Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nayError!. Vì vậy, thực tế của
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG VŨ HUÂN
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Ánh
Trang 4LĨNH THỊ TRƯỜNG 12 1.1.1 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 12
1.1.2 Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 13
1.2 NHU CẦU KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Error! Bookmark not defined
1.2.1 Một số đặc điểm của thị trường kinh doanh xăng dầuError! Bookmark not defined
1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầuError! Bookmark not defined
1.3 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ
TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Error! Bookmark not defined
Tiểu kết Chương 1 Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ
TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not defined 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦUError! Bookmark not defined
Trang 52.1.1 Xác định vị trí thống lĩnh thị trườngError! Bookmark not defined
2.1.2 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo
pháp luật cạnh tranh Error! Bookmark not defined
2.1.3 Các quy định về thủ tục điều tra xử lí hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường Error! Bookmark not defined
2.1.4 Chế tài đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trườngError! Bookmark not defined 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Error! Bookmark not defined
2.2.1 Khái quát về thị trường kinh doanh xăng dầu của Việt NamError! Bookmark not defined 2.2.2 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined
Tiểu kết Chương 2 Error! Bookmark not defined.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAMError! Bookmark not defined
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦUError! Bookmark not defined
3.1.1 Đảm bảo tính phù hợp của các quy định đối với thực tiễn thị
trường kinh doanh xăng dầu Error! Bookmark not defined
3.1.2 Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần đảm
bảo sự ổn định và hiệu quả của thị trường kinh doanh xăng dầu Error! Bookmark not defined
3.1.3 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nướcError! Bookmark not defined 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SOÁT VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG
Trang 6TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦUError! Bookmark not defined 3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luâ ̣t ca ̣nh tranh về kiểm
soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Error! Bookmark not defined
3.2.2 Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nướcError! Bookmark not defined 3.2.3 Tăng cường sự minh ba ̣ch của thi ̣ trườngError! Bookmark not defined
3.2.4 Đảm bảo môi trường ca ̣nh tranh lành ma ̣nh trong thi ̣ trường
kinh doanh xăng dầu Error! Bookmark not defined
Tiểu kết Chương 3 Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp Các quy định này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm pháp lý về môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
Thị trường kinh doanh xăng dầu là một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của nền kinh tế cũng như đời sống của ngư ời dân Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam
đã diễn ra tình trạng giá xăng dầu trong nước tăng giảm không phù hợp với sự tăng giảm giá xăng dầu thế giới, cụ thể là khi giá xăng dầu thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng lập tức tăng, nhưng khi giá xăng dầu thế giới giảm thì giá xăng dầu trong nước lại không giảm theo Sự bất hợp lý này có liên quan mật thiết đến một số doanh nghiệp lớn, giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường Vì vậy, thực tế của thị trường kinh doanh xăng dầu đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu vấn đề kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nhằm đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh, các hoạt động kinh doanh xăng dầu tuân thủ đúng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, tạo
sự phát triển bền vững của thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu được ban hành và có hiệu lực từ tháng 11/2014
Trang 8Từ các phân tích ở trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn sẽ góp một phần
nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói riêng, qua đó, đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu
Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hình thành từ khá sớm trong lịch sử và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật cạnh tranh của mỗi quốc gia Ở nước ta, sau khi Luật Cạnh tranh ra đời năm 2004, đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo pháp luật cạnh tranh Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu đã công bố như: Phan Thị Vân Hồng (2005), Độc quyền và pháp
luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay; Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam;
Đào Ngọc Báu (2004), Vấn đề độc quyền ở Việt Nam; Nguyễn Ngọc Sơn (2006),
Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh; Nguyễn Thị Bảo
Nga (2012), Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường theo pháp luật Cạnh tranh Việt Nam hiện nay; Nguyễn Như Sơn (2013), Kiểm soát hành vi lạm dụng vi ̣ trí thống lĩnh thi ̣ trường trong lĩnh vực kinh doanh điê ̣n; Nguyễn Thế Cường (2013), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay ; Đỗ Tuấn Lâm (2014), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay ; Cục
Quản lý cạnh tranh (2010), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trên thị trường xăng dầu
Trang 9Viê ̣t Nam
Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu mô ̣t cách chi tiết về viê ̣c kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trên thị trường kinh doanh xăng dầu mặc dù đây là một thị trường nhiều biến động , tồn tại một số doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có vai trò quyết đi ̣nh đối với giá xăng dầu trên thị trường Luận văn sẽ phân tích các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t ca ̣nh tranh điều chỉn h vi ̣ trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu , thực tra ̣ng áp du ̣ng pháp luật và đưa ra một số giải pháp về vấn đề này nhằm góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực lĩnh vực kinh doanh xăn g dầu ở Việt
vị trí thống lĩnh thị trường, làm rõ những đặc trưng của thị trường kinh doanh xăng dầu, các chủ thể tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu của Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
- Phân tích vai trò và cơ chế kiểm soát của pháp luật đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
- Nêu kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Trang 10trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đặc biệt nêu và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những vấn đề bất cập, hạn chế
và nguyên nhân;
- Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tâ ̣p trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi la ̣m du ̣ng vị trí thống lĩnh trên thi ̣ trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Để đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung giải quyết các vấn đề pháp lý trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Các hoạt
đô ̣ng kinh doanh xăng dầu bao gồm rất nhiều hoa ̣t đô ̣ng cu ̣ thể , tuy nhiên, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thường xảy ra trong hoạt động nhập khẩu và phân phối xăng dầu , Vì vậy, luâ ̣n văn đi sâu nghiên cứu vi ̣ trí thống lĩnh của các doanh nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng trong lĩnh vực nhâ ̣p khẩu và phân phối xăng dầu
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh pháp luật để làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên
Trang 11cứu của đề tài
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn nếu được thực hiện và bảo vệ thành công sẽ đưa lại các đóng góp mới như sau:
- Góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam;
- Góp phần đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng pháp luật và hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
- Góp phần hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, từ đó, xây dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
7 Kết cấu cu ̉ a luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
Chương 2: Thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Viê ̣t Nam
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
Trang 12XĂNG DẦU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Bản chất của một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác Sự vượt trội này mang lại cho họ khả năng hành động một cách độc lập trong các hoạt động về giá, các hoạt động nhằm thực hiện chiếc lược kinh doanh so với các đối thủ và so với khách hàng Sự xuất hiện của doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh thị trường là hệ quả tất nhiên từ sự cạnh tranh trên thị trường nơi mà khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của thương nhân, khi một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp đó sẽ có xu hướng sử dụng các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình để thu được nhiều lợi nhuận hơn và pháp luật sẽ
có vai trò quan trọng để kiểm soát những hành vi này
Không phải mọi hệ thống pháp luật cạnh tranh của các nước đều đưa ra khái niệm cụ thể về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế cạnh tranh Pháp luật một số nước như Việt Nam, Canada tiếp cận theo hướng liệt kê các hành vi bị coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong khi pháp luật của Pháp, EU, Bộ quy tắc về Cạnh tranh của Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 22/04/1980, Luật mẫu về Cạnh tranh của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Conference on Trade and Development) lại đưa ra khái niệm hay chính xác hơn là mô tả dấu hiệu pháp lý của hành vi này Ví dụ, theo Bộ quy tắc về Cạnh tranh của Liên Hợp Quốc và Luật mẫu về Cạnh tranh của UNCTAD, thì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh sử dụng để duy trì hay