1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với văn hoá đọc

67 592 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 12,7 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2 KHOA CONG NGHE THONG TIN

HOANG THI OANH

SINH VIEN TRUONG DAI HOC

SU PHAM HA NOI 2 VỚI VĂN HÓA ĐỌC KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

CHUYEN NGANH: THU VIEN - THONG TIN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM HA NOI 2

KHOA CONG NGHE THONG TIN

HOANG THI OANH

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 VỚI VĂN HÓA ĐỌC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: THƯ VIỆN - THÔNG TIN

Người hướng dẫn khoa học

TS LÊ VAN VIET

Trang 3

LOI CAM ON

Trong quá trình học tập tại Khoa Công Nghệ Thông Tĩn - Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội 2 em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của

các thầy cô trong và ngoài trường

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo,

TS Lê Văn Viết đã tận tình hướng dẫn em thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2; Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thơng tin, cùng tồn thể cán bộ thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho

em được thực tập, nghiên cứu, khảo sát phục vụ dé tai của mình

Và em cũng xin chân thành cảm ơn tới quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường Tất cả những điều đó là nguồn động lực rất lớn để em có

thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trong một thời gian ngắn và trình độ bản thân có hạn nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, song em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo, đóng góp của thầy cơ và các ban dé dé tai được hoàn thiện hon va ban thân có thêm nhiều tri thức cần thiết để áp dụng một cách có hiệu quả trong công tác sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2012 Tác giả

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tên tơi là: Hồng Thị Oanh

Sinh viên lớp: K34A - Thư viện - Thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tôi xin cam đoan:

1 Đề tài: “Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với văn hóa đọc” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS Lê Văn Viết

2 Khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình khoa học nào khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2012 Người cam đoan

Trang 5

MUC LUC

LOI CAM ON LOI CAM DOAN

CHUONG 1: TAM QUAN TRONG CUA VAN HOA DOC VOI VIỆC NANG CAO CHAT LUQNG HOC TAP CUA SINH VIÊN TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

1.1 Một số vấn đề lý luận về văn hóa đọc c5ccc+

1.1.L Khái niệm văn hỏa đỌC c- <5 5< Esk+kEseEeskeseEreersersee 6

1.1.2 Các thành tổ của văn hóa đỌC .- se ceccercerereeresrxee 10

1.1.3 Các yếu tổ tác động tới văn hóa đọc . :-ccccs 14 1.2 Chất lượng học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 từ văn hóa đọc Sen, 17

1.2.1 Đặc điểm của sinh viên Ti ruong Dai hoc Su phạm Hà Nội 2 17 1.2.2 Vai trò của văn hóa đọc với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - 5c << s sex 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 2-55¿++ 24

2.1 Những biểu hiện văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sur pham Ha NOD 2 oo 24

Trang 6

2.2.1 Ảnh hưởng của các phương tiện thơng tin giải trí và mạng

[HIÍCTHHCÍ, Ăn TH TT nu TH TT TH TH ng ưy 32

2.2.2 Phương pháp dạy và học trong trường đại học hiện nay 35

2.2.3 Chất lượng hoạt động của thư VIỆN - 36

2.2.4 Nhận xét về văn hóa đọc của sinh viên Truong Dai hoc Su phạm Hà Nội 2 và vai tro cua thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tới sự phát triển văn hóa đọc của sinh ViÊN . c©c:©ccccccvrerererreresreee 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN VAN HOA DOC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 44

3.1 Déi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy 44

3.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện 45

3.2.1 Tăng cường nguôn lực thông tin thư viện . 46

3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức phục vụ sinh viÊn 47

3.2.3 Tăng cường đào tạo người dùng tỈH 49

3.3 Giáo dục văn hóa đọc cho sinh viên .- 51

KẾT LUẬN 22-525 22< 2 E22 1221127112711 ercee 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-©225- 2252 2cSeccxeccrxerrrrerrrrcee 56 I3:10000 920 58

Trang 7

MO DAU

1 Lido chon dé tai

Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và hình thành nên xã hội thông tin Những thành tựu công nghệ thông tin hiện đại đã giúp cho con người trao đổi, tìm kiếm thông tin ngày càng thuận tiện và nhanh chóng

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà chúng mang lại đều có những mặt trái nếu chúng ta không biết sử dụng đúng cách các nguồn lực Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo truyền thống vẫn khơng mất đi vị trí quan trọng trong việc truyền tải thơng tin “Văn hóa đọc” đã và đang là vấn dé thu hút sự quan tâm chung của toàn xã hội Văn hóa đọc ln là một vấn đề quan tâm của mọi quốc gia trong việc nâng cao đân trí, góp phần làm bền vững nguồn nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành công Đọc sách vốn là một nét đẹp từ xa xưa, không phải của riêng người Việt, mà toàn nhân loại đã

tôn vinh nét đẹp đó Hằng năm cả thế giới đã dành riêng ngày 23 tháng 4 là

“Ngày sách và bản quyên thế giới ”(World Book And Copyright Day) dé

khuyến khích việc đọc sách

Sự bùng nỗ của công nghệ thông tin đã làm con người bị ngập trong một thế giới với hỗn độn hàng loạt các thông tin khác nhau Ngoài việc khơng có thời gian đọc sách, người ta khó có thê lọc cho mình những thơng tin có

giá trị Điều đó càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà giới trẻ, nhất là tang

lớp sinh viên khơng cịn hứng thú đọc Trong hai năm 2009 - 2010 và những

năm trở về trước, văn hóa đọc được đưa ra bàn bạc sôi nổi ở các cuộc hội

Trang 8

“Văn hóa đọc của giới trẻ có xuống cấp”; “Bệnh lười đọc của sinh viên” là những chủ đề thường xuyên được nhắc đến

Nền kinh tế Việt Nam đang định hướng chuyên nhanh và mạnh sang nền kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ về thông tin nhiều vẫn đề được đặt ra; điều này đòi hỏi mỗi chúng ta phải luôn nô lực học hỏi Đặc biệt sinh viên là tầng lớp đông đảo, một lực lượng lao động trí óc lớn nhất cho xã hội trong tương lai Như lời V.LêNin đã dạy, người ta phải học suốt đời “Học, học nữa, học mãi” Và đĩ nhiên để có được vốn tri thức phong phú người ta cũng phải đọc cá đời Nhưng quãng thời gian ham đọc và đọc hiệu quả nhất là những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường Những kiến thức cơ bản được nhập tâm và hình thành nên nền văn hóa, tri thức được tích lũy từ đó Nên một câu hỏi

đặt ra là đọc cái gì? Đọc như thế nào cho có hiệu quả? Và như vậy văn hóa

đọc trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình học tập của sinh viên tại

ngôi trường theo học Lười đọc sách, đọc không đều và không biết cách đọc

sẽ dẫn tới sự thiếu hụt tri thức đối với tầng lớp sinh viên Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: “Viết một chữ trong bụng phải có một tấn chữ, muốn nói một từ trong đầu phải có một ngàn từ” Việc dành quá ít thời gian cho việc đọc sách sẽ khiến họ khơng có chiều sâu tri thức, lười vận động, thiếu tìm tịi, và đây sẽ là nguy cơ xấu đối với sự phát triển của toàn xã hội LêNin đã dạy rang: “Khơng có sách, khơng có tri thức Khơng có trì thức, khơng có chủ nghĩa xã

hội và chủ nghĩa cộng sản” Vì vậy để làm được điều đó rất cần có sự tích lũy

về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống Sự tích lũy đó được

thể hiện qua một quá trình học tập lâu dài, không chỉ học ở trường mà phần quan trọng quyết định là quá trình tự học qua việc đọc sách của mỗi cá nhân,

nói rộng ra là văn hóa đọc

Trang 9

đào tạo đã trở thành mục tiêu chính trong các trường đại học Hệ thống các

thư viện trường được đầu tư đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, đồng thời giúp nâng cao trình độ văn hóa đọc của sinh viên, góp phần thúc đấy quá trình tự đào tạo ngày càng trở nên có hiệu quả Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cũng nằm trong xu hướng vận động và phát triển chung của xã hội Đặc biệt là một trong những trường dao tao ra các cử nhân sư phạm, cử nhân khoa học hàng đầu trong quá trình đổi mới và

hội nhập Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có những điểm riêng biệt trong

quá trình đào tạo; từ đó có những nét đặc thù trong văn hóa đọc của sinh viên

Tìm hiểu những nét đặc thù đó, làm cơ sở điều chỉnh hồn thiện hoạt động

thơng tin - thư viện là một vấn đề quan trọng và cấp thiết

Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề: “Sinh viên Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội 2 với văn hóa đọc”, làm đề tài khóa luận tốt nghiệp bậc đại học chuyên ngành thư viện - thông tin Để có thể từ việc nghiên cứu vai trò của văn hóa đọc với một bộ phận sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, góp phần làm sáng tỏ hơn về văn hóa đọc của sinh viên ngày nay nói chung

2 Lịch sử vấn đề

Ngày nay, văn hóa đọc của thanh niên trong đó đặc biệt là văn hóa đọc

của sinh viên đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

Trang 10

“Đọc và văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông tin” (2006) cua Pham Van

Tinh; “Tan man vé chuyện đọc” của Hà Văn Thịnh; “Sïnh viên với văn hóa

đọc sách ” (2011) của Phạm Tử Văn

Nhìn chung, các tác phẩm nói trên đều đề cập tới sự xuống cấp của văn hóa đọc hiện nay, nhất là văn hóa đọc của giới trẻ, học sinh, sinh viên Tuy nhiên các tác phâm nói trên chưa đi sâu tìm hiểu một cách toàn điện đến các biểu hiện văn hóa đọc của sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Muc dich:

Khóa luận tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, làm cơ sở để định hướng giáo dục văn hóa đọc và tìm giải pháp thúc đây quá trình tự học cho sinh viên đại học cũng như nâng cao chất lượng hoạt động thư viện

Nhiệm vụ:

Đề thực hiện mục tiêu trên khóa luận có những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa đọc và vai trị của văn hóa đọc với

việc nâng cao chất lượng quá trình tự học của sinh viên

- Khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của văn hóa đọc đối với việc học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa đọc của sinh viên

- Phạm vi nghiên cứu: Đề phù hợp với khn khổ của một khóa luận tốt

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp cụ thê được sử dụng trong khóa luận là:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Quan sát

- Thống kê số liệu

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về lý luận:

Trên cơ sở tông hợp, phân tích các tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đi trước, khóa luận sẽ góp phần làm rõ hơn khái niệm văn hóa đọc nói chung và biểu hiện văn hóa đọc của sinh viên nói riêng

Về thực tiễn:

Việc xử lý kết quả điều tra xã hội học với những biểu hiện văn hóa đọc

của sinh viên sẽ cho thấy thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là tài

liệu tham khảo thiết thực cho lãnh đạo nhà trường, các cán bộ thư viện, và các nhà quản lý giáo dục quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa đọc, góp phần đây mạnh quá trình tự học của sinh viên

7 Bố cục của khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, đanh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương I: Tầm quan trọng của văn hóa đọc với việc nâng cao chất

lượng học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chương 2: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trang 12

CHƯƠNG 1

TAM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA ĐỌC VỚI VIỆC NÂNG

CAO CHÁT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

1.1 Một số vấn đề lý luận về văn hóa đọc 1.1.1 Khái niệm văn hóa đọc

Theo nhà ngôn ngữ học PGS.TS Phạm Văn Tình: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta đối với trì thức sách vở Phải biết đọc sao cho hợp lí và bồ ích Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức ”

Văn hóa đọc là một bộ phận của văn hóa Vậy văn hóa là gì?

Văn hóa là khái niệm có nội hàm rộng lớn, xung quanh vấn đề này có nhiều định nghĩa khác nhau Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Văn hóa là khải niệm để chỉ một số những kết quả của hoạt động sáng tạo có giá trị của loài người Nguyên nghĩa của văn là xăm thân, và nghĩa gốc của văn

hóa là nét xăm mình mà qua đó người khác nhìn vào để nhận biết mình

Nghĩa hẹp của từ này chỉ người có giáo dục, hành vi cư xử phù hợp với chuẩn

mực đạo đức xã hội” Tuy nhiên, không phải hoạt động nào của con người cũng là văn hóa, chúng cịn cần phải ton tai trong một thời kì lịch sử liên tục

và các giá trị đó phải lập thành một hệ thống chặt chẽ

Trang 13

ứng xử với môi trường tự nhiên; Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Và như vậy, văn hóa là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người

Sinh thời Bác Hồ là người có ý thức sâu sắc về văn hóa Trong con người của Hồ Chí Minh ln toát lên một nét văn hóa giản dị, mộc mạc của người dân Việt Nam Không những vậy, Người luôn luôn nêu cao vai trò của văn hóa trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức con người mới Từ đó Người đã nêu lên quan niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh ton”

Văn hóa đọc cũng chính là một phần văn hóa của con người được lưu

truyền qua nhiều thế kỷ Từ khi chữ viết ra đời, cùng với nó là hoạt động đọc

của con người cũng xuất hiện Khi công nghệ in ấn phát triển, hoạt động đọc của con người ngày càng phô biến hơn trong xã hội Sách báo cung cấp cho ta những thông tin về tri thức, khoa học kĩ thuật, chính trị, kinh tế, văn học Trong sách báo lưu giữ những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu mà con người đã đúc kết và tích lũy lại trong q trình sống Thơng qua quá trình đọc và tự đọc, các tri thức này được truyền từ đời này qua đời

khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ, các hình thức và các phương tiện giúp con người tiếp cận với tri thức ngày càng đa dạng và phong phú Hoạt động đọc trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống

của con người, nó là biểu hiện hảnh vi của cả một cộng đồng, văn hóa đọc

hình thành và phát triển như là một trình độ văn hóa của một giai đoạn lịch sử

nhất định

Trang 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Sách là liều thuốc bổ tỉnh than Sach

là thuốc chữa tội ngu” Như vậy đọc sách vừa là nền tảng, là cơ sở cho sự

phát triển những ý tưởng sáng tạo mới, vừa góp phần nâng cao dân trí, vừa là phương tiện lưu giữ tri thức, kinh nghiệm cho các thế hệ sau Chính vì vậy mà văn hóa đọc bao giờ cũng là nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc

Tuy nhiên, đọc sách không phải là việc đễ Sách là sản phẩm của con người, mang theo dấu ấn của con người Trong xã hội có người tốt kẻ xấu thì trên thị trường sách cũng có sách hay sách dở Đặc biệt là ngày nay, khi mà tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, dẫn đến khối lượng xuất bản phẩm tăng mạnh, bao gồm cả xuất bản phẩm in trên giấy và xuất bản phẩm điện tử, thì việc đọc càng khó khăn hơn nhiều Ngày nay, việc đọc chỉ

đem lại kết quả mong muốn, với điều kiện người đọc có sự chuẩn bị đầy đủ

về văn hóa đọc

Vậy văn hóa đọc là gì? Ở nước ta hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về “Văn hóa đọc”

Ở nghĩa rộng: “Đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản l nhà nước, ứng xử đọc của cộng đẳng xã hội và

ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc

của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lỗi và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc ”[ 17]

Ở nghĩa hẹp: “Văn hoá đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gỗm ba thành phân: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vịng trịn khơng đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau ”[ 17)

Trang 15

chứa đựng trong sách và trong các loại tài liệu khác, bao gỗm cả tài liệu in

và tài liệu điện tử Văn hóa đọc bao hàm toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, thói quen can cho người doc, dé dat tới mục tiêu đọc

Văn hóa đọc thực sự đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm của xã hội và giới khoa học Tuy có sự khác nhau nhất định, song xét cho cùng có thể khái quát những quan niệm đó theo hai khuynh hướng chính Khuynh hướng thứ nhất, là cách tiếp cận văn hóa đọc từ phía đối tượng đọc, nhu cầu đọc, đây là quan niệm tương đối phố biến ở nước ta hiện nay Khuynh hướng thứ hai, tiếp cận văn hóa đọc một cách toàn điện hơn, không thể xem xét chủ

thể đọc cái gì? Đọc như thế nào? Mà còn ở khả năng lĩnh hội thông tin đọc

được ở mức độ nào? Đồng thời nó bao hàm cả thái độ ứng xử với sách báo

của người doc[11]

Khoa học, công nghệ càng phát triển, thuật ngữ “Văn hóa đọc” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng

Song, không phải ai cũng hiểu hết về khái niệm này V.I.LêNin đã từng nói

rằng: “Đọc cũng là một nghệ thuật, một khoa học ” Nghệ thuật trong văn hóa

đọc chính là đọc sao cho hợp lý, khoa học và tích cực nhất “Văn hóa đọc” khơng chỉ thể hiện ở chỗ mỗi ngày bạn đọc được bao nhiêu trang sách mà nó thể hiện ở chỗ liệu bạn có tìm được những cuốn sách phù hợp với mình? Sách

tạo cho bạn sự đam mê, hứng thú như thế nào với những thông tin đọc được

và những thơng tin đó giúp gì cho bạn trong cuộc sống? Văn hóa đọc cịn được thê hiện ở cách đối xử với những cuốn sách và đọc chúng như thế nào?

Văn hóa đọc xét cho cùng là nhằm vào chất lượng của việc đọc Tùy theo

những điều kiện cụ thể mà có những biểu hiện chất lượng văn hóa đọc khác nhau Tuy nhiên để chất lượng văn hóa đọc ngày càng được cải thiện và nâng cao, người đọc sách cần có nhu cầu và hứng thú đọc, cũng như kỹ năng đọc

Trang 16

1.1.2 Cac thanh t6 ctia vin héa doc

Trong khóa luận này tác giả đi sâu tìm hiểu văn hóa đọc theo khuynh

hướng thứ hai, được mô ta: “Van hoa doc can phai duoc hiểu một cách toàn diện, cả giá trị của đối tượng đọc (sách, báo), cả ở trình độ cảm thụ và thái

độ ứng xử với sách báo của chủ thể (người đọc)” Xuất phát từ quan niệm

này: “Văn hóa đọc được nhìn nhận từ ba khía cạnh chủ yếu: đặc điểm nhu

cẩu và hứng thú đọc, kỹ năng đọc, phong cách ứng xử với sách báo ”[ 11] Theo quan điểm nêu trên, “Văn hóa đọc” bao gồm các thành tố sau: nhu cầu đọc, kỹ năng đọc, và văn hóa ứng xử với sách

Nhu cau doc

Trong mọi mặt của cuộc sống, con người luôn ln có những mong muốn và những đòi hỏi khác nhau Đó chính là những nhu cầu của con người nhằm duy trì sự sống và sự phát triển Nhu cầu của con người là một khái niệm rất rộng, nó là đòi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất

định, trong những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì sự sống, sự phát triển

của con người Nhu cầu đó là những mong muốn thỏa mãn về nhu cầu vật

chất, tỉnh thần trí tuệ, và giao lưu tình cảm, trong đó có mong muốn được sử

dụng về sách - loại nhu cau tinh thần trí tuệ

Nhu câu đọc là thái độ nhận thức hoặc cảm thụ của người đọc (cá nhân, nhóm xã hội) đối với việc đọc nhự đối với hoạt động cân thiết của cuộc

sống mà nhờ đó các nhu câu giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ được thỏa mãn

[18]

Nhu cầu đọc thuộc nhóm nhu cầu tỉnh thần của con người và đó là nhu

cầu cấp cao Nhu cầu đọc được hình thành và phát triển trong những điều kiện

nhất định và đạt tới một trình độ nhất định Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng tới

nhu cầu đọc như: Lứa tuổi; Trình độ hiểu biết và khả năng nhận thức của người

Trang 17

cầu nhận thức và hiểu biết thé giới khách quan cũng như những nhu cầu giao tiếp trong xã hội làm nảy sinh nhu cầu đọc Đồng thời đọc sách góp phần làm phát triển nhận thức và hiểu biết con người Tuy nhiên không đồng nhất nhu cầu đọc và hứng thú đọc cũng như không đối lập hứng thú với nhu cầu

Hung thu đọc là thái độ lựa chọn tích cực của người đọc khi đọc những

tài liệu hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc có giá trị đối với chủ thể ở một khía

cạnh nào đó [16]

Như vậy, nhu cầu đọc là đọc những gì cần đọc Người ta có thể đọc một cuốn sách đo có nhu cầu nhưng chưa phải đã có hứng thú

Sinh viên là bộ phận trí thức trẻ tuổi, họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, đồng thời là lực lượng trình độ cao, góp phần quyết định cho sự

phát triển của đất nước Họ đang trong thời kỳ học hỏi, trau dồi kiến thức, họ

cần trang bị cho mình đầy đủ tri thức cần thiết cho tương lai Chính vì vậy

sinh viên là đối tượng có nhu cầu đọc rất lớn Nhu cầu đọc của họ chủ yếu tập trung vào việc thỏa mãn việc tự học và khả năng tự sáng tạo của mình

Kỹ năng đọc

Để có được một kỹ năng đọc sách đó là điều không phải dễ dàng, không phải bất cứ ai cầm cuốn sách trong tay là đã có kỹ năng đọc Kỹ năng

đọc sách là cả một nghệ thuật Nói chung, khơng có một quy chuẩn nào về

đọc sách Có những cuốn sách nên đọc kĩ nhưng có những cuốn sách chỉ cần

đọc lấy ý chính là đủ

Như vậy, kỹ năng đọc được hình thành như thế nào?

PGS.TS Phạm Văn Tình đã nói: “Muốn biết đọc trước hết phải ham

đọc Bởi đọc là một sở thích nhưng cũng là công việc day nang nhoc Nhiéu

người coi việc đọc để giải trí, một thú vui Song, đọc không phải là một trò

chơi nếu ía muốn phan đầu thành tài ” Chỉ khi chúng ta coi việc đọc như một

Trang 18

thức nằm trong sách vở Có nhiều tri thức phải qua bao nhiêu “cửa” ta mới có cơ hội hiểu hết, “thâm thấu” và biến thành tri thức của riêng mình Mỗi người có kỹ năng đọc riêng, nó được hình thành trong mỗi con người thông qua quá

trình đọc

Đọc, xét cho cùng là một công việc gian nan, đầy lao lực, phải có kinh nghiệm và phải được trang bị một tri thức nền cần có Đó là cả một quá trình học hỏi, tự đúc rút những kinh nghiệm cho bản thân người đọc sách

Kỹ năng đọc là thành tổ quan trọng nhất trong cấu trúc văn hóa đọc, là khả năng hiếu, lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm, biến tri thức kinh nghiệm trong

sách thành trì thức kinh nghiệm của chính mình để có thể vận dụng một cách

nhuân nhuyễn, sáng tạo trong khi tiễn hành các hoạt động sống khác nhau [11]

Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tri thức, kinh nghiệm, năng lực và tính chất các q trình tâm lý trong mỗi cá nhân, đồng thời cũng là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài của chính họ

Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc Các thao tác tư duy đó là:

Lựa chọn vấn đề cần đọc

Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân

Thể hiện tính hệ thống, liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu từ đơn giản đến phức tạp

Biết cách tiếp nhận tối đa nội dung tài liệu đọc

Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để cũng cé và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với người khác

Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đọc để cải thiện cuộc sống

Trang 19

Kỹ năng đọc cũng thể hiện trình độ văn hóa của mỗi cá nhân Kỹ năng đọc ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng đọc: Nếu bạn có kỹ năng đọc tốt bạn

sẽ lĩnh hội được hết thông tin mà tác giả muốn truyền đạt; ngược lại nếu

khơng có kỹ năng đọc, những thông tin đó sẽ trở nên vơ giá trị, thậm chí cịn làm bạn hiểu sai ý nghĩa của tác phẩm Một cuốn sách có người hiểu theo nghĩa này, có người lại hiểu theo nghĩa khác, và cũng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt trong cuốn sách của họ

Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, cịn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thé (trình độ giáo dục và thiên tư

cá nhân), ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có

người thích đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu mầu sắc cho nền văn hoá đọc trong xã hội

Nếu xét văn hoá đọc của từng cá nhân thì phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên Do đó một người có thói quen đọc, nhưng thiếu kỹ năng đọc, hiệu quá đọc khơng cao, thậm chí khơng có hiệu quả và chỉ mất thời gian vô ích Nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng chăng thu lượm được kiến thức là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống

của chính họ

Kỹ năng đọc cần được hoàn thiện như một hệ thống hoàn chỉnh Từ kỹ năng đọc hiểu các đoạn, các phần trong chính văn đến tóm tắt thông tin, chọn lọc thông tin, khái quát hóa các chủ đề đến phân tích và đánh giá thông tin đều cần được rèn luyện và phát triển trong quá trình lâu dài

Trang 20

không dễ dàng Bởi vậy mà mỗi sinh viên nên trang bị cho mình một kỹ năng cũng như phương pháp đọc tối ưu và phù hợp nhất để lĩnh hội các kiến thức từ sách vở một cách nhanh nhất

Văn hóa ứng xử với sách

Thuật ngữ văn hóa ứng xử tồn tại hàng ngày trong đời sống của con người Văn hóa ứng xử chính là cách mà con người thê hiện thái độ của mình với người khác và mơi trường xung quanh

Sách và văn hóa đọc đã trở thành một cặp phạm trù mang tính tích cực

và khơng thể thiếu trong đời sống xã hội Sách là chiếc cầu nối giữa những

người bạn, những tình bạn, những tình yêu mà kỉ niệm về nó thường khơng bao giờ người ta quên được Sách báo là sản phẩm kết tinh các giá trị văn hóa

của nhân loại, là tài sản tinh thần của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ sau

Văn hóa ứng xử với sách thế hiện ở việc bạn có tôn trọng những cuốn sách - sản phẩm trí tuệ của người khác hay không Nói tới văn hóa ứng xử với sách là nói tới việc bạn tiếp thu những thơng tin đó như thế nào, bạn đối xử với những cuốn sách đó ra sao?

Có nhiều người đọc sách nhưng khơng biết giữ gìn và quý trọng sách,

đem sách cắt, xé, làm nhầu nát Có thể bạn đang tìm một vài hình ảnh minh họa cho đề tài của mình và bạn sẵn sảng cắt nó từ bất cứ cuốn sách nào bạn

thấy Và sẽ khơng thể có chuyện bạn yêu sách nếu bất cứ lúc nào bạn cũng có

thể viết, vẽ bậy lên sách báo hay thậm chí đọc xong thì quăng vào chỗ nào đó

1.1.3 Các yếu tô tác động tới văn hóa đọc

Văn hóa đọc chịu ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố như: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật; Môi trường xã hội; Lứa tuổi; Nghề nghiệp; Trình độ văn hóa

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Trước khi có nghề in, vốn tài liệu rất ít ỏi vì khơng được nhân bản

Trang 21

công nghệ in ấn ra đời va phát triển, nguồn thông tin ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu của con người, kế từ đó văn hóa đọc cũng phát triển

mạnh mẽ

Ngày nay khi khoa học, công nghệ phát triển như vũ bảo mang lại nhiều tiện ích cho con người Con người không chỉ tiếp cận thông tin trên

sách vở mà còn trên mạng Internet ở mọi lúc mọi nơi Vật liệu chứa đựng

thông tin ngày càng phong phú và đa dạng (băng từ, đĩa từ, CD-ROM ), tạo điều kiện cho văn hóa đọc ngày càng phát triển phong phú hơn

Môi trường xã hội

Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa đọc Văn hóa đọc ở

mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử lại có những biểu hiện khác nhau

Từ trước TK XIX: sách là tài sản quý giá của con người, là phương tiện hiệu quả nhất ghi lại các giá trị văn hóa nhân loại truyền lại cho thế hệ mai sau Văn hóa đọc là công cụ quan trọng giúp mỗi người và cả xã hội tiếp nhận thong tin tri thức

Cùng với sự phát triển của xã hội và những thành tựu công nghệ thông tin và viễn thông, nhiều phương tiện nghe nhìn xuất hiện đã phần nào làm

giam bot vai trò của văn hóa đọc Có giai đoạn văn hóa đọc dường như bị văn

hóa nghe nhìn lấn át Đặc biệt thanh thiếu niên là đối tượng bị lôi cuốn bởi

phương tiện nghe nhìn hiện đại, một bộ phận thanh niên thờ ơ với sách, lười

đọc sách Hậu quả của nó dẫn đến tình trạng khơng có chiều sâu tri thức, thiếu

sự tìm tịi sáng tạo trong học sinh, sinh viên Đây là nguy cơ xấu của xã hội Cùng với sự phát triển của thời đại văn minh cơng nghệ cao, các tiện

ích mà khoa học công nghệ mang lại sẽ hỗ trợ dé văn hóa đọc kết hợp với văn

hóa nghe nhìn trong một hình thức mới Việc đọc để học khơng bao giờ có thé mất đi, trái lại nó là nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội,

Trang 22

Trình độ văn hóa là yếu tố tác động nhiều nhất tới văn hóa đọc Tri

thức càng cao thì nhu cầu đọc càng sâu, đòi hỏi nhiều phương thức thỏa mãn khác nhau, kỹ năng đọc càng hoàn thiện

Nghề nghiệp

Thực tế cho thấy nghề nghiệp có ánh hưởng tới nhu cầu đọc, mỗi nghề khác nhau có nhu cầu đọc khác nhau VD: Những người lao động chân tay có văn hóa đọc khơng rõ ràng như những người lao động trí óc Sách báo mà họ tìm đọc là những tin mang tính giải trí, tin ngắn

Lúa tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, văn hóa đọc lại có những cấp độ khác nhau

do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

- Ở lứa tuổi thiếu nhi, văn hóa đọc đang trong quá trình hình thành và

phát triển, có nhiều biến động

- Ở lứa tuổi trưởng thành, đây là giai đoạn nhận thức về thế giới, do đó

việc tập trung chủ yếu phục vụ cho việc học tập và giải trí

- Ở độ tuổi trung niên, là lúc văn hóa đọc biểu hiện rõ nét nhất Việc

đọc chủ yếu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu công việc và hiểu biết xã hội

- Ở độ tuôi về già, việc đọc chủ yếu là sách báo về y học, xã hội

Hoạt động thư viện

Thư viện có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng văn hóa đọc Thư viện các trường đại học là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo đục đào tạo Có thể thấy hệ thống thư viện trường đại học với việc nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho sinh viên ở những điểm sau:

- Thư viện trường đại học là nơi tàng trữ, bảo quản các tài liệu, thu

Trang 23

- Thư viện đại học là nơi cung cấp nguồn tin quan trọng nhất trong nhà trường

- Bên cạnh đó, thư viện đại học cung cấp các phương tiện và hướng dẫn

cho sinh viên phương pháp sử dụng tài liệu một cách có hệ thống các giáo trình, các tài liệu tham khảo, sách báo phục vụ các nhu cầu khác

- Nghiên cứu, quản lý, rèn luyện thói quen, hứng thú đọc của sinh viên, giúp họ hoàn thiện năng lực tự học, tự đào tạo và có khả năng áp dụng những

kiến thức đã học vào cuộc sống một cách có hiệu quả

- Thư viện đại học là điểm kết nối giữa nguồn tin của xã hội và nhu cầu thông tin của sinh viên

- Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện nhằm

phục vụ tốt hơn nhu cầu bạn đọc

- Thư viện đại học có thể góp phần cải tiến nội dung, chương trình giảng dạy

- Thư viện giúp bạn đọc vượt qua hiện tượng bùng nỗ thông tin

Như vậy, một hệ thống thư viện được xây dựng tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện hiểu biết, khả năng nghiên cứu khoa học cho bạn đọc Vì thư viện lưu giữ những kinh nghiệm và tri thức của nhân loại nên con người vẫn rất cần học hỏi và không ngừng học hỏi ở thư viện

1.2 Chất lượng học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 từ văn hóa đọc

1.2.1 Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa, Việt Nam tham gia nhiều tổ chức

kinh tế thế giới, đó là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là thách thức lớn Vì

Trang 24

ta Vấn đề tự học, tự đào tạo được quan tâm đặt lên hàng đầu trong các trường

đại học, đặc biệt là trong các trường sư phạm như Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trong các trường đại học sư phạm đầu nghành của nước ta Đào tạo chủ yếu nguồn nhân lực về cử nhân sư phạm và cử nhân khoa học đáp ứng nhu cầu của xã hội

Trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2 là một trường đại học sư phạm có quy mơ đảo tạo khá lớn (khoảng

hơn 7000 sinh viên, cán bộ giảng viên) với 23 chuyên nghành đào tạo đại học

thuộc I1 khoa và một bộ môn trực thuộc, 9 chuyên nghành thạc sĩ, 2 chuyên

ngành nghiên cứu sinh

Với những chức năng và nhiệm vụ đào tạo như thế, nhu cầu chủ yếu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là các tài liệu về các lĩnh

vực: Tốn học, Ngữ văn, Hóa học, Vật lý, Tin học, Sinh học, Sử học, Việt

nam học, Thư viện học Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của mình sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cũng quan tâm nhiều tới các lĩnh vực Kinh tế, Thể thao, Giải trí và những thơng tin nền tảng ban đầu cho những kinh nghiệm trong học tập và trong cuộc sống sau này

Sinh viên là bộ phận ưu tú được tuyên chọn qua các kỳ thi quốc gia, quốc tế và được đào tạo trong các trường đại học Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nhân cách, năng động, sáng tạo, chịu khó tìm kiếm và nghiên cứu, nhạy cảm với những cái mới và ham

hiểu biết tích lũy kiến thức; nắm vững kĩ năng dạy và học trang bị cho hành

trang vào đời

Trong xã hội sinh viên luôn là nguồn nhân lực được đảo tạo với trình

độ cao Mỗi thế hệ thanh niên nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng đều

Trang 25

và tỉnh thần cho họ thực hiện vai trò và vị thế của mình trong xã hội, đồng

thời họ cũng là lớp người có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp chung

của đất nước Sinh viên là lực lượng kế tiếp, bổ sung cho đội ngũ tri thức

trong tương lai Do vậy, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có một số đặc điểm tâm, sinh lý đặc trưng của sinh viên cả nước như sau:

- Họ là lớp người có văn hóa cao và sống tập trung phần lớn ở trung tâm kinh tế,văn hóa của đất nước nên có nhiều điều kiện để đón nhận những thơng tin về khoa học kỹ thuật, văn hóa, chính trị, tư tưởng từ bên ngoài

- Là đội ngũ có trình độ tiên tiến trong hàng ngũ thanh niên Việt Nam Với tư cách là những tri thức tương lai, sinh viên có những quan điểm, nhu cầu và những nguyện vọng riêng trong việc tiếp nhận những thay đổi của thời

đại, của giáo dục và đào tạo

- Đây là độ tuổi mà con người đã có những bước trưởng thành nhất định cả về tâm, sinh lý lẫn quan hệ xã hội Về mặt sinh học, đây là giai đoạn phát triển gần như hoàn chỉnh về thé chat va tinh thần của mỗi cá nhân Do đó sự phát triển sinh lý của sinh viên không chỉ đem lại tiền đề tất yéu dé ho sinh hoạt và học tập độc lập, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý, khiến họ nhận thức được rằng mình đã là người lớn, yêu cầu độc lập, tự chủ

rất mạnh mẽ, mong muốn thể hiện năng lực của mình Trí tuệ phát triển tới

đỉnh cao, gồm nhiều mặt trong đó năng lực nhận thức, năng lực tư duy và năng lực sáng tạo là điều cốt lõi

- Sinh viên có nhu cầu rất đa dạng Nhu cầu học tập và nghiên cứu của

sinh viên có tác động tích cực đến sự phát triển đạo đức nhân cách của họ

Hoạt động học tập và nghiên cứu giúp sinh viên nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức Cũng chính nó giúp hình thành lao động tự giác và sáng tạo trong

mỗi sinh viên, là động lực thúc đây họ nâng cao khả năng, tích lũy kiến thức

Trang 26

- Trong cuộc sống hàng ngày, sinh viên tham gia nhiều hoạt động khác

nhau: hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp, hoạt động văn hóa Nhưng hoạt động cơ bản và đặc trưng nhất của họ vẫn là học tập để phục vụ cho công

việc sau này Mục đích và động cơ đó chính là lý do phấn đấu của họ trong trường đại học

- Tuy nhiên, được học tập và rèn luyện trong một ngôi trường sư phạm nên đa phần sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đều mang nét truyền thống

của sinh viên sư phạm xưa nay là: chăm chỉ, hiền lành, thật thà, chất phát, ít

thay đối Đặc biệt hoàn cảnh xuất thân là những người con được sinh ra trong một gia đình lao động nên ý chi phan dau rat cao Vì vậy trong học tập họ ln có ý thức tự giác, chăm học

Chính vì vậy, trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường sinh viên cần tập

trung tích lũy những kiến thức, nâng cao năng lực tư duy, năng lực nhận thức

và khả năng sáng tạo của mình Đề làm được điều đó khơng có cách nào khác

là sinh viên phải tự học, tự rèn luyện để trở thành những con người mới, đáp ứng những yêu cầu của xã hội

1.2.2 Vai trị của văn hóa đọc với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Thế hệ thanh niên là tương lai của đất nước, trong đó sinh viên là lực

lượng được đào tạo có trình độ cao góp phần đưa đất nước phát triển sánh vai

cùng các quốc gia trên thế giới bằng tài năng của mình Vì vậy để hồn thành

nhiệm vụ cao cả và cũng chính là ước mơ của chính mình họ cần trang bị cho mình một trình độ học vấn cao Và văn hóa đọc góp phần khơng nhỏ trong q trình nhận thức đó

Trang 27

sách mang lại cho họ Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của

xã hội loài người Sơ đồ dưới đây cho chúng ta thấy rõ vai trò của sách báo

đối với quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên:

Sơ đồ biểu diễn vai trò của sách, báo trong giáo dục đào tao

Sinhviên |4 _— Gidngday _ trao đơi TT — jÌ Giảng viên

Tiếp nhận TT Cung cap

Lực lượng lao PA “Tiệp nhận thong tin Sách, báo

động mới Cung cắp thông tin (Thông tin)

Ngay khi còn học phố thông, việc đọc sách báo đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp học sinh năm được những kiến thức cơ bản một cách đúng đắn và có hệ thống Ở bậc đại học do tính chất đặc thù của cấp học, với đặc trưng riêng, kết hợp quá trình đào tạo với tự đào tạo, tự nghiên cứu và tích lũy kiến thức, văn hóa đọc càng trở nên quan trọng hơn

Quá trình học tập tại trường đại học nhấn mạnh tới phương pháp gợi

mở, thời gian thầy cô giảng bài trên lớp tương đối ít, nên chủ yếu là thời gian

tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Nhất là trong những năm trở lại đây phương thức đào tạo theo tín chỉ, quỹ thời gian học trên lớp của sinh viên rất ít, chỉ đủ cho giảng viên truyền đạt những nội dung chính của môn học và gợi

mở vấn đề Vì vậy sinh viên cần dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự đọc

Trang 28

tạo cho sinh viên có thói quen độc lập trong suy nghĩ, thơng hiểu vấn đề, có kiến thức sâu rộng

Sách, báo cung cấp cho giảng viên những thông tin quan trọng trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho sinh viên Đồng thời sinh viên sử dụng sách báo như những tài liệu phục vụ quá trình học tập và mở rộng những kiến thức mà giảng viên truyền đạt lại Thông qua đọc sách báo và giáng đạy, giảng viên và sinh viên có thể trao đổi, thảo luận những vấn đề xung quanh bài học Bên cạnh đó, giảng viên có thể tiếp thu các thông tin phản hồi từ sinh viên để điều chỉnh quá trình giảng day

Đối với sinh viên việc tự đọc là khâu then chốt cho việc tự học, việc

học tập qua sách, báo hoàn toàn dựa trên sự tự giác của mỗi người Thông qua

sách báo, sinh viên có điều kiện suy ngẫm, tư duy lại những kiến thức đã nghe

được trên lớp, từ đó kích thích khả năng tìm tịi, sáng tạo Chính vì lý do đó mà mỗi sinh viên nên trang bị cho mình một thói quen đọc sách hay văn hóa đọc phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình

Tự học, tự nghiên cứu là quá trình mang tính chủ động được tiến hành

ở bất cứ thời gian và địa điểm nào Nhờ q trình đó, sinh viên có thể cũng

cố, mở rộng các kiến thức rồi tích lũy thành cái của mình Trong thời đại thơng tin, văn hóa đọc sẽ góp phần giúp sinh viên tiến gần hơn với kho tàng tri thức không lồ của nhân loại để nâng cao hiểu biết phục vụ bản thân và xã hội, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn các giá trị văn hóa Ngày nay, nguồn tài liệu trên thế giới gia tăng theo cấp số nhân, đồng thời nguồn thông tin cũng

nhanh chóng lỗi thời Vì vậy sinh viên cần tích cực đọc sách báo đề lĩnh hội

những kiến thức mới của nhân loại Văn hóa đọc sẽ giúp sinh viên có được những kỹ năng cần thiết để tiếp nhận những thông tin một cách chọn lọc

Đồng thời, văn hóa đọc cũng giúp sinh viên áp dụng các kiến thức lĩnh hội

Trang 29

Và đây cũng là một yêu cầu của văn hóa đọc với việc nâng cao những kiến thức cho sinh viên ngày nay Mỗi sinh viên phải tự xác định mục đích của

mình từ đó đưa ra phương pháp đọc, kỹ năng đọc phù hợp với mình để có kết

quả cao trong học tập

Khơng tạo cho mình một thói quen máu thịt với việc đọc chúng ta sẽ bị lôi cuốn bởi những ham thích khác mà quên đi việc đọc Và có chăng chỉ là sự “đọc xôi” mà thơi Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và nâng cao

trình độ văn hóa có vai trị trong giáo dục đại học Văn hóa đọc có vai trò

quan trọng đối với việc tự học của sinh viên ngày nay, là yếu tố đảm bảo quá

trình đào tạo tại trường đại học đạt được mục đích cuối cùng là tạo ra lực

lượng lao động mới năng động, sáng tạo, có khả năng và trình độ cao

Văn hóa đọc với sinh viên là rất cần thiết, đặc biệt là với sinh viên

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, là một trong những trường sư phạm không những đòi hỏi cần phải có kiến thức chun mơn sâu mà cịn hồn thiện cả nhân cách và phẩm chất của người thầy giáo, cô giáo Yêu cầu của xã hội về nhân cách sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng - người cần có năng lực thích ứng nghề Hình thành khuynh hướng - hình thành sự am hiểu - hình thành sự suy ngẫm về nghề - hình thành đạo đức, nhằm nâng cao tính tích cực trong hoạt động học tập - nghề nghiệp của sinh viên, góp phần làm cho năng lực nghề nghiệp của sinh viên phát triển Văn hóa đọc là yếu tố

cơ bản quyết định hiệu quả của quá trình tự học; đến lượt mình tự học đóng

vai trị quyết định trong quá trình học tập trong nhà trường cũng như trong

suốt cuộc đời Vì vậy, hình thành văn hóa văn đọc là một yêu cầu cần thiết đối

Trang 30

CHUONG 2

THUC TRANG VAN HOA DOC CUA SINH VIEN

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NỘI 2

2.1 Những biểu hiện văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2

Văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được

biểu hiện qua 3 yếu tố: nhu cầu đọc, kỹ năng đọc, văn hóa ứng xử với sách báo Để khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tác giả khóa luận đã tiến hành thực hiện các phương pháp quan sát, thống kê phiếu yêu cầu và đặc biệt tiến hành điều tra thông qua phiếu hỏi Kết quả điều tra đã phản ánh thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trong trường thơng qua các khía cạnh khác nhau

2.1.1 Nhu cầu đọc

Nhu cầu đọc là một dạng của nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người Nhu cầu đọc nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động khác nhau của con người nghiên cứu nhu cầu bạn đọc là bộ phận cấu thành hữu cơ của hoạt động thư viện Đối với sinh viên các trường đại học, chuyên ngành đào tạo ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đọc của sinh viên Nhu cầu chủ yếu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tập trung vào các tài liệu đề cập tới các lĩnh vực có liên quan đến chuyên nghành đào tạo mà sinh viên

theo học như: Toán học, Vật lý Hóa học, Tin học, Sinh học, Văn học, Sử

học Bên cạnh đó là nhu cầu về các tài liệu phục vụ cho giải trí và nhu cầu về các thông tin kinh tế - xã hội khác

Bảng thống kê kết quả điều tra dưới đây cho thấy cụ thể mức độ quan

Trang 31

Bảng 2.1: Mức độ quan tâm của sinh viên đến các lĩnh vực Lĩnh vực Số phiếu (/150) Tỷ lệ( % )

Chuyên nghành đào tạo 111 74

Kinh té - chinh trị - xã hội 68 56,6

Khoa học công nghệ 34 28,2

Thé thao - giai tri 38 25,3

Van hoa nghé thuat 47 31,3

Khoa học tự nhiên 52 34,6

Kết quả bảng 2.1 đã cho thấy hầu hết sinh viên có nhu cầu đọc các tài

liệu thuộc chuyên nghành đào tạo chiếm tới 74%, số lượng sinh viên có nhu

cầu về các lĩnh vực khác cũng chiếm số lượng không ít Là một trường sư

phạm, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cũng quan tâm nhiều đến các tài

liệu đề cập tới các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội Nhu cầu này xuất phát

từ mục đích phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trong

trường

Ngoài nhu cầu về tài liệu thuộc kinh tế - chính trị - xã hội phục vụ học tập, sinh viên trong trường còn quan tâm đến các lĩnh vực khoa học công

nghệ (28,2%) và thê thao giải trí (20,6%) Phần lớn sinh viên là nữ nên số

lượng quan tâm đến các lĩnh vực trên không cao Do đặc điểm là một trường

sư phạm nên hoạt động văn hóa văn nghệ hết sức sơi nỗi, chính vì vậy mà tài

liệu thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng chiếm được sự quan tâm của sinh

viên (31,3%)

Điều đó đã cho thấy sinh viên ngày nay đã hình thành được thói quen

đọc sách và tự nghiên cứu tài liệu Giúp ích cho sự định hướng học tập và

Trang 32

Trong việc học tập ở trường để đạt được hiệu quả cao, mỗi sinh viên

cần xây dựng cho mình phương pháp học phù hợp khi theo học ở trên lớp cũng như việc tự học Ngoài thời gian nghe giảng trên lớp mỗi sinh viên cần giành quỹ thời gian nhất định cho việc đọc sách để hiểu sâu và rộng vấn đề học tập, đó là yếu tố mang tính chất quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên Biểu đồ dưới đây thể hiện thời gian sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dành cho việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin một ngày

Biễu đồ 2.I: Thời gian dành cho việc tự học của sinh viên ĐHSPHN2

Elkhơng có thời gian

1-2 tiếng 2-3 tiếng 3-4 tiếng J>4tiếng

Qua biểu đồ trên đã cho thấy được phần nào thời gian dành cho việc tự

học của sinh viên ngoài giờ trên lớp Phần lớn sinh viên dành thời gian cho việc tự học còn khiêm tốn, gần một nửa sinh viên được hỏi chỉ dành 1- 2 tiếng để đọc, nghiên cứu, thu thập thông tin qua sách báo (36%) Thậm chí có những sinh viên khơng có thời gian dành cho việc tự học (3%) Số sinh viên

dành thời gian từ 2 đến 3 tiếng cho việc tự học chiếm 37% Ngoài ra số sinh

Trang 33

viên đành hầu hết thời gian cho việc tự học là rất khiêm tốn: từ 3 đến 4 tiếng là 14%; từ 4 tiếng trở lên: chiếm 10%

Như vậy, mặc dù có nhu cầu đọc rất lớn về các loại tài liệu, Song có thể

nhận thấy, ngoài những tài liệu phục vụ cho việc nghe giảng trên lớp sinh

viên dành rất ít thời gian, thậm chí cịn khơng có thời gian cho việc tìm tòi,

nghiên cứu khi tự học Điều này đã khiến cho sinh viên thiếu sáng tạo trong học tập, máy móc và thụ động

Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng thời gian dành cho việc tự học của

sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2 chủ yếu là cho việc đọc sách giáo trình

(100%) Các luận án, luận văn thu hút khá nhiều sự quan tâm của sinh viên

(66,5%) Các loại báo, tạp chí như: Tốn học tuổi trẻ, Văn học tuổi trẻ, Vật lý

tuổi trẻ, Tạp chí sinh học được nhiều sinh viên tìm đọc (Š1,3%) Tài liệu

điện tử được sinh viên sử dụng khá cao, nhất là khi phòng đọc đa phương tiện

đi vào hoạt động Các tài liệu ngoại văn: Anh, Pháp, Trung, Nga, Đức sỐ lượng sinh viên tìm đọc rất ít, chủ yếu là các sinh viên thuộc chuyên nghành

tiếng Anh và tiếng Trung tìm đọc

Bảng 2.2: Loại hình tài liệu sinh viên quan tâm

Sô người lựa chọn

Loại hình tài liệu Tỉ lệ (%)

(230)

Sách giáo trình 225 97,8

Bao, Tap chi 118 51,3 Luận văn, luận án 153 66,5

Tài liệu điện tử 92 40

Các loại tài liệu khác 80 34,7

Đề nắm được các kiến thức cơ bản việc đọc sách giáo trình là yêu cầu

Trang 34

cứu các loại hình tài liệu khác để làm phong phú, sâu rộng thêm vốn kiến thức của mình

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu đọc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: Thời gian học tập trên lớp nhiều và

không tập trung; Số lượng tài liệu không đủ để đáp ứng nhu cầu; Thời gian

học thêm, làm thêm; Trình độ ngoại ngữ; Thói quen và điều kiện vật chất

Là một trường đào tạo sư phạm, đặc điểm các tài liệu có tính ơn định

tương đối cao Tuy nhiên trước sự phát triển của nền kinh tế mục tiêu mà nhà trường đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội Vì vậy ngồi đào tạo ra các nhà giáo tương lai nhà trường còn đảo tạo ra các cử nhân khoa

học thuộc nhiều lĩnh vực Vì vậy cần rất nhiều loại hình tài liệu khác nhau

phục vụ nhu cầu sinh viên học tập và nghiên cứu

Biếu đỗ 2.2: Khả năng sử dụng tài liệu bằng tiễng nước ngoài của sinh viên

Tài liệu ngoại văn về các lĩnh vực có sẵn và rất nhiều trong thư viện Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 còn rất hạn chế Chỉ có 18% sinh viên được hỏi có khả năng sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh, 6% sử dụng được tài liệu bằng tiếng Trung Không có sinh viên nào

Trang 35

sử đụng được tài liệu bằng tiếng Nga, Pháp Đất nước ta đang ngày càng phát triển, vươn cao ngang tầm với các quốc gia trên thế giới Vì vậy thông thạo về một ngoại ngữ là điều cần thiết và quan trọng Trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn hạn chế sẽ ảnh hưởng tới học tập, trước hết là khơng có đủ khả năng đọc các tài liệu ngoại văn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tự học những kiến thức mới, những cơng trình nghiên cứu khoa học hiện đại trên thế giới

2.1.2 Kỹ năng đọc

Nhu cầu đọc là yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc trong sinh viên Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là người đọc đã lĩnh hội được gì, vận đụng được

những gì trong sách vào học tập, lao động và cuộc sống

Kỹ năng đọc được hình thành và đúc rút ra từ quá trình đọc, bằng nhiều

cách như: đọc lướt, đọc kỹ, đọc tóm tắt đề nắm bắt được nội dung của một

cuốn sách Tuy nhiên dù bằng bắt cứ kỹ năng hay hình thức nào đi chăng nữa,

để lĩnh hội được hết vấn đề thì người đọc cần biết cách hệ thống hóa những

kiến thức đã đọc được Hệ thống hóa kiến thức có vai trị đặc biệt quan trọng

đối với việc đọc của sinh viên Hệ thống hóa kiến thức giúp họ tiếp cận vấn

đề từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp, từ nông đến sâu, từ đó hiểu sâu rộng hơn nguồn tri thức đã lĩnh hội được

Chính vì vậy, ngay từ những năm tháng còn ngồi trên ghế trường đại học, chúng ta có môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, hình thành cho chúng ta một phương pháp tư duy khoa học Và đối với việc đọc cũng vậy cần phải có phương pháp và kỹ năng đúng thì hiệu quả của việc đọc mới được

nâng cao

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trường sư phạm, nên sinh viên cần xây dựng cho mình một phương pháp nghiên cứu, đọc tải liệu sao cho mang

lại hiệu quả cao nhất, nhằm phục vụ cho học tập cũng như là kinh nghiệm cho

Trang 36

Biểu đỗ 2.3: Thói quen ghỉ chép, hệ thơng hóa kiến thức của sinh viên HCó Bl Không

Ở bậc đại học cách học chủ yếu là tự học, nhất là khi áp dụng phương

pháp đào tạo theo tín chỉ, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo Do đó sinh viên muốn đạt kết quả cao trong học tập cần trang bị cho mình các kỹ năng cho việc tự học Nhưng không phải sinh viên nào cũng có khả năng hệ thống hóa các kiến thức đã đọc được Phần lớn sinh viên khi đọc một cuốn báo hay tạp chí chỉ đọc lướt qua và chưa hình thành một hệ thống kiến thức

Theo thống kê có tới 27,2% sinh viên được hỏi đã thừa nhận rằng mình khơng có thói quen ghi chép, hệ thống hóa các kiến thức đã đọc được từ sách báo và 71,8% ngược lại Điều này đã dẫn tới sự thiếu hụt chiều sâu tri thức ở sinh viên Thực tế cho thấy sinh viên chỉ tập trung nghiên cứu tài liệu trong một thời gian ngắn trước ky thi

Trong quá trình học đại học, đặc biệt là các ngành sư phạm, là những

nhà giáo tương lai của đất nước, việc ghi chép và hệ thống hóa những kiến

thức đã học được là rất cần thiết Điều này giúp sinh viên nhớ lâu, tạo nên chiều sâu tri thức, tự tin khi đứng trên bục giảng sau này

Trang 37

2.1.3 Ứng xử với sách

Trình độ văn hóa đọc của sinh viên còn được biểu hiện rõ ràng thông qua thái độ ứng xử với sách báo

Biểu đề 2.4: Văn hóa ứng xử với sách báo của sinh viên

707 603 501 407 307 207] 101 0-4

Thinh Thường Không thoảng xuyên bao giờ

Tác giả đưa ra 3 mức độ văn hóa ứng xử với sách báo dựa trên các hành

vi như: cắt, xé, vẽ ban lên sách, ký tên, làm nhằầu của sinh viên Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội 2 Kết quả thu được rất khả quan Phần lớn các sinh viên được hỏi có thái độ tôn trọng với sách báo Chỉ có 2,2% sinh viên là thường

xuyên có các biểu hiện không tốt, 28,2% sinh viên có các biểu hiện không tốt

với sách nhưng ở mức độ không thường xuyên, 69,6% không bao giờ

Với đặc thù là một trường sư phạm vì vậy nhìn chung sinh viên Đại học

Sư phạm Hà Nội 2 có thái độ ứng xử tốt với sách tương đối cao

Như vậy, hầu hết sinh viên đều nhận thức được vai trò của việc đọc

sách, báo và nghiên cứu tài liệu Tuy nhiên vì nhiều lý đo mà việc đọc trong sinh viên ngày nay không thường xuyên, kỹ năng đọc và trình độ văn hóa chưa đồng đều Bởi vậy nhà trường cần có biện pháp để kích thích nhu cầu đọc, đồng thời tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa đọc của sinh viên

Trang 38

2.2 Những yếu tố ảnh hướng tới văn hóa đọc của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2

2.2.1 Ảnh hưởng của các phương tiện thông tin gidi tri va mang internet Chưa bao giờ người ta bàn nhiều về văn hóa đọc như hơm nay Văn hóa đọc đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, được quyền lựa chọn Nhưng nó lại tiềm ân một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lan at cua cdc phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn Game online, truyền hình, điện ảnh, đồ ăn nhanh cuộc sống vội vã đang cuốn thứ văn hóa đã ngự trị hàng nghìn năm - văn hóa đọc Thế nhưng dù nền văn minh nhân

loại có phát triển tới mức nào thì văn hóa đọc vẫn ln có “chỗ đứng” của nó

Chỗ đứng ấy theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, vụ trưởng vụ thư viện - Bộ văn

hóa - thơng tin - thể thao - du lịch là: Nghị quyết TW5 khóa VIII của Đảng

khẳng định “Văn hóa là nền tảng tỉnh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực thúc đây sự phát triển kinh tế xã hội” Văn hóa đọc — I bộ phận của

văn hóa — là một trong những động lực thúc đây sự hình thành nên con người

mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát

triển của xã hội hiện đại — xã hội dựa trên nền táng của nền kinh tế tri thức Ngày xưa, sinh viên chỉ có một thú vui duy nhất là đọc sách Một cuốn sách hay có thể truyền từ người này sang người khác để đọc và không phải ai

cũng có điều kiện để đọc sách Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị

trường, sách báo phát triển tràn lan nên có nhiều sự lựa chọn Tuy nhiên ngày nay sinh viên dường như không mấy hứng thú với việc lựa chọn sách báo nữa Sự phát triển của các phương tiện truyền thong: ti vi, internet, dich vu điện thoại khiến họ khơng cần phải tìm kiếm cuốn sách hay dé doc ma thay

vào đó là ngồi một chỗ và lên mạng online, vào các trang web Có thể nói

Trang 39

nhanh chóng, giao diện đẹp mà các phương tiện thông tin đại chúng được giới trẻ ưa chuộng Họ lên mạng tìm kiếm thơng tin đáp ứng nhu cầu giải trí,

những tiện ích phục vụ cho học tập họ lại bỏ qua, không tận dụng hết

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà đồ lỗi hết cho phương tiện nghe nhìn lấn át văn hóa đọc của sinh viên Về thực tế, không thể phủ nhận được vai trò của phương tiện nghe nhìn, internet có rất nhiều lợi ích Nhưng vấn đề ở chỗ sinh viên đọc gì, xem gì và sử dụng chúng như thế nào? Những tài liệu đã được số hóa phần lớn là những cơng trình nghiên cứu khoa học, những thông tin hữu ích lại ít nhận được sự quan tâm của sinh viên Trong khi đó sinh viên lại đành thời gian cho những thông tin giải trí hời hợt, thống qua Điều này sẽ làm cho sinh viên ngày nay mất dần thói quen tìm tịi sáng tạo và trở nên lười suy nghĩ hơn Nếu như làm một phép so sánh tương đối thì văn hóa đọc có bị lép vế đôi chút so với văn hóa nghe nhìn - vì văn hóa nghe nhìn linh động và hấp dẫn hơn — nhưng ở một phương diện nào đó, văn hóa đọc là vĩnh cửu, trường tồn với thời gian, nó là sự kết nối với truyền thống với hiện đại,

giải trí và thâm mĩ, nhận thức và giáo dục đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh

viên nói riêng

Kết quả điều tra tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 về vấn đề sử dụng Internet trong thời gian tự học đã cho thấy thực trạng này

Bảng 2.3: Mục đích sử dụng Internet của sinh viên DHSPHN2

Mục đích Số phiếu (⁄/50) | Tỷ lệ(%)

Tìm kiêm thơng tin KT - CT - XH 124 82/7

Tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập và 112 74,6

nghiên cứu

Tìm kiêm thơng tin giải trí 96 64

Choi game, chat, 72 48

Trang 40

Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rõ mục đích sử dụng internet

của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Việc sử dụng internet phục vụ cho việc học tập chiếm tỉ lệ cao Tuy nhiên bên cạnh đó sinh viên lên mạng

phần lớn là tìm kiếm thơng tin Kinh tế - Chính trị - Xã hội và các thơng tin giải trí

Chúng ta đang sống trong xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh chóng, phái đối mặt và xử lý vô vàn những thông tin, nhất là những thơng tin

có ích cho học tập Tuy nhiên phần lớn sinh viên lại không biết tận dụng

nguồn thông tin quý báu đó để phục vụ cho học tập Ngày nay, có quá nhiều thành viên thế hệ @ thích dùng đồ ăn nhanh, những cuốn sách đọc lướt, quán Net siêu tốc với những “quả” game online giết thời gian, nhưng thời gian

dành cho việc đọc thì hầu như có rất ít các bạn trẻ bố trí cho mình Có lẽ, ai

cũng ý thức rõ nhịp sống nhanh chính là biểu hiện của tính năng động, nhạy bén của giới trẻ ngày nay nhưng sự phát triển về lượng chỉ thực sự tồn tại một cách bền vững khi song hành với chất Vấn đề đặt ra hiện nay là các bạn trẻ dường như dễ chấp nhận những giai điệu đơn giản của các bản nhạc viết vội, những cuốn sách nghèo nàn về thông tin, vụng về trong biên tập Họ chăng mấy khi dừng lại ở những trang viết đầy tính nhân văn về cách đối nhân xử thế, về một thân phận đáng thương hay những cuốn sách kinh điển, những tuyển tập lịch sử hào hùng của các dân tộc để biết được trách nhiệm, bổn phận của mình Dần dần người trẻ có một tâm lý “lười đọc” những gì buộc họ phải tư duy, động não Và hậu quả chúng có thể làm thơ ráp đi những phẩm chất tốt đẹp của thé hệ trẻ, chai sạn dần đi tâm hồn, sinh viên học chỉ là đối phó, chạy theo điểm mà không hiểu rõ bản chất vấn đề Tuy nhiên văn hóa

đọc sẽ dần dần trở lại vị trí đúng của mình sau “cơn chao đảo” Bởi lẽ các loại

hình văn hóa lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể triệt

Ngày đăng: 03/10/2014, 03:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN