1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần viglacera hợp thịnh

118 713 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Sản phẩm của doanh nghiệp sau khi được sản xuất xong thì vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là tiêu thụ, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi như: Tiêu thụ bằng cách nào

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu kết quả nêu trong báo cáo tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế đơn vị thực tập

Tác giả báo cáo tốt nghiệp

Trần Thị Huyền

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG VÀ CÁC SƠ ĐỒ iv

LỜI MỞ ĐẦU 6

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 8

CHƯƠNG 2: 44

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HỢP THỊNH 44

SƠ ĐỒ 2.1 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH 47

SƠ ĐỒ 2.2 : BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VILACERA HỢP THỊNH 49

SƠ ĐỒ 2.4 : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG.54 SƠ ĐỒ 2.5: TỔ CHỨC PHÂN HỆ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ PHẢI THU 58 SƠ ĐỒ 2.6 : QUY TRÌNH XỬ LÝ SỐ LIỆU TRONG PHẦN MỀM FAST 59

MẪU 2.1: PHIẾU THU 63

SƠ ĐỒ 2.7 : QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ 66

BIỂU MẪU 2.1: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 5112 70

BIỂU MẪU 2.2: SỔ CÁI NHẬT KÝ CHUNG 72

BIỂU MẪU 2.3 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511 73

BIỂU MẪU 2.4 : SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ TK 131 78

BIỂU MẪU 2.5 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 131 79

MẪU SỐ 2.3 : PHIẾU XUẤT KHO 83

BIỂU MẪU 2.6 : SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 632 86

BIỂU MẪU 2.7 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632 88

MẪU SỐ 2.4 : PHIẾU CHI 90

BIỂU MẪU 2.8 : SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6418 95

BIỂU MẪU 2.9 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641 96

BIỂU MẪU.2.10: BẢNG TÍNH TỶ LỆ HOA HỒNG 98

BIỂU MẪU 2.11 : HỆ SỐ LƯƠNG LÃNH ĐẠO CÔNG TY 100

BIỂU MẪU 2.12: SỔ CHI TIẾT T ÀI KHOẢN 6428 104

BIỂU MẪU 2.13 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642 105

BIỂU MẪU 2.14: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911 107

CHƯƠNG 3 : 108

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HỢP THỊNH 108

KẾT LUẬN 115

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 117

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 118

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 119

Trang 3

DANH MỤC BẢNG VÀ CÁC SƠ ĐỒ

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG VÀ CÁC SƠ ĐỒ iv

LỜI MỞ ĐẦU 7

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 9

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí-doanh thu xác định kết quả 34

SƠ ĐỒ 1.1 : Quy trình xử lý thông tin trong kế toán máy 36

SƠ ĐỒ 1.2: Trình tự xử lí của máy có thể khái quát như sau: 37

CHƯƠNG 2: 45

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HỢP THỊNH 45

SƠ ĐỒ 2.1 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH 48

SƠ ĐỒ 2.2 : BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VILACERA HỢP THỊNH 50

SƠ ĐỔ 2.3 : TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 54

SƠ ĐỒ 2.4 : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG.55 SƠ ĐỒ 2.5: TỔ CHỨC PHÂN HỆ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ PHẢI THU 59 SƠ ĐỒ 2.6 : QUY TRÌNH XỬ LÝ SỐ LIỆU TRONG PHẦN MỀM FAST 60

MẪU 2.1: PHIẾU THU 64

SƠ ĐỒ 2.7 : QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ 67

BIỂU MẪU 2.1: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 5112 71

BIỂU MẪU 2.2: SỔ CÁI NHẬT KÝ CHUNG 73

BIỂU MẪU 2.3 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511 74

BIỂU MẪU 2.4 : SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ TK 131 79

BIỂU MẪU 2.5 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 131 80

MẪU SỐ 2.3 : PHIẾU XUẤT KHO 84

BIỂU MẪU 2.6 : SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 632 87

BIỂU MẪU 2.7 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632 89

MẪU SỐ 2.4 : PHIẾU CHI 91

BIỂU MẪU 2.8 : SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6418 96

BIỂU MẪU 2.9 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641 97

BIỂU MẪU.2.10: BẢNG TÍNH TỶ LỆ HOA HỒNG 99

BIỂU MẪU 2.11 : HỆ SỐ LƯƠNG LÃNH ĐẠO CÔNG TY 101

BIỂU MẪU 2.12: SỔ CHI TIẾT T ÀI KHOẢN 6428 105

BIỂU MẪU 2.13 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642 106

BIỂU MẪU 2.14: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911 108

CHƯƠNG 3 : 109

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HỢP THỊNH 109

KẾT LUẬN 116

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 118

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 119

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 120

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường thì cơ chế quản lý kinh tế có sự đổi mới sâu sắc đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh trong kinh doanh quyết liệt hơn, các doanh nghiệp muốn mình tồn tại và phát triển thì buộc phải tự vận động, tìm ra hướng đi riêng cho mình và không ngừng cạnh tranh nhau

Mặt khác, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp vừa đứng trước những cơ hội mới nhưng cũng không ít những thách thức, nguy cơ Vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào, bất kỳ lúc nào cũng phải luôn trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai

Khi đánh giá một doanh nghiệp có thành công hay không, người ta thường nhìn vào xem mỗi năm doanh nghiệp đó thu được bao nhiêu lợi nhuận, thị phần của sản phẩm trên thị trường hiện nay chiếm bao nhiêu phần trăm, sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hay không … Tất cả đều phụ thuộc vào khâu tiêu thụ, hay nói cách khác là hiệu quả của chính sách tiêu thụ của sản phẩm doanh nghiệp

Từ nhận thức đó, Công Ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh đã thực sự coi trọng công tác kế toán và sử dụng như một công cụ đắc lực để quản lý tài sản, vốn của Công Ty trong đó bộ phận công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả là một trong những phần rất quan trọng

Xuất phát từ tình hình thực tế, trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Vũ Việt cùng sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ của phòng Tài chính – Kế toán công ty cộng với

những kiến thức đã học được em xin trình bày đề tài: “Tổ chức kế toán bán hàng

và kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh” Với đề tài này,

em mong muốn củng cố những kiến thức đã học để phân tích giả quyết các vấn đề cảu thực tiễn quản lý kinh tế tài chính của Công Ty

Luận văn gồm 3 chương:

Trang 6

Chương 1 : Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh.

Chương 2 : Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công

Trang 7

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT

QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh

sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp

Sản phẩm của doanh nghiệp sau khi được sản xuất xong thì vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là tiêu thụ, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi như: Tiêu thụ bằng cách nào, khách hàng nào cần đến sản phẩm của mình, giá bán sản phẩm của mình như thế nào là hợp lí… trong nền kinh tế thị trường mang nhiều sự cạnh tranh thì các doanh nghiệp cũng phải có sự chủ động trong việc xây dựng chính sách bán hàng hợp lí, hiệu quả cho doanh nghiệp mình, bởi một chính sách bán hàng hợp lí, hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng đem sản phẩm đến với người tiêu dùng hơn, tạo điều kiện cho việc thu hồi vốn, thu lợi nhuận

Ta biết rằng, doanh thu không phải là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp,

mà mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp trong kinh doanh là lợi nhuận – tối đa hoá lợi nhuận Nhưng bán hàng là cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh, thông qua việc bán hàng ta có thể xác định được mức độ thu được lợi nhuận trong kì của doanh nghiệp cao hay thấp, từ đó ta cũng có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì Do đó quá trình bán hàng phải được theo dõi và quản lí chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp

Trang 8

1.1.2 Yêu cầu quản lý của quá trình bán hàng và kết quả bán hàng.

Quản lý quá trình bán hàng và kết quả bán hàng là một yêu cầu thực tế, nó xuất phát từ lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp quản lý tốt khâu bán hàng thì mới đảm bảo được chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch tiêu thụ và đánh giá độ chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó Tuỳ điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà có những yêu cầu quản lý quá trình bán hàng gồm những nội dung

cơ bản sau:

•Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời

kì, từng loại sản phẩm, từng hoạt động kinh tế, từng khách hàng Quản lý chi tiết theo số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của từng loại sản phẩm, tránh tình trạng mất mát, thiếu sót hoặc sai lệch

•Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

•Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hình thanh toán của từng khách hàng Yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn và đầy đủ tránh tình trạng mất mát, thất thoát và vốn bị ứ đọng, bị chiếm dụng doanh nghiệp phải xây dựng chính sách bán hàng phù hợp với từng thời kì, từng thị trường, từng khách hàng nhằm đẩy mạnh quá trình bán hàng của doanh nghiệp đông thời phải tiến hành thăm dò thị trường mở rộng các quan hệ kinh tế với các khách hàng mới…

•Quản lý chặt chẽ việc xuất thành phẩm đi bán về giá vốn, số lượng, chủng loại cũng như quản lý chặt chẽ các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp; kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp của các số liệu làm căn cứ chính xác cho việc xác định kết quả bán hàng

•Đối với việc hạch toán bán hàng phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo việc xác định kết quả cuối cùng của quá trình bán hàng, phản ánh và theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước

Trang 9

1.1.3 Vai trò nhiệm vụ của kế toán bán hàng và kết quả bán hàng.

Xét trên phạm vi doanh nghiệp, bán hàng là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến

sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Tiêu thụ thể hiện sức mạnh cạnh tranh

và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Nó là cơ sở để đánh giá trình độ tổ chức quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác nó cũng gián tiếp phản ánh trình độ tổ chức các khâu cung ứng, sản xuất cũng như công tác dự trữ, bảo quản thành phẩm

Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, bán hàng có một vai trò đặc biệt, nó vừa

là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội, vừa là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, phản ánh sự gặp nhau giữa cung và cầu về hàng hoá, qua đó định hướng cho sản xuất

Với một doanh nghiệp tăng nhanh quá trình bán hàng tức là tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm vốn và trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Từ đó, sẽ nâng cao đời sống, thu nhập cao cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước

Lợi nhuận luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn

là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất và bán hàng, thông qua số liệu của kế toán nói chung, kế toán bán hàng vànkết quả bán hàng nói riêng giúp cho doanh nghiệp và các cấp có thẩm quyền đánh giá được mức

độ hoàn thành của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận

Để thực sự là công cụ đắc lực cho quá trình quản lý, kế toán bán hàng và kết quả bán hàng phải thực hiện tốt, đầy đủ các nhiệm vụ sau:

• Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời giám sát chặt chẽ tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị

Trang 10

• Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.

• Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả hoạt động

• Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kì phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả Nhiệm vụ kế toán bán hàng và kết quả bán hàng phải luôn gắn liền với nhau, thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ là tiền đề cho nhiệm vụ kia được thực hiện và ngược lại

1.2 Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp.

1.2.1 Nhân tố chi phối, ảnh hưởng tới tổ chức kế toán bán hàng, kết

quả bán hàng trong doanh nghiệp.

1.2.1.1 Ảnh hưởng của việc lựa chọn và vận dụng loại hình kế toán.

Kế toán là một trong các công cụ quan trọng mà nhà quản lý cần sử dụng

để thu nhận thông tin về các đối tượng quản lý kinh tế, cụ thể là các hoạt động kinh

tế - tài chính tại doanh nghiệp Đối tượng quản lý được biểu hiện bằng tiền như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, những đối tượng này vận động không ngừng do ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế, dẫn đến tình trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp luôn thay đổi giữa các thời kỳ

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính có hai giả định khác nhau về sự tồn tại của doanh nghiệp là tiếp tục hoạt động hoạt ngừng hoạt động hình thành nên hai mô hình kế toán khác nhau đó là kế toán động và kế toán tĩnh

- Mô hình kế toán động dựa trên giả định cho rằng doanh nghiệp là thực thể tồn tại liên tục và các bên sử dụng báo cáo tài chính cần biết được tình hình tài chính, tình hình kinh doanh Được thiết kế chủ yếu phục vụ đánh giá hiệu quả kinh

tế của các hoạt động kinh doanh diễn ra trong doanh nghiệp qua các thời kỳ kinh doanh

Trang 11

- Mô hình kế toán tĩnh tức là định kỳ doanh nghiệp phải kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo giá thị trường, chủ yếu phục vụ cho việc xem xét tại một thời điểm nào

đó việc thực hiện các tài sản có cho phép trả nợ hay không Nó không chú ý đến việc cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Sự ảnh hưởng của yếu tố này tạo nên tính khách quan của kế toán và đồng thời tạo sự khách quan đối với thông tin kế toán Một mặt, kế toán phản ánh thông tin về các khách thế quản lý kinh tế ở cả hai trạng thái tĩnh và động theo đúng quá trình kinh tế Mặt khác, các khách thể quản lý kinh tế luôn thay đổi theo sự phát triển của các hoạt động kinh tế qua từng thời kỳ, từ đó tạo nên tính động của kế toán

1.2.1.2 Hệ thống khái niệm và nguyên tắc kế toán chi phối tới tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp.

Khái niệm và nguyên tắc của khoa học kế toán cũng có ảnh hưởng tới việc tới

tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng Các khái niệm cơ bản của kế toán như đơn vị kế toán, thước đo tiền tệ, kỳ kế toán Những khái niệm đó ảnh hưởng tới

tổ chức kế toán như sau:

- Đơn vị kế toán: Là một thực thể kinh tế có tài sản riêng, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và kiểm soát tài sản đó và phải lập báo cáo tài chính Đơn vị kế toán có sự khác biệt nhất định giữa hệ thống kế toán của đơn vị trong việc ghi nhận những giao dịch có cùng bản chất trong hoàn cảnh tương tự, từ đó làm nảy sinh tính thiếu nhất quán và khó so sánh Kế toán chỉ tổn tại khi đơn vị tồn tại, đồng thời việc

xử lý thông tin về các giao dịch cùng bản chất có thể được dựa trên những cơ sở kế toán rất khác nhau giữa hai trường hợp đơn vị kế toán tiếp tục hoạt động bình thường và đơn vị kế toán sắp chấm dứt tồn tại Từ đó dẫn đến giả thiết đơn vị hoạt động liên tục Giả thiết hoạt động liên tục có xu hướng kéo dài sự tồn tại của đơn vị

kế toán với giả định rằng đơn vị sẽ hoạt động liên tục nếu không có chứng cứ rõ rang về sự chấm dứt tồn tại của đơn vị đó Giả thiết này cho phép áp dụng nguyên tắc giá gốc trong đo lường và ghi nhận các đối tượng kế toán

- Thước đo tiền tệ: Là thước đo sử dụng để đo lường các đối tượng quản lý kinh tế dưới dạng giá trị Việc so sánh thông tin kế toán giữa các đơn vị thuộc các

Trang 12

quốc gia sử dụng đồng tiền kế toán khác nhau sẽ gặp kho khăn Để có thể so sánh được báo cáo, một trong những vấn đề kế toán phải xử lý là chênh lệch tỷ giá hối đoái ở những thời điểm khác nhau Sức mua của đồng tiền thay đổi (lạm phát, giảm phát) sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin kế toán Khi giá cả biến động càng mạnh, việc sử dụng giả thiết ổn định càng có khuynh hướng làm giảm mức độ tin cậy của thông tin kế toán.

- Kỳ kế toán: Là khoảng thời gian kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị xảy ra trong khoảng thời gian đó Khái niệm kỳ kế toán liên quan đến tính hoạt động liên tục của đơn vị kế toán Nếu chờ đến khi đơn vị kế toán không tồn tại mới xác định kết quả hoạt động thì các đối tượng sử dụng thông tin kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ra quyết định kinh tế liên quan

Hệ thống nguyên tắc kế toán là lý thuyết có tính khả biến và tương đối, tạo nên nền tảng cơ sở cho việc ghi nhận, đo lường các đối tượng kế toán trong những hoàn cảnh điều kiện cụ thể Để lựa chọn một nguyên tắc kế toán thông thường phải căn

cứ vào các tiêu chuẩn Các nguyên tắc ảnh hưởng tới tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng là: Nguyên tắc kế toán tiền, nguyên tắc kế toán dồn tích, nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc trọng yếu Các nguyên tắc kế toán này mở ra cho kế toán khả năng linh hoạt trong xử lý thông tin Tuy nhiên việc lạm dụng các nguyên tắc

xử lý thông tin khác nhau đối với các giao dịch cung bản chất trong hoàn cảnh tương tự vì mục đích nào đó có thể làm cho tính linh hoạt trở thành tính tùy tiện thiếu nhất quán và làm vô hiệu hóa tác dụng tích cực của thông tin kế toán

1.2.2 Tổ chức xác định, nhận diện doanh thu, chi phí và kết quả bán hàng.

1.2.2.1 Tổ chức xác định và nhận diện doanh thu.

Theo chuẩn mực 14 ban hành theo quyết định số 149 ngày 31/12/2001 cảu Bộ Tài Chính thì:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kì

kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu

Trang 13

Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sựu kiện được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lí cảu các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thoả mãn đồng thời cả 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng như sau:

 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá của người mua

 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hoá như người

sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

 Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Ngoài doanh thu bán hàng còn có các khoản giảm trừ doanh thu như : chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, được tính giảm trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần, làm cơ ở để tính kết quả dinh doanh trong kì kế toán

Chiết khấu thương mại:

Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua

do việc người mua hàng đã mua hàng ( sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ) với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng Doanh nghiệp sử dụng TK 521 để phản ánh khoản chiết khấu thương mại của doanh nghiệp

Giảm giá hàng bán:

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng theo hóa đơn - Các khoản giảm trừ

doanh thu bán hàng

Trang 14

Là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trên hoá đơn bán hàng, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng.

Hàng bán bị trả lại

Là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế, như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại hàng bán bị trả lại có văn bản đề nghị cảu người mua ghi rõ lí do trả lại hàng, số lượng hàng bán bị trả lại, đính kèm hoá đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hoá đơn (nếu trả lại một phần hàng)

Các loại thuế

Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT là khoản thuế gián thu tính trên doanh

thu bán hàng, các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch

vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó

+Thuế TTĐB:

Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ những hàng hoá đặc biệt thuộc danh mục vật tư, hàng hoá chịu thuế TTĐB

+Thuế XK:

Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi xuất khẩu hàng hoá mà hàng hoá

đó phải chịu thuế xuất khẩu

+ Thuế GTGT trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào

Trang 15

Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu.

Trong chỉ tiêu doanh thu bán hàng còn có cả thuế phải nộp về hàng tiêu thụ(tổng giá thanh toán) Tổng số doanh thu bán hàng sau khi trừ các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế XNK được gọi là doanh thu thuần.

1.2.2.2Tổ chức xác định và nhận diện chi phí.

Các khoản chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm có trị giá vốn hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kì

 Trị giá vốn hàng xuất kho để bán.

Trị giá vốn hàng xuất kho để bán được xác định bởi một trong bốn phương pháp sau: thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền; đồng thời phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh cảu doanh nghiệp cụ thể với doanh nghiệp sản xuất thì:

Trị giá vốn hàng xuất kho để bán hoặc thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm hoàn thành Có 4 phương pháp tính trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho để bán:

- Phương pháp thực tế đích danh: theo phương pháp này, khi xuất kho thành

phẩm thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và giá thành thực tế nhập kho của lô đó để tính giá trị xuất kho

- Phương pháp nhập trước xuất trước: với giả thiết thành phẩm nào nhập kho

trước thì sẽ xuất trước, thành phẩm nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho Như vậy, giá vốn thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kì được tính theo giá thành thực tế của thành phẩm thuộc các lần nhập sau cùng

- Phương pháp nhập sau xuất trước: với giả thiết thành phẩm nào nhập kho

sau thì xuất trước, thành phẩm nhập theo giá nào thì xuất kho theo giá đó, sau đó

Trang 16

căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá trị xuất kho Như vậy, giá vốn thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kì được tính theo giá thành của thành phẩm các lần nhập đầu tiên.

- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, trị giá vốn của

thành phẩm xuất kho để bán được căn cứ vào số lượng thành phẩm xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền ( giá thành sản xuất thực tế đơn vị bình quân )

Trên đây là cách tính đơn giá bình quân gia quyền cố định của toàn bộ thành phẩm tồn kho đầu kì và nhập trong kỳ ngoài ra, có thể tính theo đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn ( đơn giá bình quân tính sau mỗi lần nhập, xuất )

 Chi phí bán hàng.

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, và cung cấp dịch vụ; bao gồm những nội dung sau:

- Chi phí nhân viên: là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên

bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, vận chuyển đi tiêu thụ

và các khoản tính theo lương ( BHXH, BHYT,KPCĐ)

- Chi phí vật liệu bao bì: là khoản chi phí về vật liệu, bao bì để đóng gói, bảo

quản sản phẩm, hàng hoá, vật liệu đã dùng để sửa chữa TSCĐ dùng trong khâu bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyến sản phẩm, hàng hoá

GTSX đơn vị

GTSX thực tế của thành phẩm tồn kho

Giá thành của thành phẩm

xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x GTSX đơn vị bình

quân

Trang 17

- Chi phí dụng cụ đồ dùng: là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường

tính toán làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở khâu tiêu thụ sản

phẩm, hàng hoá, và cung cấp dịch vụ như: nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận tải

- Chi phí bảo hành sản phẩm: là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa bảo hành

sản phẩm hàng hoá trong thời gian qui định và bảo hành

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ

cho khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ như: chi phí thuê tài sản, thuê kho, tiền hoa hồng đại lí…

- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu

tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ nằm ngoài các chi phí kể trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng…

Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kì cần được phân loại và tập hợp theo

7 yếu tố trên của toàn Công Ty

 Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí quản lí doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản

lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp.Theo quy định cảu chế độ hiện hành, chi phí quản lí doanh nghiệp chia ra các khoản sau:

- Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám

đốc, nhân viên các phòng ban cảu doanh nghiệp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)

- Chi phí vật liệu quản lý: trị giá thực tế của các loại vật liệu, nhiên liệu xuất

dùng cho hoạt động quản lí của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ cảu doanh nghiệp cho việc sủa chữa TSCĐ, công cụ dụng cụ dùng chung cho cả doanh nghiệp

- Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng

cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp

Trang 18

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh

nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn…

- Thuế, phí và lệ phí: các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài và các

khoản phí, lệ phí giao thông cầu phà…

- Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài

như: tiền điện, nước, thuê sửa chữa TSCĐ dùng chung của toàn doanh nghiệp

- Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản kể

trên như: chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí…

Chi phí quản lí doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp sản xuất kinh doanh, cần được dự tính (lập dự toán) và quản lí chi tiêu tiết kiệm, hợp lí Cuối kỳ, kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tiến hành phẩn bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng đã bán ra trong kỳ để xác định kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng đã bán.(Công thức phân bổ được xác định như phân bổ CPBH)

1.2.2.3Tổ chức xác định, nhận diện kết quả bán hàng.

Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí kinh

doanh liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm trị giá vốn của hàng xuất kho

để bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp

Trong đó các khoản chi phí gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh phát sinh trong kỳ

Doanh thu thuần của hoạt động bán hàng được xác định như sau:

Lợi nhuận gộp, lợi nhuận bán hàng của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch

vụ được xác định như sau:

Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần - Chí phí

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo hoá đơn - Các khoản giảm trừ

doanh thu

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán

Trang 19

Nếu lợi nhuận gộp lớn hơn CPBH, CPQLDN phát sinh trong kỳ thì trong kỳ doanh nghiệp có lãi và ngược lại nếu lợi nhuận gộp nhỏ hơn CPBH, CPQLDN phát sinh trong kỳ thì doanh nghiệp bị lỗ.

1.2.3 Tổ chức ghi nhận và cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả

bán hàng trong doanh nghiệp.

1.2.3.1Kế toán doanh thu bán hàng.

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích inh tế mà doanh nghiệp thu được trong kì

kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu

a Chứng từ kế toán sử dụng

- Hoá đơn bán hàng

- Hoá đơn GTGT

- Hoá đơn bán lẻ

- Bảng thanh toán hàng bán đại lí

- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy báo nợ

- Một số chứng từ khác

Tuỳ điều kiện thực tế mà doanh nghiệp sử dụng những chứng từ nào cho phù hợp

b Tài khoản sử dụng

 TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kì hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh

Tk 511 chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kì không phân biệt doanh thu đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

c Nguyên tắc hạch toán TK 511:

Lợi nhuận bán hàng

trước thuế = Lợi nhuận gộp - CPBH, CPQLDN phát sinh trong kỳ

Trang 20

 Đối với sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa

có thuế GTGT

 Đối với sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT)

 Đối với sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá chưa thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoạc thuế xuất khẩu)

 Đối với sản phẩm, hàng hoá nhận bán đại lí, kí gửi theo phương pháp bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng

 Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận

 Những sản phẩm hàng hoá được xác định là tiêu thụ nhưng vì lí do chất lượng, quy cách kĩ thuật… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp nhận hoặc người mua hàng với số lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các TK 521, TK 531, TK 532

 Trường hợp trong kì doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kì vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 mà chỉ hạch toán vào TK 131 “ phải thu của khách hàng “ về khoản tiền đã thu cảu khách hàng Khi thực hiện giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào TK 511 về giá trị hàng bán đã giao đã thu tiền trước, phù hợp với điều kiện ghi nhận doanh thu

TK 511 có 5 TK cấp 2:

Trang 21

TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá

TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm

TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 5114 – Doanh thu trợ cấp giá

TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản

d Trình tự kế toán:

Chú thích nghiệp vụ sơ đồ kế toán doanh thu:

1) doanh thu thu tiền ngay

2) Doanh thu bán hàng trả chậm không có lãi

3a) doanh thu đổi hàng theo giá bán

3b) Vật tư, hàng hóa nhập kho

4) Bán hàng qua đại lý, khi đại lý thanh toán

5a) Doanh thu bán hàng trả góp, trả chậm có lãi

5b) Định kỳ thu tiền trả góp

5c) Đồng thời kết chuyển doanh thu trả lãi phù hợp

6a) Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,doanh thu hàng bán bị trả lại cộng các khoản VAT tương ứng làm giảm khoản phải thu

6b) kết chuyển giảm trừ doanh thu

6c) Giá vốn hàng đã bán bị trả lại nhập kho

7) Kết chuyển giá vốn để xác định kết quả

8) thuế giảm trừ vào doanh thu

9) Kết chuyển doanh thu thuần

10) Người mua thanh toán tiền hàng

11) chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng

Trang 22

 TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ

Dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ tiêu thụ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành

 TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện

Phản ánh khoản tiền mà doanh nghiệp nhận trước cho nhiều kì, nhiều năm như lãi vay vốn, khoản lãi bán hàng trả góp…

1.2.3.2Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng.

Các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, được tính giảm trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần, làm cơ ở để tính kết quả dinh doanh trong kì kế toán

Trang 23

Chiết khấu thương mại:

Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua

do việc người mua hàng đã mua hàng ( sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ) với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng

a.Tài khoản sử dụng

TK 521: Chiết khấu thương mại – phản ánh số tiền doanh nghiệp giảm

giá cho khách hàng mua với số lượng lớn

 Trường hợp mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng lần cuối cùng Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số tiền CKTM người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn bán hàng lần cuối cùng thì phải chi tiền CKTM cho người mua, khoản CKTM trong các trường hợp này được hạch toán vào

TK 521

 Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng CKTM giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá bán đã giảm giá (đã trừ CKTM) thì khoản CKTM này không hạch toán vào TK 521 doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM

 Phải theo dõi chi tiết CKTM đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán

Trang 24

c Trình tự kế toán:

Giảm giá hàng bán:

Là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trên hoá đơn bán hàng, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng

a Tài khoản sử dụng

TK 532: Giảm giá hàng bán – sử dụng để phản ánh các khoản giảm bớt giá

cho khách hàng do thành phẩm, hàng hoá kém phẩm chất không đạt yêu cầu của khách hàng

b Nguyên tắc hạch toán:

Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản giảm giá hàng bán, các khoản giảm trừ trừ do việc chấp nhận giảm giá ngoài hoá đơn, tức là sau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng Không phản ánh vào TK 532 số giảm giá đã được ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng giá bán ghi trên hoá đơn

Trang 25

c Trình tự kế toán

TK 111,112,131,… TK 532 TK511,512

Doanh thu do giảm giá hàng bán Cuối kỳ K/c

Có cả thuế GTGT AD theo trực tiếp

AD pp Doanh thu không có

a Tài khoản sử dụng.

TK 531: hàng bán bị trả lại – phản ánh doanh thu của số thành phẩm hàng

bán đã tiêu thụ trong kì nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân lỗi thuộc về doanh nghiệp

b Nguyên tắc hạch toán:

Chỉ hạch toán vào tài khoản này giá trị hàng bán bị trả lại do doanh nghiệp vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại đồng thời hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do rả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng trả lại đính kèm hoá đơn ( nếu trả lại toàn bộ hàng ) hoặc bản sao hoá đơn ( nếu trả lại một phần hàng )

Trang 26

c Trình tự kế toán

TK 111,112,131,… TK 531 TK511,512

DT hàng bán bi trả lại có cả thuế Cuối kỳ k/c

GTGT của đơn vị AD pp trực tiếp

Hàng bán bị Doanh thu chưa

Các loại thuế.

Là các khoản thuế gián thu, tính trên doanh thu bán hàng Các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá dịch vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó

Tài khoản sử dụng:

TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước.

Sử dụng những tài khoản cấp 2 sau:

TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt

TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu

Trang 27

1.2.3.3Kế toán giá vốn hàng bán

Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm có trị giá vốn hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kì

a Chứng từ sử dụng:

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất kho

- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý

b Tài khoản sử dụng để phản ánh giá vốn hàng bán:

Trang 28

 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Trang 29

 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

- Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

3-k/c tồn ck

Trang 30

d Trình tự kế toán

1.2.3.5Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lí doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản

lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp

a Chứng từ sử dụng:

- Phiếu chi

- Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

Kết chuyển cp bh để xác định kết quả

Tính TL và các khoản theo Lg

CP kết chuyển, trích trước chi phí SCL,xuất kho CCDC,VT,

Trích khấu hao TSCĐ

Các chi phí khác PS trong kỳ

Trích lập DP phải trả về chi phí bảo hành SP

Trang 31

TK 642:chi phí quản lý doanh nghiệp

Dùng để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doạnh, quản

lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp

Trích lập DPPT khó đòi

k/c CP QLDN để xdkq

Trích khấu hao TSCĐ

Hoàn nhập DPPT khó

dòi

Các chi phí khác PS trong kỳ bằng tiền, công nợXóa nợ nếu chưa lập DP

trước đó

Trang 32

Kết quả tiêu thụ thành phẩm là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình tiêu thụ thành phẩm bao gồm trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp.

a Tài khoản sử dụng

- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp

- TK 421: lợi nhuận chưa phân phối

Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình phân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài các tài khoản trên, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK131, TK111, TK112…

b Trình tự kế toán:

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí-doanh thu xác định kết quả

Trang 33

1.2.4 Đặc điểm kế toán máy của công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh

K/C GVHB

k/c lãi sau thuế tndn

TK 333(1), 3332,3333

K/C CP ngoài sx

k/c doanh thu thuần bán hàng và ccdv

k/c cp tài chính cp khác

TK 3331

TK 152, 153, 133

TK 8211

Phải thu

TK3334 tndn hiện hànhk/c cp thuế

TK 711

k/c thu nhập khác

Phân bổ vào thu nhập khác

Phân bổ vào DTTC

Trang 34

1.2.4.1Tổ chức kế toán máy trong doanh nghiệp

Kế toán máy hiện nay có rất nhiều ưu điểm, nó giúp công tác kế toán máy trong doanh nghiệp trở nên đơn giản, gọn nhẹ hơn, giảm bớt các công việc của kế toán doanh nghiệp vì thế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng phần mềm

kế toán, phần mềm kế toán được thiết lập phù hợp với từng điều kiện, từng đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp khi đưa kế toán máy vào

sử dụng thì bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện các bước công việc sau:

Bước 1: Tổ chức mã hoá các đối tượng pháp lý

Bước 2: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện thực

hiện kế toán trên máy

Bước 3: Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Bước 4: Lựa chọn và vận dụng hình thức kế toán.

Mỗi hình thức kế toán đều có hệ thống sổ sách kế toán và trình tự hệ thống hoá thông tin khác nhau, đòi hỏi cần lựa chọn hình thức kế toán phù hợp

Tuy nhiên, dù sử dụng hình thức kế toán nào thì thông thường quá trình xử lý

hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tự động được thực hiện theo qui trình sau:

SƠ ĐỒ 1.1 : Quy trình xử lý thông tin trong kế toán máy

vào máy Chứng từ trên máy

Xử lí của phần mềm kế toán trên máy vi tính

Xem in

Trang 35

1.2.4.2Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong kế toán máy.

Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong điều kiện kế toán máy thì hầu hết ở các phần mềm kế toán sẽ được lập và cài đặt sẵn công thức tính trị giá vốn của hàng đã bán, bút toán thuế, xây dựng tiêu thức phân

bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp hợp lí để xác định đúng đắn kết quả bán hàng

Căn cứ vào yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng khai báo những yêu cầu cần thiết với máy để in ra những báo cáo cho các nhà quản trị

SƠ ĐỒ 1.2: Trình tự xử lí của máy có thể khái quát như sau:

Dữ liệu đầu vào:

- nhập các chứng tù liên quan đến giá vốn hàng bán, CPBH, CPQLDN

Thông tin đầu ra:

- Các sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp

- Báo cáo kế toán doanh thu, kết quả

- Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 36

 Kế toán bán hàng, doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu.

- Xử lý nghiệp vụ:

Phân loại chứng từ: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho thành phẩm…

Định khoản: Kế toán bán hàng liên quan đến nhiều tài khoản, do đó xử lí các nghiệp vụ trên máy cũng rất phức tạp tuỳ thuộc vào tính ưu việt của phần mềm kế toán mà cho phép định khoản theo một trong các cách sau:

Mã doanh thu thường gắn với các mã của thành phẩm, hàng hoá ở Việt Nam Do

đó, doanh thu của thành phẩm, hàng hoá nào đã có mã số ngầm định cài đặt ở phần danh mục thành phẩm, hàng hoá đó

- Nhập dữ liệu:

Sau khi khai báo các thông số và nhập các dữ liệu vào danh mục người tiến hành nhập dữ liệu vào màn hình nhập liệu phát sinh của kì báo cáo

 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp

- Xử lý nghiệp vụ: kế toán thực hiện tình tự kế toán như đối với các chi phí

khác: phân loại chứng từ, định khoản, xử lí các bút toán trùng lặp, sử dụng phương pháp mã hoá chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp thường sử dụng các mã trùng với các mã của danh mục chứng từ, danh mục hàng hoá, danh mục TSCĐ…

- Nhập liệu: việc khai báo và nhập dữ liệu một lần thường liên quan đến nhiều

danh mục đối tượng chi phí, danh sách kho, danh sách bộ phận…

Màn hình nhập liệu: đối với chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp thì

liên quan đến rất nhiều màn hình nhập liệu với các nội dung tương ứng Mỗi màn hình nhập phản ánh những nghiệp vụ kinh tế khác nhau liên quan đến chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp Do vậy, người sử dụng phải lựa chọn màn ihnhf nhập liệu cho phù hợp

Trang 37

 kế toán kết quả bán hàng

Cuối kì, trước khi vào sổ sách, báo cáo kế toán cần phải thực hiện việc kết chuyển các tài khoản chi phí, doanh thu… ở một số phần mềm, người ta sử dụng không phải làm các bút toán kết cuyển bằng tay mà kết chuyển được thục hiện tự động thông qua bảng kết chuyển, bảng này có thể cố định, thay đổi từ tháng này sang tháng khác

Thực hiện việc kết chuyển cuối quý, kiểm tra lại các số dư trên tài khoản chi phí hoặc có còn không, nếu còn thì tiến hành kết chuyển tiếp hoặc tìm nguyên nhân Sau khi tiến hành các bút toán kết chuyển, có thể xem, in các sổ sách, bào cáo kế toán

1.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả bán hàng trong doanh nghiệp.

1.2.5.1 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán.

Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán của đơn vị thường có lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp tại đơn vị đó Nhu cầu thông tin của các đối tượng này sẽ chi phối đến mục tiêu cung cấp thông tin của hệ thống kế toán đơn vị Các đối tượng đó

là :

- Nhà quản lý đơn vị : Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng và kiểm soát nguồn lực của đơn vị, bảo hành và phát triển vốn, đảm bảo hoạt động hiệu quả và duy trì lợi ích hợp pháp của các bên liên quan Do vậy, nhà quản

lý đơn vị rất cần nắm được các thông tin về tình trạng tài chính, tình hình hoạt động

và luồng tiền… của đơn vị nhằm thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức tình hình thực hiện kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của đơn vị kế toán

- Chủ sở hữu : Là người cấp vốn cho đơn vị dưới hình thức đầu tư chịu rủi ro cao nhất, bởi vì lợi ích của họ phụ thuộc vào kết quả hoạt động của đơn vị Vì vậy, nhu cầu thông tin của họ thường có phạm vi rộng hơn so với chủ nợ và các đối tượng khác

- Chủ nợ : Là người có quyền lợi kinh tế hợp pháp tại đơn vị, được nhận thanh toán khi khoản nợ đáo hạn Chủ nợ có thể là người cung cấp tiền tệ hoặc hàng hóa, dich vụ cho các đơn vị kế toán Đối với các chủ nợ của đơn vị kế toán, đơn vị đi vay

Trang 38

có xu hướng đáng nhận được khoản tín dụng hay không, hay nói cách khác là có đủ khả năng thanh toán hay không là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

- Chính phủ : Ở một mức độ nhất định, chính phủ của các quốc gia đều can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp Những thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định, trong đó có thông tin kế toán đối với các cơ quan đại diện của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Các đối tượng khác : Các đối tượng khác sử dụng thông tin kế toán gồm người lao động, tổ chức công đoàn, các tổ chức kiểm toán, công chúng…

1.2.5.2 Yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin.

Do mục đích sử dụng thông tin khác nhau nên yêu cầu về thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng kế toán cũng khác nhau Vì vậy kế toán cần phải tổ chức cung cấp thông tin kế toán để đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin cho các đối tượng cần sử dụng thông tin

Đối với các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp thì thông tin kế toán cần theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp trong Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh, phục vụ yêu cầu quản

lý tài sản ở tổ chức, phục vụ yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ, phục vụ chỉ đạo tác nghiệp thường xuyên

Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước thì thông tin kế toán được tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp trong báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác

Đối với các đối tượng khác thì thông tin kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp phản ánh được tình hình tài chính tổ chức, hiệu quả của hoạt động kinh tế tài chính và xu hướng phát triển của hoạt động kinh tế tài chính của tổ chức

Trang 39

1.2.5.3 Thiết kế để trình bày thông tin về doanh thu,chi phí, kết quả bán hàng.

Báo cáo kế toán là phương tiện để truyền tải, cung cấp thông tin kế toán đến các đối tượng sử dụng thông tin Báo cáo kế toán là báo cáo được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin của kế toán

Mục đích cuối cùng của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng Thông tin trên báo cáo kế toán phải được cung cấp cho đối tượng sử dụng một cách đầy đủ và kịp thời Tùy theo từng loại báo cáo kế toán và từng đối tượng

sử dụng để tổ chức cung cấp thông tin cho phù hợp

Đối với báo cáo tài chính cần thiết phải tổ chức lập và gửi cho các đơn vị nhận báo cáo theo đúng thời gian đã quy định đối với từng loại báo cáo tài chính Đồng thời phải thực hiện việc công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp theo những nội dung đã quy định

Đối với báo cáo kế toán quản trị phải tổ chức lập và gửi cho các nhà quản trị doanh nghiệp một cách kịp thời Mỗi báo cáo kế toán quản trị được lập và gửi cho nhà quản trị thuộc phạm vi nào, lĩnh vực nào và trong thời gian cụ thể nào tùy thuộc vào yêu cầu quản trị trong từng trường hợp cụ thể của từng doanh nghiệp

1.2.6 Tổ chức sử dụng thông tin kế toán về doanh thu, chi phí, kết quả bán hàng phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp.

1.2.6.1 Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận.

Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phi cố định, chi phí biến đổi và

sự tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp Mối quan hệ này là

cơ sở cho việc ra quyết định điều chỉnh về sản xuất như giá bán, chi phí, khối lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Mối quan hệ này được thể hiện trong phương trình kinh tế sau :

Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

Sau khi phân loại chi phí thành biến phí và định phí thì kế toán quản trị sử dụng số dư đảm phí để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng - lợi nhuận Số

dư đảm phí là phần chênh lệch giữa doanh thu và biến phí Bằng cách phân tích này cho nhà quản trị doanh nghiệp thấy được trong khoảng thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì phải tối đa hóa số dư đảm phí, hay biết được

Trang 40

độ lớn của đòn bẩy kinh doanh, kết cấu chi phí giữa biến phí và định phí như thế nào là hợp lý nhất.

Trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng- lợi nhuận ta sử dụng các khái niệm cơ bản sau:

Lãi trên biến phí đv = giá bán đvsp – biến phí đvsp

∑ Lãi trên biến phí = ∑ Doanh thu - ∑ Chi phí biến đổi

= Lãi trên biến phí đv × số lượng sản phẩm tiêu thụ

= Chi phí cố định + Lợi nhuận

∆ Lợi nhuận = ∆ Lãi trên biến phí - ∆ chi phí cố định

Dựa vào kết quả phân loại chi phí theo phương án kinh doanh để xác định phần chênh lệch giữa các phương án khác nhau và việc xác định phần thay đổi số

dư đảm phí có thể chia thành hai trường hợp sau

•Trường hợp 1 : số liệu của các phương án chỉ ảnh hưởng một trong hai yếu

tố của LTBP, theo phương trình (I) là số lượng sản phẩm hoặc LTBP đvsp, theo phương trình (II) là doanh thu hoặc tỷ lệ LTBP để từ đó xác định phần thay đổi của LTBP trực tiếp bằng cách lấy phần thay đổi ( tăng hoặc giảm ) của yếu tố thay đổi

đó nhân với yếu tố không thay đổi

•Trường hợp 2 : các số liệu của phương trình ảnh hưởng tới cả 2 yếu tố LTBP, để xác định phần thay đổi của LTBP trước hết cần xác định ∑LTBP cũ sẽ cho phần chênh lệch của hai phương án kinh doanh Sau khi đã xác định phần thay đổi của LTBP và chi phí cố định thì sẽ xác định được phần thay đổi của lợi nhuận phương án đang xem xét

1.2.6.2 Sử dụng thông tin kế toán về doanh thu, chi phí, kết quả bán hàng để phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn.

Ra quyết định là một chức năng quan trọng và xuyên suốt các khâu của quản trị doanh nghiệp, nó được vận dụng liên tục trong suốt quá trình cung cấp nhằm phục vụ các nhà quản trị ra các quyết định Quá trình ra quyết định của nhà

Ngày đăng: 12/03/2017, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w