1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO TÔN GIÁO

33 527 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 86,05 KB

Nội dung

Câu 1. Trình bày nội dung và phương pháp vận động quần chúng là chức sắc Tôn giáo? Câu 2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận động là chức sắc tôn giáo? Câu 3. Trình bày nội dung và phương pháp vận động quần chúng là tín đồ Tôn giáo? Câu 4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận động là tín đồ tôn giáo? Câu 5. Trình bày khái quát về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay? Câu 6. Phân tích giải pháp công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo của Đảng hiện nay? Câu 7. Trình bày nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo?

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG

TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

Câu 1 Trình bày nội dung và phương pháp vận động quần chúng là chức sắc Tôn giáo?Câu 2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận động là chức sắc tôn giáo?

Câu 3 Trình bày nội dung và phương pháp vận động quần chúng là tín đồ Tôn giáo?Câu 4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận động là tín đồ tôn giáo?

Câu 5 Trình bày khái quát về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?

Câu 6 Phân tích giải pháp công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo của Đảng hiện nay?Câu 7 Trình bày nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo?

Bài làm

Trang 2

Câu 1 Trình bày nội dung,phương pháp vận động quần chúng là chức sắc tôn giáo?

Công tác vận động tín đồ tôn giáo (trong đó có chức sắc tôn giáo) của Đảng là một bộ phậncủa công tác vận động quần chúng, đó là hoạt động tuyên truyền, giải thích nhằm thuyết phụctín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; tham gia tích cực cácphong trào thi đua yêu nước; thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh

- Khái niệm chức sắc tôn giáo

Theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, trong mục giải thích các từ ngữ (khái niệm) đã làm

rõ khái niệm chức sắc tôn giáo và nhà tu hành tôn giáo từ phương diện quản lý Nhà nước đối

với tôn giáo Theo đó:

Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo Còn nhà tu hành là tín đồ tựnguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mìnhtin theo Vậy, nắm vững khái niệm chức sắc tôn giáo, theo tinh thần Pháp lệnh tín ngưỡng, tôngiáo cần chú ý đến việc hội đủ 3 dấu hiệu căn bản:

+ Trước hết, chức sắc tôn giáo phải là tín đồ của một tôn giáo Vì thế, có người còn gọichức sắc tôn giáo là “tín đồ đặc biệt”

+ Họ phải là người có chức vụ nhất định trong tổ chức giáo hôi tôn giáo Bởi vì tổ chứctôn giáo chính là nền “hành chính đạo”, điều hành, chỉ huy, quản lý toàn bộ hoạt động tôn giáo

và gắn với đó là những vị trí cao thấp khác nhau (chức vụ) do mỗi người đảm trách Theo đó, cónhững tôn giáo không có tổ chức, do đó không có chức vụ, chức sắc

+ Họ còn phải có phẩm sắc (phẩm trật) tôn giáo, do tôn giáo thừa nhân, cho hưởng (theoquy định nghi lễ) đối với công trạng, đạo hạnh tu tập, cống hiến của họ cho tôn giáo đó

- Đặc điểm chức sắc tôn giáo

+ Về đặc điểm chung Chức sắc tôn giáo trước hết là tín đồ thuộc môt tổ chức tôn giáo

nhất định, bởi vậy họ cũng có những đặc điểm chung của một tín đồ Song khác với tín đồ, độingũ chức sắc tôn giáo có vai trò rất to lớn, quyết định đến sự mạnh yếu, uy tín cao thấp mọi hoạtđộng tôn giáo Đội ngũ chức sắc tôn giáo ở nước ta có những đặc điểm chung, nổi bât như sau:Hầu hết các chức sắc tôn giáo ở Viêt Nam có tinh thần yêu nước, thể hiện rõ phương châm

"đồng hành cùng dân tộc" Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng đất nước, nhiều tăng ni, linh mục,chức sắc các tôn giáo như Phật giáo, Tin lành, Cao đài một lòng đi theo cách mạng Ngày nay,các chức sắc tôn giáo luôn luôn gương mẫu trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện lànhững tấm gương sống "tốt đời, đẹp đạo" Tuy nhiên, cũng có một số chức sắc tôn giáo chưachấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, thậm chí, có người bị các thế lực chính trịphản động lợi dụng, có hành động chống đối chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trang 3

Chức sắc tôn giáo là những người được tổ chức tôn giáo chọn lựa, đào tạo cơ bản nên trình

độ, năng lực của họ khá cao, được tổ chức tôn giáo phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử.Trong đó nhiều người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và đại học, đáp ứng được yêu cầu công việc Cóthể xem, họ là đội ngũ trí thức của tôn giáo Tuy nhiên, cũng có một bộ phận chức sắc tôn giáocòn hạn chế về trình độ học vấn nói chung và trình độ thần học, giáo lý nói riêng, nên chưa thểlàm tốt vai trò của mình Độ tuổi trung bình của chức sắc của môt số tôn giáo, đặc biệt là chứcsắc cao cấp, hiện nay tương đối cao, việc đào tạo thế hệ kế cận chưa kịp thời

Trong quan hệ với tín đồ, họ là những người rất gần gũi với tín đồ, nắm bắt kịp thời tâm

tư, nguyện vọng của tín đồ, chia sẻ vui buồn cùng tín đồ, rất có uy tín, vì là người chăm sóc

“phần hồn” của tín đồ Vị trí, vai trò của họ có ảnh hưởng rất sâu sắc trong đồng bào tín đồ.Trong quan hệ với Nhà nước, họ là những người đại diện cho tổ chức tôn giáo để giải quyếtcác công việc liên quan đến tôn giáo

Hiện nay số lượng chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo ở nước ta có khá đông, nhưng với

vị trí, vai trò và ảnh hưởng của họ trong đồng bào tín đồ và trong xã hội, vấn đề nâng cao trình

độ đạo pháp và củng cố chất lượng đạo hạnh của họ vẫn luôn được đặt ra, không chỉ với cácgiáo hội tôn giáo mà còn của cả xã hội

+ Đặc điểm riêng của chức sắc một số tôn giáo cụ thể

Chức sắc tôn giáo bên cạnh những đặc điểm chung, họ còn mang những đặc điểm riêng.Những đặc điểm riêng đó hình thành từ cơ sở là những nôi dung cơ bản của giáo lý, giáo luật,

lễ nghi và tổ chức mỗi tôn giáo; là môi trường, những quy định trong đào tạo và bồi dưỡngcủa giáo hội tôn giáo đối với đôi ngũ chức sắc của mình; là truyền thống của mỗi tôn giáotrong lịch sử đất nước và giáo hội

• Theo đó, đối với chức sắc của Công giáo, nổi lên là sự tận tuỵ trung thành đối với giáo hộinhưng yêu nước, gắn bó với dân tộc, như nhiều người trong họ đã từng nói: “trước khi làngười Công giáo tôi là người Việt Nam” Họ được đào tạo cơ bản, có trình độ thần học cao,thành thạo trong mục vụ và biết tuân phục bề trên; nhẹ nhàng trong giao tiếp nhưng biết chờđợi người khác; nắm vững và kiên trì mục đích, lý tưởng, có nguyên tắc trong nội dung hoạtđộng, phương pháp nền nếp nhưng linh hoạt

• Chức sắc đạo Tin lành có đặc điểm nổi trội là tác phong đời thường, hiện đại và dân chủ Họ nhạybén và có am hiểu sâu về đời sống xã hôi, chính trị quốc gia cũng như quốc tế

• Chức sắc Phật giáo nổi lên là sự giản dị, khiêm tốn, gần gũi với cuôc sống đời thường Tronghoạt đông tôn giáo họ nhiệt tình và có trách nhiệm cao Môt số người có trình độ phật học vàĐông phương học khá cao, nhưng cũng có không ít người chưa có trình độ đáp ứng với yêucầu, vì thế một số hoạt đông của họ bị xa rời giáo lý, giáo luật của Phật giáo

Trang 4

• Chức sắc đạo Cao đài rất gần gũi với người nông dân Nam bộ bởi sự đan xen, kết hợp của 2 tưcách người dân lao đông và chức sắc tôn giáo trong con người họ Họ thẳng thắn, thật thàtrong các quan hệ, không làm mất đi những đặc tính của người dân vùng Nam bộ

Như vậy, đội ngũ chức sắc tôn giáo bao giờ cũng có vai trò và vị trí quan trọng trong mỗinền đạo nhất định Ở nước ta hiện nay, đội ngũ chức sắc tôn giáo đang phát huy vai trò củamình trong các hoạt động tôn giáo Mặc dù có những hạn chế nhất định, song mặt tích cực của

họ được tín đồ và xã hôi thừa nhận Chức sắc tôn giáo có những đặc điểm như mọi tín đồ tôngiáo nói chung, nhưng cũng có nhiều đặc điểm riêng do bản thân mỗi tôn giáo và do quy chếđào tạo cụ thể quy định Nếu công tác tôn giáo làm tốt công tác vận động đối với chức sắc,nhà tu hành thì sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàndân tộc, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự thành công của công cuộc hiện đại hoá, côngnghiệp hoá đất nước

- Nội dung vận động chức sắc tôn giáo

Một là, xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt giữa chức sắc tôn giáo với cán bộ lãnh đạo, quản lý của hê thống chính trị Đây là nội dung quan trọng vào bậc nhất của công tác vận

động chức sắc tôn giáo Nó đòi hỏi đội ngũ cán bô làm công tác tôn giáo trước hết phải có đủ

uy tín đối với chức sắc, sau nữa, họ phải có lập trường chính trị vững vàng, am hiểu sâu sắc vềcông tác dân vận cũng như nắm vững chính sách, pháp luật đối với tôn giáo

Hai là, thăm hỏi, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của chức sắc và tranh thủ, giúp họ trong viêc đạo, viêc đời Nội dung này đòi hỏi người cán bô làm công tác tôn giáo phải luôn

luôn sâu sát đối với chức sắc tôn giáo Đồng thời, họ phải luôn có một thái độ tôn trọng vàchân thành đối với chức sắc tôn giáo

Ba là, cung cấp thông tin, tuyên truyền pho biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.Nội dung này đòi hỏi trách nhiệm rất cao của các cơ quan chức năng và

của mỗi cán bộ làm công tác tôn giáo Trong đó, chủ đề thông tin như thế nào phải được chuẩn

bị chu đáo và có sự thống nhất trong nội bộ các cơ quan chức năng Nội dung này cũng phảiđược tiến hành thường xuyên, với những hình thức phù hợp từng đối tượng chức sắc

Bốn là, cộng tác, đề cao trách nhiệm của chức sắc tôn giáo về các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo.Vận động chức sắc tôn giáo ở nội dung này cần bám sát những quy định hiện

hành cũng như mục đích của các hoạt đông xã hội, từ thiện nói chung và của các tôn giáo nóiriêng Trong đó, vấn đề công khai, minh bạch phải được đề cao ngay từ bản thân hoạt độngcủa mỗi tôn giáo và của xã hôi

Năm là, vận động chức sắc tôn giáo tham gia vào các tổ chức xã hội - chính trị để vận động tín đồ Đây là nội dung rất cần thiết, qua đó tạo ra động lực to lớn nhằm phát triển xã hội Nó đòi

hỏi phải chú ý và tạo ra sự hài hoà giữa những quy định, quan niệm của mỗi tôn giáo và của đời

Trang 5

sống xã hội về việc tham gia vào những tổ chức chính trị - xã hội hiện nay Khi người chức sắctôn giáo đã tham gia vào các tổ chức đó thì cần tạo mọi điều kiện để họ phát huy khả năng hoạtđộng đoàn thể, nhưng vẫn đảm bảo vai trò của họ đối với giáo hội tôn giáo Thậm chí, họ thamgia vào các tổ chức chính trị - xã hội, thì còn phải làm tốt hơn chức trách tôn giáo của mình.

- Phương pháp vận động chức sắc tôn giáo

Phương pháp vận động chức sắc tôn giáo, nhìn chung cũng giống như vận động tín đồtôn giáo, chẳng hạn, vận động tập trung và vận động cá biệt Vận động tập trung có thể thôngqua tổ chức chính quyền địa phương cơ sở, các tổ chức chính trị xã hội để tuyên truyền đườnglối chính sách của Đảng và Nhà nước, được làm theo từng đợt hoặc theo từng yêu cầu đề ra.Còn phương pháp vân động cá biệt có ý nghĩa rất quan trọng đối với chức sắc tôn giáo Ngoài

ra, cần chú trọng đến những phương pháp khác

Một là, phương pháp tư tưởng Phương pháp tư tưởng bao gồm một số hình thức công

tác, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đối với chức sắc tôn giáo được coi làphương pháp có tầm quan trọng hàng đầu quyết định đến hiệu quả của công tác vận động họ

Hai là, phương pháp kinh tế Thực chất phương pháp này là dùng những lợi ích kinh tế

vật chất để tác đông vào chức sắc Tất nhiên, đối với người chức sắc tôn giáo, họ có tráchnhiệm lớn đối với tín đồ của mình, vì thế, lợi ích kinh tế, vật chất ở đây chính là thông quachức sắc tôn giáo mà đem lại lợi ích cho tín đồ Tín đồ có đời sống ngày càng phát triển cũng

có nghĩa là chức sắc đã làm tròn bổn phận của mình

Ba là, phương pháp hành chính Đây là phương pháp mà chủ thể vận động thông qua

những công cụ quản lý Nhà nước, như chính sách, pháp luât buộc chức sắc phải phục tùng.Phương pháp này có tác dụng tức thời, nhất là khi phải giải quyết những vụ việc phức tạp trongtôn giáo Song trong công tác vân động chức sắc tôn giáo chỉ nên áp dụng khi họ không thực hiệnđúng những quy định cả pháp luật, ngoài đó ra, không nên lạm dụng nhiều đến phương pháp này.Trên đây là những nội dung và phương pháp vận động chức sắc tôn giáo một cách chungnhất Tuy nhiên, tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở mỗi địa phương đơn vị, tính cách riêng củamỗi một chức sắc tôn giáo mà đưa ra những nội dung, phương pháp vận động cụ thể nhất Mụcđích cuối cùng nhằm đoàn kết tôn giáo, dân tộc, thực hiện chung mục tiêu của Đảng, Nhà nước

Trang 6

Câu 2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận động là chức sắc tôn giáo?

Tín đồ, chức sắc tôn giáo: "Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo

thừa nhận” ; "Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo" Quan niệm đầy đủ: Chứcsắc tôn giáo là tín đồ tôn giáo, có chức vụ, phẩm hàm, có vị trí, vai trò lớn trong các hoạt độnghành đạo, quản đạo và truyền đạo, được cộng đồng, tổ chức tôn giáo suy tôn và thừa nhận

Vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo: Vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo là tuyên truyền,

giải thích nhằm thuyết phục tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện chủ trương của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòngcủa địa phương; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước; hợp tác và tham gia cùngchính quyền giải quyết các vụ việc phức tạp nảy sinh trong thực tiễn quản lý hoạt động tínngưỡng, tôn giáo

* Khái quát công tác vận động quần chúng là chức sắc tôn giáo trong thời gian qua:

Từ khi có Đảng, công tác vận động chức sắc tôn giáo ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả

Đó là việc đã tạo ra tình hình để cho các chức sắc tôn giáo thể hiện mặt tích cực của mình Hầuhết các chức sắc tôn giáo ở Việt Nam luôn luôn nêu cao được tinh thần yêu nước, thể hiện rõphương châm "đồng hành cùng dân tộc" Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng đất nước, nhiều tăng

ni, linh mục, chức sắc các tôn giáo như Phật giáo, Tin lành, Cao đài một lòng đi theo cách mạng Ngày nay, các chức sắc tôn giáo luôn luôn gương mẫu trong cuộc sống, trong học tập vàrèn luyện… là những tấm gương sống "tốt đời, đẹp đạo" Các hoạt động hành đạo, quản đạo

và truyền đạo của đội ngũ chức sắc tôn giáo nước ta có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tíchcực Số lượng chức sắc tôn giáo qua đào tạo ở trường lớp tăng dần Họ sâu sát với tín đồ,hướng dẫn tín đồ sinh tôn giáo đúng giáo luật và đúng pháp luật Trách nhiệm của họ trongđời và đạo ngày càng rõ hơn Công tác truyền đạo của họ thuận lợi và có hiệu quả Có đượctình hình như vậy, điều đó trước hết là do công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành mộtcách toàn diện, trong đó có đổi mới quan điểm về tôn giáo và công tác tôn giáo Như một chứcsắc cao cấp của một tôn giáo của Việt Nam đã từng lên tiếng ngay trong lòng xã hội nước Mỹ,rằng ở Việt Nam tôn giáo chưa bao giờ được tự do như hiện nay Đúng như Chủ tịch Hồ ChíMinh đã từng nói, đất nước không có độc lập, tự do thì tôn giáo cũng không có tự do, vì thếphải làm cho đất nước độc lập đã Ngày nay đất nước đã độc lập, thống nhất, Việt Nam đangtrên đà phát triển nhanh chóng, vấn đề tôn giáo khởi sắc cũng là tất yếu, từ đó, tôn giáo lại cóđiều kiện đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển đất nước

Tuy nhiên, trong trách nhiệm tôn giáo của đội ngũ chức sắc có vấn đề truyền đạo trái

pháp luật hoặc vi phạm những quy định của các địa phương, gây ra tình hình phức tạp ở một

số địa bàn Hoặc một số chức sắc có hành vi đấu tranh, khiếu kiện sai quy định của chính sách

và pháp luật Tình trạng một số chức sắc né tránh sự phân công, bổ nhiệm của giáo hội tôn

Trang 7

giáo để về mục vụ, trụ trì tại những cơ sở thờ tự xa sôi và khó khăn, tín đồ nghèo túng, vấtvả là một thực tế không hiếm hiện nay Ngoài ra có cả tình trạng đam mê giáo quyền, dẫnđến những toan tính có phần xa lạ với những gì tốt đẹp của tôn giáo trong một số chức sắchiện nay Đáng lo ngại hơn, có tình trạng một số chức sắc bị các thế lực xấu lợi dụng vàonhững mục đích chống đối chế độ ta Ngoài ra còn có tình trạng xuống cấp về trình độ đạopháp và đạo hạnh của một số chức sắc, khiến dư luận xã hội lo ngại

Tất cả tình hình trên có liên quan trực tiếp đến công tác vận động chức sắc tôn giáo củatoàn bộ hệ thống chính trị từ trước đến nay

Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đấu tranh với những hành vi

vi phạm pháp luật của tín đồ, chức sắc: Thường xuyên hướng dẫn cho tín đồ, chức sắc sinh

hoạt tôn giáo tuân thủ pháp luật Tạo điều kiện cho họ hoạt động tôn giáo thuận lợi theo cácquy định của hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước chấp thuận và đúngpháp luật Có kế hoạch cung cấp các thông tin, truyền đạt, phố biến chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng các chủ trương, kế hoạch của chính quyền địaphương, cơ sở cho các chức sắc, chức việc, nhà tu hành; bồi dưỡng và nâng cao giác ngộchính trị, hướng họ vào việc thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,Nhà nước và làm tốt việc hướng dẫn, động viên quần chúng tín đồ sống "Tốt đời, đẹp đạo"

- Các ngành chức năng, các cấp chính quyền cần phối hợp chặt chẽ, nắm vững tình hìnhhoạt động của tôn giáo, thường xuyên thăm hỏi, gần gũi, bồi dưỡng, sử dụng người tích cực,tranh thủ chức sắc có xu hướng tiến bộ, hạn chế số chức sắc có những hoạt động chống đối.Phát hiện, đấu tranh kịp thời và xử lý nghiêm đối với các hoạt động tôn giáo trái pháp luật củachức sắc tín đồ gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại

sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước

- Khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của tín đồ, chức sắc tôn giáo, đặc biệt là vớinhững đối tượng quá khích cần phải thu thập đầy đủ chứng lý, vi phạm lĩnh vực nào thì xử lý

ở lĩnh vực đó tránh sơ hở tạo cớ để các thế lực xấu lợi dụng xuyên tạc bôi nhọ tình hình tôngiáo và chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta Khi tiến hành xử lý đối với

Trang 8

chức sắc tín đồ vi phạm pháp luật, cần lưu ý phải tuyên truyền, giải thích để quần chúng tôngiáo hiểu, nhận thức đúng sự việc và tranh thủ sự ủng hộ của họ.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo có chuyên môn, nghiệp vụ và quan tâm xây dựng cốt cán vùng tôn giáo Cần phải xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt giữa chức sắc

tôn giáo với cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị Cộng tác đề cao trách nhiệm củachức sắc tôn giáo trên các hoạt động tôn giáo; thăm hỏi, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng và tranhthủ, giúp đỡ họ trong cả việc đạo, việc đời Thường xuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền phổbiến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ chức sắc tôn giáo Vậnđộng chức sắc tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng đề vận động tín đồ

Bốn là, công tác vận động tuyên truyền cần phải tuân thủ nguyên tắc các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Phải tuân thủ nguyên tắc các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp

luật, có như thế mới không gây ra hoặc làm trầm trọng hơn mâu thuẫn giữa các tôn giáo.Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm sự bình đẳng giữa cácgiáo hội tôn giáo.Việc quy định và sự ứng xử bình đẳng giữa các giáo hội tôn giáo, trước hếtphải được thể hiện đúng mức, thậm chí khôn khéo qua thái độ và hành vi Hiện nay, tổ chức

cơ sở đảng ở không ít vùng có đạo còn bất cập năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên cònhạn chế, xử lý còn chưa hiệu quả các vấn đề nổi cộm vùng tôn giáo.Chính quyền ở một số cơ

sở bị chức sắc, chức việc lấn lướt, xem thường; nhiều nơi chưa để cao biện pháp tuyên truyền,giải thích thuyết phục mà còn nặng về biện pháp hành chính, giải quyết một số việc khắt khe,thiếu linh hoạt, gây phản ứng trong tín đồ, chức sắc Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể nhìn chung còn thấp, khả năng thu hút, tập hợp tín đồ, chức sắc còn hạn chế

Năm là, xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị vùng tôn giáo có khả năng lãnh đạo, quản lý: - Cần củng cố tổ chức bộ máy, đối mới nội dung hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền và

các tổ chức chính tri - xã hội sao cho hiệu quả Phải tăng cường hơn nữa công tác kết nạp đảngviên là người có đạo, theo Quyết đinh sổ 123 ngày 28/9/2004 của Bộ Chính tri, về: "Quy địnhmột số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạttôn giáo " và theo Hướng dẫn số 40, ngày 8/4/2005, của Ban Tổ chức Trung ương: “Hướng dẫnthực hiện Quyết đinh số 123- QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị: "Một số điểm về kếtnạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo"

- Xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị vùng tôn giáo có khả năng lãnh đạo, quản lý

- Làm tốt hơn nữa việc tạo nguồn cho công tác phát triển đảng viên là người có đạo; đồngthời phải quan tâm đến động cơ vào Đảng của họ Cần bổ sung quy định về việc kết nạp đảngviên là người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo, đồng thời công khai cácvăn bản đó

Trang 9

- Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đoànthể chính tri - xã hội của hệ thống chính trị, có như vậy hệ thống chính trị mới đủ mạnh, vừađáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo trong tình mới.

* Liên hệ thực tiễn tại địa phương các đồng chí: Liên hệ thực tế tại Bình Định: Bình

Định hiện có 9 tôn giáo đang hoạt động, với khoảng trên 173.000 tín đồ, chiếm tỷ lệ 11,44% dân

số trên toàn tỉnh; khoảng 3.000 chức sắc, tu sỹ và 2.200 chức việc, với 504 cơ sở tôn giáo ( Sốliệu Báo cáo của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định – 2014) Thời gian qua, chức sắc, nhà tu hành,tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã hành đạo gắn bó với dân tộc, an tâm, phấn khởi trước chủtrương, chính sách nhất quán của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tích cực tham giahưởng ứng các phong trào yêu nước và các cuộc vận động ở địa phương, có những đóng góp tíchcực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong những năm qua, tỉnh ủy chỉ đạo Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể CT-XH trên địabàn thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp đã củng cố sự đoàn kết giữa người

có và không có tôn giáo, giữa các tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sứcmạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp Tỉnh Bình Định xác định:tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dântộc trong quá trình xây dựng XHCN ở nước ta Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khốiđại đoàn kết dân tộc Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước phápluật Đối với công tác tôn giáo, tỉnh Bình Định đang chỉ đạo tăng cường công tác vận động quầnchúng thông qua thực hiện tốt các chính sách Kinh tế - Xã hội, An ninh – Quốc phòng, bảo đảmlợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân

Chẳng hạn, qua các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc phát động, nhất là Cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “NgườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó cho thấy các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôngiáo trên địa bàn tỉnh Bính Định thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời đẹp đạo” và đườnghướng hành đạo của từng tôn giáo trong việc đời, việc đạo

Từ các cuộc vận động cũng đã tạo chuyển biến nhận thức của cán bộ và nhân dân nói chung,đồng bào có đạo nói riêng trong việc xây dựng đạo đức và lối sống, gắn với việc giữ gìn phát huybản sắc văn hóa dân tộc, tạo môi trường văn hóa lành mạnh ở địa bàn dân cư, góp phần giữ gìnthuần phong mỹ tục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

Nhiều mô hình hay, cách làm tốt trong các giáo xứ - họ đạo như: Họ đạo “không có tộiphạm và tệ nạn xã hội” của Giáo xứ Cây Rỏi, Đại Bình…; mô hình “Đoàn kết tương trợ giúp vốnsản xuất” của Cộng đoàn Dòng phan sinh Thừa sai Đức Mẹ… được duy trì, nhân rộng đã gópphần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các khu dân cư

Trang 10

Câu 3: Trình bày nội dung, phương pháp vận động quần chúng là tín đồ tôn giáo.

1 Khái niệm:

Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận

Như vậy, một người được gọi là một tín đồ tôn giáo phải đảm bảo 02 điều kiện: một là,phải tin theo một tôn giáo nào đó; hai là, phải được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận

2 Đặc điểm của tín đồ tôn giáo:

* Đặc điểm từ bản thể người: Mỗi con người là một thực thể hữu hạn nhưng luôn hướng

đến sự vô hạn; Mỗi con người được sinh ra một cách ngẫu nhiên nhưng tất cả đều tự muốnkhẳng định bản thân; Mỗi con người là một cực tiểu nhưng thiên hướng muốn có cực đại; Mỗicon người là một sinh vật mong manh nhưng luôn hướng tới sức mạnh toàn năng, muốn chiếmlĩnh tốt đa Như vậy đặc điểm từ bản thể người là cái thiêng liêng, là cốt lõi của tâm linh

* Đặc điểm của tín đồ Việt Nam:

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vị trí địa lý nằm giữa ngã

ba Đông Nam Châu á, là nơi giao lưu giữa các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau, có địa hìnhphong phú đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa đe dọa đối với cuộcsống con người Do đó, con người thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào lực lượng tự nhiên.Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai nền vănminh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâuđậm từ hai nền văn minh này

Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đó đã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng, tôn giáoViệt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có những đặc điểm sau:

- Đại đa số đồng bào tín đồ các tôn giáo là nông dân và nhân dân lao động, có tinh thầnyêu nước, chống giặc ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đồngbào tôn giáo ngày càng nhận thức rõ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của công cuộc đổi mớigắn bó mật thiết với bản thân và lợi ích tôn giáo mình Nhìn chung đồng bào tín đồ theo cáctôn giáo khác nhau và đồng bào không theo tôn giáo đang đoàn kết trong khối đại đoàn kếtdân tộc, cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng Việt Nam trở thành dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh

Tuy nhiên, bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau như do trình độ nhận thức, dothực hiện chính sách tôn giáo chưa đầy đủ của một số cán bộ, cấp chính quyền địa phương, dohoàn cảnh cuộc sống khó khăn một số tín đồ trong hoạt động tôn giáo chưa tuân thủ phápluật, thậm chí còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, kẻ xấu xúi giục gây rối trật tự công cộng

- Đồng bào tín đồ các tôn giáo vừa là công dân của Nhà nước vừa là tín đồ của một tôngiáo với niềm tin tín ngưỡng tôn giáo khá sâu sắc Vì vậy cùng với thực hiện quyền, nghĩa vụcủa công dân đối với nhà nước, với xã hội họ còn phải thực hiện trách nhiệm của một tín đồ

Trang 11

- Tín đồ tôn giáo Việt Nam nặng về thực hành đức tin và các hoạt đông tôn giáo mà ítquan tâm chiều sâu của giáo lý, giáo luật.

- Tín đồ tôn giáo Việt Nam coi trọng, tin tưởng và tuân phục chức sắc tôn giáo

3 Nội dung vận động tín đồ tôn giáo:

Đảng ta đã xác định: nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quầnchúng; công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Theo đó, nội dung vận động tín đồ tôn giáo bao gồm:

Một là, tăng cường việc tuyên truyền, giải thích, phổ biến cho quần chúng tín đồ tôn giáo

về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, để họ đảm bảo được nghĩa vụ và quyền lợi trên cả phương diện: công dân và tín đồ Từ đó giúp tín đồ thực hiện tốt các quy định liên quan đến vấn đề tôn giáo.

Nội dung này có một số yêu cầu Trước hết cần tăng cường, phát huy việc đa dạng hoácác phương thức vận đông quần chúng tín đồ đạo tôn giáo Vận động quần chúng tín đồ tôngiáo có thể thông qua tổ chức giáo hội, các nhà tu hành, dưới các hình thức lồng ghép các nộidung tuyên truyền, hoặc thông qua các buổi tổ chức sinh hoạt tôn giáo của các nhà chức sắc,

tu hành Vận động quần chúng tín đồ thông qua chức sắc và những người có uy tín, có ảnhhưởng lớn trong quần chúng tín đồ; lại là người thường xuyên sống, tiếp xúc trực tiếp vớiquần chúng nên việc vận động thường có hiệu quả cao, tất nhiên phạm vi vận động của họkhông rộng và không mang tính phổ biến Vận động thông qua các phong trào phát triển kinh

tế trong các vùng giáo như: phong trào giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo;sản xuất giỏi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Vận động thông qua các phong trào mang tính chính trị- xã hôi trong vùng giáo như:thanh niên học tập rèn luyện vì ngay mai lập nghiệp; tuổi trẻ giữ nước, xây dựng xứ, họ đạotiên tiến; gia đình công giáo gương mẫu, gia đình văn hoá

Vận động thông qua các phong trào thi đua yêu nước mang tính chất cộng đồng, dân tộcthể hiện sự đoàn kết Lương Giáo, đoàn kết dân tộc như: hướng về cội nguồn, từ thiện nhânđạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt

Mặt khác, phải kiên trì thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Quy chế dân chủ cơ sở là việc

cụ thể hoá phương châm: dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ đạidiện và dân chủ trực tiếp Điều đó có sức thuyết phục cổ vũ, phát huy nội lực và có sức mạnhrăn đe, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là đông lựcthúc đẩy nhân dân giáo cũng như lương tích cực tham gia phong trào, các mặt công tác ở cơ sởvới ý thức trách nhiệm của người làm chủ, củng cố và tăng cường sự đoàn kết nhất trí giữaĐảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân

Trang 12

Đảng và chính quyền các cấp cần quan tâm lãnh đạo và tổ chức thực hiện, làm cho quy chếdân chủ cơ sở đi vào cuôc sống và thành nền nếp; kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng; chuyênquyền độc đoán, quan liêu, tham nhũng, vốn là những lực cản của việc thực hiện quy chế dân chủ.

Hai là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào theo đạo.

Nội dung căn bản của công tác vận đông quần chúng tín đồ tôn giáo là phải đáp ứng lợiích thiết thân của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích, trong đó, lợi ích dân tộc, quốc gia làtrên hết; thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân, theo tinh thần “Tốt đời-đẹp đạo” và pháthuy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo

Cần có chính sách phát triển kinh tế- xã hội lâu dài ở vùng tôn giáo tập trung; trước mắt,cần giải quyết những nhu cầu, lợi ích thiết thân của quần chúng tín đồ ở từng khu vực, từng cơ

sở Coi trọng việc củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các tôn giáo và giữa các tôngiáo với toàn thể xã hôi Thường xuyên tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền

bá tri thức khoa học, kinh tế cho tín đồ các tôn giáo

Vấn đề quyết định là việc phát triển kinh tế - xã hôi ở các địa phương các vùng tôn giáotập trung sao cho có hiệu quả, đảm bảo không để thất thoát vốn đầu tư Do đó, cần thực hiệnđúng phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Đồng thời không hề coi nhẹcông tác giáo dục chính trị, tư tưởng; công tác phổ biến, quảng bá các kiến thức khoa học,kinh tế cho đồng bào các tôn giáo

Đảm bảo cho tín đồ được sinh hoạt tôn giáo bình thường, tham gia sinh hoạt và hưởngthụ các giá trị văn hoá tinh thần lành mạnh, nâng cao dân trí

Ba là, tạập hợp tín đồ vào các tổ chức đoàn thể, chăm lo bồi dưỡng cán bộ là người có đạo Cần tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng tín đồ tôn giáo được sinh hoạt một cách bổ

ích, hoà nhập xã hội bằng các tổ chức đoàn thể quần chúng, qua đó nâng cao trình độ mọi mặtcho tín đồ Trong đó quan tâm chọn lựa, bồi dưỡng những nhân tố cốt cán ở cơ sở vùng tôngiáo Vấn đề chăm lo tập hợp giáo dục lớp trẻ là những tín đồ tôn giáo cần phải được triểnkhai như là nội dung hoạt động thường xuyên của các cấp uỷ Đảng Bởi vì, nhìn rộng ra, đâychính là lực lượng, cùng với lớp trẻ không có tôn giáo, sẽ là nhân tố có tầm chiến lược, liênquan đến toàn bộ sự phát triển của đất nước ta hiện nay và mai sau

Cùng với đó, cần đấu tranh thẳng thắn và uốn nắn đối với các hội đoàn tôn giáo có xuhướng hoạt động lệch lạc, lôi kéo tín đồ tôn giáo ở các lứa tuổi khác nhau xa rời mục tiêu củacách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, cần phát triển nhiều hình thức tập

hợp đa dạng, theo nghề nghiệp và nhu cầu cuộc sống bằng các loại hình tổ, nhóm theo ngànhnghề, các loại hình câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể Đặc biệt hình thức tự quản trên địa bàn thôn

Trang 13

ấp, tổ dân phố, các hôi đổng hương, đồng ngũ, đồng niên, đồng môn, các lễ hội truyền thống

do các đoàn thể làm nòng cốt có sự phát triển lành mạnh, tiết kiệm

Tuy nhiên, cần thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các hình thức tổ chức của nhân dân Phân định rõ các đoàn thể chính trị - xã hội và các

tổ chức xã hôi để có chính sách thoả đáng Mặt khác phải thực hiện tốt sự quản lý của nhànước đối với các hội Các hội mới thành lập phải thực hiện nguyên tắc tự nguyện, tự quản và

tự trang trải về mặt tài chính, hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái.Đồng thời nhà nước cần có chính sách cụ thể tạo điều kiện vật chất và pháp lý cho hoạt đôngcủa các đoàn thể nhân dân

Bốn là, hướng dẫn quần chúng đấu tranh với các biểu hiên mê tín, các hoạt động lợi dụng tôn giáo Trước hết cần hướng dẫn cho các địa phương có đông đồng bào tôn giáo xây

dựng các quy ước, hương ước văn hoá của mình Việc này cần phải tiến hành như là một hoạtđộng tự giác của hệ thống chính trị Phải có các biện pháp, từ tu tưởng cho đến thực tiễn đểngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo tuyên truyền mê tín dị đoan Vận động quần chúng tín đồ đấutranh, phê phán, giáo dục với những người lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật, gây rối ảnhhưởng tới trật tự xã hội

Đồng thời có thái độ và biện pháp tích cực chống các hành vi lợi dụng tôn giáo để chốngphá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Công tác đấu tranh chống các thế lực thù địch lợidụng tôn giáo phá hoại cách mạng, theo các cấp độ hiệu quả và sự thành công của nó cho thấy:thành công to lớn nhất là đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo thắng lợi và quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của quần chúng được đảm bảo, thậm chí tốt hơn Hiệu quả và sự thành công

sẽ là chưa lớn lắm, nếu đấu tranh chống địch thành công, song ít nhiều làm phương hại đếnquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Còn công tác này sẽ không có hiệu quả và không thànhcông, khi làm tổn hại đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy môt bộ phận tín đồ tôn giáovào phía đối lập với Đảng và Nhà nước Trường hợp này là rất nguy hiểm, không chỉ đối vớicông tác tôn giáo mà còn đối với toàn bộ nền chính trị của chúng ta, vì đã làm xuất hiện mâuthuẫn chính trị ngay từ bên trong, đã mắc mưu kẻ thù Chính vì thế, để tồn tại một nền chínhtrị của dân, do dân, vì dân, chủ thể chính trị nhất định không thể mắc sai lầm trong quyết sáchgiải quyết vấn đề tôn giáo

Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể với công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo.

Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cho phù hợp với từng đốitượng quần chúng tín đồ các tôn giáo Mặt trận là lực lượng chủ lực của công tác dân vận, làcầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Mặt trận tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trịcủa các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp, các dân tôc,

Trang 14

các tôn giáo Vì thế, Mặt trận phải đảm bảo cao nhất công tác thực hiện chính sách đại đoànkết dân tôc, tập hợp mọi lực lượng, trong đó có đồng bào các tôn giáo, vì sự nghiệp dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hơn nữa, Mặt trận phải luôn là cơ sở chínhtrị- xã hội của Đảng và Chính quyền các địa phương vùng tôn giáo.

Các đoàn thể chính trị - xã hội là lực lượng nòng cốt trong các phong trào quần chúng nơi

có đông tín đồ tôn giáo Để làm sao các đoàn viên, hội viên của các đoàn thể này, bao gồmngười có và không có tôn giáo, không chỉ sinh hoạt và công tác trong tổ chức mà còn phải làngười gương mẫu và biết vận động những người xung quanh mình tham gia các hoạt động dođoàn thể đề xướng và tổ chức

Coi trọng vai trò của Mặt trận, đoàn thể trong công tác tổ chức quần chúng, xây dựng lựclượng chính trị trong vùng giáo, các tổ chức đó phải được đầu tư về cơ sở vật chất; được cungcấp thông tin cần thiết và có con người cụ thể làm công tác tôn giáo

Các tổ chức xã hội theo nghề nghiệp, nhu cầu sở thích, nhân đạo, hữu nghị là những tổchức tập hợp rộng rãi quần chúng hoạt động đáp ứng những lợi ích thiết thân, những nhu cầu

sở thích của các tầng lớp nhân dân, đồng thời cũng qua đó góp phần xây dựng con người mới

và tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội

Công tác vận đông quần chúng tín đổ tôn giáo chỉ thành công khi đôi ngũ cán bộ, đảngviên, chiến sĩ làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị có sự am hiểu về lĩnh vực tín ngưỡng,tôn giáo; nắm vững chính sách, pháp luật của đảng và Nhà nước Trong mọi hoạt động củamình, đôi ngũ cán bô phải giúp đỡ người theo đạo, đưa lại lợi ích thiết thực cho quần chúng tín

đồ tôn giáo, đúng với chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta Ngoài ra,

họ phải được rèn luyện, bồi dưỡng, đào tạo để có phong cách: “trọng dân, gần dân, hiểu dân,học dân và có trách nhiệm với dân” , phải “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”

Về phương pháp vận động quần chúng tín đồ tôn giáo

Công tác vận đông quần chúng tín đồ tôn giáo đòi hỏi vừa phải khoa học, vừa phải cónghệ thuật, điều đó đòi hỏi sự cố gắng vươn lên với tinh thần cách mạng rất cao của người làmcông tác vận đông quần chúng tín đồ tôn giáo trong tình hình hiện nay

Thông thường có hai cách vận động: vận động tập trung và vận động cá biệt Vận động

tập trung có thể thông qua tổ chức chính quyền địa phương cơ sở, các đoàn thể chính trị xã hội

mà tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có thể làm theo từng đợt vàtheo từng yêu cầu đề ra Ngoài ra còn cách vận động cá biệt có ý nghĩa quan trọng, bản thâncán bộ làm công tác vân động quần chúng tôn giáo cần phải am hiểu cách vận động này

Cũng có thể thông qua tổ chức đoàn thể quần chúng, chú ý coi trọng và sử dụng đội ngũgiáo sỹ, hàng ngũ chức sắc, chức việc cùng tham gia vận động cá biệt với những người ngườikém giác ngô, chậm tiến Trong công tác vân động cần hết sức tranh thủ sự ủng hộ và tham gia

Trang 15

của những người có trách nhiệm trong giáo hội tôn giáo Trong quần chúng tín đồ cũng cần phânloại các đối tượng để vận đông, ví dụ những người có uy tín trong dòng họ, trong các thôn xóm,trong các xứ, họ giáo, những người trước đây đã từng tham gia ban hành giáo, những người phụtrách các hội đoàn (bây giờ không tham gia) Những người làm kinh tế giỏi hoặc có thế lực, họhàng với giám mục, linh mục, những người cao tuổi, những gia đình chính sách có công vớiCM

Lực lượng quần chúng tín đồ tôn giáo có thể vận động theo tính chất nghề nghiệp, sở thích,tuổi tác nhưng một trong những phương thức vận động có vị trí tầm quan trọng và đang có hiệuquả thiết thực là vân động theo giới, thông qua các tổ chức chính trị xã hôi như: Đoàn thanh niên,Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và môt số các tổ chức thành viên khác

Một điều lưu ý là, trong nội dung vận động, cũng như cách thức vận động tín đồ tôn giáocần phải phù hợp với đối tượng, nếu không sẽ hạn chế đến công tác Hồ Chí Minh không đồngtình với cách: "Đối với nông dân Công giáo, có đội đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra giải thích".Người phê bình những cán bộ hay "đao to búa lớn", thích nói "khách quan, chủ quan", nào "tíchcực", nào "khoa học hoá", "gì gì hoá" mà tốt nhất là nên miệng nói, tay làm, làm gương chongười khác bắt chước, từ đạo đức đến tác phong: “quần chúng chỉ quý mến những người có tưcách đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.Nhấn mạnh đến phương pháp vận động quần chúng của cán bô, Người khẳng định: “Đồng bàothiểu số hay đa số, lương hay giáo, cán bộ biết cách làm thì đều vận động được”

Phải duy trì và sáng tạo mới các hình thức tổ chức, phong trào hoạt động ở cơ sở nhằmphát triển kinh tế- xã hôi ở địa phương; thu hút sự tham gia, hoà nhập của tín đồ, chức sắc cáctôn giáo vào mọi hoạt động chung phát triển địa phương, đất nước thông qua các tổ chứcchính trị trong Hệ thống chính trị và trong các tổ chức xã hôi - nghề nghiệp khác Trong mọitrường hợp, phải có lòng tin vào quần chúng, không thể để quần chúng xa rời Đảng, dẫn đếnmất quần chúng; càng không thể đẩy quần chúng vào thế đối lập với Đảng và với toàn bộ hệthống chính trị, vì như thế là mắc mưu kẻ thù, để chúng có cớ can thiệp vào nội bộ của ta.Như vậy, công tác vân động quần chúng tín đồ tôn giáo, ngoài những nôi dung chung,còn có nôi dung cụ thể, phù hợp với mỗi tôn giáo ở mỗi địa bàn khác nhau Trong đó cần phải

có quan điểm toàn diện, vừa coi trọng nhân tố vật chất, vừa coi trọng nhân tố tinh thần, như lànhững lợi ích thiết thân của quần chúng tín đồ tôn giáo

Trang 16

Câu 4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận động là tín đồ tôn giáo?

Trong thời gian qua, công tác vận động tín đồ tôn giáo đã có nhiều đổi mới Trước hết làvai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác này ngày càng được tăng cường Các tổ chức đảngquan tâm hơn công tác dân vận, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm vừa là người lãnh đạo công tácdân vận vừa là lực lượng trực tiếp tham gia vận động tổ chức, tâp hợp quần chúng tín đồ Nộidung, phương thức vận đông tín đồ của Đảng từng bước được đổi mới Nhiều vấn đề nảy sinhtrong tín đồ đã được giải quyết bằng phương pháp đối thoại, thuyết phục, dân chủ Các cấp uỷđảng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong công tác vận động quần chúng có chuyểnbiến mới về vấn đề dân chủ ở cơ sở, nơi có đông tín đồ các tôn giáo Phương thức vận động, ýthức phục vụ dân, sát dân, luôn tôn trọng dân có nâng lên Công tác hoà giải, giải quyết đơnkhiếu tố, khiếu nại của dân được quan tâm giải quyết tốt hơn trước

Ban chỉ đạo công tác tôn giáo và tổ công tác tôn giáo các cấp cũng đã được kiện toàntừng bước và nâng cao chất lượng Công tác phát triển đảng viên mới là tín đồ tôn giáo mấynăm qua được quan tâm hơn, bởi được xác định, đây là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa cótính lâu dài Việc thực hiên quy chế dân chủ ở cơ sở luôn được gắn với nhiệm vụ phát triểnkinh tế, xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của tín đồ Trong đó, hướng dẫntín đồ tham gia tích cực vào các phong trào xây dựng quê hương đất nước

Thành tựu của công tác vận động tín đồ các tôn giáo của hệ thống chính trị ở các địaphương vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho tín đồ đồng hành cùng dân tộc, củng cố khốiđại đoàn kết toàn dân

Hạn chế: Tuy nhiên công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo vẫn còn những hạn

chế Đó là: Việc thể chế hoá, cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đổi mới củaĐảng về dân vận thành luật pháp, cơ chế, chính sách còn chậm và chưa hoàn thiện; việc pháthuy các nguồn lực trong nhân dân, tư tưởng đại đoàn kết dân tôc và thực hiện quan điểm “dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở nhiều địa phương, cơ sở chưa tốt

Vẫn còn một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, cán bộ mặt trận vàcác đoàn thể quần chúng chưa đi sâu sát, tuyên truyền vận động giúp đỡ đồng bào tôn giáo thựchiên chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vẫn còn tình trạng quan liêu, tham nhũng,thoái hoá biến chất của cán bô đảng viên, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng

Mặt trận và các đoàn thể còn lúng túng trong việc đổi mới nội dung và phương thức vậnđộng tín đồ tôn giáo Việc tâp hợp tín đồ tôn giáo vào các tổ chức chính trị - xã hội còn hạnchế, lực lượng nòng cốt, cốt cán trong vùng tôn giáo vừa mỏng vừa yếu Đội ngũ cán bộ đoànthể là người có đạo chưa được quy hoạch, thiếu ổn định, chưa được chăm lo đào tạo bổi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ, nhiều người chưa thật sự yên tâm công tác

Ngày đăng: 14/03/2017, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w