Nội dung của cuốn giáo trình bao gồm 3 chương: - Chương 1: Tâm lý học xã hội là một khoa học - Chương 2: Các hiện tượng tâm lý xã hội - Chương 3: Tâm lý nhóm nhỏ Mục tiêu của giáo trình
Trang 1GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
ThS VŨ MỘNG ĐÓA
LỜI MỞ ĐẦU
Cuốn giáo trình Tâm lý học xã hội này được biên soạn dành cho sinhviên Khoa Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng - Trường Đại học Đà Lạt
Nội dung của cuốn giáo trình bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Tâm lý học xã hội là một khoa học
- Chương 2: Các hiện tượng tâm lý xã hội
- Chương 3: Tâm lý nhóm nhỏ Mục tiêu của giáo trình nhằm:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất và lịch
Trong quá trình biên soạn giáo trình này tác giả đã cố gắng rất nhiều đểhoàn thành kịp thời cung cấp cho sinh viên Tuy nhiên, không thể tránh khỏinhững hạn chế và thiếu sót nhất định Tác giả kính mong nhận được sự đónggóp và bổ sung ý kiến của bạn đọc
Đà Lạt, ngày 21 tháng 06 năm 2007
Tác giả
Vũ Mộng Đóa
Trang 2Chương 1 TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC
I Bản chất, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học xã hội
1 Khái niệm tâm lý học xã hội
Bản chất của Tâm lý học xã hội:
+ Đó là tâm lý chung của nhiều người Nó được hình thành từ một hệthống động cơ của một nhóm xã hội cụ thể (nhu cầu xã hội, tâm thế, niềm tin
Theo từ điển Tâm lý học xã hội do Vũ Dũng chủ biên, tâm lý học xã hội
là một phân ngành của tâm lý học, nghiên cứu các quy luật khách quan của
sự tác động qua lại giữa các yếu tố tâm lý và xã hội trong hoạt động của cánhân và các nhóm người Tâm lý học xã hội nghiên cứu đặc điểm tâm lý củacác nhóm xã hội, các tầng lớp và các giai cấp khác nhau trong xã hội, nghiêncứu các đặc tính (giai cấp, dân tộc, v.v) và các quy luật hình thành những loạihình nhân cách mang tính lịch sử, xã hội, nghiên cứu các cơ chế quan hệ qualại về mặt tâm lý xã hội trong các nhóm xã hội khác nhau, nghiên cứu cáchình thức giao tiếp khác nhau trong tập thể
Tóm lại, theo chúng tôi, tâm lý học xã hội là một phân ngành của tâm lýhọc, nó tập trung nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của một nhóm xã hội cụthể, nảy sinh từ sự tác động qua lại trong hoạt động và trong giao tiếp giữa
Trang 3các cá nhân ở trong nhóm Nó chi phối thái độ, hành vi, cử chỉ của cá nhânkhi họ ở trong nhóm đó.
2 Đối tượng của Tâm lý học xã hội
Tâm lý học xã hội cũng giống như nhiều ngành khoa học khác, việc xácđịnh đối tượng nghiên cứu là một vấn đề phức tạp và khó khăn nhất Hiện nayvẫn có nhiều quan điểm khác nhau giữa các nhà tâm lý học của các trườngphái tâm lý học về đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội Trong đó, đặcbiệt là có sự khác nhau khá rõ nét giữa tâm lý học Xô viết (cũ) và tâm lý họcphương Tây
Các nhà tâm lý học Xô viết cho rằng, đối tượng của tâm lý học xã hội lànghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm Tuy nhiên, trong sốnhững nhà tâm lý học Xô viết cũng có những quan điểm cụ thể không hoàntoàn đồng nhất nhau
Các nhà tâm lý học Xô viết (cũ), tiêu biểu như: E X Kuzơmin, V I.Xelivanop, K K Platonop, E V Sôrôkhôva cho rằng đối tượng nghiên cứucủa tâm lý học xã hội là nhân cách “phân loại kiểu người về mặt xã hội - lịchsử”, “các đặc điểm tâm lý của nhân cách”, “sự quy định của xã hội đối với tâm
lý của cá nhân” Một số tác giả khác như V N Kolbanopxki, A I Goriaseva,
A V Baranova, A G Kovaliop cho rằng đối tượng của tâm lý học xã hội là
“những hiện tượng tâm lý của những khối người đông đảo”, “là tâm lý của tậpthể”, “sự cộng đồng về tâm lý” Còn B D Parưghin, N X Manxurop cho rằngtâm lý học xã hội vừa nghiên cứu tâm lý của nhóm, của khối người đông đảo,vừa nghiên cứu đặc điểm hành vi của nhân cách, của cá nhân khi ở trongnhóm
A.G Kovaliop thì cho rằng “đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiêncứu những nét đặc trưng tâm lý của các nhóm xã hội, các tập thể, cũng nhưnhững quy luật hình thành và quy luật hoạt động của các tập thể, các nhómtrong quá trình tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân”
Trang 4Khác với quan điểm của các nhà tâm lý học Xô viết trước đây và cácnhà tâm lý học Nga hiện nay, các nhà tâm lý học phương tây lại tiếp cận từgóc độ khác Các nhà tâm lý học phương tây cho rằng, đối tượng của tâm lýhọc xã hội là nghiên cứu hành vi của cá nhân trong những điều kiện, hoàncảnh và môi trường xã hội Đó là nhận định khái quát, tuy nhiên, nếu xem xétmột cách cụ thể cũng có một số vấn đề sau đây:
+ Quan điểm của Jones và Gerard (1967) cho rằng đối tượng của tâm
lý học xã hội là nghiên cứu hành vi cá nhân như là chức năng kích thích xãhội Ở đây, các tác giả đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng qua lại giữa các cánhân trong nhóm
+ Quan điểm của các nhà tâm lý học M Sherif và C W Sherif (1956),
Mc David Harari (1968), cho rằng tâm lý học xã hội cần nghiên cứu kinhnghiệm và hành vi của cá nhân trong môi trường xã hội nhất định
+ Quan điểm thứ ba cho rằng đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiêncứu mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân và môi trường xã hội (các nhà tâm lýhọc đại diện như: Jack H Curtis Richard Dewey, David G Myer)
Cách tiếp cận thứ nhất (trường phái tâm lý học Xô viết) mang tính kháiquát hơn, chúng có phạm vi rộng Cách tiếp cận thứ hai mang tính cụ thể, rõràng: nhận thức - thái độ - tình cảm - hành vi
Như vậy, có thể hiểu rằng: Đối tượng của tâm lý học xã hội nằm ở bảnchất các hiện tượng tâm lý xã hội đã được phân tích ở trên Đó là cái tâm lýcủa những nhóm xã hội cụ thể, bao gồm những nét tâm lý chung nhất, đặctrưng nhất của nhóm được tạo nên từ sự tác động qua lại giữa các cá nhântrong nhóm Nó không phải là cái tâm lý như là sản phẩm hoạt động của chủthể mỗi người dưới những tác động của hiện thực khách quan Nó cũngkhông phải là cái tổng số đơn giản những đặc điểm tâm lý của tất cả những
cá nhân trong nhóm hợp thành
3 Nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội
Trang 5Tâm lý học xã hội có hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu lý luận vànghiên cứu ứng dụng.
1) Nghiên cứu lý luận
- Xác lập được hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học riêng nằmtrong cấu trúc hợp lý, mang đặc thù của khoa học mình Hiện nay một số kháiniệm, phạm trù cấu trúc của tâm lý học xã hội còn chưa rõ ràng để có thểphân biệt được ranh giới của nó với những khoa học lân cận
- Phát hiện được các quy luật hình thành và phát triển của các hiệntượng tâm lý xã hội, chỉ ra cách sử dụng chúng vào việc phát huy nhân tố conngười trong các điều kiện hoạt động khác nhau Cụ thể là những quy luật của
sự tác động qua lại trong nhóm, vai trò của cá nhân, vai trò của nhóm trongquá trình này, những điều kiện chủ quan và khách quan của sự hình thànhnên những hiện tượng tâm lý xã hội và những hình thái biến động trong tâm lý
xã hội
2) Nghiên cứu ứng dụng
Những quy luật chung của Tâm lý học xã hội được vận dụng vào một
số lĩnh vực khoa học khác cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội
Từ đó tạo nên những chuyên ngành khác nhau của tâm lý học xã hội
- Tâm lý học dân tộc: Đây là một chuyên ngành quan trọng của tâm lýhọc xã hội Nó nghiên cứu tâm lý dân tộc và những biến đổi của tâm lý dântộc gắn với những chuyển biến lịch sử diễn ra trong đời sống các dân tộc.Nhận thức được tính phong phú, đa dạng hay độc đáo của một dân tộc là yêucầu cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, con người của mộtquốc gia Việc nghiên cứu tâm lý dân tộc còn góp phần quan trọng trong sựhiểu biết giữa các dân tộc, là cơ sở của mối quan hệ hợp tác và liên kết giữacác nước với nhau
- Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo và quản lý xã hội Đây làmột chuyên ngành mới của tâm lý học xã hội, nó đi sâu vào nghiên cứu cáchiện tượng tâm lý trong hệ thống quản lý, chỉ ra các đặc điểm, cơ chế và quy
Trang 6luật tâm lý đang có ảnh hưởng tới hoạt động này trên cơ sở đó nêu ra nhữngyêu cầu về phẩm chất và năng lực tâm lý cần thiết của những người lãnh đạo
và bị lãnh đạo quản lý
- Tâm lý học xã hội trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
Chuyên ngành này nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,nghệ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo v.v.Trên cơ sở đó, nêu ra yêu cầuđối với cơ sở sản xuất về số lượng và chất lượng, hình thức của các loạihàng hoá, dịch vụ
- Tâm lý học xã hội trong tín ngưỡng tôn giáo, trong thông tin đạichúng, trong giáo dục y tế, trong đời sống gia đình, trong dư luận xã hội vàtâm trạng quần chúng
Phạm vi ứng dụng của tâm lý học xã hội rất rộng Nó sẽ ngày càngđược mở rộng theo sự đòi hỏi của thực tiễn, cũng như khả năng đáp ứngtrong quá trình phát triển của nó
II Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học xã hội
Tâm lý học xã hội đã ra đời và phát triển được gần một thế kỷ Song,những tiền đề để ra đời ngành khoa học này thì đã xuất hiện từ rất sớm Nói
về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học xã hội, trước hết phải tìm hiểunhững tiền đề để ra đời ngành tâm lý học này
1 Những tiền đề triết học.
Cũng giống như sự ra đời của tâm lý học, sự hình thành Tâm lý học xãhội có sự đóng góp rất quan trọng của các tư tưởng triết học Có thể đưa ramột số những tiền đề cơ bản sau:
1.1 Quan điểm của một số nhà triết học Hy Lạp cổ đại
Khi nói về quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởngtới sự ra đời của Tâm lý học xã hội, chúng ta chú ý nhiều hơn đến quan điểm
về xã hội và con người của Platon và Aristotle
Trang 7- Platon (427 - 374 TCN) trong luận thuyết về đạo đức xã hội và trongphác thảo về một xã hội lý tưởng của mình, ông đã rất chú ý đến các quan hệliên nhân cách Ông cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của các cá nhân đến sự ổnđịnh của nhà nước.
Trong các tác phẩm của mình, Platon đã quan tâm đến các kiểu loạinhân cách xã hội Theo ông, trong xã hội có ba kiểu nhân cách cơ bản:a/Những người luôn luôn cố gắng làm vừa lòng người khác (người hướng tớixúc cảm), b/Những người say sưa theo đuổi quyền lực và sự nổi danh (ngườihướng đến quyền lực) và c/Những người luôn có khao khát hiểu biết (ngườihướng đến tri thức) Ba kiểu nhân cách trên phản ánh ba yếu tố tâm lý củacon người: tình cảm, ý chí và trí tuệ
- Aristotle (354 - 322TCN) là một người mở đường vĩ đại của khoa học
xã hội Ông đánh giá cao yếu tố tình cảm Theo ông, có 3 động lực của sựliên kết con người: tình bạn, sở thích, và đồng nhất Trong đó, tình bạn làđộng cơ của đa số các nhóm xã hội
Aristotle đánh giá cao vai trò của các nhóm xã hội đối với con người.Ông cho rằng, con người cần phải sống trong các nhóm xã hội như gia đình
và nhà nước Nhóm xã hội cơ bản nhất đối với con người là gia đình Quanđiểm này của ông vẫn còn rất phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay Điềuđáng chú ý là Aristotle xem xét con người và khả năng của nó trong các phảnứng xã hội, quan hệ và hoàn cảnh xã hội
Có thể nói, mặc dù các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp còn khá
xa vời các tri thức Tâm lý học xã hội hiện đại, nhưng các tư tưởng này có ảnhhưởng không nhỏ đến các tư tưởng nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng
ở châu Âu sau này
1.2 Một số quan điểm về xã hội và cá nhân của các nhà tư tưởng La
Mã
Quan điểm về xã hội và cá nhân của một số nhà tư tưởng La Mã nhưM.T
Trang 8Cicero; St Augustine rất đáng được quan tâm trong nghiên cứu cáctiền đề triết học của sự phát triển Tâm lý học xã hội.
M.T Cicero là đại biểu xuất sắc của tư tưởng La Mã Khi nghiên cứu vềcon người và xã hội, ông rất quan tâm đến vấn đề pháp luật, con người phảihành động như thế nào trong khuôn khổ luật pháp của xã hội
St Augustine (354 - 430 sau CN), ông là đại biểu xuất sắc về tư tưởng
xã hội trong thời đại của ông Các quan điểm của ông về xã hội và cá nhânđược tâm lý học xã hội hiện đại đánh giá cao Đó là các quan điểm về sự liênkết của con người, về vai trò của nhóm xã hội đối với việc hình thành quanđiểm, thái độ của cá nhân Song, các quan điểm của ông lại bị ảnh hưởng lớncủa tư tưởng tôn giáo Augustine đánh giá cao vai trò của Chúa Trời và cáclực lượng thần thánh đối với cuộc sống thực tại của con người Theo ông, cánhân không chỉ có quan hệ tương tác với các cá nhân khác mà còn có quan
hệ với Chúa
1.3 Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội
Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội do T Hobber (1588 - 1679),
J Locke (1632 - 1704), và J.J Rousseau (1712 - 1778) đưa ra đã được xemnhư sự mở đường cho Tâm lý học xã hội hiện đại Các tác giả đã quan tâmnghiên cứu rất nhiều về mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân
Học thuyết về sự thoả thuận xã hội của Hobber được phát triển dựatrên 3 yếu tố:
- Định đề: bản năng con người bị hạn chế và cô lập từ những ngườicùng tầng lớp hoặc từ tầng lớp đối lập của xã hội
- Nguyên nhân hoặc thiết lập các nguyên nhân: Tại sao con người tựđặt mình vào các mối liên kết với người khác
- Thiết lập các quy tắc đạo đức từ hai lý do trên
Locke không tin rằng có tồn tại một nhà nước thời kỳ tiền xã hội Ôngđưa ra quan điểm cho rằng con người luôn sống trong xã hội, nhà nước trở
Trang 9thành phương tiện để chấn chỉnh sai trái, bất công và bảo vệ quyền lợi chínhđáng của con người về cuộc sống, tự do và sở hữu.
So với học thuyết về thoả thuận xã hội của Hobber và Locke thì họcthuyết về sự thoả thuận xã hội của Rousseau được đánh giá cao hơn Cũnggiống như Hobber, ông bắt đầu bằng việc tìm hiểu những hành vi bản năngcủa con người, sau đó nghiên cứu mối tương tác giữa người với người, giữa
cá nhân và xã hội Ông cho rằng, trật tự xã hội là điều bất khả xâm phạm Nóđược xây dựng trên cơ sở lợi ích của đa số mọi người Cái trật tự này khôngthể bắt nguồn từ bản năng của con người mà cần phải được xây dựng trên
sự thoả thuận
2 Những trường phái đầu tiên trong xã hội học và tâm lý học.
2.1 Các trường phái xã hội học
Vai trò của xã hội học trong việc hình thành Tâm lý học xã hội được thểhiện qua sự ảnh hưởng của các quan điểm của một số nhà xã hội học
cá nhân
Mặc dù rất quan tâm đến tâm lý học cá nhân, nhưng Comte vẫn nhấnmạnh rằng đơn vị xã hội thực là gia đình, nhờ nó mà xã hội phát triển Giađình, theo ông ngoài việc duy trì nòi giống còn nuôi dưỡng lòng vị tha của conngười Từ mái ấm gia đình, cá nhân sẽ trở thành thành viên xã hội hữu ích.Tâm lý học cá nhân theo hướng bản năng của Comte đã tác động mạnh đếntâm lý học xã hội tận đầu thế kỷ XX
Trang 10- Gabriel Tarde (1843 - 1904)
Tarde là một người sáng lập ra tâm lý học cá nhân trên cơ sở của xãhội học Ông phản đối những quan điểm thái quá của tâm lý học cá nhân thờiđó
Một công trình nghiên cứu của Tarde có ảnh hưởng lớn đến sự ra đờicủa tâm lý học xã hội là cuốn: “Những quy luật của sự bắt chước” Trongcuốn sách này ông đã lý giải cơ sở xã hội của sự tương tác giữa các cá nhân.Ông cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm mới về sự tương tác Đây là mộttiền đề dẫn đến sự hình thành tâm lý học xã hội
- Durkheim (1858 - 1917)
Quan điểm của Durkheim là phản đối sự đề cao quá mức tâm lý học cánhân khi ông nhấn mạnh đến hệ thống quy định xã hội Ông ca ngợi và thíchtranh luận về học thuyết “ý thức tập thể”
Trong các nghiên cứu của mình, ông quan tâm nhiều đến các kiểu loạihành vi của nhóm hơn là các hành vi của cá nhân Những nghiên cứu củaông về “ý thức tập thể” là đóng góp đặc biệt quan trọng cho tâm lý học xã hội
- G Lebon (1841 - 1931)
Trong các nghiên cứu của mình, ông chú ý nhiều đến tâm lý học nhóm.Ông đã làm sáng tỏ thêm những quan điểm của Durkheim về các hiện tượngtâm lý của nhóm Lebon cũng bị ảnh hưởng bởi Tâm lý học xã hội của Tarde
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Lebon là cuốn “Đám đông” (The crowd).Trong cuốn sách này ông đã phân tích rất sâu sắc về tâm lý đám đông - mộthiện tượng tâm lý rất đặc thù của Tâm lý học xã hội Với cuốn sách này, ông
đã trở thành người mở đường về vấn đề “hành vi tập thể” hiện đại
- Charles Horton Cooley (1863 - 1929)
Cooley là nhà xã hội học Mỹ, người có quan điểm hiện đại về mối quan
hệ giữa xã hội và cá nhân Ông nhấn mạnh, không thể tách rời yếu tố xã hội
và yếu tố cá nhân trong cuộc sống của con người
Trang 11Ông đã viết ba cuốn sách nổi tiếng về vấn đề này: Bản chất con người
và trật tự xã hội; Tổ chức xã hội; Sự phát triển xã hội Cooley bị ảnh hưởngbởi học thuyết “bắt chước” của Tarde, quan điểm về đồng nhất của Schaffle
và tâm lý học của W.James
- E.A Ross (1866 - 1951)
Ross là nhà xã hội học người Mỹ, người đã viết cuốn sách Tâm lý học
xã hội (1908) - một trong những cuốn sách giáo khoa đầu tiên về ngành khoahọc này Nếu Cooley nhấn mạnh hơn đến khía cạnh tập thể thì Ross lại chú ýđến cả khía cạnh xã hội và khía cạnh cá nhân trong nghiên cứu quan hệ giữa
xã hội và cá nhân
Theo ông, vai trò của xã hội thể hiện qua sự ảnh hưởng của nhóm tới
cá nhân và vai trò của cá nhân thể hiện qua sự ảnh hưởng của cá nhân tớinhóm Các vai trò này xảy ra trong các hoàn cảnh xã hội Quan điểm này củaRoss đã bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Tarde về “sự bắt chước” trong đờisống xã hội
2.2 Các trường phái Tâm lý học
- Thuyết hành vi của Watson:
Thuyết hành vi ra đời vào năm 1913 trong bối cảnh Tâm lý học nộiquan bước vào thời kỳ khủng hoảng và một số nhà tâm lý học cho rằng cầnphải xác định lại đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
Thuyết hành vi là cơ sở để tâm lý học đầu thế kỷ XX từ bỏ di sản củatrường phái nội quan và đưa Tâm lý học xã hội hiện đại đến chỗ tìm hiểu conngười thông qua các hoàn cảnh xã hội và trước hết là nghiên cứu hành vi củacon người
Sự đóng góp to lớn của thuyết hành vi đối với Tâm lý học xã hội thểhiện ở chỗ nó là cơ sở để các nhà tâm lý học phương Tây (trước hết là cácnhà tâm lý học Mỹ) xác định đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này -hành vi xã hội của con người
Trang 12- Thuyết cấu trúc của W Wundt
Một trong những đóng góp lớn của ông đối với việc ra đời của Tâm lýhọc xã hội là cuốn sách Tâm lý học dân tộc Cuốn sách này gồm 10 tập, đượcông viết trong 20 năm (1900 - 1920)
Theo ông, tâm lý học xã hội là một phân ngành cần thiết của Tâm lýhọc Ông cho rằng không thể nghiên cứu con người như một cá nhân đơn lẻ,
mà cần phải nghiên cứu con người trong những mối quan hệ của con người
- Tâm lý học Gestalt
Một trong những đại biểu xuất sắc nhất của tâm lý học Gestalt làK.Lewin, ông đã dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu khía cạnh quantrọng của Tâm lý học xã hội
- nhóm nhỏ và nhóm nói chung Lewin đã sáng lập ra Trung tâm nghiêncứu động thái nhóm Ông cũng là tác giả của một phương pháp nghiên cứumới trong tâm lý học xã hội - phương pháp nhóm tập luyện (training group)
3 Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập
Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập được đánh dấu bằng
sự kiện cuốn sách giáo khoa đầu tiên về Tâm lý học xã hội được xuất bản vàonăm 1908 Đó là cuốn Tâm lý học xã hội (Social Psychology) của tác giảEdward A Ross Cuốn sách của ông dựa trên cơ sở kết hợp hai khoa họctâm lý học và xã hội học Nội dung chính được đề cập trong cuốn sách này là
sự bắt chước được hình thành, phát triển và thực hiện như thế nào Ông đã
sử dụng hiện tượng bắt chước để giải thích sự thay đổi tư tưởng, thói quen
và quan điểm giữa các thành viên trong các nhóm xã hội
Một sự kiện quan trọng nữa góp phần làm cho Tâm lý học xã hội trởthành khoa học độc lập, đó là sự ra đời cuốn sách có tên: Nhập môn Tâm lýhọc xã hội (Introduction to Social Psychology) của Mc Dougall Trong cuốnsách này tác giả đã lý giải sự giống nhau về hành vi giữa cá nhân trong nhóm
xã hội thông qua sự bắt chước
Trang 13Tính đến năm 1954, đã có 52 cuốn sách giáo khoa về Tâm lý học xãhội xuất bản, đến năm 1968 con số này đã tăng lên gần 100 cuốn và tính đếnnăm 1980, số sách giáo khoa về Tâm lý học xã hội đã lên tới gần 150 cuốn,gần chục tạp chí về tâm lý học xã hội và một số lượng lớn các tuyển tập bàiviết, các sách tham khảo có giá trị về ngành khoa học này được hoàn thành.Trong gần một thế kỷ vừa qua, người ta có thể nhận thấy hai xu hướng pháttriển của Tâm lý học xã hội: Tâm lý học xã hội phương Tây và Tâm lý học xãhội Xô viết Hai xu hướng này có sự khác biệt nhất định.
Tâm lý học xã hội Xô viết chú ý nhiều đến nghiên cứu các đặc điểm tâm
lý của nhóm, trong đó đặc biệt là tập thể (một loại nhóm chính thức) và cácnhóm lớn như giai cấp, dân tộc, Tâm lý học xã hội phương Tây lại quan tâmnhiều hơn đến việc nghiên cứu kinh nghiệm và hành vi xã hội Tính thực tiễn,ứng dụng trong các nghiên cứu của Tâm lý học phương Tây được thể hiệnrất rõ nét
Ở nước ta, Tâm lý học xã hội là một ngành còn rất non trẻ Song, trongthời gian gần đây, ngành khoa học này đã có những bước phát triển quantrọng Tâm lý học được giảng dạy ở nhiều trường Đại học, học viện và trườngcao đẳng Nhiều công trình nghiêu cứu về Tâm lý học xã hội đã được dịch vàbiên soạn Tính đến nay chúng ta đã có hàng chục cuốn sách giáo khoa,nhiều tài liệu tham khảo đã được các nhà Tâm lý học Việt Nam biên soạn vàxuất bản nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu Tâm lý học
xã hội
III Các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học xã hội
1 Những nguyên tắc nghiên cứu
1.1 Phải đảm bảo tính chất khách quan
Nghiên cứu phải đảm bảo tính khách quan, trước hết là phải nghiêncứu từ chính bản thân sự vật, hiện tượng, phải xem xét sự vật, hiện tượngnhư chúng vốn có trong thực tế, ghi nhận mọi chi tiết, mọi biểu hiện củachúng
Trang 141.2 Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong các mối liên hệ củachúng
Tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều liên hệ, tác động qualại với nhau Vì vậy, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong mối quan hệ, liên hệgiữa chúng nhằm vạch ra được sự ảnh hưởng lẫn nhau, mối quan hệ nhânquả và những quy luật của sự tác động qua lại giữa chúng Khi nghiên cứucác hiện tượng tâm lý xã hội cần thực hiện tốt các yêu cầu này, bởi vì mỗihiện tượng tâm lý xã hội đều chịu sự ảnh hưởng và liên quan của các hiệntượng khác
1.3 Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong sự phát triển
Mỗi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên hay trong xã hội đều có quátrình nảy sinh, vận động và phát triển Tâm lý cá nhân hay của xã hội đềunằm trong quy luật này, có sự phát triển và biến đổi về chất Bởi vậy, khinghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, nhà khoa học cần xem xét chúngtrong một quá trình
1.4 Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹnMỗi sự vật và hiện tượng đều có một cấu trúc nhất định Bởi vậy, yêucầu đặt ra đối với các nhà khoa học là phải nghiên cứu sự vật và hiện tượngvới cả hệ thống các thành phần trong cấu trúc của chúng cũng như mối liên
hệ và quan hệ của các thành phần ấy
2 Những phương pháp nghiên cứu
2.1 Phươngpháp quan sát
Quan sát là sự tri giác chủ động và có hệ thống các hiện tượng tâm lýnhằm tìm ra các đặc điểm đặc trưng và có ý nghĩa của chúng Trong tâm lýhọc xã hội, phương pháp quan sát được sử dụng để nghiên cứu hành vi xãhội
• Các bước tiến hành quan sát:
- Xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát (quan sát để làm gì)
Trang 15- Lựa chọn khách thể quan sát, tình huống quan sát và đối tượng quansát (quan sát ai, quan sát cái gì)
- Lựa chọn cách thức quan sát để ít ảnh hưởng đến khách thể quansát và thu được những thông tin cần thiết (quan sát như thế nào)
• Nhiệm vụ quan sát: là định hướng ban đầu về khách thể, đề xuất giảthuyết và kiểm tra giả thuyết Các tình huống quan sát có thể là tình huống tựnhiên hoặc tình huống thực nghiệm (do người quan sát chủ động) tạo nên
• Đối tượng quan sát: là những hành động ngôn ngữ hoặc phi ngônngữ của con người trong nhóm hay liên nhóm Cụ thể là:
- Hành động nói (hành động ngôn ngữ) Ở đây cần chú ý quan sát tínhđịnh hướng, tần số, cường độ, mức độ diễn cảm, đặc điểm của ngôn từ, ngữpháp, cách phát âm
- Những hành động diễn cảm thể hiện qua nét mặt, thái độ, hành động
- Cử chỉ di chuyển, trạng thái đứng im của con người, khoảng cáchgiữa người này với người khác, tốc độ, phương hướng vận động, sự vachạm
• Một số ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: Nó được sử dụng rộng rãi, chiếm ưu thế trong việc thu thậpcác biểu hiện của tâm lý xã hội Trong phương pháp này, nhà khoa học có thể
sử dụng những máy móc hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim
để ghi lại những hiện tượng cần nghiên cứu, khi cần có thể quan sát lại nhiềulần bảo đảm tính khách quan
- Hạn chế: phương pháp này còn có hạn chế là nó đòi hỏi nhiều thờigian; nó chỉ cung cấp những tài liệu về các biểu hiện bề ngoài có tính cảmtính Bởi vậy, khi dùng phương pháp này nhà khoa học phải thu thập tài liệuvới số liệu đủ lớn để có thể chọn lọc trong đó những tài liệu cần thiết
2.2 Phươngpháp nghiên cứu sản phẩm
Trang 16Sản phẩm hoạt động bao giờ cũng mang đậm nét những đặc điểm tâm
lý của nhóm người tạo ra nó, bao gồm sản phẩm vật chất và tinh thần Cácsản phẩm vật chất như: nhà cửa, vật dụng thông thường, các sản phẩm tinhthần như âm nhạc, phong
tục, tập quán, Qua sản phẩm hoạt động, nhà khoa học có thể tìm hiểu
về trình độ nhận thức, mức độ kỹ xảo, nội dung tình cảm, đặc điểm tính cáchcủa các nhóm người khác nhau
2.3 Phươngpháp điều tra
Dùng để hiểu rõ thái độ của mọi người đối với các biến cố xã hội,những nhiệm vụ xã hội có liên quan đến họ cũng như nhu cầu, nguyện vọng,định hướng hoạt động của họ trong tương lai Phương pháp này được sửdụng rộng rãi để nghiên cứu thông qua công cụ là bảng hỏi
• Các nguyên tắc đặt câu hỏi:
- Trong một câu hỏi chỉ cần tìm hiểu một khía cạnh, không nên chứađựng nhiều nội dung nghiên cứu
- Nên tránh sử dụng các thuật ngữ nước ngoài không được sử dụngrộng rãi trong xã hội, tránh các thuật ngữ chuyên môn quá hẹp, tránh các từ
đa nghĩa
- Không nên đưa ra các câu hỏi quá dài, đặc biệt là khi hỏi trực tiếp
- Nếu trong câu hỏi có sử dụng các thuật ngữ không phổ biến thì ngườiđiều tra viên có thể giải thích thêm về câu hỏi này để cho khách thể hiểuđược
- Các câu hỏi cần được cụ thể hoá, đơn giản hoá đến mức độ cao nhất,tránh đặt câu hỏi một cách chung chung, khó hiểu (rườm rà, tối nghĩa)
- Khi đặt câu hỏi có thể đưa ra các phương án trả lời mà mọi người đều
có thể hiểu như nhau
- Cần tránh đặt các câu hỏi khuôn mẫu, sáo rỗng hay kiểu “đánh đố” đốivới
Trang 17khách thể nghiên cứu
- Cần tránh đưa ra các câu hỏi tạo nên thái độ tiêu cực đối với ngườiđược hỏi
• Câu hỏi đóng và câu hỏi mở
- Câu hỏi đóng là các câu hỏi đưa ra các phương án trả lời, đòi hỏikhách thể nghiên cứu phải chọn một hay một số trong các phương án trả lời
Có hai loại câu hỏi đóng: câu hỏi đóng phân đôi và câu hỏi đóng cónhiều phương án trả lời
- Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi không đưa ra các phương án trả lời.Theo yêu cầu của câu hỏi, khách thể tự bộc lộ suy nghĩ của mình
• Cách thức trình bày bảng hỏi:
Để bảng hỏi được trả lời tốt, khi xây dựng chúng ta cần chú ý đến một
số khía cạnh sau:
- Ở trang đầu của bảng hỏi ghi rõ cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra
- Tiếp theo là lời mở đầu (nêu mục đích, yêu cầu của bảng hỏi) Tronglời mở đầu cần cam kết giữ bí mật tên, tuổi cho người được hỏi Nên viếtngăn gọn, lịch sự
- Ở phần cuối bảng hỏi nên có lời cảm ơn người được hỏi
- Cần chú ý đến hình thức trình bày bảng hỏi: kiểu chữ, cách trình bày,
• Những ưu điểm và hạn chế
- Ưu điểm: Cho phép tiến hành nghiên cứu trên một địa bàn rộng với sốlượng lớn khách thể nghiên cứu Có thể thu được thông tin về nhiều sự kiệnkhác nhau trong thời gian ngắn Không chỉ thu thập được thông tin trong hiệntại mà trong cả quá khứ và tương lai
- Hạn chế: Số liệu điều tra chủ yếu dựa vào đánh giá của khách thể
Độ tin cậy của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng tự trìnhbày các vấn đề của khách thể Ngoài ra, độ tin cậy của thông tin còn phụ
Trang 18thuộc vào khả năng thiết kế bảng hỏi của người nghiên cứu, vào sự hợp táccủa khách thể
Để bổ sung phương pháp điều tra, người ta đã dùng phương phápphỏng vấn kèm theo Phương pháp phỏng vấn hay trò chuyện có mục đíchgiúp cho người điều tra thâm nhập vào cuộc sống xã hội mà họ muốn nghiêncứu, có được thông tin ban đầu về xã hội ấy Qua trò chuyện sẽ gây đượckhông khí tự nhiên, gần gũi giữa người điều tra và người được điều tra khiến
họ có thể thông cảm hơn, tích cực hưởng ứng và trả lời chính xác
Phỏng vấn cũng bị hạn chế là tốn thời gian, nên chỉ có thể tiến hànhtrong một diện hẹp, có lựa chọn, thông thường là những người lãnh đạo,những cá nhân tiêu biểu
Nhược điểm: Trong tâm lý học xã hội, thực nghiệm là một phươngpháp rất phức tạp, rất khó sử dụng Bởi vì nó được thực nghiệm đối với conngười Nó không chỉ liên quan đến vấn đề tri thức, tổ chức, giáo dục, tuyêntruyền v.v mà còn liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và cả pháp luật
2.5 Phươngpháp trắc nghiệm xã hội
Trắc nghiệm xã hội có nghĩa là đo lường xã hội Phương pháp nàyđược xây dựng trên cơ sở lý luận tâm lý học về xã hội và test tâm lý xã hộinhằm đánh giá các mối liên hệ cảm xúc liên nhân cách trong nhóm
Trang 19Phương pháp trắc nghiệm xã hội do L Moreno (1892 - 1974) sáng lập.Moreno đã đưa ra phương pháp này để tìm hiểu các cấu trúc tâm lý xã hộitrong các quan hệ liên nhân cách của nhóm Các cấu trúc này không chỉ xácđịnh các đặc điểm của nhóm mà còn xác định trạng thái tinh thần của conngười.
■ Nhiệm vụ của trắc nghiệm xã hội
Trắc nghiệm xã hội được sử dụng, để chẩn đoán những quan hệ liênnhân cách và liên nhóm với những mục đích làm cho chúng thay đổi tốt hơn
và hoàn thiện chúng
Trắc nghiệm xã hội có thể nghiên cứu các kiểu loại hành vi xã hội củacon người trong điều kiện hoạt động của nhóm, đánh giá sự tương hợp tâm lý
xã hội của các thành viên trong các nhóm xã hội cụ thể
Song nhiệm vụ cơ bản của trắc nghiệm xã hội là nghiên cứu cấu trúckhông chính thức của các nhóm xã hội và bầu không khí tâm lý của nhóm
■ Các giai đoạn thực hiện trắc nghiệm xã hội
* Các giai đoạn thực hiện
- Xác định nhiệm vụ, khách thể nghiên cứu
- Xác định các giả thuyết nghiên cứu cơ bản
- Xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi của trắc nghiệm xã hội gồm các câu hỏi liên quan đến nhữngkhía cạnh cảm xúc của các quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân trong nhóm.Đòi hỏi những người tiến hành trắc nghiệm phải thể hiện được mối quan hệthân ái, gần gũi, cởi mở với các khách thể làm trắc nghiệm Vì quan hệ nhưvậy sẽ kích thích được lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của khách thểnghiên cứu
* Các hình thức lựa chọn mẫu trong trắc nghiệm
- Sự lựa chọn không hạn chế
Trang 20Nếu trong nhóm có 12 thành viên thì mỗi người trong nhóm sẽ lựa chọn
11 người còn lại của nhóm (trừ bản thân mình) để thực hiện trắc nghiệm
Công thức lựa chọn ở đây là: N - 1, trong đó N là số lượng các thànhviên của nhóm thực nghiệm Như vậy, sẽ có (N - 1) người được lựa chọn đểtham gia thực nghiệm
Ưu điểm: khả năng lựa chọn như nhau đối với các thành viên Nó cóthể làm cho các thành viên bộc lộ được cảm xúc của mình Đây có thể là látcắt qua mối liên hệ liên nhân cách phức tạp trong cấu trúc nhóm
Nhược điểm: kỹ thuật tính toán khá phức tạp, khó khăn khi nhóm trắcnghiệm có nhiều thành viên Một nhược điểm khác là xác suất nhận được từ
sự lựa chọn ngẫu nhiên là rất lớn Ví dụ, ta có thể nhận được câu trả lời “Tôichọn tất cả”
- Sự lựa chọn hạn chế
Ở đây các khách thể được phép chọn số lượng hạn chế các thành viêncủa nhóm (số lượng này theo quy định của người làm trắc nghiệm) Ví dụ,trong nhóm trắc nghiệm có 25 người thì mỗi thành viên được lựa chọn 4người
Ưu điểm: có độ tin cậy cao hơn vì nó sẽ làm người thực hiện trắcnghiệm có ý thức trách nhiệm, chú ý hơn khi lựa chọn
Vấn đề ở đây là chọn bao nhiêu thành viên là hợp lý J.Moreno và E.Jenking đã đưa ra công thức về xác suất của sự ngẫu nhiên:
P(A) = d/(N - 1)
P là xác suất của sự kiện ngẫu nhiên (A) của sự lựa chọn theo trắcnghiệm xã hội
N là số lượng các thành viên của nhóm d là sự lựa chọn hạn chế
Thông thường, trị số P(A) dao động trong khoảng từ 0,20 - 0,30 Khibiết P(A) và N thì ta có thể xác định được số lượng lựa chọn hạn chế d
Trang 21Nhược điểm của cách lựa chọn này là không có khả năng lựa làm sáng
tỏ những quan hệ tương hỗ phức tạp trong nhóm
Để khắc phục nhược điểm của mỗi cách lựa chọn, ta có thể kết hợp cảhai cách lựa chọn này Giai đoạn một là lựa chọn không hạn chế, giai đoạnhai là sự lựa chọn hạn chế
■ Phiếu trắc nghiệm xã hội
Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào phiếu trắc nghiệm xã hội.Khi xây dựng phiếu trắc nghiệm cần chú ý một số điểm sau:
- Số lượng các câu hỏi trong phiếu không nên quá nhiều
-Trong trường hợp nghiên cứu nhiều người và số lượng câu hỏi trắcnghiệm lớn chúng ta có thể chia ra thành một số phiếu trắc nghiệm nhỏ hơntheo các nội dung nghiên cứu
Phiếu trắc nghiệm xã hội được xây dựng theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị danh sách các thành viên của nhóm trắc nghiệm Mỗithành viên nắm được số thứ tự của mình trong danh sách đó
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra
Ở phần đầu của phiếu hướng dẫn cách thực hiện trắc nghiệm (hướngdẫn cách trả lời các câu hỏi) Khi trả lời các câu hỏi người được trắc nghiệmcần đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm theo danh sách ở phần cột lựachọn
Các câu hỏi trắc nghiệm được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm I: Người được trắc nghiệm đưa ra sự lựa chọn của mình vềcác thành viên của nhóm
+ Nhóm II: Người được trắc nghiệm đánh giá xem ai trong số các thànhviên của nhóm sẽ chọn mình vào vị trí đó Tức là đánh giá về khả năng lựachọn của nhóm đối với bản thân anh ta
Trang 22Trên đây là một số những phương pháp nghiên cứu cơ bản trong tâm
lý học xã hội Các phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhau tuỳ theomục đích của nhà nghiên cứu
Chương 2 CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI
I Khái niệm chung về hiện tượng tâm lý xã hội
Con người luôn sống trong một môi trường xã hội nhất định: gia đình,trường học, công ti, xí nghiệp, Trong quá trình đó các cá nhân có sự tácđộng qua lại lẫn nhau Sự tác động này đã điều chỉnh thái độ, hành vi của cánhân và nhóm dẫn đến quá trình xã hội hoá cá nhân, hình thành nên nhữnghiện tượng tâm lý đặc trưng của nhóm
Tâm lý xã hội bao gồm những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm
xã hội nảy sinh từ tác động qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa cácthành viên trong nhóm, chi phối thái độ hành vi của các cá nhân khi hiện diệntrong nhóm
Những hiện tượng tâm lý xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, chiphối lẫn nhau Nó có diễn biến rất phức tạp mặc dù được hình thành và pháttriển có quy luật Khi xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hộingày càng trở nên phức tạp và đa dạng Chính trong quá trình đó nảy sinhnhiều các hiện tượng tâm lý xã hội khác nhau Việc nghiên cứu các hiệntượng tâm lý xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn hiện nay
II Các hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản
1 Tri giác xã hội
1.1 Khái niệm Tri giác xã hội
Tri giác xã hội là sự cảm nhận, hiểu biết và sự đánh giá của chủ thể trigiác về các đối tượng xã hội: các cá nhân, nhóm người, bản thân mình, hoặccác hiện tượng xảy ra có sự tham gia của con người
Trang 23Tri giác xã hội đó là hiện tượng nhận biết xã hội Nó phụ thuộc vào đốitượng mà chúng ta đang tri giác, đặc biệt là phụ thuộc vào mục đích, kinhnghiệm, nguyện vọng của chúng ta Nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, bốicảnh của chúng ta Thực chất của tri giác xã hội là tri giác những người vàkiểu người trong xã hội.
Tri giác xã hội có nghĩa là thông qua các biểu hiện và hành vi bên ngoàikết hợp với một vài đặc điểm nhân cách của người đó (do chúng ta cảm nhậnđược) để hiểu được mục đích, phương hướng hành động hoặc để hiểu đượcngười khác
Tri giác xã hội khác với tri giác vật thể ở chỗ đối tượng tri giác là mộtthực thể tích cực, có tình cảm và thái độ riêng của mình
Cấu trúc của bất kỳ một quá trình tri giác xã hội nào cũng bao gồm: chủthể tri giác, đối tượng tri giác, quá trình tri giác và kết quả tri giác, sự ảnhhưởng của tri giác xã hội tới sự điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân,của các nhóm xã hội
1.2 Các cơ chế tri giác xã hội
Các công trình nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởngcủa quá trình tri giác xã hội Đó là: ấn tượng ban đầu, quy gán xã hội, địnhkiến xã hội
1.2.1 Ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tổng thể mà chúng ta có được về mộtngười khác hoặc về nhóm xã hội dựa trên một sự nhìn nhận, đánh giá mộtcách chung chung thông qua những biểu hiện về diện mạo, lời nói, cử chỉ, tácphong, ánh mắt, Sau lần tiếp xúc ban đầu ta sẽ có một ấn tượng nhất định vềđối tượng của mình
Thông thường sau lần gặp gỡ đầu tiên (tri giác, nhận thức), về mặt vôthức, trong đầu chúng ta hiểu về người đó: liệu có chơi được hay không?người này có thích mình không? Chúng ta quy lại một nhân cách chung, do
đó nó chi phối rất nhiều trong quá trình tri giác lần sau
Trang 24Ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở:
■ Đặc điểm trung tâm
Trong quá trình ứng xử xã hội, giao tiếp thông thường ở mỗi cá nhân
có nổi lên một đặc điểm nào đó và chúng ta đã lấy nó để suy luận về họ
Nhà tâm lý học Mỹ, Asch Solomon, nghiên cứu về ấn tượng ban đầu đãtiến hành thí nghiệm như sau:
Cho hai nhóm sinh viên hai bảng ghi các đặc điểm tính cách.Nội dung của hai bảng như nhau, chỉ khác một điểm: “tính nồngnhiệt” của người A thay thế bằng “tính lạnh lùng” của người B
có những đặc điểm trong bảng Các sinh viên nhận xét người A là một ngườitin tưởng vào những điều đúng đắn, muốn mọi người hiểu quan điểm củamình, chân thành khi tranh luận và mong ý kiến, quan điểm đó được thừanhận
Nhóm sinh viên thứ hai cho rằng người B là một kẻ lừa dối, thấy mìnhthành công, thông minh đã tưởng là khác người, đó là người tính toán, lãnhcảm
Từ thí nghiệm này ông kết luận: chính cặp đặc điểm trung tâm “nồngnhiệt - lạnh lùng” là yếu tố chính trong quá trình hình thành ấn tượng Nếu
Trang 25thay đổi cặp đặc điểm này thì ấn tượng chung cũng bị ảnh hưởng Các cặpđặc điểm trung tâm không chỉ đem lại những ấn tượng khác nhau mà còn gợithêm những cảm tưởng khác nhau như tính nồng nhiệt đã làm 90% sinh viênđánh giá người A là hào hiệp, 75% sinh viên đánh giá là hài hước Còn tính
“lạnh lùng” chỉ có 10% sinh viên nhận định người B là hào hiệp hoặc hàihước
Ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở một vài đặc điểm biểuhiện ra ngoài mang tính nổi bật trong một hoàn cảnh nào đó Đặc điểm ấythường gọi là đặc điểm trung tâm Nó quyết định, khống chế cách thức vàchiều hướng suy nghĩ cảm nhận của người tri giác Vì thế, không phải lúc nàochúng ta tri giác cũng đúng
■ Sơ đồ nhân cách tiềm ẩn
Trong cuộc sống, do tiếp xúc ứng xử, chúng ta thường có một cáchthức hay gán ghép các yếu tố với nhau thành một nhân cách
- Trong mỗi con người đều có sẵn một sơ đồ liên hệ giữa các tính cáchcủa con
người với nhau Chúng ta hay gán ghép những nét tính cách, phẩmchất giống nhau lại Khi tiếp xúc với các cá nhân trong xã hội, thì mối liên hệnét tính cách tốt hay xấu nó được hoạt hoá và chúng ta dùng để đánh giángười khác Sự hoạt hoá - liên kết giữa các nét tính cách đã ảnh hưởng đếnviệc chúng ta đánh giá người khác dựa vào kinh nghiệm của chúng ta, nghĩa
là chúng ta đặt con người bằng phạm trù sơ lược, bằng kinh nghiệm
Khái niệm sơ đồ nhân cách tiềm ẩn: nhằm mô tả một biểu tượng tinhthần sơ lược có chức năng hiểu biết hiện thực bằng cách giản lược nhữngphức tạp của đối tượng, thực tế, dự đoán được các phản ứng hành động củađối tác, định ra cái chuẩn có khả năng nhờ đó có thể kiểm tra được ngườikhác và hành động của họ
Sơ đồ nhân cách ngầm ẩn nó phụ thuộc vào:
Trang 26+ Kinh nghiệm (những ý niệm, tri thức của chúng ta có về người khác),chúng ta sẽ có phản ứng tích cực hay tiêu cực về các nhóm xã hội khác.
+ Động cơ (lý do hành động), đó là hoạt động của chúng ta hướng vào
để đạt được mong muốn, ý đồ của chúng ta
+ Hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể Nó quy định cách thức chúng ta nhìnnhận người khác, quy định chuẩn mực của sự đánh giá
■ Thông tin đầu tiên
Là những tri thức, cảm xúc của con người, trật tự của những thông tinquy định cách chúng ta đánh giá người khác
Thứ tự thông tin rất quan trọng trong việc quan sát người khác, nhữngthông tin đến sớm nhất, đầu tiên bao giờ cũng tác động gây cho người ta có
sự tri giác gây ấn tượng lớn Nó tạo nên sự áp đặt, nó chi phối làm sai lệchcách chúng ta cảm nhận người khác
Thông tin ban đầu có tính quyết định khi tri giác người lạ, còn đối vớingười quen thì thông tin cuối cùng lại có ý nghĩa hơn cả
Như vậy, ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan khó xác định, bị nhiềuhiệu ứng tác động không dễ xoá nhoà Nó quyết định nhiều thái độ ứng xửtiếp đó của chúng ta đối với đối tượng
1.2.2 Quy gán xã hội
Việc chúng ta giải thích các sự kiện xã hội hay nhận định về người khácbằng cách gán những nguyên nhân ổn định nằm trong kinh nghiệm của bảnthân, gọi là quy gán xã hội
Quy gán xã hội, đó là quá trình suy diễn nhằm hiểu ý nghĩa hành độngcủa người khác bằng cách tìm những nguyên nhân hợp lý để giải thích chocác sự kiện, hành động luôn biến đổi trong xã hội
Quy gán xã hội tuân theo những nguyên tắc:
- Nguyên tắc tâm lý ngây thơ: chúng ta luôn tìm cách khám phá nguyênnhân hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp tới, với mong muốn có thể giám
Trang 27sát được môi trường và mọi vật xung quanh Heider (nhà tâm lý học Mỹ) gọi
xu thế này là tâm lý ngây thơ vốn có ở mỗi người
- Nguyên tắc suy diễn tương ứng: Khi quan sát hành vi của ngườikhác, ta luôn tìm cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những
gì ta thấy Nếu chúng ta có nhiều thông tin về mục đích hoạt động của đốitượng thì sự suy diễn tương ứng càng chính xác Sự suy diễn tương ứngnhằm đi đến một quy gán nào đó bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố sau:
+ Chuỗi hành vi không thống nhất
+ Hành vi xã hội được mong đợi hay hành vi không được mong đợi+ Những hành vi được tự do lựa chọn dễ suy diễn hơn hành vi bắtbuộc
Cách suy diễn tương ứng để tìm nguyên nhân hành vi không phải lúcnào cũng chính xác Sự suy diễn tương ứng chỉ phản ánh được lượng thôngtin chúng ta có về đối tượng Khi cá nhân không có thông tin chi tiết, cụ thểnên hay dựa vào một điều bất kỳ mà người đó biết để quy gán hoặc cho làthế này, hoặc thế kia
- Nguyên tắc suy diễn nhân quả: thường biểu hiện bởi 3 yếu tố: Chủquan, khách quan, đối tượng
Theo một quy luật chung: khi cá nhân thành công thì thường quy gánnghiêng về bản thân theo xu hướng quy gán vào nâng cao năng lực, phẩmchất của mình
Ngược lại, khi thất bại cá nhân thường đổ lỗi cho khách quan Còn đốivới người khác khi thành công chúng ta hay quy gán cho là khách quan, khi
họ thất bại lại quy gán do chủ quan của họ
Trong quá trình quy gán chúng ta hay cho thái độ và hành vi của mình
là chuẩn, hành vi của người khác là không chuẩn Từ đó, chúng ta nhìn nó đểchiếu theo người khác, ép người khác theo chuẩn của mình
Trang 28Một trong những nhược điểm của con người khi quy gán nguyên nhânhành vi là ảo tưởng rằng mình có khả năng kiểm soát được mọi yếu tố quyếtđịnh thành công hay thất bại Ví dụ: như trò chơi sổ xố, người ta có cảmtưởng rằng có nhiều cơ hội thắng cuộc nếu tự do lựa chọn vé số.
2 Định kiến xã hội (Social Prejudice)
2.1 Khái niệm định kiến xã hội
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì: Định kiến là ý kiếnriêng đã có sẵn, khó có thể thay đổi được
Như chúng ta đã biết, định kiến cùng với khuôn đúc là một trong nhữngdạng thức của Tri giác giác xã hội Sự phân tích khái niệm định kiến(Prejudice), một khái niệm cổ điển của tâm lý học xã hội, góp phần cho phép
ta nám được một trong những dạng thức biểu hiện các hệ thống tri giác củachúng ta, cũng như góp phần cho phép cụ thể hoá các cơ chế xây dựng cáchiện thực về mặt tinh thần và xã hội, sự vận hành của những dư luận và sựtin tưởng xã hội
2.1.1 Một số định nghĩa của các nhà Tâm lý học xã hội
Về vấn đề định nghĩa thế nào là Định kiến xã hội cũng có nhiều ý kiếnkhác nhau, mỗi tác giả khi xem xét định kiến xã hội ở góc độ riêng của mình
đã đưa lại những định nghĩa sao cho phù hợp với vấn đề mà họ đang nghiêncứu Ở đây chúng ta chỉ xem xét những định nghĩa của các nhà tâm lý học xãhội
Trước hết ta xem xét khái niệm Định khuôn xã hội Thuật ngữ Địnhkhuôn xã hội do Lippman (người Mỹ) đưa ra, nhằm nói đến những biểu tượngbền vững được đơn giản hoá khái quát và sơ đồ hoá mỗi khi nhìn nhận đốitượng mà thiếu hụt thông tin Định khuôn là biểu tượng xã hội của cá nhântrong cùng một nhóm Định khuôn xã hội có thể mang tính tích cực hoặc tiêucực
Trong tri giác xã hội, định khuôn xã hội biến thành định kiến xã hội khi
nó mang sắc thái tiêu cực
Trang 29Định kiến xã hội được hiểu là thái độ của một cá nhân trong từng nhóm
xã hội, nó thường là tiêu cực đối với người khác, nhóm khác trong quan hệvới nhau Có nhiều loại định kiến xã hội như: định kiến chủng tộc, giới tính,tôn giáo, giai cấp,
Theo Fischer: Định kiến xã hội là những thái độ bao hàm sự đánh giámột chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm kháctuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ Nói cách khác, định kiến là một loạiphân biệt đối xử bao gồm 2 thành tố chính là nhận thức và ứng xử
Theo Godefroid: Định kiến là sự phán xét “tốt” hay “xấu” của chúng tađối với người khác, ngay cả trước khi ta biết rõ họ hoặc biết được lý do hànhđộng của họ
Theo J P Chaplin: Định kiến là thái độ có thể tích cực hoặc tiêu cựcđược hình thành trên cơ sở của yếu tố cảm xúc Là niềm tin hoặc cách nhìnthường là không thiện cảm dẫn đến cho chủ thể một cách nghĩ hoặc cáchứng xử tương tự với người khác
Theo Rosenberg: Định kiến xã hội là một định hướng được tiếp thụ cómục đích thiết lập một sự phân biệt xã hội Như vậy, có thể nói rằng định kiến
là một sự phân biệt đối xử Quan điểm này của ông cho phép phân biệt haithành tố căn bản của định kiến: thành tố nhận thức và thành tố ứng xử Ta cóthể sơ đồ hoá khái niệm định kiến:
Như vậy, tuy có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề địnhkiến, nhưng suy cho cùng, các tác giả đều có nhìn nhận giống nhau một cách
cơ bản trên một số điểm Hầu hết họ đều thừa nhận định kiến là một kiểu thái
độ tiêu cực - bất hợp lý đối với người khác dựa trên những nhận thức thiếucăn cứ, phiến diện và một chiều của chủ thể là người mang định kiến
2.1.2 Sự khác nhau giữa Định kiến và Phân biệt đối xử
Trong cách nói thường ngày, nhiều người sử dụng thuật ngữ định kiến
và phân biệt đối xử như những từ đồng nghĩa Có thực là chúng như nhau
Trang 30không? Hầu hết các nhà tâm lý học đều chỉ ra sự khác biệt rất rõ ràng giữachúng.
Định kiến ám chỉ một kiểu thái độ đặc biệt mà thông thường là nhữngthái độ tiêu cực đối với thành viên của nhóm xã hội khác Vì một kiểu thái độnên định kiến không phải lúc nào cũng được phản ánh công khai trong hànhđộng Trong rất nhiều trường hợp, cá nhân mang định kiến nhận ra rằng mìnhkhông thể biểu đạt nó một cách trực tiếp Có một nghìn lẻ một các lý do khiến
họ làm như vậy: luật lệ, áp lực xã hội, nỗi sợ hãi bị trả thù đã ngăn cản họthực hiện hành động tiêu cực một cách rộng rãi Nhưng khi không còn nhữngrào cản và sự kiềm toả như vậy thì những niềm tin, cảm giác tiêu cực thắngthế và nó được thể hiện một cách công khai và trở thành sự phân biệt đối xử
2.2 Các nguyên nhân hình thành định kiến xã hội
2.2.1 Sự cạnh tranh (competition)
Thật không may mắn, những điều mà con người coi trọng nhất trongcuộc đời này như công việc tốt, nhà cửa đẹp đẽ, vị trí cao, một nền giáo dụchoàn hảo, lúc nào cũng hiếm hoi nhưng lại không bao giờ có đủ cho mọingười Thực tế này có thể chính là sự giải thích lâu đời nhất cho sự ra đờicủa định kiến
Theo quan điểm này, định kiến ra đời từ cuộc cạnh tranh giữa nhữngnhóm xã hội khác nhau về những tiện nghi giá trị và cơ hội Thành viên củanhững nhóm liên quan tiếp tục nhìn nhận ngày một tiêu cực về nhau Họ “dánnhãn” nhau là kẻ thù, coi nhóm mình là đạo đức tối thượng, dựng lên rào cản
ở giữa và sự thù địch giữa họ ngày một sâu sắc Kết quả tất yếu là từ nhữngcuộc cạnh tranh đơn giản chẳng liên quan gì tới oán hận và thù ghét đã dầnphát triển thành những định kiến gay gắt Thậm chí những cuộc cạnh tranhkiểu như vậy thường dẫn tới mâu thuẫn trực tiếp, công khai và những hành vi
có tính xâm khích
Nghiên cứu của Hovland và Sear đã cho ta thấy điều này: Họ đã tiếnhành kiểm tra mối liên hệ giữa số người da đen bị phân biệt đối xử ở 14 bang
Trang 31của nước Mỹ với hai chỉ số về kinh tế là giá trị trang trại của cây bông và giátrị đồng cỏ Họ đã lấy số liệu trong 49 năm và kết quả là: điều kiện kinh tếcàng xấu bao nhiêu thì số vụ bạo lực xảy đến với người da đen càng nhiềubấy nhiêu.
Điều đó cho thấy một khi kinh tế khủng hoảng thì những cuộc cạnhtranh về tài nguyên kinh tế càng khan hiếm Những người thất bại trong cuộccạnh tranh hiện tại nảy sinh tâm lý lo hãi vì sẽ bị mất đi vị thế của mình Lúcnày nhóm thiểu số (người da đen, người nhập cư) trở thành những người giơđầu chịu báng, những “con vật hy sinh” đối với những kẻ thất bại và là nơi để
họ đổ lỗi, trút giận bằng những hành vi hung tính Những nạn nhân này trởthành sự lý giải hợp lý đối với nạn thất nghiệp, mức sống thấp và nhờ đó biệnminh cho hành động của những cá nhân mang định kiến Với quan điểm nhưvậy, định kiến là một cơ chế bảo vệ được kích hoạt bởi sự giận dữ, lo hãi vàcảm giác bị hạ thấp giá trị
Nghiên cứu của Sherif và những cộng sự: Xung đột và định kiến trongmột trại hè
Nghiên cứu của họ bao gồm việc gửi những cậu bé 11 tuổi đến một trại
hè ở vùng hẻo lánh Khi những cậu bé đến trại hè, các em được chia làm 2nhóm riêng biệt và được phân làm 2 khu cách biệt nhau khá xa Trong mộttuần các cậu bé sống và chơi với nhóm của mình, tham gia những hoạt độngnhư đi bộ đường trường, bơi lội và nhiều loại thể thao thú vị khác Trong giaiđoạn đầu, các em phát triển sự quan tâm đối với nhóm của mình, các emchọn tên cho đội (Đại bàng, Trống lắc) và trang trí cờ hiệu của nhóm mình
Trong giai đoạn hai của cuộc nghiên cứu, các cậu bé được thông báorằng các em sắp tham gia vào một cuộc thi đấu Đội chiến thắng sẽ đượcnhận chiến lợi phẩm và giải thưởng Liệu sự ganh đua có làm phát sinh địnhkiến không? Câu trả lời đang đến gần Khi những cậu bé thi đấu thì tình trạngcăng thẳng giữa hai đội tăng lên Đầu tiên mọi việc chỉ giới hạn trong việclăng mạ, chọc phá nhưng sau đó nó nhanh chóng leo thang thành nhữnghành động trực tiếp như đội Trống lắc đốt cờ đội Đại bàng Ngày hôm sau, đội
Trang 32Đại bàng trả thù bằng việc tấn công vào cabin của đối thủ, lật ngược giườngchiếu, xé mùng màn và lấy đi vật dụng cá nhân Cùng lúc đó, hai nhóm ngàycàng có nhiều cái nhìn xấu hơn về nhau Các em dán nhãn, đối thủ là những
kẻ yếu đuối, vô tích sự và nhát gan trong khi không ngừng ca tụng nhóm củamình
Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đãphải can thiệp bằng cách tạo ra một hoàn cảnh mới Bằng cách làm việc cùngnhau để khôi phục nguồn nước, chung tiền mướn phim và cùng sửa chữachiếc xe tải bị hỏng, không khí căng thẳng đã phai mờ, rào cản giữa 2 nhóm
đã thực sự biến mất và tình bạn xuyên nhóm giữa các em đã được thiết lập
2.2.2 Bất bình đẳng xã hội (social unequality)
Trong bất cứ xã hội nào cũng tồn tại những địa vị xã hội không ngangbằng Các cá nhân không có sự bình đẳng với nhau về cơ hội, lợi ích, về cácgiá trị và sự không ngang bằng đó dễ dàng làm phát sinh định kiến Nhữngngười có định kiến thường đánh giá vị trí của mình cao hơn người khác vàbằng thái độ kẻ cả, họ thường yên tâm
v ề giá trị của mình Họ tự cho mình cái quyền được phán xét ngườikhác, họ cho mình là tốt hơn, cao quý hơn còn những người thuộc về nhóm
xã hội khác thì bị gán cho những đặc điểm tiêu cực và bị đối xử kém ưu ái
Theo một số tác giả, lúc này định kiến là sự hợp lý hoá bất bình đẳng
xã hội và nó được sử dụng như một công cụ để chứng minh cho tính đúngđắn của những người có thế lực và tiền bạc, sở hữu nhiều giá trị cao hơn
2.2.3 Xã hội hóa (socialization)
Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hoá ngay từ lúcđứa trẻ bắt đầu sinh ra Môi trường gia đình, đặc biệt là những khuôn mẫucủa bố mẹ là nguồn hiểu biết quan trọng nhất đối với trẻ Qua bố mẹ, đứa trẻhiểu và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hình thành xu hướng lặp lại những gì
mà bố mẹ và người lớn đã dạy dỗ nó Đứa trẻ học cách ứng xử xã hội bằngcách quan sát người khác và bắt chước họ Vì thế những kinh nghiệm đầu
Trang 33tiên trong cuộc đời có thể có tầm quan trọng nhất định đến sự hình thành địnhkiến Trẻ em học cách suy nghĩ, nhìn nhận và đánh giá như những ngườixung quanh chúng.
Mặt khác, những phương tiện truyền thông đại chúng cũng đóng vai tròquan trọng đối với các em trong việc nhận thức xã hội và những áp lực phảituân theo các quy tắc xã hội Chẳng hạn, thành viên của những dân tộc,chủng tộc thiểu số ít được xuất hiện trên những phương tiện thông tin đạichúng mà khi xuất hiện họ lại thường đóng những vai có thân phận thấp hèn
và vai trò hài hước Khi những tình huống như thế cứ lặp lại nhiều lần thì cuốicùng tin là thành viên của những nhóm đó thực sự là thấp hèn
Người ta có thể chứng minh rằng những người có nhân cách độc đoán,được tạo nên do hoàn cảnh và sự giáo dục chính là những người nhạy cảmnhất trong việc phát triển định kiến Một nhân cách như vậy hàm chứa một cái
gì đó cứng nhắc, một sự khó khăn trong việc tiếp xúc với người khác, mộtkhuynh hướng đơn giản hoá các tình huống đến cực đoan và nhất là lòng tinvào tính chất thượng đẳng của nhóm xã hội và nền văn hoá của mình Nhữngcon người này có khuynh hướng phân biệt tất cả những ai khác với mình,khác với cơ cấu tư duy của mình Nhà nghiên cứu Adorno và những cộng sựcủa ông đã nhận thấy rằng những nhân cách có thiên hướng căm ghét những
cá nhân khác biệt thuộc tầng lớp thấp thường xuất hiện trong những gia đìnhgia trưởng - nghiêm khắc có người bố tàn bạo và người mẹ nhu nhược, phụctùng Trẻ em trong những gia đình như vậy thường căm ghét và sợ hãi bốcủa mình Tuy nhiên các em thường phủ nhận và che giấu tình cảm này do
sợ bị trừng phạt Những người trưởng thành thuộc mẫu tính cách độc đoánhướng sự giận dữ của mình vào những nhóm cá biệt trong xã hội như nhóm
da đen, nhóm đồng tính, nhóm Do thái hay những nhóm không thích ứng vớitiêu chuẩn xã hội
2.2.4 Khuôn mẫu trong nhận thức
Trang 34Trong một hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chếchúng ta thường lựa chọn giải pháp dễ dàng nhất để giải bài toán về ngườikhác.
Chúng ta có xu hướng xếp những con người rất đa dạng vào nhữnghạng đơn giản và có những kết luận sai lầm về họ Chúng ta cũng có xuhướng dựa vào những khuôn mẫu nhận thức có sẵn hơn là tìm hiểu về chúng
để có một sự phản ánh chân thực hơn Trong điều kiện đó thì những khuônmẫu giúp ta rút ngắn thời gian nhận thức và đưa ra một hình ảnh giản ước vềđối tượng
Như vậy, các khuôn mẫu có những ảnh hưởng nhất định đến cáchchúng ta xử lý thông tin Chúng ta có khuynh hướng chỉ lựa chọn nhữngthông tin phù hợp với khuôn mẫu, những thông tin được ưa thích, mong đợi
và những thông tin này được xử lý nhanh hơn, được ghi nhớ sâu hơn Cònnhững thông tin không phù hợp nó sẽ được ý thức của chúng ta chủ độngbác bỏ
Ngày nay, tuy một số đông đã chống lại các khuôn mẫu nhận thức tiêucực không còn phù hợp với quan điểm và niềm tin có ý thức của họ nhưng khi
họ hành động hoặc phản ứng một cách không có chủ ý thì những khuôn mẫutiềm thức vẫn thắng thế
Chẳng hạn, một người da trắng rất dễ có xu hướng kiểm tra lại vị trí củamình sau khi đứng cạnh một anh da đen trong xe điện ngầm, dù người nàyhoàn toàn không có cảm giác thù địch nào với người da mầu
2.2.5 Biểu tượng xã hội
Trong xã hội thường tồn tại những biểu tượng xã hội Chẳng hạn trong
xã hội Mỹ người da trắng thường được quan niệm như những người có lòngtốt, sự trong sạch và thông minh Trong khi đó những người da đen thường bịliên tưởng là những kẻ bệnh hoạn, tàn ác, ngu dốt và không có tinh thần tráchnhiệm
Trang 35Những biểu tượng xã hội này đã làm ảnh hưởng đến định kiến và phảnứng của trẻ em Nghiên cứu của nhà tâm lý học người da đen Mamie Clack
đã chứng minh điều đó Ông đã tiến hành thực nghiệm trên một số lượng lớntrẻ em da đen từ 3 - 7 tuổi Nội dung thực nghiệm của ông như sau: ông đưa
ra 2 loại búp bê da trắng và da đen, ông yêu cầu các em trả lời câu hỏi:
Búp bê nào xấu nhất?
Búp bê nào xinh nhất?
Búp bê nào da đen?
Búp bê nào ngoan?
Búp bê nào em thích chọn làm bạn?
Phần lớn trẻ em tham gia thực nghiệm đều nhận thức đúng mầu da củabúp bê và chúng cho biết chúng thích chơi với búp bê mầu trắng hơn vì nóđẹp hơn, tốt hơn còn búp bê mầu đen thì xấu xí và độc ác 2/3 trẻ em da đen
đã bị búp bê da trắng cuốn hút
Các nhà nghiên cứu đã giải thích hiện tượng này là hậu quả từ nhữngbiểu tượng xã hội khinh miệt người da đen và sự chối bỏ của chính trẻ em dađen đối với con búp bê có cùng màu da với mình thể hiện một sự khinh miệtlạc hướng chống lại chính bản thân mình
Những biểu tượng xã hội tiêu cực đã khiến cho nhóm thiểu số khôngchỉ là nạn nhân của sự phân biệt đối xử mà còn làm họ đánh mất niềm tin vàonhững giá trị của mình, tự hạ thấp mình và thay vì hướng ra bên ngoài đểchống lại những định kiến mà họ là đối tượng thì họ lại chấp nhận nó, tin vàonó
Trang 36trường là một trong những hình thức phát triển và duy trì định kiến qua sựhấp thụ nhập tâm những khuôn mẫu từ sách vở Con người lại rất dễ bị cầm
tù bởi những quan niệm, những hiểu biết cũ kỹ được thấy trong sách hoặcđược học trong nhà trường Nếu thấy ở đâu đó có điều gì không phù hợp vớinhững điều mình đã học, đã đọc là bác bỏ ngay không cần xem xét gì
Hiện tượng đó đã từng xảy ra với rất nhiều lý thuyết khác nhau xuấthiện trong lịch sử Một ví dụ, đó là hiện tượng của Phân tâm học Có rất nhiềungười chưa từng đọc một tác phẩm nào của phân tâm, hoặc biết rất ít vềphân tâm học nhưng khi nghe người khác nói hay - nói dở như thế nào đấy làtin ngay, nhất là những điều đó lại được nói ra từ sách giáo khoa hoặc từnhững người có học vấn Và kết quả là người ta thổi phồng quá mức nhữngthành tựu phân tâm học hoặc cho rằng đó chỉ là một lý thuyết nhảm nhí, dungtục, chỉ quan tâm đến vấn đề bản năng và tình dục
2.2.7 Kiểu hình thần kinh
Quan điểm này cho rằng những người thuộc kiểu hình thần kinh yếu(trong đó quá trình ức chế mạnh hơn quá trình hưng phấn) là những người cóyếu tố thuận lợi để phát triển định kiến Những người có kiểu hình thần kinhnhư vậy thường không linh hoạt, rụt rè, tự ti Khi gặp phải hoàn cảnh khôngthuận lợi họ thường suy nghĩ một cách tiêu cực, thậm chí bệnh hoạn Họ rấtngại giao du và nếu buộc phải tiếp xúc với người khác thì thái độ của họ thiếucởi mở, không lường trước được Họ là những người rất khó khăn trong việcchấp nhận những giá trị mới và ít thích nghi với những biến động của môitrường
Nói tóm lại, định kiến xã hội là một hiện tượng tâm lý phức tạp bắtnguồn từ nhiều nguyên nhân đa dạng nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống của conngười
Các nguyên nhân này không tách rời nhau mà có mối liên hệ ràng buộcchặt chẽ Hiểu được nguyên nhân hình thành định kiến ta sẽ có cách khắcphục được nó Bởi vì suy đến cùng định kiến là một kiểu thái độ mà thái độcủa con người có thể thay đổi
Trang 372.3 Các mức độ của định kiến xã hội
Theo như định nghĩa về định kiến xã hội, có thể chia định kiến xã hội rathành 3 mức độ như sau: lời nói - nhận thức - hành vi, trong đó hành vi làmức độ cao nhất của định kiến xã hội
Tuy nhiên, ta cũng cần phải hiểu sự phân chia này chỉ mang tính chấttương đối, bởi định kiến dù ở mức độ nào thì nó cũng vẫn là một thái độ tiêucực của chủ thể mang định kiến
2.4 Thay đổi định kiến
Như đã nói ở trên, định kiến xã hội là một thái độ tiêu cực và chủ quancủa chủ thể mang định kiến đối với đối tượng của họ, mặt khác định kiến xãhội có thể khiến ta tri giác sai người khác cũng như các hiện tượng khác nhaucủa xã hội, chúng ta không thể dựa vào nó để làm cơ sở định hướng chocuộc sống cá nhân Do đó, việc thay đổi định kiến, nhất là những định kiến
“nguy hiểm” như: phân biệt chủng tộc, phân biệt tôn giáo, là rất cần thiết và
có ý nghĩa không chỉ cho các cá nhân mà còn cho lợi ích chung của cộngđồng Tuy nhiên, thay đổi định kiến là cả một quá trình không hề đơn giản
2.4.1 Khó khăn trong thay đổi định kiến
Con người hầu như ai cũng có định kiến không về cái này thì về cáikhác, không trong lúc này thì trong lúc khác Tuy nhiên, họ lại không ý thứcđược rằng mình mang định kiến, thậm chí là không chịu ý thức về điều đó.Điều này tạo ra khó khăn rất lớn khi muốn thay đổi định kiến
Thứ hai, định kiến với các chức năng của mình đã trở thành cái để đảmbảo cho sự phân biệt đối xử, sự biện minh xã hội và đặc biệt định kiến khiếncho cá nhân (mang định kiến) giữ vững và gán cho mình những giá trị củanhóm nhằm nâng cao giá trị của bản thân Do đó, mà không phải ai cũng cónhu cầu thay đổi định kiến của mình
Thứ ba, định kiến gắn liền với những giá trị của nhóm cũng như củamỗi cá nhân, vì vậy, khi thay đổi định kiến cũng có nghĩa là cá nhân và nhóm
Trang 38mất đi những giá trị, từ đó dẫn đến việc bị đánh đồng với người khác Điềunày cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ khi muốn thay đổi định kiến.
Thứ tư, định kiến có nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó, định kiếnphụ thuộc vào nhận thức, tình cảm, hành vi của mỗi cá nhân, vào áp lực củanhóm dẫn đến khó thay đổi
2.4.2 Các bước thay đổi định kiến
Có hai bước chủ yếu để thay đổi định kiến:
- Thay đổi nguyên nhân dẫn đến định kiến: như trình bày ở phần trên,định kiến có nhiều nguyên nhân khác nhau, muốn thay đổi được định kiến thìtrước tiên ta phải xác định được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến định kiến đó
để tác động vào
- Thay đổi định kiến: sau khi xác định rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đếnđịnh kiến ta sẽ dùng các biện pháp cụ thể phù hợp để thay đổi định kiến
2.4.3 Biện pháp thay đổi định kiến
- Ngăn chặn quá trình hình thành định kiến: Định kiến xã hội được hìnhthành qua quá trình xã hội hoá ngay từ khi đứa trẻ vừa sinh ra Môi trường giađình, đặc biệt là những khuôn mẫu sống của bố mẹ là nguồn hiểu biết quantrọng nhất của đứa trẻ Qua bố mẹ, đứa trẻ hiểu, tiếp xúc với thế giới bênngoài và có xu hướng lặp lại những gì bố mẹ trao cho Trẻ con học cách ứng
xử xã hội qua hoạt động thực tiễn, qua bắt chước, quan sát, giao tiếp vớingười khác Chúng tiếp thu thái độ và định kiến của bố mẹ Định kiến gắnchặt với thái độ, cũng giống như thái độ, định kiến có thể tiếp thu được vàcũng có thể từ bỏ được Nó gây ảnh hưởng tới hành vi vào những thời điểmnhất định và có khả năng suy giảm vào thời điểm khác
Trường học là cơ sở quan trọng hình thành định kiến Nhiều định kiếnđược hình thành từ những ảnh hưởng của sách vở, của nhóm bạn, của cuộcsống đời thường Trong quá trình sống, ảnh hưởng của các nhóm xã hội, thểchế chính trị, bối cảnh xã hội làm cho các định kiến hoặc bền vững hoặc bị
Trang 39xoá bỏ đi Ví dụ như định kiến trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến khóxoá bỏ ngay được.
Nắm được quá trình hình thành định kiến, ta có thể dùng chính các môitrường hình thành nên định kiến (gia đình, nhà trường, các thể chế.) để tácđộng giúp ngăn chặn hoặc mất dần định kiến
- Trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm: Đây là phương pháp nhằm nâng caokhả năng tri giác xã hội cho các cá nhân và nhóm Quá trình trị liệu sẽ giúp cánhân nhận thức đúng hơn về bản thân, về người khác cũng như hoàn thiệnhơn nhận thức xã hội của mình Qua trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm sẽ gópphần ngăn chặn quá trình hình thành định kiến cũng như làm mờ dần nhữngđịnh kiến vốn có của cá nhân do nhận thức của cá nhân đã được hoàn thiện
- Thay đổi hành vi: Phương pháp này chủ yếu là dùng pháp luật và cácthiết chế xã hội để điều chỉnh, thay đổi hành vi (mang tính định kiến) của các
cá nhân
- Tiếp xúc trực tiếp nhóm: Sự tiếp xúc trực tiếp giữa các nhóm cũng cóthể giúp ngăn chặn và làm mờ dần định kiến giữa các nhóm Bởi qua sự tiếpxúc trực tiếp các nhóm sẽ nhận thức đúng đắn hơn về “địch thủ” của mình
Tuy nhiên, sự tiếp xúc giữa các nhóm muốn có hiệu quả cũng cần tuântheo một số những nguyên tắc nhất định:
+ Những nhóm tác động phải ngang bằng nhau về địa vị, vị thế xã hội.+ Các nhóm phải tương trợ nhau
+ Sự tiếp xúc giữa các nhóm phải chính thức (ràng buộc, trói buộc lẫnnhau)
+ Sự tiếp xúc phải có bối cảnh, các quy tắc, các nhóm như nhau
+ Các nhóm ảnh hưởng lẫn nhau theo cách cho phép phản đối nhữnghành vi tiêu cực
+ Nhìn nhận từng thành viên của nhóm bạn như là tiêu biểu của nhómđó
Trang 402.5 Kết luận:
Như đã trình bày ở phần trước, định kiến xã hội là một kiểu thái độ tiêucực - bất hợp lý đối với người khác dựa trên những nhận thức thiếu căn cứ,phiến diện và một chiều của chủ thể là người mang định kiến Chính từ địnhkiến có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trong các mối quan hệ xã hội(phân biệt đối xử trong gia đình, kỳ thị chủng tộc, xung đột tôn giáo ) Do đó,xoá bỏ định kiến là một yêu cầu rất thiết thực mà xã hội đặt ra, đòi hỏi các nhàquản lý, các nhà khoa học mà trước hết là những nhà tâm lý học phải đi sâutìm hiểu và đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết nó
3 Ảnh hưởng xã hội
3.1 Khái niệm ảnh hưởng xã hội
3.2.1 Định nghĩa
Ảnh hưởng xã hội là một trong những cơ chế căn bản được tâm lý học
xã hội quan tâm nghiên cứu Ảnh hưởng xã hội chỉ một cách rất rộng tới cáihành vi của một người trở thành một chỉ dẫn định hướng cho hành vi của mộtngười khác Do đó, có thể nói rằng ảnh hưởng xã hội bao trùm tất cả những
gì tạo ra một thay đổi về hành vi dựa vào những sức ép chi phối trong một bốicảnh nhất định
Ảnh hưởng xã hội theo nghĩa rộng là sự tác động (của tự nhiên - xãhội) để lại kết quả trên các sự vật, hiện tượng hay con người
Ảnh hưởng xã hội là sự tác động bằng các hình thức khác nhau trongmột quá trình tương tác làm thay đổi các đặc điểm tâm lý (đó là các quanđiểm, quan niệm, thái độ, biểu hiện hành vi của người bị tác động)
Tâm lý chung là bản chất của ảnh hưởng xã hội: nghiên cứu sự tácđộng, tương tác giữa con người với con người
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa người với người trong quá trình giao tiếp lànhân tố hình thành tâm lý chung của các nhóm xã hội, là đối tượng của tâm lýhọc xã hội