* XELOX capecitabin + oxaliplatin 1.1.2.5 Ung thư gan * GEMOX gemcitabin + oxaliplatin Tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, đã phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2013 như sau: 0 Bản
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ THỊ HẰNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
NGHỆ AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ THỊ HẰNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
NGHỆ AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
Trang 3trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt những năm học vừa qua Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và
hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu Nghệ
An và các anh chị tại Khoa Dược bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi về mọi
mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này
Học viên
Lê Thị Hằng
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 VÀI NÉT VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ 3
1.1.1 Vài nét về thuốc điều trị ung thư 3
1.1.2 Vài nét về phác đồ điều trị ung thư 4
1.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG CÁC BỆNH VIỆN UNG THƯ Ở NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 7
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 10
1.3.1 Phương pháp phân tích ABC 10
1.3.2 Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN) 12
1.4 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH VÀ GIÁM SÁT DANH MỤC THUỐC Ở VIỆT NAM 13
1.4.1 Thực trạng về phân tích danh mục thuốc 13
1.4.2 Thực trạng về giám sát danh mục thuốc sử dụng 14
1.5 VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN 15
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15
1.5.2 Tổ chức, nhân lực bệnh viện Ung bướu Nghệ An 15
1.5.3 Khoa Dược Bệnh viện Ung bướu Nghệ An 16
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1 Đối tượng 19
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 19
Trang 52.2.2 Biến số nghiên cứu 21
2.3 Phương pháp thu thập số liệu 23
2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 25
2.5 Trình bày số liệu 29
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ 30
3.1 Phân tích cơ cấu DMT sử dụng 30
3.1.1 Cơ cấu theo tác dụng dược lý 30
3.1.2 Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 32
3.1.3 Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng đối với máu 37
3.1.4 Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại 38
3.1.5 Cơ cấu thuốc biệt dược gốc – thuốc generic 38
3.1.6 Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần 39
3.1.7 Cơ cấu thuốc theo đường dùng 39
3.1.8 Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt 40
3.2 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp ABC/VEN 40
3.2.1 Phân tích ABC 40
3.2.2 Phân tích VEN 41
3.2.3 Phân tích ma trận ABC/VEN 42
3.2.4 Phân tích các khoản mục thuốc trong nhóm A 43
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 46
4.1 Về cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu 46
4.2 Về phân tích DMT sử dụng theo ABC/VEN 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện 16Hình 2.2 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 20Hình 3.3 Tương quan giữa chi phí và số khoản mục thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 32Hình 3.4 Cơ cấu hoạt chất thuốc điều trị ung thư được sử dụng tại bệnh viện
so với Thông tư 40 33Hình 3.5 Cơ cấu chi phí các phân nhóm trong thuốc điều trị ung thư 35Hình 3.6 Tương quan giữa chi phí và số khoản mục thuốc theo nhóm A, B, C 41Hình 3.7 Tương quan giữa chi phí và số khoản mục thuốc theo nhóm V, E, N 42
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mười bệnh ung thư thường gặp tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An 4
Bảng 1.2 Phân nhóm thuốc điều trị ung thư theo cơ chế tác dụng 7
Bảng 1.3 Mười hoạt chất điều trị ung thư có giá trị sử dụng cao nhất 9
Bảng 1.4 Phân tích ABC tại 3 bệnh viện 11
Bảng 1.5 Cơ cấu nhân lực khoa Dược Bệnh viện Ung bướu Nghệ An 16
Bảng 2.6 Các biến số nghiên cứu 21
Bảng 2.7 Cách thức thu thập số liệu 24
Bảng 2.8 Ma trận ABC/VEN 27
Bảng 2.9 Tóm tắt phương pháp xử lý và phân tích số liệu 28
Bảng 3.10 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý 30
Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch được sử dụng tại bệnh viện 32
Bảng 3.12 Các thuốc điều hòa miễn dịch được sử dụng tại bệnh viện 33
Bảng 3.13 Cơ cấu hoạt chất thuốc điều trị ung thư được sử dụng tại bệnh viện đạt được so với Thông tư 40 33
Bảng 3.14 Cơ cấu thuốc điều trị ung thư được sử dụng tại bệnh viện 34
Bảng 3.15 Mười hoạt chất điều trị ung thư có giá trị sử dụng cao nhất 36
Bảng 3.16 Cơ cấu theo hoạt chất trong nhóm thuốc tác dụng đối với máu 37
Bảng 3.17 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ trong danh mục thuốc sử dụng 38
Bảng 3.18 Cơ cấu thuốc biệt dược gốc – thuốc generic trong danh mục thuốc sử dụng 38
Bảng 3.19 Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng 39
Bảng 3.20 Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng 39
Trang 9Bảng 3.21 Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt trong danh mục thuốc sử dụng 40
Bảng 3.22 Kết quả phân tích ABC 40
Bảng 3.23 Kết quả phân tích VEN 41
Bảng 3.24 Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN 42
Bảng 3.25 Năm thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhất trong nhóm AE 43
Bảng 3.26 Cơ cấu thuốc trong nhóm AN theo tác dụng dược lý 44
Bảng 3.27 Các thuốc trong nhóm AN 45
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý nói chung và trong bệnh viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30% - 40% ngân sách ngành Y tế của nhiều nước, và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [16]
Tại Việt Nam, với những chính sách mở cửa theo cơ chế thị trường và
đa dạng hoá các loại hình cung ứng thuốc, thị trường thuốc ngày càng phong phú cả về số lượng và chủng loại Theo số liệu của Cục quản lý Dược, hiện có khoảng 22.615 số đăng ký thuốc lưu hành còn hiệu lực, trong đó có 11.923 số đăng ký thuốc nước ngoài với khoảng 1000 hoạt chất và 10.692 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước với khoảng 500 hoạt chất [10] Điều này giúp cho việc cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện dễ dàng và thuận tiện hơn Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng túng trong việc chọn lựa, sử dụng thuốc chữa bệnh không chỉ với các bệnh viện mà ngay
cả trong cộng đồng
Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [4], [6] Những bất cập trong cung ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện cũng ngày càng gia tăng, như: thuốc không thiết yếu được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng sinh, vitamin,
Trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mắc mới hàng năm và có khoảng 8,2 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này Ở Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 trường hợp
Trang 11tử vong do ung thư Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là một trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật hàng đầu Chi phí cho điều trị bệnh ung thư rất cao so với các bệnh khác, không chỉ gây gánh nặng và thảm họa về tài chính đối với hộ gia đình, người dân mà còn là thách thức với cả khả năng chi trả của quỹ BHYT Tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư (ung thư vú, cổ tử cung, gan, đại trực tràng, dạ dày, khoang miệng) ước tính chiếm 0,22% tổng GDP của Việt Nam năm 2012 [23] Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2015 cho thấy chi phí thuốc điều trị ung thư năm 2015 là 1.783 tỷ đồng, chiếm 7,1% tổng chi phí thuốc bảo hiểm y tế [1] Vì vậy, cần xem xét, sử dụng thuốc một cách hợp lý cho người bệnh ung thư, để vừa có hiệu quả điều trị nhưng cũng giảm gánh nặng về kinh tế cho người bệnh, và đảm bảo khả năng chi trả của quỹ BHYT
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An chính thức đi vào hoạt động đến nay chỉ mới gần năm năm, là một bệnh viện trẻ chuyên khoa sâu ung bướu, bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý sử dụng thuốc an toàn hợp lý
Đứng trước thách thức trên, tôi thực hiện đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2015” với mục tiêu:
1 Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu
2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm
2015 bằng phương pháp phân tích ABC/VEN
Với những kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi hy vọng sẽ góp phần tăng cường và nâng cao công tác sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hơn tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trong thời gian tới
Trang 121 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 VÀI NÉT VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ
1.1.1 Vài nét về thuốc điều trị ung thư
Trong những năm qua, mặc dù tỷ lệ mắc ung thư trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có xu hướng gia tăng, nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh này vẫn từng bước được giảm rõ rệt nhờ các tiến bộ trong phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là điều trị nội khoa ung thư bao gồm: hóa trị, nội tiết và sinh học [11]
1.1.1.1 Hóa trị
Hóa trị (Chemotherapy) là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư
Các phân nhóm thuốc hóa trị:
Nhóm Alkyl hóa: cyclophosphamid, ifosfamid, melphalan, busufan, carmustin, cisplatin, carboplatin, oxaliplatin,
Chống chuyển hóa: methotrexat, mercaptopurin, 5–fluorouracil, capecitabin, cytarabin, gemcitabin,
Các kháng sinh chống u: bleomycin, doxorubicin, epirubicin, mitomycin, mitoxatron,
Các Alkaloid dừa cạn: vincristin, vinblastin, vinorelbin,
Các taxane: paclitaxel, docetaxel,
Các chất ức chế topoisomerase I, II: irinotecan, topotecan, etoposid, Men: asparaginase [11]
1.1.1.2 Điều trị nội tiết
Các thuốc điều trị nội tiết:
Kháng andogen: bicalutamid,
Kháng estrogen: tamoxifen,
Ức chế aromatase: anastrozol, letrozol, exemestan,
Trang 13Các chất ức chế tyrosin kinase: erlotinib, gefitinib, [11]
1.1.2 Vài nét về phác đồ điều trị ung thư
Hiện nay, ở Việt Nam, 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới là: ung thư
vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung, dạ dày, tuyến giáp, gan, buồng trứng, hạch và ung thư máu 10 bệnh ung thư phổ biến ở nam giới là: phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tuyến tiền liệt và ung thư khoang miệng [12]
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Vĩnh Hùng, Hồ Thị Loan và cs, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư trong các đối tượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là 36,8% [13]
Tỷ lệ 10 bệnh ung thư thường gặp tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An như sau:
Bảng 1.1 Mười bệnh ung thư thường gặp tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Trang 14Điều trị nội tiết: Thuốc kháng estrogen (tamoxifen), thuốc đồng vận LHRH
(goserelin), thuốc ức chế aromatase (anastrozol, letrozol, exemestan)
* AC(doxorubicin, cyclophosphamid)
* TAC (doxorubicin, docetaxel, cyclophosphamid)
Tất cả các chu kỳ đều có filgrastim hỗ trợ
* TC (docetaxel, cyclophosphamid)
Tất cả các chu kỳ đều có filgrastim hỗ trợ
Trang 15* PC (paclitaxel, cyclophosphamid)
* AC – T (doxorubicin, cyclophosphamid, docetaxel)
* AC – TH (doxorubicin, cyclophosphamid, paclitaxel, trastuzumab)
* AC-P mỗi 2 tuần (doxorubicin, cyclophosphamid, paclitaxel) Tất cả các chu kỳ đều dùng filgrastim hỗ trợ
* Paclitaxel, capecitabin, vinorelbin đơn chất [3]
1.1.2.2 Ung thư phổi
Ung thư phổi không tế bào nhỏ
* Paclitaxel + carboplatin
* Gemcitabin + cisplatin
* Bevacizumab + paclitaxel + carboplatin
* Erlotinib, gefitinib đơn chất
* Irinotecan, docetaxel, paclitaxel, vinorelbin đơn chất
Ung thư phổi tế bào nhỏ
* Irinotecan + cisplatin
* Etoposid + cisplatin
* Docetaxel, paclitaxel, vinorelbin đơn chất [3]
1.1.2.3 Ung thư đại trực tràng
* XELOX (capecitabin + oxaliplatin)
1.1.2.4 Ung thư dạ dày
* EOX (epirubicin, oxaliptatin, capecitabin)
Trang 16* XELOX (capecitabin + oxaliplatin)
1.1.2.5 Ung thư gan
* GEMOX (gemcitabin + oxaliplatin)
Tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, đã phân tích cơ cấu danh mục thuốc
sử dụng năm 2013 như sau: 0
Bảng 1.2 1 Phân nhóm thuốc điều trị ung thư theo cơ chế tác dụng
TT Phân nhóm thuốc điều trị
Trang 17TT Phân nhóm thuốc điều trị
25,3
18,6 3,9 0,3 2,5
6 Các chất kháng hormon và
hợp chất liên quan
4 599.418.246 2,5
7 Thuốc điều trị tác dụng không
mong muốn của hóa trị liệu
Trong nhóm thuốc điều trị ung thư thì nhóm alkaloid và taxan có giá trị
sử dụng lớn nhất, hơn 11 tỷ đồng, chiếm gần một nửa (46,7%) chi phí thuốc điều trị ung thư, trong đó hoạt chất paclitaxel và docetaxel được sử dụng chủ yếu Cả hai hoạt chất này có trong danh mục xếp hạng mười thuốc có giá trị
Trang 18sử dụng cao nhất Riêng paclitaxel xếp vị trí thứ nhất với giá trị sử dụng gần 8,9 tỷ đồng
Xếp thứ hai trong tỷ lệ giá trị sử dụng các nhóm điều trị ung thư là các thuốc thuộc nhóm tác nhân chống ung thư khác, trong đó các hợp chất platin chiếm giá trị sử dụng lớn nhất trong nhóm này Với 5 mặt hàng, giá trị sử dụng của các hợp chất platin chiếm 18,6% giá trị sử dụng thuốc điều trị ung thư Cũng thuộc nhóm tác nhân chống ung thư khác, các kháng thể đơn dòng bao gồm rituximab, bevacizumab, trastuzumab có giá thành cho một đơn vị đóng gói cao hơn hẳn các nhóm chất còn lại Tuy nhiên, chỉ có rituximab xếp
ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng mười hoạt chất có giá trị sử dụng cao nhất
Đứng thứ 3 là nhóm chất kháng chuyển hóa với các hoạt chất như capecitabin, gemcitabin có chi phí 3,8 tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng giá trị sử dụng thuốc điều trị ung thư tại bệnh viện Tiếp theo đó là nhóm kháng sinh gây độc tế báo và các chất liên quan vơi giá trị sử dụng 1,3 tỷ đồng và chiếm 5,5% Nhóm kháng hormon và các chất liên quan với 4 mặt hàng, chiếm 2,5%; xếp cuối cùng là nhóm tác nhân alkyl hóa chiếm 0,8% [18]
Mười hoạt chất điều trị ung thư có giá trị sử dụng cao nhất tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng năm 2013:
0 Bảng1.3 Mười hoạt chất điều trị ung thư có giá trị sử dụng cao nhất
TT Hoạt chất Số biệt dược Giá trị (VNĐ)
Trang 19TT Hoạt chất Số biệt dược Giá trị (VNĐ)
cả các phương pháp này là công cụ hữu hiệu giúp HĐT&ĐT quản lý danh mục
và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý [19]
1.3.1 Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện Phân tích ABC có thể:
Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường Thông tin này được sử dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế, thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn
Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật
Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMT thiết yếu
Trang 20của bệnh viện
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ một năm hoặc ngắn hơn Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu thầu
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn Phân tích ABC cũng
có thể được sử dụng để đánh giá một phác đồ điều trị khi tất cả các thuốc sử dụng có kết quả tương đương Tóm lại, ưu điểm chính của phân tích ABC là giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào; nhược điểm chính của phương pháp này là không cung cấp được đủ thông tin
để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau [19]
Phân tích ABC cũng đã được sử dụng tại Việt Nam Một nghiên cứu đã
sử dụng phương pháp ABC để phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại 3 bệnh viện: bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Nhi trung ương và bệnh viên Lao Phổi trung ương năm 2008 cho kết quả như sau:
00 Bảng 1.4 Phân tích ABC tại 3 bệnh viện
Hữu nghị
Bệnh viện Nhi TƯ
Bệnh viện Lao phổi TƯ
Trang 21Nhóm Chỉ số Bệnh viện
Hữu nghị
Bệnh viện Nhi TƯ
Bệnh viện Lao phổi TƯ
(Nguyễn Hằng Nga (2009), Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại một số bệnh
viện trong năm 2008) [17]
1.3.2 Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN)
Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong muốn Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị
và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những thuốc có chung hiệu lực điều trị [19]
Theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, BYT đã đưa ra cách phân chia thuốc theo 3 hạng mục V, E, N như sau:
Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện
Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện
Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp
Trang 22bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [8], [19]
1.4 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH VÀ GIÁM SÁT DANH MỤC THUỐC
Ở VIỆT NAM
1.4.1 Thực trạng về phân tích danh mục thuốc
Phân tích ABC/VEN đã được đưa vào Thông tư 21/2013/TT-BYT, là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốc và
là bước đầu trong quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện Tiến sĩ Vũ Thị Thu Hương sử dụng phương pháp ABC là một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐT&ĐT trong xây dựng và thực hiện DMT tại một số bệnh viện đa khoa và nhận thấy các bệnh viện đã mua sắm tương đối tập trung vào các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị (sử dụng 70% tổng kinh phí
để mua sắm 11,2% – 13,1% số khoản mục thuốc) Đây là các thuốc có giá trị
và số lượng sử dụng lớn trong bệnh viện Chính vì thế cần ưu tiên trong mua sắm, đồng thời quản lý chặt chẽ các thuốc thuộc nhóm A này [16]
Hiện nay, việc áp dụng phân tích ABC/VEN ở các bệnh viện ngày càng rộng rãi Tiến sĩ Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp cải thiện chất lượng DMT tại Bệnh viện Nhân dân 115, ban đầu phân tích ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào năm 2008 Theo số lượng thuốc, nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV, CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm, vì
sử dụng nhiều nguồn ngân sách hoặc cần cho điều trị, đã thay đổi từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhưng cũng là nhóm thuốc cần giám sát
kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều trị Từ tỷ lệ 57,3% trước can thiệp giảm xuống còn 41,6% sau can thiệp, 71 hoạt chất đã được HĐT&ĐT loại khỏi DMT sau can thiệp Nhóm III (CN) ít quan trọng
Trang 23nhưng chiếm tỷ lệ 27,9% theo số lượng, sau can thiệp còn 11,5 %, có 82 hoạt chất được loại khỏi DMT [20]
1.4.2 Thực trạng về giám sát danh mục thuốc sử dụng
Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing không lành mạnh dẫn đến trong DMT của bệnh viện có nhiều tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là kháng sinh, nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị, Điều này, làm cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng kháng sinh, thuốc hỗ trợ điều trị, kê quá nhiều cho người bệnh, dẫn đến nhiều tương tác khi điều trị Từ đó gây khó khăn cho người mua thuốc, cấp phát và giám sát
sử dụng thuốc Hoạt động quảng cáo thuốc sản xuất trong nước chưa thực sự phổ biến, dẫn đến hạn chế lựa chọn thuốc nội vào DMT bệnh viện
Việc xây dựng DMT trong bệnh viện chưa chú trọng đến nguyên tắc
“ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước [9]” Việc sử dụng thuốc ngoại, biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là những loại thuốc của Công ty dược phẩm phân phối độc quyền, nhất là các bệnh viện lớn, dẫn đến tình trạng vượt quá khả năng chi trả của người bệnh và quỹ bảo hiểm y tế Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, tính đến năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên tới hơn 1.696 triệu USD, tăng gần 19% so với năm 2008 Điều này có nghĩa tiền thuốc đã tăng mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạnh, một là bệnh nhân tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn và hai là, giá thuốc đã tăng cao kéo theo chi phí bỏ ra cũng tăng theo Năm 2009, quỹ bảo hiểm y tế bị thâm hụt gần 2.000 tỷ đồng [21]
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư BYT-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y
01/2012/TTLT-tế, có nhiều cơ hội cho thuốc sản xuất trong nước trúng thầu khi có riêng một gói thầu về thuốc sản xuất tại Việt Nam Theo tính toán của Bộ Y tế, kết quả đấu thầu thuốc năm 2013 đã giảm hàng trăm tỷ đồng Chẳng hạn, Sở Y tế Quảng Ngãi giảm khoảng 28 tỷ đồng (24%), Sở Y tế Hà Tĩnh tiết kiệm
Trang 24khoảng 32 tỷ đồng (25%), Sở Y tế Quảng Ninh giảm khoảng 40 tỷ đồng (xấp
xỉ 20%) [22]
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về DMT bệnh viện và sơ bộ cho thấy việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc generic còn chiếm tỷ lệ thấp, vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc ngoại, thuốc biệt dược, thuốc hỗ trợ, Đây là vấn đề nan giải, cần có những chấn chỉnh kịp thời không chỉ từ phía các cơ sở y tế mà còn cần có sự vào cuộc của cả ngành Y tế
1.5 VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được thành lập ngày 27/8/2010, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/8/2011, là một bệnh viện trẻ, chuyên khoa ung bướu của khu vực Bắc Trung Bộ Từ những ngày đầu mới hoạt động, bệnh viện mới chỉ có 50 giường bệnh kế hoạch và chỉ có khoảng vài chục bệnh nhân điều trị Đến nay, sau 5 năm, bệnh viện đã có những bước phát triển vượt bậc, với 400 giường bệnh kế hoạch, 700 giường bệnh thực kê và hơn 2000 bệnh nhân điều trị ngoại trú [2]
1.5.2 Tổ chức, nhân lực bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối trong chuyển tuyến bệnh nhân lên tuyến trung ương, trực thuộc Sở Y tế Nghệ
An, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Nghệ An và các tỉnh trong khu vực chuyển đến, cơ cấu nhân lực như sau:
- Ban Giám đốc Bệnh viện bao gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
- Bệnh viện có 12 khoa lâm sàng
- 5 khoa Cận lâm sàng
- Các phòng chức năng: 04 phòng
- Tổng số nhân lực: 238 cán bộ nhân viên, trong đó có 02 TS & BSCK II và 18 ThS & BSCK I [2]
Trang 251.5.3 Khoa Dược Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
1.5.3.1 Cơ cấu nhân lực khoa Dược
Bảng 1.5 Cơ cấu nhân lực khoa Dược Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
1.5.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược
Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện
Chức năng: Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham
mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện
Nhà
thuốc
BV
Tổ DLS
Tổ kho
Tổ cung ứng
Tổ pha chế
Tổ thu hồi vỏ
Tổ thống
Kho cấp phát thuốc đặc biệt
Kho vật tư tiêu hao
Kho hóa chất
Kho cấp phát thuốc ngoại trú
Trang 26nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý
Nhiệm vụ, hoạt động của khoa Dược:
- Theo dõi nhu cầu sử dụng thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất của các khoa phòng tại bệnh viện trong tháng, dự toán và lập kế hoạch số lượng và chủng loại các thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất cho các tháng tiếp theo;
- Pha chế hóa chất điều trị ung thư theo phác đồ cho người bệnh với khoảng 50 ca mỗi ngày và pha chế một số hóa chất sát khuẩn;
- Tham mưu cho Giám Đốc trong việc quản lý chi phí cũng như sử dụng thuốc – vật tư tiêu hao – hóa chất hợp lý an toàn;
- Kiểm tra và tham gia kiểm tra việc sử dụng thuốc – vật tư tiêu hao hóa chất hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế trong bệnh viện;
- Bảo quản tốt thuốc, vật tư tiêu hao và hóa chất đúng như yêu cầu của nhà sản xuất cũng như các quy chế chuyên môn, đảm bảo chất lượng của thuốc, vật tư tiêu hao và hóa chất sử dụng trong bệnh viện;
- Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng về hạn dùng, số lượng xuất, nhập, tồn của các thuốc, vật tư và hóa chất tại khoa dược;
- Kiểm tra, theo dõi định kỳ điều kiện bảo quản, số lượng, chất lượng, hạn dùng các loại hóa chất, vật tư tiêu hao và thuốc tại các tủ thuốc trực của các khoa lâm sàng, cận lâm sàng để có biện pháp xử lý kịp thời;
- Cấp phát đủ, đảm bảo chất lượng thuốc, vật tư tiêu hao và hóa chất cho các khoa lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh viện;
- Thu hồi vỏ thuốc, vật tư tiêu hao sử dụng của các khoa phòng góp phần tăng cường công tác quản lý;
- Thực hành dược lâm sàng: tham gia tư vấn, góp ý sử dụng thuốc trong điều trị theo phương châm đúng người, đúng bệnh, đúng dạng dùng, đúng liều dùng, đúng thời gian dùng và đúng khoảng cách giữa các liều Tham gia hội chẩn với các khoa phòng khi có yêu cầu Giám sát và hướng dẫn bệnh nhân
Trang 27phòng tránh tác dụng có hại của thuốc (ADR), lập báo cáo gửi về BYT;
- Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị, thực hiện thông tin thuốc trong bệnh viện, góp phần tạo ra nguồn thông tin khách quan, khoa học phi thương mại
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trong những năm gần đây, chi phí tiền thuốc sử dụng hơn 100 tỷ đồng, chiếm khoảng 75% tổng chi phí trong toàn bệnh viện Trong đó, phần lớn tập trung vào nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch, thuốc kháng sinh, một số thuốc hỗ trợ điều trị
Thực trạng một danh mục thuốc như vậy cần được xem xét, đánh giá tính hợp lý, nên cân nhắc lựa chọn và thay thế những thuốc đắt tiền bằng thuốc khác có tác dụng điều trị tương đương, giá thành rẻ hơn; đồng thời nên hạn chế những thuốc có tác dụng không rõ ràng, không thực sự cần thiết để tiết kiệm nguồn ngân sách
Trong các năm trước đây, tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An vẫn chưa
có ai nghiên cứu về vấn đề này Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu với mong muốn phân tích danh mục thuốc, đưa ra những đề xuất, góp phần tăng cường, nâng cao chất lượng công tác sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại bệnh viện
Trang 282 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng
- Báo cáo sử dụng thuốc tân dược tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2015: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá,
số lượng, thành tiền, hãng nước sản xuất
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ 01/01/2015 đến 31/12/2015
- Địa điểm: Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiêncứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Tóm tắt nội dung nghiên cứu, xin được trình bày trong hình 2.2 sau:
Trang 29Hình 2.21Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại BV Ung bướu Nghệ An theo phương pháp ABC/VEN
Kết luận và đề xuất
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện
Ung bướu Nghệ An năm 2015
Cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục
gốc xuất
xứ
Thuốc BDG
và thuốc INN
Thuốc đơn
TP, đa
TP
Thuốc theo đường dùng
Thuốc cần quản lý đặc biệt (GN, HTT, thuốc dấu *, thuốc vượt tuyến CMKT)
Phân tích ABC
Cơ cấu thuốc trong nhóm
A
Phân tích VEN
Phân tích
ma trận ABC/
VEN
Cơ cấu thuốc trong nhóm
AN
Trang 302.2.2 Biến số nghiên cứu
Từ cơ sở dữ liệu là cơ cấu DMT tân dược sử dụng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An thì các chỉ số và các biến số cần nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.6 Các biến số nghiên cứu
và điều hòa miễn dịch; nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn;
Biến phân loại
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo
sử dụng thuốc tân dược năm 2015
2 Cơ cấu thuốc điều
trị ung thư và điều
hòa miễn dịch
SKM & GTTT của thuốc điều trị ung thư, thuốc điều hòa miễn dịch
Biến phân loại
Dữ liệu đã phân tích: DMT ung thư và điều hòa miễn dịch sử dụng năm
2015 sau khi phân loại theo nhóm tác dụng dược
lý
3 Cơ cấu hoạt chất
thuốc điều trị ung
tư 40
Biến phân loại
Dữ liệu đã phân tích: DMT điều trị ung thư sử dụng năm 2015
4 Cơ cấu thuốc điều
trị ung thư theo
từng đặc tính
SKM & GTTT của thuốc hóa trị, sinh học và nội tiết trong nhóm điều trị ung thư
Biến phân loại
Dữ liệu đã phân tích: DMT điều trị ung thư sử dụng năm 2015
Trang 31TT Tên biến Định nghĩa Phân
loại biến
Nguồn thu thập
5 Cơ cấu thuốc điều
trị ung thư hóa trị
theo cơ chế tác
dụng
SKM & GTTT các thuốc điều trị ung thư hóa trị theo cơ chế tác dụng: thuốc alkyl hóa, chống chuyển hóa, kháng sinh chống u, alkaloid dừa cạn,
Biến phân loại
Dữ liệu đã phân tích: DMT điều trị ung thư hóa trị sử dụng năm 2015
6 Cơ cấu thuốc điều
trị ung thư nội tiết
theo cơ chế tác
dụng
SKM & GTTT các thuốc điều trị ung thư hóa trị theo cơ chế tác dụng: thuốc kháng andogen,
aromatase,
Biến phân loại
Dữ liệu đã phân tích: DMT điều trị ung thư nội tiết sử dụng năm 2015
7 Cơ cấu thuốc điều
trị ung thư sinh học
theo cơ chế tác
dụng
SKM & GTTT các thuốc điều trị ung thư hóa trị theo cơ chế tác dụng: thuốc kháng thể đơn dòng,
ức chế tyrosin kinase,
Biến phân loại
Dữ liệu đã phân tích: DMT điều trị ung thư sinh học sử dụng năm 2015
8 Cơ cấu theo hoạt
Biến phân loại
Dữ liệu đã phân tích: DMT nhóm tác dụng đối với máu
9 Cơ cấu thuốc theo
nguồn gốc xuất xứ
SKM & GTTT của các thuốc do Việt Nam sản xuất và thuốc không do Việt Nam sản xuất
Biến phân loại
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
10 Cơ cấu thuốc theo
tên biệt dược gốc
và tên INN
SKM & GTTT của các thuốc mang tên biệt dược gốc và tên generic
Biến phân loại
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
11 Cơ cấu thuốc đơn
thành phần và đa
thành phần
SKM & GTTT của các thuốc có chứa 01 loại hoạt chất và thuốc có chứa nhiều hơn 01 loại hoạt chất
Biến phân loại
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm
2015
Trang 32TT Tên biến Định nghĩa Phân
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
13 Cơ cấu thuốc cần
quản lý đặc biệt
SKM & GTTT của các thuốc GN, HTT theo Thông tư 19; các thuốc dấu (*), thuốc vượt tuyến CMKT theo Thông tư 40
Biến phân loại
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
14 Cơ cấu thuốc theo
nhóm A, B, C
SKM & GTTT của các thuốc trong từng nhóm theo lượng GTTT
Biến phân loại
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
15 Cơ cấu thuốc theo
nhóm V, E, N
SKM, số hoạt chất& GTTT của các thuốc trong từng nhóm V,E,N
Biến phân loại
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo
sử dụng thuốc tân dược năm 2015; Phân nhóm VEN của HĐT &ĐT
16 Cơ cấu thuốc nhóm
AN theo tác dụng
dược lý
SKM& GTTT của các thuốc AN theo nhóm tác dụng dược lý của Thông tư 40
Biến phân loại
Dữ liệu đã phân tích: DMT nhóm AN sử dụng năm 2015 sau khi đã phân tích ABC, VEN
2.3 Phương pháp thu thập số liệu
* Hồi cứu các dữ liệu
+ Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015 tại bệnh viện
+ Phân nhóm VEN của HĐT&ĐT
* Cách thức thu thập số liệu: tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về danh
mục thuốc năm 2015 trên cùng một bàn tính Excell bao gồm: tên thuốc (tên
generic, tên thương mại, biệt dược gốc), nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính,
Trang 33dạng dùng hoặc đường dùng, hãng nước sản xuất, đơn giá, số lượng sử dụng, các chỉ số nghiên cứu
- Phụ lục I
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
Cơ cấu theo hoạt chất trong nhóm
thuốc tác dụng đối với máu
Dữ liệu đã phân tích: DMT nhóm tác dụng đối với máu
Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất
xứ
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
2 Cơ cấu thuốc điều trị ung thư và
điều hòa miễn dịch
Thu thập vào phiếu thu thập theo mẫu tại phần II
- Phụ lục I
Dữ liệu đã phân tích: DMT ung thư
và điều hòa miễn dịch sử dụng năm
2015 sau khi phân loại theo nhóm tác dụng dược lý
Cơ cấu hoạt chất thuốc điều trị ung
thư được sử dụng tại bệnh viện đạt
được so với Thông tư 40
Dữ liệu đã phân tích: DMT điều trị ung thư sử dụng năm 2015
Cơ cấu thuốc điều trị ung thư theo
Cơ cấu thuốc điều trị ung thư nội
tiết theo cơ chế tác dụng
Dữ liệu đã phân tích: DMT điều trị ung thư nội tiết sử dụng năm 2015
Cơ cấu thuốc điều trị ung thư sinh
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
Trang 34Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
thuốc tân dược năm 2015
thuốc tân dược năm 2015
vào phiếu thu thập theo mẫu tại phần IV
- Phụ lục I
Dữ liệu sẵn có: Báo cáo sử dụng thuốc tân dược năm 2015
thuốc tân dược năm 2015; Phân nhóm VEN của HĐT &ĐT
Cơ cấu thuốc nhóm AN theo tác
dụng dược lý
Dữ liệu đã phân tích: DMT nhóm
AN sử dụng năm 2015 sau khi đã phân tích ABC, VEN
2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập:
- Sắp xếp số liệu theo mục đích phân tích;
- Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến;
- So sánh, vẽ bảng, biểu, nhận xét
Cơ sở để phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
* Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2015
Các số liệu sau khi thu thập được cho vào phần mềm Microsoft Excel
để xử lý và phân tích theo các bước sau:
Trang 35- Tổng hợp toàn bộ các dữ liệu về danh mục thuốc đã sử dụng năm
2015 trên cùng một bàn tính Excell: tên thuốc (tên generic, tên thương mại, biệt dược gốc), nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, dạng dùng hoặc đường dùng, nước sản xuất, đơn giá, số lượng sử dụng)
+ Liệt kê các sản phẩm thuốc, gồm N sản phẩm
+ Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian) gi (i= 1,2,3, ,N);
Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện qi
+ Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm ci = gi x qi Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc C= ∑ ci
+ Tính tổng số khoản mục, giá trị tiêu thụ, tính tỷ lệ phần trăm theo từng nhóm chỉ số nghiên cứu
*Phân tích ABC/VEN:
Các bước tiến hành trong phân tích ABC:
+ Liệt kê các sản phẩm thuốc, gồm N sản phẩm
+ Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian) gi (i= 1,2,3, ,N);
Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện qi
+ Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm ci = gi x qi Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc C= ∑ ci
+ Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền: pi = ci x 100/C
+ Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần