1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

TÌNH HÌNH THỰC tế tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN NGUYÊN vật LIỆU tại CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CHÂU á

38 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 77,93 KB

Nội dung

Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là các đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cấu thành nên thực thê củasản phẩm.. - Tổ chức chứng từ

Trang 1

*Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất tồn tại dưới nhiều hình thứcnhiều hình thái khác nhau, phức tạp về đặc tính lý hóa, dễ bị tác động của thời tiết,khí hậu, môi trường xung quanh Nguyên vật liệu là đối tượng nhưng không phảibất cứ đối tượng nào cũng là nguyên vật liệu Đối tượng lao động là nguyên vậtliệu chỉ khi đối tượng lao động được thay đổi do lao động có ích của con người tácđộng vào

Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là các đối tượng lao động

và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cấu thành nên thực thê củasản phẩm Trong quá trình tạo ra sản phẩm mới, NVL chỉ tham gia vào một chu kìsản xuất và chu kì đó, dưới tác động của sức lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộmột lần và thay đổi hình thái vật chất ban đầu hình thành nên thực thể của sảnphẩm Giá trị của NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm tạora

2 Yêu cầu quản lý đối với nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất,kinh doanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Vì vậy, quản lý chặt chẽ NVL ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng,lưu trữ là việc vô cùng quan trọng

Trang 2

Khâu thu mua: Phải tổ chức quản lý quá trình thu mua NVL sao cho đủ về

số lượng, đúng chủng loại, tốt về chất lượng, giá cả hợp lý nhằm hạ thấp chi phíNVL đưa vào sản xuất, góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm

Khâu bảo quản: Tổ chức tốt kho hàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương

tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu,tránh hư hỏng mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn

Khâu sử dụng: Tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình sử dụng NVL

trong sản xuất sản phẩm Từ đó xây dựng định mức tiêu hao NVL và dự toán chiphí hợp lý để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy chodoanh nghiệp

Khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu

của từng loại vật liệu, gián đoạn cho việc cung ứng hoặc gây ra tình trạng ứ độngvốn do dự trữ quá nhiều

3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Xuất phát từ đặc điểm của NVL nên trong quá trình sản xuất kinh doanh đòihỏi phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu: mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ Cụ thể làphải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất kinh doanh về các mặt như:khối lượng, chủng loại, quy cách, giá mua, chi phí thu mua và tiến độ thời gian sửdụng hợp lý, tiết kiệm NVL nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầuquản lý của NVL trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán NVL cần thực hiện tốtcác nhiệm vụ sau:

- Tổ chức phân loại, đánh giá NVL phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản

lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

- Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toánhàng tồn kho của doanh nhiệp để ghi chép phân loại, tổng hợp số liệu về tình hìnhhiện có và sự biến động tăng hoặc giảm của NVL trong quá trình sản xuất kinhdoanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp và tính giá thành sản phẩm

Trang 3

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các định mức chi phí, kế hoạchthu mua, giá cả, chi phí NVL cũng như thực hiện các chế độ quản lý kế toán quyđịnh

II Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

1 Phân loại nguyên vật liệu

Mỗi loại NVL với đặc điểm, vai trò, công dụng, tính chất cơ lý hóa khácnhau, lại biến động thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất nên được sửdụng chế biến và bảo quản khác nhau Vì thế việc phân loại NVL được xem nhưmột công việc cần thiết cho việc sử dụng, bảo quản nhanh chóng, thuân lợi giúpcho khâu quản lý NVL được dễ dàng

* Phân loại theo vai trò, tác dụng của NVL trong sản xuất.

- Nguyên vật liệu chính: là những NVL mà sau quá trình gia công, chế biến

cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm “ kể cả bán thành phẩm muavào”

- Nguyên vật liệu phụ: là những NVL chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất,

được sử dụng, kết hợp với NVL chính để làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng

bề ngoài của sản phẩm hoặc để sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạtđộng bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật, phục vụ cho laođộng công nhân viên chức

- Nhiên liệu: là loại vật liệu phụ trong quá trình sử dụng có tác dụng cung cấp

nhiệt lượng Nó có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí như than, khí đốt…

- Phụ tùng thay thế: là vật tư dùng để thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc,

thiết bị, phương tiện vận tải…

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là thiết bị ( cần lắp và không cần lắp,

vật kết cấu, công cụ…) mà doanh nghiệp mau vào để đầu tư cho xây dựng

- Vật liệu khác: là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên thường

là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, phế liệu thu hồi khi thanh lýTSCĐ

* Phân loại theo nguồn hình thành:

Trang 4

- Vật liệu mua ngoài: là những vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất kinh

doanh được doanh nghiệp mua ngoài thị trường ( trong nước hoặc nhập khẩu từnước ngoài)

- Vật liệu sản xuất: là những loại vật liệu do chính doanh nghiệp tự sản xuất,

chế biến hay thuê ngoài gia công chế biến

- Vật liệu từ các nguồn khác: nhập cấp phát, có vốn liên doanh, biếu tặng…

* Phân loại theo chủ sở hữu

- NVL tự có: Mua sắm, nhận cấp phát, tặng thưởng, nhận góp vốn liên doanh…

- NVL giữ hộ hay gia công:Do doanh nghiệp nhận giữ hộ hoặc nhận gia công bên

ngoài

* Phân loại theo mục đích và nơi sử dụng của NVL:

- NVL chính dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.

- NVL chính dùng cho các nhu cầu khác như: quản lý phân xưởng, tiệu thụ sản

- Trị giá vốn của NVL tại thời điểm mua hàng là số tiền thực tế phải trả cho

người bán ( trị giá thực tế )

- Trị giá vốn của NVL nhập kho là trị giá mua thực tế của NVL nhập kho

cộng với các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như: chi phí vậnchuyển, các chi phí về nhập kho và thuế nhập khẩu nếu có

- Trị giá vốn thực tế của NVL xuất kho là giá trị vốn thực tế của NVL tính

theo các phương pháp tính trị gía NVL nhập kho

Trang 5

2.2 Cách đánh giá nguyên vật liệu

2.2.1 Đánh giá theo giá mua thực tế.

* Giá thực tế NVL nhập kho

NVL nhập kho được tính theo giá thực tế là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp

đã bỏ ra để có NVL đó Giá NVL nhập kho được tính riêng cho từng nguồn nhập

cụ thể:

- Đối với NVL nhập kho do mua ngoài:

Giá Giá mua Chí phí Các khoản Các khoản giảm thực tế = ghi trên + phát sinh + thuế - giá hàng bán,

NVL hóa trong quá không được chiết khấu

nhập kho đơn trình thu mua hoàn lại thương mại

Trong đó:

+ Chi phí thu mua: Bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí

phân loại, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng…

+ Các khoản thuế không được hoàn lại: Như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ

đặc biệt, thuế GTGT ( nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp )

- Đối với NVL do doanh nghiệp tự sản xuất

Giá thực tế ghi trên sổ của vật liệu là giá thành sản xuất thực tế ( giá thành côngxưởng thực tế ) của sản phẩm sản xuất

- Đối với NVL thuê ngoài gia công:

Giá NVL Giá thực tế Chi phí thuê

thực tế = NVL xuất + ngoài gia

thuê ngoài đem đi công chế

gia công chế biến biến

- Các trường hợp khác:

Đối với NVL nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhận tham gia gópvốn… thì giá thực tế ghi sổ của NVL là giá trị được các bên tham gia góp vốnthống nhất, đánh giá, chấp thuận

Trang 6

* Giá thực tế NVL xuất kho

Theo chuẩn mực kế toán số 02- hàng tồn kho, trị giá vật liệu xuất kho đượcthực hiện thực hiện theo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp tính theo giá đích danh: theo phương pháp này, doanh nghiệp

phải quản lý NVL theo từng lô hàng Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lôhàng đó Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loạivật liệu ít, vật liệu có giá trị cao và có ít lần nhập xuất trong tháng và nhận diệnđược từng lô

- Phương pháp nhập trước- xuất trước: phương pháp này, số vật liệu nào nhập

trước sẽ được sử dụng đơn giá làm giá xuất trước Xuất hết nhập trước rồi mới đến

số lượng nhập sau Do đó giá trị hàng tồn kho cuối kì sẽ được xác định căn cứ vàođơn giá của những lần nhập sau cùng

- Phương pháp nhập sau-xuất trước: theo phương pháp này, NVL được tính giá

thực tế xuất kho giả định là lô NVL nào nhập vào kho sau sẽ được xuất dùng trước.Việc tính giá xuất của NVL được làm ngược với phương pháp nhập trước xuấttrước

- Phương pháp giá đợn vị bình quân gia quyền: theo phương pháp này, giá thực

tế NVL xuất kho trong kỳ được tính:

Trị giá vốn thực Số lượng từng

tế từng loại = loại NVL x Đơn giá bình quân

NVL xuất kho xuất kho

Trong đó, đơn giá bình quân có thể tính theo một trong hai cách sau:

- Đơn giá bình quân cả ký dự trữ được tính như sau:

Trị giá thực tế + Trị giá thực tế

Đơn giá NVL tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ

bình quân cả =

kỳ dự trữ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ

- Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:

Trang 7

Trị giá vốn thực tế Trị giá vốn thực tế

của NVL còn lại + của NVL nhập tiếp

Đơn giá bình sau lần xuất trước sau lần xuất trước

quân sau =

mỗi lần Số lượng NVL còn + Số lượng NVL nhập

nhập lại sau lần xuất trước sau lần xuất trước

2.2.2 Đánh giá NVL theo giá hạch toán.

Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp quy định, có tính chất ổn định và chỉdùng để ghi sổ kế toán NVL hàng ngày

Đối với các DN có quy mô lớn, khối lượng chủng loại vật liệu nhiều, tìnhhình sản xuất diễn ra thường xuyên Việc xác định giá thực tế của vật liệu hàngngày rất khó khăn và ngay cả trong trường hợp có thể xác định được hàng ngày đốivới từng lần nhập, đợt nhập nhưng quá tốn kém nhiều chi phí không hiệu quả chocông tác kế toán, có thể sử dụng giá hạch toán để hách toán tình hình nhập xuấthàng ngày Như vậy hàng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá vật liệuxuất Cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để có số liệu ghi vào cáctài khoản, sổ kế toán tổng hợp và báo cáo kế toán Việc điều chỉnh giá hạch toántheo giá thực tế được tiến hành như sau Trước hết xây dựng hệ số giữa giá thực tế

và giá hạch toán của NVL (H):

Trị giá thực tế của vật liệu Trị giá thực tế của vật liệu nhập

Trang 8

III Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Kế toán chi tiết NVL là khâu công việc khá phức tạp và tốn nhiều công sức.Đòi hỏi phải phản ánh cả chỉ tiêu giá trị, số lượng và chất lượng của từng danhđiểm NVL, theo từng khô và từng người phụ trách vật chất

1 Chứng từ kế toán sử dụng.

Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ –BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Trưởng BTC, các chứng từ kế toán vềNVL bao gồm:

- Phiếu nhập kho ( Mẫu 01 – VT )

- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02 – VT )

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( Mẫu 03 – VT )

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 04 – VT )

- Biên bản kiểm kê vật tư ( Mẫu 05 – VT )

- Bảng kê mua hàng ( Mẫu 06 –VT )

- Bảng phân phối nguyên vật liệu ( Mẫu 07 – VT )

Và một số chứng từ khác có liên quan như:

- Hóa đơn GTGT ( Mẫu 01GTGT- 3LL)

- Hóa đơn bán hàng thông thường ( Mẫu 02GTKT – 3LL)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu 03PXK – 3LL )

Các sổ sách sử dụng trong sổ sách kế toán chi tiết NVL phụ thuộc vàophương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã chọn Thông thường có các loại sáchchủ yếu sau: Thẻ kho, Sổ kế toán chi tiết vật tư, Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồnNVL, Sổ đối chiếu luân chuyển, Sổ số dư, Bảng lũy kế nhập – xuất – tồn,

2 Các phương pháp kế toán chi tiết NVL

2.1 Phương pháp thẻ song song.

* Nội dung: Theo phương pháp này, việc ghi chép theo dõi được thực hiện song

song giữa phòng kế toán và kho

+ Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất tồn NVL

cho từng danh điểm vật tư ( thẻ kho chỉ ghi về mặt số lượng ) Cuối ngày và cuối

Trang 9

tháng thủ kho tính ra số lượng tồn trên từng thể đối chiếu với sổ kế toán chi tiết vật

tư trên phòng kế toán

+ Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật tư để phản ánh

tình hình hiện có, biến động tăng, giảm theo từng danh điểm vật tư, tương ứng vớithẻ kho đã mở ở kho Việc ghi chép vào sổ kế toán chi tiết được thực hiện hằngngày hoặc định kỳ sau kho nhận được chứng từ thủ kho chuyển đến Cuối tháng kếtoán tổng hợp số liệu để đối chiếu, kiểm tra, tổng hợp số liệu trên sổ kế toán chitiết về mặt số lượng để đối chiếu với thẻ kho và tổng hợp số liệu về giá trị trên sổ

kế toán chi tiết để đối chiếu với kế toán tổng hợp NVL

* Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song ( Sơ đồ phần phụ lục)

01-2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

* Nội dung:

+ Tại kho: Công việc cụ thể cũng giống với phương pháp thẻ song song, thủ

kho lập thẻ kho cho từng danh điểm vật tư để theo dõi về mặt số lượng

+ Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình

hình nhập xuất tồn của từng thư NVL ở từng kho dùng cả năm nhưng mỗi thángchỉ ghi vào một lần cuối tháng Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển kếtoán phải lập bảng kê nhạp xuất trên cơ sở các chứng từ nhập xuất định kỳ thủ khogửi lên Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi về chi tiêu giá trị

Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyểnthẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp

* Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo sổ đối chiếu luân chuyển ( Sơ đồ 02 – phần phụ lục ).

2.3 Phương pháp sổ số dư

*Nội dung: Đặc điểm của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán

nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của kế toán

+ Tại kho: Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tổng hợp toàn bộ chứng

từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng vật liệu, theo từng nhóm vật tư Sau đó

Trang 10

lập sở giao nhận chứng từ nhập ( xuất ) và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từnhập xuất kho NVL Trong đó, cột nhóm vật tư, số lượng chứng từ, số hiệu chứng

từ do thủ kho ghi Cột số tiền do kế toán vật tư ghi

Ngoài ra thủ kho còn phải ghi số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng theo từngdanh điểm vào sổ số dư

+ Tại phòng kế toán: Định kỳ, kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm

tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ Khi nhận được chứng

từ, kế toán kiểm tra và tiến hành tính toán, tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiềntrên phiếu giao nhận chứng từ Đồng thời ghi số tiền và ghi vào cột số tiền trênphiếu giao nhận chứng từ Đồng thời ghi số tiền vừa tính của từng nhóm vào bảnglũy kế N – X – T kho

Tiếp đó, cộng số tiền nhập xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng đểtính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật liệu Số dư này được đối chiếu với

“cột” số tiền trên sổ số dư ( mỗi danh điểm số dư được ghi trên một dòng trên sổnày ) Sổ này được theo dõi cả 12 tháng Cuối tháng cộng sổ số dư, cột giá trị sẽđược đối chiếu với bảng lũy kế N – X – T

* Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư ( Sơ đồ 03 – phần phụ lục)

IV Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Kế toán tổng hợp là việc sử dụng tài khoản kế toán để phản ánh kiểm tra vàgiám sát các đối tượng kế toán có nội dung kế toán ở dạng tổng quát Bao gồm haiphương pháp sau: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kêđịnh kỳ

1.Phương pháp kê khai thường xuyên

* Chứng từ sử dụng :

Theo QĐ số 15 ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC thì các chứng từ bắtbuộc sử dụng để kế toán chi tiết vật tư hàng hóa bao gồm 8 mẫu sau :

- Phiếu nhập kho (mẫu 01- VT)

- Phiếu nhập kho (mẫu 02 – VT)

Trang 11

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư,công cụ, sản phẩm hàng hóa (mẫu 03 – VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 04 – VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư,công cụ, sản phẩm hàng hóa (mẫu 05 – VT)

- Bảng kê mua hàng (mẫu 06 –VT)

- Hóa đơn GTGT (mẫu 01GTGT- 3LL)

- Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02GTKT – 3LL)

Ngoài những chứng từ bắt buộc, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng

từ hướng dẫn khác tùy thuộc vào yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp

* Tài khoản kế toán sử dụng:

- Tài khoản 151: “ Hàng mua đang đi đường”: Tài khoản này phản ánh giá trị

thực tế các loại NVL mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưngchưa về nhập kho ( đang đi trên đường hoặc chờ kiểm nghiệm nhậptài kho)

Tài khoản 151: “ Hàng mua đang đi đường” có kết cấu như sau:

Bên nợ: Phản ánh trị giá hàng mua đang đi trên đường

Bên có: Phản ánh trị giá hàng mua đang đi trên đường đã về nhập kho hoặc

đưa vào sử dụng

Dư nợ: Phản ánh trị giá hàng mua đang đi trên đường hiện có.

- Tài khoản 152: “ Nguyên liệu, vật liệu”: NVL dùng để phản ánh tình hình biến

động tăng giảm và hiện có về nguyên vật liệu theo giá thực tế

Bên nợ:

+ Phản ánh giá gốc của vật liệu nhập kho

+ Trị giá vật liệu khi đánh giá tăng

+ Trị giá vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê

Bên có:

+ Phản ánh trị giá gốc của vât liệu xuất kho.

+ Trị giá vật liệu giảm do đánh giá.

+ Trị giá vật liệu thiếu khi kiểm kê vật liệu.

Số dư bên nợ: Trị giá gốc của vật liệu tồn cuối kỳ ( TK 152 không có TK cấp 2 có

thể mở chi tiết cho từng loại vật liệu)

Trang 12

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK

131, TK 133, TK 141…

* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

- Kế toán biến động tăng NVL :

+ Tăng do nhập vật tư mua ngoài

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111, 112, 331…( tổng giá thanh toán)

+ Tăng do tự sản xuất nhập kho hay thuê ngoài gia công chế biến

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

+ Tăng thu hồi các khoản vốn đầu tư bằng vật tư tương đương

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 221 – Đầu tư tìa chính dài hạn

+ Tăng do nhận vốn góp bằng NVL, ghi

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

+ Tăng do kiểm kê phát hiện thừa chờ xử lý…

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)

- Kế toán biến động giảm NVL :

+ Giảm do xuất sử dụng cho SX, cho quản lý kinh doanh

Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 154…

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

+ Giảm do xuất vật tư đem góp vốn liên doanh, liên kết

Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn giá trị vốn góp

Nợ TK 222 – Góp vốn liên doanh

Có TK 157 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 711–Phần chênh lệch tăng ( GT vốn góp lớn hơn GTTT)

Có TK 811 – Phần chênh lệch giảm (GT vốn góp nhỏ hơn GTTT)

Trang 13

+ Giảm do CKTM, GGHB, HBBTL, vật tư mua kém chất lượng

Nợ TK 111, 112, 331…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

+ Giảm do sửa chữa lớn TSCĐ và đầu tư XDCB

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

+ Giảm do kiểm kê phát hiện thiếu NVL chờ xử lý…

Nợ TK 138 – Phải thu khác ( TK – Tài sản thiếu chờ xử lý)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

2 Phương pháp kiểm kê định kỳ

* Tài khoản sử dụng:

- TK 611 “ mua hàng”: Dùng để theo dõi tình hình thu, mua, tăng, giảm NVL

theo giá thực tế ( cả giá mua và chi phí thu mua) TK này có hai TK cấp hai là TK611(1) – mua nguyên liệu, vật liệu và TK 611(2) – mua hàng hóa Kết cấu TK 611như sau:

Bên nợ:

+ Kết chuyển trị gía vật liệu hàng tồn kho đầu kỳ ( theo kết quả kiểm kê)

+ Trị giá thực tế nguyên vật liệu tăng trong kỳ

Bên có:

+ Kết chuyển trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ ( theo kết quả kiểm kê)

+ Trị giá thực tế NVL giảm trong kỳ

Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ

* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu

Hạch toán NVL theo phương pháp KKĐK được tiến hành theo trình tự như sau:

- Đầu kỳ, kế toán lần lượt kết chuyển giá trị NVL chưa sử dụng vào TK 611(1)– chi tiết từng loại NVL

Nợ TK 611(1) – Chi tiết cho từng loại

Có TK 152 – NVL tồn kho

Trang 14

- Trong kỳ, căn cứ vào các hóa đơn mua NVL, phiếu nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 611(1) – Chi tiết từng loại ( giá thực tế NVL thu mua)

Nợ TK 133(1) – Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)

Có TK 111, 112, 331… ( tổng giá thanh toán)

- Cuối kỳ, tính trị giá vật tư hàng hóa xuất kho sử dụng cho SXKD gửi bánhoặc xuất bán trực tiếp, kế toán ghi:

- Các trường hợp tăng do vật tư nhận góp vốn liên doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 611 – Mua nguyên vật liệu

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

- Cuối kỳ kiểm kê xác định giá trị NVL tồn kho, NVL đang đi đường kếtchuyển, kế toán ghi:

Nợ TK 151, 152, 156

Có TK 611, (6111)

V Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu

Trong việc quản lý NVL đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm kêNVL để xác định lượng tồn kho thực tế của từng loại NVL Đối chiếu số lượngtrên sổ sách kế toán phát hiện thừa, thiếu để có biện pháp xử lý kịp thời Tùy điềukiện doanh nghiệp có thể thực hiện kiểm kê từng phần, từng bộ phận hoặc chọnmẫu, Thời hạn kiểm kê định kỳ là cuối kỳ, cuối quý, cuối năm hoặc bất thườngtheo yêu cầu công tác quản lý

* Trường hợp kiểm kê phát hiện hư hỏng, mất mát:

- Nếu đã rõ nguyên nhân:

+ Thiếu hụt ngoài định mức:

Nợ TK 111, 334, 138(8): Cá nhân đòi bồi thường

Có TK 152: Giá trị thực tế NVL thiếu

Trang 15

* Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa

- Nếu đã xác định là của doanh nghiệp:

Nợ TK 152: Giá trị NVL thừa

Có TK 338(3381): Giá trị NVL thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý

- Nếu không phải của doanh nghiệp: Kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 002: Vật tư

nhận giữ hộ hoặc gia công

VI Kế toán đánh giá nguyên vật liệu

* Việc đánh giá lại vật tư hoặc là theo quyết định của Nhà nước, hoặc khi cổ

phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu

* Tài khoản kế toán sử dụng : Để phản ánh việc đánh giá lại vật tư, kế toán sử

dụng TK 412 “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản ’’ TK này có kết cấu cơ bản nhưsau:

- Bên Nợ:

+ Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại

+ Xử lý chênh lệch tăng do đánh giá lại

- Bên có :

+ Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại

+ Xử lý chênh lệch giảm do đánh giá lại

* Dư nợ: Chênh lệch giảm chưa xử lý.

* Dư có: Chênh lệch tăng chưa xử lý.

Trang 16

* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

(1) Trường hợp đánh giá lại tăng trị giá vật tư, số tăng thêm kế toán ghi:

(3) Cuối năm tài chính, cấp có thẩm quyền xử lí:

* Nếu TK 412 có số dư có được bổ xung nguồn vốn kinh doanh:

Trang 17

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CHÂU Á

I Khái quát chung về Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Châu Á

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Châu Á

- Địa chỉ: số 8, đường TS15, khu công nghiệp Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên

- Giám đốc: Ông : Lê Quang Khải

Được thành lập từ năm 1991 với tên gọi đầu tiên là Công ty TNHH Côngnghệ thực phẩm C&E, có trụ sở đặt tại số 604, đường Trường Chinh – Hai BàTrưng – Hà Nội với dòng sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu mì cân Micoem

Năm 2000, sau gần 10 năm hoạt động, mở rộng sản xuất, đổi mới dâychuyền công nghệ, công ty đổi tên thành Công ty TNHH Công nghệ thực phẩmChâu Á, đặt trụ sở tại số 1/484 đường Hà Huy Tập – Yên Viên – Gia Lâm – HàNội

Năm 2003, nắm được xu hướng của thị trường tiêu dùng thực phẩm, Công tytiếp tục đổi mới công nghệ, đầu tư thêm nhiều dây chuyền hiện đại của Nhật Bản

và Đài Loan với kỹ thuật chiên gián tiếp tiên tiến, cho ra đời hàng loạt các dòngsản phẩm chất lượng và an toàn với sức khỏe Đồng thời phục vụ nhu cầu mở rộngquy mô sản xuất, trụ sở chính của công ty được chuyển về lô G2 – Khu côngnghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh

Trải qua hơn 20 năm phát triển, với gần 1.000 cán bộ công nhân viên và độingũ kỹ sư lành nghề, công ty đã đưa ra thị trường những dòng sản phẩm chất lượngcao dưới thương hiệu Micoem và được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận như:

Trang 18

Cung đình, Gà nấm, Mummum, Dim Dim, Mì cân, Tứ tuyệt hay các nhãn hiệunước mắm như Ông tây vàng, Ông tây, Long Đình

2 Đặc điểm quy trình kinh doanh sản phẩm của công ty

Quy trình kinh doanh của Công ty như sau (Sơ đồ 04– Phần Phụ lục):

Lập kế hoạch hàng hóa: căn cứ vào lượng hàng hóa còn tồn trong kho và dự

báo số hàng hóa có thể tiêu thụ trong thời gian tới công ty lập kế hoạch hàng hóa,khảo sát thị trường, và lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa trong kỳ

Mua vật tư: Làm việc với nhà cung cấp, xác định số lượng, giá cả, hình thức

giao hàng, hình thức thanh toán, tiến hành ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng

Sản xuất: Sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ của công ty

Nhập kho: Sản phẩm sản xuất xong được cho vào nhập kho nếu chưa có nhu

cầu sử dụng ngay

Giao cho khách hàng: Ký kết hợp đồng với khách hàng, nêu rõ số lượng, giá

bán, hình thức giao hàng, hình thức thanh toán, trách nhiệm của mối bên Giaohàng cho khách hàng, có thể giao trực tiếp từ sản phẩm sản xuất xong ở phânxưởng hoặc xuất kho giao cho khách hàng

Thu tiền: Giao hàng cho khách hàng xong tiến hành thu tiền hàng.

3.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty.

3.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

Công ty có 3 phân xưởng sản xuất Để đảm bảo uy tín với khách hàng, công

ty bố trí 1 trung tâm bảo đảm chất lượng sản phẩm Đồng thời công ty cũng bố trí 1trung tâm tư vấn khách hàng chuyên tư vấn cho khách hàng về hình thức muahàng, thủ tục thanh toán, các chương trình khuyến mại, đặc điểm từng loại sảnphẩm, đồng thời tư vấn cho khách lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng

và khả năng tài chính Việc mua hàng tại công ty cũng thuận lợi hơn nhờ đội ngũnhân viên giao hàng chuyên nghiệp Bộ phận kho đảm bảo hàng hóa được bảoquản và kiểm soát tốt nhất

Trang 19

3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh

* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty(Sơ đồ 05 – Phần Phụ lục)

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm trước cấp trêntrực

tiếp về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về đời sốngvật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên và sự trưởng thành của nhà máy.Giám đốc là chủ tài khoản của doanh nghiệp, phê duyệt các các chứng từ

Phó Giám đốc: Hoạt động theo sự phân công ủy quyền của giám đốc và chịu

trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực được giao, đích thân phụ trách Phòngmarketing Ngoài ra còn phải giúp đỡ giám đốc quản lý Công ty

Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin tình

hình tài chính của Công ty theo cơ chế quả lý của Nhà nước Ghi chép, tính toán vàphản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn

và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Phân tích tình hình tàichính và đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn Quản lý tài chính của Công ty

Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức lao động tiền lương, nghiên cứu đề xuất

các phương án về công tác tổ chức cán bộ Lập kế hoạch tiền lương và các khoảntrích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định và theodõi quá trình thực hiện, giải quyết chính sách, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động…

Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện cung cấp

hàng hóa Tìm kiếm thị trường và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng, theodõi và quả lý kho tàng của Công ty

Phòng kỹ thuật: Thực hiện kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa mua vào, thực

hiện sửa chữa trong trường hợp hàng hóa bị lỗi

Phòng Marketing: Thực hiện các chiến lược marketing đảm bảo thông tin về

công ty, về sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng Thực hiện các chiếnlược khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng

Ngày đăng: 30/03/2017, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w