Thuận lợi khi ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha...49 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG VIỆC ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP
Trang 1KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X
HÀ NỘI - 2013
Trang 2KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
- -LÃ DUY ĐẠT
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 - X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NCVC Phạm Văn Vu
Trang 3
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trongkhoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo trong suốt 4 năm học.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ hai thư viện : Đại họcTài chính ngân hàng Hà Nội và Trường phổ thông liên cấp quốc tế Wellspring đãtận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế để hoàn thành khóa luận này
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn cá nhân anh Lê Bá Lâm, Nguyễn Quốc Uy và cộngđồng Dreamlib đã giúp đỡ tôi tận tình trong việc tìm hiểu, nghiên cứu Koha để phục
vụ hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Đặc biêt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo –Phạm Văn Vungười đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn trong quá trình thực hiện và hoànthành khóa luận này
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên khóaluận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp
ý kiến của các thày cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Lã Duy Đạt
Trang 4CSDL: Cơ sở dữ liệu.
ILS: Integrated library system – Hệ thống thư viện tích hợp,
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Khái niệm phầm mềm nguồn mở 5
1.2 Khái niệm hệ thống thư viện tích hợp 6
1.3 Tiêu chí đánh giá một phần mềm thư viện điện tử tích hợp ở Việt Nam.………8
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA 12
2.1 Khái quát lịch sử ra đời hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 12
2.2 Các tiêu chuẩn về công nghệ, nghiệp vụ hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha đang sử dụng 15
2.2.1 Các tiêu chuẩn công nghệ thông tin 15
2.2.2 Các tiêu chuẩn truyền thông và giao thức mạng 19
2.2.3 Các tiêu chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện 21
2.3 Cấu trúc hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 22
2.3.1 Cấu trúc hệ thống .22
2.3.2 Các phân hệ chính của hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 23
2.4 Đánh giá hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 36
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT NAM.
Trang 6Koha tại một số thư viện ViệtNam 41
3.2.1 Khảo sát Thư viện Trường phổ thông liên cấp song ngữ Wellspring
Hà Nội 41 3.2.2 Khảo sát Thư viện Trường Đại học tài chính ngân hàng Hà Nội 44
3.3 Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha trong các thư viện ở Việt Nam 46
3.3.1 Khó khăn khi ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 47
3.3.2 Thuận lợi khi ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 49
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG VIỆC ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT NAM 50
4.1 Đánh giá khả năng mở rộng việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp
mã nguồn mở Koha tại Việt Nam 50 4.2 Kiến nghị - Giải pháp góp phần mở rộng việc ứng dụng phần mềm hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam 54
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 8L I M Đ U ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦU
1 Tính c p thi t c a đ tài ấp thiết của đề tài ết của đề tài ủa đề tài ề tài.
Đã gần mười năm kể từ khi các thư viện Việt Nam tiếp xúc với các phầnmềm thư viện điện tử Việc ứng dụng các phần mềm này cùng với việc áp dụngcông nghệ mới vào các hoạt động thư viện đã thực sự đưa hoạt động các thư việnsang một trang mới Các chu trình công việc trong thư viện được kết nối với nhau,tính chuyên nghiệp trong công việc cũng được nâng cao Thư viện đã có một công
cụ hữu hiệu phục vụ việc quản lý tất cả các công việc trong thư viện
Hiện nay, các phần mềm thư viện điện tử mà hệ thống thư viện Việt Namđang sử dụng chủ yếu là các phần mềm do các công ty tin học trong nước sản xuất,
như iLib, Libol, Vebrary… Điều này nói lên rằng, các công ty tin học Việt Nam đã
đáp ứng được nhu cầu của các thư viện Nhưng có một vấn đề là giá thành của cácphần mềm này không hề nhỏ, không phải thư viện nào cũng có ngân sách để có thểmua phần mềm về để sử dụng Đó là chưa kể đến việc, nếu muốn nâng cấp lên phiênbản mới các thư viện phải trả thêm tiền và không được tùy biến phần mềm nếukhông được sự đồng ý của các nhà sản xuất
Cùng với việc ứng dụng tin học hóa vào hoạt động các thư viện, các chươngtrình đào tạo cử nhân thông tin – thư viện có môn: phần mềm trong hoạt động thôngtin thư viện (hoặc một môn khác nhưng bản chất là giới thiệu các phần mềm tronghoạt động thông tin thư viện) Đồng thời, trong hệ thống môn học cũng có giới thiệurất nhiều các giải pháp phần mềm thư viện điện tử của các công ty khác nhau.Nhưng do vấn đề bản quyền, không một cơ sở đào tạo nào có thể mua phần mềm vềcho sinh viên trực tiếp thực hành Chỉ khi đến năm cuối các sinh viên khi đi thực tậpmới có cơ hội thực sự tiếp xúc với phần mềm Trong khi đó, khi đi xin việc có rấtnhiều nơi yêu cầu kỹ năng sử dụng phần mềm thư viện điện tử từ 1 – 2 năm
Trang 9Tất cả những khó khăn nêu trên có thể được khác phục bằng việc sử dụng các
phần mềm nguồn mở Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha có thể là
một lựa chọn tốt cho vấn đề trên Bởi vì nó hoàn toàn miễn phí và có khả năng tuybiến tự do cho các thư viên, đáp ứng đầy đủ các chuẩn nghiệp vụ thư viên thế giới,
Dù những tin tức về Koha đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng 3 đến 4 năm naytrong các hội thảo chuyên ngành, nhưng việc ứng dụng phần mềm này ở Việt Namthực sự chưa có nhiều khởi sắc Có một vài cá nhân đã Việt hóa Koha và số ít thưviện ứng dụng Koha vào hoạt động của mình, nhưng việc quan tâm mở rộng ứngdụng Koha trên diện rộng tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức
Nhận thức được vấn đề đó, nên tôi chọn đề tài “Đánh giá khả năng mở rộng ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam”.
2 M c đích nghiên c u c a đ tài ục đích nghiên cứu của đề tài ứu của đề tài ủa đề tài ề tài.
Đề tài Khóa luận: Đánh giá khả năng mở rộng ứng dụng hệ quản trị thư việntích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam
Khóa luận cố gắng đề xuất một số giải pháp mở rộng ứng dụng Koha trong
hệ thống các trung tâm thông tin - thư viện ở Việt Nam
Khóa luận hy vọng có thể góp phần làm thay đổi cái nhìn của các nhà quản lýtrong cộng đồng thông tin – thư viện về việc sử dụng mã nguồn mở trong hoạt độngthông tin - thư viện nói chung và việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp nguồn
mở KOHA nói riêng
3 Đ i t ối tượng và phạm vi nghiên cứu ượng và phạm vi nghiên cứu ng và ph m vi nghiên c u ạm vi nghiên cứu ứu của đề tài.
Đề tài tập trung nghiên cứu : Tổng quan về hệ quản trị thư viện tích hợp mãnguồn mở Koha và việc ứng dụng Koha của một số thư viện tại Việt Nam
Trang 10Đối tượng nghiên cứu: Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha vàcác thư viện có sử dụng phần mềm Koha.
4 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu của đề tài.
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Sưu tầm, thu thập các tài liệu về hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn
mở Koha
- Khảo sát thực tế: Để nắm được thực trạng việc ứng dụng Koha tại một sốthư viện ở Việt Nam, thông qua việc trực tiếp đến thư viện tiếp cận cán bộthư viện để lấy thông tin
- Phương pháp thống kê và so sánh
5 Nh ng đóng góp v m t th c ti n c a đ tài ững đóng góp về mặt thực tiễn của đề tài ề tài ặt thực tiễn của đề tài ực tiễn của đề tài ễn của đề tài ủa đề tài ề tài.
- Về mặt lý luận: Cung cấp những thông tin về hệ quản trị thư viện tíchhợp, phầm mềm nguồn mở, lịch sử ra đời của Koha, cấu trúc của Koha
- Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng Koha tại một số thưviện tại Việt Nam trong thời gian qua, nhằm phân tích được những thuậnlợi và khó khăn khi ứng dụng trong thực tế Qua đó đề ra giải pháp mởrộng ứng dụng Koha tại Việt Nam
6 Tình hình nghiên c u c a đ tài ứu của đề tài ủa đề tài ề tài.
- Đã có một số báo cáo, bài viết giới thiệu và đánh giá khả năng ứng dụngKoha vào Việt Nam, nhưng chưa có một nghiên cứu nào phân tích mộtcách cụ thể Koha, tình hình ứng dụng Koha trong thực tế để thấy được
Trang 11những thuận lợi và khó khăn khi muốn mở rộng ứng dụng Koha tại ViệtNam.
7 C u trúc c a khóa lu n ấp thiết của đề tài ủa đề tài ận.
Ngoài phần: Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từviết tắt, phụ lục Nội dung khóa luận chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu, đánh giá hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha.Chương 3: Thực trạng việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mởKoha tại Việt Nam
Chương 4: Một số đánh giá, kiến nghị và giải pháp góp phần mở rộng việc ứng dụng
hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm phầm mềm nguồn mở.
Phầm mềm nguồn mở (Open source software) là phần mềm máy tính với mãnguồn được công bố và một giấy phép nguồn mở Giấy phép này cho bất kỳ ai cũng
có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối dưới dạng chưa thayđổi hoặc đã thay đổi
(Nguồn Wikipedia.com)Xét trên khía cạnh giấy phép sử dụng, có nghĩa là tự do sử dụng, tự do sửa đổi,cải tiến, tự do phát hành Nếu xét trên góc độ phát triển, phần mềm nguồn mở nghĩa
là phải đảm bảo tính mở, độ minh bạch và có sự tương tác rộng trong quá trình pháttriển phần mềm Còn nếu xét dưới góc độ người sử dụng thì nó có thể hiểu như sau:
Trang 13Phần mềm nguồn mở là một phần mềm, có mã nguồn mở, được sử dụng một cách tự
do và miễn phí bản quyền
Tuy nhiên, sự tự do nói trên cũng phải tuân theo một số điều kiện nhất định Mỗiphần mềm nguồn mở được công bố kèm theo một giấy phép sử dụng (license) Cóhàng chục loại giấy phép phần mềm nguồn mở khác nhau (Giấy phép Công cộngGNU, Giấy phép Công cộng Mozilla, Giấy phép Apache ), tuân thủ các điều kiện
cơ bản trên và khác nhau về các quy định chi tiết Một trong các loại giấy phép phổbiến nhất là GNU (GNU General Public License- Giấy phép công cộng GNU).Trào lưu phần mềm tự do bắt đầu năm 1983 do Richard Stallman khởi xướngnhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các phần mềm theo mục đích cá nhân Đến nay,phần mềm tự do đã thực sự lớn mạnh, thực sự đang là một cuộc cách mạng trongngành công nghệ thông tin Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực tin học như IBM,Oracle, Dell, Intel, Google đang tham gia với các mức độ, quy mô khác nhau Phầm mềm nguồn mở đang được sử dụng một cách mạnh mẽ nhất ở các pháttriển như: Mỹ (NASA, Bộ quốc phòng, Chính phủ ), Anh, Pháp, Đức, Nga Bởi
họ nhìn thấy những ưu thế của việc tiết kiệm chi phi sở hữu phần mềm, an ninh vàbảo mật minh bạch hơn nhờ minh bạch mã nguồn, nhanh chóng được sửa lỗi, cảitiến và chống độc quyền
Tại Việt Nam, phần mềm nguồn mở đang được coi là một chiến lược trong pháttriển tin học quốc gia, và được bắt đầu bằng Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày2/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể "Ứng dụng và pháttriển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004- 2008"
Đặc biệt, từ sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực hướngngười sử dụng những phần mềm nguồn mở - tự do thay thế cho việc sử dụng cácbản lậu của các phần mềm độc quyền một cách rộng rãi như hiện nay Cộng đồng sửdụng mã nguồn mở đang phát triển mạnh ở Việt Nam với tổ chức đại diện là: “Câu
Trang 14lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở (VFOSSA)” ra đời tháng 11/2011 thuộc hội Tinhọc Việt Nam Cùng với chính phủ, cộng đồng mã nguồn mở đang cố gắng dần thayđổi văn hóa sử dụng phầm mềm ở Việt Nam
1.2 Khái niệm hệ thống thư viện tích hợp.
Hệ thống thư viện tích hợp (Integrated library system) là một hệ thống thư viện
đã tự động hóa mà trong đó tất cả các phân hệ chức năng chia sẻ một CSDL thư mụcdùng chung Trong một hệ thống thư viện tích hợp, chỉ một biểu ghi thư mục chomột cuốn sách Tất cả các giao dịch liên quan đến cuốn sách đều được kết nối tớibiểu ghi thư mục này
Trước khi có quá trình ứng dụng tin học hóa vào thư viện, các công đoạn nghiệp
vụ trong thư viện được thực hiện thủ công và độc lập với nhau Sau này, sự ra đờicủa tiêu chuẩn biên mục MARC và sự phát triển của công nghệ máy tính trongnhững thập niên 60 của thế kỷ trước đã làm xuất hiện việc tự động hóa trong hoạtđộng thư viện
Đến những năm 1970, có những cải tiến mới trong việc lưu trữ của máy tính vàlĩnh vực viễn thông đã dẫn tới sự xuất hiện của hệ thống thư viện tích hợp (ILS) Hệthống này bao gồm phần cứng và phần mềm, cho phép kết nối các nhiệm vụ lưuthông Cho đến khi công nghệ phát triển hơn, hệ thống thư viện tích hợp cho phépthực hiện tốt một số công đoạn khác như: thống kê, biên mục, kiểm soát ấn phẩmxuất bản định kỳ
Với sự phát triển của Internet, trong suốt những năm thập niên 90 thế kỷ trướccho tới năm 2000, hệ thống thư viện tích hợp cho phép người dùng tin tham gia mộtcách tích cực hơn vào các thư viện của họ thông qua các OPAC (Mục lục truy cậpcông cộng trực tuyến) Người dùng có thể đăng nhập vào các tài khoản thư viện củamình để đặt trước sách, gia hạn mượn hay tra cứu CSDL trực tuyến của thư viện
Trang 15Trong thời gian này, thị trường bán các hệ thống thư viện tích hợp tăng theo cấp
số nhân Đến năm 2002, ngành công nghiệp sản xuất hệ thống thư viện tích hợptrung bình thu khoảng 500 triệu đô la Mỹ mỗi năm, so với chỉ 50 triệu đô la Mỹ vàonăm 1982
Cũng trong thời điểm này các nhà cung cấp hệ thống thư viện tích hợp không chỉphát triển số lượng các dịch vụ mà tăng cả giá cả phần mềm, dẫn đến nhiều bất mãncủa các thư viện nhỏ Đồng thời cùng lúc đó, một số hệ thống thư viện tích hợp mãnguồn mở được triển khai thử nghiệm Một số thư viện đã chuyển sang các hệthống thư viện tích hợp nguồn mở như Koha hay Evergreen Lý do phổ biến củaviệc này là họ có thể tùy chỉnh hệ thống, thoát khỏi các vấn đề về bản quyền và tựmình tham gia phát triển phần mềm
Một cuộc khảo sát hàng năm của Librarytechnology.org với 2400 thư viện trênkhắp thế giới cho thấy, năm 2008 chỉ có 2% số thư viện sử dụng hệ thống thư việntích hợp nguồn mở, đến năm 2009 con số này là 8%, tăng lên 12% vào năm 2010,giảm xuống còn 11% vào năm 2011
1.3 Tiêu chí đánh giá một phần mềm thư viện điện tử tích hợp ở Việt Nam.
Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm điện tử ở Việt Nam đã được nhómtác giả: Tạ Bá Hưng ; Nguyễn Điến; Nguyễn Thắng đưa ra năm 2005 và được đăngtrên Tạp chí Thông tin tư liệu - Số 2
Tuy đã cách thời điểm hiện tại một khoảng thời gian gần mười năm, nhưng đâyvẫn có thể coi là một trong những hướng dẫn cơ bản và đầy đủ nhất cho việc đánhgiá và lựa chọn một phần mềm thư viện điện tử ở Việt Nam Vì vậy, tôi xin phéplược trích để làm cở sở để so sánh với Koha Do phần tiêu chí của từng phân hệ quádài nên xin phép không đưa vào bản toàn văn
Trang 16Có 3 nhóm tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm cho thư viện điện tử: nhómtiêu chí về CNTT, về tiêu chuẩn nghiệp vụ TT-TV và nhóm tiêu chí đối với cácphân hệ chức năng Lưu ý việc sử dụng các tiêu chí trên trong điều kiện ở Việt Nam.
Sau đây sẽ đề cập một cách khái quát tới từng nhóm tiêu chí Trong mộtchừng mực nhất định, có thể nêu một cách tương đối chi tiết các tiêu chí đối với một
số module chức năng phức tạp và quan trọng hàng đầu
- Nhóm tiêu chí về công nghệ thông tin và truyền thông:
TVĐT là một hệ thống TT-TV được thiết kế, triển khai và vận hành trên cơ
sở áp dụng những thành tựu tiên tiến của CNTT và truyền thông Ngoài ra, TVĐTsinh ra và phát triển để hoạt động trong môi trường nối mạng Do vậy, các tiêu chí
về CNTT và truyền thông dưới đây có thể được coi là các tiêu chí cơ bản cần đượcđáp ứng đối với hệ thống phần mềm cho TVĐT ở nước ta
1 Nguyên tắc thiết kế mở: Phần mềm phải được thiết kế, xây dựng và vậnhành theo các chuẩn công nghệ mở để đảm bảo khả năng nâng cấp, thay đổi, bổsung, kết nối thêm các module mới mà không kéo theo sự đổ vỡ hệ thống, cũng nhưphải đảm bảo được sự kế thừa các thành quả đã đạt được
2 Xây dựng theo mô hình khách/chủ (client/server)
3 Làm việc trên mạng TCP/IP: Phần mềm phải hỗ trợ các giao thức TCP/IP
để đảm bảo khả năng kết nối mạng toàn cầu và triển khai các dịch vụ liên quan tớichia sẻ và khai thác các nguồn tin điện tử trên thế giới
4 Làm việc trong môi trường Web, bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một sốngôn ngữ phổ biến khác
5 Xây dựng theo kiến trúc nhiều lớp, hệ thống bao gồm các phân hệ chứcnăng và được tích hợp thành một hệ thống thống nhất
Trang 176 Sử dụng hệ quản trị CSDL mô hình quan hệ.
7 Máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows 2000 Advanced Server, Windows
NT Server và có thể chuyển sang Linux một cách dễ dàng
8 Máy trạm có thể sử dụng bất cứ hệ điều hành nào để hỗ trợ Web
9 Quản trị và giám sát: Cho phép theo dõi và giám sát được mọi hoạt độngtrên hệ thống (Ai? Làm gì? Vào lúc nào?)
10 An ninh hệ thống: Phần mềm phải hỗ trợ nhiều mức và cơ chế đảm bảo
để chuyển đổi sang bảng mã tổ hợp (compound) khi cần thiết
13 Bảng mã hiển thị dữ liệu trên giao diện phải hỗ trợ đồng thời các bảng mãTCVN 6909 (dựa trên Unicode); VNI; TCVN 5712
14 Sắp xếp tiếng Việt: Phần mềm phải có khả năng sắp xếp dữ liệu tiếngViệt theo đúng trật tự từ điển (chữ cái, dấu thanh), không hoặc có phân biệt chữ hoa/thường
15 Vận hành hiệu quả trên CSDL liệu lớn: Đảm bảo làm việc ổn định và tốc
độ truy cập cao với CSDL lớn (trên 5 triệu biểu ghi)
16 Khả năng sao lưu/khôi phục dữ liệu: Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cho hệthống
17 Khả năng mở rộng: Khả năng bổ sung thêm các phân hệ, tính năng, máytrạm và máy chủ với số lượng người dùng không hạn chế
Trang 1818 Khả năng tự quản cao: Cài đặt dễ dàng, người dùng có khả năng tự đặtcấu hình cho hệ thống với trợ giúp tối thiểu của nhà cung cấp.
19 Hỗ trợ mã vạch: Cho phép in mã vạch trực tiếp theo số liệu trong CSDLtheo các khuôn dạng mã vạch khác nhau Sử dụng mã vạch trong các nghiệp vụ liênquan (bổ sung, lưu thông)
20 Khả năng tùy biến cao trong việc tạo khuôn dạng báo cáo dữ liệu: Cán bộthư viện có thể tự định dạng cho các loại báo cáo dữ liệu khác nhau: các sản phẩmthư mục, thư từ, hợp đồng, nhãn, phích phiếu, thẻ đọc mà không cần sự can thiệpcủa đơn vị cung cấp phần mềm
21 Liên kết với các phần mềm khác như E-mail trong một mạng
- Nhóm tiêu chí về các chuẩn nghiệp vụ thông tin-thư viện:
Các chuẩn nghiệp vụ TT-TV tiên tiến và các chuẩn hiện hành phải được tínhđến để đảm bảo sự tương thích trong giao dịch và vận hành các quá trình TT-TV vàtrao đổi các sản phẩm, dịch vụ TT-TV trong môi trường nối mạng toàn cầu Các tiêuchí được trình bày dưới đây là rất căn bản đối với bất cứ phần mềm cho TVĐT nàotrong điều kiện Việt Nam và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
1 Hỗ trợ MARC21, MARC21 VN: Phần mềm sử dụng khổ mẫu biên mụctheo chuẩn MARC 21, MARC21VN
2 Hỗ trợ chuẩn ISO 10161 cho việc mượn liên thư viện: Phần mềm phải hỗtrợ chuẩn ISO 10161 cho nghiệp vụ mượn liên thư viện (Inter-library Loans), baogồm việc tuân thủ cả giao thức và định dạng dữ liệu
3 Hỗ trợ đồng thời nhiều khung phân loại: Phần mềm hỗ trợ các khung phânloại đang được sử dụng phổ biến trên phạm vi quốc tế và tại Việt Nam Các khungphân loại cần hỗ trợ gồm: BBK, DDC, LC, UDC, Khung đề mục quốc gia
Trang 194 Hỗ trợ subject heading và hệ thống từ khóa không kiểm soát.
5 Hỗ trợ các quy tắc biên mục và chuẩn hiển thị thông tin biên mục: Phầnmềm tuân thủ các chuẩn ISBD, AACR-2, LC In-publication Catalog, TCVN 4743-89
6 Trao đổi dữ liệu với các phần mềm hỗ trợ UNIMARC và MARC 21: Phầnmềm có khả năng trao đổi dữ liệu biên mục hai chiều với các phần mềm hỗ trợUNIMARC và MARC21
7 Trao đổi dữ liệu với phần mềm CDS/ISIS
8 Trao đổi dữ liệu với các hệ quản lý siêu dữ liệu ( MetaData) theo chuẩnDublin Core, RDF/XML, chuẩn truy cập các kho lưu trữ mở,
9 Áp dụng quy tắc sinh số Cutter theo chuẩn của Thư viện Quốc gia với tên
ấn phẩm/tên tác giả tiếng Việt: Phần mềm tự động sinh số Cutter theo xâu nhập vào
10 Áp dụng quy tắc sinh số Cutter của OCLC cho tên sách/tên ấn phẩm tiếngnước ngoài: Phần mềm tự động sinh số Cutter theo xâu nhập vào
11 Thích hợp với các kiến trúc kho khác nhau
12 Thích hợp với các thư viện có nhiều kho, điểm cho mượn
13 Phần mềm phải gồm các module chức năng Bổ sung, Biên mục, Số hoátài liệu, Quản lý kho, Ấn phẩm định kỳ, Quản lý lưu thông, OPAC, Mượn liên thưviện, Xuất bản, Tạp chí điện tử, Cung cấp tài liệu điện tử, Tìm kiếm toàn văn, Quảntrị hệ thống
Trang 20CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA.
2.1 Khái quát lịch sử ra đời hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha.
Từ “KOHA” trong ngôn ngữ Maori có nghĩa là “món quà” Trong xã hội truyềnthống Maori, khi đến một sự kiện như: đám tang, đám cưới, hay các cuộc hội họp
họ mang một Koha như thức ăn hoặc đặc sản của vùng mình đến góp chung Vàngược lại khi bạn tổ chức sự kiện những người khác sẽ làm điều tương tự Việc nàygiảm bớt gánh nặng cho người tổ chức các sự kiện Từ ý nghĩa cúa hành động đó
mà từ “Koha” được đặt tên cho một dự án phần mềm nguồn mở
Koha là một hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới,được phát triển bởi sự hợp tác của cộng đồng những người sử dụng để đạt đượcnhững mục tiêu công nghệ của họ Hiện nay, Koha được liên tục phát triển và mởrộng để đạt được những mục tiêu của người sử dụng
Bản đồ những thư viện sử dụng “Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha”
(Nguồn: http://www.librarytechnology.org)
Trang 21Hệ quản trị thư viện tích hợp nguồn mở Koha được sử dụng trong các thư việncông cộng; thư viện trường học và những loại hình thư viện khác ở rất nhiều nướctrên thế giới.
Koha là hệ thống thư viện tích hợp trên nền Web, với hệ quản trị cơ sở dữ liệuMySQL phụ trợ với việc biên mục dữ liệu theo chuẩn MARC và truy cập thông quacổng Z39.50 Giao diện người dùng dễ tùy biến và có khả năng tương thích cao, đãđược dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới Koha có hầu hết các tính năng mong chờcho một hệ thống thư viện tích hợp, bao gồm:
• Giao diện đơn giản, rõ ràng cho các cán bộ thư viện và bạn đọc
• Giao diện Web nên có thể dễ dàng tích hợp với website, cổng thông tin
• Hỗ trợ đa ngôn ngữ (có khoảng trên 40 ngôn ngữ hiện được hỗ trợ trongKoho)
• Tuân theo những tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện thế giới như: MARC21/UNIMARC, DDC, ISBD, Z39.50 server, ISO2709…
• Mang nhiều tính năng khác nhau của web 2.0 như: gắn thẻ, bình luận,chia sẻ xã hội và cung cấp RSS (Really Simple Syndication- Dịch vụcung cấp thông tin cực kỳ đơn giản)
• Khả năng đáp ứng nhu cầu với bất kỳ số lượng chi nhánh, bạn đọc, loạibạn đọc, tài liệu, loại tài liệu, tiền tệ và các kiểu dữ liệu khác
• Đầy đủ các phân hệ của một hệ thống thư viện tích hợp hiện đại như: bổsung, biên mục, OPAC, lưu thông, ấn phẩm định kỳ, báo cáo…
• Tích hợp các thiết bị đọc mã vạch, máy in, sóng radio (RFDI), thiết bịtừ
• Khả năng lưu trữ ổn định, không hạn chế dung lượng
Trang 22• Có khả năng trao đổi thông tin – dữ liệu với mọi hệ thống thư viện tíchhợp khác.
Koha được tạo ra vào năm 1999 bởi Katipo Communications cho thư việnHorowhenua Trust ở New Zealand, và cài đặt lần đầu tiên vào năm 2000 Năm
2001, Paul Poulain (Marseille, Pháp) bắt đầu bỏ sung thêm nhiều tính năng mới choKoha, đáng kể nhất đó là việc hỗ trợ đa ngôn ngữ
Đến năm 2010, Koha được dịch từ nguyên bản tiếng Anh sang các thứ tiếngkhác như : Pháp, Trung Quốc, Ả Rập và một số ngôn ngữ khác Hỗ trợ cho việc biênmục và tìm kiếm theo tiêu chuẩn MARC và Z39.50 được bổ sung vào năm 2002.Năm 2005, công ty Metavore Inc được thành lập tại Ohio để hỗ trợ và bổ sungthêm nhiều tính năng mới, bao gồm việc bổ sung hỗ trợ Zebra – được tài trợ bởi hệthống thư viện Crawford County Federated Zebra hỗ trợ tăng tốc độ tìm kiếm, cũngnhư nâng cao khả năng mở rộng để hỗ trợ hàng triệu biểu ghi thư mục
Koha đã giành được rất nhiều giải thưởng như:
• Giải thưởng “Phi lợi nhuận” của Interactive New Zealand Awards năm 2000
• Giải thưởng “Đổi mới trong thư viện” của LIANZA/3M (Hiệp hội thư viện
và thông tin New Zealand) năm 2000
• Giải thưởng “Tổ chức công cộng” của Les Trophées du Libre
• Giải thưởng “Sử dụng CNTT trong tổ chức phi lợi nhuận” của Computerworld Excellence Awards
Một số hội nghị quốc tế của Koha
• KohaCon, ngày 2/3/2006, Paris, Pháp
• KohaCon, ngày 15-17/4/2009, Texas, Mỹ
• KohaCon, ngày 25/10-2/11/2010, Wellington, NewZealand
Trang 23• KohaCon, 31/10-6/11/2011, Thane, Ấn Độ.
• KohaCon, 5/11/2012, Edinburgh, Scotland, Vương quốc Anh
Koha hiện nay có khoảng hơn 1000 người tham gia phát triển trên khắp thế giớivới trang chủ hiện nay là http://koha-community.org/ Cứ đều đặn 6 tháng Koha cho
ra một phiên bản mới Gần đây nhất, tháng 11-2012 là phiên bản 3.10 (phiên bảnSqueeze) với rất nhiều tính năng mới, mà nhiều người chưa từng nghĩ đến Phiênbản này sẽ được chỉnh lỗi liên tục trong 6 tháng với 6 bản cập nhật (mỗi tháng 1 bản
từ 3.10.1 đến 3.10.6) Cuối tháng 4 năm 2013, phiên bản này sẽ được hoàn thiện(stable 3.10.7) và thay thể phiên bản Stable 3.8.7 hiện nay Phiên bản đang đượcphát triển là phiên bản 3.12.0 sẽ ra mắt tháng 5 năm 2013
2.2 Các tiêu chuẩn về công nghệ, nghiệp vụ hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha đang sử dụng.
2.2.1 Các tiêu chuẩn công nghệ thông tin.
2.2.1.1 Ngôn ngữ lập trình Perl
PERL (Practical Extraction and Report Language - ngôn ngữ kết xuất và báo cáothực dụng) được Larry Wall xây dựng từ năm 1987, với mục đích chính là tạo ramột ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc một lượng lớn dữ liệu và cho phép
xử lí dữ liệu nhằm thu được kết quả cần tìm
Perl là ngôn ngữ thông dụng trong lĩnh vực quản trị hệ thống và xử lí cáctrang Web do có các ưu điểm sau:
- Có các thao tác quản lí tập tin, xử lí thông tin thuận tiện;
- Thao tác với chuỗi kí tự rất tốt;
Trang 24- Đã có một thư viện mã lệnh lớn do cộng đồng sử dụng Perl đóng góp(CPAN);
- Cú pháp lệnh của Perl khá giống với C, từ các kí hiệu đến tên các hàm, do
đó, nhiều người (đã có kinh nghiệm với C) thấy Perl dễ học;
- Perl khá linh hoạt và cho phép người sử dụng giải quyết với cùng một vấn
đề được đặt ra theo nhiều cách khác nhau
2.2.1.2 Web server Apache
Apache hay là chương trình máy chủ HTTP là một chương trình dành chomáy chủ đối thoại qua giao thức HTTP Apache chạy trên các hệ điều hànhtương tự như Unix, Microsoft Windows, Novell Netware và các hệ điều hànhkhác Apache đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạngweb thế giới (tiếng Anh: World Wide Web)
Khi được phát hành lần đầu, Apache là chương trình máy chủ mã nguồn mởduy nhất có khả năng cạnh tranh với chương trình máy chủ tương tự củaNetscape Communications Corporation mà ngày nay được biết đến qua tênthương mại Sun Java System Web Server Từ đó trở đi, Apache đã không ngừngtiến triển và trở thành một phần mềm có sức cạnh tranh mạnh so với các chươngtrình máy chủ khác về mặt hiệu suất và tính năng phong phú Từ tháng 4 nãm
1996, Apache trở thành một chương trình máy chủ HTTP thông dụng nhất Hơnnữa, Apache thường được dùng để so sánh với các phần mềm khác có chức năngtương tự
Tính đến tháng 12 năm 2012, ước tính Apache đã được sử dụng trong 63,7%của tất cả các hoạt động trang web và 58,49% của các máy chủ hàng đầu trên tất
cả các lĩnh vực
Trang 25Apache được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sựbảo trợ của Apache Software Foundation Apache được phát hành với giấy phépApache License và là một phần mềm tự do và miễn phí.
2.2.1.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới vàđược các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng VìMySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển,hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện íchrất mạnh.Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng
có truy cập CSDL trên internet MySQL miễn phí hoàn toàn nên ta có thể tải vềMySQL từ trang chủ Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau:phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix,FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS, MySQL làmột trong những ví dụ rất cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụngngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL)
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl và nhiều ngôn ngữ khác, nólàm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl, 2.1.4 Công cụ tìm kiếm Zebra
Zebra là phần mềm miễn phí, có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai theo giấyphép của GLP (General Public License - Giấy phép công cộng) mà không mấtmột khoản phí nào
Zebra là hệ thống quản lý thông tin nhanh chóng, thân thiện Nó có thể liệt kêcác biểu ghi trong XML/ SGML, MARC, e-mail và nhiều định dạng khác, vànhanh chóng tìm thấy chúng bằng cách kết hợp việc sử dụng toán tử boolean vàxếp hạng thích hợp Việc tìm kiếm và lấy các ứng dụng có thể được viết bằng
Trang 26cách sử dụng Giao diện lập trình ứng dụng -AIP (Application programminginterface), giao tiếp với các máy chủ Zebra bằng cách sử dụng giao thức truyxuất thông tin tiêu chuẩn công nghiệp, dịch vụ web.
Zebra có khả năng hỗ trợ những cơ sở dữ liệu lớn (hàng chục GB dữ liệu,hàng chục triệu biểu ghi) Nó còn hỗ trợ việc gia tăng, cập nhật cơ sở dữ liệu antoàn trong khi hệ thống đang hoạt động Bởi vì Zebra hỗ trợ tiêu chuẩn giao thứctruy cập thông tin công nghiệp Z39.50, nên có thể tìm kiếm cơ sở dữ liệu Zebrabằng cách sử dụng các chương trình và bộ công cụ, cả thương mại và miễn phí
có khả năng hiểu giao thức này
2.2.1.5 Hệ điêu hành Linux
Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của
hệ điều hành Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và củaviệc phát triển mã nguồn mở
Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn
là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan Ông làm việc một cách hăngsay trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994
Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyềnGNU General Public License Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mãnguồn của Linux
Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" được sử dụng để chỉ Nhân Linux,nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điềuhành giống Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việcđóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là cácbản phân phối Linux Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềmnhư máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi
Trang 27trường làm việc desktop như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp chocông việc văn phòng như OpenOfficehay LibreOffice.
Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hànhnày hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiềuứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bịnhúng như là các máy điện thoại di động
Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê Tuynhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM vàHewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền
và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trongmột số lĩnh vực Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng
là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp,tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mậttốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows), cũng như là các đặc điểm về giáthành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp Một đặc tính nổi trội của nó làđược phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả
Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rấtkhiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích vớiWindows nhiều hơn là Linux Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được
hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên
2.2.2 Các tiêu chuẩn truyền thông và giao thức mạng.
KOHA hỗ trợ một số tiêu chuẩn truyền thông và giao thức mạng quốc tế choviệc tương tác với các dịch vụ và hệ thống khác Bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- LDAP ( Lightweight Directory Access Protocol ) là giao thức truy cập nhanhcác dịch vụ thư mục, là một chuẩn mở rộng cho nghi thức truy cập thư mục
Trang 28LDAP được tạo ra đặc biệt cho hành động "đọc" Bởi thế, người dùng bằngphương tiện "lookup", LDAP cho kết quả nhanh, hiệu suất, ít tốn tài nguyên,đơn giản hơn là một truy vấn tài khoản người dùng trên CSDL LDAP là mộtgiao thức tìm, truy nhập các thông tin dạng thư mục trên server Nó dùng giaothức dạng Client/Server để truy cập dịch vụ thư mục LDAP chạy trên TCP/IPhoặc các dịch vụ hướng kết nối khác Có các LDAP Server như: OpenLDAP,OPENDS, Active Directory,.
- CAS (Central Authentication Service) là một giao thức phục vụ Single Sign-ontrên nền web được phát triển tại đại học Yale Nó cho phép người dùng truy cậpnhiều ứng dụng web khác nhau mà chỉ cần đăng nhập một lần Giao thức CASbao gồm ít nhất 3 thành phần: web browser, web application và CAS server.Khi web browser truy cập vào web application, application sẽ redirect user tớitrang đăng nhập của CAS server Nếu đăng nhập thành công, CAS server sẽredirect trở về lại web application, kèm theo một security ticket Webapplication sẽ dùng identifier của chính nó và ticket này để kiểm tra với CASserver xem user đó đã đăng nhập hay chưa
- Z39.50 là một giao thức truyền thông theo mô hình khách/chủ phục vụ cho mụcđích tìm kiếm và thu nhận thông tin từ những cơ sở dữ liệu nằm trên các máytính khác Giao thức được mô tả bởi tiêu chuẩn ANSI/NISO Z39.50, và tiêuchuẩn ISO 23950 Cơ quan bảo trì cho tiêu chuẩn này là Thư viện Quốc hội Mỹ.Z39.50 được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thư viện và thường được tích hợpvào các hệ thống phần mềm thư viện hoặc các phần mềm Tham chiếu Thư mụcdùng cho cá nhân Phép tìm kiếm liên thư viện trong tiến trình Mượn liên thưviện (Inter-Library Loan) thường sử dụng chuẩn Z39.50
- SUR ( Search/Retrieve via URL – Tìm kiếm/Lấy thông tin qua URL) là mộtgiao thức tìm kiếm tiêu chuẩn tập trung vào XML cho các truy vấn tìm kiếm
Trang 29trên Internet sử dụng theo ngữ cảnh ngôn ngữ truy vấn, một cú pháp tiêu chuẩncho đại diện các truy vấn.
- SIP2 (Standard Interchange Protocol 2 – Tiêu chuẩn giao thức trao đổi 2) là mộttiêu chuẩn sở hữu độc quyền cho việc thông tin liên lạc giữa hệ thống máy tínhthư viện và các thiết bị mượn trả tự động đầu cuối Mặc dù được sở hữu vàkiểm soát bởi 3M, nhưng giao thức được công bố và sử dụng rộng rãi bởi cácnhà cung cấp khác
- ILS-DI (Integrated Library System- Discovery Interfaces: Hệ thống thư việntích hợp – Khám phá giao diện) cho phép các lớp phát hiện như VuFind giao kếtnối với KOHA
- OAI-PMH (Open Archives Initiative - Protocol for Metadata Harvesting - Sángkiến Lưu trữ Mở - Giao thức Thu thập siêu dữ liệu) Thuật ngữ này chỉ một giaothức theo mô hình khách/chủ dựa trên HTTP, cho phép một hệ thống Cung cấpdịch vụ (Service Provider) có thể truy vấn, lọc và thu thập siêu dữ liệu (theođịnh dạng XML) của các đối tượng dữ liệu số nằm trong cơ sở dữ liệu trên một
hệ thống Cung cấp dữ liệu (Data Provider) từ xa
- unAPI là một giao thức HTTP API nhỏ cho các hoạt động cơ bản cần thiết đểsao chép nội dung riêng biệt, xác định từ bất cứ ứng dụng web nào
- CoiNS (ContextObjects in Spans) là một phương pháp cho phép bạn nhúngsiêu dữ liệu trong mã HTML của một trang web: điều này cho phép phần mềmquản lý lấy siêu dữ liệu thư mục của một tài liệu được hiển thị như là một trangweb
2.2.3 Các tiêu chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện.
KOHA hỗ trợ một số tiêu chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện như sau:
Trang 30 Giao thức liên thư viện Z39.50
2.3 Cấu trúc hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha
2.3.1 Cấu trúc hệ thống
Mô hình chi tiết hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha
(Nguồn:http://www.jbi.hio.no/bibin/KOHA/KOHA_intro.html)
Trang 31Koha dựa trên kiến trúc chủ khách (server – client), máy chủ chạy trên nhiềunền tảng của nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Windows, Unix, Mac, máytrạm chỉ đòi hỏi một trình duyệt web thông thường như IE, Firefox, Google,Chrome,… Tuy nhiên, sự hỗ trợ cho phiên bản Windows cực kì hạn chế Phiên bản
ổn định mới nhất của Koha được cài đặt trên bất kỳ mã hệ điều hành Linux nào
Koha có khả năng hoạt động trên bất kỳ hệ thống mạng nào: Koha ILS chạytrên chuẩn TCP / IP và do đó hỗ trợ giao thức Transmission Control bao gồm cáctên miền và các nghị quyết Name ảo Koha có thể hoạt động trên mạng LAN hoặcWAN (mạng nội bộ hay internet) KOHA sử dụng băng thông thấp để truyền tảithông tin
KOHA hoạt động với một hệ thống sau:
2.3.2 Các phân hệ chính của hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha.
Hệ thống thư viện tích hơp nguồn mở Koha gồm đầy đủ các tính năng củamột hệ thống thư viện tích hợp hiện đại gồm các phân hệ chính sau:
Trang 32• Reports - Báo cáo
2.3.2.1 Phân hệ lưu thông
Phân hệ lưu thông có thể truy cập vào theo nhiều cách khác nhau: Trên trangchính của trang dành cho cán bộ thư viện có một liên kết nhanh ở trên góc tay tráihoặc có thể ấn vào trung tâm của trang để vào phân hệ này
Trước khi tiến hành lưu thông tài liệu trong thư viện, ta có thể thiết lập hệthống toàn bộ tham số, các thông số cơ bản, các đối tượng người dùng tin và chínhsách lưu hành ở phân hệ quản trị hệ thống
Trang 33Trong khi sử dụng phân hệ lưu thông, có thể chuyển qua lại giữa các tab trên boxtìm kiếm nhanh ở phía trên cùng của màn hình bằng cách sử dụng các phím nóngsau:
Phân hệ lưu thông của KOHA hỗ trợ việc tự động hóa các thao tác trong quátrình mượn trả tài liệu, áp dụng các chính sách lưu thông do thư viện quy định Cungcấp các công cụ thống kê, báo cáo tình hình mượn trả tài liệu Đồng thời hỗ trợ việcbiên mục nhanh tài liệu
đọc hoặc đánh một phần tên bạn đọc Sau đó có cửa sổ ghi cho mượn, ở đó cán bộthư viện có thể quét mã vạch tài liệu cho mượn hoặc điền thủ công vào và cuốicùng là ghi nhận cho mượn tài liệu; có tùy chọn cho cán bộ thư viện giới hạn ngàytrả tài liệu mà bạn đọc mượn
Kèm với đó là các thông tin của bạn đọc như: thông tin cá nhân, lịch sửmượn tài liệu, tiền phạt (tiền phạt phải trả, thêm hoặc trừ bớt tiền phạt) Đồng thời
có các công cụ hỗ trợ việc sửa thông tin bạn đọc, in thông báo, tìm kiếm tài liệu vàgửi tin nhắn đến cho bạn đọc hoặc thủ thư khác
Trang 34 Việc ghi trả cũng cho phép cán bộ thư viện sử dụng máy quét mã vạch quét
số đăng ký cá biệt của tài liệu hoặc nhập tay sau đó ghi nhận trả tài liệu Có hai lựachọn đi kèm là bỏ qua chế độ phạt tài liệu quá hạn và trừ đi số ngày thư viện nghỉ(tùy theo mặc định chỉnh trong phân hệ quản trị hệ thống Koha) Sau khi ấn trả nếutài liệu trả quá hạn sẽ có một thông báo về tiền phạt và một trang liên kết đến trangthanh toán của bạn đọc
mã đăng ký cá biệt, sau đó thực hiện chuyển Có thể lựa chọn chuyển cho nhiều thưviện khác nhau bằng cách thiết lập thông số các thư viện đích
tài liệu như: tài liệu đặt mượn, tài liệu đặt mượn chờ nhận, nhận tài liệu liên thưviện, tài liệu đang chờ đặt mượn, tỷ lệ đặt mượn tài liệu, danh sách tài liệu quá hạn,tiền phạt tài liệu quá hạn
-Firefox Plugin hoặc tải tập tin định dạng koc
cho phép biên mục nhanh tài liệu
2.3.2.2 Phân hệ bạn đọc
Trang 35Phân hệ bạn đọc của KOHA giúp: quản lý thông tin cá nhân, phân loại cácnhóm bạn đọc và nhân viên trong thư viện từ đó giúp thư viện đưa ra được nhữngchính sách phù hợp với từng nhóm và xử lý các công việc nghiệp vụ liên quan.
khác nhau như: giáo viên, sinh viên, người dùng liên thư viện, cán bộ thư viện, trẻ
em, học sinh ….Các nhóm bạn đọc xuất hiện trong danh sách có thể được tùy chỉnhtrong phân hệ quản lý hệ thống Koha Trong đó bao gồm rất nhiều các thông tinnhận dạng bạn đọc (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, đơn vị học tập/côngtác…) và các thông tin liên lạc bắt buộc (số điện thoại di động, địa chỉ email,Fax…) Cuối cùng là cung cấp số thẻ thư viện, phân loại các nhóm bạn đọc và thờigian hiệu lực của thẻ thư viện Chức năng này cho phép tạo lập tài khoản và mậtkhẩu cho phép truy cập OPAC Nếu có nhiều người dùng có những thông tin giốngnhau (chung một khóa học, nơi công tác, thời gian sử dụng thẻ…) có thể sử dụngchức năng dùng lại để nhanh chóng chép những phần thông tin trùng trong việc tạolập người dùng tin mới
dụng các chức năng trong giao diện KOHA dành cho nhân viên của các cán bộ thưviện Trong đó có hỗ trợ rất nhiều kiểu phân chia khác nhau như: có khả năng truycập mọi chức năng của thư viện, chỉ có thể truy cập một hay vài phân hệ, có thểxem các thông tin trong các phân hệ nhưng không được sửa…
tin đã đăng ký khi tạo lập, lịch sử sử dụng thư viện của người dùng (tài liệu đangmượn, tài liệu đang đặt, lịch sử mượn – trả tài liệu ) Chức năng này còn cung cấpcác công cụ cho phép: cán bộ thư viện sửa đổi thông tin của bạn đọc, kiểm soátviệc thanh toán tiền phạt của bạn đọc, gửi tin nhắn thông báo cho bạn đọc khi cónhu cầu, liên kết đến phân hệ lưu thông để ghi mượn tài liệu, in ra danh sách tàiliệu đang mượn của bạn đọc