1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh đắc lắc giai đoạn 2010 2014

78 457 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Hàng loạt các công trình cấp nước CTCN sinh hoạt nông thôn được đầu tư từ khu vực công bị hư hỏng phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, chất lượng nước không đảm bảo phục vụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

PHẠM THỊ PHƯƠNG THÚY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC

SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

PHẠM THỊ PHƯƠNG THÚY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC

SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện Mọi số liệu và trích dẫn trong luận văn đều được dẫn nguồn với mức độ chính xác nhất có thể Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TPHCM hay Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2016

Tác giả

Phạm Thị Phương Thúy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Lê Việt Phú, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được nhiều góp ý, tư vấn chân thành của Thầy Đinh Công Khải, Thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Vũ Thành Tự Anh và Thầy Cao Hào Thi trong thời gian làm luận văn

Xin cảm ơn các thầy cô tại FETP, bộ phận Thư viện và phòng Công nghệ thông tin đã rất nhiệt tình truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu để tham khảo

Cảm ơn các bạn lớp MPP7 đã luôn chia sẻ, động viên tôi trong học tập và cuộc sống Cảm ơn các ý kiến góp ý sâu sắc của các bạn đã giúp tôi hoàn thiện hơn bài viết của mình

Tôi cũng chân thành biết ơn các anh/chị ở TTNS, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk đã rất nhiệt tình hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm số liệu để phân tích và góp ý một số kiến thức thực tế rất hữu ích cho luận văn này

Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc dành cho gia đình, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn ở mức tốt nhất có thể

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2016

Tác giả

Phạm Thị Phương Thúy

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

TÓM TẮT viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Nước sạch và dịch vụ cung cấp nước sạch: 5

2.1.1 Khái niệm và vai trò của nước sạch 5

2.1.2 Tính chất của dịch vụ cung cấp nước sạch 5

2.2 Lý thuyết về hiệu quả và đo lường hiệu quả 6

2.2.1 Hiệu quả là gì? 6

2.2.2 Đo lường hiệu quả 6

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước 7

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Khung phân tích 11

3.2 Nguồn dữ liệu 11

3.3 Phương pháp phân tích bao số liệu để phân tích hiệu quả kỹ thuật 12

3.3.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình DEA 12

3.3.2 Các biến lựa chọn sử dụng trong phương pháp DEA 14

3.4 Mô hình hồi quy dữ liệu bị chặn (Tobit) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật 15

3.4.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình hồi quy Tobit 16

3.4.2 Các biến lựa chọn sử dụng trong mô hình Tobit 17

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 18

Trang 6

4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 18

4.1.1 Tổng mức đầu tư 19

4.1.2 Chiều dài đường ống 19

4.1.3 Số công nhân vận hành 20

4.1.4 Các chi phí đầu vào biến đổi 20

4.1.5 Mật độ dân số 22

4.1.6 Về đơn vị vận hành, 23

4.1.7 Tỷ lệ thất thoát 24

4.1.8 Nguồn nước 25

4.2 Kết quả nghiên cứu 25

4.2.1 Hiệu quả kỹ thuật của các CTCN giai đoạn 2010 - 2014 25

4.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hiệu quả của các công trình cấp nước 28

4.2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào và đầu ra đến hiệu quả của các CTCN 29

4.2.2.1.1 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng thông qua chỉ số hiệu quả theo quy mô 29

4.2.2.1.2 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng thông qua mức độ cải thiện nguồn lực đầu vào 30 4.2.2.1.3 Tính toán giá nước hợp lý để các CTCN đạt hiệu quả kỹ thuật thông qua mức độ cải thiện nguồn lực đầu ra 33

4.2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật thuần túy 34

4.2.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hiệu quả của các CTCN thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bị chặn Tobit 36

4.3 Kết quả khảo sát các đối tượng liên quan 38

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 40

5.1 Kết luận 40

5.2 Đề xuất các gợi ý chính sách 40

5.3 Hạn chế của đề tài 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 47

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh

CTCN Công trình cấp nước

CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia

DEA Phân tích bao số liệu Data envelopment analysis

PE Hiệu quả kỹ thuật thuần túy Pure technical efficiency

PECH Thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần túy Pure technical efficiency

change

PPF Đường giới hạn khả năng sản xuất Production possibility frontier

SECH Thay đổi hiệu quả theo quy mô Scale efficiency change

TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency

TTNS Trung tâm nước sạch

VRS Thay đổi theo quy mô Variable returns to scale

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3 1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA 15

Bảng 3 2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình Tobit 17

Bảng 4 1: Mô tả về tổng mức đầu tư của các công trình cấp nước 19

Bảng 4 2: Thống kê mô tả chiều dài đường ống các công trình cấp nước 20

Bảng 4 3: Biến động của các yếu tố đầu ra bình quân của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2010 - 2014 22

Bảng 4 4: Phân loại mức độ cải thiện các yếu tố đầu vào của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn cần thay đổi để đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật 31

Bảng 4 5: Phân loại thay đổi trung bình các yếu tố đầu vào của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo đơn vị vận hành 32

Bảng 4 6: Giá mỗi m3 nước sạch đề xuất cho năm 2017 34

Bảng 4 7: Tác động của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả kỹ thuật của các công trình cấp nước trong trường hợp hiệu quả sản xuất thay đổi theo quy mô 37

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Bản đồ đánh giá mức độ khô hạn tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ 2Hình 3 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 11Hình 3 2: Đường bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất 12Hình 3 3: Hiệu quả theo quy mô 13Hình 4 1: Bản đồ thể hiện vị trí của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 18Hình 4 2: Mô tả số công nhân vận hành công trình 20Hình 4 3: Thay đổi các chi phí đầu vào bình quân trên mỗi công trình cấp nước sinh hoạt qua các năm 21Hình 4 4: Phân phối các giá trị của mật độ dân số vùng dự án 22Hình 4 5: Phân loại các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo đơn vị vận hành 23Hình 4 6: Phân phối tỷ lệ thất thoát của các công trình cấp nước 24Hình 4 7: Hiệu quả kỹ thuật trung bình của toàn bộ các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô 26Hình 4 8: Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các công trình cấp nước trong trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô phân loại theo đơn vị vận hành 27Hình 4 9: Tổng mức đầu tư trung bình của các công trình cấp nước phân loại theo đơn vị vận hành 27Hình 4 10: Hiệu quả theo quy mô trung bình của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, giai đoạn 2010 -2014 29Hình 4 11: Hiệu quả kỹ thuật thuần túy trung bình của các CTCN sinh hoạt 35

Trang 10

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường hiệu quả của các CTCN sinh hoạt tập trung ở khu vực nông thôn và xu hướng thay đổi hiệu quả trong giai đoạn 2010 – 2014 và ước lượng tác động của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả của các CTCN Dựa trên lý thuyết về hiệu quả, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bao dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các CTCN Bên cạnh đó, mô hình hồi quy dữ liệu bị chặn (Tobit) cũng được sử dụng trong việc đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả sản xuất

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các CTCN sinh hoạt trong giai đoạn 2010 –

2014 mặc dù đã được cải thiện dần qua các năm nhưng hiệu quả trung bình vẫn còn thấp Nguyên nhân là do còn nhiều công trình chưa sử dụng được tối ưu các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chiều dài đường ống và tổng mức đầu tư dự án Bên cạnh đó, mật độ dân số vùng dự

án và tỷ lệ thất thoát của các công trình cấp nước cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các công trình cấp nước Cụ thể, những CTCN ở vùng có mật độ dân số cao thường có hiệu quả hơn so với CTCN ở vùng có mật độ dân số thấp Tỷ lệ thất thoát cũng có tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả hoạt động của các CTCN

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước, nghiên cứu đề xuất một

số nhóm khuyến nghị như sau: Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm định,

quyết định chủ trương đầu tư và quyết định phê duyệt đầu tư các công trình cấp nước cần chặt chẽ hơn nữa trong giai đoạn quyết định đầu tư để đảm bảo sự hài hòa giữa tính cấp thiết của dự án, mật độ dân số, tổng mức đầu tư và chiều dài đường ống của công trình

Thứ hai, nên dần chuyển giao việc quản lý và vận hành các CTCN sinh hoạt nông thôn cho

các tổ chức tư nhân như Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kỹ thuật của sản xuất, giảm chi thường xuyên của các cấp địa phương để hỗ trợ và vận hành các CTCN Đồng thời, có thể xem xét giao những công trình ở các địa bàn lân cận nhau cho cùng một đơn vị quản lý để giảm thiểu và sử dụng tối ưu chi phí hoạt

động Thứ ba, đơn vị được giao quản lý, vận hành công trình cần lựa chọn người có năng

lực, trình độ phù hợp để vận hành công trình Công nhân được giao quản lý, vận hành các công trình cấp nước cần tích cực tuyên truyền, công khai thông tin về chất lượng nước cung cấp từ CTCN tập trung cũng như kết quả xét nghiệm chất lượng nước giếng khoan ở vùng dự án để khuyến cáo, vận động người dân vùng dự án kết nối sử dụng nước từ hệ thống để nâng cao hiệu quả theo quy mô của công trình Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ

Trang 11

trợ nâng cao năng lực, trình độ của công nhân vận hành các CTCN như tổ chức đào tạo, tập

huấn thường xuyên cho công nhân vận hành CTCN Thứ tư, tăng cường thực hiện các giải

pháp chống thất thoát nước như: tính toán tốt hơn về áp lực đường ống nước trong quá trình lựa chọn tiêu chuẩn vật liệu trong giai đoạn quyết định đầu tư; thường xuyên bảo dưỡng toàn bộ hệ thống cấp nước, thay thế những đoạn ống cũ, chủ động kiểm tra để phát hiện rò rỉ, câu trộm nước hoặc sử dụng nước sai mục đích, nâng cao tay nghề sửa chữa của

công nhân vận hành Thứ năm, đề xuất tăng giá nước theo lộ trình vào năm 2017 là 4.400

đồng/m3

, áp dụng cho khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Mức giá này chưa bao gồm thuế theo quy định về thuế giá trị gia tăng đối với nước sạch

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Nước sạch là một nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống hàng ngày của con người, nó góp phần vào việc giảm thiểu bệnh tật và nâng cao sức khỏe cho con người Ý thức được tầm quan trọng như vậy, nước ta đã có rất nhiều chính sách đầu tư nhằm gia tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch nhưng kết quả thực hiện vẫn còn nhiều bất cập Cụ thể, các chính sách khuyến khích không tạo được động lực để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân Hàng loạt các công trình cấp nước (CTCN) sinh hoạt nông thôn được đầu tư từ khu vực công bị hư hỏng phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, chất lượng nước không đảm bảo phục

vụ đủ nhu cầu sử dụng của người dân, gây lãng phí kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước Đối với tỉnh Đắk Lắk, dựa trên các tiêu chí đánh giá về tình trạng hoạt động của các CTCN sinh hoạt tập trung thì trong 123 công trình đã xây dựng hoàn thành đến hết năm 2014, chỉ

có 24 công trình hoạt động bền vững, 28 công trình hoạt động bình thường, 25 công trình hoạt động kém hiệu quả, 44 công trình ngưng hoạt động và 03 công trình không thể hoạt

động (Các tiêu chí đánh giá ở Phụ lục số 01) Tính theo hiệu suất thì hiện tại các CTCN

mới chỉ phục vụ được 19.098/1.387.343 người, chiếm 1,38% dân cư nông thôn của tỉnh, đạt 53,58% tổng quy mô thiết kế của các công trình(1)

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Đắk Lắk mà phổ biến ở các tỉnh thành khác ở Việt Nam Chẳng hạn, ở Quảng Bình có 103 CTCN sinh hoạt nông thôn thì có tới 26 công trình ngừng hoạt động và 14 công trình hoạt động kém hiệu quả[5] Hay tại Gia Lai, trong tổng

số 137 CTCN sinh hoạt nông thôn thì chỉ có khoảng 55% số công trình hoạt động hiệu quả,

số còn lại hoạt động kém hiệu quả do xuống cấp trầm trọng, thậm chí ngừng hoạt động Hoặc tại tỉnh lân cận như Đắk Nông thì trong 208 CTCN có đến 52% số công trình ngừng hoạt động, 32% số công trình hoạt động kém hiệu quả[7]

1 Trung tâm nước sạch tỉnh Đắk Lắk và Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Lắk năm (2014)

Trang 13

Hình 1 1: Bản đồ đánh giá mức độ khô hạn tại các tỉnh Tây Nguyên

và Nam Trung bộ

Nguồn: Lấy từ Bùi Quang Huy và đ.t.g (2016), Hình 3, Trang 14

Trang 14

Thêm vào đó, tình trạng hạn hán đã và đang xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là ở hai tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk và Gia Lai Theo báo cáo kỹ thuật Ứng dụng tư liệu ảnh vệ tinh đa thời gian đánh giá nhanh mức độ khô hạn khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ của Bùi Quang Huy và đ.t.g (2016) đến ngày 24/3/2016 thì trong 8 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích khô hạn cao nhất, chiếm 61% diện tích tự nhiên (Hình 1.1) Tính chi tiết theo đơn vị hành chính cấp huyện thì trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì có 07/15 huyện có diện tích bị hạn hán và hạn hán nặng chiếm trên 80%

diện tích tự nhiên của huyện (Phụ lục số 02) Hậu quả của hạn hán nặng xảy ra trên diện

rộng trong một thời gian dài làm thiệt hại hoa màu và cây công nghiệp ước tính lên đến 1.550 tỷ đồng Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng trở nên trầm trọng hơn Cụ thể, đến hết tháng 4 năm 2016, có 26.740 hộ dân trên địa bàn tỉnh bị thiếu nước (tăng 1.684 hộ so với cùng kỳ năm 2015)[1]

Tình trạng các CTCN hoạt động với hiệu suất thấp như trên, cộng với tình trạng hạn hán đang xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua làm cho vấn đề đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho người dân ngày càng trở nên cấp thiết Do đó, tác giả nghiên cứu về

“Phân tích hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước trên địa bàn nông thôn của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2010 - 2014” để có thể tìm ra những vấn đề mấu chốt cần

tập trung khắc phục trong thời gian tới nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá về hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn trong thời gian gần đây Đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các công trình cấp nước Từ đó đề xuất những khuyến nghị chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn trong thời gian tới

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1 Hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua như thế nào?

2 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các CTCN?

Trang 15

3 Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các CTCN sinh hoạt tập trung ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ các CTCN sinh hoạt nông thôn ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ 2010 - 2014

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp định tính và định lượng Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua việc

sử dụng dữ liệu thứ cấp về các yếu tố đầu vào và đầu ra của các CTCN để đo lường hiệu quả hoạt động của các công trình thông qua mô hình hồi quy bao dữ liệu Từ đó, ước lượng tác động của các yếu tố bên ngoài như mật độ dân số vùng dự án, đơn vị vận hành, tỷ lệ thất thoát nước, nguồn nước đến hiệu quả hoạt động của từng công trình thông qua mô hình Tobit Ngoài ra, tác giả còn bổ sung phân tích định tính dựa trên thống kê mô tả dữ liệu và khảo sát các đối tượng liên quan như các chuyên gia quản lý, công nhân vận hành, người sử dụng nước từ công trình nhằm đánh giá cụ thể hơn về tác động của các yếu tố liên quan đến hoạt động của các CTCN

1.6 Kết cấu đề tài

Đề tài được thực hiện bao gồm 5 chương Chương I giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương II trình bày cơ sở lý thuyết Chương III trình bày phương pháp nghiên cứu Chương IV trình bày và phân tích về kết quả nghiên cứu Chương IV kết luận và khuyến nghị chính sách

Trang 16

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Nước sạch và dịch vụ cung cấp nước sạch:

2.1.1 Khái niệm và vai trò của nước sạch

Nước chiếm 70% khối lượng cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất(2) Nước cũng là một nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt trong cuộc sống nói chung Chất lượng nguồn nước không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe Theo nghiên cứu của World Bank (2011), thiệt hại về kinh tế do tình trạng kém vệ sinh của Việt Nam khoảng 780 triệu USD/năm, trong đó thiệt hại do nguồn nước không tốt và ảnh hưởng sức khỏe khoảng 260 triệu USD, chiếm khoảng 1/3 tổng thiệt hại

Bên cạnh đó, Banerjee và Duflo (2011) cũng đã chỉ ra rằng đầu tư cho sức khỏe sẽ giúp cải thiện vốn con người – đầu vào quan trọng của tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, nước sạch

là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các bệnh từ nước và là một mục tiêu quan trọng trong chính sách y tế của các quốc gia

Nước sạch là nước có đủ độ tinh khiết tối thiểu để con người có thể uống hoặc sử dụng mà

ít gặp nguy hại trước mắt hoặc lâu dài(3) Ở Việt Nam, nước sạch được định nghĩa là nước

có chất lượng đạt quy chuẩn của Bộ Y tế Ngoài ra, trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội còn khái niệm về “nước sinh hoạt” hoặc “nước hợp vệ sinh” Nước sinh hoạt (hoặc nước hợp vệ sinh) được định nghĩa là nước có thể dùng cho ăn, uống và vệ sinh của con người[3]

2.1.2 Tính chất của dịch vụ cung cấp nước sạch

Theo cách định nghĩa của Pindyck, R.S và Rubinfeld (1999, tr 690) thì nước sạch được xem như một loại hàng hóa công không thuần túy Nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sử dụng nước sinh hoạt cung cấp từ hệ thống Nhưng do lượng nước là hữu hạn nên việc sử dụng của người này vẫn có ảnh hưởng đến việc sử dụng của những người khác Nguyên nhân của việc các công trình cấp nước được đầu tư công và được xem như một loại hàng hóa công không thuần túy là do chi phí đầu tư ban đầu của công trình cấp nước thường rất lớn

Trang 17

Trong khi giá nước sạch lại phải thực hiện theo quy định của nhà nước nên thường các dự

án cấp nước, đặc biệt là cấp nước ở khu vực nông thôn không khả thi về mặt tài chính Chính vì vậy, nhà nước phải thực hiện đầu tư công để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân

Tuy nhiên, để khuyến khích người dân sử dụng nước một cách tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách, nước sạch được tính giá sử dụng Cũng như các loại hàng hóa công không thuần túy khác, khi tính giá nước cần cân nhắc kỹ ba yếu tố là tính hiệu quả của mức giá, khả năng tạo nguồn thu và thu hồi chi phí có đánh đổi với mục tiêu, hiệu quả, tính công bằng để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận được dịch vụ

Ngoài ra, nước sinh hoạt cũng có ngoại tác đối với xã hội Việc đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh vừa có ngoại tác tích cực cho cuộc sống con người, nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa góp phần cho sự phát triển của xã hội Ngược lại, nếu nguồn nước không đảm bảo, ô nhiễm sẽ tổn hại đến sức khỏe con người và gây thiệt hại về mặt kinh tế cũng như ảnh hưởng đến toàn xã hội

2.2 Lý thuyết về hiệu quả và đo lường hiệu quả

2.2.1 Hiệu quả là gì?

Hiệu quả là khả năng để tránh lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng, công sức, tiền bạc, để tạo ra một kết quả mong muốn Hiệu quả là thước đo mức độ mà đầu vào được sử dụng để thực hiện một công việc hoặc một lượng đầu ra cụ thể đã dự kiến.(4)

Trong kinh tế học, theo Stiglitz (2015) khi nói về hiệu quả, người ta thường đề cập đến hiệu quả Pareto – là những cách phân bổ nguồn lực sao cho không ai có thể khấm khá hơn

mà không làm người khác bị thiệt thòi Theo đó, để hiệu quả Pareto có thể đạt được thông qua cơ chế thị trường cạnh tranh với việc tái phân phối ban đầu thích hợp

2.2.2 Đo lường hiệu quả

Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả Tuy nhiên đối với các công trình được đầu tư

từ khu vực công - quyết định đầu tư đôi khi còn vì những mục tiêu phi kinh tế, hay có ngoại tác đối với xã hội thì việc đánh giá hiệu quả, ngoài yếu tố về mặt tài chính, còn phải cân nhắc đến các việc thực hiện các mục tiêu đầu tư của các công trình đó

4 Từ điển bách khoa toàn thư, truy cập ngày 24/62016 tại địa chỉ: https://en.wikipedia.org/wiki/Efficiency

Trang 18

Một trong ba khía cạnh của hiệu quả Pareto là hiệu quả sản xuất Theo Stiglitz (2015, tr 76), hiệu quả sản xuất đạt được khi tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giữa hai yếu tố đầu vào bất

kỳ phải bằng nhau đối với mọi doanh nghiệp

Trong nghiên cứu này, hiệu quả chỉ được xem xét dưới góc độ kỹ thuật bằng việc đo lường dựa trên sự so sánh về tỷ lệ đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất Sự so sánh đó có thể

là giữa hai thời kỳ khác nhau của cùng một đơn vị sản xuất, hoặc giữa các đơn vị sản xuất trong cùng một ngành và một thời kỳ giống nhau Tuy nhiên, các cách đo lường này chỉ mang tính chất tương đối

Theo Farrell (1957) thì hiệu quả kỹ thuật là thước đo phản ánh khả năng mà đơn vị sản xuất tối đa được sản lượng đầu ra với các đầu vào cho trước Đóng góp vào sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật bao gồm sự thay đổi về hiệu quả quy mô (SECH - Scale efficiency change) là sự đóng góp của các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất và sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PECH - Pure technical efficiency change) là sự đóng góp của trình độ, thái độ của nhà quản lý, Cụ thể, mối liên hệ giữa hiệu quả kỹ thuật theo quy mô (Scale efficiency – SE), hiệu quả kỹ thuật thuần túy (Pure technical efficiency- PE) và hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency – TE) được thể hiện qua công thức:

để vừa có thể nâng cao hiệu quả, vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đầu tư các CTCN

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước

Gần đây, các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả thường dựa trên việc sử dụng các mô hình biên ngẫu nhiên trên cơ sở lý thuyết về hàm sản xuất như phương pháp đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier- SPF) hay phương pháp phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) Trong lĩnh vực đánh giá hiệu quả của dịch vụ cung cấp nước sạch thì phương pháp DEA được sử dụng nhiều hơn và cũng đã được thực hiện ở

Trang 19

nhiều nước khác nhau như ở Nhật Bản (Aida Kazuo và đ.t.g, 1998); ở Anh (Thanassoulis, 2000a, 2000b); Tây Ban Nha (García-Sánchez, 2006); Ở Mêxico (Anwandter và Ozuna, 2002),

Cụ thể, Anwandter và Ozuna (2002) sử dụng DEA để chứng minh rằng cần phải cải cách chính sách để tăng cạnh tranh giữa các đơn vị vận hành CTCN cũng như giảm bất cân xứng thông tin trong việc quản lý và cung cấp nước để nâng cao hiệu quả cấp nước cho người dân Các biến sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 07 biến đầu vào là số công nhân vận hành công trình; số kwh điện sử dụng trong mỗi năm của công trình; chi phí vật liệu cho hoạt động; chi phí hóa chất để xử lý nước; chi phí thuê ngoài hàng năm; chi phí xử

lý nước thải hàng năm và các chi phí vận hành khác Biến đầu ra được sử dụng trong mô hình là lượng nước cung cấp hàng năm của mỗi công trình Sau đó, hồi quy Tobit với các biến như Tổ chức vận hành (tư nhân/nhà nước), quy tắc quản lý của đơn vị vận hành (có quy tắc/không có quy tắc), chế độ cúp nước (có cúp nước/không cúp nước); mật độ dân số;

tỷ lệ phần trăm lượng nước không dùng cho tiêu dùng hộ gia đình Từ đó, tác giả kết luận rằng cần tăng cường cải cách chính sách hơn nữa theo hướng tăng tính cạnh tranh và minh bạch giữa các công ty cấp nước Bởi vì nếu chỉ phân cấp thì người tiêu dùng không đủ cơ

sở để so sánh tiện ích nước họ đang dùng và tiện ích nước ở nơi khác, của đơn vị khác cung cấp Điều này làm các công ty cấp nước không có động lực cải thiện chất lượng và dịch vụ cung cấp nước để làm thỏa mãn người tiêu dùng của họ

Hoặc theo Aida Kazuo và đ.t.g (1998), hiệu quả cung cấp nước được đo lường dựa trên các yếu tố đầu vào như số nhân viên, chi phí vận hành, chi phí xây dựng và trang thiết bị của nhà máy, dân số vùng dự án, chiều dài đường ống; Các yếu tố đầu ra là lượng nước người tiêu dùng sử dụng thể hiện qua hóa đơn, tổng doanh thu từ việc vận hành công trình Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc cung cấp nước cũng có hiệu quả hơn nhờ lợi thế theo quy mô

Còn nghiên cứu của García-Sánchez (2006) ứng dụng phương pháp DEA với việc sử dụng

04 biến đầu vào là số nhân viên vận hành, chi phí xây dựng nhà máy, chiều dài đường ống, tổng chi phí hoạt động; 03 biến đầu ra là số m3 nước cung cấp đến người dân theo hóa đơn,

số hộ kết nối sử dụng nước từ công trình và kết quả phân tích chất lượng nước của công trình Sau đó, tác giả này lại tiếp tục sử dụng phương pháp hồi quy Tobit với các giá trị về hiệu quả vừa được tính toán trong mô hình DEA làm biến phụ thuộc để lượng hóa sự tác

Trang 20

động của các yếu tố xã hội như mật độ dân số, mức sống của người dân, đơn vị vận hành, Kết quả cho thấy mật độ dân số của khu vực hệ thống nước sạch có thể cung cấp được

có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả vận hành công trình; cần phải gia tăng quy mô của công trình để nâng cao hiệu quả kỹ thuật Nghiên cứu này cũng cho thấy hình thức sở hữu của công trình không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của công trình

Tác giả Cubbin và Tzanidakis (1998) lại xem xét hiệu quả của các công ty cấp nước ở Anh bằng việc ứng dụng phương pháp DEA với yếu tố đầu vào là chi phí hoạt động và các yếu

tố đầu ra là khối lượng nước cung cấp, chiều dài đường ống, tỷ lệ hộ gia đình trong vùng

dự án chưa được sử dụng nước sạch từ công trình

Tác giả Tupper và Resende (2004) sử dụng mô hình DEA kết hợp với hồi quy Tobit để đo lường hiệu quả của 20 công ty cung cấp nước ở Brazil với các biến đầu vào là chi phí lao động, chi phí vận hành và chi phí vốn xây dựng công trình; các biến đầu ra là khối lượng nước sản xuất được và số dân được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước

Hay nghiên cứu của See (2015) sử dụng mô hình DEA với các biến đầu vào là vốn, lao động, các nguồn đầu vào cho quá trình vận hành khác; các biến đầu ra là khối lượng nước cung cấp đến người dân hàng năm và tổng số hộ kết nối sử dụng nước sạch hàng năm (tích lũy) Các biến sử dụng cho mô hình Tobit là mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người, lượng nước thất thoát, đơn vị vận hành (biến giả), nhiệt độ trung bình trong năm và nguồn nước (biến giả) Kết quả cho thấy, mật độ dân số và đơn vị vận hành có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các công ty cấp nước Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không chứng minh được tỷ lệ thất thoát có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động

Qua các nghiên cứu trên ta thấy các tác giả đã ứng dụng phương pháp DEA kết hợp Tobit

để sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu đo lường về tính hiệu quả của các đơn vị cấp nước Các yếu tố đầu vào và đầu ra được sử dụng trong phương pháp DEA và các biến độc lập được sử dụng trong mô hình hồi quy Tobit cũng được sử dụng khá tương đồng giữa các nghiên cứu Bên cạnh đó, đặc điểm về tổ chức vận hành của các CTCN ở Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng cũng do nhiều loại đơn vị tổ chức vận hành (đơn vị sự nghiệp công lập, chính quyền cấp cơ sở, cộng đồng, ) Quy trình sản xuất, cung cấp nước ở các quốc gia cơ bản cũng tương đồng nhau với các yếu tố đầu vào cơ bản như chiều dài đường ống, nhân viên vận hành công trình, các loại chi phí để sản xuất nước sinh hoạt; và các yếu

tố đầu ra như lượng nước sản xuất được, số hộ kết nối sử dụng nước, Các biến được các

Trang 21

tác giả sử dụng nhiều trong việc ước lượng tác động của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả hoạt động của các CTCN thông qua mô hình Tobit là mật độ dân số vùng dự án; tỷ lệ thất thoát; đơn vị vận hành, nguồn nước, Từ những điểm chung đó, tác giả sẽ lựa chọn những biến số phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra

Trang 22

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khung phân tích

Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, cụ thể quy trình nghiên cứu sẽ được tóm lược qua sơ đồ ở Hình 3.1

Hình 3 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

3.2 Nguồn dữ liệu

Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp về 123 CTCN sinh hoạt nông thôn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2010 – 2014 Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các đầu mối như Sở Tài Chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Chi cục thống kê các huyện Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua tham vấn, khảo sát các đối tượng liên quan như: Đại diện Sở Tài chính, Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư; Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 37 công nhân vận hành của 37 công trình cấp nước và 60 khách hàng sử dụng nước từ hệ thống

Trang 23

3.3 Phương pháp phân tích bao số liệu để phân tích hiệu quả kỹ thuật

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bao dữ liệu (DEA) để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các CTCN qua các năm từ 2010 đến 2014 Qua đó xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kỹ thuật theo quy mô và đóng góp của sự thay đổi các yếu tố hiệu quả kỹ thuật thuần túy vào sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật của các CTCN

3.3.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình DEA

Phương pháp DEA được đề xuất đầu tiên bởi Farrell (1957) bằng cách sử dụng mô hình toán tuyến tính dựa trên dữ liệu về đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất để xây dựng đường biên sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả tương đối giữa các công ty trong cùng một ngành Tuy nhiên, sau nghiên cứu của Charnes, Cooper và Rhodes (1978) sử dụng phương pháp DEA với giả thiết là tối thiểu hóa đầu vào với điều kiện kết quả sản xuất không đổi theo quy mô thì phương pháp này mới được áp dụng rộng rãi Tiếp đó, Banker, Charnes và Cooper (1984) lại tiếp tục xây dựng thêm mô hình DEA với điều kiện kết quả sản xuất thay đổi theo quy mô Phương pháp này được thực hiện xây dựng dựa trên lý thuyết về hàm sản xuất (Phụ lục số 3) Hiệu quả kỹ thuật của từng đơn vị sản xuất được đo lường bằng khoảng cách của nó đến đường biên sản xuất của các đơn vị sản xuất trong mẫu Đường bao số liệu trong phương pháp DEA cũng có đặc điểm tương tự đường giới hạn khả năng sản xuất và được biểu diễn với đồ thị là không gian của các biến số nhập lượng và xuất lượng

Hình 3 2: Đường bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không

ảnh hưởng đến kết quả sản xuất

Nguồn: Lấy từ Coelli Timothy và đ.t.g (2005), Hình 3.6, trang 52

Trang 24

Hình 3.2 là đồ thị biểu diễn hiệu quả trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp đơn vị sản xuất sử dụng hai đầu vào là x1, x2 để sản xuất một đầu ra q Đường giới hạn hiệu quả (có tính chất tương tự như đường giới hạn khả năng sản xuất) là đường SS‟ là một đường cong lõm, thể hiện những lượng đầu vào tối thiểu nhất để sản xuất một đơn vị sản lượng Theo đó, Q‟nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS‟ nên đây là điểm sản xuất hiệu quả Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ Q đến P Hiệu quả

kỹ thuật của doanh nghiệp P được xác định bằng TEP = 0Q/0P

Hình 3 3: Hiệu quả theo quy mô

Nguồn: Lấy từ Coelli Timothy và đ.t.g (2005), Hình 3.9, trang 59

Phương pháp DEA còn giúp người sử dụng có thể đo lường hiệu quả theo quy mô (Scale Efficiency – SE) bằng việc so sánh giữa giá trị ước lượng hiệu quả trong trường hợp hiệu quả không đổi (TECRS) và thay đổi theo quy mô (TEVRS) Nếu hai giá trị này không có sự khác biệt thì doanh nghiệp đó đạt hiệu quả về mặt quy mô (điểm B ở Hình 3.3), ngược lại nếu có sự khác biệt giữa TECRS và TEVRS thì doanh nghiệp đó không có hiệu quả về mặt quy mô (điểm A và C ở Hình 3.3) Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) hay đường biên hiệu quả ở Hình 3.3 là đường thẳng nối liên giữa gốc tọa độ và đơn vị ra quyết định có hiệu quả cao nhất (0B) Trường hợp hiệu quả không đổi theo quy mô, đường PPF không thể hiện được sự khác biệt về quy mô mà chỉ so sánh các tỷ số hiệu quả giữa việc sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản lượng đầu ra Còn đối với trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS PPF) thì đường PPF lại tính toán đến cả yếu tố quy mô và có dạng như một đường bao quanh các đơn vị ra quyết định kém hiệu quả khác Độ dốc của phần đồ thị VRSPPF trên điểm B thoải dần, cho thấy tốc độ tăng của sản lượng nhỏ hơn tốc độ tăng của

Trang 25

nhập lượng đầu vào, là biểu thị cho các đơn vị sản xuất có hiệu quả giảm dần theo quy mô Ngược lại, phần đồ thị dưới điểm B có tốc độ tăng sản lượng cao hơn tốc độ tăng của nhập lượng đầu vào cho thấy các đơn vị sản xuất này có hiệu quả tăng dần theo quy mô

DEA được các tác giả như Ramaswamy và Renforth (1996), Ruggiero (1996) nhận định rằng nó là công cụ phù hợp để đo lường hiệu quả trong khu vực công Đặc biệt, theo Ruggiero (1996) thì DEA là một phương pháp hữu hiệu để đo lường hiệu quả của các công trình đầu tư công ở cấp địa phương Một số lợi thế từ việc sử dụng phương pháp DEA trong việc đánh giá hiệu quả của các nhà cung cấp dịch vụ của chính phủ theo nghiên cứu của Smith (1994) và Mensah và Li (1993) là chúng bao gồm nhiều đầu vào và nhiều đầu

ra, đặc biệt có rất nhiều yếu tố thường bị áp đặt về vấn đề giá cả Phương pháp này áp dụng được cả với các biến định tính, do đó nó thường được ứng dụng để phân tích hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực xã hội như giáo dục, bảo hiểm, y tế, hay các lĩnh vực kinh tế như ngân hàng, chứng khoán, sản xuất kinh doanh

Ưu điểm của phương pháp màng bao dữ liệu là nó xây dựng dựa trên các quan sát thực tế nên có thể áp dụng cho những nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ; những nghiên cứu về hiệu quả

có nhiều yếu tố đầu vào và đầu ra Phương pháp này cũng cho phép đánh giá sự đóng góp của từng yếu tố đầu vào, đầu ra vào hiệu quả của đơn vị sản xuất và đánh giá được mức độ không hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế Cụ thể, vì phương pháp này chỉ so sánh hiệu quả tương đối giữa các đối tượng trong phạm vi phân tích nên nếu hiệu quả là 100% thì cũng không có nghĩa là đối tượng đó đã hoạt động với hiệu quả tối ưu Bên cạnh

đó, khi so với phương pháp hồi quy thì phương pháp này không tính toán đến các sai số nên không tồn tại mức ý nghĩa hay độ tin cậy và không tính được ảnh hưởng của các nhân

tố không kiểm soát được đến hiệu quả

3.3.2 Các biến lựa chọn sử dụng trong phương pháp DEA

Tác giả lựa chọn các biến đầu ra và đầu vào sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.1 như sau:

Trang 26

Bảng 3 1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA

Các biến sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật qua phương pháp DEA được lựa chọn dựa trên nghiên cứu của García-Sánchez (2006) Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy các biến được các tác giả See (2015), Tupper và Resende (2004), Anwandter và T J Ozuna (2002), Aida Kazuo và đ.t.g (1998) sử dụng cũng tương thích với các đầu vào và đầu ra thường được sử dụng đánh giá trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ở địa phương

3.4 Mô hình hồi quy dữ liệu bị chặn (Tobit) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Trang 27

Chính vì những hạn chế của phương pháp DEA trong việc ước lượng hiệu quả, nên gần đây có nhiều nghiên cứu mở rộng thêm về phương pháp DEA để khắc phục một số hạn chế của nó cũng như mở rộng ứng dụng của phương pháp này trong phân tích kinh tế Ngoài những nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy Tobit để đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các CTCN như đã trình bày ở phần tổng quan các nghiên cứu trước, thì ở Việt Nam mô hình hồi quy 2 bước (DEA kết hợp với hồi quy Tobit) cũng đã được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu Chẳng hạn như: Thái Thanh Hà (2009) - Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum; Đoàn Hoài Nhân (2010) - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang; Nguyễn Diệu Thuần và đ.t.g (2012) - Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011; Trịnh Thị Trinh (2014) - Ứng dụng màng dữ liệu DEA và mô hình Tobit nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam; hay Vũ và Meyers (2012) - Đánh giá về hiệu quả kỹ thuật của các hộ làm trang trại nhỏ ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, Vietnam; hoặc nghiên cứu của Moore (2005) – Nhặt sạch rác thải: Đo lường hiệu quả dịch vụ đô thị ở các thành phố Hoa Kỳ,

3.4.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình hồi quy Tobit

Kết quả ước lượng hiệu quả thông qua mô hình DEA bị giới hạn từ 0 đến 1 nên khi sử dụng ước lượng OLS để ước lượng tác động của các yếu tố khác đến hiệu quả sẽ bị chệch Nguyên nhân gây chệch là do mô hình OLS hồi quy với tất cả các quan sát đưa vào mô hình Còn mô hình Tobit chỉ hồi quy với những quan sát có giá trị của biến phụ thuộc nằm trong giới hạn Bởi vậy, nghiên cứu sử dụng thêm mô hình hồi quy Tobit với biến phụ thuộc bị chặn để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả nhằm tăng tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu

Mô hình Tobit được phát triển bởi Tobin (1958) Mô hình hồi quy Tobit này có dạng:

E* = ∑j βjzj + v

Ei = 1 nếu E* ≥ 1

Ei = E* nếu 0< E* < 1

Ei = 0 nếu E* ≤ 0 Trong đó, Ei là hệ số hiệu quả; v có phân phối ngẫu nhiên v ~ N(0,σ2) và βj là các tham số hồi quy; zj là các biến số độc lập có tác động đến hiệu quả sản xuất

Trang 28

Theo Wooldridge (2002) thì quy trình ước lượng tác động của mô hình Tobit bản chất bao gồm hai bước Chẳng hạn, trong trường hợp ước lượng tác động của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả sản xuất của các công trình cấp nước thì bước thứ nhất là ước lượng xác suất quan sát được một công trình cấp nước có hiệu quả sản xuất; và bước thứ hai là ước lượng tác động các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công trình đó

3.4.2 Các biến lựa chọn sử dụng trong mô hình Tobit

Nghiên cứu sử dụng lại các biến theo mô hình nghiên cứu của See (2015) Các biến được

sử dụng trong mô hình được trình bày ở Bảng 3.2

Bảng 3 2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình Tobit

án Nước ngầm (1); nước mặt (0)

Trang 29

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 123 CTCN ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số liệu được thu thập qua 5 năm từ 2010 đến 2014 Vị trí của các công trình được thể hiện trên bản đồ qua Hình 4.1

Hình 4 1: Bản đồ thể hiện vị trí của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Tác giả Bản đồ nền lấy từ Google Vị trí của các công trình dựa trên thông tin về địa điểm của các CTCN sinh hoạt nông thôn theo Đề án Phục hồi, sửa chữa, nâng cao

hiệu quả vốn đầu tư các CTCN đã xuống cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trong 123 công trình nêu trên, có 76 công trình đang hoạt động, 47 công trình đã ngừng hoạt động do hư hỏng hoặc thiếu điện, nước thô cho sản xuất Trong phần này, tác giả sẽ

Trang 30

sử dụng thống kê mô tả để mô tả sơ lược về các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cũng như các yếu tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của 76 công trình đang hoạt động qua các năm nhằm so sánh việc sử dụng các yếu tố đầu vào, cũng như các nhân tố bên ngoài có thể tác động đến hiệu quả của các CTCN đang hoạt động

4.1.1 Tổng mức đầu tư

Bảng 4.1 cho thấy, trong tổng số 123 công trình, có 119 công trình (chiếm 96,75%) có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ Theo quy định phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư ở giai đoạn đầu tư dự án thì 119 công trình này thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện Có

03 công trình có tổng mức đầu tư nằm trong khoảng từ 10 đến 20 tỷ thuộc thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư Và 01 công trình có tổng mức đầu tư trên 30 tỷ, thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh

Bảng 4 1: Mô tả về tổng mức đầu tư của các công trình cấp nước

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Việc sử dụng có hiệu quả tổng mức đầu tư hay không phụ thuộc vào sự chặt chẽ trong công tác thẩm định quyết định đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền Đây là cơ sở để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố về hiệu quả kỹ thuật thuần túy đến hiệu quả kỹ thuật của các CTCN sinh hoạt nông thôn

4.1.2 Chiều dài đường ống

Độ bao phủ của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn là tương đối nhỏ Theo Bảng 4.2, có tới 115 công trình (chiếm 93,5%) có chiều dài đường ống dưới 20 km Trong khi tính trung bình theo công suất thiết kế của các công trình thì mỗi km đường ống chỉ phục

vụ cấp nước cho 20 hộ gia đình Do đặc trưng về địa hình, và phân bổ dân số của vùng dự

án mà hệ thống đường ống được thiết kế cho phù hợp

Trang 31

Bảng 4 2: Thống kê mô tả chiều dài đường ống các công trình cấp nước

Tùy theo quy mô phục vụ thực tế của công trình mà đơn vị vận hành xem xét và quyết định

số công nhân vận hành cho mỗi công trình Theo minh họa ở Hình 4.2 thì trong tổng số 76

CTCN sinh hoạt nông thôn, chỉ có 4 số công trình có từ 2 công nhân vận hành trở lên (chiếm 5% trong tổng số công trình); 72% số công trình có quy mô nhỏ chỉ cần 01 công nhân vận hành và 23% số công trình có quy mô trung bình cần 02 nhân viên vận hành

Hình 4 2: Mô tả số công nhân vận hành công trình

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

4.1.4 Các chi phí đầu vào biến đổi

Các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất như chi phí tiền điện, hóa chất, sửa chữa, xét nghiệm, tiền lương thay đổi thường xuyên giữa các năm tùy thuộc vào lượng nước sản xuất, mức lương cơ bản, tình hình cân đối thu chi của đơn vị vận hành Theo Hình 4.3, chi

Trang 32

phí tiền điện bình quân cao nhất vào năm 2012, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch này không quá lớn (chỉ tăng 11% so với mức tiền điện bình quân thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu) Tiền điện cũng là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chi phí chính

để sản xuất nước sạch Tùy thuộc vào địa hình vùng dự án mà số kwh điện cần tiêu hao để sản xuất 1 m3 nước khác nhau Những công trình có giếng khoan sâu hơn, hệ thống đường ống chính nằm trên địa hình có đồi núi phức tạp hơn thì cần tiêu hao điện năng nhiều hơn cho sản xuất Loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí tiền điện là chi phí trả lương cho công nhân vận hành các CTCN Chi phí tiền lương bình quân có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy bức tranh tổng qua là các đơn vị vận hành vẫn đảm bảo tăng mức lương để giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với đơn vị, đồng thời khuyến khích người lao động nỗ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả công việc Chi phí sửa chữa bình quân hàng năm của các CTCN dao động từ 4,95 đến 11,69 triệu đồng/năm và tăng cao nhất vào năm 2013 Chi phí hóa chất và chi phí xét nghiệm mẫu nước chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ và ít biến động qua các năm

Hình 4 3: Thay đổi các chi phí đầu vào bình quân trên mỗi công trình cấp nước sinh

hoạt qua các năm

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Các yếu tố đầu ra bình quân theo đó cũng biến đổi theo, tuy nhiên, mức độ biến độ của các yếu tố đầu ra bình quân ít hơn các yếu tố đầu vào bình quân (Minh họa ở Bảng 4.3) Ngoài

ra, nhờ mở rộng kết nối nước sạch đến các hộ gia đình hàng năm nên lượng nước sản xuất cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giá nước theo quy định cũng dần được điều

Trang 33

chỉnh tăng dần theo tiến độ hai năm một lần nên doanh thu cũng có xu hướng tăng dần đều qua các năm trong cả giai đoạn nghiên cứu từ 2010 đến 2014

Bảng 4 3: Biến động của các yếu tố đầu ra bình quân của các công trình cấp nước

sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: Thống kê mô tả từ dữ liệu nghiên cứu do tác giả tổng hợp

4.1.5 Mật độ dân số

Đối với các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các công trình cấp nước, chỉ có mật độ dân số và tỷ lệ thất thoát nước hàng năm là biến đổi Do mục tiêu nghiên cứu chỉ để xem xét tác động của các yếu tố này nên tác giả chỉ mô tả bằng dữ liệu ở thời điểm gần hiện tại nhất trong chuỗi thời gian nghiên cứu là năm 2014

Hình 4 4: Phân phối các giá trị của mật độ dân số vùng dự án

Nguồn: Thống kê mô tả từ dữ liệu nghiên cứu năm 2014 do tác giả tổng hợp

Theo biểu đồ phân phối ở Hình 4.4 thì mật độ dân số trung bình và trung vị của các vùng

dự án cao hơn mức bình quân chung của tỉnh (140 người/ km2)(5 )

, của khu vực Tây Nguyên (101 người/km2), nhưng nhỏ hơn mật độ dân số bình quân chung của cả nước (274

5 Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2014

Năm

Doanh thu hàng năm (triệu đồng)

Số hộ gia đình sử dụng nước sạch (Hộ)

Lượng nước sản xuất (nghìn m3)

Trang 34

)(6) Điều đó cho thấy rằng so với mặt bằng chung của khu vực Tây Nguyên thì phần lớn các CTCN sinh hoạt nông thôn ở tỉnh Đắk Lắk được đầu tư ở những vùng tập trung dân cư, việc đầu tư cấp nước là phục vụ nhu cầu số đông chứ không phải nhóm thiểu

số riêng lẻ

4.1.6 Về đơn vị vận hành,

Theo Hình 4.6 thì phần lớn các CTCN sinh hoạt tập trung ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh được giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư và tiếp tục thực hiện công tác quản lý vận hành (chiếm 34%) UBND các xã và Hội những người dùng nước cũng được giao quản lý, vận hành 38% trong tổng số các CTCN Tuy nhiên, mỗi đơn vị thường chỉ quản lý vận hành một hoặc một vài công trình Riêng TTNS là đơn vị được giao quản lý vận hành nhiều công trình nhất (24%) Tính đến cuối năm 2014, TTNS đang quản lý và vận hành 18 CTCN ở khu vực nông thôn Nhờ đó, đơn vị này cũng có thể phát huy lợi thế theo quy mô

và linh hoạt các nguồn lực sản xuất giữa các công trình nhằm gia tăng hiệu quả

Hình 4 5: Phân loại các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo

Trang 35

Mỗi nhóm đơn vị vận hành hoạt động theo từng phương thức khác nhau Chỉ có TTNS là hoạt động theo quy chế cụ thể, bao gồm các quy định về doanh thu, chi phí, quy định về chất lượng nước cần đảm bảo, quy định về tiền lương, Các nhóm đơn vị vận hành còn lại chủ yếu hoạt động theo phương thức lấy thu bù chi; nếu thua lỗ sẽ đề nghị cấp bù giá theo chính sách hỗ trợ Chính điều này, làm các nhóm đơn vị vận hành thiếu quy chế hoạt động không có động lực cải thiện hiệu quả kỹ thuật thuần túy để nâng cao hiệu quả hoạt động

của công trình

4.1.7 Tỷ lệ thất thoát

Đặc thù của các CTCN sinh hoạt là hầu hết các công trình đều có thất thoát trong quá trình hoạt động Thất thoát này có thể do yếu tố kỹ thuật như hư hỏng đường ống dẫn đến rò rỉ, hoặc cũng có thể do một bộ phận người dùng không đóng tiền sử dụng nước

Hình 4 6: Phân phối tỷ lệ thất thoát của các công trình cấp nước

Nguồn: Thống kê mô tả từ dữ liệu nghiên cứu năm 2014 của tác giả

Theo kết quả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu như minh họa ở Hình 4.5, lượng nước thất thoát của các CTCN sinh hoạt nông thôn dao động từ 7,35% đến 44,6% so với lượng nước các công trình đó sản xuất được trong năm Tuy nhiên, phần lớn các công trình (chiếm 86,84%) có tỷ lệ nước thất thoát nằm trong khoảng từ 15% đến 37,5% Tỷ lệ thất thoát trung bình của các công trình nằm ở mức 24,90% so với lượng nước sản xuất So với tỷ lệ thất thoát chung của cả nước theo số liệu điều tra của Hội Cấp thoát nước Việt Nam và Bộ

Observations 76 Mean 24.90116 Median 23.75000 Maximum 44.60000 Minimum 7.350000 Std Dev 8.387101 Skewness 0.123110 Kurtosis 2.228663 Jarque-Bera 2.076018 Probability 0.354159

Trang 36

Xây dựng năm 2014 thì tỷ lệ thất thoát nước của các CTCN sinh hoạt nông thôn của tỉnh Đắk Lắk là tương đối cao (mức bình quân chung cả nước năm 2014 là 21,38%)( 7 )

4.1.8 Nguồn nước

Hầu hết các công trình đều sử dụng nước ngầm và công nghệ bơm dẫn (57/76 công trình, chiếm 75% tổng số công trình) và chỉ có một số ít công trình (19/76 công trình, chiếm 25% tổng số công trình) sử dụng nguồn nước mặt với công nghệ cấp nước tự chảy(8 ) Do đó, việc các CTCN này hoạt động không hiệu quả không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân hiện tại mà còn tạo gánh nặng cho thế hệ tương lai vì mạch nước ngầm dần bị phá hủy, hoặc tạo gánh nặng lên ngân sách chi cho công tác phục hồi, nâng cấp và sửa chữa các công trình nói trên

4.2 Kết quả nghiên cứu

Trong các nghiên cứu trước, các tác giả García-Sánchez (2006) và Aida Kazuo và đ.t.g (1998) đã nhận định rằng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước sạch có hiệu quả hơn nhờ lợi thế theo quy mô Do đó, trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ tập trung phân tích về hiệu quả ước lượng theo phương pháp DEA với trường hợp hiệu quả của các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt thay đổi theo quy mô và tập trung vào mục tiêu tối thiểu hóa đầu vào để sử dụng tối ưu các nguồn lực sản xuất

Chỉ số về hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp DEA được tính toán một cách tương đối, bằng việc so sánh mức sử dụng lượng đầu vào cần thiết để sản xuất được một đơn vị đầu ra của các công trình trong mẫu nghiên cứu với nhau Công trình nào tạo được một đơn vị đầu ra bằng ít nguồn lực đầu vào nhất được xem là đạt hiệu quả kỹ thuật với chỉ số ước lượng về hiệu quả bằng 1 Những công trình không đạt được hiệu quả về mặt kỹ thuật là những công trình sử dụng nhiều nguồn lực đầu vào hơn để tạo ra một đơn

vị đầu ra so với các công trình còn lại trong mẫu nghiên cứu

4.2.1 Hiệu quả kỹ thuật của các CTCN giai đoạn 2010 - 2014

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bao dữ liệu để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các CTCN sinh hoạt qua các năm với giả định là hiệu quả sản xuất của các đơn vị vận hành

Trang 37

thay đổi theo quy mô Khi đó, kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật trung bình của các công trình trên được miêu tả như Hình 4.7

Theo đó, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các CTCN tuy đã có cải thiện dần qua các năm nhưng vẫn còn chậm Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các công trình còn thấp Đến năm

2014, hiệu quả kỹ thuật trung bình chỉ đạt 0,60, tăng thêm 14% so với năm 2010 Điều đó cho thấy rằng khoảng phân nửa các nguồn lực đầu vào bị sử dụng lãng phí trong hoạt động của các công trình cấp nước trong thời gian qua

Hình 4 7: Hiệu quả kỹ thuật trung bình của toàn bộ các công trình cấp nước trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk trong trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô

Nguồn: Theo kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật từ phần mềm VDEA Version 3.0

Số công trình đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng tăng dần qua các năm Năm 2010, chỉ có 16/123 công trình đạt hiệu quả thì đến năm 2014 có đến 24/123 công trình đạt hiệu quả (chiếm 19,51%) Tuy vậy, số công trình còn sử dụng lãng phí nguồn lực đầu vào còn nhiều Ngoại trừ 47 công trình không hoạt động, vẫn còn 52 công trình chưa sử dụng được tối ưu các nguồn lực đầu vào (Phụ lục số 4)

Nếu sắp xếp các chỉ số ước lượng hiệu quả theo đơn vị vận hành thì TTNS vẫn là đơn vị có hiệu quả kỹ thuật đạt mức cao nhất và luôn duy trì được ở mức ổn định từ 0,85 đến 0,92 Tiếp đến là các Hợp tác xã cũng được đánh giá là đơn vị vận hành tương đối tốt so với mức hiệu quả trung bình của các công trình được nghiên cứu Các công trình do Hội dùng

Trang 38

nước, UBND các huyện và UBND các xã vận hành kém hiệu quả hơn, đặc biệt như trong năm 2010, bình quân mỗi công trình do UBND xã quản lý vận hành đã sử dụng lãng phí nguồn lực đầu vào đến 69% Mặc dù có những sự khác biệt như vậy, nhưng bức tranh tổng

thể như minh họa ở Hình 4.8 cho thấy những đơn vị vận hành các CTCN sinh hoạt nông

thôn trong thời gian qua cũng đã duy trì và phát huy được hiệu quả

Hình 4 8: Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các công trình cấp nước trong trường

hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô phân loại theo đơn vị vận hành

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả ước lượng từ phần mềm VDEA Version 3.0

Hình 4 9: Tổng mức đầu tư trung bình của các công trình cấp nước

phân loại theo đơn vị vận hành

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Trong khi đó, như minh họa ở Hình 4.9 về quy mô trung bình của các công trình theo tổng mức đầu tư thì các công trình do TTNS quản lý có quy mô trung bình lớn nhất Quy mô

Trang 39

các công trình do UBND xã quản lý là nhỏ nhất Qua đó, có thể thấy rằng hầu hết các đơn

vị cấp nước có hiệu quả hơn nhờ lợi thế theo quy mô Điều này phù hợp với kết luận trong nghiên cứu của García-Sánchez (2006) và Aida Kazuo và đ.t.g (1998) về tính hiệu quả theo quy mô của các công trình cấp nước

Tuy nhiên, các công trình do UBND huyện quản lý vận hành vẫn có quy mô lớn hơn các công trình do Hợp tác xã và Hội dùng nước quản lý, trong khi hiệu quả trung bình của các công trình do nhóm đối tượng này quản lý vận hành là thấp so với mức hiệu quả trung bình của các công trình trong nghiên cứu Theo ông Phạm Phú Bổn – Nguyên Giám đốc Trung tâm nước sạch tỉnh Đắk Lắk nhận định thì nguyên nhân các CTCN không phát huy hiệu quả trong vận hành là do đầu tư tràn lan, thiếu đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý vận hành thiếu chuyên môn, đơn vị vận hành không có quy chế hoạt động và không xây dựng được nguồn kinh phí để bảo dưỡng công trình thường xuyên[10]

Bên cạnh chỉ số ước lượng về hiệu quả thay đổi theo quy mô, phương pháp DEA còn giúp ước lượng thêm các chỉ số về hiệu quả không đổi theo quy mô Kết quả ước lượng hiệu quả

kỹ thuật trong trường hợp hiệu quả không đổi theo quy mô cũng không có sự khác biệt

nhiều so với trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô (Minh họa cụ thể ở Phụ lục số 05

và Phụ lục số 06)

Những kết quả trên cho thấy, hiệu quả của các CTCN sinh hoạt nông thôn trong giai đoạn

từ 2010 – 2014 tuy đã có cải thiện nhưng vẫn còn thấp Nhóm công trình hoạt động kém hiệu quả tập trung chủ yếu vào các công trình do UBND huyện và UBND xã quản lý Chính vì vậy, cần xem xét về năng lực quản lý vận hành của các đơn vị này khi sắp xếp, chuyển giao quản lý vận hành các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh

4.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hiệu quả của các công trình cấp nước

Các CTCN không đạt được hiệu quả kỹ thuật theo đánh giá thông qua phương pháp DEA

có thể do hai nguyên nhân Hoặc do các CTCN đó không đạt hiệu quả về mặt quy mô (Scale efficiency- SE) thể hiện qua các yếu tố như quy mô hệ thống, công suất vận hành, Hoặc cũng có thể các CTCN không đạt được hiệu quả về kỹ thuật thuần túy (PE) do các yếu tố như trình độ của nhà quản lý

Ngoài ra, hiệu quả kỹ thuật của các CTCN còn có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như mật độ dân số vùng dự án, đơn vị vận hành, tỷ lệ nước thất thoát, nguồn nước sử

Ngày đăng: 13/03/2017, 18:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w