1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp bao dữ liệu (DEA)

84 484 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 702,38 KB

Nội dung

Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở nước ngoài và Việt Nam sử dụng phương pháp DEA .... Phương pháp định tính Đề tài sử dụng phương pháp thống kê

Trang 1

Trần Thị Kim Anh

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BAO DỮ LIỆU (DEA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

Trần Thị Kim Anh

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BAO DỮ LIỆU (DEA)

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS BÙI KIM YẾN

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp bao dữ liệu DEA” là do tôi

tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Bùi Kim Yến Các số liệu trong luận văn là trung thực, do tôi trực tiếp thu thập và tổng hợp Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào

Người cam đoan

Trần Thị Kim Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu v

Danh mục các bảng, biểu vi

Danh mục các hình vẽ, đồ thị vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.4.1 Phương pháp định tính 4

1.4.2 Phương pháp định lượng 4

1.5 Kết cấu của luận văn 4

1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 6

2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 6

2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại – cách tiếp cận dựa trên các tỷ số tài chính 8

2.1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại – cách tiếp cận bằng cách xây dựng biên hiệu quả 9

2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở nước ngoài và Việt Nam sử dụng phương pháp DEA 11

2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 11

Trang 5

2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 14

Tóm tắt chương 2 17

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 18

3.1 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời 18

3.1.1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) 18

3.1.2 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA – Return On Assets) 18

3.1.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin) 19

3.2 Nhóm chỉ số phản ánh rủi ro 21

3.2.1 Nợ xấu 21

3.2.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR – Capital Adequacy Ratio) 23

3.2.3 Tỷ lệ cho vay trên huy động 24

3.3 Sáp nhập, hợp nhất và mua lại các ngân hàng thương mại 25

3.4 Công nghệ trong ngân hàng 28

Tóm tắt chương 3 31

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BAO DỮ LIỆU DEA ĐỂ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 32

4.1 Phương pháp bao dữ liệu DEA 32

4.1.1 Mô hình DEA với hiệu quả không đổi theo quy mô – CRS DEA 32

4.1.2 Mô hình DEA với hiệu quả thay đổi theo quy mô – VRS DEA 33

4.1.3 Chỉ số Malmquist 34

4.2 Dữ liệu nghiên cứu 36

4.3 Kết quả nghiên cứu 38

4.3.1 Hiệu quả kỹ thuật 38

4.3.2 Chỉ số Malmquist 48

Tóm tắt chương 4 51

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 52

Trang 6

5.1 Các kết luận chính của đề tài 52

5.1.1 Kết luận từ việc sử dụng phương pháp bao dữ liệu để đo lường hiệu quả kỹ thuật 52

5.1.2 Kết luận của việc đo lường chỉ số Malmquist 53

5.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 54

5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 54

5.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại 55

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 61

Tóm tắt chương 5 63

Kết luận 64

Tài liệu tham khảo viii Phụ lục

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

at Point Of Sale

Thẻ ATM Thẻ sử dụng cho máy giao dịch

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang

Bảng 3.1: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi 24

Bảng 3.2: Nợ xấu của SCB trước và sau hợp nhất (%) 26

Bảng 3.3: Nợ xấu của SHB trước và sau sáp nhập (%) 27

Bảng 4.1: Mối tương quan giữa các biến trong mô hình 37

Bảng 4.2: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô 40

Bảng 4.3: Hiệu quả trung bình của các NH TMCP và các NH TMNN 43

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp hiệu quả theo quy mô - Cách tiếp cận hoạt động 45

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp hiệu quả theo quy mô – Cách tiếp cận trung gian 46

Bảng 4.6: Bảng tổng hợp hiệu quả theo quy mô – Cách tiếp cận giá trị gia tăng 47

Bảng 4.7: Chỉ số Malmquist bình quân giai đoạn 2009 – 2015 50

Bảng 5.1: Kết quả ước lượng hiệu quả của bốn ngân hàng BIDV, Vietinbank, Maritime Bank và Sacombank 58

Bảng 5.2: Giá trị mục tiêu cho đầu vào và đầu ra năm 2014 của hai ngân hàng NamA Bank và NCB Bank – Cách tiếp cận trung gian 59

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang

Hình 3.1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu 18

Hình 3.2: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản 19

Hình 3.3: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 20

Hình 3.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 21

Hình 3.5: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 23

Hình 3.6: Giá trị giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC (tỷ đồng) 30

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam thể hiện rõ vai trò là kênh truyền dẫn vốn cho nền kinh tế Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng tạo nên một môi trường năng động, thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng ở Việt Nam Vốn điều lệ và tổng tài sản của hệ thống tăng lên theo từng năm Kết thúc năm 2015, vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 12/2015 là 460,279 nghìn tỷ đồng, tăng 5,66% so với tháng 12/2014 Giá trị tổng tài sản của hệ thống đến cuối tháng 12/2015 là 7.319,317 nghìn tỷ đồng, tăng 12,35% so với tháng 12/2014 Hệ thống các tổ chức tín dụng ngày càng lớn mạnh,

và càng có nhiều ảnh hưởng sâu rộng trong nền kinh tế

Trong năm 2011, Luật Các tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực (kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011) có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam Trong năm 2012 điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam rơi vào trạng thái bất ổn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng Với nỗ lực hoàn thiện hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, ngày 1 tháng 3 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 nhằm mục tiêu “lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng

cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng” Đề án này “khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện” và “thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng”

Các ngân hàng là phần quan trọng của hệ thống các tổ chức tín dụng Năm 2015 tổng tài sản của hệ thống ngân hàng chiếm 95,5% tổng tài sản của các tổ chức tín dụng Vì vậy, ổn định tình hình hoạt động của các ngân hàng mà đặc biệt là các ngân hàng thương mại là mối quan tâm hàng đầu Thực hiện nội dung của đề án tái

cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều biện pháp khác nhau để ổn định hoạt động

Trang 11

của hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng Bên cạnh những tác động từ phía Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại cũng tự nổ lực đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính ngân hàng mình

Tuy nhiên, sau rất nhiều những biện pháp của Ngân hàng Nhà nước và của bản thân các ngân hàng thương mại, làm thế nào để xác định được liệu các ngân hàng thương mại có cải thiện hiệu quả hoạt động hay chưa? Hiệu quả của các ngân hàng này hiện

đang ở mức độ nào? Và những yếu tố nào góp phần tác động đến hiệu quả của các

ngân hàng?

Trước thực tế đó, tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp bao dữ liệu DEA” Đề tài trình bày phương pháp bao dữ liệu DEA để đo lường và đánh giá hiệu

quả của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam với số liệu được cập nhật đến năm

2015 giúp các cơ quan quản lý, các ngân hàng cũng như những người quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng nói chung có cái nhìn rõ hơn về hiệu quả của các ngân hàng

thương mại Việt Nam hiện nay

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 12

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại Việt Nam có đạt được hiệu quả kỹ thuật hay không và hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại thay đổi như thế nào qua các năm trong khoảng thời gian nghiên cứu?

Thứ hai, những giải pháp nào phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân

hàng thương mại Việt Nam

NH TMCP Phương Đông – OCB, NH TMCP Sài Gòn Công Thương – Saigonbank,

NH TMCP Sài Gòn – SCB, NH TMCP Đông Nam Á – SEABank, NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội – SHB, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank, NH TMCP

Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank, NH TMCP Tiên Phong – TPBank, NH TMCP Quốc Tế Việt Nam – VIB, NH TMCP Việt Á – VietA Bank, NH TMCP Bản Việt – VietCapitalBank, NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank

3 ngân hàng thương mại Nhà nước (ngân hàng được gọi là ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ): NH TMCP Đầu Tư và Phát

Trang 13

Triển Việt Nam – BIDV, NH TMCP Công Thương Việt Nam – Vietinbank, NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp định tính

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp phân tích trên cơ sở dữ liệu

thứ cấp thu thập được từ các ngân hàng thương mại Việt Nam để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong khoảng thời gian nghiên cứu

1.4.2 Phương pháp định lượng

Đề tài sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA - Data Envelopment Analysis với hai

mô hình: mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô CRS DEA và mô hình hiệu quả biến đổi theo quy mô VRS DEA

Hai mô hình này được tiếp cận với ba cách khác nhau để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Ba cách tiếp cận đó là:

- Cách tiếp cận hoạt động

- Cách tiếp cận trung gian

- Cách tiếp cận giá trị gia tăng

Bên cạnh đó, đề tài sử dụng chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp Malmquist TFP để

đo lường các yếu tố tác động lên sự thay đổi năng suất hoạt động của các ngân hàng

thương mại qua các năm

1.5 Kết cấu của luận văn

Luận văn được thực hiện dựa trên kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Trang 14

Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương 4: Vận dụng phương pháp bao dữ liệu DEA - Data Envelopment Analysis

để nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt

Nam

Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Kết luận

1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Phương pháp bao dữ liệu DEA là phương pháp được sử dụng phổ biến để nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam nhiều năm qua Đề tài sử dụng phương pháp bao dữ liệu với cùng một bộ dữ liệu để nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam với ba cách tiếp cận khác nhau Sử dụng những kết quả có được, đề tài chỉ ra nguyên nhân của việc hoạt động thiếu hiệu quả của các ngân hàng thương mại Đặc biệt phân tích tác động của hiệu quả quy mô để nhận xét về xu hướng sáp nhập của các ngân hàng trong khoảng thời gian gần đây

Đề tài cập nhật dữ liệu mới nhất – dữ liệu năm 2015 – để bổ sung đồng thời đánh

giá lại kết quả của những nghiên cứu trước đây về vấn đề này

Đề tài góp phần bổ sung những kết quả thực tiễn về đánh giá hiệu quả hoạt động

của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi phân tích bằng phương pháp bao dữ liệu Kết quả của đề tài có thể được dùng để so sánh với những nghiên cứu cùng chủ

đề với cùng phương pháp nhưng sử dụng cách tiếp cận khác, hay với những nghiên

cứu sử dụng những phương pháp khác

Bên cạnh đó, đề tài sẽ chỉ ra những khó khăn cũng như những vấn đề còn tồn tại để

mở ra hướng mới cho những nghiên cứu tiếp theo

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Hiệu quả là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Khi xét đến hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, có nhiều khái niệm được đưa ra với nhiều cách tiếp cận khác nhau

Hiệu quả thường đi chung với năng suất Trong tác phẩm “Bàn về tài sản của các quốc gia” Adam Smith được trích trong Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013) cho rằng phân chia lao động sẽ làm tăng năng suất và kỹ năng của người lao động, và “hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”

Năng suất của đơn vị sản xuất được đo lường bằng tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào

Năng suất được tính toán dễ dàng nếu đơn vị sản xuất chỉ có một đầu vào để sản xuất một đầu ra Nếu đơn vị sản xuất sử dụng nhiều đầu vào để sản xuất nhiều đầu

ra, các đầu vào và đầu ra phải được tính toán sao cho năng suất vẫn thể hiện được

sự ảnh hưởng của các đầu vào đối với các đầu ra Năng suất của các đơn vị sản xuất khác nhau là do sự khác biệt về công nghệ sản xuất, hiệu quả của quá trình sản xuất

và môi trường hoạt động của đơn vị đó Trong khi đó, hiệu quả là sự so sánh giữa

giá trị thực tế và giá trị tối ưu của đầu ra và đầu vào Cụ thể hơn, một đơn vị đạt hiệu quả khi đơn vị có thể tối đa hóa giá trị đầu ra với lượng đầu vào cho trước, hay tối thiểu hóa lượng đầu vào với điều kiện sản xuất cùng một mức sản lượng đầu ra hoặc cả hai Hiệu quả mang tính kinh tế, nó được đo lường bằng cách so sánh giữa giá trị thực tế và giá trị tối ưu của chi phí, doanh thu, lợi nhuận hay bất cứ chỉ tiêu nào mà doanh nghiệp theo đuổi (Daraio và Simar, 2007)

Theo Farrell (1957), một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả là doanh nghiệp thành công trong việc sản xuất ra một lượng lớn nhất có thể số lượng sản phầm đầu ra từ các nguồn đầu vào Do đó, hiệu quả chính là mối tương quan giữa lượng đầu ra thu

Trang 16

được từ việc kết hợp các yếu tố đầu vào Farrell cho rằng doanh nghiệp có thể tăng

hiệu quả bằng cách tăng sản lượng đầu ra mà không sử dụng thêm sản lượng đầu vào

Coelli (2005) cho rằng có sự khác nhau giữa hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp Một doanh nghiệp đạt hiệu quả khi doanh nghiệp đó tạo ra tối đa lượng đầu

ra với cùng một lượng đầu vào cho trước Hiệu quả này gọi là hiệu quả kỹ thuật

Nhưng để đạt được năng suất tối đa, ngoài việc doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật cần đạt được hiệu quả theo quy mô Tuy nhiên, thay đổi quy mô không thể cho kết quả ngay lập tức mà cần có độ trễ, do đó, hiệu quả kỹ thuật có thể giống như năng suất trong ngắn hạn Sự thể hiện hiệu quả trong ngắn hạn được gọi là hiệu quả kỹ thuật và sự thể hiện hiệu quả trong dài hạn được gọi là năng suất Hiệu quả kỹ thuật

sẽ được chia làm hai phần chính: hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô Nhiều tác giả cũng định nghĩa năng suất và hiệu quả giống nhau, và đều là tỷ lệ giữa

đầu ra và đầu vào (Daraio và Simar, 2007)

Trong các nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng, Hughes và Mester (2008) cho rằng hiệu quả của ngân hàng phụ thuộc vào quyền sở hữu, luật pháp và môi trường hoạt

động (quy tắc kế toán, quy định của Chính phủ, và điều kiện thị trường…) Các yếu

tố trên cùng với yếu tố chính trị khác nhau sẽ làm hiệu quả của các ngân hàng khác nhau

Hiệu quả được ước tính dựa trên giá cả các yếu tố đầu vào, số lượng các sản phẩm

đầu ra, và yếu tố môi trường Hiệu quả kinh tế của một tổ chức tài chính phụ thuộc

vào việc lựa chọn cách thức tiếp cận (Berger và Mester, 1997)

Đề tài sử dụng quan điểm của Coelli (2005) cho các phần trình bày tiếp theo

Có hai cách tiếp cận để xác định hiệu quả của một ngân hàng – cách tiếp cận dựa trên các tỷ số tài chính và cách tiếp cận bằng cách xây dựng biên hiệu quả

Trang 17

2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại – cách tiếp

cận dựa trên các tỷ số tài chính

Cách tiếp cận từ các tỷ số có thể được hiểu là cách đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên các tỷ số được tính toán từ số liệu của báo cáo tài chính Trong ngành ngân hàng, nhiều nhà nghiên cứu đo lường hiệu quả chi phí bằng tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt

động càng hiệu quả Tỷ lệ chi phí và thu nhập trung bình theo chuẩn quốc tế hiện

nay là 0,6 Như vậy, những ngân hàng nào có tỷ lệ này thấp hơn 0,6 chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả và ngược lại Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường được các nhà nghiên cứu đo lường bằng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản ROA, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ đo lường rủi ro tín dụng (Chen và Liao, 2009)

Dựa vào việc phân tích các tỷ số tài chính, so sánh tỷ số tài chính của ngân hàng qua các năm cũng như so sánh tỷ số tài chính của ngân hàng này so với ngân hàng khác và với tỷ số trung bình chung của ngành ngân hàng, ta có thể đưa ra kết luận

về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Tuy nhiên, việc sử dụng các tỷ số để đánh giá hiệu quả ngân hàng có một số nhược

điểm nhất định Thứ nhất, các tỷ số tài chính này phải được so sánh với một chuẩn

mực nhất định nhưng việc xây dựng chuẩn mực này rất khó thực hiện Thứ hai, các

tỷ số tài chính được tính toán dựa trên số liệu của báo cáo tài chính, nhưng các nhóm tỷ số khác nhau thì lại đưa ra kết quả về hiệu quả khác nhau, ví dụ: ngân hàng

có thể được đánh giá là hoạt động hiệu quả nếu sử dụng nhóm tỷ số về khả năng sinh lợi nhưng lại bị đánh giá không hiệu quả nếu sử dụng nhóm tỷ số về an toàn vốn (Chen và Liao, 2009)

Thêm vào đó, các tỷ số tài chính không đánh giá được tác động của các quyết định

về hoạt động quản lý và đầu tư tại thời điểm hiện tại khi các quyết định này có những ảnh hưởng nhất định trong tương lai Ví dụ nếu một ngân hàng trì hoãn hoạt

động tiếp thị và cắt giảm chi phí phát triển sản phẩm mới sẽ cho ra tỷ lệ tài chính tốt

Trang 18

tuy nhiên nó lại làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong tương lai (Sherman và Gold, 1984)

Do đó, cần có một phương pháp đo lường có thể kết hợp tất cả dữ liệu đầu ra và đầu vào cùng với sự hỗ trợ của kinh tế lượng để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại chính xác hơn

2.1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại – cách tiếp

cận bằng cách xây dựng biên hiệu quả

Trong cách tiếp cận này, biên hiệu quả là tập hợp những ngân hàng hiệu quả nhất

được xác định dựa vào nguồn số liệu thu thập được Theo đó, hiệu quả hoạt động

của một ngân hàng được xác định bằng tỷ lệ giữa khoảng cách của ngân hàng cần

đánh giá so với biên hiệu quả

Farrell (1957) cho rằng hiệu quả tổng thể của một doanh nghiệp bao gồm hai thành phần là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối Trong đó, Farrell xác định hiệu quả kỹ thuật là khả năng doanh nghiệp có thể sản xuất được lượng đầu ra cao nhất

từ một lượng đầu vào có sẵn Hiệu quả phân phối là khả năng doanh nghiệp lựa chọn tập hợp các nhân tố đầu vào với tỷ lệ tối ưu sao cho giá cả đạt được thấp nhất trong điều kiện giá cả đầu vào và công nghệ không thay đổi

Theo Coelli, một công ty có thể đạt hiệu quả kỹ thuật, nhưng có thể có quy mô quá nhỏ để tận dụng hiệu quả kinh tế theo quy mô hay công ty có quy mô quá lớn làm cho lợi nhuận giảm theo quy mô Do đó, vẫn duy trì cơ cấu đầu vào như cũ, công ty

có thể tăng thêm lợi nhuận nhờ điều chỉnh quy mô hoạt động của mình Vì vậy, để

đạt được hiệu quả kỹ thuật, công ty phải đạt được hiệu quả kỹ thuật thuần túy và

hiệu quả quy mô

Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể phân thành hai thành phần chính: hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối Trong đó, hiệu quả kỹ thuật bao gồm hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô

Trang 19

Trong cách tiếp cận hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bằng cách xây dựng biên hiệu quả, chúng ta có thể đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại bằng cách tiếp cận tham số hoặc cách tiếp cận phi tham số

Phương pháp tham số đòi hỏi một dạng hàm để xác định biên hiệu quả Các dạng hàm để xác định hiệu quả sẽ phụ thuộc vào hướng tiếp cận: hiệu quả theo chi phí (cost efficiency), hiệu quả theo lợi nhuận tiêu chuẩn (standard profit efficiency) hay hiệu quả theo lợi nhuận thay thế (alternative profit efficiency) Ba hướng tiếp cận này sẽ là những cách thức tốt nhất để đo lường hiệu quả kinh tế của tổ chức tài chính vì chúng sẽ phản ánh hiệu quả dựa trên giá cả thị trường và tính cạnh tranh của tổ chức chứ không chỉ dựa trên việc sử dụng công nghệ Hiệu quả chi phí xem xét xem liệu ngân hàng có quản lý tốt chi phí của mình để tạo ra cùng một mức đầu

ra với điều kiện những yếu tố khác không đổi Hiệu quả lợi nhuận tiêu chuẩn xem xét xem ngân hàng có thể tạo ra được mức lợi nhuận tối đa với giá đầu vào và đầu

ra cho trước Hiệu quả lợi nhuận là tỷ lệ giữa lợi nhuận thực tế được dự báo và lợi nhuận tối đa có thể đạt được nếu ngân hàng đạt hiệu quả tốt nhất Hiệu quả lợi nhuận thay thế cho biết liệu ngân hàng có thể tạo ra mức lợi nhuận tối đa dựa trên mức sản lượng đầu ra chứ không phải dựa trên giá cả đầu ra (Berger và Mester, 1997) Ba phương pháp tiêu biểu của cách tiếp cận này là: phương pháp tiếp cận biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier approach – SFA), phương pháp mô hình tự do (Distribution-free approach – DFA) và phương pháp tiếp cận biên dày (The thick frontier approach – TFA) Ba phương pháp này chủ yếu khác nhau về các giả định

đối với các thông số kỹ thuật của vùng biên hiệu quả, sự tồn tại sai số ngẫu nhiên và

phân phối của sai số ngẫu nhiên đó

Tiếp cận bằng phương pháp phi tham số không đòi hỏi xác định dạng hàm cho

đường biên hiệu quả Phương pháp tiếp cận phi tham số chỉ yêu cầu giả định về việc

xác định biên hiệu quả chứ không quan tâm đến sai số ngẫu nhiên của mô hình (Paradi và Zhu, 2013) Hai phương pháp tiêu biểu của cách tiếp cận này là: phương pháp bao dữ liệu (Data envelopment analysis – DEA) và phương pháp xử lý tham

số tự do Hull (Free disposal Hull analysis – FDH)

Trang 20

Cho đến nay, không có sự đồng thuận về phương pháp tối ưu nhất để ước lượng hiệu quả kỹ thuật hoặc mức trung bình của hiệu quả kỹ thuật trong ngành ngân hàng Cùng một bộ dữ liệu, nếu sử dụng những phương pháp khác nhau cũng đưa ra những kết quả không đồng nhất, thứ hạng về mức độ hiệu quả của các ngân hàng cũng khác nhau Hay cùng một bộ dữ liệu, cùng một phương pháp nhưng sử dụng những biến đầu ra và đầu vào khác nhau cũng cho kết quả khác nhau

2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

thương mại ở nước ngoài và Việt Nam sử dụng phương pháp DEA

2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu của Paradi và Zhu (2013)về tổng hợp 80 nghiên cứu về hiệu quả hoạt

động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng tại 24 quốc gia/vùng lãnh thổ sử

dụng phương pháp DEA Thảo luân làm thế nào để thiết kế mô hình DEA trong các nghiên cứu tương lai Tác giả chỉ ra rằng việc đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do các dịch vụ tài chính có tính phức tạp cao, nhiều sản phẩm được chào bán chồng chéo và phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng của các quy định của Chính phủ đến hoạt động của ngân hàng Với hoạt

động phức tạp của các ngân hàng, sử dụng phương pháp DEA cho phép các nhà

quản lý xác định một cách khách quan các ngân hàng nào hoạt động tốt nhất và các ngân hàng nào cần phải cải thiện hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, việc lựa chọn một mô hình DEA hoàn hảo để phân tích hiệu quả ngân hàng là điều bất khả thi Nhiều nhà nghiên cứu áp dụng hơn một mô hình DEA để đo hiệu quả ngân hàng: chia quá trình sản xuất của ngân hàng thành nhiều giai đoạn và áp dụng mô hình DEA cho từng giai đoạn đó Với những mục đích nghiên cứu khác nhau, việc lựa chọn đầu vào và đầu ra cũng khác nhau Nhưng nhìn chung, đầu vào là những yếu tố mà ngân hàng muốn giảm thiểu và đầu ra là những yếu tố mà ngân hàng muốn gia tăng Sự khác nhau của vai trò của tiền gửi làm cho tiền gửi có thể là đầu vào hoặc là đầu ra trong mô hình DEA Mặc dù không có nghiên cứu rõ ràng nhưng

từ kết quả những nghiên cứu thực tế, số lượng ngân hàng nên gấp ít nhất ba lần tổng

số lượng đầu vào và đầu ra được sử dụng trong mô hình DEA Ví dụ: nếu mô hình

Trang 21

DEA có 3 đầu ra và 3 đầu vào, số lượng ngân hàng nên lớn hơn 18 để đảm bảo kết quả của mô hình là tốt nhất Nghiên cứu cho thấy kết quả DEA rất nhạy cảm với dự liệu đầu vào và đầu ra Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần thận trọng trong việc xác

định đầu vào và đầu ra của mô hình Các nghiên cứu phân tích hiệu quả của chi

nhánh ngân hàng cho thấy luôn luôn tồn tại những chi nhánh kém hiệu quả hơn so với các chi nhánh khác Mặc dù nghiên cứu này là nghiên cứu trong lĩnh vực chi nhánh ngân hàng nhưng kết quả của nó vẫn rất thiết thực khi áp dụng khi nghiên cứu với cấp độ một ngân hàng

Staub và cộng sự (2010) dùng phương pháp bao dữ liệu DEA nghiên cứu hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng Brazil trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007 với mục tiêu trả lời các câu hỏi: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có tăng lên trong khoảng thời gian nghiên cứu? Các ngân hàng nước ngoài có hiệu quả hơn các ngân hàng trong nước? Các ngân hàng công

có hiệu quả hơn các ngân hàng tư nhân? Ngân hàng lớn có hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ? Với kết quả của mô hình, tác giả kết luận rằng hiệu quả của các ngân hàng Brazil ít gia tăng, đặc biệt các ngân hàng có sự kém hiệu quả kỹ thuật tăng Do

đó, các ngân hàng có thể gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình bằng

cách cải thiện hiệu quả kỹ thuật Với lợi thế là ngân hàng của Brazil, các ngân hàng trong nước hoạt động có hiệu quả hơn các ngân hàng nước ngoài Hiệu quả của các ngân hàng công và các ngân hàng tư nhân không có sự khác biệt rõ rệt Kết của nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả giữa các ngân hàng có quy mô nhỏ và các ngân hàng có quy mô lớn Tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy ngân hàng nhỏ hoạt động tốt hơn ngân hàng lớn, nhưng sự khác biệt này không

đáng kể

Nghiên cứu của Sufian (2011) về hiệu quả hoạt động kinh doanh của 31 ngân hàng

ở Hàn Quốc, 80% tổng tài sản của ngành ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm

1992 đến năm 2003 Nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA với ba cách tiếp cận: tiếp cận trung gian tài chính, tiếp cận giá trị gia tăng, tiếp cận hoạt

động để xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thay đổi hay

Trang 22

không khi đầu ra và đầu vào thay đổi Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả ngân hàng khi sử dụng phương pháp DEA có sự thay đổi nếu thay đổi đầu vào và đầu ra Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật TE của các ngân hàng với cách tiếp cận

điều hành lớn hơn so với hiệu quả TE với cách tiếp cận trung gian và tiếp cận giá trị

gia tăng Trong cách tiếp cận điều hành và cách tiếp cận giá trị gia tăng, kém hiệu quả trong hoạt động chủ yếu do hiệu quả quy mô kém chứ không phải hiệu quả kỹ thuật thuần túy kém Ngược lại, trong cách tiếp cận trung gian, kém hiệu quả của ngân hàng chủ yếu do kém hiệu quả trong kỹ thuật thuần túy Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy các ngân hàng Hàn Quốc không đạt được hiệu quả theo quy mô, do đó hàm ý chính sách được đưa ra là các ngân hàng nhỏ nên tăng quy mô

và các ngân hàng lớn nên giảm quy mô để đạt được hiệu quả quy mô Tác giả cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên thận trọng trong các quyết định sáp nhập ngân hàng Tác giả của bài nghiên cứu cũng cho biết nên mở rộng nghiên cứu theo hướng nghiên cứu những thay đổi trong hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật theo thời gian Tác giả cũng cho rằng nên nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng theo phương pháp tiếp cận tham số thay vì phi tham số (DEA) để có thể so sánh khách quan kết quả của các phương pháp này với nhau Đồng thời tác giả cũng khuyến khích sử dụng chỉ số thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp để nghiên cứu về hiệu quả công nghệ hay sự thay đổi công nghệ kỹ thuật, xem xét tác động của yếu tố này lên

sự thay đổi của hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Nghiên cứu của Sathye (2002) về chỉ số Malmquist với phương pháp bao dữ liệu DEA áp dụng cho 17 ngân hàng được thành lập tại Úc với dữ liệu được thu thập từ năm 1995 đến năm 1999 với mục đích xem xét xem những cải cách tài chính có ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của các ngân hàng ở Úc trong khoảng thời gian này hay không Với kết quả được trình bày trong bài nghiên cứu này, chỉ số hiệu quả kỹ thuật và chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp mặc dù có sự gia tăng trong nhưng tốc độ gia tăng lại giảm theo thời gian Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất nhân tố giảm tốc độ gia tăng phần lớn do sự suy giảm trong thay đổi công nghệ kỹ thuật Tác giả kết luận rằng những cải cách tài chính ở Úc có hiệu quả nhất định ở những

Trang 23

năm đầu nhưng càng ngày càng ít ảnh hưởng đến mức độ tăng năng suất của các ngân hàng Do đó, để tăng năng suất, trong thời gian tiếp theo các ngân hàng nên quan tâm đến tiến bộ công nghệ được sử dụng trong ngành Trước thực tế các ngân hàng đang được khuyến khích sáp nhập với nhau để tăng hiệu quả hoạt động, kết quả của nghiên cứu lại chỉ ra rằng không có sự ảnh hưởng của hiệu quả quy mô đến năng suất nhân tố tổng hợp Do đó, tác giả cho rằng việc các ngân hàng sáp nhập với nhau để mong chờ đạt được hiệu quả tốt hơn trong hoạt động là không khả thi

2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Hai tác giả Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng phương pháp bao dữ liệu DEA kết hợp với phân tích chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp Với nguồn dữ liệu được lấy từ năm 2006 đến năm 2009 Hai tác giả xem ngân hàng là nhân tố trung gian tài chính để lựa chọn các biến đầu vào

và đầu ra Với cách tiếp cận này, các tác giả cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng chưa cao, mức độ không hiệu quả kỹ thuật là 7,7% cho toàn bộ các ngân hàng Trong đó, lý do các ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật thấp chủ yếu là do hiệu quả quy mô ở mức thấp Năng suất nhân tố tổng hợp của các ngân hàng giảm trong thời gian nghiên cứu, vói nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm của hiệu quả công nghệ Khi so sánh các nhóm với quy mô khác nhau, các ngân hàng ở nhóm quy mô lớn và quy mô trung bình đều có hiệu quả giảm theo quy mô Số lượng các ngân hàng có hiệu quả giảm dần theo quy mô có xu hướng giảm dần Bài viết cho rằng các ngân hàng có hiệu quả tăng theo quy mô nên tăng dần quy mô hoạt động để đạt hiệu quả cao hơn Các ngân hàng nên tăng cường đầu tư vào công nghệ kỹ thuật hiện đại để góp phần cải thiện hiệu quả

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của 20 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 Tác giả chọn phương pháp DEA với cách tiếp cận trung gian phân tích hiệu quả kỹ thuật và chỉ số thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hai nhóm ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại Nhà nước Ba biến đầu vào

Trang 24

được lựa chọn là: chi phí nhân công, tài sản cố định, tiền gửi của khách hàng và 2

biến đầu ra là: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật và chỉ số Malmquist cho thấy các NHTM chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình Hiệu quả kỹ thuật chỉ đạt 0,7 vào năm 2007; 0,686 vào năm 2008; 0,865 vào năm 2009 và 0,818 vào năm 2010 Trong khoảng thời gian từ năm

2007 đến năm 2010, các ngân hàng thương mại Nhà nước mặc dù có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng thương mại cổ phần nhưng hiệu quả hoạt động của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước lại thấp hơn Chỉ số Malmquist tuy tăng 8,8% trong cả giai đoạn nhưng tiến bộ công nghệ còn thấp Tác giả kiến nghị các ngân hàng thương mại Nhà nước nên thực hiện giảm bớt các chi phí đầu vào để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn Thêm vào đó, các ngân hàng thương mại nói chung nên đẩy mạnh phát triển công nghệ mới vào hoạt động của ngân hàng mình

Hai tác giả Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013) ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là

dữ liệu từ báo cáo tài chính của 37 ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2012 Bài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận trung gian với yếu tố nguồn nhân lực và quy mô tiền gửi được lượng hóa bằng 3 biến đầu vào: chi phí kinh doanh, chi phí trả lãi và các khoản tương tự, chi phí khác, 2 biến đầu ra của mô hình là: thu nhập từ lãi và các khoản tương tự, thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh Các tác giả đi vào phân tích mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô và mô hình hiêu quả biến đổi theo quy mô Trong mô hình hiệu quả biến đổi theo quy mô, các tác giả chia nhỏ thành hiệu quả tăng theo quy mô và hiệu quả giảm theo quy mô Tác giả cũng sử dụng chỉ

số Malmquist TFP trong bài nghiên cứu để đo lường sự thay đổi năng suất và phân tích sự thay đổi năng suất này thành thay đổi kỹ thuật và thay đổi hiệu quả kỹ thuật Kết quả bài nghiên cứu, hai tác giả chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đạt kết quả khá cao trong giai đoạn 2008-2012 và có xu hướng cải thiện theo thời gian Trong hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quy mô đóng góp nhiều hơn hiệu quả kỹ thuật chứng tỏ hoạt động quản lý của các ngân hàng thương mại chưa

Trang 25

đạt kết quả cao Khối ngân hàng thương mại Nhà nước có hiệu quả hoạt động kinh

doanh thấp hơn khối các ngân hàng thương mại cổ phần Đối với chỉ số thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp, nguyên nhân chính làm cho năng suất nhân tố tổng hợp (Malmquist TFP) của các ngân hàng thương mại cổ phần là do sự suy giảm trong hiệu quả kỹ thuật mà chủ yếu là do không đạt được hiệu quả quy mô, do đó tăng quy mô ở khối ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tạo điều kiện tăng trưởng hiệu quả hoạt động Trong khi đó, suy giảm chỉ số Malmquist TFP ở các ngân hàng thương mại Nhà nước chủ yếu là so sự suy giảm trong hiệu quả công nghệ, nên các ngân hàng thương mại Nhà nước nên chú trọng hơn vào việc áp dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ cho hoạt động của ngân hàng

Các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ cập nhật dữ liệu đến năm 2012, do đó, tác đề tài sử dụng phương pháp DEA với dữ liệu đến năm 2015 để bổ sung vào nguồn dữ liệu

đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Bên cạnh

đó, đề tài so sánh kết quả của ba cách tiếp cận khác nhau trên cùng một bộ dữ liệu

giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Trang 26

Tóm tắt chương 2

Chương 2 cho biết những nhận định khác nhau của các nhà nghiên cứu khi đề cập

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng suất của ngân hàng thương mại Có

một số tác giả cho rằng hiệu quả và năng suất của ngân hàng thương mại là khác nhau, một số khác cho rằng hiệu quả và năng suất của ngân hàng thương mại là như nhau Đề tài này sử dụng định nghĩa hiệu quả và năng suất được đề cập bởi Coelii (2015) khi xem hiệu quả của ngân hàng có ý nghĩa trong ngắn hạn và năng suất có ý nghĩa trong dài hạn

Để xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt hay xấu, ta cần phải

đo lường nó Có nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân

hàng: đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng các tỷ số tài chính, đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bằng cách xây dựng đường biên hiệu quả Đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bằng các tỷ số tài chính có một số nhược điểm nhất định mà trong đó quan trọng nhất là chúng ta không có một chuẩn mực nhất định để so sánh các tỷ số với nhau Do đó, ngày càng nhiều các nghiên cứu sử dụng cách đo lường bằng xây dựng đường hiệu quả biên Với cách đo lường này chúng ta có hai phương pháp: phương pháp tham số - đòi hỏi một dạng hàm cụ thể cho đường hiệu quả biên, phương pháp phi tham số - không đòi hỏi dạng hàm cụ thể, xác định đường biên hiệu quả dựa trên một số giả

định đối với đường hiệu quả biên Không có một nghiên cứu nào chỉ ra được cách

thức đo lường như thế nào là hiệu quả nhất mà chúng ta chỉ có thể đo lường một cách tương đối hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Chương 2 một lần nữa xem xét các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã được thực hiện trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhằm nhìn lại một cách tổng quan về việc sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA: cách tiếp cận;

đầu ra đầu vào được lựa chọn; kết quả nghiên cứu; định hướng chính sách và

những hạn chế, hướng mở rộng của các nghiên cứu này Việc xem xét các nghiên cứu có liên quan góp phần định hướng nghiên cứu của đề tài ở những phần sau

Trang 27

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời

3.1.1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng vốn chủ sở hữu, với dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Hình 3 1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC 26 ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm mạnh trong khoảng thời gian 2010 – 2014 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của 26 ngân hàng giảm từ 17,24% vào năm 2010 còn 8,76% vào năm 2014 Năm

2015, tỷ lệ này tăng nhẹ lên 9,08%

3.1.2 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA – Return On Assets)

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng tài sản, với dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Trang 28

Hình 3 2: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC 26 ngân hàng

Tương tự như ROE, ROA của các ngân hàng tăng từ năm 2009 – 2010, sau đó giảm mạnh Trong khoảng thời gian nghiên cứu, ROA của các ngân hàng cao nhất vào năm 2010 với tỷ lệ trung bình 1,38% ROA của 26 ngân hàng không tăng trong năm

2015 mà vẫn giảm

3.1.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin)

Được tính bằng cách lấy thu nhập lãi ròng chia cho tổng tài sản có sinh lời, NIM đo

lường sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí từ lãi

Lãi suất năm 2009 vào khoảng 10 – 10,9% đối với lãi suất huy động và 12% đối với lãi suất cho vay đã tăng lên trung bình 12,44% và 15,27% đối với lãi suất huy động

và cho vay năm 2010, năm 2011 lãi suất trung bình huy động và cho vay của các ngân hàng lần lượt là 15,6% và 18,65 % (Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011 của NHNN) Các ngân hàng gia tăng mạnh lãi suất vào nữa đầu năm 2011, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tránh quy định trần lãi suất huy động 14% Đẩy mạnh gia tăng lãi suất huy động và cho vay, các ngân hàng cũng kẽo dãn khoảng cách giữa lãi suất cho vay và huy động, thu nhập lãi thuần vì thế tăng lên làm tỷ lệ NIM tăng mạnh trong năm 2011 Những lý do làm cho lãi suất năm 2011 tăng cao

Trang 29

là do: các ngân hàng thiếu thanh khoản, cần bổ sung nguồn vốn huy động lớn; lãi suất trên thị trường liên ngân hàng gia tăng do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất qua đêm bình quân trên thị trường liên ngân hàng lên đến 13,18% vào tháng 4/2011 (Báo cáo thường niên 2011 của NHNN) NHNN điều chỉnh tình trạng mất thanh khoản của các ngân hàng thương mại bằng việc tái cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng

Hình 3 3: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC 26 ngân hàng

Đánh giá chung về khả năng sinh lời của các ngân hàng:

Nhìn chung, trong khoảng thời gian 2009 – 2015, khả năng sinh lời của 26 ngân hàng nghiên cứu tăng mạnh trong năm 2010 Năm 2011, mặc dù tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM năm 2011 tăng cao nhưng cả ROE và ROA đều giảm, chứng tỏ chi phí ngoài lãi tăng, hiệu quả các hoạt động kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác của các ngân hàng giảm mạnh Sau năm 2010, khả năng sinh lời giảm cho đến

2014 Cuối năm 2015, khả năng sinh lời có xu hướng tăng nhưng không đáng kể

Cả ROE và ROA năm 2015 đều thấp hơn năm 2009 Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong suốt thời gian này có sự sụt giảm mạnh

Trang 30

3.2 Các chỉ số phản ánh rủi ro

3.2.1 Nợ xấu

Hình 3 4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Xu hướng nợ xấu của hệ thống các ngân hàng gia tăng từ năm 2009 – 2,2% lên 4,08% năm 2012, sau đó có xu hướng giảm xuống Tuy nhiên, Nguyễn Xuân Thành (2016) nhận định, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam được ước tính bởi Moody’s là 15% trên tổng tài sản, tương đương với 25% trên tổng dư nợ cho vay Nếu tình trạng nợ xấu đúng như ước tính của Moody’s, rất nhiều ngân hàng thương mại đang mất khả năng chi trả

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng do nhiều nguyên nhân (Mai Xuân Hùng, 2014):

- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn giảm, các doanh nghiệp không còn có hoạt

động kinh doanh tốt như những năm trước

nhiều dự án cho vay đầu tư bất động sản Lượng tiền cho nay này khó thu hồi khi thị trường bất động sản suy thoái

Trang 31

- Lãi suất tăng cao cộng với những bất ổn trong kinh tế vĩ mô làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản Gần 700.000 doanh nghiệp được cấp phép thành lập nhưng trong năm 2014 chỉ còn gần 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương các tỉnh, huy động các doanh nghiệp tham gia khởi công dự án nhưng chưa chi ngân sách

cho doanh nghiệp Những khoản tiền để xây dựng chủ yếu được các doanh nghiệp đi vay của các ngân hàng thương mại, do không có tiền ngân sách để trả nợ, nguồn tiền vay này trở thành nợ xấu của ngân hàng

Do tình hình nợ xấu gia tăng, ngày 27/6/2013 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định 1459/QĐ-NHNN thành lập Công ty Quản lý tài sản – VAMC theo nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ VAMC có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng Nhiệm vụ chính của VAMC là xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại bằng hình thức mua nợ xấu Tính đến 31/12/2015 VAMC đã mua được 236.603 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng VAMC thực hiện mua nợ xấu với hai hình thức: một là, VAMC mua nợ xấu theo giá trị sổ sách và thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt – trái phiếu không được chuyển nhượng, không trả lãi và có giá trị đáo hạn bằng 0; hai là, VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường

Tuy nhiên, VAMC không có động thái gì về việc xử lý nguồn nợ xấu sau khi mua

nợ Hình thức mua nợ của VAMC chỉ là cách thức để các ngân hàng thương mại chuyển các khoản nợ xấu ra khỏi báo cáo tài chính Nhờ vào tác động của việc mua

nợ từ VAMC, thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại được sáng tỏ, nợ xấu trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại đã giảm đáng kể trong những năm 2014, 2015, các ngân hàng thương mại có khoảng thời gian 5 năm từ khi bán nợ cho VAMC để xử lý khoản nợ (Nguyễn Xuân Thành, 2016)

Trang 32

3.2.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR – Capital Adequacy Ratio)

Hình 3 5: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có xu hướng tăng trong khoảng thời gian 2009 – 2012 sau đó giảm nhẹ trong khoảng thời gian 2013 – 2015 Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn vẫn cao hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu quy định của NHNN là 9%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính toán theo quy định tại thông tư NHNN Từ 1/2/2015, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính toán theo quy định trong thông tư 36/2014/TT-NHNN Với mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động cho các ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel II, NHNN đã công bố công văn 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014, theo đó, sẽ có 10 ngân hàng thí điểm áp dụng các tiêu chuẩn Basel II để quản lý rủi ro là BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank, VIBank Việc triển khai thực hiện quy định an toàn vốn tối thiểu theo Basel II cho thấy nổ lực của NHNN nói chung cũng như của các ngân hàng thương mại nói riêng Việc thực hiện các quy

13/2010/TT-định của Basel II thí điểm 10 ngân hàng và sau đó là cả hệ thống các ngân hàng

thương mại sẽ giúp các ngân hàng thương mại quản lý rủi ro tốt hơn và tạo sự ổn

định trong hoạt động của các ngân hàng

Trang 33

3.2.3 Tỷ lệ cho vay trên huy động

Bảng 3 1: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các ngân hàng

Năm 2009, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cũng trong năm 2009, Chính phủ triển khai gói kích cầu cho nền kinh tế sau những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, NHNN thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 4% phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Những tác động từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN, cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại trong năm 2009 và năm 2010 tăng cao, mức

độ tăng trưởng tín dụng đạt 37,5% năm 2009, là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất

trong khoảng thời gian 2009 – 2015 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2009 cao nhưng mức độ tăng không bằng tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tín dụng cao trong khi tăng trưởng huy động vốn thấp, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, uy tín thấp trong hệ thống Mất thanh khoản, các ngân hàng bắt đầu gia tăng lãi suất để huy động vốn trong nền kinh tế

Theo Báo cáo thường niên của NHNN năm 2012, sức cầu của nền kinh tế chậm lại làm các doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng trưởng tín dụng chậm lại rõ rệt Các tổ chức tín dụng

Trang 34

có xu hướng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Huy động vốn

có mức tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng, góp phần nâng cao tính thanh khoản cho các ngân hàng

Năm 2013, 2014 với định hướng giảm lãi suất của NHNN để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, lạm phát ổn định, thanh khoản cao, các ngân hàng liên tục giảm lãi suất cho vay Tăng trưởng tín dụng cải thiện, tăng trưởng huy động vốn khả quan trong bối cảnh lãi suất giảm

Tỷ lệ cho vay trên huy động có dao động nhẹ trong khoảng thời gian nghiên cứu nhưng nhìn chung có xu hướng giảm Tỷ lệ này của các ngân hàng đảm bảo được tỷ

lệ an toàn do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu là 80% (theo thông tư NHNN)

36/2014/TT-Đách giá về mức độ rủi ro của các ngân hàng

Nhìn chung, các chỉ số về đảm bảo an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ sư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của các ngân hàng đã đảm bảo quy định của NHNN đề ra Tuy nhiên các chỉ số này chưa đảm bảo được chuẩn mực quốc tế Các ngân hàng đang trong giai đoạn tiếp cận chuẩn an toàn theo chuẩn mực quốc tế dưới sự chỉ đạo của NHNN

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong năm 2009 và 2010 cùng với những bất ổn vĩ mô đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại gia tăng nhanh chóng NHNN đã thành lập công ty quản lý tài sản VAMC để giải quyết nợ xấu Nhưng, VAMC chỉ có thể giúp các ngân hàng thương mại đưa các khoản nợ xấu ra khỏi báo cáo tài chính Việc giải quyết nợ xấu cần bản thân ngân hàng tự nổ lực

3.3 Sáp nhập, hợp nhất và mua lại các ngân hàng thương mại

Theo nội dung của đề án Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, bên cạnh những giải pháp

cơ cấu lại các tổ chức tài chính lành mạnh, NHNN đưa ra những giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng thiếu thanh khoản tạm thời và tổ chức tín dụng yếu kém Trong đó, NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng lành mạnh, tổ chức tín dụng

Trang 35

thiếu thanh khoản tạm thời sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tạo nên tổ chức tín dụng lành mạnh, tăng quy mô, tăng tính cạnh tranh Đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, NHNN đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để đảm bảo khả năng chi trả của các

tổ chức này, các tổ chức tín dụng này sẽ được sáp nhập, hợp nhất, mua lại dưới ba hình thức:

- Sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở tự nguyện

- NHNN trực tiếp mua lại vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần

Thực hiện đề án tái cơ cấu, nhiều ngân hàng thương mại sáp nhập, hợp nhất với nhau: Ngày 6/12/2011 NH TMCP Sài Gòn hợp nhất với NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa – TinNghiaBank và NH TMCP Đệ Nhất – Ficombank

Bảng 3 2 Nợ xấu của SCB trước và sau hợp nhất (%)

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC các ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng SCB vào thời điểm sáp nhập là 7,23% vào năm 2012 Hai năm sau sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu giảm Bên cạnh những biện pháp tích cực xử lý

nợ xấu của ngân hàng, việc bán nợ xấu cho VAMC là nguyên nhân chủ yếu làm tỷ

lệ nợ xấu của SCB giảm mạnh Giá trị nợ xấu của SCB là 663.000 triệu đồng năm

2014, 579.281 triệu đồng năm 2015 trong khi số lượng trái phiếu đặc biệt của VAMC phát hành được SCB nắm giữ có giá trị 11.409.494 triệu đồng vào năm

2014 và 17.763.882 triệu đồng vào năm 2015

Ngày 07/08/2012 NH TMCP Nhà Hà Nội – Habubank sáp nhập với NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Trang 36

Bảng 3.3: Nợ xấu của SHB trước và sau sáp nhập (%)

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC các ngân hàng

Sau sáp nhập, ngoài khoản nợ xấu được ghi nhận trong báo cáo tài chính của Habubank, khoản vay của Vinashin đối với Habubank cũng được liệt kê vào nợ xấu, làm cho tỷ lệ nợ xấu sau sáp nhập của SHB cao lên đến 8,83% Năm 2014 và 2015, SHB bán một lượng lớn nợ xấu cho VAMC, kéo tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng xuống ngưỡng an toàn

Ngày 13/09/2013 NH TMCP Phương Tây Western Bank hợp nhất với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí PVFC thành NH TMCP Đại chúng Việt Nam – Pvcombank Ngày 18/11/2013 NH TMCP Đại Á – DaiABank sáp nhập với NH TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – HDBank Thời điểm trước sáp nhập,

nợ xấu của HDBank là 2,35% (số liệu năm 2012) Sau khi sáp nhập, nợ xấu HDBank gia tăng lên đến 3,67% (năm 2013) Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của HDBank

là 2,27%, và giảm xuống 1,58% sau khi đã bán 3.012.658 triệu đồng nợ xấu cho VAMC năm 2015 (số liệu từ BCTC HDBank năm 2015)

Nhìn chung, các ngân hàng sau khi sáp nhập có được lợi thế về quy mô vốn Cùng với sự hỗ trợ của NHNN, các ngân hàng thương mại dần ổn định tính thanh khoản của mình Bên cạnh đó, các ngân hàng sau sáp nhập có được hệ thống phân phối rộng hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển hoạt động Tuy nhiên, vấn đề

nợ xấu vẫn chưa được giải quyết Bán nợ xấu cho VAMC là biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong báo cáo tài chính của ngân hàng, tạo cho các ngân hàng có thời gian trích lập dự phòng cho các khoản nợ Việc giải quyết triệt để các khoản nợ phụ thuộc vào cách xử lý của bản thân các ngân hàng

Trang 37

Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, năm 2015 NHNN đã ký kết cho phép nhiều ngân hàng sáp nhập với nhau Cụ thể: ngày 1/10/2015 NH TMCP Phương Nam - Southernbank sáp nhập với NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank; ngày 22/05/2015 NH TMCP Công Thương Việt Nam – Vietinbank ký kết hồ sơ sáp nhập NH TMCP Xăng dầu Petrolimex – PG Bank, ngày 25/05/2015

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV sáp nhập với NH TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long – MHB; ngày 12/08/2015 NH TMCP Hàng Hải – Maritime Bank sáp nhập với NH TMCP Phát triển Mê Kông – MDB

Mục đích của việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại chính là tạo nên những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt hơn, hình thành nên những ngân hàng lớn, mạnh, có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực Tuy nhiên, liệu có phải ngân hàng càng lớn thì càng có tính cạnh tranh cao và càng đạt hiệu quả cao hay không? Việc sáp nhập và hợp nhất ảnh hưởng đến quy mô và do đó ảnh hưởng

đển hiệu quả quy mô của ngân hàng Trong chương sau, đề tài sẽ nghiên cứu về

hiệu quả quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam để đưa ra thêm một cách nhìn khi trả lời câu hỏi trên

3.4 Công nghệ trong ngân hàng

Hiện nay, bản thân các ngân hàng đã tự xây dựng cho mình hệ thống ngân hàng lõi (core banking) Với hệ thống ngân hàng lõi, các ngân hàng Việt Nam dần dần hoàn thiện những ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng, giúp các ngân hàng kiểm soát dữ liệu khách hàng nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho khách hàng cũng như dễ dàng quản lý hoạt động của ngân hàng

Bắt đầu từ năm 2009, nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới được cung cấp dựa trên những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại: ngân hàng điện tử (internet banking), ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking), ngân hàng tương tác qua tổng đài điện thoại (Home banking), ví điện tử, Đến năm 2014, những ứng dụng này đã được nhiều khách hàng sử dụng và ưa chuộng vì tính tiện ích mà dịch

vụ mang lại

Trang 38

Số lượng thẻ ATM, máy ATM, máy POS/EFTPOS/EDC cũng tăng dần qua các năm Kèm theo đó, giá trị giao dịch qua hệ thống máy ATM, POS/EFTPOS/EDC cũng tăng theo, xu hướng được thể hiện ở hình 3.4 Số lượng đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nhận lương qua tài khoản ngân hàng tăng từ 41,5% năm 2009,

đến 65% vào năm 2014

Theo báo cáo thường niên năm 2014 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tháng 12 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc thực hiện sáp nhập công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink và công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) để hình thành nên một trong tân chuyển mạch thẻ thống nhất Việc sáp nhâp hai công ty này sẽ giúp cho thời gian xử lý dịch vụ nhanh và chính xác hơn, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các ngân hàng thương mại thực hiện thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn Có ba mô hình

được triển khai:

- Dịch vụ chuyển tiền trên điện thoại di động

- Chuyển tiền giá trị nhỏ dựa trên nền tảng ví điện tử MoMo

Với sự gia tăng hệ thống máy ATM, máy POS/EFTPOS/EDC và những dịch vụ ngân hàng áp dụng công nghệ thông tin, NHNN cũng như các ngân hàng thương mại mong muốn giảm lượng lưu thông bằng tiền mặt trong nền kinh tế

Trang 39

Hình 3 6: Giá trị giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC (tỷ đồng)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngoài những dịch vụ cung cấp cho khách hàng, công nghệ ngân hàng còn nhiều ứng dụng cho hoạt động quản lý ngân hàng như: Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý tiền mặt, kho quỹ; Quản lý tài sản; Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; Quản lý hiệu quả hoạt động (KPI); Định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP); và Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) (Lê Mạnh Hùng, 2015)

Với nền tảng ngân hàng lõi, ngày càng nhiều tiện ích dành cho khách hàng và ngân hàng được xây dựng Việc ứng dụng công nghệ vào ngân hàng giúp các ngân hàng phục vụ tốt hơn cho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, vấn đề an toàn và bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ được cả khách hàng và ngân hàng thương mại quan tâm Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần phải cập nhật công nghệ bảo mật mới liên tục để đảm bảo an toàn cho hệ thống

Trang 40

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Nội dung chương nhận xét về khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại thông qua một số chỉ tiêu cơ bản

Bên cạnh đó, chương cũng nêu lên những sự kiện sáp nhập, hợp nhất và mua lại các ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015 Cuối cùng chương trình bày về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng thương mại

Qua nội dung của chương ta có thể thấy rõ mặc dù có nhiều bất ổn trong hoạt động của các ngân hàng trong khoảng 2009 đến năm 2012 nhưng sau đó, các ngân hàng hoạt động dần tốt lên

Ngày đăng: 13/03/2017, 12:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w