1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu các sản phẩm dịch và dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

72 669 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 10,84 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LÊ THỊ THÚY

TIM HIEU VE SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN THU VIEN TAI THU VIEN

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Thư viện - Thông tin

Người hướng dẫn khoa học

Th.s TẠ THỊ MỸ HẠNH

Hà Nội - 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐHSP

Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa CNTT, đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận

thực tế, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, tạo cơ sở tổng hợp được

nhiều kiến thức, trang bị nhiều kĩ năng cần thiết, tích lũy được nhiều kinh

nghiệm quý báu Qua đó, nó cịn giúp em làm quen được với cơ cấu tô chức cũng như cách làm việc tại các cơ quan Đó chính là những hành trang vô

cùng quý báu để em bước vào đời

Xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các anh, các chị bên tổ Thư viện đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu làm khố luận

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Th.S Tạ thị Mỹ Hạnh đã tận tình, quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện khoa luận tốt nghiệp này

Và em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường để hôm nay em vận dụng những kiến thức tích lũy được áp dụng vào thực tế Cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tinh thần giúp tơi có thêm động lực để hồn thành khóa luận

Do hạn chế về điều kiện thời gian, bài khoá luận của em chắc không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn

Lời cuối cùng xin gửi tới quý thầy cô lời chúc sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 03, năm 2012

Sinh Viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Bài khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Th.S Tạ Thị Mỹ

Hạnh Tôi xin cam đoan:

Khóa luận “Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2” là kết quả nghiên cứu của riêng tơi Các

số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày

trong luận văn được thu thập trong quả trình nghiên cứu là trung thực Chưa từng được ai công bố trước đây

Xuân Hòa, tháng 5 năm 2012 Tác giả khóa luận

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT-TV : Thông tin - Thư viện

ĐHSPHN 2 : Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

CNTT : Công Nghệ Thông Tin

CSDL : Cơ sở dữ liệu

Trang 5

MỤC LỤC

MO DAU

ID on (šalaiiitiiaiÝÃÄIẶIỶI 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿+ ccc S222 2222522111111 x£2 3 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 22 Tn TS ST TS TT yớ 3 4 Phương pháp nghiên cứỨu <2 se 3 5 Đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài 4

6 Cấu trúc của khóa luận Q2 SH ng nnkse, 6

CHƯƠNG 1: CAC SAN PHAM VA DICH VU THON TIN - THU VIEN TRONG HOAT DONG THONG TIN - THU VIEN TAI THU VIEN

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 - -. c-~Õ

1.1 Khái quát trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 . -Š 1.2 Đặc điểm hoạt động Thông tin - Thư viện tại tường ĐHSPHN 2 6 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Trường ĐHSPHN 2 7 1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán ĐỘ e tee ene ne nent ee neens 8

1.2.3 Nguén luc thong tin 00000ccccccccvveveeeeeeeeeeeeeeeeeceeeeceeeeeeeeeeeuuass 9

1.2.4 Cơ sở vật chất va tong dung CNTT 0 0cccteccccceecccceseeterseeeen 11

1.2.5 Người dùng tin và nhu cẩu fỈ ST ST na 13

1.3 Sản phẩm và dịch vụ TT — TV c S111 1111111111111 525222 xe 19

1.3.1 Khái HÍỆN SỐ nọ SH SH SE nh Ki ki ni key 19 1.3.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ thông

TIM Y/0.12, Ea =< EE Ede 22 1.3.3 Vai tro cua san pham va dich vu thông tin — thư viện tai trường ĐHPHN 2 Gà cà rên 24

CHUONG 2: HIEN TRANG SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN -

THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 2Ó

Trang 6

2.1.1 Hệ thống THỊC ÏỤC nh nh be 26 2.1.2 TÍHW HHỊC S222 2S SH SH HE ng SE ng cv 3x 33

2.1.3 Cơ sở đữ lIỆM cọ HS BH nh nh nh nh nh kh nà nh kg 36 2.2 Dịch vụ thông tin . ẶS- ng kh He 40 2.2.1 Dịch vụ cung cấp tài liỆM BỐC S229 S SE He 40

2.2.2 Dịch Vụ HẠH on HS HH nh HH nh HH Ki Km nà nh kien 48 2.2.3 Dịch vụ trao đổi thÔng ẲỈH co cọ SE kh» nh nh sư 49

2.2.4 Dịch vụ hỏi đáp và tư VẤN 1S vn khen rse 50 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KHUYÉN NGHỊ -. c-c«cs 52

3.1 Nhận xét ch nh TK nà nh nà nà khe 32

1 he ằe aiain 52

3.1.2 Nhược điỄm cv kh HT nhu 53

k‹n n4 AI 54

3.2.1 Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện có 54 3.2.2 Da dang héa cdc san phdm dich vu thong tin ccccccccccccccccccece cece ees 56 3.2.3 Bồi dưỡng, quan tâm đến đội ngũ cán bộ Thư viện Š7 3.2.4 Đào tạo người đdÙng fỈH co nh nh nhện 59 3.2.5 Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ thong tin 61

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, có nhiều vấn đề ảnh hưởng tới các cơ quan Thông tin - Thư viện (TT- TV): Các quan hệ quốc tế mới, sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, nhu cầu người dùng tin đa dạng Đó cũng chính là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của hoạt động thông tin khoa học Đề đáp ứng cho sự phát triển đó, địi hỏi các cơ quan TT — TV phải chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin của cơ quan mình

Thơng qua các hệ thống sản phẩm và dịch vụ, có thể xác định được

mức độ đóng góp của các cơ quan TT - TV vào quá trình phát triển kinh tế -

xã hội nói chung Và nhờ vậy, các cơ quan này khắng định được vai trò cũng

như vị trí xã hội của mình

Sản phẩm và dịch vụ TT — TV là một hệ thống hết sức năng động, luôn phát triển Bởi vì chúng phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều yếu tố có tính đặc trưng

như: nhu cầu thông tin của xã hội nói chung, các tiền đề kinh tế - xã hội, trong đó có các thành tựu về khoa học và công nghệ, cơ sở hạ tầng cho hoạt động

thông tin, sự biến động của các nguồn thông tin v.v Chính vì thế, các nội dung của sản phẩm và dịch vụ TT - TV cũng hết sức đa đạng, phong phú,

thay đối theo các điều kiện không gian và thời gian ở tất cả các phạm vi có

thể Xét cho cùng, cũng giống như sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển

hoạt động thông tin nói chung phụ thuộc vào nguồn lực và sự lựa chọn

khuynh hướng phát triển của mỗi cộng đồng (địa phương, vùng, quốc gia, ) mà vì nó, hoạt động này được sinh ra và nuôi dưỡng

Kế từ thập kỉ 80, trên phạm vi rộng lớn nhất, đã diễn ra những biến đổi

Trang 8

những biến đổi ấy là dựa trên những thành tựu của công nghệ thông tin, bằng việc tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thích hợp, các cơ quan TT - TV giúp

cho con người ở mọi nơi, vào mọi lúc đều có điều kiện để học tập suốt đời; có

thể truy nhập và khai thác được nguồn di sản trí tuệ chung của lồi người; giúp cho mọi cá nhân và tổ chức có thể tìm đến nhau và trao đối thông tin một cách thân thiện và nhanh chóng nhất nhằm cùng hợp tác và phát triển Điều đó không phụ thuộc vào việc họ là người giàu hay người nghèo, công dân của một nước phát triển hay của một nước đang phát triển,

Ngay từ khi mới thành lập, Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 (ĐHSPHN 2) đã rất quan tâm đến việc tổ chức các sản phâm và dịch vụ thông tin — thư viện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của toàn trường Hiện nay, Thư viện trường ĐHSPHN 2 đã tổ

chức được một số sản phẩm va dịch vụ thông tin — thư viện phục vụ cho nhu

cầu tin của người dùng tin như: các bản Thư mục, các cơ sở dữ liệu, dịch vụ

cung cấp tài liệu, dịch vụ sao chụp tài liệu,dịch vụ tìm tin trên Internet, Hệ

thống sản phẩm và dịch vụ thông tin này đã mang lại nhiều lợi ích như tìm kiếm thơng tin nhanh, hiệu quả Nhưng trong quá trình sử dụng, nhiều sản

phẩm và dịch vụ thông tin vẫn bộc lộ những khuyết điểm, chưa thỏa mãn tối

đa nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện

Từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài cho khóa luận của mình là:

“Tim hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2” với nguyện vọng có thể góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu những vấn đề thực tiễn và đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin cho Thư viện Vì chưa có kinh nghiệm nên bài

khóa luận cịn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn góp ý đề đề

Trang 9

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm và dịch vụ théng tin - thu viện - Phạm vi nghiên cứu: Thư viện trường ĐHSPHN 2 từ 2005 đến nay 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ thông tin — thư viện tại Thư viện trường ĐHSPHN 2

- Tìm ra những ưu, nhược điểm và đề xuất một số ý kiến góp phần nâng

cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin — thư viện tại

Thư viện trường ĐHSPHN 2 4 Phương pháp nghiên cứu

s* Phương pháp luận

Dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng và đường lối chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển văn hóa, giáo dục và hoạt động thông tin

s* Phương pháp cụ thể

Đề thực hiện đề tài em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích — tổng hợp tài liệu

Dựa trên những tài liệu đề cập đến nghiệp vụ Thư viện về các sản phẩm

và dịch vụ Thư viện thông tin, em đã tham khảo và phân tích —- tổng hợp

những lý thuyết cần thiết để phục vụ bài nghiên cứu

- Phương pháp quan sát (khảo sát thực tê)

Sử dụng phương pháp quan sát tổng thể, quan sát chọn lọc, quan sát trực tiếp và gián tiếp, quan sát bên ngoài và bên trong để rút ra nhận xét về cơ sở vật chất và vốn tài liệu trong Thư viện cũng như những hiệu quả hoạt động

của các sản phẩm và dịch vụ thông tin Thư viện

Trang 10

Việc thống kê số lượng bạn đọc, hệ thống cơ sở vật chất cũng như

nguồn lực thông tin giúp bài khóa luận có cơ sở đánh giá được chính xác hiệu

quả phục vụ của các sản phẩm và dịch vụ Thư viện thông tin

- Phương pháp phân tích phiếu yêu cầu của bạn đọc

Cho phép thu thập các thơng tin sinh động, chính xác về nhu cầu đọc cũng như giá trị kho tài nguyên thông tin của Thư viện

- Phương pháp phỏng vấn: nhằm điều tra ý kiến phản hồi của bạn đọc về hiệu quả hoạt động của các san pham va dich vu TT — TV

5 Dong gop vé mặt khoa học và thực tiễn của đề tài + Về mặt lý luận

Làm sáng tỏ vai trò của các sản phâm và dịch vụ TT - TV đối với người dùng tin trong học tập và nghiên cứu nói chung cũng như nâng cao chất lượng

đào tạo nói riêng của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

“> Vé mat thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu chất lượng các sản phẩm và địch vụ TT - TV, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm

và dịch vụ thông tin —- thư viện tại Thư viện trường ĐHSPHN 2

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngồi phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, nội đung khóa luận gồm 3 chương:

- Chương l1: Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong hoạt động

TT - TV tại Thư viện trường ĐHSPHN 2

- Chương 2: Hiện trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trường

DHSPHN 2

- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông

tin - thư viện tại Thư viện trường ĐHSPHN2

Trang 11

CHƯƠNG 1

SAN PHAM VA DICH VU THU VIEN TRONG HOAT DONG

THONG TIN - THU VIEN TAI THU VIEN TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM HA NOI 2

1.1 Khái quát về trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Trường ĐHSPHN 2 được thành lập từ năm 1967, theo Quyết định số

128/CP ngày 14/6/1967 của Chính phủ Lúc này, Trường ĐHSPHN 2 được

đặt ở Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Nội, có nhiệm vụ đào tạo giáo viên khoa học tự

nhiên cho các trường trung học phổ thông Với nhiệm vụ đó, trong các năm từ

năm 1967 đến năm 1975, trường gồm các khoa tự nhiên: Khoa Toán, Khoa

Vật Lý, Khoa Hóa, Khoa Sinh — Kỹ thuật nông nghiệp, Khoa Kỹ thuật Công nghiệp và Khoa cấp 2 Trường đã đào tạo được hàng ngàn giáo viên và cán bộ

giáo dục Nhiều cán bộ đã được thực tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài

Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, phải sơ tán, phong trào thi đua “Hai tốt” của trường vẫn không ngừng được đây mạnh Đội ngũ cán bộ trưởng thành đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các ngành khoa học cơ

bản và sự nghiệp giáo dục của nước nhà

Ngày 11/10/1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra Quyết định số 872/QĐÐ về

việc cải tạo xây dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học

Trang 12

Hiện nay, trường ĐHSPHN 2 đã phát triển trở thành trường đại học đào tạo đa ngành học, đa cấp học Từ 6 khoa ban đầu về khoa học tự nhiên đến

nay trường đã có 11 khoa, 10 phịng ban, 9 đơn vị trực thuộc Trong đó có:

12 ngành đào tạo cử nhân sư phạm 10 ngành đào tạo cử nhân khoa học - 9 chuyên ngành thác si

- _ | chuyên ngành nghiên cứu sinh Mục tiêu của trường là:

- Là cơ sở đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn đây mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời đào tạo, bồi đưỡng giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng

- Là cơ sở đào tạo cử nhân đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho việc phát

triển văn hóa xã hội

- Là trung tâm nghiên cứu giáo dục, khoa học cơ bản và ứng dụng, là cầu ni

chuyển lao công nghệ mới vào thực tiễn giáo dục, khoa học và kinh tế

- Sinh viên được tiếp thu tri thức khoa học tiên tiến, được rèn luyện trong môi trường sư phạm và được chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp đạt chuẩn quốc gia và khu vực, sẵn sàng thích ứng với sự phát triển của xã hội

1.2 Đặc điểm hoạt động Thông tin - Thư viện tại trường ĐHSPHN 2 Thư viện Trường ĐHSPHN 2 được xây dựng năm 1979 Trải qua gần 40 năm hoạt động, Thư viện không ngừng phát triển cùng sự đi lên của nhà trường Trong tiến trình đổi mới giáo dục, Thư viện đã và đang chuyên mình, đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc theo hướng hiện đại hóa, nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu mới của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và

học tập trong điều kiện mới Dự kiến đến năm 2012, Thư viện trường

ĐHSPHN2 sẽ trở thành Trung tâm Thông tin - Thư viện, phục vụ đắc lực cho

Trang 13

sự nghiệp đào tạo của nhà trường, đảm bảo thông tin tư liệu cho các hoạt

động: giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

X Chức năng

Thư viện có chức năng đảm bảo việc thu thập, lưu trữ, bảo quản và phố biến tài liệu, cung cấp thông tin khoa học cho các ngành đào tạo cao học, cử nhân khoa học và cử nhân sư phạm, cũng như hỗ trợ khai thác hiệu quả những nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy học tập và NCKH của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường cùng các bạn đọc ngoài trường

* Nhiém vu

Thư viện Trường ĐHSPHN2 có các nhiệm vụ sau đây:

- Tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt

động dài hạn và ngắn hạn của Thư viện; tổ chức điều phối tồn bộ hệ thống thơng tin, tư liệu trong trường

- Bồ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và chuyên giao công nghệ của

nhà trường; thu nhận tài liệu do nhà trường xuất bản, các cơng trình nghiên

cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khóa luận, luận văn của

cán bộ, giáo viên, học viên và sinh viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tài

liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đối giữa các thư viện

Trang 14

- Xây dựng kế hoạch phát triển Thư viện theo mục tiêu “Thư viện điện

tử”; Thư viện là địa chỉ tin cậy để cập nhật nhanh nhất, tốt nhất về lĩnh vực

thông tin hoặc tìm kiếm kiến thức mới

- Thực hiện dịch thuật các tài liệu phục vụ nhu cầu công tác của trường Những chức năng và nhiệm vụ được trình bày trên đây, đã xác định rõ các hoạt động nhằm từng bước xây dựng Thư viện Trường ĐHSPHN2 trở

thành Trung tâm Thông tin — Thư viện, phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy,

nghiên cứu khoa học, thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc (người dùng tin) của Thư viện

1.2.2 Cơ câu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Cơ cấu tổ chức của một cơ quan TT - TV là hệ thống các phòng ban với những chức năng và nhiệm vụ riêng Cơ quan TT - TV có thể hồn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình thơng qua hoạt động của các phòng ban Vì vậy, tất yếu phải có sự phân cơng trách nhiệm, sắp xếp tổ chức một cách rõ ràng giữa các cán bộ và sự phối hợp hoạt động thống nhất trong co quan

Bộ máy tô chức của Thư viện Trường ĐHSPHN 2 bao gồm: Ban chủ nhiệm, và 3 phòng chức năng (phòng nghiệp vụ bổ sung, phòng đọc, phòng mượn) với 20 cán bộ Thư viện có trình độ bao gồm 01 Thạc sĩ, 15 cử nhân và

04 trung cấp, trong đó có 13 cán bộ được đào chuyên ngành Thư viện, 1 can

bộ ngoại ngữ, 2 cán bộ tin học và 4 cán bộ thuộc các ngành khác

Ngoài Ban Chủ nhiệm Thư viện (I Chủ nhiệm, I Phó Chủ nhiệm), các

cán bộ được phân bố về các tố chuyên môn sau: Tổ nghiệp vụ — bổ sung, Tổ

phục vụ đọc, Tổ phục vụ mượn Nhân sự của các tổ này hiện đang đảm nhận

công việc tại các phòng chức năng theo sơ đồ sau đây:

Trang 15

Vv Tổ nghiệp vụ bố Ban chủ nhiệm a Vv Vv Tổ phục vụ đọc Tổ phục vụ mượn mm c = sung Vv Phong Phong nghiép doc vụ bơ tơng sung hợp Phịng Phịng Bao — tra cứu

Tạp chí Phòng Phong |} Phong doc da muon muon phuong giáo tài

tiện trình liệu tham khảo

Bảng 1.1: Sơ đồ cơ cầu tổ chức của Thư viện Trường ĐHSPHN2

1.2.3 Nguân lực thông tin

Hiện nay, Thư viện trường ĐHSPHN 2 có một nguồn lực thông tin khá

mạnh, phong phú, đa dạng về hình thức và nội dung

> Về hình thúc: Tài liệu của Thư viện trường ĐHSPHN 2 được

phân theo các loại hình sau:

Loại hình Sơ đâu tài liệu Số bản tài liệu

Sách chuyên khảo 3.737 35.544

Giáo trình 5.730 233.452

Bao, tap chí khoa học 187 45.941 Luận văn, luận án 4371 4371

Tài liệu điện tử 144 144

Tổng số 11.156 316.439

Trang 16

Qua khảo sát, điều tra cho thấy loại hình chủ yếu của Thư viện là tài

liệu giấy (sách, báo in, tài liệu viết tay, tài liệu photo, ) chiếm 90% Trong tài liệu đạng giấy thì sách là chủ yếu chiếm 80%, báo, tạp chí chiếm 20 % tài liệu điện tử chiếm 10% Tài liệu điện tử gồm có:

- Các CSDL Thư viện xây dựng

- Bài luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp được nộp lưu chiếu cho Thư viện từ năm 2007 kèm theo bản in Thư viện đã đưa các tài liệu này vào

CSDL thư mục với dạng tài liệu in Tuy nhiên với dạng tài liệu điện tử , Thư

viện vẫn chưa tô chức thành CSDL toàn văn

- Đĩa CD - ROM

> Về nội dung: Nội đung của tài liệu được phân chia theo các chuyên ngành đào tạo của trường như sau:

Nội dung Số đầu tài liệu Tỉ lệ (%)

Toán học 857 7,2% Vật Lý 696 5,8% Hóa học 958 8,0% Sinh học 642 5,4% CNTT 949 7,9% Lịch Sử 1.058 8,9% Văn học 1.820 15,2% Giáo dục thê chất 174 1,5% Ngoại ngữ 3.053 25,5% Các lĩnh vực khác 1.747 14,6% Tong so 11.954 100%

Bang 1.3: Nguon lực thông tin phân chia theo nội dung

> Về ngôn ngữ: Vốn tài liệu của Thư viện được xây dựng tương đối đa dạng về ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp,Tiếng Nga Tài liệu

Trang 17

bằng Tiếng Việt được phân bố ở tất cả các phòng, riêng tài liệu ngoại văn tập trung chủ yếu ở phòng Tra cứu và phòng Báo, tạp chí

Ngôn ngữ tài liệu Sô bản tài liệu Tỉ lệ (%)

Tiếng Việt 230.375 83,8% Tiếng Anh 13.031 4.8% Tiếng Pháp 1.016 0,49% Tiếng trung 370 0,01% Tiếng Nga 30.078 10,9% Tổng Số 274.882 100%

Bảng 1.4: Nguồn lực thông tin phân chia theo ngôn ngữ

Như vậy về ngôn ngữ, tài liệu tại Thư viện trường ĐHSPHN 2 chủ yếu

là sách Tiếng Việt Ngoài ra các sách viết bằng ngôn ngữ khác chiếm số lượng ít

1.2.4 Cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT

1.2.4.1 Cơ sở vật chất

Từ chỗ cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu, chỉ có các

phịng đọc nhỏ bé và vài thiết bị cũ kỹ, đến nay Thư viện đã có một cơ ngơi

khá khang trang, với tổng diện tích sử dụng 2.650m”, gồm tang 1, 3 (nha Da năng 8 tầng) và tầng 2,3,4 (Nhà 10) bao gồm hệ thống các phòng:

- Phòng Nghiệp vụ - Bồ sung

- Phòng Đọc tổng hợp (hơn 300 chỗ ngồi dành cho người dùng tin) - Phòng Tra cứu

- Phịng Báo, tạp chí

- Phịng Mượn tài liệu tham khảo, tài liệu ngoại văn

Trang 18

Hệ thống các phòng hiện đại với trang thiết bị chuyên dụng: bàn ghế, tủ

mục lục, giá tài liệu, máy in mã vạch, đầu đọc mã vạch, máy tính, cổng từ,

điều hòa nhiệt độ sẵn sàng đáp ứng phục vụ nhu cầu bạn đọc

1.2.4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin

Liên tục phấn đấu trở thành một thư viện hiện đại, Thư viện Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhanh chóng ứng dụng các phần mềm trong

hoạt động của mình Năm 1999, được sự giúp đỡ của Thư viện Quốc gia Việt

Nam, Thư viện đã triển khai phần mềm CDS/ISIS để sử dụng vào công tác

quản lý và xây dựng CSDL của thư viện Từ năm 2006, đến nay, được tài trợ

bởi Dự án Phát triển giáo dục của Ngân hàng Thế giới, Thư viện bắt đầu ứng

dụng phần mềm Libol 5.5

Thư viện đã ứng đụng CNTT vào các hoạt động TT — TV thông qua phần

mềm libol với 7 phân hệ đã hoạt động tích cực trong các hoạt động Thư viện

- Tổng số máy tính hoạt động: 33 bộ máy tính

- Máy cho bạn đọc tra cứu: 2l

- Máy cho cán bộ Thư viện làm việc: 12

- CSDL, do cán bộ Thư viện xây dựng: 03 (sách, luận án-luận văn, tạp chí ) Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin Thư viện đã mang lại nhiều

lợi ích cho Thư viện nói chung và cho bạn đọc nói riêng

> Với bạn đọc:

- Giúp bạn đọc nhận được đầy đủ, chính xác và nhanh chóng các thơng tin

mình cần từ các nguồn khác nhau

- Giảm thời gian phục vụ của Thư viện và thời gian chờ đợi của bạn đọc

- Tạo khả năng tiếp cận ngang nhau các thông tin bên trong và bên ngoài Thư viện

Trang 19

> V6i Thu vién:

- Giảm chi phí xử lý Thư mục tài liệu: Đối với công tác biên mục thì đã

xuất hiện hình thức mới đó là biên mục trên mạng hay còn gọi là biên mục

sao chép Điều này có nghĩa là người cán bộ biên mục lấy những thông tin Thư mục trong danh sách các tài liệu mà đơn vị đã đăng ký bổ sung hoặc có

thể tìm tài liệu đó trên mạng thông qua chỉ số ISBN (mỗi cuốn sách chỉ có

duy nhất một chỉ số này) Sau đó có thế thêm một số yếu tố riêng của đơn vị mình như: ký hiệu kho, ngày tháng xử lý tài liệu Việc biên mục này giúp

cho cán bộ xử lý tài liệu tiết kiệm được nhiều thời gian, đồng nhất các yếu tố

xử lý

- Tổ chức hợp lý công tác bố sung, quản lý bạn đọc, thống kê vốn tài liệu, thống kê bạn đọc

- Tổ chức mượn liên Thư viện

- Có thể tiếp cận tới nguồn CSDL toàn văn của các Thư viện khác ở trong nước cũng như quốc tế

Tóm lại: Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng đảo tạo của nhà trường, đặc biệt là xây dựng và đáp ứng các sản phẩm và dịch vụ TT - TV Vì vậy, đòi hỏi Thư viện không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, để có nhiều nguồn tin, tài liệu đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao, góp phần to lớn vào hoạt động giảng dạy,

học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong trường

1.2.5 Người dùng tin và nhu cầu tin 1.2.5.1 Người dùng tin

Trang 20

đại học và một lượng lớn học viên hệ vừa làm vừa học (số liệu năm 2011)

Tuy nhiên, số người dùng tin thường xuyên sử dụng Thư viện trường phần

lớn là Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, sinh viên đại học, học viên sau đại

học Xét theo tính chất cơng việc, có thể phân chia số người dùng tin này vào hai nhóm chính sau: Nhóm người dùng tin Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và Nhóm người dùng tin Sinh viên, học viên

94.7%

EI Nhãm ng- éi di ng tin C,n bé nghi#n cou vu gi fing d'y

@ Nham ng- éi di ng tin Snh vi?n vuhac vi?n

Hình 1.1: Tỉ lệ các nhóm người dùng tin

1.2.5.2 Nhu cầu tin

Do đặc thù công việc khác nhau nên nhu cầu tin của hai nhóm người

dùng tin nêu trên không hoàn toàn giống nhau về nội dung thông tin, mức độ chuyên sâu của thông tin, các sản phâm và dịch vụ thơng tin

> Nhóm người dùng tín Sinh viên và Học viên

Nhóm người dùng tin Sinh viên và Học viên là nhóm người dùng tin có

số lượng đơng đảo (7.295 người) và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu thành phần

người dùng tin của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (94,7%) Đây cũng là nhóm người dùng tin thường xuyên sử dụng Thư viện và nhu cầu tin của họ cũng có sự biến đối tương đối nhiều theo từng giai đoạn học tập tại trường

Trang 21

STT Khoa Số lượng sinh viên (người)

1 Công nghệ thông tin 234

2 Giáo dục chính trị 792 3 Giáo dục thé chat 240 4 Giáo dục tiểu học 524 5 Hóa học 1100 6 Lịch sử 240 7 Ngoại ngữ 418 8 Sinh - KTNN 1359 9 Toán 800 10 Văn học 1000 11 vat ly 588

Bang 1.5: So luong sinh viên của trường năm 2011

Với đặc trưng của một trường sư phạm, phần lớn học viên cao học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường trung học phô thông, trung học cơ sở Họ có nhu cầu lớn

đối với các tài liệu về phương pháp giảng dạy, khoa học giáo đục và phương

pháp thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vưc giáo dục, cũng như tài liệu chuyên ngành về những môn học đang được họ giảng dạy Những người dùng tin này đang đồng thời công tác tại một cơ sở giáo dục nào đó trong thời gian

học tập, nghiên cứu tại trường, nên thời gian thu thập thông tin của họ không

nhiều Với một nhu cầu tin lớn, trải rộng và đòi hỏi sự cập nhật kiến thức,

nhóm người dùng tin này thường xuyên sử đụng các sản phẩm, dịch vụ thông

tin của Thư viện, đặc biệt là các bản Thư mục thông báo tài liệu mới, dịch vụ cung cấp các tài liệu điện tử, dịch vụ sao chụp tài liệu

Trang 22

thường xuyên có sự biến đổi về nhu cầu tin Sinh viên của trường cần nhiều thông tin về các lĩnh vực khoa học đại cương, khoa học chuyên ngành, được

thể hiện trên nhiều loại hình tài liệu khác nhau: sách, báo, tạp chí Họ

thường đưa ra các yêu cầu tin trải rộng từ tài liệu, giáo trình, đến các tài liệu

mang tính chất tham khảo để phục vụ cho quá trình học tập và bước đầu nghiên cứu khoa học của mình Bên cạnh đó, nhóm người dùng tin này cũng có khơng ít các yêu cầu tin mang tính chất giải trí rất đang dạng, bố sung kiến

thức xã hội về các lĩnh vực như: âm nhạc, thời trang, điện ảnh Ngoài ra,

nhu cầu tin của những sinh viên thường xuyên biến đổi, theo sở thích, theo mỗi quan tâm ở từng thời điểm của họ Việc đáp ứng nhu cầu tin cho sinh viên của trường là không hề dễ dàng và ln địi hỏi Thư viện phải kịp thời

nắm bắt nhu cầu tin của họ, tạo ra những sản phẩm, dich vu thông tin — thư

viện mới, hữu ích để đáp ứng và phát triển nhu cầu tin của những người này

Nhu cau tin của sinh viên gắn với chương trình học tập hàng năm Nhu

cầu của sinh viên những năm đầu chủ yếu là giáo trình và tài liệu tham khảo

để bố sung cho việc học tập trên lớp, nhằm nâng cao kiến thức Những năm cuối sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, làm khóa luận, thi tốt nghiệp nên nhu cầu về sử dụng tài liệu là đa dạng và chuyên sâu hơn

Nhìn chung, những người dùng tin thuộc nhóm Sinh viên và học viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là những người năng động, ham học

hỏi, có tỉnh thần học tập nghiêm túc, có nhu cầu tin phong phú, đa dạng về

các môn học đại cương, môn học chuyên ngành, về khoa học giáo dục và phương pháp giáo dục mới Thông tin họ sử dụng có thể ở nhiều dạng tài liệu khác nhau: sách, báo, tạp chí, tài liệu điện tử Nhóm người dùng tin này cũng

có nhu cầu lớn về các sản phẩm, dịch vụ TT - TV của Thư viện Đồng thời,

nhóm này cũng có nhiều yêu cầu tin nghiêng về giải trí, cần thiết để phát triển lối sống lành mạnh, vui tươi của mình Nhóm người dùng tin sinh viên và học

Trang 23

viên của nhà trường là đối tượng phục vụ chủ yếu của thư viện, nên việc đáp ứng và kích thích phát triển nhu cầu tin của nhóm này là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

> Nhóm người dùng tin Can bộ nghiên cứu và Giảng dạy:

Cấp bậc Số lượng

Giảng viên cao cấp 1

Giang vién chinh 123

Giang vién 187 Tập sự giảng viên 39 Thạc sĩ 160 Tiên sĩ 43 Phó giáo sư 7 Nhà giáo Ưu tú 6

Bảng 1.6: SỐ lượng cán bộ giảng dạy của trường ĐHSPHN 2 (năm 2011) Nhu cầu tin của nhóm này rất đa dạng, phong phú Nhóm Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy là lực lượng nòng cốt của nhà trường Nhu cầu của nhóm này chủ yếu là những thông tin về các chuyên ngành đào tạo của trường, đặc biệt là về các bộ môn họ đang giảng dạy, nghiên cứu Nhóm này rất cần các thông tin này ở mức độ chuyên sâu và toàn diện, đề phục vụ cho

công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của họ, cụ thể là phục vụ trực tiếp

Trang 24

Ngoài ra, Thư viện cũng cần thường xuyên quan tâm đến ý kiến của những người dùng tin thuộc nhóm này về các thông tin chuyên ngành có giá trị, bao

gồm cả các kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học, các tài liệu hướng dẫn giảng

dạy, nghiên cứu chuyên môn sâu Bên cạnh đó, nhóm người dùng tin này cũng cần đến một số thông tin khác để mở rộng tầm hiểu biết xã hội Vì vậy, Thư viện không thể bỏ qua việc bổ sung một lượng các thông tin khác như: tin tức thời sự trong nước và quốc tế, các tác phẩm nối tiếng

Trong số các Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, có một số người đồng thời là các cán bộ lãnh đạo, quản lý như: các thầy trong Ban Giám hiệu, các trưởng phó khoa, bộ mơn, phịng ban hành chính Tuy chỉ chiếm một số lượng (50 người) và một tỉ lệ tương đối nhỏ (chưa đầy 1% trong tổng số người dùng tin của trường), nhưng đây là những người có vai trị đặc biệt quan trọng trong

việc tổ chức, điều hành và phát triển các hoạt động của nhà trường Công việc

chính của nhóm này là tìm hiểu để đưa ra các quyết định đúng đắn, nhằm hoàn

thành các kế hoạch đã đặt ra Nhu cầu thông tin của họ thường phải là thông tin

chuyên sâu, nhưng cũng phải khá toàn diện về khoa học quản lý, khoa học giáo dục, các chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước và các lĩnh vực khác, thông tin cập nhật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa , thơng tin về chủ trương phát triển của địa phương Tuy nhiên, những người này rất bận rộn, có khi phải đi công tác trong và ngoài nước, nên thời gian đề tìm kiếm thông tin của họ không có nhiều Thơng tin họ mong muốn nhận được phải là những thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao, được cung cấp kịp thời và có độ

cơ đọng, xúc tích, để giúp họ hồn thành cơng việc của mình Do vậy, họ

thường có nhu cầu rất cao đối với các nguồn tin có tóm tắt, hay các bản tổng

quan, phân tích, dự báo Mặt khác, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý có khả năng

sử dụng ngoại ngữ tốt nên họ cũng có yêu cầu về tài liệu ngoại văn Nhu cầu tin

của nhóm này rất đa dạng, chuyên sâu và địi hỏi nhiều hình thức đáp ứng khác

Trang 25

nhau Thư viện cần luôn nắm bắt nhu cầu tin của nhóm này và có những sản phẩm, hình thức dịch vụ thông tin phù hợp để góp phần vào sự nghiệp phát triển lâu dài của Nhà trường

Ngoài ra Thư viện còn phục vụ người dùng tin ngồi trường có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại Thư viện Đối tượng người dùng tin bên ngoài thường là sinh viên, giáo viên các trường lân cận như: trường Trung Cấp Xây Dựng số 4, trường Cao Đẳng Cơ Điện, trường cấp 3 Xn Hịa

Trung bình mỗi ngày Thư viện tiếp đón phục vụ khoảng trên 400 lượt

bạn đọc (số liệu thống kê của Thư viện nam 2011) Hầu hết đều sử dụng các hình thức phục vụ của Thư viện như mượn về nhà, đọc tại chỗ, tra cứu hệ

thống thông tin truyền thống và hiện đại

1.3 Sản phẩm và dịch vụ TT - TV

1.3.1 Khái niệm

Sản phẩm và dịch vụ TT — TV được hình thành đo nhu cầu trao đối và

tiếp nhận thông tin trong xã hội, có q trình phát triển lâu dài Khởi đầu,

chúng chỉ là những loại hình giản đơn nhưng cùng với sự thay đổi của thời gian và sự phát triển xã hội, sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện phát triển ở mức độ cao hơn, ngày càng thỏa mãn đầy đủ hơn yêu cầu của người

dùng tin Nhưng phải đến thập niên 70 của thế ki XX, sự phát triển có tính đột

phá của các lĩnh vực như: kĩ thuật số, kĩ thuật vi xử lý, công nghệ truyền thông đa phương tiện đã mang lại khả năng lớn hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu thông tin cũng như việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin — thư viện mới

Trang 26

© Sản phẩm thông tin: là kết quả của quá trình xử lý thông tin do một

cá nhân hoặc tập thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của người

ding tin.[5, tr.21]

© Dich vu thơng tin: bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thơng tin Thư viện nói chung.[5, tr.24]

1.3.2 Các yếu tỗ ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện được tạo ra dưới sự tác động

của nhiều yếu té sau:

- Các yếu tố của môi trường kinh tế - xã hội

- Các yếu tố của cơ quan TT — TV

1.3.2.1 Các yếu tổ của môi trường kinh tế - xã hội

+» Nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ thông tin Thư viện

Trong xã hội hiện đại, nhu cầu hoàn thiện của con người vô cùng đa dạng, và ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn Nếu giữa các quốc gia khác nhau đã xuất hiện các khoảng cách thông tin khác nhau, thì trong mỗi quốc gia,

khoảng cách đó cũng đang xuất hiện để phân hóa xã hơi thành những người

giàu và nghèo thơng tin Điều đó đã hạn chế quyền bình đẳng của con người trong xã hội Do vậy, các cơ quan TT - TV đóng vai trò như một thiết chế xã hội, giúp mọi người ở mọi vị trí trong xã hội vào mọi lúc và tại mọi nơi có

điều kiện “tiếp cận tự do không hạn chế tới các tư tưởng văn hóa và thông

tin”; giúp cho mọi người trong xã hội học thức có điều kiện học, học nữa, học

mãi nhằm không ngừng hồn thiện mình Để đạt được mục đích đó, các cơ

quan này phải có chính sách đặc biệt giúp cho họ sử dụng được nguồn thơng tin nói chung Sản phẩm và dịch vụ thơng tin do chính những cơ quan này tạo ra chính là cơng cụ đề thực hiện mục đích đó

Trang 27

+» Vấn đề sở hữu thông tin xã hội

Có thể nói, ở tất cả mọi nơi, thông tin đều được thừa nhận và khẳng định là sở hữu chung của toàn xã hội và con người đều cần được bình đẳng trong việc được quyền sử dụng thông tin Do đó, có thể khẳng định việc tạo điều kiện cho con người thông qua các sản phẩm, dịch vụ thơng tin thích hợp dé họ có thể truy nhập tới di sản trí tuệ chung của nhân loại là một chức năng xã hội quan trọng của các cơ quan TT - TV Các cơ quan này cần hướng hoạt động của mình khơng coi lợi nhận là mục tiêu chủ yếu mà coi việc phục vụ

nhu cầu tin của xã hội là mục tiêu chủ yếu

* Chính sách thơng tin quốc gia

Xét trong môi trường của những nước có nền kinh tế chuyển đổi theo hướng thị trường có vai trò định hướng của nhà nước, có thể thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của một chính sách thông tin quốc gia đồng bộ và thích

hợp với những điều kiện kinh tế xã hôi đặc thù đối với sự phát triển hoạt động

của các cơ quan thông tin - thư viện nói chung, trong đó có sự phát triển của

hệ thống sản phẩm và dịch vụ mà chúng tạo ra Điều đó được thể hiện qua các

phương diện sau:

- Để có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, các cơ quan thông tin thư viện cần có được hạ tầng thơng tin quốc gia đủ cho phép nó hịa nhập với cộng đồng thông tin trong khu vực và quốc tế

- Thông tin một mặt được xem xét như một hàng hóa, song trong nhiều

trường hợp nó lai gan bó chặt chẽ với các vấn đề an ninh và quyền lợi của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng và thậm chí, mỗi các nhân của cộn đồng

- Đề phù hợp với xu thế phát triển xã hội theo hướng thị trường có đỉnh

hướng của Nhà Nước, ở mỗi quốc gia tất sẽ hình thành một thị trường thông

Trang 28

1.3.2.2 Các yếu tổ của cơ quan thông tin Thư viện +» Đối tượng xử lý thông tin

Đối tượng xử lý thông tin là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới các sản phẩm và dịch vụ thông tin Thư viện Bởi vì chính sản phẩm là sự phản ánh về đối tượng; nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin về chúng cho người dùng tin Trước đây, các cơ quan TT — TV chỉ chủ yếu giới hạn việc cung cấp thông tin về nguồn tài liệu Do vậy việc xử lý thông tin chủ

yếu được tập trung vào nguồn tài liệu mà thôi Chính vì thế mà các tiêu chuẩn

cho việc xử lý thơng tin đã được hình thành và phổ biến được hướng chủ yếu

vào các đối tượng tài liệu là: xuất bản phẩm (sách, tài liệu chuyên khảo, báo,

tạp chí các loại ) và tài liệu chưa xuất bản (luận án, luận văn khoa học, báo cáo khoa học, bản thảo các cơng trình khoa học ) Sau này đối tượng xử lý thông tin được quan tâm còn được mở rộng ra các tài liệu phi văn bản như tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, video Tương ứng với các nhóm đối tượng trên

đã hình thành các tiêu chuẩn xử lý thông tin riêng nhằm tạo khả năng thống

nhất giữa các cơ quan TT — TV khác nhau Sự khác biệt trong tiêu chuẩn ứng với mỗi nhóm đã phản ánh mức độ ảnh hưởng của đối tượng xử lý thông tin đối với các sản phẩm được tạo ra từ chúng

+* Người dùng tin

Các khía cạnh phân ánh tác động của người đùng tin tới các sản phẩm

dịch vụ TT - TV được thể hiện cụ thể qua:

- Nội dung của thông tin được cung cấp Về cùng một nhóm đối tượng, đối với những nhóm người đùng tin khác nhau thì nhu cầu thơng tin về đối tượng cũng khác nhau, do đó thơng tin đặc trưng cho đối tượng - thuộc tính,

thơng tin cần xử lý cũng hết sức khác biệt nhau, bởi vì điều đó phụ thuộc vào

những nhu cầu cụ thể của người dùng tin

Trang 29

- Hình thức thơng tin được cung cấp: thông tin được cung cấp là nhằm thỏa mãn nhu cầu của những con người cụ thể Nhu cầu thông tin được tạo

nên trên cơ sở của nhu cầu nhận thức Việc sử dụng thông tin được hình thành

trên cơ sở đòi hỏi khách quan của mục đích sử dụng thông tin đồng thời phụ thuộc vào tâm lý, thói quen của con người Do đó, để thỏa mãn được nhu cầu

với một chất lượng cao, các sản phẩm dịch vụ cần dừa trên cả các yếu tố có

liên quan đến tâm lý và thói quen người sử dụng tin Những yếu tố này sẽ góp

phần chi phối hình thức thông tin được cung cấp

s* Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh chóng đã thâm nhập vào quá trình tổ chức và thực hiện các sản phẩm dịch vụ Có thể nêu một sỐ tác động của công nghệ thông tin vào hệ thống này theo các khía cạnh sau:

- Quá trình xử lý thông tin Tại đây, công nghệ thông tin một mặt phát triển và hoàn thiện các quá trình xử lý thông tin, mặt khác hình thành nên các cơng nghệ mới cho những quá trình này nhằm mục đích tạo ra được tính đa dạng, phong phú và năng động cho các cơ quan TT — TV trong việc tạo ra

acsc sản phẩm dịch vụ của mình

- Quá trình tạo lập nội dung thông tin: CNTT mới còn thâm nhập cả vào quá trình tạo lập nội dung thông tin để hình thành nên các sản phẩm tương ứng Ví dụ: biên mục tự động, dịch tự động

- Quá trình phân phối thông tin: Ứng dụng CNTT đã cho ra đời các hệ thống phổ biến thông tin chọn lọc, các ngân hàng dữ liệu được khai thác trên các mạng truyền tin công cộng, hệ thống mục lục công cộng trực tuyến OPAC Các biến đối này đã tạo ra mơi trường mà nhờ nó việc phố biến thông tin mang tính cộng đồng sâu sắc

Trang 30

người môi giới thông tin, người sản xuất thông tin được thực hiện một cách

có hiệu quả nhất

1.3.3 Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin — Thư viện tại trường ĐHSPHN 2

Cũng như các yếu tố khác trong thư viện và cơ quan thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin — thư viện đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động thông tin - thư viện tại Thư viện trường ĐHSPHN 2

Các sản phẩm và dich vụ thông tin là công cụ thiết yếu đề thư viện thực

hiện nhiệm vụ của mình Chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin

được xem là thước đo hiệu quá hoạt động TT - TV, là yếu tố thể hiện chức

năng, nhiệm vụ của thư viện Đồng thời, qua đó có thể xác định được mức độ đóng góp của thư viện đối với sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và sự phát triển của Nhà trường

Sản phẩm và dịch vụ thông tin — thư viện là công cụ, phương tiện, hoạt động do thư viện tạo ra đề xác định, truy nhập, khai thác và quản lý các nguồn thông tin của thư viện Là cầu nối người dùng tin — nguồn thông tin thư viện

Mỗi đối tượng người dùng tin có nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin khác nhau và ở các mức độ khác nhau Qua việc sử dụng hệ

thống sản phẩm và dịch vụ thông tin, người dùng tin sẽ lựa chọn, khai thác

được những thơng tin thích hợp có trong nguồn lực thơng tin của Thư viện và họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu tin của mình Do nhu cầu tin của người dùng tin tại trường ĐHSPHN 2 luôn không ngừng thay đổi và phát triển nên sản phẩm

và dich vu TT — TV cũng phải phát triển, phải thay đổi và hoàn thiện để đáp

ứng nhu cầu đó

Sản phẩm và dịch vụ TT - TV còn giúp cho việc trao đối, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa trung tâm với các cơ quan TT — TV khác

Trang 31

Tóm lại, trong hoạt động TT - TV, hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin —- thư viện giữ vai trò hết sức quan trọng và là một hệ thống năng động,

luôn phát triển Hiệu quả hoạt động của hệ thống này phụ thuộc chặt chẽ vào

Trang 32

CHƯƠNG 2

HIEN TRANG SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN - THU

VIEN TAI THU VIEN TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2

2.1 Các sản phẩm thông tin - thu vién tai Thu viện trường ĐHSPHN 2 Trong thời đại thơng tin đóng vai trò chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định của con người cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tạo ra các sản phẩm thông tin cũng trở nên vô cùng quân trọng và cần thiết Đó là công cụ, phương tiện do cơ quan TT — TV tạo ra để xác định, truy nhập, khai thác và quản lý các nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, là cầu nối giữa người dùng tin với các nguồn lực thông tin của thư viện Đồng thời, chúng cũng phản ánh nguồn lực thơng tin hiện có của thư viện

Nhận thức được vai trò và sự cần thiết của các sản phẩm thông tin, các thư viện tại Việt Nam, trong đó có Thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2, đã rất quan tâm tới việc tổ chức, xây dựng hệ thống các sản phâm thông tin nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng tin

Hiện nay, Thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tổ chức được một số sản phẩm thông tin sau:

2.1.1 Hệ thống mục lục

Hệ thống mục lục là tập hợp các đơn vị / phiếu mục lục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một / một nhóm cơ quan théng tin Thu vién.[1,tr.37]

Mục lục Thư viện được xây dựng nhằm một số mục đích sau:

- Cho phép người dùng tin xác định được vị trí ( địa chỉ lưu trữ tài liệu

trong kho của một/một số cơ quan thông tin - thư viện)

- Phản ánh trữ lượng, thành phần của kho tài liệu

Trang 33

- Trợ giúp thêm cho việc lựa chọn tài liệu bằng việc kết hợp và sử dụng các thông tin khác về tài liệu mà chúng không được sử dụng làm dấu hiệu để xây dựng mục lục

Mục lục được thể hiện dưới những dạng sau:

- Mục lục đạng phiếu: là hệ thống phiếu được sắp xếp trong ngăn của tủ mục lục

- Mục lục dạng sách in

- Mục lục COM là loại mục lục có hình thức vi dạng và được tạo nên từ đầu ra của máy tính

- Mục lục truy nhập truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) là loại mục lục mà người đùng tin có thể khai thác trên mạng máy tính thông qua đường điện thoại công cộng

Hiện tại, Thư viện trường ĐHSPHN 2 đang sử dụng 3 loại mục lục đó

là: Mục lục chữ cái, Mục lục phân loại, Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến OPAC

> Mục lục chữ cái:

Mục lục chữ cái là mục lục Thư viện mà trong đó các phích mơ tả thư mục được sắp xếp trong trật tự chữ cái họ - đệm — tên tác giả, tên các cơ quan

tổ chức — tác giả tập thể hoặc là tên các ấn phẩm và tài liệu khác

Mục lục chữ cái phản ánh đây đủ, toàn diện vốn tài liệu của Thư viện Trong mục lục đó khơng chỉ có phích chính mà cịn có các phích bổ sung cho tên tác giả, tên tài liệu, phích chỉ chỗ

Mục lục chữ cái giúp bạn đọc tìm các tài liệu nếu bạn đọc biết tên tác

giả hay tên sách Mục lục này được xếp theo vần chữ cái từ A - Z Ngoài việc

thỏa mãn những yêu cầu bạn đọc, mục lục chữ cái còn giúp cán bộ Thư viện trong công tác bổ sung, chỉ dẫn thư mục, thanh lọc tài liệu Nhiệm vụ chính

Trang 34

- Trong Thư viện có hay không một tác phẩm nào đó?

- Trong Thư viện, có những tác phẩm nào, của một tác giả nào đó? Do có nhiều ưu điểm, nên Mục lục chữ cái được lựa chọn sử dụng phố biến tại các cơ quan TT — TV, đặc biệt là các thư viện truyền thống Thư viện trường ĐHSPHN 2 hiện đang sử dụng hệ thống mục này làm công cụ tra cứu của mình

Mục lục chữ cái của Thư viện trường ĐHSPHN 2 được mô tả theo tiêu chuẩn ISBD Các phích trong Mục lục chữ cái được sắp xếp theo đúng thứ tự chữ cái Để bảo quản và tránh bị thất lạc, Thư viện đã sử dụng những hộp

mục lục Mỗi hộp mục lục như vậy có thể chứa được từ 750 — 1000 phích

Trong hộp có một suốt kim loại xuyên từ đầu hộp đến cuối hộp qua lỗ tròn phía dưới các phích Ở bên ngồi hộp phích có dán nhãn trên đó ghi chữ cái của phích đầu tiên của hộp đến chữ cái của phích cuối cùng Từ những hộp phích như vậy, Thư viện đã tổ chức thành các tủ Mục lục chữ cái Hiện nay

Thư viện đã xây dựng được 02 tủ mục lục chữ cái đặt tại tiền sảnh tầng một tòa nhà 8 tầng để bạn đọc tiện tra cứu

Đề giúp bạn đọc tra cứu dễ dàng, Thư viện sử dụng hệ thống phích tiêu đề để phân chia giới hạn các phích với nhau theo các từ, cụm từ Thư viện sử

dụng hai loại phích tiêu đề là: phích tiêu đề chính và phích tiêu đề phụ

Phich tiêu đề chính dùng để phân định giới hạn các chữ cái hoặc tác giả nổi tiếng, cơ quan, tổ chức quan trọng, có mào nhơ lên ở giữa, chiếm 2/3 chiều rộng của phích

Phích tiêu đề phụ có phần mào phích nhơ lên ở phía bên phải hoặc trái

để phân biệt các phích bắt đầu từ vần này đến vần kia

Song song với Mục lục chữ cái là Mục lục phân loại được bạn đọc sử

dụng phổ biến

Trang 35

> Mục lục phân loại:

Mục lục phân loại là mục lục Thư viện mà trong đó các phích mô tả thư

mục về tài liệu được sắp xếp theo các ngành tri thức, các bộ môn khoa học Hệ thống mục lục này giúp người dùng tin tra tìm tài liệu mình cần theo một đề tài, một ngành tri thức nhất định Ngoài ra, nó cịn giúp cán bộ

Thư viện trong việc hướng dẫn bạn đọc tra tìm, đọc sách và chọn những tài

liệu còn thiếu trong kế hoạch bố sung

Mục lục phân loại của Thư viện được phân loại theo hai bảng phân loại bang 19 lớp và bảng phân loại Dewey Trước năm 2006 tài liệu được phân

loại theo bảng 19 lớp, từ tháng 3/ 2006 tài liệu được phân loại theo bảng phân

loại thập phân Dewey 14 rút gọn

Cũng giống với cách tổ chức Mục lục chữ cái, các phích trong tủ mục lục được đánh máy, viết tay và thường xuyên được tu bổ để loại bỏ những phích đã cũ nát Sở đĩ Thư viện sử đụng cả hai loại phích là đánh máy và viết tay vì vẫn cịn những tài liệu từ trước chưa được tiến hành xử lý hồi cố Từ

khi xử lý sách bằng phần mềm Libol việc in phích đã được tiễn hành tự động

tất cả các phích đều được ép platic và đánh máy để tránh tình trạng phích bị dứt ra khỏi hộp phích, có giá trị sử đụng bền lâu Hiện nay, Thư viện đã xây dựng được 05 tủ Mục lục đặt tại trước cửa các phòng Mượn để bạn đọc tiện sử dụng

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng Thư viên điện tử, bắt đầu từ 3 - 2006 Thư viện đã sử dụng phần mềm tích hợp Libol của công ty phần mềm

Tĩnh Vân ứng dụng cho hoạt động TT — TV của mình, vì vậy bên cạnh Mục

lục chữ cái và Mục lục phân loại, Thư viện đã xây dựng thêm hệ thống tra cứu CSDL bằng máy tính Tuy nhiên, do tính dễ sử dụng, và thói quen nên phần

đông bạn đọc vẫn đang lựa chọn hai loại mục lục này làm công cụ tra cứu

Trang 36

khoảng 35,3 % lựa chọn loại hai loại Mục lục này làm công cụ tra cứu Trong đó, có các mức độ đánh giá chất lượng đáp ứng nhu cầu như sau:

Tổng Mức độ đáp ứng Mục lục số Tốt Trungbình | Chưa tốt người 100 33 37 20 (100%) |_ (33%) (37%) (20%)

Bảng 2.1: Mức độ đáp ứng của Mục lục truyền thơng

Nhìn chung, Thư viện trường đã xây dựng được hệ thống mục lục

truyền thống tương đối đạt tiêu chuẩn về chất lượng cũng như số lượng phản ánh vốn tài liệu của Thư viện, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin Tuy nhiên, hiện nay hệ thống mục lục truyền thống của Thư viện chưa được hoàn thiện đồng bộ Mục lục chủ đề không được xây dựng, vì vậy phần nào ảnh hưởng đến việc tra cứu thông tin của người dùng tin

> Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC)

Sự xuất hiện của CNTT và truyền thông đã tạo ra những tác động to

lớn đến mọi hoạt động trong lĩnh vực TT — TV và việc thiết kế mục lục truy

nhập công cộng trực tuyến (OPAC) là một trong những bằng chứng rõ ràng về những tác động của cộng đồng thư viện đã nắm lấy công nghệ thông tin và máy tính để xây đựng những cơng cụ tra cứu chính trong thư viện được biết đến như OPAC Từ năm 2006, bên cạnh sử dụng hệ thống Mục lục truyền

thống, Thư viện đã đưa vào sử dụng hệ thống mục lục truy nhập công cộng

trực tuyến OPAC

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) là một hệ thống gồm

tập hợp các biểu ghi thư mục của tài liệu được ghi lại, lưu trữ và tra cứu bằng

máy tính Hệ thống mục lục này chứa đựng một số lượng biểu ghi lớn nhất trong hệ thống mục lục (79.649 biểu ghi) và cho phép truy cập nhanh vào

Trang 37

những biếu ghi đó Mục lục trực tuyến có khả năng truy cập nhiều khía cạnh

của tài liệu, truy cập nhiều người một lúc, không hạn chế về thời gian, địa

điểm và cho phép thực hiện việc phối hợp, chia sẻ, trao đồi thông tin giữa các Thư viện với nhau

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) tại Thư viện trường DHSPHN 2 được tổ chức khá hoàn chỉnh, tuân theo các nguyên tắc về tính thân thiện, tính thuận lợi và dễ tìm đối với người sử dụng

Phần mềm được sử dụng trong hệ thống là phần mềm quản trị Thư viện

điện tử Libol do Công ty phần mềm Tinh Vân thiết kế và xây dựng Giao diện

tra cứu mang các đặc điểm cơ bản của cấu trúc mục lục truy cập trực tuyến, cho phép truy cập trực tiếp đến các cơ sở dữ liệu Thư mục

Thông qua mục lục truy nhập công cộng trực tuyến tại Thư viện, bạn

đọc có thể tra tìm tài liệu theo nhiều hướng khác nhau như: Loại hình tài liệu,

Tên tài liệu, Tác giả, Nơi xuất bản, Năm xuất bản, Chủ đề, Ký hiệu phân loại, Số đăng ký cá biệt Cùng với đó, bạn đọc có thể sử dụng cách tìm kiếm nâng

cao bằng cách mở rộng hay thu hẹp lại cách truy tìm thơng tin qua việc sử

dụng toán tử OR, AND, NOT

3-8 6+ di @ Ơ-ư

Tác Từ đến

Nhà xuất bản: Giáo duc} Từ điển

Gsóppc| |I#&n Ngân ngữ:' Ì Từ đến Từ khúa Từ đến Sắp xéptheo:| |

Hién thi: ©1SBD _ OBon gin

Gi han ết lễ tàn ộ v pang

Trang 38

s* Ưu điểm của mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC): - Giúp người dùng tin có thé tra cứu tài liệu nhanh chóng

- Công cụ hỗ trợ Từ điền giúp người dùng tin thiết lập từ khóa, phân loại, chủ đề được dễ dàng

- Hién thi các thông tin tim kiém duoc duéi dang MARC 21 - Cập nhật thường xuyên

- Dễ sử dụng và khai thác

- Nhiều người dùng tin có thể sử dụng cùng một lúc

s* Nhược điểm:

- Đôi khi khơng tra tìm được tài liệu ngay do đường truyền

Internet của Thư viện

- Số lượng máy tính phục vụ cho việc truy cập mục lục này của bạn đọc còn hạn chế

Qua kết quả khảo sát nhu cầu tin cho thấy trong 100 đối tượng được hỏi

đã có 24% sử dụng mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) vào việc tra tìm thơng tin Ngun nhân của kết quả trên là do hình thức tra cứu khá mới so với thói quen sử dụng hệ thống Mục lục tra cứu truyền thống của Thư

viện khiến bạn đọc còn bỡ ngỡ cũng như có nhiều bạn ít sử dụng thư viện

chưa biết đến hình thức tra cứu này Mặc dù trước đó Thư viện đã đưa hình

thức tra cứu này vào sử dụng song chưa đáp ứng đủ số lượng hệ thống máy tính phục vụ tra cứu ( chỉ có 01 máy đặt tại phòng Đọc tổng hợp, các phòng khác chưa có ) phải đến tháng 3 — 2012, 20 bộ máy tính mới được đưa vào

phục vụ bạn đọc, việc tuyên truyền phố biến sử dụng hình thức tra cứu này

cũng được chú trọng hơn Tuy nhiên, 20 bộ máy tính này lại được đặt ở phòng đọc đa phương tiện mà số lượng bạn đọc đến phòng này rất đông, không thuận lợi cho bạn đọc chỉ đến đây tra tìm tài liệu trong thư viện

Trang 39

Về chất lượng (mức độ đáp ứng) của của mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) qua điều tra cho thấy, có tới 43% cho rằng chất lượng mục lục truy nhập trực tuyến (OPAC) là tốt, 36.7% cho rằng chất lượng là trung

bình, 2.9% cho là chưa tốt

Tổng Mic do dap tng

Mục lục truy nhập | Sơ Tốt Trungbìnhh | Chưa tốt

trực tuyến OPAC | người

100 43 39 28

(100%) | (43%) (39%) (28%)

Bảng 2.2: Mức độ đáp ứng của Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến 2.1.2 Thư mục

Thư mục là một sản phẩm thơng tin, trong đó liệt kê một cách đầy đủ hay

chọn lọc tài liệu về một chủ đề nào đó hoặc liệt kê định kì các tài liệu mới

Trong các cơ quan thông tin - thư viện, Thư mục đóng vai trị hết sức quan trọng và ngày càng được sử dụng rộng rãi Nó phản ánh các tài liệu cấp một và cung cấp các thông tin về tài liệu đó, đồng thời là phương tiện tra cứu hữu ích, giúp người dùng tin tìm những tài liệu cần Người dùng tin có thể dễ dàng tìm được những tài liệu mình cần trong thời gian ngắn nhất

Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động TT - TV, Thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2 vẫn tiễn hành biên soạn các loại thư mục tương đối đều đặn và chất lượng ngày càng được nâng cao cả về hình thức lẫn nội dung Hiện nay, Thư viện tiến hành biên soạn hai loại thư mục chính là Thư mục thông báo sách mới, Thư mục chuyên đề

@ Thư mục thông báo sách mới

Trang 40

liệu tiếng Việt, tiếng nước ngoài, luận án, luận văn nhằm giới thiệu để người dùng tin biết tới chúng một cách có hệ thống, đầy đủ và kịp thời

Tất cả các tài liệu mới của Thư viện được cập nhật trên trang chủ của Module OPAC Tuy nhiên, SỐ lượng đầu tài liệu mới bổ sung về Thư viện không nhiều nên Thư mục thông báo sách mới chứa các thông tin thư mục về

tài liệu: nhan đề, tác giả, các thông tin xuất bản, vị trí xếp giá của tài liệu tại

kho Các tài liệu này được sắp xếp theo vần chữ cái nhan đề tài liệu giúp cho người dùng tin dễ dàng tra cứu Nhờ có loại thư mục này mà các tài liệu mới được bố sung về nhanh chóng được người dùng tin biết đến

Sau đây là giao diện thông báo sách mới của Thư viện trường ĐHSPHN 2:

0 0,D,Ä,C - Windows Internet Explorer

LÉ ljlS2.168.0.1]bolsearchjpdex.asp

# #& |Øuas-onac Edt View Favorites Tools Help

8-2: BR 6

Brings the libraries online!

€hào mừng tới thư viện Tm_

Gõ điều kiện tìm Tim]

Tâm số ân phẩm BH khảo: 15729 © Sach trong thư viện

+ Tổng số xếp giá ÿ

« Tổng số an phẩm định kỳ: 272 ° Án phẩm điện tử

Ô Vinaseek

Ấn phẩm mới © Google

Trang ban doc

Số thế

Mật khẩu:

Trang ban doc

Đặt mật khâu | Đăng ky thé

p de a a g Š g(hướng dất

7

5 ìm hiệu ảnh hưởng của văn hóa phuzơng Tây trang thơ chữ H: Juan phi ai hoc = Chu nganh:

‘Vit Nam học / Nguyễn Lê Thanh Thủy:Th S Nguyễn Thị Tỉnh(hướng dẫn khoa học) Lịch làm việc: 4I

Xem thêm,

5 ấn phẩm được mượn nhiều nhất trong 365 ngày qua

@ internet

Hình 2.2: Giao diện thông báo sách mới cua Thy vién truong DHSPHN 2 $ Thư mục chuyên đề

Thư mục chuyên đề là thông tin thư mục phản ánh tài liệu về một vấn

đề nào đó Đây là loại thư mục phố biến, vì chúng có đặc điểm là phản ánh tài

Ngày đăng: 03/10/2014, 03:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w