1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương công tác nhi đồng trong trường tiểu học

6 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 71 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÔNG TÁC SAO NHI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Thời gian: 4 tiết (180p) Mục tiêu chung: Giúp học viên sau khi học xong: - Hiểu rõ các quy định về Nhi đồng, Sao Nhi đồng và Lớp Nhi đồng. - Nắm vững quy trình, thủ tục sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng. - Thiết kế, thực hành được sinh hoạt Sao, lớp nhi đồng theo chủ điểm. HOẠT ĐỘNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG. Mục tiêu: Giúp học viên hiểu rõ các quy định về Nhi đồng, Sao nhi đồng và lớp nhi đồng; cơ cấu tổ chức của Sao, lớp Nhi đồng. Thời gian: 25p Các bước tiến hành. Bước 1: Trò chơi chia nhóm (5p). GV hướng dẫn HV chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 06 đến 07 HV. Sau khi HV tìm được nhóm, GV cho mỗi nhóm có 2 phút để đặt tên cho nhóm (Gợi ý đặt tên theo các đức tính) và cử một HV làm nhóm trưởng, một HV là phụ trách nhóm. Bước 2: Thảo luận nhóm (10p): (?) Bạn biết gì về Sao nhi đồng? Sau 4p mỗi nhóm cử một thành viên lên trình bày. Lưu ý nhóm lên sau chỉ trình bày thêm những vấn đề mà nhóm trước nêu còn thiếu hoặc chưa đúng. Thông tin phản hồi: (10p) 1. Nhi đồng: Từ 6 đến 8 tuổi (Lớp 1 đến lớp 3); 2. Sao Nhi đồng: Mỗi Sao nhi đồng có số lượng tối thiểu 5 em, trong đó có một trưởng sao (Phần II, mục V phần hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh năm 2003 quy định). Các em trong cùng một Sao học cùng một lớp, thường ngồi chung một bàn hoặc gần cạnh nhau. Mỗi Sao có một tên gọi. Tên Sao do các em tự chọn, có sự gợi ý của Phụ trách Sao. Tên Sao thường gắn với những đức tính tốt mà các em phấn đấu như: "Sao Chăm chỉ", "Sao Vui vẻ", "Sao Dũng cảm", "Sao Học tốt","Sao Sạch sẽ" Mỗi tuần các Sao sinh hoạt ít nhất là một lần dưới sự hướng dẫn của Phụ trách Sao. Phụ trách Sao (PTS) là các em đội viên lớp 4, 5, do chi đội chọn cử và phân công giúp đỡ các em (PTS là đội viên của Chi đội đỡ đầu lớp nhi đồng của các Sao). Trưởng Sao là nhi đồng do các em bầu dưới sự hướng dẫn của Phụ trách Sao. 3. Lớp nhi đồng: Trong các trường tiểu học, mỗi lớp 1, 2, 3 được gọi là lớp nhi đồng. Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ. Giáo viên chủ nhiệm của các lớp 1, 2, 3 là phụ trách nhi đồng của lớp mình. Phụ trách lớp nhi đồng có trách nhiệm giúp đỡ các phụ trách Sao, trưởng Sao và tổ chức cho các Sao lớp mình hoạt động. 4. Bài hát chính thức của Nhi đồng: Nhanh bước nhanh nhi đồng (Phong Nhã). 5. Lời hứa của nhi đồng: Vâng lời Bác Hồ dạy, em xin hứa sẵn sàng, là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG. Mục tiêu: Giúp HV nắm được các bước tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng. Thời gian: 30p Bước 1: GV đặt câu hỏi cho HV: Nêu các bước sinh hoạt sao? Thông tin phản hồi - Sinh hoạt Sao nhi đồng là hoạt động giáo dục thường xuyên, định kỳ theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. - Trong mỗi buổi sinh hoạt chỉ nên chọn một nội dung cụ thể theo từng chủ điểm để Nhi đồng dễ tiếp nhận. - Nội dung sinh hoạt Sao theo chương trình dự bị đội viên do Hội đồng Đội Trung ương ban hành (06 nội dung). - Sao nhi đồng sinh hoạt từ 2 đến 3 lần trong tháng, mỗi lần từ 30 đến 35p. Các bước sinh hoạt sao: Bước 1: Tập hợp - Tập hợp Sao, điểm danh, kiểm tra vệ sinh. - Hát bài Nhanh bước nhanh nhi đồng. Bước 2: Kiểm điểm thi đua trong tuần - Từng Nhi đồng báo cáo - PTS tổng hợp kết quả hoạt động của Sao, biểu dương Nhi đồng có tiến bộ, có thành tích và nhắc nhở nhi đồng chưa tiến bộ. Bước 3: Thực hiện chủ điểm tháng. - PTS giới thiệu và hước dẫn Nhi đồng về chủ điểm của tuần. - Hướng dẫn hát, múa, kể chuyện, trò chơi Bước 4: Kết thúc - Nhận xét buổi sinh hoạt - Dặn dò chuẩn bị nội dung sinh hoạt tuần sau. - Đọc lời hứa nhi đồng: PTS hoặc Trưởng sao đọc từng câu, tất cả Nhi đồng cùng đồng thanh đọc lại. Kết thúc có thể hát lại bài Nhanh bước nhanh nhi đồng hoặc bài hát yêu thích của Sao (5 cánh sao vui, Sao của em ) * Sinh hoạt Sao Nhi đồng tự quản: Sao nhi đồng (NĐ) tự quản (Lớp 3) không có phụ trách sao, mọi hoạt động đều do Trưởng sao điều hành. Về cơ bản nội dung và các bước sinh hoạt đều tuân theo quy định chung như các Sao nhi đồng lớp 1, 2 nhưng ở mức độ cao hơn. Để giúp các em Sao NĐ tự quản tổ chức tốt hoạt động, Phụ trách lớp Nhi đồng và Giáo viên - TPT cần xây dựng nội dung, hình thức một cách cụ thể, tổ chức hướng dẫn cho các em Trưởng sao cách thức tiến hành sinh hoạt sao theo từng chủ điểm HOẠT ĐỘNG 3: CÁC NGHI LỄ, THỦ TỤC ĐỐI VỚI SAO NHI ĐỒNG Mục tiêu: Giúp HV nắm được các bước tiến hành các nghi lễ, thủ tục đối với Sao nhi đồng. Thời gian: 45p Bước 1: GV đặt câu hỏi trực tiếp cho các HV: - Ở đơn vị của HV có tổ chức những nghi lễ, thủ tục nào cho Sao nhi đồng? - Theo HV thì có những nghi lễ thủ tục nào? Thông tin phản hồi: 1. Lễ chọn đặt tên sao và bầu trưởng sao Thường được tổ chức vào lần sinh hoạt Sao thứ 2. Các bước thực hiện: * Bước 1: Công tác chuẩn bị Phụ trách Sao hướng dẫn nhi đồng chuẩn bị một số bài hát, múa, câu chuyện, trò chơi của nhi đồng và lời hứa của nhi đồng (Ở lần sinh hoạt đầu tiên). Căn dặn các em nội dung sinh hoạt lần sau để các em chuẩn bị. - Phụ trách lớp nhi đồng căn dặn các em chuẩn bị trang phục * Bước 2: Diễn biến của buổi Lễ - Thực hiện theo quy trình sinh hoạt Sao. - Ở bước 3: + Phụ trách Sao nêu lí do, ý nghĩa phải chọn đặt tên Sao, mỗi Sao nhi đồng phải có một tên riêng để phân biệt với các Sao khác. + Phụ trách Sao cho các em suy nghĩ, bàn bạc và giơ tay phát biểu chọn một đức tính tốt làm tên Sao của mình. Cho các em biểu quyết để chọn tên Sao. + Phụ trách Sao nói ý nghĩa của tên Sao và nhắc các em quyết tâm phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với tên Sao của mình. + Phụ trách Sao cho các em hát tập thể, hô băng reo hoặc kể (đọc) cho các em một câu chuyện liên quan đến đức tính Sao mang tên. + Phụ trách Sao nêu lý do cần thiết phải bầu trưởng Sao. + Phụ trách Sao nêu một số tiêu chuẩn cụ thể của một trưởng Sao như: Chăm ngoan, mạnh dạn, có học lực từ khá trở lên, có khả năng hát, múa, kể chuyện và được các bạn yêu mến + Phụ trách Sao hướng dẫn các em bầu trưởng Sao và cho các em biết là các em sẽ luân phiên làm trưởng Sao. Vì vậy, các em cần cố gắng để đạt được những tiêu chuẩn nêu trên (Nếu các em còn rụt rè thì phụ trách Sao gợi ý một em được dự kiến và đề nghị các em giơ tay biểu quyết). + Tổ chức cho các em hát một bài hát tập thể như Sao của em, lớp chúng mình đoàn kết. - Thực hiện bước 4. 2. Lễ công nhận Sao nhi đồng Bước 1: Công tác chuẩn bị - Đối với chi đội đỡ đầu: + Cử những đội viên tích cực làm Phụ trách Sao đến từng tổ, nhóm học tập để làm quen, tìm hiểu, giúp đỡ, hướng dẫn các em nhi đồng một số bài hát, múa, trò chơi + Tập một số bài hát truyền thống như: Nhanh bước nhanh nhi đồng (Sáng tác: Phong Nhã); Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh (Sáng tác: Phong Nhã); Sao vui của em (Sáng tác: Lê Minh Cường)… + Lập danh sách các em ở từng Sao, hướng dẫn các em chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ trong ngày lễ, mời đại biểu tham dự… + Chi đội đỡ đầu phân công đội viên điều khiển buổi lễ. - Đối với các em nhi đồng: + Học thuộc lời hứa của nhi đồng và các bài hát truyền thống đã được hướng dẫn,… + Trang phục sạch sẽ, gọn gàng. Bước 2: Diễn biến buổi lễ: TG Nội dung Hình thức 5` 1. ổn định tổ chức: - Phụ trách Sao cho nhi đồng hát một số bài hát tập thể 3` 2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Được sự giúp đỡ của Chi đội lớp (tên lớp) các em nhi đồng (tên lớp) đã được chuẩn bị tốt để đón mừng ngày lễ công nhận Sao. Hôm nay (nêu ngày, tháng, năm) chúng ta làm lễ công nhận Sao nhi đồng. Tới dự buổi lễ trọng thể này có các - Đại diện Chi đội đỡ đầu điều hành; Nhi đồng nghe, vỗ tay chào mừng đại biểu (nêu tên từng đại biểu). 2` 3. Hát bài hát truyền thống của nhi đồng: Hôm nay thực sự là ngày hội của tất cả chúng ta, đề nghị các vị đại biểu , các bạn và các nhi đồng đứng lên hát bài hát truyền thống của nhi đồng - Người điều khiển bắt nhịp bài hát “Nhanh bước nhanh nhi đồng” - Hát xong đề nghị các vị đại biểu, các bạn và các em nhi đồng ngồi xuống. 10` 4. Đọc quyết định công nhận Sao nhi đồng: - Đại diện chi đội đọc danh sách nhi đồng từng Sao (nêu tên Sao) - Khi đọc đến tên mình, từng em nhi đồng nhanh chóng đi lên xếp hàng (quay mặt xuống phía dưới). - Đọc hết danh sách một Sao thì giới thiệu họ và tên đội viên làm phụ trách Sao đó. Đồng thời mời đại biểu lên gắn hoa hoặc biểu trưng cho nhi đồng. Sau đó cho các em về vị trí ngồi và đọc danh sách Sao tiếp theo cho đến hết… 3` 5. Đại biểu phát biểu ý kiến: - Thày (cô) giáo chủ nhiệm lên phát biểu ý kiến và căn dặn các em. 5` 6. Đại diện Nhi đồng lên đọc cảm tưởng và đọc lời hứa của nhi đồng: “Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu”. - Đại diện nhi đồng đọc cảm tưởng; lớp nhi đồng đọc đồng thanh lời ghi nhớ. 3` 7. Đại diện hội cha mẹ học sinh phát biểu (nếu có) 15` 8. Kết thúc buổi lễ - Sinh hoạt tập thể - Người điều khiển tuyên bố kết thúc buổi lễ. Phụ trách Sao tổ chức cho nhi đồng vui chơi, sinh hoạt (múa, hát, trò chơi,…) HOẠT ĐỘNG 4: SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HV biết cách tổ chức sinh hoạt Sao theo từng chủ điểm trong năm học. Thời gian: 70p Bước 1 (5p): Giới thiệu các chủ điểm: 1. Tháng 9: Em yêu trường em. 2. Tháng 10: Người học sinh tốt, là nhi đồng ngoan 3. Tháng 11: Biết ơn thầy cô - kính thầy mến bạn. 4. Tháng 12: Anh bộ đội của chúng em 5. Tháng 1: Hội vui học tập - Hội hoa xuân. 6. Tháng 2: Em là mầm non của Đảng - nhi đồng vui khoẻ. 7. Tháng 3 : Em là con ngoan trò giỏi - chăm học, chăm làm. 8. Tháng 4: Việt Nam - Tổ quốc mến yêu.Tháng 8: Vui Tết Trung thu đón năm học mới. 9. Tháng 5: Em là cháu ngoan Bác Hồ, yêu Sao - yêu Đội. 10. Tháng 6, 7, 8: Sinh hoạt theo chủ điểm hè tại địa phương. Bước 2 (25p): Bài tập thiết kế sinh hoạt theo các chủ điểm: GV giao mỗi nhóm một chủ đề. Căn cứ chủ đề, các nhóm xây dựng một buổi sinh hoạt Sao. Bước 3 (40p): Các nhóm báo cáo kết quả. Lần lượt các nhóm lên giới thiệu ý tưởng, nội dung sinh hoạt Sao theo chủ điểm. Thông tin phản hồi GV sẽ nhận xét về các thiết kế, thảo luận với các nhóm để hoàn chỉnh thiết kế. GV tóm lược nội dung buổi học, lưu ý công tác chuẩn bị cho nội dung buổi học sau để kết thúc buổi học. . ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÔNG TÁC SAO NHI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Thời gian: 4 tiết (180p) Mục tiêu chung: Giúp học viên sau khi học xong: - Hiểu rõ các quy định về Nhi đồng, Sao Nhi đồng. QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG. Mục tiêu: Giúp học viên hiểu rõ các quy định về Nhi đồng, Sao nhi đồng và lớp nhi đồng; cơ cấu tổ chức của Sao, lớp Nhi đồng. Thời gian: 25p Các bước. Lớp Nhi đồng. - Nắm vững quy trình, thủ tục sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng. - Thiết kế, thực hành được sinh hoạt Sao, lớp nhi đồng theo chủ điểm. HOẠT ĐỘNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG,

Ngày đăng: 24/06/2015, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w