Nhận thức rõ được vị trí , vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán tậphợp chi phí sản xuất kết hợp với thực tế thức tập tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam với những đặc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càngtrở nên gay gắt Để có thể đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp phảikhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , đa dạng hóa mẫu mã để chiếmlĩnh thị hiếu người tiêu dung Do đó, trong cơ chế cạnh tranh hiện nay, cácdoanh nghiệp phải luôn nghiên cứu, tìm tòi sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất màlợi nhuận đem về là cao nhất Có như vậy mới thúc đẩy được quá trình sản xuấtkinh doanh phát triển và tăng nhanh vòng quay của đồng vốn trong doanhnghiệp mình
Nhận thức rõ được vị trí , vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán tậphợp chi phí sản xuất kết hợp với thực tế thức tập tại công ty TNHH kỹ thuật
Taikisha Việt Nam với những đặc thù riêng của nó , em đã chọn đề tài : “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH
kỹ thuật Taikisha Việt Nam “ cho luận văn của mình
Luận văn này gồm 3 chương
Chương 1 : Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
Chương 2 : Thực tế công tác kế toán tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam
Chương 3 : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH kỹ thuật Taijkisha Việt Nam
Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế , em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của thầy giáo _GS.TS Lương Trọng Yêm và các cô, chú, anh, chị
trong phòng kế toán của công ty cùng với sự cố gắng lỗ lực của bản than nhưng
do thời gian có hạn nên chắc chắn trong bài viết của em không tránh khỏi thiếusót Vì vậy em mong nhận được sự góp ý , chỉ bảo của các thầy cô để em cóđược bổ sung , nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 2CHƯƠNG I :
Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về
kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán.
Trang 3Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Đòi hỏi doanh nghiệp phải
tổ chức công tác hạch toán kế toán trên cơ sở tuân thủ chế độ kế toán nhưng cũng phải phù hợp với đặc điểm đặc thù của hoạt động kinh doanh xây lắp để đảm bảo chất lượng công tác kế toán, cung cấp kịp thời những thông tin cho quản lý.
1.2 Chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1 Khái niệm
Chí phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống , lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra liênquan đến việc chế tạo sản phẩm , lao vụ dịch vụ trong thời kì nhất định
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
a, Phân loại chi phí sản xuất dựa vào mục đích , công dụng của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu bao gồm : chi phí về vật liệu chính , vật liệu phụ ,nhiên liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất , chế tạo ra sản phẩm Những chi phí về nguyên liệu , vật liệu liên quan đến hoạt động của phânxưởng , tổ , đội sản xuất phục vụ gián tiếp cho việc sản xuất ,chế tạo sảnphẩm không được sắp xếp vào khoản mục chi phí này ( nó được hạch toánvào chi phí sản xuất chung )
- Chi phí nhân công : là toàn bộ tiền công , tiền lương và các khoản tríchtheo lương như BHXH ,BHYT,KPCĐ,BHTN của công nhân sản xuất ,công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lí sản xuất ở xí nghiệp,công ty
- Chi phí sản xuất chung : Là những chi phí phục vụ cho việc quản lí tạiphân xưởng , tổ , đội sản xuất , như chi phí vật liệu ,chi phí tiền công củanhân viên phân xưởng ,tổ, đội sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ , chi phíkhấu hao TSCĐ , chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
Trang 4Theo chuẩn mực kế toán 02 “ Hàng tồn kho “ chi phí sản xuất chung được phânthành : chí phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi : là chi phí gián tiếp thường thay đổi (biếnđộng)theo số lượng (khối lượng) sản phẩm sản xuất ,như chi phí về vật liệu giántiếp , chi phí nhân viên gián tiếp và được phân bổ hết vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo thực tế phát sinh
+ Chi phí sản xuất chung cố định : là những chi phí gián tiếp thường không biếnđộng theo số lượng ( khối lượng) sản phẩm sản xuất , như chi phí khấu hao máymóc thiết bị sản xuất ,nhà xưởng,chi phí quản lí hành chính của phânxưởng,tổ ,đội sản xuất
b, Phân loại chi phí sản xuất dựa vào phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp : là những chí phí có liên quan trực tiếp đến từng đốitượng chịu chi phí ( từng loại sản phẩm ,công việc, giai đoạn côngnghệ ,phân xưởng sản xuất …) và được hạch toán trực tiếp vào đối tượngchịu chi phí
- Chi phí gián tiếp : là những chi phí sản xuất liên quan đến đối tượng chịuchi phí và cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theotiêu thức phân bổ thích hợp
Việc phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức nói trên có tác dụng trong việcxác định phương hướng tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho từng đốitượng chịu chi phí để tính được giá thành sản phẩm
1.2.2 Gía thành sản phẩm và phân loại gía thành sản phẩm
1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Gía thành sảm phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, mộtđơn vị sản phẩm hoặc một công việc ,lao vụ đã hoàn thành Nói cách khác ,
Trang 5giá thành sản phẩm là hoa phí lao động xã hội cần thiết ,bao gồm cả lao độngsống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm ,dịch vụ…
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
- Theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành
+Gía thành định mức : là giá thành được tính căn cứ vào các định mức kinh
tế kỹ thuật hiện hành, ví dụ định mức về tiêu hao vật tư, định mức về tiềnlương, định mức về chi phí sản xuất chung và chỉ tính cho từng đơn vị sảnphẩm
+ Gía thành kế hoạch :giá thành kế hoạch là giá thành được tính dựa vào chiphí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch
+ Gía thành thực tế : là giá thành được tính căn cứ vào tổng số chi phí sảnxuất thực tế đã phát sinh và được kế toán tập hợp và phân bổ bằng cácphương pháp thích hợp, giá thành thực tế chỉ được tính khi sản phẩm đã hoànthành, được nghiệm thu, nhập kho Nó có thể tính cho toàn bộ sản phẩm vàcho từng đơn vị sản phẩm
- Phân loại giá thành sản phẩm dựa vào nội dung của các chi phí cấu thành
và theo phạm vi tính toán của giá thành:
+ Gía thành sản xuất của sản phẩm : là giá thành được xác định dựa vào chiphí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sảnxuất chung để sản xuất và chế biến sản phẩm Gía thành sản xuất chỉ liênquan đến sản phẩm sản xuất và nhập kho
+ Gía thành toàn bộ: là giá thành được xác định dựa vào giá thành sản xuất,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và nó chỉ được xác định khisản phẩm được bán ra , do vậy nó còn được gọi là giá thành toàn bộ của sảnphẩm tiêu thụ Gía thành toàn bộ là cơ sở để xác định kết quả bán hàng củadoanh nghiệp
Trang 61.3 Kế toán tập hợp chi phí tại doanh nghiệp xây lắp
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà chi phí phát sinhcần được tập hợp để đáp ứng yêu cầu xác định giá thành và kiểm tra , phântích chi phí sản xuất
Phạm vi giới hạn có thể là nơi phát sinh chi phí ( địa điểm phát sinh) nhưphân xưởng , tổ ,đội sản xuất,từng giai đoạn công nghệ , toàn bộ quy trìnhcông nghệ hay nơi gánh chịu chi phí , như sản phẩm , chi tiết sản phẩm,nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng…
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải dựa vào căn
cứ sau đây:
- Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
- Dựa vào đặc điểm về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
- Dựa vào loại hình sản xuất sản phẩm
- Dựa vào yêu cầu quản lý và trình độ quản lý
1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với doanh nghiệp xây dựng chí phí NVL TT là những chi phí vềnguyên liệu ,vật liệu chính, vật liệu phụ ,các bộ phận kết cấu của công trìnhhoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây dựng như : quạtthông gió, điều hòa, sơn….chi phí NVL TT không bao gồm chi phí vậtliệu ,nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và cho việc quản lý của đội côngtrình
Tài khoản sử dụng : TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Được mở chi tiết cho từng đối tượng công trình , hao mòn công trình và các
TK liên quan : TK 111, TK 112, TK 141 …
Trang 7Kết cấu tài khoản này như sau:
- Bên nợ : phản ánh giá trị thực tế của nguyên liệu , vật liệu xuất dùng trựctiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán
- Bên có : kết chuyển trị giá nguyên liệu , vật liệu thực tế sử dụng cho sảnxuất trong kỳ và đối tượng chịu chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Tài khoản này không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ
Phương pháp kế toán : ( PHỤ LỤC 07 )
- Khi xuất NVL sử dụng cho công trình, hao mòn công trình kế toán tínhtheo giá thực tế :
Nợ TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 : Nguyên liệu , vật liệu
- Trường hợp vật liệu xây dựng mua về không nhập kho,mà sử dụng ngaycho các công trình,hao mòn công trình thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi :
Nợ TK 141 : Tạm ứng
Có TK 111 ,152 …
Trang 8- Khi quyết toán tạm ứng về giá trị xây lắp giao khoán nội bộ hoàn thành đãbàn giao được duyệt thì ghi riêng phần chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 : Nguyên liệu , vật liệu
- Cuối kỳ hạch toán , kết chuyển chi phí NVL trực tiếp ghi :
Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp
1.3.2.2 Kế toán chí phí nhân công trực tiếp
Trong xây lắp , chi phí NCTT bao gồm tiền lương , tiền công phải trả cho côngnhân trực tiếp xây lắp và phục vụ xây lắp, công nhân vận chuyển bốc dỡ vật liệutrong phạm vi mặt bằng thi công
- Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp như:BHXH , KPCĐ, BHTN được tính vào chi phí sản xuất chung của hoạtđộng xây lắp
Tài khoản sử dụng : TK 622 : “ Chi phí nhân công trực tiếp “
Được mở chi tiết cho từng đối tượng công trình , hao mòn công trình và cáctài khoản liên quan khác : TK 111 ,TK 112 , TK 334 …
Trang 9Kết cấu TK như sau :
- Bên nợ : phảm ánh tiền lương , tiền công , phụ cấp lương và các khoảntrích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm
- Bên có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sảnphẩm
- TK này không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ
Phương pháp kế toán ( PHỤ LỤC 08 )
- Căn cứ vào bảng tính tiền lương phải trả cho công nhân xây lắp, kế toánghi
Nợ TK 622 : Chi phí NCTT
Có TK 334 : Phải trả người lao động
- Trường hợp tạm ứng để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( đơn vịnhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng ) Khi bản quyết toántạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệtthì riêng phần chi phí NCTT sẽ ghi :
Nợ TK 622 : Chi phí NCTT
Có TK 141 : Tạm ứng
- Cuối kỳ kế toán , tính phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT cho từng côngtrình, hao mòn công trình theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ giántiếp , kế toán ghi :
Nợ TK 154 : Chi phí SXKD dở dang
Có TK 622 : Chi phí NCTT
1.3.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí về vật liệu , chi phí nhâncông , chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy thi công và được chia làm
2 loại :
- Chi phí thường xuyên
- Chi phí tạm thời
Trang 10 Tài khoản sử dụng : TK 623 : “ Chi phí sử dụng máy thi công “
Được mở chi tiết cho từng đối tượng công trình, hao mòn công trình và các
TK khác liên quan: TK 111, TK 152…
Kết cấu TK như sau :
- Bên nợ : Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ
- Bên có : Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công
- TK này không có số dư đầu ký và cuối kỳ
Phương pháp kế toán ( PHỤ LỤC 08A ,09B,09sC )
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt ,
*Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt
- Khi xuất kho hoặc mua NVL sử dụng cho máy thi công, kế toán ghi :
Trang 11Nợ TK 623(3) :
Nợ TK 133(1): ( Nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có TK 141 : Chi tiết tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ
- Cuối kỳ ,căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từngcông trình , hao mòn công trình ,kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy
để tính giá thành xây lắp :
Nợ TK 154 : Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 : Phần vượt trên mức bình thường
Có TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công
Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài ca máy thi công:
- Khi thuê máy thi công căn cứ hợp đồng thuê máy về số tiền phải trả , kếtoán ghi:
Trang 12Nợ TK 154 : Chi phí SXKD dở dang
Có TK 623(8):
1.3.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung ( SXC):
Chi phí SXC là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức , phục vụ vàquản lý thi công của đội xây lắp như chi phí tiền lương của nhân viên quản lýđội xây lắp, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội, các khoản trích vềBHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp xâylắp ,công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội
Tài khoản sử dụng : TK 627 “ Chi phí sản xuất chung “
Được mở chi tiết cho từng đối tượng công trình ,hạng mục công trình và cáctài khoản khác có liên quan như TK 111, 112 ,214 ,334 ,338…
Kết cấu của TK này như sau :
- Bên nợ : Phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
- Bên có : Phản ánh các khoản giảm chi phí sản xuất chung
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung
- Tài khoản này không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ
Có TK 338(2,3,4)
- Khi xuất NVL dùng cho quản lý của đội xây lắp, kế toán tính theo giá vốnthực tế và ghi :
Trang 14 Tài khoản sử dụng : TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Kết cấu tài khoản này như sau :
- Bên nợ : + Tập hợp chi phí NVLTT, NCTT ,chi phí sử dụng máy thicông, chi phí SXC phát sinh trong kỳ
+ Gía thành xây lắp của các nhà thầu phụ thuộc hoàn thành bàngiao cho các nhà thầu chính chưa được xác định trong kỳ
- Bên có : + Gía thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao
+ Gía thành xây lắp của các nhà thầu phụ thuộc hoàn thành bàn giao chocác nhà thầu chính được xác định trong kỳ kế toán
+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hư hỏng không sửa chữa được
- Dư nợ : + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ
+ Gía thành xây lắp của các nhà thầu phụ thuộc hoàn thành bàngiao cho các nhà thầu chính chưa xác định tiêu thụ trong kỳ
Phương pháp kế toán ( PHỤ LỤC 05)
- Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ chi phí NVLTT ,NCTT ,chi phí sử dụngmáy thi công và chi phí SXC cho từng công trình,hao mòn công trình, kếtoán ghi:
Nợ TK 154 :
Trang 15- Đối với chi phí của hợp đồng không thể thu hồi như hợp đồng quy định
mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của họ hay không đủ tính khảthi về mặt pháp lý …thì phải được ghi nhận ngay là chi pphis trong kỳ, kếtoán ghi:
Nợ TK 632:
Có TK 154:
- Đối với các khoản là giảm chi phí, như khoản thiệt hại phát sinh trong quátrình thi công mà người chịu trách nhiệm phải bồi thường, NVL khôngdung hết phải nhập lại kho, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 138, 152…
Có TK 154:
- Trường hợp NVL , phế liệu thu hồi không nhập lại kho mà mang bán, thu
về thanh lý máy móc, thiết bị chuyên dùng cho hợp đồng xây dưng và đãkhấu hao hết vào giá trị hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng xây dựng, kếtoán ghi :
Trang 16- Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chỉ hạchtoán đến giá thành xây lắp, khi bàn giao công trình, hao mòn công trìnhcho nhà thầu chính,kế toán ghi :
Trang 17phương thức tính toán, bàn giao khối lượng xây lắp giữa đơn vị thi công và đơn
vị giao thầu Xác định giá thành sản phẩm theo điểm dừng kỹ thuật, thì SPDD làcác khối lượng chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật đã quy định và được tính theochi phí thực tế dự trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hao mòn công trình đócho các giai đoạn công việc đã hoàn thành và các giai đoạn còn thi công dở dangtheo dự toán của chúng Chi phí thực tế khối lượng dở dang cuối kỳ được tínhnhư sau :
Cddck = Cdk + Ctk x C’ckdt
Chtdt + C’ckdt
Trong đó :
- Cddck : Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ
- Cdk : Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang đầu kỳ
- Ctk : Chi phí xây lắp thực tế phát sinh trong kỳ
- Chtdt : Chi phí (hay giá trị ) của khối lượng hay giai đoạn xây lắp hoàn thànhtrong kỳ theo dự toán
- C’ ckdt : Chi phí (hay giá trị)của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dựtoán tính theo mức độ hoàn thành
* Phương pháp tính giá thành sản phẩm :
- Phương pháp tính giá thành đơn giản( tính giá thành theo quy trình công nghệ) Trường hợp quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, mặt hàngsản xuất ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, ví dụ công nghiệp khaithác ,điện , nước….khi đó kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất làtoàn bộ quy trình sản xuất, còn đối tượng tính giá thành lại là khối lượng sản
Trang 18phẩm hoàn thành và giá thành sản phẩm thực tế của sản phẩm được xác địnhnhư sau:
Tổng giá Chi phí Chi phí Chi phí sản Chi phí sản xuất thành thực = sản xuất của + sản xuất phát + xuất của SPDD - của sản phẩm
tế của sp SPDD đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ hỏng(nếu có)
Gía thành đơn vị = Tổng giá thành thực tế
thực tế Khối lượng(số lượng) sản phẩm thực tế nhâp kho
- Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được sử dụng khi các công trình có quy mô lớn và yêucầu kỹ thuật phức tạp, có đối tượng tập hợp chi phí là từng đội ,còn đối tượngtính giá thành là sản phẩm cuối cùng, để tính được giá thành sản phẩm cuốicùng pahir tổng hợp chi phí của các đội sản xuất:
G = Ddk + C1 + C2 +….+ Cn – C ck
Trong đó : G : là giá thành sản phẩm
Ddk : là tổng chi phí dở dang đầu kỳ
C1 + C2 +…+ Cn : là chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất
Dck : là tổng chi phí dở dang cuối kỳ
- Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này được áp dụng đói với các doanh nghiệp xây lắp thỏa mãmđiều kiện :