1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết tại việt nam

153 613 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Chính vì lẽ đó, người viết lựa chọn đề tài “Vận dụng CMKT Quốc tế để hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam” với mong muốn góp phần làm rõ thêm vấn đ

Trang 1



TẠ NGỌC THÚY

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC

TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY

NIÊM YẾT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 2



TẠ NGỌC THÚY

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC

TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY

NIÊM YẾT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế Toán

Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ KIM CÚC

TP Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 3

thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam” là công

trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi và được sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học là TS Nguyễn Thị Kim Cúc Đây là đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán Luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ

Tác giả: Tạ Ngọc Thúy

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các hình, bảng, sơ đồ, phụ lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 9

1.1 Tổng quan về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh 9

1.1.1 Một số khái niệm 9

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK phái sinh 11

1.2 Phân loại chứng khoán phái sinh 12

1.2.1 Căn cứ theo phương thức giao dịch 12

1.2.1.1 Chứng khoán phái sinh trên thị trường phi tập trung 12

1.2.1.2 Chứng khoán phái sinh trên thị trường tập trung 12

1.2.2 Căn cứ theo loại sản phẩm giao dịch trên TTCK phái sinh 12

1.2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) 12

1.2.2.2 Hợp đồng tương lai (Future Contract) 13

1.2.2.3 Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) 14

1.2.2.4 Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract) 16

1.3 Kế toán chứng khoán phái sinh theo quy định của CMKT Quốc tế 17

1.3.1 Khái quát giai đoạn hình thành CMKT Quốc tế về công cụ tài chính 17

1.3.2 Mục tiêu và phạm vi điều chỉnh 18

1.3.3 Các định nghĩa 20

1.3.4 Phân loại công cụ tài chính 20

1.3.4.1 Công cụ tài chính cơ bản 20

1.3.4.2 Công cụ tài chính phái sinh 25

Trang 5

1.3.5 Ghi nhận và đo lường công cụ tài chính 26

1.3.5.1 Nguyên tắc ghi nhận 26

1.3.5.2 Nguyên tắc đo lường 26

1.3 tr tài sản tài ch nh và nợ tài ch nh 31

1.3.7 Kế toán phòng ng a 32

1.3.8 Thuyết minh công cụ tài chính 34

1.3.8.1 Thuyết minh thông tin về mức độ quan trọng của công cụ tài chính 34

1.3.8.2 Thuyết minh thông tin về rủi ro của công cụ tài chính 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM 37

2.1 Thực trạng TTCK Việt Nam 37

2.1.1 Quá trình hình thành TTCK Việt Nam 37

2.1.2 Thực trạng TTCK Việt Nam 38

2.1.3 Thực trạng vận dụng công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam 41

2.1.3.1 Đối với Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai 41

2.1.3.2 Đối với Hợp đồng quyền chọn 41

2.1.3.3 Đối với Hợp đồng hoán đổi 42

2.2 Hệ thống các văn bản pháp luật về kế toán công cụ tài chính 42

2.2.1 Hệ thống các văn bản quy định về kế toán công cụ tài chính 43

2.2.2 So sánh quy định kế toán về công cụ tài chính theo CMKT Quốc tế và Việt Nam 45

2.2.2.1 Nhận diện công cụ tài chính 45

2.2.2.2 Phân loại và tái phân loại công cụ tài chính 47

2.2.2.3 Ghi nhận và đo lường công cụ tài chính 48

2.2.2.4 Trình bày công cụ tài chính 49

2.2.2.5 Công bố công cụ tài chính 52

Trang 6

2.3 Thực tế áp dụng kế toán công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh 52

2.3.1 Mục tiêu, phạm vi, đối tượng và phương pháp khảo sát 53

2.3.2 Thực trạng kế toán công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam 53

2.3.3 Kết quả khảo sát 54

2.3.3.1 Kết quả khảo sát dựa trên bảng câu hỏi 54

Người viết tiến hành khảo sát các nội dung sau: 54

2.3.3.2 Kết quả khảo sát dựa trên BCTC 57

2.4 Đánh giá thực trạng áp dụng công cụ tài chính phái sinh và kế toán công cụ tài chính phái sinh 61

2.4.1 Đánh giá chung 61

2.4.2 Những mặt đạt được 63

2.4.3 Những mặt hạn chế 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67

CHƯƠ 3 Ệ KẾ C ỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM 68

3.1 Quan điểm thực hiện vận dụng CMKT Quốc tế để tổ chức kế toán công cụ tài chính phái sinh sao cho phù hợp tình hình, đặc điểm kinh tế của Việt Nam 68

3.1.1 Phải phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam 68

3.1.2 Phải phù hợp với sự phát triển của TTCK phái sinh 68

3.1.3 Phải phù hợp với thông lệ và CMKT quốc tế 68

3.2 Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam dựa trên CMKT Quốc tế 69

3.2.1 Nhận diện chứng khoán phái sinh 69

3.2.2 Phân loại và tái phân loại chứng khoán phái sinh 69

3.2.3 Ghi nhận và đo lường chứng khoán phái sinh 71

3.2.3.1 Điều kiện ghi nhận và d ng ghi nhận 71

3.2.3.2 Ghi nhận ban đầu 72

Trang 7

3.2.3.3 Ghi nhận sau ghi nhận ban đầu 72

3.2.3.4 Xác định GTHL chứng khoán phái sinh 73

3.2.4 Trình bày chứng khoán phái sinh 75

3.2.5 Công bố thông tin chứng khoán phái sinh 76

3.2.6 Nguyên tắc kế toán chứng khoán phái sinh 77

3.2.6.1 Hợp đồng kỳ hạn 77

3.2.6.2 Hợp đồng tương lai 80

3.2.6.3 Hợp đồng quyền chọn 85

3.2.6.4 Hợp đồng hoán đổi 90

3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh 91

3.3.1 Xây dựng khung pháp lý 91

3.3.2 Quy định nội dung chủ yếu và cụ thể trong CMKT 92

3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường và minh bạch hóa thông tin 92

3.3.4 Thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán 92

3.3.5 Nâng cao ý thức tuân thủ các yêu cầu của CMKT 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93

KẾT LUẬN CHUNG 94 TÀI LIỆU THAM KH O

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

CKQ ĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

thông qua thu nhập tổng hợp khác)

CKQ ĐKD)

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC

Danh mục hình vẽ:

Hình 3.1 Công thức chiết khấu dòng tiền

Danh mục các sơ đồ:

Sơ đồ 1.1 Phân loại tài sản tài chính

Sơ đồ 1.2 Phân loại nợ tài chính

Sơ đồ 1.3 Công thức tính giá trị phân bổ

Danh mục các bảng

Bảng 1.1 Công cụ tài chính phái sinh và biến gốc

Bảng 1.2 Nguyên tắc ghi nhận sau ghi nhận ban đầu

Bảng 2.1 Thống kê giao dịch chứng khoán

Danh mục các phụ lục:

Phụ lục 1 Quá trình ra đời của IAS 32

Phụ lục 2 Quá trình ra đời của IAS 39

Phụ lục 3 Quá trình ra đời của IFRS 7

Phụ lục 4 Quá trình ra đời của IFRS 9

Phụ lục 5 Danh sách công ty khảo sát C C năm 2014

Phụ lục 6 Kết quả khảo sát nhận diện công cụ tài chính

Phụ lục 7 Kết quả khảo sát phân loại công cụ tài chính

Phụ lục 8 Kết quả khảo sát thuyết minh công cụ tài chính

Phụ lục 9 hông tư 210/2009/ -BTC

Phụ lục 10 Danh sách nhân viên được khảo sát

Phụ lục 11 Bảng câu hỏi khảo sát

Phụ lục 12 Kết quả trả lời câu hỏi khảo sát

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trải qua gần 15 năm hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt am đã bước qua giai đoạn sơ khai và đang t ng bước phát triển chung với nền kinh tế đất nước CK đã bước đầu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế Việt am, thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước

uy nhiên trong giai đoạn 2008 – 2010 cùng với những diễn biến phức tạp của TTCK thế giới, TTCK Việt am cũng bị tác động rất lớn và phải đối mặt với các nguy cơ suy giảm khá mạnh thể hiện qua sự mất điểm của chỉ số VN Index gần 80% gày 12/03/2007, V ndex đạt 1170, 7 điểm, ngày 24/02/2009, VN Index

chỉ còn 235,5 điểm (nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh)

ình hình đó tạo nên một làn sóng hoang mang và làm cho các nhà đầu tư, đặc biệt

là các công ty niêm yết mất niềm tin vào CK, do đó CK phái sinh ra đời là điều tất yếu, một mặt góp phần là một công cụ bảo vệ nhà đầu tư, mặt khác phù hợp với xu hướng phát triển thị trường tài chính toàn cầu

gày 5 tháng 5 năm 2015, ghị định số 42/2015/ Đ-C “Về chứng khoán phái

sinh và TTCK phái sinh” được ban hành Đây được xem là văn bản pháp lý đầu tiên

để chuẩn bị cho sự ra đời của CK phái sinh vào năm 201 Vì vậy, về phương diện kế toán cần có những quy định cụ thể về công cụ tài chính nói chung hay công

cụ tài chính phái sinh và chứng khoán phái sinh nói riêng để đáp ứng nhu cầu quản

lý và cung cấp thông tin hữu ch cho người sử dụng Báo cáo tài chính (BCTC) về nghiệp vụ kinh tế còn khá mới mẻ này

hông tư 210/2009/ - C “Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Quốc tế về trình

bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính”, được ban hành vào

ngày tháng 11 năm 2009; bản dự thảo năm 2010 về “Hướng dẫn kế toán công cụ

tài chính phái sinh” chưa được chính thức ban hành; và hông tư 200/2014/

C ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn những nội dung về kế toán

Trang 11

các khỏan đầu tư theo hướng tiếp cận với Chuẩn mực kế toán (CMKT) Quốc tế ( AS 39) đã góp phần không nhỏ trong việc trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính

uy nhiên, ngày 24 tháng 7 năm 2014, AS đã hoàn thành dự án FRS 9 để thay thế hoàn toàn cho IAS 39 vì vậy một số quy định kế toán trước đây không còn

phù hợp với CMKT Quốc tế Chính vì lẽ đó, người viết lựa chọn đề tài “Vận dụng

CMKT Quốc tế để hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam” với mong muốn góp phần làm rõ thêm vấn đề về nhân diện,

phân loại, ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin chứng khoán phái sinh theo hướng tiếp cận CMKT Quốc tế, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh phù hợp với thông lệ Quốc tế và đặc điểm TTCK Việt Nam

2 Các nghiên cứu có liên quan đề tài nghiên cứu

Kế toán giá trị hợp lý cho ngân hàng thương mại: Một phân tích kinh tế của SFAS số 107 (1996) - Karen K Nelson: bài viết nêu rõ kế toán cần phải theo giá trị

Kế toán phòng ngừa và tác động trên thị trường tài chính (2013) – Doan Van

Dinh, Guangming Gong: bài viết nghiên cứu về những tác động và ảnh hưởng của việc áp dụng kế toán phòng ng a theo CMKT Quốc tế và US GAAP có liên quan

gì đến sự phá sản, rủi ro tài chính và nền kinh tế suy giảm

Vận dụng CMKT Quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện chế độ kế toán Việt

Nam (2009) – Đinh hanh Lan tác giả nghiên cứu thực trạng kế toán công cụ tài

chính tại các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp (DN) sản xuất tại Việt Nam trước khi hông tư 210/2009/ -BTC chính thức có hiệu lực, nghiên cứu đã chỉ ra

Trang 12

được những hạn chế còn tồn đọng trên cơ sở so sánh với CMKT quốc tế về kế toán công cụ tài ch nh để t đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (2010) - Nguyễn Thị Thu Hiền: công trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên

cơ sở phân tích thực tiễn sự phát triển của công cụ tài chính và kế toán công cụ tài chính trong t ng thời kỳ Đánh giá thực trạng kế toán công cụ tài chính trong ngân hàng thương mại Việt am trên cơ sở xem xét mức độ hài hòa trong hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng với các CMKT Quốc tế và mức độ tuân thủ các quy định kế toán trên thực tế Bài nghiên cứu tiến hành khảo sát 12 ngân hàng (5 ngân hàng cổ phần niêm yết, 1 ngân hàng cổ phần giao dịch trên thị trường phi tập trung,

1 ngân hàng nhà nước, 1 ngân hàng liên doanh) để phân tích thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến những hạn chế trong kế toán công cụ tài chính tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Vận dụng CMKT Quốc tế và kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (2012) – Vũ hị Khánh Minh: tác giả tóm tắt quá trình

hình thành và phát triển của kế toán công cụ tài ch nh phái sinh và phân t ch được thực trạng phương pháp ghi nhận kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại để t đó dựa trên các CMKT Quốc tế về công cụ tài chính phái sinh tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện

Giải pháp hoàn thiện kế toán công cụ tài chính theo hướng tiếp cận CMKT Quốc tế (2013) – Hoàng Phúc Thọ: tác giả nghiên cứu thực trạng kế toán công cụ

tài chính tại Việt Nam t sau khi Thông tư 210/2009/TT-BTC chính thức có hiệu lực Đánh giá thực trạng kế toán công cụ tài chính tại Việt am trên cơ sở so sánh với CMKT quốc tế; khảo sát thực tế 253 BCTC của các công ty niêm yết để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại Tuy nhiên luận văn chỉ mới thực hiện khảo sát thực tế các công ty có thuyết minh thông tin về công cụ tài ch nh hay không, chưa khảo sát các vấn đề khác như phân loại, ghi nhận, đo lường công cụ tài chính

Trang 13

Vận dụng CMKT Quốc tế để xây dựng CMKT công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các DN Việt Nam (2013) – Bùi Thị Thu Thảo: luận văn sử dụng phương

pháp tổng hợp phân t ch để mô tả khái quát về CMKT Quốc tế về công cụ tài chính phái sinh đồng thời áp dụng phương pháp định lượng thống kê mô tả để đánh giá thực trạng áp dụng hông tư 210/2009/ -BTC cho công cụ tài chính phái sinh và khả năng vận dụng CMKT Quốc tế IFRS 9 và IAS 39 trong việc ghi nhận, đo lường công cụ tài chính phái sinh của các DN Bên cạnh đó, tác giả còn phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán về những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng CMKT Quốc tế để lập BCTC của các DN Việt Nam Tuy nhiên, đề tài chỉ d ng lại nghiên cứu sự vận dụng CMKT Quốc tế về công cụ tài

ch nh phái sinh nói chung nhưng chưa đi sâu vào phương pháp hạch kế toán cụ thể đối với công cụ tài chính phái sinh

Hoàn thiện ế toán công cụ tài chính cho các công t cổ phần niêm yết tại Việt Nam (2013) - Đinh guyễn Thùy Trang: tác giả đã chi tiết hóa được những quy

định mới về công cụ tài chính theo CMKT Quốc tế IAS 32, IAS 39, IFRS 7, IFRS

9, dựa trên kết quả khảo sát về mức độ tuân thủ Thông tư 210/2009/TT-BTC trên

t ng nội dung yêu cầu thuyết minh và ý kiến của 30 kiểm toán viên tác giả đã đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính

Kế toán công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các DN xuất nhập hẩu Đà Nẵng (2013) - guyễn hi Sơn: bằng nhiều phương pháp nghiên cứu

định t nh, thống kê, phân t ch, tổng hợp, đánh giá và dự đoán dựa trên kết quả khảo sát mẫu lớn 218 D xuất nhập khẩu tại Đà ẵng, tác giả đã trình bày rõ ràng chi tiết kế toán công cụ tài ch nh phái sinh để phòng ng a rủi ro mà các D xuất nhập khẩu đang đối mặt

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các DN phi tài chính tại Việt Nam

(2014) – Hà Thị hương Dung tác giả đã trình bày được những yêu cầu về nhận

diện, ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh Dựa trên kết quả khảo sát của 82 DN phi tài chính tác giả đã đề ra biện pháp cụ thể kế toán công cụ tài ch nh cơ sở và công cụ tài chính

Trang 14

phái sinh Ngoài ra tác giả còn đưa ra mô hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính dựa trên ba giả thuyết: mức độ trình bày và công bố thông tin có liên quan đến (1) quy mô của DN; (2) kết quả kinh doanh của DN; (3) DN kiểm toán của DN – đây là một điểm mới

và đặc biệt của luận án so với các báo cáo về công cụ tài chính của các tác giả trước đây

Nhận xét các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài và xác định khe hở nghiên cứu

hư vậy các công trình nghiên cứu trước đây đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng khung lý thuyết và hoàn thiện phương pháp kế toán về công cụ tài chính cũng như công cụ tài chính phái sinh dựa trên nền tảng của CMKT Quốc tế như IAS 32, IAS 39, IFRS 7 và một phần của FRS 9 uy nhiên, đến thời điểm hiện nay, khi FRS 9 đã hoàn chỉnh và thay thế hoàn toàn cho IAS 39 thì một số nội dung của những nghiên cứu trước đây đã không còn phù hợp Vì vậy, để phù hợp với thông lệ Quốc tế và đáp ứng kịp thời nhu cầu về kế toán chứng khoán phái sinh khi TTCK phái sinh Việt am ra đời, người viết lựa chọn trình bày lại đề tài kế toán công cụ tài ch nh cũng như công cụ tài chính phái sinh theo nội dung thay đổi, cập nhật của CMKT Quốc tế

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

Căn cứ trên lý thuyết và thực trạng kế toán công cụ tài chính và công cụ tài

ch nh phái sinh đưa ra các giải pháp hoàn thiện việc nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam có hoạt động đầu tư chứng khoán

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là kế toán chứng khoán phái sinh gồm: Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract), Hợp đồng tương lai (Future contract), ợp đồng quyền chọn (Option contract), Hợp đồng hoán đổi (Swap contract)

Vấn đề cơ bản của chứng khoán phái sinh cần nghiên cứu là: nhận diện, phân loại,

đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin

Phạm vi nghiên cứu là các nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực kế toán

và kiểm toán; các DN phi tài chính có hoạt động chính là sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Các D tài ch nh như gân hàng, công ty ảo hiểm, công ty tài

ch nh… không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn này

5 Câu hỏi nghiên cứu:

- Kế toán công cụ tài ch nh, công cụ tài ch nh phái sinh được CMK Quốc tế qui định những nội dung gì?

- Kế toán công cụ tài ch nh, công cụ tài ch nh phái sinh được qui định ra sao theo qui định kế toán của Việt am?

- Các công ty niêm yết Việt am áp dụng kế toán công cụ tài ch nh, công cụ tài

ch nh phái sinh như thế nào?

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân t ch nhằm tìm hiểu cách thức nhận diện, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin theo quy định của CMK Quốc tế

Trang 16

Luận văn đã vận dụng phương pháp khảo sát t đó tổng hợp và phân t ch đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong thực trạng kế toán chứng khoán phái sinh tại các DN có hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam t đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh

Các phương pháp nghiên cứu được tiến hành thực hiện thông qua các bước sau: ước 1: Gửi câu hỏi khảo sát đến 30 nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực kế toán và kiểm toán để lấy kiến về: (1) mức độ áp dụng thông tư 210/2009/ -BTC trên BCTC, (2) thực trạng kế toán công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh tại các DN, (3) áp dụng CMKT Quốc tế về công cụ tài ch nh để lập BCTC cho các

DN Việt Nam

ước 2: Thu thập BCTC của 45 D để tổng hợp, thống kê và phân tích mức độ tuân thủ nội dung trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính theo hông tư 210/2009/ -BTC và cách thức nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận và trình bày công cụ tài chính phái sinh của D được nêu trong phần thuyết minh BCTC

ước 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam

7 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý thuyết, luận văn tóm tắt và hệ thống lại các quy định về kế toán công

cụ tài ch nh trong đó bao gồm công cụ tài ch nh phái sinh theo CMK Quốc tế

Về mặt nghiên cứu thực tiễn, luận văn khái quát được thực trạng sử dụng công

cụ tài ch nh phái sinh và kế toán các công cụ tài ch nh,công cụ tài ch nh phái sinh thông qua việc khảo sát nhân viên làm công tác kế toán, kiểm toán; và C C của các công ty niêm yết Việt am

Về t nh ứng dụng vào thực tiễn, luận án đề xuất những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh ph hợp CMK Quốc tế và đặc điểm

CK Việt am

Trang 17

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài được chia làm ba phần chính: Chương 1 Cơ sở lý luận về chứng khoán phái sinh và kế toán chứng khoán phái sinh

Chương 2 hực trạng kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam

Chương 3 iải pháp hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

VÀ KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

rong xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay, cùng với sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, dịch vụ, tỷ giá, vàng, lãi suất, đặc biệt là chứng khoán… không t D phải gánh chịu nhiều rủi ro hoạt động cũng như rủi ro tài

ch nh Để đối phó với những rủi ro này, nhiều công cụ tài ch nh phái sinh đã xuất hiện cho phép các DN có thể quản trị và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của đơn vị Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thông qua phương pháp nghiên cứu định tính – tổng hợp và phân tích các CMKT Quốc tế có liên quan đến kế toán công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh làm nên tảng

lý thuyết cho kế toán chứng khoán phái sinh

1.1 Tổng quan về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh

1.1.1 Một số khái niệm

Theo IAS 32, công cụ tài chính là hợp đồng làm tăng tài sản tài ch nh và nợ

tài ch nh hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của D khác (IAS 32, đoạn11)

Theo IFRS 9, công cụ tài chính phái sinh: là công cụ tài ch nh hay hợp đồng

khác thuộc phạm vi điều chỉnh của FRS 9 thỏa mãn các điều kiện sau

- iá trị của nó phản ứng theo sự thay đổi của lãi suất, giá của công cụ tài

ch nh, giá của hàng hóa, tỷ giá, giá chứng khoán hay chỉ số chứng khoán,

xếp hạng t n dụng hay chỉ số t n dụng, thường được gọi là tài sản cơ sở;

- Không yêu cầu khoản đầu tư ban đầu hoặc yêu cầu khoản đầu tư ban đầu thấp hơn những loại hợp đồng khác mà được kỳ vọng có những phản ứng

tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường

- Được thanh toán vào một ngày trong tương lai ( FRS 9, phụ lục trang 55)

Chứng khoán: là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở

hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử Chứng khoán

Trang 19

bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ1 đầu tư, chứng khoán phái

Chứng khoán phái sinh: là một dạng hợp đồng thỏa thuận mua hoặc bán tài sản

hay công cụ (như hàng hóa, tài sản, chứng khoán) theo giá cố định vào hoặc trước ngày thực hiện Chứng khoán phái sinh được giao dịch trên sàn giao dịch như những công cụ tài chính khác; và giá trị của nó thay đổi theo giá trị của tài sản cơ

sở Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, ợp đồng quyền chọn, Hợp đồng hoán đổi là những dạng hợp đồng phổ biến của chứng khoán phái sinh được sử dụng

những định nghĩa trên, người viết đưa ra khái niệm chứng khoán phái sinh như sau chứng khoán phái sinh là công cụ tài ch nh gồm 4 loại hợp đồng cơ bản

ợp đồng kỳ hạn, ợp đồng tương lai, ợp đồng quyền chọn, ợp đồng hoán đổi được phát hành trên những tài sản cơ sở như lãi suất, giá của công cụ tài ch nh, giá của hàng hóa, tỷ giá, giá chứng khoán hay chỉ số chứng khoán, xếp hạng t n dụng hay chỉ số t n dụng nhằm mục tiêu phòng ng a rủi ro hoặc làm tăng đòn bẫy tài

ch nh; và đồng thời thỏa mãn 3 đặc điểm (i) giá trị của nó thay đổi theo sự thay đổi của tài sản cơ sở, (ii) không yêu cầu khoản đầu tư ban đầu hoặc yêu cầu khoản đầu

tư ban đầu rất thấp, (iii) được thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai rong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ đi sâu trình bày kế toán chứng khoán phái sinh đối với tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán hành phố ồ Ch Minh và à ội; người viết tóm tắt khái niệm chứng khoán phái sinh như sau chứng khoán phái sinh là công cụ tài ch nh gồm bốn dạng hợp đồng ợp đồng kỳ hạn, ợp đồng tương lai, ợp đồng quyền chọn, ợp đồng hoán đổi được phát hành trên những tài sản cơ sở như

cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục tiêu phòng ng a rủi ro hoặc làm tăng đòn bẩy tài

1

Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp tại

quỹ, được thành bởi các công ty chứng khoán và được quản lý bởi tổ chức quản lý quỹ (Bộ tài chính, 2012 Thông tư 229/2012/ -BTC)

2 https://vi.wikipedia.org

3

http://www.businessdictionary.com

Trang 20

ch nh; và đồng thời thỏa mãn 3 đặc điểm của định nghĩa “công cụ tài ch nh phái sinh” theo FRS 9 được nêu tại mục 1.1 tiểu mục 1.1.1 đoạn 2 trang 9

TTCK phái sinh: là thị trường giao dịch mua bán chứng khoán phái sinh

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK phái sinh

TTCK phái sinh có thể được xem như đã xuất hiện t thời trung cổ, bắt đầu đơn giản với Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng tương lai an đầu, đối tượng của các Hợp đồng tương lai trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê Các nhà đầu tư mua bán các Hợp đồng tương lai với mục đ ch nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hoặc bị hạ xuống thấp trong những tháng sau Đến những thập niên 80 của thế kỷ 20, các Hợp đồng tương lai bắt đầu

nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại

Một số cột mốc phát triển chính của thị trường phái sinh:

- Ngày 24/09/1730: sàn giao dịch Hợp đồng tương lai đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại thành phố Osaka, mang tên sàn giao dịch gạo Dojima là tên một quận ở saka ăm 1730, giá gạo xuống thấp nên số tiền quy đổi được t gạo cũng giảm

đi Để giải quyết tình trạng này, người ta nghĩ ra cách mua gạo không thanh toán ngay mà thanh toán một thời điểm sau này với mức giá hiện tại, đề phòng giá gạo còn xuống nữa Cách này gọi là mua bán gạo ghi sổ

- ăm 1848 sàn giao dịch Chicago (C ) ra đời Đây là sàn giao dịch các công

cụ tài chính phái sinh hiện đại đầu tiên trên thế giới an đầu người ta chỉ biết ký kết các hợp đồng kỳ hạn Đến năm 18 4, các hợp đồng tương lai mới hình thành

- Năm 1949, quỹ đầu tư phòng ng a rủi ro (hedge fund) đầu tiên trên thế giới được thành lập bởi Alfred Jones (1900-1989), người gốc Úc Khoảng tháng 5 năm 1949, Alfred thành lập công ty đầu tư với số vốn ban đầu là 100.000 USD, trong đó có 40.000 USD là tiền do ông bỏ ra Chiến thuật của ông là mua thật nhiều cổ phiếu,

để sự tăng giảm giá cả mỗi loại cổ phiếu có thể bù tr cho nhau và giảm thiểu được rủi ro đầu tư Và kết quả là trong suốt 34 năm hoạt động, quỹ do ông điều hành chỉ

bị lỗ 3 năm

Trang 21

- ăm 1973 Sàn giao dịch Quyền chọn Chicago được thành lập Đây là sàn giao dịch Quyền chọn chứng khoán đầu tiên được chuẩn hoá trên thế giới

- ăm 1987 nhóm nghiên cứu các công cụ phái sinh của ngân hàng JP Morgan Chase phát minh ra Credit Default Swap

- ăm 2007 quy mô thị trường các công cụ phái sinh toàn cầu vược quá 450 tỷ đô

la Mỹ

1.2 Phân loại chứng khoán phái sinh

1.2.1 Căn cứ theo phương thức giao dịch

1.2.1.1 Chứng khoán phái sinh trên thị trường phi tập trung

Là loại chứng khoán phái sinh không được giao dịch thông qua một cơ chế có

tổ chức và tập trung như sở giao dịch mà trên cơ sở thỏa thuận, đàm phán giữa các bên Các điều khoản của hợp đồng trong trường hợp này không được chuẩn hóa mà

có tính linh hoạt cao, được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của mỗi bên tham gia Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi và một số loại Quyền chọn là các chứng khoán phái sinh được giao dịch trên thị trường OTC (over–trading–counter)

1.2.1.2 Chứng khoán phái sinh trên thị trường tập trung

Là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch chứng khoán với những điều khoản hợp đồng mang tính chuẩn hóa cao Sở giao dịch chứng khoán đóng vai trò

tổ chức hoạt động giao dịch và phối hợp với Trung tâm thanh toán bù tr , thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro đối tác, đảm bảo sự lành mạnh và ổn định của thị trường Hợp đồng tương lai và Hợp đồng quyền chọn là những loại

1.2.2 Căn cứ theo loại sản phẩm giao dịch trên TTCK phái sinh

Trang 22

Hợp đồng kỳ hạn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên

để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá thoả thuận giữa các bên tại ngày giao dịch (Nguyễn hi Sơn, 2013)

Đặc điểm Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên, các bên trong hợp đồng không phải mở tài khoản (TK) ký quỹ hay trả bất cứ loại phí nào tại thời điểm khởi đầu hợp đồng, theo đó tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn, hình thức thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào thoả thuận cụ thể giữa hai bên tham gia hợp đồng;

Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch tại sàn giao dịch, các bên trong Hợp đồng kỳ hạn phải chịu những rủi ro nhất định do quyền lợi và nghĩa vụ theo hợp đồng không được đảm bảo bởi sàn giao dịch;

Hợp đồng kỳ hạn không được tất toán trước thời điểm đáo hạn hợp đồng, các bên trong Hợp đồng kỳ hạn chỉ phải thanh toán một lần vào ngày đáo hạn hợp đồng Việc thanh toán Hợp đồng kỳ hạn là thanh toán song phương, có thể được thực hiện bằng cách chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán số tiền chênh lệch giữa giá tại ngày đáo hạn hợp đồng và ngày ký hợp đồng

1.2.2.2 Hợp đồng tương lai (Future Contract)

Khái niệm hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định và được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung (Nguyễn hi Sơn, 2013)

Đặc điểm Hợp đồng tương lai

Tại thời điểm khởi đầu hợp đồng, các bên tham gia vào Hợp đồng tương lai phải

mở TK ký quỹ tại sàn giao dịch hoặc nhà môi giới trung gian Hàng ngày, khi có chênh lệch giữa giá trị thị trường của tài sản cơ sở và giá trị tài sản cơ sở được quy

Trang 23

định trong hợp đồng, nhà môi giới hoặc sàn giao dịch sẽ thông báo cho các bên số tiền phải trả hoặc được nhận thông qua TK ký quỹ mở tại nhà môi giới; Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, các bên phải duy trì số dư K ký quỹ trên mức tối thiểu được quy định bởi sàn giao dịch và phải nộp thêm tiền vào TK ký quỹ nếu số dư

TK ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu;

Hợp đồng tương lai được niêm yết công khai trên sàn giao dịch, có các đặc điểm

kỹ thuật mang tính chuẩn hoá quy định bởi sàn giao dịch; Giá trị hợp đồng tương lai được xác định theo giá thị trường hàng ngày trên sàn giao dịch;

Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia vào Hợp đồng tương lai được đảm bảo đầy đủ bởi sàn giao dịch

Hợp đồng tương lai có t nh thanh khoản cao, rủi ro thấp và được thanh toán bù

tr đa phương bởi sàn giao dịch Các bên trong hợp đồng có thể tất toán hợp đồng tại hoặc trước thời điểm đáo hạn hợp đồng Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, việc thanh toán có thể được thực hiện bằng cách chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán số tiền chênh lệch giữa giá tại ngày đáo hạn hợp đồng và giá tại ngày ký hợp đồng

 Sự khác biệt giữa ợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng tương lai:

- Là những hợp đồng không được chuẩn

hoá, các chi tiết là do hai bên đàm phán

-Được thanh toán vào ngày đáo hạn

-Là những hợp đồng được chuẩn hoá về loại tài sản cơ sở mua bán, cách thức thanh toán, kỳ hạn

-Được thoả thuận và mua bán qua người môi giới

-Được thực hiện trên thị trường tập trung

-Được tính hằng ngày theo giá thị trường

1.2.2.3 Hợp đồng quyền chọn (Option Contract)

Khái niệm hợp đồng quyền chọn

Trang 24

Hợp đồng quyền chọn: là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên, trong đó người mua quyền chọn được quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một công cụ tài chính cụ thể với một mức giá nhất định vào hoặc trước một thời điểm trong tương lai được quy định trong hợp đồng Khi người mua Quyền chọn thực hiện quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, người bán Quyền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng theo yêu cầu của bên mua (Nguyễn hi Sơn, 2013)

Đặc điểm Hợp đồng quyền chọn

Không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm

Chỉ quy định quyền giao hay nhận, hợp đồng chỉ được thực hiện khi bên mua thực hiện quyền của mình

Bên mua có thể thực hiện quyền hoặc bán quyền cho người khác hay không thực hiện quyền Để thực hiện quyền này, khi ký kết hợp đồng người mua phải trả phí, giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện và ngày xác định trong hợp đồng được gọi là ngày đáo hạn ương tư như vậy đối với người bán trong hợp đồng quyền chọn bán

Tuỳ theo t ng loại mà hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn Có 2 loại quyền chọn cơ bản đó là quyền chọn Châu

Âu và quyền chọn Châu Mỹ Đối với Quyền chọn Châu Âu, người mua chỉ có thể thực hiện Quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng Đối với Quyền chọn Châu

Mỹ, người mua có thể thực hiện Quyền chọn vào bất cứ thời điểm nào khi hợp đồng còn hiệu lực

Có hai loại Hợp đồng quyền chọn:

- ợp đồng quyền chọn mua là loại hợp đồng đem đến cho người nắm giữ nó quyền mua tài sản với một mức giá xác định vào thời gian xác định trong tương lai; và khi người mua thực hiện quyền chọn mua thì người bán có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ bán

- ợp đồng quyền chọn bán là loại hợp đồng đem đến cho người nắm giữ nó quyền bán tài sản với một mức giá xác định vào thời gian xác định trong

Trang 25

tương lai; và khi người mua thực hiện quyền chọn bán thì người bán có nghĩa

vụ phải thực hiện nghĩa vụ mua

1.2.2.4 Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract)

Khái niệm hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận mang tính pháp lý giữa hai bên để trao đổi một số tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả trong một khoảng thời gian cụ thể với một mức lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả nhất định được quy định trong hợp đồng Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận riêng giữa các bên, không được niêm yết trên sàn giao dịch, các bên trong hợp đồng phải chịu những rủi ro nhất định do quyền lợi

và nghĩa vụ theo hợp đồng không được đảm bảo bởi sàn giao dịch

Hợp đồng hoán đổi được thực hiện dựa vào nhu cầu nhận hoặc chi trả luồng tiền của t ng bên bằng cách đổi lợi ích trên thị trường tài ch nh này để lấy lợi ích của bên khác trên thị trường tài chính khác nhằm mục đ ch chủ yếu là phòng ng a rủi

ro (Nguyễn hi Sơn, 2013)

Đặc điểm Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi về bản chất là một Hợp đồng kỳ hạn nên có đặc điểm tương đồng với Hợp đồng kỳ hạn, bên cạnh đó, ợp đồng hoán đổi còn có thêm một số đặc điểm khác biệt:

- ợp đồng hoán đổi bao gồm một chuỗi các giao dịch với một mức giá cố định tại nhiều ngày khác nhau trong tương lai Các bên giao dịch hoán đổi các khoản thanh toán hoặc tài sản khác nhau

- Một bên tham gia trong ợp đồng hoán đổi thực hiện một chuỗi các thanh toán cố định và nhận lại các thanh toán biến đổi hoặc các bên tham gia đều thực hiện các thanh toán biến đổi hoặc cả hai bên đều thực hiện những thanh toán cố định nhưng một bên thì thanh toán theo một đồng tiền này còn bên kia thì thanh toán theo một đồng tiền khác

- Việc thanh toán tài sản cơ sở có thể được thực hiện hoặc không được thực hiện t y theo thỏa thuận của hợp đồng

Trang 26

- Các nhà giao dịch hoán đổi niêm yết giá và lãi suất mà họ sẽ thực hiện giao dịch với khách hàng trong một hoán đổi Khi thực hiện giao dịch hoán đổi với khách hàng họ sẽ gánh chịu rủi ro t khách hàng

1.3 Kế toán chứng khoán phái sinh theo quy định của CMKT Quốc tế

1.3.1 Khái quát giai đoạn hình thành CMKT Quốc tế về công cụ tài chính

Cho đến nay, kế toán về công cụ tài ch nh được quy định bởi những CMKT Quốc tế: IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường, IAS 32 – Công cụ tài chính: Trình bày và IFRS 7 – Công cụ tài chính: Thuyết minh, IFRS 13 – Xác định Giá trị hợp lý ( L) uy nhiên, đến tháng 7 năm 2014, AS đã hoàn thanh dự

án IFRS 9 và ban hành chuẩn mực IFRS 9 – Công cụ tài chính, bắt đầu có hiệu lực vào hoặc sau ngày 1/1/2018 để thay thế cho toàn bộ IAS 39

an đầu, AS 39 ra đời và bắt đầu có hiệu lực t năm 2005 nhằm mục đ ch hướng dẫn trình bày báo cáo công cụ tài chính một cách nhất quán và dễ hiểu hưng thực tế đã đi ngược lại, IAS 39 vô cùng phức tạp và chứa nhiều nội dung không nhất quán Vì vậy IASB quyết định soạn lại chuẩn mực mới thay thế IAS 39

đó là FRS 9 Công cụ tài chính Tuy nhiên, việc thay thế toàn bộ IAS 39 trong một lúc là điều không dễ dàng, do đó quá trình soạn thảo và thay thế được chia ra thành

3 phần:

- hân loại và đo lường

- hương pháp tổn thất

- Kế toán phòng ng a

Thực tế hiện nay, phần 1: Phân loại và đo lường đã hoàn thành, những yêu cầu

về phân loại và đo lường tài sản tài ch nh được ban hành trong FRS 9 năm 2009 Tiếp theo là nội dung về nợ tài ch nh được ban hành năm 2010 và phần 3: Kế toán phòng ng a năm 2013

háng 7 năm 2014, FRS 9 ch nh thức hoàn chỉnh sau khi IASB ban hành nội dung cuối cùng của chuẩn mực hương pháp tổn thất đối với tài sản tài chính; rủi

ro tín dụng và điều chỉnh một số nội dung của phần Kế toán phòng ng a, thay thế

Trang 27

hoàn toàn nội dung IAS 39 Do vậy, luận văn chỉ để cập đến ba chuẩn mực chính đang chi phối kế toán công cụ tài chính phái sinh đó là AS 32, FRS 7, FRS 9

Khái niệm chứng khoán phái sinh thuộc phạm vi khái niệm của công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh, do vậy, người viết vận dụng lý thuyết kế toán công cụ tài chính theo CMKT Quốc tế là nền tảng lý thuyết cho kế toán chứng khoán phái sinh được và trình bày qua các nội dung sau:

1.3.2 Mục tiêu và phạm vi điều chỉnh

Mục tiêu

IAS 32: hiết lập các nguyên tắc trình bày công cụ tài ch nh như nợ phải trả

hoặc vốn chủ sở hữu và b tr tài sản tài ch nh và nợ tài ch nh Chuẩn mực này áp dụng để phân loại các công cụ tài ch nh t quan điểm của tổ chức phát hành thành tài sản tài ch nh, nợ tài ch nh và công cụ vốn; việc phân loại các lợi ch liên quan,

cổ tức, lãi hay lỗ, và các điều kiện của tài sản tài ch nh và nợ tài ch nh được b tr ( AS 32, đoạn 2)

IFRS 7: Yêu cầu các D thuyết minh trên C C của họ để người sử dụng báo

cáo có thể đánh giá mức độ quan trọng của công cụ tài ch nh đối với tình hình tài

ch nh và hoạt động của D ; t nh chất và mức độ rủi ro phát sinh t công cụ tài

ch nh mà các D nắm giữ trong kỳ và tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, và làm thế nào các D quản lý những rủi ro này ( FRS 7, đoạn 1)

IFRS 9: hiết lập các nguyên tắc cho các C C sẽ trình bày thông tin liên quan

và hữu ch về tài sản tài ch nh và nợ tài ch nh giúp người sử dụng C C trong việc đánh giá về số lượng, thời gian và sự không chắc chắn về dòng tiền trong tương lai của D ( FRS 9, đoạn 1.1)

Phạm vi

CMKT về công cụ tài chính áp dụng cho tất cả các DN và tất cả các loại công cụ tài chính ngoại tr :

Trang 28

- Lợi ch trong các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết được hạch toán theo FRS 10 C C hợp nhất, AS 27 C C riêng, AS 28 Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh

- Quyền và nghĩa vụ của hợp đồng cho thuê theo AS 17 ợp đồng cho thuê

- Quyền và nghĩa vụ của nhân viên trong AS 19 Lợi ch của nhân viên

- Công cụ tài ch nh thỏa mãn định nghĩa vốn chủ sở hữu trong AS 32 Công

- Cam kết cho vay ngoại tr (i) cam kết cho vay mà đơn vị chỉ định là nợ tài

ch nh thuộc nhóm đo lường theo L thông qua áo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( CKQ ĐKD), (ii) Cam kết cho vay được thanh toán bằng tiền hoặc phát hành công cụ tài ch nh, (iii) cam kết cung cấp một khoản vay thấp hơn lãi suất thị trường

- Công cụ tài ch nh, hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh t một giao dịch được thanh toán bằng công cụ tài ch nh hay công cụ vốn được quy định trong FRS 2 iao dịch được thanh toán bằng cổ phiếu

- Quyền đối với các khoản thanh toán bồi hoàn được quy định trong AS 37

Dự phòng, ợ tiềm tàng và ài sản tiềm tàng

- Quyền và nghĩa vụ thuộc pham vi FRS 15 Doanh thu t hợp đồng với khách hàng

CMKT về công cụ tài chính áp dụng cho những yêu cầu về tổn thất đươc quy định trong IFRS 9 sẽ được áp dụng cho những quyền mà FRS 15 nêu rõ được kế toán theo chuẩn mưc FRS 9 cho mục đ ch ghi nhận lãi hoặc lỗ tổn thất

CMKT về công cụ tài chính áp dụng cho các khoản cam kết cho vay thỏa điều kiện: (i) cam kết cho vay mà đơn vị chỉ định là nợ tài chính thuộc nhóm đo lường

Trang 29

theo L thông qua CKQ ĐKD, (ii) Cam kết cho vay được thanh toán bằng tiền hoặc phát hành công cụ tài chính, (iii) cam kết cung cấp một khoản vay thấp hơn lãi suất thị trường

CMKT về công cụ tài chính áp dụng cho các hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài ch nh được thanh toán bằng tiền thuần hoặc các công cụ tài chính khác hoặc trao đổi công cụ tài ch nh ( FRS 9, đoạn 2.1)

- ợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn cổ phần của

D ( AS 32, đoạn 11)

Nợ tài chính là:

- Một nghĩa vụ theo hợp đồng mà D phải thanh toán bằng tiền hoặc tài sản tài ch nh cho D khác hoặc trao đổi các công cụ tài ch nh với các D khác trong điều kiện không thuận lợi

- Một hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn của D ( AS 32, đoạn 11)

Công cụ vốn: là hợp đồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại của tài sản sau khi đã tr tất cả nghĩa vụ phải trả (IAS 32, đoạn 11)

1.3.4 Phân loại công cụ tài chính

1.3.4.1 Công cụ tài chính cơ bản

Công cụ tài ch nh cơ bản bao gồm 2 loại: tài sản tài chính và nợ tài chính

Phân loại tài sản tài chính

Trang 30

Tài sản tài chính bao gồm cả tài sản tài chính kết hợp công cụ phái sinh được phân loại dựa trên hai điều kiện:

- Đặc điểm dòng tiền t hợp đồng của tài sản tài ch nh, và

- Mô hình kinh doanh của D để quản lý tài sản tài ch nh

điều kiện sau đây

- Mô hình kinh doanh ài sản được D nắm giữ để thu về các dòng tiền theo hợp đồng

- Đặc điểm dòng tiền Các điều khoản hợp đồng của tài sản tài ch nh làm phát sinh dòng tiền bao gồm thanh toán gốc và lãi trên số dư nợ gốc (IFRS 9, đoạn 4.12)

Tài sản tài ch nh được đo lường theo GTHL thông qua thu nhập tổng hợp khác nếu thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây

- Mô hình kinh doanh ài sản được D nắm giữ để thu về các dòng tiền theo hợp đồng hoặc để bán

- Đặc điểm dòng tiền Các điều khoản hợp đồng của tài sản tài ch nh làm phát sinh dòng tiền bao gồm thanh toán gốc và lãi trên số dư nợ gốc (IFRS 9, 4.12A)

Tài sản tài chính không thuộc nhóm đo lường theo giá trị phân bổ hay GTHL thông qua thu nhập tổng hợp khác sẽ được phân loại vào nhóm đo lường theo GTHL thông qua BCKQHĐKD uy nhiên, D có thể lựa chọn nhưng không được hủy bỏ ghi nhận ban đầu đối với một khoản đầu tư công cụ vốn đặc biệt được đo lường theo L thông qua CKQ ĐKD nhưng lại trình bày những thay đổi về GTHL trong thu nhập tổng hợp khác ( FRS 9, đoạn 4.14)

Lựa chọn đo lường theo GTHL thông qua BCKQHĐKD cho tài sản tài chính

Ngoài những nguyên tắc ghi nhận tài sản tài chính theo t ng nhóm đo lường, IFRS 9 cho phép lựa chọn ghi nhận ban đầu theo L thông qua CKQ ĐKD nhưng không được hủy bỏ đối với tài sản tài chính nếu làm như vậy sẽ loại bỏ hay

6

AC: Amotised cost

Trang 31

làm giảm bớt sự không nhất quán trong đo lường và ghi nhận phát sinh t việc đo lường tài sản tài chính hay nợ tài chính và ghi nhận lãi hoặc lỗ của chúng dựa trên hai cơ sở khác nhau ( FRS 9, đoạn 4.15)

Sơ đồ1.1: Phân loại tài sản tài chính

“Nguồn K M (2014), First mpression FRS 9 Financial nstruments”

Phân loại nợ tài chính

ợ tài ch nh được phân loại vào nhóm đo lường theo giá trị phân bổ ngoại tr những trường hợp sau

- ợ tài ch nh được nắm giữ để bán;

- ợ tài ch nh được chỉ định ngay khi ghi nhận ban đầu theo L thông qua CKQ ĐKD;

- Sự thay đổi giá trị hợp lý

được ghi nhận vào thu nhập

tổng hợp khác

- Lãi/lỗ khi d ng ghi nhận

và tổn thất không được ghi

FVTPL

Sự thay đổi giá trị hợp

lý được ghi nhận trong BCKQ HĐKD

FVOCI (công cụ nợ)

Thu nhập t tiền lãi, tổn thất tín dụng và lãi/lỗ tỷ giá được ghi nhận vào lãi/lỗ (một cách tương

tự như đối với tài sản theo nguyên giá phân bổ)

-Lãi/lỗ khác được ghi nhận vào OCI -D ng ghi nhận, lãi/lỗ lũy kế trong thu nhập tổng hợp được chuyển qua CKQ ĐKD

Nguyên giá phân bổ

- Thu nhập t tiền lãi, tổn thất tín dụng và lãi/lỗ tỷ giá được ghi nhận trong BCKQHĐKD

- D ng ghi nhận, lãi/lỗ được ghi nhận trong BCKQHĐKD

Tài sản tài chính thuộc phạm vi của IFRS9

Trang 32

- ợ tài ch nh phát sinh khi chuyển giao một tài sản tài ch nh nhưng không đủ điều kiện d ng ghi nhận;

- ợ tài ch nh là một hợp đồng đảm bảo;

- ợ phải trả là hợp đồng bảo lãnh tài ch nh hay cam kết cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường ( FRS 9, đoạn 4.2.1)

Sơ đồ 1.2 hân loại nợ tài ch nh

“Nguồn K M (2014), First mpression FRS 9 Financial nstruments”

Lựa chọn đo lường theo GTHL thông qua BCKQHĐKD cho nợ tài chính

Ngoài những nguyên tắc ghi nhận nợ tài chính theo t ng nhóm đo lường, IFRS 9 cho phép lựa chọn ghi nhận ban đầu theo L thông qua CKQ ĐKD nhưng không được hủy bỏ đối với nợ tài chính nếu thỏa các điều kiện sau:

- ếu làm vậy sẽ loại bỏ hoặc giảm bớt sự không nhất quán giữa ghi nhận và

đo lường giữa tài sản tài ch nh và nợ tài ch nh

tất cả sự thay đổi về giá trị hợp lý

Công cụ phái sinh hay nợ tài

ch nh được nắm giữ để bán

Không Được chỉ định vào nhóm phân loại đo lường theo giá trị hợp lý

Có bao gồm công cụ phái sinh không chuẩn?

Tách hợp đồng gốc và công cụ phái sinh kết hợp

Hợp đồng gốc

Công cụ phái sinh

Đo lường theo nguyên giá phân bổ

Không

Đo lường theo giá trị hợp lý

Có tất cả sự thay đổi về giá trị hợp lý

BCKQ HĐKD

Trình bày tách biệt những thay đổi do rủi

ro tín dụng gây

ra hoặc do phát sinh chênh lệch kế toán trong BCKQHĐKD?

Có tất cả sự thay đổi

về giá trị hợp lý

thu nhập tổng hợp khác

sự thay đổi giá trị hợp lý không do rủi ro tín dụng

sự thay đổi giá trị hợp lý do rủi ro tín dụng

Khô

ng Không

Trang 33

- Một nhóm nợ tài ch nh hay một nhóm tài sản tài ch nh và nợ tài ch nh phải được quản lý và đánh giá dựa trên cơ sở L theo ch nh sách quản lý rủi

ro hay chiến lược đầu tư của D

- ếu một hợp đồng có chứa một hay nhiều công cụ phái sinh và hợp đồng gốc không phải là tài sản tài ch nh theo phạm vi của FRS 9, thì D có thể chỉ định toàn bộ hợp đồng hợp thể đó vào nhóm đo lường theo L thông qua CKQ ĐKD uy nhiên, điều này không áp dụng đối với công cụ phái

Impression: IFRS 9 Financial Instruments)

Tái phân loại

Tài sản tài chính có thể được phân loại lại khi và chỉ khi mô hình kinh doanh của D được thay đổi Một số trường hợp tái phân loại và phương pháp đo lường tương ứng như sau

- AC qua FV L đo lường theo L tại ngày tái phân loại, chênh lệch lãi hoặc lỗ giữa giá trị phân bổ và L được ghi nhận trong CKQ ĐKD

- AC qua FV C đo lường theo L tại ngày tái phân loại, chênh lệch lãi hoặc lỗ giữa giá trị phân bổ và L được ghi nhận vào phần thu nhập tổng hợp khác

- FV L qua AC L tại ngày tái phân loại theo FV L trở thành giá trị còn lại theo giá trị phân bổ

- FV L qua FV C tài sản tài ch nh tiếp tục được đo lường theo L

- FV C qua AC theo L của tài sản tài ch nh tại ngày tái phân loại, lãi hoặc lỗ lũy kế được ghi nhận trước đó trong thu nhập tổng hợp khác sẽ được loại bỏ và được điều chỉnh đối với L của tài sản tài ch nh tại ngày tái phân loại

- FV C qua FV L tài sản tài ch nh tiếp tục được đo lường theo L, lãi hoặc lỗ lũy kế được ghi nhận trước thu nhập tổng hợp khác sẽ được điểu

chỉnh ghi nhận trong CKQ ĐKD (SA , 2014 Final version of IFRS 9

Financial Instrument)

Trang 34

Nợ tài ch nh không được tái phân loại

Ngoài ra, IFRS 9 không cho phép tái phân loại đối với đầu tư vốn được đo lường theo L thông qua CKQ ĐKD nhưng mọi sự thay đổi về L được trình bày thông qua thu nhập tổng hợp khác hay lựa chọn đo lường theo GTHL ngay ban đầu đối với tài sản tài chính hay nợ tài chính

1.3.4.2 Công cụ tài chính phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh gồm 4 loại cơ bản sau:

- ợp đồng kỳ hạn

- ợp đồng tương lai

- ợp đồng quyền chọn

- ợp đồng hoán đổi

Một số công cụ tài chính phái sinh và biến gốc có liên quan:

Bảng 1.1 Công cụ tài chính phái sinh và biến gốc

Tỷ lệ lãi suất

Tỷ giá ngoại tệ Giá cổ phiếu

Tỷ lệ lãi suất

Tỷ giá ngoại tệ Giá cổ phiếu

Tỷ lệ tín dụng hoặc danh mục giá tín dụng

Trang 35

“Nguồn: Hà Thị hương Dung (2014), Kế toán công cụ tài chính tại DN phi

tài chính Việt Nam”

1.3.5 Ghi nhận và đo lường công cụ tài chính

1.3.5.1 Nguyên tắc ghi nhận

Ghi nhận ban đầu:

DN sẽ ghi nhận tài sản tài chính và nợ tài chính trong BCTC khi và chỉ khi DN trở thành một bên bị ràng buộc bởi các quy định của hợp đồng liên quan đến công

cụ tài chính

Ghi nhận tổn thất giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán

Tài sản được ghi nhận vào ngày DN nhận được tài sản

Sự thanh đổi GTHL của tài sản trong giai đoạn t ngày giao dịch đến ngày thanh toán (ngày nhận tài sản) được kế toán giống như hoạt động mua tài sản như sau

- Không ghi nhận đối với tài sản thuộc nhóm đo lường theo giá trị phân bổ;

- hi nhận vào lãi hoặc lỗ trong CKQ ĐKD đối với tài sản thuộc nhóm đo lường theo L thông qua CKQ ĐKD;

- hi nhận vào thu nhập tổng hợp khác đối với tài sản thuộc nhóm đo lường theo L thông qua thu nhập tổng hợp khác ( FRS 9, đoạn 3.1.2; phục lục B3.1.6)

1.3.5.2 Nguyên tắc đo lường

Đo lường khi ghi nhận ban đầu

Đối với những tài sản tài ch nh, nợ tài ch nh được phân loại vào nhóm đo lường theo L thông qua CKQ ĐKD được đo lường khi ghi nhận ban đầu theo

L, chi ph giao dịch được ghi nhận vào chi ph

Trang 36

Đối với tài sản tài ch nh, nợ tài ch nh không được phân loại vào nhóm đo lường theo L thông qua CKQ ĐKD được đo lường khi ghi nhận ban đầu theo

L cộng hoặc tr (+/-) chi phi giao dịch ( FRS 9, đoạn 5.1.1)

L của công cụ tài ch nh được xác định theo FRS 13 Đo lường L

L thời điểm ghi nhận ban đầu thường là giá giao dịch

ếu L tại thời điểm ghi nhận ban đầu khác với giá giao dịch thì có thể lựa chọn một trong hai cách ghi nhận sau

- hần chênh lệch giữa L và giá giao dịch sẽ được ghi nhận trong CKQ ĐKD; hoặc

- hần chệnh lệch giữa L và giá giao dịch sẽ được hoãn lại như một khoản để điều chỉnh giá trị ghi sổ của công cụ tài ch nh ( FRS 9, đoạn 5.1.1A; B5.1.2A)

Ghi nhận sau khi ghi nhận ban đầu

Đối với tài sản tài chính: Sau ghi nhận ban đầu, DN sẽ căn cứ vào loại tài sản tài

chính (trong phần phân loại) để xác định xem tài sản tài ch nh đó được đo lường theo giá trị phân bổ, GTHL thông qua thu nhập tổng hợp khác hay, GTHL thông qua BCKQ ĐKD Cụ thể:

Bảng 1.2: Nguyên tắc trình bày sau ghi nhận ban đầu

CKQ ĐKD + thu nhập t tiền lãi sử dụng phương pháp lãi suất thực tế

+ khoản lãi hoặc lỗ tín dụng dự kiến + lãi hoặc lỗ tỷ giá hối đoái

Khi d ng ghi nhận, lãi hoặc lỗ được ghi nhận trong CKQ ĐKD

GTHL thông qua thu nhập tổng

hợp khác

Lãi hoặc lỗ được ghi nhận trong thu nhập tổng hợp khác, ngoài tr các đối

Trang 37

tượng sau được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ trong CKQ ĐKD giống như tài sản tài

ch nh được đo lường theo giá trị phân bổ:

+ thu nhập t tiền lãi sử dụng phương pháp lãi suất thực tế

+ khoản lãi hoặc lỗ tín dụng dự kiến + lãi hoặc lỗ tỷ giá hối đoái

Khi d ng ghi nhận, lãi hoặc lỗ lũy kế trước đây được ghi nhận trong thu nhập tổng hợp khác sẽ được chuyển sang ghi

Cổ tức phải trả (theo định nghĩa của

CKQ ĐKD Trong mọi trường hợp, số lãi hoặc lỗ được ghi nhận trong thu nhập tổng hợp khác không được ghi nhận lại vào lãi hoặc lỗ trong CKQ ĐKD

sau ghi nhận ban đầu hay d ng ghi nhận đều được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ trong CKQ ĐKD

“ guồn K M (2014), First mpression FRS 9 Financial nstruments”

Trang 38

Đối với nợ tài chính: Sau ghi nhận ban đầu, DN sẽ căn cứ vào loại nợ tài chính (trong phần phân loại) để xác định xem nợ tài ch nh đó được đo lường theo giá trị phân bổ hay L thông qua CKQ ĐKD

Các khoản nợ tài chính có tính chất kinh doanh sẽ được ghi nhận theo GTHL thông qua CKQ ĐKD và các khoản nợ tài chính còn lại sẽ được ghi nhận theo giá trị phân bổ nếu DN không lựa chọn ghi nhận theo GTHL

Ngoài ra, GTHL của một khoản nợ còn ảnh hưởng bởi rủi to tín dụng Điều đó

có nghĩa khi chất lượng tín dụng của DN bị suy giảm thì GTHL của khoản nợ cũng

bị giảm xuống Vì vậy đối với nợ tài ch nh được phân loại vào nhóm đo lường theo GTHL, thì rủi ro tín dụng của khoản nợ tài ch nh đó cũng phải được đo lường và mọi sự thay đổi về GTHL sẽ được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác (IFRS 9,

2014 Project Summary)

Xác định giá trị phân bổ

iá trị phân bổ được t nh theo công thức sau

Sơ đồ 1.4: Công thức xác định nguyên giá phân bổ

7

” guồn: KPMG (2014), First Impression: IFRS 9 Financial Instruments”

“Nguồn K M (2014), First mpression FRS 9 Financial nstruments”

7

EIR: Effective interest rate

Tài sản tài chính Nợ tài chính

Giá trị ghi nhận ban đầu

Hoàn trả vốn gốc

Phân bổ lũy kế khoản chênh lệch giữa giá trị ghi nhận ban đầu và giá trị đến hạn

(sử dụng phương pháp lãi suất thực EIR)

Trang 39

Giá trị phân bổ được tính bằng phương pháp lãi suất thực tế (lãi suất chiết khấu các dòng tiền ước tính sẽ chi ra hoặc nhận vào trong tương lai trong suốt vòng đời

dự kiến của công cụ tài chính về giá trị hiện tại)

Xác định GTHL

heo FRS 13, L là số tiền mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một nghĩa vụ được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá

Các phương pháp xác định GTHL :

- hương pháp thị trường giá cả thị trường quan sát được và các thông tin về giao dịch thực tế trên thị trường sẽ được sử dụng để ước t nh L của một tài sản hay nợ phải trả

- hương pháp thu nhập các phương pháp kỹ thuật được sử dụng để quy đổi các dòng tiền trong tương lai về hiện tại (sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền)

- hương pháp chi ph L của tài sản được xác định trên cơ sở xem xét các chi ph phải bỏ ra để có một tài sản thay thế tương đương về năng lực sản xuất Các cấp độ dữ liệu tham chiếu sử dụng khi xác định L

- Cấp độ 1 L được xác định dựa trên giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả tương tự trong các thị trường hoạt động mà tổ chức có thể thu thập tại ngày

đo lường

- Cấp độ 2 L được xác định dựa trên các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập được của tài sản hay nợ phải trả, trực tiếp hay gián tiếp mà không phải là giá niêm yết ở cấp độ 1

- Cấp độ 3 L xác định dựa trên các dữ liệu không quan sát được

Trang 40

Theo IAS 9: Tài sản tài ch nh được phân loại vào bốn nhóm “tài sản tài chính ghi nhận theo L thông qua CKQ ĐKD”, “ ắm giữ đến ngày đáo hạn”,

“Khoản cho vay và phải thu ”, “Sẵn sàng để bán” heo FRS 9 ài sản tài chính được phân loại vào ba nhóm “ iá trị phân bổ”, “ L thông qua thu nhập tổng hợp”, “ L thông qua CKQ ĐKD”

- Đa phần tài sản được đo lường theo L thông qua CKQ ĐKD theo

AS 9 thì cũng được phân loại vào nhóm tương tự trong FRS 9

- Đối với các khoản đầu tư được nắm giữ đến ngày đáo hạn vẫn được đo lường theo giá trị phân bổ nếu thỏa mãn điều kiện mô hình kinh doanh và đặc điểm dòng tiền ph hợp với yêu cầu phân loại tài sản tài ch nh được nêu ở tiểu mục 1.3.3.1 , ngược lại sẽ được phân loại vào nhóm đo lường theo L thông qua CKQ ĐKD;

- Đối với các khoản cho vay và phải thu được đo lường theo giá trị phân bổ theo AS 39 vẫn tiếp tục được phân nhóm tương tư trong FRS 9;

- Đối với các khoản đầu tư sẵn sàng để bán, t y thuộc vào đặc điểm dòng tiền

và mô hình kinh doanh được áp dụng mà sẽ được phân chia nhóm khác nhau

 Đối với đầu tư vốn

Đầu tư vốn được nắm giữ vì mục đ ch thương mại được phân loại vào nhóm

“sẵn sàng để bán” theo AS 39 Công cụ này sẽ được đo lường theo GTHL, với những thay đổi về GTHL sẽ được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác và được chuyển qua lãi hoặc lỗ trong CKQ ĐKD khi d ng ghi nhận Theo IFRS 9, công

cụ vốn đó sẽ được phân loại vào nhóm đo lường theo GTHL thông qua CKQ ĐKD với những thay đổi về L được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác nhưng không giống như AS 39 là lãi hoặc lỗ sẽ không được chuyển qua lãi hoặc lỗ trong CKQ ĐKD khi d ng ghi nhận (SAP, 2014, Final version IFRS 9 Fianancial Instrument)

1.3.6 B tr tài sản tài chính và nợ tài chính

Theo IAS 32, Tài sản tài chính và nợ tài chính sẽ được bù tr và trình bày giá trị thuần trên Bảng cân đối kế toán ( CĐK ) khi và chỉ khi:

Ngày đăng: 13/03/2017, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w