Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố “Nhận thức rủi ro, ảnh hưởng xã hội, điều kiện hỗ trợ và hiệu quả mong đợi” có tác động đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến
Trang 1VÕ XUÂN ĐẶNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA LẠI VÉ XE TẠI CÁC
Chuyên ngành : Qu ản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NG ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TP H Ồ CHÍ MINH – NĂM 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh” là công sức của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân Các
số liệu được thu thập từ thực tiễn và sử dụng nghiêm túc
Tp Hồ Chí Minh, 2015
Võ Xuân Đặng
Trang 3MỤC LỤC
TRANG PH Ụ BÌA
L ỜI CAM ĐOAN
M ỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH M ỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH M ỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM T ẮT ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin 3
1.4.3 Phương pháp xử lý thông tin 3
1.5 Tổng quan và đóng góp của luận văn 4
1.5.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 4
1.5.2 Các nghiên cứu trong nước 6
1.5.3 Những đóng góp của luận văn 7
1.6 Bố cục nghiên cứu 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8
2.1 Thực trạng phát triển của thị trường vé xe trực tuyến tại Tp.Hồ Chí Minh hiện nay 8
2.1.1 Định nghĩa vé trực tuyến 8
2.1.2 Sơ lược về đặc điểm của các trang bán vé xe trực tuyến 8
Trang 42.1.3 Thực trạng kinh doanh của các trang bán vé xe trực tuyến hiện nay 9
2.2 Lý thuyết về ý định hành vi của người tiêu dùng 9
2.2.1 Khái niệm về ý định hành vi và ý định mua lại của người tiêu dùng 9
2.2.2 Mô hình tham khảo 10
2.2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) 10
2.2.2.2 Thuyết hành vi kế hoạch (TPB) 11
2.2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM/TAM2) 11
2.2.2.4 Thuyết nhận thức xã hội (SCT) 12
2.2.2.5 Thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT) 13
2.2.2.6 Nhận thức rủi ro 15
2.2.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng trong các nghiên cứu trước 15
2.2.3.1 Các nhân tố trong mô hình của Sutanita Thavornchak, Waritthar Taratanaphol (2009) 15
2.2.3.2 Các nhân tố trong mô hình của Mohsen Manzari (2008) 16
2.2.3.3 Các nhân tố trong mô hình của Mai Trọng Tuệ (2013) 17
2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu 17
2.3.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu 17
2.3.2 Các biến số của mô hình nghiên cứu 19
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Quy trình nghiên cứu 24
3.2 Thiết kế nghiên cứu 25
3.3 Nghiên cứu sơ bộ định tính 25
3.3.1 Thảo luận tay đôi 25
3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính 26
3.3.3 Điều chỉnh thang đo 26
3.3.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu 30
3.4 Nghiên cứu định lượng 30
3.4.1 Mục tiêu 30
3.4.2 Phương pháp 30
Trang 53.5 Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu 33
3.5.1 Phương pháp chọn mẫu 33
3.5.2 Thiết kế mẫu 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 35
4.1.1 Giới tính 35
4.1.2 Độ tuổi 35
4.1.3 Trình độ 36
4.1.4 Nghề nghiệp 37
4.1.5 Thu nhập 37
4.2 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp.Hồ Chí Minh 38
4.2.1 Đánh giá sự tin cậy của thang đó thông qua hệ số Cronbach’s alpha 38
4.2.1.1 Thang đo “Hiệu quả mong đợi” 38
4.2.1.2 Thang đo “Tính dễ sử dụng mong đợi” 39
4.2.1.3 Thang đo “Ảnh hưởng của xã hội” 39
4.2.1.4 Thang đo “Điều kiện hỗ trợ” 40
4.2.1.5 Thang đo “Nhận thức rủi ro” 42
4.2.1.6 Thang đo “Ý định hành vi” 43
4.2.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp.Hồ Chí Minh thông qua phân tích nhân tố EFA 44
4.2.2.1 Phân tích các biến độc lập 44
4.2.2.2 Phân tích biến phụ thuộc 50
4.2.3 Điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu 50
4.2.4 Giả thuyết nghiên cứu 51
4.2.5 Phân tích hồi quy đa biến 52
4.2.5.1 Phân tích hệ số tương quan 52
4.2.5.2 Phân tích hồi quy đa biến 53 4.2.6 Đánh giá mức độ các động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại
vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp.Hồ Chí Minh 56
Trang 64.2.6.1 Kiểm định sự phù hợp của giả thuyết nghiên cứu 56
4.2.6.2 Thực tiễn các giả thuyết nghiên cứu 57
4.2.7 Kiểm định sự khác biệt trong ý định mua lại giữa các nhóm 58
4.2.7.1 Kiểm định sự khác biệt trong ý định mua lại giữa các nhóm tuổi 58
4.2.7.2 Kiểm định sự khác biệt trong ý định mua lại về giới tính 59
4.2.7.3 Kiểm định sự khác biệt trong ý định mua lại về trình độ 60
4.2.7.4 Kiểm định sự khác biệt trong ý định mua lại về thu nhập 61
4.2.7.5 Kiểm định sự khác biệt trong ý định mua lại về nghề nghiệp 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Hàm ý quản trị 66
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 69
5.3.1 Hạn chế của đề tài 69
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 70
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
PH Ụ LỤC
Trang 7DANH M ỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA Phân tích phương sai một yếu tố (Analysis of variance)
EFA Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis)
IDT Thuyết phổ biến sự đổi mới
MPCU Mô hình sử dụng máy tính cá nhân
MM Mô hình động cơ thúc đẩy
SPSS Chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê (Statistical
Package for the Social Sciences) SCT Thuyết nhận thức xã hội
TAM/TAM2 Mô hình chấp nhận công nghệ
Tp Thành phố
TPB Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behaviour)
TRA Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
UTAUT Thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified
Theory of Acceptance & Usage of Technology)
Trang 8DANH M ỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Hiệu quả mong đợi” 38
Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Tính dễ sử dụng mong đợi” 39
Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Ảnh hưởng của xã hội” kiểm định lần 1 39
Bảng 4.4 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Ảnh hưởng của xã hội” kiểm định lần 2 40
Bảng 4.5 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Điều kiện hỗ trợ” kiểm định lần 1 40
Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Điều kiện hỗ trợ” kiểm định lần 2 41
Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Nhận thức rủi ro” kiểm định lần 1 42
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Nhận thức rủi ro” kiểm định lần 2 43
Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Ý định mua lại” 43
Bảng 4.10 Kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập lần 1 44
Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố các thang đo yếu tố sau khi xoay lần 1 45
Bảng 4.12 Kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập lần hai 46
Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố các thang đo yếu tố sau khi xoay lần hai 47
Bảng 4.14 Kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập lần ba 47
Bảng 4.15 Kết quả phân tích nhân tố các thang đo yếu tố sau khi xoay lần ba 48
Bảng 4.16 Kiểm định KMO và Barlett’s của biến phụ thuộc 50
Bảng 4.17 Ma trận hệ số tương quan Pearson 52
Bảng 4.18 Tóm tắt mô hình hồi quy 53
Bảng 4.19 Phân tích phương sai (ANOVA) 54
Bảng 4.20 Kết quả mô hình hồi quy đa biến 55
Bảng 4.21 Kết quả ANOVA về độ tuổi của khách hàng 58
Bảng 4.22 Kết quả ANOVA về độ tuổi của khách hàng 59
Bảng 4.23 Kết quả ANOVA về giới tính của khách hàng 59
Trang 9Bảng 4.24 Kết quả ANOVA về giới tính của khách hàng 60
Bảng 4.25 Kết quả ANOVA về trình độ của khách hàng 60
Bảng 4.26 Kết quả ANOVA về thu nhập của khách hàng 61
Bảng 4.27 Kết quả ANOVA về thu nhập của khách hàng 61
Bảng 4.28 Kết quả ANOVA về nghề nghiệp của khách hàng 61
Bảng 4.29 Kết quả ANOVA về nghề nghiệp của khách hàng 62
Bảng 4.30 Kết quả kiểm định chuyên sâu LSD với các nhóm nghề nghiệp khác nhau 63
Bảng 5.1 Mức độ tác động của các yếu tố 65
Trang 10DANH M ỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) 10
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 11
Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 12
Hình 2.4 Mô hình thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ 13
Hình 2.5 Mô hình của Sutanita Thavornchak, Waritthar Taratanaphol (2009) 16
Hình 2.6 Mô hình của Mohsen Manzari (2008) 16
Hình 2.7 Mô hình của Mai Trọng Tuệ (2013) 17
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất 22
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 24
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính 30
Hình 4.1 Mô tả về giới tính 35
Hình 4.2 Mô tả về độ tuổi 35
Hình 4.3 Mô tả về trình độ 36
Hình 4.4 Mô tả về nghề nghiệp 37
Hình 4.5 Mô tả về thu nhập 37
Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh 51
Trang 11TÓM T ẮT ĐỀ TÀI
Khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe tr ực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh” tác giả
mong muốn đạt được các mục tiêu sau đây:
- Xác định các yếu tố tác động đến ý định mua lại vé xe của khách hàng tại các trang bán vé xe trực tuyến
- Đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định mua lại vé xe của khách hàng tại các trang bán vé xe trực tuyến
- Đưa ra những gợi ý giúp doanh nghiệp sẽ có những thay đổi hay sự chuẩn bị cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) cộng thêm yếu tố “Nhận thức rủi ro” để tiến hành nghiên cứu ý định mua lại của khách hàng khu vực Tp Hồ Chí Minh
Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi để điều chỉnh,
bổ sung cho thang đo Tiếp theo, tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ
số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA Sau khi loại bỏ các biến không đạt yêu cầu, tác giả phân tích hồi quy bội để xây dựng mô hình hồi quy Kết quả nghiên
cứu cho thấy các yếu tố “Nhận thức rủi ro, ảnh hưởng xã hội, điều kiện hỗ trợ và
hiệu quả mong đợi” có tác động đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe
trực tuyến của khách hàng, trong đó yếu tố “ Nhận thức rủi ro” có tác động mạnh
nhất
Dựa trên kết quả nghiên cứu này tác giả đưa ra một số gợi ý giúp doanh nghiệp
giảm thiểu rủi ro, gia tăng niềm tin và chất lượng sản phẩm nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do hình thành đề tài
Trong thế giới thông tin này nay, vé điện tử ngày càng được phổ biến tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản,… hay các nước trong cùng khu vực như Iran,
Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,…Trong khi đó ở Việt Nam, vé điện tử cũng đang được
áp dụng trong các lĩnh vực như ngành hàng không, ngành công nghiệp giải trí: bán
vé xem phim,…
Với đặc thù vận chuyển giống ngành hàng không, một ngành nghề mà khách hàng
đã quá quen thuộc với hình thức đặt vé trực tuyến, ngành xe khách cũng đang bắt đầu áp dụng vé xe điện tử với các đơn vị kinh doanh đi đầu như VeXeRe.com hay Pasoto.com Với tiêu chí giúp khách hàng mua vé một cách hiện đại, tiết kiệm thời gian, thuận tiện và an toàn cũng như mong muốn tạo dựng một cuộc cách mạng ngành xe khách lần 2: chuyển từ đặt vé qua điện thoại sang đặt vé trực tuyến được nêu trong sứ mệnh của Vexere.com, cùng với đó là những bất cập, khó khăn mà khách hàng gặp phải khi mua vé truyền thống, nhất là mùa cao điểm hứa hẹn lĩnh
vực kinh doanh bán vé xe trực tuyến này sẽ ngày càng được khách hàng đón nhận
Trang 13Những điều trên đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn để thu hút khách hàng sử
dụng dịch vụ, chính điều này đã thôi thúc tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu các
y ếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh” nhằm đưa ra những gợi ý giúp doanh nghiệp
giải quyết những khó khăn và đưa loại hình bán vé xe trực tuyến trở nên quen thuộc
với khách hàng
1.2 M ục tiêu nghiên cứu
Đề tài có những mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định các yếu tố nào sẽ tác động đến ý định mua lại vé xe của khách hàng tại các trang bán vé xe trực tuyến
- Đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định mua lại vé xe của khách hàng tại các trang bán vé xe trực tuyến
- Đưa ra những gợi ý giúp doanh nghiệp sẽ có những thay đổi hay sự chuẩn bị cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của khách hàng Tp Hồ Chí Minh
- Đối tượng khảo sát là những khách hàng đã từng mua vé xe tại các trang bán vé xe
trực tuyến tại Tp Hồ Chí Minh
1.3.2 Ph ạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện ở khu vực Tp.Hồ Chí Minh, thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2015 đến tháng 11/2015
Trang 141.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu định tính được sử dụng ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ nhằm tìm hiểu,
bổ sung và điều chỉnh các biến trong mô hình nghiên cứu thông qua thảo luận tay đôi
- Nghiên cứu định lượng được sử dụng ở giai đoạn nghiên cứu chính thức Ý kiến
của người tiêu dùng được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chi tiết và được tiến hành mã hóa, tổng hợp, phân tích
1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Dữ liệu thứ cấp:
+ Tìm kiếm tư liệu nghiên cứu thông qua nguồn sách, tài liệu tham khảo
+ Áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin thứ cấp
- Dữ liệu sơ cấp
+ Nghiên cứu sơ bộ định tính bằng cách phỏng vấn chuyên sâu 10 khách hàng mua
vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến Kết quả nghiên cứu định tính được dùng
để đánh giá sơ bộ thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo
+ Nghiên cứu định lượng chính thức thông qua việc khảo sát
1.4.3 Phương pháp xử lý thông tin
Dùng phần mềm SPSS 22.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để thu thập
và xử lý thông tin
Trang 151.5 T ổng quan và đóng góp của luận văn
Nghiên cứu ý định hành vi tiêu dùng của khách hàng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động nghiên cứu marketing của doanh nghiệp Thông qua việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ xác định những nhu cầu của khách hàng đối với
sản phẩm và dịch vụ và có những thay đổi và phát triển phù hợp Cũng trong hoàn
cảnh hiện nay khi hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển mạnh mẽ thì việc nghiên cứu ý định sử dụng công nghệ, hệ thống thông tin được chú trọng, hàng hoạt nghiên cứu được thực hiện cả trong và ngoài nước như nghiên cứu về ý định sử
dụng internet banking trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu việc đặt vé máy bay
trực tuyến trong lĩnh vực hàng không hay nghiên cứu ý định mua hàng trực tuyến, Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan hiểu biết và nắm bắt ý định của khách hàng đối với hình thức kinh doanh
này Dưới đây là một số đề tài liên quan đến luận văn “ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng TP.H ồ Chí Minh”
1.5.1 Các nghiên c ứu ở nước ngoài
Mohsen Manzari (2008)
Nghiên c ứu: Ý định sử dụng hệ thống đặt vé trực tuyến của hành khách hãng hàng không Iran
Mục đích của nghiên cứu là để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
hệ thống đặt vé trực tuyến của hành khách hãng hàng không Iran Bài nghiên cứu
tiến hành hợp nhất các yếu tố từ mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ, tiết kiệm chi phí giao dịch, nhận thức sự thõa mãn và nhận thức rủi ro
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng mong đợi, ảnh hưởng của xã hội, nhận thức sự thõa mãn, tiết kiệm chi phí ảnh hưởng đến ý định sử
dụng hệ thống đặt vé trực tuyến của hành khách hãng hàng không Iran, yếu tố nhận
Trang 16thức rủi ro không có ảnh hưởng Mô hình bài nghiên cứu cũng đã giải thích được 77% sự biến thiên trong ý định sử dụng hệ thống đặt vé trực tuyến của hành khách hãng hàng không Iran
Sutanita Thavornchak, Waritthar Taratanaphol (2009)
Nghiên c ứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến: trường hợp vé máy bay tr ực tuyến nội địa ở Thái Lan
Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua vé máy bay trực tuyến nội địa ở Thái Lan Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc nghiên
cứu định lượng sử dụng bảng khảo sát trực tuyến Bảng câu hỏi được thiết kế dựa theo mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình bao gồm tính hữu dụng mong đợi và tính dễ sử dụng mong đợi Thêm vào đó lý thuyết nhận thức rủi ro được thêm vào để trở thành yếu tố thứ ba của mô hình
Kết quả là sự rủi ro về bảo mật tài khoản và thông tin cá nhân có liên quan đến ý định mua vé trực tuyến
và mô hình bán vé điện tử, ngoài ra mô hình cũng tập trung nghiên cứu quan điểm
của khách hàng đối với vé điện tử thông qua năm yếu tố: tính hữu dụng, sự an toàn,
độ tin cậy, sự tiện lợi và hiệu quả của nó
Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình vé máy bay điện tử chiếm ưu thế trong trong các loại vé trực tuyến, nghiên cứu cũng cho thấy sự tiện lợi và tính dễ sử dụng cũng
là những yếu tố thúc đẩy khách hàng mua vé trực tuyến
Trang 171.5.2 Các nghiên c ứu trong nước
Mai Tr ọng Tuệ (2013)
Nghiên c ứu: “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt vé trực tuyến tại Việt Nam”
Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt vé
trực tuyến Mô hình nghiên cứu dựa trên thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử
dụng công nghệ (UTAUT) và bổ sung thêm một số khái niệm trong thuyết nhận
thức xã hội (SCT) Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng mong đợi, ảnh hưởng của xã hội, sự lo lắng ảnh hưởng đến ý định đặt vé trực tuyến Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giới tính không ảnh hưởng đến ý định đặt vé trực tuyến trong khi các đặc tính cá nhân khác như kinh nghiệm, độ tuổi, trình độ, thu nhập, nghề nghiệp đều có ảnh hưởng đến ý định đặt vé trực tuyến Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rằng các nhân tố điều kiện hỗ trợ, thái độ đối với
sử dụng công nghệ, sự tự tin không ảnh hưởng đến ý định đặt vé trực tuyến
trực tuyến bao gồm bốn nhân tố: Sản phẩm, tài chính, bảo mật thông tin và sự gian
lận của người bán
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra bốn yếu tố rủi ro tài chính, rủi ro bảo mật thông tin, rủi
ro sản phẩm, và rủi ro về sự gian lận người bán trực tuyến đều có tác động đến ý định mua hàng, trong đó rủi ro về tài chính có tác động mạnh nhất
Trang 181.5.3 Nh ững đóng góp của luận văn
Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về ý định mua của khách hàng với hình
thức đặt vé trực tuyến nói chung hoặc chỉ nghiên cứu riêng cho trường hợp đặt mua
vé máy bay trực tuyến, riêng đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu ý định mua của khách hàng đối với trường hợp vé xe khách Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng thuyết
chấp nhận và sử dụng dụng công nghệ (UTAUT) kết hợp với thuyết nhận thức rủi
ro, tác giả kỳ vọng sẽ xây dựng được mô hình tin cậy và đầy đủ để đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định mua lại vé xe trực tuyến của khách hàng từ đó giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh, và thay đổi nhằm đưa dịch vụ ngày càng phát triển hơn
1.6 B ố cục nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Trang 19CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Th ực trạng phát triển của thị trường vé xe trực tuyến tại Tp.Hồ Chí Minh
lịch, khách sạn,…Các loại hình dịch vụ này có đặc điểm là số lượng chỗ có giới hạn
và có phân biệt thứ tự, vị trí Thao tác đặt vé trực tuyến được thực hiện xem như
việc đặt chỗ được xác nhận và được ghi nhớ trong hệ thống máy tính của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Vé xe trực tuyến là một loại vé trực tuyến thay thế cho các vé xe giấy thông thường,
vé xe trực tuyến được thể hiện dưới hình thức là một tin nhắn SMS hoặc email do các trang bán vé trực tuyến gửi cho khách hàng bao gồm thông tin chuyến đi, thời gian, mã vé Khách hàng có thể sử dụng tin nhắn SMS hoặc email này để lên xe
hoặc đổi sang vé giấy tại các phòng vé của nhà xe sử dụng dịch vụ
2.1.2 Sơ lược về đặc điểm của các trang bán vé xe trực tuyến
Các trang bán vé xe trực tuyến được các doanh nghiệp thành lập nhằm cung cấp
một hệ thống bán vé xe trực tuyến bán vé của nhiều hãng xe khác nhau trên nhiều tuyến đường khác nhau Khách hàng truy cập vào các các trang bán vé xe trực tuyến
để lựa chọn vé xe cần mua và tiến hành đặt vé, bước đặt vé bao gồm việc kê khai thông tin, chọn vé, thanh toán, sau khi đặt vé hoàn tất khách hàng sẽ nhận được vé
xe trực tuyến thông qua tin nhắn SMS hoặc email và sử dụng vé xe trực tuyến này
để xuất trình với nhà xe
Thực tế các doanh nghiệp kinh doanh các trang bán vé xe trực tuyến hiện nay không
sở hữu các hãng xe mà chỉ cung cấp một hệ thống bán vé trực tuyến Các doanh
Trang 20nghiệp này tiến hành liên kết với các hãng xe để đưa vé xe của các hãng lên bán
trực tuyến trên hệ thống của mình và nhận được phần trăm hoa hồng từ các vé bán được
Trong thời gian qua, hình thức kinh doanh bán vé xe trực tuyến đang dần phát triển Trên thực tế các hãng xe lớn có đã tiến hành bán vé xe trực tuyến trên các trang chủ
của mình như hãng xe Phương Trang với website futabus.vn, tuy nhiên nó chỉ giới
hạn bán vé xe của hãng xe chủ quản trong khi đó các trang bán vé xe trực tuyến bán
vé của nhiều hãng và nhiều tuyến đường khác nhau, điều này sẽ đáp ứng được nhu
cầu đa dạng của thị trường
2.1.3 Th ực trạng kinh doanh của các trang bán vé xe trực tuyến hiện nay
Hiện nay có các doanh nghiệp tham gia vào thị trường bán vé xe trực tuyến như Vexere, Hdlnk, Click1bus, Pasoto,…Trong giai đoạn này các doanh nghiệp chủ yếu
tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống đặt vé xe và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
2.2 Lý thuy ết về ý định hành vi của người tiêu dùng
2.2.1 Khái ni ệm về ý định hành vi và ý định mua lại của người tiêu dùng
Ý định hành vi là đo lường ý định để thực hiện một hành vi đặc biệt (Fishbein & Ajzen, 1975) Sự đo lường ý định hành vi bao gồm ý định, dự báo, kế hoạch sử
dụng công nghệ ( Suha A & Anne M, 2008) Ý định hành vi có thể được sử dụng
mô tả việc sử dụng thực tế vì có nghiên cứu thực nghiệm cho rằng có sự tương quan đáng kể với hành vi thực sự ( Davis, 1989; Straub và cộng sự, 1995; Szajna, 1996) Cũng có ý kiến cho rằng ý định được cho là chứa đựng những yếu tố thúc đẩy, ảnh hưởng đến hành vi, nó chỉ ra mức độ mà một người sẵn sàng thử, mức độ nỗ lực
thực hiện để hoàn thành hành vi Khi con người có ý định mạnh mẽ để tham gia vào
một hành vi nào đó thì họ có khả năng thực hiện hành vi đó nhiều hơn ( Ajzen
1991, trang 181)
Trang 21Ý định mua lại là đại diện cho khả năng dự báo của khách hàng gắn với các hành vi mua hàng một lần nữa (Seiders và cộng sự, 2005)
Blackwell và các cộng sự (2001) cũng minh họa một loại đặc biệt của ý định mua hàng là ý định mua lại, trong đó cân nhắc xem chứng ta dự kiến mua cùng một sản
phẩm hoặc thương hiệu một lần nữa
Ngoài ra cũng có khái niệm về ý định mua hàng trực tuyến được phát biểu như sau:
Ý định mua lại hàng trực tuyến được xác định là một người tiêu dùng sẵn sàng mua
lại các dịch vụ trong một trang web cụ thể (Hong-Youl Ha và cộng sự, 2008)
2.2.2 Mô hình tham kh ảo
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Ngu ồn: Ajzen và Fishbein, 1980)
Trang 222.2.2.2 Thuyết hành vi kế hoạch (TPB)
Trong mối quan hệ giữa ý định hành vi và hành vi thực sự, Ajzen (1991) cho rằng ý định hành vi không phải bao giờ cũng dẫn đến hành vi thực tế Để giải quyết vấn đề này Ajzen tiến hành chỉnh sửa mô hình TRA bằng cách thêm khái niệm kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Behavioral Control) vào TRA
TPB sau đó được chấp nhận rộng rãi và chỉnh sửa với nhiều khái niệm hơn nữa trong khoa học xã hội giúp các nhà khoa học dự đoán hành vi của con người
Ngoài ra thuyết TPB có thể bao gồm các hành vi không ý chí của người tiêu dùng, cái mà lý thuyết TRA không thể giải thích được
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
(Ngu ồn: Ajzen và Fishbein, 1980)
2.2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM/TAM2)
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) được phát triển bởi Fred Davis và Richard Bagozzi (Fred Davis, 1989; Bagozzi & Warshaw, 1992) Mô hình này là một mở rộng của thuyết hành động hợp lý được sử dụng trong nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ, TAM đã thay thế hai biến thái độ và chuẩn chủ quan bằng hai biến khác đó là sự hữu dụng (ease of use) và sự dễ sử
dụng ( usefulness) để đo lường cho phù hợp với nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ
mới Mô hình TAM cho rằng các hành động thực tế được xác định bởi các ý định hành vi và sau đó các ý định hành vi được xác định bởi thái độ hoặc trong các
Trang 23trường hợp khác ý định hành vi bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các biến bên ngoài thông qua tính dễ sử dụng mong đợi và sự hữu ích mong đợi
Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
(Ngu ồn: Fred Davis,1989)
Mô hình TAM sau này được mở rộng thành mô hình TAM2 để chỉ ra sự thiếu sót
tồn tại ở mô hình TAM Có thể thấy TAM2 đã mở rộng thêm nhiều biến trong đó có
một biến quan trọng là chuẩn chủ quan
2.2.2.4 Thuyết nhận thức xã hội (SCT)
Thuyết nhận thức xã hội cũng chia sẻ quan điểm rằng hành vi thực tế là kết quả của
việc suy nghĩ có lý trí, nhưng phần lớn những quyết định của các cá nhân này dựa trên sự kì vọng của họ vào sự chấp nhận của các hành vi mới Theo Venkatesh và
cộng sự (2003), đây là một trong những thuyết mạnh nhất về hành vi của con người Compeau & Higgins (1995) đã chỉnh sửa và đề nghị rằng ý định sẽ được xác định
bằng kết quả hiệu suất mong đợi, kết quả cá nhân mong đợi, sự tự tin, sự xúc động
và sự lo lắng
Thuyết nhận thức xã hội được xây dựng trên năm nhân tố tác động đó là: kết quả
hiệu suất mong đợi, kết quả cá nhân mong đợi, sự tự tin, sự xúc động và sự lo lắng
Trang 242.2.2.5 Thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT)
Lý thuyết UTAUT nhằm mục đích giải thích ý định sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin và hành vi sử dụng sau này Lý thuyết này bao gồm bốn nhân tố (hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng mong đợi, ảnh hưởng của xã hội và điều kiện
hỗ trợ) tác động trực tiếp đến ý định và hành vi sử dụng (V.Venkatesh và cộng sự, 2003) Bên cạnh đó giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và sự tự nguyện sử dụng được xác định là trung gian sự tác động của bốn nhân tố chính lên ý định và hành vi sử
dụng (V.Venkatesh và cộng sự, 2003) Lý thuyết được phát triển thông qua việc tích
hợp những biến dự đoán tốt nhất về ý định hành vi của tám mô hình trong các nghiên cứu trước có liên quan đến hành vi sử dụng công nghệ thông tin (thuyết hành động hợp lý, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình động cơ thúc đẩy, thuyết hành vi kế hoạch, mô hình kết hợp TAM và TPB, mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân, thuyết phổ biến sự đổi mới, thuyết nhận thức xã hội), kết quả là UTAUT đã giải thích được 70% sự biến thiên trong ý định sử dụng (V.Venkatesh
và cộng sự, 2003)
Hình 2.4 Mô hình thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ
(Ngu ồn V Venkatesh và cộng sự, 2003)
Trang 25UTAUT được trình bày như là mô hình tích hợp duy nhất để nghiên cứu sự chấp
nhận công nghệ trong lĩnh vực công nghệ và hệ thống thông tin Các khái niệm trong mô hình UTAUT được trình bày như sau:
Hi ệu quả mong đợi (Performance Expectancy) là mức độ mà cá nhân tin rằng bằng
cách sử dụng hệ thống thông tin sẽ cải thiện hiệu quả công việc Năm khái niệm từ
những mô hình khác nhau liên quan đến hiệu quả mong đợi là: tính hữu dụng cảm
nhận ( TAM/TAM2, C-TAM-TPB), động cơ thúc đẩy bên ngoài (MM), sự phù hợp công việc (MPCU), thuận lợi liên quan (IDT) và kết quả mong đợi (SCT)
Tính d ễ sử dụng mong đợi (Effort Expectancy) là mức độ dễ dàng sử dụng của hệ
thống mà người sử dụng mong đợi Khái niệm này được xây dựng từ 3 khái niệm
của các mô hình khác nhau là: tính dễ sử dụng cảm nhận (TAM/TAM2), sự phức
tạp (MPCU) và dễ dàng sử dụng (IDT)
Cũng theo Venkatesh và cộng sự (2003) thì tính dễ sử dụng mong đợi có sự khác
biệt theo giới tính, độ tuổi và kinh nghiệm
Ảnh hưởng của xã hội (Social Influency) là mức mà cá nhân tin tưởng rằng những
người quan trọng khuyên họ nên sử dụng hệ thống mới Ảnh hưởng xã hội được xây
dựng từ 3 khái niệm của các mô hình khác nhau là: Chuẩn chủ quan (TRA, TAM2, TPB/DTPB và C-TAM-TPB), nhân tố xã hội (MPCU) và hình ảnh (IDT) (Venkatesh và cộng sự., 2003, trang 451)
Ảnh hưởng của xã hội có sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi và kinh nghiệm (Venkatesh và cộng sự (2003)
Điều kiện hỗ trợ (Facilitating Conditions) được định nghĩa là mức độ mà một cá
nhân tin rằng hạ tầng kĩ thuật của tổ chức hiện có hỗ trợ họ sử dụng hệ thống Khái
niệm này được kết hợp từ 3 khái niệm của các mô hình khác nhau: hành vi kiểm soát cảm nhận (TPB, C-TAM-TPB), điều kiện hỗ trợ (MPCU) và tính tương hợp (IDT) (Venkatesh và cộng sự, 2003, trang 453)
Trang 262.2.2.6 Nhận thức rủi ro
Thuyết nhận thức rủi ro được Bauer giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1960 Khái
niệm nhận thức rủi ro đã nhận được sự quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu và
đã được điều tra rộng rãi Trong các nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, khái niệm nhận thức rủi ro được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Nhận thức
rủi ro là một mức độ rủi ro nhất định ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định khi mua
một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu (Stem,1997)
Kaplan (1974) mô tả nhận thức rủi ro trong hành vi của khách hàng bao gồm 6 khía
cạnh: rủi ro tài chính, rủi ro thực hiện, rủi ro an toàn, rủi ro tâm lý, rủi ro thời gian
và rủi ro xã hội
Trong môi trường kinh doanh trực tuyến thì mức độ nhận thức rủi ro được đánh giá
là cao hơn môi trường kinh doanh truyền thống, điều này được lý giải do người mua
trực tuyến không nhìn thấy hình ảnh thực tế của sản phẩm cũng như không tiếp xúc
trực tiếp với nhân viên bán hàng (Park & Stoel, 2005) Một số nghiên cứu xác định các vấn đề liên quan đến nhận thức rủi ro như sau: nghiên cứu của Mc Corkle (1990) cho rằng rủi ro trong mua bán trực tuyến bao gồm sự gian lận của người bán, giao hàng không đúng yêu cầu, thể hiện sự gian dối của người bán; nghiên cứu của Bhatnagar & Ghose (2004) xác định có ba nhân tố tác động tiêu cực đến mua sắm
trực tuyến đó là rủi ro sản phẩm, rủi ro tài chính và rủi ro bảo mật thông tin
2.2.3 Mô hình các y ếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng trong các nghiên c ứu trước
2.2.3.1 Các nhân tố trong mô hình của Sutanita Thavornchak, Waritthar Taratanaphol (2009)
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến: trường hợp
vé máy bay tr ực tuyến nội địa ở Thái Lan
Mô hình nghiên cứu 3 nhân tố tác động đến ý định mua vé máy bay nội địa trực tuyến ở Thái Lan đó là: hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng mong đợi và rủi ro cảm
nhận
Trang 27Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả:
Hình 2.5 Mô hình của Sutanita Thavornchak, Waritthar Taratanaphol
(2009)
(Ngu ồn Sutanita Thavornchak, Waritthar Taratanaphol, 2009)
2.2.3.2 Các nhân tố trong mô hình của Mohsen Manzari (2008)
Đề tài: Nghiên cứu ý định sử dụng hệ thống đặt vé trực tuyến của hành khách hãng hàng không Iran
Mô hình của nhóm tác giả đưa ra:
Hình 2.6 Mô hình của Mohsen Manzari (2008)
(Ngu ồn Mohsen Manzari, 2008)
Trang 282.2.3.3 Các nhân tố trong mô hình của Mai Trọng Tuệ (2013)
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định đặt vé trực tuyến ở Việt Nam
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 4 nhân tố trong mô hình UTAUT đó là hiệu
quả mong đơi, tính dễ sử dụng mong đợi, ảnh hưởng xã hội và điều kiện hỗ trợ, đồng thời tác giả bổ sung thêm 3 nhân tố nữa vào mô hình: thái độ đối với sử dụng công nghệ, sự lo lắng và sự tự tin để tiến hành nghiên cứu ý định đặt vé trực tuyến
của người tiêu dùng Việt Nam
Mô hình tác giả nghiên cứu:
Hình 2.7 Mô hình của Mai Trọng Tuệ (2013)
(Ngu ồn Mai Trọng Tuệ, 2013)
2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu
2.3.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu
Tác giả chọn mô hình thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ của Venkatesk và cộng sự (2003) có bổ sung thêm biến sự lo lắng và rủi ro cảm nhận
Sở dĩ tác giả lựa chọn mô hình UTAUT bởi vì mô hình này được trình bày như một
mô hình tích hợp duy nhất nghiên cứu việc chấp nhận trong lĩnh vực công nghệ và
hệ thống thông tin Cũng trong bài nghiên cứu của mình, Venkatesk và cộng sự
Trang 29(2003) tiến hành thử nghiệm sử dụng dữ liệu từ 4 tổ chức và tiến hành đo lường trong 6 tháng thì tám mô hình (bao gồm thuyết hành động hợp lý, mô hình chấp
nhận công nghệ, mô hình động cơ thúc đẩy, thuyết hành vi kế hoạch, mô hình kết
hợp TAM và TPB, mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân, thuyết phổ biến sự đổi mới, thuyết nhận thức xã hội) chỉ giải thích được 17-53% sự biến thiên của ý định của người dùng với việc sử dụng công nghệ trong khi đó UTAUT đã giải thích được gần 70%, bởi thế tác giả kỳ vọng việc sử dụng mô hình UTAUT sẽ giải thích
ý định mua lại vé điện tử của khách hàng với độ tin cậy tốt hơn
Song song với đó tác giả mạnh dạn đề xuất thêm 2 biến bổ sung vào mô hình UTAUT đó là biến sự lo lắng và biến nhận thức rủi ro Sở dĩ biến lo lắng được tác
giả thêm vào là vì trong nghiên cứu của mình Venkatesk và cộng sự (2003) khi tiến hành kiểm định mô hình, kết quả biến này không phù hợp và bị loại bỏ nhưng đối
với người tiêu dùng Việt Nam, việc giao dịch trong môi trường thương mại điện tử
vẫn chưa quen thuộc, tác giả nhận thấy nó có sự ảnh hưởng nhất định đến ý định mua lại vé xe điện tử của khách hàng Trong khi đó tác giả thêm vào biến nhận thức
rủi ro là vì theo các nghiên cứu của các nước cùng khu vực và ở Việt Nam thì nhận
thức rủi ro tác động tiêu cực trong các hoạt động mua hàng qua mạng, nhất là hình
thức kinh doanh trực tuyến đang mới mẻ ở Việt Nam thì tác giả nhận định nó có thể
tác động mạnh đến ý định mua lại vé xe điện tử của khách hàng
Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đề xuất được tác giả giữ nguyên các
biến quan sát có sẵn trong mô hình UTAUT và tiến hành dịch lại sao cho phù hợp
với đề tài nghiên cứu của tác giả Bên cạnh đó đối với biến “Nhận thức rủi ro” tác
giả phát triển biến quan sát dựa theo 4 loại rủi ro được nghiên cứu trong bài nghiên
cứu của Bùi Thanh Tráng là rủi ro tài chính, rủi ro sản phẩm, rủi ro thông tin và rủi
ro người bán hàng
Trang 302.3.2 Các bi ến số của mô hình nghiên cứu
Biến quan sát của hiệu quả mong đợi
HQ4 Khi mua vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến Anh/Chị sẽ nhận được
nhiều lợi ích
Biến quan sát của tính dễ sử dụng mong đợi
Trang 31Biến quan sát ảnh hưởng của xã hội
XH3 Các doanh nghiệp bán vé xe trực tuyến nói khách hàng sẽ nhận được
nhiều lợi ích khi mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến
XH4 Anh/Chị sẽ nhận được nhiều hỗ trợ khi mua vé xe trên các trang bán vé xe
trực tuyến
Biến quan sát điều kiện hỗ trợ
ĐK1 Anh/Chị có internet và các thiết bị sử dụng internet để có thể mua vé xe
trên các trang bán vé xe trực tuyến
ĐK2 Anh/Chị có kiến thức cần thiết để mua vé xe trên các trang bán vé xe trực
tuyến
ĐK3 Mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến cũng giống như mua vé xe
trên các trang thương mại điện tử khác
ĐK4 Sẽ có nhân viên của các trang bán vé xe trực tuyến hỗ trợ Anh/Chị khi
Anh/Chị gặp khó khăn khi mua vé
Trang 32Biến quan sát sự lo lắng khi thao tác
LL1 Anh/Chị cảm thấy ngại mua vé điện tử tại các trang bán vé trực tuyến LL2 Anh/Chị lo rằng Anh/Chị có thể mất thông tin vé đã đặt khi làm sai bước LL3 Anh/Chị sợ mắc lỗi khi mua vé điện tử tại các trang bán vé trực tuyến LL4 Anh/Chị có chút lo lắng khi mua vé điện tử tại các trang bán vé trực tuyến
Biến quan sát của nhận thức rủi ro
RR3 Khi mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến Anh/Chị có thể sẽ nhận
vé không đúng yêu cầu
RR4 Anh/Chị thấy thiếu thông tin của các doanh nghiệp điều hành các trang
bán vé xe trực tuyến
Biến ý định mua lại
YD1 Anh/Chị có dự định mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến
YD2 Anh/Chị có khả năng sẽ mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến YD3 Anh/Chị có kế hoạch mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến
Trang 33Dưới đây là mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả:
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu:
H1: yếu tố “hiệu quả mong đợi” có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua lại vé xe
tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh
H2: yếu tố “tính dễ sử dụng mong đợi” có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua lại
vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh
H3: yếu tố “ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua lại vé xe
tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh
H4: yếu tố “điều kiện hỗ trợ” có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh
H5: yếu tố “sự lo lắng” có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh
Trang 34H6: yếu tố “nhận thức rủi ro” có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định mua lại vé xe
tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu các mô hình và các bài nghiên cứu tham khảo, tác giả đã vận dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ cùng với thuyết nhận
thức rủi ro để hình thành nên mô hình nghiên cứu cho đề tài
Tiếp theo chương 3, tác giả sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu và một số điều chỉnh thang đo cho mô hình sau khi tiến hành nghiên cứu định tính
Trang 35CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên c ứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Trang 363.2 Thi ết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và giai đoạn nghiên cứu chính thức để đảm bảo tính khoa học Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ định tính
Để thực hiện nghiên cứu sơ bộ, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thông qua phương pháp thảo luận tay đôi nhằm điều
chỉnh, bổ sung và phát hiện các biến trong mô hình nghiên cứu, từ đó xây dựng
bảng câu hỏi nháp Kết quả có được từ bước nghiên cứu định tính này sẽ được sử
dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức ở giai đoạn tiếp theo
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kĩ thuật phỏng vấn
bằng bảng câu hỏi chi tiết Từ dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, xây dựng hàm hồi quy đa biến và kiểm định mô hình lý thuyết đề
xuất
3.3 Nghiên c ứu sơ bộ định tính
3.3.1 Th ảo luận tay đôi
Tác giả tiến hành thảo luận tay đôi sau khi xây dựng được các yếu tố trong mô hình nghiên cứu nhằm điều chỉnh, bổ sung và phát hiện các yếu tố mới Tác giả tiến hành
10 cuộc thảo luận tay đôi với 10 người đang làm việc trong lĩnh vực bán vé xe trực tuyến, marketing trực tuyến và một số khách hàng đã mua vé xe trên các trang bán
vé xe trực tuyến
Tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn để tiến hành thảo luận, kết quả cuộc
thảo luận là cơ sở để tác giả điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Trang 373.3.2 K ết quả nghiên cứu định tính
Sau khi tiến hành thảo luận tay đôi, năm yếu tố bao gồm “ Hiệu quả mong đợi”,
“Tính dễ sử dụng mong đợi”, “Ảnh hưởng của xã hội”, “Điều kiện hỗ trợ”, “Nhận
thức rủi ro” được các thành viên tham gia thảo luận đồng ý có ảnh hưởng đến ý định mua lại vé tại các trang bán vé xe trực tuyến còn yếu tố “Sự lo lắng” chỉ nhận được 3/10 thành viên đồng ý, bên cạnh đó các thành viên cũng có một số đóng góp
nhằm điều chỉnh lại thang đo của các yếu tố cụ thể như sau:
Đối với yếu tố “Hiệu quả mong đợi”, đề xuất thêm biến “có thể so sánh giá giữa
các hãng xe khi mua vé t ại các trang bán vé xe trực tuyến”
Đối với các yếu tố “Ảnh hưởng xã hội”, “Tính dễ sử dụng mong đợi”, “Điều kiện
hỗ trợ”, các thành viên đồng ý với các biến quan sát đưa ra
Đối với yếu tố “Sự lo lắng”, chỉ có 3/10 thành viên đồng ý yếu tố này có ảnh hưởng đến ý định mua lại vé tại các trang bán vé xe trực tuyến Một số ý kiến cho rằng yếu
tố này tương đồng với yếu tố “Nhận thức rủi ro”, khi đưa vào là không cần thiết Đối với yếu tố “Nhận thức rủi ro”, các thành viên đồng ý với các biến quan sát đề
xuất và có bổ sung thêm các biến sau đây: không nhận được vé, nhà xe không chấp
nh ận vé điện tử mua tại các trang bán vé xe trực tuyến, các trang bán vé xe trực tuy ến cung cấp thiếu nhà xe và lo sợ sẽ khó thay đổi thông tin vé đã mua (đổi tên hành khách, đổi chuyến,…)
3.3.3 Điều chỉnh thang đo
Từ kết quả của bước thảo luận tay đôi, tác giả đồng ý loại bỏ yếu tố “ Sự lo lắng” vì
nhận thấy có sự tương đồng với biến “Nhận thức rủi ro”, đồng thời tác giả chấp
nhận thêm các biến quan sát mà các thành viên thảo luận đề xuất, từ đây tác giả hình thành thang đo nháp gồm 28 câu hỏi đại diện cho 28 biến quan sát Các câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý Cụ thể của thang đo như sau:
Trang 38Thang đo “Hiệu quả mong đợi”
HQ5 Khi mua vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến Anh/chị sẽ nhận được
nhiều lợi ích
Thang đo “Tính dễ sử dụng mong đợi”
Trang 39Thang đo “Ảnh hưởng của xã hội”
XH3 Các doanh nghiệp bán vé xe trực tuyến nói khách hàng sẽ nhận được
nhiều lợi ích khi mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến
XH4 Anh/chị sẽ nhận được nhiều hỗ trợ khi mua vé xe trên các trang bán vé xe
trực tuyến
Thang đo “Điều kiện hỗ trợ”
ĐK1 Anh/chị có internet và các thiết bị sử dụng internet để có thể mua vé xe
trên các trang bán vé xe trực tuyến
ĐK2 Anh/chị có kiến thức cần thiết để mua vé xe trên các trang bán vé xe trực
tuyến
ĐK3 Mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến cũng giống như mua vé xe
trên các trang thương mại điện tử khác
ĐK4 Sẽ có nhân viên của các trang bán vé xe trực tuyến hỗ trợ Anh/chị khi
Anh/chị gặp khó khăn khi mua vé
Trang 40Thang đo “Nhận thức rủi ro”
RR1 Khi mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến Anh/chị có thể nhận vé
không đúng yêu cầu
RR2 Khi mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến Anh/chị có thể không
nhận được vé
RR3 Anh/ chị sợ nhà xe không chấp nhận vé xe mua tại các trang bán vé xe
trực tuyến
RR4 Khi mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến thông tin cá nhân
(email, số điện thoại) của Anh/chị có thể bị lộ
RR5 Khi mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến thông tin thẻ tín dụng
YD1 Anh/chị có dự định mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến trong
thời gian tới
YD2 Anh/chị có khả năng sẽ mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến
trong thời gian tới
YD3 Anh/chị có kế hoạch mua vé xe trên các trang bán vé xe trực tuyến trong
thời gian tới