1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ths quan hệ quốc tế quan hệ việt nam campuchia (1991 2012)

101 895 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Công trình bao gồm hai phần chính, phần một trình bày khái quát về quan hệ Việt Nam – Campuchia qua các thời kỳ lịch sử đến năm 1991 cũng như những nhân tố tác động đến mối quan hệ này;

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN HẢI ANH

QUAN HỆ VIỆT NAM-CAMPUCHIA

1991-2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN HẢI ANH

QUAN HỆ VIỆT NAM-CAMPUCHIA

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Mục tiêu, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 12

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 13

5 Đóng góp của đề tài 14

6 Nguồn tài liệu 14

7 Bố cục Luận văn 15

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 - 2012 16

1.1 Tình hình thế giới và khu vực 16

1.1.1 Tình hình thế giới 16

1.1.2 Tình hình khu vực Đông Nam Á 17

1.2 Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia 19

1.2.1 Gia tăng ảnh hưởng thông qua chính trị ngoại giao 19

1.2.2 Gia tăng ảnh hưởng thông qua hợp tác kinh tế 21

1.2.3 Gia tăng ảnh hưởng văn hóa – xã hội 24

1.3 Tình hình Campuchia 25

1.3.1 Về chính trị 25

1.3.2 Về kinh tế - xã hội 26

1.3.3 Về đối ngoại 27

1.4 Truyền thống hợp tác Việt Nam và Campuchia 28

1.4.1 Về mặt địa lý cư dân và văn hóa 28

1.4.2 Khái quát quan hệ Việt Nam – Campuchia trước năm 1991 29

Trang 4

1.5 Chủ trương chính sách của chính phủ Việt Nam và Campuchia về

quan hệ song phương 32

1.5.1 Chủ trương chính sách của Việt Nam 32

1.5.2 Chủ trương chính sách của Campuchia 34

Tiểu kết 37

Chương 2.THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 – 2012 39

2.1 Quan hệ chính trị ngoại giao 39

2.2 Quan hệ quốc phòng an ninh 46

2.2.1 Về quốc phòng 46

2.2.2 Về an ninh 48

2.2.3 Vấn đề phân định biên giới lãnh thổ 51

2.3 Quan hệ kinh tế 58

2.3.1 Về thương mại 58

2.3.2 Về đầu tư trực tiếp 61

2.3.3 Về du lịch 62

2.3.4 Về giao thông vận tải 64

2.4 Quan hệ văn hóa – xã hội 65

2.4.1 Về giáo dục và đào tạo 65

2.4.2 Về y tế 67

2.4.3 Về cộng đồng người Việt ở Campuchia 69

Tiểu kết 72

Chương 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 - 2012 74

3.1 Những thành tựu 74

3.1.1 Trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, quốc phòng an ninh 74

Trang 5

3.1.2 Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội 77

3.2 Một số tồn tại 79

3.2.1 Trong việc phân định biên giới 79

3.2.2 Trong lĩnh vực kinh tế 80

3.2.3 Về cộng đồng người Việt ở Campuchia 81

3.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Campuchia trong những năm tiếp theo 82

3.3.1 Giải pháp thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh 82 3.3.2 Giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế 83

3.3.3 Giải pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực văn hóa – xã hội 84

Tiểu kết 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

2 AEC ASEANEconomic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN

3 APEC Asia-Pacific Economic

Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

4 ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

8 CNRP Cambodia National Rescue

Party

Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia

9 CPP Cambodia People’s Party Đảng Nhân dân Campuchia

12 FUNCINPEC Front Uni National pour un

Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, et Coopératif

Đảng Mặt trận Thống nhất Dân tộc

vì một nước Campuchia Độc lập, Trung lập, Hòa bình và Hợp tác

13 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

14 GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mekong mở rộng

17 TPP Trans-Pacific Strategic

Economic Partnership Agreement

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

18 UNTAC United Nations Transitional

Authority in Cambodia

Cơ quan quyền lực lâm thời Liên hợp quốc ở Campuchia

20 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có chung đường biên giới trên biển và trên đất liền, trong đó đường biên giới trên đất liền giữa hai nước dài 1.137 km, chạy qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia Lịch sử hai nước đã có mối quan hệ khăng khít, gắn bó lâu đời Trong thời kỳ thực dân, nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Mặc dù vậy, quan hệ Việt Nam - Campuchia cũng đã trải qua những thăng trầm nhất định Lịch sử cận hiện đại của hai nước đã cho thấy rằng, bất cứ sự biến động chính trị, kinh tế xã hội nào của nước này đều có tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến nước kia và ngược lại Trong thời đại hội nhập, khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đang nỗ lực hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 thì sự ràng buộc, tương tác giữa Việt Nam và Campuchia còn chặt chẽ hơn

Ngày 23/10/1991, Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia được ký kết tại Paris (Hiệp định hòa bình Paris năm 1991), Campuchia

đã từng bước có được hòa bình ổn định thực sự Chính vì vậy, quan hệ Việt Nam – Campuchia đã không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực theo phương châm

Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Mặc

dù đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng quan hệ Việt Nam – Campuchia từ năm 1991 đến nay vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục

Do đó, việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 –

2012 là việc làm hết sức cần thiết nhằm tìm ra những thành công, hạn chế cũng như những nguyên nhân và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Campuchia trong những năm tiếp theo Với những ý nghĩa như trên, tôi quyết

định chọn vấn đề Quan hệ Việt Nam – Campuchia (1991 – 2012) làm đề tài luận

văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế của mình

Trang 9

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu của các học giả Việt Nam

Là quốc gia láng giềng của Việt Nam do đó quan hệ Việt Nam – Campuchia

đã được nhiều học giả trong nước quan tâm nghiên cứu Có thể kể ra một số

công trình như: Đề tài cấp Bộ của Vụ châu Á II, Bộ Ngoại giao: Quan hệ Việt

Nam – Campuchia lịch sử, hiện tại và triển vọng Công trình bao gồm hai phần

chính, phần một trình bày khái quát về quan hệ Việt Nam – Campuchia qua các thời kỳ lịch sử đến năm 1991 cũng như những nhân tố tác động đến mối quan hệ này; phần hai phân tích quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2001 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội cũng như những giải pháp

thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Quan hệ Việt Nam – Campuchia: Hiện trạng và

giải pháp (2006); Đề tài cấp Nhà nước Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa

và pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia và những giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng biên giới giữa hai nước (2011); cuốn Những khía cạnh dân tộc – tôn giáo – văn hóa trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia do PGS.TS Phạm Đức Thành và TS Vũ Công Quý đồng chủ

biên, Nxb KHXH, 2009; cuốn sách Tam giác phát triển Việt

Nam-Lào-Campuchia, từ lý thuyết đến thực tiễn do PGS.TS Nguyễn Duy Dũng làm chủ

biên được xuất bản năm 2010; các bài tạp chí của Nguyễn Thành Văn đăng trên

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á: Nhìn lại quan hệ Việt Nam – Campuchia

năm 2006 (2/2007); Một số vấn đề nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Campuchia năm 2012, (3/2013); Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia trong những năm đầu thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học và chiến lược,

Viện chiến lược và Khoa học/Bộ Công an, Số 4.2013) Về cơ bản, các công trình này đã đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh trong quan hệ Việt Nam – Campuchia như vấn đề phân định biên giới, hợp tác trong tam giác phát triển cũng như các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia

Quan hệ Việt Nam – Campuchia cũng là chủ đề nghiên cứu của nhiều luận

văn, luận văn Có thể kể ra một số luận văn sau:Luận văn Thạc sĩ Nhân tố kinh

tế trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Campuchia (2008) của

Trang 10

Nguyễn Thanh Đức đã trình bày tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2008 Tác giả cho rằng kinh tế là một nhân tố quan trọng trong quan hệ giữa hai nước Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên triển vọng về quan hệ kinh tế đồng thời đưa ra những giải pháp để thúc đẩy mối quan

hệ này Lâm Ngọc Uyên Trân với luận văn Thạc sĩ Hợp tác du lịch giữa Việt

Nam và Campuchia: thực trạng và giải pháp (2008) đã đi sâu vào nghiên cứu

hợp tác du lịch giữa hai nước với các nội dung như tiềm năng du lịch của hai nước; khả năng hợp tác du lịch; thực trạng hợp tác du lịch và đề ra các giải pháp nhằm hợp tác có hiệu quả hơn Về vấn đề biên giới lãnh thổ, Lê Thị Trường An

trong luận văn thạc sĩ Quan hệ Việt Nam – Campuchia trong giải quyết vấn đề

biên giới lãnh thổ (2006) khẳng định việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ

trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, quá trình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước vẫn còn gặp những khó khăn như các vấn đề do lịch sử để lại, sự

chống đối của các đảng đối lập ở Campuchia… Về việc phân định biên giới biển

Việt Nam – Campuchia là đề tài luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hồng Phượng

(2005) Đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như thực trạng vùng biển Việt Nam, Campuchia; quan điểm của Việt Nam, Campuchia qua các thời kỳ, hiện trạng tranh chấp biển giữa hai nước và những giải pháp để phân định biên giới biển giữa hai nước Tóm lại, ở Việt Nam cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một các toàn diện, hệ thống về quan hệ Việt Nam-Campuchia giai đoạn 1991-2012

2.2 Tình hình nghiên cứu của các học giả Campuchia

Quan hệ Việt Nam – Campuchia cũng là chủ đề được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Campuchia Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu là luận văn

và khóa luận Có thể dẫn ra một số công trình như: Luận văn Mâu thuẫn giữa

các đảng phái chính trị ở Campuchia: Tác động đối với quan hệ Việt Nam – Campuchia (2005) của Roy Rasmey đã nêu lên được những khó khăn, phức tạp

do lịch sử để lại trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là vấn đề biên giới lãnh thổ và kiều dân Tác giả cho rằng, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái ở

Trang 11

Campuchia là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa hai nước Mặc dù vậy, tác giả cho rằng, dù đảng nào lên cầm quyền ở

Campuchia cũng phải coi trọng quan hệ với Việt Nam Luận văn thạc sĩ Quan

hệ chính trị Campuchia – Việt Nam 1979 – 1989 của Ka Mathul, Viện Hàn lâm

Hoàng gia Campuchia, 2003 Tác giả dành phần I của luận văn để khái quát mối quan hệ Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1945 - 1975 Trong phần II, tác giả nói về cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, đồng thời đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc lật đổ chế độ này và cho rằng Việt Nam và Campuchia đã hình thành một liên minh chặt chẽ Phần III của luận văn nói về quan hệ Việt Nam – Campuchia trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, giáo dục văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật Một công trình nữa cần phải

kể đến là khóa luận tốt nghiệp Chính sách của Vương quốc Campuchia đối với

Việt Nam từ năm 1993 đến nay của Sok Daret được bảo vệ tại Học viện Ngoại

giao, Hà Nội, 2008 Khóa luận gồm ba phần Phần một nêu lên những cơ sở cho việc xây dựng quan hệ Việt Nam Campuchia như lịch sử, địa lý… đồng thời khái quát quan hệ Campuchia – Việt Nam giai đoạn 1975 – 1993 Phần hai nói

về chính sách của Vương quốc Campuchia đối với Việt Nam từ 1993 đến nay Nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam – Campuchia, TS Chheang Vannarith,

Viện Hòa bình và Hợp tác Campuchia có bài viết Cambodia’s Economic

Relations with Thailand and Vietnam trên series CICP Working Paper No.25

năm 2008 Mở đầu bài viết, tác giả đề cập đến thực trạng kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993 Sau đó, tác giả đi sâu vào tìm hiểu quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia cũng như những nhân tố tác động đến mối quan hệ này Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến quan hệ hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia

Ngoài ra, các học giả Campuchia cũng đã đi vào nghiên cứu chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Campuchia Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Campuchia, nhưng những công trình này cũng góp phần cho thấy những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia Có thể

Trang 12

dẫn ra một số công trình: cuốn Cambodia ’ s Foreign Policy and ASEAN: from nonalignment to engagement (Chính sách đối ngoại của Campuchia với

ASEAN: từ không liên kết đến cam kết) của tác giả Kao Kim Hourn, xuất bản

tại Phnom Penh năm 2002 Đây là cuốn sách nói về chính sách đối ngoại của Campuchia đối với ASEAN, sự kiện Campuchia gia nhập ASEAN và những tổ chức có liên quan Diep Sophal đã phác họa khá thành công bức tranh quan hệ

quốc tế của Campuchia trong giai đoạn 1945 – 1991 trong cuốn Campuchia

chiến tranh và hòa bình 1945 – 1991: nhân tố khu vực và nhân tố thế giới,

Phnom Penh, năm 2010 Trong bức tranh này, quan hệ giữa Campuchia với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Liên Xô và Việt Nam được tác giả chia thành nhiều phân đoạn khác nhau theo từng chính thể ở Campuchia Quan hệ của Campuchia với các nước được tác giả nghiên cứu theo ba vấn đề: mục tiêu của quan hệ, quan hệ

và những nhân tố tác động đến quan hệ Công trình Tranh chấp biên giới giữa

Thái Lan và các nước láng giềng, Viện Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Hoàng

gia Campuchia, Phnom Penh, 2010, đã dành một phần để nói về tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Thái Lan Sách đã khái quát lịch sử tranh chấp biên giới giữa hai nước từ thế kỷ thứ XIII Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu phân tích vấn đề tranh chấp ngôi đền cổ Preah Vihear

Cuốn Hun Sen chính trị và quyền lực trong hơn 40 năm lịch sử Campuchia

của tác giả Chhay Sophal, xuất bản tại Phnom Penh năm 2012, nói về cuộc đời hoạt động chính trị của Hun Sen từ năm 1970 đến nay Mặc dù vậy, sách đã đề cập đến quan hệ của Campuchia với các nước như Mỹ, Việt Nam DCCH, Việt Nam CH, Thái Lan, Trung Quốc… và sự tác động lẫn nhau của các mối quan

hệ này Đặc biệt, sách dành một phần nói về quan hệ của Hun Sen với Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot và tái thiết Campuchia (1979 – 1989) Ngoài ra, tác giả cũng đã đề cập đến những mâu thuẫn chính trị nội bộ ở Campuchia và tác động của nó đối với quan hệ Việt Nam - Campuchia Nói tóm lại, ở Campuchia, cũng không có công trình nào

Trang 13

nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ Việt Nam-Campuchia giai đoạn 1991-2012

2.3 Tình hình nghiên cứu của các học giả trên thế giới

Có thể nói, chủ đề quan hệ Việt Nam – Campuchia trong những năm gần đây chưa thu hút được sự quan tâm của các học giả trên thế giới Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam – Campuchia trước năm 1991 lại thu hút được sự quan tâm

của nhiều học giả như: công trình La Chine et le règlement du premier conflit

d'Indochine, Genève 1954, Publications de la Sorbonne, 1979 của tác giả

François Joyaux, được Nxb Thông tin lý luận dịch và xuất bản tại Hà Nội năm

1981 với nhan đề “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương

lần thứ nhất” và cuốn Tam giác Trung Quốc- Campuchia- Việt Nam của tác giả

Wilfred Burchett, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986 Các tác giả có chung quan điểm khi cho rằng tại Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954 đã diễn

ra cuộc đấu tranh bảo vệ và tranh giành quyền lợi giữa các bên tham dự Các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đấu tranh vì lợi ích của chính mình

Cuốn Hun Sen strong man of Cambodia của các tác giả Harish C Mehta & Julie

B Mehta, Graham Brash, Singapore, 1999, nói về quá trình củng cố quyền lực của Hun Sen trong việc giải quyết các vấn đề về Campuchia sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu như trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, số lượng công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam –

Campuchia khá phong phú đa dạng, được nghiên cứu bởi các học giả Việt Nam, học giả Campuchia và học giả trên thế giới Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1991 – 2012

Thứ hai, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và

Campuchia, trong hai thập niên cuối thế kỷ XX tương đối phức tạp nên có khá nhiều công trình của các học giả trên thế giới đề cập đến việc giải quyết vấn đề Campuchia, trong đó có việc giải quyết quan hệ Việt Nam – Campuchia là một trong những nhân tố tạo ra vấn đề này

Trang 14

Thứ ba, do bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, đặc biệt là vấn đề ý thức hệ,

quan hệ Việt Nam – Campuchia trong hai thập niên cuối thế kỷ XX được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm, góc độ khác nhau, thậm chí là đối lập nhau Do đó, trong điều kiện đã có một khoảng thời gian nhất định, cần nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khoa học, khách quan hơn

Mặc dù vậy, những công trình nói trên vẫn là nguồn tài liệu tham khảo bổ

ích để thực hiện đề tài Quan hệ Việt Nam – Campuchia (1991 – 2012)

3 Mục tiêu, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quan hệ song phương giữa Việt Nam và Campuchia trong giai đoạn từ 1991-

2012, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam –

Campuchia trong những năm tiếp theo

3.2 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ song phương giữa Việt Nam

và Campuchia từ năm 1991 đến năm 2012

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012;

- Phân tích sự vận động của quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn

1991 – 2012 trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế và văn hóa

Trang 15

Về mặt nội dung, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng quan hệ song phương Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012 với các nội dung như các nhân tố tác động đến quan hệ giữa hai nước, thực trạng quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực chính trị ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội Ngoài ra, luận văn cũng sẽ nghiên cứu về những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ này

Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Campuchia trong khoảng thời gian từ 1991 – 2012 Tuy nhiên, Luận văn sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu quan hệ giữa hai nước từ 1993 – 2012 vì lý do đến năm 1993, chính thể Vương quốc Campuchia mới được tái lập

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận

Luận văn sử dụng cách tiếp cận mang tính hệ thống từ tổng thể đến cụ thể, từ bên ngoài vào bên trong Có nghĩa là quan hệ Việt Nam – Campuchia được xem xét trên phương diện song phương, đặt trong bối cảnh thế giới và khu vực với các mối tương tác lẫn nhau Mối quan hệ này sẽ được xem xét trên từng lĩnh vực cụ thể như chính trị ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế và văn hóa

xã hội Phương pháp luận quan trọng mà luận văn sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn áp dụng những lý thuyết về quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử (lịch đại và đồng đại) Phương pháp nghiên cứu lịch sử đồng đại sẽ dùng để nghiên cứu các nhân tố tác động đến quan hệ giữa hai nước Phương pháp lịch sử lịch đại sẽ được dùng trong nghiên cứu quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Campuchia trên các lĩnh vực cụ thể Phương pháp logic, so sánh và phân tích sẽ được dùng trong việc nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong những năm tiếp theo Ngoài các phương pháp nghiên cứu chủ yếu nêu trên, luận văn cũng sẽ

sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, mô tả, phỏng vấn chuyên gia

Trang 16

5 Đóng góp của đề tài

Về mặt thực tiễn, vì tầm quan trọng của nó nên quan hệ Việt Nam – Campuchia đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước Tuy nhiên, trước những biến đổi của bối cảnh thế giới, khu vực và đặc biệt là tình hình Campuchia trong những năm gần đây đã góp phần làm cho quan

hệ Việt Nam – Campuchia có những thay đổi rõ rệt Chính vì vậy, việc chỉ rõ ra được các nhân tố mới tác động đến quan hệ giữa hai nước, thực chất của quan hệ và những tồn tại hạn chế trong mối quan hệ này là những luận cứ khoa học quan trọng góp phần cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với Campuchia cũng như thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới

Về mặt khoa học, luận văn sẽ góp phần vào việc nghiên cứu chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Việt Nam và Campuchia Đặc biệt, nếu được nghiên cứu nghiêm túc, luận văn sẽ là một công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về quan hệ giữa Việt Nam – và Campuchia trong những năm đầu thế

kỷ XX Ngoài ra, luận văn cũng góp phần vào việc hệ thống hóa tư liệu có liên quan đến quan hệ Việt Nam – Campuchia Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về quan hệ Việt Nam – Campuchia

6 Nguồn tài liệu

Về loại tài liệu:

Tài liệu gốc là những văn kiện ngoại giao như hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận, thông cáo chung, tuyên bố chung giữa Việt Nam và Campuchia cũng như các văn bản mang tính pháp lý của Việt Nam và Campuchia như Hiến pháp, các đạo luật, những phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Campuchia, các số liệu thống kê, các chính sách được hai nước ban hành…

Tài liệu tham khảo (tài liệu thứ cấp) bao gồm các công trình nghiên cứu

về quan hệ Việt Nam – Campuchia như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận văn

Về nguồn tài liệu:

Trang 17

Tư liệu phục vụ đề tài này được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như các cơ quan lưu trữ, thư viện ở Campuchia và Việt Nam cũng như trên các trang thông tin điện tử của hai nước

Chương 2: Thực trạng quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 –

2012 Quan hệ hai nước được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước từ chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế thương mại và đầu tư Đồng thời cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại hợp tác trong giai đoạn này

Chương 3: Đánh giá quan hệ Việt Nam – Campuchia 1991 – 2012 Nêu bật những thành tựu đã đạt được bên cạnh những điểm tồn đọng hạn chế Luận văn cũng nêu một số khuyến nghị mang tính đóng góp định hướng làm sâu sắc hơn mối quan hệ này trong những năm tiếp theo

Trang 18

Chương 1

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 - 2012

1.1 Tình hình thế giới và khu vực

1.1.1 Tình hình thế giới

Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình an ninh chính trị trên thế giới có nhiều chuyển biến nhanh và phức tạp Trong bối cảnh đó, các nước lớn đều có chính sách để từng bước xác lập vị thế của mình Mỹ cố gắng duy trì sức mạnh và vai trò lãnh đạo thế giới, các nước lớn khác muốn vươn lên nắm giữ vai trò lớn hơn trên bàn cờ chính trị thế giới Chính vì vậy, một trật tự thế giới mới từng bước được hình thành – trật tự “nhất siêu đa cường” Trong trật tự mới, xu hướng quan hệ quốc tế chủ đạo là đối thoại, hòa hoãn, bình thường hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế

Ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược toàn cầu của mình Tại Đông Nam Á, Mỹ đã có những bước điều chỉnh chiến lược sau sự kiện 11/9/2001 nhằm tăng cường hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời tăng cường sự hiện diện trở lại của mình ở khu vực Trước sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, đặc biệt là việc nước này gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ đã thực hiện chiến lược “xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương” trong đó Đông Nam Á là trung tâm Vì vậy, một mặt Mỹ đẩy mạnh hợp tác chính trị ngoại giao với các nước trong khu vực, mặt khác Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư với các nước trong khu vực Những bằng chứng cụ thể là Mỹ đã tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)1

vào năm 2008 và đưa ra Sáng kiến Hạ nguồn Mekong vào năm 2009

1

TPP là tên viết tắt của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic

Economic Partnership Agreement ) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền

kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand

và Singapore ký vào ngày 03 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006 Hiện tại, thêm 8 nước đang

Trang 19

Với Trung Quốc, sau hơn 20 năm kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa (1978), đến năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 9 với GDP đạt 1072 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 800 USD Những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể Về mặt kinh tế, tăng trưởng kinh tế luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (năm 2009 đạt 9,2%; năm 2010 đạt 10,4%; năm 2011 đạt 9,2%, tăng trưởng cả năm 2012 đạt 7,5%)2

Năm 2002, kinh tế Trung Quốc chỉ đứng thứ 39 trên thế giới thì đến năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 02 thế giới, chỉ sau Mỹ GDP của nước này đã đạt 47.000 tỷ NDT (tương đương 7.460 tỷ USD) Cho đến nay, Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, tính đến cuối tháng 3/2012 đã lên đến con số 3.305

tỷ USD3 Trung Quốc nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á Trung Quốc đã đưa ra chiến lược ngoại giao với bốn trụ cột: Ngoại giao nước lớn; ngoại giao láng giềng; ngoại giao với các nước đang phát triển và ngoại giao đa phương

Những năm gần đây, Nga có sự phục hồi kinh tế ấn tượng và khôi phục vai trò, ảnh hưởng vốn có của mình Ấn Độ cũng có sự phát triển vượt bậc về kinh

tế và muốn vươn lên thành cường quốc khu vực Ngay từ những năm cuối thế kỷ XXI, Ấn Độ đã thực hiện Chính sách hướng Đông nhằm khôi phục ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á Nhật Bản từ lâu được xem là "người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là kẻ tí hon về chính trị" Chính vì vậy, Nhật Bản muốn thay đổi hình ảnh của mình bằng cách gây dựng ảnh hưởng chính trị trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á

1.1.2 Tình hình khu vực Đông Nam Á

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình Đông Nam Á có những biến động phức tạp, trong đó là việc Mỹ và Nga giảm dần sự hiện diện của mình bằng việc rút các căn cứ quân sự ra khỏi khu vực Việc này đã tạo cơ hội cho

Trang 20

Trung Quốc, nhảy vào lấp “chỗ trống” nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á Chính vì vậy, Đông Nam Á trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn Trong khi Mỹ đang nỗ lực chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương, thì Trung Quốc cũng tích cực gia tăng ảnh hưởng của mình đối với khu vực, đồng thời, các cường quốc khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, EU cũng tích cực can dự tới Đông Nam Á

Bên cạnh đó, tại Đông Nam Á, ASEAN cũng rất nỗ lực để củng cố nội khối

và phát huy vai trò trung tâm của mình Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, ASEAN nỗ lực kết nạp thành viên mới nhằm tránh cho các nước Đông Nam Á

bị lôi kéo, chia rẽ bởi các nước lớn Chính vì vậy, từ năm 1995 đến năm 1999, ASEAN đã lần lượt kết nạp các nước Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia vào tổ chức Như vậy, đến năm 1999, với việc Campuchia là quốc gia Đông Nam Á cuối cùng trở thành thành viên, mục tiêu biến ASEAN trở thành ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đã trở thành hiện thực Bước vào thế kỷ XXI, ASEAN đặt ra và nỗ lực thực hiện mục tiêu lớn lao hơn, đó là xây dựng Đông Nam Á thành một Cộng đồng các quốc gia hòa bình thịnh vượng Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN đã đưa ra ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2020 với ba trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC); Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) Để thực hiện mục tiêu này, năm 2004, ASEAN đã thông qua

Kế hoạch hành động Viêng Chăn Năm 2007, tại Cebu Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định đẩy nhanh lộ trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN Theo đó, Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành vào năm 2015 Năm

2009, tại Hua Hin Thái Lan, các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí đổi tên Cộng đồng An ninh ASEAN thành Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN (APSC) và nhất trí thông qua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN

Về đối ngoại, ASEAN đã chứng tỏ được vai trò trung tâm của mình bằng

Trang 21

lớn, trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và EU thông qua các cơ chế hợp tác như đối tác đối thoại, đối tác chiến lược, ASEAN + 1, ASEAN + 3…

Như vậy có thể thấy, giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động Trật tự hai cực sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành Trong trật tự mới, Mỹ là siêu cường duy nhất, tuy nhiên, một số nước lớn đã nổi lên, đặc biệt là Trung Quốc, đã tạo nên sự cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt Là một trong những địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ, khu vực Đông Nam Á, trong đó ASEAN là trung tâm, đã từng bước khẳng định được vị thế của mình Tuy nhiên, tình hình Đông Nam Á vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn xuất phát cả từ bên ngoài và bên trong khu vực

1.2 Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia

Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ Campuchia – Trung Quốc vẫn còn khá lạnh nhạt Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay, quan hệ Campuchia – Trung Quốc đã không ngừng phát triển Trung Quốc trở thành người bạn tốt, đáng tin cậy của Campuchia với việc không ngừng gia tăng ảnh hưởng ở Campuchia thông qua các lĩnh vực chính trị ngoại giao, kinh tế và văn hóa – xã hội…những điều đó không nằm ngoài mục đích áp đặt ảnh hưởng lên Campuchia, qua đó tác động chính sách đối ngoại trong khu vực Đông Nam Á

1.2.1 Gia tăng ảnh hưởng thông qua chính trị ngoại giao

Tháng 10/2000 và tháng 11/2002, lần lượt Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã thực hiện các chuyến viếng thăm chính thức Campuchia; tháng 5 và tháng 7 năm 2005, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen thăm Trung Quốc; ngoài

ra còn có các chuyến viếng thăm lẫn nhau của các quan chức cấp cao trong chính phủ và lãnh đạo các đảng phái chính trị hai bên

Đặc biệt, từ ngày 7-8/4/2006, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thăm chính thức Campuchia Campuchia và Trung Quốc ra Thông cáo chung, quyết

Trang 22

định thành lập quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Tiếp đó, tháng 11 năm 2008, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm Campuchia Năm 2009, hai nước đã có nhiều đoàn cán bộ cấp cao của nhà nước và các chính đảng viếng thăm lẫn nhau, như chuyến thăm Trung Quốc của Quốc vương Sihamoni vào đầu tháng 9; của lãnh đạo các đảng FUNCINPEC, Sam Rainsy và CPP vào tháng 6 và tháng 8; Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, đã có chuyến viếng thăm Trung Quốc và tham dự hội chợ ASEAN-Trung Quốc Expo diễn ra tại thành phố Nam Ninh vào ngày 15/10/2009; và chuyến viếng thăm Campuchia của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 22/12/2009 Tính đến 2014, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đi thăm Trung Quốc 11 lần

Việc thiết lập Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện dịp Thủ tướng

Campuchia Hun Sen thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 13-17/12/2010 đã nâng mối quan hệ này lên tầm cao mới Hai bên xác định các nội dung cơ bản của mối quan hệ này là duy trì các cuộc viếng thăm cấp cao và tăng cường trao đổi hợp tác giữa các cơ quan, ban, ngành của hai chính phủ, quốc hội, các đảng phái chính trị, lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương ; thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại, coi đây là động lực chính để phát triển quan hệ giữa hai nước; mở rộng các trao đổi quân sự và tăng cường hợp tác về các lĩnh vực an ninh phi truyền thống; tăng cường phối hợp trên các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương nhằm đảm bảo các lợi ích chung

Năm 2012, Campuchia là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, do đó Trung Quốc càng muốn tăng cường ảnh hưởng của mình nhằm có được sự ủng hộ của Campuchia đối với các tham vọng của Trung Quốc Chính vì vậy, các chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo hai nước, đặc biệt là của Trung Quốc đến Campuchia, đã diễn ra liên tục Từ ngày 5-7/2/2012, Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong đã có chuyến viếng thăm Bắc Kinh Trong chuyến thăm này, hai bên cam kết tăng cường sự hợp tác giữa hai nước Trong buổi tiếp Hor Namhong, Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Giả

Khánh Lâm nói: “Trung Quốc đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ đối tác

Trang 23

hợp tác chiến lược toàn diện với Campuchia và sẽ tiếp tục hợp tác song phương sâu sắc hơn nữa vì quan hệ của hai bên” đồng thời cho rằng “Campuchia là một người bạn tốt thực sự, một người bạn mà Trung Quốc thực sự tin cậy”4 Đặc biệt, từ ngày 30/3 đến 2/4/2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm chính thức Campuchia Đây là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đến Campuchia trong hơn một thập kỷ qua Sau

chuyến thăm này, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó nêu rõ: “…chuyến

thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Campuchia đã thu được thành công tốt đẹp, thúc đẩy Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Campuchia lên một tầm cao mới, có ý nghĩa dấu mốc quan trọng”5

1.2.2 Gia tăng ảnh hưởng thông qua hợp tác kinh tế

Về thương mại, trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều

Trung Quốc – Campuchia liên tục gia tăng mạnh mẽ Cụ thể là từ 12,46 triệu USD năm 1992 lên 120,70 triệu USD năm 1997; 223,57 triệu USD năm 2000; 735,90 triệu USD năm 2006; và 1,442 tỷ USD năm 2010; đặc biệt là con số 2,5

tỷ USD năm 2011 (tăng 73,5% so với cùng kỳ năm trước), đến năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 2,923 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước6 Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Campuchia vào ngày 31/3/2012, hai bên đã cam kết nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 20177 Sản phẩm hàng hóa Trung Quốc

4 Theo bài China, Cambodia vow to further promote strategic partnership, đăng trên

http://news.xinhuanet.com/english/china/2012-02/06/c_131394408.htm

5 Tuyên bố chung Trung Quốc – Campuchia ngày 2/4/2012 (Tiếng Khmer), http://www.mfaic.gov.kh/

6 Phòng Tham tán kinh tế thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Campuchia, ngày 6/3/2013,

http://cb.mofcom.gov.cn/article/jmxw/xmpx/201303/20130300045530.shtml truy cập ngày 8/3/2013

7

Phòng tham tán kinh tế thương mại, Đại sứ quán CHND Trung Hoa tại Vương quốc Campuchia, ngày

03/04/2012,

Trang 24

xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là nguyên liệu may mặc, máy móc thiết bị,

xe máy, thực phẩm, sản phẩm điện tử, đồ gia dụng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, v.v Trong khi đó, Trung Quốc nhập từ Campuchia chủ yếu là khoáng sản, các mặt hàng nông – lâm – ngư nghiệp8

Về đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia

ngày càng gia tăng: từ 138 triệu USD năm 1998 tăng lên 461 triệu USD năm

2007 Năm 2008, Trung Quốc vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia với tổng số vốn lên đến 4,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% tổng vốn đầu tư vào Campuchia Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia, từ năm 1994 đến tháng 7 năm 2012, Trung Quốc đầu tư vào Campuchia là 9,05 tỷ USD Theo Báo cáo của Hội đồng Đầu tư Campuchia, trong giai đoạn 1994 – 2013, Trung Quốc có 492 dự án đầu tư ở Campuchia với tổng số vốn lên đến 9.611.420.501 USD, chiếm 20,03% FDI của Campuchia Riêng trong 3 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia 30 dự án với số vốn là 190.210.189 USD Tính chung cho đến nay, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia 522 dự án với tổng số vốn khoảng 9,8 tỷ USD9

Ngoài các dự án đã và đang thực hiện, Trung Quốc còn cam kết đầu tư nhiều dự án lớn có vốn hàng tỷ, thậm chí chục tỷ USD vào Campuchia10

Về viện trợ phát triển, để gia tăng ảnh hưởng của mình tại Campuchia,

Trung Quốc đã thực thi chính sách tăng cường viện trợ phát triển, là nhà cung

http://cb.mofcom.gov.cn/article/zxhz/ztdy/201204/20120408049311.shtml , truy cập ngày 8/3/2013; Xem thêm

trong, Nhân Dân Nhật báo, ngày 01 tháng 04 năm 2012

8 http://www.asean-china-center.org/english/2012-02/10/c_131403060.htm , truy cập ngày 28/2/2013

9

Cambodian Investment Board, Projects Approved by Contry from 01-Aug-1994 through 31-Dec-2013

10 Năm 2012, sau các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Campuchia, các nhà đầu tư Trung Quốc đã cam kết đầu tư nhiều dự án vào Campuchia như nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Kampot công suất 300 MW

có tổng số vốn đầu tư 400 triệu USD; một đập thủy điện có công suất 400 MW ở tỉnh Stung Treng; một nhà máy

xi măng có công suất 1,1 triệu tấn; một nhà máy lọc dầu có công suất 5 triệu tấn/năm ở tỉnh Preah Sihanouk Tháng 8/2012, công ty Ruijin Investment Holding Ltd thuộc tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch đầu tư vào 3 dự

án trong 10 năm với tổng số vốn 6,5 tỷ USD: i) Dự án trồng lúa cao sản 400 triệu USD, ii) dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Sihanouk-Hainan City với tổng giá trị đầu tư cho khu bất động sản mua đứt đất đai trị giá 5,8 tỷ USD và iii) dự án chăn nuôi bò 300 triệu USD Đặc biệt, vào ngày 31/12/2012, Tập đoàn Công nghiệp khai mỏ sắt - thép Campuchia và Tập đoàn Cầu - đường sắt Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt dài 404 km từ tỉnh Preah Vihear đến Koh Kong và một cảng biển có công suất 50 triệu tấn hàng hóa mỗi năm tại Koh Kong với tổng số vốn đầu tư lên đến 9,6 tỷ USD và một nhà máy thép có vốn đầu tư 1,6 tỷ USD tại tỉnh Preah Vihear Trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Hun Sen từ ngày 6 đến 8/4/2013, hai bên đã ký kết

Trang 25

cấp viện trợ phát triển chủ yếu cho Campuchia Những khoản viện trợ phát triển này được sử dụng trong các dự án xây dựng đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, phát triển y tế, giáo dục cũng như các dự án khác về an sinh xã hội Năm

2006, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới Campuchia, nước này đã cam kết cung cấp một khoản viện trợ và cho vay lên đến 600 triệu USD Tiếp đó, năm 2007, Trung Quốc lần đầu tiên tham gia vào Diễn đàn Hợp tác Phát triển ở Campuchia và là nhà tài trợ lớn nhất Năm 2008, Trung Quốc đóng góp đến 27% tổng mức cam kết viện trợ của các nước, vượt

EU với mức 23% và Nhật Bản 11% Tương tự, năm 2009 Trung Quốc là nước

có số lượng viện trợ lớn nhất cho Campuchia với mức 257 triệu USD, tiếp đó là

EU với 214 triệu USD và Nhật Bản 112 triệu USD Tính đến năm 2011, tổng số tiền viện trợ phát triển của Trung Quốc cho Campuchia khoảng 2,1 tỷ USD, bao gồm cả viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi

Ngoài viện trợ phát triển, Trung Quốc còn là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Campuchia Sau khi viện trợ 2,8 triệu USD về trang thiết bị quân

sự cuối năm 1997, Trung Quốc đã hỗ trợ tài chính cho lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia để xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm doanh trại, trường học, bệnh viện cho quân đội, đào tạo sĩ quan tại Trung Quốc Trung Quốc cũng đã giúp Campuchia về tài chính để nâng cấp sân bay quân sự ở Kampong Chhnang Năm 2006, Trung Quốc cho Campuchia vay 60 triệu USD để mua 6 tàu tuần duyên, đồng thời Trung Quốc cũng giúp Campuchia nguồn tài chính để duy tu, bảo dưỡng số tàu này tại căn cứ hải quân Ream ở miền nam nước này.

Tháng 5/2010, nhân chuyến tham dự triển lãm Expo tại Thượng Hải, Thủ tướng Hun Sen đã có cuộc gặp gỡ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào Trong cuộc gặp gỡ này, Trung Quốc cam kết viện trợ cho Campuchia 257 xe quân sự Số xe này lẽ

ra được Mỹ viện trợ nhưng vì hành động dẫn độ 20 người tị nạn hồi giáo Duy Ngô nhĩ (Uighur) nên đã bị Mỹ huỷ bỏ Tháng 6/2011, Trung Quốc viện trợ cho Campuchia 17 container trang thiết bị quốc phòng, trong đó có 50.000 bộ quân phục và giày dép Tháng 8/2011, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng

Trang 26

Campuchia Tea Banh thăm Trung Quốc và được cam kết rằng Trung Quốc sẽ cho Campuchia vay 195 triệu USD để mua 12 máy bay trực thăng Z-9 của Trung Quốc Cuối tháng 5/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt thăm Phnom Penh và ký kết một thỏa thuận với Campuchia Theo

đó, phía Trung Quốc sẽ giúp Campuchia 120 triệu nhân dân tệ (20 triệu USD) để xây dựng các quân y viện, trường đào tạo quân sự cho Quân đội Hoàng gia Campuchia

1.2.3 Gia tăng ảnh hưởng văn hóa – xã hội

Để tăng cường ảnh hưởng văn hóa – xã hội, Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa bao gồm những nội dung chủ yếu sau: i) Thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa; ii) Thành lập Học viện Khổng Tử; iii) Xuất khẩu các sản phẩm văn hóa như truyền hình, phim ảnh, âm nhạc… Để đạt được mục tiêu, Trung Quốc sử dụng sức mạnh của thông tin truyền thông như báo chí, phát thanh truyền hình… Theo nguồn tin đáng tin cậy, hiện nay ở Campuchia có 02 đài phát thanh tiếng Trung (một đài có trụ sở ở Phnom Penh, một đài có trụ sở ở Siem Reap); 04 nhật báo tiếng Trung (Jianhua Daily – Cambodian Chinese Newspaper (Nhật báo tiếng Hoa Campuchia), đây là tờ báo cộng tác với Tân Hoa xã, hàng ngày cập nhật các tin tức từ Trung Quốc; Sin Chew Daily (Tinh châu Nhật báo là tờ báo do Cộng đồng người Hoa ở Malaysia kết hợp với Cộng đồng người Hoa ở Campuchia sáng lập; The Commercial New do cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc ở Campuchia sáng lập; và tờ Phnom Penh Evening Post); 01 tạp chí tiếng Trung phát hành miễn phí một tháng một số (tạp chí này thuộc Tân Hoa xã); 01 đài truyền hình tiếng Trung (kênh Bayon 1 do con trai Hun Sen đứng đằng sau) Giống như Việt Nam và một số nước khác, hiện nay tại Campuchia, các đài truyền hình dành tần suất cao và thời lượng lớn để phát các bộ phim của Trung Quốc Tại Phnom Penh, sách báo tiếng Trung được bày bán khắp nơi với đầy đủ các thể loại như kinh tế, văn hóa, chính trị…

Cùng với sự gia tăng về đầu tư và viện trợ là dòng người nhập cư xuống Campuchia Theo ước tính, có khoảng từ 50-300.000 người mới nhập cư vào Campuchia trong vai trò những người lao động, buôn bán nhỏ, chưa kể tới con

Trang 27

số không thể tính được ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa11 Hiện nay, cộng đồng người Hoa ở Campuchia đạt xấp xỉ 5-7% tổng dân số, tức khoảng gần 1 triệu người Chủ tịch Hội Hoa kiều tại Campuchia do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng phụ trách Nội các Sok An đứng đầu (người gốc Hoa)

Thông qua giáo dục cũng được Trung Quốc ưu tiên Hiện ở Campuchia có khoảng 75 trường dạy tiếng Trung với khoảng 40.000 đến 50.000 học sinh Một

bộ phận giáo viên được đưa từ Trung Quốc sang và được chính phủ Trung Quốc trả lương; dành cho Campuchia hàng nghìn suất học bổng trên hầu hết các lĩnh vực sang học tại các trường đại học ở Trung Quốc; năm 2009, Trung Quốc cũng

đã chính thức mở học viện Khổng Tử tại Campuchia (tại trường Đại học Tổng hợp Hoàng gia Campuchia)

Nói về ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ở Campuchia, Thủ tướng

Campuchia cũng phải thú nhận rằng: “Chính phủ Campuchia dưới sự lãnh đạo

của ông không thể ngăn chặn được ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc đang

ăn sâu vào gốc rễ xã hội văn hóa Khmer hàng ngày…thậm chí trong dòng họ ông văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng tràn vào đến trong nhà”12

đó là Hội đồng dân tộc tối cao do Norodom Sihanouk làm chủ tịch và Cơ quan lâm thời của Liên hiệp quốc ở Campuchia (UNTAC) Dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần thứ nhất đã diễn ra từ ngày 23 – 28/5/1993, kết quả: Đảng FUNCINPEC 58 ghế, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP): 51 ghế, Đảng Dân chủ Tự do Phật giáo (BLDP): 10 ghế và đảng Molinaka: 1 ghế Tháng 9/1993, Quốc hội khóa I họp thông qua Hiến pháp mới

Trang 28

Theo Hiến pháp, Campuchia là nước có thể chế quân chủ lập hiến với chế độ chính trị tự do dân chủ đa đảng Quốc hội đã phê chuẩn thành phần Chính phủ Liên hiệp Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ I với công thức đồng Thủ tướng (Norodom Ranarith và Hun Sen) Kể từ đó đến năm 2012, Quốc hội Campuchia

đã trải qua bốn kỳ bầu cử

Bên cạnh đó, hệ thống chính trị ở Campuchia cũng từng bước được bổ sung

và hoàn thiện Thượng viện được thành lập vào năm 1999 với nhiệm kỳ 06 năm Cho đến nay, Thượng viện Campuchia đã trải qua 3 kỳ bầu cử vào các năm

1999, 2006 và 2012 Năm 2008, Campuchia ban hành Luật bầu cử Hội đồng Tỉnh/Thành phố và Huyện/Quận Theo đó, các hội đồng này có nhiệm kỳ 5 năm

và được bầu gián tiếp Cho đến nay các hội đồng này đã trải qua 2 kỳ bầu cử vào các năm 2009 và 2014 Trước năm 2002, hội đồng Xã/Phường cũng như các chức vụ trưởng, phó chính quyền cấp xã/phường được bổ nhiệm từ trên xuống Năm 2001, Campuchia ban hành Luật bầu cử Hội đồng Xã/Phường Cho đến nay, Campuchia đã tổ chức thành công 3 lần bầu cử Hội đồng Xã/Phường vào các năm 2002, 2007 và 2012

Một điểm nổi bật trên chính trường Campuchia giai đoạn 1991 – 2012 là sự gia tăng ảnh hưởng của đảng CPP và các đảng đối lập (SRP và HRP) trong khi

đó ảnh hưởng của đảng FUNCINPEC bị suy giảm nghiêm trọng Ngoài ra, ở Campuchia còn có một đảng đối lập khác là đảng Nhân quyền (HRP), do ông Kem Sokha thành lập vào ngày 22/7/2007, đây là đảng đối lập lớn thứ hai ở Campuchia 8/2012, đảng Sam Rainsy và đảng Nhân quyền sáp nhập thành đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) do ông Sam Rainsy làm chủ tịch, ông Kem Sokha làm phó chủ tịch

Có thể nói, tình hình chính trị Campuchia diễn biến phức tạp do các phe phái chính trị hợp tác đan xen để tranh giành quyền lực, tuy nhiên vai trò lãnh đạo nòng cốt vẫn nổi bật là Đảng Nhân dân Campuchia

1.3.2 Về kinh tế - xã hội

Trang 29

tế khá cao Trung bình từ năm 1991 đến 2008, GDP hàng năm tăng trưởng bình quân 8.14%, trong đó khu vực công nghiệp tăng trưởng đến 14.23%, khu vực dịch vụ tăng trưởng 8.42%, và khu vực nông nghiệp tăng trưởng 4.2% Liên tục trong 4 năm từ 2004 đến 2007, tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình năm đạt trên 10%, đặc biệt năm 2005 tỷ lệ này là 13,3% Trong vòng 10 năm, tính từ năm

1998 đến năm 2008, tăng trưởng GDP đạt trung bình 9.1%/năm Từ năm 2010 đến nay, Campuchia đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình năm khoảng 7%, GDP bình quân đầu người tăng từ 760 USD năm 2008 lên 1000 USD năm 2012

và 1060 USD năm 2013, tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức thấp: năm 2012 là 5%, năm 2013 là 3%13

Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 35% năm 2004 xuống còn 20% năm

2012 Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội được nâng cấp và xây mới, đặc biệt là hệ thống đường xá, cầu cống Giáo dục, y tế cũng có bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao Tuy nhiên, Campuchia vẫn là quốc gia nghèo trong khu vực, có thu nhập bình quân đầu người thấp Khoảng ¼ dân số Campuchia sống ở mức đói nghèo với thu nhập dưới 1,25 USD/ngày và phần lớn sống ở nông thôn Nền kinh tế Campuchia vẫn còn dựa vào một số ngành chủ chốt như dệt may, du lịch, nông nghiệp và thực tế nhập khẩu hầu hết thực phẩm từ các nước láng giềng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng của đất nước của thương mại trong những năm qua

1.3.3 Về đối ngoại

Campuchia chủ động và từng bước hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế trong

khu vực Campuchia tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế và đã trở thành

thành viên thứ 10 của ASEAN (tháng 4/1999); thành viên chính thức thứ 148 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (tháng 10/2004), gia nhập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (tháng 10/2004) và đang tích cực vận động để tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong thời gian sớm nhất Campuchia là thành viên tích cực trong các cơ chế hợp tác khu vực như Uỷ hội

Mê Công quốc tế (MRC); Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS); Khu vực

13 http://www.moc.gov.kh/Graphs/StatisticGraphs.aspx?MenuID=48#8

Trang 30

Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia (CLV); Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawadi - Chao Praya - Mekong (ACMECS); Hành lang kinh tế Đông Tây (WEC) 14 Campuchia đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN và tổ chức thành công các Hội nghị trong khuôn khổ hợp tác khu vực vào năm 2002 và năm 2012

Campuchia đã từng bước thiết lập và tăng cường quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, bao gồm nhiều nước láng giềng châu Á và những đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ… Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các nước láng giềng như Lào, Thái Lan và Việt Nam, Campuchia cũng chú trọng xây dựng và củng cố quan hệ Riêng với Thái Lan, quan hệ về cơ bản là tốt đẹp nhưng cũng có những tranh chấp bất đồng, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ xung quanh khu vực ngôi đền Preah Vihear Về vấn đề này, hai bên tiếp tục đàm phán để từng bước rút quân khỏi khu vực tranh chấp biên giới ở khu vực Preah Vihear

1.4 Truyền thống hợp tác Việt Nam và Campuchia

1.4.1 Về mặt địa lý cư dân và văn hóa

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới trên biển và trên đất liền Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước dài 1.137 km, chạy qua 10 tỉnh của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăc, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang và Kiên Giang) và 9 tỉnh của Campuchia (Rattanakiri, Mondulkiri, Kratie, Tboung Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kampong Cham, Takeo và Kampot)

Việt Nam và Campuchia còn có chung một dòng sông, đó là dòng Mekong

Từ Campuchia, dòng sông này chia thành hai nhánh đổ vào Việt Nam, đó là sông Tiền và sông Hậu Sông Mekong đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng

480 km, có diện tích lưu vực khoảng 163.000 km2

, chiếm đến 90% diện tích tự nhiên của Campuchia và 21% diện tích lưu vực sông Mekong Ngoài ra, Campuchia còn có sông Bassak và sông Tonle Sap là hai nhánh chính của sông

Trang 31

Mekong ở Campuchia Sông Bassak chảy về phía nam khi vào đến lãnh thổ Việt Nam được gọi là sông Hậu15 Sông Tonle Sap đổ vào hồ Tonle Sap (người Việt thường gọi là Biển Hồ), một hồ nước ngọt lớn nhất Châu Á

Về mặt cư dân, cả Việt Nam và Campuchia đều là những quốc gia đa dân tộc, trong khi Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống thì Campuchia có 24 dân tộc Về cơ bản, các tộc người sinh sống ở Việt Nam và Campuchia đều thuộc nhóm Nam Á, một trong những nhóm lớn của người Mongoloid phương Nam Cộng đồng người Khmer Nam Bộ (tập trung nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang và Kiên Giang) là một trong những cộng đồng dân tộc thiểu số lớn ở Việt Nam Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cộng đồng này

có số lượng khoảng 1,3 triệu người

1.4.2 Khái quát quan hệ Việt Nam – Campuchia trước năm 1991

Giai đoạn thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1945): Vào cuối thể kỷ XIX,

cả Việt Nam và Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp và nằm trong Liên bang Đông Dương Dưới sự cai trị hà khắc của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam và Campuchia đã vùng lên chống Pháp

Sau khi đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, tình đoàn kết giữa Việt Nam

và Campuchia càng được thắt chặt Hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Đông

Dương tháng 5/1941 đề ra chủ trương “Việt Nam độc lập đồng minh cần phải

cần phải giúp đỡ nhân dân Lào thành lập Ai Lao độc lập đồng minh và nhân dân Campuchia thành lập Cao Miên độc lập đồng minh tiến tới thành lập mặt trận thống nhất toàn Đông Dương nhằm đánh đuổi kẻ thù chung là đế quốc Nhật – Pháp, giành độc lập cho mỗi nước”16 Thực hiện chủ trương này liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia đã được xây dựng, củng cố và phát triển

15 Sông Mekong chảy đến địa phận Phnom Penh gặp sông Bassak và sông Tonle Sap tạo thành ngã tư sông, khu vực này người Campuchia gọi là sông Bốn Mặt Từ ngã tư này, sông Mekong chảy về phía nam qua lãnh thổ Việt Nam được gọi là sông Tiền, sông Bassak cũng chảy về phía nam vào lãnh thổ Việt Nam gọi là sông Hậu

16 50 năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr 60

Trang 32

Giai đoạn 1945 – 1954: Sau khi Việt Nam giành được độc lập (1945), thực

dân Pháp quay trở lại Đông Dương, nhân dân hai nước tiếp tục đoàn kết với nhau đánh đuổi thực dân Pháp Với sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam, cách mạng Campuchia đã có bước phát triển mạnh mẽ Tháng 4/1950, Đại hội toàn quốc các lực lượng kháng chiến Campuchia đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Campuchia do Sơn Ngọc Minh làm chủ tịch Tháng 2/1951, tại đại hội lần thứ hai, đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào và Campuchia một đảng riêng để lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước Thực hiện quyết định này, ngày 28/6/1951, đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia được thành lập Dưới sự lãnh đạo của đảng và sự hỗ trợ của cách mạng Việt Nam, phong trào kháng chiến ở Campuchia phát triển mạnh mẽ

Giai đoạn 1954 – 1975: quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn này

tương đối phức tạp với các tầng, mức quan hệ đan xen và tác động lẫn nhau vì Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền còn Campuchia trải qua hai chế độ

đó là chế độ Vương quốc Campuchia (1954 – 1970) và Cộng hòa Khmer (1970 – 1975) Khi quan hệ giữa Vương quốc Campuchia với chính quyền Sài Gòn ngày càng xấu đi thì quan hệ của Vương quốc này với Việt Nam DCCH lại có

sự tiến triển đáng kể Cụ thể là vào ngày 24/6/1967, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Kể từ khi cắt đứt quan hệ với chính quyền Sài Gòn, ở một mức độ nào đó, Campuchia đã ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam bằng việc cho phép quân đội Việt Nam hành quân và lập căn

cứ trên lãnh thổ Campuchia Có thể nói, đây là sự giúp đỡ rất đáng quý của Campuchia Về quan hệ giữa đảng Lao động Việt Nam với đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, sau năm 1954, hai đảng vẫn giữ được mối quan hệ khá mật thiết Quan hệ giữa hai đảng đã có sự thay đổi kể từ khi Pol Pot nắm quyền lãnh đạo đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia vào năm 1963 Ngày 18/3/1970, Lon Nol đảo chính lật đổ chính quyền của Norodom Sihanouk, sau đó, lập nên chính thể Cộng hòa Khmer Sau khi được thành lập, Cộng hòa Khmer đã cắt quan hệ với Việt Nam DCCH và tái lập quan hệ với chính quyền Sài Gòn Lúc này quan

Trang 33

hệ Việt Nam – Campuchia diễn ra theo hai chiến tuyến đối lập nhau giữa một bên là Việt Nam DCCH, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lực lượng của Pol Pot và lực lượng ủng hộ Sihanouk với một bên là chính quyền Sài Gòn và Cộng hòa Khmer

Giai đoạn 1975 – 1979: sau khi thắng Mỹ và chính quyền Lon Nol

(4/1975), thể chế Campuchia Dân chủ được thành lập ở Campuchia Kể từ đây, quan hệ Việt Nam – Campuchia là quan hệ giữa hai nhà nước theo đường lối XHCN Về bề ngoài, hai nước đã có quan hệ tương đối tốt đẹp với các viếng thăm của lãnh đạo hai nước được thực hiện như chuyến viếng thăm Việt Nam của Campuchia do Pol Pot vào tháng 6/1975 và chuyến thăm Campuchia của Tổng bí thư Lê Duẩn vào tháng 7/1975 Tuy nhiên, sau khi lên cầm quyền, Pol Pot đã thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến, đặc biệt là với các nước láng giềng bằng việc cho quân khiêu khích dọc biên giới Việt Nam, Lào và Thái Lan Đối với Việt Nam, chính quyền của Pol Pot đã thực hiện chính sách thù địch và hiếu chiến, coi Việt Nam là kẻ thù chính, kẻ thù truyền kiếp Campuchia Dân

chủ cho rằng “… mâu thuẫn Campuchia và Việt Nam là mâu thuẫn chiến lược

Mâu thuẫn dân tộc với dân tộc bây giờ lại thêm mâu thuẫn giữa đường lối xét lại với với đường lối của chủ nghĩa Mac – Lenin chân chính Cả hai mâu thuẫn này quyện chặt vào nhau Những mâu thuẫn này sẽ tồn tại mãi mãi, không bao giờ giải quyết được bằng chính trị” và “Giải quyết bằng chính trị thì không có hi vọng Giải pháp thứ hai là bằng quân sự Do đó phải sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt cả ngày lẫn đêm, quyết không cho địch vào xâm lược”17 Nguy hiểm hơn, Pol Pot còn xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam chiếm đất Campuchia và xếp Việt Nam trong danh sách kẻ thù của Campuchia ngang hàng với Mỹ Trong diễn văn kỷ niệm lần thứ 18 ngày thành lập đảng Cộng sản Khmer, Pol Pot cho

rằng “Trên trường quốc tế, đế quốc Mỹ cũng như Duôn (ám chỉ Việt Nam) đều

ra sức tập hợp lực lượng ép buộc Campuchia ký hiệp định ngừng bắn theo chủ trương và ý đồ của Kissinger và Lê Đức Thọ Ở trong nước, chúng ta vừa phải đánh đế quốc Mỹ, vừa phải đánh bọn Thiệu, vừa phải đánh Lon Nol và cả bọn

17

Nghị quyết Quân ủy quân khu miền Đông Campuchia năm 1977

Trang 34

Duôn nữa vì chúng có mưu đồ thâm độc muốn giết ta từ sau lưng để chiếm đất nước ta”18 Chính vì vậy, ngay từ tháng 5/1975, chính quyền Pol Pot đã gây ra vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam bằng việc cho quân đánh các đảo Thổ Chu và Phú Quốc của Việt Nam Không dừng lại ở đó, Campuchia Dân chủ còn cho quân nhiều lần đánh vào các tỉnh biên giới của Việt Nam Về mặt ngoại giao, Campuchia Dân chủ từ chối các đề nghị đàm phán của Việt Nam và đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào tháng 12/1977 Từ tháng 4/1977, Campuchia sử dụng 19 sư đoàn trong tổng số 23 sư đoàn của quân đội tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam Trước sự hiếu chiến của Campuchia Dân chủ, Việt Nam không còn cách nào khác là phải tự vệ để bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ Ngày 2/12/1978, Việt Nam giúp đỡ các lực lượng chống chính quyền Pol Pot ở Campuchia thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia Ngày 7/1/1979, với sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ Campuchia Dân chủ

Giai đoạn 1979 – 1991: sau khi chế độ Campuchia Dân chủ bị lật đổ, nhà

nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời, quan hệ Việt Nam – Campuchia là quan hệ giữa hai quốc gia theo đường lối XHCN Chính vì vậy, quan hệ giữa hai nước diễn ra rất tốt đẹp với việc hai bên ký kết nhiều hiệp định hiệp ước như Hiệp ước hòa bình và hữu nghị (2/1979); Hiệp định về vùng nước lịch sử năm 1982; Hiệp định về quy chế biên giới năm 1983; và Hiệp định về quy hoạch biên giới năm 1985…Ngoài ra, Việt Nam giúp Campuchia xây dựng, củng cố lại quân đội, tiếp tục đóng quân ở Campuchia để hỗ trợ quân đội Campuchia, cử các đoàn chuyên gia trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hóa… sang giúp Campuchia xây dựng và phát triển đất nước

1.5 Chủ trương chính sách của chính phủ Việt Nam và Campuchia về quan hệ song phương

1.5.1 Chủ trương chính sách của Việt Nam

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng Cộng sản Việt Nam

(1986), Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng

Trang 35

hóa các quan hệ quốc tế nhằm chủ động tạo ra những điều kiện thuận lợi để dần dần phá bỏ thế bị bao vây và cấm vận”19 Tiếp nối phương châm đối ngoại này,

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) nhấn mạnh “Việt Nam

muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”20

Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam xác định “Nhiệm

vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc

tế để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”21

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định và đưa hoạt động đối ngoại lên tầm cao mới nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững Chủ trương này đã được ghi rõ trong Văn kiện Đại hội

X “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và xây dựng của

các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”22 Đối với các nước láng giềng, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên thúc đẩy quan hệ với phương châm tích cực, chủ động hợp tác hữu nghị hai bên cùng có lợi Đối với Campuchia, Việt Nam chủ động xây dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi Chính sách này được khẳng định rõ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

“…Không ngừng củng cố và phát triển liên minh đặc biệt với hai nước Lào và

Campuchia, coi đó là nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng, là nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược gắn liền với lợi ích sống còn của độc lập, tự do và CNXH của

ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương”23 Bước vào thập niên 90 của thế kỷ

XX, trước những chuyển biến nhanh chóng của tình hình Campuchia, ngày

19

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội

20 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội, Tr 147

21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Sđd, Tr 119

22

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Sự thật, Hà Nội, Tr 112

23 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội, Tr 214

Trang 36

10/12/1991, Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 05-CT/TW “Nhiệm vụ của chúng ta trước tình hình mới ở Campuchia”

Chính vì tầm quan trọng mà quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng

đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam Điều 14 của Hiến

pháp khẳng định “…tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với

các nước XHCN và các nước láng giềng”24 Có thể nói, chủ trương coi trọng các nước láng giềng, trong đó có Campuchia, xuất phát từ thực tế khách quan là sự gần gũi về mặt địa lý, sự tương đồng về văn hóa và quan hệ gắn bó trong lịch sử Campuchia là nước láng giềng của Việt Nam, hai nước có chung cả đường biên giới trên bộ và trên biển, có quan hệ gắn bó từ lâu đời

Chính sách của Việt Nam đối với Campuchia đã được nêu rõ trong các chuyến viếng thăm Campuchia của các nhà lãnh đạo Việt Nam Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (6/1999), Việt Nam và Campuchia xây dựng quan hệ hai nước thành

quan hệ “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định

lâu dài” Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh năm 2005, Việt

Nam và Campuchia đã thống nhất phương châm 16 chữ trong quan hệ giữa hai

nước là “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững

lâu dài”

1.5.2 Chủ trương chính sách của Campuchia

Với việc tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử năm 1993, Campuchia bước vào một thời kỳ, chính thể Vương quốc Campuchia được tái lập với việc ra đời của Chính phủ liên hiệp hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ I (1993 – 1998) Cũng trong năm 1993, Campuchia đã thông qua Hiến pháp mới Theo HIến pháp, về đối nội, Campuchia là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ chính trị tự do dân chủ đa đảng Về đối ngoại, Campuchia là nước trung lập, không

liên kết Điều 53 của Hiến pháp ghi rõ: “Vương quốc Campuchia luôn giữ vững

Trang 37

chính sách trung lập thường xuyên và không liên kết, cùng chung sống hòa bình với các nước láng giềng và tất cả các nước khác trên thế giới Vương quốc Campuchia dứt khoát không xâm lược nước nào, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bất cứ hình thức nào, giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng lợi ích của nhau Vương quốc Campuchia không liên minh quân sự hoặc tham gia vào bất cứ hiệp định quân sự nào mà không phù hợp với tính chất trung lập của mình Vương quốc Campuchia không cho phép có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình và cũng không cho phép có căn cứ quân sự của mình ở nước ngoài, trừ khi Liên hợp quốc yêu cầu Vương quốc Campuchia giữ quyền nhận viện trợ nước ngoài gồm thiết bị quân sự, vũ khí, chất nổ, huấn luyện các lực lượng vũ trang và các loại viện trợ khác để tự vệ và đảm bảo trật tự an ninh công cộng ở trong nước” Với sự lãnh đạo của Chính phủ Liên hiệp Hoàng gia nhiệm kỳ I,

Campuchia từng bước có sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế và tái hòa nhập với khu vực và thế giới Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ II (1998 – 2003), về cơ bản Campuchia vẫn duy trì thực hiện những chủ trương, chính sách của nhiệm kỳ I Trong nhiệm kỳ III (2003 – 2008), chính sách đối ngoại của Chính phủ là tiếp tục nhiệm vụ của thời kỳ trước và nâng cao một bước chính sách đối ngoại hợp tác thân thiện của Campuchia với cộng đồng quốc tế, nâng cao hơn nữa uy tín quốc gia, tăng cường tham gia vào các công việc chung của khu vực và cộng đồng quốc tế Cương lĩnh chính trị của Chính

phủ nhiệm kỳ III nhấn mạnh: “… phát huy ưu tiên trong yếu tố quốc tế để thúc

đẩy việc phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, hiện đại và tăng cường bảo vệ đất nước bằng việc ra sức củng cố, phát triển hợp tác quốc tế trên cơ sở song phương và đa phương, đặc biệt là các nước trong Hiệp hội ASEAN Chính phủ giữ vững chính sách đối ngoại độc lập, trung lập, không liên kết và cố gắng củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, không can thiệp vào công việc nội

bộ, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi bên trên cơ sở cùng

Trang 38

có lợi…”25

Tiếp đó, trong Chiến lược phát triển tứ giác giai đoạn II (2009 –

2013) của Chính phủ, chính sách đối ngoại được khẳng định: “Chính phủ Hoàng

gia sẽ tiếp tục hợp tác hữu hảo với cộng động quốc tế để bảo vệ và giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, ngoài ra, ngăn chặn và bắt giữ khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia như buôn người và ma túy”26

Campuchia luôn dành cho Việt Nam một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình Mục tiêu của Campuchia trong quan hệ với Việt Nam là đảm bảo quan hệ hòa bình, ổn định tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh

tế, hợp tác hữu nghị đôi bên cùng có lợi, giữ vững an ninh quốc phòng vì lợi ích của mỗi nước và khu vực Nhân chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch nước Lê Đức Anh vào ngày 8/8/1995, Quốc vương Norodom Sihanouk

nhấn mạnh “Tình hữu nghị anh em và rất lâu đời gắn bó hai nước chúng ta

phục vụ lợi ích cao cả và sinh tử của nhân dân hai nước và là một nhân tố thiết yếu của sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng cho cả khu vực rộng lớn, nơi chúng

ta vĩnh viễn ở sát bên nhau”27 Tuyên bố chung Campuchia – Việt Nam ngày

11/6/1999 đã nêu rõ: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của

nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… Hai bên thỏa thuận cùng nhau ngăn ngừa những mưu toan phá hoại quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc, và trực tiếp cùng nhau giải quyết mọi vấn đề nảy sinh bằng thương lượng hòa bình vì lợi ích của nhân dân hai nước”

25 Cương lĩnh Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ III, website: www:mfaic.gov.kh/foreignpolicy.php

26 Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ III, Chiến lược phát triển tứ giác giai đoạn II (2009 – 2013)

Trang 39

Tiểu kết

Qua phần trình bày ở trên, có thể thấy được các nhân tố tác động đến quan

hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012 Như chúng ta đã biết, kể từ khi xảy ra vấn đề Campuchia (1979) Việt Nam và Campuchia (khi đó là CHND Campuchia) chủ yếu chỉ quan hệ với các nước XHCN Mặt khác, khi xảy ra vấn

đề Campuchia nhiều nước và tổ chức trên thế giới đã tiến hành bao vây, cấm vận Việt Nam vì cho rằng Việt Nam xâm lược Campuchia Đối với Campuchia, dưới thời Khmer Đỏ cầm quyền, Campuchia Dân chủ đã tự cô lập mình bằng cách cắt quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới28 Sau khi CHND Campuchia, được thành lập, Campuchia cũng bị nhiều nước tư bản bao vây cấm vận vì cho rằng CHND Campuchia theo các nước XHCN Việc không còn chỗ dựa là các nước XHCN nữa và bị bao vây cấm vận là động cơ thúc đẩy Việt Nam và Campuchia xiết chặt quan hệ với nhau Tại khu vực Đông Nam Á, việc ASEAN tiến hành hội nhập sâu rộng là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Campuchia Một nhân tố khác có tác động không nhỏ đến quan hệ Việt Nam Campuchia giai đoạn này là việc Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng của mình ở Campuchia Có thể nói, việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Campuchia chủ yếu có tác động không tốt đối với quan hệ Việt Nam – Campuchia Nhân tố láng giềng liền kề có quan hệ lâu đời cũng có tác động không nhỏ đến quan hệ giữa hai nước Tuy nhiên, những vấn đề do lịch

sử để lại, đặc biệt là vấn đề biên giới lãnh thổ, cộng đồng người Khmer ở Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia là những nhân tố có tác động tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước vì các lực lượng đối lập ở Campuchia luôn lợi dụng các vấn đề này để công kích chính phủ Campuchia cũng như gây tác động không tốt cho quan hệ giữa hai nước Chủ trương của nhà nước, chính phủ Việt Nam và Campuchia đối với mối quan hệ giữa hai nước là nhân tố mang tính quyết định đến sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Campuchia Như vậy, trong các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia có cả nhân tố

28

Trong thời kỳ này, Campuchia Dân chủ chỉ giữ quan hệ ngoại giao với CHND Trung Hoa và CHDCND Triều Tiên

Trang 40

tích cực và nhân tố tiêu cực

Ngày đăng: 04/07/2016, 10:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Trường An (2006), Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong giải quyết vấn "đề biên giới lãnh thổ
Tác giả: Lê Thị Trường An
Năm: 2006
2. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương- Ban biên giới, Bộ Ngoại giao (2006), Hỏi, đáp về biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi, "đáp về biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương- Ban biên giới, Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2006
3. Ban chấp hành Trung ương – Ban Đối ngoại, Báo cáo kết quả đi công tác Campuchia, Hà Nội, ngày 8/6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả đi công tác "Campuchia
4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương- Ban biên giới, Bộ Ngoại giao (2006), Các văn bản pháp lí về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các "văn bản pháp lí về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương- Ban biên giới, Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2006
5. Nhân dân, Thông cáo chung Việt Nam - Campuchia, ngày 3/4/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông cáo chung Việt Nam - Campuchia
6. Nhân dân, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm hữu nghị chính thức Campuchia, ngày 10/8/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm hữu nghị chính thức Campuchia
7. Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Xen thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, hội đàm với thủ tướng Phan Văn Khải, ngày 14/12/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Xen thăm hữu nghị chính "thức Việt Nam, hội đàm với thủ tướng Phan Văn Khải
8. Nhân dân, Lễ kết nạp vương quốc Campuchia vào ASEAN, ngày 1/5/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ kết nạp vương quốc Campuchia vào ASEAN
9. Nhân dân, Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức sang Campuchia của Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, ngày 11/6/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia nhân chuyến thăm hữu nghị "chính thức sang Campuchia của Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản "Việt Nam Lê Khả Phiêu
10. Nhân dân, Quốc vương Campuchia Nô- rô- đôm Xi- ha- mu- ni đón, hội đàm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, ngày 18/12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc vương Campuchia Nô- rô- đôm Xi- ha- mu- ni đón, hội đàm "với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
11. Nhân dân, Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia ngày 19/12/2009 tại Phnompenh, ngày 20/12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia ngày 19/12/2009 tại "Phnompenh
12. Nhân dân, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Quốc vương Campuchia Nô- rô- đôm Xi- ha- mu- ni, ngày 24/6/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Quốc vương Campuchia Nô- "rô- đôm Xi- ha- mu- ni
15. Nguyễn Đình Bun (cb, 2002), Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
16. Bộ Công thương số 7562/BTC- TMMN, V/v Báo cáo tình hình thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia thời kì 2001- 6/2008, Hà Nội ngày 26/8/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V/v Báo cáo tình hình thương mại biên "giới Việt Nam - Campuchia thời kì 2001- 6/2008
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội nghị Tổng kết hợp tác Giáo dục Việt Nam - Campuchia, Hà Nội ngày 17/12/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị Tổng kết hợp tác Giáo dục Việt Nam - "Campuchia
18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN Việt Nam- Hội đồng Phát triển Vương quốc Campuchia: Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN Việt Nam- Hội đồng Phát triển Vương quốc Campuchia về xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25-26/12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN "Việt Nam- Hội đồng Phát triển Vương quốc Campuchia về xúc tiến đầu tư tại
19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình thực hiện các thỏa thuận về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với Campuchia năm 2010 và kế hoạch hợp tác năm 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện các thỏa thuận về "hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với Campuchia năm 2010 và kế "hoạch hợp tác năm 2011
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2010
20. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2001- 2010 và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia "giai đoạn 2001- 2010 và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2011- 2020
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2010
21. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt "Nam tại Campuchia
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2010
22. Bộ Ngoại giao, Vụ châu Á 2, Quan hệ Việt Nam – Campuchia lịch sử, hiện tại và triển vọng, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Nam – Campuchia lịch sử, hiện tại "và triển vọng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w