Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem là khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.Đây là dấu hiệu quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng là tốt hay xấu. Các cá nhân và tổ chức lo ngại về khả năng thanh khoản của ngân hàng dẫn đễn lòng tin của họ đối với ngân hàng bị giảm đi.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI NHÓM 2:
KHẢ NĂNG SAI LỆCH TRỌNG YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI
VỚI BCTC
Trang 2CÂU 10: Anh (chị) hãy nêu các nội dung về trình bày và công bố thông tin trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính các thông tin liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi(của khách hàng) của ngân hàng? Anh (chị) hãy nêu nhận xét chung về khả năng sai lệch trọng yếu với mỗi thông tin cần trình bày và công bố nêu trên?
1 Bảng cân đối kế toán 1
1.1 Nội dung trình bày và công bố thông tin 1
1.2 Khả năng sai lệch trọng yếu 1
2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 2
2.1 Nội dung trình bày và công bố thông tin 2
2.2 Khả năng sai lệch trọng yếu 2
3 Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính: 2
3.1 Nội dung trình bày và công bố thông tin 2
3.1 Khả năng sai lệch trọng yếu 4
CÂU 11: Trình bày khái niệm và các dấu hiệu đánh giá rủi ro thanh khoản của một ngân hàng thương mại Phân tích ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản cao đối với tính trung thực và hợp lí của báo cáo tài chính của một ngân hàng? 1.Khái niệm 5
2 Dấu hiệu đánh giá rủi ro thanh khoản 5
2.1 Chỉ tiêu về mặt định tính 5
2.2.Chỉ tiêu về mặt định lượng 6
3.Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản cao đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính 7
Tài liệu tham khảo 9
Trang 3CÂU 10: Anh (chị) hãy nêu các nội dung về trình bày và công bố thông tin trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính các thông tin liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi(của khách hàng) của ngân hàng? Anh (chị) hãy nêu nhận xét chung về khả năng sai lệch trọng yếu với mỗi thông tin cần trình bày và công bố nêu trên?
1. Bảng cân đối kế toán
1.1 Nội dung về trình bày và công bố thông tin
Khoản mục tiển gửi (của khách hàng) nằm bên phần: B Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, cụ thể là mục Nợ phải trả Khoản mục “Tiền gửi của khách hàng” công bố số liệu đầu năm và cuối năm
Ví dụ: Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) khoản mục “Tiền gửi của khách hàng" được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng vào thời điểm đầu năm là: 332.245.598.000.000 đồng, vào thời điểm cuối năm là: 422.203.780.000.000 đồng
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 22, quy định:
- Điều 17: Cách phân loại tài sản và nợ phải trả hữu ích nhất của Ngân hàng là phân loại chúng theo bản chất và sắp xếp theo tính thanh khoản tương ứng với kỳ đáo hạn của chúng
- Điều 19: Ngân hàng không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài sản và nợ phải trả với các khoản mục tài sản và nợ phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán, trừ trường hợp pháp luật quy định cho phép bù trừ và việc bù trừ thể hiện dự kiến điều chuyển thanh lý hoặc quyết toán khoản tài sản và nợ phải trả
- Điều 23: Ngân hàng phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có
kỳ hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại tính từ ngày khóa sổ lập Báo cáo tài chính đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng
1.2 Khả năng sai lệch trọng yếu
- Sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán và chứng từ gốc làm cho khoản mục tiền gửi của khách hàng là không đúng có thể tăng lên do số liệu trên sổ kế toán cao hơn so với số liệu trên chứng từ gốc hoặc giảm đi khi số liệu trên sổ kế toán thấp hơn so với số liệu trên chứng từ gốc
- Lập tài khoản không có thực và sử dụng chúng để chuyển tiền, số dư tiền gửi cuối kỳ không hợp lý cũng làm cho khoản mục tiền gửi của khách hàng nằm trên Bảng cân đối kế toán thiếu trung thực, nếu như có tình trạng lập tài khoản không có thực để sử dụng số tiền trong khoản mục tiền gửi của khách hàng để chuyển tiền làm cho khoản mục này sẽ giảm xuống so với thực tế
2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 42.1 Nội dung về trình bày và công bố thông tin
Được thể hiện ở chỉ tiêu chi phí lãi và các chi phí tương tự, công bố số liệu năm trước và năm hiện hành
Ví dụ: Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(VCB): Chỉ tiêu chi phí lãi và các chi phí tương tự với số liệu đầu năm tương đương với năm trước là 17.516.269.000.000 đồng, còn số liệu cuối năm tương đương với năm hiện hành là 16.213.598.000.000 đồng
Theo chuẩn mực kế toán số 22 quy định:
- Điều 10: Các khoản mục thu nhập và chi phí không được bù trừ, ngoại trừ trường hợp những khoản mục liên quan đến tài sản và nợ phải trả, tài sản đảm bảo rủi ro được bù trừ theo quy định tại đoạn 19
- Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thể trình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí thì được trình bày theo tính chất của chi phí (Chuẩn mực 21)
2.2 Khả năng sai lệch trọng yếu
- Chi phí lãi vay tiền gửi không hợp lý, tính và hạch toán sai tiền trả lãi: có thể sai do tính sai ngày, áp dụng lãi suất không phù hợp, tài khoản hạch toán là không đúng
- Sự chênh lệch giữa chi phí lãi thực tế phát sinh và chi phí lãi ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Nếu chi phí lãi thực tế phát sinh nhiều hơn so với chi phí lãi ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ làm cho lợi nhuận trên Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng sẽ cao hơn so với thực tế và ngược lại Điều này làm cho thông tin lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị sai sót, thiếu trung thực
3 Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính
3.1 Nội dung về trình bày và công bố thông tin
Nằm ở mục thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán: Tiền gửi của khách hàng để thuyết minh theo loại tiền gửi, trình bày số liệu năm trước và năm hiện hành Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở chỉ tiêu: Chi phí lãi và các chi phí tương tự và ở mục các thông tin khác
Ví dụ: Để thuyết minh cho mục tiền gửi của khách hàng thì Thuyết minh báo cáo tài
chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) đã làm rõ thêm:
Trang 4
Trang 5Nội dung 31/12/2014 31/12/2013
Tiền gửi không kỳ hạn
+Bằng VND
+Bằng Vàng, ngoại tệ
108.943.606.000.00 0
77.966.348.000.000 30.977.258.000.000
85.498.939.000.000 58.008.590.000.000 27.490.349.000.000
Tiền gửi có kỳ hạn
+ Bằng VND
+Bằng vàng, ngoại tệ
306.186.461.000.00 0
242.517.819.000.00 0
63.668.642.000.000
241.445.096.000.00 0
185.868.648.000.00 0
55.576.448.000.000 Tiền gửi vốn chuyên dùng 6.251.820.000.000 4.352.091.000.000
- Tiền gửi khách hàng theo đối tượng khách hàng như sau:
Các tổ chức kinh tế 195.981.419.000.000 159.103.872.000.000
- Phát hành giấy tờ có giá
Chứng chỉ tiền gửi
+Ngắn hạn bằng ngoại tệ
+Trung hạn bằng VNĐ
+Trung hạn bằng ngoại tệ
7.638.000.000 204.000.000 942.000.000 6.492.000.000
12.227.000.000 201.000.000 1.161.000.000 10.865.000.000
Kỳ phiếu, trái phiếu
+Ngắn hạn bằng VNĐ
+Ngắn hạn bằng ngoại tệ
+Trung hạn bằng VNĐ
+Trung hạn bằng ngoại tệ
2.201.003.000.000
47.000.000 117.000.000 2.200.827.000.000 12.000.000
2.001.370.000.000 167.000.000 139.000.000 2.001.052.000.000 12.000.000
Trang 6- Chi phí lãi và các chi phí tương tự
3.2 Khả năng sai lệch trọng yếu
Các khoản mục tiền gửi không được trình bày chi tiết hoặc trình bày sai có thể ghi tăng các khoản tiền gửi có kỳ hạn, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn, từ đó tính toán chi phí lãi sẽ bị sai lệch làm cho Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ bị sai lệch, thông tin trên thuyết minh Báo cáo tài chính cũng sẽ không trung thực
Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh không chính xác làm cho thu nhập do đánh giá lại ngoại tệ sẽ bị sai lệch dẫn đến thông tin thiếu chính xác
Trang 6
Trang 7CÂU 11: Trình bày khái niệm và các dấu hiệu đánh giá rủi ro thanh khoản của một ngân hàng thương mại Phân tích ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản cao đối với tính trung thực và hợp lí của báo cáo tài chính của một ngân hàng?
1 Khái niệm
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem là khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết
Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán
2 Dấu hiệu đánh giá rủi ro thanh khoản
2.1 Chỉ tiêu về mặt định tính
- Lòng tin của công chúng:
Đây là dấu hiệu quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng là tốt hay xấu Các cá nhân và tổ chức lo ngại về khả năng thanh khoản của ngân hàng dẫn đễn lòng tin của họ đối với ngân hàng bị giảm đi
Ví dụ: Trong ngày 14/10/2003 lượng người kéo đến rút tiền tại ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu tăng vọt, tập trung chủ yếu ở hội sở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (quận 1) sau khi nghe tin "Tổng giám đốc ACB đã
bỏ trốn" Vào 15h30, ông Phạm Văn Thiệt - Tổng giám đốc ACB - đã hiện diện trực tiếp trả lời khách hàng tại trụ sở giao dịch chính ở TP.HCM nhằm bác bỏ tin đồn thất thiệt này
Do lượng người đến quá đông, buộc ACB phải cho bốc số thứ tự để rút tiền Người chờ càng đông, tụ tập trước ngân hàng, tràn xuống cả lòng đường càng làm cho tin đồn loan nhanh hơn Hầu hết người đến rút tiền đều cho biết nghe nói, nghe đồn nên đến rút Lãnh đạo ngân hàng Nhà nước TP.HCM, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng
đã có mặt để giúp ACB giải quyết các yêu cầu chi trả của khách hàng Cả ngàn tờ thông báo của ngân hàng Nhà nước đã được photo phát đến mọi người có mặt tại ngân hàng Hàng ngàn tờ pho to có hình lãnh đạo ACB đã được phát đến tay người gửi tiền Trong cả buổi chiều 14-10, ông Thiệt đeo bảng tên có dán hình xuất hiện ở ngay quầy gửi tiền, trước
mặt khách hàng vừa thông báo về sự hiện diện của mình (Báo tuổi trẻ)
- Sự biến động của giá cổ phiếu:
Khi giá cổ phiếu của ngân hàng có xu hướng giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu tư đã giảm đi, ảnh hưởng lớn đến tâm lí người gửi tiền Ngược lại giá cổ phiếu tăng hoặc giữ nguyên thì sẽ củng cố lòng tin và tâm lí công chúng vào khả năng thanh toán của ngân hàng
- Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường:
Trang 8Chỉ số trạng thái tiền mặt =
Tiền mặt + Tiền gửi ở các TCTD khác
Tổng TS có
Chỉ số dự trữ thanh toán = ======++=========Dự trữ thanh toán
Tổng TS có Chỉ số cơ cấu tiền gửi =
TG không kì hạn
TG có kì hạn
Dư nợ trung và dài hạn – NV trung và dài hạn
NV ngắn hạn
Chỉ số NV ngắn hạn cho vay trung và dài hạn=
Tỷ lệ khả năng chi trả =
Tổng TS có thể thanh toán ngay Tổng TS nợ sẽ đến hạn thanh toán
Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì rất có khả năng ngân hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình
- Từ việc bán tài sản:
Khi ngân hàng bán tài sản một cách vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn, chứng tỏ ngân hàng đó đang gặp vấn đề trong thanh khoản Bán tài sản có nghĩa là ngân hàng sẽ phải chấp nhận mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai cũng như các chi phí giao dịch trả cho người môi giới liên quan đến việc bán tài sản
- Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng:
Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM Do đó, khi ngân hàng không đáp ứng đầy đủ và kip thời các cam kết tín dụng thì nhiều khả năng ngân hàng đang thiếu nguồn cung thanh khoản
- Thường xuyên vay vốn từ ngân hàng Trung ương:
Ngân hàng Trung ương giữ vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại Cho nên, khi một ngân hàng có dấu hiệu buộc phải đi vay ngân hàng Trung ương với khối lượng lớn và thường xuyên thì ngân hàng đó cần phải xem xét lại chính sách quản lý thanh khoản của mình để lấy lại niềm tin của công chúng
2.2 Chỉ tiêu về mặt định lượng:
- Chỉ số trạng thái tiền mặt:
- Chỉ số dự trữ thanh toán:
- Chỉ số cơ cấu tiền gửi:
- Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn:
Tỷ lệ khả năng chi trả
Trang 8
Trang 9ết luận: Nếu như xuất hiện bất kì một dấu hiệu nào nêu trên mà không có các biện
pháp củng cố khả năng thanh khoản kịp thời thì nguy cơ ngân hàng đó rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản là rất lớn
Trên thực tế, không một ngân hàng nào có thể khẳng dịnh dự trữ thanh khoản của ngân hàng mình là hợp lý, nếu như chưa vượt qua thử thách của thị truờng
3 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản cao đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính
Tính trung thực của Báo cáo tài chính một ngân hàng là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Tính hợp lý của Báo cáo tài chính một ngân hàng là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện đựợc nhiều người thừa nhận
Nếu rủi ro thanh khoản được đánh giá là cao thì tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính của ngân hàng có thể bị giảm đi Ngân hàng thương mại cũng giống như các
tổ chức kinh doanh khác, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhưng là tổ chức đặc biệt kinh doanh tiền tệ, bằng cách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong trong nền kinh tế để cho vay
Đối với một ngân hàng thương mại, luôn muốn có một Báo cáo tài chính với những con số làm sao để thu hút và làm hài lòng các nhà đầu tư cũng như khách hàng của họ Bởi vậy, việc một Báo cáo tài chính cho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng cao sẽ khiến ngân hàng bất lợi trong việc thu hút vốn đầu tư và các khách hàng Đó là lý do việc một ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao thì Báo cáo tài chính sẽ có nguy cơ thiếu tính trung thực và hợp lý là một điều hoàn toàn có thể xảy ra
- Rủi ro thanh khoản cao xảy ra khi ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng với thời gian ngắn nhưng cho vay với thời gian dài (còn gọi là chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn) Việc đánh giá xem một ngân hàng có gặp phải rủi ro thanh khoản cao hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà kiểm toán viên cần xem xét các khoản mục sau trên Báo cáo tài chính
- Tỷ lệ cấp tín dụng so với tiền gửi khách hàng, nếu ngân hàng cho vay hết hay nhiều hơn số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng thì việc ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản là rất cao
Tỷ lệ chỉ nên là <=80% Vì vậy con số của những khoản mục có thể sẽ không chính xác theo hướng có lợi cho ngân hàng: khoản mục tiền trong quỹ bị khai khống, tiền gởi của khách hàng bị khai khống, các khoản nợ đến hạn phải trả bị khai thiếu…
- Tỉ lệ của những khoản tiền gửi ngắn hạn so với những khoản đầu tư dài hạn cũng là một yếu tố đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng Nếu ngân hàng dùng quá nhiều tiền gửi
có thời hạn ngắn mang đi cho vay và đầu tư dài hạn thì khi đó ngân hàng đang có rủi ro thanh khoản cao vì vậy những khoản mục này có thể ghi nhận thiếu chính xác
- Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng có thể đi vay nợ, nhưng nếu số nợ vay quá lớn
Để người sử dụng Báo cáo tài chính không đánh giá thấp hoạt động của ngân hàng, thì
Trang 10ngân hàng có xu hướng khai thiếu một khoản vay, hoặc ngân hàng cũng có thể đồng thời ghi giảm một khoản vay và ghi tăng một khoản đầu tư (đầu tư giả) làm tăng khoản mục đầu
tư trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm cho người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu sai về hoạt động của ngân hàng Vì thế những khoản vay ngân hàng khác và ngân hàng Trung ương để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng vì có thể những khoản mục này không thực sự trung thực và hợp lý
- Buộc phải chạy đua huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động cao dẫn đến buộc lãi suất cấp tín dụng cao và khó cho vay Khi buộc phải trả lãi suất huy động nhưng không thể cho vay
rõ ràng ngân hàng sẽ bị lỗ làm chi phí tăng,lợi nhuận giảm kết quả Báo cáo tài chính xấu
đi Ngân hàng có thể khai khống lợi nhuận hoặc ghi thiếu một khoản chi phí, khai thiếu một khoản nợ phải trả nhằm làm đẹp Báo cáo tài chính
- Chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản thành tiền với chi phí cao làm cho khoản mục chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cao.Vì vậy để làm đẹp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể khai thiếu một khoản chi phí trên Báo cáo tài chính
Kết luận: Kiểm toán viên thông qua những hiểu biết về nghiệp vụ của mình để xem
xét tính hợp lý của những con số của những khoản mục này trên báo cáo tài chính Vì nếu một ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao thì những con số trên những khoản mục này sẽ khó trung thực và hợp lý Do chúng quyết định trực tiếp đến việc đánh giá một ngân hàng
có gặp rủi ro thanh khoản cao hay không?
Việc một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản cao mà Báo cáo tài chính thiếu trung thực và hợp lí sẽ gây ảnh hưởng lớn đến những người sử dụng thông tin, đến những quyết định đầu tư tài chính của khách hàng
Trang 10