Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình trung gian tài chính, có chức năng cơ bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt. Với chức năng cơ bản đó, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất tại các NHTM. Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề: làm tăng chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng.Hoạt động tín dụng cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động phi sản xuất cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Chính vì tín dụng ngân hàng tham gia vào mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mà mỗi ngành mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có tính đặc thù, có sự phức tạp riêng, có những rủi ro riêng nên rủi ro tín dụng của ngân hàng mang tính tổng hợp và khả năng xuất hiện là lớn hơn các ngành khác.
Trang 1MỤC LỤ
1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động tín dụng và quy trình cấp tín dụng 3
1.2 Hoạt động kiểm toán trong cấp tín dụng 4
2 GIAN LẬN - CÁC LOẠI GIAN LẬN THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
2.1 Gian lận trong hoạt động tín dụng 5
2.1.1 Biểu hiện của gian lận 6
2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến gian lận 6
2.2 Các loại gian lận trong hoạt động tín dụng 6
2.2.1 Gian lận trong quy trình cho vay 6
2.2.2 Bán tài sản đảm bảo dưới giá thị trường 10
2.2.3 Ví dụ hành vi gian lận 11
3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN TRONG HĐTD ĐẾN BCTC CỦA NGÂN HÀNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ GIAN LẬN 11
3.1 Ảnh hưởng đến BCTC 11
3.1.1 Gian lận bên trong ( Ngân hàng ) 11
3.1.2 Gian lận từ bên ngoài 13
3.2 Giải pháp hạn chế gian lận 14
3.2.1 Một số giải pháp hạn chế 14
3.2.2 Ví dụ thực tiễn một số biện pháp hạn chế gian lận trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank 20
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình trung gian tài chính, có chứcnăng cơ bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt Với chức năng cơ bản đó,hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay Vì vậy, hoạt động tín dụng làmột trong những hoạt động quan trọng nhất tại các NHTM
Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chínhđem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM Tuy nhiên cùng với việc đem lại thu nhậpđáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất Hậuquả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề: làm tăng chi phí củangân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu
đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng
Hoạt động tín dụng cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trìnhđòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng Tín dụng ngân hàng tham gia vàotoàn bộ quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động phi sản xuấtcũng không thể thiếu sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng Chính vì tín dụng ngân hàngtham gia vào mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mà mỗingành mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có tính đặc thù, có sự phức tạp riêng, có những rủi
ro riêng nên rủi ro tín dụng của ngân hàng mang tính tổng hợp và khả năng xuất hiện
là lớn hơn các ngành khác
Bài nghiên cứu “Gian lận trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại - Ảnh hưởng của các gian lận đó đối với Báo cáo tài chính Ngân hàng” nhằm trao đổi về các gian lận thường gặp trong nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM và phân tích ảnh hưởng của những gian lận này với hoạt động cho vay của Ngân hàng
Trang 31 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động tín dụng và quy trình cấp tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể,
trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trongmột thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn
đã thoả thuận
Đặc điểm:
Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền
tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh
tế quốc dân
Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong
xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụngnặng lãi hay tín dụng thương mại
Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với
sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Có những trường hợp mànhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá khôngtăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị
co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản Ngược lạitrong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưuchuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp Đây là mộthiện tượng rất bình thường của nền kinh tế
Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hìnhthức khác là:
Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của cáctác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằngtiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn
Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau
để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay
Trang 4Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng, tín dụng được chia thành các loại: tín dụng
thương mại, tín dụng Nhà nước và tín dụng ngân hàng.
Quy trình cấp tín dụng:
1.2 Hoạt động kiểm toán trong cấp tín dụng
Đối tượng: Kiểm toán về cơ cấu, tổ chức nghiệp vụ tín dụng để phát hiện ra những rủi
ro tiềm ẩn, rủi ro luỹ kế Đánh giá vào từng món vay
Mục tiêu:
Lập hồ sơ vay vốn
Phân tích tín dụng
Thanh lý hợp đồng tín dụngGiám sát tín dụng
Ra quyết định tín dụng
Giải ngân
Trang 5- Nhằm đánh giá tính toán đúng đắn về tổ chức và thực hiện nghiệp vụ tín dụng vềchính sách, chiến lược tín dụng
- Đánh giá về tính phù hợp của khoản vay, tính chính xác, trung thực, hợp lý của các
số liệu kế toán như đánh giá về dư nợ, lãi suất, nợ qúa hạn, dự phòng, tài sản đảm bảo
- Đánh giá rủi ro của nghiệp vụ tín dụng
- Đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ tín dụng với kết quả tài chính của hoạt động ngânhàng
Hoạt động kiểm toán:
- Kiểm toán tình hình tài chính và đạo đức của khách hàng vay
- Kiểm soát tài sản đảm bảo
- Kiểm toán về số liệu kế toán của món vay
- Một số mục tiêu kiểm soát chủ yếu và thủ tục kiểm soát chủ yếu và thủ tục kiểm soátđặc thù mà KTV có thể tập trung vào khảo sát:
+ Kiểm soát các khoản nợ vay gốc và các cam kết về trách nhiệm thanh toán khoản nợgốc
+ Kiểm soát quá trình giải ngân từng hợp đồng tín dụng
+ Kiểm soát quá trình thanh toán thu hồi nợ gốc và lãi
+ Kiểm soát việc tính lãi vay
+ Kiểm soát rủi ro tín dụng
2 GIAN LẬN - CÁC LOẠI GIAN LẬN THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Gian lận trong hoạt động tín dụng
Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban giám đốc,
các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chínhhoặc bất hợp pháp.1
Ví dụ: làm giả tài liệu, tham ô tài sản, giấu diếm hoặc cố tình bỏ sót kết quả cácnghiệp vụ, ghi chép nghiệp vụ không có thật, chủ định áp dụng sai chế độ kế toán
Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận là các sự kiện hoặc điều kiện phản ánh một
động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận hoặc tạo cơ hội để thực hiện hành
vi gian lận.2
Trang 62.1.1 Biểu hiện của gian lận
- Giả mạo chứng từ, cạo sửa chứng từ, xử lý chứng từ theo ý chủ quan
- Che giấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế
- Biển thủ tài sản
- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật
- Cố ý áp dụng sai chế độ kế toán , chính sách tài chính
- Cố ý tính toán sai về số học
- Những sai phạm đó lặp đi lặp lại
- Gắn với lợi ích kinh tế của một ai đó
2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến gian lận
- Những hạn chế trong thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ
- Những hạn chế vốn có của hoạt động kiểm toán
- Các vấn đề liên quan đến tính chính trực hoặc năng lực của ban giám đốc , như:+ Công tác quản lý bị 1 người hay 1 nhóm người độc quyền nắm giữ, thiếu sự giámsát có hiệu lực của ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị
+ Cơ cấu tổ chức của đơn vị được kiểm toán phức tạp 1 cách cố ý
+ Sự bất lực trong việc sửa chữa những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ trongkhi những yếu kém này hoàn toàn có thể khắc phục được
+ Thay đổi thường xuyên kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm của bộ phận kếtoán tài chính
+ Thiếu nhiều nhân viên kế toán trong một thời gian dài
+ Bố trí người làm kế toán không đúng chuyên môn hoặc bị pháp luật nghiêm cấm+ Thay đổi thường xuyên chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc kiểm toán viên
+ Các sức ép bất thường trong đơn vị hoặc từ bên ngoài vào đơn vị như: ngành nghềkinh doanh gặp khó khăn, thiếu vốn kinh doanh, mức thu nhập giảm sút…
2.2 Các loại gian lận trong hoạt động tín dụng
2.2.1 Gian lận trong quy trình cho vay
Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay
Các gian lận có thể bao gồm việc lập hồ sơ cho vay khống, che dấu các khoản vay chocác bên liên quan, nhân viên tín dụng nhận hối lộ từ khách hàng, khách hàng vay vốngiả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn 3
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi -binh-luan/gian-lan-trong-nghiep-vu-tin-dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-25338.html
Trang 7Cho vay khống
Khoản vay khống là các khoản vay tới các khách hàng không có thật, sử dụng tên vàđịa chỉ liên lạc giả mạo, hoặc sử dụng tên tuổi, địa chỉ có thật, nhưng thực tế kháchhàng không vay tiền Các khoản vay này thường do các nhân viên ngân hàng tạo ranhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng Loại hình gian lận này khá phổ biếntrong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với số lượng lớn các khoản vay có giá trị nhỏ Mộtloại sai phạm có liên quan đến cho vay khống là cho vay ké, trong đó cán bộ tín dụngvay ké vào khoản vay có thật của khách hàng
Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay “mỏng” với các chi tiết sơsài, thông tin tài chính không đầy đủ, các giấy tờ phô tô với các ghi chép rời rạc;khách hàng vay vốn có các tên thông dụng, tên tương tự, do cùng một nguồn giớithiệu; khách hàng không có đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ chứng minh khác; tàisản thế chấp có giá trị cao hơn bình thường; vốn vay được giải ngân trước khi hoànthành các thủ tục chính thức; ngân hàng không có quy trình đối chiếu dư nợ chặt chẽ;các khoản vay quá hạn được gia hạn một cách dề dàng
Che giấu khoản vay cho bên liên quan
Bên liên quan có thể là các cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ về mặt góp vốn với ngânhàng, nhà quản lý hoặc cổ đông của ngân hàng Các tổ chức có liên quan này thườngđược gọi là những doanh nghiệp “sân sau” của các NHTM Những khoản cho vay,đầu tư vào các doanh nghiệp “sân sau” lại có thể tiếp tục được sử dụng để mua cổphiếu của các ngân hàng khác, dẫn đến một ông chủ ngân hàng có thể cùng lúc sở hữu2-3 ngân hàng khác nhau và thực hiện những hành vi thao túng trong hoạt động ngânhàng
Một trong những hành vi nhằm che đậy khoản vay với bên liên quan là các khoản tiềngửi trả hình, trong đó ngân hàng sẽ gửi một khoản tiền tại một ngân hàng khác, trên cơ
sở đó ngân hàng này thực hiện một khoản vay tới bên liên quan của ngân hàng thứnhất Bằng cách này ngân hàng thứ nhất có thể che dấu được khoản vay tới bên liênquan, đồng thời hưởng lợi ích từ việc không phải trích lập các khoản dự phòng và tínhtoán tài sản có rủi ro
Một số dấu hiệu của các khoản tiền gửi trá hình nhằm che dấu khoản vay cho bên cóliên quan: ngân hàng có các khoản tiền gửi liên tục được gia hạn lại; ngân hàng có các
Trang 8khoản tiền gửi dài hạn trong khi thanh khoản căng thẳng; ngân hàng có các giao dịchbất thường, không có mục đích rõ ràng với các với các bên liên quan
Nhân viên ngân hàng nhận hối lộ từ khách hàng
Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng để được vayvốn hoặc được hưởng những điều khoản vay có lợi Rủi ro của loại gian lận này sẽtăng lên trong trường hợp lương thưởng của nhân viên tín dụng được tính dựa trên giátrị của những hợp đồng tín dụng mới được ký kết
Các dấu hiệu của dạng gian lận này có thể là: số lượng khoản vay mới liên quan đếnmột nhân viên tín dụng gia tăng quá nhanh; các tiêu chí thẩm định thường xuyên bị bỏqua bởi nhân viên tín dụng; việc liên hệ khách hàng chỉ do một người thực hiện; cáckhoản vay tập trung vào một lĩnh vực nào đó; thay đổi trong xu hướng kinh doanhsang một lĩnh vực có nhiều rủi ro; chất lượng khoản vay được đánh giá cao bởi ngườiquản lý nhân viên tín dụng, tuy nhiên hồ sơ vay vốn lại không có thông tin đầy đủ
Khách hàng cung cấp thông tin sai lệch trên hồ sơ vay vốn
Các ngân hàng chịu thiệt hại nhiều nhất vì hành vi gian lận này thường là các ngânhàng có đội ngũ nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm, hoặc thiếu tìm hiểu thực tế tại
cơ sở của khách hàng vay vốn Thông tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kếtquả kinh doanh, tính khả thi của việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của kháchhàng Một số dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thông tin phô trương màkhông được minh chứng cụ thể; hồ sơ vay vốn không có các thông tin thực địa củakhách hàng; dự án kinh doanh quá tốt, quá lạc quan; chỉ có một đầu mối duy nhất tạiphòng tín dụng liên hệ với khách hàng; nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm; khókhăn trong việc thu thập thông tin về uy tín của khách hàng, các thông tin về kháchhàng không nhất quán, không đầy đủ
Gian lận liên quan đến giá trị tài sản thế chấp
Một số gian lận trong hoạt động tín dụng có thể liên quan đến giá trị tài sản thế chấp,bao gồm nâng giá trị tài sản thế chấp và thế chấp cùng một tài sản tại nhiều ngânhàng khách hàng có thể làm giả một số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản,hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các công ty liên quan để nhằm nânggiá trị tài sản đảm bảo Các dấu hiệu của gian lận này cũng tương tự như đối với gianlận thông tin hồ sơ vay vốn, ngoài ra có thể bao gồm việc khách hàng vay vốn thựchiện một loạt các giao dịch mua bán tài sản không có mục đích rõ ràng với các bên
Trang 9Giai đoạn giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn vay
Trong giai đoạn hai, những vấn đề cần quan tâm bao gồm theo dõi quá trình sử dụngvốn vay của khách hàng và quản lý tài sản thế chấp
Sử dụng vốn vay sai mục đích
Loại gian lận này liên quan đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mụcđích vay vốn ví dụ sử dụng khoản vay tàì trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn để hỗ trợ vốndài hạn cho các công ty con ờ ngoài Dấu hiệu cửa việc sở dụng vốn vay sai mục đíchcũng tương tự như đối với gian lận thông tin khách hàng, ngoài ra còn có một số dấuhiệu sau: việc chuyển tiền giải ngân không phù hợp với mục đích vay vốn; cán bộ tíndụng không thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, việc sử dụng vốnvay của khách hàng
Tài sản đảm bảo không được kiểm soát, bị thất thoái, sử dụng sai
Tài sản đảm bảo là một cơ sở quan trọng để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay trongtrường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ từ các nguồn thu từ hoạt động sản xuấtkinh doanh Vì vậy, tài sản đảm bảo cần được quản lý chặt chẽ Những tài sản đảmbảo thường gặp bao gồm bất động sản, các tài sản hình thành từ vốn vay, các giấy tờ
có giá (sổ tiết kiệm, chúng nhận tiền gửi, chứng nhận sở hữu cổ phiếu ) Trong thực
tế có thể có nhiều trường hợp tài sản đảm bảo không được quản lý chặt chẽ, dẫn tớiviệc khách hàng bán tài sản đảm bảo, gây thiệt hại cho ngân hàng
Dấu hiệu của những gian lận này thường là việc ngân hàng không có quy trình chặtchẽ cho việc theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo; cán bộ tín dụng không thường xuyêntheo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng, ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ hóađơn, chứng từ của lô hàng, cử người bảo vệ sang tận kho hàng và kiểm tra thườngxuyên
Giai đoạn thu gốc, lãi và hoàn trả tài sản đảm bảo
Trong giai đoạn thứ ba của chu trình tín dụng, các vấn đề cần chú ý bao gồm việc thu
nợ gốc và lãi theo các điều khoản của hợp đồng, việc phân loại nợ và trích lập dự
Trang 10phòng phù hợp Khi các khoản nợ xấu phát sinh, nhà quản lý ngân hàng có thể cóđộng cơ che đậy tình trạng tài chính của khách hàng nhằm tránh việc trích lập dựphòng hoặc đáp ứng những quy định khác từ cơ quan quản lý Ngoài ra, việc bán cáctài sản phát mại có thể không được quản lý chặt chẽ dẫn tới tổn thất cho ngân hàng
Cho vay đảo nợ
Khi một khách hàng rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ, nhà quản lý ngânhàng có thể tìm cách che đậy chất lượng của khoản vay nhằm làm giảm số trích lập dựphòng và các trách nhiệm khác bằng cách cho vay đảo nợ Cho vay đảo nợ là việcngân hàng cho khách hàng vay tiền để trả nợ khoản vay cũ Ngân hàng thường sẽ tìmcách che đậy nguồn gốc của số tiền thu nợ từ khách hàng Cách thức che đậy có thểkhá phức tạp thông qua việc ngân hàng chuyển khoản tiền của mình thông qua các chinhánh, công ty con, để biến khoản tiền trở thành một khoản thu nợ từ khách hàng.Một số dấu hiệu: nguồn gốc của khoản thu nợ không khớp với các thông tin kháctrong hồ sơ; các khoản vay đột ngột được thu hồi ngay trước thời điểm cuối năm hoặcthời điểm kiểm toán; ngân hàng/khách hàng có các giao dịch bất thường/không cómục đích rõ ràng với các công ty liên quan
2.2.2 Bán tài sản đảm bảo dưới giá thị trường
Nhiều ngân hàng có thể có những quy trình tín dụng và thủ tục kiểm soát chặt chẽ liênquan đến các giai đoạn chính trong chu trình tín dụng Tuy nhiên, các thủ tục kiểmsoát có thể sẽ bị nơi lỏng khi khách hàng đã vỡ nợ và ngân hàng đã sở hữu tài sản thếchấp Việc không kiểm soát giá cả và người mua tài sản phát mại có thể tạo cơ hội chonhân viên ngân hàng thu được các khoản hối lộ hoặc chênh lệch Những dấu hiệu củasai phạm này thường là những quy định không chặt chẽ trong quy trình phát mãi tàisản đảm bảo
Như vậy có thể thấy trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất nhiều saiphạm có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng Để ngăn chặn các sai phạm này,ban giám đốc các ngân hàng cần thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ với cácthủ tục kiểm soát được thiết kế đầy đủ và vận hành thường xuyên liên tục Một trongnhững vấn đề cần quan tâm là nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng.Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng, luôn tiếp xúc với tiền tệ, nênđạo đức kính doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được đặt lên hàngđầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng Ngoài ra, công tác kiểm toán,
Trang 113 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN TRONG HĐTD ĐẾN BCTC CỦA NGÂN HÀNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ GIAN LẬN