TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA CONG NGHE THONG TIN
DAO THI MAI HUONG
TÔ CHỨC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÙNG VƯƠNG
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thư viện - Thông tin
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐÀO THỊ MAI HƯƠNG
TÔ CHỨC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TAI THU VIEN TRUONG DAI HOC
HUNG VUONG
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Thư viện - Thong tin
Người hướng dẫn khoa học:
TS CHU NGỌC LÂM
Trang 3LOI CAM ON
Để hoàn thành bản khoá luận này, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS Chu Ngọc Lâm Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS về sự giúp đỡ quý báu đó
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những tri thức khoa học quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
Em cũng xin được gửi lời cám ơn tới các bác, các cô, các chú trong Thư
viện Trường Đại học Hùng Vương, cám ơn bạn bè, gia đình đã luôn giúp đỡ,
động viên và tạo điều kiện thuận lợi để khóa luận được hoàn thành
Mặc dù đã rất cố gắng, song khóa luận không tránh khỏi những khiếm
khuyết Em rất mong nhận được sự xem xét, đánh giá, đóng góp những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo cùng các bạn trong lớp
Trang 4LOI CAM DOAN
Tơi xin cam đoan khố luận này là kết quá nghiên cứu của riêng bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS Chu Ngọc Lâm Mọi kết quả nghiên cứu trong đề tài đều trung thực, không trùng với kết quả của tác giả nào, dé tài chưa từng được công bố tại bất kỳ một công trình nghiên
cứu khoa học nào hoặc của ai khác
Hà Nội, Tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trang 5DANH MUC CHU VIET TAT TRONG KHOA LUAN
CBGD Cán bộ giảng dạy
CBQL Cán bộ quản lý
CBTV Cán bộ thư viện
CD - ROM Compact Disk Read Only Memory: Dia quang
CNTT Cong nghé thong tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
Trang 6MUC LUC
087.0001157 1
CHUONG 1: THU VIEN TRUONG DAI HOC HUNG VUONG VOI CONG TAC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC 5
1.1 Những vân đề chung về công tác phục vụ bạn đọc: 5
1.1.1 Khái niệm về bạn đọc: ca 5 1.1.2 NhH CẦN ẨỌC: Q.0 0Q QHnnSS ST TS SE xxx re 5 1.1.3 Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc: 5
1.2 Thư viện Trường Đại học Hùng Vương: 6
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Hùng Vương: 6
1.2.2 Đặc điểm của Thư viện Trường Đại học Hùng Vương: 10 Vương: ch KH ky 15 1.3.1 Đặc điểm bạn đọc: nha 15 1.3.2 Đặc điểm nhu cầu đọc: nh nh nhe 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG 409) — HHĂẬHHẬHA Ð 20 2.1 Tổ chức phục vụ bạn đọc tại phòng đọc tông hợp: 23 2.2 Tổ chức phục vụ bạn đọc tại phòng mượn tong hop: 31 2.3 Tổ chức phục vụ bạn đọc tại phòng Infernet: 36 2.4 Tổ chức phục vụ bạn đọc theo hình thức khác: - 38
2.4.1 Phục vụ Hỏi - Dap va tw vn thong tin 0000 38
Trang 72.5.2 Các sản phẩm và dich vụ Thư viện: 41 2.5.3 Trang thiét bi kf thudits 00.000ccccccccceecceccecceeeveetesneees 42 2.5.4 Cán bộ thir Vigne 0 c ccc eect eee nates 42 2.6 Nhận xét, đánh giá công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương: ĂĂ Ăn se, 43
2.6.1 Về mức độ đây đủ của vẫn tài liỆu: 5 Sài 43
2.6.2 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiét bi: 44
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG
PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ?100I°A4019)1°.P"aaad 50
3.1 Tăng cường nguồn lực thông tỉn: - - c ccccs sex 50 3.2 Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị: + cccc se 52 3.3 Hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ TT - TYV: 54
bạn đỌC: CO HS KH nh nh kg 59
KẾT LUẬN c s22 5222-5222 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 8MO DAU
1 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Thư viện là noi tang trữ, giữ gin sách báo, tài liệu và tô chức cho bạn đọc sử dụng Thư viện thực hiện các chức năng giáo dục, văn hố, thơng tin
và giải trí, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng cho phát triển xã
hội thông tin và tiến tới xã hội tri thức
Công tác phục vụ bạn đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
thư viện, là cầu nối giữa bạn đọc và kho tài liệu của thư viện, là khâu công tác
cuối cùng, là mục đích cao nhất của mọi hoạt động thư viện Hiệu quả của
công tác phục vụ bạn đọc là tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá chất lượng
hoạt động của mỗi thư viện
Thư viện Trường Đại học Hùng Vương là một bộ phận cấu thành của
Trường Đại học Hùng Vương, có chức năng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của cán bộ, sinh viên trong toàn trường
Tên đầy đủ: Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện Trường Đại học Hùng Vương (Gọi tắt là Thư viện Trường Đại học Hùng Vương)
Trong những năm gần đây, dưới tác động của chuyển đổi cơ chế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), Thư viện đã có những
biến đổi tích cực cả về lượng và chất Kho tư liệu được bổ sung thêm nhiều tài
liệu phi truyền thống góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu đọc Bạn đọc đến Thư viện ngày càng tăng, trong khi đó phương thức phục vụ của Thư
viện vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả phục vụ chưa cao Việc nâng cao chất
lượng phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương đòi hỏi
Trang 9Từ những lý do trên, em chọn vấn đề: “Tổ chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương” làm đề tài khoá luận cử nhân Thư viện - Thông tin của mình
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Bạn đọc là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện
Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là đối tượng của hoạt động Thông
tin - Thu vién (TT - TV)
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới công tác phục vụ bạn đọc như: Hội thảo “Văn minh giao tiếp, văn hoá ứng xử
của cán bộ thủ thư” tổ chức tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc
Gia Hà Nội với bài viết “Đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc trong các trường đại học” của tác giả Hoàng Tố Nga với nội dung chủ yếu về cách thức
phục vụ bạn đọc trong thư viện đại học Hay bài viết “Công tác phục vụ bạn
đọc tai thư viện Đại học khoa học Huế” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đăng
trong tạp chí thư viện Việt Nam (số 2/2007) với nội dung về thực trạng cũng như biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại Thư viện Đại học
khoa học Huế
Ngoài các hội thảo khoa học còn có nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên cũng như một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành thư viện quan tâm
nghiên cứu tới vẫn đề này như: Sinh viên Nguyễn Thị Nhàn với đề tài: “Nâng
cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương
(năm 2007) Thạc sĩ Đặng Thị Phương Thảo với đề tài đối mới công tác phục vụ TT - TV ở Thư viện Quân đội (năm 2000)
Tuy nhiên, chưa có chương trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và
toàn diện về công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học
Trang 103 DOI TUQNG VA PHAM VI NGHIEN CUU:
* Đối tượng nghiên cứu: Công tác tố chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
* Pham vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Nghiên cứu công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tai
Thư viện Trường Đại học Hùng Vương (tại cơ sở l Việt Trì)
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương từ năm 2008 đến 2012
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu được phát ra cho
150 người dùng tin của Thư viện, số phiếu thu về là 146 phiếu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tống hợp
5 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
#* Mục đích:
Đánh giá thực trạng công tác tố chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện
Trường Đại học Hùng Vương Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
* Nhiệm vụ:
Trang 11- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện
Trường Đại học Hùng Vương
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc 6 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN:
Khóa luận đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động tổ
chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
Những kết quả nghiên cứu, các đề xuất giải pháp trong khóa luận có thé được xem xét và ứng dụng vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ bạn đọc trong các thư viện đại học nói chung và Thư viện Trường Đại học Hùng Vương nói riêng
7 NỘI DUNG CỦA KHÓA LUẬN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận được kết cấu trong 3 chương: Chương 1: Thư viện Trường Đại Học Hùng Vương với công tác phục vụ bạn đọc Chương 2: Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
Chương 3: Những giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại
Trang 12CHUONG 1
THU VIEN TRUONG DAI HOC HUNG VUONG
VOI CONG TAC PHUC VU BAN DOC 1.1 Những vấn đề chung về công tác phục vụ bạn đọc:
1.1.1 Khái niệm về bạn đọc:
Bạn đọc theo nghĩa thông thường là người có nhu cầu đọc và sử dụng tài liệu để thỏa mãn nhu cầu đọc của mình Bạn đọc với tư cách là người tham
gia hoạt động thư viện, được hiểu như là người có nhu cầu đọc, đồng thời sử
dụng tài liệu trong thư viện để thỏa mãn nhu cầu đọc của mình 1.1.2 Nhu cầu đọc:
Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của chủ thể (cá nhân, nhóm, xã hội)
đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt
động sống của con người Nói cách khác, nhu cầu đọc là thái độ của chủ thé
với việc đọc như một hoạt động sống không thẻ thiếu được
Nhu cầu đọc là loại nhu cầu tỉnh thần của con người Nhu cầu đọc cũng
bắt nguồn từ yêu cầu tiếp nhận thông tin khi con người tham gia các hoạt
động sống khác nhau, nhưng nó chỉ có thể hình thành với điều kiện chủ thể có
khả năng giải mã thông tin đã được mã hóa trong tài liệu
Nhu cầu đọc là nguồn gốc của hoạt động thư viện Hoạt động thư viện
không thể tồn tại và phát triển ở những nơi không có nhu cầu đọc 1.1.3 Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc:
Công tác phục vụ bạn đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhất của thư viện, là cầu nối giữa bạn đọc và kho tài liệu của thư viện, là khâu
cuối cùng, là mục đích cao nhất của mọi hoạt động thư viện Hiệu quả của
công tác phục vụ bạn đọc là tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá chất lượng
hoạt động của mỗi thư viện
Trang 13- Nó giúp cho việc vận hành kho sách được bố sung và tố chức tốt Dù kho sách có vốn tài liệu phong phú đến đâu mà không có người đọc, khai thác thông tin thì kho sách đó cũng chỉ là “kho sách chết”, không có giá trị sử dụng
- Thông qua công tác phục vụ bạn đọc có thể đánh giá hiệu quả xã hội của thư viện Thư viện càng thu hút, phục vụ được nhiều độc giả thì vai trò và tác dụng của nó càng lớn
- Trong giai đoạn bùng nỗ thông tin hiện nay, thư viện không chỉ là nơi đơn thuần giữ tài liệu mà còn là nơi cung cấp và hướng dẫn tìm tin cho
bạn đọc Vì vậy, công tác phục vụ bạn đọc ngày càng có vai trò quan trọng
hơn trong đời sống xã hội:
+ Thông qua các tài liệu chính trị, triết học, các tác phẩm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước giúp độc giả hình thành thế giới quan khoa học
+ Phục vụ bạn đọc giúp cho việc nâng cao trình độ văn hóa, khoa
học kỹ thuật, nâng cao dân trí của người đọc
+ Phục vụ bạn đọc góp phần vào việc giáo dục đạo đức, thâm mỹ cho người đọc
+ Phục vụ bạn đọc giúp cho mỗi người chọn được sách mà họ cần
đọc Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu những sách báo cần thiết, tốt nhất cho từng người, từng nhóm người hoặc bạn đọc nói chung
1.2 Thư viện Trường Đại học Hùng Vương:
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Hùng Vương:
* Quá trình hình thành phát triển
Trường Đại học Hùng Vương nằm trong hệ thống các trường đại học
trong cả nước, chịu sự quản lý hành chính của Uy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
Trang 14Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Hùng Vương được chia thành nhiều giai đoạn:
s_ Giai đoạn thứ nhất: Từ 1961 đến 1977
Đây là giai đoạn sơ khai Trường Trung cấp Sư phạm Phú Thọ thành lập
- Từ 1961 đến 1964, trường đào tạo giáo viên 7+2, 7+1 Trường được
xây dựng và đặt trụ sở tại Tây Bắc thị xã Phú Thọ (nay là trường cán bộ quản
lý giáo dục tỉnh Phú Thọ)
- Những năm 1965 đến 1974 trong tỉnh trạng khó khăn chung của nhân dân miền Bắc tiến hành cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại
của để quốc Mỹ nhà trường sơ tán về 2 xã Tam Sơn - Văn Bán thuộc huyện Cấm Khê - Phú Thọ với đào tạo giáo viên 7+3
- Từ 1972 đến 1977, trường sơ tán với tên gọi Trường Sư phạm 10+3 Vĩnh Phú
+ Năm học 1972 đến 1973 khi đến quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 ở miền Bắc, trường tiếp tục sơ tán về 2 xã Thanh Xá và Đông Lĩnh thuộc huyện Thanh Ba
+ Từ năm học 1973 đến 1974 trường trở về thị xã Phú Thọ Lúc này, trường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ 10+3
e_ Giai đoạn thứ hai: Từ 1978 đến 2002
Từ năm học 1978 đến 1979 trở đi với nghị định số 1022 ngày 21/03/1978 Hội đồng Chính phủ có quyết định nâng cấp thành trường Cao
đẳng Sư phạm Vĩnh Phú
Đến năm 1997 theo quyết định của Bộ chính trị tách Vĩnh Phú thành 2
tỉnh Phú Thọ và Vinh Phúc, Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phú đổi tên
Trang 15Thời gian này, nhà trường đã tường bước xây dựng để trở thành một
Trường Cao đẳng Sư phạm vững mạnh về mọi mặt, có khả năng đào tạo tất cả
các loại hình giáo viên Nhà trường đã lần lượt liên kết đào tạo với các
Trường Sư phạm 10+3, Trung cấp Sư phạm các tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc để đào tạo cho các tỉnh bạn đội ngũ giáo viên có trình độ Cao đăng Sư phạm và nâng cấp các trường đó lên Cao đẳng Sư phạm
Thời gian này, trường đã lần lượt liên kết với các trường đại học trọng điểm, thu hút các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành đến trường giảng
dạy để đào tạo giáo viên phổ thông có trình độ đại học và nâng cao trình độ
đội ngũ giáo viên của trường
e_ Giai đoạn thứ ba: Từ 2003 đễn nay
Với quyết định số 81/2003/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 4 năm 2004 của
Thủ tướng Chính phủ Trường Đại học Hùng Vương được thành lập trên cơ sở
Trường Cao dang Sư phạm Phú Thọ Trụ sở chính của trường đặt tại phường
Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Ngoài ra, vẫn duy trì hoạt động tại cơ sở 2 phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
* Chức năng, nhiệm vụ của trường Đại học Hùng Vương: - Chức năng:
Trường Đại học Hùng Vương là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo
công lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ
Giáo dục và Đào tạo
Trang 16Trường Đại học Hùng Vương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước đề giao dịch
- Nhiệm vụ:
Trường Đại học Hùng Vương có các nhiệm vụ sau:
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và
năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ,
có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và
cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và báo vệ Tổ quốc
- Từng bước xây dựng các chương trình đào tạo hiện đại, hấp dẫn, linh hoạt, đa dạng các loại hình đào tạo nhằm phục vụ nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng cao, gắn với nghiên cứu khoa học - chuyên giao công
nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh
lân cận
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học; Kết hợp hài hòa, hợp lý và hiệu quả giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, phát huy tiềm năng nghiên cứu ứng dụng triển khai; Coi nghiên cứu khoa học là nhân tố quyết
định nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo định giá trình độ và chất lượng
một trường đại học có đẳng cấp Nghiên cứu khoa học phải bám sát thực tiễn cuộc sống, coi đó là cội nguồn cảm hứng sản sinh ra các chương trình, đề tài, nhiệm vụ khoa học và sản phẩm khoa học - công nghệ Những nghiên cứu
khoa học phải đi đôi với phát triển công nghệ; Đồng thời kết hợp đảo tạo với
nghiên cứu khoa học và sản xuất; Dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy
định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các qui định khác của pháp luật
Trang 17cấu tuôi và giới Xây đựng đội ngũ cán bộ, đào tạo bồi đưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu trí tuệ, tỉnh thông nghiệp vụ đủ sức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra Có gắng tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất để thu hút được những nhà khoa học danh tiếng, xuất sắc, có đức, có tài, gắn bó với sự nghiệp khoa học - đào tạo, tập hợp thành đội ngũ vững mạnh kế thừa và phát huy không ngừng những thành quả đã đạt được
- Quan tâm đến xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất Tập trung đầu tư,
khai thác triệt để và hiệu quả cơ sở vật chất, đặc biệt là các phòng thí nghiệm
trọng điểm quốc gia và đầu tư tập trung Phải coi đây là nơi thực sự tạo ra sản
phẩm khoa học góp phần nâng cao trình độ, chất lượng đào tạo và năng lực
khoa học, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ trẻ
- Không ngừng phát triển vốn xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm mối quan hệ hợp tác song phương và đa chiều với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; thu hút các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên quốc tế đến tham gia nghiên cứu, giảng đạy và học tập
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật 1.2.2 Đặc điểm của Thư viện Trường Đại học Hùng Vương:
* Cơ sở vật chất:
- Thư viện Đại học Hùng Vương được đặt ở 2 cơ sở:
+ Cơ sở | tai dia điểm: Tầng 3 nhà điều hành Trường Đại học Hùng Vương, phường Nông Trang, thành phó Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
+ Cơ sở 2 tại địa điểm: Nhà A14 và nhà B2 Trường Đại học Hùng Vương, phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Trang 18+ Dau gido trinh 9370 dau
+ Dau sach tham khao 4118 dau
+ Trên 150 tên báo, tạp chí
+ Băng đĩa chứa các dữ liệu chuyên ngành
+ Một số luận văn và luận án của sinh viên và cán bộ trong và ngoài trường
+ Cơ sở dữ liệu dạng số chương trình, giáo trình đào tạo ngành Nông - Lâm và một số giáo trình điện tử phục vụ các ngành đào tạo trong trường
- Thư viện đã và đang sử dụng phần mềm Thư viện điện tử ILIB V36
để quản lý vốn tài liệu, quản lý bạn đọc, phục vụ tra cứu, mượn trả tài liệu và
các hoạt động nghiệp vụ khác
* Cơ cấu tô chức:
Hiện nay số cán bộ, công nhân viên của Thư viện là 17 người; trong đó có: 01 thạc sỹ, 07 người có trình độ Đại học, 06 người có trình độ Cao đẳng, 02 người có trình độ trung cấp thư viện và 01 nhân viên
e_ Ban giám đốc:
- Giám đốc quản lý và điều hành chung hoạt động Thư viện - Phó giám đốc quản lý mảng hành chính
- Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động Thư
viện và là đại diện tạo mỗi quan hệ hợp tác s Tổ Hành chính:
Tham mưu và giúp Giám đốc về công tác quản lý hành chính của Thư viện; Hướng dẫn, tô chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy
định về công tác quản lý hành chính; Quản lý và tổ chức thực hiện việc tiếp
nhận, xử lý, gửi các công văn, tài liệu gửi đến và gửi đi trong phạm vi quyền
hạn
Trang 19e Tổ Nghiệp vụ:
Bổ sung các loại hình tài liệu, biên mục hồi cố và biên mục tài liệu mới
bổ sung vào Thư viện theo kế hoạch hằng năm và xử lý các loại báo tạp chí đóng tập để lưu giữ lâu dài trong Thư viện; Xây đựng các mục lục điện tử
phục vụ tra tìm tin của bạn đọc trên máy vi tính
e TỔ Công nghệ thông tin:
Quản lý, bảo dưỡng và vận hành hoạt động toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT của đơn vị Hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các phòng chức năng của đơn vị trong khai thác ứng dụng CNTT
* Chức năng nhiệm vụ:
- Tổ chức và quản lý tốt hoạt động Thư viện nhằm phục vụ có hiệu quả cho việc khai thác và sử dụng thông tin tư liệu của bạn đọc
- Tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống mạng Intranet/Internet của nhà trường
- In ấn các giáo trình, bài giảng, học liệu và các ấn phẩm khác phục vụ cho công tác đào tạo
- Quan hệ trao đối, hợp tác chia sẻ tài nguyên với thư viện của các
trường đại học (Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại
học Thái Nguyên, Đại học Bách Khoa Hà Nội) với liên hiệp Thư viện các
trường đại học khu vực phía Bắc
- Quản lý tốt cơ sở vật chất hiện có, từng bước có kế hoạch nâng cấp,
hiện đại hoá Thư viện, tăng cường năng lực phục vụ đào tạo * Phương hướng và mục tiêu hoạt động:
- Phương hướng:
Trang 20cho việc nâng cao chất lượng Đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà
trường
- Mục tiêu:
Xây dưng một Thư viện hiện đại với vốn tư liệu phong phú và được cập nhật thường xuyên bao gồm: sách, báo, tạp chí, đữ liệu ghi trên đĩa cứng, đĩa CD Mở rộng quan hệ trao đổi hợp tác với các đơn vị, cơ quan về lĩnh vực TT - TV
- Mục tiêu cụ thể:
+ Củng cố và ứng dụng có hiệu quả các tiện ích của phần mềm thư viện điện tử, nhằm đổi mới nội dung, hình thức phục vụ và phương pháp
quản lý nghiệp vụ thư viện, nhằm cung cấp cho bạn đọc các dịch vụ TT - TV
chất lượng cao
+ Tổ chức khai thác có hiệu quả mạng Intranet/Internet và hệ
thống thư viện điện tử của nhà trường
+ Đáp ứng mọi nhu cầu về in ấn giáo trình, bài giảng và các ấn
phẩm khác phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
+ Không ngừng mở rộng mối quan hệ trao đối, hợp tác chia sẻ tài
nguyên với thư viện của các trường đại học (Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Bách Khoa Hà Nội) với liên hiệp thư viện các trường đại học phía Bắc
+ Tranh thủ mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển cơ sở đữ
liệu tư liệu cho vốn tài liệu của Trung tâm, tạo cơ sở cho việc tự động hoá công tác nghiệp vụ thư viện
+ Từng bước số hoá nguồn tài liệu của trường để đưa lên mạng
nội bộ như: Bài giảng, giáo trình, nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn
và báo cáo tôt nghiệp xuât sắc của sinh viên
Trang 211.2.3 Thư viện Trường Đại học Hùng vương trước yêu cầu đổi mới Giáo dục - Đào tạo:
Muốn đối mới giáo đục và đào tạo thì phải có sự thay đổi mang tính hệ thống từ các cấp quản lý giáo đục, đến giảng viên và sinh viên; phải xây dựng Thư viện trở thành giảng đường thứ 2 của môi trường đại học
Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát
triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Đặc biệt, hiện nay trường đã dần từng bước thay đối phương pháp giáo dục và đào tạo Do vậy, thư viện cũng có những vai trò cần thiết trong việc hỗ trợ
cho sự thay đối phương pháp giảng dạy ở bậc đại học Thay vì lên lớp thuyết
trình, diễn giải một số vấn đề qua các bài giảng và giáo trình, các giảng viên đã đưa ra nguồn tài liệu phong phú sẵn có của thư viện, nêu tình huống của van dé dé hướng dẫn sinh viên sưu tầm, tham khảo, nghiên cứu tài liệu
Thư viện cũng giúp rất nhiều cho việc thay đổi phương pháp học tập ở bậc đại học Thay vì học thuộc lòng bài giảng hay giáo trình của thầy, các sinh viên phải đến thư viện tìm kiếm, theo sự hướng dẫn của thầy, các tài liệu liên quan tới đề tài đem thảo luận
Thư viện đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo lập và phát triển dich vụ thông tin, phục vụ cho đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học Đặc
biệt ứng dụng CNTT trong các thư viện đại học nói chung và Thư viện
Trang 22nang cao hiệu qua phục vụ của người dùng tin trong các thư viện trường đại học hiện nay
1.3 Đặc điểm bạn đọc và nhu cầu đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vuong:
1.3.1 Đặc điểm bạn đọc:
Bạn đọc là thành phần không thẻ thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan TT - TV Bạn đọc và nhu cầu đọc của họ là cơ sở dé định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của một cơ quan TT - TV Nắm vững nhu cầu thông tin đáp ứng kịp thời đầy đủ và chính xác nhu cầu thông tin của người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện nói chung và Thư viện Trường Đại học Hùng Vương nói riêng
Trường đại học là một trong những cái nôi đào tạo ra những nhân tài cho đất nước Do đó, hoạt động giảng dạy, nghiên cứu là hoạt động chủ đạo đóng vai trò quan trọng trong môi trường đại học Đây không chỉ là quá trình tiếp nhận thông tin một chiều mà là quá trình sáng tạo, chuyển giao tri thức theo nhiều chiều hướng khác nhau Cùng với những yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giảng dạy nói riêng, đòi hỏi người học phải chủ động hơn, sáng tạo hơn trong cách tiếp cận thông tin, tri thức, khuyến
khích người học phải thường xuyên đọc tài liệu, nghiên cứu kỹ các vấn đề mà
mình đã đọc
Bạn đọc ở Thư viện là toàn thể cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ
nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên trong trường
Mỗi bạn đọc đều có sở thích, nhu cầu tin khác nhau song đều có điểm trung: Họ vừa là người khai thác sử dụng, vừa là người cung cấp thông tin Để thỏa mãn nhu cầu tin ngày càng cao của họ, Thư viện cần phát triển nhiều dịch vụ nhằm đem lại hiệu quả cao cho người dùng tin
Trang 23Đặc điểm bạn đọc tại Thư viện có thể được phân tích qua các nhóm
Sau:
* Nhóm 1: Bạn đọc là cán bộ quản lý (CBQL)
CBQL Trường Đại học Hùng Vương gồm có: Ban Giám hiệu; Cán bộ lãnh đạo Đảng bộ và các tố chức đoàn thể; Trưởng và phó các khoa, phòng
ban và các tổ bộ môn
Nhóm bạn đọc là CBQL chỉ chiếm 5% trong tổng số người dùng tin nhưng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trường, của ngành giáo dục Bạn đọc thuộc nhóm này vừa làm công tác quản lý vừa tham gia nghiên cứu khoa học và đồng thời tham gia các công tác giảng dạy ở nhiều nơi
* Nhóm 2: Bạn đọc là cán bộ giảng day (CBGD)
CBGD là những người có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo
dục đào tạo của hệ thống giáo dục Nhóm bạn đọc này có trình độ chuyên
môn cao Họ là những người có ảnh hưởng tích cực tới công cuộc đối mới giáo dục của đất nước, họ vừa là người tiếp cận thông tin vừa là người chuyển giao thông tin thông qua công tác giảng dạy Nhóm này chiếm 15% trong
tổng số bạn đọc tại Thư viện
* Nhóm 3: Bạn đọc là sinh viên
Trong tất cả những nhóm người dùng tin thì nhóm người dùng tin này
chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), bao gồm sinh viên các khoá, các hệ đào tạo và
học viên cao học
Trang 24Biểu dé 1: Thanh phan ban đọc tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
sinh viên ®cán bộgiảngdạy #cán bộ quản lý
1.3.2 Đặc điễm nhu cầu đọc:
* Nhu cầu đọc về nội dung tài liệu
Nhóm bạn đọc là CBQL họ có nhu cầu sử dụng những thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận, các bản tin nhanh mang tính chất tổng kết, dự báo, lượng thông tin diện rộng, khái quát trên các lĩnh vực khoa học Nhu cầu tài liệu của họ là tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước (Văn kiện, chỉ thị, thông
tư, nghị quyết, công báo) của các bộ, ban, ngành có liên quan đến ngành nghề
nhà trường đào tạo
Nhóm bạn đọc là CBGD cần những thông tin có tính chất chuyên sâu, có tính lý luận và thực tiễn Họ thường có nhu cầu sử dụng các tài liệu về
khoa học giáo dục, khoa học chính trị Các tài liệu và kinh nghiệm nâng cao
chất lượng giáo dục, giảng dạy lý thuyết, thực hành chuyên môn, cải tiến các bài thí nghiệm và các đồ dùng giáo đục cho phố thông Đây là những lĩnh vực khoa học phục vụ hữu ích cho các công việc mà họ đang đảm nhiệm, giúp trang bị cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực sư phạm và bản lĩnh khoa học cao, các tài liệu và khoa học công nghệ giúp họ tiếp cận nhanh tới tri thức và phương pháp giáo dục mới trong giảng dạy các môn học
Trang 25Nhóm bạn đọc là sinh viên trong 2 năm học đầu chủ yếu học giáo trình
đại cương cơ ban tại phòng đọc giáo trình và sách tham khảo, sinh viên 2 nam cuối chủ yếu đọc các tài liệu chuyên ngành, sách tham khảo, sách nâng cao và sử dụng cả sách ngoại văn
* Nhu cầu đọc về hình thức tài liệu
Cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngày nay các loại hình tài liệu càng đa dang, phong phú, gọn nhẹ và sử dụng thuận tiện hơn Tại Thư viện hiện có một số loại hình tài liệu như: Sách, báo, tạp chí, tài liệu điện tử, luận văn, luận án, khóa luận Báng dưới đây cho thấy tình hình sử dụng các loại hình tài liệu tại Thư viện Nhóm Tổngsố | Cánbộ | Cán bộ ek ek 3n Tế số Sinh viên Y kiên phiêu quản lý | giảng dạy SL | % |SLU | % |SL | % | SL | % Sách tiếng Việt 146 | 100 | 10 |90.9Ị 23 | 92.0} 109 | 99.1 Sách ngoại văn 45 |308| 2 | 18.2) 4 | 16.0} 39 |35.5 Báo, tạp chí 76 |52.1| 4 |36.4| 11 |440| 61 |55.5 Tài liệu điện tử 27 |185| 0 |00|1 2 | 8.0} 25 | 22.7 Luận van, luận án, khóa 66 |45.2| 2 |182| 7 |28.0| 57 |51.8 luận
Bảng 1: Đánh giá của người dùng tin về tình hình sử dụng Tài liệu tại Thư viện
Qua kết quả điều tra cho thấy: 100% bạn đọc bạn đọc có nhu cầu sử
Trang 26rất cao các loại báo, tạp chí, tạp chí chuyên ngành khoa học của người dùng tin (chiếm 52.1%); 38.4% bạn đọc sử dụng luận văn, luận án; Tài liệu điện tử
cũng được người đùng tin quan tâm với số lượng ít (18.5%) do Thư viện không có phòng đọc đa phương tiện cho bạn đọc sử dụng
Như vậy, nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Đại Học Hùng Vương rất phong phú về nội dung và hình thức, nên việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự cố gắng của tất cả cán bộ trong Thư viện
Tóm lại, các nhóm bạn đọc của Thư viện Trường Đại Học Hùng Vương không đa dạng như hệ thống Thư viện công cộng Nhưng yêu cầu mà họ đặt ra rất sâu rộng, đòi hỏi Thư viện phải có những định hướng hoàn thiện vốn tài
liệu thường xuyên, kịp thời và hợp lý để đáp ứng được nhu cầu thông tin khoa
học công nghệ đang có xu hướng đi lên của cán bộ và sinh viên trong giai
đoạn hiện nay
Trang 27CHUONG 2
THUC TRANG CONG TAC PHUC VU BAN DOC
TAI THU VIEN TRUONG DAI HQC HUNG VUONG
Mọi hoạt động của công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc Công tác phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của tài liệu trong thư viện, là mục đích cao nhất trong mọi hoạt động của thư viện Công tác phục vụ bạn đọc là cầu nối giữa nguồn tài liệu, nguồn thông tin của thư viện với người đọc, người đùng tin thông qua vai trò của cán bộ thư viện (CBTV)
Công tác tổ chức phục vụ bạn đọc có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của trường đại học Đây là hoạt động có tính chất thúc đây phát triển và khỏa mãn nhu
cầu hứng thú của bạn đọc
Mọi hoạt động của công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu bạn đọc Một cuốn sách từ khi nhập kho đến khi đưa ra phục vụ
phải trải qua nhiều công đoạn nhằm mục đích đưa đến tay bạn đọc những
thông tin mà họ cần một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất Vì vậy, công tác phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng của hoạt động TT - TV, là tắm gương phản ánh về chất lượng phục vụ thông tin của thư viện Đồng thời, tổ
chức phục vụ bạn đọc giúp cho thư viện kiêm tra, đánh giá chất lượng và hiệu
quá của các khâu công tác trước đó như: Bổ sung, xử lý tài liệu, tổ chức kho cũng như giúp cho người quản lý định hướng hoạt động tô chức phục vụ bạn đọc trong tương lai
Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ to lớn của công tác phục vụ trong thư
viện Qua quá trình hoạt động và đúc kết kinh nghiệm, thư viện lại càng thấy
Trang 28học tập của sinh viên bằng cách cung cấp sách giáo trình, tài liệu tham khảo mà thư viện còn là nơi giải trí Với nền khoa học ngày càng phát triển, yêu cầu tin của con người ngày càng cao Để kho sách luôn luôn được cập nhật, được độc giả đến tìm thì thư viện luôn cần đối mới tìm đến những phương thức phục vụ hợp lý nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc
Hình thức phục vụ bạn đọc được hình thành tại thư viện rất đa dạng và phong phú, bao gồm: Các hình thức phục vụ bạn đọc, các hình thức tuyên truyền giới thiệu tài liệu và các hoạt động thông tin - thư mục Trong đó, phục vụ bạn đọc là hình thức phục vụ cơ bản nhất và cũng là hình thức phục
vụ chủ yếu tại thư viện nhằm đảm bảo cho người sử dụng thư viện sự tiếp cận
tối ưu tới các tài liệu trong thư viện và giúp họ khai thác, sử dụng được các tài liệu phù hợp với yêu cầu của mình
Mặc dù mới chuyển xuống hoạt động tại cơ sở 1 từ năm 2007 đến nay, lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác vận chuyên tài liệu từ cơ sở 2 trên thị xã Phú Thọ xuống, song Thư viện cũng đã đi vào hoạt động ổn định,
đáp ứng nhu cầu của bạn đọc Hiện nay, tai co so 1 cua Thư viện Trường Đại
học Hùng Vương gồm có: 1 phòng đọc tổng hợp, 1 phòng mượn tổng hợp, I phòng nghiệp vụ, I phòng Internet
Từ năm 2009, Thư viện Trường Đại học Hùng Vương đã mạnh dạn đổi mới từ hình thức phục vụ kho đóng sang hình thức kho mở tự chọn có sự hỗ
trợ của CNTT Kho mở là hình thức phục vụ rất thân thiện với bạn đọc
Phương thức tổ chức kho mở mang lại nhiều lợi ích cho bạn đọc và Thư viện:
- Bạn đọc tự do vào kho tìm sách trên giá, chính quá trình tìm kiếm
này đã phát huy tính độc lập, tự chủ cho bạn đọc qua việc được tiếp xúc trực tiếp với nguồn tài liệu của Thư viện
- Bạn đọc có thê tìm hiểu được tổng thể các tài liệu trong kho mà họ
đang quan tâm, lựa chọn tài liệu có hệ thống và sát với yêu cầu hơn Đây là
Trang 29điều kiện thuận lợi để kích thích nhu cầu đọc Bạn đọc sẽ luôn nảy sinh những
nhu cầu mới, nếu không tìm thấy tài liệu cần tìm có thê lựa chọn tài liệu khác thay thế
- Tài liệu trong kho mở thường được sắp xếp theo nội dung, môn loại do đó giúp bạn đọc thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu và tập hợp tài liệu theo từng chuyên đề, theo các chuyên nghành khoa học
- Giảm thời gian tìm tài liệu do người đọc không phải chờ đợi tài liệu qua khâu trung gian như phải tra tìm trên hệ thống tra cứu, viết phiếu yêu cầu,
chờ CBTV đi lấy sách
- Giảm biên chế và công lao động của thủ thư, họ không phải trực tiếp đi lấy sách phục vụ bạn đọc mà chỉ cần hướng dẫn cho bạn đọc cách lựa chọn
tài liệu phù hợp nhất
- Kho mở tạo điều kiện thuận lợi cho CBTV lựa chọn tài liệu khi hoạt động nghiệp vụ như tổ chức triển lãm, biên soạn thư mục theo chuyên đề, giới
thiệu thông tin
- Việc tô chức kho mở còn mang ý nghĩa giáo dục lớn Việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn thông tin, tư liệu phong phú sẽ mở rộng và nâng tầm kiến thức cho bạn đọc Đồng thời, sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của bạn đọc đối với kho sách của Thư viện với tư cách là tài sản chung của đất nước
Với những lợi ích trên thì việc tổ chức kho mở phục vụ bạn đọc là phù hợp với phương châm tổ chức và hoạt động của các thư viện ngày nay là “hướng về người dùng tin”, “lây bạn đọc thư viện là trung tâm phục vụ”
Tuy nhiên, phương thức tổ chức này vẫn còn những bất cập mà không phải Thư viện nào cũng áp dụng được
- Đối với kho mở đòi hỏi phải có diện tích rộng, tài liệu mới thường
xuyên bổ sung nên phải có chỗ trống trên giá dé dành, diện tích lối đi giữa các
Trang 30- Các giá, kệ đều phải có ngăn rộng cho khổ cỡ sách lớn nhất, hình
thức kho không đẹp mắt vì sách xếp theo môn loại nên các sách to nhỏ không cùng khổ cỡ xếp cạnh nhau Thời gian hoạt động của Thư viện như sau: + Sáng: 7h30 - 12h + Chiều: 13h30 - 17h Thư viện mở cửa các ngày trong tuần (trừ thứ 7 và chủ nhật) 2.1 Tổ chức phục vụ bạn đọc tại phòng đọc tổng hợp:
Phòng đọc được bồ trí trên tầng 3 của khu nhà điều hành, thoáng mát,
đủ ánh sáng, có điện tích là 220 m2 với 100 chỗ ngồi Vốn tài liệu trong kho gồm có 2392 đầu sách với 7000 ấn phẩm ở nhiều dạng khác nhau
Phòng đọc tổng hợp có 2 thủ thư đều tốt nghiệp chuyên ngành thư viện
rất yêu nghề và tận tụy với độc giả, với công tác phục vụ như: Quản lý, sắp
xếp và hướng dẫn, giúp người đọc tiếp cận với tài liệu một cách có hiệu quả
Cơ sở vật chất hiện đại, vốn tài liệu tương đối đầy đủ đã thu hút được
độc giả đến Thư viện, trung bình một ngày phòng đọc tổng hợp phục vụ từ
200 đến 300 lượt bạn đọc
Hệ thống mục lục tại phòng đọc được tô chức theo hai dạng: Mục lục chữ cái và mục lục phân loại
Mục lục chữ cái là phương tiện tra cứu thông dụng nhất đối với bạn đọc, giúp CBTV trong khâu bổ sung, theo đõi sách, chi dẫn thư mục thông tin
khi trả lời câu hỏi của bạn đọc
Việc tố chức các phiếu mô tả trong hệ thống mục lục được mô tả theo
quy tắc tiêu chuẩn quốc tế ISBD kết hợp với quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2 (Anglo American Cataloguing Rules 2) Quy tac mé ta theo tiéu chuẩn quốc tế này đảm bảo mô tả chính xác, thống nhất với hệ thống của Việt
Trang 31Nam và Thế giới Trong đó các phiếu mô tả được sắp xếp theo thứ tự các vần
chữ cái tiếng Việt (a, b, c, d, )
Mục lục phân loại: Cùng với mục lục chữ cái, mục lục phân loại là
công cụ tra cứu cơ bản tại hệ thống các phòng Mục lục phân loại phản ánh toàn bộ nội dung kho sách theo hệ thống các môn loại tri thức
Điều này giúp bạn đọc tra tìm tài liệu theo lĩnh vực khoa học một cách thuận tiện, không phân biệt ngôn ngữ của tài liệu Cơ cấu mục lục phân loại gồm các phiếu tiêu đề phản ánh cấp phân chia của khung phân loại và các phiếu mô tả được sắp xếp theo nội dung tài liệu
Mục lục phân loại góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Thư viện và giúp
cán bộ thông tin trong lựa chọn những tài liệu phù hợp nhất cho bạn đọc để nâng cao, khẳng định vai trò của mình đối với Thư viện, giúp CBTV trong công tác bố sung, hướng dẫn, tuyên truyền, xử lý kỹ thuật
Mục lục phân loại của Thư viện Trường Đại học Hùng Vương hiện nay
được xây dựng theo bảng phân loại thập phân DEWAY và được bố trí tại phòng đọc mở Từ năm 2007, Thư viện đã ứng dụng phần mềm ILIB và tạo ra CSDL sách nhằm giúp bạn đọc khai thác và tra cứu trên máy tính nhanh chóng và thuận tiện
Phần mềm tích hợp ILIB là giải pháp tống thể về quản lý thư viện, quan
trị các quy trình nghiệp vụ chuẩn của một thư viện hiện đại, là một hệ tích
hợp bao gồm nhiều phân hệ, đáp ứng tự động hoá các nghiệp vụ chuẩn của
thư viện với các chức năng: Bồ sung, biên mục, tra cứu Trực tuyến (OPAC),
quán lý lưu thông, quán lý xuất bản phâm nhiều kỳ, quản lý kho, mượn liên
thư viện, quản trị hệ thống, quản lý thông tin về bạn đọc
CSDL đã và đang phản ánh đầy đủ vốn sách của Thư viện nhằm phục
Trang 32truy cập nhanh chóng tới thông tin cần thiết CSDL sách đã tích hợp được
những đặc điểm và tác dụng của nhiều loại mục lục truyền thống như: Mục
lục chữ cái và mục lục phân loại, do đó cho phép bạn đọc có thể truy nhập tìm
tin trên CSDL một cách nhanh chóng với nhiều điểm tiếp cận thông tin khác
nhau
Bảng 2.1: Các hình thức tra cứu được bạn đọc thường xuyên sử dụng
Tống số Cán bộ Cán bộ
Nhóm phiếu quản lý | giảng dạy
Ý kiến Sinh viên SL | % |SLU | % | SLU | % |5L | % Mục lục truyền thống 77 |527| 2 |182| 9 |360| 66 | 60.0 Tra cứu trên CSDL 65 |445| 1 9.1 8 | 32.0} 56 | 50.9 Tra cứu trên mạng 90 |61.6| 1 9.1 6 | 24.0) 83 | 75.5 Internet Thư mục thông báo TL 69 |473| 2 |182| 7 |280| 58 |52./7 moi
Theo két qua diéu tra cho thay, ban doc tra cứu tài liệu trên mạng
Internet chiếm tỉ lệ cao nhất (61.6%); Qua mục lục truyền thống cũng được
bạn đọc sử dụng thường xuyên với tỉ lệ (52.7%); Bạn đọc tìm tài liệu qua thư
mục thông báo tài liệu mới có tỉ lệ (47.3%); Tra cứu trực tiếp trên CSDL của Thư viện thông qua các máy tính có sẵn ở mỗi phòng với tỉ lệ thấp nhất
(44.5%)
Nhóm người dùng tin là CBQL sử dụng các hình thức tra cứu tương đối
thấp Với việc sử dụng mục lục truyền thống (18.2%), tìm trên CSDL (9.1%),
Trang 33thư mục thông báo tài liệu mới (18.2%) Trong khi đó, nhóm CBGD chiếm tỉ lệ tra cứu dưới các hình thức cao hơn Họ sử dụng các hình thức tra cứu trên
các thư mục thông báo tài liệu mới với tỉ lệ (28.0%) Và đặc biệt, nhóm này
lại sử dụng hình thức tra tìm trên mục lục truyền thống (chiếm 36.0%) cao hơn so với hình thức tra tìm trên CSDL (chiếm 32.0%) Trong khi đó nhóm sinh viên có nhu cầu sử dụng các hình thức tra cứu đa dạng và tương đối đồng đều Với phương thức tra cứu trên mạng Internet chiếm tỉ lệ cao nhất (75.5%), tiếp theo là tra tìm trên mục lục truyền thống chiếm (60.0%), hình thức tra cứu trên các thư mục thông báo tài liệu mới có tỉ lệ (52.7%) và các CSDL với
tỉ lệ thấp nhất (50.9%)
Quy trình sử dụng tài liệu tại phòng đọc như sau: Bạn đọc xuất trình thẻ
khi vào cửa, để thẻ tại bàn thủ thư, mượn chìa khóa tủ gửi đồ, nhận thẻ bạn
đọc Sau khi tra tìm chỉ số catter của tài liệu cần thiết qua máy tra cứu OPAC hoặc hệ thống phích mục lục có thể xác định được vị trí của tài liệu trên giá,
bạn đọc trực tiếp tới những giá sách dé lựa chọn những cuốn sách phù hợp với lĩnh vực tri thức mà mình cần tìm (mỗi lần chỉ được lấy tối đa 2 tài liệu) Sau
khi tìm được tài liệu, bạn đọc trở lại bàn phục vụ để thủ thư tích thẻ và sách
nhằm quản lý tài liệu tại phòng Hơn nữa, việc quản lý trên máy biết được bạn đọc mượn bao nhiêu cuốn trong ngày, loại sách gì Hiện nay, việc áp dụng CNTT tại phòng đọc kho mở đã đi vào tin học hóa từ việc quản lý thẻ đến công việc mượn trả tài liệu Cán bộ của phòng đã và đang sử dụng phần mềm ILIB để phục vụ quản lý bạn đọc
Nhìn chung, nhu cầu tin của bạn đọc tại thư viện rất đa dạng Bạn đọc
có nhu cầu và có ý thức tự giác cao trong việc tìm hiểu chuyên nghành của mình Do vậy, các cán bộ của phòng đọc phải thường xuyên bồi đưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, để thực hiện tốt công tác của mình
Trang 34Đặc điểm của phòng đọc kho mở là bạn đọc tự vào giá và lay sach ma
không phải qua CBTV Tuy nhiên, điều này đòi hỏi ý thức tự giác cao của bạn
đọc trong việc bảo quản và sử dụng tài liệu
Căn cứ vào tình hình thực tiễn tại thư viện, kết hợp với việc phỏng vấn
trực tiếp 50 bạn đọc tại thư viện cho thấy: 95% số người được hỏi cho rằng
cách thức tổ chức phòng đọc hợp lý, phương thức phục vụ linh hoạt Tuy nhiên, 5 % bạn đọc cho rằng việc tổ chức phòng đọc là chưa hợp lý Phần lớn bạn đọc đề xuất cần tăng thêm chỗ ngồi vì đến mùa thi, phòng đọc luôn bị quá tải vì bạn đọc sử dụng phòng này quá đông Tuy nhiên, đây là vấn đề khó
khăn của Thư viện bởi sự hạn chế về diện tích cho phép sử dụng với phòng
đọc nói riêng và Thư viện nói chung
Qua số liệu thống kê số lượng bạn đọc và lượt tài liệu luân chuyển từ
năm 2008 đến 2011 cho thấy số lượng độc giả thời gian đầu vắng nhưng sau
đó tăng dân lên
Trang 368 | 700 Nghé thuật 102 203 9 | 800 Van hoc 154 187 10 | 900 Lich str, Dia ly va các khoa học phụ trợ 179 392 Bảng 2.3: Bang thong ké von tài liệu tại kho đọc mở * Khu đọc báo, tạp chí:
Khu đọc báo, tạp chí là nơi phục vụ nhu cầu giải trí hoặc cập nhật
thông tin kinh tế, văn hóa và khoa học cho độc giả Khu đọc báo, tạp chí chỉ
phục vụ độc giả đọc tại chỗ tại Thư viện mà không được mượn về nhà
Thành phần bạn đọc tại đây rất đa dạng Bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trong trường do vậy Thư viện bổ sung nhiều loại báo cũng như tạp chí với nhiều lĩnh vực và thể loại khác nhau nhằm phục vụ nghiên cứu
cũng như nhu cầu giải trí của bạn đọc
Tất cả những số báo mới của Thư viện đều được trưng bày trên giá Cũng đo nhu cầu cập nhật thông tin trên mọi lĩnh vực, trong những năm qua số lượng báo, tạp chí tại Thư viện đã không ngừng được tăng cường bổ sung về chủng loại Có báo, tạp chí Trung ương và địa phương, có báo tạp chí tong hợp và chuyên ngành
Năm 2008 Thư viện đặt 78 loại báo, tạp chí
Năm 2009 Thư viện đặt 95 loại báo, tạp chí
Năm 2010 Thư viện đặt 127 loại báo, tạp chí
Năm 2011 Thư viện đặt 142 loại báo, tạp chí
Hiện nay, sỐ lượng là 158 tên báo, tạp chí (Đặc biệt có 30 tên báo nước
ngoài)
Với số lượng báo và tạp chí được bổ sung ngày càng gia tăng, chứng tỏ Thư viện đã nhận thức đúng tầm quan trọng của báo và tạp chí Trên cơ sở đó
Trang 37đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu đọc cho đông đảo các thành phần bạn đọc
Kết quả phỏng vấn trực tiếp 50 đối tượng bạn đọc trong trường (bao gồm cả bạn đọc là cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, và sinh viên) cho thấy:
100% người được hỏi đều thích đọc báo, tạp chí
Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian phục vụ của Thư viện (chỉ phục vụ vào vào giờ hành chính) lại không được mượn về nhà nên đã hạn chế phần nào việc đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc về nguồn tài liệu này
* Khu đọc luận án, luận văn:
Thư viện là đơn vị đảm nhận việc thu nhận, lưu trữ và bảo quản các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên được
bảo vệ tại trường
Hiện nay, Thư viện đang lưu trữ và bảo quản 1083 tên luận văn, luận án và khóa luận của sinh viên trong trường
Nguồn tài liệu này được sắp xếp ở khu vực riêng theo số đăng ký cá biệt Bạn đọc chủ yếu ở đây là sinh viên năm cuối, các học viên cao học có nhu cầu tìm kiếm tài liệu liên quan tới chủ đề cần nghiên cứu
Bạn đọc có thế tra cứu bằng tủ mục lục truyền thống hoặc tra cứu trên
CSDL luận văn thông qua 2 máy tính được trang bị tại phòng đọc tổng hợp Bạn đọc có thể mượn tối đa 2 cuốn cho một lần và có thể đăng ký sao chụp khi có nhu cầu
* Kho tài liệu tra cứu:
Trang 38Các tài liệu tra cứu thường là những tài liệu quý, có nội dung tri thức phong phú, những khái niệm, nhiều hình thức giải thích nghĩa được coi là tiêu
chuẩn và được công nhận ở nhiều phạm vi khác nhau về nguồn tư liệu tham
khảo, tác phẩm kinh điển Bản chất của tài liệu này là mang đến cho bạn đọc những chỉ dẫn, giải nghĩa, chỉ chỗ về những từ hay một lĩnh vực nào đó Kho tài liệu tra cứu bao gồm:
+ Tài liệu có tính chất tài liệu tra cứu: Văn kiện, chỉ thị, thông tư, nghị quyết, quyết định
+ Các tác phẩm kinh điển: Các tác phẩm của các nhà kinh điển như
C.Mác, F.Ănghen, V Lênin, Hồ Chí Minh,
+ Bách khoa toàn thư: Hiện nay, thư viện đang lưu trữ các bộ bách
khoa toàn thư như: Bách khoa toàn thư Việt Nam, Bách khoa tri thức phô
thông
+ Từ điển: Từ điển ngôn ngữ, từ điển thuật ngữ (từ điển chuyên ngành) nội dung tống hợp chuyên ngành, từ điển nhân vật
+ Các loại số tay tra cứu, hướng dẫn
+ Các tài liệu thư mục
Đây là những tài liệu tra cứu thường được bạn đọc sử dụng và có ý
nghĩa to lớn, giúp bạn đọc nâng cao kiến thức Số lượng tài liệu tra cứu có anh hưởng lớn đến hiệu quả phục vụ của Thư viện Vì vậy, Thư viện cần có kho sách, tủ sách lớn để lưu trữ tài liệu
2.2 Tố chức phục vụ bạn đọc tại phòng mượn tống hợp: i
Giáo trình và tài liệu tham khảo là dạng tài liệu đặc thù, phô biên trong các trường đại học Đây là loại tài liệu rất cần thiết cho cán bộ, giảng viên và
sinh viên trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập Chính vì vậy, phòng mượn giữ vai trò rất quan trọng trong công tác phục vụ bạn đọc Chức năng của phòng là cung cấp sách giáo trình, sách tham khảo, các tài liệu điện
Trang 39tử, đĩa CD - ROM cho tất cả cán bộ, giảng viên va sinh viên trong toàn
trường
Tài liệu trong kho được sắp xếp riêng từng giá tương ứng với các khoa
trong trường Các tài liệu trong kho đều được in mã vạch thuận tiện cho việc quản lý vốn tài liệu và phục vụ nhu cầu mượn đọc của độc giả Hiện nay, vốn
Trang 40Bảng 2.4: Bảng thông kê vốn tài liệu tại kho mượn
Băng đĩa, CD - ROM: Có 303 hộp băng đĩa Dự án phát triển giáo viên
tiểu học (trong đó có 629 dia), 1000 CD - ROM
Tài liệu điện tử: 19.784 file Trong đó, có 02 bộ Giáo trình tài liệu số
thuộc ngành Nông - Lâm nghiệp với số lượng file là 14.784 (bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt), dung lượng là 6GB, trên file word, file ảnh, file video, file power point và một số file khác Đặc biệt có khoảng 500 tài liệu dạng PDF (Download trên mạng và bài giảng, giáo trình lưu hành nội bộ của Trường Đại học Hùng Vương) Mỗi năm có khoảng trên 100 bài giảng, giáo trình do giảng viên biên soạn và nộp theo chế độ lưu chiêu tại Thư viện
Trước đây, khi chưa ứng dụng CNTT thì phòng mượn phục vụ theo hình thức kho đóng, phương thức phục vụ chủ yếu là thủ công Sinh viên viết phiếu yêu cầu, sau khi ghi đầy đủ thông tin xếp vào hộp và chờ phục vụ Sau
đó thủ thư đi lẫy sách và làm thủ tục cho mượn bằng các ghi chép cụ thể về
tình trạng sách, số đăng ký cá biệt, tên sinh viên, lớp vào phiếu ghi mượn rồi đưa sinh viên kí mượn Nói chung, những thủ tục đó rất mất thời gian và
công sức cho thủ thư và bạn đọc Do bạn đọc mượn sách đông trong khi thủ tục quá rườm rà và thủ công, chậm chạp dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đây,
chờ đợi rất lâu mới nhận được giáo trình mình cần Vì vậy, bạn đọc rất ngại
mỗi khi đến mượn tải liệu
Để khắc phục tình trạng trên thì trong 3 năm gần đây, kho mượn Thư viện Trường Đại học Hùng Vương được tổ chức lại theo hình thức kho mở,
tài liệu được xếp trên giá theo số đăng ký cá biệt của Thư viện
Tất cả các sách trong kho bao gồm các môn loại đáp ứng nhu cầu mượn của sinh viên trong trường Giáo trình mới được bố sung vào kho hàng năm với một khối lượng tương đối lớn Vì vậy, số lượng bạn đọc đến Thư viện ngày một đông