1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu mức độ hài hòa về doanh thu giữa chuẩn mực kế toán việt nam và quốc tế

109 682 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 813,15 KB

Nội dung

Để đảm bảo tính so sánh được, các công ty phải sử dụng các định nghĩa và quy tắc được quy định trong chuẩn mực hoặc các quy định của pháp luật về kế toán của một quốc gia trong việc lập

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

Chuyên ngành: K ế toán

Mã s ố: 60340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Tp H ồ Chí Minh - Năm 2015

Trang 2

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của

bất kỳ ai Các số liệu trong luận văn là trung thực và được thu thập từ các nguồn dữ liệu khách quan ngoại trừ một số khảo sát và kết luận đã được công bố trong các công trình khoa học của các tác giả Nội dung của luận văn được viết dựa trên việc tham khảo các bài báo, bài nghiên cứu, luận văn, chuẩn mực, thông tư và thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí và các website theo danh mục tài liệu tham khảo

TP Hồ Chí Minh, 30tháng 10 năm 2015

Trần Quốc Dũng

Trang 3

M ỤC LỤC

Phần mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Ph ạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 4

1.7 Giới thiệu kết cấu 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ DOANH THU 6

2.1 Khái niệm hài hòa 21

2.1.1 Hài hòa chu ẩn mực kế toán và hài hòa thực tế kế toán 22

2.1.2 Hài hòa về công bố và hài hòa về đo lường BCTC 22

2.1.3 Mối quan hệ giữa hài hòa chuẩn mực và hài hòa thực tế 22

2.2 Giới thiệu về IASB và tiến trình phát triển hài hòa kế toán quốc tế 23

2.2.1 Lược trình phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 23

2.2.2 Bản chất của quá trình phát triển chuẩn mực BCTC quốc tế 25

2.3 Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về ghi nhận doanh thu 26

2.3.1 Chu ẩn mực kế toán quốc tế 26

2.3.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam và thông tư 200 37

Kết luận chương 2 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

Trang 4

3.1 Mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu 40

3.1.1 M ục tiêu nghiên cứu 40

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 41

3.2 Thiết kế nghiên cứu 43

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu 43

3.2.2 Mô tả dữ liệu 43

Kết luận chương 3 46

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

4.1 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về sự hài hòa giữa chuẩn mực kế toán của Việt Nam và qu ốc tế về doanh thu 47

4.1.1 Kết quả kiểm định 47

4.1.2 Kết luận về giả thuyết H1, H2 52

K ết luận chương 4 52

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 K ết luận chung 53

5.2 Một số kiến nghị 55

5.2.1 Kiến nghị chung 55

5.2.2.Kiến nghị đối với các trường hợp ghi nhận doanh thu cụ thể 57

Tài li ệu tham khảo

Ph ụ lục

Trang 5

Các t ừ viết tắt tiếng Việt

Các t ừ viết tắt tiếng Anh

Trang 6

FASB Financial Accounting

Standards Board

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính

Standards Board

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

Organization of Securities Commissions

Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán

Trang 7

DANH M ỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Danh m ục bảng, biểu

B ảng số Tên b ảng

Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu hài hòa chuẩn mực

Bảng 3.1 Các thành phần của chỉ số công bố trong hai giai đoạn

Bảng 4.1 Bảng tần số xếp hạng thông tư 200/IFRS 15

Bảng 4.2 Bảng đánh giá xếp hạng gần gũi chi tiết các khoản mục giai

Hình 4.2 Kết quả kiểm định Chi bình phương

Hình 5.1 Mô tả 5 bước ghi nhận doanh thu

Trang 8

Phần mở đầu 1.1 Tính c ấp thiết của đề tài

Kế toán tài chính là quá trình thu thập và chuyển thông tin về các giao dịch và

sự kiện ảnh hưởng đến tài sản và công nợ, tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp, và các thông tin này được trình bày trên các báo cáo tài chính hàng năm, các thuyết minh bổ sung, và các bảng báo cáo bổ sung khác Nó là một phương

tiện giao tiếp thông tin tài chính từ các giám đốc của công ty cho người sử dụng thông tin đó như chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư, chủ nợ, các cơ quan tài chính,… Nói cách khác, mục tiêu của kế toán tài chính là cung cấp thông tin có liên quan đến các quyết định kinh tế của người sử dụng bên ngoài đối với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Để các đối tượng sử dụng thông tin từ bên ngoài đưa ra quyết định đúng lúc, đúng thời điểm thì thông tin về các doanh nghiệp phải được so sánh theo

thời gian và giữa các doanh nghiệp với nhau Tuy nhiên, các quy tắc và thông lệ hiện hành trên khắp các quốc gia cũng nhưtính linh hoạt của các phương pháp kế toán khác nhau được thực hiện bởi các công ty trong phạm vi một quốc gia đã làm phức tạp hóa tính có thể so sánh được của các báo cáo tài chính Đoạn 15 của chuẩn mực kế toán số

01 – Chuẩn mực chung quy định rằng các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong

phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các

kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán,

kế hoạch Như vậy, nếu tính có thể so sánh được của các thông tin trên BCTC không được đảm bảo thì sẽ khiến những người sử dụng BCTC dễ dàng mắc phải sai lầm trong việc ra quyết định Để đảm bảo tính so sánh được, các công ty phải sử dụng các định nghĩa và quy tắc được quy định trong chuẩn mực hoặc các quy định của pháp

luật về kế toán của một quốc gia trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính

Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO, hòa nhập với nền kinh tế thế giới đã

có nhiều thay đổi tích cực trong việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc gia để tiến

gần hơn đến việc hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực báo cáo tài chính

ốc tế IFRS Có như vậy thì mới giảm thiểu chi phí lập báo cáo tài chính cũng như

Trang 9

sự khác biệt trong việc trình bày các thông tin tài chính nhằm minh bạch hóa tài sản, công nợ, kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp để thu hút

vốn đầu tư nước ngoài Đặc biệt, đối với các công ty đa quốc gia, việc lập, hợp nhất,

kiểm toán, giải thích BCTC sẽ làm phát sinh một khoản chi đáng kể Dưới góc độ các nhà đầu tư, người cho vay…, khi đọc BCTC của công ty đến từ nước khác, chi phí để phân tích sẽ tăng lên, và nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi Cùng với sự phát triển của

nền kinh tế toàn cầu, vấn đề phải đặt ra giới hạn cho mức độ khác biệt nhằm gia tăng

sự tương đồng trong CMKT giữa các nước, các khu vực từ đó làm tăng tính so sánh được của BCTC ngày càng trở nên cấp thiết

Theo một nghiên cứu gần đây về mức độ hài hòa giữa CMKT VN và CMKT

quốc tế của tác giả Phạm Hoài Hương “Mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế” thì mức độ hài hòa giữa VAS và IAS/IFRS liên quan đến 10 CMKT được lựa chọn nghiên cứu ở mức bình quân là 68% Theo đó, các CMKT về doanh thu

và chi phí có mức độ hài hòa cao hơn so với nhóm CMKT về tài sản Cùng với sự ra đời của thông tư 200 – Thay đổi chế độ kế toán Việt Nam và IFRS 15 – Doanh thu từ

hợp đồng với khách hàng (thay thế cho IAS 11 - Hợp đồng xây dựng, IAS 18 – Doanh thu, IFRIC 13 – Chương trình bản quyền khách hàng, IFRIC 15 – Hợp đồng xây dựng

bất động sản, IFRIC 18 – Chuyển giao tài sản từ khách hàng, SIC 31 –Doanh thu – Giao dịch đổi hàng liên quan đến dịch vụ quảng cáo) liệu mức độ hài hòa giữa doanh thu ghi nhận theo CMKT Việt Nam, theo thông tư 200 và DT được ghi nhận theo IFRS 15 có thay đổi không, thay đổi như thế nào và sự thay đổi đó có làm tăng mức

độ hài hòagiữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế về doanh thu hay không? Chính

vì để trả lời cho câu hỏi trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu mức độhài hòa về doanh thu gi ữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế”

1.2 M ục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính yếu của luận văn là đo lường thay đổi mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế trước và sau khi ban hành thông tư 200

Để đạt được các mục tiêu trên, các nội dung mà luận văn tập trung nghiên cứu bao gồm:

Trang 10

(1) Xây dựng các giả thuyết mức độ hài hòa về doanh thu giữa chuẩn mực kế toán của Việt Nam và quốc tế

(2) Tập hợp dữ liệu, thực hiện phân tích, so sánh, tính toán chỉ số để xác định

mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về doanh thu

1.3 Câu h ỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu của bài luận văn sẽ được làm rõ qua các bước trên:

+ Có hay không sự hài hòa về doanh thu giữa CMKT Việt Nam và CMKT?

+ Sau khi thông tư 200/2014/TT - BTC ra đời, sự hài giữa quy định về ghi nhận doanh thu của Việt Nam và IFRS có tăng lên hay không?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ hài hòa của CMKT về doanh thu giữa Việt Nam và quốc tế

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Các văn bản pháp lý của Việt Nam

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam: Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, chuẩn mực kế toán số 15 – Doanh thu hợp đồng xây dựng

- Thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 200/2014/TT-BTCvà thông tư 96/2015/TT-BTC

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IAS 18 ban hành tháng 3 năm 1979, IAS 11 ban hành tháng 01 năm 198 và IFRS 15 ban hành tháng 5 năm 2014

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượngđể đo lường mức độ hài hòa của CMKT về doanh thu giữa Việt Nam và quốc tế, sau đó dùng phương pháp Chi bình phương để kiểm định ý nghĩa thống kê của nghiên cứu Các công cụ và phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp quan sát, phương pháp giả thuyết và phương pháp phân tích thống kê

Trang 11

Phương pháp quan sát: Quan sát và thu thập thông tin từ các nghiên cứu đã được thực hiện về hài hòa kế toán giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế

Phương pháp giả thuyết: Thiết lập các giả thuyết về mức độ hài hòa của CMKT

về doanh thu giữa Việt Nam và quốc tế

Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê mô tả, xếp hạng các khoản mục cần phân tích Sau đó, sử dụng các giá trị xếp hạnggần gũi như sau: rank =3 khi hoàn toàn hài hòa; rank=2 khi căn bản hài hòa, rank =1 khi có hài hòa nhưng tồn tại một vài khác biệt quan trọng và rank=0 khi hoàn toàn khác biệt để có kết quả tính mức độ hài hòa cho các nhóm qua hai giai đoạn khác nhau

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu

Hệ thống các phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng được khi nghiên cứu về hài hòa kế toán

Khái quát hóa cơ sở lý thuyết về sự hài hòa giữa CMKT Việt Nam và IAS/IFRS

Tổng hợp và đối chiếu các quy định của CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế trong việc ghi nhận doanh thu qua việc nghiên cứu các CMKT VN số 14 – Doanh thu

và thu nhập khác; CMKT VN số 15 - Doanh thu hợp đồng xây dựng và CMKT quốc

tế số 18 – Doanh thu; CMKT quốc tế số 11 – Doanh thu hợp đồng xây dựng, chuẩn

mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS số 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng

Từ đó, mong rằng nghiên cứu sẽ cung cấp cho các ban ngành kinh tế những thông tin hữu ích nhằm hoàn thiện hơn những chuẩn mực lập BCTC cho các DN tại

Việt Nam phù hợp với hướng dẫn của IAS/IFRS nhằm tiến đến sự hội tụ giữa CMKT

Việt Nam và CMKT quốc tế Đồng thời, hy vọng bài nghiên cứu mang lại một vài thông tin hữu ích cho những tác giả tiếp theo muốn nghiên cứu sâu hơn về đề tài này

1.7 Gi ới thiệu kết cấu

Luận văn được thực hiện bao gồm tổng cộng 66 trang 03hình, 05bảng biểu minh họa, bổ trợ cho nội dung của bài viết Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng

Trang 12

biểu, chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn được kết cấu thành 5 chương

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứutrước đây liên quan đến CMKT về doanh thu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu

Chương 5:Kết luận và kiến nghị

Trang 13

C HƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN

ĐẾN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ DOANH THU

Mặc dù số lượng các nghiên cứu về hài hòa chuẩn mực (de jure) và hài hòa

thực tế (de facto) đã tăng lên gần đây, nhưng rất ít những nghiên cứu về mối quan hệ

giữa cả hai loại hoà đượcthực hiện bởi vì các nhà nghiên cứu muốn đo từng loại hài hòa một cách riêng biệt Một số người cho rằng việc đo sự hài hòa chuẩn mực là thích

hợp hơn nhiều do ảnh hưởng ngày càng tăng của chuẩn mực kế toán đến thực hành kế toán (Fontes, Rodrigues, & Craig, 2005; Garrido, Leon, & Zorio, 2002; Rahman, Perera, & Ganeshanandam, 1996) (Herrmann &Thomas, 1998; Archer, Pascale, & McLeay, 1998; Emenyonu & Gray, 1992; Canibano & Mora, 2000) lại lập luận rằng

mối quan tâm cốt yếu của sự hài hòa là tăng cường khả năng so sánh được của báo cáo tài chính Do vậy, nghiên cứu về hài hòa thực tế thích hợp hơn Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như hiểu biết chưa sâu rộng về vấn đề này nên đề tài cũng tập trung vào mảng hài hòa chuẩn mực về công bố thông tin trên báo cáo tài chính với

những nghiên cứu điển hình như sau:

Toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy các nỗ lực thiết lập một bộ chuẩn mực báo cáo tài chínhchung vốn được xem là con đường để đạt được sự hội tụ chuẩn mực kế toán toàn cầu Trong tháng 5 năm 2000, Tổ chức quốc tế các ủy ban

chứng khoán (IOSCO) hoàn thành việc đánh giá các tiêu chuẩn cốt lõi của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) Thành viên của IOSCO được khuyến khích sử

dụng các tiêu chuẩn của IASC để lập báo cáo tài chính cho các dịch vụ xuyên biên

giới bao gồm các giao dich bán chứng khoán Đã có những nghiên cứu sâu rộng được

thực hiện trong lĩnh vực hài hòa ở mức độ toàn cầu Các lĩnh vực nghiên cứu không

giới hạn đến một chủ đề cụ thể của sự hài hòa, nhưng nó được mở rộng đến một loạt các khía cạnh hài hòa, trong đó bao gồm các nghiên cứu cụm mờ, quy định hài hòa, hài hòa thực tế, kỹ thuật đo lường sự hài hòa và phù hợp với IAS

Tương tự như vậy, các nghiên cứu về sự hài hòa có thể được nhóm lại ở tầm cỡ

quốc tế, khu vực và nghiên cứu cấp quốc gia về chuẩn mực kế toán hoặc kế toán thực

tế ở các công ty Van der Tas (1988) là người tiên phong để định lượng sự hài hòa và

Trang 14

để xác định khi nào đạt được sự hài hòa và hài hòa đến mức độ nào và sau đó để đo lường tác động của các tổ chức tham gia vào hài hòa quốc tế

Hầu hết các nghiên cứu trước về đánh giá hài hòa kế toán tập trung vào các đo lường hài hòa thực tế Các chỉ số, chẳng hạn như I và C, cũng như chỉ số H được giới thiệu bởi Van der Tas (1988), được sử dụng phổ biến Một số tác giả thực hiện cải tiến thêm hoặc phát triển những chỉ số, chẳng hạn như Archer, Delvaille, và McLeay (1998), Herrmann và Thomas (1995) Trong những nghiên cứu này, các nguồn dữ liệu được sử dụng để xác định mức độ hài hoà giữa kế toán thực hành và cách xử lý các nghiệp vụ kế toán của các công ty Tuy nhiên, bởi vì nghiên cứu hài hòa thực tế so với hài hòa chuẩn mực có sự khác nhau đáng kể, chỉ số được sử dụng trong đo lường hài hòa thực tế không có giá trị để đánh giá hài hòa chuẩn mực Một số nhà nghiên cứu,

chẳng hạn nhưRahman, Perera, và Siva (1996), đã bắt đầu phát triển phương pháp mới

để đo lường tiến bộ trong sự hài hòa chuẩn mực Trong nhiều năm gần đây, Garrido, León, Zorio (2002) Fontes, Rodrigues, và Craig (2005) đã có những đóng góp đáng

kể cho lĩnh vực nghiên cứu này Họ tiến hành nghiên cứu hài hòa từ một giai đoạn kế toán thử nghiệm cho đến giai đoạn phương pháp luận và đưa ra phương pháp nghiên

cứu, từ đó bất cứ vấn đề kế toán và bất cứ quốc gia nào cũng có thể được đánh giá trong khuôn khổ của các thiết kế nghiên cứu này, thay vì chỉ có mẫu cụ thể của vấn đề

kế toán của các nước khác nhau đang được thử nghiệm bởi phương pháp đề xuất và kỹ thuật phân tích

Rahman và các cộng sự (1996) đã tiến hành nghiên cứu ban đầu về hài hòa chuẩn mực giữa các quốc gia, đo lường mức độ hài hòa chuẩn mực đã đạt được giữa hai nước "láng giềng" là Úc và New Zealand Họ sử dụng các yêu cầu công bố thông tin và đo lường thông tin quy định tại các chuẩn mực kế toán, yêu cầu luật pháp, và các yêu cầu niêm yết chứng khoán như là nguồn dữ liệu, họ xác định các nhóm yêu

cầu khác nhau mà có mức độ hài hòa thấp hơn hoặc cao giữa hai nước bằng nhiều phân tích riêng biệt Các yêu cầu công bố thông tin và đo lường trong mỗi mục được xem là dữ liệu riêng rẽ Khoảng cách Mahalanobis đã được sử dụng để đo khoảng cách giữa các mục đó Kết quả cho thấy một mức độ hài hòa cao hơn của yêu cầu về

ặt đo lường và mức độ hài hòa thấp hơn về mặt công bố Một vấn đề lớn phát sinh

Trang 15

đối với cách đánh giá hài hòa bằng khoảng cách Mahalanobis vì khoảng cách này chủ

yếu được xác định cho các biến liên tục, trong khi yêu cầu công bố và đo lường thông tin là các dữ liệu rời rạc, cần được xử lý bằng cách mô tả Ngoài ra, rất khó để giải thích mức độ hài hoà bởi một khoảng cách tuyệt đối Mặc dù có những vấn đề về đo lường hài hòa nhưng bài nghiên cứu của Rahman et al (1996) đã cung cấp một cái nhìn mới về sự hội tụ hài hòa chuẩn mực

Không giống như các nghiên cứu theo chiều ngang trình bày bởi Rahman et al (1996), Garrido et al (2002) tiến hành một nghiên cứu theo chiều dọc (theo tiến trình

thời gian) về tiến trình hài hòa chuẩn mực, đó là nghiên cứu sự thay đổi của một tiêu chuẩn theo thời gian Trong nghiên cứu này, họ tập trung nghiên cứu về việc đánh giá

sự tiến bộ của IASC qua tất cả ba giai đoạn của hoạt động thiết lập tiêu chuẩn của nó

bằng khoảng cách Euclide Các kết quả đã chứng minh rằng IASC đã được tiến bộ vượt bậc trong việc làm tăng mức độ hài hòa đạt được thông qua các chuẩn mực kế toán đã phát hành hoặc sửa đổi Mặc dù nghiên cứu này cho thấy sự tiến bộ trong việc

đo lường sự hài hòa chuẩn mực nhưng việc sử dụng khoảng cách Euclide đặt ra nhiều

dấu hỏi Khi hoảng cách Euclide là một số tuyệt đối thì kết quả chỉ có thể cho thấy sự khác biệt giữa các mục so sánh mà thôi Nó không thể hiện sự tương đồng hoặc khác

biệt đối với các mục được so sánh Lỗi này làm cho nó không phù hợp để sử dụng trong phân tích sự hội tụ giữa tiêu chuẩn khác nhau (theo chiều ngang) hoặc các tiến

bộ đạt được trong một chuẩn theo thời gian (theo chiều dọc)

Nhận thức của các lỗ hổng tồn tại trong phương pháp luận, Fontes et al (2005)

đã đề xuất sử dụng hệ số Jaccard và hệ số Spearman để đánh giá sự tiến bộ của hài hòa chuẩn mực giữa bất kỳ hai bộ chuẩn mực kế toán bằng cách đo lường hài hòa chuẩn mực giữa chuẩn mực kế toán Bồ Đào Nha (PAS) và IFRS trong ba giai đoạn

của hội tụ kế toán bằng cách sử dụng khoảng cách Euclide, hệ số Jaccard, và hệ số Spearman Các kết quả đã chứng minh rằng phương pháp hệ số tương quan tốt hơn so

với khoảng cách Euclide

Khi khoảng cách Euclide mang lại giá trị tuyệt đối và không phải là dễ dàng để

giải thích Ngược lại, các kết quả thu được từ việc đánh già hài hòa bằng hệ số Jaccard

Trang 16

có thể được giải thích cả về quá trình (tăng kết quả theo thời gian biểu thị tiến hài hòa chuẩn mực) và vào một thời điểm cụ thể Việc tính toán hệ số tương quan Spearman tăng cường các kết quả và cung cấp thêm bằng chứng về những tiến bộ đạt được bởi

sự hội tụ PAS với IFRS Việc sử dụng các hệ số này có thể đánh giá những điểm tương tự của các chuẩn mực giữa các quốc gia và có thể thay thế cho các phương pháp không thích hợp trong việc đo lường sự khác biệt về hài hòa giữa các chuẩn mực Phương pháp này được cho là áp dụng để phân tích mức độ hội tụ giữa các quy định khác nhau ở các thời điểm khác nhau hoặc giữa các quốc gia với nhau

Nghiên cứu gần đây của Zhang & Qu, 2010 đề xuất một phương pháp mới để

đo lường sự hội tụ của hài hòa chuẩn mực kế toán một cách hợp lý hơn và cung cấp nhiều thông tin hơn Cách tiếp cận mới dựa vào phân tích cụm mờ để đo lường sự hội

tụ hài hòa chuẩn mực kế toán và đưa ra những gợi ý sáng tạo ra liên quan đến các khía

cạnh của các mục so sánh, lựa chọn phương pháp đo lường, và các kích thước đo lường

Nghiên cứu “Measuring the convergence of national accounting standards with international financial reporting standards: The application of fuzzy clustering analysis” - Xiaohui Qu, Guohua Zhang Trên tinh thần toàn cầu hóa nền kinh tế nên hai tác giả của bài nghiên cứu này xét thấy cần có một bộ chuẩn mực kế toán chungđể

có thế đi đến con đường hộ tụ kế toán toàn cầu Để có thể hội tụ kế toán toàn cầu, thiết

kế một bộ chuẩn mực kế toán chung chỉ là một trong các nhân tố và với một vai trò quan trọng – hài hòa chuẩn mực kế toán sẽ đảm đương vai trò này nên bài nghiên cứu

tập trung đo lường mức độ hội tụ giữa chuẩn mực kế toán Trung Quốc (Thành viên

của IASB) và chuẩn mực BCTC quốc tế bằng một phương pháp mới sau khi đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp hiện hữu đó là phương pháp phân tích cụm mờ Như một ví dụ minh họa, các thành tựu đạt được ở Trung Quốc được đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp mới này Kết quả cho thấy rằng phương pháp mới này có

thể đo lường mức độ hội tụ của CMKT quốc gia với IFRS rõ ràng hơn và cung cấp nhiều thông tin hơn

Trang 17

Tổng kết các phương pháp được áp dụng để đo lường hài hòa chuẩn mực (kể cả

giữa các chuẩn mực và trong phạm vi một chuẩn mực), Zang và Qu tìm thấy những điều sau đây:

Đầu tiên, các nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu sự hài hòa chính

thức bao gồm chủ yếu là các quy định, chuẩn mực và yêu cầu niêm yết của sở giao

dịch chứng khoán Những dữ liệu này mang đặc điểm của các biến định tính (danh nghĩa) hơn là các biến định lượng, có nghĩa là phương pháp đo lường được sử dụng trong việc đánh giá sự hài hòa chuẩn mực kế toán nên là một phương pháp phù hợp

nhất với các tính chất của các biến danh nghĩa, mà trong trường hợp này là các hệ số

Chỉ Hệ số Jaccard và hệ số Spearman đề xuất bởi Fontes et al (2005) hiện đáp ứng yêu cầu này Khoảng cách Euclide và khoảng cách Mahalanobis giống như là chủ yếu thích hợp cho tính toán thứ tự hay biến khoảng thời gian

Th ứ hai, hầu hết các mẫu trong nghiên cứu sự hài hòa chính thức tập trung vào

những vấn đề kế toán có nhiều sự lựa chọn trong xử lý kế toán Vì các yêu cầu về đo lường và công bố thông tin trong quy định là linh hoạt, có khả năng rằng mặc dù các

lựa chọn kế toán là chính xác như nhau giữa các chuẩn mực được so sánh nhưng hai

bộ chuẩn mực có thể không thực sự là hội tụ khi phạm vi, các từ ngữ, và các tiêu chuẩn đo lường không chính xác như nhau Những khác biệt này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến hài hòa thực tế

Th ứ ba, các biến được chọn trong nghiên cứu sự hài hòa chuẩn mực tương tự

như các biến được chọn trong các nghiên cứu hài hòa thực tế, trong đó phương pháp

xử lý kế toán được phân loại như "Yêu cầu", "đề nghị", "cho phép" hoặc "không được phép" Cách phân loại này có thể hiệu quả khi đo lường mức độ hội tụ của hài hòa

thực tế vì sức mạnh của các quy định của phương pháp kế toán sẽ ảnh hưởng đến các

tập quán kế toán

Xem xét những hạn chế tồn tại trong các nghiên cứu về sự hài hòa chuẩn mực, nghiên cứu Zang và Qu giải thích lợi ích của việc sử dụng các phương pháp phân tích

cụm mờ để đo lường mức độ hội tụ giữa bất kỳ hai bộ chuẩn mực kế toán cả về tổng

thể hay chỉ một chuẩn mực đơn lẻ

Trang 18

Nghiên cứu “The Impirical Evidence On Formal And Material Harmonization

Of National Accounting Standards” - Lasmin, Ritsumeikan Asia Pacific University Bài nghiên cứu này đo lường và so sánh mức độ và tiến độ hài hòa hóa chuẩn mực và hài hòa hóa thực tế ở Indonesia Nó cho thấy mức độ hài hòa các chuẩn mực kế toán

của Indonesia (PSAK) với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và cải thiện trong mức độ hài hòa (hài hòa chuẩn mực) Ngoài ra, nó còn cho thấy mức độ có thể

so sánh của BCTC của các công ty trong việc lựa chọn các chính sách kế toán và khả năng cải thiện mức độ hài hòa (hài hòa thực tế) Hài hòa chuẩn mực được đo bằng cách đo lường 43 phương pháp kế toán quy định bởi 18 chuẩn mực kế toán trong Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) 2007 với tiêu chuẩn tương ứng trong Chuẩn mực Kế toán Indonesia (PSAK) năm 2003 và 2007 bằng cách áp dụng hệ số Jaccard, hệ số tương quan Spearman, khoảng cách Euclide, và phương pháp thống kê – Chi bình phương Sử dụng các phương pháp kế toán tương tự, hài hòa thực tế được

đo bằng cách kiểm tra báo cáo tài chính năm 2004 và năm 2008 của 100 công ty niêm

yết ở Indonesia bằng cách áp dụng chỉ số H, chỉ số C, và phương pháp thống kê – Chi bình phương

Nghiên cứu này cho thấy mức độ hài hòa chuẩn mực và hài hòa thực tế khá cao, mặc dù vẫn có những khác biệt giữa hai bộ chuẩn mực Tuy nhiên, việc cải thiện

sự hài hòa chuẩn mực chưa làm tăng sự hài hòa thực tế trong các báo cáo tài chính của các DN tại Indonesia Phát hiện này củng cố cho quan điểm của Van der Tas (1988)

và Tay & Parker (1990), những người cho rằng đến thời điểm nhất định, hài hòa thực

tế có thể phát triển một cách độc lập từ sự hài hòa chuẩn mực và do đó đo lường hài hòa thực tế có thể hữu ích hơn so với đo lường hài hòa chuẩn mực Nghiên cứu này mâu thuẫn với những phát hiện của Peng (2005), họ cho rằng sự hài hòa chuẩn mực cao sẽ dẫn đến một sự hài hòa thực tế cao hơn

Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng có ba lý do tại ở Indonesia, sự phát triển của hài hòa thực tế không nối bước hòa hóa chuẩn mực Thứ nhất, mức độ hài hòa thực tế

đã đạt đến đỉnh cao của nó và không thể được đẩy xa hơn Một số mức độ của sự khác

biệt của hai loại hài hòa này có thể xảy ra do thiếu sự cưỡng chế cũng như cách giải

ợp lý và nhất quán Thứ hai, đặc điểm riêng biệt của hài hòa thực tế làm cho nó

Trang 19

khó có thể đạt được mức độ và tiến độ như hài hòa chuẩn mực Ví dụ, cả hai chuẩn

mực kế toán của Indonesia và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho phép hai phương pháp kế toán khác nhau để ghi nhận cho một giao dịch nhất định Trong trường hợp này, mức độ hài hòa chuẩn mực sẽ cao Tuy nhiên, trong thực hành kế toán thực tế, số lượng các công ty lựa chọn một trong hai phương pháp kế toán có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với phương pháp kế toán còn lại, điều này có nghĩa là không

tập trung vào một phương pháp cụ thể, làm cho sự hài hoà thực tế thấp hơn nhiều so

với sự hài hòa chuẩn mực Thứ ba, sự tiến bộ của hài hòa thực tế ở Indonesia thực sự

là kém xa so với sự hài hòa chuẩn mực vì quyết định để hội tụ về IFRS không được

thực hiện bởi các doanh nghiệp nhằm cải thiện tính minh bạch và tính so sánh của báo cáo tài chính Hơn nữa, cải thiện mức độ hài hòa thực tế khó khăn hơn so với sự hài hòa chuẩn mực vì thực hiện các tiêu chuẩn của hài hòa chuẩn mực cần nhiều thời gian

và nỗ lực hơn là quy định áp dụng

Bài nghiên cứu này vô cùng hữu ích Đầu tiên, nó như là một người tiên phong trong việc đánh giá sơ bộ một cách toàn diện của các mức độ cũng như tiến độ phát triển của hài hòa thực tế và hài hòa chuẩn mực ở Indonesia Chuẩn mực Kế toán ở Indonesia (PSAK) đại diện cho bộ chuẩn mực kế toán của các quốc gia đang phát triển

vốn chưa nhận được đủ sự chú ý của các học giả kế toán trên toàn thế giới Thứ hai,

nó cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng mâu thuẫn với niềm tin chính thống, nơi

mà sự tiến bộ của sự hài hòa chuẩn mực không đưa đến sự cải thiện của hài hòa thực

tế Căn cứ trên kết quả nghiên cứu này mà IASB có thể soạn thảo hoặc bổ sung thêm trong bộ chuẩn mực BCTC quốc tế để có thể tăng mức độ hội tụ của CMKT quốc gia

và CM BCTC quốc tế

Một số hạn chế cần phải được đưa vào xem xét khi giải thích các kết quả của nghiên cứu này Đầu tiên, phân cấp bậc và thế mạnh của các chuẩn mực kế toán, các

vấn đềvà các phương pháp của PSAK và IFRS liên quan đến việc đánh giá chủ quan

Thứ hai, có những hạn chế vốn có thống kê Ví dụ, hệ số tương quan Spearman không

thể được áp dụng để đánh giá tất cả các vấn đề kế toán Thứ ba, các hệ số và số thu được không có thể được chuẩn hóa do thiếu các nghiên cứu tương tự hiện có Thứ tư,

kết quả đánh giá hài hòa thực tế phụ thuộc vào mức độ công bố thông tin của báo cáo

Trang 20

tài chính hàng năm Tuy nhiên, những hạn chế này không cản trở tầm quan trọng của nghiên cứu này Tuy nhiên, các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán Indonesia và IASB

có thể muốn có một cái nhìn gần hơn về lý do tại sao những nỗ lực của họ trong việc hài hòa các chuẩn mực kế toán không dẫn đến một mức độ hài hòa thực tế kế toán cao

tại Indonesia

Nghiên cứu của Ding et al (2005), “Differences between domestic accounting standards and IAS: Measurement, determinants and implicationsphân tích về ảnh hưởng của những khác biệt giữa CMKT quốc gia (NAS) và CMKT quốc tế Dựa trên danh sách các điểm khác biệt, Ding và các cộng sự đã dùng 02 chỉ số “Absence” và

chỉ số “Divergence” để đo lường sự khác nhau của các CMKT trong nước với IAS

Chỉ số “Absence” đo lường sự khác biệt trong các nguyên tắc kế toán được quy định trong IAS nhưng không được quy định trong CMKT quốc gia Chỉ số “Divergence”

phản ánh sự khác biệt trong các nguyên tắc kế toán được quy định ở NAS và IAS cho cùng một sự kiện giống nhau Sử dụng mẫu là 30 quốc gia năm 2001, tác giả đã xác định ra 111 khoản mục dựa trên các quy định về ghi nhận, đo lường, công bố thông tin để tính toán chỉ số “Absence” và chỉ số “Divergence” Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chỉ số “Absence” ở ở mức cao thì gắn với cơ hội quản lý lợi nhuận và giảm

việc cung cấp thông tin cụ thể của các doanh nghiệp, chỉ số “Divergence” cao hơn cho thấy việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp cho thị trường vốn là rất dồi dào

Nghiên cứu của Peng, 2005 The Harmonization of Chinese Accounting Standards WithInternational Accounting Standards: An Empirical Evaluation Tác

giả nghiên cứu liệu những nỗ lực của Trung Quốc – quốc gia đang phát triển trong

việc hài hòa hóa NAS với IAS từ những năm 90 đến năm 2002 có thành công hay không Bốn câu hỏi nghiên cứu đã được đề ra và tám giả thuyết đã được thiết lập để đánh giá mức độ hài hòa thời điểm và liệu mức độ hài hòa hóa có được tăng lên tương ứng sau những đợt ban hành chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi của Trung Quốc (GAAP) GAAP của Trung Quốc ban hành năm 1992, 1998 và năm

2001 đã được xem xét và so sánh với IAS để đánh giá mức độ hài hòa chuẩn mực

ữa GAAP của Trung Quốc và IAS Các công ty phát hành cả cổ phiếu A và cổ

Trang 21

phiếu B của Trung Quốc được nghiên cứu để đánh giá mức độ hài hòa thực tế giữa GAAP Trung Quốc và IAS Mẫu cuối cùng được nghiên cứu bao gồm báo cáo thường niên của 79 công ty niêm yết của Trung Quốc năm 1999 và 2002 phát hành

cả cổ phiếu A và B Một danh sách chứa 77 khoản mục đo lường được phát triển từ IAS 1 đến IAS 40 Các phương pháp đo lường khác nhau đã được sử dụng như: cấp

bậc xếp hạng gần gũi, chỉ số phù hợp, chỉ số nhất quán và chỉ số “bảo thủ” đã được

sử dụng

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc cải cách kế toán tại Trung

Quốc làm tăng mức độ hài hòa giữa GAAP Trung Quốc và IAS Tuy nhiên, giữa GAAP Trung Quốc và IAS vẫn còn tồn tại những khác biệt rõ rệt về phương pháp đo lường tài chính quan trọng Nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng thuyết phục

rằng hài hòa các quy định về kế toán có liên quan mật thiết đến hài hòa thực tế trong

kế toán vì hài hòa thực tế kế toán vì nó làm tăng mức độ hài hòa thực tế trong cách ghi chép kế toán của các công ty niêm yết với IAS Từ đó, làm tăng tính có thể so sánh được của các lựa chọn kế toán tại các doanh nghiệp đó trong báo cáo thường niên được lập theo quy định của GAAP Trung Quốc và IAS Cũng từ đó làm giảm khoảng cách trong việc ghi nhận lợi nhuận theo quy định của GAAP Trung Quốc và IAS

Nghiên cứu tiếp theo là bài nghiên cứu “Mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam

và CMKT quốc tế” của tác giả Phạm Hoài Hương đo lường mức độ hài hòa giữa VAS

và IAS/IFRS thông qua các chỉ số hài hòa về mặt đo lường (M-DJCS), khai báo thông tin (D-DJSCS) và tổng hợp (O-DJCS) Các chỉ số DJCS dao động từ 0% đến 100%, 0% thể hiện sự khác nhau hoàn toàn và 100% thể hiện sự giống nhau hoàn toàn giữa VAS và IAS/IFRS Các bước xác định DJCS được thể hiện như sau:

Mỗi chuẩn mực được phân tích thành các mục chính Trên cơ sở đó, so sánh VAS và IAS/IFRS theo từng khoản mục Thang đánh giá từ “0” đến “1” được sử dụng

để đo lường, “0” thể hiện sự khác nhau hoàn toàn, “1” thể hiện sự giống nhau hoàn toàn Trong trường hợp phương pháp xử lý liên quan đến cùng một vấn đề không hoàn toàn giống nhau cũng như không hoàn toàn khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS thì mức

Trang 22

độ hài hòa được đánh giá là một giá trị nằm trong khoảng (0,1) Để định lượng mức

độ giống nhau cho từng mục cho từng mục một cách hợp lý, mỗi mục được phân tích thành các tiểu mục (nếu có thể), Sau đó, mức độ giống nhau của từng mục sẽ được tính bằng tỷ lệ các tiểu mục giống nhau giữa VAS và IAS/IFRS Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài hòa của CMKT VIệt Nam và CMKT quốc tế liên quan đến 10 chuẩn mực được nghiên cứu biến động trong khoảng từ 14,3% đến 87,5% với mức bình quân là 68%

Một nghiên cứu mới về mức độ hài hòa công bố thông tin công cụ tài chính

của tác giảNguyễn Thị Thu Hiền (2015) đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis) đo lường mức độ hài hòa các quy định của Việt Nam về công bố thông tin công cụ tài chính trước và sau khi ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC Tác giả đã khảo sát mức độ hài hòa về công bố thông tin công cụ tài chính trong 02 giai đoạn trước và sau khi thông tư 210 ra đời Tổng số khoản mục được so sánh giữa hai hệ thống chuẩn mực giai đoạn 2 (sau năm 2009 – Sau khi thông tư 210 ra đời) là

69 khoản mục tương ứng với 15 nhóm nhiều hơn số khoản mục được so sánh trong giai đoạn 1 (từ năm 2005 đến cuối năm 2009 - trước khi thông tư 210 ra đời) là 5 khoản mục Tác giả đã sử dụng kiểm định Chi bình phương để đánh giá ý nghĩa

thống kê của sự thay đổi mức độ hài hòa sau khi thông tư 210/2009/TT- BTC được ban hành Kết quả cho thấy mức độ hài hòa quy định công bố công cụ tài chính trên BCTC ngân hàng Việt Nam so với IFRS hiện nay chưa cao 68% Nghiên cứu cũng cho bằng chứng có ý nghĩa thống kê ủng hộ quan điểm rằng thông tư 210/2009/TT-BTC đã góp phần cải thiện được mức hài hòa quy định công bố công cụ tài chính tăng lên đáng kể so với trước và giúp cho mức độ hài hòa về công bố công cụ tài chính của ngân hàng cao hơn so với mức độ hài hòa chung

Như vậy, bằng các phương pháp khác nhau: Phương pháp phân tích cụm mờ,

chỉ số phù hợp, chỉ số nhất quán, chỉ số “bảo thủ”, phương pháp khoảng cách Euclid, Hệ số Jaccard, Hệ số tương quan Spearman, khoảng cách Mahalanobis, Hệ

số Jaccard, phân tích nội dung, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ hài hòa khác nhau của các bộ CMKT khác nhau với CMKT quốc tế

Trang 23

Với mục đích đo lường mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc

tế về doanh thu với dữ liệu để nghiên cứu dưới dạng các văn bản (Archival Data), nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis) được cho

là phù hợp với loại dữ liệu này (Malcolm Smith, 2006) Sau khi nhóm các nhóm với các khoản mục, đánh giá sự giống nhau khác nhau thông qua các hệ số xếp hạng, sử

dụng phân tích cụm mờ (Qu & Zhang (2010)) để dánh giá đo lường đã được xếp hạng

với các điểm tương ứng là 0, 1, 2 và 3 Mức độ hài hòa chung của nhóm sẽ được đánh giá bằng chỉ số H Phương pháp phân tích sẽ được trình bày rõ trong chương 3

B ảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu hài hòa chuẩn mực

Tác giả

nghiêncứu

Mục tiêu nghiên

Dữ liệu nghiên cứu

Phươngpháp nghiêncứu

Úc và New Zealand

Những yêu cầu

kế toán về đo lường và công

bố

Khoảng cách Mahalanobis

Cho thấy mức

độ hài hòa về yêu cầu đo lường cao hơn mức độ hài hòa

về yêu cầu công bố thông tin

Trang 24

Ding et al

(2007)

Đo lường ảnh hưởng

của những khác biệt

giữa CMKT

(NAS) và CMKT

quốc tế

111 khoản mục dựa trên các quy định về ghi nhận, đo lường, công bố thông tin ở 30 quốc gia năm2001

thấy việc cung

của các doanh nghiệp cho thị trường vốn là

mực kế toán Trung

Quốc và chuẩn

mực BCTC

quốc tế

33 CMKT trong

bộ CMKT mới của TrungQuốc

Phương pháp phân tích cụm mờ Tổng CMKT Trung thể

Quốc đã đạt được mục tiêu của hội tụ khá cao vớiIFRS

Trang 25

Peng

(2005)

Đo lường mức độ hài hòa CMKT Trung Quốc với IAS/IFRS thông qua giai đoạn

1990s –

2002

Các quy định trong GAAP Trung Quốc, IAS

thủ”

Kết quả nghiên

cứu chỉ ra rằng

việc cải cách kế toán tại Trung

Quốc làm tăng

mức độ hài hòa

Trung Quốc và IAS

và CM BCTC quốctế

43 phương pháp

kế toán trong

18 CMKT và Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) năm

2007 và các

tương ứng trong CMKT

Indonesia (PSAK) năm

2003 và 2007

Sử dụng hệ số Jaccard và hệ số

Spearman để đo lường mức độ hài hòa chuẩn mực;

Khoảng

cáchEuclid và kiểm định Chi bình phương được sử dụng để đo lường quá trình hài hòa chuẩnmực

những nỗ lực của Indonesia nhằm tăng mức

độ hài hòa giữa PSAK vàIFRS

đã thànhcông

Trang 26

Pham Hoai

Huong

(2012)

Đo lường mức độ hài hòa giữa VAS và IAS/IFRS

10 chuẩn mực

kế toán Việt Nam

Chỉ số hài hòa về mặt đo lường (M- DJCS), khai báo thông tin (D-DJCS)

và chỉ số tổng hợp (O - DJCS)

Cho thấy mức

độ hài hòa của

IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được nghiên cứu biến động trong khoảng

từ 14,3%đến

bình quân là 68% Các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức

độ hài hòa cao hơn các chuẩn mực về TS

Fontes et al

(2005)

Đánh giá sự

tiến bộ của hài hòa chuẩn mực

giữa bất kỳ hai bộ chuẩn

mực kế toán

bằng cách đo lường hài hòa chuẩn

mực giữa chuẩn mực

kế toán Bồ Đào Nha (PAS) và IFRS

Trang 27

Nguyễn Thị

Thu Hiền

(2015)

Đo lường mức độ hài hòa các quy định của Việt Nam về công bố thông tin công cụ tài chính với CMKT quốc tế

Sử dụng các quy định của Việt Nam có liên quan đến yêu cầu công bố thông tin về công cụ tài Chính trên BCTC của ngân hàng của hai giai đoạn trước

và sau ban hành Thông tư210

Phân tích nội dung (content analysis), kiểm định Chi bìnhphương

Mức độ hài hòa quy định công bố công

cụ tài chính trên BCTC ngân hàng Việt Nam so với IFRS hiện nay chưa cao 68% Thông tư 210

đã góp phần cải thiện được mức hài hòa quy định công

bố công cụ tài chính tăng lên đáng kể so với trước

(Nguồn: Tác giả tự tổnghợp)

K ết luận chương 1:

Thông qua bảng tổng hợp các nghiên cứu về hài hòa, ta thấy được một cách

tổng quan các phương pháp nghiên cứu cũng như kết quả của các nghiên cứu đó về hài hòa (hài hòa chuẩn mực và hài hòa thực tế) Trong đó, nổi bật nhất là nghiên cứu

của Zhang & Qu, 2010 đề xuất một phương pháp mới để đo lường sự hội tụ của hài hòa chuẩn mực kế toán một cách hợp lý hơn và cung cấp nhiều thông tin hơn Cách

tiếp cận mới dựa vào phân tích cụm mờ để đo lường sự hội tụ hài hòa chuẩn mực kế toán và đưa ra những gợi ý sáng tạo ra liên quan đến các khía cạnh của các mục so sánh, lựa chọn phương pháp đo lường, và các kích thước đo lường Tác giả áp dụng

chỉ số H kết hợp với phân tích cụm mờ này để tiến hành nghiên cứu cho đề tài của mình

Trang 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm hài hòa

Van der Tas (1988, tr 157)cho rằng hàihòa là sự kết hợp, điều chỉnh của hai hay nhiều đối tượng Nobes (1981), tin rằng sự hài hòa là một quá trình làm giảm sự lựa

chọn thay thế kế toán và tăng tính thống nhất trong thực hành kế toán Hài hòa có thể được xem là giai đoạn đầu tiên của tiến trình thiết lập chuẩn mực Mục tiêu của hài hòa là giảm sự khác biệt trong thực tế kế toán, từ đó tăng tính có thể so sánh được của BCTC của các DN ở các quốc gia khác nhau (Barbu, 2004, pp 4 - 5)

Các khái niệm trên cho thấy, về bản chất, hài hòa kế toán là tiến trình làm giảm

sự khác biệt giữa hai hay nhiều đối tượng (các đối tượng ở đây bao gồm: các nguyên

tắc và luật lệ được quy định trong luật, trong CMKT, trong các văn bản khác có tính

chất tương tự của các quốc gia; các nguyên tắc được quy định trong các IAS/IFRS; và các nguyên tắc được áp dụng trong thực tế kế toán tại các DN) Trạng thái hài hòa được nhận biết thông qua sự tập trung

Hài hòa các báo cáo tài chính của công ty sẽ được gọi là hài hòa thực tế trong khi hài hoà giữa các tiêu chuẩn đối với các giao dịch cụ thể trong kế toán được gọi là hài hòa chuẩn mực Tương tự như vậy, sự hoà hợp của các báo cáo tài chính hoặc các tiêu chuẩn có thể tham chiếu đến hoặc mức độ công bố thông tin hoặc các phương pháp kế toán được áp dụng Hài hòa về mức độcông bố thông tin được gọi là hài hòa công bố, trong khi, hài hòa các phương pháp kế toán được áp dụng được gọi là hài hòa

đo lường

Theo Rahman et al (1996), Garrido et al (2002), hội tụ là kết quả đạt được khi

loại hỏ sự khác biệt trong ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin giữa các

hệ thống chuẩn mực kế toán giữa các quốc gia Các phân tích sự hội tụ giữa tiêu chuẩn

khác nhau (theo chiều ngang) hoặc các tiến bộ đạt được trong một chuẩn theo thời gian (theo chiều dọc)

Trang 29

2.1.1 Hài hòa chu ẩn mực kế toán và hài hòa thực tế kế toán

Hài hòa kế toán được chia thành hài hòa chuẩn mực kế toán (formal/de – jure harmonization) và hài hòa thực tế kế toán (material/de – facto harmonization) Theo Van der Tas (1988), Tay & Parker (1990), Qu & Zhang (2008):

+ Hài hòa chuẩn mực kế toán là hài hòa về nguyên tắc và luật lệ đã được quy định trong luật, trong CMKT, và trong các văn bản khác có tính chất tương tự

+ Hài hòa thực tế kế toán là hài hòa trong nguyên tắc lập và trình bày BCTC được tiến hành tại các DN

2.1.2 Hài hòa v ề công bố và hài hòa về đo lường BCTC

Theo van der Tas (1992), hài hòa chuẩn mực kế toán và hài hòa thực tế kế toán

cần được nghiên cứu dưới hai góc độ: hài hòa về mặt trình bày BCTC (disclosure harmonization) và hài hòa về mặt đo lường (measurement harmonization), trong đó:

+ Hài hòa về mặt trình bày BCTC: là hài hòa về mức độ khai báo thông tin (số lượng và chi tiết của các thông tin được trình bày trên BCTC) Mục tiêu của hài hòa

thực tế về trình bày BCTC là các BCTC của các công ty cùng công bố một số các thông tin xác định ở cùng một mức độ chi tiết xác định, mức độ khai báo thông tin này được xem như mức độ khai báo thông tin tối thiểu mà tất cả các BCTC phải đáp ứng được Mục tiêu của hài hòa CMKT về trình bày BCTC là đạt được tiêu chuẩn chung

về mức độ khai báo thông tin tối thiểu

+ Hài hòa về mặt đo lường: là hài hòa về phương pháp kế toán được lựachọn

Mục tiêu của hài hòa thực tế kế toán về đo lường là tăng tính có thể so sánh được của BCTC Để BCTC có thể so sánh được Việc lựa chọn cùng một phương pháp như vậy

sẽ giới hạn được một trong các yếu tố làm các chỉ số của các BCTC khác biệt mà không xuất phát từ khác biệt về kết quả hoạt động Mục tiêu của hài hòa CMKT về đo lường là tránh hoặc loại bỏ các chuẩn mực mâu thuẫn hoặc khác biệt cơ bản

2.1.3 M ối quan hệ giữa hài hòa chuẩn mực và hài hòa thực tế

Theo van der Tas (1988), hai từ “có thể so sánh được” và “hài hòa” là đồng nghĩa khi đo lường hài hòa thực tế kế toán Trên quan điểm này, về cơ bản, tiến trình

Trang 30

hài hòa kế toán chỉ có tác động duy nhất là thu hẹp số lượng phương pháp có thể lựa

chọn, làm tăng tính so sánh được của thông tin kế toán Ngoài ra, không có tác động nào đến các đặc điểm chất lượng khác Cũng dựa trên quan điểm này, ở góc độ khác,

có thể thấy rằng, nếu trong quá trình thu hẹp số lượng các phương pháp có thể lựa

chọn, các phương pháp được giữ lại hoặc sửa đổi, bổ sung đảm bảo phản ánh trung

thực, dễ hiểu hơn các hiện tượng kinh tế Đồng thời cung cấp được thông tin thích hợp hơn cho người sử dụng thì tiến trình hài hòa kế toán cũng chính là tiến trình làm tăng

chất lượng của BCTC nói chung và BCTC HN nói riêng Tuy nhiên, tương tự như kết

quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hài hòa CMKT với hài hòa thực tế kế toán, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hài hòa kế toán với chất lượng của BCTC cho thấy

việc tăng hài hòa CMKT cũng không chắc chắn dẫn đến tăng chất lượng BCTC của các DN

2.2 Giới thiệu về IASB và tiến trình phát triển hài hòa kế toán quốc tế 2.2.1 Lược trình phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là tên gọi của các chuẩn mực kế toán do Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành Quá trình hình thành

và phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tính từ khi Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế - IASC (tiền thân của IASB) được thành lập đã trải qua tròn bốn mươi năm với 02 giai đoạn khác nhau như sau (Trần Quốc Thịnh, 2013)

Giai đoạn trước 2001

Giai đoạn này bắt đầu khi IASC hình thành và kết thúc khi IASC hoàn tất quá trình tái cơ cấu chuyển giao vai trò cho IASB

Năm 1973, sau nhiều nỗ lực của các tổ chức nghề nghiệp kế toán trên thế giới, IASC hình thành với mục đích xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán vì lợi ích công chúng được chấp nhận và tuân thủ trên thế giới cũng như hướng đến việc cải thiện và hài hòa về các quy định liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính (IASC, 1998a)

Với các thành viên ban đầu là tổ chức nghề nghiệp đến từ 10 quốc gia, đến

cuối năm 2000, IASC có 156 thành viên đến từ 114 quốc gia Việc điều hành IASC

Trang 31

được thực hiện bởi một Ủy ban gồm đại diện tổ chức nghề nghiệp từ 13 quốc gia, được chỉ định bởi Hội đồng của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) Một chuẩn mực

kế toán quốc tế chỉ được thông qua khi có ít nhất ba phần tư số thành viên của Ủy ban đồng ý (IASC, 1998b)

Trong gần 30 năm, IASC ban hành được Khuôn mẫu lý thuyết về việc lập và trình bày báo cáo tài chính và 41 chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó có 31 chuẩn

mực có hiệu lực đến cuối năm 2000 Các chuẩn mực này được sử dụng làm cơ sở xây

dựng chuẩn mực kế toán tại nhiều quốc gia cũng như được chấp nhận bởi nhiều cơ quan quản lý thị trường chứng khoán

Một thành quả quan trọng trong giai đoạn này là thỏa thuận với Tổ chức quốc

tế các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (IOSCO) về việc phát triển các chuẩn

mực kế toán quốc tế phục vụ cho thị trường vốn năm 1995 với kết quả là năm 2000,

Ủy ban Kỹ thuật của IOSCO khuyến cáo các cơ quan quản lý thị trường vốn các nước cho phép các công ty nước ngoài được lựa chọn chuẩn mực kế toán quốc tế thay cho chuẩn mực kế toán quốc gia (Doupnik & Perera, 2007) Giai đoạn này kết thúc vào cuối năm 2000 với sự tái cấu trúc IASC hình thành IASB năm 2001

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Thực ra từ năm 1996, IASC đã bắt đầu nghiên cứu để cải cách cơ cấu tổ chức

của mình và năm 2001 Tuy nhiên phải đến năm 2001, IASB mới được thành lập thay thế chức năng ban hành chuẩn mực của IASC Cũng trong năm này, Tổ chức ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC Foundation) đã hình thành với chức năng giám sát hoạt động, cơ cấu và chiến lược cũng như tài trợ cho IASB

Mục tiêu hoạt động của IASB thay đổi đáng kể so với IASC, trong đó hướng đến việc hình thành một bộ chuẩn mực báo cáo tài chính toàn cầu, chất lượng cao

phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn cũng như các bên khác để đưa ra quyết định kinh tế; đồng thời thúc đẩy quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia

với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASC Foundation, 2010

Trang 32

IASB một mặt giữ lại các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành, một mặt ban hành các chuẩn mực mới là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành cũng được xem xét lại, chỉnh sửa và ban hành dưới tên chuẩn

mực báo cáo tài chính quốc tế khi thích hợp Trong hơn mười năm qua, đã có 13 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành và nhiều chuẩn mực kế toán

quốc tế được chỉnh sửa, bổ sung Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Framework) cũng được ban hành mới năm 2010

Thuật ngữ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được sử dụng theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chuẩn mực kế toán do IASB ban hành

Một trong những cột mốc trong giai đoạn này là thỏa thuận Norwalk 2002 với

Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) về việc hai bên hợp tác phát triển các chuẩn mực kế toán chất lượng cao cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong nước cũng như xuyên quốc gia Sau đó, hàng loạt dự án hội tụ giữa hai

hệ thống chuẩn mực có ảnh hưởng lớn nhất thế giới này đã được tiến hành Đồng

thời, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được chấp nhận ngày càng nhiều hơn tại các thị trường vốn trên thế giới Từ năm 2005, tất cả các thị trường vốn thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho việc lập báo cáo tài chính Quy định tương tự tại thị trường Canada (2011), Hàn quốc (2011), Nga (2012), Mexico (2012)… Hoa Kỳ đã cho phép các công ty nước ngoài niêm yết

tại nước này sử dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mà không cần chỉnh hợp

từ 1/1/20081 Bên cạnh đó, nhiều quốc gia hoặc thị trường vốn đã công bố kế hoạch

hội tụ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong những năm tới (IFRS, 2012c) Tóm lại, quá trình phát triển của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cũng là quá trình chuyển đổi từ mục tiêu “hài hòa” sang “hội tụ” với điểm mốc là năm 2001, khi IASC tái cơ cấu để thúc đẩy xa hơn quá trình hội tụ kế toán quốc tế

2.2.2 Bản chất của quá trình phát triển chuẩn mực BCTC quốc tế

Quá trình phát triển của chuẩn mực báo tài chính quốc tế trên được quan tâm nhiều bởi các nhà nghiên cứu về các tác nhân, sự thành công và trở ngại cũng như các tác độngđếnchấtlượngbáocáotàichínhvànềnkinhtế.Phầnphântíchtổngquandưới đây

Trang 33

nhằm tìm hiểu bản chất của quá trình phát triển của chuẩn mực báo tài chính quốc tế thông qua phân tích đặc điểm của quá trình này

Sự thành công của IASC/IASB có vẻ rất rõ ràng khi ngày càng nhiều quốc gia cũng như thị trường vốn thừa nhận chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho rằng cần có những bằng chứng thực nghiệm cũng như một sự phân tích sâu hơn

2.3 Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về ghi nhận doanh thu

Theo điều 8 Luật kế toán Việt Nam xác định chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Theo quan điểm kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán chính là nhưng qui định, hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các công việc kế toán và khi trình bày các thông tin trong các báo cáo tài chính sao cho đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính

2.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế

Với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, sự hình thành hàng loạt các công ty đa quốc gia, thị trường tài chính quốc tế và các hoạt động thương mại ngoài thế giới, các nhà đầu tư không chỉ hoạt động trong phạm vi khu

vực mà còn mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn thế giới Hoạt động kế toán không còn là vấn đề mang tính quốc gia mà cần phải được giải quyết ở tầm cỡ và quy mô

quốc tế Nhu cầu này đòi hỏi phải xúc tiến quá trình hài hòa, thống nhất chuẩn mực

kế toán các quốc gia, nhằm tạo ra một ngôn ngữ chung về kế toán, nâng cao tính khách quan và tính có thể tin cậy được của thông tin tài chính, giúp cho thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính có thể hiểu và so sánh được Muốn được như

vậy đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống chuẩn mực chung, vì vậy hệ thống chuẩn

mực kế toán quốc tế được hình thành.Năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ra đời tại London nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

+ Xây dựng và ban hành các Chuẩn mực kế toán (IASs) và để cho IASs được chấp nhận rộng rãi trên thế giới;

Trang 34

+ Cập nhật, cải tiến và biến đổi phù hợp các quy định về kế toán, chuẩn

mực kế toán và các thủ tục trình bày báo cáo tài chính

+ Phát huy tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của chuẩn mực kế toán quốc gia

và quốc tế với tư cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế giới

Sau một quá trình hoạt động, năm 2001 IASC được thay thế bởi IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – International Accounting Standards Board)

ra đời thay thế IASC và tồn tại cho đến ngày nay Nhiệm vụ của IASB là soạn thảo ra

những tiêu chuẩn quốc tế cho lĩnh vực kế toán, đó là những chuẩn mực Báo cáo Tình hình Tài chính Quốc tế - International Financial Reporting Standards, gọi tắt là IFRS

2.3.1.1 Tóm tắt nội dung chính của chuẩn mực kế toán quốc tế số 11

(IAS 11) – Hợp đồng xây dựng và chuẩn mực kế toán quốc tế

số 18 – Doanh thu a) Các định nghĩa

+ Doanh thu là những khoản làm tăng lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức phát sinh các dòng tiền vào hoặc tăng các tài sản hoặc giảm các khoản nợ dẫn đến làm tăng vốn chủ sở hữu, khác với việc tăng vốn do tăng các khoản đóng góp từ chủ sở hữu (đ.7)

+ Thu nhập bao gồm cả doanh thu và lợi nhuận Doanh thu là thu nhập phát sinh trong từ các hoạt động kinh doanh bình thường của một đơn vị kinh tế (“đơn vị”)

và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như doanh số, các khoản tiền lãi, cổ tức và tiền bản quyền

+ Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ của các bên thứ ba chẳng hạn như thuế doanh thu, hàng hóa và thuế dịch vụ và thuế giá trị gia tăng không phải là lợi ích kinh

tế mà chảy vào các doanh nghiệp và không dẫn đến sự gia tăng vốn chủ sở hữu Do

đó, chúng được loại trừ khỏi doanh thu Tương tự như vậy, trong một mối quan hệ đại

lý, lợi ích thu về gồm hoa hồng đại lý và số tiền gốc thu hộ nên doanh thu được ghi nhận chỉ là khoàn hoa hồng (đ.8)

+ Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá (đ.7)

Trang 35

+ Tiền lãi: Là chi phí cho việc sử dụng tiền hoặc các khoản tương đương tiền

mà các đối tượng bên ngoài phải trả

+ Tiền bản quyền: Là chi phí cho việc sử dụng các tài sản dài hạn của đơn vị, ví

dụ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền và phần mềm máy tính mà các đối tượng bên ngoài phải trả

+ Cổ tức: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn

(b) Hợp đồng phục chế hay phá hủy các tài sản và khôi phục môi trường sau khi phá hủy các tài sản

+ Hợp đồng xây dựng với giá cố định: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp thuận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng

+ Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu được hoàn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một khoản được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khoản phí cố định

+ Trong chuẩn mực này, hợp đồng xây dựng còn bao gồm:

(a) Hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản, như: Hợp đồng

tư vấn, thiết kế, khảo sát; Hợpđồng dịch vụ quản lý dự án và kiến trúc;

Trang 36

+ Tiền lãi từ việc cho các đối tượng khác sử dụng tài sản của đợn vị, thu tiền bản quyền, cổ tức (đ 1)

+ Doanh thu hợp đồng xây dựng

+ Chuẩn mực này không áp dụng cho doanh thu phát sinh từ hợp đồng cho thuê hoạt động hoặc thuê tài chính; cổ tức từ đầu tư được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu; Doanh thu bảo hiểm; thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản/nợ phải trả tài chính hoặc giá trị thanh lý của chúng; ghi nhận ban đầu và những thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp được quy định lần lượt theo thứ tự trong chuẩn mực kế toán quốc

tế số 17; 28; chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 4; chuẩn mực kế toán quốc tế

số 39; chuẩn mực kế toán quốc tế số 41

+ Chuẩn mực này cũng không áp dụng cho việc ghi nhận doanh thu phát sinh

từ việc thay đổi giá trị hợp lý của các tài sản ngắn hạn cũng như doanh thu từ khai thác quặng khoáng sản (đ.6)

c) Ghi nhận doanh thu

+ Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được (đ.9)

+ Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ (IAS 11 – đ 12)

+ Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

+ Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi

Trang 37

suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

• Lãi suất dùng để quy đổi số tiền danh nghĩa về hiện tại là 1 trong 2 lãi suất sau:

- Lãi suất của khoản tín dụng tương tự

- Lãi suất chiết khấu để quy các khoản tiền thanh toán trong tương lai về hiện tại ngang với giá bán của hàng hóa dịch vụ theo giá mua trả ngay (đ.11) + Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương

tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu (đ.12)

+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận

về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm (đ.12)

d) Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hang hóa, thành phẩm

+ Doanh thu được ghi nhận khi đáp ứng đồng thời 5 điều kiện ghi nhận doanh thu

+ Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận (đ.16)

+ Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền

sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận

Trang 38

được đủ các khoản thanh toán (đ.17)

+ Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước

sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không) Nếu doanh thu

đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi (đ.18)

+ Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Tuy nhiên, doanh thu sẽ không được ghi nhận khi các chi phí này không được đo lường một cách đáng tin cậy, trong những trường hợp này, bất cứ khoản tiền nào nhận được sẽ được ghi nhận là 1 khoản nợ phải trả (đ.19)

e) Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:

+ Khi kết quả của giao dịch về cung cấp dịch vụ có thể được ước tính một cách đáng tin cậy,

+ Doanh thu từ giao dịch được ghi nhận dựa trên đánh giá mức độ hoàn thiện của các giao dịch vào cuối kỳ báo cáo

+ Kết quả của giao dịch có thể được ước tính đáng tin cậy khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:

(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; (c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;

Trang 39

(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

+ Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi

f) Ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi không thể xác định một cách chắn chắn

+ Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà không tách biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thu từng kỳ được ghi nhận theo phương pháp bình quân trừ khi có phương pháp nào khác trình bày tốt hơn mức độ hoàn thành

+ Khi có một hoạt động nào đó là đáng kể hơn nhiều so với các hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được hoãn lại cho đến khi hoạt động đó được tiến hành (đ 25)

g) Ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau

+ Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi (đ.26)

+ Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác định được kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu có thể được ghi nhận bằng chi phí

đã ghi nhận và có thể thu hồi được Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn không thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Khi có bằng chứng tin cậy

về các chi phí đã phát sinh sẽ thu hồi được thì doanh thu được ghi nhận theo.quy định tại đoạn 20

Trang 40

h) Đo lường doanh thu cung cấp dịch vụ kéo dài qua nhiều kỳ

+ Việc ghi nhận doanh thu bằng cách tham chiếu đến giai đoạn hoàn thành một giao dịch thường được gọi tắt là tỷ lệ phần trăm của phương pháp hoàn thành Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế toán khi mà các dịch vụ đã được cung cấp Việc ghi nhận doanh thu trên cơ sở này cung cấp thông tin hữu ích về mức độ của các hoạt động dịch vụ đã được thực hiện trong một kỳ kế toán IAS 11 cũng yêu cầu việc ghi nhận doanh thu trên cơ sở này Các yêu cầu của chuẩn mực này được áp dụng chung cho việc ghi nhận doanh thu và chi phí liên quan cho giao dịch về cung cấp dịch vụ (đ.17)

+ 3 phương pháp để đánh giá mức độ hoàn thành:

a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;

(b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành;

(c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ

+ Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng (đ.24)

+ Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:

(a) Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ; (b) Giá thanh toán;

(c) Thời hạn và phương thức thanh toán

+ Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài chính và kế toán phù hợp Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ (đ.23)

i) Ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, bản quyền

+ Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:

(a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w