1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt

103 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG THANH SƠN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG THANH SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TIẾN SĨ TRẦN THỊ THANH TÚ

Đà Lạt – Năm 2012

Trang 3

1.3.3 Khả năng thanh toán 1.3.4 Hiệu quả hoạt động 1.3.5 Khả năng cân đối vốn 1.3.6 KHả năng sinh lời CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN RƯỢU BIA ĐÀ LẠT

2.1 Khái quát về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Rượu bia Đà Lạt 2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Công ty CP Rượu bia Đà Lạt

2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Rượu bia Đà Lạt

2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán

2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động

2.2.3 Phân tích khả năng cân đối vốn

2.2.4 Phân tích khả năng sinh lời

CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA ĐÀ LẠT

3 1 Đánh giá về tình hình tài chính của công ty CP Rượu bia Đà Lạt 3.2 Những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng tài chính kinh doanh đối với công ty CP Rượu bia Đà Lạt

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 BẢNG 2.1 Tình hình tài sản của Công ty

2 BẢNG 2.2 Phân tích tính hình biến động tài sản

3 BẢNG 2.3 Bảng tổng hợp chi phí, doanh thu, lợi nhuận

4 BẢNG 2.4 Đòn bẩy tài chính

5 BẢNG 2.5 Tình hình biến động tài sản

6 BẢNG 2.6 Tình hình biến động nguồn vốn

7 BẢNG 2.7 So sánh các chỉ số tài chính giữa Công ty

CP Rượu Bia Đà Lạt với Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 2.1 Biểu diễn doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận

2 Biểu đồ 2.2 Vòng quay các khoản phải thu

3 Biểu đồ 2.3 Vòng quay các khoản phải trả

4 Biểu đồ 2.4 Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

5 Biểu đồ 2.5 Vòng quay hàng tồn kho

6 Biểu đồ 2.6 Vòng quay tổng tài sản bình quân

7 Biểu đồ 2.7 Thể hiện sự tăng trưởng lợi nhuận/ doanh thu

8 Biểu đồ 2.8 Thể hiện sự tăng trưởng lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

9 Biểu đồ 2.9 Thể hiện sự tăng trưởng tỷ số nợ / vốn chủ sở hữu

10 Biểu đồ 2.10 Thể hiện tỷ số tăng trưởng bền vững

11 Biểu đồ 2.11 Thể hiện tỷ số lợi nhuận giữ lại

12 Biểu đồ 2.12 Thể hiện sự tăng trưởng tỷ số lợi nhuận cổ phiếu

13 Biểu đồ 2.13 Thể hiện sự tăng trưởng thu nhập trên cổ phần

14 Biểu đồ 2.14 Thể hiện sự tăng trưởng tỷ số giá thị trường

15 Biểu đồ 2.15 Thể hiện sự tăng trưởng lợi nhuận cổ phiếu so giá thị

trường

Trang 7

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế lẫn chính trị như hiện nay Điều này làm ảnh hưởng và có tác động không nhỏ đến các nước ở khu vực xung quanh Việt Nam cũng không ngoại lệ, những năm qua nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn với việc lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao, lạm phát ở mức trên hai con số, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ ngân hàng dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt Theo thống kê trong năm 2011, số lượng doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản khoảng 60.000 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ gần 10% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động

Vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có lãi và để đạt được mục tiêu này nhà quản trị phải lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đặt mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận Trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh, có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà phần lớn những vấn đề về tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp Vì vậy đa số các quyết định đều dựa trên những kết luận rút ra

từ những đánh giá về tình hình tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Qua đó, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro tiềm ẩn và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp, để họ có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 8

Mặc dù việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty

Cổ phần Rượu bia Đà Lạt chưa thật sự chú trọng và quan tâm đúng mức mà chủ yếu vẫn dừng ở lại những mức phân tích đơn giản và việc phân tích báo cáo tài chính cũng chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ nên chưa thể hiện được vai trò là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong việc quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính

tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt”

2 Tình hình nghiên cứu:

Với việc các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế nói chung dẫn đến việc tốc độ phá sản của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao Vì vậy để doanh nghiệp có thể đứng vững trong nền kinh tế hiện nay và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài thì nhà quản lý phải hiểu thật rõ doanh nghiệp mình đang đứng ở vị trí nào và vấn đề sức khỏe của doanh nghiệp ra sao điều này được thể hiện qua tình hình tài chính của Công ty

Qua nghiên cứu, trước đây hầu hết các đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Rượu bia Đà Lạt đều nói về việc tình hình kế toán và bán hàng của Công ty, hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty Vì vậy việc đánh giá tình hình tài chính Công ty là rất cần thiết không chỉ riêng doanh nghiệp quan tâm đến tình hình tài chính công ty mà các đối tượng khác cũng rất quan tâm như các tổ chức, cá nhân, các cổ đông, ngân hàng… Bởi thông qua việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp họ đưa ra các quy định đúng đắn

Theo tác giả được biết, hiện nay đã có một số tài liệu, đề tài ở Việt Nam và nước ngoài hay một vài công trình, bài viết đề cập đến vấn đề phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp như:

- PGS.TS Lưu Thị Hương - Tài chính Doanh nghiệp - NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2009/2010/

Trang 9

- Nguyễn Hải Sản - Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Lao động

- TS Nguyễn Minh Kiều - Tài chính doanh nghiệp căn bản – NXB Thống kê năm 2009

- TS Vũ Duy Hào - Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Tài Chính 1998

- Nguyễn Tấn Bình – Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án – NXB Thống kê năm 2009

- PGS.TS Võ Văn Nhị - Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam – NXB Giao thông vận tải năm 2007

- PGS PTS Nguyễn Đình Kiệm, PTS Nguyễn Đăng Nam, “ Quản trị tài chính

doanh nghiệp ”, Nhà xuất bản tài chính – 1999

- Trần Ngọc Thơ, “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, Nhà Xuất bản Thống Kê,

2003

- Nguyễn Thị Diễm Châu, “Tài chính doanh nghiệp”, Trường Đại Học Kinh Tế

TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tài Chính, 1999

- Higgins – Phân tích quản trị tài chính ( Nguyễn Tấn Bình dịch) – NXB ĐHQG TP.Hồ Chí Minh năm 2008

Và Luận văn thạc sĩ:

- Nguyễn Thị Thu Thủy, “Phân tích tình hình tài chính tại công ty CP Thực Phẩm

Lâm Đồng”, Luận văn thạc sĩ 2008

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Báo cáo tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Đánh giá khả năng thanh toán,

- Đánh giá khả năng cân đối vốn,

- Đánh giá hiệu quả hoạt động,

- Đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ số tài chính

Sau khi đánh giá những vấn đề này, sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả quản lý tài chính của Công ty, qua đó có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu và các biện pháp khắc phục

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Để phân tích tình hình tài chính của Công ty thì cần phải dựa vào các số liệu trên các Bảng báo cáo tài chính của Công ty.Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính là các báo cáo tài chính của Công ty qua các năm 2009, 2010 và 2011

- Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt

- Việc phân tích dựa vào số liệu của các Bảng báo cáo tài chính của Công ty và các Công ty trong cùng ngành trong các năm 2009, 2010 và 2011

- Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty thông qua việc phân tích và đánh giá khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời và các tỷ số tài chính, dựa trên các báo cáo tài chính

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty thông qua việc phân tích và đánh giá khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời và các tỷ số tài chính dưa trên các báo cáo tài chính

5.1 Thu thập số liệu:

Số liệu trong đề tài được thu thập từ phòng kế toán của Công ty

Số liệu sơ cấp: các số liệu có liên quan đến việc phân tích tỷ số tài chính trên:

- Bảng Cân đối kế toán

- Bảng Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

- Bảng lưu chuyển tiền tệ

- Sổ cái

- Sổ chi tiết các tài khoản

Số liệu thứ cấp: Tham khảo các tài liệu, sách báo……

5.2 Phương pháp phân tích:

- Phỏng vấn lãnh đạo Công ty và những người làm công tác kế toán

- Đề tài còn được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, đánh giá, phân tích số liệu các năm 2009, 2010,2011

- Sau đó sử dụng phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn để so sánh giữa năm này với năm trước, so sánh với các công ty cùng ngành …

Trang 11

6 Những đóng góp mới của Luận văn

Ngoài một số các tài liệu nêu trên thì hiện nay các nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty không nhiều mà chủ yếu là các phân tích báo cáo tài chính Trong các phân tích này, một số vấn đề như chi phí vốn của công ty, giá trị thị trường gia tăng, và tốc độ tăng trưởng bền vững hầu như chưa được nhắc đến Đồng thời, các phân tích trên đều đứng trên quan điểm thực tiễn phục vụ cho các nhà đầu

tư chứng khoán nên lý luận chưa được khai thác Mặt khác, tính so sánh chưa có nên chưa thấy hết những tồn tại của doanh nghiệp Do đó khi chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích bổ sung thêm về mặt lý thuyết từ đó nhằm đánh giá, đưa ra được những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty

Sau khi luận văn được hoàn thiện nó sẽ giúp cho Ban Giám đốc Công ty và các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như giúp Ban Giám đốc Công ty nắm rõ hơn về các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và của các Công ty cùng ngành điều này giúp cho Doanh nghiệp có những định hướng phát triển đúng đắn trong tương lai

7 Bố cục của luận văn

Đề tài ngoài phần đặt vấn đề và tài liệu tham khảo thì còn có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp

- Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Rượu Bia Đà Lạt

- Chương 3: Những Giải Pháp và Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Khả Năng Tài Chính Của Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt

Trang 12

1.1.2 Sự cần thiết của việc phân tích tình hình tài chính Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối , sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh

Thông tin về tình hình tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghịêp và cũng là nguồn thông tin quan trọng đối với người ngoài doanh nghiệp Mục đích của phân tích tình hình tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp Đây cũng là sự quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cô đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, ngân hàng, các nhà bảo hiểm và bản thân người lao động

1.2 Các phương pháp phân tích

1.2.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng chủ yếu trong phân tích tài chính

Phương pháp số tuyệt đối:

Trang 13

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch, hoặc giữa kết quả thực hiện kỳ này và kết quả thực hiện kỳ trước

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch

- So sánh số thực hiện của doanh nghiệp với số trung bình ngành hoặc của các doanh nghiệp cùng ngành

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bảng báo cáo So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối

và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua nhiều niên độ kế toán liên tiếp

1.2.2 Phương pháp liên hệ cân đối

Đây là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng bằng một lượng tương ứng

Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho, đẳng thức quá trình kinh doanh, nhu cầu vốn và sử dụng vốn

Ví dụ các liên hệ cân đối:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tồn kho đầu kỳ + Nhập kho trong kỳ = Xuất trong kỳ + Tồn kho cuối kỳ

1.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Trang 14

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế 1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính

1.3.1 Khả năng thanh toán 1.3.1.1 Đánh giá các khoản phải thu

Trong quá trình kinh doanh, tiêu thụ và cung cấp hàng hoá thì các doanh nghiệp đều thực hiện chính sách bán chịu để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch thu hồi các khoản phải thu càng nhanh càng tốt để tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn

Vòng quay khoản phải thu (Account receivables turnover ratio) càng lớn thì thể hiện tốc độ thu nợ càng nhanh, và việc sử dụng vốn càng tốt

1.3.1.2 Đánh giá khoản phải trả

Doanh nghiệp cần mua hàng hoá, nguyên liệu từ các nhà cung cấp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình Vậy khả năng doanh nghiệp có thể trả tiền nhanh hay chậm là vấn đề các nhà cung cấp luôn quan tâm khi quyết định hợp tác với doanh nghiệp

Doanh số mua chịu = Giá vốn hàng bán + Tồn kho cuối kỳ - Tồn kho đầu kỳ

Vòng quay khoản phải trả càng lớn thì tốc độ trả nợ của doanh nghiệp càng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp là một con nợ tốt

1.3.2 Hiệu quả hoạt động 1.3.2.1 Đánh giá hàng tồn kho

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu

Các khoản phải thu bình quân

Vòng quay khoản phải trả =

Doanh số mua chịu

Các khoản phải trả bình quân

Trang 15

Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối lo ngại ít nhiều với nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư do tính chất tồn lâu, chôn vốn, và chi phí phát sinh thêm của nó Do vậy qua việc đánh giá hàng tồn kho ta có thể biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả của công tác bán hàng tại doanh nghiệp Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết tốc độ lưu thông của hàng hoá càng lớn Do đó hiệu quả kinh doanh và

tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao

1.3.2.2 Vòng quay tài sản cố định

Tỷ số vòng quay tài sản cố định đo lường mức độ hiệu quả trong việc doanh nghiệp

sử dụng nhà xưởng và thiết bị như thế nào Đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra được một đồng doanh thu

Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty.Vòng quay tài sản cố định càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao

Vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao

1.3.2.4 Tỷ số lợi nhuận/ Doanh thu (ROS)

Vòng quay tồn kho =

Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân

Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần

TSCĐ bình quân

Trang 16

Doanh lợi tiêu thụ

Chỉ tiêu này đo lường một đồng doanh thu bán hàng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Đây là con số quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện khả năng sinh lời so với doanh thu đạt được

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =

Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

1.3.2.5 Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản

Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng khả năng sinh lời căn bản của Công ty, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính công ty Tỷ số này cho biết bình quân

cứ 100 đồng tài sản của Công ty được tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tỷ số EBIT

= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế ( EBIT )

Hệ số thanh toán lãi vay (TIE - Times Interest Earned)

Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào Tỷ số này dùng để đo mức độ lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào

Hệ số thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lãi vay

1.3.2.6 Tỷ số lợi nhuận ròng/ Tài sản

Doanh lợi vốn đầu tư (ROA - Return On total Assets)

Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả

Trang 17

Suất sinh lời của tài sản =

(ROA)

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

1.3.2.7 Tỷ số lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity)

Để biết được đồng vốn mình bỏ ra đầu tư vào công ty có mang lại nhiều lợi nhuận hay không, các cổ đông, các nhà đầu tư có thể sử dụng hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu

1.3.3 Khả năng cân đối vốn

1.3.3.1 Cơ cấu tài chính và chi phí sử dụng vốn

 Cơ cấu tài chính

Cơ cấu tài chính được chia thành số lượng dòng tiền của công ty cho các chủ nợ và

số tiền cho các cổ đông Mỗi doanh nghiệp sẽ có một hỗn hợp khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và chi phí của mình Vì vậy, mỗi công ty sẽ có đặc biệt riêng của nó tỷ

lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

Ví dụ một công ty có thể phát hành trái phiếu và sử dụng số tiền thu được để mua

cổ phiếu hoặc Công ty có thể phát hành cổ phiếu và sử dụng số tiền thu được để trả

nợ

 Chi phí sử dụng vốn

Nguồn hình thành lên tài sản một doanh nghiệp gồm có: nợ phải trả và vốn chủ sở

hữu Đối với nợ vay, doanh nghiệp phải trả một lãi suất ấn định cho nhà tài trợ vốn;

đối với chủ sở hữu hoặc các cổ đông, khi bỏ vốn kinh doanh hoặc mua cổ phần

công ty, người ta kỳ vọng vào suất sinh lời tức tỷ lệ sinh lãi của vốn chủ sở hữu Lãi suất của vốn vay hay suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được gọi chung là “chi

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu

Trang 18

phí sử dụng vốn” Nói cách khác, chi phí sử dụng vốn là cái giá mà doanh nghiệp

phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ, đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới

1.3.3.2 Cấu trúc vốn Nhìn vào bảng cân đối tài sản doanh nghiệp thì bên tay trái là tài sản có, bên tay phải là nguồn gốc tạo ra tài sản có: gồm nợ (các loại) và vốn chủ sỡ hữu cùng với lợi nhuận được giữ lại của chủ sỡ hữu Tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sỡ hữu gọi là cấu trúc vốn.Cấu trúc vốn là một phần của cấu trúc tài chính Nói cách khác, cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu

tư ở một doanh nghiệp

Trong Công ty cổ phần, cấu trúc vốn phản ánh vị thế, quy mô, uy tín của Công ty cổ phần trên thị trường Một cấu trúc vốn mềm dẻo, linh hoạt sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư, đáp ứng được các hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Vốn của Công ty cổ phần bao gồm: vốn do cổ đông góp dưới dạng mua cổ phần được xác định là vốn điều lệ và vốn vay dưới dạng các hợp đồng tín dụng, hoặc phát hành trái phiếu Mỗi bộ phận nằm trong cấu trúc vốn của Công ty cổ phần có những đặc điểm, vai trò và tính chất riêng, thể hiện đúng bản chất của nó, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau

Nợ: Gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả

người bán, tiền lương, lãi vay, thuế, vay ngắn hạn, chi phí phải trả… Nợ dài hạn như các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản vay… có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh

Vốn: Thành phần cơ bản của vốn là vốn góp của các cổ đông, vốn góp của các

thành viên liên doanh, lợi nhuận chưa phân phối, ngoài ra còn có các khoản khác như chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu…

Cấu trúc vốn tối ưu:

Trang 19

Công ty có thể kết hợp cả nợ vay và cả vốn cổ phần.Nhưng vấn đề đặt ra là phải tìm

ra được tỷ lệ của mỗi loại là bao nhiêu để có được cấu trúc vốn tối ưu nhất

Cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường cho phép tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC – Weighted Average Cost of Capital) của doanh nghiệp Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một

tỷ lệ lý tưởng giữa nợ dài hạn và tổng vốn dài hạn mà tại đó doanh nghiệp có thể tối

đa hóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS - Earnings Per Share) với mức chi phí sử dụng vốn là thấp nhất

Không thể tìm thấy một cấu trúc vốn tối ưu chung cho tất cả các doanh nghiệp Đặc điểm ngành, chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp là những yếu tố có tác động rất mạnh đến nhà quản trị trong việc quyết định một cấu trúc vốn như thế nào là tối ưu trong từng giai đoạn, với đặc điểm ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động

1.3.3.3 Tỷ số thanh toán

Các nhà cung cấp, người cho vay (như ngân hàng, các tổ chức tín dụng,…) luôn đặt

ra câu hỏi công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn hay không? Bởi lẽ

tỷ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán của công ty, tình hình tài chính của công ty có lành mạnh hay không trước hết thể hiện ở khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán nói lên mối quan hệ của số tiền mặt và các tài sản lưu động khác của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn

 Tỷ số thanh toán hiện hành(Current ratio): Rc

Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Số liệu để tính chỉ tiêu này được lấy trong Bảng cân đối kế toán

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn

Trang 20

Muốn thanh toán các khoản nợ, doanh nghiệp phải chuyển đổi các tài sản lưu động thành tiền mặt.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếu hàng tồn kho là các loại hàng khó bán, công ty sẽ khó chuyển đổi chúng thành tiền mặt để trả nợ.Vì vậy, tỷ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp sau khi loại trừ hàng tồn kho, hoặc những tài sản có tính thanh khoản thấp

Tỷ số thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Thích hợp nhất là tỷ số thanh toán nhanh = 1 Vì nếu tỷ số thanh toán nhanh cao thì thể hiện mức độ an toàn cho khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn của doanh nghiệp; nhưng điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tồn đọng vốn, thể hiện khả năng quản trị doanh nghiệp kém

1.3.3.4 Các tỷ số đòn bẩy

 Tác động của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp

đến doanh lợi của doanh nghiệp:

 Đòn bẩy kinh doanh(DOL):

Là sự đánh giá phạm vi mà các định phí và biến phí sử dụng trong một doanh nghiệp Nếu trong một doanh nghiệp sử dụng định phí với tỉ lệ lớn hơn so với biến phí, đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn và nhỏ hơn ở các doanh nghiệp có kết cấu chi phí ngược lại

Trong quản trị doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh được hiểu là một doanh nghiệp có thể đạt được một sự tăng trưởng về lợi nhuận ( nói về phương diện số tương đối) với chỉ một sự tăng trưởng nhỏ về doanh thu và khối lượng sản phẩm Trong việc xem xét một dự án sản xuất kinh doanh cần đầu tư, các nhà quản trị thường có nhu cầu cần biết rằng, nếu tăng thêm 1% doanh thu thì lợi nhuận của dự

án sẽ tăng lên tương ứng bao nhiêu

Một công cụ của đòn bẩy kinh doanh cho phép ta tính toán ngay được số lợi nhuận tương ứng, đó là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh

Độ nghiêng đòn cân định phí hay độ bẩy hoạt động ( DOL) được xác định theo công thức như sau:

Trang 21

Trong đó :

- DOLs : là độ bẩy hoạt động ở mức doanh thu S

- EBIT : là lợi nhuận trước thuế

- F : là tổng chi phí cố định

Nếu DOL cao thì rủi ro kinh doanh cũng sẽ cao

Đòn bẩy kinh doanh đặt trọng tâm vào định phí và tỉ lệ thuận với định phí.Ở doanh nghiệp trang bị tài sản cố định hiện đại, định phí rất cao, biến phí nhỏ sẽ dẫn đến sản lượng hòa vốn rất lớn Nhưng khi đã vượt qua điểm hòa vốn thì lại có

độ bẩy rất lớn Do đó chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ của sản lượng cũng làm lợi nhuận gia tăng rất lớn Chính vì vậy đòn bẩy kinh doanh như con dao hai lưỡi, nó phụ thuộc vào định phí, khi chưa vượt qua điểm hỏa vốn, ở cùng một mức sản lượng, doanh nghiệp nào có định phí càng cao lỗ càng lớn D o đ ó tốt nhất là doanh nghiệp nên l ự a chọn DOL vừa phải

 Đòn bẩy tài chính (DFL):

Đòn bẩy tài chính là mối quan hệ tỉ lệ giữa vốn mắc nợ và tổng số vốn hiện

có hay còn gọi là hệ số nợ, nó là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp

Quá trình tài trợ bằng nợ vay tạo ra đòn bẩy tài chính và việc trả lãi tiền vay

cố định làm thay đổi tỷ suất doanh lợi đầu tư

Đòn bẩy tài chính có tác động đến thu nhập và tiền lời mà chủ sở hữu nhận được Đòn bẩy tài chính được tạo ra do cách thức huy động nợ, và chính cách thức huy động nợ sẽ dẫn đến chi phí tài chính cố định

Tỷ lệ nợ hoặc động hiêng đòn cân nợ càng cao thì tác động của đòn bẩy tài chính càng lớn Các doanh nghiệp ít gặp rủi ro trong kinh doanh thì sẽ có khuynh hướng sử dụng đòn bẩy tài chính và ngược lại, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh họ sẽ ít sử dụng đòn bẩy tài chính

Trang 22

Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao, sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp Những doanh nghiệp ko mặc nợ sẽ không có đòn bẩy tài chính, như vậy đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào hệ số nợ Công thức tính độ nghiêng đòn bẩy tài chính khi cấu trúc vốn gồm nợ, cổ phần thường và cổ phần ưu đãi

Để xác định độ nghiêng của đòn bẩy tài chính, ta áp dụng công thức sau :

Trong đó:

- DFL : Độ bẩy tài chính ở mức EBIT

- EBIT : lợi nhuận trước thuế

- I : lãi vay phải trả

- PD : cổ tức hàng năm phải trả

- t : thuế suất thuế thu nhập công ty

Nếu DFL cao thì rủi ro tài chính sẽ rất lớn

Khi độ nghiêng đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng có thể làm tăng một tỉ lệ cao hơn về doanh lợi vốn chủ sở hữu, nghĩa là doanh lợi vốn chủ sở hữu rất nhạy cảm khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay biến đổi

DTL = DFL X DOL

Trang 23

tình trạng rủi ro kinh doanh rất cao Thể hiện ở chỗ sự giảm sút chút ít doanh thu

sẽ gây ra sự giảm sút rất lớn về doanh lợi vốn tự có Qua đó, doanh nghiệp có quyết định tỷ lệ sử dụng nợ ở mức độ sản xuất nào là phù hợp nhất

 Tỷ số nợ/ Vốn chủ sở hữu (Debt equity ratio)

Tỷ số này cho thấy rằng ứng với một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng nợ

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lý tưởng là bằng 1 Tỷ số này không nên <1/2,

vì công ty sẽ không sử dụng hiệu quả đòn cân nợ Và >2 cũng không tốt, vì tình hình tài chính như vậy là không lành mạnh

 Tỷ số nợ/ Doanh thu

Tỷ số này ứng với việc trong tổng số doanh thu đạt được thì có bao nhiêu đồng mà doanh nghiệp chưa thu được do chính sách kính doanh bán nợ cho khách hàng/

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ Vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên doanh thu = Tổng nợ

Tổng Doanh thu

Trang 24

1.3.3.5 Hệ số thanh toán lãi vay (TIE - Times Interest Earned)

Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào Tỷ số này dùng để đo mức độ lợi nhuận phát sinh do

sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào

Hệ số thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT)

Lãi vay

1.3.3.6 Chi phí sử dụng vốn vay Chi phí vốn vay là số tiền mà doanh nghiệp phải trả định kỳ cho các tổ chức tín dụng hay các nhà đầu tư cho vay vốn để có quyền giữ và sử dụng số vốn vay

đó

Vì lãi vay là chi phí làm giảm thuế (lá chắn thuế) do đó thuế thu nhập công

ty sẽ giảm khi chi phí lãi vay của công ty tăng lên

Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế (Kd): chính là lãi suất khi vay nợ (i)

Kd = i

Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế (Kd*):

Do lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên chi phí sử dụng vốn vay cần được tính sau thuế:

Kd* = Kd(1-t)

Trong đó, t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.3.7 Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (Kp)

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là chi phí mà công ty trả cho việc huy động vốn cổ phần ưu đãi Do cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi là cố định vĩnh viễn nên ta có công thức tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi như sau:

Trong đó:

Trang 25

- Pnet = Po – Chi phí phát hành ( F)

- Po = Dp / Rp

- P0 Giá bán cổ phiếu ưu đãi

- Dp: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

- Rp : Suất sinh lời của nhà đầu tư

Lợi nhuận trả cho cổ đông ưu đãi không được xem là một loại chi phí được hạch toán để giảm thu nhập chịu thuế, và từ đó không làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, vì cổ tức cổ phần ưu đãi được chi trả trên số lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, và về bản chất chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là chi phí thực sau thuế

1.3.3.8 Chi phí sử dụng vốn cổ phần phổ thông

Chi phí sử dụng vốn cổ phần phổ thông phát hành mới (R e ):

Khi nhu cầu vốn đầu tư đã vượt quá nguồn tài trợ của nội bộ doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể huy động từ các nguồn tài trợ bên ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu phổ thông mới

Trong đó:

Re : Chi phí sử dụng vốn cổ phần phổ thông phát hành mới

f: tỷ lệ chi phí phát hành

G : Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức

D0 : Cổ tức năm vừa qua

P: giá bán của cổ phần phổ thông mới

1.3.3.9 Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền(WACC)

Re =

D0 (1+g )

P

+ g

Trang 26

Chi phí vốn bình quân (WACC– Weighted Average Cost of Capital) là chi phí trung bình tính theo tỷ trọng của các chi phí vốn thành phần như: chi phí vốn vay, chi phí vốn cổ phần ưu đãi và chi phí vốn cổ phần thường

WACC = WdKd *+ WpKp +We1Ke + Ke2Ks

Trong đó: Wd, Wp, We: lần lượt là tỷ trọng của vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi, và vốn cổ phần phổ thông trong cơ cấu nguồn vốn

Kd *: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế

Kp: Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

Ke: Chi phí sử dụng vốn cổ phần phổ thông có nguồn từ lợi nhuận giữ lại

Ks: Chi phí sử dụng vốn cổ phần phổ thông phát hành mới

1.3.3.10 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì đối tượng nghiên cứu của kế toán chính là sự hình thành và tình hình vận dụng các loại tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khai thác một cách tốt nhất các loại tài sản trong quá trình sản xuất

Tài sản được xem xét theo 2 mặt của nó là kết cấu tài sản ( gọi là tài sản) và nguồn hình thành tài sản ( gọi làm nguồn vốn)

Về mặt tài sản thì phân ra làm 02 loại là tài sản lưu động và tài sản cố định Trong đó tài sản lưu động là loại tài sản có thời gian sử dụng, lưu chuyển, thu hồi trong vòng 01 năm hay 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh ( như tiền tệ, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng, phải thu khác…) Còn tài sản cố định là loại tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên 01 năm hoặc 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh ( như TSCĐ hữu hình, vô hình, các khoản đầu tư dài hạn, đầu tư xây dựng cơ bản…)

Nguồn vốn thể hiện nguồn gốc hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm có :

+ Nợ phải trả : Được coi là nguồn tài trợ bên ngoài của doanh nghiệp gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn củng như dài hạn của doanh nghiệp với đối tượng

Trang 27

khác ( như vay ngắn hạn, vay dài hạn, các khoản phải trả người bán, phải nộp Nhà Nước, phải trả CNV )

+ Nguồn vốn chủ sở hữu được coi là nguồn tài trợ bên trong của doanh nghiệp có thể do 01 hay nhiều chủ sở hữu góp vốn tùy theo loại hình của doanh nghiệp Nguồn vốn chủ sở hữu gồm 02 bộ phận là vốn đầu tư của chủ sử hữu và số được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp ( như lãi chưa phân phối và các quỹ doanh nghiệp…)

Trong quá trình hoạt động, tài sản luôn có sự vận động Tuy nhiên bao giờ nó củng tuân theo một công thức nhất định đó là :

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ

1.3.4 Khả năng sinh lời

1.3.4.1 Tỷ số lợi nhuận giữ lại

Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư Do vậy nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai

Tỷ số lợi nhuận giữ lại so với lợi nhuận sau thuế cho biết cứ 100 đồng lợi nhuận sau thuế sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận giữ lại

Tỷ số này được xác định như sau :

Tỷ số lợi nhuận

=

Lợi nhuận giữ lại

1.3.4.2 Tỷ số khả năng sinh lời

Để đo lường khả năng sinh lời trên một đồng vốn cổ phần phổ thông thì đối với

cổ đông, tỷ số quan trọng nhất chính là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( ROE)

Tỷ số lợi nhuận ròng = 100 x Lợi nhuận ròng danh cho cổ đông

Trang 28

Trên vốn chủ sở hữu Bình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông

1.3.4.3 Tỷ số lợi nhuận cổ phiếu so với giá thị trường

Tỷ số lợi nhuận cổ phiếu so với giá thị trường hay còn gọi là lợi suất cổ tức, tỷ

số này dùng để đo lường phần lợi nhuận chuyển cho nhà đầu tư trên mỗi cổ phần và nó chính là cổ tức hàng năm cho giá thị trường của mổi cổ phần

Tỷ số lợi nhuận

= Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

So giá thị trường Giá thị trường của mổi cổ phiếu

1.3.4.4 Tỷ số tăng trưởng bền vững

Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận do vậy có thể nói tỷ số này phản ảnh triển vọng tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại

Tỷ số tăng trưởng bền vững cho biết triển vọng phát triển của Công ty trong tương lai, nó củng đánh giá hiệu quả quản lý của các nhà quản trị và cho biết kỳ vọng hiệu quản trong tương lai của đơn vị

Tỷ số tăng trưởng bền vững = Tỷ số lợi nhuận giữ lại X lãi trên vốn chủ sở hữu

1.3.4.5 Tỷ số giá thị trường với lợi nhuận trên cổ phần

Tỷ số giá thị trường với lợi nhuận trên cổ phần còn gọi là tỷ số giá thị trường trên thu nhập ( P/E) dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lời của công ty Tỷ số này nói lên nhà đầu tư sẳn sàng trả bao nhiều đồng để

có được một đồng lợi nhuận của công ty

 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS - Earnings Per Share)

Đối với những người tham gia mua cổ phần của công ty, điều họ quan tâm hàng đầu chính là tỷ suất sinh lời từ sự đầu tư của họ Cụ thể hơn là giá trị cổ tức cho mỗi cổ phần hay còn gọi là lợi nhuận trên cổ phiếu ( EPS)

Trang 29

Giá thị trưởng của cổ phiếu

Trên cổ phiếu ( P/E) Lợi nhuận trên cổ phiếu ( EPS)

Hệ số P/E là cái giá của 01 đồng thu nhập hiện tại và là công cụ đánh giá chuẩn của giá trị cổ phiếu cho các mức thu nhập khác nhau ở một số công ty

Hệ số P/E của một công ty chủ yếu phụ thuộc vào hai điều là triển vọng thu nhập của nó trong tương lai và rủi ro để có thu nhập đó Giá cổ phiếu tăng thì hệ

số P/E củng tăng cùng với triển vọng lợi nhuận được gia tăng và sẽ giảm khi rủi ro giảm Tuy nhiên hệ số P/E cho biết rất ít về tình hình tài chính hiện tại của công

ty nhưng nó cho các nhà đầu tư biết về tương lai của công ty

1.3.4.6 Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách M/B

- Giá thị trường của vốn cổ đông chính là giá trị cổ phiều của công ty đang giao dịch trên thị trường nhân với giá cả cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường

- Giá sổ sách thể hiện trên bảng cân đối kế toán của công ty cho biết giá trị vốn cổ đông công ty được lập dựa trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh,

đã thực hiện hoàn tất

Tỷ số M/B cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của công ty, tỷ số này được xây dựng trên cơ sở so sánh giữa giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách qua đó phản ảnh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty Tỷ số này cao cho thấy thị trường đánh giá triển vọng công ty tốt và ngược lại

Trang 30

chuyển đổi một bộ phận thuộc DNNN thành Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt

- Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Rượu Bia Đà Lạt

- Tên công ty (tiếng Anh): Dalat Beverage Joint Stock Company

- Tên viết tắt: Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt

- Địa chỉ giao dịch: 37B Hùng Vương – Phường 10 – TP Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng

- Địa chỉ nhà máy sản xuất: Đồi Dã Chiến, phường 11, TP Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Quá trình phát triển của Công ty:

 Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào ngày 01/01/2001 với sản phẩm ban đầu chỉ là bia hơi, thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là trong tỉnh và một số địa phương lân cận như Bình Thuận Từ năm

Trang 31

2003 đến nay do hiệu quả sản xuất kinh doanh bia không cao nên Công ty đã chuyển sang sản xuất và kinh doanh mặt hàng rượu vang và nước ép trái cây

 Hiện nay, sản lượng sản xuất của Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt đạt khoảng 1triệu lít/năm Với khoảng 40 nhãn hiệu rượu vang khác nhau được chia làm 3 dòng chính: sơ khai, giá trị và cao cấp Các sản phẩm của Công ty được nhiều tổ chức

có uy tín trong và ngoài nước trao tặng nhiều danh hiệu, huy chương.Trong sản xuất Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt

 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CP Rượu – Bia Đà Lạt

KSC Hoá lý

NV

KT Công nghệ

Tổ SX rượu BTP

Cửa hàng

Thiết bị

ATLĐ

KT

Vốn bằng

NV cung ứng

KT

Tổng hợp

Văn phòng đại diện

Thủ kho

Tổ cơ điện

CN lò hơi

Trang 32

 Nhiệm vụ các phòng ban:

Với mô hình doanh nghiệp được cổ phần hóa từ một DNNN làm ăn thua lỗ nên cấu trúc về nhân sự của Công ty rất gọn, nhẹ, bộ máy hoạt động không kềnh càng, mỗi một cá nhân có thể kiêm nhiều công việc cùng một lúc, điều này làm tiết kiệm chi phí một các đáng kể và quỹ lương hàng năm của doanh nghiệp không phình ra nhiều do đó doanh nghiệp bảo đảm được tính ổn định trong lao động sản xuất và không để xảy ra tình trạng nợ lương hay các chế độ của người lao động

 Đại hội đồng cổ đông:

- Là tổ chức có quyền cao nhất, quyết định các loại cổ phiếu và cổ phần được chào bán ở từng loại, qui định mức cổ tức hàng năm, định hướng các chiến lược kinh doanh củng như đầu tư trong tương lai

- Bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát

 Chủ tịch hội đồng quản trị:

Có trách nhiệm và quyền hạn như :

- Chủ tọa cuộc họp, triệu tập các phiên họp

- Chuẩn bị nội dung chương trình và điều khiển các cuộc họp

- Lập chương trình công tác và phân công công tác cho các thành viên

- Hoạch định và được sự ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông chỉ đạo Ban giám đốc thực hiện các nghị quyết của đại hội

 Giám đốc:

Là người đại diện công ty về tư cách pháp nhân, là người lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và các hoạt động liên quan đến Công ty dưới sự giám sát của HĐQT, nghị quyết của Đại hội Cổ Đông điều lệ của Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và HĐQT về việc sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 33

 Tình hình nhân sự trong công ty:

 Tổ chức lao động tại Công ty:

Lực lượng lao động là một trong những yếu tố căn bản quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, nó tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh trên hai mặt số lượng lao động và chất lượng lao động Hiện nay Công ty đã tạo việc làm ổn định cho 62 cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước

Cơ cấu lao động:

Trong Công ty các bộ phận được phân theo chức năng công việc riêng Chức năng của từng bộ phận được phân định rõ ràng cũng như cơ cấu tổ chức, quyền hạn, phạm vi kiểm soát, mối quan hệ Tuy mỗi bộ phận đảm đương một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả cùng tạo thành một thể khép kín và thống nhất trong nhiệm vụ chung của quá trình hoạt động của Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt

Đặc điểm thị trường cung cấp và tiêu thụ:

Thị trường cung cấp: Thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ việc kinh doanh của công ty là các vùng thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận đối với thị trường trong nước (cung cấp nguyên vật liệu ) và đối với thị trường ngoài nước là các nước như: Pháp, Úc, Chi Lê,….(cung cấp các sản phẩm ngoại nhập)

Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên toàn quốc Tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuộc, Cần Thơ, Khánh Hòa, Vũng Tàu và xuất khẩu sang một vài nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc…

Sản phẩm của Công ty:

Hiện nay các sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã cũng như sự tin tưởng, hài lòng Một số dòng sản phẩm đã mang lại hiệu quả đáng kể trong sản xuất kinh doanh của Công

Trang 34

ty như : sản phẩm Connaisseur, Vignerons, Avalon, nước ép trái cây Grape Hill

Công tác thị trường và xây dựng thương hiệu:

Cùng với sự phát triển chung, công tác thị trường được ban lãnh đạo quan tâm đặc biệt Cho tới nay hầu hết các sản phẩm rượu vang và nước giải khát của Công ty đã được tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và một số nước láng giềng như: Campuchia, Lào, Trung Quốc…

Công nghệ, chất lượng và môi trường:

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng với sản phẩm rượu vang và các loại nước giải khát Từ năm 2006, Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín được nhập từ Italia, trang bị một số máy móc hiện đại để có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong công nghệ chế biến thực phẩm Đây là tiền

đề để Công ty tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

Sản xuất:

Trang 35

Không ngừng nghiên cứu cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động và ổn định chất lượng sản phẩm

2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt

2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán:

2.2.1.1 Phân tích các khoản phải thu:

Nhìn chung trong năm 2010, trung bình khoản phải thu thì thu được trên 2,53 lần trong khi năm 2009 là 2,65 lần Điều này có nghĩa là trong vòng 145 ngày công ty sẽ nhận được tiền bán chịu, nhiều hơn 7 ngày so với năm 2009 Đến

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu

Các khoản phải thu bình quân

Trang 36

năm 2011, vòng quay các khoản phải thu biến động mạnh hơn, cụ thể: khoản phải thu bình quân thu được trên 2,09 lần trong năm hay Công ty mất khoản 175 ngày cho một khoản phải thu, nhiều hơn 30 ngày so với năm 2010

2.2.1.2 Phân tích các khoản phải trả:

Doanh số mua chịu = Giá vốn hàng bán + Tồn kho cuối kỳ - Tồn kho đầu kỳ

Nhận thấy rằng vòng quay khoản phải trả của Công ty không tốt, đặc biệt là trong năm 2011 Ta biết rằng vòng quay khoản phải trả càng lớn thì tốc độ trả nợ của doanh nghiệp càng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp là một con nợ tốt Tuy nhiên, khả năng trả nợ của công ty không tốt, số ngày trả tiền bình quân xấp xỉ

200 ngày ở năm 2009 và 2010 và đặc biệt là năm 2011 con số này lên đến 238 ngày Công ty cần phải theo dõi tình hình các khoản phải trả trong những năm tiếp theo và giữ cho vòng quay khoản phải thu luôn lớn hơn vòng quay khoản phải trả nhằm đảm bảo khả năng trả nợ

2.2.1.3 Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

Tỷ số thanh toán bằng tiền các năm 2009 là 5.97% ; năm 2010 là 11.05% và năm 2011 là 1.52 % , ta nhận thấy rằng khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty là rất thấp Cụ thể :

Năm 2010 khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty tăng 5.08% so với năm

2009, tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp là 11.05% Đến năm 2011, rủi ro của Công ty

Vòng quay khoản phải trả =

Doanh số mua chịu

Các khoản phải trả bình quân (nợ phải trả bình quân)

Trang 37

lại càng tăng lên khi tỷ số này giảm mạnh 9.53% so với năm 2010, chỉ còn 1.52% Với tỷ số thanh toán bằng tiền 1.52% là rất thấp, Công ty có thể sẽ phải thanh lí TSLĐ hay hàng tồn kho để trả nợ trong trường hợp số nợ đến hạn nhiều hơn tiền

và các khoản tương đương tiền hiện có Vì vậy Công ty cần điều chỉnh lại lượng tiền và các khoản tương đương tiền để có thể đảm bảo hoạt động của Công ty ở mức an toàn hơn

2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động:

2.2.2.1 Phân tích vòng quay hàng tồn kho:

Tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất lưu thông được diễn

ra liên tục.Tồn kho thành phẩm đảm tốt việc tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp công ty có thể tạo uy tín tốt và tạo được lòng tin nơi khách hàng Tuy nhiên nếu việc dự trữ trong kho quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận Bởi lẽ số hàng hoá được lưu trữ trong kho nhiều không những không làm phát sinh lợi nhuận cho công ty mà còn làm cho chi phí lưu kho cao, làm phát sinh thêm một khoản chi phí lưu trữ cho công ty Vì vậy việc dự trữ hàng tồn kho sẽ không sinh lợi cho công ty cho đến khi chúng được xuất bán Nhưng nếu việc tồn kho hàng hoá quá lâu có thể xảy ra tình trạng là những hàng hoá đó sẽ bị hư hỏng

và không sử dụng được,làm cho công ty có thể bị lỗ Nhìn chung tình hình hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây như sau:

Chỉ tiêu Vòng quay tồn kho của Công ty trong các năm 2009, 2010 và 2011

đều có sự chuyển biến rõ rệt, cụ thể như sau:

+ Năm 2010 vòng quay hàng tồn kho tăng nhẹ từ 2.42 lần lên 2.70 lần làm cho số ngày tồn kho bình quân của hàng hóa giảm 15 ngày Điều này có nghĩa tốc

độ lưu chuyển hàng hoá tăng, việc tiêu thụ hàng hoá trong năm 2010 nhanh hơn, làm cho khả năng sinh lợi trên tài sản tăng lên

Trang 38

+ Tuy nhiên đến năm 2011 vòng quay hàng tồn kho lại giảm mạnh từ 2.70 lần xuống còn 1.94 lần làm cho số ngày tồn kho bình quân tăng 53 ngày Điều này do lạm phát khá cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo dẫn đến sự suy giảm về mặt tiêu thụ sản phẩm Từ những số liệu trên cho thấy rằng mức tồn kho của Công ty chưa thực sự ổn định, số ngày tồn kho bình quân còn khá cao, đặc biệt là năm 2011 Trong những năm tới công ty cần phải có kế hoạch trong việc tồn kho nguyên vật liệu và dự trữ thành phẩm hợp lý, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp thì mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%)

I Tiền và các khoản tương đương tiền 2,74 5,49 0,81

III Các khoản phải thu ngắn hạn 41,08 38,02 47,32

5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) - - -

Trang 39

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 8,13 7,25 -

1 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 8,13 7,25 -

Nguồn: Trích Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010 và 2011 - Phòng kế toán Công ty

Bảng 2.2: Phân tích tình hình biến động tài sản

TÀI SẢN

SO SÁNH 2010/2009 SO SÁNH 2011/2010 Chênh lệch

II Các khoản đầu tư TC ngắn

III Các khoản phải thu ngắn

1 Phải thu khách hàng 7.361.009.038 122,47 6.992.311238 52,29

2 Trả trước cho người bán (1.034.746.573) (42,87) (747.222.062) (54,18)

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn (4.850.732.050) (100,00) - -

Trang 40

4 Các khoản phải thu khác 136.796.770 485,50 (111.193.598) (67,40)

IV Các khoản đầu tư tài chính

- Về TSNH năm 2010 tăng về cả tỷ trọng lẫn giá trị so với năm 2009, năm

2010 chiếm 76,73% so với tổng tài sản, tăng 2,25%, về giá trị tăng 5.976.614.787 đồng tương ứng 24,77% Trong đó cụ thể :

+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.265.599.489 đồng tương ứng 142,46%, lượng tiền tăng mạnh cho thấy Công ty đang cố gắng cải thiện khả năng thanh toán của mình Tuy nhiên nhìn chung lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty còn khá thấp

Ngày đăng: 30/03/2017, 22:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w