Đối với học sinh THCS Nga Văn, nơi tôi đang công tác, trong những năm qua cũng không nằm ngoài tình trạng chung của xã hội. Một số học sinh có lối sống đua đòi, ham chơi, lười biếng trong học tập và rèn luyện. Mặc dù các thầy cô giáo đã làm nhiều, nói nhiều, công sức bỏ ra không ít nhưng kết quả thu được vẫn còn hạn chế. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải có biện pháp giáo dục đạo đức hữu hiệu nhằm góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh
Trang 11 PHẦN MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài
Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, chính là phương thứcchuyển hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân Nói cáchkhác, đó là phương thức và quá trình chuyển những nguyên tắc, những chuẩnmực, những quan điểm và lý tưởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chấtđạo đức cá nhân, thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, thành niềm tin và trí thức,thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành ý chí và động cơ cá nhân, thành năng lựcsáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi con người Công việc này phải tiến hànhthường xuyên phải rèn luyện bền bỉ hàng ngày, phải coi đây là công việc của tấtcả mọi người và diễn ra mọi lúc mọi nơi Đây cũng là một công việc hết sứckhó khăn, nó đòi hỏi sự nỗ lực, tính tự kiềm chế và cả tính kiên trì Một conngười hôm nay là tốt nhưng chưa có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng, ngàymai, ngày kia, anh ta cũng vấn là người tốt Cho nên mỗi con gười, trong suốtcuộc đời của mình, cần phải nỗ lực rèn luyện liên tục để khẳng định và vươn tớicái thiện, chống lại cái ác trong cuộc sống và ngay cả trong chính bản thânmình.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấnđề giáo dục đạo đức Có thể nói, chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục của nước talại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa nhưhiện nay Khi đời sống Kinh tế - xã hội có sự thay đổi, với các chính sách mởcửa, hội nhập với thế giới có những tác động tích cực và tiêu cực tới nhà trườngphổ thông Với học sinh, các em có nhiều điều kiện tiếp xúc với nhiều luồngthông tin và các luồng văn hóa khác nhau Vì vậy, những quan điểm đạo đứctruyền thống cũng bị mai một phần nào Một bộ phận học sinh đã quên đinhững thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa quý báu của dân tộc, thay vào đólà lối sống thực dụng, đua đòi, ích kỷ
Cho nên, việc tăng cường đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáodục đạo đức vừa là yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa làđòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển con người và xây dựng một môitrường đạo đức lành mạnh của xã hội.
Đối với học sinh THCS Nga Văn, nơi tôi đang công tác, trong nhữngnăm qua cũng không nằm ngoài tình trạng chung của xã hội Một số học sinhcó lối sống đua đòi, ham chơi, lười biếng trong học tập và rèn luyện Mặc dùcác thầy cô giáo đã làm nhiều, nói nhiều, công sức bỏ ra không ít nhưng kết quảthu được vẫn còn hạn chế Như vậy, vấn đề đặt ra là phải có biện pháp giáo dụcđạo đức hữu hiệu nhằm góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh trong nhà trường tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉđạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Nga Văn”.
- Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở trường THCS Nga Văn nơi bản thân tôi đang
công tác, đề xuất một số biện pháp thích hợp và khả thi về công tác chỉ đạogiáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh,đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trang 2- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu một số lý luận có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức họcsinh.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giáo dục đạo đức học sinh củatrường THCS Nga Văn.
+ Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh củatrường THCS Nga Văn.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Các biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trườngTHCS.
+ Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của trường THCS Nga Văn năm học2015-2016.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện của Đại hội Đảng các cấp,Luật giáo dục, tham khảo một số tài liệu có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu thực tiễn: Căn cứ vào tình hình nhà trường và thực tế kinhnghiệm của bản thân trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường + Các phương pháp hỗ trợ: Thống kê, lập biểu, phân tích.
2 PHẦN NỘI DUNG2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo quan niệm Phương Đông, trong các học thuyết của Phật giáo, Nhogiáo đều lấy đức làm cơ sở trong đối nhân, xử thế và tự rèn luyện mình, khuyêncon người làm điều thiện, tránh điều ác Đạo đức có nghĩa là đạo làm người,bao gồm rất nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ,anh em, làng xóm, bạn bè, tu thân, dưỡng tâm theo những định hướng giá trịnhất định.
Còn ở Phương Tây, người ta quan niệm: đạo đức là lĩnh vực của conngười mà hành vi, các mối quan tâm, những tình cảm được chia sẻ giữa ngườinày và người khác theo những mục tiêu và tiêu chí nhất định có liên quan tới tựdo và trật tự phức tạp của cộng đồng.
Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác và Ăngghenđã xây dựng một học thuyết có tính cách mạng, gắn đạo đức với các phươngthức sản xuất Khi phương thức sản xuất thay đổi thì các quan niệm đạo đức dùnhanh hay chậm cũng thay đổi theo Vì thế, đạo đức trước hết là một hình thái ýthức xã hội, phản ảnh các quan hệ lợi ích, thiện ác của xã hội Trên cơ sở đó,các nhà kinh điển sáng lập chủ nghĩa Mác quan niệm:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc vàchuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợpvới lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữacon người với nhau và con người với tự nhiên Với tư cách là một hình thái ýthức xã hội, đạo đức cũng bị quy định bởi tồn tại xã hội và chịu ảnh hưởng củacác hình thái khác của ý thức xã hội, nhưng do tính độc lập tương đối của mình,đạo đức có sự tác động trở lại tồn tại xã hội và các hình thái khác thông quahoạt động của con người
Trang 3Chính vì thế, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triểnđúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mốiquan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của các nhân với mọingười xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Giáo dục đạo đức giữ vai trò hết sức quan trọng Vì thế, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nêu: dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạođức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạngthì có tài cũng vô dụng.
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyênvà trong mọi tình huống Trong nhà trường, nếu công tác giáo dục đạo đứcđược coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì ý thức đạođức có liên hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm đạo đức trong thanh thiếuniên và học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng, các hành vi vi phạm đạo đứccủa học sinh diễn ra ở nhiều góc độ như: vi phạm pháp luật, đánh nhau, uốngrượu bia, cờ bạc, trộm cắp Một số hành vi lệch chuẩn về mặt đạo đức nhưkhông vâng lời cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo, thiếu kính trên nhường dưới,sống hưởng thụ, lười học tập và lao động, thiếu ý thức rèn luyện những vấn đềtrên đặt ra cho gia đình, nhà trường và xã hội nhiều vấn đề cấp bách về giáo dụcđạo đức, lối sống cho học sinh.
Nguyên nhân xuất hiện những vi phạm đạo đức, lối sống ở thanh thiếuniên và học sinh xuất phát từ nhiều phía gia đình, nhà trường và xã hội Về phíagia đình một bộ phận học sinh thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủcủa cha mẹ, gia đình Các bậc phụ huynh thiếu kiến thức, không chú ý đến sựphát triển tâm , sinh lý của con cái, nuông chiều thái quá, không nghiêm khắc,mải lo kiếm tiền, một số em phải thiếu trong cảnh thiếu vắng bố mẹ, cha mẹ bấthòa, ly thân, ly hôn, ít có thời gian gần gũi, chi sẻ, thậm chí thiếu gương mẫu.Sự thiếu hụt về tình cảm, sự phát triển lệch lạc, một số trẻ em đua đòi bị lôi kéosa vào tệ nạn xã hội.
Bên cạnh đó, về phía nhà trường như chưa làm thật tốt chức năng dạyngười, hoặc chưa quản lý tốt học sinh, chưa chủ động trong việc phối hợp vớigia đình và xã hội trong giáo dục học sinh, nội quy, quy định thực hiện chưanghiêm, nội dung chương trình nặng về lý thuyết, chưa quan tâm tổ chức cáchoạt động để học sinh thể hiện kỹ năng ứng xử, chưa chăm lo đến sự phát triểntoàn diện cho các em học sinh, một bộ phận nhỏ nhà giáo nhận thức còn hạnchế, thiếu gương mẫu.
Về phía xã hội, toàn cầu hóa mang nhiều cơ hội cũng như nhiều tháchthức cho giáo dục đạo đức học sinh Hiện nay với sự phát triển mạnh về thôngtin, các dịch vụ giải trí phim ảnh, Internet luôn tồn tại những mặt trái Nếukhông có quản lý, giám sát tốt các nội dung đồi trụy, bạo lực sẽ gây những tácđộng không nhỏ tới các em ở lứa tuổi tâm sinh lý chưa ổn định, chưa làm chủđược bản thân Trong khi cha mẹ thầy cô, người lớn chưa quan tâm, chưa hiểu
Trang 4hết được tâm lý, tình cảm của trẻ, thiếu tư vấn định hướng Có thầy cô cho rằngđó là việc của giáo viên chủ nhiệm, của giáo viên dạy giáo dục công dân , củacán bộ quản lý giáo dục Trong gia đình cũng còn khá phổ biến quan điểm cựcđoan như tuyệt đối hóa quyền lực giáo dục của cha mẹ hay thiên về phươngpháp giáo dục nghiêm khắc, áp đặt, dùng vũ lực hoặc phó mặc trách nhiệm giáodục con em mình cho nhà trường Bởi thế khi gặp khó khăn trong cuộc sốngcác em không biết cách xử lý, đối mặt với thực tại Như vậy có thể thấy các lựclượng xã hội tham gia giáo dục học sinh chưa có phương pháp giáo dục phùhợp.
Trường THCS Nga Văn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2011,cho đến nay nhà trường luôn phát huy tốt yêu cầu và các tiêu chí thi đua củatrường chuẩn Chất lượng giáo dục luôn đứng tốp đầu của huyện, trường liêntục đạt danh hiệu trường tiên tiến được UBND huyện, UBND tỉnh tặng Bằngkhen Trường luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, UBND xãNga Văn, sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Nga Sơn Đội ngũ CBGV nhàtrường đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, năng động, tâmhuyết với nghề Cơ cấu trường lớp tương đối ổn định Năm học 2015-2016trường có 8 lớp với 196 học sinh; có 25 CBGV trong đó có 20 giáo viên vănhóa, trường lớp khang trang sạch, đẹp, thân thiện.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, công tác giáo dục đạo đức họcsinh trong trường THCS Nga Văn còn gặp nhiều khó khăn: đó là, trường chỉ có1 giáo viên kiêm dạy mộn GDCD nên khó khăn trong công tác học tập, đúc rútkinh nghiệm tại đơn vị Là địa bàn gần trung tâm huyện, bên cạnh sự phát triểncủa xã hội thì kéo theo các tệ nạn cũng phát triển, học sinh dễ bị lôi kéo bởi cáctrò chơi điện tử, đua đòi, Một bộ phận học sinh có hoàn cảnh gia đình khókhăn: bố mẹ ly tán, thiếu sự quan tâm dạy dỗ, mồ côi ảnh hưởng không nhỏtới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.
Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn đó, trong những năm qua nhàtrường đã luôn chú trọng công tác giáo dục đạo đức học sinh, thường xuyên tổchức các hoạt động nhằm cuốn hút và tác động đến nhận thức trong sáng, lànhmạnh, giáo dục niềm tin, tinh thần đoàn kết ở học sinh
Cụ thể: Tổ chức các Hội thi hái hoa dân chủ về chủ đề An toàn giaothông, giáo dục giới tính, Kể chuyện Bác Hồ Tổ chức các buổi sinh hoạt dướicờ đầu tuần tuyên truyền về luật phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội; phátđộng các phong trào thi đua gương người tốt, việc tốt Tổ chức sinh hoạt Độivào thứ 7 hàng tuần nhằm giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi, cháungoan Bác Hồ, trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Tổ chứcdạy học lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh trong các môn học khác Phát huytốt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Phối kết hợp với các đoàn thể địa phương,gắn hoạt động nhà trường với thực tế để các em có cơ hội được tham gia, đượcphát huy năng lực và nhận thức của bản thân.
Nhìn chung các hoạt động ngoại khóa của nhà trường đã thu hút đượccác em học sinh, có tác dụng tích cực hình thành những phẩm chất đạo đức tốt,xây dựng lối sống tập thể, tinh thần hợp tác, tương trợ và ý thức chấp hành nộiquy trường, lớp và pháp luật nhà nước.
Trang 5Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những biểu hiện vi phạm đạo đức đó là: mộtsố học sinh không chấp hành nội quy nhà trường, không tham gia tốt các hoạtđộng của trường, lớp của đoàn, đội đề ra Còn có hiện tượng nói tục, gây gỗ vớibạn bè trong và ngoài nhà trường Ở một số đối tượng học sinh đôi lúc chưatrung thực, chưa có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của tập thể.
Nguyên nhân của tồn tại trên là do học sinh thiếu hiểu biết về các chuẩnmực đạo đức cần thiết dẫn đến những hành vi vi phạm Một số gia đình chức cóbiện pháp giáo dục con em đúng đắn, họ còn trông chờ vào nhà trường và xãhội, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội chưa thấy hết vai trò tráchnhiệm của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ, chưa có sự phối kêt hợp chặt chẽvà hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội Một số giáo viên còn non vềnghiệp vụ giáo dục đạo đức học sinh nên chất lượng giáo dục chưa cao.
Cụ thể: Năm học 2014-2015 chất lượng xếp loại đạo đức học sinh là:
Tổng số
học sinhLoại tốtLoại KháLoại TBLoại Yếu
216 190SL 87,9%SL22 10,1%SL3 1,3%SL1 0,7%Từ những thực trạng trên, làm thế nào để giải quyết vấn đề giáo dục đạođức cho học sinh, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiệnnhà trường, thực tế của địa phương nhằm nâng cao chát lượng giáo dục đạo đứccho học sinh ngày một có hiệu quả hơn Và năm học vừa qua tôi đã thực hiệnmột số biện pháp chỉ đạo, tạo sự chuyển biến tốt về chất lượng đạo đức họcsinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.3 Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức chohọc sinh ở trường THCS Nga Văn
2.3.1 Xây dựng trong nhà trường môi trường giáo dục thân thiện, tích cực
Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộquá trình giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh, khai thác có chọn lọcnhững tác động tích cực, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xãhội, là nơi đào tạo cho con người có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức,có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhằm phát triển toàn diện con người Giáo dụcnhà trường là giáo dục có bài bản, có hệ thống và kết hợp với nhiều loại hìnhgiáo dục khác
Chính vì thế, việc xây dựng môi trường giáo dục là yêu cầu hết sức quantrọng, có một môi trường tốt thì mới ươm được những “mầm non” tốt
Môi trường nào cũng bao gồm khung cảnh, con người và mối quan hệqua lại giữa chúng Trong đó, con người là yếu tố trung tâm Xây dựng môitrường sư phạm trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, khung cảnhnhà trường và nề nếp học tập, sinh hoạt.
Mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy học sinh bằng những hiểu biết của mìnhmà còn dạy học sinh bằng cuộc đời của mình Vì thế hiệu trưởng phải phối hợpvới Công đoàn xây dựng tập thể giáo viên, cán bộ thành tấm gương sáng chohọc sinh noi theo Được học tập trong một nhà trường mà đội ngũ giáo viên,cán bộ đều giỏi chuyên môn, sống mẫu mực và hết lòng thương yêu học sinh
Trang 6các em sẽ phấn khởi, tin tưởng và quyết tâm phấn đấu Các em sẽ yêu mến vàtự hào về nhà trường mình hơn vì tập thể ấy, mối quan hệ ấy đã gây ấn tượnggiáo dục sâu đậm trong tâm hồn các em.
Khung cảnh nhà trường khang trang sạch đẹp chẳng những tác động đếngiáo dục thẩm mĩ, đến sức khỏe của học sinh mà còn góp phần không nhỏ tạonên môi trường thuận lợi trong công tác đức dục ở nhà trường.
Hiệu trưởng cần chăm lo đến quang cảnh chung của nhà trường nhằm tạora môi trường thuận lợi, ảnh hưởng tích cực đến giáo dục tình cảm đạo đức củahọc sinh.
Nề nếp công tác, sinh hoạt phản ánh mối quan hệ giữa con người với conngười và mối quan hệ giữa con người với công việc Những mối quan hệ ấycàng mẫu mực nề nếp nhà trường càng tốt, và ngược lại nề nếp tốt sẽ củng cốcác mối quan hệ đó Người hiệu trưởng cần thấy rõ mối quan hệ này và coicông việc xây dựng nề nếp công tác sinh hoạt trong trường là một trong nhữngcông việc quan trọng Để xây dựng nề nếp trước hết cần phải có quy chế, tổchức thực hiện quy chế, thực hiện như một thói quen Lúc ấy mới có thể coi lànhà trường đã có những nề nếp về công tác sinh hoạt.
Công tác giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục quantrọng bậc nhất trong nhà trường Vì thế, đòi hỏi người hiệu trưởng phải thực sựquan tâm, trực tiếp chỉ đạo thực hiện đầy đủ những biện pháp quản lý để đảmbảo hiệu quả giáo dục cao.
2.3.2 Điều tra cơ bản tình hình học sinh và phân loại điều kiện giáo dục
Tính cách học sinh rất da dạng và việc hình thành tính cách chịu tácđộng của nhiều yếu tố nên công tác điều tra cơ bản có ý nghĩa cực kỳ quantrọng.
* Nội dung điều tra càn tập trung những điểm chủ yếu sau
- Tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức học sinh.
- Hoàn cảnh và môi trường giáo dục, hoàn cảnh gia đình, điều kiện dạy dỗcon cái, quan hệ của học sinh đối với cha mẹ, bạn bè, thầy cô
* Hình thức và phương pháp điều tra
- Cho học sinh tự kê khai, gặp gỡ học sinh trao đổi, thăm hỏi gia đình họcsinh, qua học bạ và các hồ sơ của học sinh.
- Khái quát đặc điểm của từng học sinh và so sánh, phân tính, tổng hợp sau đóđi đến kết luận và có phương pháp giáo dục phù hợp.
Công tác điều tra thực chất là thu thập thông tin và phần lớn được phảnánh thông qua chủ quan của người điều tra Vì thế người hiệu trưởng cần dựavào kinh nghiệm và kinh nghiệm giáo dục của mình để kiểm tra, đánh giá đọ tincậy của những thông tin đó trước khi sử dụng vào việc phân tích.
Công tác điều tra không bao giờ tách rời công tác giáo dục và công táctuyên truyền sư phạm Trên thực tế quá trình tổ chức các hoạt động giáo dụcbao giờ cũng là dịp tốt để giáo viên hiểu thêm về đối tượng học sinh và thu thậpđược những tư liệu có giá trị phục vụ công tác giáo dục
2.3.3 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường
Trang 7- Trên cơ sở đặc điểm tình hình nhà trường, địa phương, nhiệm vụ năm họcvà thông tin thu nhập được từ đội ngũ, học sinh nhà trường hiệu trưởng chỉ đạogiáo viên xây dựng Kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh trong năm học và cụthể hóa đến từng tuần, từng tháng.
- Từ kế hoach của giáo viên hiệu trưởng tổng hợp xây dựng kế hoạch giáodục đạo đức học sinh toàn trường và triển khai thực hiện, có kiểm tra, đánh giá,coi đây là tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên, học sinh Kế hoạch được thựchiện trong cả năm học, có cụ thể hóa cho từng giai đoạn, từng khối lớp, từngđối tượng học sinh.
- Phát động phong trào thi đua theo từng chủ điểm: phong trào “uống nướcnhớ nguồn” vào 20/11; phong trào “người tốt, việc tốt”; phong trào học sinh
làm theo lời Bác vào 19/5
2.3.4 Tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường
Nhà trường có nhiệm vụ giáo dục toàn diện, nhưng nhà trường không thểlà nơi duy nhất đảm bảo hoàn toàn đầy đủ quá trình giáo dục toàn diện Ngoàitác dụng giáo dục của nhà trường, trẻ em còn chịu sự tác động giáo dục của giađình và xã hội Vì vậy, việc thống nhất các lực lượng giáo dục và ảnh hưởngcủa gia đình - xã hội đã trở thành một vấn đề quan tâm ngày càng nhiều đến sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đểtạo môi trường thuận lợi giáo dục học sinh là một phương pháp giáo dục tổngquát được xây dựng trong tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường Nhàtrường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc xay dựng, tổ chức các lực lượng giáodục, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục toàn diện cho học sinh.
* Lực lượng giáo dục trong nhà trường
Tập thể giáo viên chủ nhiệm: là những người có trách nhiệm chính giáodục học sinh một cách toàn diện nên có trách nhiệm chính trong việc tổ chức vàđiều hành mọi hoạt động của học sinh Nhiệm vụ cụ thể:
- Dựa vào Kế hoạch của nhà trường, xây dựng Kế hoạch lớp.
- Phối hợp với Đoàn- Đội, các tiểu ban ( văn nghệ, thể dục, lao động )để tổ chức các hoạt động.
- Xây dựng, tổ chức bồi dưỡng nòng cốt của lớp.
- Phối hợp với địa phương để tổ chức các hoạt động xã hội.
- Đề ra quy ước về nề nếp của lớp phù hợp với nội quy của trường, đônđốc thực hiện tốt nội quy.
Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo, đồng thời phát huy tính tích cựcchủ động, ý thức tự giác, tinh thần tự quản của học sinh trong mọi hoạt động.
Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đoàn viên, Bíthư đoàn và Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chứcphụ trách trực tiếp đoàn thể của học sinh Hình thức giáo dục chủ yếu của Đoàn– Đội là thông qua các hoạt động cụ thể Do đó, Đoàn - Đội cần xây dựng Kếhoạch thống nhất với Kế hoạch của nhà trường trong từng giai đoạn theo cácchủ điểm nhất định.
Trang 8Ban chỉ huy Liên đội là tổ chức đại diện cho học sinh Dưới sự hướngdẫn của nhà trường mà trực tiếp là Tổng phụ trách Đội, các em điều hành cáchoạt động ngoài giờ lên lớp Hiệu trưởng cần có kế hoạch thường xuyên gặpgỡ, giao ban với Ban chỉ huy để giúp các em trở thành nòng cốt của trường,giúp các em làm tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Toàn thể học sinh, Đội viên Đội hiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trongtrường là đối tượng giáo dục Nhà trường cần đặc biệt quan tâm giáo dục cácem có tinh thần tự giác, ý thức tự quản, ý thức tôn trọng kỷ luật tổ chức và tinhthần làm chủ tập thể cao, để từ đó xây dựng được tập thể lớp tốt, có dư luậnlành mạnh, có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, giúp đỡ nhau khôngngừng tiến bộ.
* Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường ** Đối với Hội cha mẹ học sinh.
Đây là lực lượng quan trọng quyết định hiệu quả của giáo dục đạo đứchọc sinh, đóng vai trò giúp nhà trường và gia đình có được thông tin hai chiều,tạo điều kiện phát hiện kịp thời những sai phạm và phối hợp giáo dục uốn nắnkịp thời.
Hiệu trưởng cần có kế hoạch chỉ đạo giáo viên kịp thời thông tin nhữngvấn đề có liên quan đến quá trình rèn luyện, tu dưỡng của học sinh thườngxuyên và định kỳ: Qua cuộc họp phụ huynh học sinh, gặp gỡ trao đổi khi cần,thông qua sổ liên lạc, thông qua chi hội trưởng phụ huynh của lớp.
Hiệu trưởng cần tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ nghĩa vụ, tráchnhiệm của mình trong công tác phối hợp với nhà trường giáo dục đạo đức họcsinh Bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi trường đầu tiên vàcũng là tiểu môi trường trọn đời của mỗi người Gia đình là trường học đầu tiêntrước khi con người đến với môi trường đời Nếu tình cảm nhân hậu khôngđược giáo dục từ thời ấu thơ thì bạn sẽ không bao giờ giáo dục được nữa, bởi vìchất người chân chính đó chỉ được định hình trong tâm hồn con người đồngthời với việc nhận thức được chân lý đầu tiên và quan trọng nhất Trong điềukiện hiện nay, nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa đã ảnhhưởng mạnh mẽ đến sự ổn định và bền vững của gia đình Để tồn tại và pháttriển đòi hỏi mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng, điều chỉnh mối quan hệ giữacác thành viên trong gia đình và ngoài xã hội Làm được như vậy gia đình trởthành nơi có đủ sức mạnh để kháng, chống lại mọi sự ô nhiễm từ bên ngoài,ngăn chặn mọi tiêu cực từ phía xã hội, giúp con người có khả năng phát triểntốt hơn
Để làm tốt công tác tuyên truyền này, trong năm qua trường đã tổ chức
hội thảo với chuyên đề: “ Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức họcsinh”, đối tượng tham gia là các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh nhà
trường Để chuẩn bị cho hội thảo, giáo viên chủ nhiệm đã khảo sát, điều tra vềhoàn cảnh của 25 học sinh hay vi phạm chuẩn đạo đức để tìm hiểu nguyên nhânvà đưa ra giải pháp giáo dục hợp lý Nhà trường đã phân 25 học sinh nói trênthành ba nhóm cơ bản như sau:
Nhóm 1: Thuộc các hộ nông dân, các gia đình buôn bán nhỏ, cha mẹ lo
làm ăn bươn chải để mưu sinh, nên buông lỏng sự quản lý con cái Từ đó phát
Trang 9sinh tâm lý đua đòi, ham chơi, sa đà vào các trò chơi điện tử, bi a, biết hútthuốc, tụ tập, hay gây gỗ với bạn bè
Nhóm 2: Thuộc diện con em gia đình có điều kiện kinh tế khá, nuông
chiều con cái, thiếu sự thống nhất, liên hệ với thường xuyên với nhà trường.
Nhóm 3: Là con mồ côi, bố mẹ ly thân, ly hôn hoặc không hạnh phúc.
Các em thường không có người quản lý đến nơi đến chốn, không có ngườitâm sự, sẻ chia nên thường mặc cảm, tự ty hoặc tự do thái quá, tự làm theo ýmình.
Qua hội thảo, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh đã đưa ra được nhiều ýkiến, biện pháp và thống nhất cơ bản được là: Để nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức học sinh thì cần phải nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh Đểlàm tốt được điều đó, nhà trường và phụ huynh đã thống nhất một số giải phápsau:
- Hiệu trưởng nhà trường cần tuyên truyền tốt về công tác giáo dục đạo đứchọc sinh qua đài truyền thanh xã, qua hội nghị hội cha mẹ học sinh, qua cáccuộc họp ở địa phương.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh dự sinh hoạt lớp 1 lần/tháng để nắm bắt tìnhhình của con em mình, kịp thời phối hợp uốn nắn, giáo dục.
- Có phần thưởng cho những học sinh tiến bộ hàng tháng, cuối kỳ và cuốinăm để khích lệ tinh thần phấn đấu của các em.
- Gửi kết quả học tập, rèn luyện của học sinh về từng đơn vị xóm 2 lần/ họckỳ để cùng phối hợp trong công tác giáo dục học sinh.
- Có sự hỗ trợ động viên đối với những học sinh có hoàn cảnh neo đơn, conmồ côi để các em tránh được những sai lầm trong suy nghĩ và hành động.
* *Đối với cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể địa phương
- Đối với Đảng, chính quyền địa phương: Hiệu trưởng cần tham mưu tích cựcnhững vấn đề có liên quan tới hoạt động giáo dục nhà trường, tranh thue sự hỗtrợ cao nhất của địa phương, cùng với địa phương xây dựng tốt phong trào nếpsống ở khu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục.
- Phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và các đoàn thể địa phương làm tốt côngtác xã hội giáo dục, thường xuyên cung cấp thông tin của học sinh với các tổchức: Đoàn thanh niên, Hội khuyến học, Xóm bằng văn bản 2 lần/học kỳ, hoặcnhững thông tin cần thiết qua các buổi giao ban, qua điện thoại để các lựclượng cùng tham gia giáo dục đạo đức học sinh.
2.3.5 Quản lý việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức qua giảng dạycác môn học và qua các hoạt động khác
Quá trình dạy học không những giúp cho người học nắm vững được hệthống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển được năng lực hoạt động, trítuệ mà còn được hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, nhân cách,năng lực của người công dân Nói cách khác, nhờ quá trình giáo dục học sinhhình thành được động cơ, thái độ học tập cũng như những phẩm chất đạo đứctrong sáng, đúng đắn Vì vậy, hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo tốt:
- Tích hợp giáo dục đạo đức trong các giờ dạy, nội dung tích hợp cần đượcthể hiện trong giáo án, trong kế hoạch cá nhân, đây là tiêu chí đánh giá, xếp loạigiờ dạy giáo viên.
Trang 10- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc dạy học môn Giáo dục công dân, chú ý phâncông giáo viên dạy đúng chuyên môn, có năng lực, có uy tín, thường xuyên dựgiờ, rút kinh nghiệm.
- Những nội dung mà giáo viên có thể lồng ghép để giáo dục đạo đức họcsinh đó là:
* Giáo dục ý thức “ Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Học sinh cần được cung cấp, cập nhật kiến thức về hiến pháp và phápluật, hiểu rõ bản chất của chế độ XHCN qua môn học Giáo dục công dân vàqua một số môn Địa lý, Lịch sử, Văn học.
Trên cơ sở đó giúp các em xác định được bản thân cần phải làm gì đểthực hiện đầy đủ hiến pháp và pháp luật và gần nhất là các em thực hiện tốt nộiquy của trường, lớp, quyền hạn và nhiệm vụ của người học sinh.
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bồi dưỡng kỹ năng sống
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức học sinh mà nhất là đối vớilứa tuổi học sinh THCS Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, thích khám phá,nếu các em được sống và học tập trong môi trường lành mạnh chắc chắn cácem sẽ có những biểu hiện về hành vi đạo đức tốt
Trước hết, các em chính là người góp phần xây dựng nên môi trườngtrong sáng, lành mạnh đó Giáo viên là người định hướng cho các em thực hiệntốt được nghĩa vụ của người công dân đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiêncũng như môi trường xã hộị.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và các kỹ năng trong quá trình học tập, rènluyện của học sinh cần được bồi dưỡng, tích lũy hàng ngày qua các môn học,qua các phương tiện thông tin, qua bố mẹ, thầy cô, bạn bè Và thầy cô giáocần tạo cho các em cơ hội để các em được thể hiện bản thân, phát huy tốt kỹnăng sống của mình, nuôi dưỡng cho tâm hồn các em trở thành người có suynghĩ và hành động đúng đắn.
* Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần đoànkết
Đây là những tuyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, thông qua cácgiờ dạy các hoạt động ngoài giờ giáo viên cần cho các em hiểu được truyềnthống quý báu này và giáo dục các em biết phát huy để gìn giữ truyên thốngcủa dân tộc từ những biểu hiện nhỏ nhất: giúp đỡ bạn bè, người khó khăn, ýthức trách nhiệm với bản thân với tập thể
2.3.6 Chỉ đạo tốt việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh
Biện pháp này có ý nghĩa đặc biệt, để thực hiện tốt cần xác định rõ nộidung và tiêu chí đánh giá Cần căn cứ vào Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐTngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; căn cứ vàonội quy của nhà trường và qui định của lớp; căn cứ vào qui chế phối hợp củanhà trường, gia đình và các đoàn thể để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Qua kiểm tra đánh giá giúp nhà trường theo dõi được tình hình học tập,rèn luyện của học sinh, qua đó đánh giá được chất lượng dạy học của giáo viên.Bên cạnh đó còn giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình của con em mình, nhờđó tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình chặt chẽ hơn Công tác