1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

“Tình hình tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ USD, EUR, GBP, AUD, JPY, SGD của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank từ ngày 09032015 đến ngày 22032015”

18 993 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 87,03 KB

Nội dung

Tổng quan về tỷ giá hối đoái. Đưa ra một số khái niệm, ý nghĩa và vai trò của tỷ giá hối đoái. Tình hình mua bán một số ngoại tệ tiêu biểu như USD, EUR, GBP, AUD, JPY, SGD tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank từ ngày 09032015 đến ngày 22032015.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 3

1.1 KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 3

1.2 PHÂN LOẠI 3

1.3 Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 5

PHẦN 2: TỶ GIÁ CỦA MỘT SỐ NGOẠI TỆ QUAN TRỌNG NHƯ USD, EUR, AUD, JPY, SGD, GBP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) TỪ NGÀY 09/03/2015 ĐẾN NGÀY 22/03/2015 6

2.1 SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ 6 LOẠI NGOẠI TỆ TRÊN CỦA EXIMBANK TỪ NGÀY 09/03/2015 ĐẾN NGÀY 22/03/2015 6

2.1.1 Tỷ giá USD 6

2.1.2 Tỷ giá EUR 7

2.1.3 Tỷ giá GBP 8

2.1.4 Tỷ giá AUD 9

2.1.5 Tỷ giá JPY 10

2.1.6 Tỷ giá SGD 11

2.2 SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ CỦA 6 LOẠI NGOẠI TỆ TRÊN TỪ NGÀY 09/03/2015 ĐẾN NGÀY 22/03/2015 12

2.2.1 Sự biến động tỷ giá của USD và EUR 12

2.2.2 Sự biến động tỷ giá của GBP và AUD 13

2.2.3 Sự biến động tỷ giá của SGD và JPY 14

2.3 TỶ GIÁ KỲ HẠN 3 THÁNG CỦA CÁC NGOẠI TỆ TRÊN 15

2.3.1 Lãi suất ngoại tệ 15

2.3.2 Tính tỷ giá kì hạn 3 tháng của các ngoại tệ 16

KẾT LUẬN 18

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng và rộng lớn là xu hướng mở rộng các quan hệ kinh tế tài chính

đa phương giữa các quốc gia làm tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc được Các quan hệ này đã làm cho hệ thống tỷ giá hối đoái thay đổi một cách sôi động Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác đóng vai trò như một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia Sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh

tế quốc gia Nó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau trong nền kinh tế Mọi biến động trên thị trường tài chính quốc tế luôn được các quốc gia theo dõi một cách sát sao nhằm tránh những tác động tiêu cực của những thay đổi trên thị trường tài chính thông qua hệ thống tỷ giá Song không phải quốc gia nào cũng đạt được hiệu quả mong muốn bởi tỷ giá là vấn đề hết sức phức tạp, nó có quan hệ với các yếu tố bên ngoài quốc gia và sự tương tác của các quá trình, các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ của mỗi nước Từ trên thực tế em xin tìm hiểu đề tài: “Tình hình tỷ giá hối đoái của một

số ngoại tệ USD, EUR, GBP, AUD, JPY, SGD của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam- Eximbank từ ngày 09/03/2015 đến ngày 22/03/2015” Đề tài gồm

2 phần:

Phần 1: Tổng quan về tỷ giá hối đoái

Phần 2: Thông tin về tỷ giá của một số ngoại tệ USD, EUR, GBP, AUD, JPY, SGD của Ngân hàng Eximbank từ ngày 09/03/2015 đến ngày 22/03/2015

Kết luận

Trang 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1 KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng khác nhau cả về hình thức lẫn giá trị và đều tham gia ngày càng tích cực vào đờ sống kinh tế xã hội quốc tế theo trình độ phát triển và vị thế của quốc gia mình Trong quá trình tham gia các hoạt động thương mại, dầu tư, vay mượn và trao đổi quốc tế… các nước, các tổ chức, cá nhân, các đối tác phải thanh toán với nhau thông qua các đồng tiền của các bên được chuyển đổi, tính toán theo một tương quan tỷ lệ nhất định

Vì vậy, tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu, xem xét mà tỷ giá hối đoái có thể được định nghĩa theo hai cách sau:

Định nghĩa 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tền tệ nước này thể hiện bằng một

số đơn vị tiền tệ nước kia

Theo định nghĩa này, tỷ giá hối đoái được coi là giá cả của một loại hàng hóa đặc biệt- hàng hóa tiền tệ

Ví dụ: 1USD= 21.330 VND

Định nghĩa 2: tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau mà

trong thời đại ngày nay sự so sánh đó là sự so sánh sức mua của các tiền tệ

1.2 PHÂN LOẠI

Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau

 Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm:

- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàng trung ương

- Tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ Tỷ giá này do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán

- Tỷ giá chợ đen: tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức

 Căn cứ vào thời điểm thanh toán, tỷ giá hối đoái được chia thành:

- Tỷ giá giao nhận ngay là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được

Trang 4

dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng Nhà nước quy định Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán

- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giá hoặc do hai bên giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên đọ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng

- Tỷ giá mở cửa: tỷ giá mua bán ngoại tệ của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày

- Tỷ giá đóng cửa: tỷ giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng ký kết cuối cùng trong ngày

 Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia thành:

- Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng

- Tỷ giá thực là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương quan giá cả của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá

 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được chia thành hai loại:

-Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện Đây là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác

- Tỷ giá thư hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư

 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia làm 5 loại:

- Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ

- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ

- Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn là tỷ giá mau bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ

- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối ằng cách chuyển khoản qua ngân hàng

- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt

Trang 5

1.3 Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

- So sánh sức mua giữa các đông tiền: tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nước với các nước khác

- Vai trò kích thích và điều chỉnh xuất khẩu: thông qua cơ chế tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu trong từng thời kì, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn

- Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại: phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan về kinh

tế với nhau Khi tỷ giá cao tức là giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu

- Tỷ giá còn là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại, giành giật thi trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu của nước khác với giá rẻ

Trang 6

PHẦN 2: TỶ GIÁ CỦA MỘT SỐ NGOẠI TỆ

QUAN TRỌNG NHƯ USD, EUR, AUD, JPY, SGD, GBP

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) TỪ NGÀY

09/03/2015 ĐẾN NGÀY 22/03/2015 2.1 SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ 6 LOẠI NGOẠI TỆ TRÊN CỦA EXIMBANK TỪ NGÀY 09/03/2015 ĐẾN NGÀY 22/03/2015

2.1.1 Tỷ giá USD

1, Bảng tỷ giá

Bảng 2.1: Bảng tỷ giá USD từ ngày 09/03/2015 đến ngày 22/03/2015

(Đơn vị: VND)

2, Nhận xét

Trang 7

- Đồng USD là đồng ngoại tệ tương đối ổn định về chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán Chênh lệch cao nhất giữa tỷ giá mua CK và tỷ giá bán là vào ngày 16/3 đạt 100VND Các ngày còn lại mức chênh lệch chỉ dao động trong từ 50VND đến 70VND

- Nhìn chung, vào ngày 22/3/2015 chênh lệch giữa tỷ giá mua CK với tỷ giá bán đã tăng lên 10VND so với ngày 9/3/2015

2.1.2 Tỷ giá EUR

1, Bảng tỷ giá

Bảng 2.2: Bảng tỷ giá EUR từ ngày 09/03/2015 đến ngày 22/03/2015

(Đơn vị: VND)

2, Nhận xét

- Từ ngày 9/3 đến ngày 22/3, nhìn tổng quát thì chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và

tỷ giá bán ra của EUR thay đổi theo chiều hướng nhích dần lên Cụ thể vào ngày 9/3 chênh lệch giữa mua CK và giá bán là 204VND thì ngày 22/3 chênh lệch này là 215VND

- Chênh lệch tỷ giá cao nhất diễn ra vào ngày 17/3 là 260VND Các ngày còn lại dao động từ 189VND đến 215VND

Trang 8

2.1.3 Tỷ giá GBP

1, Bảng tỷ giá

Bảng 2.3: Bảng tỷ giá GBP từ ngày 09/03/2015 đến ngày 22/03/2015

(Đơn vị: VND)

2, Nhận xét

- Vào ngày 18/3 chênh lệch tỷ giá mua CK với giá bán hạ xuống thấp nhất trong vòng 14 ngày là 250VND

- Vào ngày 21/3 và 22/3 chênh lệch tỷ giá đạt mức cao nhất là 297VND

- Các ngày còn lại chênh lệch tỷ giá luôn biến động nhưng không đáng kể, dao động từ 267VND đến 296VND

2.1.4 Tỷ giá AUD

1, Bảng tỷ giá

Trang 9

Bảng 2.4: Bảng tỷ giá AUD từ ngày 09/03/2015 đến ngày 22/03/2015

(Đơn vị: VND)

2, Nhận xét

- Mức chênh lệch tỷ giá mua CK và tỷ giá bán của AUD biến động qua từng ngày, dao động trong khoảng từ 136VND đến 154VND

- Vào ngày 21/3 và 22/3 chênh lệch tỷ giá là chênh lệch cao nhất (154VND), và ngày 10/3, 11/3 chênh lệch tỷ giá là thấp nhất (136VND)

- Chênh lệch tỷ giá có xu hướng tăng từ ngày 9/3 là 145VND đến ngày 22/3 là 154VND

2.1.5 Tỷ giá JPY

Trang 10

Bảng 2.5: Bảng tỷ giá JPY từ ngày 09/03/2015 đến ngày 22/03/2015

(Đơn vị: VND)

2, Nhận xét

- Sau USD thì JPY là ngoại tệ có mức chênh lệch tương đối ổn định và không quá lớn

- Chênh lệch 1.66VND là chênh lệch lớn nhất vào ngày 21/3 và 22/2 Và chênh lệch cũng có xu hướng nhích dần lên dù cho trong 14 ngày lên xuống không quy luật

-Ngày 10/3 và 11/3 chênh lệch thấp nhất là 146VND

2.1.6 Tỷ giá SGD

1, Bảng tỷ giá

Trang 11

Bảng 2.6: Bảng tỷ giá SGD từ ngày 09/03/2015 đến 22/03/2015

(Đơn vị: VND)

2, Nhận xét

- Chênh lêch cao nhất vào ngày 19/3, 21/3 và 22/3 là 144VND, thấp nhất vào ngày 10/3 và 11/3 là 128VND

- Chênh lệch tỷ giá biến động liên tục, tăng giảm thất thường

- Các ngày còn lại dao động trong khoảng từ 129VND đến 143VND

2.2 SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ CỦA 6 LOẠI NGOẠI TỆ TRÊN TỪ NGÀY 09/03/2015 ĐẾN NGÀY 22/03/2015

2.2.1 Sự biến động tỷ giá của USD và EUR

Trang 12

Biểu đồ 2.1: Sự biến động tỷ giá của USD và EUR

21,250

21,300

21,350

21,400

21,450

21,500

22,000 22,200 22,400 22,600 22,800 23,000 23,200

EUR

2, Nhận xét

- Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy rõ sự biến động của hai ngoại tệ USD và EUR

 Tỷ giá USD

- Tỷ giá USD/VND cao nhất vào ngày 18/3 với USD/VND = 21,480, sau đó giảm dần xuống còn USD/VND = 21,460 vào ngày 21/3 và 22/3

- Từ ngày 9/3 đến ngày 23/3 thì nhìn chung USD có xu hướng tăng tỷ giá mua vào

Cụ thể ngày 9/3 USD/VND = 21,330 còn ngày 22/3 USD/VND = 21,460

- Tỷ giá thấp nhất vào ngày 9/3 và 10/3 với tỷ giá USD/VND= 21,330

 Tỷ giá EUR

- Tỷ giá EUR/VND biến động trong khoảng từ EUR/VND= 22,511 đến EUR/VND

= 23,150

- Tỷ giá cao nhất vào ngày 21/3 và 22/3 với tỷ giá EUR/VND= 23,150, thấp nhất vào ngày 16/3 với tỷ giá EUR/VND= 22,511

- Từ ngày 9/3 đến ngày 16/3 tỷ giá EUR/VND giảm liên tục cho đến ngày 17/3 trở

đi mới có dấu hiệu tăng đều trở lại

2.2.2 Sự biến động tỷ giá của GBP và AUD

1, Biểu đồ

Biểu đồ 2.2: Sự biến động tỷ giá của GBP và AUD

Trang 13

31,200

31,400

31,600

31,800

32,000

32,200

16,000 16,100 16,200 16,300 16,400 16,500 16,600 16,700

AUD

2, Nhận xét

 Tỷ giá GBP

- Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ giá GBP/VND tăng giảm liên tục trong vòng 14 ngày Ngày 9/3 GBP/VND= 32,110 là tỷ giá mua CK cao nhất và thấp nhất vào ngày 14/3, 15/3 với tỷ giá GBP/VND= 31,382

- Từ ngày 9/3 kéo dài đến ngày 15/3 là chuỗi ngày giảm liên tục Mặc dù đã tăng trở lại vào các ngày kế tiếp nhưng vẫn chưa kéo tỷ giá GBP/VND về như ban đầu

- Tỷ giá tăng đáng kể vào hai ngày 19/3 và 21/3 Đây có lẽ là dấu hiệu cho sự phục hồi về tỷ giá của ngoại tệ này

 Tỷ giá AUD

- Có thể thấy rằng, tỷ giá AUD/VND biến động không ngừng trong vòng 14 ngày

Cứ tăng thì ngày kế tiếp lại giảm

- Tỷ giá cao nhất vào ngày 21/3 và 22/3 với tỷ giá AUD/VND= 16,616 Tỷ giá hạ xuống thấp nhất vào ngày 11/3 với AUD/VND= 16,210

- Được đánh giá là một trong những ngoại tệ quan trọng nhưng giá trị của AUD vẫn chưa thể mang tính ổn định như USD và EUR

2.2.3 Sự biến động tỷ giá của SGD và JPY

1, Biểu đồ

Biểu đồ 2.3: Sự biến động tỷ giá của SGD và JPY

Trang 14

15,200

15,250

15,300

15,350

15,400

15,450

15,500

15,550

9- M

ar

11 -M

ar

13 -M

ar

15 -M

ar

17 -M

ar

19 -M

ar

21 -M ar

172 173 174 175 176 177 178 179

JPY

2, Nhận xét

 Tỷ giá SGD

- Nhìn chung, tỷ giá SGD/VND tăng trong vòng 14 ngày Cụ thể, ngày 9/3 tỷ giá SGD/VND= 15,416 và ngày 22/3 tỷ giá SGD/VND= 15,520

- Tỷ giá thấp nhất vào ngày 14/3 và 15/5 với SGD/VND= 15,287 Tỷ giá cao nhất vào ngày 21/3, 22/3 với SGD/VND= 15,520

- Đồng SGD không có xu hướng giảm liên tục nhưng rất thất thường, một ngày tăng một ngày giảm

 Tỷ giá JPY

- Tỷ giá JPY cũng trong xu hướng tăng dần từ ngày 9/3 JPY/VND= 176.13 và ngày 22/3 JPY/VND= 178.25

- Tỷ giá thấp nhất vào ngày 10/3 với JPY/VND= 174.66 Đây cũng chính là thời điểm mà JPY giảm mạnh nhất trong vòng 14 ngày

- Tỷ giá JPY/VND cao nhât cũng trong hai ngày 21 và 22/3 với JPY/VND= 178.25

- Từ ngày 16/3 trở đi đồng JPY tăng đều, quay trở lại và cao hơn tỷ giá ngày 9/3 sau chuỗi ngày giảm không ngừng

2.3 TỶ GIÁ KỲ HẠN 3 THÁNG CỦA CÁC NGOẠI TỆ TRÊN

2.3.1 Lãi suất ngoại tệ

1, Lãi suất tiên gửi

Bảng 2.7: Bảng lãi suất tiền gửi ngoại tệ

Trang 15

(Đơn vị: %/năm)

2, Lãi suất tiền vay

Bảng 2.8: Bảng lãi suất tiền vay ngoại tệ

(Đơn vị: %/năm)

2.3.2 Tính tỷ giá kì hạn 3 tháng của các ngoại tệ.

Fm = Sm + Sm (RTG¿¿VND−RCV USD)n

360 ×100 ¿

Trang 16

Trong đó:

Fm, Fb: tỷ giá mua, tỷ giá bán kỳ hạn

Sm, Sm: tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay

RTG VND : Lãi suất tiền gửi VND

RCV VND : Lãi suất cho vay VND

RTG USD : Lãi suất tiền gửi ngoại tệ

RCV VND : Lãi suất cho vay ngoại tệ

 Tỷ giá kỳ hạn của USD

Tỷ giá mua, tỷ giá bán USD/VND ngày 22/3: 21,460/21,520

Fm = 21,460 + 21,460 (4.7/12−3.5 /12)× 90 360 ×100 = 21,465

Fb = 21,520 + 21,520 (8.5 /12−0.75/12)× 90

360 ×100 = 21,554

 Tỷ giá kỳ hạn của EUR

Tỷ giá mua, bán EUR/VND ngày 22/3: 23,150/23,365

Fm = 23,150 + 23,150(4.7/12−3.2/12)× 90

360 ×100 = 23,157

Fb = 23,365+ 23,365(8.5 /12−0.7/12)× 90

360 ×100 = 23,402

 Tỷ giá kỳ hạn của GBP

Tỷ giá mua, tỷ giá bán GBP/VND ngày 22/3: 31,985/32,282

Fm = 31,985 + 31,985(4.7/12−2.3 /12)× 90

360 ×100 = 32,000

Fb = 32,282 + 32,282(8.5 /12−0.2/12)×90

360 ×100 = 32,338

 Tỷ giá kỳ hạn của AUD

Tỷ giá mua, tỷ giá bán AUD/VND ngày 22/3: 16,616/16,770

Fm = 16,616+ 16,616(4.7/12−3.5 /12)× 90

360 ×100 = 16,620

Fb = 16,770+ 16,770(8.5 /12−0.7/12)× 90

360 ×100 = 16,797

 Tý giá kỳ hạn của JPY

Trang 17

Tỷ giá mua, tỷ giá bán JPY/VND ngày 22/3: 178.25/179.91

Fm = 178.25 + 178.25(4.7/12−3.4 /12)×90

360 × 100 = 178.30

Fb = 179.91+ 179.91(8.5 /12−0.2/12)×90

360 ×100 = 180.22

 Tỷ giá kỳ hạn của SGD

Tỷ giá mua, tỷ giá bán của SGGD/VND ngày 22/3: 15,520/15,664

Fm = 15,520 + 15,520(4.7/12−2.5 /12)× 90

360 ×100 = 15,527

Fb = 15,664 + 15,664(8.5 /12−0.3/12)× 90

360 ×100 = 15,691

KẾT LUẬN

Sự biến động của các đồng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển cũng như ổn định của nền kinh tế nói chung và kinh tế ngoại thương nói riêng Chính vì vậy Nhà nước cần có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các dooanh nghiệp trong nước phát triển Cùng với đó là tầm nhìn chiến lược của các doanh nghiệp cũng cần được cải thiện và có các chuyên viên về ngoại thương

Ngày đăng: 11/03/2017, 08:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w