Người Mường ở nước ta cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng nằm giữa vùng người Việt ở phiá đông và vùng người Thái ở phía tây, chiều dài ước chừng 350 km, từ tây bắc tỉnh Yên Bái đến tây bắc tỉnh Nghệ An và chiều rộng khoảng 8090 km. Đó là địa bàn bao gồm toàn bộ tỉnh Hòa Bình (501.956 người ), các huyện: Ngọc Lạc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Xuân, Lang Chánh.vv..
Trang 1DÂN TỘC MƯỜNG PGS TS.Nguyễn Ngọc Thanh
Viện Dân tộc học 1.Địa bàn cư trú và dân số
Người Mường ở nước ta cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng nằm giữavùng người Việt ở phiá đông và vùng người Thái ở phía tây, chiều dài ước chừng
350 km, từ tây bắc tỉnh Yên Bái đến tây bắc tỉnh Nghệ An và chiều rộng khoảng80-90 km Đó là địa bàn bao gồm toàn bộ tỉnh Hòa Bình (501.956 người ), cáchuyện: Ngọc Lạc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Xuân, LangChánh.vv thuộc tỉnh Thanh Hóa(341.359 người ); Thanh Sơn, Yên Lập, TamThanh tỉnh Phú Thọ (184.141 người ); Phù Yên, Mộc Châu, Bắc Yên vv thuộctỉnh Sơn La ( người ); Ba Vì, Quốc Oai tỉnh Hà Nội (49.339 người ); HoàngLong tỉnh Ninh Bình (22 614 người ); Văn Chấn , Trấn Yên, tỉnh Yên Bái(14.619 người ) Ngoài khu vực này hiện người Mường còn có mặt ở một số tỉnhphía Nam như Đắk Lắk (15.510 người); Đắk Nông ( 4070 người); Gia Lai (6133người); Lâm Đồng (4445 người); Bình Phước (2482 người); Bình Dương(10.227 người); Đồng Nai (5.337 người ) và thành phố Hồ Chí Minh (3.462người)1
Đặc điểm chung nhất về khu vực cư trú của người Mường là tập trung trongcác thung lũng chân núi, địa lý môi sinh có nhiều thuận lợi cho trồng trọt Sựphong phú của cảnh quan, môi trường đã có những tác động tích cực đến đờisống nhiều mặt của người Mường ở đây, chính trên cơ sở nền tảng đó họ đã sángtạo ra một nền văn hoá Mường “văn hoá thung lũng" đa dạng, nhưng thống nhất
1 Ban chỉ đạoTổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009, Kết quả toàn bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2010.
Trang 2như có tác giả đã nêu ra đối với văn hoá Mường Theo phương thức tiếp cận sinhthái nhân văn thì "văn hoá thung lũng" được coi là cái gạch nối giữa văn hoá núi
và văn hoá châu thổ về mặt đồng đại và là khởi nguyên của văn hoá lúa nước vềmặt lịch đại
2 Tên gọi và nguồn gốc lịch sử
Hiện nay Mường đã trở thành tộc danh chính thức Nhưng trong đời sống
và cả trong văn học dân gian, người Mường tự gọi mình là Mol, Mual, Mul hoặc Mon 1 tùy cách gọi của từng địa phương Mon,Mol, Mual, Mul có nghĩa là
người Theo Trần Quốc Vượng và Nguyễn Dương Bình thì từ Mường xuất hiệnvào khoảng thế kỷ 17 Sắc lệnh của viên Kinh lược Bắc Kỳ Nguyễn Trọng Hiệp
đề ngày 2 tháng 6 năm Đồng Khánh thứ nhất (23 - 6 -1888 ), trong đó điều một
có ghi: “Lập một tỉnh gồm các đất (của dân) Mường xưa thuộc các tỉnh HưngHóa, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình” Đây có thể là văn bản chính thức đầu tiêncủa nhà nước Phong kiến Việt Nam dùng danh từ Mường để chỉ nhóm cư dânnày[106] Tuy nhiên, trong các bài viết của các sĩ quan, viên chức Pháp cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì danh từ Mường vẫn được dùng để chỉ cả tộc Mường,Thái và các tộc người khác Mãi sau này tộc danh Mường mới được dùng để chỉnhóm người Mường như hiện nay
Mường phiên âm từ chữ Hán là Mang tên thường dùng trong các tác phẩm
thời phong kiến để chỉ một địa phương, một vùng, một khu vực Chẳng hạn
mường Mai (Mai Châu ), mường Lễ (Lai Châu ) Người Mường hiện nay cũng
thường nói “người Mường Bi”, “người Mường Thàng” để chỉ người ở “ MườngBi”, người ở “Mường Thàng” chứ không phải dùng với ý nghĩa người Mường ở
1 Các nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Mọi Bi
Trang 3Bi hay Thàng Dần dà tên Mường vốn để chỉ địa phương, địa bàn cư trú đã trởthành tên dân tộc [8] Cũng có ý kiến khác cho rằng Mường có lẽ là từ gốc Tháinhư lý giải của J Cuisinier [43, 63] Để phân biệt với các dân tộc láng giềng,
người Mường tự nhận là “Mol tloong” có nghĩa là người trong, khác với người Việt “Mol ngoai”, tức người ngoài
Căn cứ vào các tài liệu khoa học, nhiều nhà nghiên cứu có chung nhận địnhrằng: Người Việt và người Mường vốn có chung một nguồn gốc Về mặt ngônngữ, tiếng Việt và tiếng Mường có một gốc chung Về mặt nhân chủng, hainhóm Mường - Việt cùng chung những đặc điểm nhân chủng trong nhóm Nam Áthuộc tiểu chủng môngôlôit phương Nam Về phong tục tập quán, giữa ngườiMường và người Việt có nhiều điểm giống nhau
Tuy vấn đề nguồn gốc người Việt, người Mường hiện nay vẫn đang đượcnghiên cứu, song hầu hết các ý kiến đều cho rằng, họ là cư dân bản địa và tổ tiênngười Việt, người Mường là người Lạc - Việt, chủ nhân của nền văn hóa ĐôngSơn Do nhiều nguyên nhân khác nhau và những điều kiện lịch sử nhất định,khối cộng đồng Việt - Mường dần phân ra thành hai tộc người Quá trình chiatách đó diễn ra lâu dài, chậm chạp, không đồng đều, chủ yếu là trong thời Bắcthuộc Từ sau thế kỉ thứ X, Việt và Mường trở thành hai dân tộc riêng biệt nhưngày nay
4.Hoạt động kinh tế
4.1.Kinh tế truyền thống
Trước năm 1986, cơ cấu kinh tế ở người Mường chủ yếu trồng trọt, chănnuôi, khai thác nguồn lợi tự nhiên và làm nghề thủ công
Trang 4Trong trồng trọt, canh tác lúa nước luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sốngcủa người Mường Trên nền tảng của truyền thống làm nông nghiệp ruộng nướcngười Mường đã xây dựng một hệ thống nông lịch hoàn chỉnh, từ gieo mạ, làmđất, xuống mạ, trồng ngô, trồng sắn, thu hoạch, v.v
Ruộng nước thường được người Mường phân thành nhiều loại tùy theo chất đất, lượng nước và vị trí của mảnh đất Việc phân loại này giúp cho người dân cócách thức làm đất, tưới tiêu, lựa chọn giống cây trồng và chăm sóc cây trồng phùhợp
Tùy theo điều kiện tự nhiên của từng vùng mà người Mường ở các khu vựckhác nhau, có tiêu chí phân loại đất khác nhau Chẳng hạn người Mường ở HòaBình chọn đất trồng lúa ở những nơi bằng phẳng, gần nguồn nước Với ngườiMường, nà là tên gọi chung chỉ các loại ruộng trồng lúa nước Để phân biệtruộng tốt, ruộng xấu họ cũng có những tên gọi khác nhau Ruộng tốt ở gần xómthuận tiện canh tác được gọi chung là nà chân quêl (ruộng gần làng) Xưa kia
dưới chế độ nhà lang, nà chân quêl bao gồm nhiều mảnh ruộng nõ, xâu, dân
trong mường, trong xóm hàng vụ phải đến cày, bừa gặt hái cho nhà lang Những
thửa ruộng ở chỗ sâu, bùn lầy thụt gọi nà xa quêl (ruộng xa làng Những thửa ruộng hẹp nằm ép mình giữa hai bên sườn đồi, sườn núi gọi là nà hộc Nà
có thể hiểu là khoảnh đất có mặt bằng, xung quanh có bờ ngăn giừ nước,trên đó người ta thực hiện các khâu lao tác tưới nước, cày bừa bón phân,gieo trồng và thu hoạch
Đối với từng loại ruộng, người Mường áp dụng những cách làm đất khácnhau nhằm làm tăng chất màu cho đất, nâng cao năng suất cây trồng Quy trìnhlàm đất cũng khác nhau giữa đất ruộng mạ và đất trồng lúa (đất cấy) Người
Mường có câu thành ngữ Nà cằl ba, mạ cằl bốn (ruộng cấy cày ba, ruộng mạ cày
Trang 5bốn) để nói lên sự khác biệt giữa làm đất ruộng mạ và làm đất trồng lúa Với cácloại đất ruộng khác nhau, người Mường có những phương thức làm khác nhautùy thuộc vào loại đất tốt hay xấu, lầy thụt hay khô cạn, ruộng một vụ hay ruộnghai vụ
Việc chọn lúa giống cũng được người Mường chú ý tới, lúa giống đượclựa chọn từ thửa ruộng tốt nhất, đó là thửa ruộng có những bông lúa cao, to,nhiều hạt, hạt lúa căng, mẩy Người lấy giống là người phụ nữ đã có tuổi, giàukinh nghiệm Việc chọn giống gắn với hình ảnh người phụ nữ, vì theo quan niệmtruyền thống của người Mường, phụ nữ có thiên chức sinh nở và chăm sóc Lúa chọn lấy giống thường được kiểm tra vào những ngày nắng to Vì trờinắng sẽ giúp đồng bào nhận rõ các đặc điểm (màu sắc hạt, độ căng, độ chắc, độmẩy, độ nặng, độ cao ) của bông lúa dễ dàng hơn
Bên cạnh đó, đồng bào Mường cũng ra ruộng quan sát lúa, họ nhận định,kiểm tra bằng mắt, bằng tay và xác định đám ruộng “cao kừa” để lấy giống.Người phụ nữ sẽ cắt từng bông trĩu hạt, hạt thật mẩy, thật chắc, nhìn sáng hơn,đẹp hơn các bông lúa khác Cổ bông lúa dài hơn hẳn các bông lúa bình thường.Chúng được bó thành từng bó, bỏ vào một chiếc thùng gỗ, mang về để trên cácthanh ngang của một giàn phơi riêng, hong cho ráo nước Khi bông lúa oai oảihéo thì chuyển lên gác sàn, hay nơi râm mát đặt trong hiên nhà, gần với gian bếp
để hạt giống không quá khô Đồng bào còn đan cót bằng nứa, dùng lá cọ sạch,khô ngăn thành các ngăn khác nhau Mỗi thứ giống được cất riêng một chỗ, đếntháng ba Âm lịch, họ đưa thóc giống ra, dùng chân đạp cho hạt lúa rời khỏi bông,sẩy sạch hạt lép, cất vào bồ đựng riêng Cũng có gia đình chọn lúa để giống tạinhà, sau khi kết thúc việc thu hoạch lúa Lúa để làm giống thường được chọn
Trang 6từng bông, hạt lúa không dài, tròn hạt, tốt bông, tầm cây vừa, không cao, khôngthấp Vào mùa tháng năm, người ta chọn giống lúa tẻ nhiều hơn giống lúa nếp.Vào mùa tháng mười, người ta chọn lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ, do thời gian này cónhiều dịp cưới xin, lễ tết nên nhu cầu tiêu dùng lúa nếp nhiều hơn so với lúa tẻ.Mỗi năm thường 2 vụ, tùy nhu cầu mà các gia đình chọn lấy đủ hạt giống cho
vụ sau Trong lấy giống, bao giờ đồng bào cũng lấy nhiều hơn số giống cần từ 2đến 3 lần để đề phòng rủi ro, khi phải gieo lại mạ nhiều lần Ba năm một lần,người Mường đổi giống
Người Mường xưa có nhiều giống lúa, thành ngữ Mường có câu:
“Chín mươi thứ lúa ruộng, ba mươi thứ lúa nương” (Chín mươi tống lọ nà,
ba mươi tống lọ hoọng) Điều đó cũng đủ nói nghề nông trồng lúa nước đãtrở thành nguồn sống chính của người Mường
Đối với canh tác ruộng nước thì thuỷ lợi giữ vị trí đặc biệt quan trọng
Thành ngữ Mường có câu: "làm cơm phải có mó, làm ló phải có đác" (nấu cơm
phải có nước, cấy lúa phải có nước) Nguồn nước chính thường là nước mưa vànước của các con suối chảy xuôi giữa lòng thung lũng, các khe mạch chảythường xuyên hay định kỳ Dựa trên các nguồn nước tự nhiên, người Mường đãxây dựng một hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh gồm:
Mương: là những đường dẫn nước vào ruộng, nó có thể chạy men theo
sườn đồi, sườn núi hoặc dọc các khu đồng, vừa cung cấp nước phục vụ cho trồngtrọt vừa tiêu nước khi có mưa lũ Mương có thể đào chìm hoặc đắp nổi Nguồn
nước từ mương thường lấy từ pai (phai) Phai: là loại đập đắp ngăn suối để dâng
nước vào mương Trước kia phai hầu hết chỉ kè bằng đá hoặc bằng các thân cây
gỗ xếp chồng lên nhau, đóng cọc hai bên cho khỏi đổ Nhìn chung mương ở
Trang 7người Mường không to như ở đồng bằng sông Hồng, mương hẹp chỉ vừa mộtbước chân, phai cũng rất nhỏ.
Hạnh: là hệ thống dẫn nước nhỏ đắp bờ hai bên lấy nước từ mương vào các
cánh đồng Cần đưa nước tới từng thửa ruộng người ta dùng cuốc khơi rãnh ở bờ
hạnh gọi là tạng khi đủ nước bỏ tạng đi đắp lại Đối với các thửa ruộng cao hơn
nguồn nước người Mường dùng cọn nâng nước lên đổ vào ruộng
Hệ thống thủy lợi trên đây của người Mường trong chừng mực nào đó
đã có dấu ấn của trí tuệ và sức lực con người Xưa kia dưới chế độ nhàlang hệ thống thủv lợi này do ậu huyền phụ trách Hàng năm sau dịp tết,nhà lang tổ chức họp bàn kế hoạch để xây dựng, tu bổ và bảo vệ, mọithành viên trong xóm, mường đều có nghĩa vụ tham gia kiến dựng mươngphai
Mặc dù kinh nghiệm sản xuất qua bao đời đã cho phép họ rút ra kết luận
"một nà pa roong" (một ruộng ba nương) thì việc làm nương vẫn được tiến hành
khi mà diện tích lúa nước có hạn
Nương trong tiếng Mường gọi là roọng, khác với ruộng nước, nương bao
gồm những khoảnh đất rừng được phát, đốt để gieo trồng Nhưng không bằngphẳng, không có bờ giữ nước Ở người Mường có hai loại nương, đó là, nương
bằng, gọi là lủ có thể dùng cày được, và nương trên đất dốc, gọi là bỏn không
thể dùng cày được mà chỉ dùng cuốc hoặc chọc lỗ tra hạt Trên cả hai loại nươngnói trên, người ta có thể trồng lúa và màu Nương ở người Mường chủ yếu lànương lúa, ngoài ra còn có nương sắn, nương ngô, nương bông Trên nương,người Mường cũng có tập quán trồng xen canh một vài loại giống cây trồng khácnhư: đỗ, vừng trồng xen ngô Đặc biệt hơn cả là sự có mặt của các nương bầu,
bí Đó thực sự "là vườn rau" bởi lẽ ngoài những thứ rau hoang mà người phụ nữ
Trang 8hàng ngày hái nhặt, lúc ra đồng, khi lên nương thì thứ rau độc nhất mà ngườiMường trồng ở nương là bầu, bí.
Với một tập đoàn cây trồng đa dạng và phong phú như vậy nên trồng trọttrên nương đã cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho người Mường gần nhưquanh năm Có nhiều loại lúa nương khác nhau, tuỳ theo địa thế của từng mảnhnương mà họ chọn giống lúa cho phù hợp Để giữ màu, ở nương dốc, người talàm đường cản nước tức là xẻ rãnh ngang trên đầu của mảnh nương và xẻ thêmmột số rãnh dọc sườn núi để khi mưa xuống nước sẽ thoát theo những đườngrãnh đó hạn chế được sự xói lở làm hại đến cây trồng Có thể nói sản phẩm củakinh tế nương rẫy đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của ngườiMường
Điều kiện môi trường đã tạo cho chăn nuôi phát triển nhưng cũng chỉ lànghề phụ của gia đình, hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp Vật nuôi có nhiềuloại như: gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn, trâu, bò Chăn nuôi nhằm mục đích lấy sứckéo phục vụ cho sản xuất, một phần để làm thực phẩm phục vụ cho nghi lễ giađình và một phần đem bán
Tập quán thả rông trâu bò từ lâu đã trở thành phổ biến, ngoài lối chăn thả nàytrâu bò còn được chăn theo lối buộc dây để trẻ em hoặc người già trông nom,còn đàn lợn được chăm sóc chu đáo hơn, chuồng lợn làm ở dưới gầm sàn hoặcgóc vườn, hàng ngày được chủ cho ăn ba bữa
Nhìn chung, chăn dắt trâu bò là công việc của nam giới, còn lợn gà, ngan,vịt do nữ giới đảm nhận Đây cũng là lối phân công tự nhiên đã hình thành từ xaxưa trong xã hội Mường
Trang 9Chăn nuôi: trâu, bò, lợn có vị trí đáng kể trong kinh tế gia đình Nhữngcon vật nuôi có thể như là một khoản "tiền tíêt kiệm" khi cần đem bán để muasắm đồ đạc và mua lương thực Xưa kia trong xã hội Mường còn lấy trâu, bò làmtiêu chuẩn để đánh giá giàu nghèo
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, các nghề thủ công truyền thống cũngtương đối phát triển không những đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp mà còn đembán, trao đổi Trong các nghề thủ công nổi bật là nghề dệt, nuôi tằm ươm tơ; đanlát ở những nghề này nhiều người đã đạt tới trình độ tinh xảo Dẫu vậy, nhìnchung, thủ công ở người Mường chưa tách khỏi nông nghiệp, chỉ đóng vai tròphụ và phụ thuộc vào nông nghiệp Hoạt động của nghề thủ công mang tính thời
vụ, làm vào lúc nông nhàn, tranh thủ lúc rỗi rãi trong ngày, chưa đạt tới trình độchuyên môn hoá Những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chỉ nhằm đáp ứng chosản xuất và sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo cho tính tự cấp tự túc trong kinh
tế ở phạm vi gia đình, làng bản, địa phương
Ở người Mường các hình thức kinh tế chiếm đoạt vẫn còn khá phổ biến,đặc biệt là hái lượm vẫn giữ vị trí đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày Hái lượmđược tiến hành theo mùa, mỗi mùa có những loại rau khác nhau Theo thống kêcủa chúng tôi về mùa xuân thường có trên 60 loại rau, mùa hè trên 40 loại, mùathu trên 20 loại và mùa đông khoảng 10 loại
Nhìn chung, người Mường có nhiều kinh nghiệm trong hái lượm Họ nắmvững chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trong rừng nên hiểu rõ
thời vụ hái của từng loài và được thể hiện qua tục ngữ như: "Tháng cáu, khẩu cấu, lú cú" (tháng 6 gặp nhau ở hố củ mài); "Tháng kháu chín chu, chín cha"
(tháng 9 dâu da đều chín) Rau rừng không những là nguồn thực phẩm chủ yếu,thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày của người Mường mà còn bổ trợ phần
Trang 10nào cho sự thiếu hụt lương thực nhất là vào dịp giáp hạt, mặt khác sản phẩm từrừng còn là hàng hoá trao đổi như các loại măng khô, mộc nhĩ, nấm hương.Đặc điểm nổi bật trong hái lượm rau rừng là đơn giản không cần công cụvẫn có thể hái được rau, có thể kết hợp hái ngay trong lúc sản xuất Lao độngchủ yếu trong thu hái là phụ nữ và trẻ em
Việc kiếm nhặt thức ăn dưới nước như mò cua, bắt ốc, đánh cá cũng đượctiến hành thường xuyên Đánh cá có hai hình thức cá nhân và tập thể
Hình thức đánh cá tập thể là dùng sức đông của nhiều người cùng xuốngmột khúc suối đoạn sông Đông nhất, huyên náo nhất là những buổi đánh cá xưakia do nhà lang tổ chức Hiện nay đánh bắt cá chủ yếu tiến hành dưới hình thức
cá nhân, dụng cụ bắt cá gồm có nhiều loại.: chài, vó, câu.v.v
Cùng với hái lượm, đánh cá, săn bắt cũng góp thêm một phần quan trọngtrong bữa ăn hàng ngày Tuy nhiên săn bắt không được tiến hành thường xuyên.Công cụ săn bắt có súng kíp, nỏ và các loại bẫy
Việc trao đổi hàng hoá thông qua các chợ phiên ở người Mường đã xuấthiện từ lâu, tuy nhiên trong cộng đồng người Mường chưa hình thành một tầnglớp thương nhân chuyên nghiệp, người dân đến chợ mang theo những sản phẩm
đã làm ra như: thóc, gạo, ngô, các sản phẩm của nghề thủ công, của hái lượmbán lấy tiền mua các nhu yếu phẩm mà bản thân họ không sản xuất ra được như:dầu hoả, muối, vải vóc và nhiều hàng tiêu dùng khác
Có thể thấy những đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế truyền thống củangười Mường là: Trong trồng trọt, cây lúa giữ vai trò chủ đạo, chăn nuôi là nghềphụ, có mối quan hệ khăng khít với trồng trọt, quy mô chăn nuôi tuỳ thuộc vàohoàn cảnh từng gia đình mà có thể lớn hay nhỏ Hoạt động thủ công nghiệp ở
Trang 11mức độ nhỏ, đóng khung trong phạm vi gia đình; người nông dân vừa làm ruộngvừa làm nghề thủ công Hái lượm và đánh cá vẫn còn đóng vai trò đáng kể trongđời sống kinh tế, ngược lại vai trò của săn bắt đã giảm đi nhiều.
4.2 Những chuyển đổi về kinh tế
4.2.1.Đổi mới cơ chế quản lý
Từ những năm 1980 trở về trước, các hợp tác xã nông nghiệp ở vùng ngườiMường theo mô hình chung của cả nước, theo phương thức quản lý tập trung,ruộng đất và tư liệu sản xuất được tập thể hoá Tuy nhiên, hoạt động của các hợptác xã với khẩu hiệu " hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ" thực sự chỉ tồn tại trênhình thức Có thể nói đây là thời kỳ "nông nghiệp hoá ngành nghề, công xã hoánhững xóm làng và nông dân hoá dân cư"1 Phân phối trong các hợp tác xã mangnặng tính bình quân chủ nghĩa, không có tác dụng kích thích sản xuất, không chú
ý đúng mức phân phối cho người lao động Để từng bước khắc phục tình trạngtrên đây và thúc đẩy phát triển kinh tế ngày ngày 13 - 01 -1981, Ban bí thưTrung ương Đảng ban hành Chỉ thị 100 CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mởrộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong hợp tác xãnông nghiệp" Cơ chế khoán đã gắn trách nhiệm và quyền lợi của xã viên với sảnphẩm cuối cùng, tạo ra động lực mới cho sản xuất nông nghiệp, bởi nó cho phépngười nông dân sử dụng có hiệu quả toàn bộ phần đất nông nghiệp của mình mộtcách trực tiếp2, nâng cao đời sống xã viên Nguyên tắc khoán là: Hợp tác xã nôngnghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết làruộng đất, phân bón, sức kéo, công cụ và các cơ sở vật chất kỹ thuật của tập thể.Hợp tác xã phải nắm được sản phẩm để đảm bảo được phân phối kết hợp được
1 Phan Đại Doãn
2 Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Địa chí Hòa Bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Trang 12hài hoà 3 lợi ích, nhất là vấn đề phân phối theo lao động3 Đối với người laođộng, Chỉ thị 100 khuyến khích mọi người tham gia các khâu trong quá trình sảnxuất và thực sự gắn bó với sản phẩm cuối cùng Chỉ thị 100 đánh dấu bước tiếnđột phá đầu tiên trong tư duy quản lý kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩyquá trình Đổi mới trong nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế sau này.
Tuy nhiên, các động lực mới này suy giảm nhanh chóng Sản xuất nôngnghiệp bắt đầu chững lại và có chiều hướng giảm sút vào những năm 1986-
1987 Sản xuất nông nghiệp không ổn định, nhiều mặt giảm sút, trái ngược với
xu hướng phát triển của thời kỳ 1981 - 1985 Phương thức giao khoán, định mứckhoán, phương án phân phối sản phẩm theo cơ chế 100 không thống nhất, dẫnđến sự tuỳ tiện trong vận dụng, làm thiệt hại đến lợi ích người nhận khoán
Nhu cầu bức bách của thực tiễn được Đảng đáp ứng bằng việc ban hànhNghị quyết số 10 NQ/TW ngày 5- 4 - 1988 của Bộ Chính trị Ban chấp hànhTrung ương Đảng về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, có tác dụng trực tiếp
và sâu sắc, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình pháttriển nông nghiệp và nông thôn nước ta Đây cũng là tiền đề cho sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở vùng người Mường trong những năm sau này
Nhiều loại tư liệu sản xuất quan trọng như trâu bò, máy móc được giaokhoán cho xã viên Xã viên được chủ động thực hiện các khâu canh tác, hợp tác
xã chuyển sang làm dịch vụ theo yêu cầu của xã viên Xã viên sở hữu phần lớnsản phẩm làm ra, nộp cho hợp tác xã chi phí dịch vụ và quản lý, nộp thuế nôngnghiệp cho nhà nước Cho đến cuối năm 1988, hợp tác xã không còn là một cấp
kế hoạch, một trung tâm điều phối sản xuất như trước Cơ chế bao cấp trong hợp
3 50 năm Ban Kinh tế Trung ương (1950- 2000) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.
Trang 13tác xã nông nghiệp được xoá bỏ dần Hợp tác xã điều hành ở khâu thuỷ nông vàbảo vệ thực vật, điều đó là hợp lý, được xã viên đồng tình, vì ở những khâu nàytừng hộ xã viên không thể tự giải quyết được Vai trò điều hành của hợp tác xã
có bị thu hẹp nhưng vẫn quan trọng ở chỗ tạo ra sự liên kết mới giữa hợp tác xãvới từng hộ xã viên trong khâu dịch vụ hợp đồng khoán, hai bên cùng có lợi.Chức năng của đội trưởng sản xuất cũng thay đổi, chủ yếu làm nhiệm vụ theodõi, đôn đốc xã viên thực hiện nghiêm túc những hợp đồng kinh tế với hợp tácxã
Từ sau đổi mới (1986), về nguyên tắc ruộng đất thuộc quyền sở hữu củanhà nước, nhưng được giao cho hộ gia đình sử dụng lâu dài từ 10 năm đến 15năm Vào đầu những năm 80, để cải thiện tình trạng làm ăn không có hiệu quảcủa các hợp tác xã nông nghiệp, chính sách khoán 100 ra đời, trao cho người laođộng quyền làm chủ 3 khâu trong quy trình sản xuất nông nghiệp là cây trồng,chăm bón, thu hoạch Chính sách này đã kích thích người dân đầu tư vào nhữngmảnh ruộng nhận khoán nhằm thu về sản lượng cao hơn mức quy định của hợptác xã Sau Đại hội Đảng VI, nhiều chính sách về ruộng đất được ban hành vàthực hiện Bước đầu đánh dấu quan trọng cho việc sử dụng đất của người dân làNghị quyết 10 và Luật đất đai, với việc quy định cho người sử dụng đất có 5quyền Cùng với nhiều văn bản pháp lý về ruộng đât và sản xuất nông nghiệp cógiá trị khác, người nông dân hoàn toàn yên tâm đầu tư nhân lực và vật lực vàođất đai để được thu được sản lượng cao nhất
4.1.3 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Trang 14Công cuộc Đổi mới với chính sách Khoán 10 trong nông nghiệp là bướcquan trọng của quá trình giải thế hợp tác hóa đã tác động mạnh mễ tới đời sốngkinh tế nông nghiệp của người Mường Trong canh tác đã có những tăng cườngđầu tư về khoa học kỹ thuật: khâu giống chuyển từ cấy lúa nếp truyền thống sanggiống nếp tạp giao của Trung Quốc, ngô chuyển sang trồng giống mớiBIOCEED; khâu làm đất đã thuê máy làm đất ở các khâu cày vỡ, bừa; đầu tưphân bón như lân, đạm cho cây trồng Cơ cấu cây trồng đã có sự thay đổi nhưcây lúa không còn ở vị trí độc tôn, cây mía hiện đang chiếm ưu thế Cơ cấu câytrồng đã có sự thay đổi trong 10 năm trở lại đây Bên cạnh đó, để phục vụ pháttriển nông nghiệp, nhiều địa phương đã có đội ngũ dịch vụ như công ty vật tưnông nghiệp cung ứng các loại giống, phân bón, thuốc trừ sâu…nhưng hoạt độngvẫn còn mang nặng tính bao cấp và hoạch toán theo kinh tế xã hội chủ nghĩa1
Bên cạnh canh tác lúa nước, người Mường còn có nguồn thu lương thực từnương rẫy Ở những khu vực đất đai màu mỡ họ có thể trồng lúa nương và căn
cứ vào điều kiện đất canh tác mà có thể trồng ngô, sắn, rau, đậu…Đây được coi
là nguồn lương thực quan trọng, đặc biệt là cây thực phẩm Nương rẫy được làmtrên các đồi và núi đất xung quanh làng Ở một số khu vực thung lũng núi, dodiện tích ruộng nước hẹp nên người Mường lại chuyển sang làm nương là chủyếu Họ có tiêu chí để phân loại đất tốt xấu và dựa trên những đặc điểm đó để cócách thức làm đất và chọn giống gieo cấy phù hợp
Trong “Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý
tài nguyên thiên nhiên” của Nguyễn Ngọc Thanh và Trần Hồng Thu đã mô tả và
phân tích rất cụ thể việc dử dụng tri thức địa phương vào loại hình canh tác
1 Theo Báo cáo đề tài “Biến đổi về xã hội và văn hóa của người Mường tỉnh Hòa Bình dưới tác động của kinh tế
thị trường 1986 – 2004”, Tòa soạn tạp chí Dân tộc học, Hà Nội, 2005
Trang 15tác nương rẫy bởi diện tích lúa nước rất hạn chế Họ có thể trồng lúa và màu.Một thời gian khi đất đã kém màu mỡ, họ chuyển sang trồng các loại màu nhưngô, sắn, dong giềng, rau đậu các loại…Người Mường ở Thu Cúc – Tân Sơn –Phú Thọ lại phân loại nương theo cây trồng là nương lúa (trồng lúa nếp hoặc lúatẻ) và nương màu (trồng các loại rau đậu, bầu, bí, lạc, ngô…) và địa hình củanương (nương dốc và nương bằng) Người Mường ở Bá Thước hay Cẩm Thủy –Thanh Hóa đều bắt đầu việc phát đốt nương vào tháng 1 Âm lịch và tiến hànhtrồng bông, lúa, sắn…Người Mường ở Kim Bôi – Hòa Bình thường trồng cácloại mía, dưa hấu và bong ở trên nương.
có sự thay đổi Có vùng trồng cả hai vụ ngô và lạc như ở xã Cúc Phương (NhoQuan, Ninh Bình), có nơi chỉ trồng được một vụ (Yên Thủy, Hòa Bình) Có vùngthiên về trồng sắn như Thạch Yên, Thạch Lâm (Thạch Thành, Thanh Hóa),nhưng có vùng lại có điều kiện trồng các loại đậu, đỗ, khoai sọ (Yên Thủy, HòaBình)1 Có thể nói, những nông sản thu được từ nương rẫy đến nay vẫn đóng vaitrò quan trọng trong đời sống của người Mường Bên cạnh đó, ngày nay ngườiMường còn trồng rau sạch, hoa, cây cảnh để cung cấp cho thị trường Hà Nội đặcbiệt là người Mường ở Lương Sơn – Hòa Bình
Bên cạnh đó, lâm nghiệp cũng là ngành kinh tế quan trọng của ngườiMường Người Mường ở Kim Bôi -– Hòa Bình có diện tích rừng chiếm 33.1%tổng diện tích Mấy năm gần đây, nhờ các chương trình PAM, 327, dự án rừngđặc dụng, dự án 661, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cung cấp vốn cho việctrồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là khoanh nuôi tái sinh rừng Diện tích trồng rừngtăng cao và diện tích cây ăn quả cũng lên tới 130ha Người Mường ở Lương Sơn
Trang 16– Hòa Bình còn vận động nông dân cải tạo đất trống, đồi trọc, mở rộng diện tíchbằng việc trồng các loại cây màu có giá trị hàng hoá Nhiều gia đình đã tận dụngđất hoang, cải tạo vườn đồi để trồng các loại cây ăn quả: vải, nhãn , hoặc sửdụng hàng nghìn hecta đất tự nhiên để trồng tre, luồng, keo tai tượng, bạch đàn,
do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao Công tác chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên vàrừng đầu nguồn được chú trọng, góp phần nâng cao tỉ lệ che phủ rừng đạt mức44% Huyện tích cực chỉ đạo các địa phương phát triển các mô hình kinh tế trangtrại, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giải quyết số lao động dôi dư và tăngthu nhập cho kinh tế hộ Toàn huyện hiện có hơn 300 trang trại với qui mô từ 1
ha trở lên, trong đó có một số trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế ban đầu.Người Mường Phú Thọ, ngoài sản xuất lúa, gạo, tỉnh còn trồng các cây côngnghiệp đặc sản như chè, cọ, dứa, sơn trong đó cây chè chiếm hơn 90% diện tíchtrồng cây công nghiệp lâu năm và là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sơn là câycông nghiệp truyền thống của tỉnh
Nhìn chung, cơ cấu cây trồng của người Mường đã có nhiều thay đổi Sựchuyển đổi này ở mỗi vùng Mường lại có nét riêng, chẳng hạn ở Hòa Bình, trướchết, cây lúa không còn ở vị trí độc tôn Cây mía hiện tại đang có nhiều ưu thế,tuy nhiên vẫn là cây của các gia đình khá giả, bởi trồng loại cây này cần phải cóđầu tư Thông thường, với 1.000 ha diện tích, cần đầu tư khoảng 20 kg đạm, 50
kg lân và mỗi vụ phải phun thuốc sâu 2 lần (chi phí khoảng 40.000 đ) Cây ngôlai cũng đang được chú ý và loại này có thể trồng luân canh với mía Trồng ngôlai trong vườn là cách làm mới, khác với truyền thống chỉ trồng giống ngô địaphương trên nương rẫy
Trang 17Trồng rừng cũng là một trong những việc làm xuất hiện chưa lâu ở người Mường
xã Phong Phú Theo hoạt động của dự án PAM, cả xóm có khoảng hơn 20 hộtrồng rừng nguyên liệu giấy
Đây cũng là thời kỳ kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển Nhiều
hộ gia đình đã cải tạo vườn, trồng các loại cây ăn quả có năng xuất, giá trị kinh
tế như nhãn, vải, hồng, xoài, na, đồng thời biết sử dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mầm, quả của các chương trình khuyếnnông: APE, AFAP , tạo thế ổn định về lương thực thực phẩm, tăng nhanh khốilượng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp
Đi đôi với sản xuất nông nghiệp, công tác lâm nghiệp bắt đầu có chuyểnbiến mới Ngoài những cây phân tán được trồng hàng năm, với mục tiêu phủxanh đất trống đồi trọc, các hộ gia đình đã dần chuyển sang nhận đất rừng, trồngmới và khoanh nuôi chăm sóc bảo vệ rừng theo hướng phát triển kinh tế vườnrừng Hầu hết đất đồi rừng đã có chủ Việc giao đất giao rừng đến hộ xã viên đãlàm cho ý thức trách nhiệm của người dân tăng lên, hạn chế được việc phát rừngbừa bãi, góp phần phủ xanh đồi rừng
Ngành chăn nuôi trong những năm đổi mới cũng phát triển nhanh Bìnhquân mỗi hộ có 1 con trâu, bò; nhiều hộ nuôi từ 3 - 4 con Nhờ cơ chế khoánmới, đàn trâu, bò của các huyện tăng nhanh: năm 1988 - 1989 đàn trâu bò cókhoảng 68.734 con, năm 1990 -1993 đàn trâu bò tăng tới khoảng 77.558 con.Đàn lợn cũng tăng lên đáng kể từ 18.623 con (1989), 281.549 con (1993) Sảnlượng thịt đạt 23.550kg/năm Một số hộ nuôi từ 5 -10 con lợn Ngoài ra, đàn giacầm cũng phát triển mạnh ở cảc khu vực tập thể và hộ gia đình Có thể nói trong
Trang 18lĩnh vực chăn nuôi trong những năm thực hiện đổi mới đã phát triển nhanh, theohướng chuyển đổi vật nuôi, thích nghi với cơ chế thị trường, góp phần tạo việclàm.
Trong thời kỳ đổi mới, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt được một số kếtquả Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được chú ý Một số xí nghiệp quốcdoanh đã chủ động gắn sản xuất với vùng nguyên liệu, trong đó một số chỉ tiêuquan trọng có mức tăng trưởng đáng kể như sản xuất khung xe đạp, liềm hái,diệp cày Sau khi có chính sách mới của Nhà nước về thủ công nghiệp, toàntỉnh có thêm 7 hợp tác xã thủ công nghiệp, 46 tổ sản xuất, thu hút và tạo việc làmcho gần 3 ngàn lao động
Trong thời kỳ đổi mới, do các ngành nghề được mở rộng, đồng thời sử dụnghợp lý cơ cấu thành phần kinh tế, coi trọng sản xuất của các hợp tác xã thủ côngnghiệp, các hình thức tổ hợp tư nhân và kinh tế gia đình nên sản xuất tiểu thủcông nghiệp phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn, tạo ra khối lượng hàng hoá lớnđáp ứng nhu cầu của người dân và thị trường trong, ngoài tỉnh
Theo đà phát triển của kinh tế trong 10 năm của thời kỳ đổi mới, quá trìnhxây dựng cơ sở hạ tầng đã diễn ra với tốc độ nhanh Đa số các công trình côngcộng kiên cố của các xã, huyện như hệ thống thuỷ lợi, trường học, trạm điện,đường giao thông được xây dựng vào thời kỳ này Cùng với sự phát triển của cơ
sở hạ tầng, đời sống vật chất của các hộ gia đình cũng ngày một nâng cao Nhờ
có sự tăng trưởng về kinh tế mà từng năm số hộ nghèo đói cũng giảm đi đáng
Vĩnh Phúc hiện nay cùng cả nước bắt đầu công cuộc đổi mới, đang trong quátrình thử nghiệm ban đầu và tập trung chủ yếu vào việc khai thác nội lực để phát
Trang 19triển nông nghiệp, củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác
xã, đồng thời bắt đầu khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanhcùng phát triển trên các lĩnh vực thương mại và công nghiệp
Những đổi mới trong lĩnh vực kinh tế tập trung chủ yếu vào đổi mới cơchế quản lý kinh tế ở cấp tỉnh Hướng chủ yếu trong thời kỳ này là mở rộngquyền tự chủ của các đơn vị cơ sở, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của các cơquan quản lý nhà nước vào hoạt động tác nghiệp của các đơn vị cơ sở Sự baocấp của tỉnh (trên cơ sở sự bao cấp của Nhà nước), đặc biệt là sự bao cấp đối vớicác đơn vị kinh tế, đã được từng bước giảm bớt Những đổi mới này được thựchiện trên cơ sở các chính sách chung của Nhà nước Nhìn chung, trong giai đoạnnày, tỉnh đã có những chủ động nhất định trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
và điều hành xã hội, nhưng chủ yếu vẫn là tích cực triển khai các chính sáchchung của Nhà nước Tác động của nhiều năm thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tậptrung bắt đầu được khắc phục dần trên những lĩnh vực chủ yếu Về kinh tế, Tỉnhvẫn tiếp tục tìm kiếm phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, trongthời kỳ này, nông nghiệp luôn là trọng tâm, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh
tế của tỉnh và thu hút một lượng lớn các nguồn lực của tỉnh
Trong nông nghiệp, tỉnh tiếp tục chính sách khoán, tạo sự chủ động rộngrãi cho kinh tế hộ, hỗ trợ họ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngnâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính chất hàng hoá của sảnxuất nông nghiệp Tỉnh cũng đã chú trọng tìm kiếm cơ cấu cây trồng, vật nuôi đểhình thành những sản phẩm mũi nhọn cho mình Quá trình phát triển nôngnghiệp của gắn với việc phát triển kinh tế hợp tác, củng cố lại các hợp tác xãnông nghiệp
Trang 20Cuối giai đoạn này, việc thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh đã được triển khaitrên thực tế Tuy nhiên, các chính sách chưa được ban hành một cách đồng bộ
bằng từ quêl hoặc xóm Quêl hay xóm đều có nghĩa là làng Làng là đơn vị cơ sở
của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà tế bào gia đình là cha
mẹ và con cái, trong đó quyền thế tập thuộc về con trưởng Mỗi làng của ngườiMường thường quần tụ nhiều dòng họ, trung bình mỗi làng có 4-5 dòng họ.Hiện nay kết cấu dân làng có cùng một huyết thống hầu như không còn nữa.Hình thức bố trí nơi cư trú của người Mường cũng rất đa dạng: làng có thể thiếtlập ở sườn đồi, nhà cửa bố trí từ chân đồi lên lưng chừng đồi thành hình vànhkhăn Nếp nhà chính là nhà sàn, tựa lưng vào núi, mặt ngoảnh ra đồng ruộng ởnhững vùng tiếp giáp với người Việt, ngôi nhà sàn cổ truyền về cơ bản bị thayđổi chức năng, trở thành công trình phụ Nếp nhà chính là ngôi nhà đất hay nhàxây nằm ở phía trong cùng mảnh vườn, tiếp đến là cái sân hẹp, một dãy nhàngang mà đầu hồi của nó sát với nếp nhà chính Bếp, chuồng lợn, chuồng trâu
Trang 21dựng kề sát với đường, vách (tường hậu) quay lưng ra đường làng.
Tên làng thường đặt theo đặc điểm, địa hình tự nhiên Mỗi làng có mộtmiếu thờ thổ công, bến nước chung, bãi thả trâu, bãi tha ma và cùng chung một
hệ thống thuỷ lợi Làng có ranh giới riêng, mặc dù chỉ mang tính ước lệ nhưngđược truyền lại qua nhiều thế hệ Người Mường thường dựa vào dòng nướcsông suối, hòn đá, gốc cây to, để phân chia địa giới Khu vực đất đai thiên nhiênchung của làng đã được xác lập một cách bền vững, ngoài đất ở là đất sản xuất
và núi rừng được các thành viên của làng biết rõ, được các thành viên của làngkhác tôn trọng Ruộng đất của làng nào thuộc quyền sử dụng của làng đó Ngườidân của làng này không thể sản xuất trên đất đai cũng như thu hái lâm thổ sảntrên rừng của làng khác Người di cư đi nơi khác không còn có quyền lợi về đấtđai ở làng cũ Xưa kia hiếm thấy hiện tượng xâm chiếm đất đai giữa các làng ở
kề nhau Luật tục Mường qui định: người làng khác đến bắn thú, nếu con thú
trúng đạn phải chia một nửa phía nằm dưới đất cho lang ở làng đó Hoặc một
người nào đó thuộc làng khác bắt gặp một loài ong làm tổ trên mặt đất, được
quyền chiếm làm của riêng nhưng phải biếu lang một ít sâu, lấy ở tầng dưới
cùng trong lòng đất Những hiện tượng này, phải chăng biểu hiện của quyền
chiếm hữu đất đai mà đại diện thuộc về lang.
Tính cộng đồng và tính tập thể cũng là đặc điểm nổi bật ở người Mường.Đặc điểm đó thể hiện trên nhiều mặt trong đời sống của làng Các hình thức sảnxuất tập thể được hình thành phổ biến và có ý nghĩa không nhỏ đối với từng đơn
vị kinh tế gia đình Một trong những đặc điểm của tổ chức nhóm lao động làkhông định thành phần tham gia, mà chỉ tập hợp nhất thời từng vụ, từng việctheo sự tự nguyện của các thành viên, nó đáp ứng yêu cầu cấp bách về thời vụ vềnhân lực Trong canh tác nương rẫy và làm ruộng đều cần đến lao động tập thể ở
Trang 22một số khâu công việc Vì vậy hình thức lụ nhau (đổi công), nhiều nhà đến làm
cho một nhà vào các dịp mùa vụ với một số công như nhau vẫn được duy trì Hếtthời vụ mà gia đình nào đó chưa kịp trả hết công cho nhà khác, có thể để lại vàodịp khác Những gia đình neo đơn, gặp hoạn nạn được dân làng giúp đỡ vàkhông tính toán thiệt hơn Những lúc mất mùa, đói kém, người trong làng thườngcưu mang nhau, nhà nào có của ăn, của để sẵn sàng cho nhà thiếu ăn một, haiyến thóc, năm, bảy cân gạo, ít cũng vài cân ngô, cân sắn và coi đó là tráchnhiệm chứ không phải là ban ơn làm phúc Khi có một người qua đời, cả làngđến lo giúp tang chủ việc mai táng Đám cưới coi như sự kiện vui chung, dânlàng đều được gia đình mời đến dự, và tuỳ theo khả năng của mỗi nhà mà cóchút quà mừng bằng gạo, hoặc bằng tiền v.v
Cùng với việc đổi công, hợp tác giúp đỡ nhau, những qui định chung trongsinh hoạt của làng cũng được tôn trọng Trước đây, khi bắt đầu vụ sản xuất,người ta thường nhắc nhở nhau bảo vệ mùa màng, không để gia súc phá hoại hoamàu, không vào rừng hái măng ngoài những ngày đã qui định, bẫy thú phảithông báo cho người trong làng biết và chỉ được đặt bẫy ở những nơi xa làng, giữgìn vệ sinh nguồn nước ăn công cộng
Việc quản lý ở làng xưa, là tạo (theo cách gọi ở Hoà Bình)thổ lang hay còn gọi là lang (theo cách gọi ở Phú Thọ) Họ là anh em ruột thịt của dòng họ ngài hoặc lang cun, đạo Mường thuộc ngành thứ Giúp thổ lang hay tạo có khán, ậu Mọi công việc của thổ lang, tạo trong quản lý làng đều phải xin ý kiến của ngài, lang cun, đạo Mường và hàng năm thổ lang, tạo phải có nghĩa vụ đóng góp
lễ vật cho ông ta Khi bố mẹ ngài chết thì các thổ lang phải chịu tang như bố mẹ
mình Ngoài các chức vụ trên đây trong hệ thống tự quản của làng còn có ngườigià, các chủ gia đình, các trưởng họ
Trang 23Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung
lũng, hay nhiều thung lũng liền kề nhau Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản
của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là "nhà lang" Tầng lớp thống trị nhà lang, tập hợp thành những dòng họ phụ hệ, mỗi dòng họ chiếm lĩnh một mường Mỗi dòng họ nhà lang tự phân biệt với các dòng họ khác không chỉ
bằng mường họ chiếm lĩnh mà còn bằng một tên họ ( Đinh, Quách, Bạch, Hà,Hoàng )
Tầng lớp “bị trị” thường có chung một tên họ là Bùi, bất kể là người thuộc cácchi họ nào đi nữa Như vâỵ, Bùi, thực ra, không còn là tên họ mà vô hình chung
đã trở thành tên chỉ “tầng lớp” bị trị Dân Mường đương nhiên thừa nhận sự
thống trị của nhà lang.
Tổ chức bộ máy thống trị trong từng "mường", do "nhà lang" thiết lập theo thể thức, con trai cả của chi nhánh cả trong dòng họ nhà lang trên danh nghĩa quản toàn mường dưới danh hiệu ngài, hoặc thổ tù Mặc dầu, trên thực tế, ông ta chỉ trực tiếp quản một số làng ở trung tâm mường mà người ta gọi là chiềng, giúp việc cho họ là một vài người thân tín, không có bộ máy giúp việc( ậu), như
nhà ), dân trong mường phải có nghĩa vụ đến giúp Nếu làm nhà mới thì mỗi
nhà trong mường tự giác mang tre, nứa, lá cọ đến nộp cho "nhà lang"
Trang 24Nhà lang cưới vợ gả chồng cho con trai, con gái thì dân mường có nghĩa vụ
đến làm mọi việc phục dịch cho đám cưới đồng thời thuỳ theo khả năng của từnggia đình mà có thể mang một, hai con gà hoặc vài lít rượu, một tấm vải gọi là
góp cho nhà lang Trong trường hợp nếu nhà lang có bố, mẹ chết thì dân trong mường phải đến lo giúp việc chôn cất Nếu ngài, lang cun, đạo mường không may qua đời trước hết các lang xóm đều phải đến chịu tang như chính bố, mẹ
mình chết, ngoài ra họ còn đóng góp cho lễ tang tuỳ từng nơi mà lễ vật có thểnhiều hay ít
Mỗi khi trong làng, trong mường có gia đình nào làm nhà mới, tổ chức đám cưới hoặc có tang đều phải mời nhà lang đến dự và khi ra về ông ta được
biếu 2kg thịt lợn, hoặc 1 con gà, 1 chai rượu Dân có việc mổ trâu, bò, lợn đều
phải biếu nhà lang một vai Săn được thú rừng phải đem đến biếu nhà lang theo thể thức "vác tru, lu-nai" (trâu nộp vai, nai nộp đùi sau) Về ruộng đất, nhà lang
là người có nhiều ruộng đất nhất trong mường Ruộng của nhà lang như xưa người ta thường nói trâu kéo cày đến đâu thì ruộng nhà lang kéo đến đó, khi trâu kéo đứt chạc mới hết ruộng nhà lang Điều này chứng tỏ nhà lang là người chiếm nhiều ruộng nhất trong vùng Trước đây ruộng của nhà lang là do dân trong mường làm Toàn bộ sản phẩm thu hoạch thuộc về nhà lang dân chỉ được
cho ăn một bữa hôm cày, cấy
Nhà lang còn là người đứng đầu về mặt tôn giáo, dân Mường coi ông ta là
người đại diện cho mình tiếp xúc với thần thánh Vì thế trong nhiều nghi lễ của
mường, làng nhất thiết phải có mặt nhà lang
Tóm lại điểm nổi bật nhất trong xã hội vùng Mường trước Cách mạng
tháng Tám 1945 là sự tồn tại của chế độ nhà lang.
Trang 25Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng (1954), chế độ nhà lang
không còn nữa Người nông dân có ruộng đất tự do làm ăn, sinh sống và bìnhđẳng về mọi mặt Tổ chức xã hội theo cơ cấu làng, xã, huyện, tỉnh Xã hội đượcquản lý bởi hệ thống hành chính thống nhất trong toàn quốc, có Hội đồng nhândân là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân trong xã, có Uỷ ban nhândân điều hành công việc hành chính, bên cạnh đó có tổ chức Đảng ( Đảng uỷxã) Ngoài ra còn có các tổ chức đoàn thể như: Thanh niên, Phụ nữ, Hội nôngdân.v.v Bên cạnh việc quản lý xã hội bằng luật pháp của Nhà nước, thì ở mộtmức độ nhất định, vai trò của tập quán pháp vẫn còn tác động ít nhiều
1.2.2.Gia đình và hôn nhân.
Hiện nay, gia đình của người Mường đang thực hiện nhiều chức năng quantrọng trong các lĩnh vực đời sống, tác động rất lớn đến sự phát triển xã hội, đến
tư tưởng và ý thức tộc người
Với người Mường hình thức gia đình phổ biến là loại hình gia đình nhỏ(gia đình hạt nhân, gia đình đơn giản, gia đình cá thể, gia đình một vợ, mộtchồng, gia đình hiện đại) Trong đa số trường hợp đó là những gia đình nhỏ trọnvẹn hai thế hệ, bao gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa có hôn nhân, hoặckhông có con Quá trình hình thành các gia đình nhỏ (hai thế hệ) diễn biến theo
các chiều huớng khác nhau Thứ nhất, theo truyền thống, những gia đình có
nhiều con trai sau khi một trong những người con trai đó (trừ con trai cả) lấy vợ,cặp vợ chồng mới cưới đó được bố mẹ cho ra ở riêng cùng với ruộng đất, tài sản
do bố mẹ chia cho Thứ hai, do vai trò của kinh tế hộ được thừa nhận (kể từ khi
thực hiện khoán 10) gắn liền với nó là việc giao đất giao rừng theo hộ, chính
Trang 26điều này trở thành nhân tố kích thích quá trình hạt nhân hóa gia đình Thứ ba, do
cha mẹ già qua đời gia đình ba thế hệ trở thành gia đình hạt nhân
Một trong những đặc điểm của gia đình nhỏ của người Mường là đôngcon, bình quân 5,6 người- 6,0 người Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệsinh đẻ cao, truyền thống nhiều con vẫn còn được bảo lưu trong xã hội Mườngngày nay Trước hết, cần nhìn nhận vấn đề này từ góc độ kinh tế, từ điều kiện vậtchất của thiết chế gia đình Đặc điểm nổi bật của hoạt động kinh tế là lao độnggiản đơn dựa vào sức con người là chính, cho nên nhu cầu muốn thu hút nhânlực vào hoạt động sản xuất gia đình đã góp phần làm hạ thấp tuổi kết hôn, điềunày làm tăng thêm khả năng sinh nở ở người phụ nữ và khát vọng muốn có nhiềulao động đã góp phần làm tăng tỷ lệ sinh đẻ trong các gia đình Ngoài ra các yếu
tố kinh tế xã hội khác như trình độ học vấn, nghề nghiệp, quá trình đô thị hóa,chuyển cư v.v , cũng có tác động nhất định về số con của mỗi cặp vợ chồng.Tuy nhiên, nguyện vọng muốn có con của các bậc cha mẹ mà thông qua ý thức
và quyện chặt với các yếu tố xã hội, văn hóa, tâm lý, đã quy định quan niệm về
số con trong gia đình
Ngoài động cơ muốn có đông con để thỏa mãn nhu cầu tăng nhân lực laođộng, còn có tâm lý để khi về già có các con phụng dưỡng đồng thời cũng đểphòng ngừa trước những rủi ro bệnh tật Theo quan niệm của người Mường thìđiều bất hạnh đối với mỗi cặp vợ chồng là không có con trai và đó thường lànguyên nhân để các cặp vợ chồng ly dị nhau Không chỉ muốn có thêm nhân lựctrong gia đình mà hầu hết các gia đình Mường đều mong muốn sinh con trai, nếusinh toàn con gái bị coi là điều bất hạnh Chế độ phụ hệ đã được xác lập, sau hônnhân, cô gái cư trú ở nhà chồng; vì vậy, người ta thường qúy con trai, còn congái chỉ được coi như là thành viên tạm thời trong gia đình, không thể là nơi
Trang 27nương tựa của cha mẹ khi về già Rõ ràng tỷ lệ sinh đẻ cao, đẻ dày, khuynhhướng đông con như hiện nay là không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của nôngdân miền núi, gây nhiều khó khăn cho đời sống mỗi gia đình, làm ảnh hưởng đếnsức khỏe và học hành của con cái Điều chỉnh quá trình phát triển dân số, kếhoạch hoá gia đình là công việc bức thiết không chỉ của Nhà nước mà còn làtrách nhiệm của toàn xã hội Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước
đã đề ra chủ trương về giảm qui mô dân số nhưng kết quả đạt chưa cao Giađình nông dân vẫn muốn có nhiều con để thêm sức lao động, điều này ảnh hưởngtrực tiếp đến chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của Đảng và Nhà nước
Cần đề cập đến một vấn đề khác liên quan đến đời sống gia đình, đó làmối quan hệ giưã các thành viên, giữa các giới trong gia đình
Gia đình người Mường là gia đình phụ quyền, tính chất gia trưởng ít nhiềuđược thể hiện rõ trong quan hệ gia đình Người đàn ông Mường như người cha,người chồng, là những người chủ gia đình, có vai trò quan trọng trong nhiều mặtcủa cuộc sống; có quyền hành lớn, quyết định mọi việc từ công việc làm ăn,cưới xin, tang ma đến công việc tôn giáo, tín ngưỡng Đồng thời, họ còn là ngườithay mặt gia đình quan hệ với làng xóm, họ hàng và các tổ chức xã hội, chínhquyền địa phương Mọi tài sản trong nhà đều do người chủ gia đình nắm giữ, kể
cả ruộng, nương, trâu bò, công cụ sản xuất Những tài sản đó chỉ các con trai mớiđược quyền thừa kế Khi cha mẹ già yếu thì con trai cả đảm đương mọi côngviệc, người cha chỉ đóng vai trò cố vấn, hoặc tham gia giải quyết những vấn đềquan trọng và đối ngoại, còn các công việc khác đặc biệt là kinh tế do con cái loliệu
Trang 28Trong xã hội Mường truyền thống, người phụ nữ hầu như không có quyềnhành gì lớn trong gia đình Khi còn nhỏ họ chịu sự quản lý của gia đình, của cha
mẹ hoặc anh cả Khi có chồng mặc dù là con trong gia đình nhưng không đượctham dự vào việc chia tài sản của gia đình bố mẹ đẻ Xã hội Mường xưa còn qui
định lệ thu lụyk (thu lụt) áp dụng cho những gia đình sinh toàn con gái, lúc cha
mẹ qua đời ruộng đất bị thu hồi lại chia cho nhà khác Không chỉ thu riêng mảnh
đất, nhà lang còn thu cả con dao của người đã chết Người phụ nữ khi lấy chồng
là bắt đầu cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào chồng, họ không có quyền bìnhđẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống Bên trong ngôi nhà cũng có
sự phân chia khu vực rõ ràng cho các giới Gian vóóng (gian khách) để bàn thờ
tổ tiên, còn là nơi tiếp khách, chỗ ngủ của nam giới Phụ nữ trong thời gianmang thai, ở cữ tuyệt đối không được bước chân đến gian này Họ bị coi lànhững người không được sạch sẽ, dễ làm uế tạp bàn thờ Nguyên nhân làm cho
thân phận người phụ nữ thấp kém có thể là: Thứ nhất, vì những hủ tục nặng nề
trong cưới hỏi Việc thách cưới, việc tiêu tốn một khối lượng lớn tiền và của,trong các cuộc hôn nhân đã biến người phụ nữ thành thứ hàng hóa, trao đổi,chính điều đó đã làm cho người phụ nữ phụ thuộc vào đàn ông
Thứ hai, do quan niệm lấy vợ cho con trai là lấy sức lao động vì vậy người
phụ nữ khi đặt chân về nhà chồng là phải làm việc cật lực
Thứ ba, quan niệm truyền thống của người Mường cũng như người Việt
về sinh con trai và con gái, họ cho rằng: Một con trai là có, mười con gái là không.
Tuy vậy, trên thực tế, người phụ nữ lại có đóng góp nhiều mặt vào cuộcsống gia đình và sản xuất Theo phân công lao động tự nhiên, nam giới thường
Trang 29đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nhất như: cày bừa, chặt cây gỗ, chế tạocông cụ sản xuất, xây dựng nhà ở, khi hoàn thành công việc họ có thể nghỉ ngơithanh thản Trong khi đó phụ nữ ngoài việc tham gia lao động, họ còn phải làmhàng trăm công việc không tên khác Thực tế khối lượng công việc mà phụ nữđảm nhận lớn hơn nam giới rất nhiều
Trong sản xuất nông nghiệp, với hai loại hình canh tác chính là làm ruộngnước và làm nương, ở mỗi công đoạn từ phát nương, nhổ mạ, chăm sóc đến gặthái đều có sự tham gia của phụ nữ Vào thời vụ, mỗi ngày người phụ nữ Mườngphải trực tiếp tham gia lao động sản xuất 11-12giờ, còn thời gian lao động trungbình trong năm khoảng 10 giờ/ ngày Trong thực tế có lẽ còn nhiều hơn, nhữngngày công tác ở vùng Mường, chúng tôi thấy từ gà gáy canh tư phụ nữ đã dậy locơm nước, chuẩn bị công cụ để ra ruộng, lên nương và thường trở về nhà lúc nhánhem tối Sau khi đi làm đồng, hay lên nương về họ vẫn chưa được nghỉ ngơi,còn phải làm các công việc khác như cho lợn, gà ăn, giã gạo, v.v Trong lao độngthủ công nghiệp, phụ nữ cũng giữ vai trò chính như dệt, may v.v Đặc biệt,trong nghề dệt, lao động chủ yếu là phụ nữ Sản phẩm cuối cùng là những tấmvải, hoàn toàn do phụ nữ quản lý và sử dụng, nam giới có tham gia cũng chỉmang tính chất hỗ trợ Không rõ từ bao giờ ngành sản xuất phụ gia đình này vẫnđược phó thác cho các mẹ, các chị Đã là phụ nữ Mường phải biết dệt vải, mộtquan niệm đã được xác lập chắc chắn trở thành chuẩn mực trong nếp sống giađình Mường Những tấm chăn, mảnh vải, cái gối, và bộ quần áo đẹp trong ngàyhội luôn mang dấu ấn của những tháng ngày cặm cụi, miệt mài bên khung cửi dophụ nữ Mường tạo ra
Trong công việc nội trợ, phụ nữ cũng đóng vai trò chủ yếu, họ thức khuya
dậy sớm lo cơm nước, giặt giũ Phụ nữ Mường ra khỏi nhà thường đeo chiếc ớp (
Trang 30giỏ bằng tre đan) bên hông, để đựng rau rừng Chiếc ớp làm duyên dáng thêm
cho vẻ đẹp của phụ nữ, nhưng điều quan trọng hơn nó nói lên đức tính cần cùlao động chăm chỉ mà người phụ nữ Mường nào cũng có, cách phân công laođộng nói trên đã có từ xưa còn ảnh hưởng đến ngày nay Người phụ nữ Mườngkhông những sinh đẻ, nuôi con nhỏ, mà còn lao động sản xuất không kém gì đànông trong gia đình Cách phân công đó gắn liền với nội dung xác định về vị trí,
quyền lực của người cha, người mẹ trong gia đình và ngoài xã hội “nam ngoại,
nữ nội” Mẫu hình giới trong phân công lao động và đối xử nam nữ được quán
triệt trong giáo dục con trai và con gái Mặc dù bị ràng buộc bởi những tập tục
cũ còn khá nặng nề nhưng quan hệ vợ chồng ở người Mường rất hòa thuận, bềnvững ít xảy ra ly hôn Trong giai đoạn hiện nay ở các cặp vợ chồng trẻ có nhiều
sự thay đổi trong quan hệ vợ, chồng, từ cách đối xử, sự phân công lao động đếngiải quyết công việc gia đình, nguyên nhân một phần là do kinh tế hộ được xáclập, một phần là do trình độ văn hóa, nhận thức ở lớp trẻ tăng lên Nhiều ngườichồng tôn trọng ý kiến của vợ về kế hoạch hóa gia đình và sẵn sàng chia sẻ với
vợ những công việc nội trợ Người phụ nữ đã tham gia bàn bạc, quyết định nhiềuviệc trong cuộc sống gia đình
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình người Mường là tương đốibình đẳng Mối quan hệ cha mẹ với con cái được đặc trưng bằng chữ hiếu, bảnchất của chữ hiếu là con cái phải biết yêu quý cha mẹ, phải chăm sóc phụngdưỡng và nghe lời cha mẹ Đối với cha mẹ, con cái là niềm an ủi, hạnh phức.Cha mẹ dành nhiều công sức, tâm huyết vào việc nuôi nấng, và giáo dục con cái,cha mẹ cũng chú ý truyền đạt cho con cái những kinh nghiệm sản xuất, chănnuôi, và các công việc gia đình Cha mẹ luôn uốn nắn con cái về cách ứng xửtrong gia đình với họ hàng, làng xóm, lo giỗ tết, đóng góp cho các hội hè, đình
Trang 31đám của xóm, làng, nghĩa là rất xem trọng giáo dục con về tính cộng đồng.Chúng đưọc bố mẹ lo liệu chu toàn cho đến lúc lấy vợ, lấy chồng Trong hoạtđộng kinh tế, con cái cũng chia sẻ nỗi vất vả kiếm sống của cha mẹ Cả con trai,con gái nếu lao động được đều tham gia làm việc cùng cha mẹ, nhỏ tuổi thì làmnhững công việc nhỏ vừa sức, lớn tuổi thì cùng gánh vác việc lớn, việc nặngnhọc Khi cha mẹ về già, con cái đều có trách nhiệm nuôi dưỡng Thường thì cha
mẹ già ở với con cả, nhưng không vì thế mà các đứa con khác lơ là trách nhiệmvới cha mẹ Tuy đã ở riêng nhưng các cặp vợ chồng con cái của những người emđều thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc bố mẹ, đóng góp của cải, vật chất choanh trưởng Khi cha mẹ chết mọi người con đều có trách nhiệm, nghĩa vụ đónggóp lễ vật và tổ chức đám tang cho chu đáo, trọng thể
Trong gia đình, anh em ruột thịt sống có trách nhiệm với nhau, tình cảm
anh em được phản ảnh rõ qua thành ngữ “ chém kha đác chăng loi, choi kha đác chăng lìa “ nghĩa là (anh em như dòng nước dù chém cũng không đứt, dù chặt
cũng không lìa).Tập quán Mường quy định người làm anh phải đối xử tốt với các
em và luôn luôn dạy dỗ các em, ngược lại em phải luôn luôn phục tùng các anh.Nếu cha mẹ qua đời, anh cả chịu trách nhiệm nuôi dưỡng lo dựng vợ gả chồngcho các em ở người Mường không có cảnh anh em cãi lộn nhau tranh giành,phân chia của cải khi bố mẹ nằm xuống
Ngoài mối quan hệ trên, cũng như ở các dân tộc khác trong gia đìnhMường còn có các mối quan hệ như:
Quan hệ bố chồng, nàng dâu Xưa cũng như nay, người Mường coi con dâucũng như con gái, do vậy việc đối xử với con dâu cũng được bình đẳng như congái Tuy nhiên tục lệ Mường quy định rất chặt chẽ mối quan hệ bố chồng nàng
Trang 32dâu Con dâu không được ngồi ăn cơm, uống nước chung với bố chồng, khôngđược ngồi bàn công việc với chồng và bố chồng Khi lên nhà, con dâu chỉ được
đi cầu thang dành cho phụ nữ, đi qua trước mặt bố chồng không được buông váyxòa ra mà phải rất ý tứ giữ cho váy khép lại người hơi cúi xuống, khi bố chồngchuẩn bị đi ngủ, con dâu phải mắc màn, trải chiếu, cô dâu không được đi ngủtrước các thành viên trong gia đ\ình Buổi sáng, cô dâu phải dậy sớm hơn mọingười Còn bố chồng không được buông những lời bông đùa với con dâu, khôngđược bước vào chỗ ngủ của con dâu Quan hệ của mẹ vợ và con rể cũng diễn ratương tự, về danh nghĩa con rể cũng được coi như là con trai trong nhà
Giữa anh chồng và em dâu cũng có những quy định cụ thể, theo tục lệ anhchồng phải giữ một khoảng cách nào đó như nói năng đúng mực, không đượcphép trêu chọc em dâu Ngược lại em dâu không được phép ngồi ăn uống hoặcvui đùa cùng anh chồng Anh chồng và em dâu không được đi cùng nhau, bướcvào chỗ ngủ của nhau
Một trong những chức năng quan trọng của gia đình Mường cùng như cácdân tộc ở miền núi phía bắc hiện nay là tái sản xuất ở đây không chỉ là đơnthuần tái sản xuất dân số (sinh đẻ), mà điều quan trọng hơn là tái sản xuất ra vănhoá tộc người Để thực hiện chức năng này, gia đình duy trì và trao truyền cáctruyền thống văn hoá tộc người thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân, và ở đâygia đình đóng vai trò quyết định, nhất là trong thời kỳ đầu Cũng có thể coi giađình là môi trường đầu tiên của việc xã hội hoá cá nhân, là nơi hình thành nhâncách của các thành viên trẻ từ nhiều bình diện Chính gia đình truyền lại cho concháu những tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng lao động, nghề nghiệp, những trithức dân gian về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ làng bản, về y họcdân tộc Thực tế cho thấy những nghề thủ công truyền thống không phải chỉ tồn
Trang 33tại ở các làng bản mà trước hết là trong các gia đình Những truyền thống nàyquyện chặt vào đời sống hàng ngày của mỗi tộc người, gắn bó chặt chẽ với hoạtđộng thực tiễn Gia đình còn là nơi trao truyền các truyền thống tộc người trongvăn hoá vật chất Chính trong gia đình diễn ra quá trình đặt nền tảng định hướnggiá trị cho mỗi thành viên về những kiểu nhà, những kiểu quần áo, những món
ăn, thức uống, đồ hút dân tộc Gia đình còn là môi trường hấp thụ và truyền lạicác giá trị văn hoá tinh thần, thực hiện các chức năng khác như: qui định việcthừa kế, đáp ứng nhu cầu văn hoá, thờ cúng tổ tiên và tiến hành các nghi lễ tôngiáo liên quan đến các lĩnh vực đời sống
ở người Mường, trong hôn nhân đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhấtđịnh Hiện nay, hôn nhân hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, các đôi lứa có thể
tự do tìm hiểu bạn tình Tuy nhiên, hôn nhân của các thời kỳ đã qua vẫn còn đểlại những dấu ấn chưa hẳn phai mờ, nhiều khi chi phối đến cả các yếu tố mới
Dưới đây là những đặc trưng cơ bản của hôn nhân người Mường ở PhúThọ
Quan niệm về hôn nhân:
Trong quan niệm của người Mường, tiêu chuẩn của người vợ lý tưởng làchịu khó, chăm chỉ làm ăn, nói năng nhẹ nhàng, biết cấy hái, làm bông dệt vải,thành thạo các công việc nội trợ và đối xử lễ phép với bố mẹ, anh em, họ hàng,làng xóm Nếu làm dâu trưởng thì phải có khả năng đảm đương các công việc
trong những ngày lễ tết Người Mường có câu tục ngữ: "Xét đàn bà nhìn cạp váy" ý muốn nói, qua chiếc cạp váy có thể thấy được tài dệt hoa văn khéo léo
của người phụ nữ Với người Mường, một cô gái nào đó có thể có nhan sắc,nhưng lại lơi lỏng trong việc dệt vải, may vá, cô ta sẽ bị dư luận chê bai Họ cho
Trang 34người con gái ấy biếng nhác, thô thiển, khó lấy chồng Người Mường cũng có
câu: “ kẹn du rờ pô cạm” (chọn dâu sờ bồ cám) nghĩa là muốn có con dâu chăm
làm thì hãy sờ vào cám xem mịn hay không Tiêu chuẩn người chồng lý tưởngcủa người Mường là có sức khoẻ, cày bừa thành thạo và biết đan lát các dụng cụgia đình Người ta thường đánh giá khả năng lao động của các chàng rể tương lai
qua các thao tác trên đồng ruộng: “kén lẩu ngọ nấm nà” (hiểu con trai xem bờ
ruộng), tức là người con trai nào biết đắp bờ ruộng đẹp, anh ta không những làngười lao động giỏi mà còn thể hiện tính cẩn thận ở người Mường còn có câu:
“Con trai để rào hỏng, dậu nát là con trai hư" Một trong những tiêu chuẩn hàng
đầu khi kén rể là gốc gác gia đình, tránh những nơi có tiếng xấu hoặc có bệnh tật
di truyền Kén dâu cũng vậy, người Mường cũng có câu tục ngữ: “Lấy du xem tông, lấy lẩu xem nọ"(lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ).
Trước khi đi tới hôn nhân, nam nữ Mường được chủ động tìm hiểu nhau ởmức độ nhất định, được thổ lộ tình yêu qua các buổi làm đồng, lên nương, quanhững lần gặp nhau trong các dịp hội hè hàng năm, qua các phiên chợ, đặc biệt
là những chuyến đi chơi hang Đó là những chuyến đi chơi vui nhất của trai gáiMường ở tuổi trưởng thành trong các dịp mùa xuân dù ở ngoài hang, hay tronglòng hang, ngày cũng như đêm, là nơi hội ngộ của hàng trăm đôi nam nữ Họmặc những bộ quần áo đẹp nhất, mời nhau uống rượu cùng nhau hát ví, hát đúm,hai bên đối đáp sôi nổi, rồi đến một lúc nào đó từng đôi dắt nhau đến nơi thanhvắng để tâm sự Nam, nữ Mường còn biểu lộ tình cảm thông qua các bài dân ca
thường rang, bộ mẹng, với những hình thức đối đáp phong phú
Trong làn điệu thường rang, bộ mẹng, trai gái đã gửi gắm vào đó những
tâm tư tình cảm, những ước mơ của mình để nói cho người mà họ muốn kếtduyên Sau mỗi buổi hát, chàng trai thường tặng cho cô gái những vật kỷ niệm
Trang 35như vòng bạc hoặc chiếc túi thổ cẩm v.v Nếu cô gái nhận lấy các vật kỷ niệm,cũng có nghĩa là đã ngầm nhận hẹn với chàng trai Nếu cô gái từ chối, chàng traiphải chuyển sang đối tượng khác Mặc dầu vậy, mọi chuyện mới dừng lại ở tìnhyêu Dẫu đắm say nhau, dù thề thốt nặng lời đến mấy nhưng vẫn cần phải được
sự đồng ý của cha mẹ Cha mẹ có quyền từ chối, không đồng ý và có thể buộc họphải theo sự lựa chọn của mình Có thể nói trước đây hôn nhân là do cha mẹ sắpđặt, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó mang tính chất chủ đạo Con cái thường chấpnhận một cách thụ động, đôi khi còn bị ép buộc Vì thế rất nhiều cặp vợ chồngcho đến hôm cưới mới biết mặt nhau Vì không biết nhau, không yêu nhau từtrước nên nhiều cặp vợ chồng lấy nhau một thời gian mà vẫn như người xa lạ.Trong xã hội Mường, con gái là đối tượng để nhà trai cưới về làm dâu cho nên
sự can thiệp và ép duyên của cha mẹ chủ yếu xảy ra đối với con gái Các cô gáithường phải nghe theo lời bố mẹ, không vâng lời sẽ bị coi là đứa con bất hiếu
Trong tình yêu trai gái, "ăn nằm" với nhau trước lễ cưới là điềunghiêm cấm, nếu bắt được quả tang thì cả hai đều phải nộp phạt Trước đây đốivới người Mường tuổi kết hôn cũng rất sớm, thanh niên nhà giàu lấy vợ ở độ tuổi
từ 15 đến 20, con gái giàu hay nghèo cũng ra ở riêng vào khoảng 16 hay 17 tuổi.Những người đàn bà không có chồng, đàn ông không có vợ được xem là nhữngngười không bình thường Từ "lỡ thì", "lỡ thời", "ế vợ" là dành cho những nam
nữ thanh niên đã ngoài tuổi 30 mà chưa lập gia đình; nhưng dư luận xã hộinghiêng nhiều về nữ giới, bởi lẽ theo quan niệm của người Mường gái 20 tuổichưa chồng là quá lứa
Các nguyên tắc và hình thức hôn nhân
Về hôn nhân ở người Mường có mấy nguyên tắc sau:
Trang 36-Nguyên tắc hôn nhân ngoại tộc.
ở người Mường chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo nguyên tắcngoại hôn đã được thiết lập từ lâu Theo nguyên tắc này, những người trong cùng
một dong họ (dòng họ), cùng chung một ông tổ, có cùng một huyết thống, tính
theo dòng cha, tuyệt đối không được lấy nhau, không được quan hệ tính giao vớinhau
Khởi thuỷ, ai cùng mang một tên họ, thì dù xa đến mấy đời cũngkhông được lấy nhau; về sau do sự phát triển ngày càng đông, dòng họ gốc đượcchia ra thành nhiều chi nhánh, nên ngoại hôn chỉ được thực hiện đối với chinhánh Đáng lưu ý là họ Bùi ở người Mường là tên họ chỉ chung của tầng lớpnông dân lao động, nhưng cũng có nhiều chi nhánh Để tránh vi phạm qui tắcngoại hôn dòng họ, khi con cái lớn lên, bố, mẹ họ hàng thường dạy bảo rất kỹqui tắc này, chỉ bảo ai có thể kết hôn được, ai không kết hôn được ở người
Mường có thành ngữ: "Anh em chín đời còn hơn người dưng" Các thành viên
trong cùng một dòng họ tính theo trực hệ nếu lấy nhau, hay có quan hệ tính giao
với nhau, sẽ bị dư luận lên án và bị xử lý theo luật tục, vì đây là những người nội ruộng tức là cho đến đời thứ 9 vẫn còn được nhận ruộng của tổ tiên Người
Mường cho rằng anh em cùng họ (cùng một ông tổ) nếu lấy nhau thì sinh conchẳng què cũng mù mắt Luật tục quy định anh em trong họ lấy nhau tức là phạm
tội loán luân (loạn luân), sẽ bị cung ra khỏi họ (đuổi ra khỏi họ) và bị đuổi đi nơi
khác
- Nguyên tắc cư trú sau hôn nhân
Nguyên tắc cư trú sau hôn nhân hay còn gọi hình thái cư trú sau hôn nhânkhông chỉ mang ý nghĩa hình thức Nó không chỉ nói lên nơi cư trú của hai vợ
Trang 37chồng mới cưới, mà nó còn mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc, là một thiết chếtrong hôn nhân, được tập quán quy định, mọi người đều phải tuân thủ, không aiđược xem nhẹ và tuỳ tiện làm theo ý kiến của riêng mình.
ở người Mường, từ lâu hình thức hôn nhân vợ về cư trú bên chồng đã đượctuân thủ nghiêm ngặt Cũng thấy cả những trường hợp sau hôn nhân hai vợchồng đến nơi cư trú mới, thường là những cặp vợ chồng công nhân viên chứcNhà nước trong chế độ mới
- Hôn nhân hỗn hợp dân tộc
Trước đây ở người Mường, phần lớn các cặp vợ chồng thuộc một thànhphần dân tộc (nội hôn tộc người), nghĩa là hôn nhân với người đồng tộc Tuynhiên gần đây, số lượng phụ nữ Việt lấy chồng Mường và ngược lại, chồng Việtlấy vợ Muờng cũng khá đông Theo khảo sát của Mạc Đường tại 3 xã KhánhThượng, Minh Quang, Ba Trại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, trước Cách mạngtháng Tám 1945 có 68 cặp chồng Mường vợ Việt; 63 cặp chồng Việt vợ Mường.J.Cuisiner cũng cho biết nông dân, cũng như quý tộc, đều có thể lấy một ngườikhác giống nòi làm vợ Người Thái sẵn lòng cho con trai và con gái họ lấy ngườiMường Rất tiếc là tác giả không đưa được các con số cụ thể
Ngày nay, trong quan hệ hôn nhân ở người Mường có những biến đổi, đãxuất hiện hôn nhân hỗn hợp dân tộc giữa người Mường với người Dao nhưngchiếm tỷ lệ không nhiều, khuynh hướng hai chiều trong cơ cấu kết hôn Việt -Mường vẫn là chủ yếu Tài liệu lấy từ các sổ hộ khẩu, hộ tịch của các xã thuộchuyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã minh chứng cho vấn đề này Tại xã Yên Sơn,Minh Đài, Xuân Đài, Long Cốc, huyện Thanh Sơn có 147 cặp chồng Mường vợViệt và 120 cặp chồng Việt vợ Mường Riêng xã Địch Quả, cũng thuộc huyện
Trang 38trên, có 200 cặp chồng Mường vợ Việt, 145 cặp chồng Việt vợ Mường, xã PhúcKhánh, huyện Yên Lập, có 69 cặp chồng Mường vợ Việt, 58 cặp chồng Việt vợMường Nguyên nhân chính là do sự cư trú xen cài Chính sự cư trú xen cài đãtạo điều kiện cho mối quan hệ giữa các tộc người nảy sinh, trên cơ sở đó cáccuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc có cơ hội phát triển Mặt khác, hai dân tộc Việt,Mường vốn có cùng một nguồn gốc lịch sử và mới tách khỏi nhau vào khoảngthời Bắc thuộc, tức trước thế kỷ X Như vậy, sự phát triển của hôn nhân hỗn hợpViệt - Mường theo khuynh hướng hai chiều là hiện tượng bình thường, khôngphải tất cả các dân tộc thiểu số ở nước ta đều có Thêm nữa, do sự giao lưu vănhóa phát triển, nhờ các hệ thống thông tin hiện đại, nhờ hệ thống giao thông, vậntải mở mang, nhờ trường học, báo chí, sách vở, những yếu tố văn hóa bên ngoàiảnh hưởng vào các bản làng, các gia đình, đã từng bước phá vỡ những nhận thứcxưa cũ, đóng kín một thời Và như một lẽ đương nhiên, việc thiết lập quan hệhôn nhân hỗn hợp dân tộc là hoàn toàn phù hợp, là kết quả của xu thế mới Nhìnchung, sau hôn nhân những cặp vợ chồng hỗn hợp dân tộc đều hạnh phúc, đầm
ấm Các cặp vợ chồng này đều cần cù làm ăn, lo lắng chăm sóc con cái Ngườicon gái Mường khi bước chân về nhà chồng (người Việt) đã sớm hòa nhập vớicộng đồng, từ cách làm ăn đến phong tục tập quán Dư luận xã hội Mường đềuđồng tình không nặng nề với những nam nữ Mường lấy người khác tộc
- Tính chất mua bán trong hôn nhân
ở người Mường, một cuộc hôn nhân thường trải qua nhiều giai đoạn, vớinhiều nghi lễ phức tạp, tiêu tốn nhiều tiền của Việc thách cưới khá nặng nề,ngoài những đòi hỏi của nhà gái về lương thực, thực phẩm, đồ dùng cá nhân thì
sự tiêu tốn về tiền bạc cũng khá lớn
Trang 39Việc định giá cô dâu hoàn toàn do nhà gái quyết định, nhà trai phải chấp
nhận, không có quyền nài bớt “lấy được con dâu hết ba trâu chín lợn” mà thành
ngữ Mường đã đúc kết cho thấy cô gái như một món hàng hoá Thật vậy, trướcđây nhà gái thường thách cưới khá cao không chỉ tiền mặt, mà còn cả trâu mộng,
bò cái, xanh đồng v.v ; ngoài ra còn phải có rượu, gạo, lợn, trầu cau Xưa kiakhông ít các chàng trai vì gia đình nghèo không lo đủ các khoản chi phí đànhcam chịu chia tay với người mình yêu Cũng không ít gia đình phải bán cả tàisản, ruộng vườn để có đủ số tiền cưới nộp cho nhà gái Như vậy, do tính chấtmua bán đã can thiệp trực tiếp vào các cuộc hôn nhân, cũng bởi vậy, người phụ
nữ được coi như một món hàng, một vật trao đổi Khi người phụ nữ đi lấy chồng,nhà gái mất đi một lao động, bù lại nhà trai phải trả cho nhà gái một số của cảingang giá Vì vậy, các cô gái khi về nhà chồng phải chiụ địa vị thấp kém Dotính chất mua bán của hôn nhân, do luật tục qui định rất nghiêm ngặt, nên việc ly
dị ít xảy ra trong xã hội Mường
Trong trường hợp xảy ra ly dị, nếu người vợ chủ động thì phải trả lại toàn
bộ lễ vật mà nhà chồng đã chi phí từ lúc ăn hỏi đến lúc cưới Nếu chồng chủđộng thì tài sản sẽ chia đôi
Tục ở rể
Việc ở rể (nghĩa là sau khi kết hôn, người chồng sang nhà vợ ở một thờigian, lao động cho gia đình vợ bù vào sự tổn thất nhân công lao động, do ngườicon gái đi lấy chồng) thường có ở một số dân tộc như Thái, Tày, Nùng.Theo tậptục, chàng rể bắt buộc phải sống ở nhà vợ trong một thời gian nhất định Vớingười Mường ở rể là do sự tự nguyện của chàng trai, và thường áp dụng chonhững gia đình sinh toàn con gái hoặc có con trai nhưng còn nhỏ
Trang 40Có hai hình thức ở rể:
- Làm cháu khúp nhà (ở rể vĩnh viễn) trong trường hợp nhà gái không có
con trai để lo hương hỏa, thờ cúng tổ tiên, thì người rể đời được hưởng toàn bộgia tài của nhà vợ và được coi như con trai Trong trường hợp này, nhà gáithường chủ động sắp đặt hôn nhân và mọi phí tổn cho đám cưới đều do nhà gái
lo liệu Theo luật tục, nhà trai không được đòi hoặc thách cưới
Đám cưới cũng được tổ chức hai lần, lần thứ nhất tổ chức bên nhà trai, côdâu phải sang nhà chú rể để lạy tổ tiên và họ hàng, mang biếu bố mẹ, anh em, họhàng bên chồng, một số vật dụng như chăn, màn, gối, đệm Nhà gái còn tổ chứcmột đoàn người sang nhà trai đón chàng rể về ở nhà trai, nàng dâu cũng phảilàm đầy đủ các thủ tục nghi lễ như khi chàng rể đi đón dâu; ngược lại, khi đónchàng rể về đến nhà gái, chàng rể phải làm đủ các nghi lễ như lúc nàng dâu vềnhà chồng Những đám cưới như thế thường tổ chức trong một ngày Ba ngàysau, chàng rể và nàng dâu quay về nhà trai làm lễ lại mặt Sau đó chàng rể về cưtrú bên nhà vợ, phải gánh vác mọi công việc của nhà vợ Bố mẹ vợ qua đờingười con rể không phải mang đồ cúng lễ, ngược lại bố mẹ anh ta qua đời nhà vợ
có nghĩa vụ đem đồ lễ đến cúng Về hình thức ở rể này người Mường có thànhngữ :
“Chăng có con tựa lấy con chạu vêền nối noóc
Chăng có con tựa sống với con mái dóc đời”
(Không có con trai lấy con rể về nối nóc,
Không có con trai sống với con gái suốt đời)
Hoặc: