Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ của Viện Ngân hàng tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đã được Giảng viên chỉnh sửa cẩn thận. Và được 9 điểm :))
Trang 1ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2015 THEO
LÝ THUYẾT KEYNES
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO LÝ THUYẾT KEYNES 4
1.1 Lạm phát 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Bản chất của lạm phát 5
1.1.3 Đo lường lạm phát 5
1.1.4 Phân loại 6
1.1.5 Nguyên nhân gây ra lạm phát 8
1.1.6 Những hậu quả của lạm phát 12
1.2 Tăng trưởng kinh tế 14
1.2.1 Tăng trưởng kinh tế là gì? 14
1.2.2 Bản chất của tăng trưởng kinh tế 14
1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế 14
1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết Keynes 17
1.3.1 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết Keynes 17
1.3.2 Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết Keynes 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 THEO LÝ THUYẾT KEYNES 22
2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 22
2.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 23
2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 theo lý thuyết Keynes 25
2.3.1 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 theo lý thuyết Keynes 25
2.3.2 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghiên cứu của Stanley Fischer 27
2.3.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghiên cứu của Moshsin S Khan và Abdelhak S Senhadji 28
Trang 32.4 Đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn -2015 theo
lý thuyết Keynes 29
2.4.1 Lạm phát chưa thật sự ổn định, tiếp tục là trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội 30
2.4.2 Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp nên nguy cơ tụt hậu ít được cải thiện và khó có khả năng đạt mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 30
2.4.3 Mức lạm phát thấp dưới 1% khiến nguy cơ nền kinh tế Việt Nam rơi vào giảm phát quay trở lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ lạm phát cao 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 32
3.1 Định hướng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới 32
3.2 Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 32
3.2.1 Các chính sách cần tiếp tục hỗ trợ tổng cầu 33
3.2.3 Nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế 34
3.2.4 Tăng cường hiệu quả huy động, phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng 34
3.2.5 Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong xây dựng và thực thi chính sách35 KẾT LUẬN 37
Trang 4và sử dụng hợp lực các nguồn lực kinh tế khác Còn lạm phát là sự tăng lên liên tục mặt bằng chung chi phí hoặc kết quả của những mất cân đối vĩ mô cơ bản như: cân đối giữa sản xuất và chi tiêu, giữa tiền và hàng, giữa thu và chi, xuất nhập Đây là khái niệm mang tính ngắn hạn biểu hiện của một trạng thái thiếu ổn định khi nền kinh tế nằm chệch khỏi trạng thái tiềm năng
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề cơ bản và cốt lõi trong kinh tế vĩ
mô Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và khôngphải lúc nào cũng tuân theo những nguyên tắc kinh tế Đă có nhiều học thuyết kinh tế đềcập những góc độ khác nhau liên quan đến lạm phát giải quyết mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và lạm phát Do đó, việc xác định mối quan hệ giữa lạm phát và tăngtrưởng kinh tế đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế Vì vậy, em đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết
Keynes” Nội dung bài nghiên cứu gồm:
Chương I: Lý luận chung về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo
Trang 5CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO LÝ THUYẾT KEYNES
1.1 Lạm phát
1.1.1 Khái niệm
Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy Điều này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ thực hiện vai trò trung gian trao đổi Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông thì người ta không có xu hướng giữ lại những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa
Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế Các nhà kinh tế đã nghiên cứu để tìm ra một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát, nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn
- Quan điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ
vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền
- Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền
kinh tế
- Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu
tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động) Nhưng hiểu chính xác lạm phát là
gì không phải dễ, ngay cả các nhà kinh tế học cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát
(1) Trường phái của Karl Marx: Theo Marx, lạm phát là do ý chí chủ quan của Nhà
nước Nhà nước chủ động tạo ra lạm phát là nhằm hai mục đích: bù đắp bội chi ngân sách
và đảm bảo lợi ích cho Nhà nước Cơ sở để Marx coi lạm phát là hành động chủ quan của Nhà nước xuất phát từ 2 lý do:
- Thứ nhất, Marx khẳng định lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản Dưới chủ nghĩa xã hội không có lạm phát hoặc chỉ có lạm phát lành mạnh mà thôi
Trang 6- Thứ hai, bản chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, giai cấp tư sản là người nắm chính quyền Chính giai cấp này đã bóc lột nhân dân lao động lần thứ nhất bằng sản xuất giá trị thặng dư và lần thứ hai bằng lạm phát
(2) Trường phái kinh tế học thị trường: Milton Friedman cho rằng lạm phát là một
hiện tượng xã hội của tất cả các nước có sử dụng tiền tệ hiện đại Ông đã đưa ra một câu nói nổi tiếng: “Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ” Friedman ước định rằng nguồn gốc của mọi lạm phát là một tỷ lệ tăng trưởng cao của cung tiền tệ đơn giản bằng cách giảm tỷ lệ tăng trưởng cung tiền tệ đến mức thấp nhất thì có thể ngăn chặn được lạm phát
(3) Trường phái tiền tệ và Keynes: Phái tiền tệ tin rằng một mức giá cả tăng kéo dài
không thể là do bất kỳ nguyên nhân nào khác ngoài việc tăng cung tiền tệ gây nên Trong cách phân tích của phái tiền tệ, cung tiền tệ được coi là nguyên nhân duy nhất làm dịch chuyển đường tổng cầu, cũng chính là nguyên nhân làm nền kinh tế chuyển dịch
Bên cạnh đó còn có một số quan điểm về lạm phát khác Theo L.V.chandeler, D.C cliner: Với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định: lạm phát là sự tăng giá hàng bất
kể dài hạn hay ngắn hạn, theo chu kỳ hay đột xuất G.G Mtrukhin lại cho rằng: Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn tới việc tăng giá cả nói chung Với ý nghĩa như vậy có thểxem sự mất giá của đồng tiền là lạm phát Ông cũng chỉ rõ: lạm phát là hình thức tràn trề
tư bản một cách tiềm tàng (tự phát hoặc có dụng ý), là sự phân phối lại sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội P.A.Samuelson và
W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã được dịch ra tiếng Việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên
Trang 7được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này) Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ
số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trungbình ở thời điểm gốc
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ sốnày phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụthuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện Các phép đo phổ biến của chỉ
số lạm phát bao gồm:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, donhững người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI
- Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phảnánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúngdao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung)
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ
Trang 8- Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là
tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc,
từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực) (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế) Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình
1.1.4 Phân loại
Có nhiều cách để phân loại lạm phát, dựa trên các tiêu thức khác nhau sẽ có các loại lạm phát khác nhau
a) Căn cứ vào định lượng
- Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%
một năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối Trong thời kì này nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, đời sống của người lao động ổn định Sự ổn định đó được biểu hiện: Giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…
Có thể nói đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được ,những tác động của nó là không đáng kể Mặt khác, lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu
ổn định, ít rủi ro và sẵn sàng đầu tư cho sản xuất kinh doanh
- Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 con
số 1 năm Ở mức 2 con số thấp: 11,12% thì nói chung các tác động tiêu cực không đáng
kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợpđồng được chỉ số hoá Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi xuất bình thường Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó không nhỏ Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế
- Siêu lạm phát: 3 con số một năm xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ
rất nhanh, tỷ lệ lạm phát cao Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh
Trang 9và không ổn định, tiền luơng thực tế của người lao động bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác,các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt độngsản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn,mất phương hướng.Tóm lại,siêu lạm phátlàm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng.Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra.
b) Căn cứ vào định tính :
- Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:
+ Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động,tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền kinh tế nói chung
+ Lạm phát không cân bằng:Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra
- Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:
+ Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tươngđối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn.Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ
lệ của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý,người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước.Do đó,không gây ảnh hưởng đến đời sống,đến kinh tế
+ Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý,đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi.Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút
1.1.5 Nguyên nhân gây ra lạm phát
Trang 10vẫn không được mở rộng hoặc do sử dung máy móc với công suất giới hạn hoặc vì nhân
tố sản xuất không đáp ứng được sự ra tăng của cầu Sự mất cân đối sẽ được giá cả lấp đầy
từ đó mà lạm phát do cầu tăng lên (lạm phát do cầu kém xuất hiện Chẳng hạn như ở Mỹ,
sử dụng công suất máy móc là một chỉ số có ích phản ánh lạm phát trong tương lai ở Mỹ,
sử dụng công suất máy móc trên 83% dẫn tới lạm phát tăng
Lúc đầu nền kinh tế đạt ở mức cân bằng tại điểm 1, khi các nhà hoạch định chính sách muốn có một tỷ lệ thất nghiệp dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, họ sẽ đưa ra những biện pháp nhằm đạt được chỉ tiêu sản lượng lớn hơn mức sản lượng tiềm năng (Yt
> Yn) Từ đó sẽ làm tăng tổng cầu và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển đến AD2 nền kinh
tế chuyển đến điểm 1’ Lúc này sản lượng đã đạt tới mức Yt lớn hơn sản lượng tiềm năng
và mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện được
Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệthất nghiệp tự nhiên nên tiền lương tăng và đường tổng cung sẽ di chuyển đến AS2,đưa nền kinh tế từ điểm 1’ sang 2’,nền kinh tế quay trở về mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nhưng ở một mức giá cả P2 > P1, lúc này tỷ lệ thất nghiệp lại cao hơn mục tiêu ban đầu.Do đó các nhà hoạch định chính sách lại tìm cách làm tăng tổng cầu, quá trình này cứ tiếp diễn
và đẩy giá cả trong nền kinh tế lên cao hơn
Có nhiều nguyên nhân làm tăng tổng cầu:
AS3 AS2
3 2' AS1
AD3 AD2
Trang 11- Do tăng chi tiêu của các hộ gia đình và tăng đầu tư của các doanh nghiệp Khi đó,
có một lượng tiền lớn được tung ra mua hàng hoá và dịch vụ gây ra sự thừa tiền trong lưuthông, dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá
- Do tăng cán cân thương mại, khiến cho nước ngoài tăng mua hàng trong nước, cònngười trong nước giảm mua hàng nước ngoài
- Do Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế Nếu chính phủ tăng chi tiêu của mình dành cho hàng hoá và dịch vụ, lượng tiền mà chính phủ chi mua hàng hoá và dịch vụ sẽ được đưa trực tiếp vào nền kinh tế, làm tăng tổng cầu Nếu Chính phủ giảm thuế hoặc tăng chi chuyển nhượng thì sẽ làm tăng thu nhập khả dụng, từ đó làm tăng tiêu dùng của
hộ gia đình, tức là tăng cầu Hiện nay, nguyên nhân tăng chi tiêu của Chính phủ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao
- Do việc kiểm soát lượng cung tiền của ngân hàng trung ương còn hạn chế Ngân hàng trung ương không kiểm soát được lượng cung tiền hợp lí, cung tiền tăng làm tăng lãi suất, kích thích tăng đầu tư tư nhân làm tăng cầu
- Năng lực sản xuất của quốc gia giảm có thể do các nguyên nhân như: giảm sút nguồn nhân lực, do sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, do sự biến động chính trị, chiến tranh, thiên tai, Do năng lực sản xuất suy giảm nên khả năng đáp ứng nhu cầu giảm, gây khan hiếm hàng hoá và tăng giá cả
Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố nàytăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng
Trang 12Cả hai trường hợp nêu trên tuy có cơ chế tác động khác nhau nhưng cùng có một kết quả sau cùng: nền kinh tế vừa bị lạm phát vừa giảm sản lượng
Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phát sinh từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng Điều này chỉ có thể đạt trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn.Ví dụ: Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng xuấtlao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân
và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên điều đó tạo vòng xoáy lượng giá
c) Lạm phát do cung tiền quá mức.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ,khi cung tiền tệ tăng lênkéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát.Có thể thấy ngưỡng tăng cung tiền để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng.Khi nền kinh tế chưa toàn dụng thì nguồn nguyên nhiên vật liệu còn nhiều,chưa khai thác nhiều.Có nhiều nhà máy xí nghiệp
bị đóng cửa chưa đi vào hoạt động Do đó nhân viên nhàn rỗi lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao… Trong trường hợp này,khi tăng cung tiền thì dẫn đến lãi xuất giảm đến một mức độnào đó,các nhà đầu tư thấy rằng có thể có lãi và đầu tư tăng nhiều.từ đó các nhà máy,xí nghiệp mở cửa để sản xuất, kinh doanh.Lúc này nguyên nhiên vật liệu bắt đầu được khai thác,người lao động có việc làm và sản lượng tăng lên
Ở nền kinh tế toàn dụng, các nhà máy,xí nghiệp được hoạt động hết công
suất,nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác tối đa.Khi đó lực lượng lao động được
sử dụng một cách triệt để và làm sản lượng tăng lên rất nhiều.Tuy nhiên tình hình sẽ dẫn đến một vài kênh tắc nghẽn trong lưu thông.Chẳng hạn khi các nhà máy,xí nghiệp hoạt động hết công suất sẽ dẫn đến thiếu năng lượng,thiếu lao động,nguyên vật liệu dần bị khan hiếm…Vai trò của chính phủ và các nhà quản lý phải xác định được kênh lưu thông nào bị tắc nghẽn và tìm cách khơi thông nó.Nếu không sẽ gây ra lạm phát Lúc đó sản lượng không tăng mà giá cả tăng nhiều thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra
d) Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu đã đề cập ở trên,một số các nguyên nhân khác cũng gây ra lạm phát.Thứ nhất có thể kể đến là tâm lý của dân cư.Khi người dân không tin tưởng vào đồng tiền của Nhà nước,họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vào lưu thông bằng
Trang 13việc mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào một lĩnh lực kinh doanh nào đó… Như thế cầu
sẽ tăng lên mà cung cấp không đáp ứng được cân bằng cung cầu trên thị trường hang hoá không còn nữa và tiếp tục đẩy giá lên cao, từ đó lạm phát sẽ xảy ra Có thể thấy giá cả tăng lên làm tiêu dùng tăng,cứ như vậy sẽ gây ra xoáy ốc lạm phát.Thứ hai thâm hụt ngânsách cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát cao
Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì có thể khắc phục bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ đẻe vay vốn từ người dân nhằm bù đắp phần thiếu hụt.Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền và do vậy mà làm tăng mức cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát Tuy nhiên khi sự thâm hụt trầm trọng và kéo dài thìchính phủ phải áp dụng biện pháp in tiền.Việc phát hành tiền sẽ ảnh hưởng đến cơ số tiền
tệ làm tăng mức cung ứng tiền,đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng thêm tỷ lệ lạm phát.Tuy nhiên,đối với các nước đang phát triển,việc phát hành trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn trên thị trường còn hạn chế.Biện pháp in tiền được coi là có hiệu quả nhất.Vì thế mà khi thâm hụt ngân sách càng nhiều và càng kéo dài thì tiền tệ sẽ tăng theo
và tỷ lệ gây lạm phát càng lớn
Còn đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc phát hành trái phiếu
có lợi hơn.Nhưng việc phát hành này kéo dài sẽ làm cầu về vốn sẽ tăng và lãi xuất tăng cao hơn.Lúc này để giảm lãi xuất trên thị trưòng Ngân hàng Trung ương lại phải mua vàocác trái phiếu đó.Như thế mức cung tiền lại tăng lên và dễ gây lạm phát
Tóm lại, nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài thì trong mọi trường hợp vẫn làm tăng cung tiền và lạm phát xảy ra là một điều chắc chắn
Một nguyên nhân nữa có thể gây ra lạm phát là tỷ giá hối đoái.Khi tỷ giá tăng đồng bản tệ sẽ bị mất giá, khi đó tâm lý những người sản xuất trong nước muốn đẩy giá hàng lên tương ứng với mức tăng tỷ giá hối đoái.Mặt khác khi tỷ giá hối đoái tăng, chi phí cho các nguyên vật liệu, hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên.Do đó giá cả của các hàng hoá này tăng lên cao.Đây chính là lạm phát do chi phí đẩy
Bên cạnh đó các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế,chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý,mất cân đối cũng xảy ra lạm phát
Trang 141.1.6 Những hậu quả của lạm phát
Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng Tuy nhiên, 4 thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất là:
- Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều lần
- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất
- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn Vậy ai là người được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất chính
là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn
- Những người thuộc diện nghèo trong xã hội (thu nhập dưới 1USD/ngày): đây là những người chịu hậu quả nặng nề nhất của lạm phát khi số tiền ít ỏi của họ giờ đây không đủ cho 1 bữa ăn gia đình
Tuy nhiên, lạm phát ở mức độ vừa phải cũng có cái lợi, đó là nó góp phần phân phối lại thu nhập trong xã hội, giữa những người thừa tiền và những người có hàng hoá cần thanh lý Sau khi lạm phát kết thúc thì tiền sẽ phân phối đều hơn, ít trường hợp ngườinày wá nhiều tiền còn người kia quá nhiều hàng nhưng lại thiếu vốn
Ngoại trừ trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (1 con số) có tác động tích cực đến nền kinh tế còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình pháttriển của nền kinh tế xã hội
Hậu quả của lạm phát tập trung lại ở những mặt sau:
- Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả
hàng hóa tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn Quy mô sản xuất không tăng hoặc giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liên tục Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì sẽ có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm
Trang 15sẽ có xu hướng bị đình đốn, phá sản Vì vậy, trong điều kiện có lạm phát, lĩnh vực thươngnghiệp thường phát triển mạnh Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh không còn chính xác vì thước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch toán chỉ còn là hình thức.
- Trong lĩnh vực thương mại: người ta từ chối tiền giấy trong vai trò là trung gian
trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá Điều này càng làm cho lưu thông tiền tệ bị rối loạn Lạm phát xảy ra làmôi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như đầu cơ, tích trữgây cung – cầu hàng hóa giả tạo…
- Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng: tín dụng cũng rơi vào khủng hoảng khi người dân
không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm phát gia tăng Lạm phát làm sức mua của đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông của thị trường tăng lên một cách đột biến hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi
- Trong lĩnh vực tài chính nhà nước: tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho
ngân sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập của quốc dân nhưng
do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của ngân sách nhà nước (chủ yếu là thuế) ngày càng sụt giảm do sản xuất bị sút kém, do nhiều công ty, xí nghiệp bị phá sản, giải thể…
- Trong lĩnh vực đời sống xã hội: đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả Giá trị thực tế của tiền lương giảm sút nghiêm trọng làm cho trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề
Như vậy, lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội và nhànước phải cân bằng được giữa nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế và sự đòi hỏi phải kiểm soát được lạm phát
Trang 161.2 Tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) là một khái niệm mang tính định lượng, được biểu hiện bằng một trong hai cách sau:
- Cách 1: Sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross National Product); tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) hay sản phẩm quốc dân ròng (NNP – Net National Product) trong một thời kỳ nhất định
- Cách 2: Sự gia tăng thực tế theo đầu người của GNP, GDP hay NNP trong một thời kỳ nhất định
1.2.2 Bản chất của tăng trưởng kinh tế
Là sự phản ánh thay đổi về lượng của nền kinh tế Đầu tư phát triển không những làm gia tăng tài sản của nhà đầu tư mà còn trực tiếp làm tăng tài sản của nền kinh tế quốc dân Chẳng hạn khi nhà đầu tư xây dựng một nhà máy thì nhà máy đó không những là tài sản của nhà đầu tư mà còn là tiềm lực sản suất của cả nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động Như vậy đầu tư phát triển chính là một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng của một nền kinh tế
1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên về sản lượng hằng năm do nềnkinh tế tạo ra Do vậy thước đo của sự tăng trưởng là các đại lượng sau: Tổng sản phẩmtrong nước (GDP); tổng sản phẩm quốc dân (GNP); sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP);thu nhập quốc dân sản xuất (NI) và thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)
Tổng sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP):
GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng cácyếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau:
- Về phương diện sản xuất:
Trang 17Tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nướcGDP =Giá trị tăng = Giá trị sản lượng - Chi phí các yếu tố trung gian(Y) (GO) (IC)
- Về phương diện tiêu dùng :
GDP = C + I + G + (X - M)
Trong đó:
C: Tiêu dùng các hộ gia đình
G: Các khoản chi tiêu của chính phủ
I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp
(X - M): Xuất khẩu ròng trong năm
- Về phương diện thu nhập:
GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhànước thu được từ giá trị gia tăng đem lại
GDP = Cp + Ip + T
Trong đó:
Cp: các khoản chi tiêu mà các hộ gia đình được quyền tiêu dùng
Ip: Các khoản mà doanh nghiệp tiết kiệm được dùng để đầu tư
GDP theo cách xác định trên đã thể hiện một thước đo cho sự tăng trưởng kinh tế
do các hoạt động kinh tế trong nước tạo ra, không phân biệt sở hữu trong hay ngoài nướcvới kết quả đó Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất của nền kinh tế một n-ước
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):
GNP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một
nư-ớc tạo ra và có thể thu nhập trong một năm, không phân biệt sản xuất được thực hiệntrong nước hay ngoài nước
Trang 18Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sựthu nhập được.
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài
Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự gia tăng thêm GNP thực
tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh
tế đem lại
GNP thực tế là GNP được tính theo giá trị cố định nhằm phản ảnh đúng sản lượnggia tăng hàng năm loại trừ những sai lệch do sự biến động giá cả (lạm phát) tạo ra, khitính GNP theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa
Hệ số giảm phát là tỷ lệ GNP danh nghĩa và GNP tực tế ở cùng một thời điểm.Dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở thời điểm gốc, để xác định mứctăng trưởng thực tế và tốc độ tăng trưởng qua các thời điểm
Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP):
NNP là giá trị còn lại của GNP, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định(Dp)
NNP = GNP - Dp
NNP phản ánh phần của cải thực sự mới được tạo ra hàng năm
Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI):
NDP là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, là phần thu nhập ròngsau khi trừ đi thuế (trực thu và thuế gián thu) (Ti+Td) cộng với trợ cấp (Sd):
NDI = NNP - (Ti+Td) + Sd
Mục đích đưa ra các thước đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển của nềnkinh tế, mỗi thước đo đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tuỳ thuộc vào mục đíchnghiên cứu Mặc dù đó là các thước đo phổ biến nhất hiện nay, nhưng đó chỉ là nhữngcon số xấp xỉ về các trạng thái và tốc độ biến đối trong phát triển kinh tế, vì bản thân cácthước đo đó chưa thể phản ánh hết được các sự kiện phát triển cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt.Chẳng hạn như các sản phẩm tự túc, công việc nội trợ gia đình, thời gian nghỉ ngơi, sự tự
Trang 19do, thoải mái trong đời sống sinh hoạt, sự tổn hại do bị ô nhiễm môi trường thì được tínhbằng cách nào.
Trang 201.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết Keynes
1.3.1 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo
lý thuyết Keynes
1.3.1.1 Lý thuyết Keynes
Quan điểm của Keynes về lạm phát: Giống như kết luận của phái tiền tệ, Keynes
cho rằng việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm mức giá cả tăng kéo dài với tỷ lệ cao nên gây ra lạm phát Cách phân tích của Keynes chỉ ra rằng cung tiền tệ kéo dài sẽ có ảnh hưởng như nhau đối với đường tổng cầu và tổng cung Keynes cũng không cho rằng có nhân tố nào khác ngoài tiền tệ có thể gây nên lạm phát, mặc dù Keynes cho phép những nhân tố khác ngoài những thay đổi trong cung tiền tệ ảnh hưởng đến đường tổng cầu và tổng cung như chính sách tài chính và các cú sốc cung tiền tệ Trong cách phân tích của Keynes, chính sách tài chính tự nó không thể gây nên lạm phát Mặt khác của chính sách tài chính: đó là thuế Việc kéo dài cắt giảm thuế cũng không thể đưa đến lạm phát Tương
tự như trên sẽ có sự tăng duy nhất một lần trong mức giá cả nhưng sự tăng lên trong tỷ lệ lạm phát sẽ chỉ là tạm thời Ta có thể tăng mức giá cả bằng cách cắt giảm thuế, nhưng quá trình này phải dừng lại khi thuế ở mức số không, khi đó không thể giảm thuế được nữa Hiện tượng về phía cung tự nó cũng không thể gây ra lạm phát
Quan điểm của Keynes về tăng trưởng kinh tế:
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes được biết đến trong cuốn sách Lý thuyếttổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Glassgow ấn hành năm
1936 Tác phẩm này là nền tảng cho sự phát triển của cả một ngành kinh tế học và là công trình được nhắc đến và gây tranh cãi nhiều nhất đối với kinh tế học thế kỷ XX
Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềmnăng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người Khi mô tả nền kinh tế, cũng giống như mô hình cổ điển, ông cho rằng có hai đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, và AS - SR phản ánh khả năng thực tế Và cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, nơi mà dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người Nền kinh tế có thể cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Yo <Y*)
Trang 21Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiệntình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào Theo J.M.Keynes, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi xã hội tiên tiến Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế
Quan điểm của Keynes về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề kinh tế trong nền kinh tế Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ “chế ước” lẫn nhau Đây là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau Tuy nhiên, mức độ gắn kết giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế như thế nào vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi
Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động Lạm phát còn làm giảm mức khấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh nghiệp đối với khấu hao tài sản cố định và làm tăng giá thuê tư bản, do đó làm giảm tích lũy vốn, dẫn đến giảm năng suất Tuy nhiên, không
ít nhà kinh tế lại lập luận rằng: lạm phát ở mức nhẹ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Chẳng hạn, nhà kinh tế học nổi tiếng Tobin cho rằng lạm phát làm cho nhà đầu tưtái phân bổ danh mục đầu tư của mình từ tiền sang chứng khoán, làm giảm lãi suất thực tế
và do đó làm tăng đầu tư và nâng cao năng suất lao động Trước nhiều ý kiến, nhiều quanđiểm trái chiều thì mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát vẫn đang là một vấn đề được nhiều nhà kinh tế học quan tâm
Lý thuyết của Keynes mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng dựa vào môhình của Tổng cung (AS) và Tổng cầu (AD) Trong ngắn hạn đường AS có hệ số góc dương và nhỏ hơn 90˚ vì vậy khi có những thay đổi bên Cầu sẽ tác động vào lạm phát và sản lượng, cơ chế điều chỉnh trong ngắn hạn trong lý thuyết Keynes chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu lạm phát và sản lượng đều tăng – Lạm phát và sản lượng có mối quan hệ tỷ lệ thuận; giai đoạn tiếp theo lạm phát tiếp tục tăng nhưng sản lượng không