1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện trường Đại học Công Đoàn

34 956 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 331,5 KB

Nội dung

Thư viện chính là cơ quan truyền thông trong nhà trường nhằm cungcấp đầy đủ các loại tài liệu như sách, báo, tạp chí...phục vụ cho công việc họctập và giảng dạy của cán bộ giáo viên và t

Trang 1

đủ tư liệu, số liệu để viết bài tiểu luận này.

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới, giảng viên khoa Thư viện

- thông tin, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em thực hiện tốt đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU 4

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 4

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6

5 CẤU TRÚC CỦA BÀI TIỂU LUẬN 6

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 7

1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 7

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC 9

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ 9

1.2.2 Cơ cấu tổ chức 10

1.3 VỐN TÀI LIỆU, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 11

1.3.1 Vốn tài liệu 11

1.3.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 11

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN 12

1.4.1 Đối tượng người dùng tin 12

1.4.2 Nhu cầu tin của bạn đọc ở Trường Đại học Công đoàn 13

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 16

2.1 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC 16

2.2 CÁC HÌNH THỨC PHỤC VỤ 16

2.2.1 Phục vụ đọc tại chỗ 17

2.2.2 Phục vụ mượn về nhà 22

2.3 CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN 24

2.3.1 Công tác tuyên truyền và giới thiệu sách 24

Trang 3

2.3.2 Hội nghị bạn đọc 25

2.4 HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ TRA CỨU THÔNG TIN 25

2.4.1 Xây dựng hệ thống mục lục 25

2.4.2 Các cơ sở dữ liệu 26

2.5 DỊCH VỤ 26

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 28

3.1 NHẬN XÉT 28

3.1.1 Ưu điểm 28

3.1.2 Hạn chế 29

3.2 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 29

3.2.1 Tăng cường nguồn lực thông tin: 29

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức phục vụ bạn đọc tại thư viện 30

3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện 30

3.2.4.Đào tạo người dùng tin 31

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

MỞ ĐẦU

Trang 4

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với sự bùng bổ nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ thông tinthì thông tin trở thành một động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội, văn hóa - giáo dục của con người Thông tin luôn được xác định lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính chất quyết định đến xu thế phát triểnmạnh của toàn thế giới, nguồn thông tin dồi dào nhất mà chúng ta có thể tìmđến đó chính là Thư viện

Thư viện chính là cơ quan truyền thông trong nhà trường nhằm cungcấp đầy đủ các loại tài liệu như sách, báo, tạp chí phục vụ cho công việc họctập và giảng dạy của cán bộ giáo viên và toàn thể sinh viên trong toàn trường.Thư viện là động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục Muốn làm đượcđiều đó thì nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thư viện đó là mang thông tin, tri thứcđến với bạn đọc Làm thế nào để kích thích niềm say mê, làm thế nào để thuhút được đông đảo bạn đọc đến thư viện và một trong những công tác cần chútrọng hàng đầu của mỗi thư viện phải kể đến công tác phục vụ bạn đọc

Công tác phục vụ bạn đọc được xem là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy

sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu, hứng thú đọc của người đọc thông qua việctuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu bằng các hình thức khác nhau.Đồng thời công tác phục vụ bạn đọc là thước đo hiệu quả của việc luânchuyển tài liệu nhằm đánh giá sự phát triển của mỗi thư viện, là cầu nỗi giữabạn đọc và kho tài liệu Phục vụ bạn đọc là nhiệm vụ chủ yếu, là công đoạncuối cùng, là tiêu chuẩn phản ánh tình hình hoạt động của toàn bộ thư viện.Vàthông qua chất lượng phục vụ bạn đọc để đánh giá tất cả công việc của thư

viện Lê - Nin từng nói: “ Đánh giá thư viện không phải thư viện có bao nhiêu sách quý hiếm, có trụ sở khang trang, tiện nghi hiện đại, mà chính là thư viện đó thu hút và phục vụ bao nhiêu bạn đọc đến sử dụng thông tin”.

Ngày nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên

Trang 5

cả nước đều xây dựng cho mình một thư viện riêng với những tính năng phùhợp với chương trình đào tạo của nhà trường Mỗi thư viện đều có mô hìnhhoạt động khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích đó là góp phần tíchcực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường Thư viện trường Đạihọc Công đoàn nằm trong hệ thống các thư viện trường đại học, cũng cóchung mục đích, nhiệm vụ trọng tâm như các thư viện khác Trường Đại họcCông đoàn cũng đang trên chặng đường đổi mới hình thức đào tạo từ niên chếsang tín chỉ Song song với việc đổi mới giáo dục và đào tạo thì công tác phục

vụ bạn đọc tại thư viện trường cần được chú trọng Để mang văn hóa đọc đếncho bạn đọc một cách đầy đủ và hiệu quả hơn thì công tác phục vụ bạn đọc tạiThư viện trường Đại học Công đoàn phải được quan tâm hơn, đầu tư hơn, đổi

mới hơn và hoàn thiện hơn Chính vì lý do đó mà em chọn đề tài: “Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện trường Đại học Công Đoàn” làm đề tài tiểu

luận của mình

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu:

Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện trường Đại học Công đoàn

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về mặt không gian: Thư viện trường Đại học Công đoàn

- Về mặt thời gian: Nghiên cứu công tác bạn đọc tại Thư viện trườngĐại học Công đoàn từ năm 2013 đến nay

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài tiểu luận đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn

Trang 6

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

- Trao đổi với người dùng tin và cán bộ thư viện

4.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu những vấn đề về công tác phục vụ bạn đọc và giới thiệu

khái quát về Thư viện trường Đại học Công đoàn

- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư việntrường Đại học Công đoàn

- Đánh giá thực trạng công tác phục vụ bạn đọc và đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc

5 CẤU TRÚC CỦA BÀI TIỂU LUẬN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dungchính của tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về Thư viện trường Đại học Công đoàn.

Chương 2: Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện trường

Đại học Công đoàn

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị

Trang 7

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

Trường Đại học Công đoàn là trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộcông đoàn cho cả nước, trung tâm nghiên cứu về giai cấp công nhân, côngđoàn, là trường đại học đa ngành đa cấp có lịch sử hình thành và phát triểnhơn nửa thế kỷ nay

Thư viện Đại học Công đoàn ra đời cùng với quá trình hình thành vàphát triển của Trường Tiền thân của trường Đại học Công đoàn là lớp huấnluyện cán bộ công vận đầu tiên với 40 học viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp củaHội đồng công nhân cứu quốc Bắc bộ được khai giảng vào ngày 15/05/1946tại đình Khuyến Lương, xã Trần Phú, Thanh Trì, Hà Nội

Cuối năm 1958, Ban thư kí có quyết định giao cho trường nghiên cứuchuẩn bị mở lớp lí luận dài hạn đầu tiên, đào tạo cán bộ chủ chốt cho tổ chứcCông đoàn Để chuẩn bị cơ sở vật chất, chương trình đào tạo dài hạn, Nhàtrường và phòng Giáo vụ ( nay là phòng Đào tạo ) chuẩn bị lập tủ sách phục

vụ cho việc giảng dạy, học tập của giảng viên là học viên

Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ 3 của Đảng có chủ trương “đi đôivới việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho tất cả các trường Đại học, cáctrường chuyên nghiệp Cao cấp và Trung cấp, cần tăng cường cơ sở vật chất( thiết bị, sách báo khoa học…) của các trường đó, đảm bảo cho việc học tập

và giảng dạy được tốt”

Quán triệt tinh thần trên, Nhà trường vừa đầu tư kinh phí cho việc thuthập, bổ sung tài liệu, giáo trình các môn học, đồng thời phân công một cán

bộ trực tiếp đảm nhiệm công tác tư liệu Với nguồn tài liệu phong phú nhưng

Trang 8

tủ sách đã phát huy được tác dụng tích cực trong giảng dạy, học tập, nghiêncứu của cán bộ, giảng viên, học viên Tại đây, sách báo là phương tiện cầnthiết để thầy trò tiếp thu kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và là món ăn tinhthần không thể thiếu của tất cả mọi người.

Đội ngũ cán bộ của Thư viện hiện có 07 người Trong đó có 01 thạc sỹ

và 06 cử nhân chuyên ngành Thông tin – Thư viện

Năm 1961, Ban Thư kí Tổng Công đoàn có quyết định sáp nhậptrường Văn hóa Công đoàn và trường Cán bộ Công đoàn thành trường Côngđoàn Trung Ương Thư viện lúc này cũng được mở rộng về diện tích phòngđọc, kho sách, gồm 3 phòng làm việc tại tầng 1 nhà liên hợp

Tháng 7/ 1975, Thư viện chính thức được tách khỏi phòng Đào tạo, gọi

là phòng Thông tin – Tư liệu, trực thuộc Ban Giám hiệu Thư viện đượcchuyển sang khu nhà riêng biệt với diện tích trên 100 m2 Nguồn vốn tài liệu

có trên 10.000 cuốn sách và 40 loại báo, tạp chí

Năm 1992, Nhà trường được công nhận là trường Đại học Công đoàn

Để phấn đấu từng bước hòa nhập vào hệ thống giáo dục đại học, cùng vớiviệc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, Nhàtrường chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp hàng loạt cơ sở vật chất, trong đó

có thư viện

Tháng 5/ 2001, khu nhà Thư viện 4 tầng được đưa vào sử dụng với tổngdiện tích là 2.560 m2 Đây là cơ sở vật chất cần thiết để từng bước xây dựngmột thư viện hoàn chỉnh vừa có thể kế thừa, phát huy những thành tựu đạtđược ,vừa có thể phát triển hội nhập với hệ thống thư viện các trường đại học,các trung tâm thông tin thư viện, góp phần phục vụ nâng cao chất lượng đàotạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Công đoàn

Trang 9

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ

Thư viện là một bộ phận trực thuộc Trường Đại học Công đoàn, cóchức năng tổ chức, xây dựng và quản lý vốn tài liệu phục vụ công tác lãnhđạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên, sinhviên của Nhà trường

Thư viện có nhiệm vụ sau:

• Căn cứ vào chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhàtrường đề xuất phương hướng tổ chức và hoạt động thông tin – tư liệu

• Lập kế hoạch thu thập, bổ sung giáo trình, tài liệu… phù hợp với yêucầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường

• Xử lý, phân loại, sắp xếp vốn tài liệu hiện có tại thư viện theo từngchuyên ngành khoa học, thông báo kịp thời tài liệu mới bổ sung Bảo quản vàthanh lọc các tài liệu cũ nát, lạc hậu

• Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên vàsinh viên trong việc khai thác, sử dụng vốn tài liệu tại thư viện

• Hoàn chỉnh bộ máy tra cứu , ứng dụng thành tựu khoa học về côngnghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa thư viện

• Tổ chức thu nhận những ấn phẩm do nhà trường xuất bản, khóa luận tốtnghiệp của sinh viên, luận án thạc sỹ, tiến sỹ của cán bộ, giảng viên Nhà trường

• Bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản của thư viện nhà trường

• Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện

• Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng trong trường, thực hiệntốt những nhiệm vụ được giao

Trang 10

• Hợp tác trao đổi tài liệu và kinh nghiệm hoạt động với liên hiệp thưviện các trường đại học và các cơ quan thông tin Thực hiện các công việckhác do Hiệu trưởng giao.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Mỗi thư viện đều cần có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý một cách

rõ ràng và cụ thể để phát huy được tối đa sức mạnh nguồn nhân lực của thưviện, để các thành viên trong thư viện hiểu rõ vai trò, vị trí công việc cũngnhư quyền hạn và trách nhiệm của họ trong thư viện Mô hình cơ cấu tổ chứcnày giúp thư viện sử dụng có hiệu quả năng lực quản lý, tính sáng tạo của độingũ cán bộ và nâng cao chất lượng phục vụ

Sơ đồ bộ máy quản lý của thư viện:

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG ĐỌC TỰ CHỌN CHO SINH VIÊN

PHÒNG MƯỢN GIÁO TRÌNH

PHÒNG MÁY TÍNH

PHÒNG ĐỌC CHO CÁN BỘ GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN CAO HỌC

PHÒNG

XỬ LÝ

NGHIỆP

VỤ

Trang 11

1.3 VỐN TÀI LIỆU, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

1.3.1 Vốn tài liệu

Vốn tài liệu là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển củathư viện, là cơ sở để từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãnnhu cầu thông tin của người dùng tin Tài liệu của Thư viện trường Đại họcCông đoàn phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức

Hiện tại, nguồn vốn tài liệu của thư viện có trên 45.000 cuốn, 130 loạibáo và tạp chí Ngoài ra, thư viện đang quản lý trên 1.500 tài liệu nội sinh,bao gồm các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, kỷ yếu khoa học, khóa luận,giáo trình, tài liệu tham khảo, các nội san Hằng năm, thư viện bổ sung trên

2000 cuốn sách từ nguồn đặt mua và thu nhận sách do Nhà trường xuất bản,thu nhận gần 200 đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, kỷ yếu khoa học vàkhóa luận

1.3.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở phục vụ cho Thư viện bao gồm:

5 Các đồ dùng văn phòng khác( bút,

ghim, băng dính, kéo,…)

Thư viện thường xuyên bổ sung và nâng cao hệ thống trang thiết bị

đó để nhanh chóng hoàn thành công việc và thuận lợi trong việc cung cấp các

Trang 12

dịch vụ cho cho bạn đọc được chu đáo, hiệu quả cao và mang lại uy tín chothư viện.

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN

1.4.1 Đối tượng người dùng tin

Trường Đại học Công đoàn là trường đại học đa ngành, đa cấp nên đốitượng người dùng tin ở đây khá phong phú, đa dạng Họ là cán bộ, giảng viên,sinh viên, học viên Tuy nhiên, tùy theo tính chất công việc, có thể phân chia

-Trình độ người dùng tin tương đối cao: Chủ yếu là đại học và trên đại

học Ngoài những sinh viên đang theo học, cán bộ quản lí và cán bộ làm côngtác nghiên cứu và giảng dạy đều có trình độ cử nhân trở lên

- Có đặc điểm nghề nghiệp tương đối tương đồng: Các nhóm người

dùng tin tuy làm các công việc chuyên môn khác nhau nhưng cũng làmtrong môi trường giáo dục và cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạocủa Nhà trường

- Người dùng tin đồng thời là người sản sinh ra nguồn thông tin nội

sinh: Người dùng tin tại Thư viện Đại học Công đoàn là cán bộ, giảng viên và

sinh viên Nhà trường Họ cũng chính là các chủ thể tạo ra các tài liệu nội sinh,

từ đó hình thành nguồn thông tin nội sinh cho Nhà trường

Trang 13

Đặc điểm riêng

Bên cạnh những đặc điểm chung, do đặc điểm về vị trí công tác,trình độ,… các nhóm người dùng tin tại trường Đại học Công đoàn có một sốcác đặc điểm như sau:

- Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý: Nhóm này có số lượng không

lớn, gồm 36 người, ngoài công tác quản lý họ thường là những người làm chủnhiệm đề tài nghiên cứu, chủ nhiệm các dự án, chủ biên các sách, giáo trình,tài liệu… Họ thường rất bận và có ít thời gian đến thư viện

- Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu – giảng dạy: Nhóm người

dùng tin này có số lượng là 76 người Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm ngườidùng tin này là nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứukhoa học, làm luận văn, đồ án tốt nghiệp Ngoài giờ lên lớp, nhóm ngườidùng tin này có nhiều thời gian đến thư viện hơn nhóm cán bộ quản lý

- Nhóm người dùng tin là sinh viên: Đây là nhóm người dùng tin có số

lượng, lớn nhất, hiện tại số lượng bạn đọc là sinh viên tại Thư viên có 2.783người Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm này là học tập và nghiên cứu Vì vậy,nhóm người dùng tin là sinh viên có nhiều thời gian đến thư viện để học tập

và khai thác nguồn thông tin

1.4.2 Nhu cầu tin của bạn đọc ở Trường Đại học Công đoàn

Với số lượng sinh viên và cán bộ rất lớn (gần 6000 sinh viên và hơn

200 cán bộ, giảng viên) cho nên nhu cầu tin của bạn đọc ở đây là khá lớn

Việc đổi mới phương pháp dạy và học theo mô hình tín chỉ, sinh viên

tự nghiên cứu, giảng viên hướng dẫn, định hướng đã trở nên phổ biến Dovậy, sinh viên ngày càng dành nhiều thời gian tới thư viện để thu thập thông

Trang 14

tin và họ cũng là bạn đọc chủ yếu của trung tâm với tần suất sử dụng thư việnkhác nhau

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng thư viện

Qua biểu đồ ta thấy số lượng bạn đọc thường xuyên đến thư viện làtương đối lớn, chiếm 46,7%, số lượng bạn đọc thỉnh thoảng tới thư việnchiếm 42,9%, còn lại là số lượng bạn đọc không tới thư viện chiếm tỉ lệ nhỏ,chiếm 10,4% Dựa vào số lượng bạn đọc thường xuyên đến thư viện lớn đã

Trang 15

cho cho thấy thư viện ngày càng trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho bạn đọckhai thác, sử dụng tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy củamình

Tuy nhiên, đối với nhóm bạn đọc là cán bộ giảng viên có sự khác biệt,

do một số cán bộ vừa tham gia giảng dạy lại vừa làm công tác quản lí nên quỹthời gian hạn hẹp vì thế tần suất sử dụng thư viện của họ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ

Qua đó, việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động phục vụ và thu hút nhómbạn đọc sinh viên – học viên đến thư viện đồng thời có những biện pháp đổimới để cung cấp thông tin cho cán bộ giáo viên một cách nhanh chóng vàchính xác, giúp họ tận dụng được tối đa khoảng thời gian tới thư viện

Trang 16

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 2.1 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Mọi hoạt động của công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích thỏa mãntối đa nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc Công tác phục vụ bạn đọc là cầunối giữa nguồn tài liệu, nguồn thông tin của thư viện với người đọc, ngườidùng tin thông qua vai trò của cán bộ thư viện

Công tác tổ chức phục vụ bạn đọc có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của trườngđại học Đây là hoạt động có tính chất thúc đẩy phát triển và thỏa mãn nhucầu hứng thú của bạn đọc

Mọi hoạt động của công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích thỏa mãntối đa nhu cầu đọc Một cuốn sách từ khi nhập kho đến khi đưa ra phục vụbạn đọc phải trải qua nhiều công đoạn nhằm mục đích đưa đến tay bạn đọcnhững thông tin mà họ cần một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất Vìvậy, công tác phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng của hoạt động Thông tin –Thư viện, là tấm gương phản ánh về chất lượng phục vụ thông tin của thưviện Đồng thời, tổ chức phục vụ bạn đọc giúp cho thư viện kiểm tra, đánh giáchất lượng và hiệu quả của các khâu công tác trước đó như: Bổ sung, sử lý tàiliệu, tổ chức kho…cũng như giúp cho người quản lý định hướng hoạt động tổchức phục vụ bạn đọc trong tương lai

2.2 CÁC HÌNH THỨC PHỤC VỤ

Phục vụ bạn đọc là khâu công tác cuối cùng thực hiện việc luân chuyểnsách tới bạn đọc, trực tiếp quyết định tới kết quả của công tác thư viện Đồngthời đây còn là mục tiêu phấn đấu chung của công tác thư viện và qua việc

Trang 17

phục vụ người đọc, cán bộ thư viện có cơ sở chính xác, khoa học để kiểm tra,đánh giá chất lượng các khâu khác Nhằm giáp bạn đọc khai thác hiệu quảnhững tài liệu có trong thư viện, đáp ứng nhu cầu thông tin tài liệu của họ.Thư viện trường Đại học Công đoàn tiến hành phục vụ bạn đọc theo hai hìnhthức: phục vụ đọc tại chỗ và phục vụ mượn về nhà.

2.2.1 Phục vụ đọc tại chỗ

Đây là một hình thức rất phổ biến ở tất cả các thư viện và cơ quanthông tin Nó đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu, tìm thông tin ngắn gọn như:thông tin dữ kiện, số liệu, tra cứu thuật ngữ trên các vật mang tin hiện có củathư viện Cách tổ chức các phòng đọc tại chỗ ở Thư viện trường Đại họcCông đoàn có sự kết hợp giữa loại hình tài liệu, diện bao quát nội dung khosách và đối tượng phục vụ

2.2.1.1 Phục vụ đọc tại chỗ tài liệu truyền thống

 Phòng đọc giáo trình và báo, tạp chí cho sinh viên:

Phòng đọc giáo trình và báo, tạp chí cho sinh viên được bố trí ở tầng 1với diện tích khoảng 120m2 Phòng được bố trí thoáng mát với đầy đủ hệthống đèn chiếu sáng, quạt máy, điều hòa nhiệt độ tạo được không gian yêntĩnh, lý tưởng cho bạn đọc tới đọc sách

Hiện nay, phòng đọc được bố trí 50 bàn với khoảng 50 chỗ ngồi dànhcho bạn đọc tới đọc sách Ngoài ra, phòng còn được trang bị thêm một máytính giúp cho bạn đọc có thể tự tra cứu thông tin trên Internet

Kho sách của phòng đọc được tổ chức dưới dạng kho đóng và đượcngăn cách với phòng đọc bởi khu làm việc của cán bộ thư viện Điều này giúpcho cán bộ thư viện dễ dàng đi lấy sách phục vụ bạn đọc lại vừa có thể quansát được bạn đọc

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghiêm Phú Diệp(1981),Công tác với người đọc, Cao đẳng nghiệp vụ Văn Hóa, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Văn Hành. Hoàn thiện công tác Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội : Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Thư viện Mã số 51 003.- H., 2000.- 81tr.; 30cm Khác
3. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh(2002), Quản lý thư viện và trung tâm thông tin, Đại học Văn Hóa Hà Nội Khác
4. Trần Thị Minh Nguyệt(2006)Bài giảng môn học ”Người dùng tin”Đại học Văn Hóa Hà Nội Khác
5. Đoàn Phan Tân. Tin học trong hoạt động thông tin thư viện/ Đoàn Phan Tân.- H.: Văn hóa – thông tin, 1997.- 242tr Khác
6. Bùi Loan Thùy. Thư viện học đại cương : Giáo trình / Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết.- TpHCM.: Đại học Quốc gia, 2001.- 300tr.; 21cm Khác
7. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, TT-TT tư liệu Bộ khoa học công nghệ quốc gia Hà Nội,Hà Nội Khác
8. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện/ Lê Văn Viết.- H.: Văn hóa – thông tin, 2000 Khác
9. Các thư viện ở Việt Nam.- H.: Vụ thư viện xb, 1998.- 197tr.;27cm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w