1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

“Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại vận tải QT”

89 4,6K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Tìm hiểu quy trình các bước để giao nhận hàng hóa nói chung, các giấy tờ thủ tục cần thiết để tiến hành giao nhận một lô hàng. Từ đó, đề xuất ra các biện pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu.

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo thời gian

Bảng 1.2 Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo mặt hàng

Bảng 1.3 Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo nguồn hàng

Bảng 1.4 Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo tiến độ

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2014- 2015

Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản công ty giai đoạn 2013- 2015

Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn công ty giai đoạn 2014- 2015

Bảng 2.4 Một số kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn

2013- 2015

Bảng 2.5 Kết quả giao nhận nhập khẩu theo thời gian giai đoạn

2013- 2015Bảng 2.6 Kết quả giao nhận nhập khẩu theo mặt hàng giai đoạn

2013- 2015Bảng 2.7 Kết quả giao nhận nhập khẩu theo nguồn hàng giai

đoạn 2013- 205Bảng 2.8 Kết quả giao nhận nhập khẩu theo tiến độ giai đoạn

2013- 2015Bảng 2.9 Chỉ tiêu về doanh thu giao nhận hàng nhập khẩu

Bảng 2.10 Chỉ tiêu về chi phí giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2.12 Chỉ tiêu vốn kinh doanh giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Trang 3

DANH M C BI U Đ , S Đ ỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Ồ, SƠ ĐỒ Ơ ĐỒ Ồ, SƠ ĐỒ

đoạn 2013- 2015

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổng quát đối quy trình giao nhận hàng

nhập khẩu

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy công ty

Sơ đồ 2.2 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu của công ty

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế nước ta đang từng bước hội nhập vào mậu dịch tự do khuvực (AFTA, APEC) và mậu dịch thế giới (WTO), kinh tế đối ngoại đóng vai tròngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế hiệnnay Do đó, việc nhận thức đầy đủ xu thế của thời đại ngày nay và đặt chiến lượckinh tế của mình trong xu thế đó có một ý nghĩa to lớn, thậm chí có tính chấtquyết định đối với nước ta Kể từ đại hội VI (12/1986) về chính sách mở rộngkinh tế đối ngoại và hợp tác kinh tế riêng đa phát triển ngày càng cao, dần dầnphát huy được sức mạnh vốn có của nó trong nề kinh tế quốc gia

Với chính sách hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hộihơn cho dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển.Việc gia nhập WTO giúp cho hàng hóa và dịch vụ của ta sẽ được hưởng sự đối

xử bình đẳng khi tiếp cận thị trường của các nước thành viên còn lại của WTO,các sản phẩm và dịch vụ của ngành giao nhận vận tải cũng không nằm ngoài quyluật này Việt Nam lại là thành viên của ASEAN, ngành giao nhận vận tải có

Trang 5

điều kiện thuận lợi mở rộng thị phần sang các nước khu vực Đông Nam Á vàkhai thác thị trường vận tải đầy tiềm năng ngay ở trong khu vực khi mà tự domậu dịch khu vực đã mở ra Cùng với đó, chúng ta có cơ hội tiếp cận với cácphương thức quản lý tiên tiến, giải quyết tranh chấp quốc tế thuận lợi hơn, nguồnvốn đầu tư được thu hút, môi trường kinh doanh minh bạch

Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong hoạt động giao nhậnvận tải đã tạo ra chiều hướng mậu dịch quốc tế ngày càng hậm hực hơn Nó chophép người giao nhận nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người gửi hàng, pháttriển các dịch vụ truyền thống ở mức độ cao hơn Đặc biệt với sự ra đời của vậntải đa phương thức đã mang lại hiệu quả to lớn cho hoạt động thương mại trênthế giới như đơn giản hóa thủ tục hải quan cũng như thủ tục hành chính khác,

Trang 6

không những làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa ngoại thương

mà còn rút ngắn thời gian, đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa xuấtnhập khẩu Vì vậy, với sự ra đời của nhiều phương thức giao nhận mới đã trởthành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngoại thương nóiriêng và kinh tế đối ngoại nước ta nói chung

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu là xương sống, cốt lõi của hoạt động ngoại thương Doanh nghiệpmuốn đạt kết quả tốt, thu nhiều lợi nhuận trong kinh doanh dịch vụ giao nhận thìđòi hỏi phải thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu Do đó đã thúc đẩy em chọn đề tài: “Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạnthương mại vận tải Q&T” cho khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động giao nhận hàng hóanhập khẩu ở Việt Nam như:

- Luận án phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Như Tiến: “Hiệu quả kinh tế vànhững biện pháp đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đườngbiển bằng Container ở Việt Nam”

- Khóa luận: “Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công tygiao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS” của tác giả Lã Thị Minh Trang(2012), “Một số giải pháp nhằ nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu tại công ty TNHH Liên Vận Minh Tường” của tác giả Võ ĐìnhTuyết Lan (2009), “Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý vận tải SaFi” của tác giả HoàngThị Nguyệt Anh (2009), “Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằngđường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng” củatác giả Đoàn Thị Thu Huyền (2010), “Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường

Trang 7

biển và một số biện pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng nhập khẩutại công ty cổ phần Tiếp Vận Siêu Tốc” của tác giả Đào Thị Thu Trang (2010).

Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về hoạt động giaonhận hàng hóa nhập khẩu của công ty TNHH thương mại vận tải Q&T giai đoạn2013- 2015

3 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và nghiên cứu các nhân tốtác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH thươngmại vận tải Q&T Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng của loại hình dịch vụ này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

- Kết quả giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty

Phạm vi nghiên cứu:

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty và các số liệu thống

kê phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2013- 1015

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp

6 Những đóng góp mới của khóa luận

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa nhập khẩu

- Đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công

ty TNHH thương mại vận tải Q&T

- Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhậnhàng nhập khẩu của công ty

7 Kết cấu khóa luận

Trang 8

Khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty TNHH thương mại vận tải Q&T

Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty TNHH thương mại vận tải Q&T

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp,tuy nhiên khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Em kínhmong nhận được sự góp ý của tất cả các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Kinh tếngoại thương Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn T.S Nguyễn TháiSơn đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này!

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA

NHẬP KHẨU 1.1 Một số nội dung cơ bản về giao nhận

1.1.1 Khái niệm

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng củabuôn bán quốc tế, là một khâu không thể thiếu được trong quá trình lưu thôngnhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Vậy dịch vụ giao nhận làgì?

Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA):Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dịch vụ nào liênquan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hànghóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn

đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ liên quanđến hàng hóa” [3, 5]

Còn theo Luật Thương Mại Việt Nam: dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành

vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từngười gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và cácdịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủhàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là kháchhàng) [3, 5]

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận

Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận cũng mang nhữngđặc điểm chung của dịch vụ Đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêuchuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất vàtiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của

Trang 10

người được phục vụ Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ nàycũng có những đặc điểm riêng:

- Dịch vụ giao nhận không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đốitượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làmthay đổi đối tượng đó Nhưng giao nhận lại có tác động tích cực đến sự phát triểncủa sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân

- Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhucầu của khách hàng, các quy định người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật,thể chế của chính phủ…

- Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt độngxuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Màthường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giaonhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ

- Ngoài những việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch

vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếpnên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vậtchất và kinh nghiệm của người giao nhận [10,7]

1.1.3 Yêu cầu của dịch vụ giao nhận

Cũng như bất kỳ một loại dịch vụ nào, dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng

có những đòi hỏi riêng mà người giao nhận phải đáp ứng mới thỏa mãn đượcnhu cầu của khách hàng Một số yêu cầu của dịch vụ này bao gồm:

- Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn: Nhanh gọn thể hiện ở thời gianhàng đi từ nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiể đếm giao nhận Giảm thờigian giao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng nhu cầu của kháchhàng, muốn vậy người giao nhận phải nắm chắc quy trình, kỹ thuật, chủng loạihàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển

- Giao nhận chính xác, an toàn: Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảoquyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển Chính xác là yếu tố chủ yếu quyết

Trang 11

định chất lượng và mức độ hoàn thành công việc, bao gồm chính xác về mặt sốlượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu Giaonhận chính xác an toàn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt, nhầm lẫn, tổnthất về hàng hóa.

- Bảo đảm chi phí thấp nhất: Giảm chi phí giao nhận là phương pháp cạnhtranh hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sởvật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạođội ngũ cán bộ nghiệp vụ

1.1.4 Vai trò của dịch vụ giao nhận

Trong xu thế quốc tế hóa đời sống hiện nay, cũng như là sự mở rộng giaolưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có vaitrò quan trọng Điều này thể hiện ở:

- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn vàtiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tácnghiệp

- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng củaphương tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vậntải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác

- Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do giúp cácnhà xuất nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhâncông, chi phí cơ hội…

Tóm lại, nhờ có hoạt động giao nhận mà các thủ tục chứng từ liên quanđến hàng hóa được đơn giản hóa, rút ngắm thời gian vận chuyển, tăng khốilượng hàng hóa được trao đổi trong thương mại và vận tải quốc tế Đặc biệt sựphát triển của hoạt động giao nhận tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoahọc kỹ thuật vào thực tế sản xuất, lưu thông và phân phối cũng như phát huy lợithế của các phương thức vận tải

Trang 12

Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhậncông việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàngthực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhậnchuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giaonhận hàng hóa Theo luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhậnhàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giaonhận hàng hóa

Vậy người giao nhận là người:

- Hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủhàng

- Lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải Có thể là nguời có hoặckhông có phuơng tiện vận tải, có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải hoặc trựctiếp tham gia vận tải Nhưng ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng làngười giao nhận chứ không phải người vận tải

- Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc kháctrong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theonhững điều khoản đã cam kết

Trang 13

1.2.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận

a, Vai trò truyền thống của người giao nhận trong Thương mại quốc tế (người giao nhận với vai trò là đại lý, môi giới)

Khởi đầu người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc docác nhà xuất nhập khẩu ủy thác, thay mặt cho họ xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làmthủ tục hải quan, lo liệu vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng…

Sau này do sự mở rộng của Thương mại quốc tế và sự phát triển của cácphương thức vận tải phạm vi dịch vụ giao nhận đã được mở rộng thêm Ngàynay, người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còncung cấp các dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa

Khi người giao nhận đóng vai trò là đại lý, nhiệm vụ của anh ta chủ yếu là

do khách hàng quy định Những nhiệm vụ này thường được quy định trong luậttập quán hoặc luật dân sự về ủy quyền

 Quyền hạn của người giao nhận khi là đại lý

+ Tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tùy ý quyết định sử dụngnhững phương tiện và tuyến đường vận tải thông thường

+ Cầm giữ hàng hóa để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền kháchhàng nợ

Mặc dù người giao nhận có các quyền đại lý đối với chủ của mình nhưngnhững quyền này không thực sự đủ để bảo vệ họ trong thực tế giao nhận hiệnnay Vì lý do đó, tốt hơn hết là người giao nhận nên giao dịch theo những điềukiện và điều khoản đã biết và những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của cáchiệp hội giao nhận quốc gia

 Nghĩa vụ của người giao nhận với tư cách đại lý

Theo điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, ngườigiao nhận phải:

Trang 14

+ Thực hiện sự ủy thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằmbảo vệ lợi ích của khách hàng.

+ Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hóa được ủy thác theo sự chỉ dẫncủa khách hàng

 Trách nhiệm của người giao nhận với tư cách là người đại lý

Là đại lý người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi của bảnthân mình hoặc người làm công cho mình

Trách nhiệm đối với khách hàng

+ Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về nhữngmất mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hóa nếu mất mát hoặc hư hỏng là do lỗicủa anh ta hoặc người làm công của anh ta Mặc dù theo những điều kiện kinhdoanh tiêu chuẩn, người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những tổnthất hoặc hậu quả gián tiếp nhưng người giao nhận nên bảo hiểm cả những rủi ro

đó vì khách hàng vẫn có thể khiếu nại

+ Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về những lỗilầm về nghiệp vụ: người giao nhận hoặc người làm công của anh ta có thể có lỗilầm hoặc sơ suất không phải cố ý nhưng gây thiệt hại về tài chính cho kháchhàng của mình như:

- Giao hàng trái với chỉ dẫn: giao hàng không đúng như chỉ dẫn của kháchhàng

- Quên mua bảo hiểm mà khách hàng đã có chỉ thị mua

- Sai sót khi làm thủ tục hải quan gây nên chậm trễ về khai hải quan hoặcgây tổn thất cho khách hàng

- Gửi sai địa chỉ: chuyển hàng đến sai địa chỉ

- Tái xuất không làm đủ thủ tục để xin lại thuế

- Giao hàng mà không lấy các chứng từ liên quan đến hàng hóa

Trang 15

- Không thông báo kịp thời cho người nhận hàng

- Giao hàng không đúng chủ

Trách nhiệm đối với hải quan

Hầu hết ở tất cả các quốc gia người giao nhận có giấy phép được tiến hànhcông việc khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan về sự tuânnhững qui định hải quan về sự khai báo đúng về trị giá số lượng và tên hàngnhằm tránh thất thu cho chính phủ Nếu vi phạm những qui định này người giaonhận có thể sẽ phải chịu phạt tiền mà tiền phạt đó không đòi lại được từ phíakhách hàng Về chi phí, người giao nhận phải gánh chịu mọi chiphí trong quá trình điều tra, khiếu nại để bảo vệ quyền lợi chomình và hạn chế tổn thất như chi phí giám định, chi phí pháp lý,phí lưu kho

Trách nhiệm đối với bên thứ ba

Ngoài ra, người giao nhận còn phải giao dịch với các bên thứ ba trong quátrình phục vụ khách hàng của mình:

- Các cơ quan quản lý nhà nước:

Trang 16

Người làm dịch vụ này, trên cơ sở ủy thác của chủ hàng, người vận tải,hoặc làm dịch vụ tiếp vận khác (gọi chung là khách hàng) tổ chức thực hiện một

số, hoặc tất cả các công việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,lập các chứng từ và làm các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa, kể cả bao bìđóng gói, ghi kí mã hiệu và phân phối hàng hóa trong quá trình từ khâu sản xuấtđến tay nguời tiêu dùng cuối cùng

b, Với vai trò môi giới

Với vai trò môi giới, người giao nhận chỉ là một trung gian giữa các kháchhàng là chủ hàng hoặc người chuyên chở Anh ta chỉ thực hiện nhiệm vụ nhưmột chiếc cầu nối giữa các khách hàng là chủ hàng hoặc người chuyên chở vớinhau và nhờ đó anh ta được hưởng phí môi giới hoặc tiền thưởng của kháchhàng Trách nhiệm của người giao nhận trong vai trò môi giới này nói chung rấtthấp và hầu như không đáng kể

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người giao nhận làm môi giới nhưnglại nhận được sự uỷ thác của khách hàng để hành động thay mặt họ trong mộtgiới hạn nhất định Khi đó người giao nhận trở thành như một đại lý có quyềnhạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại lý đã đề cập ở phần trên

c, Với vai trò người chuyên chở

Khi người giao nhận đã cung cấp dịch vụ vận tải, tức là nhận chuyên chởhàng hoá từ một điểm này tới một địa điểm khác dù bằng phương tiện của mìnhhay thuê của người khác anh ta không còn đóng vai trò là đại lý nữa mà đóng vaitrò là một người chuyên chở một bên chính của hợp đồng Do đó, anh ta khôngđược lợi dụng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm dành cho đại lý nữa

mà phải có trách nhiệm thực hiện hợp lý toàn bộ quá trình vận tải và chịu tráchnhiệm về tổn thất hàng hoá dù là do nỗi của mình hay do hành vi hoặc khuyếtđiểm của người làm công hay đại lý của mình

Trang 17

Nếu người giao nhận tự đứng ra vận chuyển hàng hóa và thực hiện cácdịch vụ giao nhận khác bằng phương tiện của mình hoặc thuê của người khác thìanh ta được gọi là người chuyên chở thực sự Trường hợp theo hợp đồng vớikhách hàng, anh ta là người chuyên chở nhưng khi ký các hợp đồng phụ- thuêngười chuyên chở hoặc người khác thực hiện các dịch vụ giao nhận (người nhậnlại dịch vụ giao nhận) thì anh ta được gọi là người chuyên chở hợp đồng Nhưng

dù là người chuyên chở thực sự hay chuyên chở theo hợp đồng thì người giaonhận vẫn mang vị trí của người chuyên chở

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở trong các trường hợp:anh ta cung cấp dịch vụ gom hàng (gọi là người gom hàng), dịch vụ vận tải đaphương thức (gọi là người kinh doanh vận tải đa phương thức) hoặc anh ta cungcấp dịch vụ vận tải trọn gói (tự vận chuyển bằng các phương thức vận tải khácnhau và các dịch vụ để thực hiện quá trình vận chuyển đó)

1.3 Quy chế pháp lý về người giao nhận (Legal)

Cho đến nay, chưa có một văn bản luật pháp quốc tế nào về lĩnh vực giaonhận nên địa vị pháp lý của người nhận ở từng nước có khác nhau tùy theo luậtpháp ở nước đó

1.3.1 Các nước dùng luật tập quán (Common law)

Luật tập tục là luật không thành văn, thông dụng trong các nước thuộckhối liên hiệp Anh, hình thành trên cơ sở tập quán phổ biến trong quan hệ dân sự

từ nhiều thế kỷ

Người giao nhận là đại lý của người ủy thác (tức người gửi hàng, ngườinhận hàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa cho họ thì anh ta tuân theonhững quy tắc truyền thống về đại lý, như: phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụcủa mình, phải trung thực với người ủy thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý củangười ủy thác, mặt khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn tráchnhiệm phù hợp với vai trò của một đại lý [5, 5]

Trang 18

Trong trường hợp người giao nhận đảm nhận vai trò của người ủy thác(hành động cho lợi ích của mình), tự mình ký kết hợp đồng với người chuyênchở và các đại lý, thì người giao nhận sẽ không được hưởng những quyền bảo vệ

và giới hạn trách nhiệm nói trên, anh ta phải chịu trách nhiệm cho cả quá trìnhgiao nhận hàng hóa kể cả khi hàng nằm trong tay những người chuyên chở vàđại lý mà anh ta sử dụng

1.3.2 Các nước có luật dân sự (Civil law)

Các nước có luật dân sự, như các nước châu Âu, là nơi luật quy địnhquyền hạn và việc bồi thường của mỗi cá nhân, địa vị pháp lý, quyền lợi và nghĩa

vụ phát sinh của người giao nhận ở các nước khác nhau có khác nhau Thôngthường, những người giao nhận phải lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho côngviệc của người ủy thác, họ vừa là người ủy thác vừa là đại lý Đối với người ủythác (người nhận hàng hay người gửi hàng), họ được coi là đại lý, còn đối vớingười chuyên chở họ lại là người ủy thác Tuy nhiên thể chế mỗi nước sẽ cónhững điểm khác biệt

1.3.3 Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard trading conditions)

Nhiều nuớc đã thông qua Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, nói chung làquy định rõ ràng các nghĩa vụ theo hợp đồng của người giao nhận đối với kháchhàng và nói riêng là quyền hạn và trách nhiệm cũng như quyền bảo vệ cho ngườigiao nhận Những điều kiện này thường được hình thành phù hợp với tập quánthương mại và thể chế pháp lý hiện hành ở từng nước

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) đã soạn thảo Điều kiệnkinh doanh tiêu chuẩn để các nước tham khảo xây dựng các điều kiện cho ngànhgiao nhận của nước mình Mặc dù Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn giữa cácnước khác nhau có sự khác biệt nhưng nhìn chung, người giao nhận phải:

+ Tiến hành chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác nhằm bảo vệ lợi íchcủa khách hàng

Trang 19

+ Điều hành và lo liệu vận tải hàng hóa được ủy thác theo sự chỉ dẫn củakhách hàng về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa đó.

+ Không tự cam kết hàng sẽ đến vào một ngày nhất định, có quyền tự dolựa chọn người ký hợp đồng phụ và tùy ý mình quyết định sử dụng nhữngphương tiện vận tải và tuyến đường vận tải thông thường, có quyền cầm giữ, lưugiữ hàng hóa để đảm bảo những khoản nợ của khách hàng

+ Chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và người làm côngcho mình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra cầnmẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó [6, 4]

1.4 Phạm vi các dịch vụ giao nhận

Trừ một số trường hợp bản thân người gửi hàng/ người nhận hàng muốn

tự mình tham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, còn thông thường,người giao nhận thay mặt anh ta lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua cáccông đoạn Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông quanhững người kí hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê, người giao nhậncũng sử dụng những đại lý của họ ở nước ngoài Những dịch vụ này bao gồm:

1.4.1 Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)

Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng người giao nhận sẽ:

+ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp + Lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc

+ Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàng củangười giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận …

+ Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệcủa chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩucũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết

+ Đóng gói hàng hoá (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khigiao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá

Trang 20

và những luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửihàng đến.

+ Lo liệu việc lưu kho hàng hoá nếu cần

+ Cân đo hàng hoá

+ Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàngyêu cầu thì mua bảo hiểm cho hàng

+ Vận chuyển hàng hoá đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tụcchứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở

+ Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có)

+ Thanh toán phí và những phí khác bao gồm cả tiền cước

+ Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.+ Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần)

+ Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường đưa tới người nhận hàngthông qua nhưng mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ởnước ngoài

+ Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có

+ Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về nhữngtổn thất của hàng hoá (nếu có)

1.4.2 Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)

Theo những chỉ dẫn giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ:+ Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hoá từ khingười nhận hàng lo liệu vận tải hàng

+ Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hànghoá

+ Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước (nếu cần)

+ Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí thức và những chi phí kháccho hải quan và những nhà đương cục khác

+ Thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần)

Trang 21

+ Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.

+ Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với ngườichuyên chở về những tổn thất của hàng hoá nếu có

+ Giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.Ngoài những dịch vụ đã nêu ở trên, người giao nhận cũng có thể làm một

số những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụđặc biệt khác như gom hàng

1.4.3 Gom hàng

a, Thế nào là gom hàng

“Gom hàng là tập hợp thành lô lớn những kiện hàng lẻ của nhiều ngườigửi ở một địa điểm nhất định đưa đến cho nhiều người nhận ở một địa điểm khácqua đại lý của người của người gom hàng ở nơi đến để giao lẻ cho từng ngườinhận” [26,5]

b, Vai trò của người giao nhận khi làm người gom hàng

Khi là người gom hàng, người giao nhận lấy danh nghĩa của mình thựchiện dịch vụ và cấp vận đơn gom hàng của mình (House BL) Đối với người cóhàng gửi, người gom hàng là người chuyên chở, còn đối với “người chuyên chởthực sự” thì anh ta là người gửi hàng Những người gửi lẻ, nhận lẻ không trựctiếp giao dịch với “người chuyên chở thực sự” Người gom hàng mua buôn chỗxếp của “người chuyên chở thực sự” và bán lẻ cho những người gửi hàng riênglẻ

c, Lợi ích của việc gom hàng

Việc gom hàng có thể đem lại lợi ích cho mọi người liên quan như ngườixuất khẩu/ người gửi hàng, người chuyên chở, người giao nhận và cuối cùng làcho nền kinh tế quốc dân

- Đối với người xuất khẩu :

+ Người gửi hàng được hưởng lợi do họ được hưởng giá cước trả chongười gom hàng thấp hơn giá cước mà họ thường phải trả cho người chuyên chở

Trang 22

Điều này dặc biệt có lợi cho những chủ hàng nhỏ chưa có cơ sở kinh doanh vữngchắc và chưa đủ sức mạnh để có lợi thế trong thương lượng giá cước với cáchãng tàu biển, hàng không, đường sắt…

+ Người gửi hàng cảm thấy thuận lợi khi người giao nhận làm dịch vụgom hàng có thể gửi hàng đi tất cả các tuyến hơn là khi liên hệ với nhiều hãngchuyên chở mà mỗi hãng chỉ kinh doanh trên một tuyến đường nhất định

+ Người gom hàng thường cung cấp các dịch vụ vận tải từ cửa đến cửa vàdịch vụ phân phối – là những dịch vụ mà người chuyên chở và các hãng tàuthường không làm

- Đối với người chuyên chở

+ Người chuyên chở tiết kiệm được giấy tờ, chi phí và thời gian do khôngphải giải quyết các lô hàng lẻ

+ Tận dụng hết khả năng chuyên chở vì người gom hàng đã gom hàngđóng đầy các container và giao nguyên các container

+ Không phải lo bị thất thu tiền cước từ các chủ hàng lẻ, người gom hàngchịu trách nhiệm thu ở người gửi hàng lẻ và đứng ra trực tiếp trả cho ngườichuyên chở coi như họ là chủ hàng của toàn bộ lô hàng lẻ

- Đối với người giao nhận

Về tài chính, người giao nhận khi đóng vai trò là người gom hàng thì đượchưởng chênh lệch giữa tổng số tiền cước thu ở những người gửi hàng lẻ với sốtiền cước phải trả do người chuyên chở tính giá cước theo cước hàng nguyênthấp hơn Người gom hàng cũng thường được hưởng giá cước ưu đãi mà cáchãng tàu và người chuyên chở khác dành cho họ vì họ luôn có khối lượng hànghoá lớn hơn và thường xuyên hơn để gửi

d, Trách nhiệm của người gom hàng

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì người gom hàng không nhữngphải chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của những người làm công cho mình

Trang 23

Họ phải chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa trong suốt quá trìnhvận tải từ nơi nhận hàng để chở cho đến nơi giao hàng cuối cùng Nói cách khácanh ta phải chịu trách nhiệm về những tổn thất hư hỏng xảy ra khi hàng hóa cònnằm trong sự trông nom của người chuyên chở thực sự Nhưng trong thực tếnhiều người giao nhận vẫn không chấp nhận trách nhiệm đó Họ vẫn tiếp tục coinhư mình là đại lý và ghi rõ điều này vào vận đơn của mình (House BL) Nhiềungười giao nhận đặc biệt ở những nước có điêu kiện kinh doanh tiêu chuẩn, chấpnhận trách nhiệm đó và nếu cần thì thực hiện quyền đòi lại ngườ chuyên chở cótrách nhiệm đối với tổn thất.

Những người giao nhận cấp vận đơn FIATA (FBL) cần phải nhận tráchnhiệm đó Theo điều khoản FBL, khi đã biết rõ chặng đường chuyên chở đã xảy

ra tổn thất thì trách nhiệm của người giao nhận sẽ được quyết định theo công ướcquốc tế hay luật lệ quốc gia Nếu không biết rõ chặng đường đó thì trách nhiệmcủa người giao nhận được giới hạn trong 2 SDR (Special Drawing Right- Quyềnrút vốn đặc biệt) cho một kg hàng mất hay hỏng Anh ta cũng chịu trách nhiệm

về việc giao hàng chậm với mức bồi thường giới hạn gấp đôi tiền cước hoặc trịgiá hàng, mức nào thấp hơn thì áp dụng

e, Điều kiện để trở thành người gom hàng

Người giao nhận công ty vận tải muốn trở thành người gom hàng phải cócác điều kiện sau đây:

+ Phải có các phương tiện phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa bằngcontainer, kho bãi, thiết bị xếp dỡ ở cảng

+ Phải có các đại lý có khả năng ở nước ngoài, vừa thông thạo nghiệp vụvừa có nguồn hàng dồi dào để sớm “gom lại”, đưa container đến địa chỉ cuốicùng và để phân phối hàng đúng cho người có quyền nhận

+ Có vận đơn riêng dùng làm vận đơn nhà (House Bill of Lading) - chứng

từ gửi và nhận những lô hàng lẻ Vận đơn đó phải được nhận bảo hiểm tạo sự tin

Trang 24

cậy cho khách hàng và chịu những tổn thất xảy ra trong quá trình chuyên chở mànguyên nhận có thể là do sai sót của người giao nhận.

+ Có đội ngũ cán bộ hiểu biết luật lệ và nghề nghiệp vụ chuyển hàng hóabằng container có đủ kinh nghiệm và kỹ thuật đóng gói hàng hóa vào container

để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và tận dụng dung tích và trọng tải củacontainer

+ Có quan hệ rộng rãi với người vận tải để ký các hợp đồng vận tải dàihạn với giá cước ưu đãi

+ Có đủ khả năng tài chính để gây được tín nhiệm trước khách hàng

1.4.4 Những dịch vụ khác

Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng , người giao nhận cũng có thể cungcấp các dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở, thông tin cho kháchhàng về nhu cầu tiêu dùng, thị trường mới, tình hình cạnh tranh, rào cản thịtrường…

Nói chung dịch vụ giao nhận ngày nay không ngừng được mở rộng và ngườigiao nhận càng có vai trò quan trọng trong vận tải và thương mại quốc tế

1.5 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu

Trang 25

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát quy trình giao nhận hàng nhập khẩu

Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ cho lô hàng

- Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục hải quan…

- Nhận các giấy tờ như thông báo hàng đến, B/L và các chứng từ khác vềhàng hóa

Bước 2: Lấy D/O, liên hệ cảng vụ

* Đối với hàng nhập đóng trong container

- Đối với hàng nguyên container

+ Khi nhận được thông báo hàng đến từ hãng tàu hay đại lý, người nhậnmang B/L gốc đến để lấy DO và đóng lệ phí

+ Mang D/O đến hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu và đăng kíkiểm hóa

Chuẩn bị bộ chứng từ cho lô hàng

Làm thủ tục hải quan

Lấy hàngLấy D/O, liên hệ cảng vụ

Giao hàng cho người nhập khẩu

Thu tiền phí và lệ phí

Trang 26

+ Mang bộ chứng từ đến văn phòng quản lý tàu để xác nhận D/O.

+ Người nhận hàng mang 2 bản D/O đã có xác nhận của hãng tàu đến bộphận kho vận làm phiếu xuất kho và nhận hàng

+ Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận hàng

Bước 3: Làm thủ tục hải quan

Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàngnhập khẩu Thủ tục hải quan thường qua các bước:

- Chuẩn bị hồ sơ hải quan

- Khai và tính thuế nhập khẩu Người nhận tự khai và áp mã tính thuế

- Đăng kí tờ khai

- Đăng kí kiểm hóa (nếu hàng được phân luồng đỏ)

- Nhận thông báo thuế, đóng thuế và lệ phí hải quan

Bước 4: Lấy hàng

Bước 5: Giao hàng cho người nhập khẩu

Bước 6: Thu tiền phí và lệ phí

Thanh toán các chi phí cho cảng như tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạtlưu container, tiền lưu kkho bãi…

Trang 27

1.6 Một số chứng từ trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu

a, Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho ngườibán nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để chở

Vận đơn đương biển có 3 chức năng cơ bản:

Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng để chở

Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường biển

Là chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa

Nội dung của vận đơn:

 Ở mặt trước người ta ghi rõ: tên người gửi hàng, tên tàu, số hiệu củachuyến đi, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì, tên ngườinhận hàng, tình hình trả cước, tình hình xếp hàng, số bản gốc được lập, ngàytháng cấp vận đơn

 Ở mặt sau: in sẵn những điều khoản được áp dụng vào vận đơn

b, Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán, do người bán xuất trìnhcho công ty sau khi gửi hàng để yêu cầu thanh toán, theo tổng số hàng đã đượcghi trên hóa đơn Hóa đơn nói rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá và tổng trị giá củahàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương thứcchuyên chở hàng

Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản và được dùng trong nhiều việckhác nhau: hóa đơn được xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trìnhcho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm cho hàng hóa.Nguyên tắc lập hóa đơn thương mại: dựa trên cơ sở hàng thực xuất với mứcgiá của hợp đồng

Trang 28

Nội dung của hóa đơn thương mại:

- Tên người xuất khẩu, tên người nhập khẩu

- Ngày lập hóa đơn

- Các thông tin về việc giao hàng: ngày giao hàng, tên cảng đến, cảng đi, sốB/L

- Chi tiết về lô hàng

- Tổng số tiền hàng

c, Phiếu đóng gói (Packing List)

Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đónggói trong từng kiện hàng (thùng hàng) và toàn bộ lô hàng được giao Phiếu đónggói do người sản xuất lập ra khi đóng gói hàng hóa Phiếu thường được lập thành

3 bản Trên phiếu phải thể hiện rõ các thông tin sau:

- Tên và địa chỉ các bên có liên quan

- Cách thức đóng gói, loại, số lượng, trọng lượng hàng hóa trên một đơn vịbao bì, kích thước, tổng khối lượng, trọng lượng, tổng số thùng, số kiện, sốkhối

- Ký mã hiệu hàng hóa

- Chữ ký/ đóng dấu của người đại diện của bên lập

d, Tờ khai hải quan nhập khẩu

Đây là văn bản mà chủ hàng phải kê khai về lô hàng khi nhập khẩu ra vàolãnh thổ quốc gia Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định việckhai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện nhập khẩu qua cửakhẩu quốc gia Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo khôngtrung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo pháp luật hiện hành

Trang 29

Sau khi nhận hàng ở cảng, công ty phải khai hải quan để thông quan lôhàng.

1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu

1.7.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả giao nhận hàng hóa nhập khẩu

a, Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo thời gian

Bảng 1.1: Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo thời gian

Chỉ

tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh 2014/ 2013 2015/ 2014

b, Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo mặt hàng

Bảng 1.2: Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo mặt hàng

Trang 30

hàng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh 2014/ 2013 2015/ 2014

Tổng

c, Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo nguồn hàng

Bảng 1.3: Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo nguồn hàng

Quốc

gia

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh 2014/ 2013 2015/ 2014

Tổng

d, Kết quả giao nhận theo tiến độ

Bảng 1.4: Kết quả giao nhận hàng nhập khẩu theo tiến độ

Trang 31

1.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu

a, Chỉ tiêu về doanh thu

-Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo DT =

Ý nghĩa: Cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng chohàng giao nhận [25,8]

b, Chỉ tiêu về chi phí

-Chỉ tiêu sức sản xuất của chi phí

Tỷ suất doanh thu trên chi phí =

Ý nghĩa: Cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo bao nhiêu đồng doanh thu cho dịch

vụ giao nhận NK [25,8]

-Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Trang 32

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí =

Ý nghĩa: cứ một đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho dịch

vụ giao nhận NK [25,8]

c, Hiệu quả sử dụng lao động

-Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

NSLĐ bình quân =

Ý nghĩa: cứ một lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho dịch vụgiao nhận NK [26,8]

- Chỉ tiêu mức sinh lời của lao động

Mức sinh lời bình quân của LĐ =

Ý nghĩa: Cứ một lao động tham gia dịch vụ giao nhận NK thì sẽ tạo bao nhiêuđồng lợi nhuận [26,8]

Ý nghĩa: Phản ánh thu nhập bình quân của nhân viên giao nhận NK

d, Chỉ tiêu vốn kinh doanh

- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh

Tỷ suất doanh thu trên vốn KD =

Trang 33

Ý nghĩa: cứ một đồng vốn kinh doanh thù sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thuchodịch vụ giao nhận NK [26,8]

-Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD =

Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sauthuế cho dịch vụ giao nhận NK [27,8]

1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu

1.8.1 Các nhân tố khách quan

Chính sách Nhà nước

Nhà nước có những chính sách ưu đãi về thuế, nguồn vốn vay kích cầu vớilãi suất thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp đàu tư mở rộng sản xuất, nâng cấp,đổi mới trang thiết bị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Các chính sáchquản lý vĩ mô của Nhà nước tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động giao nhận nhưnhững đổi mới trong luật Hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu… Ví dụ như làtrước đây hải quan sẽ giúp khai báo hải quan thì bây giờ chủ hàng sẽ tự khai báo

và chính điều này đã giúp cho dịch vụ khai thuê hải quan phát triển mạnh mẽ vànâng cao vị trí của người giao nhận Thêm vào đó là những quy định về chốngtiêu cực trong hoạt động hải quan cũng giúp việc làm thủ tục trở nên dễ dàng

Biến động thời tiết

Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động vận chuyển và làm các dịch

vụ liên quan để hàng hóa di chuyển từ người gửi đến người nhận nên nó chịu ảnhhưởng rất rõ rệt của các biến động điều kiện thời tiết Không chỉ là thiên tai, cókhi chỉ là sự thay đổi nhiệt độ giữa hai khu vực địa lý khác nhau cũng có thể ảnhhưởng, chẳng hạn làm cho hàng bị hấp hơi, để bảo quản đòi hỏi phải có những

Trang 34

biện pháp thích hợp như dùng loại container đặc biệt Điều đó làm tăng chi phívận chuyển lên khá nhiều.

Cơ sở hạ tầng trong nước

Cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam chưa phát triển Đây không chỉ làkhó khăn của Công ty mà là của ngành giao nhận nói chung, trong khi sản lượnghàng hóa thông quan thì rất nhiều nhưng tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyênlàm mất thời gian của nhân viên giao nhận

Tính thời vụ của hoạt động giao nhận

Hoạt động giao nhận thường không ổn định do khối lượng công việc thayđổi theo thời gian Thời điểm hàng nhiều, có nhiều hợp đồng thì nhân viên phảilàm việc liên tục nhưng cũng có khi khối lượng công việc giảm, hợp đồng ít đi.Điều này cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến doanh thu hàng tháng của công ty vàthu nhập của nhân viên công ty

Đặc điểm của hàng hóa

Mỗi loại hàng hóa lại có những đặc điểm riêng của nó Ví dụ như hàngnông sản là loại hàng mau ỏng, dễ bến đổi chất lượng, còn hàng máy móc, thiết

bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn… Chính những đặc điểmriêng này của hàng hóa sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hóasao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượngcủa hàng hóa trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hóa

1.8.2 Các nhân tố chủ quan

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải chủ yếu là đội ngũ nhânviên vận hành phương tiện vận chuyển, các trang thiết bị xếp dỡ, nhân viên giaonhận hàng hóa Ngày nay, do ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực vậntải và sự chuẩn mực các thông tin về hàng hóa giữa các nước xuất nhập khẩucũng như giữa các tổ chức liên quan lô hàng thương mại, đòi hỏi các nhân viênnày phải có nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cũng phải có kỹ năng tin học và

Trang 35

ngoại ngữ Các kỹ năng đó sẽ giúp họ thực hiện thành thạo chuyên nghiệp cácnhiệm vụ được giao, làm giảm thao tác công việc, góp phần giảm thời gian vậnchuyển, tăng khả năng xử lý tình huống bất thường xảy ra.

Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị của công ty

Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp giao nhận bao gồm như văn phòng,kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa…

Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu thù người giao nhận cần

có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để tiếp cậngần hơn với nhu cầu cảu khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài Các doanhnghiệp giao nhận có đội phương tiện đủ về quy mô, phù hợp với chủng loại hàng

sẽ là nhân tố quan trọng để đảm bảo lô hàng được giao đúng hạn thời gian quyđịnh Trong trường hợp các nhà vận tải không đủ, thậm chí không có phươngtiện chuyên chở các lô hàng, khi đó họ không thể chủ động để tổ chức vận tải, cóthể kéo dài thời gian giao hàng vào mùa cao điểm, đồng thời tăng thêm chi phíkhai thác làm tăng cước vận chuyển

Lượng vốn đầu tư

Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và khôngđầy đủ sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hóa Tuy nhiên,

để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, ngườigiao nhận cần một lượng vốn đầu tư rất lớn Người giao nhận sẽ phải tính toánchu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một các hiệu quả bên cạnh việc đithuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác những máy móc vàtrang thiết bị chuyên dụng

Chính sách của công ty

Chính sách của công ty cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sựthành công của doanh nghiệp Công ty có chính sách ưu đãi với khách hàng sẽthu hút và giữ được các đối tác lớn Cùng với đó là các chính sách khuyến khích

Trang 36

nhân viên sẽ tạo động lực để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mangđến cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng tốt nhất.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

VẬN TẢI Q&T 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH thương mại vận tải Q&T

2.1.1 Thông tin chung về công ty

Tên giao dịch: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠIVẬN TẢI Q&T

Tên tiếng anh: Q&T TRADING TRANSPORTATION COMPANYLIMITED

Tên công ty viết tắt: Q&T TRACO

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Trãi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phốHải Phòng, Việt Nam

Công ty TNHH thương mại Vận tải Q&T là công ty có đầy đủ tư cáchpháp nhân, tự chủ kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập, có tái khoản ngân

Trang 37

hàng, có con dấu riêng Công ty TNHH Thương mại vận tải Q&T hoạt độngtheo quy định và sự giám sát của pháp luật Việt Nam Tuy mới ra đời từ năm

2012 nhưng công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong ngành dịch

vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đã được nhiều khách hàng lớn cả trong

và ngoài nước tin cậy chọn lựa Cũng như các công ty dịch vụ khác, công ty luônhoạt động theo phương châm: “Đảm bảo uy tín- Phục vụ nhanh chóng- An toànchất lượng- Mọi lúc mọi nơi- Giá cả cạnh tranh” làm phương châm phục vụkhách hàng

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

a, Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy công ty

Công ty có bộ máy điều hành theo mô hình trực tuyến chức năng Giámđốc là người đại diên cho Pháp Luật của công ty; tham mưu và giúp việc choGiám đốc là Phó giám đốc

Phó Giám đốc Giám đốc

Phòng hành chính

Phòng hành

Phòng kế toán tài vụ

Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh

Bộ phận uỷ thác XNK

Bộ phận uỷ thác XNK

Bộ phận kho và vận tải

Bộ phận giao nhận

Bộ phận giao nhận

Trang 38

+ Giám đốc:

Giám đốc có chức năng lãnh đạo chung toàn công ty, là người đứng ra tổchức, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh để mang lại hiệu quả chodoanh nghiệp

Chịu trách nhiệm trước Pháp Luật và cơ quan Nhà nước có liên quan đếncác vấn đề của công ty

+ Các Phó Giám đốc:

Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực đượcgiao Quản lý và điều hành các hoạt động của các phòng ban theo phân cấp quảnlý

Chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp về các phần được giao với Giám đốc.Chuyên sâu lĩnh vực: Tài chính- Kế toán, kinh doanh và phát triển thịtrường trong và ngoài nước; lao động tiền lương, quản trị, pháp chế (chỉ đạocông tác xây dựng các quy chế, quy định…)

+Phòng hành chính: phụ trách quản trị, tuyển dụng, quản lý nhân sự

trong công ty

+Phòng kinh doanh:

Bộ phận đại lý tàu biển

Theo dõi lịch tàu và thông báo tàu đến, tàu đi cho khách hàng, chịu tráchnhiệm liên hệ với hãng tàu trong và ngoài nước, thu cước cho công ty nếu làcước trả sau, làm các chứng từ và thủ tục hải quan cho khách hàng

Bộ phận ủy thác XNK

Giúp khách hàng làm các thủ tục XNK Thực hiện tất cả các công việc đểXNK lô hàng theo yêu cầu của khách hàng

Bộ phận kho và vận tải

Trang 39

Chịu trách nhiệm bảo quản các loại hàng hóa trong kho theo đúng yêu cầu

kỹ thuật của từng loại hàng Ngoài ra còn chịu trách nhiệm quản lý đội xe chởcontainer, hệ thống kho riêng và tổ chức việc chở hàng cho công ty

Bộ phận giao nhận

Tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh XNK phục vụ cho kháchhàng

+Phòng kế toán tài vụ: phụ trách thu chi của công ty, lên sổ sách kế toán,

đánh giá tình hình hoạt động của công ty Cung cấp các số liệu, thông tin thựchiện để phục vụ công tác dự báo và quản lý các mặt nghiệp vụ của các phòngkhác

Đứng đầu các phòng là trưởng phòng, có nhiệm vụ điều hành phòng mìnhhoạt động theo chuyên môn

35.1964.81

1938

33.3366.67

Lao động chia theo giới

tính

- Nữ

- Nam

1539

27.7872.22

1641

28.0771.93

Lao động chia theo trình

độ

Trang 40

- Cao đẳng

- Trung cấp

- Đã qua đào tạo nghề

151710

27.7831.4818.52

151710

26.3229.8217.54

Tổng cán bộ công nhân

(Nguồn: Phòng hành chính)

Năm 2015, công ty tuyển thêm 3 lao động làm số lao động từ năm 2014 là

54 người lên 57 người Sự tăng thêm về quy mô lao động này do sự mở rộngkinh doanh của công ty

Năm 2015 số lao động trực tiếp là 35 lao động tăng 1.86% so với năm

2014, chiếm 66.67% trong tổng số lao động của công ty

Theo giới tính, lao động tăng cả về số lao động nam và số lao động nữ.Tuy số lao động nam tăng nhiều hơn nhưng xét về tổng thể thì tỷ lệ lao độngnam lại giảm Cụ thể là năm 2014 lao động nam chiếm 72.22% tổng lao động thìnăm 2015 lao động năm chiếm 71.93% tổng số lao động Điều này lý giải vì sao

mà lao động nữ năm 2014 chiếm 27.78% tổng lao động nhưng năm 2015 tănglên còn 28.07% Nguyên nhân về sự tăng lao động nam này là do tính chất côngviệc Công ty mở rộng kinh doanh vì vậy cũng tăng cường hoạt động vận tải.Công việc này yêu cầu lao động nam có sức khỏe tốt cùng với chuyên môn.Chính vì vậy mà cơ cấu lao động theo giới tính không thay đổi vì số lao độngnam vẫn chiếm trên 50% tổng số lao động

2.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình thị trường

a, Các hoạt động kinh doanh

- Vận chuyển đường biển (cả hàng nguyên container và hàng lẻ)

- Vận tải thủy nội địa

- Đại lý tàu biển

- Đại lý vận tải đường biển

- Dịch vụ cẩu hàng bằng xe cẩu

Ngày đăng: 11/03/2017, 08:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Mạnh Hiển, Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương
Nhà XB: NXB Lao động- xã hội
2. T.S Trần Hòe (2012), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
Tác giả: T.S Trần Hòe
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2012
4. PGS.TS Vũ Hữu Tửu (2006), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tác giả: PGS.TS Vũ Hữu Tửu
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2006
5. T.S Ngô Thị Hải Xuân, Giao nhận vận tải quốc tế• Công trình khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao nhận vận tải quốc tế
6. Hoàng Thị Nguyệt Anh (2009), “Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý vận tải SaFi” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý vận tải SaFi
Tác giả: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Năm: 2009
7. Đoàn Thị Thu Huyền (2010), “Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng
Tác giả: Đoàn Thị Thu Huyền
Năm: 2010
8. Võ Đình Tuyết Lan (2009), “Một số giải pháp nhằ nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Liên Vận Minh Tường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp nhằ nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Liên Vận Minh Tường
Tác giả: Võ Đình Tuyết Lan
Năm: 2009
9. T.S Nguyễn Như Tiến (2000), “Hiệu quả kinh tế và những biện pháp đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển bằng Container ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hiệu quả kinh tế và những biện pháp đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển bằng Container ở Việt Nam
Tác giả: T.S Nguyễn Như Tiến
Năm: 2000
10. Lã Thị Minh Trang (2012), “Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS
Tác giả: Lã Thị Minh Trang
Năm: 2012
11. Đào Thị Thu Trang (2010), “Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển và một số biện pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần Tiếp Vận Siêu Tốc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển và một số biện pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần Tiếp Vận Siêu Tốc
Tác giả: Đào Thị Thu Trang
Năm: 2010

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w