Các câu hỏi này cần được nghiêncứu đặc biệt là nghiên cứu thực nghiệm bởi môn tâm lí học xã hội, nhằmlàm sáng tỏ những quy luật hình thành phát triển và biến mất của các hiệntượng tâm lí
Trang 1CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
(Sách chuyên khảo dùng cho Cao học và Sinh viên tâm lý học)
Tác giả: PGS.TS TRẦN THỊ MINH ĐỨC
LỜI GIỚI THIỆU
Ngay từ khi trở thành một phân ngành độc lập của khoa học tâm lí, tâm
lí học xã hội đã là một khoa học thực nghiệm, người ta đã thống kê rằng, cácthực nghiệm của tâm lí học xã hội chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các thựcnghiệm của tâm lí học Do vậy, trong các nghiên cứu tâm lí học xã hội chúng
ta không thể không quan tâm đến khía cạnh thực nghiệm
Trong hơn một thể kỉ qua, đã có nhiều thực nghiệm trong tâm lí học xãhội được tiến hành Những thực nghiệm này không chỉ góp phần xây dựng cơ
sở lí luận cho tâm lí học xã hội, mà nó còn giải quyết những vấn đề tâm lí nảysinh trong đời sống xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau Việc tổng kết đánhgiá một cách có hệ thống các thực nghiệm này là một nhiệm vụ có ý nghĩathực tiễn to lớn, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giảng dạy và nghiêncứu tâm lí học xã hội nói riêng và tâm lí học nói chung ở nước ta hiện nay
Cuốn chuyên khảo Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội củaPGS.TS Trần Thị Minh Đức là một cuốn sách có ý nghĩa lí luận, thực tiễn vàtính thời sự cao Đây là kết quả lao động gian khổ, vất vả và nghiêm túc tronggần mười năm trời của tác giả Cuốn sách là công trình nghiên cứu đầu tiên ởnước ta trình bày một cách hệ thống và khá phong phú, đa dạng các thựcnghiệm của tâm lí học xã hội suốt từ đầu thế kỉ XX đến những thập kỉ cuối củathế kỉ này
Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội được tác giả trình bày trong 9chương: Chương I - Cái tôi và quá trình xã hội hoá cá nhân Chương II - Liên
Trang 2hệ xã hội, Chương III- Tri giác xã hội, Chương IV - Giao tiếp xã hội, ChươngV- Ảnh hưởng xã hội, Chương VI - Định kiến xã hội, Chương VII - Hành vi gâyhấn, Chương VIII - Nhóm xã hội, Chương IX - Các kĩ thuật tạo bẫy nhằm thayđổi thái độ và hành vi và phần Phụ lục.
Mỗi chương sách đều được trình bày thành hai phần: phần dẫn luậnphân tích một cách khái quát nhưng vấn đề chính của các thực nghiệm đượctrình bày trong chương và phần các thực nghiệm Mỗi thực nghiệm đều đượctrình bày tóm tắt tiểu sử của một số nhà tâm lí học thực nghiệm nổi tiếng vànhững hiệu ứng tâm lí Trong nhiều thực nghiệm tác giả đã đưa ra nhữnghình ảnh minh họa Điều này làm cho việc trình bày các thực nghiệm củacuốn sách tăng thêm tính thuyết phục
Có thể nói cuốn chuyên khảo Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hộicủa PGS.TS Trần Thị Minh Đức là một công trình nghiên cứu công phu,nghiêm túc, có giá trị khoa học và thực tiễn cao Tôi tin rằng đây sẽ là một tàiliệu tham khảo bổ ích đối với những người làm công tác giảng dạy, nghiêncứu và học về môn tâm lí học xã hội, cũng như đối với khoa học tâm lí nóichung Chúng ta cảm ơn tác gỉa đã có một đóng góp có ý nghĩa thực tiễn thiếtthực cho tâm lí học nước nhà Với tất cả ý nghĩa đó, tôi xin trân trọng giớithiệu với bạn đọc cuốn sách Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội củaPGS.TS Trần Thị Minh Đức
Hà Nội ngày 5 tháng 11 năm 2008 Người giới triệu: GS.TS Vũ Dũng
Viện trưởng Viện Tâm lí học Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội khoa học
Tâm lí - Giáo dục Việt Nam
LỜI CẢM ƠN
Cuốn sách chuyên khảo Các thực nhiệm trong tâm lí học xã hội là kếtquả mà tác giả đã thai nghén về ý tưởng, ước muốn và tích cóp thu thập các
Trang 3thông tin, sắp xếp và hệ thống hóa các thực nghiệm về tâm lí xã hội trong mộtthời gian khá dài - khoảng mười năm Nhưng việc xúc tiến viết thành sáchđược thực hiện chỉ trong bốn năm lại đây Đế cuốn sách có hình hài như hiệnnay đến tay các nhà nghiên cứu, các giáo viên, những học viên cao học vàsinh viên ngành Tâm lí học, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ chânthành và nhiệt tình của nhiều người.
Đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo,PGS.TS Lê Khanh - Người từ bốn năm trước đây đã cho tôi ý tưởng về việcđưa thêm phần DẪN LUẬN để cuốn sách có được sự dẫn dắt logic cho ngườiđọc Trong suốt quá trình hoàn thiện cuốn sách, tôi luôn nhận được sự độngviên, khích lệ từ Thầy và tôi luôn cảm thấy vui khi được nhắc nhở liên tụcrằng: đừng câu toàn!
Nhân vật thứ hai tôi muốn nói đến, người góp mặt sau cùng cho sự rađời của cuốn sách, nhưng lại là người bỏ nhiều công sức để giúp tôi hoànthành nó - đó là Thạc sĩ Bùi Hồng Thái Từ sâu thẳm lòng mình, tôi xin bày tỏlời cảm ơn tới chị - Người đã bổ sung cho cuốn sách một số thực nghiệm vàthực hiện một số công việc liên quan đến sự hoàn tất cuốn sách Tôi cảm thấythật vui khi làm việc cùng chị
Trong quá trình hoàn thành cuốn chuyên khảo này, tôi cũng đã nhậnđược sự giúp đỡ của các bạn trẻ từ việc đọc rà soát lỗi chính tả đến bổ sungthông tin cho cuốn sách Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thànhđến chị Nguyễn Linh Trang, chị Nguyễn Anh Thư và các bạn thuộc Trung tâmnghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Quá trình hoàn thiện cuốn chuyên khảo này cũng đồng hành với việcđưa các thực nghiệm vào nội dung bài giảng môn Tâm lí học xã hội cho sinhviên chuyên ngành Tâm lí học Điều này giúp tôi nhận biết một cách rõ rànghơn những nội dung quan trọng nào cần được trình bày trong cuốn sách này.Ngoài ra, nó còn giúp tôi bổ sung một số thực nghiệm mà các bạn sinh viênyêu quý đã sưu tập trong khi học môn này Tôi xin gửi lời cám ơn tới các bạnsinh viên K49, K50 và K51 Khoa Tâm lí học và những người mà tôi chưa kể
Trang 4tên ở đây, các bạn đã có những đóng góp nhất định cho sự hoàn thiện củacuốn sách này.
Cuốn chuyên khảo Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội vẫn cònnhiều điều phải tiếp tục bàn luận và chỉnh sửa Chúng tôi mong nhận đượcnhững phản hồi của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn đọc để lầntái bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn
Tác giả
MỞ ĐẦU
Chúng ta là ai? Chúng ta tồn tại một mình hay trong các mối quan hệ xãhội và cái tôi của chúng ta trở thành một nhân cách xã hội như thể nào? Bằngcách nào chúng ta có thể liên hệ với người khác và cảm nhận được ngườikhác muốn gì? Chúng ta thuyết phục người khác thay đổi thái độ, chấp nhậnnhững quan điểm, giá trị mới như thế nào và chúng ta chịu tác động từ ngườikhác ra sao? Vì sao chúng ta có đinh kiến hoặc gây hấn với người này, vàtrong trường hợp khác, điều gì lại khiến chúng ta hợp tác gắn bó và hi sinhcho họ? Tất cả các câu hỏi này phản ánh một phạm vi nghiên cứu rộng lớn và
đa dạng của các hiện tượng tâm lí xã hội Các câu hỏi này cần được nghiêncứu (đặc biệt là nghiên cứu thực nghiệm) bởi môn tâm lí học xã hội, nhằmlàm sáng tỏ những quy luật hình thành phát triển và biến mất của các hiệntượng tâm lí xã hội:
Cái tâm lí chung của nhiều người - tâm lí xã hội được hình thành từnhững tương tác trao đổi trong thực tế cuộc sống Tuy nhiên phải đợi đến đầuthế kỉ XX ở châu Âu mới xuất hiện tác phẩm Nhập môn tâm lí học xã hôi củanhà tâm lí học U.M Daugon (1908) Và cũng vào năm này, nhà xã hội học MĩE.O.Ross cũng cho ra đời cuốn Tâm lí học xã hội Đây là hai cuốn sách đầutiên trình bày các vấn đề tâm lí xã hội có hệ thống, khẳng định sự ra đời củamột ngành khoa học mới - Tâm lí học xã hội
Khi tâm lí học xã hội mới ra đời, các nhà tâm lí học châu Âu tập trunggiải thích các hiện tượng tâm lí xã hội qua cảm giác, suy nghĩ và kinh nghiệm
Trang 5của con người; nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội qua phân tích ngônngữ, tôn giáo, tập quán, truyện thần thoại, ma thuật và những khía cạnh hiểubiết xã hội và nhận thức xã hội Trong khi đó, sự xuất hiện và duy trì một cáchkiên định thuyết hành vi ở Mĩ đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự thay đổi trong cáchnghiên cứu tâm lí xã hội - nghiên cứu bằng thực nghiệm các hiện tượng tâm lí
xã hội của các cá nhân trong một bối cảnh cụ thể
Các quan điểm tìm hiểu hiện tượng tâm lí xã hội thông qua nghiên cứu
cá nhân ảnh hưởng mạnh đến quan điểm của đa số các nhà tâm lí học xã hộingười Mĩ Ví dụ Allport (1924) tin tưởng rằng các vấn đề cơ bản của xã hội sẽđược làm sáng tỏ khi tâm lí học xã hội nghiền cứu cá nhân và các hoạt độngcủa cá nhân trong xã hội Như vậy, tâm lí học xã hội giải thích hành vi của cánhân - hành vi bị kiểm soát, giới hạn bởi môi trường xã hội Trong khi ở châu
Âu nghiên cứu tâm lí học xã hội chủ yếu tập trung vào mối quan hệ tương hỗgiữa cá nhân và môi trường xã hội, nghiên cứu sụ tương tác, sự hiện diệncủa cá nhân đó trong môi trường mà anh ta sống, nghiên cứu xã hội, niềm tin
xã hội, tác động của cộng đồng và văn hoá đến tâm lí của cá nhân Đây làmột phản ứng chống lại thái độ cực đoan của chủ nghĩa cá nhân ở Mĩ
Cho đến cuối thế kỉ XX vẫn tồn tại hai cách tiếp cận chính trong nghiêncứu các hiện tượng tâm lí học xã hội: (1) Nghiên cứu tác động của các nhóm
xã hội và các lĩnh vực ảnh hưởng xã hội từ những khác biệt văn hóa, (2)Nghiên cứu hành vi xã hội của cá nhân (Nicky Hayes)
Trong nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội, thực nghiệm có vai tròrất to lớn Sự xuất hiện và phát triển của tâm lí học xã hội đầu thế kỉ XX đượcđánh dấu bằng những công trình nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả ởcác nước châu Âu và Bắc Mĩ Phương pháp thực nghiệm được sử dụng rấtnhiều trong nghiên cứu tâm lí xã hội Theo Mayers, cứ 4 nghiên cứu thuộclĩnh vực tâm lí học xã hội thì có 3 nghiên cứu sử dụng phương pháp thựcnghiệm
Thực nghiệm là một quá trình tác động vào đối tượng nghiên cứu mộtcách có ý thức trong những bối cảnh được khống chế, nhằm tạo điều kiện
Trang 6cho đối tượng bộc lộ những biểu hiện tâm lí có tính quy luật về quan hệ nhânquả Có thể nói, phương pháp hiệu nghiệm nhất để làm sáng tỏ những mốiliên hệ nhân quả là phải can thiệp để quan sát thấy được sự có mặt hay vắngmặt của một trong những yếu tố thuộc các mối liên hệ đó và xem xét chúng
sẽ ảnh hưởng hoặc làm thay đổi đến yếu tố kia như thế nào Với kiểu canthiệp như vậy thì chỉ có ở phương pháp thực nghiệm Phương pháp thựcnghiệm có một số đặc điểm sau:
- Xây dựng các tình huống xã hội để làm xuất hiện những hiện tượngtâm lí mà họ muốn nghiên cứu Các hiện tượng này xảy ra một cách kháchquan
- Khi xây dựng các tình huống thực nghiệm, nhà thực nghiệm đã loạitrừ ảnh hưởng của những điều kiện bất thường
- Trong quá trình thực nghiệm, hiện tượng tâm lí cần được tổ chứcnhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính cẩn thận các hiện tượng đã nghiêncứu Vì vậy, phương pháp thực nghiệm đòi hỏi cần có máy móc, công cụ vàđược đo đạc chính xác, nhiều lần
- Đặc điểm cơ bản nhất của thực nghiệm là các điều kiện của hiệntượng tâm lí cần nghiên cứu được thay đổi theo quy luật Người tiến hànhthực nghiệm phải nắm được các quy luật tồn tại và phát triển của chúng, cũngnhư mối liên hệ của chúng với các hiện tượng tâm lí khác
Việc đo đạc các hiện tượng tâm lí nói chung được thực hiện trongphòng thí nghiệm hoặc trong tự nhiên Đối với tâm lí học xã hội phương phápthực nghiệm trong phòng thí nghiệm được thực hiện nhiều hơn, bởi vì cácnhà tâm lí học xã hội muốn giải thích bản chất của hiện tượng tâm lí qua việc
đo đạc nhiêu lần Vì vậy, thực nghiệm cần được tổ thức trong những điều kiệnđòi hỏi khá nghiêm ngặt - phải như thật Ví dụ, để chứng minh giả thiết rằngchuẩn mực xã hội (hay bối cảnh) có sức mạnh làm thay đổi nhận thức, xúccảm và hành vi của con người tương ứng với nó, ngay cả khi họ đang đóngvai, Giáo sư Tâm lí học xã hội Mĩ, Philip Zimbardo và các đồng nghiệp (1971)
đã dựng lên một nhà tù như thật ở hành lang tầng ngầm của Trường Đại học
Trang 7Stanford và họ làm xuất hiện một bối cảnh tâm lí chế nhạo những người tù khinhững người này bị bắt ở sân trường Đại lọc Stanford Những vật dụng củangười canh gác tù như một cái áo kaki, một cái quần đùi, một cái còi, một cáigậy tuần và một đôi kính râm và của những tù nhân như: một áo khoác ngoàirộng thùng thình và có một số nhận dạng dán vào áo, một đôi dép cao su, mộtchiếc mũ làm từ nilông và một chuỗi dây xích buộc ở mắc cá chân cho phépcác cá nhân “hóa thân” thật sự vào các vai, mà ngay cả những người thamgia vẫn tưởng là mình đang đóng vai.
Các kết quả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm thường có giá trị caobởi nó cho phép phát hiện và giải thích những đặc điểm tâm lí bản chất vànhững quy luật xuất hiện của chúng mà không có phương pháp nào khácsánh được
Nếu như các các hiện tượng tâm lí của con người có thế bị thay đổi mộtcách đột ngột dưới tác động của những điều kiện ngoại cảnh mang tính "nhântạo”, thì thực nghiệm tự nhiên (thực nghiệm xảy ra tại hiện trường) được tiếnhành trong điều kiện bình thường của cuộc sống Tuy nhiên, dù thực nghiệmđược tổ chức một cách tự nhiên, nhưng nó vẫn thể hiện như các đặc điểmcủa phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Ưu điểm lớn nhất củathực nghiệm tự nhiên là nó cho phép nghiên cứu các quá trình tâm lí của các
cá nhân, nhóm người như vốn xảy ra trong hoạt động sống
Tuy nhiên, phương pháp thực nghiệm trong tâm lí học xã hội cũng cómột số hạn chế khi tiến hành nó
Thứ nhất, trong nghiên cứu tâm lí học xã hội, hầu hết các nghiệm thểkhi tham gia đều ý thức được là mình đang ở trong tình huống thực nghiệm.Các nghiệm thể thường căng đầu đoán xem những gì nhà thực nghiệm làmvới họ và họ phải cố gắng hòa đồng vào bối cảnh thực nghiệm Các nghiệmthể tham gia vào quá trình thực nghiệm còn tùy theo việc họ có hứng thúnhiều hay ít vào công việc đang làm và áp dụng nhiều hay ít những chỉ dẫncủa nhà thực nghiệm Vì vậy, kết quả thực nghiệm có thể bị ảnh hường do
Trang 8khó khống chế được hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của cácnghiệm thể.
Giới hạn thứ hai liên quan đến hoàn cảnh thực nghiệm lí tưởng chính làkhả năng năm bắt chắc chắn các biến khác nhau của nhà thực nghiệm Khitiến hành thực nghiệm, nhà thực nghiệm phải đưa vào những diễn giải cáchiện tượng quan sát thấy để hình thành nên thực nghiệm theo một trật tựlôgíc như trong dự kiến của mình Thực nghiệm ấy sẽ phải cung cấp kết quảcho việc kiếm tra giả thuyết hay ý tưởng ban đầu Để làm được điều đó, nhàthực nghiệm phải suy nghĩ, so sánh để tìm ra những điều kiện thực nghiệmnhằm đáp ứng một cách tối đa mục đích mình đề ra Vì vậy cần phải tiếnhành thực nghiệm với một ý tưởng rõ ràng Tư tưởng của nhà thực nghiệmphải chủ động, nghĩa là nhà thực nghiệm phải đặt câu hỏi về bản chất và tựđặt cho mình những câu hỏi theo nhiều hướng khác nhau theo những giảthuyết mà mình đưa ra Tuy nhiên, nhà thực nghiệm phải tuân theo suy nghĩcủa mình về vấn đề đã đặt ra và phải sẵn sàng từ bỏ nó, thay đổi nó theonhững quan sát thực tế từ các hiện tượng Đây là một điều khó khăn và dễ bịlập luận chủ quan từ phía nhà thực nghiệm cản trở
Sau đây là một ví dụ cụ thể, sinh động minh họa một quy trình làm thựcnghiệm trong phòng thí nghiệm của các nhà tâm lí học xã hội: Hãy tưởngtượng rằng bạn vừa xem báo cáo công bố vào tháng 2/1982 của Viện Hànlâm khoa học Quốc gia Hoa Kì viết rằng: Hít chất ma túy Marihuana, tùy theoliều lượng nhiều hay ít, gây ra những hiệu ứng khác nhau đối với cơ thể (làmnhanh nhịp tim, tăng áp lực máu, làm biến hỏng sự phối hợp vận động và cácchức năng tự giác khác) Bạn quyết định kiểm tra lại các hiệu ứng của chất
ma túy này ở phòng thí nghiệm về việc làm tan rã sự phối hợp vận động ởnhững người hít chất ma túy Marihuana lần đầu tiên
Giả thuyết rất giản đơn và có thế nêu lên như sau: “Những người chưabao giờ hít Merihuana sẽ có thời gian phản ứng dài hơn và sẽ là kém chuẩnxác hơn trong các động tác của họ sau khi họ hít một liều lượng X của chấtnày”
Trang 9Việc đầu tiên phải làm là tập hợp được một số đủ những người tìnhnguyện đã quen với thuốc lá nhưng chưa bao giờ hít chất Marihuana và phảiước lượng cho từng người kỉ lục của họ “khi chưa dùng thuốc” trong một buổivới khoảng 50 lần thử Số điểm ghi nhận được sẽ dùng làm chuẩn để so sánhvới số điểm khi tiến hành thực nghiệm.
Để kiểm tra giả thuyết, chỉ cần lặp lại một lần thử nghiệm như thể trêncác chủ thế, 30 phút sau khi hít chất Marihuana và đem so sánh các kết quảvới số điểm được ghi nhận trong lần thử đầu Nhưng làm thể nào để giải thíchcác khác biệt nếu có giữa các kết quả?
Nếu số điểm lần thứ hai thấp hơn lần thứ nhất, người ta có thể gán sựkiện này cho các kết quả trái với giả thuyết, nhưng cũng có thể quy các kếtquả đó là do quen nhờn hoặc đơn giản do kết quả tập nhiễm, bởi vì đó là lặplại cùng một thử nghiệm
Vậy làm thế nào để giải quyết dứt điểm giữa tất cả các giải thích nóitrên? Một phương pháp giản đơn là đề nghị những người làm thực nghiệmtrở lại lần thứ ba để làm thực nghiệm này Nhưng lần này không hítMarihuana Ta có thể kiểm tra nếu như có một hiệu ứng nào đó do mệt mỏihoặc do quen nhờn đã tăng lên theo từng buổi thực nghiệm Phương pháphiệu quả nhưng có thể nhàm chán đối với những người miễn cưỡng phải cómặt luôn 3 ngày liền (nhất là khi họ đều làm tình nguyện viên không được trảtiền)
Vấn đề nảy sinh chính là cần phải lập nhóm thực nghiệm và nhómchứng Thiết dụng hơn là chia nhóm ban đầu thành hai nhóm, phân bố mộtcách ngẫu nhiên, hoặc tùy thuộc một số tiêu chí quy định bởi thực nghiệm(như cùng số nữ và nam bằng nhau, hoặc trong một nhóm mới phải có sựphân bố đồng đều giữa người khỏe, trung bình và yếu ) Cần thận trọng tiếnhành trước khi các thành viên tham gia buổi thực nghiệm đến, để cho chỉ cómột số điếu thuốc thật sự có chứa các chất Marihuana, còn những điếu thuốckhác tuy bề ngoài có mùi vị của Manhuana nhưng không có chứa chất này
Trang 10Nhóm thứ nhất sẽ được cung cấp các điếu thuốc có Manhuana, là chất
mà ta muốn biết ảnh hưởng của nó lên ứng xử của người hít Marihuana Vì,can thiệp được tiến hành trên nhóm này, nên ta gọi đó là nhóm “thực nghiệm”.Còn những người của nhóm thứ hai thì chỉ nhận được các điếu thuốc lá
“thường” nên gọi là nhóm kiểm tra hay “nhóm chứng” Chia các nhóm nhưvậy là để chắc chắn rằng các yếu tố vào cuộc sẽ biến đổi hoặc có thể biển đổiđều liên quan đến hiện tượng nghiên cứu, chứ không liên quan đến các nhân
tố khác
Những biến tố nào sẽ có trong quá trình thực nghiệm? Trước tiên làbiến tố mà nhà thực nghiệm muốn đưa vào để đánh giá Trong trường hợpnày, đó là bàn thân chất ma túy Sự kiện chất ma túy được đưa cho một tronghai nhóm dùng không phụ thuộc vào bản thân các nghiệm thể, hoặc do gán
họ vào nhóm này hoặc nhóm khác Đó là biến tố độc lập Cũng còn có biến tốliên quan tới ứng xử của nghiệm thể và phụ thuộc vào tình trạng của cơ thể -tùy theo họ đã hít hay chưa hít ma túy Đó là thời gian phản ứng số lần thànhcông hoặc thất bại, sự mệt mỏi cảm nhận, mức độ tập trung và người ta gọichúng là các biến tố phụ thuộc Còn tất cả những biến tố khác, như: kinhnghiệm có trước về nhiễm độc thuốc lá ở các chủ thể, hình thức bề ngoài vàmùi của điếu thuốc đưa cho, các thông tin cung cấp bằng lời nói, nơi làm thựcnghiệm và lúc tiến hành các buổi thí nghiệm đều được kiểm tra hết sức chuđáo nhằm tránh cho chúng không thay đổi từ người này sang người kháchoặc từ buổi thí nghiệm này sang buổi thí nghiệm khác Đó là các biến tốđược kiểm soát Còn lại các biến tố mà người thực nghiệm không thể kiểmsoát bởi vì chúng là một bộ phận trong nghiệm thể Đó có thể là tình trạng tâm
lí của họ vào lúc làm thí nghiệm, sở thích và sự không thiết tha với thựcnghiệm, sự phán xét của nghiệm thể đối với sự tiêu thụ chất ma túy hoặcphản ứng của họ đối với cuộc thí nghiệm Đây là các biến tố trung gian xenvào giữa biến tố độc lập và các biến tố phụ thuộc mà ta đã phải tính đến khigiải thích các kết quả
Trang 11Làm thực nghiệm tức là nghiên cứu các hệ quả hoặc ảnh hưởng củamột biến tố do nhà thực nghiệm đưa ra (gọi là biến tố độc lập) lên một haynhiều biến tố phụ thuộc trực tiếp vào các chủ thể và vào hiện tượng nghiêncứu (gọi là biến tố phụ thuộc) Dù cho mọi sự kiểm soát đều được thực hiệnnghiêm túc khi làm thực nghiệm, nhưng vãn còn tồn tại nhiều khó khăn, trởngại liên quan tới bản thân người làm thực nghiệm cũng như các nghiệm thểtham gia thực nghiệm Ví dụ, cần lưu ý có một số hiệu ứng tâm lí mà sự canthiệp có thể làm sai, hoặc làm chệch hướng một thực nghiệm.
Vậy làm cách nào để có thể tránh các sai lệch đó trong thực nghiệm mà
ta đã mô tả ở trên Một trong những hiện tượng giả thường hay xảy ra nhất làhiệu ứng Rosenthal (hay còn gọi là hiệu ứng Pymalion) kết hợp với nhữngmong đợi của người làm thực nghiệm Nếu người làm thực nghiệm thực lòngtin chắc vào một kết quả dự đoán nào đó thì cho dù người làm thực nghiệm
cố gắng có thái độ khách quan, nguy cơ những mong đợi của người đó vẫnđược chuyển tải bằng nhiều cách, không cố ý và tinh tế Cũng như vậy, hiệuứng Hawthorne bản thân nó cũng có thể được thể hiện ở các nghiệm thể.Nếu như những nghiệm thể biết được giả thuyết, họ sẽ có hoặc không cónguy cơ ứng xử không cố ý, theo chiều hướng mong đợi, tùy theo nhóm mà
họ tham gia Người làm thực nghiệm lúc này sẽ khó chứng minh yếu tố duynhất gây ra biến đối các thời gian phản ứng là chất ma túy
Khi các kết quả đã thu thập được, nhiệm vụ quan trọng nhất cần phảihoàn thành để bổ sung cho tổng kết thực nghiệm là phải sắp xếp những kếtquả này và đưa vào một hay nhiều bảng cho tiện việc giải thích Tiếp theo,cần tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn, trên đó các thay đổi của biến tố độc lập baogiờ cũng được thể hiện trên trục ngang (trục hoành) và các thay đổi của biển
tố phụ thuộc thể hiện trên trục dọc (trục tung)
Việc phân tích các kết quả thống kê cần tính đến số nghiệm thể thamgia vào thực nghiệm và những khác biệt xuất hiện trong các kết quả ở từngnhóm Điều này sẽ giúp kiểm tra đến mức nào có thể xác định sự tồn tại của
Trang 12một hiện tượng có thực, chứ không phải chỉ là hiện tượng giả của riêng bảnthân cái thực nghiệm đó tạo ra.
Mọi nghiên cứu cuối cùng đều được thể hiện qua một báo cáo Báo cáonày chủ yếu có mục đích thông báo các kết quả đã thu được Nhưng nó cũngcòn có khả năng tái hiện lại được thực nghiệm trong các điều kiện tương tựnhằm để khẳng định các kết luận của nghiên cứu hoặc kiện toàn một số chitiết của nghiên cứu Vì vậy, ngoài việc mô tả các giả thuyết, các phương pháptiến hành và cách xứ lí các kết quả, báo cáo cần có sự bàn luận về các kếtquả thu được Điều này có thế làm nảy sinh các câu hỏi nghiên cứu mới
Các nhà thực nghiệm thường lưu ý rằng, nhiều nhà nghiên cứu mớivào nghề, khi các kết quả thu được bác bỏ giả thuyết đề xuất, thường tỏ rathất vọng bằng cách đình lại thực nghiệm ở ngay bước đầu của báo cáo Tuynhiên, trong khoa học không có những sự kiện “xấu” mà chỉ có các cuộc thựcnghiệm xấu, nếu các thực nghiệm nàn không được kiểm tra tốt Mọi cái đượcthực nghiệm làm sáng tỏ, dù là khắng định hay bác bỏ các mong đợi hoặc giảthuyết của nhà nghiên cứu, đều là một viên đá xây thêm cho lâu đài của kiếnthức và đều đáng bỏ công để được thông báo Rất nhiều phát minh và tiến bộ
đã có được là nhờ các nhà khoa học đã bỏ công ra để dừng lại và tự hỏi vềnhững kết quả ngược lại với những gì mong đợi
Trong khuôn khổ của cuốn chuyên khảo dành cho học viên cao học vàsinh viên ngành Tâm lí học (tất nhiên nó cũng rất có ích cho những người làmcông tác giảng dạy và nghiên cứu thuộc lĩnh vực này), chúng tôi chỉ xin giớithiệu những thực nghiệm liên quan đến các vấn đế cơ bản nhất, quan trọngnhất thuộc lĩnh vực tâm lí học xã hội Đó là những vấn đề về Cái tôi và quátrình xã hội hóa, Liên hệ xã hội, Tri giác xã hội, Giao tiếp xã hội, Ảnh hưởng
xã hội; Định kiến xã hội, Hành vi gây hấn, Nhóm xã hội, Những kĩ thuật ứngdụng trong đời sống xã hội và cuối cùng là phần Phụ lục - Giới thiệu các hiệuứng tâm lí xã hội, các nhà thực nghiệm nổi tiếng trên thế giới, những hình ảnhthực nghiệm và một số thực nghiệm nổi tiếng được ứng dụng nhiều trong cáclĩnh vực của đời sống xã hội Trong từng chương chúng tôi giới thiệu theo hai
Trang 13phần: Phần I – DẪN LUẬN - Phần này chủ yếu giới thiệu những khái niệm,những đặc điểm cơ bản nhất, mang tính lí luận về vấn đề cần trình bày Và,phần II - CÁC THỰC NGHIỆM - Trình bày các thực nghiệm liên quan tới chủ
đề của chương Đây là những phần chủ chốt của cuốn sách
Cuốn chuyên khảo tập trung chính vào những hiện tượng tâm lí xã hộiphổ biến được kiểm chứng bởi phương pháp thực nghiệm trong phòng thínghiệm và thực nghiệm tự nhiên Có một số ít kết quả nghiên cứu thu được
từ phương pháp điều tra, hay thông kê tư liệu cũng được chúng tôi đưa vàotrong phần Những nghiên cứu bổ sung do tính hữu dụng và ý nghĩa khẳngđịnh của chúng tôi đối với các kết quả thu được từ phương pháp thựcnghiệm Trong từng chương, mục chúng tôi cũng đưa thêm một số hình ảnhđược lấy trên mạng để minh hoạ cho vấn đề trình bày, các hình ảnh nàykhông được đánh số thứ tự Chỉ có những hình ảnh hay số liệu được rút ra từchính các thực nghiệm mới được đánh số thứ tự để tiện theo dõi và các hìnhảnh hay số liệu thực nghiệm này đều được lấy từ chính trang mạng của tácgiả thực nghiệm Vì vậy chúng tôi không ghi nguồn dẫn nữa Cần phải nóithêm rằng, trong quá trình sưu tập các thực nghiệm, có một số thực nghiệmchúng tôi không tra tìm được năm tổ chức thực nghiệm, hoặc thậm chí tênhoặc họ của tác giả thực nghiệm Từ khía cạnh khía cạnh ý nghĩa khoa họccủa thực nghiệm, xét thấy việc giới thiệu chúng cho người đọc là cần thiếtnên chúng tôi vãn đưa vào và ghi “dẫn theo " tên tác giả đã trình bày kết quảthực nghiệm đó Ngoài ra, cách công bố kết quả thực nghiệm của các tác giảcũng rất khác nhau: Có thực nghiệm trình bày mang tính định lượng, nhữngthực nghiệm khác lại được viết theo lối định tính Vì vậy cách trình bày thựcnghiệm của cuốn sách ít nhiều cũng bị ảnh hưởng
Có một điều đáng suy ngẫm là phần lớn các nghiên cứu thực nghiệmtâm lí xã hội đều được tiến hành tại Mĩ, trong đó có ba thực nghiệm gay chấnđộng lớn đến xã hội và giới tâm lí học Đó là thực nghiệm nhập vai xã hội ở
"nhà tù Stanford” của Zimbardo; thực nghiệm về hành vi gây hấn của trẻ emtrên búp bê Bobo của Bandura (hai nhà thực nghiệm này đều thuộc Đại học
Trang 14Stanford) và thực nghiệm của Milgram về sự “vâng lệnh cấp trên” (Đại họcYale) Theo cách gọi của Tạp chí Bizarre (Mĩ) thì ba thực nghiệm này là
“Những cuộc thực nghiệm tâm thần khủng khiếp nhất trong lịch sử của nhânloại” Các thực nghiệm này tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu những nguyênnhân gây ra những hành vi gây hấn, tội phạm trên thế giới Tuy nhiên, do cácthực nghiệm này đi quá xa giới hạn cho phép nên chúng đã gây ra rất nhiềutranh cãi, đặc biệt là gây phản cảm
Trong quá trình sắp xếp phân loại chủ đề, có một số thực nghiệm khiếnchúng tôi lúng túng trong việc chọn “đúng chỗ đứng” của chúng Ví dụ, cácthực nghiệm trong Chương I - Cái tôi và quá trình xã hội hóa Đôi khi nếu chỉnghe tên “Cái tôi” chúng ta đã cảm thấy một cái gì đó rất rành mạch, rõ ràng.Tuy nhiên "Cái tôi” khó có thế tách khỏi “Cái chúng ta” Do đó việc phân loại
để “định vị” chúng còn gặp khó khăn Trong chuyên khảo, có thể vẫn còn đâu
đó một số thực nghiệm bị… “lạc chỗ” Chúng tôi hi vọng sẽ hoàn thiện chúnghơn trong một dịp khác
Chương I CÁI TÔI VÀ QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN
I DẪN LUẬN
Để giới thiệu các thực nghiệm nghiên cứu về cái tôi và sự xã hội hóa ởtrẻ em, phần này chúng tôi xin trình bày một số quan điểm có ý nghĩa lí luậnnghiên cứu về cái tôi theo dòng lịch sử Xuất phát từ mục tiêu của cuốn sách
là cung cấp những tri thức liên quan đến các thực nghiệm nên những kháiniệm như cái tôi cá nhân, cái tôi xã hội, hình ảnh bản thân, các đặc điểm vàquá trình xã hội hóa cá nhân chỉ được chúng tôi trình bày một cách căn bản
và cô đọng nhất theo nghĩa DẪN LUẬN Quan điểm không đi sâu và trình bàymột cách mở rộng các khái niệm lí luận được nhìn nhận trong tất cả cácchương của cuốn sách Phần giới thiệu các thực nghiệm của chương đượctập trung vào các vấn đề về sự hình thành các đặc điểm tâm lí cá nhân vàquá trình xã hội hóa tạo nên các đặc điểm của cái tôi cá nhân Các thựcnghiệm lí giải về ảnh hưởng của mối quan hệ ấu thơ giữa cha mẹ - con cái và
Trang 15ảnh hưởng của giáo dục đối với sự hình thành các giá trị đạo đức, giá trị sống
Khái niệm cái tôi được nghiên cứu lần đầu tiên bởi các nhà triết họcnhư Decartes, Locke, Hume vào thế kỉ XVII Ở giai đoạn lịch sử này, cái tôiđược nghiên cứu tách rời với bối cảnh xã hội mà con người sống trong đó.Cách nhìn này không được tâm lí học xã hội hiện đại chấp nhận vì sự nhậnthức của cá nhân không thể không bị ảnh hưởng bởi xã hội, bởi những ngườikhác Nhà tâm lí học người Mĩ Willian James (1890) có quan điểm nghiên cứu
về cái tôi khá thuyết phục Ông cho rằng khái niệm về cái tôi được phát triển
từ sự so sánh xã hội Chúng ta tự so sánh mình với “Những người quan trọngkhác” và sử dụng thông tin này để phát triển quan điểm của chúng ta Nhưvậy, thông qua kinh nghiệm của bản thân, đặc biệt là ảnh hưởng của ngườikhác mà cá nhân nhận ra mình: Tôi là ai? Tôi sẽ là người như thế nào? Họmuốn tôi là người như thế nào?
Khái niệm “Cái tôi lăng kính” được Cooley đưa ra nhằm chỉ ra rằng conngười có xu hướng soi vào người khác để nhận biết bản thân mình và hành
xử theo sự chờ đợi của xã hội với những đánh giá tốt xấu, đúng sai Như vậy
sự tìm kiếm hình ảnh bản thân trong quá trình trưởng thành của cá nhân phụthuộc vào đánh giá của những người xung quanh, đặc biệt là những người
Trang 16mà cá nhân cảm thấy có giá trị với mình Ví dụ phụ nữ đánh giá bản thânmình thông qua "Cái tôi lãng kính” của nam giới Có không ít phụ nữ cảm thấykhông hài lòng với bản thân, họ luôn tự trách mình chỉ vì trong con mắt củanam giới họ trở nên "béo quá”, hay thiếu nữ tính!
G Mead (1934), khi nghiên cứu về cái tôi đã rất coi trọng yếu tố tươngtác xã hội tạo nên cái tôi Mead cho rằng cái tôi luôn có mối quan hệ với cáimình (le Soi), đó là khía cạnh cá nhân thể hiện những giá trị và chuẩn mực xãhội, mà cá nhân ở trong đó Theo Mead, cái tôi là cá nhân với tư cách trướchết là đối tượng của bản thân nó, và điều này diễn ra trong chừng mực nóbiến những thái độ của người khác vế nó thành của chính nó Theo cách này,mọi cá nhân đều tự hình dung mình theo cách nhìn của “người khác phổ biến”
Nycky Hayes cho rằng khái niệm về cái tôi bao gồm hai thành phần Đó
là tự nhận thức về bản thân và tự trọng Tự nhận thức về bản thân là hìnhảnh cái tôi thực tế, như chiều cao, cân nặng, thể tạng, những cảm giác vuibuồn, những điều thích và không thích, kinh nghiệm cá nhân.v.v Điều nàyđược các nhà tâm lí học xã hội gọi là cái tôi thể chất Còn tự trọng liên quanđến sự đánh giá của cá nhân và sự nhập tâm quan điểm xã hội về một đặcđiểm hay phẩm chất nào đó của chính bản thân cá nhân đó
Coopezsmith cho rằng ở mỗi cá nhân mức độ tự trọng là rất khác nhau,
nó là một phần của cái tôi xã hội Những cá nhân có lòng tự trọng cao thườngthể hiện ở sự thành công trong hoạt động, là người diễn cảm tốt Trong khi đóngười có lòng tự trọng thấp thường có ít tham vọng, động cơ hoạt động thấp.Những người này cũng dễ bị bệnh mất ngủ, nhức đầu và rối loạn tiêu hóa Tựtrọng là một phần của cái tôi xã hội
Nghiên cứu về cái tôi xã hội, nhiều tác giả xem xét nó trong việc thựchiện các vai trò xã hội của cá nhân Goffman (1959) cho rằng con người đảmnhận nhiều vai trò xã hội khác nhau trong cuộc sống Ban đầu, khi cá nhânbước vào một vai trò xã hội mới, việc tập đóng vai như thể một trò chơi của
cá nhân Dần dần cá nhân nhập tâm hóa vai trò xã hội đó và dần dần nó trởthành một phần của cái tôi cá nhân của chính họ
Trang 17Theo Shibutani, cái tôi khi tham dự vào các hoạt động xã hội thườngbộc lộ ở năm điểm: Tính ổn định của cái tôi thể hiện ở chỗ ngay cả khi vai trò
xã hội của cá nhân đã thay đổi nhưng sự hiện diện của cái tôi vẫn tương đối
ổn định Tính thống nhất cho thấy hành vi ứng xử của cá nhân luôn tươnghợp với suy nghĩ và tình cảm của họ Điều này giúp cho người khác có thểnhận biết được xu hướng hành động của cá nhân ngay cả khi các điều kiện,bối cảnh thay đổi Đó chính là sự ổn định nhân cách của con người Tự nhậnthức về bản thân là đặc điểm thứ ba của cái tôi Khi hành động cá nhânthường nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ xã hội
cụ thể Tuy nhiên, mức độ tự nhận thức về bản thân của các cá nhân là rấtkhác nhau, trong đó phụ thuộc rất nhiều về học vấn, tính cách, sự thích nghi
xã hội.v.v của mỗi cá nhân Mức độ tự nhận thức về cá nhân có ảnh hưởngđến sự tự đánh giá của cá nhân Điều này đôi khi có sự khác biệt trong cách
tự đánh giá của mỗi người - có "độ vênh” giữa tự đánh giá bản thân của cánhân so với đánh giá của người khác về cá nhân đó Nhìn chung, cá nhân có
xu hướng tự đánh giá bản thân cao hơn so với năng lực thực, ngay cả khi sựthể hiện ra bên ngoài của họ lại nghịch chiều - thể hiện sự tự ti Và cuối cùng,khía cạnh ý thức xã hội cho thấy cái tôi cá nhân hoạt động như một chiều kíchcủa bối cảnh xã hội, trong đó cá nhân nhập tâm các quy tắc, chuẩn mực đểhòa nhập vào các vai trò xã hội Như vậy, các vai trò mà cá nhân thực hiệntrong xã hội luôn quy định cách thức hành xử của cá nhân
Khái niệm cái tôi luôn gắn với sự tự nhận thức về bản thân Học thuyếtnói về sự tự nhận thức bản thân còn được gọi là tâm lí học về hình ảnh bảnthân Có thể hiểu, hình ảnh bản thân là cách mỗi người hình dung mình làngười như thế nào Sự hình dung về hình ảnh bản thân thường liên quan đếnviệc cá nhân xem xét ý nghĩ và thái độ, các giá trị cũng như việc cảm nhận vềdiện mạo bên ngoài của mình Điều này liên quan đến sự tự ý thức của mỗingười Theo các nhà tâm lí học, hình ảnh bản thân là những giá trị mà chúng
ta nghĩ về bản thân và cách chúng ta sống với nhận thức rằng đó là yếu tốquan trọng nhất quyết định chất lượng cuộc sống của mình
Trang 18Một trong những người khai sinh thuyết này (tử góc độ nghiên cứu thựchành) là Tiến sĩ Maxwell Malzt Ông khám phá ra ma lực của sự tự nhận thức
từ công việc phẫu thuật chỉnh hình của mình Trong nhan đề cuốn cẩm nangđầu tiên Tâm lí học về hình ảnh bản thân, ông đã dùng từ Tâm lí - Điều khiểnhọc để chỉ việc sử dụng sự tự nhận thức bản thân cho quá trình phát triển cánhân Maltz nhận thấy sau hàng ngàn ca phẫu thuật chỉnh hình hết sức thànhcông của ông, các bệnh nhân vẫn cảm thấy mình kém hấp dẫn hoặc vô cùngxấu xí Trong nhiều trường hợp, ông nhận thấy những bệnh nhân đến tìm ônghoàn toàn không cần đến phẫu thuật thẩm mĩ mà chỉ cần thay đổi quan niệmcủa họ về bản thân Maltz thấy nhiều bệnh nhân tin rằng ngoại hình hấp dãnhơn sẽ thay đổi cuộc đời họ Những người này nghĩ rằng thay đổi ngoại hình
sẽ thay đổi hình ảnh bản thân Nhưng thường không được như vậy Sau cuộcphẫu thuật, họ vẫn thấy mình như trước Thậm chí sự thay đối lớn lao nhất vếngoại hình cũng không làm thay đổi được khái niệm tiêu cực về bản thân nếuđối tượng không thay đổi cảm nghĩ về mình trước và sau phẫu thuật
Kết quả nhiều năm nghiên cứu của Maltz đã chứng minh mối quan hệ líthú giữa ý thức và tiềm thức Ý thức có khả năng xét đoán những vấn đề vềtinh thần và quyết định hành động thế nào là đúng Chúng ta quyết định mộtcách có chủ ý điều ta nghĩ về những vấn đề cụ thể nào đó Ví dụ, ban đầumột người quyết định không giao tiếp nhiều với mọi người vì xấu hổ về mộtcăn bệnh ngoài da Nhiều năm sau, khi căn bệnh đã hết, người này vẫnkhông thể giao tiếp tới với người khác Không một thay đổi nào về ngoại hình
có thể giúp anh ta thay đổi cái nhìn về hình ảnh bản thân vì anh ta đã "lậptrình” cho tiềm thức phản ứng xấu hổ như thể bệnh ngoài da vẫn còn Anh tavẫn phản ứng như trước: thoát khỏi bệnh ngoài da nhưng lại không thay đổiđược nhận thức về bản thân mình
Hình ảnh bản thân bị qui đình bởi người khác, bởi chuẩn mực xã hội.Khi cá nhân hành động theo sự chờ đợi của xã hội, cá nhân sẽ được khenngợi ủng hộ Hành động này lặp đi lặp lại trở thành một phần nhân cách củacon người Hình ảnh bản thân còn phụ thuộc lớn vào kì vọng của mỗi người
Trang 19Nếu cá nhân đòi hỏi cao ở bản thân, họ sẽ đạt được như mong muốn Nếu cánhân cho rằng mình kém cỏi, họ sẽ không có khả năng và động lực để hànhđộng, vì vậy họ không thành đạt Mặt khác, hình ảnh bản thân có ảnh hưởngđến tính chất quan hệ của cá nhân Một thái độ tiêu cực về bản thân sẽ khiến
cá nhân lí giải tiêu cực với các tác động bên ngoài Ví dụ, người có mặc cảm
về bản thân thì một lời nói trung lập nhất cũng đủ làm cho người đó có cảmgiác rằng mình đang bị tấn công Ngoài ra, hình ảnh bản thân còn bị ảnhhưởng bởi giới tính Khi cá nhân nghĩ mình là nam giới hay nữ giới thì họ sẽhành động theo khuôn mẫu giới mà xã hội mong đợi
Có thế nói: Những người có cái nhìn tích cực về bản thân luôn cókhuynh hướng hành động thành công trong công việc và ứng xử hợp lí vớinhững người xung quanh Sự thành công càng củng cố thêm hình ảnh bảnthân Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng hiểu rõ về bản thân mình,
vì không phải lúc nào con người cũng dám đối đầu, nhìn thẳng vào nhữngcảm xúc, những sợ hãi, những ước mơ hay khiếm khuyết của mình Chấpnhận bản thân với những hiện diện như nó đang có giúp cho các cá nhân ýthức cao về cái tôi của mình
Theo J Mead, quá trình phát triển tự ý thức về cái tôi của trẻ trải quacác giai đoạn khác nhau, từ việc “bắt chước”, sao chụp một cách tự nhiên, vôthức và có ý thức những hành vi, lời nói của những người xung quanh, đặcbiệt là của cha mẹ, đồng nhất vào các vai trò và thể hiện thông qua hành vicủa mình “đóng vai”
Từ quá trình đóng vai, trẻ dần dần nhập vai những hành vi đã được quychuẩn trong bối cảnh xã hội cụ thể một cách thành thục Quá trình xã hội hóabuộc cá nhân phải sắm rất nhiều vai khác nhau Hành vi nhập vai là sự kếthợp, thống nhất chặt chẽ giữa vai xã hội (chức năng xã hội mà cá nhân đóng)
và đặc điểm cá nhân của họ Như vậy, mỗi vai xã hội được đặc trưng bởihàng loạt các hành vi ứng xử mà xã hội quy đinh là phải thế hay cần phải thế.Với những đặc trưng tâm - sinh lí khác nhau của mỗi cá nhân, hành vi nhậpvai của mỗi người đã đem lại những bản sắc riêng, không lập lại ở người
Trang 20khác Đó cũng chính là cái tôi của một người Có thể nói nhận thức về cái tôiluôn gắn liền với năng lực nhận thức xã hội của cá nhân.
1.2 Xã hội hóa cá nhân
Để cái tôi thực hiện được vai trò xã hội của mình, trẻ em phải học cácquy tắc niềm tin, các giá trị, các kĩ năng, thái độ và chuẩn mực ứng xử của xãhội mà chúng đang sống, quá trình đó gọi là quá trình xã hội hoá Xã hội hóa
là quá trình một cá thể người (một cơ cấu sinh học mang tính người) thíchnghi, học hỏi từ cuộc sống xã hội và phát triển những năng lực tối đa của bảnthân để trở thành một nhân cách xã hội duy nhất, không lặp lại
Xem xét từ góc độ xã hội, xã hội hóa là quá trình cá nhân học cáchthức hành động tương ứng với các vai trò của mình Fichster cho rằng, xã hộihóa là quá trình tương tác giữa người này với người khác Kết quả là một sựchấp nhận, học hỏi các khuôn mẫu hành động và thích nghi với chúng
Quan điểm của tâm lí học cho rằng xã hội hóa là một quá trình pháttriển về mặt xã hội của cái tôi Quá trình phát triển này bao gồm hai mặt Mộtmặt, cá nhân hòa nhập vào các mối quan hệ người - người, học cách chungsống và hợp tác với các nhóm xã hội cụ thể Mặt khác, cá nhân tái sản xuấtmột cách chủ động một hệ thống các mối quan hệ thông qua các hoạt động
xã hội của mình
Tâm lí học xã hội quan tâm nghiên cứu quá trình xã hội hóa cá nhântheo hai bình diện Bình diện dọc xem xét các giai đoạn phát triển tâm lí lứatuổi làm hình thành và hoàn thiện các phẩm chất tâm lí cá nhân như thế nào?Bình diện ngang nghiên cứu cá nhân tham gia như thế nào vào các nhóm xãhội cụ thể? Và vai trò xã hội của cá nhân được thể hiện ra sao trong cácnhóm (như nhóm gia đình, trường học, bạn bè hay đồng nghiệp )?
Quá trình xã hội hóa cá nhân có một số đặc điểm sau:
- Mặc dù quá trình xã hội hoá diễn ra mạnh mẽ ở tuổi thơ ấu, nhưng nó
là một quá trình kéo dài suốt cuộc đời Con người được xã hội hoá trong suốtđời mình với các vai trò khác nhau, như: học sinh, cha mẹ, bạn bè, người lao
Trang 21động hay người nghỉ hưu và những vai trò này thay đổi từ giai đoạn này sanggiai đoạn khác của cuộc đời.
- Xã hội hoá không phải là quá trình một chiều trong đó người lớn nhồivào đầu bọn trẻ những giá trị và những niềm tin, mà nó mang tính tương táchai chiều Trẻ em là những người tham gia tích cực vào quá trình xã hội hoácủa bản thân chúng Chúng phải xây dựng những hiểu biết về các quy tắc xãhội và dần dần tiến tới tích luỹ các niềm tin và giá trị văn hoá cho bản thân(Sapir, 1949 Maccby, 1992)
- Xã hội hóa là một quá trình tương tác thống nhất - đối lập giữa haichiều cá nhân và xã hội Vế góc độ tiêu chuẩn hóa, các cá nhân phải thựchiện các vai trò khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội Do đó các cá nhânphải học cách ứng xử để “đóng vai” cho đúng với yêu cầu xã hội Góc độ cáthể hóa đòi hỏi cá nhân phát triển tối đa các phẩm chất, năng lực của mình.Cái tôi chỉ phát triển hài hòa, phù hợp khi cá nhân có sự cân bằng giữa nănglực của mình với yêu cầu của xã hội, cân bằng giữa nhu cầu của bản năng vôthức với các chuấn mực xã hội
- Xã hội hóa là một quá trình thích ứng dần dần theo đặc trưng cái tôi ởtừng người Kết quả của quá trình này là sự hoàn thiện các đặc điểm tâm lí cánhân và phát triển các kinh nghiệm xã hội làm tiền đề cho quá trình xã hội hóatiếp theo
- Quá trình xã hội hóa luôn không bằng phẳng và không đều ở từng cánhân do điều kiện và khả năng thích nghi của con người là rất khác nhau.Trong quá trình học hỏi thích nghi xã hội đó, có những giai đoạn khủng hoảnglứa tuổi (như khủng hoảng lứa tuổi từ trẻ em sang người lớn, hay từ lứa tuổitrung niên sang người già), hoặc khủng hoảng do những biến động xã hội đãảnh hưởng tới từng cá nhân (như bệnh tật, tai nạn, người thân qua đời, mấtviệc làm, đổ vỡ niềm tin, chiến tranh ) Dư âm của sự khủng hoảng có ảnhhưởng đến các giai đoạn phát triển tiếp theo của sự xã hội hóa theo lứa tuổi.Tuy nhiên, sự ngưng trệ này chỉ là tạm thời
Trang 22- Quá trình xã hội hoá luôn bị ảnh hường bởi khía cạnh kinh tế xã hộicủa gia đình hay quốc gia (Bronfenbrenner, 1986, Garbarinoetal, 1991;Mcloyd, 1989) Những gia đình bị căng thẳng về mặt kinh tế quá mức có khảnăng nuôi dạy con cái kém hiệu quả hơn những gia đình có sự đảm bảo tốt
về tài chính Kelly và cộng sự (1992) cho rằng nhưng bà mẹ có thu nhập thấp
và phải nuôi dạy con cái mà thiếu sự giúp đỡ của cha đứa trẻ thì có nhiều khảnăng dùng đến sự kiểm soát, sự khắt khe, và ít có phương pháp đưa đứa trẻvào kỉ luật hơn những bà mẹ sống trong những gia đình có đủ cả người cha,với trách nhiệm giáo dục con cái
- Quá trình xã hội hóa xảy ra trong các nhóm xã hội khác nhau, trong đógia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của cá nhân Gia đình đảm bảo chođứa trẻ có cảm giác an toàn Đây là một cảm giác quan trọng trong cuộc đờicủa trẻ, mang lại sự cân bằng về tình cảm, trí tuệ và sau đó vững tin trongcuộc đời Điều này làm cho khả năng hoà nhập vào các mối quan hệ xã hộicủa trẻ tốt hơn Theo Butxơ, quan hệ liên nhân cách sau này của người lớn là
sự mở rộng và kéo dài các quan hệ của đứa trẻ trong gia đình Quá trình xãhội hóa trong gia đình đáp ứng ba nhu cầu quan trọng cho sự trưởng thànhcửa mỗi cá nhân: thứ nhất, đó là nhu cầu hoà nhập; sau đó, muộn hơn là nhucầu kiểm soát và nhu cầu được sống trong tình thương yêu
Tố ấm gia đình mà ở đó tình đoàn kết gia đình, tình yêu thương giữacác thành viên đem lại cho trẻ cảm giác an toàn Cảm giác này sẽ đưa lại chotrẻ một sự thăng bằng về mặt tình cảm và tiến dần tới việc hoà nhập vàonhiều nhóm xã hội khác nhau trong cuộc đời cũng như đưa lại cho trẻ một sựvững tin trong cuộc sống đầy biến động Quá trình trưởng thành của trẻ emtrong gia đình cho thấy một gia đình dù xấu bao nhiêu thì đối với trẻ, gia đìnhvẫn có một ý nghĩa nào đó Trẻ vẫn mơ hồ cảm thấy mình có một giá trị nào
đó với bố hoặc mẹ và như vậy cũng đã đủ để nó tồn tại Theis nhận thấy sốngười kém thích ứng xã hội xuất thân từ các nhà trẻ mồ côi tốt, cao gấp hailần so với những đứa trẻ được lớn lên từ các gia đình xấu Như vậy, gia đìnhthực sự là điều kiện quan trọng trong quá trình xã hội hoá của trẻ
Trang 23Trong gia đình, cha mẹ là những tác nhân xã hội hoá đặc biệt quantrọng với trẻ và cách tác động của họ rất đa dạng Diano Baumrind (1991) đãchỉ ra ba kiểu nuôi dạy con cái, được phân biệt bởi mức độ mà cha mẹ kiểmsoát các hành động của con họ và mức độ đáp ứng lại những tình cảm củachúng Kiểu cha mẹ độc đoán thường đề cao sự phục tùng và tôn trọngquyền hành Họ không khích lệ việc thảo luận hay lắng nghe quan điểm củatrẻ Mặt khác, các bậc cha mẹ độc đoán áp đặt những tiêu chuẩn cứng nhắc
mà qua đó họ muốn con cái mình phải tuân theo Kiểu cha mẹ này có thểtrừng phạt con cái thường xuyên và dùng những biện pháp tác động vào thểxác Cách nuôi dạy độc đoán liên quan tới việc giảm tính độc lập, giảm khảnăng chịu đựng này, giảm tính tự trọng (Buri, 1998, Loeb, 1980; Steinnberg,1994) Trong khi đó, cha mẹ dễ dãi lại không áp đặt bất cứ một sự kiểm soátnào đối với bọn trẻ và cho phép chúng đưa ra quyết định bất cứ khi nào cóthể Những cha mẹ dễ dãi cớ xu hướng chấp nhận những hành vi thấtthường của trẻ, bao gồm cả những hành động giận giữ, hiếu chiến và hiếmkhi dùng đến sự trừng phạt Trẻ em có cha mẹ dễ dãi có xu hướng kém tự lập
và khó kiểm soát những hành vi hiếu chiến, bốc đồng (Olweus, 1980;Maccoby và Martin, 1983; Yarrow, 1971) Kiểu cha mẹ đáng tin cậy đặt ranhững chuẩn mực cho con cái và cương quyết buộc chúng thực hiện Mặtkhác họ cũng khuyến khích việc trò truyện để chia sẻ và khoan dung, đồngthời, giải thích ý kiến của mình và thể hiện sự tôn trọng ý kiến của trẻ Cácnghiên cứu về những đứa trẻ tự chủ, độc lập, ham hiểu biết và hoà đồng, trẻ
có năng lực xã hội, trí tuệ và học vấn thường được xã hội hóa trong các giađình có cha mẹ đáng tin cậy (Baurmind, 1987, Dorbush, 1987; Sterbrg, 1994)
Quá trình xã hội hóa trẻ em trên thế giới cho thấy quan điểm chấp nhận
và chối từ của cha mẹ đối với trẻ em là rất khác nhau Cha mẹ có thể biểu lộ
sự chấp thuận bằng lời nói thông qua sự tán dương, ca ngợi hay sự khuyếnkhích, hoặc không bằng lời, thông qua việc ôm ấp, những cái nhìn tán thành,mỉm cười hay sự âu yếm Giống như sự chấp nhận, sự từ chối cũng có thểđược biểu lộ bằng lời hăm doạ hay giễu cợt, hoặc không bằng lời như đánhđập, lắc rung, hay đơn giản là sự thờ ơ Mặc dù mức độ thân thiện của cha
Trang 24mẹ có thể đo qua những hành vi cư xử của cha mẹ, nhưng kinh nghiệm chủquan của đứa trẻ về đối xử của cha mẹ cũng có tầm quan trọng trong quátrình xã hội hoá Nếu đứa trẻ coi sự phê phán gay gắt của bố mẹ như mộtbiểu hiện sự yêu thương thì về cơ bản, có thể chúng ít chịu sự tác động củanhững ảnh hưởng xấu do sự ngược đãi gây ra.
Quá trình xã hội hóa trẻ em bị ảnh hưởng rất nhiều từ khía cạnh giớitính của trẻ Xã hội hóa về giới được hiểu là quá trình học hỏi của cá nhân đểtrở thành những người đàn ông, những người phụ nữ trong xã hội, bằng cáchnội tâm hóa những chuẩn mực, giá trị theo giới tính của mình Ví dụ như trẻ
em gái phải học được tính dịu dàng, biết lắng nghe, phục tùng, còn trẻ em traiphải mạnh mẽ, quyết đoán Và bằng cách học đóng những vai trò theo sựmong đợi xã hội mà cá nhân sống trong đó Như phụ nữ trong vai trò làm nộitrợ giỏi, biết thu vén gia đình còn nam giới gánh vác công việc xã hội, trụ cộtgia đình v.v
Theo Rohner (1986), sự chấp nhận con cái của cha mẹ, đặc biệt là sựchấp nhận giới tính của con cái, liên quan chặt chẽ với sự phát triển lòng tựtrọng cao, sự độc lập và sự ổn định về mặt cảm xúc ở trẻ Còn sự từ chối củacha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính của đứa trẻ, bao gồm sự thờ ơ,khó duy trì các mối quan hệ thân mật, khả năng kiểm soát sự hiếu chiến kém,tâm trạng không đoán biết trước được và kém thông minh Những đứa trẻtừng bị ngược đãi có nhiều khả năng ứng xử với người khác đầy thù hận,kém tự trọng và khó duy trì các mối quan hệ thân mật Một nghiên cứu theochiều dọc ở phương Tây cho thấy những trẻ em có cha mẹ gần gũi, trìu mếnthì 35 năm sau có nhiều khả năng có một cuộc hôn nhân vững bền và hạnhphúc, có con cái và tình bạn thân thiết gắn bó ở tuổi trung niên (Frant, 1991).Những nền văn hoá trong đó các bậc cha mẹ hay bài bác thì tạo ra đứa trẻ ítthân thiện, phụ thuộc và khi trưởng thành chúng ít có khả năng ổn định cảmxúc hơn là nền văn hoá có thói quen nuôi dạy con hoà nhã
Như vậy, văn hoá ứng xử có vai trò quan trọng trong quá trình xã hộihoá trẻ em Thực tế các nền văn hóa khác nhau đã nuôi dạy trẻ rất khác nhau
Trang 25và không có mẫu hình chung nào về xã hội hóa cá nhân cho các nền văn hoátrên thế giới Những xã hội nông nghiệp thường coi sự vâng lời là một giá trịquan trọng hơn nhiều so với sự tự lập hay sự độc lập của trẻ Whiting (1964)cho rằng trong nền văn hoá này, quá trình xã hội hóa cho phép trẻ lựa chọnđộc lập và tự do sẽ là phản tác dụng Vì trẻ em đều ngủ chung giường hay ítnhất là cùng phòng với mẹ chúng Ngược lại, các bác sĩ y khoa ở Bắc Mĩkhuyên không nên cho trẻ ngủ cùng giường với bố mẹ, và hầu hết cha mẹ ởtầng lớp trung lưu cho trẻ ở phòng riêng lúc 3 đến 6 tháng tuổi là muộn nhất
để thúc đẩy tính độc lập ngay từ đầu đời của đứa trẻ Trong khi đó, không ítcác nền văn hóa khác lại cho rằng, việc tách bọn trẻ khỏi người mẹ vào banđêm cũng tương tự như việc thiếu quan tâm chăm sóc đứa trẻ
Quá trình hoà nhập vào các nhóm xã hội gắn liền với sự phát triển củanăng lực nhập vai Để hoà nhập vào xã hội (xã hội nói ở đây là môi trườngbên ngoài cuộc sống gia đình), cá nhân phải nhận rõ phận sự và nghĩa vụ củamình trong nhóm Hành vi của mỗi cá nhân không chỉ xuất phát từ những gìmình muốn mà phải chịu sự chi phối của những quy định, chuẩn mực nhóm,mọi người xung quanh đòi hỏi và chờ đợi Theo Freud, trong quá trình xã hộihóa, trẻ em có xu hướng tự đồng nhất bản thân mình với người mà chúngngưỡng mộ và bắt chước người đó một cách vô thức, học hỏi các chuẩnmực, quy tắc, đạo đức
Năng lực nhập vai gắn liền với ý thức "cái tôi”, đứa trẻ có hình ảnh vềmình nhờ những người khác Sự nhập vai là kết quả của hai dạng kinhnghiệm mà trẻ tiếp thu được: năng lực nhận biết đối tượng giao tiếp và nănglực phát hiện mình là ai trong quan hệ với đối tượng đó Ý thức được mình là
ai trong những quan hệ xã hội khác nhau sẽ đem lại cho cá nhân một hìnhảnh "cái tôi” thống nhất, cái cảm giác “ta là ta” tự tại và duy nhất giữa nhữngngười khác Giá trị cá nhân, ý thức về bản ngã của mình không chỉ xuất phát
từ những năng lực hay thành tựu mà cá nhân đạt được, mà chúng hình thànhchủ yếu trên cơ sở lòng kính trọng và tình cảm của những người xung quanhdành cho cá nhân đó Sự nịnh bợ tán tụng hay rẽ rún khinh bỉ đều ảnh
Trang 26hưởng xấu đến sự hình thành cái tôi Khi hình ảnh "cái tôi” được hình thành,con người hành động với một cung cách nhất định trong những hoàn cảnhkhác nhau Ở một số cá nhân, trong những hoàn cảnh nhất định có nhưngchuyển biến mới mẻ và nhanh chóng đến nỗi bản thân họ cũng phải ngỡngàng (thường thấy sau những cơn sốc tình cảm lớn như lấy vợ, chồng hayngười thân qua đời) Như vậy, quá trình xã hội hoá làm cho mỗi cá nhânkhông chỉ tiếp nhận các ảnh hưởng xã hội một cách thụ động, trái lại cá nhân
có vai trò chủ động Trong khi phát hiện và điều chỉnh bản thân mình, cá nhân
đã biến các nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị quan trọng nhất của một xã hộithành cái của mình, hoà nhập được vào xã hội
Trong quá trình xã hội hóa đối với mỗi đời người, các biến động xã hộitạo ra sự tan rã tạm thời của các mối quan hệ vốn thống nhất hài hoà và dẫnđến những thay đổi trong hành vi Khi hệ giá trị cũ sụp đó, hệ giá trị mới của
cá nhân chưa hình thành, đời sóng tâm lí xã hội khủng hoảng, đa số mọingười đều rơi vào trạng thái hụt hẫng, một phương hướng, đầy hoang mang
và hoài nghi Các biến động lớn lao về hoàn cảnh xã hội và môi trường sống
là những yếu tố quan trọng tác động đến cấu trúc nhân cách, có khả năng tạo
ra những thay đổi đột biến trong quan niệm cái tôi vốn đã hình thành ổn đinh
từ trước Tuổi càng cao, con người càng khó thích nghi với những biến động
xã hội do khả năng nhập vai bị hạn chế, do ảnh hưởng của sự kém chích nghingày một đậm nét Vào cuối đời, quá trình xã hội hóa cá nhân hướng đến một
sự lựa chọn an bài Tâm lí ngại thay đổi rất đặc trưng cho tuổi già Cá nhân có
xu hướng quay lại thủa ấu thơ Quá trình xã hội hoá kết thúc bằng vòng khépkín trong cuộc đời mỗi cá nhân
II CÁC THỰC NGHIỆM VỀ CÁI TÔI VÀ QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA CÁ
Trang 273 Cách tiến hành: Thực nghiệm được tiến hành với 30 học sinh có họclực đạt loại giỏi và 30 học sinh "kém” Biến độc lập được tác giả xác định làkết quả học giỏi hay học kém của các nghiệm thể Biến phụ thuộc là 12 tiêuchí đánh giá về hình ảnh bản thân Việc tìm hiểu xem những học sinh giỏi vàhọc sinh "kém” đánh giá bản thân mình như thế nào được thông qua mộtbảng câu hỏi mang tính đánh giá cá nhân với 12 tiêu chí về: năng lực trí tuệ,trí nhớ, khả năng chú ý, tốc độ làm việc, sự nhạy cảm, thẩm mĩ, cảm giác vềsức mạnh, sự cởi mở với mọi người, sự lễ phép, tính thật thà và mức độchăm chỉ trong học tập.
Mỗi vấn để được chấm theo thang 10 điểm, các nghiệm thể tự chođiểm hoặc dự đoán những người thân sẽ cho mình mấy điểm đối với từngvấn đề Ví dụ, câu hỏi đặt ra về trí tuệ như sau: Giả định cho 10 điểm đối vớinhững ai gọi là rất thông minh, và 0 điểm cho những ai không thông minh tínào, 5 điểm cho những người thông minh bình thường Em nghĩ mẹ em cho
em mấy điểm? Cha cho mấy điểm? Bạn tốt nhất của em cho mấy điểm? Và
em tự cho mình mấy điểm? Cách hỏi như vậy lần lượt được đặt cho 12 vấnđề
4 Kết quả: Với mỗi nhóm học Cái tôi ở học sinh "giỏi" hay "kém", lấyđiểm trung bình của các nghiệm thể về 12 chủ đề Thực nghiệm cho thấy vớihầu hết các đặc điểm, điểm trung bình của 12 hình ảnh về bản thân bị phântán và rất thấp ở học sinh kém so với học sinh giỏi
Kết quả thực nghiệm này đặt ra việc lí giải, quy kết về nguyên nhân hayhậu quả liên quan đến kết quả học tập kém và hình ảnh bản thân thấp Đây làvấn đề khó đối với các nhà thực nghiệm: Hình ảnh bản thân thấp ở nhóm họcsinh kém là do cá nhân đánh giá về hình ảnh bản thân thấp nên ảnh hưởngtới kết quả học tập kém, hay kết quả học tập kém quyết định tới việc đánh giáthấp hình ảnh bản thân Chắc chắn cả hai yếu tố này tác động đến nhau và cóthể cả hai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác H Rodrigner cho rằng cónhững sự khác nhau quá lớn giữa hình ảnh về bản thân của học sinh học giỏi
Trang 28và học sinh học kém do chính các nghiệm thể tự đánh giá Đây là một nguy
cơ cho sự mất cân bằng nội tâm của mỗi cá nhân
Thực nghiệm 2 Cái tôi bên ngoài và cái tôi bên trong
1 Tác giả: J.Godefroid
2 Mục tiêu thực nghiệm: Liệu trẻ em có nhưng hiểu biết như người lớn
về cái tôi và khi nào thì trẻ em hiểu được hành vi ứng xử của cái tôi bên ngoàikhông phải lúc nào cũng phản ánh phù hợp với cái tôi nội tâm?
3 Cách tiến hành: Nhà thực nghiệm kể câu chuyện sau cho trẻ 3 và 4tuổi: cậu bé đặt miếng bánh vào cái đĩa màu xanh, đậy lại và đi chơi Trongkhi cậu bé đang chơi ở ngoài sân, mẹ chuyển cái bánh sang cái đĩa màu đỏ
và đậy lại Khi chơi xong, cậu bé muốn ăn bánh Cậu bé sẽ tìm cái bánh ở đĩanào?”
4 Kết quả: Trẻ 3 tuổi trả lời: “Tìm ở cái đĩa đỏ” và chúng tin vào hiệnthực đó Chúng đồng thời giả định là cậu bé sẽ tìm cái bánh ở chỗ mà nóthực sự đang hiện diện Ngược lại, với nhóm trẻ 4 và 5 tuổi, chúng phân biệt
rõ niềm tin và hiện thực Vì vậy, chúng biết rằng cậu bé sẽ tìm bánh ở cái đĩaxanh, nơi mà cậu bé tin rằng nó đang ở đó (niềm tin dẫn dắt hành vi ngay cảkhi nó sai lầm) chứ không tìm ở cái đĩa đỏ, nơi mà chúng biết miếng bánhđang ở đó Trẻ 4, 5 tuổi hiểu rằng niềm tin chỉ là sự diễn giải hiện thực và cóthể không chính xác Hơn thế nữa, chúng biết rằng người khác có thể khôngchia sẻ niềm tin với chúng Trẻ 4 tuổi trong trò chơi giấu đồ vật đã có thể nóidối một cách tự nhiên nhằm đánh lạc hướng bạn chơi về vị trí giấu đồ vật.Như vậy, trẻ 4 tuổi đã phân biệt rất rõ ràng “cái tôi bên ngoài” và "cái tôi nộitâm” vì chúng nhận thấy rằng ứng xử xã hội lừa dối của chúng sẽ dẫn dắt đốiphương đi đến niềm tin khác hẳn hiểu biết riêng tư của chúng (đánh lạchướng đối phương) Nhờ sự hiểu biết về việc cái tôi bên ngoài không nhấtthiết phải phản ánh cái tôi nội tâm nên trẻ có thể hiểu và đưa ra những kếtluận về cái tôi của bản thân và của người khác Đó là sự phát triển trong lĩnhvực ý thức xã hội
Trang 295 Bình luận: Khi một người lớn nghĩ về bản thân, anh ta biết rất rõ làbản thân gồm “cái tôi bên ngoài” mà mọi người biết đến và “cái tôi nội tâm” ởbên trong nhân cách mà mọi người có thể không hiểu rõ Cái tôi nội tâm nàykhông phải lúc nào cũng được chia sẻ với người khác hoặc cho người khácthấy Các nhà thực nghiệm chỉ ra rằng trẻ 3 tuổi không phân biệt được niềmtin với hiện thực Chúng cho rằng niềm tin là sự phản ánh chính xác hiện thực
và được tất cả mọi người chia sẻ Chúng không hiểu rằng niềm tin chỉ là sựdiễn giải hiện thực, niềm tin có thể không chính xác và những người khácnhau có thể có những niềm tin khác nhau
Thực nghiệm 3 Sự bày tỏ cái tôi
về một chuyện kì cục hoặc nhảy theo một đĩa nhạc
Giai đoạn hai: Yêu cầu đối với các nghiệm thể là trong 3 tuần lễ, ghi lạinhững ý nghĩ và xúc cảm của họ trong nửa giờ mỗi ngày Trong thời gian này,mỗi nghiệm thể nhận được một yêu cầu giúp đỡ nào đó
4 Kết quả: Thực nghiệm cho thấy những phụ nữ nào cảm thấy buồncười nhiều trong phần đầu của thực nghiệm (họ cảm thấy như mình có lỗi vìcười quá nhiều) thì tỏ ra sốt sắng nhất trong việc đáp ứng nhưng yêu cầugiúp đỡ người khác Các nhà thực nghiệm cho rằng, việc đáp ứng yêu cầugiúp đỡ là cách tái tạo một hình ảnh tích cực về bản thân đối với sự rối loạn ýthức do buồn cười gây nên và điều này làm giảm “mặc cảm có lỗi” do cá nhân
tự cảm thấy mình đã cười, nhảy một cách “lố bịch”
Trang 30Thực nghiệm 4 Thiếu hụt giao tiếp xã hội và những rối loạn tâm lí
4 Kết quả: Bọn khỉ khi bị cách li xã hội trong tháng đầu đời hoặc lâuhơn bộc lộ một cung cách cư xử đặc biệt bất thường khi trở về cuộc sốngbình thường Các vấn đề ứng xử bất thường của chúng dai dẳng đến tận tuổitrưởng thành Ví dụ: sau 3 tháng thiếu hụt quan hệ xã hội, khỉ được đưa lạicuộc sống bầy đàn, chúng đã trốn tránh mọi tiếp xúc bầy đàn, chúng giấu đầutrong tay và co mình lại Các chú khỉ bị cách li 6 tháng hay hơn nữa đã pháttriển ứng xử xã hội và giới tính bất bình thường ở tuổi thanh thiếu niên vàtrưởng thành Bọn khỉ thiếu hụt cơ hội giao tiếp với khỉ cùng lứa trong thờigian càng dài thì sự không tương thích xã hội của chúng càng gia tăng
Mặc dù khả năng thành thục về sinh dục là bẩm sinh, nhưng sự giaotiếp giới tính bình thường, đặc biệt là ứng xử của giống đực là phải được họcHarlow cho rằng một con khỉ đực bị cách li thời thơ ấu không thể tham giasinh sản Mặc dù nó trở nên tích cực khi có con khỉ cái nhưng nó không biếtcách giao phối Với khỉ cái, sự giao tiếp với bạn cùng tuổi khi bé là quan trọng
để làm mẹ sau này Mặc dù khỉ cái bị cách li từ bé vẫn có thể có con nhưng
nó không giao tiếp với con nó khi đề ra Nó không nhận biết con, dẫm lên connhư thể đó là một ít bình thường khác chứ không phải do con nó sinh ra Nếu
nó có để ý đến con thì nó đối xử rất thô lỗ với con
Các thực nghiệm của Harlow trên khỉ cho thấy rằng tiếp xúc với khỉcùng tuổi là điều kiện đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển xã hội của khỉ
Trang 31con Các giao tiếp này thậm chí tỏ ra quan trọng hơn các giao tiếp với khỉ mẹ.Một khỉ con được nuôi nấng bởi mẹ nhân tạo có lông mềm có thể trở thànhmột khỉ lớn bình thường Trong khi đó, một khỉ con bị cách li không giao tiếpvới các khỉ con trước khi đạt đến tuổi dậy thì sẽ tỏ ra bị khiếm khuyết nghiêmtrọng Khi một con khỉ trưởng thành được thả chung với xã hội loài khỉ nhưng
có tuổi thơ bị cách li nó sẽ bị bọn kia bắt Tuy nhiên, hậu quả của sự cách li xãhội như vậy không phải không chỉnh sửa được Có thể loại bỏ được nhữngứng xử sợ hãi có tính bệnh lí của bọn khỉ có thời thơ ấu bị cách li Nếu khỉ conđược đưa vào xã hội với bạn cùng lứa trong giai đoạn tới hạn (6 tháng) và nóhọc cách giao tiếp với các khỉ con khác thì có thể coi như nó không phải làloại bị cách li Nếu khỉ con bị cách li quá 6 tháng sau khi sinh rồi nó bị némvào các tình huống xã hội một cách đột ngột nó sẽ có những phản ứng tâm líkhác nhau tùy thuộc vào tình huống Nếu thoạt đầu ta nhốt nó với con bé hơn,khỉ sẽ học được cách thích ứng dần dần, nó sẽ không bị hoảng sợ và sẽ cóthể học được cách giao tiếp bình thường với bọn khỉ khác lớn tuổi hơn sau
đó Trong trường hợp ngược lại, nếu nó bị ném vào bầy khỉ cùng trang lứa, nó
sẽ bị hoảng loạn và dẫn đến rối loạn ứng xử Vì vậy, bất kể khỉ đang ở giaiđoạn phát triển nào, việc hoà nhập xã hội, việc học hỏi cách đối phó với môitrường lạ phải là quá trình dần dần
5 Bình luận: Giao tiếp xã hội giúp khỉ con học cách cư xử với nhau,cách đối phó với sự sợ hãi, cách ứng xử khi là kẻ mạnh, cách chống trả bạnchơi mạnh hơn và hiếu chiến hơn khi là kẻ yếu Không thể lấy các mối quan
hệ của khỉ để khẳng định các mối quan hệ của trẻ em với cha mẹ và với bạn
bè cùng lứa có ảnh hưởng thế nào trong tiến trình phát triển của trẻ em Tuynhiên, từ góc độ bản năng của loài động vật bậc cao, nhiều hiện tượng rốiloạn về quan hệ mẹ - con trên khỉ hay những biểu hiện rối loạn do cách li vớibầy đàn ở khỉ con có thể nhận thấy ít nhiều trong các mối quan hệ mẹ - con ởngười Từ các nghiên cứu về “những đứa con của Sói mẹ" - những đứa trẻ bịlạc hay bị sói bắt khi mới sinh, sau 5-8 tuổi mới trở lại xã hội loài người đều cónhiều biểu hiện rối loạn tâm - sinh lí và các em đều chết trước tuổi trưởngthành, các em không học hỏi được những hành vi của con người Hoặc
Trang 32những nghiên cứu về trẻ em có hội chứng “nằm viện” hay trẻ bị cách li quálâu với cha mẹ do chiến tranh cũng đưa đến những biểu hiện mang tính điểnhình về chứng nhiễu tâm, kém thích nghi xã hội Với trẻ em, xã hội hóa là quátrình trẻ được tiếp xúc với cha mẹ, người thân, bạn bè cùng trang lứa và vănminh nhân loại Các mối quan hệ này dạy chúng những điều cần thiết để trởthành một nhân cách xã hội Trẻ em khi bị cách li với những người xungquanh từ khi còn quá nhỏ sẽ rối loạn ứng xử ở tuổi trưởng thành.
6 Những thực nghiệm bổ sung khác: Một thực nghiệm khác củaHarlow cho thấy tiếp xúc với bạn chưa đủ để cho khỉ có sự phát triển xã hộibình thường Trong thực nghiệm tiếp theo, Harlow tách khỉ con khỏi mẹ vànuôi chúng cùng nhau nhưng không cho gặp khỉ mẹ cũng như các khỉ lớnkhác Những con khỉ chỉ có bạn này bám chặt lấy nhau và giữa chúng hìnhthành tình cảm gắn bó mạnh mẽ với nhau Sự phát triển xã hội của chúngcũng hơi không bình thường ở chỗ chúng rất dễ kích động khi một con trongbọn bị stress hoặc cáu giận Khi trưởng thành, chúng có thái độ hiếu chiến đốivới những con khỉ không thuộc nhóm bạn cùng lớn lên với chúng
Trong trường hợp khác, bọn khỉ mới sinh ra bị tách khỏi mẹ, chúngsống với hai mẹ khỉ giả: Một con mình quán dây gai thô ráp, nhưng lại có bìnhsữa để cho khỉ con bú và khỉ mẹ giả kia không có sữa cho con bú, nhưngthân hình có lông mềm mại Harlow thấy rằng bọn khỉ con lớn lên trong sựcách li với mẹ thật đã gắn bó với mẹ nhân tạo có lông mềm Trong những tìnhhuống không bình thường, sự hiện diện của mẹ nhân tạo này có thể tạo ra sựyên tâm Nếu mẹ nhân tạo có lông mềm xuất hiện, khỉ con sẽ sung sướngkhám phá xung quanh Nếu khỉ con có một mình trong chuồng hoặc chỉ có mẹbằng dây thép, khỉ con tỏ ra sợ hãi và co vào góc
Trong thực nghiệm, khỉ con yên tâm khi có mẹ nhân tạo có lông mềm,thậm chí ngay cả khi cư xử của mẹ nhân tạo này là nguồn tác động khó chịucủa khỉ con Harlow đã thiết kế mẹ nhân tạo có lông mềm có thể có ứng xửkhá tàn nhẫn Loại thứ nhất có thể lắc khỉ con rất mạnh theo chu kì khiến nóbắn ra xa Loại thứ hai có một loạt các đinh đầu tù bằng đồng có thể nhô ra
Trang 33thụt vào tuỳ lúc đẩy khỉ con ra xa Cả hai cách cư xử tạo ra sự sợ hãi và khóchịu cho khỉ con Nhưng rất nhanh chóng sau khi mô hình ngừng lắc hoặc cácđinh ngừng hoạt động, bọn khỉ con lại chạy lại và bám chặt lấy mẹ nhân tạo.
Quan sát thực tế cho thấy đa số người lớn rất kinh ngạc trước thực tế
là bọn trẻ bị đánh đập hoặc ngược đãi lại gắn bó rất chặt chẽ với bố mẹ những người đã ngược đãi chúng Thật là không bình thường khi một vài trẻmang thương tích nặng vẫn chống lại việc bị tách khỏi bố mẹ vừa đánhchúng Có thể đứa trẻ cần được an ủi sau khi trải nghiệm sự đau đớn và nhưvậy, khi trận đòn kết thúc, chúng quay lại với bố mẹ (lúc này có thể đang ânhận) để tìm sự bù đắp Bố mẹ chấp nhận và tạo ra sự ấm cúng cho nó, vì vậykhuyến khích nó trở lại Đối với con người, sự gắn bó như thế đặc biệt là bikịch Hiện tượng rối loạn ứng xử này được gọi là Hội chứng Stockholm - Hộichứng gắn bó với kẻ làm hại mình, hay yêu người hành hạ mình
-Thuật ngữ Hội chứng Stockholm được đặt theo tên một vụ cướp nhàbăng Kreditbanken ở Norrnalmstorg, Stockholm, Thụy Điển năm 1973 (ảnhdưới) Khi 2 tên cướp vũ trang xông vào ngân hàng bắt giữ 4 nhân viên củangân hàng (3 nữ, 1 nam) làm con tin trong 131 giờ (từ 23 - 28 tháng 8 năm1973) Các nạn nhân bị quấn thuốc nổ và bị nhốt trong căn hầm ngân hàngcho đến khi được cảnh sát cứu Sau 6 ngày trong căng thẳng tột cùng, 4 nạnnhân không oán ghét, mà lại tỏ ra đồng cảm với bọn cướp, thậm chí còn bảo
vệ, từ chối tố cáo thủ phạm khi họ được tự do Một nữ nhân viên ngân hàng
là con tin còn phải lòng và làm vợ một người trong bọn bắt cóc Khi trả lờiphỏng vấn báo chí, họ thậm chí bày tỏ rằng không muốn được cảnh sát giảicứu và có cảm giác an toàn hơn nếu được bọn cướp bảo vệ
Theo Namnyak và các đồng nghiệp (2008), Hội chứng Stockholm chưađược thừa nhận là một bệnh lí điển hình trong y học Vì hầu hết thông tin vềcác trường hợp được công khai rộng rãi thay đổi khác nhau về các sự kiện đểchuẩn đoán về Hội chứng Stockholm Các nhà nghiên cứu không có đượcthông tin cơ bản thống nhất về triệu chứng và không nhận dạng được các đặctrưng mẫu trong Hội chứng Stockholm Điều này có thể do các báo cáo bị
Trang 34thiên lệch từ chính nạn nhân cung cấp Do đó chỉ có thể nói một cách chungnhất về hiện tượng này như sau: Hội chứng Stockholm được hiểu là nhữngphản ứng tâm lí của những nạn nhân, thể hiện sự đồng cảm, trung thành,thậm chí tự nguyện hợp tác với kẻ bắt cóc mình, làm hại mình
Một điển hình nổi tiếng khác của Hội chứng Stockholm là Patty Hearst con gái một triệu phú, bị bắt cóc năm 1974 Cô này sau đó tham gia một vụcướp do bọn bắt cóc lên kế hoạch Hoặc trường hợp Natascha (ảnh), cô gái
-18 tuổi người Áo bị bắt cóc sau 8 năm trời mới trốn thoát Cô cũng được cho
là mắc Hội chứng Stockholm, khi một mực bảo vệ cho người làm hại cô Hộichứng này đã làm phức tạp nhiều vụ án bạo hành, hãm hiếp và lạm dụng
Hội chứng Stockholm ở Việt Nam từng được nhắc đến rầm rộ trên báo
về trường hợp của em Bình Mặc dù em bị gia chủ đánh đập rất dã man vàkéo dài nhiều năm với những vết thương khắp trên thân thể, nhưng em vẫnkhông chịu rời khỏi gia đình đó Thậm chí sau khi vụ việc vỡ lở, em đượcnhiều nơi đón về, nhưng đến nhà ai, ở cơ sở nào em cũng không chịu được
và luôn nhớ về nơi ở cũ
Thực nghiệm 5 Thiếu hụt giao tiếp xã hội và rối loạn tâm lí ớ trẻ
em
1 Tác giả: Spitz và Wolf (1935)
2 Mục tiêu thực nghiệm: Chứng minh liệu trẻ em có rối loạn tâm lí khi
bị cách ly với mẹ ngay từ nhỏ
3 Cách tiến hành: Spitz và Wolf thử làm một thực nghiệm tại hiệntrường (thực nghiệm tại nhà trẻ mồ côi và tại trại giam) đối với hai nhóm trẻem: Một nhóm gồm 61 trẻ nuôi ở nhà trẻ mồ côi và nhóm kia gồm 69 trẻ sốngtrong trại giam nữ phạm pháp Cả hai nơi này điều kiện vệ sinh chung và ănuống đều tốt Quần áo và không gian và vận động cho trẻ là như nhau Trẻ
em ở nhà trẻ mồ côi còn được lợi thế về chăm sóc y tế, bú mẹ đến ba tháng
Tỉ lệ IQ trung bình ban đầu của trẻ em thuộc nhà trẻ mồ côi là 124 so vớinhóm trẻ ở trại giam là 101,5 Mặt khác các bà mẹ sống ở nhà trẻ mồ côi có
Trang 35tâm lí bình thường, sống trong môi trường xã hội quen thuộc, còn các bà mẹsống trong tù đều có tâm lí không bình thường.
4 Kết quả: Sau một thời gian chăm sóc, Spitz và Wolf nhận thấy nhómtrẻ ở nhà trẻ mồ côi lại có những biểu hiện rối loạn tâm lí mà nhóm trẻ ởphòng nuôi trại giam không có Spitz đã đo một cách chính xác chỉ số pháttriển của nhóm trẻ ở nhà trẻ mố côi nhờ trắc nghiệm trẻ thơ của Hetzen vàWolf, nếu như IQ ban đầu của nhóm này là 124 thì sau một năm còn 72 vàsau hai năm còn 45 Theo ông đánh giá trẻ hai tuổi ở nhà trẻ mồ côi chỉ tươngứng với trẻ 10 tháng về phát triển tâm lí Vậy, đối với nhóm trẻ ở nhà trẻ mồcôi điều gì gây nên nhưng bất lợi này?
Theo Spitz và Wolf trẻ em ở nhà trẻ mồ côi được sắp xếp ở trong cácbuồng riêng, 7 cháu một cô y tá Dù các cô đã rất cố gắng, nhưng họ chỉ cóthể dành 1/7 thời gian, công sức, tình cảm cho mỗi cháu Phần lớn thời giantrong ngày trẻ không được tiếp xúc với ai cả Còn đối với các cháu trongphòng trại giam, trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các bà mẹ suốt cảngày Khi không thể chăm sóc con, họ nhờ các nữ phạm nhân khác trông concho họ Bị cách li xã hội, bi hạn chế về bạn bè, tình cảm, tình dục, lòng ái kỉ bịtổn thương nên các mẹ phạm nhân đã phóng chiếu toàn bộ tình yêu thương,niềm kiêu hãnh của mình vào trẻ Spitz cho rằng, nếu trẻ em ở nhà trẻ mồ côi
là nạn nhân của cảnh bị hụt hẫng đến cùng cực tình yêu thương của mẹ, thìtrẻ em ở trại giam được mẹ ân cần chăm sóc tuyệt vời Theo ông, chính cảmgiác an toàn nhờ đôi bàn tay bà mẹ tạo ra có liên quan đến việc tập đi, tập nói
và sự âu yếm tình cảm khi người mẹ gọi con đã làm cho con ham nói, ham đi.Nếu thiếu những yếu tố này, ngay với trẻ 2, 3 tuổi không tự hình thành được
5 Bình luận: Mọi người đều nhận thấy rằng sự kém phát triển thể chấtcủa trẻ em và những rối loạn tâm lí của chúng đều có nguyên nhân từ sựthiếu hụt giao tiếp ở tuổi đầu đời, đặc biệt là thiếu hụt giao tiếp với mẹ Hậuquả của sự xa cách đã được Spitz nghiên cứu nhiều lần trong và sau Chiếntranh thế giới II (1949) Những đứa trẻ bị đưa vào khu chăm sóc đặc biệt cóbiểu hiện xa cách với người thân Phản ứng của trẻ đối với hoàn cảnh xung
Trang 36quanh được chia thành hai loại: một số trong chúng dần dần tách ra khỏinhững liên hệ xung quanh, trẻ không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xửgiữa người thân và người lạ Trái lại, những đứa khác đã biểu lộ nhu cầu khátkhao về tiếp xúc Chúng vồ vập với những người mà chúng không quen biết.Những theo dõi sau này cho thấy nhiều đứa trẻ bị đặt vào sự xa cách ấy đã tỏ
ra có những dấu hiệu rõ ràng về sự không thích nghi xã hội Khi đó, sự gắn
bó xuất hiện như một trong những mối dây xã hội sâu sắc tạo thành một hạtnhân của những liên hệ sau này mà mỗi người có thể tạo ra trong đời mình.Như vậy, năng lực liên hệ của một cá nhân phụ thuộc vào chất lượng củanhững gắn bó mà cá nhân có được trong tuổi thơ ấu
6 Những nghiên cứu bổ sung khác: Cũng nghiên cứu về liên hệ mẹcon ở trẻ em, Provence và Lipton khảo sát các trẻ sơ sinh khoẻ mạnh về thểchất được nuôi ở các nhà trẻ mồ côi có mức chăm sóc đúng đắn về y tế và vềthể chất nhưng có mức kích thích xã hội thấp Cho đến cuối năm thứ nhất,bọn trẻ vẫn tương tự như bọn trẻ đã được Spitz nghiên cứu, mặc dù trongnhững tháng đầu những trẻ sơ sinh ở viện không khác những trẻ được nuôidạy trong gia đình Trẻ lớn lên trong điều kiện này không tỏ dấu hiệu bấtthường trong ít nhất 3 tháng đầu đời Chúng khóc để được chú ý, mỉm cười
và phát hiện ra âm thanh khi thấy có bảo mẫu, nép vào người họ khi được bế.Nhưng trong 6 tháng tiếp sau đó, hành vi của chúng thay đổi Chúng trở nên ítkhóc, ít phát âm, không nép vào người cô bảo mẫu khi được bế, tỏ ra thờ ơ
và không quan tâm đến giao tiếp xã hội
Nghiên cứu về quan hệ mẹ con sớm, Goldfarb chỉ ra rằng sự thiếu hụt
xã hội ở đầu đời có thế có những hậu quả lâu dài đối với con người Để kiếmtra giả thiết này Goldfarb lựa chọn hai nhóm trẻ ngẫu nhiên để quan sát có ghihình và đo lường Nhóm 1 là những nhóm trẻ bình thường và nhóm 2 lànhững trẻ rời khỏi nhà trẻ mồ côi đi làm con nuôi Ông đánh giá hai nhóm này
ở độ tuổi 3, 6, 8 và 12 Trong tất cả các tiêu chí đo lường, nhóm thứ hai (12tuổi đều thua kém nhóm đầu Bọn trẻ ở nhóm thứ hai gặp khó khăn trong việctạo ra các quan hệ cá nhân gần gũi và có xu hướng tách biệt khỏi xã hội Kết
Trang 37quả đánh giá cho thấy trẻ bị thiếu hụt giao tiếp xã hội nếu không được điều trịthì sẽ bị tụt hậu về trí tuệ, khó hoà nhập xã hội, thụ động, ngôn ngữ kém pháttriển và hay có những vấn đề hành vi như hiếu động quá mức hoặc có tínhhiếu chiến Chúng không có khả năng gắn bó an toàn với bố mẹ nuôi.
Năm 1951, Anna Freud và Sophie Dann thông báo về trường hợp sáutrẻ 3 tươi sống với nhau trong trại tập trung của phát xít Đức Hè năm 1945,người ta tìm được các em Bố mẹ các em bị giết khi các em được 12 thángtuổi Các em được sự chăm sóc rất hạn chế của rất nhiều người cùng trại -người này bị giết thì có người khác thay thế Thực tế là chúng đã tự nuôinhau Khi Thế chiến II kết thúc, cả sáu trẻ này được cứu sống và được đưachú đến một trung tâm điều trị ở Anh Những trẻ này có phản ứng rất rõ rệt:Chúng bẻ tất cả đồ chơi, phá đồ đạc và biểu hiện một sự lạnh lùng khôngphân biệt hoặc sự thù địch đối với nhân viên của trung tâm Giống như nhưngcon khỉ chỉ có bạn, những trẻ này biểu lộ một tình cảm gắn bó mạnh mẽ đốivới nhau và cảm thấy không yên khi một thành viên bị tách khỏi nhóm dùtrong một thời gian ngắn Chúng cũng biểu lộ một sự quan tâm lẫn nhau,chúng làm mọi việc đồng thời với nhau và trong giờ ăn, việc giữ phần cho bạncòn quan trọng hơn việc tự mình ăn May mắn là những triệu chứng này đãđược khắc phục dần Những trẻ này dần dần xây dựng được quan hệ tốt vớinhững người lớn chăm sóc chúng, học được ngôn ngữ mới (tiếng Anh) trongthời gian ở trung tâm và khảo sát 35 năm sau cho thấy họ đã là những ngườilớn tuổi có cuộc sống hữu ích
Thực nghiệm 6 Khác biệt cá nhân về chất lượng gắn bó mẹ con
1 Tác giả: Ainsworth
2 Mục tiêu thực nhiệm: Chứng minh rằng các kiểu ứng xừ khác nhaucủa mẹ với trẻ tạo nên các chất lượng gắn bó khác nhau ở trẻ em đối với cha
mẹ và các mối quan hệ xã hội khác sau này
3 Cách tiến hành: Thực nghiệm có tên là “tình huống lạ”, gồm 8 bước.Đầu tiên, nhà thực nghiệm đưa hai mẹ con tới buồng thực nghiệm có nhiều
Trang 38đồ chơi và đi ra ngoài Những người tham gia thực nghiệm thực hiện cácbước sau:
Mẹ ngồi cạnh trong khi con chơi
- Người lạ vào ngồi nói chuyện với mẹ
- Mẹ đi ra ngoài, người lạ chơi với trẻ (dỗ dành nếu trẻ hoảng loạn)
- Mẹ vào chào con và dỗ dành nếu con hoảng hốt
- Người lạ đi ra ngoài
- Mẹ lại đi ra ngoài
- Người lạ vào và dỗ dành trẻ
- Mẹ vào, chào con, dỗ dành con nếu cần và chơi đồ chơi với con
4 Kết quả: Theo kết quả thực nghiệm nhiều lần, Ainsworth phân sự gắn
bó của trẻ với mẹ thành bốn loại:
- Gắn bó an toàn: Trẻ chăm chú quan sát môi trường khi có một mìnhvới mẹ và bị hoảng loạn khi bị chia cắt Trẻ thường thân tình chào đón mẹ vànếu bị lo lắng quá đỗi thì thường tìm tiếp xúc thể chất với mẹ để làm nhẹ nỗi
lo Trẻ thường không đế ý đến người lạ khi có mẹ ở bên
- Gắn bó chống đối: Đây là gắn bó không an toàn Trẻ cố gắng đứnggần mẹ và hầu như không khảo sát môi trường khi mẹ bên cạnh Khi mẹ đi rangoài, trẻ trở nên lo lắng quá đỗi Nhưng khi mẹ về, trẻ bị mâu thuẫn: trẻđứng gần mẹ mặc dù có vẻ giận dỗi vì mẹ bỏ mình trong phòng Nhưng đồngthời trẻ có vẻ chống đối tiếp xúc thể chất do mẹ chủ động Trẻ lo lắng vềngười lạ mặc dù có mẹ bên cạnh:
- Gắn bó lẩn tránh: Đây là gắn bó không an toàn Trẻ ít có vẻ lo lắng khi
bị chia cắt với mẹ và nói chung là quay lưng lại mẹ và có thể tiếp tục phớt lờ
mẹ, thậm chí ngay cả khi mẹ cố gắng làm bé chú ý Trẻ thường khá hoà đồngvới người lạ nhưng thỉnh thoảng lẩn tránh hoặc phớt lờ họ theo kiểu lẩn tránh
và phớt lờ mẹ
Trang 39- Gắn bó mất phương hướng - vô tổ chức: Kiểu gắn bó này mới pháthiện gần đây và là thể hiện của những trẻ gắn bó không an toàn và bị stressnhiều nhất bởi tình huống thực nghiệm Nó là sự phối hợp kì lạ của gắn bóchống đối và gắn bỏ lẩn tránh Nó phản ánh sự bối rồi về việc lại gần mẹ hoặclẩn tránh mẹ Khi gặp lại mẹ, trẻ có thể hành động vô thức và cứng nhắc hoặctrẻ có thể lại gần mẹ nhưng đột ngột chạy xa mẹ nếu mẹ tiến lại gần hoặc trẻ
có thể thể hiện theo cả hai khuôn mẫu gắn bó chống đối và gắn bó lẩn tránhtrong những tình huống khác nhau Từ thực nghiệm này cho thấy các kiểuứng xử khác nhau (gắn bó khác nhau của mẹ với trẻ) tạo nên các chất lượnggắn bó khác nhau ở trẻ em sau này
Thực nghiệm của Ainsworth cho thấy rằng: Có ít nhất hai kiểu chăm sóctạo nguy cơ làm cho trẻ gắn bó lẩn tránh
- Một số mẹ của những trẻ gắn bó lẩn tránh thường không kiên nhẫnvới con và không đáp ứng đối với các tín hiệu của trẻ, dường như thể hiệnnhững tình cảm khó chịu với con và không thích thú khi ở bên con Ainsworthcho rằng những bà mẹ này có tính cách cứng nhắc, chỉ quan tâm đến bảnthân và có vẻ như không chấp nhận con mình
- Kiểu chăm sóc thứ hai là ở nhưng bố mẹ nhiệt tình quá mức Những
bố mẹ này nói chuyện liên tục với trẻ, và cung cấp những kích thích ở mức độcao trong khi con họ không hề muốn Trẻ có thể có đáp ứng nhàm chán cao
độ vì đã học được cách lẩn tránh người lớn nào không thích chúng hoặc ứng
xử với chúng bằng nhưng kích thích mà họ không thể kìm nén được Trongkhi những trẻ gắn bó chống đối cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ tình cảm thì trẻgắn bó lẩn tránh có vẻ như đã học được cách sống không có những ủng hộ
đó
5 Bình luận: Chất lượng gắn bó của trẻ với mẹ phụ thuộc vào sự chú ý
- mà trẻ nhận được Mẹ của những trẻ gắn bó an toàn được coi là ngườichăm sóc nhạy cảm, đáp ứng ngay từ những ngày đầu các nhu cầu của trẻ.Điều này làm cho trẻ thích thú khi tương tác với mẹ và do đó gắn bó an toàn
và nhạy cảm trong ứng xử ở tuổi trưởng thành Những trẻ có gắn bó chống
Trang 40đối đôi khi có khí chất không đáp ứng và cáu kỉnh Nhưng thường thì chúng
có bố mẹ không nhất quán trong việc chăm sóc con, họ đối xử với con theotâm trạng và phần lớn thời gian không đáp ứng nhu cầu của con Trẻ cố gắngthoát khỏi sự chăm sóc không nhất quán đó một cách liều mạng như: khóc,đeo bám dai dẳng và những ứng xử gắn bó khác, nhằm đạt được sự ủng hộtình cảm Nhưng thường thì những hành động này không đạt kết quả, trẻ trởnên buồn bã, phẫn uất
6 Những nghiên cứu bổ sung khác: Liên hệ với các kiểu ứng xử mẹ con trên thế giới, các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng: Trong những nền văn hóakhác nhau thì tỉ lệ trẻ thuộc các kiểu gắn bó khác nhau sẽ khác nhau Điềunày phản ánh những khác biệt về văn hóa trong việc nuôi dạy trẻ Ví dụ, ởĐức, bố mẹ chủ tâm khuyến khích trẻ độc lập và có xu hướng không khuyếnkhích những tiếp xúc sát người Điều này giải thích tại sao trẻ Đức thể hiệngắn bó lẩn tránh lớn hơn tỉ lệ trẻ em tương đương ở Mĩ Ngoài ra, gắn bóchống đối là hiện tượng chung đối với các nền văn hóa như ở Nhật Bản, nơi
-mà người chăm sóc trẻ hiếm khi rời khỏi trẻ Và ở Israel, nơi -mà trẻ đượcnuôi dạy tập trung và ngủ tập trung, bố mẹ không chăm sóc vào ban đêm
Water, Wippman và Sroufe làm một nghiên cứu ở người cho thấy cómối quan hệ giữa chất lượng tình cảm gắn bó ở trẻ sơ sinh và chất lượng củaứng xử trong khi chơi và giải quyết vấn đề Khi được kiểm tra ở độ tuổi hainăm những trẻ nào có gắn bó an toàn ở độ tuổi 18 tháng về trước thì đã tỏ ranhiệt tình, kiên trì và có tính hợp tác cao hơn bọn trẻ cùng độ tuổi nhưng cógắn bó không an toàn Đơn giản là Waters, Wippman và Sroufe tìm thấy rằng
sự gắn bó an toàn dẫn đến cái gì đó còn hơn sự thiếu vắng những hành vitiêu cực hoặc có xu hướng không bình thường hướng về phía người chămsóc ở độ tuổi 18 tháng, bọn trẻ gắn bó một cách an toàn cười nhiều hơn sovới bọn trẻ gắn bó không an toàn và kết hợp nụ cười với giọng nói và (hoặc)với việc chia đồ chơi ra cho người khác trong giai đoạn chơi một mình Vì vậynếu trẻ sơ sinh có những quan hệ an toàn và song phương với những ngườichăm sóc chúng thì sẽ có sự phát triển khoẻ mạnh