1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các loại gian lận thường gặp phải trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

19 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 35,14 KB

Nội dung

Bài nghiên cứu “Gian lận trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại - Ảnh hưởng của các gian lận đó đối với Báo cáo tài chính Ngân hàng” nhằm trao đổi về các gian lận thường g

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình trung gian tài chính, có chức

năng cơ bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt Với chức năng cơ bản đó,

hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay Vì vậy, hoạt động tín dụng là một

trong những hoạt động quan trọng nhất tại các NHTM

Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính

đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM Tuy nhiên cùng với việc đem lại thu nhập

đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất Hậu

quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề: làm tăng chi phí của

ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu

đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng

Hoạt động tín dụng cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình

đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng Tín dụng ngân hàng tham gia vào

toàn bộ quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động phi sản xuất

cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng Chính vì tín dụng ngân hàng

tham gia vào mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mà mỗi

ngành mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có tính đặc thù, có sự phức tạp riêng, có những rủi

ro riêng nên rủi ro tín dụng của ngân hàng mang tính tổng hợp và khả năng xuất hiện

là lớn hơn các ngành khác

Bài nghiên cứu “Gian lận trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương

mại - Ảnh hưởng của các gian lận đó đối với Báo cáo tài chính Ngân hàng” nhằm trao

đổi về các gian lận thường gặp trong nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM và phân tích

ảnh hưởng của những gian lận này với hoạt động cho vay của Ngân hàng

1

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM

1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động tín dụng và quy trình cấp tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể,

trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong

một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn

đã thoả thuận

Đặc điểm:

Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền

tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh

tế quốc dân

Trang 2

Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong

xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với

sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị

co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế

Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình

thức khác là:

Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các

tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn

Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn,

2 giữa các nguồn vốn với nhau

trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh

để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay

Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với

mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

Trang 3

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM

Loại hình :

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú Tùy theo

tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau

Căn cứ vào thời hạn tín dụng , tín dụng được chia ra ba loại: tín dụng ngắn hạn, tín

dụng trung hạn và tín dụng dài hạn

Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được chia thành hai loại: tín dụng vốn lưu

động và tín dụng vốn cố định

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng được chia làm hai loại: tín dụng sản xuất

lưu thông hàng hoá và tín dụng tiêu dùng

Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng, tín dụng được chia thành các loại: tín dụng

thương mại, tín dụng Nhà nước và tín dụng ngân hàng

Quy trình cấp tín dụng:

Lập hồ sơ vay vốn

Phân tích tín dụng

Ra quyết định tín dụng

Giải ngân

Giám sát tín dụng

Thanh lý hợp đồng tín dụng

1.2 Hoạt động kiểm toán trong cấp tín dụng

Đối tượng: Kiểm toán về cơ cấu, tổ chức nghiệp vụ tín dụng để phát hiện ra những rủi

ro tiềm ẩn, rủi ro luỹ kế Đánh giá vào từng món vay

3

Mục tiêu:

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM

- Nhằm đánh giá tính toán đúng đắn về tổ chức và thực hiện nghiệp vụ tín dụng về

chính sách, chiến lược tín dụng

Trang 4

- Đánh giá về tính phù hợp của khoản vay, tính chính xác, trung thực, hợp lý của các

số liệu kế toán như đánh giá về dư nợ, lãi suất, nợ qúa hạn, dự phòng, tài sản đảm bảo

- Đánh giá rủi ro của nghiệp vụ tín dụng

- Đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ tín dụng với kết quả tài chính của hoạt động ngân

hàng

Hoạt động kiểm toán:

- Kiểm toán tình hình tài chính và đạo đức của khách hàng vay

- Kiểm soát tài sản đảm bảo

- Kiểm toán về số liệu kế toán của món vay

- Một số mục tiêu kiểm soát chủ yếu và thủ tục kiểm soát chủ yếu và thủ tục kiểm soát

đặc thù mà KTV có thể tập trung vào khảo sát:

+ Kiểm soát các khoản nợ vay gốc và các cam kết về trách nhiệm thanh toán khoản nợ

gốc

+ Kiểm soát quá trình giải ngân từng hợp đồng tín dụng

+ Kiểm soát quá trình thanh toán thu hồi nợ gốc và lãi

+ Kiểm soát việc tính lãi vay

+ Kiểm soát rủi ro tín dụng

2 GIAN LẬN - CÁC LOẠI GIAN LẬN THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Gian lận trong hoạt động tín dụng

Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban giám đốc,

các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính

hoặc bất hợp pháp.1

Ví dụ: làm giả tài liệu, tham ô tài sản, giấu diếm hoặc cố tình bỏ sót kết quả các

nghiệp vụ, ghi chép nghiệp vụ không có thật, chủ định áp dụng sai chế độ kế toán

Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận là các sự kiện hoặc điều kiện phản ánh một

động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận hoặc tạo cơ hội để thực hiện hành

vi gian lận.2

1, Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240

2 Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

4

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM 2.1.1 Biểu hiện của gian lận

- Giả mạo chứng từ, cạo sửa chứng từ, xử lý chứng từ theo ý chủ quan

Trang 5

- Che giấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế.

- Biển thủ tài sản

- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật

- Cố ý áp dụng sai chế độ kế toán , chính sách tài chính

- Cố ý tính toán sai về số học

- Những sai phạm đó lặp đi lặp lại

- Gắn với lợi ích kinh tế của một ai đó

2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến gian lận

- Những hạn chế trong thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ

- Những hạn chế vốn có của hoạt động kiểm toán

- Các vấn đề liên quan đến tính chính trực hoặc năng lực của ban giám đốc , như:

+ Công tác quản lý bị 1 người hay 1 nhóm người độc quyền nắm giữ, thiếu sự giám

sát có hiệu lực của ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị

+ Cơ cấu tổ chức của đơn vị được kiểm toán phức tạp 1 cách cố ý

+ Sự bất lực trong việc sửa chữa những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ trong

khi những yếu kém này hoàn toàn có thể khắc phục được

+ Thay đổi thường xuyên kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm của bộ phận kế

toán tài chính

+ Thiếu nhiều nhân viên kế toán trong một thời gian dài

+ Bố trí người làm kế toán không đúng chuyên môn hoặc bị pháp luật nghiêm cấm

+ Thay đổi thường xuyên chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc kiểm toán viên

+ Các sức ép bất thường trong đơn vị hoặc từ bên ngoài vào đơn vị như: ngành nghề

kinh doanh gặp khó khăn, thiếu vốn kinh doanh, mức thu nhập giảm sút…

2.2 Các loại gian lận trong hoạt động tín dụng

2.2.1 Gian lận trong quy trình cho vay

Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay

Các gian lận có thể bao gồm việc lập hồ sơ cho vay khống, che dấu các khoản vay cho

5

các bên liên quan, nhân viên tín dụng nhận hối lộ từ khách hàng, khách hàng vay vốn

giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn 3

3 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi -binh-luan/gian-lan-trong-nghiep-vu-tin-

dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-25338.html

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM Cho vay khống

Trang 6

Khoản vay khống là các khoản vay tới các khách hàng không có thật, sử dụng tên và

địa chỉ liên lạc giả mạo, hoặc sử dụng tên tuổi, địa chỉ có thật, nhưng thực tế khách

hàng không vay tiền Các khoản vay này thường do các nhân viên ngân hàng tạo ra

nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng Loại hình gian lận này khá phổ biến

trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với số lượng lớn các khoản vay có giá trị nhỏ Một

loại sai phạm có liên quan đến cho vay khống là cho vay ké, trong đó cán bộ tín dụng

vay ké vào khoản vay có thật của khách hàng

Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay “mỏng” với các chi tiết sơ

sài, thông tin tài chính không đầy đủ, các giấy tờ phô tô với các ghi chép rời rạc;

khách hàng vay vốn có các tên thông dụng, tên tương tự, do cùng một nguồn giới

thiệu; khách hàng không có đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ chứng minh khác;

tài sản thế chấp có giá trị cao hơn bình thường; vốn vay được giải ngân trước khi hoàn

thành các thủ tục chính thức; ngân hàng không có quy trình đối chiếu dư nợ chặt chẽ;

các khoản vay quá hạn được gia hạn một cách dề dàng

Che giấu khoản vay cho bên liên quan

Bên liên quan có thể là các cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ về mặt góp vốn với ngân

hàng, nhà quản lý hoặc cổ đông của ngân hàng Các tổ chức có liên quan này thường

được gọi là những doanh nghiệp “sân sau” của các NHTM Những khoản cho vay,

đầu tư vào các doanh nghiệp “sân sau” lại có thể tiếp tục được sử dụng để mua cổ

phiếu của các ngân hàng khác, dẫn đến một ông chủ ngân hàng có thể cùng lúc sở hữu

2-3 ngân hàng khác nhau và thực hiện những hành vi thao túng trong hoạt động ngân

hàng

Một trong những hành vi nhằm che đậy khoản vay với bên liên quan là các khoản tiền

gửi trả hình, trong đó ngân hàng sẽ gửi một khoản tiền tại một ngân hàng khác, trên

cơ sở đó ngân hàng này thực hiện một khoản vay tới bên liên quan của ngân hàng thứ

nhất Bằng cách này ngân hàng thứ nhất có thể che dấu được khoản vay tới bên liên

quan, đồng thời hưởng lợi ích từ việc không phải trích lập các khoản dự phòng và tính

toán tài sản có rủi ro

6

Một số dấu hiệu của các khoản tiền gửi trá hình nhằm che dấu khoản vay cho bên có

liên quan: ngân hàng có các khoản tiền gửi liên tục được gia hạn lại; ngân hàng có các

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM

khoản tiền gửi dài hạn trong khi thanh khoản căng thẳng; ngân hàng có các giao dịch

bất thường, không có mục đích rõ ràng với các với các bên liên quan

Nhân viên ngân hàng nhận hối lộ từ khách hàng

Trang 7

Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng để được vay

vốn hoặc được hưởng những điều khoản vay có lợi Rủi ro của loại gian lận này sẽ

tăng lên trong trường hợp lương thưởng của nhân viên tín dụng được tính dựa trên giá

trị của những hợp đồng tín dụng mới được ký kết

Các dấu hiệu của dạng gian lận này có thể là: số lượng khoản vay mới liên quan đến

một nhân viên tín dụng gia tăng quá nhanh; các tiêu chí thẩm định thường xuyên bị bỏ

qua bởi nhân viên tín dụng; việc liên hệ khách hàng chỉ do một người thực hiện; các

khoản vay tập trung vào một lĩnh vực nào đó; thay đổi trong xu hướng kinh doanh

sang một lĩnh vực có nhiều rủi ro; chất lượng khoản vay được đánh giá cao bởi người

quản lý nhân viên tín dụng, tuy nhiên hồ sơ vay vốn lại không có thông tin đầy đủ

Khách hàng cung cấp thông tin sai lệch trên hồ sơ vay vốn

Các ngân hàng chịu thiệt hại nhiều nhất vì hành vi gian lận này thường là các ngân

hàng có đội ngũ nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm, hoặc thiếu tìm hiểu thực tế tại

cơ sở của khách hàng vay vốn Thông tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kết

quả kinh doanh, tính khả thi của việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách

hàng Một số dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thông tin phô trương mà

không được minh chứng cụ thể; hồ sơ vay vốn không có các thông tin thực địa của

khách hàng; dự án kinh doanh quá tốt, quá lạc quan; chỉ có một đầu mối duy nhất tại

phòng tín dụng liên hệ với khách hàng; nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm; khó

khăn trong việc thu thập thông tin về uy tín của khách hàng, các thông tin về khách

hàng không nhất quán, không đầy đủ

Gian lận liên quan đến giá trị tài sản thế chấp

Một số gian lận trong hoạt động tín dụng có thể liên quan đến giá trị tài sản thế chấp,

bao gồm nâng giá trị tài sản thế chấp và thế chấp cùng một tài sản tại nhiều ngân

hàng khách hàng có thể làm giả một số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản,

hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các công ty liên quan để nhằm nâng

7

giá trị tài sản đảm bảo Các dấu hiệu của gian lận này cũng tương tự như đối với gian

lận thông tin hồ sơ vay vốn, ngoài ra có thể bao gồm việc khách hàng vay vốn thực

hiện một loạt các giao dịch mua bán tài sản không có mục đích rõ ràng với các bên

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM

liên quan, mà giá trị giao dịch tăng lên sau mỗi lần mua bán; hoặc các giấy tờ liên

quan có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa

Như vậy có thể thấy giai đoạn đầu tiên trong chu trình tín dụng là một trong những

giai đoạn có nhiều rủi ro nhất Những gian lận phát sinh trong giai đoạn này thường

dẫn đến những khoản thiệt hại rất lớn cho ngân hàng

Trang 8

Giai đoạn giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn vay

Trong giai đoạn hai, những vấn đề cần quan tâm bao gồm theo dõi quá trình sử dụng

vốn vay của khách hàng và quản lý tài sản thế chấp

Sử dụng vốn vay sai mục đích

Loại gian lận này liên quan đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục

đích vay vốn ví dụ sử dụng khoản vay tàì trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn để hỗ trợ vốn

dài hạn cho các công ty con ờ ngoài Dấu hiệu cửa việc sở dụng vốn vay sai mục đích

cũng tương tự như đối với gian lận thông tin khách hàng, ngoài ra còn có một số dấu

hiệu sau: việc chuyển tiền giải ngân không phù hợp với mục đích vay vốn; cán bộ tín

dụng không thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, việc sử dụng vốn

vay của khách hàng

Tài sản đảm bảo không được kiểm soát, bị thất thoái, sử dụng sai

Tài sản đảm bảo là một cơ sở quan trọng để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay trong

trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ từ các nguồn thu từ hoạt động sản xuất

kinh doanh Vì vậy, tài sản đảm bảo cần được quản lý chặt chẽ Những tài sản đảm

bảo thường gặp bao gồm bất động sản, các tài sản hình thành từ vốn vay, các giấy tờ

có giá (sổ tiết kiệm, chúng nhận tiền gửi, chứng nhận sở hữu cổ phiếu ) Trong thực

tế có thể có nhiều trường hợp tài sản đảm bảo không được quản lý chặt chẽ, dẫn tới

việc khách hàng bán tài sản đảm bảo, gây thiệt hại cho ngân hàng

Dấu hiệu của những gian lận này thường là việc ngân hàng không có quy trình chặt

chẽ cho việc theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo; cán bộ tín dụng không thường xuyên

theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng, ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ hóa

đơn, chứng từ của lô hàng, cử người bảo vệ sang tận kho hàng và kiểm tra thường

xuyên

Giai đoạn thu gốc, lãi và hoàn trả tài sản đảm bảo

8

Trong giai đoạn thứ ba của chu trình tín dụng, các vấn đề cần chú ý bao gồm việc thu

nợ gốc và lãi theo các điều khoản của hợp đồng, việc phân loại nợ và trích lập dự

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM

phòng phù hợp Khi các khoản nợ xấu phát sinh, nhà quản lý ngân hàng có thể có

động cơ che đậy tình trạng tài chính của khách hàng nhằm tránh việc trích lập dự

phòng hoặc đáp ứng những quy định khác từ cơ quan quản lý Ngoài ra, việc bán các

tài sản phát mại có thể không được quản lý chặt chẽ dẫn tới tổn thất cho ngân hàng

Cho vay đảo nợ

Khi một khách hàng rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ, nhà quản lý ngân

Trang 9

hàng có thể tìm cách che đậy chất lượng của khoản vay nhằm làm giảm số trích lập dự

phòng và các trách nhiệm khác bằng cách cho vay đảo nợ Cho vay đảo nợ là việc

ngân hàng cho khách hàng vay tiền để trả nợ khoản vay cũ Ngân hàng thường sẽ tìm

cách che đậy nguồn gốc của số tiền thu nợ từ khách hàng Cách thức che đậy có thể

khá phức tạp thông qua việc ngân hàng chuyển khoản tiền của mình thông qua các chi

nhánh, công ty con, để biến khoản tiền trở thành một khoản thu nợ từ khách hàng

Một số dấu hiệu: nguồn gốc của khoản thu nợ không khớp với các thông tin khác

trong hồ sơ; các khoản vay đột ngột được thu hồi ngay trước thời điểm cuối năm hoặc

thời điểm kiểm toán; ngân hàng/khách hàng có các giao dịch bất thường/không có

mục đích rõ ràng với các công ty liên quan

2.2.2 Bán tài sản đảm bảo dưới giá thị trường

Nhiều ngân hàng có thể có những quy trình tín dụng và thủ tục kiểm soát chặt chẽ liên

quan đến các giai đoạn chính trong chu trình tín dụng Tuy nhiên, các thủ tục kiểm

soát có thể sẽ bị nơi lỏng khi khách hàng đã vỡ nợ và ngân hàng đã sở hữu tài sản thế

chấp Việc không kiểm soát giá cả và người mua tài sản phát mại có thể tạo cơ hội cho

nhân viên ngân hàng thu được các khoản hối lộ hoặc chênh lệch Những dấu hiệu của

sai phạm này thường là những quy định không chặt chẽ trong quy trình phát mãi tài

sản đảm bảo

Như vậy có thể thấy trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất nhiều sai

phạm có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng Để ngăn chặn các sai phạm này,

ban giám đốc các ngân hàng cần thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ với các

thủ tục kiểm soát được thiết kế đầy đủ và vận hành thường xuyên liên tục Một trong

những vấn đề cần quan tâm là nâng cao đạo đức nghề9 nghiệp cho cán bộ ngân hàng

Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng, luôn tiếp xúc với tiền tệ, nên

đạo đức kính doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được đặt lên hàng

đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng Ngoài ra, công tác kiểm toán,

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM

thanh tra hoạt động ngân hàng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các sai phạm

xảy ra

2.2.3 Ví dụ hành vi gian lận

Một vụ việc điển hình cho việc lợi dụng thông tin của khách hàng được phát hiện vào

năm 2006 và có liên quan trực tiếp đến dịch vụ thẻ tại một ngân hàng Cán bộ phát

hành thẻ tín dụng vì nhìn thấy mối lợi trước mắt đã lợi dụng mối quan hệ từ người

thân của mình, phát hành rất nhiều thẻ tín dụng cùng thẻ rút tiền cho khách hàng Táo

bạo hơn cả là người cán bộ này đã thay đổi các thông tin về khách hàng nhằm xin cấp

duyệt hạn mức lớn hơn cho các thẻ tín dụng, nhờ vào sự cả tin và thiếu hiểu biết của

khách hàng cùng sự lơi lỏng trong quản lý quy trình của ngân hàng, cán bộ này chỉ

Trang 10

giao cho họ thẻ rút tiền còn giữ lại thẻ tín dụng để tự chi tiêu qua việc tiếp tục giả mạo

chứng từ mua bán hàng hóa qua một công ty do chính cán bộ này và người nhà lập

nên Ðến khi vụ việc được phát hiện, thì số tiền mà cán bộ này chiếm đoạt được đã lên

tới nhiều tỷ VND và gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng

3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN TRONG HĐTD ĐẾN BCTC CỦA

NGÂN HÀNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ GIAN LẬN

3.1 Ảnh hưởng đến BCTC

3.1.1 Gian lận bên trong ( Ngân hàng )

Trích lập dự phòng:

Theo điều 12, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định:

Mức trích lập dự phòng cụ thể

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức

sau:

Trong đó:

10

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách

hàng;

NHÓM 5 - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

GIAN LẬN TRONG HĐTD - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAN LẬN ĐẾN BCTC CỦA NHTM

-: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến

thứ n

- Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc

của khoản nợ thứ i

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

a) Nhóm 1: 0%;

b) Nhóm 2: 5%;

c) Nhóm 3: 20%;

d) Nhóm 4: 50%;

e) Nhóm 5: 100%

Mức trích lập dự phòng chung

Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ

từ nhóm 1 đến nhóm 4

Gian lận xảy ra khi ngân hàng không phân loại đúng khoản nợ, đồng thời trích lập

Ngày đăng: 10/12/2018, 11:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w