1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp của tập đoàn siam cement (SCG)

87 2,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Thực hiện trách nhiệm xã hội trong các công ty được coi là cách giao tiếp và sự hiểu biết trách nhiệm xã hội đối với tất cả các bên liên quan, để đạt được sự hợp tác giữa các tổ chức hướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN TRƯỜNG XUÂN NAM

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI (CSR) CỦA DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA TẬP ĐOÀN SIAM CEMENT (SCG)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 06 năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN TRƯỜNG XUÂN NAM

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI (CSR) CỦA DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA TẬP ĐOÀN SIAM CEMENT (SCG)

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH HỘI

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 06 năm 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi Các thông tin và

số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên

Nguyễn Trường Xuân Nam

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TÓM TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu về CSR trên thế giới 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 9

5 Phương pháp nghiên cứu: 9

6 Cấu trúc của luận văn: 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.1 Một số khái niệm liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 10

1.2 Kim tự tháp CSR 12

1.3 Lợi ích của SCR đối với doanh nghiệp 15

1.3.1 Lợi ích về tài chính 15

1.3.2 Lợi ích phi tài chính 19

1.4 Kinh nghiệm CSR một số doanh nghiệp nước ngoài 21

1.4.1 Kinh nghiệm thực hiện CSR của tập đoàn Toyota 21

1.4.2 Kinh nghiệm thực hiện CSR của công ty KPMG Trung Quốc 23

1.5 Thực hiện CSR 24

1.5.1 Tiến hành đánh giá CSR 25

Trang 5

1.5.3 Phát triển cam kết CSR 26

1.5.4 Thực hiện cam kết trách nhiệm xã hội 26

1.5.5 Báo cáo và kiểm tra tiến độ 27

1.5.6 Đánh giá và cải tiến 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CSR TẠI TẬP ĐOÀN SIAM CEMENT GROUP VIỆT NAM 29

2.1 Tổng quan về Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) 29

2.2 Chính sách Phát triển bền vững của SCG 33

2.3 Thực hiện phát triển bền vững tại SCG 35

2.3.1 Giảm thiểu rủi ro 37

2.3.2 Vận hành xuất sắc 38

2.3.3 Tạo ra cơ hội kinh doanh 38

2.4 SCG thực hiện CSR với các bên liên quan 39

2.5 SCG và các phương diện 43

2.5.1 SCG và Phương diện môi trường 43

2.5.2 SCG và Phương diện kinh tế 49

2.5.3 SCG và Phương diện xã hội 50

2.6 Đánh giá việc thực hiện CSR của các công ty SCG tại Việt Nam 54

2.6.1 Mức độ thành công của SCG trong việc thực hiện CSR 54

2.6.2 Thuận lợi và khó khăn của SCG khi thực hiện CSR 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CSR ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN SIAM CEMENT GROUP TẠI VIỆT NAM 61

3.1 Các nhóm giải pháp 62

3.1.1 Nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật 63

3.1.2 Nhóm giải pháp về con người 64

3.1.3 Nhóm giải pháp về tài chính 65

3.1.4 Tăng cường vai trò lãnh đạo với CSR tại SCG 66

3.2 Kết luận 67

3.3 Khuyến nghị chính sách 68

Trang 6

3.5 Đề xuất nghiên cứu sau này 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 1: Sự hài lòng về hình ảnh doanh nghiệp 33

Hình 7: So sánh lượng tiêu thụ năng lượng giữa năm 2007 và 2010 24

Hình 10: Tầm quan trọng của tác động xã hội, môi trường và kinh tế 37

Hình 12: Mô hình các nhóm giải pháp thúc đẩy CSR cho doanh nghiệp 62

Trang 8

ASEAN - Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CSR - Corporate Social Responsibility, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp GRI-G3 - Báo cáo hướng dẫn về Phát triển bền vững của GRI, lần 3

ICLEL - Chính quyền địa phương phát triển bền vững

ISO - Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

NGO - Tổ chức phi chính phủ

OECD - Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển

SCG - Tập đoàn Siam Cement

TBL - Triple Bottom Line, Bộ ba yếu tố cốt lõi

TNHH - Trách nhiệm hữu hạn

TRM - Quản lý trách nhiệm tổng thể

UNCTAD - Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

UNEF - Lực Lượng Khẩn Cấp Liên Hiệp Quốc

WCED - Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển

Trang 9

TÓM TẮT

Trách nhiệm xã hội ngày nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và hiện đã và đang là một phần của “luật chơi” trong nền kinh tế thế giới Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện các hiệp định chính, trong đó có Hiệp định Hàng rào kỹ thuật thương mại (bao gồm tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội) Trên thế giới, các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa không chỉ về chất lượng mà còn cả về khía cạnh xã hội

SCG là một nhóm các công ty tại Thái Lan và một số quốc gia khác như Việt Nam, Philipines và được thành lập từ năm 1913 với ngành sản xuất xi măng đầu tiên ở Thái Lan Công ty đầu tiên của SCG bắt đầu hoạt động trong ngành công nghiệp xi măng và một số ngành liên quan, sau đó dần dần trở thành nhà sản xuất xi măng lớn nhất ở Thái Lan Kể từ đó các doanh nghiệp mở rộng vào giấy, hóa chất, vật liệu xây dựng và thị trường hậu cần như vận chuyển, dịch vụ Từ năm 1992, SCG đã đầu tư vào Việt Nam với việc thành lập văn phòng đại diện tại thành phố

Hồ Chí Minh, sau đó thành lập nhiều Công ty tại Hồ Chí Minh và Bình Dương Hiện nay, SCG đã khoảng 24.000 nhân viên trên toàn Thái Lan, Việt Nam và một

số nước Đông Nam Á với 200 công ty thuộc 5 nhóm kinh doanh trên thị trường chính ở cả hai cấp độ trong nước và quốc tế Trong lịch sử kinh doanh, đã có nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa, CSR

đã được giới thiệu và ứng dụng để khắc phục vấn đề bằng cách đạt được sự tin tưởng của tất cả các bên liên quan để đạt được tính bền vững dài hạn

Việc tiếp cận CSR mới có thể vừa hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh lâu bền vừa đóng góp vào việc bảo vệ và cải thiện tiêu chuẩn xã hội, tiêu chí xây dựng CSR là trọng tâm trong tổng thể chiến lược kinh doanh nhằm thức đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề và thách thức trong quá trình kinh doanh và phát triển

Trang 10

bền vững “Triple Bottom Line” phụ thuộc vào ba yếu tố chính là môi trường, xã hội

và kinh tế Và đây chính là một trong những yếu tố đã được xây dựng tại tập doàn SCG Hơn nữa SCG đã mở rộng chiến lược kinh doanh của họ để đáp ứng tất cả các khía cạnh theo khái niệm bộ ba cốt lõi để giảm rủi ro và tăng danh tiếng của công

ty Thực hiện trách nhiệm xã hội trong các công ty được coi là cách giao tiếp và sự hiểu biết trách nhiệm xã hội đối với tất cả các bên liên quan, để đạt được sự hợp tác giữa các tổ chức hướng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội một cách đồng nhất Đồng thời, việc nghiên cứu trường hợp của SCG được thực hiện thông qua phân tích các yêu cầu tích hợp các khía cạnh xã hội, đạo đức và sinh thái đã góp phần làm

rõ định hướng phát triển bền vững của SCG Theo đó, các cấp quản lý chiến lược và hoạch định chiến lược tập trung vào phát triển theo hệ thống, quy trình quản lý, kiểm soát quy trình và hệ thống thông tin giám sát, sự xuất sắc cá nhân, tổ chức và

xã hội cũng như sự hài lòng của khách hàng, kết quả kinh tế, kết quả môi trường, xã hội Các phân tích này sẽ được thảo luận cụ thể trong phần nội dung luận văn

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tình trạng cạnh tranh ngày càng cao hiện nay đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao cảm nhận về chất lượng vượt trội hoặc đạt được lòng tin trong nhận thức của khách hàng Hơn nữa, số lượng các công ty đa quốc gia ngày càng tăng mỗi năm và nó đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với xã hội, môi trường và kinh tế Bên cạnh đó, các sự cố ô nhiễm, sự quan tâm của giới khoa học cũng như công chúng về môi trường đặc biệt là việc khai thác quá mức có thể làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên nếu chúng ta không sử dụng nó một cách hiệu quả Vì vậy, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) được xem như là một phần của sự bền vững liên quan đến các nghĩa vụ của doanh nghiệp để theo đuổi các chính sách phù hợp trong việc thực hiện những quyết định hoặc theo đuổi các hành động cần thiết về các mục tiêu và các giá trị của xã hội (Bowen, 1953)

CSR quan tâm đến các hoạt động của công ty và thành tựu trong lĩnh vực xã hội, theo đó các công ty phải xây dựng và thực hiện các mục tiêu xã hội và các chương trình cũng như tích hợp đạo đức kinh doanh vào việc ra quyết định, chính sách và hành động (Carrol, 1991) Hiện nay, CSR giúp con người nâng cao nhận thức và động viên mọi người tham gia các hoạt động của công ty, quan tâm nhiều hơn đến bên liên quan, không phải chỉ đánh giá các hoạt động trách nhiệm xã hội cá nhân Đồng thời, trách nhiệm xã hội đòi hỏi các công ty xem xét đến các tác động lâu dài dựa trên sự phát triển bền vững xã hội và sinh thái của các hoạt động kinh doanh (Frankental, 2001)

Hiện nay, Thụy Điển dường như là quốc gia có việc thực hiện trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững bởi nhiều công ty thành công rất quan tâm như IKEA và H&M Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa được nhận thức đầy đủ và chỉ có số ít công ty

đã và đang thực hiện trách nhiệm xã hội Vì thế, Tôi muốn tiến hành nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này Ngoài ra, luận văn tập trung vào “Những lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp – nghiên cứu trường hợp

Trang 12

của tập đoàn Siam Cement (SCG)” để có thể hiểu rõ hơn về việc thực hiện và làm thế nào nó ảnh hưởng lên toàn bộ tổ chức Hơn nữa, SCG là một trong những hình mẫu cơ bản trong việc phát triển các hoạt động CSR của Thái Lan và Việt Nam, đây

là một trong những lý do Tôi đã chọn SCG làm tình huống nghiên cứu thực tế Ngoài ra, SCG được xếp thứ 14 trong 200 công ty tham gia vào CSR ở Châu Á theo như Đánh giá về phát triển bền vững châu Á năm 2009

Thêm vào đó, báo cáo này tập trung vào các lợi ích của việc hoạt động CSR cũng như phát triển bền vững Dựa trên ý tưởng chính là đạt được phát triển kinh tế

và xã hội đảm bảo không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên Nó đi kèm với những điều cơ bản để giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên cũng như để duy trì các hệ sinh thái và công bằng trong thời gian dài cho thế hệ sau (Laszlo, 2003) Theo đó, phát triển kinh tế phải đi cùng với việc duy trì môi trường

2 Tình hình nghiên cứu về CSR trên thế giới

2.1 Lịch sử phát triển của CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh luận cho tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học, và cả các chính trị gia trên toàn thế giới trong nhiều năm qua

Trong cuốn sách Kinh Doanh có trách nhiệm: Làm thế nào để quản trị thành công một chiến lược CSR, tác giả Manfred Pohl và Nick Tolhurst đã dẫn ra nghiên cứu của Weyne Visser về cuộc cách mạng của CSR Ông chỉ ra rằng khái niệm về CSR đã được tranh luận và thực hành từ dạng này sang dạng khác khoảng 4,000 năm trước Trong đạo Hinđu và đạo Phật đã có những lời răn dạy đạo đức xoay quanh việc cho vay nặng lãi, và đạo Hồi thì ủng hộ cho chính sách “Zakat” (Zakat

là khoản tiền mà mỗi người khỏe mạnh đóng góp để giúp đỡ cho một số đối tượng nhất định)

Quan điểm hiện đại về “Trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp – CSR có thể nói được đánh dấu từ giữa những năm 1800 với tên tuổi của John H Patterson khi ông làm dấy lên làn sóng về phúc lợi xã hội trong ngành công nghiệp và John D

Trang 13

Rockefeller lập nên một quỹ từ thiện, là hình mẫu của quỹ từ thiện Bill Gates hơn một trăm năm sau (Carroll, 2008) Mặc dù vậy, thuật ngữ “CSR” chỉ được dùng phổ biến từ những năm 1950, với sự đánh dấu cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của người làm kinh doanh” (Bowen 1953) Học thuyết càng được củng cố mạnh mẽ bởi làn sóng về vấn đề môi trường những năm 1962 và làn sóng quyền lợi người tiêu dung những năm 1965

Thập niên 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các định nghĩa và học thuyết xoay quanh thuật ngữ “CSR” Archie Carroll đã lồng ghép vào

đó bốn khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện Sau đó ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR Pyramid) (Carroll, 1979), cũng như đưa ra những điều luật về CSR đầu tiên trên thế giới (Sullivan Code) Năm 1980, điều luật về đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động được giới thiệu tới công chúng (Responsible Care)

Vào những năm 1990, CSR đã được tổ chức hóa thành các tiêu chuẩn như ISO

14001 và SA 8000, những bản hướng dẫn như Hướng dẫn chủ động báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI), hay những điều lệ quản trị công ty như Cadbury và King

Sang thế kỷ XXI, một loạt các hướng dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về CSR được ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn: “Từ A đến Z những điều cần biết về CSR” (The A to Z of corporate social responsibilities)

Thậm chí hiện nay trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện khái niệm CSR mới – CSR 2.0 (Corporate Sustainability Responsibility) trên cơ sở kế thừa và phát triển khái niệm CSR 1.0

John D Rockefeller: sáng lập tập đoàn dầu lửa Standard Oil, sáng lập trường

ĐH Chicago và Rockefeller, sang lập quỹ từ thiện Rockefeller Như vậy có thể xem CSR như một làn sóng mạnh mẽ đang trỗi dậy trên thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua Nó đã trở thành một trong những đề tài nghiên cứu gây nhiều chú ý và tranh luận nhất cho các học giả Chúng ta hãy thử nhìn nhận những hướng nghiên cứu chính về CSR của các học giả nước ngoài và trong nước sau đây

Trang 14

* Những hướng nghiên cứu chính

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được công bố trên thế giới Các đề tài liên quan trực tiếp đến các học giả nước ngoài

có thể được chia thành 4 nhóm như sau:

Nhóm 1: Nhóm chủ yếu nghiên cứu, đưa ra những lý luận cơ bản về trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp Tuy nhiên những lý luận này là khác nhau, tùy thuộc vào từng góc độ đánh giá của các học giả Nhưng nhìn chung, các bài lý luận thuộc nhóm này có sự kế thừa và phát triển từ những bài nghiên cứu trước đó Nhóm này

là một trong hai nhóm có số lượng bài nghiên cứu nhiều nhất Một số bài tiêu biểu của nhóm này gồm có:

- “The social responsibility of business is to increase its profit”, Fredman Milton (1970), đăng trên tạp chí the New York Times, ngày 13 tháng 9, năm 1970 Bài báo cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm xã hội là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị cổ đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung thực và công bằng Ông cho rằng trách nhiệm xã hội là của nhà nước, nên người chủ doanh nghiệp, đại diện cho các cổ đông, chỉ thực hiện các trách nhiệm xã hội mà anh ta mong muốn, đã có sự thông qua của cổ đông

- “Corporate Social Responsibility – Evolution of a definitional construct”, của tác giả Carroll Archie (1999), đăng trên Business Society Ông cho rằng CSR có một phạm vi lớn hơn, “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định”

- “Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches”, Duane Windsor (2006) đăng trên Journal of Management Studies Ông đã kế thừa và phát triển những lý luận của các học giả trước đó để đúc kết ra ba phương pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Ông định nghĩa khái niệm “công dân doanh nghiệp” là sự giao thoa của 2 lợi ích: sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng Từ đó ông cho rằng một “công dân doanh nghiệp” cần có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công ty, ảnh hưởng của chính trị và làm từ thiện một cách chiến lược

Trang 15

Nói tóm lại tuy các bài nghiên cứu thuộc nhóm này có sự khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng hầu hết là sự kế thừa và phát triển ra các lý luận mới mẻ Tất cả đều cho thấy rõ mức độ gắn kết của CSR với doanh nghiệp

Nhóm 2: Nhóm chủ yếu nghiên cứu về tác động của CSR đối với doanh nghiệp và

các bên liên quan Những bài nghiên cứu thuộc nhóm này tập trung làm sự rõ tác động của một yếu tố hoặc một vài yếu tố trong 6 yếu tố chính của CSR đến doanh nghiệp và các bên liên quan 6 yếu tố đó là thực hành kinh doanh trung thực, môi trường, lao động, người tiêu dùng, hòa hợp và phát triển cộng đồng, điều hành doanh nghiệp và quyền con người

Trong nhóm này nổi bật lên một số bài nghiên cứu sau:

- “Innovative CSR: From Risk Management to Value Creation” của các tác giả Celine Louche, Samuel O Idogu, Walter Leal Filho Cuốn sách là tập hợp những bài nghiên cứu hay có những điểm tương đồng Nội dung chủ yếu nêu ra những quan điểm của các tác giả về mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới giá trị và sáng tạo trong doanh nghiệp

Sau đó tác giả áp dụng lý luận vào phân tích các trường hợp cụ thể như ngành y dược, giáo dục hay thậm chí là một doanh nghiệp cụ thể ở Ireland Qua đó, thấy rõ được vai trò của CSR đối với hoạt động đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp

- Corporate Social Responsibility: CSR Communication as an Instrument to Consumer-Relationship Marketing, của tác giả Elena Bueble (2009) Cuốn sách nêu lên mối quan hệ giữa CSR và sự thể hiện của công ty, và đặc biệt là coi giao tiếp CSR như một kênh quản trị quan hệ khách hàng Tác giả còn có những đóng góp quan trọng trong việc định hình phương pháp tính toán mức độ giao tiếp CSR với khách hàng Thông qua đó, tác giả cũng đưa ra những chiến lược để các doanh nghiệp có thể áp dụng việc thực hiện CSR vào quản trị quan hệ khách hàng

- “Corporate Social Responsibility: The key role of human resource management”, của các tác giả Surpan Sarma, Joity Sarma, và Arti Devi (2009) Nhóm các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa CSR và hoạt động quản trị nhân sự trong công ty CSR có thể làm nền tảng cho việc quản trị nhân sự được hiệu

Trang 16

quả, và quản trị nhân sự được gợi ý mang ý nghĩa quan trọng nhất trong việc thúc đẩy các hoạt động CSR ở mọi cấp độ trong công ty

Nhìn chung nhóm này là nhóm có số lượng bài nghiên cứu đông đảo nhất và cũng đa dạng nhất Mỗi bài nghiên cứu lại bao gồm một chủ đề nhỏ trong bức tranh toàn cảnh CSR Vì vậy muốn hiểu được hầu hết các quan điểm, cần phải có một hệ thống kết nối cũng như phân loại cụ thể, rõ rang

Nhóm 3: Nhóm chủ yếu đi tìm các phương pháp để đánh giá vai trò, ý nghĩa, mức

độ hiệu quả của các chương trình CSR đối với doanh nghiệp

Một số đại diện của nhóm này gồm có:

- “The business case for corporate social responsibility: A company-level measurement approach for CSR”, Manuela Weber (2008) Ông cho rằng, mặc dù có nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa CSR

và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những cách tiếp cận để tính toán sự ảnh hưởng của CSR vẫn còn thiếu trong các tài liệu hiện thời Bài nghiên cứu tập trung vào câu hỏi làm thế nào để tính toán được ảnh hưởng của các hoạt động CSR đến doanh nghiệp Sử dụng mô hình các bước đánh giá có thể giúp các nhà quản trị trong công việc này

- "An empirical Examination of the Relationship between Corporate Social Responsibility Disclosure and Financial Performance in an Emerging Market", Mustaruddin Saleh, Norhayah Zulkifli, Rusnah Muhamad (2008) Nhóm tác giả đã dùng phương pháp khảo sát và lượng hóa các số liệu thu thập tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Malaysia Kết quả đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa CSR và các lợi ích tài chính

Nhóm 4: Nhóm những gợi ý, chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt động

CSR cho từng khu vực, từng quốc gia, hay từng ngành cụ thể

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu thuộc nhóm này đó là:

- “Priorities for Corporate Social Responsibility: a Survey of Businesses and their stakeholders”, của nhóm tác giả Richard Welford, Clifford Chan, và Michelle Man

Trang 17

Bài báo đã phát phiếu điều tra tới 491 tổ chức ở Hồng Kong với bảng hỏi và các thang điểm đánh giá để so sánh Sau khi xử lý số liệu, các tác giả này đã tìm ra các nhóm nhân tố của CSR mà các doanh nghiệp Hồng Kong cho là quan trọng và đặt

ưu tiên lên hàng đầu Tuy nhiên sự đánh giá này là khác nhau dưới các góc nhìn của chính phủ, nhà đầu tư, cổ đông, ban giám đốc và nhân viên trong công ty

- “Corporate Social Responsibility: Strategic Implications”, McWilliams, Abagail; Siegel Donald S; Wright Patrick, M (2005), đăng trên tạp chí Journal Management Studies Nhóm các tác giả đã phát triển một khuôn mẫu cho việc nhận định các hàm ý chiến lược về CSR trong doanh nghiệp Sau đó các tác giả nghiệm thu những kết quả nghiên cứu trước đó, phân loại và đưa vào áp dụng cho phù hợp với những khuôn mẫu sẵn có Nhờ vậy mà, nhóm các tác giả đã đưa ra được một bộ các chiến lược về việc thực hiện CSR dựa trên kế thừa quan điểm của khá nhiều học giả khác

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nhắc đến CSR là nhắc đến một khái niệm còn rất mới mẻ và mơ

hồ đối với một số không ít các doanh nghiệp CSR được giới thiệu tới Việt Nam bởi các công ty đa quốc gia có nhà máy tại Việt Nam, thông qua các quy tắc ứng xử Các công ty may mặc và da giầy, điển hình là May 10 là những công ty đầu tiên ở Việt Nam thực hiện chính sách về CSR Chính vì lẽ đó mà số lượng các bài nghiên cứu về CSR ở Việt Nam là chưa nhiều Những công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến:

- Báo cáo về CSR ở Việt Nam”, Nigel Twose và Tara Rao (2003) tổng kết tình hình thực hiện CSR trong ngành dệt may và da giầy của Việt Nam, đã chỉ ra những động lực thúc đẩy thực hiện CSR trong 2 ngành này nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy thực hiện CSR trong cộng đồng doanh nghiệp

Theo các tác giả, chính phủ Việt Nam nên quan niệm rằng thực hiện CSR chính

là cơ chế quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh quốc gia trên thị trường thế giới

- “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR: một vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn

Trang 18

Đình Cung và Lưu Minh Đức, đăng trên viện khoa học xã hội Việt Nam Bài viết đã tóm tắt một số vấn đề lý luận về CSR, các vấn đề tranh cãi xoay quanh chủ đề này, cũng như đã nêu ra được thực trạng hoạt động CSR ở Việt Nam Nhóm tác giả đồng thời cũng nêu ra khuyến nghị sự cần thiết của việc đổi mới chính sách quản lý của nhà nước, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện CSR

- Phạm Văn Đức (2010) đã chỉ ra rằng việc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chưa làm rõ được việc thực hiện CSR tại công ty cụ thể tại Việt Nam hoặc các tập đoàn đa quốc gia có xây dựng công ty ở Việt Nam Chính điều này đã cho chúng tôi thấy được khoảng trống trong nghiên cứu tình huống việc thực hiện CSR trong một doanh nghiệp cụ thể

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của các giá trị và các hoạt động trách nhiệm xã hội bằng cách phân tích các nghiên cứu đối với trường hợp của tập đoàn SCG – tập đoàn bao gồm nhiều công ty cung cấp nhiều ngành nghề kinh doanh như hóa chất, phân phối, giấy, vật liệu xây dựng và xi măng Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng tập trung vào tổng thể công ty, và các công ty trực thuộc SCG tại Việt Nam để phản ánh bức tranh toàn cảnh về khái niệm và cách thức tổ chức truyền thông và thực hiện trách nhiệm xã hội, để tạo ra những lợi ích đối với nội bộ cũng như bên ngoài SCG, nó là một ví dụ tốt về thực hiện trách nhiệm xã hội ở Thái Lan cũng như Việt Nam, và trong số rất nhiều tổ chức đã thành công trong việc phát triển CSR trong khu vực Đông Nam Á

Để đạt được mục tiêu đó, nghiên cứu tập trung giải quyết 3 câu hỏi trọng tâm sau:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động CSR của SCG?

- Bằng cách nào các hoạt động CSR tạo sự phát triển trong kinh doanh?

Trang 19

- Lợi ích của việc thực hiện các hoạt động CSR là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: Vấn đề thực hiện CSR tại các công ty trực thuộc tập đoàn SCG tại

Việt Nam

- Phạm vi:

Không gian: Các công ty trực thuộc tập đoàn SCG tại Việt Nam

Thời gian: Giai đoạn 2012 – 2014

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp – phân tích, phương pháp thống kê để phân tích, nhận định để có được những đánh giá về vấn đề và đưa ra các gói giải pháp

6 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng vấn đề thực hiện CSR tại tập đoàn Siam Cement Group Việt Nam

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả CSR đối với tập đoàn Siam Cement Group tại Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được biết đến như một trong những yếu tố làm nên rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng doanh số, lợi nhuận, giảm tỉ lệ thôi việc hay mở rộng cơ hội phát triển thị trường Trên thực tế kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm không mới và ở trên bình diện thế giới thì từ những năm của thập niên 1980, CSR đã trở thành một chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi công ty Từ đó tới nay, CSR đã dần chứng tỏ được vai trò lớn lao của mình đối với sự phát triển chung của doanh nghiệp cũng như sự hài hòa với lợi ích của xã hội Chính vì thế, khái niệm CSR đang ngày một được sự quan tâm, cũng như được đầu tư nhiều hơn từ phía các doanh nghiệp

1.1 Một số khái niệm liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

(CSR)

Tại Việt Nam, kể từ khi xảy ra một số vụ việc gây xôn xao dư luận như công

ty Vedan Việt Nam bức tử sông Thị Vải, nước tương nhiễm 3-MCPD hay sữa nhiễm độc chất melamine Kể từ đó, dư luận ngày một quan tâm và bàn bạc nhiều hơn về cụm từ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc kinh doanh đối với môi trường cũng như người tiêu dùng Để nói tới vấn đề liên quan tới trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp, cộng đồng thế giới cùng thống nhất một cụm từ chung, đó là “Corporate Social Responsibility – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”

Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Điều này phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi công ty, chính phủ dựa trên điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mỗi đối tượng Keith Davies (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng: ”CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu, pháp lý, công nghệ”

Trang 21

Còn A Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả những vấn

đề pháp lý, kinh tế, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định” Trong khi đó, theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm bao trùm các khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”

Như vậy, chúng ta phần nào thấy được bản chất của CSR và trong luận văn này tác giả quyết định lấy quan điểm chính thức của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững – World Business Council for Sustainable Development

(WBCSD) làm để làm bật lên bản chất của CSR, đó là: “CSR là cam kết liên tục của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh

tế, trong khi đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ cũng như của cộng đồng và xã hội” Lý do tác giả chọn quan điểm này để minh

họa cho khái niệm CSR vì WBCSD là một tổ chức nghiêm túc trong thúc đẩy CSR trong các doanh nghiệp thành viên và quan điểm này cũng được giới khoa học đánh giá cao

Đồng thời, cũng có rất nhiều định nghĩa khác về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp:

Theo liên minh châu Âu:

“Một khái niệm theo đó các công ty tích hợp vấn đề xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh của họ và trong sự tương tác của họ với các bên liên quan trên

cơ sở tự nguyện” (www.eu-trader.org)

Định nghĩa khác về trách nhiệm xã hội (BSR)

“CSR đề cập đến các công ty đạt được thành công thương mại theo những cách nhằm tôn vinh giá trị đạo đức và tôn trọng nhân dân, cộng đồng và môi trường tự nhiên” (www.bsr.org/AdvisoryServices /CSR.cfm)

Trang 22

Ba định nghĩa trên là những thuật ngữ phổ biến về hoạt động và trách nhiệm xã hội

và môi trường Hơn nữa, nó chỉ dẫn cách thức một công ty nên lồng ghép tác động môi trường và xã hội vào hoạt động kinh doanh của họ Trong phần tiếp theo, chúng

ta sẽ thảo luận cụ thể hơn trách nhiệm xã hội cũng như ba cốt lõi

1.2 Kim tự tháp CSR

Quan điểm “Làm tốt để làm tốt” là quan điểm cũ về CSR (Vogel, 2005) Theo quan điểm này, các công ty sử dụng CSR để gây dựng danh tiếng của doanh nghiệp thông qua các hoạt động từ thiện, vì vậy, nó chỉ tập trung chủ yếu vào đỉnh của kim

tự tháp CSR Theo như hình 1 trình bày về kim tự tháp CSR, Caroll (1991) đã phát triển kim tự tháp về trách nhiệm xã hội gồm 4 mức độ khác nhau: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện (theo chiều từ dưới lên trên) Theo hình 1 thì “trách nhiệm kinh tế” là mức mà các tổ chức kinh doanh tạo ra để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong

xã hội, nó cũng cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong một khoản lợi nhuận nhất định Mức độ tiếp theo được gọi là “trách nhiệm pháp lý”, trong đó kinh doanh là để đi cùng với các luật và quy định hiện hành, cũng như chính quyền địa phương để thực hiện các hợp đồng xã hội giữa doanh nghiệp và xã hội nhằm đáp ứng tối thiểu các yêu cầu pháp lý Mức thứ ba của kim tự tháp là

“trách nhiệm đạo đức” liên quan đến các khía cạnh trong vận hành kinh doanh bảo đảm sự công bằng, công lý và trách nhiệm đạo đức và các hành động này liên quan chặt chẽ với các khía cạnh và mong đợi của các thành viên trong xã hội Hầu hết các công ty có sự quan tâm cao về CSR đều cố gắng thực hành “trách nhiệm đạo đức” với mức độ mong đợi cao thậm chí cao hơn yêu cầu của pháp luật “Trách nhiệm đạo đức” được coi là nhân viên tổng thể, các cổ đông, và cộng đồng để giữ quyền

và công bằng đối với tất cả các bên liên quan

Đỉnh của kim tự tháp được gọi là “Trách nhiệm từ thiện” trong đó nhấn mạnh vào hành động tổng thể của công ty Công ty có trách nhiệm đối với các mong đợi của xã hội để dần trở thành công dân doanh nghiệp tốt trong khi thúc đẩy thiện chí

và phúc lợi của con người, chẳng hạn như những đóng góp cho nghệ thuật, giáo

Trang 23

dục, hoặc cộng đồng Quá trình này là rất quan trọng để các nhà quản lý và nhân viên tham gia hoạt động tình nguyện và từ thiện trong cộng đồng (Carroll AB, 1991)

Hình 1: Kim tự tháp Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

(Nguồn: Carroll, 1991)

Dựa theo mô hình này, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện Cụ thể như sau:

- Trách nhiệm kinh tế: tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu

quả kinh doanh và tăng trưởng là những điều kiện tiên quyết Điều này là đương nhiên bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân Bên cạnh đó, doanh nghiệp là một thành tố cấu tạo nên xã hội, do vậy chức năng kinh doanh cần được ưu tiên và đặt lên hàng đầu Cũng có thể nói rằng trách nhiệm kinh tế là yếu tố nền tảng và các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp

- Trách nhiệm pháp lý: hay còn được gọi là trách nhiệm tuân thủ pháp luật

chính là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội Nhà nước có trách nhiệm mã hóa những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, xã hội vào các văn bản pháp luật Doanh nghiệp, dựa trên cơ sở đó, sẽ theo đuổi các mục tiêu về kinh tế của mình dựa trên những chuẩn mực, quy tắc trong các bộ luật được ban hành Cùng với trách

Trách nhiệm kinh tế

Làm đúng, công bằng, không gây hại

Trách nhiệm đạo đứcTrách nhiệm pháp lý

Đóng góp công đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống

Trách nhiệm

từ thiện

Luật pháp là những điều lệ của xã hội

Là nền tảng của tất cả cách trách nhiệm trên

Trang 24

nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý là hai bộ phận nền tảng, cơ bản nhất và không thể thiếu đối với CSR

- Trách nhiệm đạo đức: đây là những chuẩn mực, quy tắc được xã hội thừa

nhận nhưng chưa có mặt trong các văn bản luật Trên thực tế, những chuẩn mực xã hội luôn biến đổi và vì thế những chính sách pháp luật chỉ có thể theo sau trong quá trình biến đổi này Do đó, pháp luật không thể phản ánh hết những đòi hỏi về những quy tắc ứng xử của xã hôi Vì vậy, trách nhiệm thực hiện đúng luật pháp là đòi hỏi tối thiểu với doanh nghiệp Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải thực hiện những nghĩa vụ, quy tắc ngoài luật hay chính là trách nhiệm đạo đức Việc thực hiện trách nhiệm đạo đức là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp nhưng lại có vai trò trung tâm đối với CSR (ví dụ như việc thực hiện ngày nghỉ cuối tuần, tiền cho nhân công làm thêm ca, uy tín đối với đối tác, quan hệ tốt với khách hàng…)

- Trách nhiệm từ thiện: là những hoạt động của doanh nghiệp đã vượt qua sự

kỳ vọng của xã hội Một số ví dụ như trao quà cho trẻ mồ côi, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên,… Trách nhiệm từ thiện khác trách nhiệm đạo đức ở chỗ, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này “hoàn toàn tự nguyện” Nếu doanh nghiệp không thực hiện CSR tới mức độ này thì họ vẫn được coi là đã hoàn thiện đầy đủ trách nhiệm với xã hội

Bên cạnh những phân tích về nội dung của mô hình trên, nó cũng được đông đảo học giả đưa ra rất nhiều đánh giá tích cực:

- Có tính toàn diện và khả thi cao Mô hình này có thể được áp dụng trong việc xây dựng khuôn khổ chính sách về CSR của nhà nước

- Việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng đã làm thỏa mãn nhu cầu về lý thuyết đại diện trong quản trị doanh nghiệp Đồng thời, việc làm này còn giúp xóa đi những hoài nghi về tính trung thực trong những chương trình CSR của doanh nghiệp Cũng vì vậy, nó xóa đi ranh giới của việc thực hiện CSR là “vì mình” hay

“vì người”, khiến hai mục đích này là không thể tách rời

- Ranh giới giữa các tầng của kim tự tháp luôn chồng lấn lên nhau, không thể tách rời và tác động lẫn nhau

Trang 25

- Làm rõ mối quan hệ giữa công việc từ thiện và trách nhiệm xã hội Một cách hình tượng, có thể nói rằng từ thiện chỉ là bề nổi của tảng bang chìm CSR mà thôi

- Việc cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia trong việc thực hiện các chuẩn mực CSR được đề cập tới như một nội dung then chốt của quản trị doanh nghiệp

1.3 Lợi ích của SCR đối với doanh nghiệp

Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu về quản lý Ashridge, cứ 10 nhà quản lý điều hành cấp cao thì có đến 9 người tin rằng CSR là rất quan trọng với các hoạt động kinh doanh của công ty Hơn 3/4 các nhà quản lý cho rằng công ty cần hoạt động theo những phương thức có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng 3

Tác giả chia lợi ích của CSR với doanh nghiệp theo hai tiêu chí chính Đó là lợi ích tài chính và lợi ích phi tài chính Sau đây là những phân tích kỹ hơn về lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp

1.3.1 Lợi ích về tài chính

 Giảm chi phí sản xuất

Với việc áp dụng CSR, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các công ty có thể tiết kiệm đáng kể chi phí Thông thường những công nghệ hiện đại hơn, sạch hơn luôn

đi kèm với đó là giá thành đầu vào cũng rất thấp Công ty sản xuất gốm sứ Giang tây, Trung quốc, khi lắp đặt công nghệ mới thân thiện với môi trường đã tiết kiệm gần 10 triệu USD mỗi năm, với kết quả giảm 6% lượng nước sử dụng, 65% lượng chất thải nước và 74% chất thải khí (4)

Một ví dụ khác đến từ tập đoàn PepsiCo với dự án hỗ trợ và thu mua ngô ở San Gabriel, Mexico Khoảng hơn 300 hộ nông dân nghèo ở đây không còn phải bán ngô thông qua trung gian nữa mà bán trực tiếp sản phẩm cho tập đoàn Pepsi Pepsi đảm bảo thu mua với cùng một giá mà họ chi trả cho nông dân ở vụ mùa trước Ngoài ra họ còn hỗ trợ nông dân về tài chính để mua hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các thiết bị phục vụ mùa màng Dự án ngô này đã giúp Pepsi tiết kiệm được chi phí vận chuyển vì các trang trại gần 2 nhà máy của họ Hơn nữa việc

sử dụng các trang trại địa phương là sự đảm bảo tốt nhất cho chất lượng sản phẩm

Trang 26

của Pepsi “Điều này đã mang đến cho chúng tôi tác động đòn bẩy tuyệt vời bởi vì giá ngô không biến động nhiều nhưng giá vận chuyển thì tăng lên liên tục”, Ông Pedro Padierna, Chủ tịch của PepsiCo ở Mexico, Trung Mỹ và vùng Caribbean cho biết Rõ ràng khi thực hiện các chiến lược CSR, PepsiCo không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân ở San Gabriel mà đã giúp chính mình cắt giảm chi phí sản xuất

Hình 2: Động lượng CSR (Nguồn: IBM Institute for Business Valuve)

Biểu đồ trên được lấy từ khảo sát của viện IBM về giá trị doanh nghiệp Chúng ta có thể thấy số liệu ở cột thứ 4 từ trái sang chỉ ra rằng các công ty tập trung vào hoạt động CSR mang lại hiệu quả cắt giảm chi phí (Cost savings), với 38% số công ty được khảo sát đang hoạt động rất tốt trong lĩnh vực này, và 47% đang bắt đầu thực hiện các chiến lược CSR nhằm cắt giảm chi phí Điều này góp phần chứng minh hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí khi thực hiện các hoạt động CSR là hoàn toàn đúng đắn

Trang 27

 Tăng doanh số bán hàng

Hình 3: Đường giá trị CSR

(Nguồn: IBM Institute for Business Value) Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy ở phía bên phải của đường giá trị CSR

là khả năng có được những thị trường mới, những đối tác mới, sự đổi mới sản phẩm

và dịch vụ Nhờ vậy mà doanh số bán hàng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận tăng

Một loạt các công ty đang áp dụng các chiến lược tương tự nhằm nâng cao lợi ích

xã hội cho người nghèo, mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao Một trong những ví

dụ đi đầu là sự phát triển một sản phẩm sữa chua vi-ta-min tăng cường của Danone, bán với giá là 11 cents ở Bangladesh Tuy sản phẩm không này không đem về lợi nhuận ngay lập tức nhưng nó đã giúp công ty có một sự hiểu biết vô giá về 2.5 triệu khách hàng tiềm năng với mức sống dưới $2.5 một ngày (5)

Tập đoàn Philips cũng là một ví dụ tuyệt vời trong trường hợp này Philips bắt đầu bán các thiết bị thắp sáng bằng năng lượng mặt trời với chi phí thấp ở châu

Trang 28

Phi, nơi mà người dân không có cơ hội được tiếp cận với hệ thống mạng lưới điện Ông Harry Verhaar, giám đốc bộ phận phát triển bền vững nói: “Đây là thị trường của chúng tôi Chúng tôi muốn chỉ cho khách hàng thấy rằng sản phẩm của chúng tôi không những mang lại lợi ích kinh tế cho công ty mà còn tốt cho khách hàng và

hệ sinh thái”

 Tăng tỷ lệ các hợp đồng quốc tế

Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các công ty Việt

Nam muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì CSR thực sự chính là một giải pháp Các tập đoàn đa quốc gia thường yêu cầu rất khắt khe về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vì họ đứng trước sức ép rất lớn từ phía khách hàng ở các nước phát triển, hoặc do chính điều luật của công ty họ quy định như vậy Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực sự lao vào cuộc cách mạng CSR thì mới có thể tham gia cuộc chơi toàn cầu này Hơn nữa, năm 2014, Việt Nam sẽ xóa bỏ toàn

bộ rào cản thuế quan thương mại theo hiệp định của WTO Liệu doanh nghiệp của chúng ta có thể cạnh tranh được hay không? Hay có thể dành được những hợp đồng quốc tế được hay không? CSR chính là một phần của câu trả lời! Việc thực hiện tốt CSR sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế hay ít nhất là không bị đánh bật ra vì không đủ tiêu chuẩn khi tham gia ký kết các hợp đồng quốc tế

 Tăng tỷ lệ các nhà đầu tư quốc tế

Phương pháp đánh giá CSR phổ biến nhất hiện nay là dựa vào các chỉ số KLD - Kinder, Lydenberg, Domini Research & Analytics Chỉ số này được đưa ra vào năm 1990, để bao hàm các chỉ số CSR vào các quyết định đầu tư Các nhà đầu

tư sẽ thường đưa ra các quyết định đầu tư vào những công ty được KLD đánh giá có chỉ số về CSR dương, tức là thực hiện tốt và có hiệu quả các chiến lược CSR

Theo bản báo cáo hàng năm của PRI – Principles of Responsible Investment cho năm 2011, có trên 900 chữ ký phê chuẩn từ 48 quốc gia đồng ý với quy định của Liên hợp quốc về đầu tư có trách nhiệm, với tổng giá trị tài sản đầu tư là 30 nghìn tỉ đô-la Năm 2011, 545 nhà đầu tư bắt đầu hoàn thành cuộc khảo sát đánh giá

Trang 29

báo cáo PRI hàng năm để chỉ ra cách họ thực hành sáu quy tắc đầu tư có trách nhiệm như thế nào Trong số đó, 94% chủ tài sản và 93% giám đốc đầu tư ngày nay

có luật đầu tư có trách nhiệm một cách nghiêm túc Báo cáo cũng chỉ ra rằng trên 50% các nhà đầu tư bên ngoài gắn kết chặt chẽ với các chỉ số CSR của KLD 71% các công ty đầu tư yêu cầu các công ty công khai các hoạt động CSR vào báo cáo tài chính của mình (6) Có thể nói CSR đang là xu hướng của các nhà đầu tư quốc

tế Rõ ràng, thực hiện tốt trách nhiệm CSR sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn trong việc thu hút được các nguồn vốn FDI từ nhà đầu tư quốc tế

1.3.2 Lợi ích phi tài chính

Mặc dù các lợi ích phi tài chính suy cho cùng vẫn có thể quy về lợi ích tài chính, song tác giả vẫn chia thành hai loại nói trên để thuận lợi cho việc phân tích chuyên sâu

 Nâng cao giá trị thương hiệu công ty

Khi một công ty thực hiện các hoạt động CSR, dù là đối nội hay đối ngoại thì đều được cộng đồng đánh giá rất cao Điều này được thể hiện qua các bảng xếp hạng những công ty có trách nhiệm nhất thế giới của tạp chí Forbes Danh sách này cũng chính là những công ty được yêu thích nhất thế giới Như vậy chính CSR đã góp phần làm nên hình ảnh của công ty trong lòng xã hội

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 - đầu năm 2009 đã kéo

cổ phiếu của Intel sụt giảm 42%, thu nhập ròng giảm 90% so với năm trước đó Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như vậy, Intel vẫn quyết tâm theo đuổi chương trình CSR của mình trên toàn thế giới qua những đóng góp vào giáo dục ở Afghanistan, Campuchia, Haiti, và Uganda,… cùng với những chương trình nỗ lực bảo vệ nguồn năng lượng Chủ tịch của Intel, ông Craig Barrett Fortune nói: “Bạn không thể tiết kiệm theo cách của bạn để thoát khỏi suy thoái, mà bạn phải đầu tư theo cách của bạn” Rõ ràng Craig Barrett Fortune đã coi CSR như một sự đầu tư hiệu quả và lâu dài “Chúng tôi nhìn vào các hoạt động CSR trong những thời khắc khác nhau với cùng một đôi mắt Bạn đừng bao giờ hy vọng có thể gặt hái được kết

Trang 30

quả nếu bạn chỉ làm CSR những khi bạn kinh doanh tốt còn quên mất chúng khi bạn gặp khó khăn” Cùng chung quan điểm đó, những người khổng lồ như General Electric, Starbuck hay Toyota cắt giảm tài chính của họ cho các dự án thay vì cắt giảm các hoạt động CSR khi phải cắt giảm chi phí Đây chính là những tấm gương sáng cho việc cam kết thực hiện CSR trên toàn thế giới Và chắc chắn rằng, chính những điều này đã góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín cho các doanh nghiệp

 Thu hút nhân tài

Nhân viên là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm Việc thu hút nhân tài luôn được các công ty quan tâm hàng đầu Có được những nhân viên tốt đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều Điều này là cả một thách thức đối với các công ty Những công ty trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt hơn

Cuộc khảo sát của Mont- gomery và Ramus (2003) chỉ ra rằng các MBAs tốt nghiệp các trường châu Âu và Mỹ rất quan tâm đến các khía cạnh của CSR như quan hệ lao động, môi trường làm việc bền vững, hay đạo đức, văn hóa doanh nghiệp Hơn 90% sinh viên được phỏng vấn trả lời họ sẵn sàng từ bỏ yếu tố tài chính để làm việc cho những công ty có danh tiếng về CSR

Turban và Greening (1997) cung cấp bằng chứng rằng một công ty thực hiện tốt CSR có thể có lợi thế hơn trong việc thu hút các nhà quản lý cấp cao

Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện tốt CSR còn có được những lợi ích phi tài chính sau:

 Nâng cao uy tín với xã hội:

Việc thực hiện tốt CSR giúp cho các doanh nghiệp tạo được niềm tin đối với các thành phần trong xã hội:

- Nhân viên công ty - Nhà đầu tư

Trang 31

 Giảm mối quan tâm của các nhà hoạt động, tổ chức hoạt động xã hội

 Góp phần vào công tác bảo vệ Trái Đất

1.4 Kinh nghiệm CSR một số doanh nghiệp nước ngoài

1.4.1 Kinh nghiệm thực hiện CSR của tập đoàn Toyota

Tập đoàn Toyota có quan điểm cốt lõi về CSR là: “Đóng góp hướng tới sự phát triển bền vững” Đó chính là quan điểm chủ đạo của Toyota Và để hiện thực hóa quan điểm này Toyota có một số phương tiện thực hiện CSR tiêu biểu là: “The Toyota Code of Conduct – Bộ quy tắc ứng xử Toyota” , “The Toyota Way 2011 – Phương thức Toyota 2011” và “Nguyên tắc hướng dẫn – Guiding Principles at Toyota”

Hình 4: Mối quan hệ giữa các yếu tố CSR cốt lõi của TMC

(Nguồn: http://www.toyota-global.com)

Trang 32

|Hình 5: Phương thức Toyota

(Nguồn: http://www.toyota-global.com) Toyota cũng thành lập một hệ thống các cơ quan chuyên trách về CSR gồm:

 Ủy ban CSR của Toyota (CSR Committee)

 Ban thúc đẩy sáng kiến CSR (CSR Department to Promote Toyota's CSR

Initiatives)

Hình 6: Các cơ quan thực thi chính sách CSR của TMC

(Nguồn: http://www.toyota-global.com) Toyota tiếp cận tới các bên liên quan: khách hàng (1), người lao động (2), đối tác (3), cộng đồng và môi trường (4) và cổ đông (5)12.Trong số này Toyota đặc biệt chú ý tới lợi ích của khách hàng và bảo vệ môi trường

Trang 33

Các hoạt động CSR của tập đoàn Toyota được thực hiện trên rất nhiều khía cạnh13: môi trường (1), giáo dục (2), an toàn giao thông (3) và văn hóa – xã hội (4) Các hoạt động này trải rộng trên toàn thế giới, từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam

Mỹ

1.4.2 Kinh nghiệm thực hiện CSR của công ty KPMG Trung Quốc

Quan điểm của KPMG Trung Quốc về việc thực hiện CSR là KPMG cam kết lâu dài rằng những hành động tập thể của công ty sẽ có những tác động tích cực tới nhân viên từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển có hệ thống, có tổ chức và bền vững của công ty; mang tới cộng đồng những chuyên gia có chuyên môn cao và vô cùng sáng tạo nhằm xây dựng cộng đồng vững mạnh và bảo vệ tốt môi trường xung quanh; nỗ lực hết mình để thực hiện tốt việc trao quyền cho các đối tượng cần giúp

đỡ nhằm giúp họ có thể tự giúp chính bản thân họ; thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm giảm thiểu áp lực môi trường lên trái đất

KPMG coi việc đáp ứng nguyện vọng nghề nghiệp và sự hài lòng cho nhân viên là trách nhiệm đầu tiên khi thực hiện chuẩn mực CSR Tiếp đó, KPMG thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề môi trường, KPMG cam kết thực hiện giảm lượng khí thải Cacbon - đioxit như là 1 phần trong chiến lược phát triển bền vững của công ty

Một số chương trình tiêu biểu về CSR của KPMG Trung Quốc là Quỹ KPMG (1), hoạt động cứu trợ cho người dân trong thảm họa động đất tại Tứ Xuyên (2), quyên góp cho quỹ hỗ trợ động đất ở Nhật Bản (3), Sáng kiến Trung Quốc Xanh (4) Thông qua các hoạt động CSR của mình KPMG Trung Quốc đã đóng góp tích cực đáng kể vào sự phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường: Quyên góp ủng

hộ được hơn 8 triệu NDT cho nhân dân vùng Tứ Xuyên, 4 triệu NDT cho Quỹ xóa đói giảm nghèo (CFPA) Nhân viên KPMG Trung Quốc đã đóng góp hơn 7000 giờ tình nguyện nhằm cứu trợ và khôi phục lại thị trấn sau động đất; tài trợ 500,000 NDT cho 80 sinh viên sống trong vùng thiên tai; xây dựng 1 trung tâm cộng đồng tại Tứ Xuyên cho trẻ; xây dựng 2 trường học ở Cam túc (2) Trong đợt động đất ở

Trang 34

Nhật Bản, Quỹ KPMG Trung Quốc cũng đã quyên góp ủng hộ 1,4 triệu NDT (3) Với sáng kiến Trung Quốc Xanh, bằng việc sử dụng các trang thiết bị xanh và các sản phẩm xanh khác cùng với việc hưởng ứng chương trình tắt điện trong Giờ Trái Đất KPMG đã thành công trong việc giảm thiểu lượng khí thải cacbon-đioxit ra ngoài môi trường:

Hình 7: So sánh lượng tiêu thụ năng lượng giữa năm 2007 và 2010

(Nguồn: http://www.kpmg.com/cn/en/)

1.5 Thực hiện CSR

Nghiên cứu sâu hơn về khuôn khổ thực hiện trách nhiệm xã hội theo như hình 6

có thể giúp các doanh nghiệp lựa chọn cách thức thực hiện tương thích với tình trạng riêng của mình, khuôn khổ này đã được phát triển bởi Hohnen (2007) Như trong hình 7, việc thực hiện này là một quá trình liên tục giống như học tập và nâng cao cho một kết quả tốt hơn trong phát triển bền vững Hơn nữa, khuôn khổ thực hiện này gắn kết chặt chẽ với ra quyết định kinh tế xã hội và môi trường theo đó để phát triển CSR, doanh nghiệp cần thực hiện 6 quy trình như sau:

Trang 35

1.5.1 Tiến hành đánh giá CSR

Đây là bước đầu tiên để kiểm tra thông tin liên quan về sản phẩm, dịch vụ, quá trình ra quyết định và các hoạt động của doanh nghiệp để xác định vị trí cụ thể của các hoạt động CSR, cũng như xác định vị trí "pressure points" cho việc thực hiện CSR Hơn nữa, đánh giá trách nhiệm xã hội thích hợp sẽ cung cấp sự hiểu biết về giá trị và đạo đức của công ty, yếu tố thúc đẩy bên trong và bên ngoài công ty để xây dựng phương pháp tiếp cận hệ thống hơn cho CSR Ngoài ra, đánh giá trách nhiệm xã hội cũng góp phần xây dựng một lộ trình trong việc thực hiện trách nhiệm

xã hội Việc thực hiện quá trình đánh giá tuân theo năm giai đoạn sau:

- Thành lập đội ngũ lãnh đạo CSR

- Xây dựng một định nghĩa làm việc của CSR

- Xác định các yêu cầu pháp lý

- Xem xét các tài liệu, quá trình và các hoạt động của công ty

- Xác định và thúc đẩy các bên liên quan chủ yếu

1.5.2 Phát triển chiến lược CSR

Bước tiếp theo là phát triển một chiến lược trách nhiệm xã hội dựa trên thông tin từ bước đánh giá trách nhiệm xã hội để phát triển chiến lược Chiến lược CSR hoạt động như lộ trình cho mọi tổ chức để theo dõi và chỉ đạo để đạt được mục tiêu

dự kiến Ngoài ra, các công ty cần phải xây dựng hỗ trợ với các giám đốc điều hành, quản lý cấp cao và nhân viên Theo Hohnen (2007), ông đã xác định các khía cạnh quan trọng và hướng dẫn cho việc phát triển chiến lược CSR như sau:

- Nghiên cứu những gì người khác (bao gồm cả đối thủ cạnh tranh) đang làm

và đánh giá giá trị của các công cụ CSR được công nhận

- Chuẩn bị một ma trận của các hành động trách nhiệm xã hội được đề xuất

- Xây dựng các tùy chọn để tiến hành và các tình huống trong kinh doanh

- Quyết định phương hướng, phương pháp tiếp cận, ranh giới và các khu vực

Trang 36

cần tập trung

1.5.3 Phát triển cam kết CSR

“Cam kết trách nhiệm xã hội là những chính sách hoặc các công cụ đối với công ty để phát triển hoặc ký kết dựa để chỉ ra những gì công ty dự định sẽ để giải quyết các tác động xã hội và môi trường của nó” (Hohnen, 2007) Trong công ty quá trình này cần phải đảm bảo rằng các giá trị trách nhiệm xã hội phù hợp với văn hóa doanh nghiệp Hơn nữa, họ phải sắp xếp và tích hợp với chiến lược kinh doanh, mục tiêu và mục đích Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần cung cấp hướng dẫn cho người lao động cũng như tất cả các bên liên quan để làm theo

Cam kết trách nhiệm xã hội liên kết với bản chất và định hướng các hoạt động

xã hội và môi trường của công ty và thông qua việc này sẽ giúp đỡ những người khác hiểu làm thế nào các công ty có thể xử lý công việc trong một tình huống cụ thể Để phát triển cam kết trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chúng ta cần phải xem xét các bước sau đây, theo đề nghị của Hohne (2007)

- Liệt kê cam kết trách nhiệm xã hội

- Tổ chức các cuộc thảo luận với các bên liên quan

- Tạo một nhóm làm việc để phát triển các cam kết

- Chuẩn bị một dự thảo sơ bộ

- Tham khảo ý kiến với các bên liên quan bị ảnh hưởng

- Chỉnh sửa và xuất bản các cam kết

1.5.4 Thực hiện cam kết trách nhiệm xã hội

Quá trình tiếp theo là biến chiến lược thành hành động Như vậy, việc thực hiện

đề cập đến ra quyết định, thực hành, hoạt động và các hoạt động theo kế hoạch hoặc tầm nhìn ngày này qua ngày khác Đối với quá trình này, công ty cần phải xem xét cẩn thận các thông tin liên quan đến quá trình trước đây để chuẩn bị và thực hiện kế hoạch CSR Hohnen (2007) đã đề nghị cách thức để thực hiện trách nhiệm xã hội

Trang 37

như sau:

- Thiết lập các mục tiêu có thể đo lường và xác định các biện pháp thực hiện

- Thúc đẩy các nhân viên và những người khác người cam kết áp dụng trách nhiệm xã hội

- Thiết kế và tiến hành đào tạo CSR

- Thiết lập cơ chế để giải quyết các vấn đề

- Tạo kế hoạch truyền thông nội bộ và bên ngoài

- Thực hiện cam kết công khai

1.5.5 Báo cáo và kiểm tra tiến độ

Sau khi thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội, các công ty cần phải báo cáo

và xác minh quá trình Quá trình này để đảm bảo các bên liên quan rằng tổ chức đã phân bổ các cam kết của mình cho bên liên quan Báo cáo đề cập đến thông tin liên lạc với các bên liên quan về quản lý và hoạt động môi trường và kinh tế xã hội của công ty Báo cáo này có thể giúp công ty định vị bản thân và được công bố một cách minh bạch cũng như cung cấp thông tin cho tất cả các cổ đông

1.5.6 Đánh giá và cải tiến

Quá trình cuối cùng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội là đánh giá và cải tiến Trong phần này, các công ty cần phải đánh giá các chiến lược tổng thể CSR, nhưng yếu tố quan trọng nhất là để làm cho nó tốt hơn và cải thiện trong các lĩnh vực cần thiết Hơn nữa, nó giống như một quá trình học tập cho các tổ chức dựa trên việc tiếp nhận liên tục và xem xét các thông tin mới và thích ứng với lợi thế bền vững Cơ sở thông tin này sẽ cho phép các công ty xác định xem các phương pháp tiếp cận CSR hiện nay liệu có đạt được mục tiêu của mình và có cách tiếp cận thực hiện và chiến lược tổng thể là chính xác, cũng như xác định những cơ hội cải tiến và tham gia các bên liên quan Cuối cùng, sau khi đánh giá và cải thiện hiệu suất, các công ty nên kiểm tra chéo sau đó lập kế hoạch và bắt đầu chu kỳ tiếp theo, chính sách và hành động cũng như tất cả các loại hoạt động CSR

Trang 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chúng ta nhận thấy việc thực hiện đạo đức kinh doanh hay CSR hiện đang nhận được sự quan tâm lớn của thế giới Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa CSR vào thực hiện hay chưa? Vấn đề này đã được chương 1 luận văn trình bày mục đích nhằm giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản chất của CSR Thấy được phạm vi ảnh hưởng của nó rất rộng và thực hiện CSR là vấn đề không dễ, CSR đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những hiểu biết và thực hiện từng bước một cách chặc chẽ Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới CSR các doanh nghiệp phải chủ động tuân thủ để các bước đi sẽ đúng theo một quy trình Nếu thực hiện theo một trình tự thì các doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều thành công

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CSR TẠI TẬP ĐOÀN

SIAM CEMENT GROUP VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Tập đoàn Siam Cement Group (SCG)

Công ty trách nhiệm hữu hạn Siam Cement được thành lập theo Nghị định Hoàng gia Nhà Vua VI vào năm 1913, hơn 100 năm trước đây với mục đích loại bỏ

sự phụ thuộc vào nhập khẩu xi măng và tối đa hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Thái Lan, đây cũng là công ty sản xuất xi măng đầu tiên ở Thái Lan Từ khi thành lập, Siam Cement đã đa dạng hóa, với tên gọi Tập đoàn Siam Cement (SCG) để phục vụ nhu cầu thị trường Do sự đa dạng hóa của

họ, SCG đang mở rộng thành 5 lĩnh vực chính là hóa chất, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối SCG được đánh giá cao tập trung vào phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy sự đổi mới để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng Hiện nay, SCG có khoảng 39.000 nhân viên trên toàn Thái Lan và các nước ở Châu Á với 200 công ty thuộc 5 nhóm kinh doanh trên thị trường ở cả trong nước và xuất khẩu sang trên thế giới

Tại thị trường Việt Nam, năm 1992, SCG thành lập văn phòng đại diện SCT tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993 thành lập văn phòng đại điện TPC, năm 1994 thành lập Việt Thái Plaschem ở Bình Dương chuyên sản xuất và kinh doanh hợp chất PVC, năm 1995 thành lập TPC Vina Chemical and Plastic Corporation chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa PVC, đến năm 1996, thành lập văn phòng đại diện SCT tại Hà Nội, năm 2004 thành lập công ty TNHH Chemtech (Bình Dương) chuyên sản xuất và kinh doanh hợp chất polyethylene, năm 2005 thành lập công ty TNHH SCT Logistics Vietnam tại thành phố Hồ Chí Minh chuyên về quản lý kho bãi và quản lý vận chuyển, năm 2006 thành lập công ty Minh Thái House Component tại thành phố Hồ Chí Minh chuyên sản xuất và kinh doanh cửa nhựa, công ty TNHH CPAC Monier Vietnam tại Bình Dương chuyên sản xuất và kinh doanh gạch ngói bê tông, năm 2007 thành lập công ty TNHH Giấy Kraft Vina tại

Trang 40

Bình Dương chuyên sản xuất các sản phẩm giấy bao bì chất lượng cao, thành lập văn phòng đại diện SCG Chemicals

Trong năm 2008, SET (thị trường chứng khoán của Thái Lan) công nhận SCG

là một công ty được liệt kê xuất sắc trong quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội và môi trường Hơn nữa SCG là doanh nghiệp đứng đầu bảng xếp hạng của Thái Lan và xếp hạng thứ sáu của Châu Á về lãnh đạo minh bạch và triển khai thực hiện CSR Mỗi năm công ty đạt được nhiều giải thưởng và chứng nhận tiêu chuẩn của các tổ chức cấp cao nhất về việc thực hiện quản trị công ty và trách nhiệm xã hội, SCG đạt được danh tiếng không chỉ riêng ở Thái Lan mà công ty còn nổi tiếng trên thị trường quốc tế

Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm của SCG

SCG là tập đoàn bao gồm 5 lĩnh vực kinh doanh chính như sau:

SCG Chemical

Tập đoàn SCG đã đầu tư vào ngành hóa từ những năm 1983 Hiện tại, SCG Chemicals sản xuất và cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm hóa dầu từ sản phẩm hóa dầu thượng nguồn như olefines, phụ gia hóa như Vinyl Chloride Monomer, styrene monomer, Purified Terephthalic Acid (PTA), Propylene Oxide và Methyl Methacrylate Acid (MMA) đến các sản phẩm hóa dầu hạ nguồn như polyenthylene, polypropylene, polyvinyl chloride, và keo polystyrene

Hiện nay, SCG mở rộng sang nhựa tổng hợp và các sản phẩm xây dựng như ống nhựa PVC, tấm acrylic, tấm film cao cấp SCG Chemicals là một trong những công ty tổ hợp hóa dầu lớn nhất Thái Lan, đồng thời là nhà sản xuất công nghiệp then chốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương SCG Chemicals đã cổ phần hóa thành công với các công ty hàng đầu trên thế giới

SCG Paper

SCG tham gia vào ngành giấy từ năm 1976 Hiện nay, Công Ty SCG Paper là nhà sản xuất các sản phẩm về giấy và sản phẩm bao bì lớn nhất của Thái Lan và là

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Chong, M. (2009), "Employee Participation in CSR and Corporate Identity: Insights from a Disaster-Response Program in Asia-Pacific", Corporate Reputation Review 12, pp 106-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Employee Participation in CSR and Corporate Identity: Insights from a Disaster-Response Program in Asia-Pacific
Tác giả: Chong, M
Năm: 2009
1. Chính phủ (2009), “Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
2. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp-CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới nhà nước với CSR ở Việt Nam", Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp-CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới nhà nước với CSR ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức
Năm: 2008
3. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí ĐH QGHN, Kinh tế và Kinh doanh số [26], pp. 232- 238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thắng
Năm: 2010
4. Nguyễn Quang Vinh (2009), Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” do VCCI hợp tác với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh
Năm: 2009
1. Agrawal Kalpana (2007). Corporate Excellence as an Outcome of Corporate Governance: Rethinking the Role and Responsibility of HRM, the ICFAI Journal of Corporate Governance, Vol.VI (1): 6-16 Khác
2. Bueble, E. (2009), Corporate Social Responsibility: CSR Communication as an Instrument to Consumer-Relationship Marketing, Grin Verlag Publisher Khác
3. Celine Louche, Samuel O. Idogu, Walter Leal Filho. (2010), Innovative CSR: From Risk Management to Value Creation, Greenleaf Publishing Limited Khác
5. Dai, Y. (2010), Local Governments' CSR Policies in China, Internal ExchangeMeeting Khác
6. SCG, Sustainability Report, 2008 7. SCG, Sustainability Report, 2011 8. SCG, Sustainability Report, 2012 9. SCG, Sustainability Report, 2013 10. SCG, Sustainability Report, 2014 Tài liệu Tiếng Việt Khác
5. Phạm Văn Đức (2010), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, Tạp chí Triết học, số 2.Website Khác
1. Đánh giá CSR - Thành lập đội ngũ lãnh đạo CSR - Xây dựng một định nghĩa làm việccủa CSR- Xác định các yêu cầu pháp lý- Xem xét các tài liệu, quá trình và các hoạt động của công ty- Xác định và thúc đẩy các bên liên quan chủ yếu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w