công cụ để tạo ra những bài dạy có chất lượng tốt nhất Violet còn được liên kết với google.com.vn va youtube.com dé tim kiếm và chèn ảnh, phim, nhạc trực tiếp vào bài dạy mà không mắt công tải về
Hơn nữa, thư viện trong Violet có sẵn 7000 bài giảng mẫu phủ kín chương trinh
học, giáo viên có thể sử dụng trực tiếp hoặc chỉnh sửa được theo ý mình Thư viện 20.000 tư liệu tranh ảnh, phim giúp tạo bài giảng sinh động, giàu kiến thức
Việc có thể tạo sản phẩm qua bài giảng trực tuyến cho phép giáo viên có thể xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa File EXE hoặc File HTML chạy độc lập, tức là không cần phần mém Violet vẫn có thê chạy được trên mọi máy tính hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng internet
Trang 16chơi củng cô như: tìm kiếm, thêm vào, ghép hình, giúp nâng cao hiệu quả tiết học Phần mềm Violet rất phù hợp dé ung dung trong giao duc mam non
1.1.2.2 Phan mém Powerpoint
% Giới thiệu về phân mém PowerPoint:
Theo định nghĩa trong Wikepedia, Microsoft Powerpoint (gọi tắt là Powerpoint) là một phần mềm trình diễn do hãng Microsoft phat triển Powerpoint là một phần của gói ứng dụng văn phòng Microsoft Office Nó có thể cài đặt và sử dụng được trên cả máy tính dùng hệ điều hành Windows lẫn Mac OS X Bản dùng cho hệ điều hành Windows còn có thể dùng cho cả các máy tính với hệ điều hành Linux nhờ lớp tương thích Wine
Dựa trên chức năng, có thể định nghĩa: Powerpoint là một phần mềm trong bộ Microsoft Office, cung cấp cho người sử dụng công cụ để soạn thảo các bài trình chiếu trên Projector, tạo các bài báo cáo thuyết trình sử dụng đa phương tiện Powerpoint là một phần mềm rất có ích đối với các báo cáo viên, giảng viên, giáo viên
Có thê định nghĩa: PowerPoint là một phương tiện trình diễn sinh động bài
giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn âm thanh, video minh hoạ
%% Chức năng của phần mém PowerPoint trong thiét ké day hoc:
Powerpoint la mét cong cụ hỗ trợ thuyết trình nhiều tính năng Nhờ sự ưu Việt của mình nên các đối tượng mà powerpoin phục vụ rất đa dang,hau hét được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực, từ nhân viên văn phòng, giáo viên, học sinh, trình dược viên, nhân viên kinh doanh cho đến chính trị gia
Trang 17quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh Powerpoint là một chương trình biên tập Presentation ( trình diễn) rất tốt cho những người thích nhanh chóng, tiện lợi nhưng cũng rất đẹp và chuyên nghiệp
Trong giáo dục nói chung và giảng dạy nói riêng, Powerpornt giúp cho các thầy giáo, cô giáo có thể soạn bài giảng của mình trên đó một cách linh hoạt và sinh động Bài giảng được chuẩn bị trên PowerPoint cho phép giáo viên multimedia hóa từng don vi kiến thức, qua đó dễ dàng tô chức hoạt động học tập của cho trẻ Bài giảng được chuẩn bị trước trên máy tính, giáo viên không phải mất nhiều thời gian ghi chép, vẽ hình, hay lẫy đồ, nên có nhiều thời gian đê tô chức hoạt động cho trẻ PowerPoint cho phép liên kết với tất cả các chương trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng khác Đồng thời, phần mềm này cho phép tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, video, chuyên động và tương tác với các hiệu ứng hết sức phong phú, Nhờ đó, bài giảng trở nên sinh động hơn, giáo cụ giảng dạy cũng được trực quan hơn, giúp những bài giảng khó thực hiện cũng có thể mô phỏng được Từ đó tạo hứng thú cho người học, giúp người học dễ dàng nam bắt được kiến thức
Ngoài ra, PowerPoint có thể tích hợp được với một số phần mềm khác giúp bài giảng sinh động hơn như: Violet, WIincam,
Những đặc điểm và vai trò nêu trên cho thay Powerpoint có thê sử dụng rất tốt trong giảng dạy các cấp học nói chung và mầm non nói riêng Nó không
chỉ có tính khoa học mà còn đạt tiêu chí về tính sư phạm Như vậy, việc sử dụng
Trang 181.1.2.3 Phan mém Flash
% Giới thiệu về phân mềm Flash:
Flash là chương trình đồ họa Vector tương tác ứng dụng 2 chiều chạy bằng ngôn ngữ kịch bản lập trình Action Script Flash là một công nghệ ( hay một nền tang) duoc phat triển chủ yếu tập trung cho các ứng dụng trên nền web: Cho phép thêm các hiệu ứng chuyên động (animation/hoạt hình), audio, video, và các tương tác vào trang web một cách sinh động
Flash cũng được hiểu theo nghĩa là một công cụ, đó chính là phần mềm Flash (Macromedia Flash, Adobe Flash) được tạo ra để giúp các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng Flash
Flash đã phát triên qua rất nhiều phiên bản: Futuresplash animator (1996), Macromedia Flash 1, 2, 3, 4, 5 (hỗ trợ ActionScript 1), Macromedia Flash MX (Flash 6, hỗ trợ thêm ActionScript 2), Macromedia Flash MX 2004 (F7), Macromedia Flash 8, Adobe Flash cs3 (Flash 9, hỗ trợ actionscrip 3) Adobe Flash cs4 (Flash 10) và hiện tại đã có phiên bản Adobe Flash cs 5
Trước hết phải nói về ưu điểm nỗi bật của Flash:
Thứ nhất, Flash có dung lượng nhỏ gọn và có thê chạy được trên hầu hết các máy có nối mạng hiện nay, không phân biệt hệ điều hành hay trình duyệt
Thứ hai, Flash có thé nhúng vào rất nhiều ứng dụng, có thể đưa vào các bài giảng PowerPoint hoặc một số dạng bài giảng khác để tăng tính sinh động
Thứ ba, Flash sử dụng đồ họa dạng vector nên không bị vỡ khi phóng to hình, hình ảnh cũng rat đẹp và sinh động Ngoài ra, Flash làm việc rất tốt với audio, video và các định dạng ảnh thông thường
Thứ tư, Flash có thể tạo ra các ứng dụng tương tác được với người dùng
Trang 19Thứ năm, Flash tương đối dễ học hon so với nhiều công cụ lập trình khác và có phần thú vị hơn vì kết hợp cả công cụ đồ họa với công cụ lập trình và tính ứng dụng phong phú
%% Chức năng của phần mêm Flash trong thiết kế dạy học:
Ngày nay, Flash đã trở thành chuẩn thiết kế hình ảnh và hoạt hình vector trên web Không chỉ rất hữu ích cho người mới bắt đầu thiết kế web, Flash còn là một công cụ không thể thiếu được của các chuyên gia khi cần tạo các phần tử web động, diễn cảm, bô xung tính tương tác cho các phân tử của trang, tạo ra các đoạn phim, sử dụng âm thanh
Dựa vào Flash có thể tạo ra các hoạt hình hấp dẫn, các media trên Web như Video, xây dựng các Site thương mại và tạo ra các ứng dụng Internet giàu tài nguyên (RIA — Rich internet aplycation) mà đôi khi bao gồm phân lớn hoặc tất cả các phần nói trên Có thể tạo ra CD — Rom trò chơi và các ứng dụng với các phần mềm cho thiết bị di động
Flash tạo ra các tập tin SWF Các tập tin này tương đối nhỏ và tương thích được với nhiều môi trường mà người dùng có thê xem thông qua trình thê hiện của Flash player Flash co thé xuat ra cac tap tin voi phần mở rộng SWF chứa đựng những ứng dụng mà ta đã xây dựng trong Flash sau đó tập tin này có thể xem thông qua trình thê hiện của Flash player
Trang 20các tập tin có tính tương tác và tính động, trực quan, sinh động Các công cu da dạng trong Flash cho phép phát huy hết khả năng sáng tạo của người sử dụng hoặc đi theo các chuẩn đã được thiết lập Flash điều tiết và hợp nhất giữa thiết kế và phát triển để tạo ra hầu như mọi thứ
Các tập tin SWF có thể xem được rộng rãi nhờ vào việc phân phối trình thể hiện đề thể hiện chúng Trình thê hiện Flash player hiện đang được hàng triệu người cài đặt, cũng có trong phan lớn các máy tính của người dùng Kích thước nhỏ gọn của Flash player giúp người dùng đễ tải xuống và cập nhật những phiên
bản mới nhất mỗi khi xuất hiện
Flash là công cu dé phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô phỏng, sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh trong phim Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng vào các file âm thanh, hình ảnh động Người lập trình có thể chủ động lập các điều hướng cho chương trình Flash cho phép tạo các hình ảnh động, qua đó giáo viên có thể tự tạo ra các hình ảnh động dé phục vụ cho các tiết dạy như: kê chuyện, trò chơi
Chương trình đồ họa Flash khác với các chương trình đồ họa thông thường (chỉ đơn thuân là vẽ), Flash là chương trình đồ họa có tương tác, vì vậy giáo viên có thê xây dựng được các bộ giáo cụ rất sinh động ứng dụng trong giảng dạy
Khác với trình diễn văn phòng Powerpoint là trình diễn đơn thuần, thông
Trang 21là do các cô giáo trực tiếp biên soạn thiết kế chứ không phải là các trò chơi xa lạ tải trên mạng về Giáo viên được tiếp xúc với trẻ thường xuyên Hiểu tâm lý cũng như nhận thức của trẻ Lúc này giáo viên có thể tự mình thiết kế những loại trò chơi phù hợp với trẻ hơn
Thực tế hiện nay rất nhiều các trường học các cấp đều đã ứng dụng các bộ giao cu bang Flash va PowerPoint trong giảng dạy Trong đó Flash được quan tâm hơn vì tính hiệu quả và sinh động của nó
1.2 Đặc điểm của trẻ 5-6 tuôi
- Đặc điểm tâm lí:
Độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuôi “mầm non”, tức là tuôi trước khi đến trường phố thông Ở giai đoạn này, những cẫu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây, đặc
biệt là trong độ tuôi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh Với sự giáo dục
của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm và ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người
Trẻ em nói chung đều rất thích vui chơi và vui chơi chính là hoạt động chủ
đạo của trẻ : Trẻ “học mà chơi, chơi mà học” Học ở đây không phải chỉ là học cứng nhắc mà là học thông qua vui chơi Trẻ thích vận động và thích chơi những
trò chơi vận động vui nhộn Trẻ thích chạy nhảy, thích múa hát, thích nghe nhạc,
thích nhảy múa cùng các bạn nhỏ trên tivi, Những điều đó làm trẻ rất hứng thú, trẻ không chỉ vui mà còn tiếp thu được rất nhiều kiến thức, kĩ năng bồ ích Trẻ thích khám phá thế giới, khám phá môi trường xung quanh mình và trẻ có nhu câu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh Trẻ luôn tò
mò về những thứ xung quanh mình như: Tại sao lại có mưa, Tại sao lại có mây,
Trang 22Trẻ thích những cải mới lạ, thích trải nghiệm
Tính bắt chước là đặc điểm tâm lí không thể không kê đến ở trẻ Trẻ em von giống như một tờ giấy trắng, những thứ diễn ra xung quanh đều ¡in hẳn trong đầu trẻ Khi thấy người khác nhặt rác bỏ vào thùng thì trẻ cũng sẽ bắt chước và làm theo, trẻ có thể bắt chước mẹ tưới nước cho cây, bắt chước giọng nói và dáng đi của ông, bắt chước lời nói của Gà Trồng khi đuôi Cáo ra khỏi rừng sau khi xem xong video câu chuyện Cáo, Thỏ và Gà Trống,
Trẻ 5 — 6 tuổi đã biết yêu và ghét Trẻ yêu những cái đẹp: yêu bông hoa xinh xắn, yêu chú bộ đội, yêu Bác Hồ, yêu quê hương, đất nước, Trẻ biết ghét những cái xấu: Không khóc nhè khi đến lớp, không đánh bạn, không xé sách
VỞ,
Trẻ thích khăng định mình, thích được người khác tán dương, khen thưởng Tuy nhiên trẻ cũng rất bảo thủ, luôn coi mình là trung tâm, luôn cho rằng mình đúng
Nói chung, tâm lý của trẻ 5 -6 tuôi đã ôn định hơn so với lứa tuổi 4 — 5 tuôi rất nhiều Đây được gọi là thời kì vàng kim của trẻ Quá trình tâm lí đang hoàn thiện và phát triển nên nhu cầu nhận thức rất cao về thế giới xung quanh mình
- Đặc điểm nhận thức:
Các yếu tố tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi tù 4 — 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn Thể hiện ở:
Mức độ phong phú của các kiểu loại.Mức độ chủ định của các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn
Trang 23Su phat trién tu duy ở độ tuôi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa,
Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:
Tư duy của trẻ mẫu giáo là quá trình khám phá những thuộc tính mới,
những mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó trẻ chưa biết
Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình anh ma ngay cả từ ngữ Tư duy của trẻ dần mất đi tính duy kỷ, tiễn dần với hiện thực khách quan hơn
Dan dân trẻ phân biệt được thực và hư
Đã có tư duy trừu tượng với các con sô, không gian, thời gian, quan hệ xã Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cầu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo
Tuy nhiên, tư duy của trẻ ở lứa tuổi này vẫn thiên về trực quan — hình tượng nhiều hơn Vì thế, để trẻ học tập dễ dàng hơn thì việc sử dụng các yếu tô
trực quan là rất quan trọng Việc ứng dụng CNTT vào dạy trẻ có thê đáp ứng rất hiệu quả trong việc dạy trẻ lứa tuôi này, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ
- Đặc điểm sinh lí:
Ở tuôi 5 — 6 tuôi là thời kì hệ thần kinh phát triển nhanh và mạnh nhất trong suốt cuộc đời trẻ
Trang 24Tudi 5 — 6, cdc co quan va hé co quan trong cơ thê trẻ cũng đã tương đối hoàn thiện, đặc biệt là chức năng vận động, phối hợp động tác, các cơ lớn và cơ nhỏ Trẻ thực hiện các vận động tỉnh, vận động thô đã trở nên khéo léo hơn Trẻ
có thể làm các động tác nhỏ dễ dàng, khả năng cầm nắm trở nên dé dang hon do
sự phát triển của cơ lòng bàn tay Sự phối hợp của chân, tay và các bộ phận khác trên cơ thể trở nên nhịp nhàng hơn Cơ xương của trẻ cũng có những thay đôi tích cực giúp trẻ có một cơ thể đẻo dai và khỏe mạnh hơn
1.3 Một số vẫn đề về dạy học chủ đề Quê hương — đất nước - Mục tiêu:
Chủ đề Quê hương - đất nước cũng giống như các chủ đề khác, mục tiêu của chủ đề đều hướng vào 5 lĩnh vực phát triển của trẻ: Phát triển thê chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thâm mĩ, phát triển tỉnh cảm xã hội
+ Lĩnh vực phát triển thể chất:
e Trẻ thực hiện được các vận động: Đi nỗi gót, giật lùi, chạy đôi hướng, nhảy
qua vật cản, ném xa, đập bắt bóng, ném trúng đích e Phát triển các giác quan cho trẻ
e Biết ăn uống hợp vệ sinh
e Biết được một số món ăn đặc sản + Lĩnh vực phát triển nhận thức:
Trang 25e Biết một số đặc trưng của văn hóa Việt Nam và quê hương: phong tục, truyền thông nghề, lễ hội Phân biệt được một số ngày lễ hộ quen thuộc qua các đặc điểm nỗi bật của chúng
e Phân biệt được một số đặc sản/sản phẩm truyền thông qua dấu hiệu nồi bật
e Nhận biết số lượng, thêm bớt trong phạm vi 10, phân biệt được các hình
khối, đo độ và so sánh
+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
e Biết sử dụng đúng các từ chỉ địa danh ở quê hương, có thể kế chuyện, đọc thơ và kế về một số đi tích hoặc danh lam thang cảnh/lễ hội củ quê hương đất nước bằng lờ nói rõ ràng
+ Lĩnh vực phát triển thấm mĩ:
e Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và thể hiện tình cảm yêu quê hương, đất
nước qua các sản phẩm tạo hình, âm nhạc
e_ Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đỗi, màu sắc hài hòa
e Trẻ thích và biết chơi một số trò chơi dân gian, nghe các bản nhạc, bài hát dân ca
+ kĩnh vực phát triển tình cảm — xã hội:
e Trẻ tích cực tham gia đóng mừng các sự kiện, lễ hội: Đóng ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày Tết, ngày Quốc khánh,
e Trẻ yêu quý, tự hào về quê hương
Trang 26- NGi dung:
Mạng nội dung của chủ đề Quê hương — đất nước của lita tudi 5 — 6 tudi cũng giống như ở lứa tuôi 3 -4 tuôi và 4 — 5 tuổi đều chủ yếu tập trung tìm hiểu về các chủ đề nhánh: Đất nước, Bác Hồ, quê hương Tuy nhiên ở lứa tuôi 5 — 6 tuôi thì nội dung tìm hiểu sẽ được mở rộng hơn, sâu hơn và kĩ hơn
+ Chủ đề nhúnh Đất nước Việt Nam kì diệu: e Tên gọi, địa danh:
Tên nước Việt Nam, quốc kì, quốc ca của nước Việt Nam, một số đân tộc
ở Việt Nam
Một số địa danh nỗi tiếng của Việt Nam e Truyền thống đất nước:
Một số phong tục tập quán ( chăm chỉ, đoàn kết, mến khách, ) Truyền thống lịch sử tốt đẹp của Việt Nam (dũng cảm, anh hùng, .) Đặc trưng văn hóa: trang phục, trò chơi, âm nhạc,
e Một số ngày lễ hội:
Quốc khánh mùng 2 - 9, 30 — 4 giải phóng miền nam, Tết nguyên đán, Tết
trung thu, Trẻ hiểu về ý nghĩa, nét đặc trưng của các lễ hội
Trẻ tích cực hào hứng, tham gia lễ hội
e Thủ đô Hà Nội:
Trang 27Qué huong Bac Hồ, nơi Bác Hồ đã sống và làm việc: Tên, lịch sử / đặc điểm nỗi bật (làng Sen, Nghệ An, nhà sàn, bên Nhà Rồng, cây đa Tân Trào, .)
Quảng trường Ba Đình, lăng Bác e Ngày sinh nhật Bác:
Bác Hồ là lãnh tụ của Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, sự yêu quý, kính trọng của mọi người đối với Bác Hồ
Các hoạt động được tô chức trong ngày sinh nhật Bác e Bác Hồ với các cháu:
Một số hình ảnh của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, Bác Hồ yêu thương, quan tâm các cháu thiếu nhỉ: gửi thư, tặng quà, cùng vui chơi,
Tình cảm của mọi người và các cháu đối với Bác + Chủ đề nhánh quê hương yêu quý:
e Địa danh: Tên quê
Tên đặc điểm, vẻ đẹp, lịch sử, của địa danh e Bé yêu quê hương:
Yêu quý cảnh đẹp, nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, tự hào về quê hương
Bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương e Đặc trưng văn hóa:
Lễ hội
Phong tục, truyền thống
Trang 28Nghề truyền thống
Âm nhạc
- Đặc trưng của chủ đề:
Quê hương - đất nước là một trong 10 chủ đề năm trong chương trình giáo
dục mầm non lứa tuổi 5 - 6 tuổi Chủ đề Quê hương - đất nước là một chủ đề
vừa quen thuộc và gần gõi với trẻ nhưng lượng kiến thức cũng lại rất rộng và
trừu tượng Chính vì thé, dé dạy được tiết học về thuộc chủ đề Quê hương — đất
nước đạt hiệu quả thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không kê đến phương pháp dạy học phù hợp mà các phương tiện trực quan phong phú đáp ứng được việc truyền đạt kiến thức cho trẻ Những hiểu biết về quê hương, đất nước sẽ hình thành ở trẻ 5 — 6 tuổi những tình cảm đúng đắn, những kĩ năng, hành vi ứng xử phù hợp, làm cơ sở cho tình yêu quê hương, đất nước
Chủ đề Quê hương — đất nước chủ yếu giúp trẻ có được những hiểu biết cơ bản về: Quê hương, đất nước mà mình đang sinh sống, được khám phá những địa danh mới, vùng đất mới, con người mới, biết được Bác Hồ kính yêu - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và tình yêu của Bác dành cho các em nhỏ Tất cả những gì trẻ được tìm hiểu ở chủ đề sẽ giúp trẻ được mở rộng tầm mắt và dưới nhãn quan của mình,trẻ sẽ thấy được răng thế giới này thật rộng lớn, đất nước Việt Nam cũng thật đáng yêu
Để giúp trẻ tìm hiểu được chủ dé Quê hương — dat nước thì lượng thông
tin cần tìm hiểu rất nhiều và đặc biệt cần có sự hỗ trợ rất lớn của các kênh hình
Trang 29nước, yêu con người Việt Nam, có những hành vi đúng đắn phù hợp với văn hóa đất nước
1.4 Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề Quê hương — dat nước cho trẻ 5-6 tuôi
Hiện nay CNTT - máy tính được sử dụng khá phố biến, các trường học cũng bắt đầu đầu tư để phục vụ việc dạy học
Trong dạy học, giáo viên cần phải chủ động và có sáng kiến Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức quá trình dạy và học, hỗ trợ trẻ tìm hiéu van dé
Dé day hoc chu dé nói chung và chủ đề Quê hương — dat nước nói riêng hiệu quả thì trước hết cần phải xây dựng kho tư liệu cho chủ đề đó Kho đữ liệu được xây dựng để tiện lợi cho việc truy cập theo nhiều nguồn , nhiều kiểu đữ liệu khác nhau sao cho có thê kết hợp được cả những ứng dụng của công nghệ hiện đại và kế thừa từ những hệ thống đã có sẵn từ trước Kho dữ liệu chủ đề giup giáo viên có thê tìm được nguồn tư liệu dễ dàng va nhanh chóng hơn vì ở đó chỉ
là những tư liệu dành riêng dé phuc vu cho chu đề, tính chính xác của thông tin
cao hơn Không chỉ để tìm tài liệu mà kho tư liệu còn là nơi để chia sẻ tài liệu của chủ đề để các giáo viên khác tham khảo Qua đó, hỗ trợ các giáo viên thực hiện tốt, hiệu quả bài giảng của mình
Giáo viên ứng dụng CNTT vào việc thiết kế bài giảng thông qua các phần
mềm được lựa chọn phù hợp với nội dung bài học Khai thác triệt để các tính
năng của phần mềm Tận dụng tài liệu ở kho dữ liệu theo chủ đề để tìm kiếm và
thu thập tài liệu Sử dụng các hình ảnh, video, âm thanh linh hoạt, sáng tạo
Trang 30thống với phương tiện hiện đại, giữa lời giảng giải với kênh hình đang trình chiều để mang lại kết quả tốt nhất
Mặc dù ứng dụng CNTT có rất nhiều ưu thế, tuy nhiên chỉ coi việc ứng dụng CNTT như một phương tiện hỗ trợ giúp giáo viên trong giảng dạy, từ đó
nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Không lạm dụng việc ứng dụng
CNTTT, chỉ sử dụng khi việc ứng dụng CNTTT mang lại hiệu quả dạy học
Nhờ việc ứng dụng CNTTT một cách khoa học trong việc cho trẻ tìm hiểu
chủ đề Quê hương — đất nước mà trẻ cảm thấy hứng thú hơn, tập trung hơn khi học Đặc biệt, trẻ được tiếp xúc với cách học mới, được quan sát nhiều những hình ảnh về quê hương đất nước, được đi đến những nơi mà trẻ chưa có cơ hội đi, được khám phá những vùng đất mới, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam Bên cạnh đó, trẻ được nghe những tiếng hát, những câu chuyện về quê hương, những lời ru đầy ngọt ngào, đầy yêu thương của mẹ Tất cả những điều đó làm trẻ thích thú khám phá qua từng tiết học từ đó trẻ thêm hiệu về quê hương, đất nước và hình thành các em tình yêu quê hương, đất nước , con người
Việt Nam
1.5 Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tỉn trong dạy trẻ tìm hiểu chú đề Quê hương — đất nước
- Điều kiện đối với giáo viên:
Đề việc ứng dụng CNTT có thể thực hiện được thì giáo viên là một trong
những nhân tố rất quan trọng và quyết định việc có ứng dụng được hay không Như vậy, giáo viên cần phải đáp ứng được các điều kiện như:
Trang 31Giáo viên phải có những hiểu biết về tin học, biết sử dụng máy tính một cách thuần thạo, biết cách khai thác tốt các nguồn tài nguyên trên internet, khái thác triệt để ưu thế của các phan mém thường sử dụng như: Word, PowerPoint, Violet, để phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy
Giáo viên phải luôn mày mò, sáng tạo trong quá trình dạy học, không ngừng học hỏi những cái mới, tiếp thu kinh nghiệm để nâng cao trình độ tin học của mình
- Điều kiện đỗi với trẻ:
Để việc dạy học có ứng dung CNTT dé dang hon thì trẻ cần được hình thành những kỹ năng đơn giản về máy tính như: nhấp chuột, chọn hình, để có thể kết hợp với giáo viên trong quá trình học, giúp tiết học trở nên tích cực hơn, có sự tương tác giữa giáo viên với trẻ cao hơn Việc được tự mình thao tác sẽ làm tăng hứng thú học cho trẻ, từ đó tiết học sẽ thành công hơn
- Điều kiện về cơ sở vật chất:
Để có thê ứng dụng CNTT vào trong dạy học thì không thé không kế đến điều kiện vật chất của nhà trường đó Nếu trường học không có đủ các thiết bị như máy tính, máy chiếu „ phục vụ cho việc ứng dụng CNTTT thì kê cả giáo viên có trình độ tin học cao đến đâu cũng không thể thực hiện được tiết dạy có ung dung CNTT cua minh Vi vay, dé thực hiện việc ứng dụng CNTTT vào dạy học hiệu quả thì cơ sở vật chất của trường học phái đáp ứng được các điều kiện cần thiết như:
Nhà trường cần đầu tư các trang thiết bị cần thiết đáp ứng dạy học có ứng dụng CNTT như: Máy tính, máy chiếu, loa đài, mạng internet,
Trang 32Sắp xếp bố trí, sắp xếp một cách khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa các trang thiết bị hiện có
Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang
Trang 33KET LUAN CHUONG I
Chương 1 đã làm rõ được cơ sở lý luận cua việc tng dung CNTT trong dạy trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương — đất nước, qua đó có thê thấy được ý nghĩa, vai trò va tam quan trọng của CNTT trong dạy học nói chung va day hoc 6 mam non nói riêng Trong chương 1 cũng đã đưa ra được các phần mềm thường dùng trong dạy học ở mâm non, mỗi phần mềm đều có đặc điểm riêng, ưu thế riêng và rất phù hợp để thiết kế các bài giảng Phần mềm PowerPoint dùng để trình chiếu các bài giảng, phần mềm Violet vừa có thể dùng để trình chiếu, vừa thiết kế được các bài tập tương tác, còn phần mềm Flash thì lại chuyên về việc tạo hoạt cảnh tranh ảnh động phục vụ tiết học Nhờ những tính năng tiện ích của mình, các phần mềm trên rất phù hợp để ứng dụng trong giáo dục mâm non
Chủ đề Quê hương — đất nước là một trong 10 chủ dé nằm trong chương trình giáo dục trẻ mầm non 5 - 6 tuổi Đây là một chủ đề vừa gần gũi nhưng cũng rất mới lạ với trẻ, vừa quen thuộc nhưng cũng rất trừu tượng Dé day hoc hiệu quả chủ đề Quê hương — đất nước thì cần rất nhiều sự hỗ trợ của các kênh hình, video Vi vậy, chủ đề này rất phù hợp dé ứng dụng CNTT vào giảng dạy dé
Trang 34CHUONG 2 THUC TRANG UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN TRONG DAY HOC CHU DE QUE HUONG - ĐẤT NƯỚC
2.1 Mục đích của việc khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề Quê hương - đất nước
Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học chủ đề Quê hương — đất nước nhằm xác định thực trạng việc ứng dụng CNÏTTT trong dạy học chủ đề Quê hương — dat nước, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp để việc ứng dụng CNTT trong dạy trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương — đất nước đạt hiệu quả
2.2 Nội dung của khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tỉn trong dạy trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương — đất nước
- Khảo sát thực trạng việc dạy học chủ đề Quê hương — đã nước
- Khảo sát thực trạng việc ứng dụng CNTTT trong dạy học ở trường mam
non
- Khảo sát thực trạng việc ứng dụng CNTT trong day hoc chu đề Quê hương — đất nước
2.3 Đối tượng khảo sát
Giáo viên mầm non tại một số trường mam non Trung Nhi, Thi xa Phuc Yén, Tinh Vinh Phuc
2.4 Phuong phap khao sat
- Phương pháp điều tra: Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra đề tiễn hành tìm hiểu thực trạng
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả khảo sát
Trang 352.5 Két qua khao sat
Dựa vào những phương pháp trên, chúng tôi đã có những kết quả và khái
quát thành đặc điểm thực trạng của nhận thức về việc tng dung CNTT trong day
trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương — dat nudc
Trong dạy học chủ đề Quê hương - đất nước, giáo viên chủ yếu vẫn sử dụng theo phương pháp truyền thống, sử dụng các loại tranh ảnh in Chỉ có một số giáo viên ứng dụng CNTT vào trong dạy học Lí do vì chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết vào dạy học và một phần là do nhận thức của giáo viên về ứng dụng CNTT
Hoạt động thực tế của giáo viên về việc ứng dụng CNTTT trong dạy học chủ đề Quê hương — đất nước: Để tìm hiểu về van dé này, tôi đã tiễn hành dự giờ và tham khảo giáo án của các giáo viên Tôi nhận thay các giáo viên đã có nhận thức khá đúng về vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, tuy nhiên việc ứng dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giáo viên thường chỉ sử dụng phần mềm PowerPoint và chưa khai thác hết các tính năng của phần mềm Từ đó hiệu quả dạy học chưa cao mặc dù giáo viên đã cô gắng hết sức để ứng dụng thật tốt Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Để dạy một tiết dạy học chủ đề Quê hương — dat nước thì sẽ phải chuẩn bị rất nhiều tài liệu và mất rất nhiều thời gian vì nội dung chu dé nay khá phong phú
- Vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức được vai trò của CNTT trong dạy học
Trang 36Qua quá trình nghiên cứu, phân tích chủ đề Quê hương - đất nước có thê nhận thay việc ứng dụng CNTT vào trong day học chủ dé này là rất phù hợp và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy
2.5.1 Thực trạng dạy học chú đề Quê hương — đất nước
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng việc dạy trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương — đất nước, tác giả đã có kết quả như sau:
Về nội dung, giáo viên vẫn giảng dạy day đủ nội dung theo đúng chương
trình học
Về tiến trình, giáo viên thực hiện đầy đủ các bước : Gây hứng thú, dạy bài mới, củng cô và mở rộng, kết thúc
Về phương pháp, phương tiện, trong quá trình cho trẻ tìm hiểu giáo viên cũng đã sử dụng các đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát và tìm hiểu Tuy nhiên đồ dùng dạy học của giáo viên chủ yếu là tranh ánh minh họa và chưa phong phú đa dạng Các hình ảnh vẫn chưa nêu bật được nội dung làm trẻ chưa thực sự hiểu rõ về nội dung cần tìm hiểu Vì đồ dùng trực quan ít nên giáo viên phải dùng lời nói nhiều mà lại không có gì để minh họa cụ thể từ đó trẻ có biểu hiện nhàm
chán, không tập trung vào bài học Quá trình học tẻ nhạt, đơn điệu không tạo
được hứng thú cho trẻ từ đó khiến hiệu quả tiết học chưa cao
2.3.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tín trong dạy học ở trường mam non
Trang 37Lí do khác là do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn rất nghèo nàn, kinh phí không đủ để đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy Một trường học chỉ có khoảng 1 — 2 máy tính và máy chiếu, chỉ được sử dụng khi có thanh tra, kiểm tra Mỗi lớp học cũng đã được trang bị 1 chiếc tivi và một bộ loa đài Một lí do cuối cùng cũng không kém phần quan trọng đó là
trình độ tin học và ngoại ngữ của giáo viên trong trường còn rất hạn chế Phần
lớn giáo viên ít được tiếp xúc với máy tính, có những giáo viên còn không biết sử dụng máy tính và thậm chí chưa nắm được những lợi ích của việc sử dụng tin hoc trong giang day,
Qua đó cho thấy việc ứng dụng CNTT trong trường mầm non vẫn chưa
được thịnh hành, phương pháp dạy học vẫn dậm chân tại chỗ với những phương
pháp truyền thống gây ra sự nhàm chán, tẻ nhạt, mất tập trung trong quá trình
học của trẻ dẫn đến kết quả học tập chưa đạt được mục tiêu đề ra
2.5.3 Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy tré tìm hiểu về chú đề Quê hương — đất nước
Thông qua các phương pháp trên, tác giả đã có những kết quả và khái quát thành những đặc điểm thực trạng việc ứng dụng CNTT trong việc dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương — đất nước
Trang 38Bang 2.1 Khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về vai trò của CNTT đối với dạy học chủ đề Quê hương — đất nước Số lượng giáo viên tham STT Mức độ S0 ý kiên | TỈ lệ % gia khảo sát 1 Rất quan trọng 25 5 20 2 Quan trọng 25 8 32 3 Binh thuong 25 8 32 4 Không quan trọng 25 4 16 Việc ứng dung CNTT trong dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề Quê hương - đất nước:
Bảng 2.2: Khảo sát mức độ ứng dụng CNTT vào trong dạy học chủ đề Quê hương - đất nước Số lượng giáo viên tham STT Mức độ Soy kien | Tỉ lệ % gia khảo sát 1 Thường xuyên 25 13 52 2 Thinh thoang 25 9 36 3 Khong bao gio 25 3 12
Qua khảo sát cho thấy giáo viên cũng đã bước đầu sử dụng CNTT trong quá trình dạy học, tuy nhiên việc sử dụng vẫn còn lẻ tẻ, chưa nhiều Đồng thời, có thể thấy số lượng giáo viên thường xuyên ứng dụng CNTT vào dạy học chủ dé
Quê hương — đất nước vẫn còn chiếm tỉ lệ khá thấp (chiếm 52%) và những giáo
viên chưa bao giờ ứng dụng CNTT trong dạy học vẫn còn khá nhiều (chiếm 12%)
Trang 39Thực trạng việc dạy trẻ tìm hiểu Quê hương — đất nước: Qua quan sắt và kết quả của các cuộc phỏng vẫn giáo viên về việc ứng dụng CNTT trong việc dạy trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương — đất nước, phần lớn các giáo viên vẫn chưa nhận thức được vai trò to lớn của việc ứng dụng CNTTT trong dạy học, đặc biệt trong việc dạy trẻ tìm hiéu chủ đề Quê hương — đất nước Thực tế cho thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế, giáo viên chủ yếu là dạy theo lối truyền
thống, chỉ một vài tiết học là có ứng dụng tin học
Đề tìm hiểu thực tế việc ứng dụng CNÏTTT vào việc dạy trẻ tìm hiểu chủ đề Quê hương - đất nước tôi đã tiễn hành dự giờ một số tiết dạy và tham khảo giáo án của giáo viên khối 5 — 6 tuổi Qua đó nhận thay giáo viên đã nhận thức khá đúng về vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT để dạy trẻ tìm hiểu quê hương, đất nước nhằm tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ Tuy nhiên, giáo án của giáo viên chủ yếu là phần mềm Powerpoint và thiết kế vẫn còn khá đơn điệu Cách xắp xếp các tài liệu vẫn chưa khoa học, hình ảnh minh họa chưa được rõ ràng, chưa phong phú Giáo viên vẫn chưa biết cách khai thác hết các tính năng của phần mềm, của các trang tìm kiếm tài liệu Phần mềm Violet và phần mềm Flash phần lớn các giáo viên đều chưa biết sử dụng, thậm chí còn chưa biết
Trang 40Ở các tiết giảng dạy của một số giáo viên dạy theo cách truyền thông, giáo viên chỉ sử dụng một số phương tiện dạy học sơ sài trong đó chủ yếu là tranh minh họa Giáo viên cũng cô gắng truyền đạt kiến thức cho trẻ, nhưng do việc sử dụng phương tiện truyền thống, sơ sài, không đầy đủ nên trẻ không hứng thú học, không tập trung chú ý Việc sử dụng phương pháp truyền thống đó có thể sẽ phù hợp với chủ đề, với tiết học này nhưng nó sẽ không đủ để giúp trẻ tìm hiểu
rõ chủ đề Quê hương - đất nước bởi chủ đề Quê hương - đất nước như trên đã
nói là nó rất rộng, vì thế khó có thể giúp trẻ nắm được kiến thức một cách đầy đủ
Các giáo viên cũng đưa ra các lí do đó là điều kiện vật chất của nhà trường còn hạn chế, máy tính, máy chiếu phục vụ giảng còn ít nên không đủ để đưa vào từng lớp học Lí do khác mà một vài giáo viên nữa đưa ra là việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ rườm tà, nhiều công đoạn, mat nhiều thời gian va cong sức nên ngại sử dụng Một lí do nữa đó là trình độ tin học và ngoại ngữ của giáo viên vẫn còn thấp, giáo viên khó khăn trong việc sử dụng máy tính vì thế rất khó có thê khai thác triệt dé được hết thế mạnh của các phần mềm dạy học, mạng
internet,
Như vậy, qua tìm hiểu thực tế có thê thấy giáo viên cũng đã bước đầu ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy, tuy nhiên việc ứng dụng vẫn chưa thường xuyên, chưa đạt hiệu quả như mong muốn