1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Án Kiến Trúc Chính Quyền Điện Tử Tỉnh Bắc Ninh

120 842 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 của Chính phủ trong đó có chỉ đạo Bộthông tin và Truyền thông “trên cơ sở thành công của mô hình thí điểm Chínhquyền điện tử tại Đà Nẵng, tổ chức nhân r

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ ÁN KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH

Bắc Ninh, tháng 9/2016

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

PHẦN I HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC NINH 12

I Thiết bị và hạ tầng mạng 12

II Phần mềm và cơ sở dữ liệu 17

III Nhân lực về công nghệ thông tin 20

PHẦN II KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH 22

I Các xu hướng phát triển chung về công nghệ thông tin 22

1.1 Xu hướng phát triển mạng truy nhập băng rộng và mạng di động băng rộng 22 1.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây 22

1.3 Xu hướng hội tụ thiết bị điện tử và viễn thông 23

1.4 Xu hướng phát triển Chính phủ điện tử 23

1.5 Xu hướng ứng dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số 24

1.6 Xu hướng phát triển thương mại điện tử 24

1.7 Xu hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở 25

II Tổng quan về kinh nghiệm xây dựng CQĐT tại Đà Nẵng 25

III Định hướng ứng dụng CNTT trong Chính quyền 26

3.1 Định hướng của Chính phủ 26

3.2 Định hướng của tỉnh Bắc Ninh 27

IV Tầm nhìn chiến lược xây dựng hệ thống Chính quyền điện tử 27

4.1 Tầm nhìn hệ thống CQĐT Quốc gia 27

4.2 Chiến lược xây dựng hệ thống CQĐT Tỉnh Bắc Ninh 30

V Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh 33

5.1 Sơ đồ tổng thể Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh 33

5.2 Nền tảng triển khai CQĐT tỉnh Bắc Ninh 34

5.2.1 Nền tảng dịch vụ CQĐT 35

5.2.2 Nền tảng tích hợp ứng dụng 37

5.2.3 Nền tảng phát triển ứng dụng 39

5.2.4 Kiến trúc ứng dụng nền tảng triển khai CQĐT tỉnh Bắc Ninh 41

5.3 Mô tả chi tiết các thành phần ứng dụng trong kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh 50

5.3.1 Người Sử Dụng Hệ Thống 50

5.3.2 Các Kênh truy cập thông tin, dịch vụ 51

5.3.3 Giao diện tương tác 51

Trang 3

5.3.6 Các Dịch vụ dữ liệu 62

5.3.7 Dịch vụ tích hợp ứng dụng tổng thể 63

5.3.8 Cơ sở hạ tầng 63

5.3.9 Giám sát mô hình tổng thể 65

5.4 Yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ đối với các thành phần trong Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh 65

5.4.1 Các yêu cầu về nghiệp vụ 65

5.4.2 Các yêu cầu về Kỹ thuật 67

5.5 Các yêu cầu đối với các thành phần kiến trúc ở mức logic và đề xuất các giải pháp triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh 69

5.5.1 Các yêu cầu ở mức logic 69

5.5.2 Đề xuất giải pháp triển khai 74

5.6 Nguyên tắc và minh họa triển khai các ứng dụng CQĐT trên nền tảng CQĐT tỉnh Bắc Ninh 76

5.6.1 Các nguyên tắc chung cho các ứng dụng 76

5.6.2 Các nguyên tắc cho các ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng Hỗ trợ xử lý nghiệp vụ 77

5.6.3 Các nguyên tắc cho ứng dụng lõi dùng chung 79

5.7 Các tiêu chuẩn CNTT áp dụng cho Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh 79

5.7.1 Các tiêu chuẩn quy trình nghiệp vụ 80

5.7.2 Các tiêu chuẩn dữ liệu 82

5.7.3 Các tiêu chuẩn ứng dụng 83

5.7.4 Các tiêu chuẩn tích hợp ứng dụng 85

5.7.5 Các tiêu chuẩn mạng 86

5.7.6 Các tiêu chuẩn an toàn 87

PHẦN III GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐẦU TƯ 88

I Giải pháp và nội dung đầu tư về hạ tầng 88

II Giải pháp và nội dung đầu tư về dịch vụ dữ liệu 88

2.1 Thiết kế CSDL tập trung tỉnh Bắc Ninh 88

2.2 CSDL Bảng mã dùng chung 89

2.3 Xây dựng CSDL dùng chung 90

2.4 Xây dựng CSDL Cán bộ 91

2.5 Xây dựng CSDL Công dân 91

2.6 Xây dựng CSDL Doanh nghiệp 92

III Giải pháp và nội dung đầu tư về dịch vụ nền tảng 92

IV Giải pháp và nội dung đầu tư về dịch vụ ứng dụng 93

V Giải pháp và nội dung đầu tư về kênh giao tiếp 108

VI Cơ chế, chính sách 109

VII Đào tạo và truyền thông 109

Trang 4

PHẦN IV DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN 111

I Căn cứ dự toán 111

II Khái toán kinh phí thực hiện và phương án tài chính 112

PHẦN V TỔ CHỨC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 114

I Lộ trình triển khai 114

II Tổ chức triển khai 115

PHẦN VI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 119

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 121

Trang 5

MỞ ĐẦU

I Đặc điểm tình hình tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh với diện tích 823.1 km² với tổng dân số năm 2015 là1.154.660 người, trong đó tổng dân số độ tuổi học đại học là 114.604 người.Tổng số hộ gia đình là 331.079 hộ

Bộ máy chỉnh quyền Tỉnh bao gồm 21 cơ quan cấp Tỉnh, 08 cấp huyện(trong đó bao gồm UBND thành phố Bắc Ninh, UBND Thị xã Từ Sơn và 06huyện) và 126 xã/ phường/ thị trấn

Tỉnh Bắc Ninh có thành tựu phát triển kinh tế - xã hội với những con sốrất ấn tượng Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, quy mô kinh tế tăng nhanh và cơcấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tăng trưởng kinh tế ở Bắc Ninh hiện nay duy trì ở mức hai con số Năm

2016, GRDP đã đạt 127.690 tỷ đồng, gấp 63 lần năm 1997 và xếp thứ 6 toànquốc

Nền kinh tế công nghiệp phát triển với tốc độ cao là động lực tăngtrưởng kinh tế đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cảnước Tỉnh Bắc Ninh là nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp quy mô cấpquốc gia, nổi bật là các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử lớn

Hệ thống hạ tầng giao tông và phát triển đô thị được đầu tư và phát triểnmạnh mẽ ở tỉnh Bắc Ninh tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi liên kết BắcNinh với Hà Nội và các tỉnh thành lân cận

Song song với sự phát triển của kinh tế công nghiệp, thị trường hàng hóa

và dịch vụ mở rộng, ngoại thương có bước đột phá mạnh mẽ đưa Bắc Ninhhội nhập với kinh tế thế giới Mạng lưới viễn thông và hạ tầng CNTT đượcđầu tư mới đã góp phần đảm bảo liên lạc thống suốt trên địa bàn tỉnh, rút ngắnkhoảng cách giữa thành thị và nông thôn

Việc cải cách hành chính ở Bắc Ninh được tiến hành một cách mạnh mẽ

và đồng bộ Tỉnh đang từng bước xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh,nâng cá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công, tăng cường

Trang 6

công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí Đổi mới nâng cao chất lượng,hiệu quả quản lý điều hành, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc của Nhândân từ cơ sở Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, cáccấp, các ngành sâu sát, giúp đỡ cơ sở, chủ động ngăn ngừa và giải quyết kịpthời các vấn đề nảy sinh, đặc biệt là ở những nơi khó khăn và có diễn biếnphức tạp Tiếp tục triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo điều kiện

để Nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia các hoạt động kinh

tế và xây dựng chính quyền Đổi mới, nâng cao năng lực quản lý, điều hành

và phong cách lãnh đạo của chính quyền các cấp Cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành chính công;chủ động hội nhập quốc tế; đánh giá mức độ hài lòng của nhân dân đối vớidịch vụ công: Duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)nằm trong nhóm tốt, đồng thời cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hànhchính công (PAPI); lấy chất lượng và hiệu quả phục vụ và nâng cao mức hàilòng của người dân và doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá, đáp ứng yêu cầuphát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộcsống của người dân dựa trên những nỗ lực và thành tựu trong phát triển pháttriển kinh tế - xã hội, xây dựng hình ảnh Bắc Ninh phát triển toàn diện 23Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nêu cao vai trò,trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đẩy mạnh công tác tuyêntruyền; thực hiện tốt việc kê khai tài sản; phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thểgiữa các cấp chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ; công khai, minh bạch các

cơ chế chính sách Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, tăng cường pháthiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm

II Sự cần thiết xây dựng đề án

“Xác định công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu tạo lập phươngthức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trongnhững động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần

Trang 7

đất nước” (trích Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trịkhóa XI, về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêucầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế) Ngày 14/10/2015, Chính phủban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử trong đó giao nhiệm

vụ cho UBND các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách cho việc xây dựng Chínhquyền điện tử, triển khai cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử

Nhằm đôn đốc các tỉnh triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo tinhthần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 36a, Văn phòng Chính phủ đã cóCông văn số 9471/VPCP-KGVX ngày 16/11/2015 về việc triển khai thựchiện Nghị quyết về Chính phủ điện tử; Công văn số 2779/VPCP-KGVX ngày22/4/2016 về ban hành Danh mục các dịch vụ công trực tuyến thực hiện năm

2016, trong năm 2016, các tỉnh phải triển khai thực hiện 44 nhóm dịch vụcông trực tuyến mức độ 3, 4 Thêm nữa, nhằm tiếp tục cải thiện môi trườngkinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2016, Chủtịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm cảithiện môi trường kinh doanh, khẩn trương khai trương một số dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 3, 4

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo hướng

tự xây dựng, đầu tư mới hệ thống dịch vụ công trực tuyến sẽ gặp rất nhiềukhó khăn do tỉnh Bắc Ninh chưa có kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trựctuyến và không thể hoàn thành xong trong năm 2016 Do vậy Sở Thông tin vàTruyền thông đề xuất phương án triển khai theo hướng sử dụng nền tảngchính quyền điện tử, kinh nghiệm triển khai chính quyền điện tử và dịch vụcông trực tuyến của thành phố Đà Nẵng để triển khai trên địa bàn tỉnh BắcNinh

III Căn cứ pháp lý để xây dựng đề án

Các văn bản của Trung ương:

Chính phủ ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ

về Chính phủ điện tử có chỉ đạo “Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối vàliên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ điện tử cấp tỉnh, cấp

Trang 8

huyện, cấp xã Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp chohoạt động của chính quyền điện tử cáp cấp”

Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 của Chính phủ trong đó có chỉ đạo Bộthông tin và Truyền thông “trên cơ sở thành công của mô hình thí điểm Chínhquyền điện tử tại Đà Nẵng, tổ chức nhân rộng ra các địa Phương và Bộ, cơ quantrong cả nước”;

Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về nhữngnhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lựccạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;

Công văn 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyềnthông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản1.0, làm cơ sở để các tỉnh, thành xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử;

Công văn số 2348/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 của Bộ Thông tin vàTruyền thông về hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cáp Bộ,mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các văn bản quản lýliên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh cụ thể:

- Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển Công nghệ thông tin tỉnh BắcNinh;

- Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 30/1/2011 của Ủy ban nhân dântỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định đánh giá mức độ ứng dụng công nghệthông tin của các cơ quan, đơn vị, địa phương tỉnh Bắc Ninh;

- Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 30/1/2011 của Ủy ban nhân dântỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tửtrong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Ninh;

- Quyết định số 345/2013/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của Ủy ban nhân dântỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định chế độ nhuận bút trên địa bàn tỉnh BắcNinh;

Trang 9

- Quyết định số 358/2013/QĐ-UBND ngày 30/9/2013 của Ủy ban nhân dântỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan,đơn vị, địa phương về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơquan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

- Chương trình thực hiện số 39-Ctr/TU ngày 26/02/2013 của Ban Thường

vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) về Phát triển KH&CNphục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướngXHCN và hội nhập quốc tế;

- Chương trình hành động số 77/Ctr-TU ngày 27/4/2015 của Ban Thường

vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị

về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững và hội nhập quốc tế

- Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 25/04/2016 của Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tincủa cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh năm 2016;

- Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 của Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triểnBưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020;

- Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dântỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch nguồn nhân lực Công nghệ thông tintỉnh Bắc Ninh đến năm 2020;

- Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 30/1/2011 của Ủy ban nhân dântỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tronghoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

- Bắc Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện đề án “ĐưaViệt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông”;

- Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnhBắc Ninh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 77/Ctr-

TU ngày 27/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số

Trang 10

36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triểncông nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Quyết định 1417/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnhBắc Ninh về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnhBắc Ninh

- Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của tỉnhBắc Ninh

IV Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

4.1 Mục tiêu của đề án

a Mục tiêu chung

Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng chínhphủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 Căn cứ Quyết định

số 1796/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh

về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính viễn thông

và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số36/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việcphê duyệt Quy hoạch nguồn nhân lực Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm2020; UBND Tỉnh Bắc Ninh lấy đó làm cơ sở cốt lõi để xây dựng chính quyềnđiện tử của Tỉnh, gồm các mục tiêu tổng quát sau:

- Đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT nhằm phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa, cải cách hành chính, có kế hoạch đồng bộ với sựphát triển chung của chính phủ; hướng tới chính quyền tỉnh Bắc Ninh là một

“Chính quyền điện tử” có nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và tổ chức; đáp ứng đầy đủ nhucầu thông tin trong mọi mặt của đời sống xã hội;

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trên cơ sở bảođảm tính kế thừa, tận dụng những thành tựu, kết quả đã có, phù hợp với các chiến

Trang 11

lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyềnthông của Tỉnh để phát triển Chính quyền điện tử;

- Đảm bảo sẵn sàng và duy trình nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn

để đảm bảo vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống Chính quyền điện tử;

- Xây dựng chính quyền điện tử của Tỉnh gắn với xây dựng Trung tâm dịch

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt chohoạt động Chính quyền điện tử

- Xây dựng các kênh giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, côngdân

4.2 Nhiệm vụ của đề án

a Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

b Xây dựng hệ thống phần mềm đồng bộ

c Cung cấp các Dịch vụ hành chính công mức độ cao cho người dân

d Kết nối doanh nghiệp, người dân với cơ quan nhà nước

4.3 Đối tượng áp dụng, phạm vi và quy mô đề án

a Đối tượng áp dụng

b Phạm vi, quy mô

Trang 12

PHẦN I HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC NINH

Sơ đồ tổng thể:

- Sử dụng chung hệ thống điện với tòa nhà, nguồn điện của Trung tâm được cấp từ tủ điện tầng 3 bằng cáp 2x10mm2 , có hệ thống lưu điện với công suất 40 KVA/32 KW cho toàn bộ hệ thống

b) Hạ tầng thiết bị và phần mềm thương mại:

- Hệ thống máy chủ, thiết bị và phần mềm, gồm:

Trang 13

+ Máy chủ hệ thống cổng thông tin điện tử;

+ Máy chủ hệ thống quản lý văn bản điều hành;

+ Máy chủ Lotus VPUBND, máy chủ hội nghị truyền hình, máy chủ dùng để thử nghiệm và máy chủ Thanh tra tỉnh,

+ Các thiết bị lưu trữ, switch, firewall,

- Hệ thống tủ Rack: đã có 5 tủ Rack để đặt các máy chủ

- Hệ thống đường truyền: sử dụng 2 đường truyền là đường truyền mạng

số liệu chuyên dùng - VNPT Bắc Ninh và đường truyền leased line - Viettel

Thiết bị và các phần mềm bao gồm:

Form factor: Rack

Processor: 2 x Intel Xeon E5-2630 (6C 2.3 GHz 15MB Cache

1333MHz; Up to 2 processors / 48 cores)

Memory: 24GB PC3-10600 DDR3; Up to 768GB.

Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up

to 16 Drives + 600GB 2.5in SFF G2HS 10K 6Gbps SAS

HDD

Form factor: Rack

Processor: 2 x Intel Xeon E7-2870 up to 2.4 GHz (10-core);

Up to 2 Processor / 20 cores

Memory: 64 GB PC3-10600 DDR3; Up to 2TB.

Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up

to 16 Drives + 600GB 2.5in SFF G2HS 10K 6Gbps SAS

HDD

Form factor: Rack

Processor: 2 x Intel Xeon E5-2630 (6C 2.3 GHz 15MB Cache

1333MHz; Up to 2 processors / 48 cores)

Trang 14

TT Hạng mục Mã hiệu Số lượng

Memory: 24GB PC3-10600 DDR3; Up to 768GB.

Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up

to 16 Drives + 600GB 2.5in SFF G2HS 10K 6Gbps SAS

HDD

Form factor: Rack

Processor: 2 x Intel Xeon E5-2630 (6C 2.3 GHz 15MB Cache

1333MHz; Up to 2 processors / 48 cores)

Memory: 16GB PC3-10600 DDR3; Up to 768GB.

Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up

to 16 Drives

Form factor: Rack

Processor: 2 x Intel Xeon E5-2630 (6C 2.3 GHz 15MB Cache

1333MHz; Up to 2 processors / 48 cores)

Memory: 16GB PC3-10600 DDR3; Up to 768GB.

Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up

to 16 Drives

- 48 Ethernet 10/100/1000 ports

- 4 SFP-based Gigabit Ethernet ports

- 32-Gbps, high-speed stacking bus

- RAM: 128MB; Flash: 32MB

McAfee Firewall Enterprise S3008

1 bộ

Công suất: 20kVA/14kW, 3 pha vào, 1 pha ra (online)

Trang 15

- Loại 42U, 19 inch, màu đen, kích thước 2000x600x1070mm

512MB Cache/RAID 5 Upgrade for IBM System

Ổ cứng SATA 4 x Enterprise 3.5" SATA 6Gb/s HDD, 3TB, 7200RPM

Bảo hành NAS 3 năm

3 Antivirus Server/PC License cài đặt cho máy chủ (03 năm) License 5

Antivirus cho máy chủ Windows, quản trị tập trung

Quản lý sự kiện

Incident Manager Bao gồm chi phí: Cài đặt, tích hợp hệ thống, hướng dẫn chuyển giao công nghệ và hỗ trợ, bảo trì trong 1 năm

Phân tích mạng

Network Analyzer Bao gồm chi phí: Cài đặt, tích hợp hệ thống, hướng dẫn chuyển giao công nghệ và hỗ trợ, bảo trì trong 1 năm

Quản trị Log

Log Server Bao gồm chi phí: Cài đặt, tích hợp hệ thống, hướng dẫn chuyển giao công nghệ và hỗ trợ, bảo trì trong 1 năm

Nền tảng - Hệ điều hành server: CentOS

(Linux)

Trang 16

TT Hạng mục Mã hiệu Số lượng

- Máy chủ: sẵn có của đơn vị

- Sơ đồ kết nối mạng tại Trung tâm THDL:

c) Hệ thống điều hòa và chữa cháy:

- Hệ thống điều hòa: được trang bị 2 điều hòa nhiệt độ với tổng công suất 48.000 BTU, 1 quạt thông gió, 1 quạt trần, và có thêm hệ thống điều hòa chính xác loại thổi sàn Liebert 1030DA-Emerson với công suất 30KW giúp duy trì thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định 24/7

- Hệ thống chữa cháy bằng khí gồm: hệ thống báo cháy điều khiển chữa cháy khí Notifier; hệ hống chữa cháy khí FM-200 Kidde và các phụ kiện giúp đảm bảo an toàn cho các thiết bị trong Trung tâm THDL

Trang 17

- Hệ thống cáp mạng: chưa có hệ thống thang máng cáp tiêu chuẩn, tất cả các dây mạng đi trên mặt sàn ở mức tương đối gọn gàng.

- Hệ thống phát hiện rò rỉ, ngập nước: chưa được trang bị

- Hệ thống bảo vệ an ninh: được trang bị 2 camera giám sát từ năm 2003, nhưng đã hỏng

II Phần mềm và cơ sở dữ liệu

2.1 Hiện trạng phần mềm tại tỉnh Bắc Ninh

Các ứng dụng phần mềm đang được triển khai tại Bắc Ninh có thể tóm tắt nhưsau:

- Mức sử dụng chưa cao

- Hệ thống hoạt động chậm

- Chưa sử dụng tính năngliên thông giữa các đơn vị

- Mức sử dụng chưa cao

- Chưa đồng nhất và chưaliên thông giữa các đơn vị

Nâng cấp vào năm 2015 - Tương đối ổn định

- Đáp ứng nhu cầu của Tỉnh

Bảng 1: Bảng hiện trạng ứng dụng phần mềm tại Bắc Ninh

Chi tiết các ứng dụng như sau:

a Quản lý văn bản điều hành:

Trang 18

- Địa điểm hosting: Trung tâm dữ liệu tỉnh

- Thời điểm vận hành: bắt đầu vận hành chính thức từ đầu năm 2014

- Phạm vi ứng dụng: đã cung cấp khoảng 3 nghìn tài khoản, ứng dụng tại các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố (các xã chưa dùng)

- Thực tế sử dụng: mức độ sử dụng chưa cao, một số Sở đã triển khai nhưng thực tế không dùng hoặc dùng rất ít, chủ yếu dùng cho văn bản đến và nội bộ trong đơn vị, chưa dùng liên thông giữa các đơn vị

- Các tồn tại hạn chế: hệ thống chậm và không ổn định, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thực tế hiện tại, do một số nguyên nhân khách quan, chủ quan như sau:

Hệ thống chưa tối ưu, tốc độ chậm (ví dụ khi upload file dung lượng lớn)

Lãnh đạo các cơ quan chưa quyết tâm triển khai ứng dụng trong đơn vị

- Kế hoạch, dự kiến: dự kiến mở rộng triển khai tới cấp xã

b Một cửa điện tử

- Địa chỉ: http://motcua.bacninh.gov.vn/

- Đơn vị cung cấp : Trung tâm CNTT Viễn thông Tỉnh

- Công nghệ: NET, SQL Server

- Chủ đầu tư, Đơn vị vận hành: Sở Nội Vụ

- Địa điểm hosting: Sở Nội Vụ

- Thời điểm vận hành: hiện vận hành song song 2 hệ thống cũ và mới (đều

do một nhà thầu cung cấp trên cùng một công nghệ):

Hệ thống cũ: triển khai từ khoảng năm 2000, theo mô hình phântán, server đặt tại từng đơn vị, hệ thống này đang vận hành tại cáchuyện, thị xã, thành phố và 1 số xã

Hệ thống mới: trển khai từ năm 2015, theo mô hình tập trung,server đặt tại sở Nội vụ, hệ thống này đang vận hành tại một số sở,ngành

- Tính liên thông: chưa liên thông giữa các đơn vị

Trang 19

- Thực tế sử dụng: theo đánh giá chung thì mức độ sử dụng chưa cao, còn nhiều sở ngành chưa ứng dụng

- Hiện Sở Khoa học Công nghệ đang triển khai thí điểm 40 DVCTT cho một số sở, thực hiện từ giữa năm 2015 trên công nghệ: NET, SQL

Server Vấn đề tồn tại là triển khai trên mô hình không tập trung, đơn lẻ tại từng đơn vị (dùng hạ tầng kỹ thuật của của mỗi đơn vị)

d Hệ thống thư điện tử

- Địa chỉ: http://mail.bacninh.gov.vn

- Công nghệ: mã nguồn mở

- Đơn vị vận hành: Trung tâm CNTT – Sở TTTT

- Địa điểm hosting: Trung tâm dữ liệu tỉnh

- phạm vi ứng dụng: đã cấp tài khoản cho khoảng 6000 user (bao gồm các CBCCVC cấp huyện và cấp xã, sở ngành và các đơn vị sự nghiệp) nhưngthực tế mức độ sử dụng hằng ngày băng hộp mail này của cán bộ là chưa cao

- Nhu cầu đáp ứng: Đã đáp ứng được yêu cầu

- Kế hoạch, dự kiến: Không

e Cổng thông tin

- Địa chỉ: http://bacninh.gov.vn

- Đơn vị cung cấp : liên danh TEC-FPT

- Công nghệ: Liferay 6.0

- Chủ đầu tư, Đơn vị vận hành: Trung tâm CNTT – Sở TTTT

- Địa điểm hosting: Trung tâm dữ liệu tỉnh

- Thời điểm vận hành: bắt đầu vận hành chính thức từ đầu năm 2015

Trang 20

- Nhu cầu đáp ứng, phạm vi ứng dụng: hệ thống đáp vận hành tương đối

ổn định đáp ứng nhu cầu, phạm vi bao gồm cổng của Tỉnh và hơn 40 cổng thành phần của các huyện, thị xã, thành phố

2.2 Hiện trạng cơ sở dữ liệu tỉnh Bắc Ninh

- Nhìn chung CSDL đang nhỏ lẻ và rải rác tại các đơn vị chuyên ngành, chưa có CSDL dùng chung, các cơ sở dữ liệu nằm riêng lẻ trong các ứng dụng chuyên ngành:

- Sở TNMT: đang làm dữ liệu đất đai (chưa xong)

- Sở KHĐT: có CSDL về ĐKKD chung toàn quốc, chưa được chia sẻ cho các đơn vị khác trong tỉnh

- Sở Tư pháp: hiện đã triển khai phần mềm Hộ tịch, nên nhìn chung đã có CSDL Hộ tịch ở mức cơ bản Phần mềm Hộ tịch triển khai từ năm 2012,

do nhà thầu FPT thực hiện

- CSDL công dân: chưa có

III Nhân lực về công nghệ thông tin

Tỉnh Bắc Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển Công nghệ thông tin tỉnh

có 18 thành viên, trong đó Trưởng ban là đồng chí Phó chủ tịch thường trực Ủyban nhân dân tỉnh, Phó trưởng ban thường trực là đồng chí Giám đốc Sở Thông tin

và Truyền thông Ngoài ra, các thành viên còn lại là lãnh đạo các sở, ngành, ủy bannhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Đối với cấp sở, 25/25 sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,thành phố có Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử thành phần Đối với cấp huyện,phòng Văn hóa Thông tin đã chủ động tham mưu 8/8 ủy ban nhân dân cấp huyệnthành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển Công nghệ thông tin và Ban biên tậpcổng thông tin điện tử cấp huyện Các ban chỉ đạo, ban biên tập đã chỉ đạo kháthường xuyên, có hiệu quả các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chứccập nhật kịp thời một số thông tin trên các trang thông tin điện tử

Hiện nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị đã bố trí được cán bộ chuyên trách về

Trang 21

43/52 cán bộ trong biên chế; 09/52 cán bộ hợp đồng Có 03 sở có bộ phận chuyêntrách về công nghệ thông tin riêng là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính,

Sở Giáo dục và Đào tạo; riêng Sở Tài nguyên Môi trường thành lập Trung tâm Kỹthuật – Công nghệ thông tin Về trình độ chuyên môn, có 08 cán bộ có trình độ trênđại học, 41 cán bộ có trình độ đại học, 03 cán bộ có trình độ cao đẳng Hầu hết cán

bộ chuyên trách về công nghệ thông tin được đào tạo đúng chuyên ngành về côngnghệ thông tin như: điện tử viễn thông, tin học, công nghệ thông tin, toán tin ứngdụng…

Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Nội vụ và các đơn vịliên quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin nhằm bồi dưỡngnghiệp vụ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, kỹ năng ứng dụng công nghệthông tin, quản trị chuyên sâu cho các cán bộ, công chức, viên chức Thông quaviệc triển khai các dự án công nghệ thông tin, các cán bộ, công chức, viên chứccũng thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn về kiến thức, kỹ năng công nghệthông tin liên quan, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tuy nhiên, với những tồn tại của hệ thống thông tin nêu trên, trong thời giantới hàng loạt các CSDL dùng chung cho toàn tỉnh, các CSDL nền tảng, các dịch vụnền tảng, các dụng phần mềm, các dịch vụ công trực tuyến và cài đặt sử dụng nềntảng eGov Platform thì nguồn nhân lực hiện tại của Tỉnh không đáp ứng và cầnphải tiếp tục được đào tạo để có thể nắm bắt, làm chủ công nghệ và vận hành hệthống mới xây dựng một cách có hiệu quả

Trang 22

PHẦN II KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH

I Các xu hướng phát triển chung về công nghệ thông tin

I.1 Xu hướng phát triển mạng truy nhập băng rộng và mạng di động băng

rộng

Công nghệ mạng truy nhập băng rộng sẽ nhanh chóng triển khai sử dụng cácthiết bị đầu cuối thông minh và được nâng cấp lên các công nghệ tiên tiến hơn nhưxDSL (VDSL, VDSL2), công nghệ truy cập Internet bằng cáp quang FTTx(FTTH, FTTB ) Sau đó, công nghệ FTTx sẽ thay thế hoàn toàn công nghệ xDSLkhi giá thành giảm và các công ty viễn thông sẵn sàng từ bỏ hẳn công nghệ DSL đãkhai thác hết vòng đời sản phẩm

Công nghệ mạng Internet băng rộng không dây Wimax, LTE (Long TermEvolution - tiến hoá dài hạn) sẽ phát triển mạnh và dần được thay thế cho cả dịch

vụ điện thoại di động và Internet truyền thống Trong đó, LTE sẽ được chọn làmnền tảng cho công nghệ 4G

I.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây

Mô hình điện toán đám mây là mô hình mới, hay mô hình ứng dụng và khaithác điện toán mới, được đánh giá là rất tiềm năng và mang lại hiệu quả cao Côngnghệ điện toán đám mây đã chứng tỏ được ưu điểm của mình tại nhiều nước pháttriển trên thế giới Nhiều triển lãm, hội thảo đã trình bày và giới thiệu sản phẩmứng dụng công nghệ điện toán đám mây rất thành công Nhiều nước, cả Chính phủ

và các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ này cho toàn bộ nền tảng công nghệthông tin và tài nguyên tính toán của mình

Sau nhiều nghiên cứu về nhu cầu điện toán đám mây của khách hàng cũngnhư hiện thực hóa tầm nhìn của mình, nhiều hãng cung cấp dịch vụ công nghệthông tin đã tập trung vào ba giải pháp căn bản gồm: khả năng liên kết, tự độnghóa và nhận biết thiết bị đầu cuối Sự phát triển công nghệ “điện toán đám mây”cùng với các lợi ích đã được công nhận dự báo thị trường sẽ được mở rộng trên

Trang 23

I.3 Xu hướng hội tụ thiết bị điện tử và viễn thông

Việc triển khai nhanh chóng của công nghệ LTE trên toàn cầu được cho là sẽthúc đẩy sự hội tụ của các thiết bị điện tử và viễn thông như điện thoại thông minh(smartphone), máy tính bảng (tablet) và máy tính cá nhân

Bên cạnh đó, công nghiệp phần cứng ngày càng phát triển khiến cho nhữngthiết bị di động ngày nay trở thành những chiếc máy tính thực sự với tốc độ xử lýđáng kinh ngạc và khả năng lưu trữ to lớn Những hệ điều hành di động mã nguồn

mở làm cho việc xây dựng các ứng dụng ngày càng dễ dàng hơn Sự xuất hiện củađiện thoại thông minh đã tạo tiền đề cho một khái niệm mới: máy tính bảng Máytính bảng đang xóa mờ ranh giới giữa chính nó với máy tính xách tay Với ưu điểmnổi bật là kích thước và trọng lượng gọn nhẹ, máy tính bảng đang thu hút mộtlượng lớn người dùng, đặc biệt là người dùng làm việc tại văn phòng Dự đoántrong tương lai, máy tính bảng sẽ trở thành một thiết bị di động quan trọng, gắnliền với con người trong công việc cũng như trong cuộc sống

I.4 Xu hướng phát triển Chính phủ điện tử

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đangtác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới, đang tạo ra cơ hội cho những biến đổi cơ bản

và những thành công to lớn Nhiều nước trên thế giới đã nắm bắt được cơ hội ứngdụng công nghệ thông tin, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hộitạo ra những biến đổi vượt bậc, đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước Một trongnhững ứng dụng mạnh mẽ và thành công của công nghệ thông tin là Chính phủđiện tử Hiện nay, hầu hết các nước đang nhanh chóng triển khai kế hoạch và lộtrình thực hiện chính phủ điện tử phù hợp với khả năng của nước mình

“Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông để hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn”

Chính phủ điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với quá trình đổi mới

tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, làm cho Chính phủ hoạt độnghiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn và phát huy dânchủ mạnh mẽ hơn Chính phủ điện tử đang trở thành mô hình phổ biến đối với

Trang 24

nhiều quốc gia, cung cấp dịch vụ, thông tin trực tuyến cho mọi người dân, doanhnghiệp một cách nhanh chóng, tiết kiệm, thuận lợi hơn ở khắp mọi nơi, mọi lúc.

I.5 Xu hướng ứng dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số

Chữ ký số là một dạng đặc biệt của chữ ký điện tử, được thực hiện bằng cách

sử dụng cặp khóa public/private của người gửi, đảm bảo được tính xác thực đặctrưng cho người gửi Chữ ký số đem lại những lợi ích cơ bản như: Xác định được

rõ ai đã ký vào thông điệp (xác định rõ nguồn gốc); thể hiện quyền sở hữu thôngđiệp; chống phủ nhận chữ ký của mình; chống thay đổi thông tin, đảm bảo tínhtoàn vẹn của nội dung thông điệp

Chữ ký số và chứng thực chữ ký số sẽ ngày càng được ứng dụng và triển khaikhi chính phủ điện tử và thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, đảmbảo an toàn cho các giao dịch và dịch vụ điện tử

I.6 Xu hướng phát triển thương mại điện tử

Sự phát triển thị trường công nghệ thông tin còn được đánh dấu bởi sự pháttriển thương mại điện tử Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa vàdịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu Thương mại điện tử đang phát triểnmạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sảnxuất, trước hết là chi phí văn phòng, bán hàng và tiếp thị; sẽ kích thích sự pháttriển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức

Lợi ích lớn nhất mà thương mại điện tử đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí

và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà

để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng Với cácdoanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh mộtcách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài

I.7 Xu hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở

Sử dụng phần mềm mã nguồn mở (open source) hiện nay không còn quá xa lạ

Trang 25

phối lớn từ việc sử dụng phần mềm nguồn đóng, đặc biệt là hệ điều hành Theo dựđoán của Gartner “Cho đến năm 2015, hơn 90% số phần mềm thương mại sẽ chứanhững yếu tố của công nghệ mã nguồn mở Nhiều công nghệ mã nguồn mở sẽ trởnên mạnh hơn, ổn định hơn và được hỗ trợ tốt Mã nguồn mở sẽ cung cấp những

cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp và tổ chức trong việc giảm chi phí đầu tư vàtăng lợi nhuận” Đó chỉ là một trong những lợi ích mà phần mềm nguồn mở đemlại, sự linh hoạt và khả năng đáp ứng của nó đã được chứng minh ngay trong lúcnày, khi hàng trăm phần mềm có mã nguồn mở được viết ra và được cả thế giới sửdụng Như vậy, mã nguồn mở có thể được xem là một trong những xu hướng quantrọng cho tầm nhìn của công nghệ thông tin trong tương lai

II Tổng quan về kinh nghiệm xây dựng CQĐT tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụngCNTT và xây dựng CQĐT Khác với các địa phương khác, thay vì chú trọng pháttriển các ứng dụng CNTT rời rạc, Đà Nẵng đi theo cách tiếp cận xây dựng nền tảngKhung kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử toàn diện và tiên tiến làm cơ sở chomột hệ thống Chính quyền điện tử liên thông giữa tất cả các cấp và các sở banngành Trong đó, hồ sơ thuộc các thủ tục hành chính được tiếp nhận, luân chuyển

và trả kết quả trên một hệ thống liên thông, tích hợp duy nhất trên nhiều cơ quankhác nhau, nhiều lĩnh vực xử lý khác nhau Từ đó nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ,tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp.Tháng 7/2014, Đà Nẵng đã khánh thành hệ thống thông tin Chính quyền điện

tử thuộc tiểu dự án phát triển CNTT-TT tại thành phố Đà Nẵng được World Banktài trợ Hệ thống đã được hoàn thiện với các cơ sở dữ liệu nền tảng như CSDL Dân

cư, CSDL Thông tin địa lý, Hệ thống thông tin quản lý, CSDL Thủ tuc hành chính

và Hệ thống các Dịch vụ công trực tuyến… Đặc biệt, đối với CSDL thủ tục hànhchính đã có 1.196 Dịch vụ công mức độ 2 và 498 dịch vụ công trực tuyến mức độ

3 và mức độ 4 được xây dựng hoàn chỉnh, trải rộng trên nhiều lĩnh vực gồm: cấpgiấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép lái xe,cấp giấy phép kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư… và các ứng dụng hỗ trợ quản lýchuyên ngành như quản lý giao thông công cộng, quản lý chất lượng nước, quản lý

Trang 26

điện chiếu sáng công cộng, quản lý hệ thống thoát nước, quản lý hạ tầng CNTT và

TT đồng bộ-liên thông

Vừa qua, vượt qua 68 dự án đề cử, “Phát triển chính quyền điện tử TP ĐàNẵng” là một trong 5 dự án được vinh dự nhận giải thưởng WeGO 2014 Đây làgiải thưởng thường niên của Tổ chức các địa phương xây dựng nền tảng chínhquyền điện tử trên thế giới (World e-governments organization of cities and localgovernments - WeGO) do ngài Won-soon Park, Thị trưởng TP Seoul (Hàn Quốc)làm Chủ tịch

Tại nghị quyết đầu tiên của Chính phủ trong năm 2015 chỉ rõ “Tạo môitrường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là mộttrong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong cả năm” Chính phủ yêu cầu trên

cơ sở thành công của mô hình thí điểm chính quyền điện tử tại Đà Nẵng, Bộ Thôngtin và Truyền thông chủ trì, tổ chức nhân rộng ra các địa phương và Bộ, cơ quantrong cả nước

III Định hướng ứng dụng CNTT trong Chính quyền

III.1 Định hướng của Chính phủ

Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phêduyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin vàtruyền thông” nêu rõ:

Đến năm 2015: Cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tớingười dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổithông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng) 80% doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứngdụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh Phổ cậpứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục, y tế Đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh

Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề kinh tế - xãhội quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm: ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý giao thông đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác vệ

Trang 27

sinh, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo thờitiết.

Đến năm 2020: Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới ViệtNam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc

về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử Hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cungcấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ,nhận kết quả dịch vụ qua mạng) 100% các ngành công nghiệp then chốt của đấtnước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh

III.2 Định hướng của tỉnh Bắc Ninh

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp tới đầu tư cho tỉnh Bắc Ninh

IV Tầm nhìn chiến lược xây dựng hệ thống Chính quyền điện tử

Hệ thống thông tin CQĐT Quốc gia được xây dựng để hướng tới các mục tiêuchiến lược phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Việc phát triển hệ thống thôngtin CQĐT Quốc gia cần đáp ứng được 6 định hướng chủ yếu sau:

- Phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả hơn

- Thúc đẩy việc cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước

- Trợ giúp các cơ quan chính phủ ra quyết định chính xác và hiệu quả

- Xây dựng hình ảnh thân thiện của Chính phủ đối với người dân và các tổ chức quốc tế

- Nâng cao năng lực đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước

- Tăng cường các hoạt động giám sát và phản biện xã hội của người dân vàdoanh nghiệp

Các đối tượng tham gia sử dụng hệ thống thông tin CQĐT được chia làm 4nhóm chính sau:

- Người dân bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài

Trang 28

- Doanh nghiệp và tổ chức khác

- Lãnh đạo và quản lý TW, Bộ ngành và Địa phương

- Cán bộ công chức làm việc tại TW, Bộ ngành và Địa phương

Hệ thống thông tin CQĐT phải được kết nối trao đổi thông tin với các hệthống bên ngoài gồm có:

- Các hệ thống thông tin của tổ chức chính trị xã hội khác (Đảng, MTTQ,

…)

- Các hệ thống thông tin của người dân và doanh nghiệp

- Các hệ thống thông tin của chính phủ và tổ chức quốc tế

- Các hệ thống ứng dụng trên Internet gồm mạng xã hội, dịch vụ thông tin

và các ứng dụng tiện ích

Hình 1: Mô hình ý niệm về ngữ cảnh của HTTT CQĐT Quốc gia

Trang 29

Khi phát triển hệ thống thông tin CQĐT cần phải cân nhắc tới tất cả các yếu

tố giới hạn tạo ra các cản trở trong quá trình triển khai thực tế gồm:

- Quá trình thay đổi tổ chức phải được thực hiện theo lộ trình, tránh sự xáotrộn lớn về tổ chức gây ảnh hưởng trên diện rộng tại một thời điểm Đặcbiệt cần phải đảm bảo tính không thay đổi của thể chế hiện tại của đấtnước

- Trình độ ứng dụng CNTT của cấp Huyện, Xã còn rất yếu Việc phổ biến

hệ thống thông tin CQĐT xuống tất cả các địa bàn bao gồm cả vùng sâu

và vùng xa sẽ gặp nhiều trở ngại lớn về nguồn lực thực hiện

- Hệ thống thông tin CQĐT sẽ tạo ra một mối đe dọa thường trực về mất

an toàn an ninh thông tin Phải có các biện pháp bảo vệ chủ quyền số,khả năng thích ứng với chiến tranh mạng có thể xảy ra

- Ngân sách dành cho đầu tư phát triển CNTT còn rất hạn hẹp trong bốicảnh chung của nền kinh tế Việt Nam Cần ưu tiên huy động các nguồnlực tài chính khác của xã hội dành cho việc phát triển HTTT CQĐT

- Việc triển khai HTTT CQĐT sẽ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của một

bộ phận không nhỏ các cán bộ công chức Các mâu thuẫn lợi ích cá nhân

sẽ phải được giải quyết bằng các biện pháp hành chính trong quá trìnhtriển khai HTTT CQĐT

- Nhận thức lãnh đạo về CNTT còn thấp sẽ cản trở khả năng mang lại hiệuquả thiết thực của HTTT CQĐT

- Nguồn nhân lực phục vụ phát triển & ứng dụng CNTT vẫn còn thiếu vàchưa đủ chuyên nghiệp Phần lớn các doanh nghiệp CNTT trong nướccòn chưa có kinh nghiệm triển khai các dự án ở quy mô lớn trong phạm

Trang 30

điện tử và dữ liệu lưu trên giấy tờ dẫn đến việc tốn kém và sinh ra mâuthuẫn của dữ liệu

- Cần phải có phương án hợp lí để tiếp tục khai thác nhiều hệ thống ứngdụng CNTT được đầu tư một cách rời rạc và còn thiếu kiểm soát trongmột thời gian dài

Định hướng chiến lực nghiệp vụ cho hệ thống CQĐT trong tương lai là toàn

bộ các hoạt động trong các cơ quan chính quyền được vận hành trên nền tảng của

hệ thống thông tin điện tử gồm có:

- Hệ thống dịch vụ công điện tử (e-service) cho phép người dân và doanhnghiệp thực hiện các giao dịch điện tử với các cơ quan nhà nước trên môitrường mạng

- Hệ thống thông tin điện tử (e-information) cho phép người dân và doanhnghiệp được tiếp xúc đầy đủ thông tin của nhà nước trên môi trườngmạng

- Hệ thống tham dự điện tử (e-participation) cho phép người dân và doanhnghiệp phản ánh thông tin, đóng góp ý kiến và bỏ phiếu trên môi trườngmạng

- Hệ thống tư vấn điện tử (e-consultation) cho phép người dân và doanhnghiệp được tư vấn về pháp luật và xã hội thông qua môi trường mạng

- Hệ thống trợ giúp ra quyết định điện tử (e-decision-making) cho phép cơquan quản lý thực hiện ra các quyết định với sự trợ giúp đầy đủ của các

hệ thống thông tin

Trên thế giới đưa ra các cấp độ trưởng thành của hệ thống chính quyền điện

tử như hình vẽ sau:

Trang 32

Hình 3: Các cấp độ phát triển dịch vụ công trực tuyến

Hiện nay, hầu hết các hệ thống CQĐT được xây dựng đang ở giai đoạn dịch

vụ công trực tuyến rời rạc (tức là có một số dịch vụ công rời rạc, không liên thôngnghiệp vụ/dữ liệu, nằm tại các đơn vị khác nhau và được cung cấp trên các trangthông tin điện tử khác nhau) Chiến lược phát triển CNTT đề xuất cho tỉnh BắcNinh là tập trung nguồn lực để xây dựng ngay mức độ dịch vụ công trực tuyến mộtcửa (mức độ cao nhất) Ở mức độ này hình thành “một cửa” cho cán bộ, “một cửa”cho doanh nghiệp, “một cửa” cho công dân – tức là cán bộ, doanh nghiệp, côngdân chỉ truy cập vào “một cửa” – một địa chỉ duy nhất – để thực hiện hoặc khaithác toàn bộ các dịch vụ, công việc có liên quan

V Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh

5.1 Sơ đồ tổng thể Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh

Hệ thống thông tin CQĐT tỉnh Bắc Ninh cần được xây dựng như một hệthống thành phần thuộc chính quyền địa phương Hệ thống này phải có khả năngtrao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các tất cả các hệ thống thông tin của bộngành, liên ngành và của các địa phương khác

Trang 33

Trên cơ sở Khung Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố do BộThông tin và Truyền thông ban hành và các đặc thù của tỉnh Bắc Ninh như đã phântích ở các phần trên,sơ đồ tổng thể kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh được xây dựngnhư sau:

Hình 4: Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh

Hệ thống thông tin CQĐT tỉnh Bắc Ninh được thiết kế theo kiến trúc phântầng (layer-based architecture).Trong kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh, mỗi tầngtương tác với các tầng phía trên và/hoặc phía dưới; và mỗi tầng bao gồm các thànhphần cần thiết để phục vụ (hỗ trợ) cho hoạt động của các thành phần thuộc tầngliền kề phía trên

Điểm khác biệt trong mô hình tổng thể này với Khung Kiến trúc chính quyềnđiện tử cấp tỉnh do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành là chúng tôi đổi tên lớpDịch vụ cổng, tích hợp dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng vào làm một lớp vàtách phần dữ liệu thành một lớp dịch vụ dữ liệu, dịch vụ tích hợp ứng dụng tổngthể thay vì dịch vụ chia sẻ và tích hợp

Trang 34

Lý do của việc này là dịch vụ cổng chưa thể hiện hết các kênh giao tiếp đặcbiệt là di động nên lớp này cần được tổng quát thành giao diện tương tác Dịch vụcông trực tuyến được coi là một phần của ứng dụng cấp tỉnh của tỉnh Bắc Ninh cóquan hệ chặt chẽ với các ứng dụng khác.

Lớp cơ sở dữ liệu cần được tách riêng để phục vụ cho mô hình tích hợp dữliệu tổng thể theo mô hình kiến trúc thông tin được miêu tả ở mục 3 bên dưới.Dịch vụ tích hợp ứng dụng tổng thể thay vì dịch vụ chia sẻ và tích hợp bởi vìdịch vụ tích hợp này còn cần phải tích hợp với các ứng dụng phía ngoài và khôngchỉ có trong hệ thống chính quyền điện tử, ví dụ như hệ thống thành phố thôngminh, mạng xã hội Việc chia sẻ nội bộ đã được đưa vào các ứng dụng lõi và dịch

vụ dữ liệu

5.2 Nền tảng triển khai CQĐT tỉnh Bắc Ninh

Để triển khai kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh, thì một nền tảng triển khaiCQĐT cấp tỉnh cần được xây dựng mới Nền tảng này được phân tách gồm 3 khốichức năng chính là: Nền tảng dịch vụ CQĐT cấp tỉnh, nền tảng tích hợp ứng dụngcấp tỉnh và nền tảng phát triển ứng dụng Nền tảng này tuân thủ mô hình kiến trúctổng thể tích hợp dịch vụ chính quyền điện tử địa phương (LGSP) và cung cấp hầuhết cho các lớp kiến trúc trong các ô được tô vàng, trừ phần các ứng dụng tronghình vẽ sau:

Trang 35

a) Dịch vụ quản trị người dùng là hệ thống quản lý tập trung cho phép quản

lý tài khoản người dùng trong hệ thống CQĐT Mỗi người được sở hữu một khônggian làm việc điện tử và được phân quyền sử dụng khai thác các ứng dụng Các

Trang 36

phần mềm ứng dụng trong hệ thống CQĐT cần được phát triển trên cùng một nềntảng quản trị người dùng duy nhất để từ đó có thể tạo ra một điểm truy cập vàkhông gian làm việc tập trung cho người dùng.

b) Dịch vụ quản trị lưu vết (logging and audit) hoạt động hỗ trợ việc lưu vết ởmức hệ thống các hoạt động của người dùng và ứng dụng Việc quản lý lưu vết tậptrung sẽ làm đơn giản hóa hoạt động giám sát của các quản trị viên, tăng cườngmức độ an ninh của hệ thống trong quá trình khai thác sử dụng

c) Dịch vụ quản trị quy trình nghiệp vụ quản lý nhiều nghiệp vụ khác nhau cóthể phát sinh công việc đến một đối tượng người dùng Hệ thống quản trị quy trìnhnghiệp vụ tập trung cho phép quản lý thống nhất các công việc cần làm của ngườidùng được tạo ra bởi các hệ thống ứng dụng khác nhau

d) Dịch vụ quản trị thông báo quản lý tập trung các thông báo liên quan đếnngười dùng được phát sinh bởi nhiều ứng dụng nghiệp vụ khác nhau trong đó cócác thông báo nhắc việc Tiện ích này giúp người sử dụng không phải mất nhiềuthời gian truy cập vào từng ứng dụng khác nhau để kiểm tra các thông báo mới đ) Dịch vụ quản trị nội dung (ECM) là dịch vụ quản lý lưu trữ nội dung tậptrung cho nhiều nghiệp vụ khi cần đến việc lưu trữ hồ sơ tài liệu và tạo phiên bản.Một hệ thống quản trị nội dung tập trung giúp tăng cường được tính hiệu quả và anninh của các dữ liệu cần phải lưu trữ

e) Dịch vụ quản trị chứng thực điện tử cung cấp tiện ích xác thực chữ kí hoặctạo chữ kí điện tử của người dùng đối với các văn bản, dịch vụ được thực hiệntrong hệ thống CQĐT

g) Dịch vụ quản trị thanh toán điện tử cung cấp tiện ích thanh toán điện tử đểthực hiện các giao dịch điện tử có thu phí trong hệ thống CQĐT Việc sử dụng dịch

vụ dùng chung sẽ làm tiết giảm chi phí kết nối, đồng thời đơn giản hóa cho côngtác quản lý tài chính của cơ quan nhà nước

h) Dịch vụ quản trị dữ liệu danh mục quản lý cấp mã số định danh duy nhấtcho các bộ danh mục và cung cấp thông tin chia sẻ về dữ liệu danh mục cho cácphần mềm ứng dụng Dịch vụ này được vận hành với một CSDL danh mục dùng

Trang 37

chung để tra cứu thông tin về các mã số định danh như mã số công dân, mã số tổchức, mã số cán bộ, v.v được tham chiếu dùng chung trong cả hệ thống CQĐT.k) Dịch vụ quản trị dữ liệu GIS quản lý các lớp dữ liệu bản đồ nền dùngchung cho tất cả các ứng dụng GIS trong toàn tỉnh Các đối tượng dữ liệu bản đồnền cần được quản lý giống như các dữ liệu danh mục và có thể được cập nhật từcác phần mềm ứng dụng nghiệp vụ thông qua tích hợp dữ liệu Dữ liệu GIS có thểđược cung cấp cho các ứng dụng đồng thời theo dạng số hoặc theo dạng ảnh(raster).

5.2.2 Nền tảng tích hợp ứng dụng

Lý do chủ yếu cho việc thúc đẩy lựa chọn các hoạt động ứng dụng theo môhình SOA (Service-Oriented Architecture) chính là nhằm giải quyết bài toán tíchhợp được sự tồn tại đa dạng các hệ thống thông tin trong một hệ thống CQĐT Đốivới nhiều nhà quản lý, mô hình SOA giữ một vị trí quan trọng trong việc xóa bỏcác mô hình tích hợp truyền thống khá quen thuộc với họ, thông qua các tiêu chuẩncông nghiệp và ứng dụng hiện đại Một số phân tích đã ước lượng khoảng 30% chiphí Công nghệ thông tin thông thường được sử dụng trong các hoạt động tích hợp.Hiệu quả của nghiệp vụ sẽ phụ thuộc vào tính tích hợp, từ tích hợp quy trình, tíchhợp các thành phần của cơ quan, tổ chức, đến tích hợp các vấn đề liên quan đếntách nhập các khối chức năng Nói cách khác, chính giá trị về đẩy mạnh tính cạnhtranh của cơ quan, tổ chức đã mang lại nhu cầu về tích hợp

Các nghiên cứu gần đây cho biết công tác hỗ trợ tính tương thích ngược vàbảo trì hệ thống chiếm khoảng 80 đến 90% chi phí đầu tư CNTT, thay vì dành chohoạt động đầu tư vào các hệ thống mới Đây là vấn đề gây trở ngại cho hầu hết cácgiám đốc CNTT khi phân bổ kinh phí đầu tư và cũng chính là một trong các lý docho việc thiếu các chiến lược đầu tư CNTT theo chiều sâu như hiện nay Nhu cầu

về tích hợp ứng dụng CNTT và quy trình được chi phối bới các yêu cầu về nghiệp

vụ, bao gồm:

- Nâng cao khả năng thích ứng với nhu cầu tách nhập của các nghiệp vụ;

- Cho phép phối hợp linh hoạt tổ chức và cấu trúc lại mô hình tổ chức;

- Củng cố ứng dụng và/hoặc hệ thống;

Trang 38

- Sáng kiến về tích hợp dữ liệu và kho dữ liệu (data warehousing);

- Xây dựng chiến lược nghiệp vụ nhằm tận dụng các hệ thống hiện tạiđáp ứng quy trình mới;

- Đạt được sự tuân thủ về quy định;

- Gắn kết các quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu năng

Phương thức truyền thống cho việc tích hợp ứng dụng là kết hợp sử dụng cácgiải pháp lớp giữa (middleware solutions) với kỹ thuật tích hợp điểm-điểm riêngbiệt Các giải pháp này thường không có được tính bền vững cao, trong khi lại yêucầu chi phí bảo trì ngày một tăng

Do vậy, giải pháp tích hợp mới cần phải loại trừ tất cả các kết nối tích hợptrực tiếp điểm-điểm và cấu trúc lại việc tích hợp giữa các hệ thống, đơn vị có nhucầu dựa trên quan diểm mô hình SOA Chí phí CNTT sẽ được tính toán để đảmbảo kinh phí cho những giải pháp, dự án, bao gồm cả chi phí cho cán bộ chuyêntrách, chi phí bảo trì và đầu tư, duy trì hạ tầng CNTT Đồng thời sự giảm bớt khốilượng công việc dành cho việc tích hợp sẽ phải được ước lượng thông qua sử dụngcác dịch vụ có thể sử dụng lại được trong mô hình SOA và phân tích phản ứng củangười sử dụng đối với việc tích hợp này Tuy rằng việc tích hợp thông qua hướngdịch vụ yêu cầu nhiều quy định cũng như kế hoạch hơn các mô hình tích hợp trước

đó, kết quả thu được hoàn toàn tương xứng để quyết định đầu tư

Từ các lí do trên, một hệ thống nền tảng tích hợp ứng dụng dựa trên mô hìnhSOA cần được đầu tư trong hệ thống CQĐT Hệ thống này thường bao gồm cáckhối thành phần và dịch vụ sau:

a Trục tích hợp dịch vụ - Enterprise Service Bus (ESB): cung cấp khảnăng kết nối cần thiết cho những dịch vụ trong toàn bộ hệ thống, baogồm cả dịch vụ liên quan tới thực hiện giao vận (transport), quản lý sựkiện (event) và điều phối (mediation) ESB cho phép nhà phát triển tậndụng giá trị của phương thức giao tiếp qua gửi nhận thông điệp màkhông phải thực hiện viết những đoạn mã chuyên biệt ESB không chỉ

là một thành phần cần phải có mà còn là thành phần quan trọng trong

Trang 39

SOA Thành phần ESB này cung cấp các công cụ giao tiếp (adapters)cần thiết đểtích hợp với các hệ thống thông tin bên ngoài.

b Dịch vụ tương tác (interaction services): cung cấp chức năng về CNTT

và dữ liệu đến người dùng cuối theo yêu cầu sử dụng của họ

c Dịch vụ xử lý: cung cấp dịch vụ điều khiển cần thiết để quản lý cácluồng và tương tác của nhiều dịch vụ, đáp ứng việc thực hiện quy trìnhnghiệp vụ

d Dịch vụ thông tin: cung cấp các chức năng tập hợp, thay thế và chuyểnđổi nhiều nguồn dữ liệu khác nhau được thực hiện bởi nhiều cách thứckhác nhau

e Dịch vụ truy cập: cung cấp các chức năng bắc cầu cho những ứng dụng

cũ, ứng dụng chưa hoàn thiện, kho dữ liệu chính, và ESB nhằm kết hợpdịch vụ có trong những ứng dụng hiện tại vào hệ thống SOA

f Dịch vụ đối tác: cung cấp tài liệu, giao thức, và chức năng quản lý đốitác cho những quy trình nghiệp vụ có yêu cầu tương tác với đối tác bênngoài và nhà cung cấp

g Dịch vụ ứng dụng nghiệp vụ: cung cấp dịch vụ runtime cho phépnhững thành phần ứng dụng mới có thể tích hợp vào hệ thống

5.2.3 Nền tảng phát triển ứng dụng

Cũng như tất cả các hệ thống thông tin khác, hệ thống ứng dụng CQĐT cũngcần được triển khai trên các nền tảng phát triển ứng dụng khác nhau nhưng có thểtích hợp được với các công cụ cơ bản sau đây:

a Dịch vụ quản trị CSDL không thể thiếu trong các hệ thống thông thôngtin truyền thống nhằm quản lý lưu trữ dữ liệu một cách có hiệu quả,đơn giản hóa các truy vấn và đảm bảo tính an toàn và bảo mật đối vớicác dữ liệu được lưu trữ Phần lớn các hệ thống thông tin ngày nay khaithác các hệ quản trị CSDL quan hệ và các thành phần mở rộng của nó

để mô hình hóa dữ liệu

b Dịch vụ quản trị dữ liệu lớn tạo nền tảng lưu trữ dữ liệu với khối lượnglớn, có tốc độ tăng trưởng cao và đa dạng về chủng loại Các hệ quản

Trang 40

trị dữ liệu lớn thường hỗ trợ tính toán song song trên dữ liệu và thườngkhông phải là quan hệ (NoSQL) như Hadoop, MongoDB.

c Dịch vụ máy chủ ứng dụng web cung cấp môi trường phát triển và chạycác ứng dụng trên nền tảng Web với các tính năng hỗ trợ quản lý khônggian, phiên làm việc và kiểm soát truy cập

d Dịch vụ danh bạ cung cấp các dịch vụ nền tảng quản lý mã định danh,xác thực và chứng thực

e Dịch vụ đăng nhập một lần hỗ trợ quản lý phiên làm việc (đăng nhập vàđăng xuất) cho một người dùng trên tất cả các ứng dụng khác nhau

f Môi trường phát triển ứng dụng cung cấp các trình dịch, thư viện và bộkhung hỗ trợ lập trình

Ngày đăng: 03/03/2017, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w