1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đồng nai

122 827 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ XUÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ XUÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ XUÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LẠI TIẾN DĨNH

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa Quý thầy cô,

Tôi tên Nguyễn Thị Xuân, là học viên cao học khóa 23 – Lớp Tài chính ngân

hàng – Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng

dẫn của TS Lại Tiến Dĩnh Các số liệu trong bài là trung thực, tôi hoàn toàn chịu

trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này

Đồng Nai, ngày……tháng ……năm……

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuân

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 4

1.8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.8.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 5

1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 6

2.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI MUA CỦA TỔ CHỨC 6

2.1.1 Định nghĩa hành vi mua của tổ chức 6

2.1.2 Mô hình hành vi mua của tổ chức 7

2.1.2.1 Khái niệm 7

2.1.2.2 Mô hình hành vi mua của Webster và Wind (1972) 8

Trang 5

2.1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của tổ chức 10

2.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 12

2.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 13

2.3.1 Giá cả dịch vụ 13

2.3.2 Cấp tín dụng 14

2.3.3 Danh tiếng ngân hàng 15

2.3.4 Hiệu quả hoạt động 15

2.3.5 Sự thuận tiện 16

2.4 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 17

2.4.1 Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế 17

2.4.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 17

2.4.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 17

2.4.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 17

2.4.2.1 Phương thức chuyển tiền (REMITTANCE) 17

2.4.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (COLLECTION PAYMENT) 18

2.4.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit hoặc Letter of Credit – L/C) 19

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 21

3.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 21

3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu từ 2012 – 6/2015 21

3.1.2 Kim ngạch nhập khẩu từ 2012- 6/2015 24

3.2 Hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 26

3.3 Quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp 28

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

4.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 31

Trang 6

4.1.1 Mô hình nghiên cứu 31

4.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu 32

4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu 32

4.2.2 Quy trình nghiên cứu 33

4.2.3 Xây dựng thang đo 33

4.2.3.1 Thang đo thành phần Giá cả 34

4.2.3.2 Thang đo Cấp tín dụng 34

4.2.3.3 Thang đo Danh tiếng 34

4.2.3.4 Thang đo Hiệu quả hoạt động thường ngày 34

4.2.3.5 Thang đo sự thuận tiện 35

4.2.3.6 Thang đo biến phụ thuộc – Quyết định chọn ngân hàng thanh toán quốc tế 35

4.2.4 Điều chỉnh thang đo 36

4.2.4.1 Thang đo thành phần Giá cả 37

4.2.4.2 Thang đo thành phần Cấp tín dụng 38

4.2.4.3 Thang đo thành phần Danh tiếng 38

4.2.4.4 Thang đo thành phần Hoạt động hiệu quả 39

4.2.4.5 Thang đo thành phần Sự thuận tiện 39

4.2.4.6 Bổ sung Thang đo thành phần Thái độ nhân viên 39

4.2.4.7 Thang đo thành phần Quyết định chọn ngân hàng 40

4.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 41

4.3.1 Thống kê mô tả mẫu 42

4.3.2 Kiểm định thang đo 42

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 42

4.3.4 Xây dựng phương trình hồi quy 43

4.3.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 43

4.4 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 44

4.5 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO 46

Trang 7

4.5.1 Phân tích Cronbach’ Alpha 47

4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 49

4.5.2.1 Kết quả EFA đối với các nhân tố Biến độc lập 49

4.5.2.2 Kết quả EFA đối với các nhân tố của biến phụ thuộc 50

4.5.2.3 Đặt tên và giải thích nhân tố 50

4.5.2.4 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo 52

4.6 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 53

4.6.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson 53

4.6.2 Kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính 53

4.6.2.1 Giả định mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến: 54

4.6.2.2 Giả định phương sai của phần dư không đổi 55

4.6.2.3 Giả định phân phối chuẩn của phần dư 56

4.6.2.4 Giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư) 57

4.6.3 Phân tích hồi qui 58

4.6.4 Kiểm định ANOVA 59

4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ 67

5.1 Kết luận 67

5.2 Giải pháp 68

5.2.1 Sự hiệu quả trong hoạt động thường ngày 68

5.2.2 Cấp tín dụng 69

5.2.3 Giá cả 70

5.2.4 Danh tiếng 71

5.2.5 Thái độ nhân viên 72

5.3 Khuyến nghị 72

5.4 Hạn chế 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu

DN Doanh nghiệp

EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam

HSBC Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam

IBMB internet banking, mobile banking

KMO Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin

KH Khách hàng

MTV một thành viên

NK Nhập khẩu

Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín

Shinhanbank Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

SPSS Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package for

the Social Sciences) TMDV Thương mại dịch vụ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM Thaành phố Hồ Chí Minh

TTQT Thanh toán quốc tế

Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

VIF Hệ số nhân tố phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) VIP Rất quan trọng (Very important person)

XK Xuất khẩu

XNK Xuất nhập khẩu

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 - Các loại mô hình hành vi mua của tổ chức 7

Bảng 2.2 - Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng 16

Bảng 4.1 - Bảng tổng hợp Thang đo ban đầu 35

Bảng 4.2 - Thang đo chính thức 40

Bảng 4.3 - Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha 47

Bảng 4.4 - Kết quả phân tích nhân tố - biến độc lập 49

Bảng 4.5 - Kết quả phân tích nhân tố - biến phụ thuộc 50

Bảng 4.6 - Mã hóa nhân tố 51

Bảng 4.7 - Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo 51

Bảng 4.8 - Bảng tóm tắt các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 57

Bảng 4.9 - Ma trận tương quan 58

Bảng 4.10 - Các hệ số biến độc lập 59

Bảng 4.11 - Kết quả kiểm định sự tương giữa các phần dư 57

Bảng 4.12 - Anova 58

Bảng 4.13 - Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình 59

Bảng 4.14 - Phân tích sự khác biệt theo các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu 60

Bảng 4.15 - Bảng Post-Hoc test 61

Bảng 4.16 - Mức độ tác động của các nhân tố vào quyết định chọn ngân hàng 68

Bảng 4.17 - Giá trị trung bình của các thang đo 69

Bảng 4.18 - Bảng Descriptive 64

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1- Mô hình hành vi mua của Webster và Wind (1972) 8

Hình 2.2 - Những ảnh hưởng chủ yếu đến tổ chức mua, nguồn Philip Kotler 10

Hình 4.1 - Mô hình nghiên cứu do tác giả đề xuất 31

Hình 4.2 - Quy trình nghiên cứu 33

Hình 4.3 - Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo 52

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012- 6/2015 của tỉnh Đồng Nai 21

Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép từ 2010 đến 2014 22

Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ năm 2010 đến 2014 23

Biểu đồ 3.4: Kim ngạch xuất khẩu của một số tỉnh lân cận 24

Biểu đồ 3.5: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012- 6/2015 của tỉnh Đồng Nai 25

Biểu đồ 3.6: Kim ngạch nhập khẩu của một số tỉnh lân cận 26

Biểu đồ 3.7: Doanh số thanh toán quốc tế và kim ngạch xuất nhập khẩu 26

Biểu đồ 3.8: Thu dịch vụ thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 27

Biểu đồ 3.9: Doanh thu phí dịch vụ 4 ngân hàng thương mại nhà nước 2012-6/2015 29

Biểu đồ 4.1: Mô tả Tần suất giao dịch ngân hàng 44

Biểu đồ 4.2: Mô tả Vay vốn ngân hàng 44

Biểu đồ 4.3: Mô tả Loại hình DN XNK 47

Biểu đồ 4.4: Mô tả Doanh số thanh toán quốc tế 47

Biểu đồ 4.5: Mô tả Số lượng ngân hàng TTQT 48

Biểu đồ 4.6: Mô tả thời gian sử dụng TTQT 48

Biểu đồ 4.7: Mô tả Phương thức thanh toán 49

Biểu đồ 4.8 Mô tả Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng 49

Biểu đồ 4.9: Đồ thị phân tán Scatter Plot 55

Biểu đồ 4.10: Biểu đồ tần số Histogram 56

Biểu đồ 4.11 - Biểu đồ Q-Q plot 57

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao cần phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác trong việc lựa chọn nhà cung cấp Sự lựa chọn chính là việc các doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình cân nhắc việc bỏ ra một nguồn lực nào đó để thu về một nguồn lực khác, hay chính là sự đánh đổi thời gian, tiền bạc, chi phí…để đạt được một mục tiêu nào đó trong điều kiện khan hiếm nguồn lực Các quyết định lựa chọn này luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhất định của nguồn lực, môi trường… Quyết định lựa chọn ngân hàng của các khách hàng doanh nghiệp cũng vậy, theo nhiều nghiên cứu khi các doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng họ luôn đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể và xem xét mức độ đáp ứng của các ngân hàng đối với các tiêu chuẩn của họ Các tiêu chuẩn này thay đổi tùy theo đối tượng được nghiên cứu, với mỗi doanh nghiệp thì mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn cũng khác nhau

Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển, đóng góp khoảng 10% vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng nước ngoài, để giữ và phát triển thị phần thanh toán quốc tế thì các ngân hàng trong nước cần phải hiểu rõ không chỉ nhu cầu của doanh nghiệp mà phải hiểu các doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng như thế nào, dựa trên những tiêu chuẩn nào, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất… để từ đó ngân hàng có thể điều chỉnh về trình tự thủ tục, có những chính sách riêng để phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng đối tượng khách hàng khác nhau

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua

đã gia tăng đáng kể mặc dù phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế Giới Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2013

Với xu hướng hội nhập ngày càng sâu, thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình mua bán với đối tác nước ngoài Vừa qua Citi đã

Trang 13

công bố danh sách 11 ngân hàng tại Việt Nam được vinh danh với giải thưởng về thanh toán quốc tế đạt chuẩn, với tỷ lệ đạt chuẩn từ 95 % trở lên, thể hiện dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp và phát triển Dịch vụ thanh toán quốc tế được cung cấp bởi các ngân hàng không những giúp cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp được thông suốt mà còn giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán ở mức thấp nhất Do đó, việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch thanh toán quốc tế luôn được DN xem xét một cách cẩn trọng Còn đối với các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, đây là một dịch vụ đem lại nhiều nguồn thu thông qua phí dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi chiết khấu, ngoài ra còn giúp tăng huy động vốn, bán chéo sản phẩm cũng như nâng cao hình ảnh trong và ngoài nước, góp phần khẳng định vị thế của ngân hàng

Như vậy, trong bối cảnh chất lượng dịch vụ ngày càng cân bằng và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết Theo báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2014, VCB đang duy trì vị trí dẫn đầu thị phần thanh toán quốc tế chiếm 16,32% thị phần, tăng 0,7%

so với năm 2013 - tổng giá trị thanh toán quốc tế năm 2014 đạt 48,15 tỷ USD, tăng 15,79% Vietinbank chiếm 13,9% thị phần, Agribank chiếm 8% thị phần; ngoài ra phải kể đến Exim bank với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2014, đạt 5,86 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với năm 2013, trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 2,65 tỷ USD, tăng 18,63% và nhập khẩu đạt 3,21 tỷ USD, tăng 18,53% so với cùng kỳ; và Sacombank với doanh số TTQT trong nước đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 22,5%, chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu sôi động (tăng 29%)… Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng trong dịch vụ thanh toán quốc tế? Vì sao doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng này thay vì ngân hàng khác? Vì các lý do trên, tác

giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng

thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai” cho luận văn cao học

Trang 14

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân

hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thứ hai: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn

ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp giúp các ngân hàng nâng cao tính cạnh

tranh của dịch vụ thanh toán quốc tế

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu?

- Trong các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố nào là quan trọng nhất? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn như thế nào?

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó tập trung vào sáu nhân tố là Giá cả, Cấp tín dụng, Danh tiếng, Thái độ nhân viên, Hiệu quả trong hoạt động, và Sự thuận tiện Các nhân tố khác tác giả không nghiên cứu trong bài này

Số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế trên địa bàn tỉnh được tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014

Khảo sát được thực hiện và tổng hợp trong tháng 9/2015

Trang 15

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu định tính và định lượng

- Nghiên cứu định tính:

+ Thực hiện phỏng vấn một số đối tượng có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thanh toán quốc tế của doanh nghiệp để đánh giá tình hình thực tế lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế tại địa bàn tỉnh Đồng Nai

+ Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu một số đối tượng có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và doanh nghiệp Bước này dùng để đánh giá sơ bộ thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo

- Nghiên cứu định lượng:

+ Với kích thước mẫu phù hợp, nghiên cứu định lượng dùng để kiểm định lại thang đo và mô hình nghiên cứu Tác giả sử dụng phần mềm xử lý

dữ liệu thống kê SPSS 20 để xử lý số liệu

+ Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc

1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Luận văn được chia làm 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quyết định lựa chọn và các nhân tố ảnh hưởng

đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và quyết định

lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận, giải pháp và khuyến nghị

Trang 16

1.8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.8.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Các nghiên cứu về đề tài thanh toán quốc tế chủ yếu là quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ; phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ thanh toán quốc tế; tăng trưởng thị phần thanh toán quốc tế; nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế Đề tài về quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế chỉ có 1 nghiên cứu được thực hiện ở TP.HCM và có

5 nhân tố, do đó đề tài của tác giả được nghiên cứu trên địa bàn khác với 6 nhân tố

sẽ cho ra kết quả khác, đóng góp thêm về mặt kỹ thuật

1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn này trên cơ sở thực hiện sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nắm bắt được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của các công ty xuất nhập khẩu Từ đó ngân hàng hoạch định được chiến lược kinh doanh, thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của các khách hàng, giúp cho ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng như đạt được hiệu quả kinh doanh

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã đưa ra tổng quát vấn đề cần nghiên cứu, sự cần thiết phải nghiên cứu cũng như mục tiêu, phương pháp nghiên cứu Ngoài ra chương này cũng đưa ra một cách khái quát được ý nghĩa khoa học cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG

THANH TOÁN QUỐC TẾ

Trong chương 1 tác giả đã đưa ra tổng quan về lí do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa của đề tài Để đưa ra được phương pháp hay cách thức thực hiện nghiên cứu luôn phải dựa trên một nền tảng lý thuyết đã được kiểm chứng Chương 2 tác giả sẽ đề cập đến lý thuyết về hành vi mua hàng của tổ chức và một

số nghiên cứu liên quan để từ đó đưa ra được các nhân tố cũng như mô hình nghiên cứu cho đề tài, đồng thời tác giả cũng trình bày một số khái niệm, đặc điểm về thanh toán quốc tế

2.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI MUA CỦA TỔ CHỨC

2.1.1 Định nghĩa hành vi mua của tổ chức

Webster và Wind (1972): mua là một quá trình ra quyết định được cá nhân

thực hiện trong mối quan hệ tương tác với các cá nhân khác, trong khung cảnh của một tổ chức hoạt động chính thức, và tổ chức lại chịu ảnh hưởng của một loạt các nhân tố và lực lượng môi trường

Pride và Ferrel (1977): hành vi mua của khách hàng tổ chức là hành vi mua

của nhà sản xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước, hoặc các hiệp hội đoàn thể

Tune (1992): hành vi mua của tổ chức là quá trình quyết định theo đó các tổ

chức hình thành nhu cầu đối với những sản phẩm, dịch vụ, nhận biết, đánh giá và lựa chọn mua trong số những nhãn hiệu và nhà cung cấp đang được chào hàng trên thị trường nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của mình

Tóm lại, hành vi mua của khách hàng tổ chức là toàn bộ quá trình và diễn biến cũng như cân nhắc của tổ chức từ khi họ nhận biết có nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ này Trong nghiên cứu hành vi mua của tổ chức cần xem xét kỹ không chỉ những đặc trưng của tổ chức và môi trường hoạt động của nó mà còn phải nghiên cứu hành vi của từng cá nhân và sự tương tác giữa các cá nhân này trong khung cảnh của tổ chức

Trang 18

2.1.2 Mô hình hành vi mua của tổ chức

2.1.2.1 Khái niệm

Khái niệm mô hình hành vi mua thường được dùng để mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua, giúp cho các nhà marketing có cơ sở phân tích

và thiết kế các giải pháp, chính sách thích hợp

Bảng 2.1 – Các loại mô hình hành vi mua của tổ chức

1 Các mô hình

nhiệm vụ

Được đưa ra nhằm giải thích hành vi mua của

tổ chức thông qua tập trung vào các biến số liên quan trực tiếp đến các quyết định mua

 Mô hình giá tối thiểu

 Mô hình tổng chi phí thấp nhất

 Mô hình người có lý trí

 Mô hình mua bán hai chiều

 Mô hình nâng cao cái tôi

 Mô hình rủi ro nhận thức

 Mô hình tương tác kép

 Mô hình quá trình truyền bá

3

Các mô hình phức hợp hay kết hợp

Xem xét nhiều biến số

và tập hợp biến số, có thể kết hợp các mô hình nhiệm vụ và mô hình cảm tính với nhau nhằm nhận thức tốt hơn về hành vi mua của tổ chức

 Mô hình quá trình ra quyết định

 Mô hình mạng mua

 Mô hình đơn giản về hành vi mua (Tune)

 Mô hình hành vi mua của khách hàng công

Trang 19

nghiệp (Sheth)

 Mô hình hành vi mua của tổ chức (Webster

và Wind)

(Nguồn: Bài giảng môn Hành vi mua khách hàng, Học viện Công nghệ Bưu

Chính Viễn Thông)

2.1.2.2 Mô hình hành vi mua của Webster và Wind (1972)

Hình 2.1 Mô hình hành vi mua của Webster và Wind (1972)

Có nhiều tác giả thiết lập các mô hình về hành vi mua công nghiệp Trong số các hành vi mua thì mô hình của Webster và Wind được sử dụng khá phổ biến Theo quan điểm của Webster và Wind, tình huống mua xuất hiện khi một vài thành viên của tổ chức ghi nhận về một vấn đề xuất hiện cần giải quyết trong quá trình mua sắm

Đơn vị ra quyết định của một tổ chức mua hàng được gọi là Trung tâm mua hàng – tất cả các cá nhân và đơn vị đóng vai trò trong quá trình quyết định mua hàng của tổ chức Nhóm này bao gồm người sử dụng sản phẩm và dịch vụ, những

Trang 20

người có quyền quyết định mua, những người có ảnh hưởng đến quyết định mua, những người đi mua, và những người kiểm soát thông tin mua

Trung tâm mua bao gồm các thành viên của tổ chức tham gia vào 5 vai trò này trong quá trình ra quyết định mua hàng

a Người sử dụng là những thành viên hay bộ phận sẽ sử dụng sản phẩm hay

dịch vụ được mua sắm Trong nhiều trường hợp người sử dụng khởi xướng mua hàng và giúp xác định các chi tiết kỹ thuật của sản phẩm

b Người ảnh hưởng là người có vai trò tham gia vào quyết định nên hay

không nên chọn mua một mặt hàng Trong một số trường hợp, người ảnh hưởng thường giúp xác định thông số kỹ thuật, đồng thời cung cấp thông tin

để đánh giá, lựa chọn các phương án

c Người quyết định là người có thẩm quyền đồng ý hay không đồng ý trong

việc chọn nhà cung cấp cuối cùng Trong việc mua hàng, họ thường là những người ra quyết định, hoặc ít ra cũng là những người chấp thuận

d Người mua là người thực hiện các công việc thủ tục mua Vai trò chủ yếu

của họ là lựa chọn người bán và tiến hành thương lượng Trong những quyết định mua phức tạp, các nhà quản trị cấp cao cũng có thể cần phải tham gia để thương lượng

e Người gác cổng là những người thu nhận, xử lý thông tin và kiểm soát thông

tin đến Trung tâm mua sắm

Khái niệm trung tâm mua nhấn mạnh đến vai trò các thành viên và mối liên

hệ trong tiến trình mua sắm hơn là để chỉ một đơn vị hay một tổ chức chính thức có các vai trò chức năng quản lý được xác định trong tổ chức Trong tổ chức, quy mô

và thành phần của trung tâm mua sẽ thay đổi theo những loại sản phẩm khác nhau

và tình huống mua khác nhau Đối với một số trường hợp mua theo thường lệ, một người (nhân viên cung ứng chẳng hạn) có thể đảm nhiệm tất cả các vai trò của trung tâm mua hàng và là người duy nhất có liên quan đến quyết định mua Đối với các trường hợp mua phức tạp, trung tâm mua có thể bao gồm rất nhiều người từ các cấp

và các phòng ban khác nhau của tổ chức

Trang 21

Vì vậy, những chuyên gia tiếp thị công nghiệp phải nắm rõ ai là người tham gia quyết định, ảnh hưởng tương đối của mỗi người tham gia, và tiêu chuẩn đánh giá nào mà mỗi người tham gia quyết định sử dụng

2.1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của tổ chức

Cơ cấu tổ chức

Hệ thống Quy trình

Quan hệ cá nhân

Sự ảnh hưởng

Ý kiến chuyên môn

Thẩm quyền Động lực

Cá nhân

Tuổi tác Trình độ học vấn

Vị trí công tác Động cơ Nhân cách

Xu hướng Phong cách mua

Hành

vi mua của tổ chức

Hình 2.2 Những ảnh hưởng chủ yếu đến tổ chức mua, nguồn Philip Kotler

Webster và Wind đã đưa 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của tổ chức, đó là các yếu tố môi trường, tổ chức, quan hệ cá nhân và yếu tố cá nhân như mô tả tại hình 2.2

Trang 22

hành vi và chiến lược của những người làm tiếp thị, nhất là trong lĩnh vực tiếp thị quốc tế

b Yếu tố tổ chức

Mỗi tổ chức mua có mục tiêu, chiến lược, cơ cấu, hệ thống, và các thủ tục của riêng mình Mỗi nhóm yếu tố tổ chức có mối tương quan nhất định trong những tình huống mua cụ thể và ảnh hưởng đặc thù đến cơ cấu và chức năng của trung tâm mua Tầm ảnh hưởng của yếu tố cần phân tích là mối tương quan giữa mức độ tập trung – phân tán trong việc thực hiện chức năng mua sắm

c Yếu tố về quan hệ cá nhân

Trung tâm mua hàng thường bao gồm nhiều người tham gia, những người có ảnh hưởng lẫn nhau Vì vậy, các yếu tố quan hệ cá nhân cũng ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của doanh nghiệp Tuy nhiên, thường rất khó để đánh giá các yếu tố quan hệ cá nhân và động lực của quần thể Những người tham gia có thể ảnh hưởng đến các quyết định mua vì họ kiểm soát quy trình thưởng phạt, có chuyên môn đặc biệt hay có mối quan hệ thân thiết với những người mua quan trọng khác Các yếu

tố cá nhân thường rất tế nhị Các chuyên gia tiếp thị phải cố gắng thấu hiểu những yếu tố này để thiết kế chiến lược

d Yếu tố cá nhân

Mỗi người tham gia trong quá trình hình thành quyết định mua hàng của tổ chức đều có những động cơ, nhận thức và xu hướng riêng của họ Những yếu tố cá nhân bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm cá nhân như tuổi tác, thu nhập, giáo dục, trình

độ học vấn, nhân cách và thái độ trước rủi ro Do đó người mua hàng cũng có phong cách mua khác nhau Những người mua có chuyên môn thường thực hiện các phân tích cặn kẽ về những đề xuất chào hàng có tính cạnh tranh trước khi lựa chọn một nhà cung cấp Những người mua khác có thể là những nhà đàm phán dựa trên trực quan, những người tinh thông trong việc tạo ra sự đối chọi giữa các nhà cung cấp để đạt được thỏa thuận tốt nhất

Thông thường nhiều cá nhân ảnh hưởng đến một quyết định trong quá trình mua sắm trong thị trường công nghiệp Điều quan trọng là xác định ai là người quyết định chủ yếu và vai trò của mỗi cá nhân Thực tế cho thấy, cá tính và sở thích

Trang 23

của một cá nhân cụ thể, nhất là người có vai trò chủ yếu lại là một trong những yếu

tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua Như vậy, việc nghiên cứu và tiếp cận

cá nhân có ảnh hưởng mua không chỉ cần nắm bắt vai trò của họ trong mua sắm mà còn tìm hiểu cả các đặc điểm cá nhân của họ nhằm có cơ sở tốt hơn trong việc thuyết phục khách hàng

2.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Prince and Schuluz 1990: Nghiên cứu thực hiện tại Mỹ với cỡ mẫu 508

công ty đã cho kết quả: tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ bao gồm 5 thành phần: tính bảo mật, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tư vấn cho doanh nghiệp, sự thuận tiện và chất lượng sản phẩm dịch vụ

File and Prince 1991: Một nghiên cứu khác cũng thực hiện tại Mỹ gồm 582

công ty nhỏ đã cho thấy các tiêu chuẩn để lựa chọn ngân hàng là: giá cả, tính bảo mật, hỗ trợ doanh nghiệp, sự thuận tiên, giới thiệu của người khác, quảng cáo, danh tiếng, công nghệ hiện đại, tình trạng tài chính…

Zineldin 1995: Khảo sát tại Thụy Điển với mẫu 179 công ty, trong đó có

90 công ty nhỏ đã chỉ ra rằng: uy tín tốt, lãi suất cạnh tranh, quan hệ tốt với giám đốc ngân hàng, tốc độ giao dịch nhanh, tư vấn và dịch vụ giá trị gia tăng, quan hệ tốt với đội ngũ nhân viên, là những thuộc tính quan trọng đến quyết định chọn lựa ngân hàng

Nielsen et al 1995: nghiên cứu được thực hiện tại Úc với 384 công ty, trong

đó 115 doanh nghiệp nhỏ đã đưa đến kết luận rằng các tiêu chuẩn quan trọng trong quyết định lựa chọn ngân hàng là: nhu cầu tín dụng được thỏa mãn, sự thuận tiện, quan hệ cá nhân, tình trạng tài chính tốt, giá cạnh tranh, quan hệ dài hạn, quyết định nhanh, giao dịch hiệu quả, hiểu biết doanh nghiệp, danh tiếng, giới thiệu nhu cầu tín dụng

Mols et al 1997: nghiên cứu được thực hiện tại 20 quốc gia lớn ở Châu Âu,

thực hiện khảo sát 1129 công ty lớn đã đưa ra kết quả các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đó là chất lượng dịch vụ, giá cả, mối quan hệ, hệ thống mạng lưới chi nhánh, công nghệ kỹ thuật, danh tiếng…

Trang 24

Edris và Almahmeed 1997: thực hiện nghiên cứu tại Kuwait để phân khúc

thị trường cho các ngân hàng tại đây, các nhà nghiên cứu thực hiện khảo sát 2 nhóm khách hàng doanh nghiệp có quốc tịch Kuwait và không-Kuwait với 60 công ty lớn,

180 công ty vừa và 260 công ty nhỏ, thu về kết quả 304 công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chuẩn quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng đó là: quy

mô ngân hàng, nhân sự hiệu quả, sự thuận tiện, danh tiếng, hiểu biết doanh nghiệp, mạng lưới, lãi suất cạnh tranh…

Tyler và Stanley 1999: thực hiện nghiên cứu tại Anh với việc phỏng vấn 7

ngân hàng và phỏng vấn chuyện sâu 16 khách hàng doanh nghiệp lớn Các khách hàng doanh nghiệp cho rằng yếu tố kỹ thuật bao gồm: ít sai sót, chuyên môn cao, giao dịch nhanh chóng, tư vấn tốt, khắc phục sự cố Và yếu tố vận hành như: năng suất, niềm tin, sẵn sàng giao tiếp, hiểu nhu cầu khách hàng là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng

2.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Thông qua việc lược khảo một số nghiên cứu liên quan cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế, tác giả quan sát thấy các doanh nghiệp thể hiện sự quan

tâm tới một số tiêu chuẩn nhất định như: (1) Giá cả, (2) Cấp tín dụng, (3) Danh

tiếng ngân hàng, (4) Hiệu quả hoạt động, (5) Sự thuận tiện

Các yếu tố này được xác định sẽ tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp XNK, sự thay đổi của các yếu tố này theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm tăng hoặc giảm mức độ quyết định chọn ngân hàng của doanh nghiệp

2.3.1 Giá cả dịch vụ

Theo Philip Kotler, giá cả là tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Doanh nghiệp sẽ cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích nhận được khi sử dụng dịch vụ Nếu doanh nghiệp nhận thức được rằng chi phí bỏ ra không đáng kể hoặc xứng đáng với lợi ích nhận được thì họ sẽ sử dụng dịch vụ và ngược lại

Giao dịch thanh toán quốc tế của ngân hàng chính là loại hình cung cấp dịch

Trang 25

vụ và đặc điểm của dịch vụ là vô hình, không thể đánh giá được chất lượng dịch vụ nếu khách hàng chưa qua sử dụng dịch vụ đó Vì vậy, nghiên cứu của Zethaml và Bittner (2000, p.429) đã chỉ ra rằng người tiêu dùng trong hầu hết các trường hợp khi không có đủ thông tin về dịch vụ thì giá cả là yếu tố nhìn thấy được của chất lượng dịch vụ

Và một nghiên cứu khác của Ernst & Young (2013) về ngành ngân hàng, đã cho kết quả các yếu tố mà ngân hàng phải xem xét để giữ quan hệ tốt với khách hàng có bao gồm yếu tố giá cả phải cạnh tranh, giá cả linh động và giá cả phù hợp

Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế, giá của dịch vụ này được hiểu bao gồm phí dịch vụ và tỷ giá ngoại tệ Phí dịch vụ là khoản chi phí mà doanh nghiệp trả để ngân hàng thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế cho doanh nghiệp Chi phí thấp thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng Ngoài ra, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì Tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Xu hướng doanh nghiệp sẽ chọn sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng có

tỷ giá ngoại tệ cạnh tranh

2.3.2 Cấp tín dụng

Cấp tín dụng cũng là một yếu tố cần được đo lường khi khảo sát các nhân tố

có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp XNK

Schlesinger và cộng sự (1987) đã khảo sát 174 doanh nghiệp nhỏ ở New York và kết luận Cấp tín dụng là 1 trong 3 nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng Nghiên cứu của Nielsen và cộng sự (1998) cũng đã chỉ ra rằng trong 6 nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định chọn ngân hàng của doanh nghiệp

có nhân tố Cấp tín dụng Nghiên cứu này cũng cho kết luận các doanh nghiệp nhỏ xếp hạng nhân tố ngân hàng cấp tín dụng là quan trọng nhất trong quyết định chọn ngân hàng

Đa phần các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng để thanh toán hàng nhập hoặc làm hàng xuất, ưu tiên giao dịch thanh toán quốc tế với ngân hàng cấp tín dụng cho mình Vì vậy, nếu ngân hàng có chính sách cấp tín dụng phù hợp, sẵn sàng cấp tín dụng nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn và lãi suất cho vay cạnh tranh

Trang 26

hơn các ngân hàng khác thì sẽ được các doanh nghiệp chọn để vay và sử dụng dịch

vụ thanh toán quốc tế hơn

2.3.3 Danh tiếng ngân hàng

Danh tiếng là kết quả của sự tin cậy, được khách hàng tín nhiệm, luôn coi trọng quyền lợi khách hàng, có uy tín với khách hàng và đóng góp cho xã hội Anderson và cộng sự (1976) đã nghiên cứu về quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng tại Mỹ và kết luận rằng Danh tiếng của ngân hàng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của việc lựa chọn ngân hàng Các nghiên cứu khác của Boyd

và cộng sự (1994), Nielsen và cộng sự (1998), Goiteom Wmariam (2011) cũng cho kết quả Danh tiếng của ngân hàng là một nhân tố quan trọng tác động đến quyết định chọn ngân hàng giao dịch của doanh nghiệp

Các nghiên cứu trước đã khẳng định Danh tiếng trong lĩnh vực ngân hàng rất quan trọng, đặc biệt trong thời điểm phát hiện nhiều sai phạm tại một số ngân hàng như hiện nay Danh tiếng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp Bởi vì, việc chọn ngân hàng có danh tiếng tốt cũng sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác, với khách hàng, giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì danh tiếng của ngân hàng càng quan trọng hơn vì nó ảnh hưởng đến khả năng được thanh toán và thanh toán đúng hạn của ngân hàng đầu nước ngoài

2.3.4 Hiệu quả hoạt động

Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ đặc thù cần nhiều sự hỗ trợ, tư vấn cũng như phối hợp tốt từ phía ngân hàng Nielsen và cộng sự (1998) và Khattak và cộng

sự (2010) đã xác định Sự hiệu quả trong hoạt động thường ngày của ngân hàng có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp

Một ngân hàng có công nghệ hiện đại, quy trình làm việc phù hợp, cùng với

sự tham gia của đội ngũ nhân viên có chuyên môn, thực hiện nhanh chóng và chính xác các giao dịch hàng ngày, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán ở mức thấp nhất có thể, góp phần nâng cao uy tín với đối tác Đó chính là các tiêu chí chọn lựa ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Trang 27

2.3.5 Sự thuận tiện

Việc ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp trong nước và hệ thống đại

lý rộng khắp trên thế giới sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tìm địa điểm giao dịch, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí Các nghiên cứu của Channon (1986), Turnbull và Gibbs (1989), Mat và Salleh (2008) cũng đã nêu ra vị trí thuận tiện, hệ thống chi nhánh rộng khắp là một tiêu chuẩn quan trọng khi lựa chọn ngân hàng giao dịch

Ngoài ra, ngân hàng có thời gian giao dịch thuận tiện cũng là một yếu tố được doanh nghiệp cân nhắc chọn lựa, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có đặc thù về múi giờ giao dịch khác nhau đối với khách hàng và đối tác trên thế giới

Bảng 2.2 - Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng

Giá cả Mols et al (1997), Zineldin

(1996), Zeithaml và Bittner (2000), Ernst and Young (2009), Khazeh và Decker (1992), Ta và Har (2000)

Giá cả cạnh tranh có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

Cấp tín

dụng

Zineldin(1995), Nielsen et al (1998), Schlesinger et al (1987)

Cấp tín dụng có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

Danh tiếng Anderson et al (1976), Boyd

et al (1994), Nielsen et al (1998), Goiteom Wmariam (2011)

Danh tiếng có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

Sự thuận

tiện

Channon (1986), Turnbull và Gibbs (1989), Mat và Salleh (2008), File và Prince (1991),

Sự thuận tiện có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan)

Trang 28

2.4 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.4.1 Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế

2.4.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau

2.4.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

Đối với nền kinh tế: thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan

hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc

tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: thanh toán quốc tế

phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Đối với các ngân hàng thương mại: thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch

vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển

2.4.2 Các phương thức thanh toán quốc tế

2.4.2.1 Phương thức chuyển tiền (REMITTANCE)

2.4.2.1.1 Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu….) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu…) ở một địa điểm nhất định

Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền

2.4.2.1.2 Hình thức chuyển tiền: có 2 hình thức

- Chuyển tiền bằng thư (mail transfer – M/T): Ngân hàng chuyển tiền thực

hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi

- Chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T): Ngân hàng chuyển tiền

thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi

Trang 29

Trong hai hình thức chuyển tiền trên thì hình thức chuyển tiền bằng điện có lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh hơn nhưng điện phí cao Còn hình thức

chuyển tiền bằng thư thì chậm song chi phí thấp

2.4.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (COLLECTION PAYMENT)

2.4.2.2.1 Khái niệm chung về nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác

2.4.2.2.2 Các loại nhờ thu

a Nhờ thu trơn (clean collection)

Nhờ thu trơn là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên hối phiếu ở người mua, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng

b Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection):

Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập

bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu đó, với điều kiện người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng

Tùy theo thời hạn trả tiền, người ta chia phương thức này làm 2 loại:

- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – D/P): là

phương thức thanh toán nhờ thu mà người bán yêu cầu người mua phải trả tiền, ngân hàng mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trường hợp thanh toán ngay)

- Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (documents against

acceptance – D/A): là phương thức nhờ thu mà người bán yêu cầu người

mua ký chấp nhận trên hối phiếu sẽ thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai, ngân hàng mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trường hợp bán hàng trả chậm, mua chịu)

Trang 30

2.4.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit hoặc

Letter of Credit – L/C)

2.4.2.3.1 Khái niệm

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ

ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đề ra trong thư tín dụng

2.4.2.3.2 Thư tín dụng

Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người đề nghị mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó thanh toán

2.4.2.3.3 Các loại thư tín dụng chủ yếu:

a Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng

mà sau khi được mở, thì Ngân hàng phát hành không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được

sử dụng phổ biến nhất

b Thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận (Confirmed irrevocable

L/C):Là loại thư tín dụng không hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm

bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thư tín dụng

c Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng

không huỷ ngang, trong đó cho phép người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai

d Thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay (UPAS LC –

usance payable at sight basis): đây là loại Lc mới phát triển trong thời gian

Trang 31

gần đây tại Việt Nam, nhằm thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu đang khan hiếm nguồn tiền nên muốn đƣợc trả chậm nhƣng nhà xuất khẩu muốn đƣợc nhận tiền ngay LC đƣợc phát hành trên cơ sơ bảo lãnh vay vốn của ngân hàng phát hành cho doanh nghiệp nhập khẩu với ngân hàng cung cấp dịch vụ UPAS, doanh nghiệp nhập khẩu đƣợc trả chậm một số ngày đồng thời trả phí dịch vụ UPAS, doanh nghiệp xuất khẩu đƣợc nhận tiền ngay khi xuất trình chứng từ phù hợp

3 sẽ trình bày một số kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng nhƣ thực trạng vấn đề lựa chọn doanh nghiệp thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại đây

Trang 32

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN

NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Chương 3 sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2014 và thực trạng quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

3.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu từ 2012 – 2014

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai nhìn chung tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 4,6% chiếm 9,15% so với cả nước Năm 2014 tăng 18,51 % so với năm 2013, chiếm 8,3% cả nước Năm 2014 tuy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với năm 2013, nhưng lại chiếm tỷ trọng ít hơn so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cho thấy hoạt động xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng chậm hơn so với các địa phương khác trên cả nước

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012- 2014 của tỉnh Đồng Nai (ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: Cục hải quan Việt Nam)

Trang 33

Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do nhiều hiệp định tự do thương mại được ký kết làm tiền đề cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, ngoài ra các ưu đãi về thuế quan, sự cải tiến trong thủ tục thông quan, cấp C/O cũng là động lực cho sự phát triển hoạt động xuất khẩu trong thời gian vừa qua Các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng trong thời gian qua chủ yếu là các mặt hàng gia công có giá trị không cao như giày dép, dệt may, sợi dệt, các sản phẩm từ gỗ… Đây là các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong đó ngành hàng dệt may cả nước 2013 đạt trên 20 tỷ USD tăng 18,6% so với năm 2012; năm 2014 đạt gần 24,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2013 và mục tiêu 2015 sẽ đạt từ 28-28,5 tỷ USD Việt Nam vừa đàm phán thành công trong việc gia nhập TPP, khi gia nhập TPP nhiều khả năng thuế xuất khẩu hàng dệt may có thể xuống 0% ở nhiều thị trường lớn, dệt may trở thành điểm sáng về xuất khẩu của Việt Nam, thị trường ngành hàng dệt may thuộc các nước TPP chiếm 74%, một số quốc gia đối tác chính của Việt Nam đó là Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản và EU Quyết định số 12/2011/ QĐ-TTg về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó có ngành dệt may, da giày đã thúc đẩy ngành hàng này phát triển không ngừng trong những năm gần đây

Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép từ 2010 đến 2014 (ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: vietnamexport.com)

Ngoài ra, xuất khẩu giày dép cũng là ngành hàng lớn, đứng thứ 4 về kim ngạch sau dệt may, điện thoại và máy tính Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này

Trang 34

tăng trưởng khá và có xu hướng ổn định, bình quân 10%/năm; riêng 2014 tăng 23,1% so với 2013 đạt 10,34 tỷ USD Giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang hơn

40 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc trong đó Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất với kim ngạch đạt 3,33

tỷ USD chiếm 32,2 % tổng kim ngạch của ngành hàng này

Đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu phải kể đến nhóm hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ với kim ngạch đạt 6,23 tỷ USD năm 2014 tăng 12% so với 2013 Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây luôn giữ được mức tăng trưởng khá và có xu hướng ổn định, từ năm 2010 đến 2014 mức tăng trung bình khoảng 15%/năm, thị trường tiêu thụ lên đến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Anh, Đức Pháp, Đài Loan….là những quốc gia nhập khẩu nhiều nhất Dẫn đầu về kim ngạch

là thị trường Hoa Kỳ với 2,23 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013, chiếm 35,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; chủng loại sản phẩm chính xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ gồm: bàn, tủ, giường, ghế… Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản chiếm 15,3% tổng kim ngạch và Trung Quốc là thị trường đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu chiếm 14,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này

Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ năm 2010 đến 2014

(ĐVT: USD)

(Nguồn: chogo.vn)

Trang 35

Tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, 3 ngành hàng này cũng là những ngành hàng đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, có nhiều ưu đãi để phát triển 3 ngành hàng này bên cạnh sản xuất linh kiện điện tử, tơ sợi

Biểu đồ 3.4: Kim ngạch xuất khẩu của một số tỉnh lân cận (ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: Cục hải quan Việt Nam)

So với các tỉnh lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM thì chỉ có Đồng Nai và Bình Dương có kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm, còn BR-VT và TP.HCM thì giảm xuống sau đó tăng lên Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai tương đối cao và ổn định so với các tỉnh, thể hiện sự phát triển bền vững

Kim ngạch xuất khẩu tang chủ yếu do tỉnh đã chủ động hội nhập nên các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mức tang trung bình của tỉnh 12%/năm, cao hơn bình quân cả nước Các thị trường chủ yếu là Mỹ (chiếm 30% tổng kim ngạch), Trung Quốc (chiếm 8,5%), Nhật Bản (chiểm 10%)…

3.1.2 Kim ngạch nhập khẩu từ 2012- 2014

Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh nhìn chung tăng qua các năm, tuy nhiên tốc

độ tăng trưởng chậm lại Năm 2013 kim ngạch nhập khẩu tăng 13,85% so với năm

2012, tuy nhiên sang năm 2014 chỉ tăng 4,87% so với năm 2013, cho thấy năm

2014 Đồng Nai đang nhập siêu

Trang 36

Biểu đồ 3.5: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012- 2014 của tỉnh Đồng Nai

(ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: Cục hải quan Việt Nam)

Thị trường nhập khẩu của tỉnh chủ yếu từ Châu Á (chiếm 79%); tiếp đến là Châu Mỹ (chiếm 14%); Châu Âu (4%) Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh là: máy móc thiết bị, phụ tùng cho sản xuất, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, kim loại thường, nguyên liệu, phụ liệu thức ăn chăn nuôi tư liệu sản xuất vẫn là những mặt hàng NK chính yếu, chiếm tỷ trọng từ 84 - 86% tổng kim ngạch NK, trong đó, khoảng 80% là nguyên, vật liệu cho sản xuất, còn lại là máy móc, thiết bị, phụ tùng… Trong đó, kim ngạch nhập khẩu phụ liệu thức ăn chăn nuôi đạt trên 1 tỷ USD, đây là 1 trong 5 ngành hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất tại tỉnh Trong thời gian nửa đầu 2015, Đồng Nai nhập khẩu xe ô tô tăng mạnh do thuế nhập khẩu giảm, nhu cầu mua xe của người tiêu dùng tăng mạnh Theo cục thống kê Đồng Nai, trong

5 tháng đầu năm 2015 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tổng giá trị 122 triệu USD cao gấp 4 lần cùng kỳ 2014, chủ yếu là xe du lịch 4-7 chỗ và xe bán tải, máy thiết bị…

So với Bình Dương, không chỉ kim ngạch xuất khẩu mà kim ngạch nhập khẩu của Đồng Nai cũng thấp hơn và có xu hướng tăng trưởng chậm hơn, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương tăng 19,73%, năm 2014 tăng 17,25%, tốc độ tăng trưởng chậm lại, giảm 2,48%, trong khi Đồng Nai giảm gần 9% TP.HCM có

Trang 37

tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu tương đối ổn định xoay quanh mức 8,6% Mặc dù vậy, kim ngạch nhập khẩu của Đồng Nai cũng đóng góp từ 8-9% vào kim ngạch nhập khẩu của cả nước

7,3%-Biểu đồ 3.6: Kim ngạch nhập khẩu của một số tỉnh lân cận (ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: Cục hải quan Việt Nam)

3.2 Hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Biểu đồ 3.7: Doanh số thanh toán quốc tế và kim ngạch xuất nhập khẩu (ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ NHNN và cục hải quan Đồng Nai)

Trang 38

Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh tăng trưởng đều qua các năm do tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng hiện đại phát triển, các ngân hàng chú trọng đến phát triển dịch vụ ngoài các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế So với kim ngạch xuất nhập khẩu doanh số thanh toán luôn đạt từ 85%, tỷ lệ còn lại do thanh toán trả chậm trong năm sau hoặc thanh toán tiền mặt, cũng có thể do trao đổi hàng hóa giữa các bên…

Biểu đồ 3.8: Thu dịch vụ thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai (ĐVT: triệu đồng)

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai)

Phí dịch vụ thu được tại các ngân hàng cũng tăng trưởng qua các năm như doanh số thanh toán Năm 2013 tăng 15,73% so với 2012; năm 2014 có xu hướng giảm Nguồn thu từ phí nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu, nguồn thu từ các giao dịch trả chậm trong 2 năm gần đây giảm dần do sự phát triển của các doanh nghiệp, cùng với sự phát triển của L/C UPAS Với giao dịch trả chậm, các doanh nghiệp phải chịu khoản phí bảo lãnh cho thời gian trả chậm cho ngân hàng, đồng thời chịu

Trang 39

phí tài chính của người bán tính trên đơn hàng Sử dụng UPAS L/C các doanh nghiệp không phải chịu phí bảo lãnh này mà chịu phí UPAS Tuy nhiên chênh lệch phí UPAS được hưởng và phí UPAS phải trả cho ngân hàng đại lý thấp hơn so với phí bảo lãnh trả chậm làm cho doanh số thu phí của các ngân hàng giảm Hoạt động thanh toán chuyển tiền T/T thời gian gần đây chiếm tỷ trọng cao hơn, tuy nhiên với hình thức này ngân hàng không thu được nhiều phí

3.3 Quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế chủ yếu dựa trên tiêu chí về giá cả, cấp tín dụng và hiệu quả trong hoạt động thường ngày

Đa số Doanh nghiệp cho rằng giá cả là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp Chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô thanh toán xuất nhập khẩu giá trị lớn, với mỗi đơn hàng chỉ cần một sự chênh lệch nhỏ trong tỷ giá hay tỷ lệ phí cũng mang lại cho doanh nghiệp một mức lợi khá lớn Cũng như vậy, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng có

ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, họ yêu cầu giải quyết công việc phải thật nhanh chóng và chính xác Với các doanh nghiệp xuất khẩu, chứng từ càng chuyển nhanh chóng thì tiền về càng nhanh, tránh bị chiếm dụng vốn Còn với các doanh nghiệp nhập khẩu, họ mong muốn L/C phải phát hành nhanh chóng và chính xác, tránh phải tu chỉnh mất thời gian và tốn chi phí; cũng như việc chuyển tiền T/T phải nhanh chóng để họ kịp nhận hàng theo đúng dự kiến tránh làm trì hoãn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh…Về sự thuận tiện và Thái độ nhân viên là nhân tố không được quan tâm nhiều vì hệ thống công nghệ thông tin phát triển, cùng với chính sách khách hàng của các ngân hàng đó là khách hàng có thể gửi mail, fax để thực hiện giao dịch sau đó bổ sung chứng từ gốc, và trình độ nghiệp

vụ của các thanh toán viên của các ngân hàng hầu như không có sự khác biệt nhiều, chủ yếu là sự khác biệt về thái độ và kỹ năng giao tiếp, tuy nhiên giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện mà không nhất thiết phải gặp mặt khách hàng do đó sự khác biệt này cũng khó đánh giá và đo lường nên các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến yếu tố này

Trang 40

Hiện tại 4 ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhà nước hơn 50% vẫn là những ngân hàng được lựa chọn nhiều nhất với ưu thế là ngân hàng nhà nước đồng nghĩa với việc đáng tin cậy, hệ thống công nghệ cũng được xem là tốt nhất, “nguồn tiền” cũng dư dả nhất có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng Tỷ

lệ phí của 4 ngân hàng chiếm từ 46,64% năm 2012 lên đến 61,3% trong 6 tháng đầu năm 2015 Trong số đó, Vietcom bank vẫn là ngân hàng đứng đầu về thị phần thanh toán quốc tế ở Việt Nam và cả địa bàn tỉnh Đồng Nai Với tiền thân là cục Ngoại hối nên Vietcom bank luôn được xem là nơi dự trữ ngoại hối của quốc gia, là ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại từ đó đưa tới suy nghĩ tỷ giá ở đây luôn thấp hơn so với các ngân hàng khác, cùng với nhận diện thương hiệu tốt nên Vietcom bank luôn chiếm ưu thế hơn so với 3 ngân hàng còn lại, tiếp theo là Agribank với mạng lưới rộng, Vietinbank cổ phần hóa trước BIDV nên khả năng cạnh tranh cao hơn Vietcom bank chiếm từ 32% tổng thu phí dịch vụ của 4 ngân hàng, tiếp theo là Agribank với 25%, Vietinbank 22% và BIDV 21%

Biểu đồ 3.9: Doanh thu phí dịch vụ 4 ngân hàng thương mại nhà nước 2012-6/2015

(ĐVT: triệu đồng)

(Nguồn: ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai)

Trong số các ngân hàng thương mại cổ phần thì Sacombank, Exim bank và ACB là những ngân hàng được lựa chọn nhiều hơn Sacombank chiếm khoảng 6% thị phần thanh toán toàn tỉnh, Eximbank khoảng 2,3% và ACB khoảng 2,7% Với

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
(2) Lê Ngọc Liên, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Tp.HCM. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh Tế Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Tp.HCM
(3) Nguyễn Đình Thọ, 2013. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
(4) Philip Kotler - Gary Armstrong, 2012. Nguyên lý tiếp thị. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý tiếp thị
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội
(5) Trầm Thị Xuân Hương – Hoàng Thị Minh Ngọc, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
(6) Trần Hoàng Ngân – Nguyễn Minh Kiều, 2008. Thanh toán quốc tế. Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
(7) Trần Thị Thập, 2010. Bài giảng môn Hành vi khách hàng. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Hành vi khách hàng
(8) Trịnh Thị Xuân Vân, 2012. Bài giảng môn Thanh toán quốc tế. Trường Đại học Phạm Văn ĐồngTài liệu tham khảo Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Thanh toán quốc tế
(9) Anderson W.T Jr, Cox E.P and Fulcher D.G, 1976. Bank Selection Decision and Market Segmentation. Journal of Marketing, Vol. 40, pp. 40-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Marketing
(10) Boyd, W., Leonard, M. and White, C., 1994. Customer Preferences for financial Services: An Anlysic. International Journal of Bank Marketing, Vol. 12, No. 1, pp. 9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Bank Marketing
(11) Channon, D., 1986. Bank Strategic Management and Marketing, California University, John Wiley sons, Chichester Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank Strategic Management and Marketing
(12) David A. Bochnovic, 2012. Bank credit, Price and Customer Dervice. The Phoenix – hecht 2012 Treasury Management Monitor TM survey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank credit, Price and Customer Dervice
(13) Edris T.A. and Almahmeed M.A., 1997. Services considered important to business customers and determinants of bank selection in Kuwait: A segmentation analysis. International Journal of Bank Marketing, Vol. 15, No. 4, pp126-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Bank Marketing
(14) Ehad M. Abou Aish, 2001. A cross-national analysis of bank selection decision and implication for positioning. PhD thesis. University of Nottingham Sách, tạp chí
Tiêu đề: A cross-national analysis of bank selection decision and implication for positioning
(15) Ernst and Young, 2013. Successful Corporate Banking. EYG no. EK0118 (16) File, K. And Prince, R., 1991. Sociographic segmentation: the SME market andfinancial services, International Journal of Bank Marketing, (9)(3), pp3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Successful Corporate Banking". EYG no. EK0118 (16) File, K. And Prince, R., 1991. Sociographic segmentation: the SME market and financial services, "International Journal of Bank Marketing
(17) Goiteom Wmariam, 2001. Bank Selection Decision: Factors Influencing the Choice of Banking Service at www.etd.aau.edu.et/dspace/handel Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank Selection Decision: Factors Influencing the Choice of Banking Service
(18) Khattak N.A & Rehman K.U., 2010. Customer Satisfaction and Awareness of Islamic Banking System in Pakistan. African Journal of Business Management Vol. 4(5), pp 662-671, May 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: African Journal of Business Management
(19) Khazeh, K. and Decker, W.H., 1992-93. How customers choose banks. Journal of retail banking, (14)(4), pp41-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of retail banking
(20) Mols, N. Bukh, P. and Blenker, P., 1997. European corporate customers’ choice of domestic cash management banks. International Journal of Bank Marketing, Vol. 15, No. 7, pp255-263 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Bank Marketing
(21) Mat, N.H.N. Mokhlis, S. Salleh, H.S., 1998. Commercial and selection: the case of undergraduate students in Malaysia. International review of business research papers, vol. 4, No. 5, Oct-Nov 2008, pp 258-270 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International review of business research papers

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w