1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬT DÂN SỰ QUYỀN THỪA KẾ

83 633 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 14,78 MB

Nội dung

Quyền thừa kế  Về phương diện khách quan, quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quá trình dịch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh

Môn học: LUẬT DÂN SỰ

QUYỀN THỪA KẾ

Trang 2

 Phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

 Về mặt kỹ năng, sau khi nghiên cứu bài học đòi hỏi sinh viên phải biết:

 Vận dụng kiến thức đã học vào các bài học khác chương khác và các môn học khác

 Bình luận, đánh giá các bản án về thừa kế

 Vận dụng, áp dụng những kiến thức về thừa kế đã học vào thực tiễn

Trang 3

 Giáo trình những vấn đề chung về luật Dân sự của

đại học luật Tp.Hồ Chí Minh

 Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của đại học Luật

Hà Nội

 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích

Hằng, Luật dân sự Việt Nam , NXB Đại học quốc gia, 2007

Trang 4

 Sách, tạp chí:

 Hoàng Thế Liên (PGS.TS) – Bộ tư pháp, Bình luận khoa học bộ luật dân sự Việt Nam.- Hà Nội: Chính trị quốc gia,1997

 Hoàng Thế Liên (PGS.TS) – Bộ tư pháp, Bình luận

khoa học bộ luật dân sự Việt Nam: Tập III.- Hà Nội: Chính trị quốc gia,2008

 Đỗ Văn Đại (TS), Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và bình luận án.- Hà Nội: Chính trị quốc gia, 2010

 Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà

Trang 5

DI CHÚC

THỪA

KẾ THEO PHÁP LUẬT

THANH TOÁN

VÀ PHÂN CHIA DI SẢN

Trang 6

Bài 1: Khái quát về quyền thừa

6 Người không có quyền hưởng di sản

7 Thời điểm và địa điểm mở thừa kế

8 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

9 Các nguyên tắc về thừa kế

Trang 7

1 Khái niệm thừa kế và quyền

kế

Trang 8

Quyền thừa kế

 Về phương diện khách quan, quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật

 Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là những quyền dân sự cụ thể do pháp luật quy định đối với người để lại di sản, những người nhận di sản thừa kế

và những người có quyền lợi liên quan trong quan hệ thừa kế

Trang 9

1 Khái niệm thừa kế và quyền

thừa kế

- Khái niệm thừa kế:

Thừa kế được hiểu rằng tài sản của người chết sẽ được chuyển cho một chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo quy tắc, mà mỗi chế độ xã hội khác nhau có những quy tắc khác nhau do điều kiện kinh tế, chính trị xã hội… quyết định

Trang 10

2 Di sản thừa kế 2.1 Khái niệm về di sản thừa kế

2.2 Các loại tài sản

Trang 11

2.1 Khái niệm về di sản thừa kế

 Điều 634 BLDS 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”

 Nghĩa vụ của người chết có được coi là di sản

không?

 Tiền phúng điếu có được coi là di sản thừa kế?

Trang 12

2.1.1 Tài sản riêng của người

chết

 Là phần tài sản mà thông thường thì cá

nhân nào cũng có bởi nó gắn liền với các quyền và nghĩa vụ lao động của mỗi cá

nhân trong xã hội, gắn liền với những nhu cầu thiết yếu về vật chất cho cuộc sống

của con người

 Lưu ý: Tài sản riêng của vợ - chồng trong thời

kỳ hôn nhân được xác định như thế nào?

Trang 13

2.1.2 Phần tài sản của người chết

trong khối tài sản chung với người khác

 Tài sản của người chết trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

 Tài sản của người chết là sở hữu chung theo phần đối với tài sản chung với người khác

Trang 14

2.2 Các loại tài sản

 Điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”

Quyền sử dụng đất có được coi là di sản thừa kế như các loại tài sản thông thường khác không?

Các quyền về sỡ hữu trí tuệ có được coi

là tài sản có thể để lại thừa kế hay không?

Trang 15

3 Người để lại thừa kế

 Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết

 Có tài sản thuộc quyền sỡ hữu

Trang 16

4 Người thừa kế

 Điều 635 BLDS 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là

cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”

Trang 17

4.1 Cá nhân

 Phải là người thuộc diện được hưởng di sản

 Thừa kế theo di chúc

 Thừa kế theo pháp luật

 Phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế

 Không thuộc trường hợp không có quyền thừa kế theo Khỏan 1 Điều 643 BLDS

2005 hoặc từ chối nhận di sản

Trang 19

4.3 Quyền và nghĩa vụ của

Khoản 2 Điều 642

NGHĨA

VỤ

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (Khỏan 1 Điều 637)

Trong phạm vi

di sản do người chết để lại

Trừ trường hợp

có thỏa thuận

khác

Trang 20

4.4 Thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà

Không được thừa kế

di sản của nhau

Trang 21

5 Người quản lý di sản

 Điều 638 BLDS 2005

 Quyền của người quản lý di sản:

Trang 22

6 Người không có quyền

hưởng di sản

 Người không có quyền hưởng di sản:

Khoản 1, Điều 643 BLDS 2005

 Nếu người để lại di sản đã biết hành vi

của những người đó, nhưng vẫn cho họ

hưởng di sản theo di chúc thì những người này vẫn được quyền hưởng thừa kế theo

di chúc

Trang 23

7 Thời điểm và địa điểm mở

thừa kế

 Thời điểm mở thừa kế: Điều 633 BLDS

2005 thì “Thời điểm mở thừa kế là thời

điểm người có tài sản chết”

 Địa điểm mở thừa kế: Khoản 2, điều 633 BLDS 2005: “Địa điểm mở thừa kế là nơi

cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có

toàn bộ hoặc phần lớn di sản”

Trang 24

8 Thời hiệu khởi kiện về thừa

kế

 Điều 645 BLDS 2005:

 10 năm để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác

 3 năm để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại

 Điều 648 BLDS 1995

 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990

Trang 25

8 Thời hiệu khởi kiện về thừa

Trang 26

8 Thời hiệu khởi kiện về thừa

Áp dụng pháp lệnh thừa kế

1990

10 Năm

3 Năm

Áp dụng

Bộ luật dân sự

1995

10 Năm

Áp dụng

Bộ luật dân sự

2005

10 Năm

3 Năm

Trang 27

01/7/1996 đến 01/1/1999: không tính vào thời hiệu khởi kiện

01/07/1996 đến 01/09/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện

Di sản là nhà ở

Có yếu tố nước ngoài : Áp dụng Nghị quyết 1037/2006

Trang 28

9 Các nguyên tắc về thừa kế

Nhà nước bảo hộ về thừa kế

Mọi cá nhân đều bình đẳng về thừa kế: Bình đẳng quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế

Tôn trọng quyền tự định đoạt của người

có tài sản, nhưng bảo vệ thích đáng

quyền lợi của một số người thừa kế theo pháp luật

Củng cố, giữ vững tình thương yêu đoàn kết trong gia đình

Trang 29

Bài 2: Thừa kế theo di chúc

1 Khái niệm và đặc điểm của di chúc

2 Các điều kiện để di chúc hợp pháp

3 Di chúc chung của vợ – chồng

4 Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

5 Hiệu lực pháp luật của di chúc

6 Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

7 Di sản dùng vào việc thờ cúng

8 Di tặng

9 Gửi giữ di chúc, công bố di chúc, giải thích di chúc

Trang 30

1 Khái niệm và đặc điểm của di

chúc

 Khái niệm:

 Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của

cá nhân lúc còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo một hình thức, thể thức luật định, có thể

bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi người lập di chúc khi người đó còn sống, và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết.

Trang 31

ĐẶC

ĐIỂM

Di chúc là ý chí đơn phương của cá

nhân Mục đích của di chúc là nhằm dịch chuyển di sản của người chết cho người khác được xác định trong di

Di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ

có hiệu lực khi người lập di chúc

chết

Trang 33

Người bị hạn chế năng lực

hành vi có được lập di

chúc?

Sự đồng ý là đồng ý tổng quát hay đồng ý nội dung

di chúc?

Trang 34

2.2 Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và

đạo đức xã hội

 Điểm b khoản 1 Điều 652, Điều 128 BLDS 2005:

 Điều cấm của pháp luật là những quy định

của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định

 Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

Trang 35

2.3 Người lập di chúc phải hoàn toàn

tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt

 Cơ sơ pháp lý: Điểm a, Khoản 1, Điều 652

BLDS 2005

Trang 36

2.4 Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật

Điều 649

BLDS

2005

Di chúc bằng văn bản

Di chúc miệng

Điều 650 BLDS

2005

Điều 651 BLDS

2005

Trang 37

Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản có chứng thực

Điều 656, Điều 654

Di chúc bằng văn bản có công chứng

Điều 657 Điều 658 Điều 659

Điều 657 Điều 658 Điều 659

Trang 38

2.4 Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 39

Di chúc miệng

 Các trường hợp được lập di chúc miệng:

Điều 651 BLDS 2005

> Liệu một người đang trong tình trạng bị

đe dọa thì có minh mẫn, sáng suốt không?

 Các điều kiện để di chúc miệng hợp pháp: Điều 651, Khoản 5 Điều 652 BLDS 2005

Trang 40

3 Di chúc chung của vợ chồng

 Điều kiện lập di chúc chung

 Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp

 Định đoạt tài sản chung

 Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng: Điều 668 BLDS 2005

 Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng: Điều 664 BLDS

2005

Trang 41

4 Sửa đổi, bổ sung, thay thế,

di chúc

Thay thế di chúc

Hủy

bỏ di chúc

Trang 42

Sửa đổi di chúc

 Là việc người lập di chúc một đưa ra một quyết định mới nhằm thay đổi một phần quyết định cũ của mình trong di chúc đã lập trước đó

 Hậu quả pháp lý

 Phần nội dung trong di chúc trước bị sửa đổi

sẽ không còn giá trị pháp lý do đã bị di chúc lập sau phủ nhận

 Phần nội dung di chúc trước không bị sửa đổi (không mâu thuẫn với nội dung của di chúc sau), thì vẫn có giá trị pháp lý

Trang 43

Bổ sung di chúc

 Là việc người lập di chúc đưa ra một quyết định mới, khác với di chúc trước, nhưng không trùng, không phủ nhận và cũng không mâu thuẫn với nội dung di chúc đã lập trước đó

 Hậu quả pháp lý: tất cả di chúc trước và di chúc bổ sung đều hợp pháp, thì đều tất các nội dung của các di chúc đó đều có giá trị pháp lý

Trang 44

Thay thế di chúc

 Là việc người để lại di sản đưa ra một quyết định mới bằng cách lập một di chúc mới có nội dung hoàn toàn khác di chúc trước đó

Trang 46

5 Hiệu lực pháp luật của di chúc

 Xác định thời điểm có hiệu lực của di

chúc: Khoản 1 Điều 667 BLDS 2005

 Các trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật: Khoản 2, 3 Điều 667 BLDS

2005

Trang 47

6 Người thừa kế không phụ thuộc

vào nội dung di chúc

Trang 48

6 Người thừa kế không phụ thuộc

vào nội dung di chúc

 Mục đích chế định thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung di chúc:

 Bảo vệ những giá trị về truyền thống, đạo

đức

 Bảo vệ quyền lợi của những người có phần

sống phụ thuộc vào người lập di chúc

 Xác định phần di sản bắt buộc: Điều 669 BLDS 2005

Trang 49

Ví dụ: Khi A chết có cha, mẹ, vợ, ba người con là A1 (kỹ sư), A2 (bị bại liệt), A3 (16

tuổi), anh trai, em gái

A chết để lại di sản thừa kế là 360 triệu Hãy phân chia di sản của A trong trường hợp sau:

 1 A lập di chúc để lại di sản cho mẹ, em gái, H (bạn của A)

 2 A lập di chúc để lại di sản cho vợ 10

triệu, còn lại chia đều cho A3, cha, mẹ

Trang 50

A3

16 tuổi

Trang 51

 Di sản của A : 360 triệu

 Chia di sản theo di chúc

 M = G = H = 360/3 = 120 triệu

 Chia di sản theo pháp luật

 Hàng thừa kế thứ nhất: C, M, V, A1, A2, A3

 1 suất thừa kế = 360/6 = 60 triệu

 2/3 suất thừa kế = 2/3 x 60 = 40 triệu

 Người TKKPTVNDDC: C, V, A2, A3

 C = V = A2 = A3 = 40 triệu

 M = G = H = (360 -160)/3 = 66,67 triệu

Trang 53

đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này

Trang 54

9 Gửi giữ, công bố, giải thích di chúc

 Gửi giữ di chúc: Điều 665 BLDS 2005

 Công bố di chúc: Điều 672 BLDS 2005

 Giải thích di chúc: Điều 673 BLDS 2005

Trang 55

Bài 3 Thừa kế theo pháp luật

1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật

2 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

3 Người thừa kế theo pháp luật (diện và hàng thừa kế)

4 Thừa kế thế vị

Trang 56

1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật

Trình tự thừa kế

Do pháp luật quy định

Trang 58

3 Người thừa kế theo pháp luật

(diện và hàng thừa kế)

 Diện thừa kế: Là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật Phạm vi này xác định dựa trên những mối quan hệ

sau đây:

Trang 59

Diện thừa kế

Quan hệ

hôn nhân

Quan hệ huyết thống

Quan hệ nuôi dưỡng

nuôi

Trang 60

3 Người thừa kế theo pháp luật

(diện và hàng thừa kế)

 Hàng thừa kế: Căn cứ vào mức độ gần gũi giữa những người trong diện thừa kế với người để lại thừa kế pháp luật phân định thành hàng thừa kế

 Các hàng thừa kế: Khoản 1 Điều 676

Trang 61

Hàng thừa kế

thứ nhất

Vợ, chồng Cha đẻ, mẹ đẻ, Con đẻ Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi

Hàng thừa kế

thứ hai

ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,

anh ruột, chị ruột, em ruột

cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà

ngoại

Hàng thừa kế

thứ ba

cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột,

cậu ruột, cô ruột, dì ruột

cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết

mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Trang 62

3.1 Người thừa kế là vợ, chồng

 Điều kiện: Vợ chồng trong quan hệ hôn

nhân hợp pháp hoặc hôn nhân được công nhận trong thực tế

 Trường hợp đặc biệt

 Người để lại thừa kế có nhiều vợ (chồng)

 Miền bắc: Trước 3/1/1960

 Miền Nam: Trước 25/3/1977

 Cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra bắc

 Điều 680 BLDS 2005

Trang 63

3.2 Người thừa kế là cha đẻ, mẹ

đẻ, con đẻ

 Con đẻ: bao gồm con trong giá thú và con ngoài giá thú

 Quan hệ thừa kế: Cha mẹ là người thừa

kế hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ là người thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ

 Vấn đề mang thai hộ?

Trang 64

3.3 Người thừa kế là cha nuôi, mẹ

nuôi, con nuôi

 Điều kiện: Phải là con nuôi hợp pháp

 Quan hệ thừa kế: Con nuôi và cha nuôi,

mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676, Điều 677 BLDS 2005

Trang 65

3.3 Người thừa kế là cha nuôi,

mẹ nuôi, con nuôi

Trang 66

3.4 Người thừa kế là bố dượng,

mẹ kế và con riêng

 Cơ sở pháp lý: Điều 679 BLDS 2005: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con,

mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau

và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này”

Trang 67

3.5 Người thừa kế là ông bà nội, ông bà ngoại với cháu; cụ với chắt

Cụ Ông bà

Chắt Chắt Cháu

Cụ

BLDS 2005

BLDS 2005 BLDS 1995

BLDS 1995

Trang 68

3.6 Người thừa kế là anh, chị, em

ruột

 Anh, chị, em cùng cha cùng mẹ

 Anh, chị, em cùng cha hoặc cùng mẹ

Trang 69

3.7 Người thừa kế là bác ruột, chú ruột,

cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột

 Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

của một người là anh ruột, chị ruột, em ruột

của cha đẻ, mẹ đẻ người đó

 Quan hệ thừa kế: Khi bác ruột, chú ruột, cậu

ruột, cô ruột, dì ruột chết trước thì cháu ở hàng thừa kế thứ ba và ngược lại khi cháu chết trước thì các bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì

ruột là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba

của cháu

Trang 70

4 Thừa kế thế vị

 Cơ sở pháp lý: Điều 677 BLDS 2005:

“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”

Ngày đăng: 26/03/2017, 00:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w