1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu

177 431 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, trong đó bao gồm cả hài hòa với chuẩn mực kế toán quốc tế, Việt Nam, từ những năm 2000 đến 2005, đã xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt NamVAS d

Trang 1

mực kế toán quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu” do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác

Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo

Tp Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 5 năm 2016 Tác giả

NGUYỄN THỊ QUYÊN

Trang 2

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẨN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa nghiên cứu 4

7 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.1 Đo lường bằng khoảng cách Euclide 5

1.1.2 Đo lường bằng chỉ số Jaccard 6

1.1.3 Đo lường sự khác biệt bằng chỉ số "Absence" & "Divergence“ 7

1.1.4 Phân loại thành các nhóm định danh 8

1.1.5 Phân loại và cho điểm các nhóm định danh 8

Trang 3

1.1.6 Nhận xét chung về các nghiên cứu quốc tế 9

1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 9

1.2.1 Đo lường bằng hệ số “Jaccard” có điều chỉnh, chỉ số “Absence” và chỉ số “Divergence” 9

1.2.2 Phân loại và cho điểm các nhóm định danh 10

1.2.3 Phân loại và xếp hạng các nhóm định danh 10

1.2.4 Nhận xét về tình hình nghiên cứu trong nước 11

1.3 Khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13

2.1 Khái niệm hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế 13

2.1.1 Phân biệt giữa hài hòa và hội tụ 13

2.1.2 Hài hòa chuẩn mực kế toán và hài hòa thực tế kế toán 13

2.1.3 Hài hòa về mặt đo lường và hài hòa về mặt công bố thông tin 14

2.2 Sơ lược về quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam 14

2.2.1 Sơ lược về quá trình hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế 14

2.2.1.1 Sơ lược về quá trình hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế giai đoạn 1966-2001 14

2.2.1.2 Sơ lược về quá trình hội tụ kế toán quốc tế giai đoạn 2001-nay 17

2.2.2 Sơ lược về sự hài hòa các chuẩn mực kế toán Việt Nam 19

2.3 Sơ lược về các chuẩn mực quốc tế và Việt Nam 25

2.3.1 Sơ lược về các chuẩn mực kế toán quốc tế 25

2.3.1.1 Tổ chức lập qui 25

Trang 4

2.3.1.2 Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế 27

2.3.1.3 Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 27

2.3.2 Sơ lược về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 28

2.3.2.1 Tổ chức lập quy 28

2.3.2.2 Quy trình ban hành chuẩn mực 28

2.3.2.3 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 29

2.4 Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về doanh thu 30

2.4.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu 30

2.4.1.1 Chuẩn mực doanh thu _IAS 18 30

2.4.1.2 Chuẩn mực “Hợp đồng xây dựng”_IAS 11 33

2.4.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam về doanh thu 33

2.4.2.1 Chuẩn mực doanh thu_VAS 14 33

2.4.2.2 Chuẩn mực “Hợp đồng xây dựng”_VAS 15 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

3.1 Giả thuyết nghiên cứu 36

3.2 Khung nghiên cứu áp dụng 36

3.3 Các phương pháp nghiên cứu 38

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 38

3.3.1.1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính 38

3.3.1.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.3.1.3 Dữ liệu và thu thập dữ liệu nghiên cứu 39

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 40

3.3.2.1 Mục tiêu của nghiên cứu định lượng 40

Trang 5

3.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 42

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

4.1 Kết quả nghiên cứu 43

4.2 Bàn luận 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Một số kiến nghị 62

5.2.1 Áp dụng giá trị hợp lý 62

5.2.2 Đổi mới cơ chế và quy trình ban hành chuẩn mực 64

5.2.3 Bổ sung, sửa đổi chuẩn mực chung 65

5.2.4 Kiến nghị đối với các chuẩn mực cụ thể 66

5.2.4.1 Ghi nhận “doanh thu” 66

5.2.4.2 Đo lường doanh thu 67

5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

TRONG QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG DOANH THU GIAI ĐOẠN 1

PHỤ LỤC 2 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

TRONG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ DOANH THU GIAI ĐOẠN 1

PHỤ LỤC 3 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

TRONG QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 1

Trang 6

PHỤ LỤC 4 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

TRONG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 1

PHỤ LỤC 5 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

TRONG QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG DOANH THU GIAI ĐOẠN 2

PHỤ LỤC 6 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

TRONG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ DOANH THU GIAI ĐOẠN 2

PHỤ LỤC 7 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

TRONG QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2

PHỤ LỤC 8 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

TRONG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2

Trang 7

2 Các chữ viết tắt có nguồn gốc Tiếng Anh

Từ viết tắt Từ gốc bằng Tiếng Anh Từ gốc theo nghĩa Tiếng

IAS International accounting

standard Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS International Financial

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Quá trình hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế trong giai đoạn 1966-2001

16

Sơ đồ 2.2: Quá trình hội tụ kế toán quốc tế giai đoạn 2001-nay 17

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của IASB 25

Sơ đồ 2.4: Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế 27

Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu luận văn 36

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Độ trễ của chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc

tế 20

Bảng 3.1: Dữ liệu nghiên cứu 39

Bảng 4.1: Tần số xếp hạng gần gũi chung 43

Bảng 4.2: Tần số xếp hạng gần gũi đo lường chung 43

Bảng 4.3: Tần số xếp hạng gần gũi công bố chung 44

Bảng 4.4: Tần số xếp hạng gần gũi VAS/IAS 18 “Doanh thu” 45

Bảng 4.5: Tần số xếp hạng gần gũi đo lường VAS/IAS 18 “Doanh thu” 45

Bảng 4.6: Tần số xếp hạng gần gũi công bố VAS/IAS 18 “Doanh thu” 46

Bảng 4.7: Tần số xếp hạng gần gũi VAS/IAS 11 “Hợp đồng xây dựng” 46

Bảng 4.8: Tần số xếp hạng gần gũi đo lường VAS/IAS 11 “Hợp đồng xây dựng” 47 Bảng 4.9: Tần số xếp hạng gần gũi công bố VAS/IAS 11 “Hợp đồng xây dựng” 47

Bảng 4.10: Các khác biệt quan trọng giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu 49

Trang 10

PHẨN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Doanh thu là nguồn thu quan trọng nhất của doanh nghiệp để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất cũng như mở rộng hoạt động, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Do đó, việc quản lý, ghi nhận cũng như đo lường doanh thu là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp Đáp ứng được yêu cầu đó, các chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu ra đời từ rất sớm Chuẩn mực kế toán về doanh thu bao gồm chuẩn mực doanh thu và chuẩn mực hợp đồng xây dựng Chuẩn mực doanh thu ra đời vào năm 1982, sau đó, trải qua nhiều lần bổ sung sửa đổi vào các năm 1993, 1998, 2009 Chuẩn mực hợp đồng xây dựng được ban hành trong tháng 12 năm 1993 Hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, trong đó bao gồm cả hài hòa với chuẩn mực kế toán quốc

tế, Việt Nam, từ những năm 2000 đến 2005, đã xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam(VAS) dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp đối với đặc điểm nền kinh tế, mức độ phát triển và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực (Võ Văn Nhị & Lê Hoàng Phúc, 2011) Chuẩn mực doanh thu là một trong bốn chuẩn mực được ban hành đợt đầu tiên năm 2001 tại Việt Nam VAS doanh thu về cơ bản được soạn thảo dựa trên IAS tương ứng được ban hành đến cuối năm 2003, tuy nhiên, sau đó VAS không được cập nhật những sửa đổi của IAS mới sau 2003 Trước thực tế đó, năm 2014,

Bộ Tài chính ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC sửa đổi một số điều trong đó có

kế toán doanh thu để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế Sau nỗ lực này, liệu mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán quốc gia và chuẩn mực kế toán quốc tế có được cải thiện và ở thời điểm hiện tại mức độ hài hòa là bao nhiêu? Trả lời câu hỏi đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Khuê (2016) xác định mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế tuy nhiên, chỉ trong phạm vi các chuẩn mực liên quan đến đo lường tài sản Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đo lường

Trang 11

mức độ hài hòa của các chuẩn mực kế toán doanh thu tại thời điểm sau khi ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC Vì vậy, nhằm đo lường mức độ hài hòa giữa chuẩn

mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế, tác giả chọn đề tài “Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của nghiên cứu này là đo lường mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm tăng mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị và trình độ quản lý ở Việt Nam Xuất phát từ mục đích đó, các mục tiêu cụ

thể của nghiên cứu bao gồm:

- Mục tiêu thứ nhất: Đo lường mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt

Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu trước và sau thời điểm ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC

- Mục tiêu thứ hai: Đánh giá ý nghĩa của sự thay đổi mức độ hài hòa sau khi

ban hành TT200

- Mục tiêu thứ ba: Đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao mức độ hài hòa với

chuẩn mực kế toán quốc tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị

và trình độ quản lý ở Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi thứ nhất: Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc

tế trong đo lường và công bố doanh thu trước và sau thời điểm ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC là bao nhiêu?

- Câu hỏi thứ hai: Mức độ hài hòa của quy định về đo lường và công bố doanh

thu so với chuẩn mực kế toán quốc tế có tăng lên sau khi ban hành TT200 hay không?

Trang 12

- Câu hỏi thứ ba: Các đề xuất nào nhằm nâng cao mức độ hài hòa với chuẩn

mực kế toán quốc tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và trình độ quản lý ở Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ hài hòa của chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu trước và sau khi ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Chuẩn mực được nghiên cứu là chuẩn mực và quy định liên quan đến kế toán doanh thu Việt Nam có hiệu lực cho năm 2016 và chuẩn mực kế toán quốc tế tương ứng

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Để đạt được mục tiêu thứ nhất, luận văn sử dụng phương pháp phân tích nội dung để nhận diện các đặc trưng cụ thể của thông tin trong văn bản nghiên cứu, sắp xếp theo danh mục ở cả giai đoạn trước và sau khi ban hành thông

tư 200 Từ đó, sử dụng các giá trị “xếp hạng gần gũi” từ 0-3, trong đó: rank=3 khi hoàn toàn hài hòa, rank=2 khi căn bản hài hòa, rank=1 khi có hài hòa nhưng tồn tại một vài khác biệt quan trọng và rank=0 khi hoàn toàn khác biệt để đo lường mức độ hài hòa của từng nội dung cụ thể trong danh mục hai hệ thống Sau khi xếp hạng các khoản mục, luận văn sẽ định lượng mức

độ hài hòa giữa 2 chuẩn mực

- Để đạt được mục tiêu thứ hai, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn sử dụng kiểm định chi bình phương đánh giá ý nghĩa sự thay đổi mức độ hài hòa sau khi ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC

- Để đạt được mục tiêu thứ tư, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở kết quả tìm ra về mức độ hài hòa với chuẩn mực kế toán quốc

Trang 13

tế nhằm đưa ra các đề xuất nâng cao mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam

6 Ý nghĩa nghiên cứu

Về phương diện lý thuyết

- Hệ thống hóa các phương pháp định lượng đo lường mức độ hài hòa của chuẩn mực kế toán Việt Nam và thế giới

- Khái quát hóa cơ sở lý thuyết về xu thế hài hòa và phương hướng hài hòa của một số quốc gia trên thế giới

Về phương diện thực tiễn

- Cho thấy mức độ hài hòa thực tế giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc

tế trong đo lường và công bố doanh thu trước và sau khi ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC

- Đề xuất một số giải pháp phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản

lý của Việt Nam nhằm nâng cao mức độ hài hòa với chuẩn mực kế toán quốc

tế liên quan đến các đo lường và công bố doanh thu

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo thì nội dung chính của luận văn nghiên cứu gồm có 5 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về hài hòa kế toán liên quan đến đo lường và trình bày

khoản mục doanh thu trên báo cáo tài chính

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 5 Kết luận và một số kiến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực hài hòa Theo Baker & Barbu (2007), trong giai đoạn 1995-2004 có khoảng 200 bài nghiên cứu về hài hòa đăng trên các tạp chí tiếng Anh nổi tiếng Mỗi nghiên cứu có một trọng tâm riêng, tuy nhiên về căn bản được chia thành 4 dòng nghiên cứu: i/ tìm ra sự khác biệt đáng kể giữa NAS & IAS/IFRS; ii/ khám phá những thuận lợi, khó khăn hoặc trở ngại trong quá trình hài hòa; iii) xác định ảnh hưởng của sự khác biệt giữa hệ thống kế toán quốc gia và hệ thống kế toán quốc tế đến chất lượng thông tin kế toán hoặc mức độ dự đoán chính xác và cuối cùng iv/ đo lường mức độ hài hòa giữa các quy định kế toán (Phạm Hoài Hương, 2012) Để phù hợp với mục tiêu của mình, bài nghiên cứu này tập trung vào dòng nghiên cứu thứ tư với việc chọn lọc trình bày một số nghiên cứu trên thế giới và Việt nam đã thực hiện, trên cơ sở đó tìm ra lỗ hổng nghiên cứu và xác định hướng nghiên cứu của mình

1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Đo lường bằng khoảng cách Euclide

Mô hình đo lường bằng khoảng Euclide được Fontes et al (2005) sử dụng để đo lường mức độ hài hòa giữa 43 chuẩn mực kế toán Bồ Đào Nha và chuẩn mực kế toán quốc tế Mô hình đo lường này dựa trên ý tưởng về khoảng cách giữa hai vectơ Ở đây tác giả xem hai bộ chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế như hai vectơ tương ứng là NA (x1, x2,x3, x4) và IA (y1, y2,y3, y4) Trong đó, (x1, x2,x3, x4) hoặc (y1, y2, y3, y4) tương ứng với số lượng các nguyên tắc của chuẩn mực được phân loại theo bốn loại: bắt buộc, yêu cầu, cho phép và cấm Cụ thể, mô hình Euclide được vận dụng như sau:

DIA/NAm= ∑ IA/NAk,m

Trong đó:

DIA/NA: mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán quốc gia và chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang 15

m: giai đoạn phân tích, so sánh

k: bốn nguyên tắc kế toán được phân loại

N: số lượng các nguyên tắc kế toán

Khoảng cách Euclide càng thấp thì mức độ hài hòa giữa hai chuẩn mực kế toán càng cao Tuy nhiên, Fontes et al chỉ ra rằng phương pháp đo lường bằng khoảng cách Euclide có nhiều thiếu sót nghiêm trọng vì nó rất chú trọng về lượng, tức số lượng các nguyên tắc kế toán trong từng loại nhưng lại không quan tâm đến mặt chất, tức mức độ hài hòa giữa các nguyên tắc kế toán trong hai bộ chuẩn mực Do

đó, mô hình đo lường bằng khoảng cách Euclide không thích hợp để đo lường trong bài nghiên cứu của tác giả

1.1.2 Đo lường bằng chỉ số Jaccard

Khắc phục nhược điểm của mô hình đo lường bằng khoảng cách Euclide bằng cách chú trọng hơn vào mặt “chất” của các quy định, Fontes et al (2005) sử dụng hệ

số Jaccard để đo lường mức độ tương đồng giữa chuẩn mực kế toán của Bồ Đào Nha với IAS/IFRS Ở đây, Fontes et al cũng tiến hành phân loại các nguyên tắc kế toán thành 4 loại: bắt buộc, cho phép, quy định và cấm Tuy nhiên sau đó, tác giả tiến hành so sánh các nguyên tắc kế toán theo bốn cấp độ yêu cầu như trên Đây là điểm khác biệt giữa mô hình đo lường bằng chỉ số Jaccard và mô hình hình đo lường bằng khoảng cách Euclide Việc phân loại ở đây giúp cho so sánh rõ ràng và mang lại hiệu quả cao hơn Cuối cùng mức độ hài hòa được đo lường bằng tỷ lệ các nguyên tắc kế toán cùng loại cho phép, quy định, hoặc bị cấm trong cả hai bộ chuẩn mực chia cho tổng số nguyên tắc kế toán trong tất cả các loại của hai bộ chuẩn mực

Cụ thể, mức độ hài hòa được đo lường như sau:

Hệ số Jaccard

Với:

Sij: mức độ hài hòa giữa hai chuẩn mực kế toán, nhận giá trị từ 0-1

Trang 16

a: Số lượng các nguyên tắc kế toán thuộc loại cho phép hoặc quy định hoặc

bị cấm trong cả hai bộ chuẩn mực

b: Số lượng các nguyên tắc kế toán được cho phép trong bộ chuẩn mực i nhưng không được quy định hoặc bị cấm trong bộ chuẩn mực j

c: Số lượng các nguyên tắc kế toán được cho phép trong bộ chuẩn mực j nhưng không được quy định hoặc bị cấm trong bộ chuẩn mực i

Trong đó:

I Yêu cầu Nguyên tắc kế toán được yêu cầu bởi CMTK

II Cho phép Nguyên tắc kế toán có nhiều nguyên tắc thay thế III Không quy định Nguyên tắc không được quy định trong chuẩn mực

IV Bị cấm Nguyên tắc bị cấm sử dụng bởi chuẩn mực

Chỉ số Jaccard nhận giá trị từ 0 đến 1 Giá trị chỉ số Jaccard càng lớn thì mức độ hài hòa giữa hai chuẩn mực càng cao

Tuy nhiên cách tiếp cận này chỉ phù hợp với các quy định kế toán với nhiều phương pháp lựa chọn, chằng hạn như các quy định về tài sản Tuy nhiên, bài nghiên cứu hướng đến đo lường mức độ hài hòa trong chuẩn mực doanh thu_ chuẩn mực không có nhiều phương pháp lựa chọn, do đó, mô hình đo lường này được cho

là chưa phù hợp

1.1.3 Đo lường sự khác biệt bằng chỉ số "Absence" & "Divergence“

Ding (2007) đo lường sự khác biệt giữa IAS & VAS bằng chỉ số "Absence" &

"Divergence" Trong đó, "Absence" đo lường mức độ khác biệt xuất phát từ việc các nguyên tắc kế toán không được quy định trong NAS nhưng lại được quy định trong IAS Trong khi đó, "Divergence" đo lường sự khác biệt dựa trên sự khác biệt

Trang 17

giữa 2 chuẩn mực kế toán Tuy nhiên, "sự vắng mặt" & "khác biệt" của các nguyên tắc kế toán quốc gia trong IAS có thể do các quy định đó không thích hợp áp dụng cho một số quốc gia

1.1.4 Phân loại thành các nhóm định danh

Peng (2010) đo lường mức độ hài hòa các quy định trên khía cạnh đo lường của Trung Quốc so với chuẩn mực kế toán quốc tế Tác giả phân loại nội dung chuẩn mực thành các khoản mục đo lường chính (Key measurement items), sau đó so sánh nội dung hai bộ chuẩn mực theo từng khoản mục đo lường chính đã được phân tích

và phân loại thành ba nhóm định danh bao gồm " hài hòa hoàn toàn", "hài hòa đáng kể" và "không hài hòa" “Hài hòa đáng kể” được định nghĩa là giống nhau về mặt bản chất và nguyên tắc giữa hai chuẩn mực, trong đó có thể có các giao dịch và tình huống cụ thể được quy định trong chuẩn mực kế toán quốc tế mà không được đề cập trong chuẩn mực Trung Quốc Tuy nhiên định nghĩa này chưa rõ ràng Mức độ hài hòa chung được tính toán bằng số lượng các nguyên tắc hài hòa bao gồm nhóm

“hài hòa hoàn toàn “ và “hài hòa đáng kể” trên tổng số các khoản mục đo lường (cả

ba nhóm) Mặc dù trong bài nghiên cứu, tác giả phân biệt hai nhóm "hài hòa hoàn toàn" và hài hòa đáng kể", tuy nhiên, mức độ của chúng được xem xét như nhau khi tính toán mức độ hài hòa chung, do đó, làm giảm sức thuyết phục của phương pháp nghiên cứu này (Phạm Hoài Hương, 2012)

1.1.5 Phân loại và cho điểm các nhóm định danh

Với mong muốn đưa ra một phương pháp đo lường mới rõ ràng và hiệu quả hơn so với nghiên cứu của Peng et al (2010), Qu & Zhang (2010) đã sử dụng phương pháp gom cụm mờ để đo lường mức độ hài hòa giữa các chuẩn mực kế toán Trung Quốc phiên bản năm 2006 và chuẩn mực kế toán quốc tế có hiệu lực cho năm 2005 Đầu tiên, tác giả tiến hành phân cụm, mỗi cụm gồm các chuẩn mực kế toán Trung Quốc

và chuẩn mực kế toán quốc tế có nội dung tương ứng nhau Để dễ dàng hơn trong việc so sánh, tác giả phân tích nội dung mỗi chuẩn mực thành 6 hạng mục nhỏ bao gồm thuật ngữ, phạm vi, điều kiện ghi nhận, điều kiện đo lường, phương pháp đo

Trang 18

lường và đánh giá lại vào cuối kỳ Sau đó, tác giả tiến hành so sánh và cho điểm các hạng mục đo lường : " Hoàn toàn hài hòa: được gán 1 điểm", "Hài hòa đáng kể: được gán 0.7 điểm", "Khác biệt đáng kể: được gán 0.3 điểm", "Hoàn toàn khác biệt: được gán 0 điểm" Mức độ hài hòa chung được tính bằng tổng số điểm các cụm chia cho tổng số cụm được phân loại Tuy nhiên, một lần nữa, định nghĩa rõ ràng để phân loại nhóm " hài hòa đáng kể" và " khác biệt đáng kể" cũng không được đưa ra Bên cạnh đó, việc cho điểm được cho là mang tính chủ quan, bởi lẽ mức độ hài hòa

có thể là bất cứ điểm nào từ 0-1 (Phạm Hoài Hương, 2012)

1.1.6 Nhận xét chung về các nghiên cứu quốc tế

Đã có rất nhiểu nghiên cứu kiểm định mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực kế toán quốc tế trên thế giới với nhiều mô hình kiểm định được đưa ra như mô hình đo lường bằng khoảng cách Euclide, mô hình đo lường bằng chỉ số Jaccard, mô hình đo lường sự khác biệt bằng chỉ số "Absence" &

"Divergence“, mô hình phân loại thành các nhóm định danh, mô hình phân loại và cho điểm các nhóm định danh Mỗi công trình, mỗi mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa, có ưu điểm và nhược điểm riêng Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu đo lường mức độ hài hòa giữa các chuẩn mực kế toán liên quan đến doanh thu, một chuẩn mực không có nhiều sự lựa chọn kế toán, tác giả sẽ phải tìm kiếm mô hình đo lường phù hợp hơn

1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.1 Đo lường bằng hệ số “Jaccard” có điều chỉnh, chỉ số “Absence” và chỉ số

“Divergence”

Kế thừa nghiên cứu trước của Yu & Qu (2009), Trần Hồng Vân (2014) tiến hành

so sánh mức độ hài hòa của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất trong 2 giai đoạn trước và sau năm 2004 Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng hệ số “Jaccard”

có điều chỉnh, chỉ số “Absence” và chỉ số “Divergence”

Trang 19

1.2.2 Phân loại và cho điểm các nhóm định danh

Tại Việt Nam, Phạm Hoài Hương (2012) đo lường mức độ hài hòa của hầu hết các chuẩn mực kế toán Việt Nam (ngoại trừ chuẩn mực số 22 về ngân hàng) trong hai giai đoạn trước và sau năm 2003 Tác giả phân tích sắp xếp nội dung của hai bộ chuẩn mực vào danh mục các hạng mực được phân loại trước, sau đó so sánh sắp xếp vào ba nhóm phân loại " Hoàn toàn hài hòa", "Hài hòa một phần" và "Hoàn toàn không hài hòa" và cho điểm các nhóm phân loại với thang điểm từ 0-1 Trong

đó, nhóm “hoàn toàn hài hòa” nhận điểm 1, nhóm “hoàn toàn không hài hòa” nhận điểm 0, riêng đối với nhóm “hài hòa một phần” sẽ nhận các điểm từ 0 đến 1 tùy thuộc vào mức độ hài hòa theo đánh giá của tác giả Mức độ hài hòa từng chuẩn mực được tính toán dựa trên tỷ lệ tổng số điểm chia cho tổng số hạng mục được phân loại Mức độ hài hòa chung của toàn bộ các chuẩn mực là giá trị trung bình (mean) của các mức độ hài hòa của các chuẩn mực Đồng thời, tác giả tách biệt đo lường trên hai phương diện đo lường và công bố thông tin vì chúng khác nhau về bản chất Cuối cùng, tác giả sử dụng kiểm định chi bình phương để đánh giá ý nghĩa

sự thay đổi mức độ hài hòa qua hai giai đoạn trước và sau năm 2003

1.2.3 Phân loại và xếp hạng các nhóm định danh

Tương tự như Phạm Hoài Hương (2012), Nguyễn Thị Thu Hiền, trong "Báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt Nam niêm yết- Sự sẵn sàng cho việc cộng đồng kinh tế Asean", cũng phân loại các nội dung của hai bộ chuẩn mực thành danh mục phân loại Tuy nhiên, trên cơ sở các danh mục được phân loại, tác giả không cho điểm các nhóm định danh mà tiến hành xếp hạng các nhóm định danh: rank=3 khi hoàn toàn hài hòa, rank=2 khi căn bản hài hòa, rank=1 khi có hài hòa nhưng tồn tại một vài khác biệt quan trọng và rank=0 khi hoàn toàn khác biệt Điều này giúp cho việc phân loại rõ ràng và dễ dàng nhận biết hơn Mức độ hài hòa được tính toán như sau:

Trang 20

i i

i i

R

i R H

1.2.4 Nhận xét về tình hình nghiên cứu trong nước

Nhiều mô hình đo lường ở Việt nam tiến hành đo lường mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với các quy định kế toán quốc tế trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về hài hòa trên thế giới Tuy nhiên, mô hình đo lường của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) có những cải tiến quan trọng giúp cho việc đo lường hợp lý hơn bằng cách xếp hạng mức độ hài hòa các quy định hơn là cho điểm các mức độ hài hòa đó

1.3 Khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ sau khi ban hành Thông tư 200/2014/BTC sửa đổi một số điều trong việc đo lường và trình bày báo cáo tài chính của một số khoản mục, trong đó có khoản mục doanh thu Trong phạm vi hiểu biết của mình, người viết nhận thấy chưa có nghiên cứu nào cập nhật mức độ hài hòa với các chuẩn mực kế toán quốc tế trong đo lường

và công bố doanh thu ở thời điểm hiện tại Do đó, trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), bài nghiên cứu này tập trung vào mục tiêu đo lường mức độ hài hòa của chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc đo lường và công bố doanh thu từ sau khi ban hành thông tư 200 sử dụng

mô hình đo lường bằng cách phân loại và xếp hạng các nhóm định danh

Trong đó: Ri: số lượng khoản mục xếp hạng Rank = i

i = 3,2,1,0

Trang 21

“Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu” làm đề tài cho bài nghiên cứu của mình

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế

2.1.1 Phân biệt giữa hài hòa và hội tụ

Các khái niệm về hài hòa xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 1950 để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh thế giới thứ II về hội nhập kinh tế liên quan đến sự gia tăng dòng vốn xuyên biên giới Những nỗ lực ban đầu tập trung vào sự hài hòa kế toán – tức làm giảm sự khác biệt trong những nguyên tắc kế toán được sử dụng trong các thị trường vốn lớn trên thế giới (FASB, 2013) Năm 1990, Tay & Parker đưa ra các khái niệm đầu tiên phân biệt giữa hai trạng thái hài hòa và hội tụ: Hài hòa là trạng thái mà một nhóm các công ty xoay quanh các phương pháp kế toán có thể lựa chọn Trong khi đó, hội tụ hướng tới sự đồng nhất Canibano & Mora (2000) cho rằng hội tụ là việc các quốc gia cùng áp dụng các chuẩn mực đồng nhất, tuy nhiên, hài hòa cho phép tồn tại các quan điểm khác nhau miễn là chúng không xung khắc,

do đó, hài hòa được cho là cách tiếp cận thực tế và linh hoạt hơn

Hài hòa được chia thành hài hòa chuẩn mực và hài hòa thực tế (Canibano & Mora, 2000)

2.1.2 Hài hòa chuẩn mực kế toán và hài hòa thực tế kế toán

Qu & Zhang (2010) nhấn mạnh rằng hài hòa chuẩn mực là cơ sở dẫn đến hài hòa thực tế, hài hòa chuẩn mực có thể nâng cao hài hòa thực tế (Rahman et al, 2002) Theo (Tay, J.S.W and Parker, R.H., 1990), (Qu & Zang, 2010) & Lasmin (2011), hài hòa chuẩn mực liên quan đến sự hài hòa trong các quy định trong các luật lệ và các chuẩn mực về kế toán Trong khi đó, hài hòa thực tế đề cập đến việc thực hành thực tế của các công ty (Tay, J.S.W and Parker, R.H., 1990) & (Lasmin, 2011) (Qu

& Zang, 2010) giải thích thêm rằng hài hòa thực tế liên quan đến việc liệu các công

ty có sử dụng các chuẩn mực kế toán giống nhau trong việc lập báo cáo tài chính hay không

Hài hòa chuẩn mực và hài hòa thực tế đều liên quan đến hai khía cạnh đo lường

và công bố thông tin (Canibano & Mora, 2000)

Trang 23

2.1.3 Hài hòa về mặt đo lường và hài hòa về mặt công bố thông tin

Theo Van der Tas (1992), trong nghiên cứu đo lường mức độ hài hòa cần phân biệt trên hai khía cạnh: hài hòa về mặt đo lường và hài hòa về mặt công bố thông tin Điều này xuất phát từ mục tiêu của hài hòa để cải thiện khả năng so sánh của báo cáo tài chính Để làm được điều đó, về mặt đo lường, các công ty phải chọn cùng một phương pháp kế toán trong các phương pháp được lựa chọn nhằm giúp loại bỏ những khác biệt cơ bản gây ra các khác biệt giữa các số liệu trên báo cáo tài chính Trong khi đó, hài hòa công bố thông tin yêu cầu các thông tin công bố tối thiểu trên báo cáo tài chính, mức độ hài hòa được đánh giá dựa trên số lượng các công ty tuân thủ việc công bố các thông tin yêu cầu tối thiểu, không dựa trên số lượng các thông tin công bố Do đó, cần phân biệt giữa hài hòa về mặt đo lường và công bố thông tin, vì nếu mức độ hài hòa về mặt công bố được đo lường giống như mức độ hài hòa về mặt đo lường, đồng nghĩa với việc các công ty có cùng sự lựa chọn trong số các phương pháp kế toán được lựa chọn, mức độ hài hòa gia tăng khi

số lượng các công ty không công bố một thông tin liên quan đến một khoản mục cụ thể nào đó ( Van der Tas, 1992)

2.2 Sơ lƣợc về quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam

2.2.1 Sơ lược về quá trình hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế

2.2.1.1 Sơ lược về quá trình hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế giai đoạn

1966-2001

Hài hòa ở giai đoạn này chủ yếu là làm giảm sự khác biệt giữa các chuẩn mực

quốc gia bằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép nhiều sự lựa chọn (Trần Quốc Thịnh, 2012)

Lịch sử về các chuẩn mực kế toán quốc tế bắt đầu vào năm 1966 với đề xuất thiết lập nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm: Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Viện kế toán công chứng Mỹ (AICPA), Viện kế toán công chứng Canada (CICA) Đây là nền tảng cho sự thành lập nhóm nghiên cứu kế toán quốc tế (AISG) năm 1967 nhằm bàn luận về những chủ đề quan trọng với mong muốn tạo

Trang 24

ra sự thay đổi Trong đó, rất nhiều bài báo của họ đưa ra ý tưởng về các chuẩn mực

kế toán quốc tế Năm 1973, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ra đời bao gồm đại diện của 9 quốc gia: Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Netherlands, United Kingdom và Mỹ với cam kết tạo ra các chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới (IAWEC,) Nhằm đẩy mạnh mục tiêu, năm 1984, IASC đã chủ động đại diện từ Châu Âu tham dự cuộc họp của mình Tuy nhiên, vì là một tổ chức nghề nghiệp, IASC gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự ủng hộ cho việc tuân thủ IAS từ các nước trên thế giới, ngay cả đối với các thị trường vốn phát triển như Úc, Hoa Kỳ, Canada, Anh Trong khi đó, năm 1981, nhu cầu vay vốn từ ngân hàng thế giới (WB) của các nước đang phát triển tăng mạnh, đòi hỏi thông tin trên báo cáo tài chính hữu ích, đáng tin cậy Do vậy, năm

1986, một số quốc gia đang phát triển đã quyết định áp dụng IAS như Malawi, Zimbabwe, Nigenia, Kenya (Nguyễn Thị Kim Khuê, 2016)

Những năm 90 của thế kỷ XX, ngày càng nhiều công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán NewYork (NYSE) và thị trường chứng khoán London

sử dụng IAS Do đó, NYSE đã gây áp lực với Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch

Mỹ (SEC) trong việc chấp nhận IAS Tuy nhiên, nghiên cứu của FASB cho thấy IAS trong giai đoạn này còn yếu và tồn tại nhiều khác biệt so với US.GAAP Mặc

dù vậy, điều này vẫn cho thấy IAS ngày càng được quan tâm Bằng chứng là năm

1993, tham dự hội nghị của IASC có các đại diện đến từ IOSCO, Ủy ban Bassel về giám sát hoạt động ngân hàng, châu Âu và Trung Quốc (Nguyễn Thị Kim Khuê, 2016) Năm 2000, SEC phát hành thông báo chính thức cho phép áp dụng IAS Đồng thời, trong năm, Hội kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) ủng hộ việc thực hiện IAS trong liên minh châu Âu IASC tồn tại trong vòng 27 năm và sau

đó được tái cấu trúc và đổi tên thành Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) năm 2001

Quá trình hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế trong giai đoạn 1966-2001 được trình bày tóm tắt trong sơ đồ 2.1 như sau:

Trang 25

Sơ đồ 2.1: Quá trình hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế trong giai đoạn

Thành lập Ủy ban chuẩn mực

kế toán quốc tế (IASC)

Tăng cường quan hệ với Châu

Âu bằng cách mời đại diện

tham dự cuộc họp IASC

Một số quốc gia đang phát triển quyết định áp dụng IAS như Malawi, Zimbabwe, Nigenia, Kenya

Đại diện đến từ IOSCO, Ủy ban

Bassel về giám sát hoạt động

ngân hàng, châu Âu và Trung

Quốc tham dự cuộc họp IASC

SEC cho phép áp dụng IAS ICAEW ủng hộ việc thực hiện IAS trong liên minh châu Âu

Tái cấu trúc và đổi tên thành

Hội đồng chuẩn mực kế toán

quốc tế (IASB)

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Trang 26

2.2.1.2 Sơ lược về quá trình hội tụ kế toán quốc tế giai đoạn 2001-nay

Năm 2001, IASB ra đời với mục tiêu thúc phát triển hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính chất lượng cao hướng đến hội tụ kế toán toàn cầu Đến nay, hội tụ kế toán IAS/IFRS ngày càng nhận được sự quan tâm và đồng thuận của các nước trên thế giới, cụ thể:

Sơ đồ 2.2: Quá trình hội tụ kế toán quốc tế giai đoạn 2001-nay

Trang 27

Malayxia và Mexico: thông báo ý

Thành lập Tổ chức Ủy ban chuẩn

mực báo cáo tài chính quốc tế

(IFRS Foundation)

IASB hoàn thành nền tảng cho

việc áp dụng IFRS năm 2005

IASB ban hành chuẩn mực đầu

tiên_IFRS 1

Hoa Kỳ: IASB và FASB đồng ý

tham gia chương trình cải thiện chuẩn mực và bàn về hội tụ giữa 2

bộ chuẩn mực

Châu Âu: Liên minh Châu Âu (EU)

đồng ý áp dụng IFRS vào năm 2005

Úc, Hồng Kông, New Zealand và Nam Phi: đồng ý áp dụng IFRS vào

năm 2005

Nhật Bản: đồng ý hội tụ các chuẩn

mực kế toán quốc gia với IFRS.

Châu Âu: 7, 000 công ty từ 25 quốc

gia chuyển từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang IFRS.

-Trung Quốc: hài hòa đáng kể với

IFRS, hướng đến mục tiêu hội tụ hoàn toàn

-SEC cho phép các công ty không thuộc Mỹ (Non-US companies) sử dụng IFRS

-Hơn 100 quốc gia yêu cầu hoặc cho phép sử dụng IFRS

Argentina, Mexico & Nga: Bắt đầu

Thành lập Hội đồng giám sát tổ

chức Ủy ban chuẩn mực báo cáo

tài chính quốc tế (IFRS

Foundation Monitoring Board,

nâng cao trách nhiệm giải trình

IFRS ban hành IFRS cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

Thành lập nhóm IASB dành cho

các nền kinh tế mới nổi (IASB

Emerging Economies Group).

Hội đồng giám sát và các ủy viên

công bố kết luận việc xem xét

quản trị và chiến lược.

Các ủy viên thành lập Diễn đàn tư

vấn chuẩn mực kế toán

(Accounting Standard Advisory

Forum).

Nguồn: http://www.ifrs.org/use-around-the-world/pages/jurisdiction-profiles.aspx

Trang 28

2.2.2 Sơ lược về sự hài hòa các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trong giai đoạn 2001-2005, Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành năm 2003 trên cơ sở “ vận dụng

có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực” (PGS.TS Võ Văn Nhị & Ths Lê Hoàng Phúc, 2011) Do đó,“VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn giao dịch của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp” (PGS.TS Võ Văn Nhị & Ths Lê Hoàng Phúc, 2011) Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, các chuẩn mực Việt Nam chưa được cập nhật những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế Điều này thể hiện qua một số điểm như sau: i/ VAS chưa quy định đánh giá lại tài sản theo giá trị hợp lý, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC, ii/ VAS 21 không yêu cầu lập Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu mà chỉ yêu cầu trình bày trong thuyết minh BCTC, iii/ Chế độ kế toán Việt Nam quy định mẫu biểu cứng nhắc, làm triệt tiêu tính đa dạng và linh hoạt của BCTC, iv/ VAS thiếu một số chuẩn mực như : thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 2), tổn thất tài sản (IAS 9), các khoản tài trợ của chính phủ (IAS 20), phúc lợi nhân viên (IAS 36),

Nghiên cứu của Pham Hoai Huong (2012) cho thấy mức độ hài hòa của hầu hết các chuẩn mực kế toán Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 với các chuẩn mực kế toán quốc tế năm 2003 giảm từ 84% xuống chỉ còn 62% do không có những cập nhật phù hợp với các chuẩn mực quốc tế được sửa đổi vào năm 2010 Như vậy, mức

độ hài hòa thực tế thấp hơn mục tiêu đề ra là 90% , theo cam kết của ông Bùi Văn Mai_Vụ trưởng vụ chế độ kế toán _Bộ Tài Chính khi trả lời phỏng vấn VnExpress

Có nhiều lý do để giải thích cho điều này, nhưng có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đến từ môi trường kế toán

Nguyên nhân trực tiếp

Thứ nhất, VAS được ban hành dựa trên chuẩn mực IAS/IFRS tương ứng năm

2003, tuy nhiên sau đó không cập nhật những sửa đổi của IAS/IFRS được ban hành

Trang 29

sau đó Độ trễ trung bình ngày ban hành VAS so với IAS/IFRS tương ứng trung bình là 40 tháng, độ trễ của ngày ban hành VAS so với IAS/IFRS hiện hành là 109 tháng và từ khi ban hành VAS đến nay (khi thực hiện nghiên cứu này) là 150 tháng

mà chưa trải qua một lần chỉnh sửa bổ sung nào Độ trễ được trình bày chi tiết trong bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.1: Độ trễ của chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế

IAS/IFR

S cũ - VAS

VAS - IAS/IF

RS hiện hành

VAS- 4/2016

Hàng tồn kho 12/2000 12/2001 12/2003 12 24 175 Tài sản cố định

hữu hình 04/2000 12/2001 06/2014 20 153 175 Tài sản cố định

vô hình 09/1998 12/2001 05/2014 40 152 175

Doanh thu và

thu nhập khác 05/1999 12/2001 04/2009 32 90 175 Thuê tài sản 01/2001 12/2002 04/2009 23 77 162

Trang 30

Ảnh hưởng của

việc thay đổi tỷ

giá hối đoái

12/1993 12/2002 01/2008 110 62 162

Hợp đồng xây

dựng 12/1993 12/2002 12/1993 110 110 162 Chi phí đi vay 12/1993 12/2002 05/2008 110 66 162 Báo cáo lưu

chuyển tiền tệ 12/1992 12/2002 01/2016 122 160 162 Bất động sản

đầu tư 01/2001 12/2003 12/2013 36 122 150

Kế toán các

khoản đầu tư

vào công ty liên

Trang 31

sung báo cáo tài

sách kế toán,

ước tính kế

toán và các sai

12/2003 02/2005 12/2003 14 14 136

Trang 32

Thứ hai, các chuẩn mực kế toán ngày càng đề cao tính “hợp lý” (faithful

representation) hơn là tính “tin cậy” (reliability) của các thông tin trên BCTC Cụ thể, IAS/IFRS ngày càng hướng tới đo lường giá trị tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý nhằm đảm bảo tính “liên quan” của thông tin đối với người sử dụng thông tin, trong khi đó, cơ sở giá gốc vẫn được áp dụng ở Việt Nam nhằm đảm bảo tính “ tin cậy”

Thứ ba, IAS/IFRS cho phép sử dụng và yêu cầu công bố thông tin liên quan đến

các ước tính và xét đoán kế toán nhiều hơn VAS

Nguồn: Nghiên cứu của Pham Hoai Huong (2012) và tác giả tự tổng hợp

Trang 33

Nguyên nhân gián tiếp

Thứ nhất, IAS/IFRS hướng tới xây dựng một chuẩn mực chất lượng cao, áp

dụng trên toàn thế giới, một chuẩn mực hoàn toàn thị trường, hỗ trợ, phục vụ cho thị trường vốn thế giới Trong khi đó, Việt Nam vừa chuyển sang nền kinh tế thị trường trong hai thập niên gần đây, nền kinh tế thị trường khá non trẻ Thị trường vốn mới được hình thành hơn 10 năm, là một trong những thị trường non trẻ nhất thế giới (PGS.TS Võ Văn Nhị & Ths Lê Hoàng Phúc, 2011) Đến nay, nó chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa kết nối nhiều với thị trường vốn thế giới Do đó, nhu cầu phục vụ cho thị trường vốn không mạnh như IAS/IFRS Bên cạnh đó, nhu cầu về hệ thống

kế toán phức tạp chất lượng cao ở Việt Nam là chưa cấp bách do 90% doanh nghiệp

ở Việt Nam tồn tại với quy mô vừa và nhỏ, thông tin tài chính chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết định của họ Nghiên cứu của Nguyễn Diệu Linh (2015) cho thấy 94% trong số 101 công ty ở Việt Nam được khảo sát chưa có nhu cầu cho việc cung cấp thông tin theo IFRS

Thứ hai, văn hóa của người Việt là văn hóa Á Đông, đề cao sự thận trọng, hạn

chế những vấn đề liên quan đến sự không chắc chắn Việc áp dụng IAS/IFRS với nhiều xét đoán và ước tính hơn, mặc dù tăng tính phù hợp của thông tin trên BCTC nhưng lại làm giảm tính chắc chắn của thông tin Đây là đặc điểm văn hóa quan trọng tác động đến việc hài hòa kế toán

Thứ ba, Việt Nam là nước theo hướng điển chế luật (code law) hay luật thành

văn (civil law) VAS được xây dựng trên cơ sở phù hợp với luật Việt Nam, trong khi đó, IAS/IFRS được xây dựng trên cơ sở hệ thống luật theo hướng thông luật (common law) VAS quy chiếu vào chế độ kế toán, được Nhà nước ban hành, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các quy định Trong khi đó, việc áp dụng các cơ sở, nguyên tắc IAS/IFRS được kiểm soát thông qua các giải thích, hướng dẫn thiết lập bởi tổ chức nghề nghiệp, cho phép chúng trở nên linh hoạt, dễ thích ứng và sáng tạo hơn

Trang 34

2.3 Sơ lƣợc về các chuẩn mực quốc tế và Việt Nam

2.3.1 Sơ lược về các chuẩn mực kế toán quốc tế

2.3.1.1 Tổ chức lập qui

Năm 2001, IASC tái cấu trúc thành IASB với mục tiêu nâng cao chất lượng và khả năng so sánh của những thông tin trên các báo cáo tài chính nhằm giúp các nhà đầu tư cũng như những đối tượng khác trên thị trường có thể đưa ra những quyết định đúng đắn IASB được bổ nhiệm bởi Tổ chức Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế _IFRS Foundation Cơ cấu tổ chức của IASB được trình bày trong sơ

đồ 2.3 như sau:

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của IASB

Trang 35

Nguồn: http://www.iasplus.com/en/resources/ifrsf

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

(IASB)

- Tối đa 16 thành viên: có chuyên môn

và kinh nghiệm thực tế về thị trường và

kinh doanh quốc tế, được bầu chọn từ

Ban quản trị nhằm đảm bảo IASB

không bị chi phổi bởi bất kỳ thể chế hay

lợi ích nhóm nào đó

- Soạn thảo, ban hành các chuẩn mực

báo cáo tài chính quốc tế, công bố các

dự thảo ra công chúng, hình thành các

nhóm tư vấn chuyên môn nghiên cứu đề

xuất các dự án quan trọng, thiết lập qui

trình kiểm tra các phản ảnh, công bố

các kết luận về dự thảo và các chuẩn

- Hướng dẫn áp dụng IFRS và ban hành các sửa đổi quan trọng

Hội đồng tƣ vấn chuẩn mực

(IFRS Advisory Council)

- 40 thành viên: đại diện cho các tổ

chức quan tâm đến chuẩn mực báo

cáo tài chính quốc tế, được bổ

nhiệm bởi các ủy viên

- Tư vấn chương trình và các thứ tự

ưu tiên, tham vấn cho hội đồng

trong các dự án xây dựng chuẩn

mực

Diễn đàn tƣ vấn chuẩn mực (Accounting Standard Advisory

Forum_ASAF)

- 12 thành viên: gồm các đại diện từ cộng đồng xây dựng chuẩn mực, tư vấn và phản hồi về những điểm quan trọng liên quan đến chuẩn mực

- Đưa các chuẩn mực áp dụng vào các

Hội đồng giám sát (Monitoring Board)

Phê duyệt và giám sát các ủy viên

Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Foundation)

- 22 ủy viên

- Chỉ định, giám sát, gây quỹ

Trang 36

2.3.1.2 Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành thông qua một qui trình chặt chẽ và minh bạch như trong sơ đồ 2.4

Sơ đồ 2.4: Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế

2.3.1.3 Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm ba phần:

i/ Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế:

được ban hành lần đầu bởi IASC năm 1989, sau đó được công nhận bởi IASB năm

2001 và được sửa đổi năm 2010 Khuôn mẫu cung cấp các khái niệm cơ bản làm cơ

sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho người sử dụng bên ngoài, hướng dẫn cho IASB trong việc phát triển các chuẩn mực trong tương lai , hướng dẫn để giải quyết các vấn đề kế toán không được đề cập trực tiếp trong IAS hoặc IRFS hoặc các hướng dẫn của nó

Kế hoạch 3-5 năm

Yêu cầu

thông tin

Nghiên cứu Đề xuất

Dự thảo IFRS chính

thức

Bản thảo luận

Hướng dẫn chuẩn mực

Đánh giá sau

khi triển khai

Hướng dẫn chuẩn mực

Nguồn: http://www.ifrs.org/How-we-develop-standards/Pages/How-we-develop-standards.aspx

Ban hành chuẩn mực

Trang 37

ii/ Các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Chuẩn mực kế toán quốc tế bao

gồm chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ban hành bởi IASB và 25 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ban hành bởi tiền thân của nó _IASC Hiện nay, tổng cộng có 14 chuẩn mực báo cáo tài chính được ban hành và 25 chuẩn mực kế toán quốc tế còn hiệu lực (IASC ban hành tổng cộng 41 chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên hiện tại chỉ còn 25 chuẩn mực còn hiệu lực)

iii/ Các hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài

chính quốc tế: bao gồm các hướng dẫn, giải thích , bổ sung cho nội dung chưa

được đề cập trong IFRS_IFRIC hoặc IAS_SIC IFRSC được ban hành bởi Ủy ban hướng dẫn và giải thích chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS Interpretations Committee) SIC được ban hành bởi tiền thân của nó_SIC (Standard Interpretations Committee)

2.3.2 Sơ lược về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

2.3.2.1 Tổ chức lập quy

Bộ Tài chính là cơ quan nhà nước thực hiện ban hành chuẩn mực kế toán, thực hiện quản lý nhà nước về kế toán Vụ chế độ kế toán kiểm toán là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội

bộ trong cả nước Vụ chế độ kế toán kiểm toán chịu trách nhiệm hướng dẫn các Bộ,

cơ quan trung ương và địa phương, đơn vị thực hiện nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ về kế toán và kiểm toán; hướng dẫn Hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán trong việc triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật (Bộ Tài chính, 2009)

2.3.2.2 Quy trình ban hành chuẩn mực

Qui trình soạn thảo chuẩn mực kế toán theo quy định của Bộ Tài chính bao gồm các bước (Bộ Tài chính, 2005b):

Trang 38

- Bước 1: Xây dựng nguyên tắc chung về phạm vi, đối tượng áp dụng, cơ sở và nguyên tắc soạn thảo hệ thống chuẩn mực, danh mục hệ thống chuẩn mực và sắp xếp, phân loại các chuẩn mực

- Bước 2: Dự thảo từng chuẩn mực, thảo luận nhóm và tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan, thành viên Ban chỉ đạo soạn thảo chuẩn mực và Hội đồng Kế toán quốc gia

- Bước 3: Sau khi có ý kiến tham gia của Hội đồng Kế toán quốc gia, hoàn thiện trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, công bố

2.3.2.3 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

“Hệ thống kế toán quốc gia Việt Nam là sự kết hợp đan xen có trật tự giữa Luật

Kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các qui định khác về kế toán” (Trần Quốc Thịnh, 2014) Trong đó, Luật kế toán là văn bản pháp

lý cao nhất do quốc hội ban hành quy định cho mọi hoạt động kế toán và công tác quản lý về kế toán Luật kế toán được ban hành năm 2003, sau đó được sửa đổi vào năm 2015 nhằm đáp ứng những đổi mới của nền kinh tế đất nước, phù hợp cam kết với Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Chuẩn mực kế toán bao gồm những quy

Việt Nam ban hành lần đầu năm 2001 và đến 2005 ban hành được 26 chuẩn mực, trong đó chia làm 5 đợt:

- Đợt 1: ngày 31/12/2001 ban hành 4 chuẩn mực đầu tiên : Chuẩn mực hàng

tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, doanh thu và thu nhập khác

- Đợt 2: Ngày 31/12/2002 ban hành 6 chuẩn mực : Chuẩn mực chung, thuê tài

sản, ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, hợp đồng xây dựng, chi phí

đi vay, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Đợt 3: Ngày 30/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực: Bất động sản đầu tư, Kế

toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, thông tin tài chính về những

Trang 39

khoản vốn góp liên doanh, trình bày báo cáo tài chính, Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con, thông tin về các bên liên quan

- Đợt 4: Ngày 15/02/2005 ban hành 6 chuẩn mực: Thuế thu nhập doanh

nghiệp, trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, Báo cáo tài chính giữa niên độ, Báo cáo bộ phận, thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán

- Đợt 5: Ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực: Hợp nhất kinh doanh, Các

khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, Hợp đồng bảo hiểm, Lãi trên cổ phiếu

Trên cơ sở các chuẩn mực kế toán được công bố, Bộ Tài chính ban hành có thông tư hướng dẫn, chế độ kế toán hướng dẫn chuẩn mực nhằm hỗ trợ cho việc thực hành kế toán, đồng thời phục vụ cho việc quản lý nhà nước một cách thống nhất

Việt Nam không có chuẩn mực kế toán cho các DNVVN Các DNVVN có thể

áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC được xây dựng trên nền tảng hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính giản lược hơn bằng cách loại trừ toàn

bộ hay một phần chuẩn mực kế toán Việt Nam

2.4 Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về doanh thu

2.4.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu

2.4.1.1 Chuẩn mực doanh thu _IAS 18

Chuẩn mực “Ghi nhận doanh thu” (IAS 18_”Revenue recognition”) được ban hành năm 1993 thay thế cho chuẩn mực “doanh thu” (IAS 18_”Revenue” ban hành lần đầu tiên năm 1982 bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC))

Sau đó, IAS 18 được điều chỉnh theo các chuẩn mực IAS 39 (1998), IAS 10 (05/1999) và IAS 41 (01/2001)

Trang 40

Tháng 04/2001, IASC tái cấu trúc thành IASB IASB tuyên bố tất cả các chuẩn mực và hướng dẫn được ban hành bởi cơ quan tiền nhiệm của nó_IASC đều được

áp dụng cho đến khi chúng được thay đổi hoặc thu hồi

IAS 18 và các hướng dẫn của nó, sau đó, đã được chỉnh sửa theo các chuẩn mực sau:

- IAS 39 “Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá” (hiệu đính 12/2003)

- IFRS 4 “Hợp đồng bảo hiểm” (ban hành 03/2004)

- IAS 1 “Trình bày báo cáo tài chính” (hiệu đính 09/2007, hiệu lực 01/2009)

- Đầu tư vào công ty con, công ty đồng kiểm soát và công ty liên kết (ban hành 05/2008, hiệu lực 01/2009)

- Cải thiện các IFRS (ban hành 05/2008, hiệu lực 01/2009)

- Hướng dẫn chuẩn mực 15 (IFRSC 15) Hợp đồng xây dựng bất động sản (ban hành 07/2008, hiệu lực 01/2009)

- Cải thiện các IFRS (ban hành 04/2009)

- Chuẩn mực “Công cụ tài chính” (IFRS 9) (ban hành 11/2009, hiệu lực 01/2013)

Các hướng dẫn và giải thích liên quan đến IAS 18 bao gồm:

- SIC 13 “Các cơ sở đồng kiểm soát- Các khoản đóng góp phi tiền tệ của các bên tham gia liên doanh”

- SIC 27 “Thuê tài sản- Đánh giá bản chất của giao dịch qua hình thức pháp

lý của hợp đồng”

- SIC 31 “Doanh thu- Giao dịch trao đổi trong dịch vụ quảng cáo”

- IFRSC 12 “Hợp đồng nhượng quyền dịch vụ”

- IFRSC 13 “Chương trình ưu đãi khách hàng”

- IFRSC 15 “Hợp đồng xây dựng bất động sản”

- IFRSC 18 “Chuyển giao tài sản từ khách hàng.”

Ngày đăng: 13/03/2017, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w