Giới thiệu về “ Chương trình ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý được “ Hiện nay, nghề cá các nước trên thế giới đang hướng theo lời kêu gọi của Tổ Chức Nông
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DỰ ÁN SCAFI
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NGĂN CHẶN ĐÁNH CÁ BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO
CÁO VÀ KHÔNG QUẢN LÝ ĐƯỢC
HÀ NỘI 12/2007
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1 Giới thiệu về “ Chương trình ngăn chặn đánh bắt 1 bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý được “
2 Định nghĩa về đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo 1
và không quản lý được
2.1 Đánh bắt bất hợp pháp : 1
2.2 Không báo cáo : 2
2.3 Không quản lý được : 2
3 Tác hại của đánh bắt bất hợp pháp : 2
4 Hiện trạng nghề khai thác cá ở Việt Nam 3
và vấn đề đánh bắt bất hợp pháp
4.1 Hiện trạng nghề khai thác cá ở Việt Nam 3
4.2 Vấn đề phân chia biên giới biển giữa Việt Nam 4
và các nước trong khu vực :
4.3 Tình hình khai thác bất hợp pháp ở Việt Nam 5
4.3.1 Các tàu đánh cá Việt Nam khai thác vi phạm 5 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác
4.3.2 Tình hình vi phạm của các tàu đánh cá nước 6
ngoài vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
4.3.3 Khả năng hoạt động ở vùng biển Viễn Dương 7 của các tàu đánh cá Việt nam
4.3.4 Tình trạng sử dụng các ngư cụ và biện pháp khai thác có hại : 7
4.3.5 Kiểm soát tại các cảng : 8
4.3.6 Hệ thống quản lý nghề cá và các chính sách : 9
5 Trách nhiệm của các nước trong việc ngăn chặn 11 đánh bắt bất hợp pháp
5.1 Kế hoạch hành động quốc tế của FAO 11
5.2 Các văn bản luật quốc tế, vùng và Việt Nam 12 liên quan đến ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp
5.2.1 Ở cấp quốc tế và vùng : 12 5.2.2 Ở cấp quốc gia : 12
6 Kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam nhằm 13 ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp đến 2015
Trang 36.1 Mục tiêu: 13
6.2 Nội dung công việc cần thực hiện: 13
6.2.1 Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm 13 pháp luật liên quan đến ngăn chặn đấnh bắt bất hợp pháp
6.2.2 Củng cố hệ thống giám sát, kiểm tra và điều tra 14 6.2.3 Xây dựng năng lực 14 6.2.4 Bảo vệ nguồn lợi, hệ sinh thái biển và môi trường 15 6.2.5 Quản lý các hoạt động khai thác 15 6.2.6 Thu thập và trao đổi thông tin 16 6.2.7 Quản lý các cảng cá 17 6.2.8 Quản lý thị trường 17
7 Các đòi hỏi đặc biệt của các nước đang phát triển 17 cũng như của Việt Nam
Trang 4KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NGĂN CHẶN ĐÁNH CÁ BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ
KHÔNG QUẢN LÝ ĐƯỢC
1 Giới thiệu về “ Chương trình ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý được “
Hiện nay, nghề cá các nước trên thế giới đang hướng theo lời kêu gọi của
Tổ Chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) về phát triển nghề cá có trách nhiệm, nhằm hướng tới nghề cá bền vững Tuy nhiên, vấn đề đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý được (sau đây gọi tắt là đánh bắt bất hợp pháp - ĐBBHP) đang trở nên nghiêm trọng và có xu hướng tăng lên Việc đánh bắt bất hợp pháp có thể làm tổn hại các cố gắng bảo tồn và khôi phục trữ lượng các đàn cá ; Có thể làm thất bại các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về phát triển nghề cá của các quốc gia và các tổ chức quản lý nghề cá vùng ; Làm giảm hiệu quả trong bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm và dẫn đến huỷ hoại nghề cá
Chính vì những lý do trên mà nhiều cuộc họp của Uỷ ban Nghề cá của FAO đã được triệu tập để bàn các biện pháp ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp Ngày 2 tháng 3 năm 2001, Uỷ ban Nghề cá của FAO đã phê chuẩn “ Kế hoạch hành động quốc tế về ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp “ (IPOA-IUU) Đồng thời FAO cũng kêu gọi các quốc gia xây dựng “ Kế hoạch hành đông quốc gia “
Vấn đề này liên quan đến các hoạt động sau :
- Hoạt động đánh bắt cá bằng tàu trong hoặc ngoài nước ở vùng đặc quyền kinh tế của một nước mà không có giấy phép của nước đó hoặc vi phạm luật, qui định của nước sở tại
- Hoạt động đánh bắt được tiến hành bằng tàu của nước sở tại, mà nước này lại là thành viên của tổ chức quản lý nghề cá vùng có liên quan, nhưng hoạt động vi phạm các biện pháp bảo tồn và quản lý đã được các tổ chức và các nước thông qua, hoặc các điều khoản liên quan của luật quốc tế
- Vi phạm luật quốc gia hoặc các qui định quốc tế, bao gồm cả những điều cam kết của các nước tham gia đối với các tổ chức quản lý nghề cá trong vùng
có liên quan
Trang 52.2 Không báo cáo :
- Đánh bắt cá mà không báo cáo hoặc không có báo cáo cho cơ quan quản
lý Nhà nước có liên quan ; Vi phạm luật và qui định quốc gia
- Hoạt động trong vùng thuộc quyền kiểm soát của cơ quan quản lý nghề
cá vùng có liên quan, mà cơ quan này không nhận được báo cáo hoặc vi phạm qui định báo cáo của tổ chức đó
2.3 Không quản lý được :
- Hoạt động đánh cá trong vùng quản lý của cơ quan quản lý vùng có liên quan mà không phải là tàu của nước thành viên hoặc treo cờ của nước không phải là thành viên của tổ chức đó ; hoặc đánh bắt không phù hợp với các điều khoản bảo tồn và biện pháp quản lý của các tổ chức đó
- Đánh bắt trong vùng hoặc đánh bắt các đàn cá mà các biện pháp quản lý
và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sinh không cho phép theo qui định của luật quốc tế
3 Tác hại của đánh bắt bất hợp pháp :
Hoạt động khai thác cá bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý được đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trên qui mô toàn thế giới và ngay cả ở Việt Nam
Tác hại của khai thác bất hợp pháp biểu hiện ở nhiều mặt như sau :
- Các tàu ĐBBHP thường không tuân theo các qui định quản lý nghề cá ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp quốc tế
- Đánh bắt cả vào những vùng cấm, vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, những khu bảo tồn, các bãi đẻ Sát hại nhiều tôm, cá non tuổi, phá huỷ các rạn san hô, ảnh hưởng xấu đến môi trường biển
- Sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn qui định ; Sử dụng các phương pháp khai thác có hại ; sát hại nhiều loài quí hiếm, làm ảnh hưởng đến những nỗ lực duy trì và bảo tồn nguồn lợi cá
- Tàu ĐBBHP không tuân theo các nguyên tắc an toàn hàng hải, không đăng ký, không có quốc tịch hoặc khai thác không có giấy phép Tàu ĐBBHP thường tắt đèn khi khai thác ban đêm, dễ gây tai nạn đâm va trên biển
- Không bảo đảm quyền lợi cho thuỷ thủ, điều kiện sống và lao động của thuỷ thủ trên các tàu ĐBBHP rất thấp kém
- Do không tuân theo các qui tắc, tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế, không phải trả các chi phí về an toàn, xin giấy phép, bảo hiểm, kiểm tra , nên các tàu ĐBBHP thường có chi phí sản xuất thấp, các tàu này kiếm lợi bất công
so với những tàu chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Điều này đã tạo ra tấm gương xấu, càng kích thích cho đánh bắt bất hợp pháp phát triển và dẫn đến huỷ hoại nghề cá
- Bảo quản sản phẩm không tốt, không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tổn hại cho sức khoẻ người tiêu dùng
Trang 6- Theo ước tính của FAO, sản lượng khai thác của các tàu ĐBBHP chiếm tới 30% tổng sản lượng khai thác toàn cầu Hoặc hàng năm có tới 70.000 tấn cá ngừ khai thác ở Ấn Độ Dương không được báo cáo
Từ những tác hại nêu trên, rõ ràng cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia và các tổ chức quản lý nghề cá vùng để đưa ra các chương trình hành động nhằm ngăn chặn và chống lại đánh bắt bất hợp pháp ở mỗi quốc gia
và trên toàn thế giới
4 Hiện trạng nghề khai thác cá ở Việt Nam và vấn đề đánh bắt bất hợp pháp
4.1 Hiện trạng nghề khai thác cá ở Việt Nam
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành phát triển nhanh và năng động của nền kinh tế Việt Nam Trong thời kì 1994 – 2004, tổng công suất máy tàu đã tăng từ 1.443.950cv lên 4.723.264cv, tức là tăng gấp 3,27 lần , trong khi đó sản lượng khai thác tăng từ 878.474 tấn lên 1.724.200 tấn, tăng 1,96 lần
Hiện nay, số lượng tàu đánh cá lắp máy có 87.100 chiếc ( 12/2004 ) Tổng công suất máy tàu tăng trung bình 18,3% một năm trong suốt thập niên vừa qua
và công suất máy trung bình của một tàu đạt 55cv
Mặc dù có sự phát triển nhanh, nhưng nghề khai thác hải sản Việt Nam vẫn mang nặng tính chất của nghề cá qui mô nhỏ Các tàu công suất máy nhỏ hơn 90cv chiếm tới 84% tổng số tàu lắp máy trong toàn quốc, ngư trường hoạt động chủ yếu là vùng biển ven bờ, vì vậy vùng biển ven bờ đang bị khai thác quá mức, nguồn lợi thuỷ sản đang có nguy cơ bị cạn kiệt cả ở vùng ven bờ và xa
bờ
Trong thời gian qua, số lượng tàu cá phát triển một cách tự phát Mặc dù nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, nhưng vì nhiều lý
do về kinh tế, xã hội và việc làm, số lượng tàu cá cỡ nhỏ vẫn tăng bình quân
2300 chiếc/năm và số lượng ngư dân trực tiếp khai thác hải sản tăng bình quân khoảng 23.000 người/năm Điều này dẫn đến cạnh tranh trong khai thác hải sản vùng ven bờ ngày càng ráo riết, làm cho nguồn lợi hải sản bị suy kiệt nhanh chóng đã ảnh hưởng ngay đến nghề khai thác cá xa bờ Năng suất khai thác bị giảm sút cả ở vùng ven bờ và xa bờ Các hoạt động khai thác đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ, và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khai thác bất hợp pháp Vì cuộc sống trước mắt, ngư dân dùng mọi biện pháp để đánh bắt như giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác, đánh bắt vào cả những vùng cấm, vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, sử dụng cả những biện pháp khai thác có hại như chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác, đánh bắt tất cả các cỡ cá, kể cả những đàn cá non tuổi
Trang 7Sự suy giảm nguồn lợi cá đã ảnh hường trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề Tỉ lệ cá tạp trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 30-80% sản lượng đánh bắt tuỳ theo từng loại nghề Doanh thu của các hoạt động khai thác có xu hướng thấp dần
Tuy nhiên, một khó khăn lớn xuất phát từ đặc điểm của nghề cá Việt Nam, đó là nghề cá “ Đa loài, đa công cụ “ nên khó có thể áp dụng các mô hình quản lý của các nước Âu - Mỹ vào nghề cá Việt Nam Với gần 70.000 tàu đánh
cá cỡ nhỏ hoạt động ven bờ, việc kiểm tra, kiểm soát không phải là dễ dàng Hơn nữa, các tàu nhỏ này có thể bán cá ở bất cứ đâu mà không cần cập các cảng, nên việc quản lý tàu càng khó khăn hơn Ngư dân rất nghèo, trình độ học vấn thấp, cũng là những khó khăn khi áp dụng các hình thức xử phạt
Từ những phân tích trên cho thấy, cần phải có ngay chương trình hành động cụ thể để quản lý, giám sát, kiểm tra sự hoạt động của các tàu cá; bảo tồn
và duy trì nguồn lợi hải sản, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý được sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam và qui định quốc tế
4.2 Vấn đề phân chia biên giới biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực :
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán
về biên giới trên đất liền và trên biển với nhiều quốc gia láng giềng
Đối với việc phân định trên biển, Việt Nam đã kí được một số văn kiện quan trọng như :
- Tuyên bố của Chính phủ nước cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ( Ngày 12/11/1982 )
- Tuyên bố của Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ( ngày 12/5/1977 )
- Ngày 7/7/1982, Việt Nam và Cămpuchia đã ký hiệp định về vùng nước lịch sử giữa 2 nước
- Ngày 5/6/1992, tại vòng đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ở Kualalumpua Việt Nam và Malaysia đã ký bản nghi nhớ về thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn
- Ngày 9/8/1997, Việt Nam Và Thái lan đã ký hiệp định về biên giới biển Việt Nam – Thái lan
Trang 8- Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa chính phủ 2 nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã được ký ngày 25/12/2000
- Hiệp định giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Indonesia về phân định thềm lục địa giữa 2 nước đã được ký ngày 26/6/2003
Như vậy Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng hết sức mình để xác định các đường biên giới trên biển, phân chia chủ quyền trên các vùng biển với các nước liên quan, ổn định tình hình an ninh quốc phòng, vùng đặc quyền kinh
tế và ổn định các hoạt động nghề cá
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số vùng chưa hoàn thành việc phân định ranh giới trên biển, nên vẫn có sự tranh chấp và va chạm trong hoạt động nghề
cá
4.3 Tình hình khai thác bất hợp pháp ở Việt Nam
4.3.1 Các tàu đánh cá Việt Nam khai thác vi phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác
+ Nguyên nhân vi phạm :
Hiện nay hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều gặp phải tình trạng khai thác quá mức và dư thừa năng lực khai thác (dư thừa số lượng tàu đánh cá) Vì vậy, nguồn lợi thuỷ sản đang ngày càng cạn kiệt, năng suất khai thác có xu hướng thấp dần, cộng với chi phí săng dầu tăng cao đã đẩy các tàu đánh cá vào nguy cơ thua lỗ khi tiến hành các hoạt động khai thác trên biển Những điều trên đã kích thích các tàu đánh cá tìm các ngư trường có nguồn lợi phong phú hơn và dẫn đên việc vi phạm vùng đặc quyên kinh tế của nước khác
Các tàu vi phạm thường có năng suất khai thác cao hơn các tàu không vi phạm từ 30-50% Chính điều này lại càng kích thích sự vi phạm tăng lên Vì vậy, để có thể quản lý tốt được các hoạt động khai thác cá, ngăn chặn việc đánh bắt bất hợp pháp, Chính phủ các nước cần có những chương trình hành động ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp (IUU)
Chính phủ Việt nam đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn các tàu Việt Nam đánh bắt bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế của nước khác Cụ thể là :
- Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho ngư dân các tàu đánh cá xa bờ về ranh giới phân định trên biển giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực
- Tiếp tục đàm phán với các nước láng giềng để phân định rõ các khu vực chồng lấn hay còn đang tranh chấp
Trang 9- Phổ biến cho ngư dân về nội dung các hiệp định đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực
- Vận động các chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu lớn, khai thác xa bờ ký bản cam kết không vi phạm các qui định của luật quốc gia và luật pháp quốc tế
Tuy nhiên, nhà nước vẫn chưa trang bị được những phương tiện kiểm tra hữu hiệu nên việc các tàu đánh cá Việt Nam vi phạm và đánh cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác vẫn xẩy ra Các tàu đánh cá Việt Nam bị bắt giữ chủ yếu do họ khai thác ở vùng ranh giới biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng; Ngoài ra còn bị bắt ở vùng biển còn đang tranh chấp
Do nỗ lực thực hiện các biện pháp ngăn chặn đánh bắt IUU của Việt Nam
và các nước trong khu vực, số lượng các tàu vi phạm gần đây có xu hướng giảm dần
4.3.2 Tình hình vi phạm của các tàu đánh cá nước ngoài vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
+ Tình hình vi phạm :
Khoảng trước năm 2000, khi lực lượng tàu khai thác xa bờ của Việt Nam còn chưa phát triển, thì hiện tượng các tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam diễn ra khá phổ biến trên toàn bộ vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam Đến nay, khi số lượng các tàu đánh cá cỡ lớn của Việt Nam đã tăng nhanh chóng, ở một số vùng như vùng biển Đông – Tây Nam Bộ, nguồn lợi thuỷ sản ở vùng xa bờ này của Việt nam cũng đã bị khai thác tới mức, lợi nhuận thu được của hoạt động nghề cá không còn hấp dẫn nữa, thì
số lượng các tàu nước ngoài xâm nhập vào vùng biển Đông – Tây Nam bộ cũng
bị giảm đi rõ rệt Trong khi đó, vùng biển Vịnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ, do qui
Trang 10mô các tàu cá Việt Nam ở đây còn nhỏ bé, nên các tàu nước ngoài vẫn tiếp tục
vi phạm, đánh bắt sâu vào vùng nước ven bờ của Việt Nam
là 82 chiếc, chiếm 0,1% tổng số tàu thuyền đánh cá
Như vậy, sự hoạt động của các tàu đánh cá Việt Nam ở vùng biển Viễn dương là rất ít Sản lượng khai thác được chủ yếu là các nghề như : Câu vàng cá ngừ đại dương; Câu mực xà
Hiện nay, Việt Nam cũng đang xem xét kế hoạch nghiên cứu thăm dò phát triển đội tàu khai thác viễn dương trong tương lai, đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp đối với các tàu này
4.3.4 Tình trạng sử dụng các ngư cụ và biện pháp khai thác có hại :
- Hầu hết các ngư cụ được sử dụng trong thực tế đều vi phạm qui định về kích thước mắt lưới Do nguồn lợi bị giảm sút, nên ngư dân có xu hướng giảm kích thước mắt lưới để tận thu sản lượng, vì vậy tỉ lệ cá tạp và cá nhỏ trong mẻ lưới cao Tỉ lệ cá tạp so với sản lượng cá của mẻ lưới chiếm 60-80% trong lưới kéo tôm; 40-80% trong lưới kéo cá; 90% trong lưới kéo đáy; 90-93% trong te xiệp
- Các rạn san hô, dải có biển vẫn đang bị suy thoái và bị phá huỷ bởi những hoạt động đánh bắt bất hợp lý