Vì vậy, Thư viện Tạ Quang Bửu TV TQB –Trường ĐHBK HN cần phải cung cấp nguồn tài liệu đầy đủ, cập nhật, nhanhchóng và phù hợp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong trường.X
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài
Ngày nay cả nhân loại đang bước vào kỷ nguyên của thông tin và trithức, trong đó thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sốngcủa con người Thông tin tạo nên nguồn lực chi phối mọi sự phát triển của xãhội, tiêu biểu là lĩnh vực giáo dục và đào tạo Hoạt động thông tin – thư việnngày nay càng trở thành nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượngđào tạo của các trường đại học, trong đó có Trường Đại học Bách Khoa HàNội (ĐHBK HN)
Trường ĐHBK HN là một trong những trường đại học lớn, có đội ngũcán bộ hùng hậu, với bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng, phát triển vàtrưởng thành Nhà trường đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xâydựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước hiện nay Trường là một trong những trung tâm lớn đào tạo cán
bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước, có mối quan hệ hợp tác song phương, đadạng với nhiều trường đại học, nhiều nước trong khu vực và thế giới Là mộttrường khoa học công nghệ đa ngành, người dùng tin ở trường Đại học BáchKhoa Hà Nội rất phong phú, đa dạng Hoạt động giảng dạy, học tập, nghiêncứu và triển khai ứng dụng khoa học đòi hỏi phải sử dụng lượng thông tin lớn
và biến đổi không ngừng Vì vậy, Thư viện Tạ Quang Bửu (TV TQB) –Trường ĐHBK HN cần phải cung cấp nguồn tài liệu đầy đủ, cập nhật, nhanhchóng và phù hợp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong trường.Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu của ngườidùng tin là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, công tác phát triển vốn tàiliệu tại thư viện cần phải được chú trọng quan tâm Nhưng làm thế nào để tổchức khai thác, phát triển nguồn lực thông tin hiện có cũng như sử dụng đượcnguồn lực thông tin từ bên ngoài để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tincủa người dùng tin trong trường một cách hiệu quả nhất Đây là những đòi
Trang 2hỏi, thách thức đối với Thư viện ĐHBK HN nói chung và các cán bộ thôngtin - thư viện nói riêng.
Với những lý do như trên, trong quá trình thực tập tôi đã đi sâu vàonghiên cứu công tác phát triển vốn tài liệu của thư viện và chọn đề tài:
“Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình.
-2 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thư viện Tạ Quang Bửu.
- Nêu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của Công tác phát triển vốn tài
liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu
- Mô tả thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang
Bửu
- Phân tích và đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác phát triển
vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu
- Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát
triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu
3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết tốt các nhiệm vụ đã đặt
ra trong đề tài khóa luận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định vàgiới hạn như sau:
Đối tượng nghiên cứu: Vốn tài liệu và công tác phát triển vốn tài liệu
tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trang 3 Phạm vi nghiên cứu: Công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ
Quang Bửu trong giai đoạn hiện nay.
4 - Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
- Nghiên cứu về Thư viện Tạ Quang Bửu đã có một số đề tài và tậptrung vào một số vấn đề như: Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Tạ QuangBửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin -thư viện của Thư viện Tạ Quang Bửu…
- Về công tác phát triển vốn tài liệu thì đã có một số đề tài đề cập đến.Tuy nhiên, xét về mức độ thời gian, hiện tại công tác phát triển vốn tài liệu
của Thư viện đã có nhiều thay đổi Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình.
5 - Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sởcác quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triểnkhoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo Tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể sau:
- Khảo sát thực tế, quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
6 - Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài
trọng của công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu
Đóng góp về thực tiễn: Phản ánh thực trạng công tác phát triển
vốn tài liệu của thư viện Tạ Quang Bửu Từ đó thấy được những mặt đạt được
và những mặt còn hạn chế trong công tác phát triển vốn tài liệu để từ đó đưa
Trang 4ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển vốn tài liệu tại Thưviện.
7 - Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa
Hà Nội
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện
Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả côngtác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa
Hà Nội
Trang 5CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU
- ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trường đại học đa ngành về
kỹ thuật, nơi đào tạo ra những đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ và quản
lý trình độ cao cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là trung tâm nghiên cứukhoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mớiđất nước Trường được thành lập theo Nghị định 147/NĐ của Chính phủ do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký ngày 15 tháng 10 năm 1956
Sau nửa thế kỉ bền bỉ phấn đấu, Trường DDaHBK HN luôn là mộttrong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam.Với bề dày lịch sử về công tác giáo dục, cùng nhiều đóng góp cho công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiềudanh hiệu và phần thưởng quý giá cho các cá nhân và tập thể, được thể hiệnqua những trang vàng truyền thống của trường
Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ năm
1956 Trong những năm đầu mới thành lập, với số vốn tài liệu ban đầu là
5000 cuốn sách, cơ sở vật chất nghèo nàn và 2 cán bộ phụ trách không cónghiệp vụ thư viện, Thư viện là một bộ phận trực thuộc Phòng Giáo vụ
Thư viện đã từng đi sơ tán ở: Lạng Sơn, Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Tâycùng khối lượng lớn sách đem theo để phục vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹthuật cho đất nước Cũng trong giai đoạn này, từ Trường ĐHBK HN đã hìnhthành những trường đại học mới như: Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ - Địachất, Đại học Công nghiệp nhẹ và Phân hiệu II về Quân sự (nay là Học viện
Kỹ thuật Quân sự) Thư viện Trường cũng chia sẻ nhiều tài liệu và đã cử cán
bộ sang làm việc công tác tại Thư viện ở trường Đại học Mỏ - Địa chất vàtrường Đại học Xây dựng
Trang 6Từ năm 1973, Thư viện tách ra thành đơn vị độc lập Ban Thư viện đãliên tục được đầu tư và phát triển không ngừng Khi miền Nam được giảiphóng, một số cán bộ Thư viện đã vào công tác tại miền Trung và miền Nam
để xây dựng Thư viện trong đó
Tháng 11/2003, “Thư viện” và “Trung tâm thông tin và mạng” đã sápnhập thành đơn vị mới là “Thư viện và Mạng thông tin” với hai nhiệm vụchính: vận hành và khai thác Thư viện điện tử mới và quản lý điều hànhMạng thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Từ năm học 2006 - 2007, Thư viện điện tử Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội mở cửa phục vụ bạn đọc với hệ thống các phòng đọc tự chọn, cùng
2000 chỗ ngồi và tăng cường khả năng truy cập vào các học liệu điện tử trựctuyến
Đầu tháng 9/2008, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu để phù hợp vớitình hình mới, Bộ phận Thư viện tách ra và trở thành đơn vị Thư viện TạQuang Bửu độc lập, bước vào một giai đoạn phát triển mới cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của trường ĐHBK HN
Địa chỉ: Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong Thư viện và từ các thư viện khác(tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắp trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạngInternet…)
Trang 7 Tích cực phát triển và mở rộng các sản phẩm và dịch vụ thôngtin, lấy việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viêntrong toàn Trường làm mục tiêu và động lực để phát triển.
Từng bước nâng cấp hiện đại hóa Thư viện, đẩy mạnh việc ứngdụng Công nghệ thông tin vào hoạt động của Thư viện Tự động hóa các khâucông việc trong hoạt động của Thư viện
Mở rộng quan hệ với các thư viện trong và ngoài nước, các tổchức liên quan đến lĩnh vực thư viện nhằm tăng cường sự trao đổi và hợp tác.Tiến tới thư viện phải trở thành đầu mối khai thác, cung cấp, chia sẻ thông tinvới các thư viện khác trong khu vực và trên thế giới
1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Thư viện hiện tại được bố trí theo chức năng vànhiệm vụ của từng bộ phận
Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung Thư viện và mạng
thông tin; 02 Phó giám đốc: 01 Phó giám đốc phục trách về Mạng thông tin
và 01 Phó giám đốc phụ trách về Thư viện
Phòng Xử lý thông tin:
Phòng Xử lý thông tin gồm 07 cán bộ, trong đó phòng gồm 2 bộ phận
sau: Bộ phận phát triển nguồn tin và Bộ phận biên mục
Phòng chịu trách nhiệm:
Trang 8+ Xây dựng nguồn lực thông tin mạnh cả vế số lượng và chất lượngđảm bảo phục vụ tốt các chương trình đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiêncứu khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội, từng bước liên thông chia sẻvới hệ thống các thư viện trong khu vực.
+ Xử lý toàn bộ tài liệu theo các tiêu chuẩn quốc tế về thông tin – thưviện như: MARC21, AACR2 và LCC Từ đó xây dựng hệ thống tra cứu hiệnđại nhằm tăng khả năng tiếp cận và khai thác nguồn lực thông tin hiệu quả vànhanh chóng
Phòng Dịch vụ thông tin tư liệu:
Phòng Dịch vụ thông tin tư liệu gồm 23 cán bộ, gồm 4 bộ phận sau: Bộphận phòng đọc, Bộ phận mượn trả, Bộ phận quản lý kho, Bộ phận dịch vụtham khảo
Phòng Dịch vụ thông tin tư liệu chịu trách nhiệm: Mở rộng và pháttriển các loại hình dịch vụ thư viện, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp và hỗ trợthông tin từ xa; tạo điều kiện tốt nhất để người dùng tin của Thư viện cũngnhư các thư viện và cơ quan thông tin khác trong cả nước có thể tiếp cận vàkhai thác nguồn lực thông tin của Thư viện một cách có hiệu quả nhất
Phòng Công nghệ Thư viện Điện tử:
Phòng Công nghệ thư viện điện tử gồm 11 cán bộ, gồm 4 bộ phận sau:
Bộ phận nghiên cứu phát triển, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận phục vụ đa phươngtiện, Bộ phận xây dựng dự án, hành chính tổng hợp
Phòng Công nghệ Thư viện Điện tử chịu trách nhiệm chính:
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng cáccông nghệ thư viện điện tử, thư viện số, đảm bảo khả năng truy cập, chia sẻ,trao đổi dữ liệu, trong và giữa các thư viện, cơ quan thông tin cũng như vớingười dùng tin
+ Xây dựng các hệ thống thông tin số đạt chuẩn, chất lượng cao đápứng được nhu cầu khai thác các nguồn thông tin số của người dùng tin và các
cơ quan thông tin – thư viện
Trang 9Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện Tạ Quang Bửu
1.4 Đội ngũ cán bộ
Thư viện Tạ Quang Bửu hiện nay có 44 cán bộ, trong đó:
+ 09 Thạc sỹ về Thông tin thư viện và Công nghệ thông tin (chiếm 20,4%)+ 06 Kỹ sư Công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật (chiếm 13,6%)
+ 24 Cử nhân Thông tin Thư viện ( chiếm 54,5%)
+ 02 Cử nhân ngoại ngữ (chiếm 4,5%)
+ 03 Cử nhân Kinh tế và Tài chính kế toán (chiếm 6,8%)
Trang 10Thạc sỹ về Thông tin thư viện và Công nghệ thông tin ( chiếm 20,4% )
Kỹ sư Công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật (chiếm 13,6% )
Cử nhân Thông tin Thư viện ( chiếm 54,5% )
Cử nhân ngoại ngữ (Chiếm 4,5% )
Cử nhân Kinh tế và Tài chính kế toán ( chiếm 6,8% )
54,5%
4,5% 6,8%
13,6%
20,4%
Hình 2: Biểu đồ về nguồn nhân lực của
Thư viện Tạ Quang Bửu
có khả năng đáp ứng 4000 chỗ, phục vụ 10.000 bạn đọc/ngày, 10.000 tra cứu/ngày Hiện nay, mỗi ngày Thư viện phục vụ khoảng 4.000 lượt bạn đọc đếnđọc và mượn tài liệu về nhà
Bên trong toà nhà được trang bị các hệ thống điều hoà trung tâm, hệthống điện, hệ thống thang máy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống phòngcháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống quạt thông gió, hút ẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế
Thư viện đã trang bị 150 máy vi tính với 30 máy tính nối mạng LAN,
150 máy tính được nối mạng Internet Thư viện sử dụng hệ thống mạng Bknetvới công nghệ hãng Nortl Máy chủ phần mềm thư viện và máy chủ cơ sở dữliệu của thư viện do hãng Sun Micro system cung cấp hệ quản trị cơ sở dữ
Trang 11Thư viện còn có 10 máy in, 5 máy photocoppy, 3 máy scanner, 2 cổng
từ và một cổng RFID và một hệ thống gồm 10 phòng đọc và kho mở với mỗiphòng được trang bị:
+ 70 đến 150 Ghế ngồi cho bạn đọc
+ 320 đến 550 khoang giá đựng tài liệu
+ Mỗi phòng đọc có từ 1 đến 2 máy tính để bạn đọc tra cứu tài liệu
+ Mỗi cán bộ thư viện có một máy tính để làm chuyên môn, nghiệp vụ vàhướng dẫn cho bạn đọc sử dụng thư viện
1.6 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin.
1.6.1 Đặc điểm người dùng tin
Căn cứ vào số lượng NDT thực tế sử dụng thư viện và tính chất côngviệc, có thể chia đối tượng NDT tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường ĐHBK
HN thành ba nhóm chính sau:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên.
- Nhóm học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh.
- Nhóm bạn đọc ngoài trường.
Nhóm người dùng tin Số lượng Tỉ lệ(%)
Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên 3.000 6.9%Nhóm bạn học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh 40.000 92%
Bảng 1 Số lượng người dùng tin của Thư viện Tạ Quang Bửu
1.6.2 Nhu cầu tin của người dùng tin
Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lí và giảng viên:
Nhóm NDT này có khoảng 3.000 người chiếm 6.9% tổng số bạn đọccủa Thư viện Họ vừa là đối tượng sử dụng, lại vừa là những người sáng tạo
Trang 12ra những nguồn thông tin khoa học có giá trị cao cho Thư viện Họ là nhữngngười quản lý, cần những thông tin chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học kĩthuật Những thông tin cung cấp cho họ cần chính xác, kịp thời, mang tínhchất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt về khoa học công nghệ để phục
vụ tốt cho quá trình lãnh đạo quản lý cũng như ra quyết định của mình Hìnhthức phục vụ là các tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc…
Ngoài ra, họ còn là những giảng viên – những người chuyển giao tri thứckhoa học đến cho sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo củatrường, vừa là chủ thể thông tin vừa là NDT thường xuyên của thư viện Vìtham gia giảng dạy nên họ thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, côngnghệ mới chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiêncứu Nhóm người dùng tin này luôn dành thời gian trong việc tìm tài liệutham khảo tại Thư viện Thông tin cho nhóm này là những thông tin chuyênsâu có tính thời sự về KHCN thuộc các lĩnh vực đào tạo của trường Hìnhthức phục vụ thông tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngànhmới hoặc sắp xuất bản, các thông tin thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc
về khoa học và công nghệ, tài liệu chuyên ngành là sách cũng như tạp chíKHKT nước ngoài, các CSDL và các tài liệu điện tử
Nhóm sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh:
Nhóm NDT này có khoảng 40.000 người chiếm 92% Đây là nhómNDT có số lượng đông đảo nhất, chiếm phần lớn số NDT của Thư viện.Những năm gần đây trường Đại học Bách Khoa đã chuyển đổi hình thức đàotạo của mình theo cơ chế đào tạo theo tín chỉ Với hình thức đào tạo này, yêucầu tự học và tham khảo tài liệu của sinh viên là rất cao Sinh viên không cònhọc một cách thụ động như trước mà đã có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêmkiến thức ở bên ngoài Do vậy, NCT của nhóm này rất phong phú và đa dạng.Tài liệu họ cần bao gồm cả: tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại Ngoài ra,
họ cũng cần được cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thông tin mới, cập
Trang 13nhật, bao gồm cả tài liệu trong và nước ngoài của những nước tiên tiến trênthế giới, có nền KHKT phát triển như Anh, Mỹ, Nga,…
Có thể nói mỗi nhóm NDT lại có những đặc điểm khác nhau Việcphân chia NDT thành các nhóm nhỏ, thuận tiện cho việc quản lý bạn đọccũng như việc bổ sung tài liệu cho Thư viện sát thực hơn với nhu cầu thôngtin của từng nhóm người Thư viện cũng có kế hoạch bổ sung tài liệu phù hợpvới từng nhóm NDT, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của bạn đọc.Đồng thời, nâng cao hiệu quả phục vụ của Thư viện
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Trang 142.1 Loại hình tài liệu tại Thư viện
Nguồn lực thông tin trong hoạt động thư viện chính là cơ sở cho việc đápứng nhu cầu thông tin của NDT Thông tin là động lực góp phần thúc đẩy cáchoạt động kinh tế và sản xuất, đóng vai trò hàng đầu trong giáo dục và đàotạo, NCKH và là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý đưa ra quyết định Nhờ cónguồn lực thông tin mà các thư viện, các cơ quan thông tin thực hiện tốt chứcnăng và nhiệm vụ của mình Nguồn lực thông tin càng phong phú và đa dạng,càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng Căn cứ theo loạihình vật mang tin thì nguồn lực thông tin của thư viện Trường ĐHBK HNđược chia thành 2 nhóm chính như sau: tài liệu truyền thống và tài liệu hiệnđại (tài liệu điện tử)
2.1.1 Tài liệu truyền thống
Thư viện Trường ĐHBK HN đã phát triển được nguồn lực các tài liệutruyền thống tương đối lớn về số lượng khoảng hơn 600.000 bản ghi tài liệu
và phong phú về loại hình, phù hợp với chương trình và lĩnh vực đào tạo củaTrường Bao gồm giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu, báo, tạp chí, luậnvăn, luận án,…
Tài liệu truyền thống tại Thư viện Tạ Quang Bửu có thể chia theo loại hình theo bảng sau:
Trang 151 Sách giáo trình 4.100 257.000 42%
4 Tài liệu nội sinh (luận án, luận
văn, chuyên đề, đề tài NCKH )
5.200 5.200 1%
Bảng 2 Thống kê tài liệu truyền thống theo loại hình tại Thư viện
Sách là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong kho tài liệu củaThư viện bao gồm: sách giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu
Sách giáo trình: Với đặc điểm là thư viện trường đại học, nên giáo
trình là dạng tài liệu được quan tâm đặc biệt, chiếm tỷ lệ lớn trong Thư viện
Nó mang đặc thù riêng của thư viện các trường đại học Sách giáo trình cungcấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về các môn học theochương trình đào tạo của trường, giúp họ có được nền tảng vững chắc trướckhi đi vào nghiên cứu chuyên sâu Đây là nguồn tài liệu có giá trị, được bạnđọc đặc biệt là sinh viên khai thác và sử dụng với cường độ lớn
Qua bảng thống kê trên đã cho thấy giáo trình chiếm một tỷ lệ rất lớntrong tổng số tài liệu có trong thư viện (42%) Hiện nay, sách giáo trình cókhoảng 257.000 cuốn sách giáo trình với 4.100 tên Sách giáo trình tại thưviện chủ yếu do các Giáo sư, Tiến sỹ, các cán bộ giảng dạy tại các khoa trongtrường biên soạn, thuộc nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau của trườngnhư: Điện tử viễn thông, Điện, Công nghệ thông tin, Vật lý, Hóa học, Côngnghệ thực phẩm, Dệt may… Có nhiều giáo trình của trường ĐHBK HN trởthành giáo trình học tập của nhiều trường kĩ thuật trong cả nước như: Toáncao cấp, Cơ học, Chi tiết máy, Kĩ thuật điện tử… Ngoài ra còn có rất nhiềuloại giáo trình nhận lưu chiểu của các trường đại học trong cả nước Đây
Trang 16chính là nguồn thông tin sẵn có của nhà trường, giúp NDT có điều kiện thamkhảo các tài liệu về ngành của mình đang được giảng dạy tại các trường khác.
Số lượng giáo trình của các khoa có trong Thư viện không đồng đều,phụ thuộc vào lịch sử phát triển cũng như quy mô đào tạo của từng ngành.Bên cạnh đó, trong kho mượn hiện nay vẫn còn nhiều tài liệu giáo trình cũ,những tài liệu in bản Rônêô do các giáo viên trong trường viết từ rất lâunhưng do nhiều nguyên nhân nên không có điều kiện viết lại hoặc không thểtái bản lại Thực tế này khiến sinh viên phải sử dụng tài liệu cũ, mờ và kiếnthức trong các tài liệu này không còn phù hợp với chương trình đào tạo hiệnnay
Hiện nay, TV TQB là một trong số ít các thư viện trường đại học còntồn tại kho mượn sách giáo trình Lượng sinh viên lên mượn sách tại bộ phậnnày rất đông Thời gian đầu học kỳ, trung bình mỗi ngày bộ phận này chomượn khoảng 500 cuốn sách
Sách tham khảo: Hiện nay, Thư viện có khoảng 155.460 cuốn sách
tham khảo với khoảng 128.570 tên sách chiếm 25% tổng số tài liệu có trongThư viện,bao gồm: Sách tham khảo tiếng Việt và Sách tham khảo ngoại văn.Sách tham khảo tiếng Việt có khoảng 10.000 cuốn, gồm các sách chuyênngành Tin học, Ngoại ngữ, Văn học nghệ thuât (VHNT), Khoa học xã hội(KHXH) Sách tham khảo tiếng Việt ít hơn nhiều so với sách tham khảongoại văn Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu kho sách tham khảo của thưviện, nhưng hiện nay, thành phần sách tham khảo tiếng Việt đang đượcthường xuyên cập nhật, bổ sung hơn so với sách tham khảo kĩ thuật ngoạivăn Sách tham khảo ngoại văn khoảng gần 145.000 cuốn, chiếm chủ yếu
trong số sách tham khảo của Thư viện Trong đó sách tiếng Nga chiếm 50%
còn lại là các sách tiếng Anh, Nga, Nhật…Các tài liệu hầu hết được xuất bảntrước năm 1990 và chủ yếu là tài liệu tiếng Nga vì vào những năm đó nhu cầu
sử dụng sách tiếng Nga của cán bộ và sinh viên rất phổ biến Nhưng từ những
Trang 17năm 1990 trở lại đây, tài liệu tiếng Nga được bổ sung ít dần vì chỉ có mộtphần nhỏ các cán bộ và giảng viên được đào tạo ở bên Nga về sử dụng
Chúng ta biết rằng nền khoa học công nghệ ở Việt Nam phát triển chậm
so với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền khoa học công nghệ thế giới.Các nhà khoa học cho rằng các tài liệu khoa học công nghệ của Việt Nam lạchậu hơn khoảng 50 năm so với các tài liệu khoa học trên thế giới Nhất làtrong thời điểm các tài liệu khoa học kĩ thuật đang phát triển với tốc độ chóngmặt như hiện nay thì việc cập nhật thường xuyên những thông tin tư liệu vềkhoa học công nghệ mới là rất cần thiết Là một thư viện chuyên ngành khoahọc công nghệ, Thư viện không chỉ quan tâm bổ sung các sách khoa học kĩthuật trong nước mà còn hợp tác, trao đổi với các tổ chức, thư viện các trườngđại học lớn trên thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đáng kể cho việc tăngcường nguồn lực khoa học kĩ thuật Trong những năm gần đây, TV TQB đãtận dụng và khai thác triệt để nguồn kinh phí được cấp để bổ sung tài liệungoại văn mà chủ yếu là tài liệu bằng tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của bạnđọc đồng thời đáp ứng kịp thời công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước Một số ngành mũi nhọn được Thư viện chú trọng bổ sung sách thamkhảo nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh: Tin học, Công nghệ thông tin, Điện tửviễn thông, Công nghệ môi trường, đáp ứng nhu cầu tham khảo sách nướcngoài của NDT trong trường
Sách tra cứu: Tài liệu tra cứu trong Thư viện hiện nay có khoảng 7.000
cuốn sách tra cứu với 6.850 tên chiếm 1% tổng số tài liệu có trong Thư viện,bao gồm : Bách khoa toàn thư, Cẩm nang, Sổ tay tra cứu và Từ điển các ngônngữ khác nhau Một số bộ Bách khoa toàn thư quí hiếm mà Thư viện có như:Encyclopedia of Sciences and Technology, Macmillan Encyclopedia ofSciences, Larousse (8 tập), Ulliman Encyclopedia of Industrial Chemistry (24tập)….Thư viện lưu trữ một số lượng lớn từ điển phục vụ cho việc học ngoạingữ, các từ điển thuật ngữ mang nội dung tổng hợp hoặc chuyên ngành: Từđiển tiếng Anh, Nga, Trung, Pháp, Nhật, Từ điển Tin học, Từ điển Vô tuyến
Trang 18điện, Từ điển Máy tính… và các loại sổ tay như: Sổ tay hóa công, Sổ tay côngnghệ chế tạo máy, Sổ tay Kỹ sư cơ khí, Sổ tay tóm tắt về vật lí…; Lịch biểu,niên biểu, niên giám, Almanach.
Với đặc trưng là một trường đào tạo cán bộ kĩ thuật, khoa học côngnghệ, Thư viện còn lưu trữ các tài liệu kĩ thuật đặc biệt phục vụ cho công tácnghiên cứu như: Cataloge công nghiệp, các tập bản vẽ cơ khí, các chuyên san,
kỉ yếu các hội nghị khoa học công nghệ trong và ngoài nước
Luận án, Luận văn:
Luận án, luận văn được coi là nguồn tài liệu “xám” của Thư viện hiệnnay Đó là những công trình nghiên cứu của các sinh viên năm cuối, sinh viênsau đại học được bảo vệ tại trường hoặc của các cán bộ các cơ quan ngoài bảo
vệ tại Trường ĐHBK HN
Trường ĐHBK HN là một trong những cơ sở đào tạo sau đại học có từlâu Tính đến nay, Nhà trường đã đào tạo được hơn 10.000 thạc sĩ Từ năm
2000 đến nay quy mô đào tạo của Trường ngày càng mở rộng, tăng nhanh cả
về số lượng và chất lượng Hiện nay trung bình mỗi năm Nhà trường tuyểnsinh khoảng hơn 1.000 học viên cao học
Luận văn, luận án là những tài liệu rất hữu ích cho NDT tham khảo đểthực hiện công trình nghiên cứu khoa học hoặc để định hướng, triển khai khóaluận tốt nghiệp Không thể thực hiện một đề tài nghiên cứu hay một đề tài tốtnghiệp mà không tham khảo một công trình nào của người đi trước Nhữngluận văn, luận án đang được lưu trữ và phục vụ tại trường đều có nội dungliên quan đến các chuyên ngành đào tạo của nhà trường nên mức độ phù hợpnội dung là rất lớn NDT khó có thể tìm thấy và khai thác những luận văn,luận án thuộc các chuyên ngành này tại một nơi nào khác ngoài trường.Nguồn thông tin trong loại tài liệu này có giá trị cao, được cập nhật thườngxuyên những thông tin mới Vốn tài liệu này được lưu chiểu hàng năm và chỉđược lưu hành nội bộ trong trường Là nguồn thông tin quí giá đối với NDT,
Trang 19đặc biệt với sinh viên, luận án, luận văn là loại hình tài liệu không thể thiếuđược trong vốn tài liệu của bất kì trường đại học nào.
Hiện tại số luận án, luận văn Thư viện đang lưu giữ là: 5.200 đầu luận
án, luận văn, chuyên đề, đề tài NCKH…chiếm 1.1% tổng số tài liệu có trongThư viện Từ năm 1991 đến nay, nhà trường đào tạo đối tượng cao học vàhàng năm Trung tâm bồi dưỡng sau đại học lại nộp lưu chiểu số luận văn caohọc vào Thư viện Số tài liệu này được bạn đọc rất quan tâm, đặc biệt là cáchọc viên cao học và các sinh viên làm đồ án tốt nghiệp Các bản luận án vàluận văn này có số vòng quay rất lớn và được sao chụp nhiều
Báo – Tạp chí:
Nguồn báo, tạp chí của Thư viện hiện nay có 192.500 bản với 1.853 tênchiếm 31% tổng số tài liệu có trong Thư viện Trong đó:
Báo: Hiện nay Thư viện có khoảng gần 80 đầu báo, bao gồm Báo tiếng
Việt và Báo ngoại văn Cung cấp cho bạn đọc những thông tin mang tính chấtcập nhật, thời sự về nhiều lĩnh vực khác nhau: Văn hóa, xã hội, giáo dục,chính trị …
Tạp chí : Bao gồm cả tạp chí tiếng Việt và tạp chí ngoại Trong đó,
khoảng 500 loại tạp chí Anh, Pháp, Đức; gần 800 loại tạp chí Nga, hơn 200loại tạp chí Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, Bungari) và tạp chí tiếngViệt là gần 300 loại Các tạp chí của Thư viện tập trung vào các tạp chíchuyên ngành, tạp chí khoa học
Trước những năm 1990 Thư viện thường xuyên bổ sung hàng trăm loạitạp chí ngoại mới, nhưng từ năm 1990 trở lại đây do kinh phí bổ sung có hạn,cho đến nay chỉ còn khoảng 30 đầu tạp chí được bổ sung Hiện nay, ngoài sốlượng đầu tạp chí được bổ sung, tạp chí biếu là nguồn bổ sung quí giá choThư viện Ví dụ: Viện năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA (InternationalAutomic Energy Agency) thường xuyên gửi tạp chí cho Thư viện Bách Khoahoặc một số tạp chí của Nhật như Isotope, Radisotope… Với số lượng tạp chíngoại văn được bổ sung hàng năm như hiện nay thì không thể đáp ứng nhu
Trang 20cầu ngày càng cao của người dùng tin về tạp chí ngoại Chính vì vậy, Thưviện cần có chiến lược bổ sung thêm các tạp chí ngoại, đặc biệt là tạp chítiếng Anh.
Đối với tạp chí tiếng Việt, tuy số lượng ít nhưng được cập nhật thườngxuyên nên đáp ứng được nhu cầu về tạp chí tiếng Việt của NDT Trung bìnhmỗi năm Thư viện nhập khoảng gần 200 tên tạp chí tiếng Việt
Tài liệu truyền thống tại Thư viện chia theo chuyên ngành như sau:
81%
10%
9%
Hình 3: Thống kê tài liệu truyền thống theo chuyên ngành tại Thư viện
Trường ĐHBK HN là trường đại học đào tạo về KHKT lớn trong cảnước Do đó, các loại hình tài liệu về lĩnh vực KHCN được Thư viện quantâm bổ sung nhiều nhất (81%) Ngoài ra, các tài liệu về KHXH và VHNTcũng chiếm (19%) Đây là nguồn tài liệu tham khảo giúp bạn đọc giải trí, mởmang kiến thức sau những giờ học căng thẳng Là những người ham hiểu biết,sinh viên khối kĩ thuật luôn thích tìm hiểu các vấn đề xã hội và họ sử dụngcác tài liệu chính trị xã hội, văn hoá nghệ thuật, khoa học thường thức vớimục đích nâng cao hiểu biết, tích luỹ kiến thức xã hội Một số cuốn sách như:
Âm dương đối lịch, Kinh dịch, Almanach những nền văn minh thế giới…được bạn đọc sinh viên tìm hiểu rất nhiều
Trang 21 Xét về khía cạnh nội dung tài liệu, tài liệu truyền thống tại Thư viện
Tạ Quang Bửu bao gồm các lĩnh vực sau:
Nội dung Số lượng bản tài liệu Tỉ lệ (%)
Bảng 3: Thống kê tài liệu truyền thống phân chia theo nội dung tài liệu
Bảng thống kê trên phản ánh số loại và số cuốn tài liệu theo các ngànhđược đào tạo trong trường Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy số lượng tàiliệu của mỗi khoa có sự khác nhau, điều đó phụ thuộc vào lịch sử hình thànhcủa từng khoa, các khoa như: Khoa Điện, Cơ khí có khá nhiều cả về chủngloại và số lượng (Khoa Điện có 66.417 bản tài liệu chiếm 10.8%; Khoa Cơkhí có 61.948 bản tài liệu chiếm 10%) Vì đây là những khoa có từ nhữngnăm thành lập trường và hiện nay các khoa này có số lượng tuyển sinh đônghơn các khoa khác Hiện nay, một số khoa có rất nhiều giáo trình mới đáp ứngđược nhu cầu về tài liệu của sinh viên: Khoa Điện, Cơ khí, Điện tử viễnthông Trong khi đó một số khoa mới được thành lập trong những năm gầnđây nên số lượng giáo trình rất ít như khoa Sư phạm kỹ thuật, khoa NgoạiNgữ Khoa Công nghệ thông tin có tốc độ phát triển khá nhanh trên nền củakhoa Tin học cũ Giáo trình của khoa này hoàn toàn mới do các thầy cô mớiviết trong những năm gần đây như: Ngôn ngữ lập trình Pascal, Cấu trúc dữ
Trang 22liệu và giải thuật,… Còn một số khoa có rất nhiều sách nhưng phần lớn làsách đã rất cũ như: Khoa Thực phẩm, Dệt may,… Chính vì vậy, đối với cácKhoa này thư viện cần có kế hoạch bổ sung thêm giáo trình để phục vụ họctập.
Tài liệu truyền thống chia theo ngôn ngữ tại Thư viện:
Ngôn ngữ Số lượng bản tài liệu Tỉ lệ (%)
Bảng 4: Thống kê tài liệu truyền thống theo ngôn ngữ tại Thư viện
Từ thống kê trên, có thể thấy tài liệu tiếng Việt vẫn chiếm một khốilượng lớn trong toàn bộ nguồn lực thông tin của Thư viện Hiện nay, tài liệubằng ngôn ngữ tiếng Việt có 331.068 bản tài liệu,chiếm 54% tổng số tài liệucủa Thư viện Do vậy, tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Việt vẫn là loại tài liệuđược ưu tiên bổ sung để phục vụ tốt hơn nhu cầu của đa số NDT tại Thư viện.Nhu cầu về tài liệu tiếng Việt cao bởi lẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ bao giờ cũngthuận tiện hơn cả và không phải NDT nào cũng có khả năng đọc tài liệu nướcngoài Mặt khác, tài liệu tiếng Việt chiếm tỉ lệ lớn trong vốn tài liệu của Thưviện, lại được cập nhật thường xuyên hơn các tài liệu viết bằng ngôn ngữkhác, nên tần suất NDT các tài liệu tiếng Việt cao hơn
Tuy nhiên, theo các phương tiện thông tin đại chúng, các công trìnhnghiên cứu về vấn đề học tập, nhu cầu sử dụng tài liệu viết bằng ngôn ngữkhông phải là tiếng Việt của NDT đã tăng đáng kể trong thời gian qua Xuhướng này xuất hiện từ sau khi nước ta có chính sách mở cửa giao lưu với cácnước trong khu vực và trên thế giới Trong quá trình hội nhập đó, ngôn ngữđóng một vai trò vô cùng quan trọng Đặc biệt là các ngôn ngữ như tiếng Anh,tiếng Pháp Ngoài ra, Trường ĐHBK HN là một trong những trường đại học
Trang 23đi đầu trong lĩnh vực KHKT,các thông tin, các phát minh và nghiên cứu mới
về KHKT chủ yếu là ở nước ngoài, bằng tiếng nước ngoài Vì vậy, tài liệuKHKT ngoại văn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầuthông tin ngày càng cao của NDT Để nâng cao hiệu quả phục vụ và đáp ứngtối đa nhu cầu tin của NDT, Thư viện cần đa dạng hóa ngôn ngữ tài liệu bổsung , trong đó chú trọng nhiều đến các tài liệu tiếng Anh….Với những ngoạingữ này, NDT có thể phát huy khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn tinkhác nhau thông qua sách báo, mạng thông tin
Tài liệu tiếng Anh được Thư viện ưu tiên bổ sung Các tài liệu tiếngAnh có giá trị tham khảo rất lớn, nhất là đối với cán bộ, giảng viên, học viêncao học, nghiên cứu sinh và sinh viên 2 năm cuối của Trường Hiện nay, tàiliệu bằng tiếng Anh tại thư viện chiếm 14.2% tổng số tài liệu trong Thư viện
Sau tiếng Việt là tiếng Nga Hiện nay, Thư viện còn lưu trữ một sốlượng lớn tài liệu tiếng Nga (khoảng 98.465 cuốn) Nguyên nhân là do trướcđây, TV TQB được Liên Xô viện trợ và xây dựng, nên Thư viện đã bổ sungmột lượng rất lớn sách bằng tiếng Nga Nhưng đến nay nguồn tài liệu này đã
cũ và từ năm 1991 trở lại đây, sách Nga hầu như được bổ sung rất ít do nhucầu sử dụng sách tiếng Nga của NDT ít dần Nhu cầu này chỉ còn tập trung ởmột số cán bộ giảng dạy được đào tạo từ Liên Xô cũ trở về Mặc dù, hiện naytiếng Nga không còn phổ biến với mọi đối tượng như trước nhưng đối vớiThư viện, đây vẫn là loại tài liệu có giá trị NCKH và cần được duy trì bởi hầuhết các tài liệu khoa học kĩ thuật được xuất bản bằng tiếng Nga và những tàiliệu này đều có giá trị thông tin khoa học cơ bản Vì vậy, vốn tài liệu khoahọc kĩ thuật bằng tiếng Nga tuy đã cũ nhưng Thư viện vẫn giữ gìn và pháttriển nhằm phục vụ cho một số đối tượng cán bộ nghiên cứu và giảng dạytrong trường
Đối với các tài liệu được viết bằng các thứ tiếng khác chưa có số lượngnhiều hoặc không được bổ sung về Thư viện
Theo thời gian xuất bản, tài liệu truyền thống tại Thư viện bao gồm:
Trang 24Thời gian Số lượng bản tài
Bảng 5: Thống kê tài liệu truyền thống theo năm xuất bản tại Thư viện
Ngày nay, KHKT phát triển rất nhanh vì vậy, thông tin đòi hỏi phải cậpnhật một cách liên tục NDT luôn đòi hỏi được sử dụng các tài liệu mới, đặcbiệt là các sách tham khảo và tạp chí Đó chính là lý do các tài liệu có nămxuất bản từ năm 2000 đến nay chiếm tỉ lệ cao nhất ở Thư viện với 54% baogồm 333.267 cuốn Tài liệu từ 1980 - 2000 có số lượng ít hơn 191.318 cuốn(chiếm 31%) Tuy nhiên, các tài liệu trước năm 1980 vẫn chiếm tỷ lệ tươngđối cao là 15% Nguồn tài liệu này đa phần là tài liệu bằng tiếng Nga và một
số ít sách giáo trình bằng tiếng Việt chưa có tái bản
2.1.2 Tài liệu hiện đại
Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và từng bước hiện đại hoá Thư viện, bên cạnh việc bổ sung các tài liệu truyền thống, Thư viện đã chú trọng phát triển các loại hình tài liệu khác: CSDL điện tử online, ebook Số lượng các nguồn tài liệu hiện đại tính đến nay có:
1 CSDL - CSDL thư mục do Thư
viện xây dựng
Hơn 50.000 biểu ghi
- CSDL toàn văn do Thưviện xây dựng
Hơn 500 biểu ghi
- CSDL đặt mua:
+ CSDL ScienceDirect (Computer Science Collection)
Bao gồm 118 đầu tạp chí về khoa học máy tính
Trang 25+ CSDL EbscoHost Bao gồm trên 17.000 tạp chí
toàn văn trong 10 CSDL về khoa học, công nghệ, Xã hội nhân văn, Giáo dục, Kinh tế + CSDL Proquest Bao gồm 4300 tạp chí
KH&CN toàn văn, 18.000 luận án, luận văn về các ngànhkhoa học
Casette Băng học ngoại ngữ 130 băng
Bảng 6 : Thống kê nguồn tài liệu điện tử tại Thư viện
Tài liệu điện tử là tài liệu mà phần thông tin trên đó có cấu trúc, được
tổ chức bao gói hay được lưu trữ trên các vật mang tin mà người dùng có thểtruy cập thông qua máy tính hoặc mạng máy tính Ưu điểm của loại tài liệunày là lưu trữ được nhiều thông tin trên một đơn vị diện tích, không cần nhiềukho tàng, truy cập nhanh Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có
sự hỗ trợ của CNTT và điện tử viễn thông, loại hình tài liệu này đang pháttriển mạnh Các thư viện đang có xu hướng phát triển nguồn lực thông tindạng này, tuy nhiên giá cả và rào cản ngôn ngữ khiến loại tài liệu này khôngphải thư viện nào cũng có được
So với loại hình tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử của Thư viện mớichỉ bắt đầu được quan tâm đầu tư từ năm 2005 - nay Do vậy, về số lượng cònrất hạn chế Thư viện cần đặc biệt quan tâm và phát triển loại tài liệu này Tài
Trang 26liệu điện tử của thư viện hiện nay bao gồm: đĩa mềm, microfilm, đĩa ROM, băng từ…phục vụ nhu cầu của NDT.
CD-Với sứ mệnh lịch sử quan trọng của nhà trường là đào tạo nguồn nhânlực có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và quản lí, Thưviện Tạ Quang Bửu cần tận dụng nguồn kinh phí được cấp để bổ sung tài liệu,cung cấp kịp thời và đầy đủ các tài liệu khoa học công nghệ, đặc biệt là tàiliệu điện tử cho cán bộ giảng dạy và sinh viên trong trường, đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay Trong thời gian tới, Thưviện cần bổ sung nhiều hơn nữa các tài liệu điện tử, đáp ứng nhu cầu thông tinngày càng cao của NDT
2.2 - Công tác bổ sung vốn tài liệu
Công tác tổ chức, xây dựng nguồn lực thông tin không phải Thư việnnào cũng giống nhau, mà phụ thuộc phần lớn vào từng hoàn cảnh, bối cảnh,chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng Thư viện Với TV TQB trườngĐHBK HN, việc xây dựng và tổ chức nguồn lực thông tin chủ yếu dựa vàonhiệm vụ chính là cung cấp tài liệu khoa học và công nghệ phục vụ cho việcgiảng dạy, NCKH và học tập của cán bộ và sinh viên trong toàn trường Vìvậy, chất lượng phục vụ bạn đọc của Thư viện phụ thuộc rất nhiều vào khâu
bổ sung tài liệu và tổ chức kho Công tác bổ sung tài liệu là một trong nhữngkhâu quyết định chất lượng hoạt động của Thư viện Nếu bổ sung tốt, chấtlượng kho tài liệu có khả năng đáp ứng nhu cầu của người dùng cao thì sẽ thuhút được đông đảo bạn đọc đến với thư viện và ngược lại, nếu chất lượng bổsung kém, kho tài liệu lớn mà chất lượng không cao, ít người sử dụng, hiệuquả sử dụng và khai thác tài liệu sẽ bị giảm theo Vì vậy, trong quá trình hoạtđộng, muốn công tác phát triển nguồn tin hiệu quả phải có chính sách pháttriển nguồn tin cụ thể, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của thư viện
Công việc bổ sung tài liệu là quá trình “chọn lọc và lựa chọn các tài
liệu mà đơn vị thông tin cần phải có, chọn lọc là công việc đòi hỏi phải có tri
Trang 27thức rộng và phải do người có năng lực và am hiểu người dùng tin thực hiện còn bổ sung là công việc mang tính nghiệp vụ, đòi hỏi phải có phương pháp
và tổ chức tốt" Công việc bổ sung bao gồm các khâu chính sau: xây dựng
chính sách và kế hoạch bổ sung; tiếp cận các nguồn tài liệu; chọn hình thức vàphương thức bổ sung Do vậy, để công tác bổ sung tài liệu có hiệu quả thìtrước hết các cơ quan thông tin thư viện cần phải có một chính sách phát triển
nguồn mà “Chính sách phát triển nguồn tin là một tài liệu thành văn, một
công bố chính thức được ban hành bởi lãnh đạo thư viện hay cơ quan thông tin, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu của cơ quan” Chính sách phát triển nguồn tin là công cụ lập kế hoạch và là
công cụ làm việc hàng ngày của cán bộ bổ sung hay nói khác đi, nó là kim chỉnam cho các hoạt động xây dựng nguồn tin, nó đưa ra những chỉ dẫn cần thiếtcho việc thực hiện công tác bổ sung; đồng thời, nó cũng là công cụ giao lưu,phối hợp trong một hệ thống cơ quan thông tin thư viện, làm cho việc phốihợp giữa các cơ quan thông tin thư viện trở nên dễ dàng hơn
Chính sách phát triển nguồn tin là một “tuyên ngôn’’ của cơ quan thôngtin thư viện trước cộng đồng người dùng tin và cơ quan quản lý cấp trên, buộcban lãnh đạo cũng như nhân viên cơ quan thông tin - thư viện phải luôn nghĩtới các mục tiêu của cơ quan và tìm ra giải pháp thực hiện mục tiêu đó Hiệnnay, Thư viện Tạ Quang Bửu, trường ĐHBK HN đã có một chính sách pháttriển nguồn tin cụ thể, phù hợp với chức năng và nhiệm cụ của Thư viện
2.2.1 - Đề tài bổ sung
Thư viện Tạ Quang Bửu là một thư viện chuyên ngành, phục vụ chủyếu về lĩnh vực khoa học kĩ thuật Vì vậy, nguồn tài liệu bổ sung của Thưviện chủ yếu thuộc lĩnh khoa học kĩ thuật như: Công nghệ chế tạo máy, Điện,
Cơ khí, Điện tử viễn thông, Theo chính sách bổ sung của thư viện, thì hàngnăm số lượng tài liệu được bổ sung bao gồm các lĩnh vực khác nhau như:Chính trị, khoa học kĩ thuật, văn học, ngoại ngữ….Trong đó, 80% số tài liệu
Trang 28được bổ sung là thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật, 20% là tài liệu thuộc cáclĩnh vực khác như: ngoại ngữ, chính trị, văn học…
Tài liệu được bổ sung là:
+ Các tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập:Sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tra cứu và các loại tạp chí chuyênngành
+ Các tài liệu phục vụ cho mục đích giải trí và nâng cao đời sống chongười dùng tin như: Các sách về chính trị và xã hội, các sách văn học, các báo
và tạp chí của cơ quan trung ương xuất bản
+ Các tài liệu nghiệp vụ thư viện phục vụ cho chính cán bộ thư viện tạiđây
+ Ngoài các tài liệu dạng sách thì thư viện còn tiến hành bổ sung cácloại tài liệu dạng khác như: Băng đĩa CD- ROOM, Băng Cassetts
2.2.2 - Loại hình bổ sung
Các loại tài liệu mà TV TQB – ĐHBK HN bổ sung một cách thườngxuyên và chiếm chủ yếu đó là loại giáo trình, tài liệu tham khảo, sách ngoạivăn, báo - tạp chí dạng in để nhằm phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tậpcủa cán bộ và sinh viên trong trường Sách giáo trình thường xuyên được bổsung sao cho phù hợp với nhu cầu đổi mới trong học tập và nghiên cứu củanhà trường Đặc biệt, cần bổ sung thêm các tài liệu ngoại văn, phục vụ chonhu cầu thông tin của NDT tại Thư viện
Đối với tài liệu điện tử thì Thư viện cũng bổ sung thường xuyên bằngviệc xây dựng thêm nhiều cơ sở dữ liệu cho báo - tạp chí, sách, luận án, luậnvăn và xây dựng Thư viện số ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầungày càng cao về tài liệu điện tử của NDT tại Thư viện
2.2.3 - Số lượng bổ sung
Trang 29- Số lượng sách giáo trình được bổ sung trong một năm chiếm tỉ lệcao nhất Tại Thư viện sách giáo trình được bổ sung hàng năm khoảng hơn1.200 cuốn.
- Sách tham khảo được bổ sung hàng năm gần 1.000 cuốn trong đókhoảng 200 cuốn là sách tham khảo ngoại văn chiếm 20%, còn lại là sáchtham khảo tiếng Việt, gần 800 cuốn chiếm 80%
- Luận án, luận văn thì được bổ sung thường xuyên hàng năm donhững học viên cao học, nghiên cứu sinh bảo vệ và nộp lại Thư viện
- Ngoài ra Thư viện còn bổ sung thêm báo - tạp chí một cách đềuđặn hàng năm
2.3 Phương thức bổ sung vốn tài liệu
Theo Thông tư của Bộ Văn hóa số 30 – VH/TT ngày 17/3/1971 vềhướng dẫn thi hành Quyết định 178/CP của Hội đồng Chính phủ về công tácthư viện, đã đề cập đến vấn đề bổ sung sách báo cho các thư viện như sau:
“ Bổ sung sách báo cho các thư viện là một công tác then chốt về mặt chất lượng của kho sách thư viện Việc bổ sung sách báo phải được làm thường xuyên và có kế hoạch Ủy ban hành chính các cấp, các ngành quản lý các thư viện cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của từng loại thư viện để cung cấp kinh phí cho các thư viện có đủ điều kiện làm cho kho sách của mình càng phong phú Ngoài các loại sách báo mới xuất bản, các thư viện còn có nhiệm vụ tiếp tục bổ sung các loại sách quí cần thiết mà thư viện còn thiếu bằng cách sưu tầm trong nhân dân hoặc trao đổi giữa các thư viện”.
Thư viện đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Ban giám hiệu cũngnhư lãnh đạo nhà trường nên công tác bổ sung vốn tài liệu của thư viện đã đạtđược những kết quả to lớn Vốn tài liệu của thư viện ngày càng đa dạng vàphong phú Các nguồn tài liệu mà thư viện bổ sung chủ yếu từ hai nguồn sau:
2.3.1 Nguồn bổ sung phải trả tiền
Nguồn mua
Trang 30Phương thức mua tài liệu được coi là nguồn bổ sung chủ yếu của Thưviện hiện nay Thư viện chủ động bổ sung hai loại hình tài liệu chủ yếu, phục
vụ cho nhu cầu của cán bộ giảng viên, sinh viên trong toàn trường đó là: sách
và báo - tạp chí chuyên ngành TV TQB là một thư viện điện tử, được xâydựng theo hướng hiện đại và là một trong những thư viện hiện đại nhất ĐôngNam Á Số lượng người dùng tin của Thư viện cũng khá đông đảo khoảng43.500 người, chính vì vậy nhu cầu về vốn tài liệu là rất lớn Hàng năm, Thưviện được cấp một khoản ngân sách khá lớn cho công tác bổ sung vốn tài liệu,vào khoảng 1 tỷ đồng
- Đối với việc bổ sung sách:
Sách được bổ sung chủ yếu là sách giáo trình Thư viện thường đặtmua sách tiếng Việt tại các nhà xuất bản trong nước như: NXB Khoa học Kĩthuật, NXB Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia nguồn bổ sung này tương đối
ổn định nhằm đáp ứng như cầu cung cấp thông tin mới nhất cho bạn đọc.Trung bình mỗi năm Thư viện bổ sung khoảng 1.200 cuốn sách giáo trình
Đối với sách tham khảo và tạp chí ngoại văn thì Thư viện phải mua củacác nhà xuất bản lớn trên thế giới như: McGraw-Hill, Silmon, Blackwell…Đểmua các sách ngoại văn này thì Thư viện phải thông qua một đại lý Trướcđây Thư viện mua sách ngoại văn thông qua Xunhasaba - Công ty Xuất nhậpkhẩu sách báo thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin Hiện nay, Thư viện mua sáchngoại văn thông qua công ty Cdimex, Nam Hoàng…
- Đối với báo - tạp chí: đó là những xuất bản phẩm định kỳ nên được
bổ sung thường xuyên, đồng thời đây là nguồn tài liệu rất quan trọng và cầnthiết cho việc nghiên cứu, học tập của cán bộ giảng viên và sinh viên trongtoàn trường, đặc biệt là các bài báo - tạp chí chuyên ngành vì nó cung cấpphần lớn những thông tin về những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học,các nhà nghiên cứu theo những chuyên ngành hẹp và có tính thời sự cao, cậpnhật thường xuyên hơn so với sách
Trang 31Tại Thư viện, số lượng báo - tạp chí tiếng Việt được bổ sung tương đốilớn, bổ sung đều đặn hàng tuần, hàng tháng và háng quý Báo và tạp chí được
bổ sung ở các lĩnh vực khác nhau như Khoa học xã hội, Kinh tế, Nghệ thuật,
….và đặc biệt là có nhiều loại báo và tạp chí chuyên ngành như: Toán tin,Điện tử viễn thông…
Nguồn bổ sung phải trả tiền của Thư viện có những ưu điểm đó là: giúpcho Thư viện chủ động được trong việc bổ sung vốn tài liệu, chủ động về thờigian và không gian cho việc bổ sung Vì vậy, mà nội dung thông tin trong tàiliệu phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc Tuy nhiên, nguồn bổ sungnày phải phụ thuộc vào nguồn kinh phí hiện có của Thư viện, nên Thư việnphải chủ động trong các phương thức để việc bổ sung vốn tài liệu đạt hiệu quảcao nhất
2.3.2 Nguồn bổ sung không phải trả tiền
Bên cạnh nguồn bổ sung phải trả tiền, nguồn bổ sung không phải trảtiền đóng một vai trò quan trọng, góp phần đáng kể trong việc làm tăng nguồnvốn tài liệu nhập vào Thư viện Đồng thời, giúp làm phong phú thêm loại hìnhcũng như số lượng của các loại tài liệu tại Thư viện Phương thức bổ sung củanguồn bổ sung này theo các hình thức sau:
Nguồn biếu tặng trong nước và quốc tế
Nguồn biếu tặng trong nước và quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cánhân là một nguồn bổ sung quan trọng, giàu tiềm lực cho TV TQB- ĐHBK
HN, làm tăng số lượng tài liệu thư viện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin củabạn đọc Thư viện có mối quan hệ rộng rãi với các cơ quan, đơn vị và tổ chứctrong và ngoài nước Chính vì vậy, hàng năm Thư viện nhận được một sốlượng lớn tài liệu tặng biếu của các đơn vị , tổ chức
Một số đơn vị, tổ chức Quốc tế mà Thư viện nhận được nguồn biếutặng như: Đại sứ quán Pháp, Đại sứ quán Trung Quốc, Hội Việt – Mỹ, Ngânhàng thế giới, Hội đồng Anh…và Quỹ Châu Á cũng thường xuyên gửi tặngThư viện một số lượng lớn tài liệu mà chủ yếu là tài liệu tiếng Anh Số lượng
Trang 32tài liệu tặng biếu mà Thư viện nhận được rất đa dạng và phong phú cả về nộidung và hình thức và với nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Một số NXB trong nước cũng biếu tặng Thư viện như: NXB Chính trịQuốc gia, NXB Giáo dục…
Nguồn biếu tặng tài liệu tại Thư viện không chỉ có các tổ chức mà còn
từ các cá nhân Có những tài liệu do các cán bộ giảng dạy hay các cá nhântrong trường đi tham quan, công tác cũng như học tập ở nước ngoài mang vềbiếu tặng Thư viện, có những tài liệu do chính các tác giả viết tặng hoặc cónhững tài liệu do các thầy cô làm việc trong trường, thầy cô đã về hưu tặngsách cho Thư viện Ngoài ra, còn một số các nhà nghiên cứu khoa học, cácviệt kiều đã đến tặng sách cho Thư viện nhưng với số lượng không đáng kể
Đây là những nguồn tài liệu quý và hiếm, ít có trên thị trường sách, báonhưng đôi khi không phải nguồn tài liệu nào cũng có nội dung như ý muốncủa bạn đọc tại thư viện nên hầu hết nguồn tài liệu này ít được sử dụng, cónhững tài liệu không bao giờ được bạn đọc quan tâm đến Vì thế, số lượngsách của Thư viện được tặng biếu thực tế nhiều hơn so với số lượng nhập khobởi lẽ nhiều sách được biếu tặng không đúng với lĩnh vực đào tạo của trườngnên Thư viện không nhập kho mà lên danh sách để nhượng lại cho các Thưviện khác có nhu cầu về các loại sách đó Số lượng sách được biếu tặngkhông ổn định, có năm nhiều, có năm ít, phụ thuộc vào các đơn vị, tổ chứchay cá nhân biếu tặng
Hàng năm, Thư viện Tạ Quang Bửu nhận được nhiều tài liệu tặng biếu
từ các tổ chức và cá nhân trong nước:
Quỹ Châu Á do Thư viện Quốc gia đứng ra làm đầu mối phân chia chocác thư viện trong cả nước từ năm 2005 Đến nay, Thư viện đã nhận đượctổng cộng 10 đợt sách với số lượng 1.382 cuốn sách ngoại về các lĩnh vựckhoa học kỹ thuật
Sách nhận được từ quỹ Sabre do Trung tâm thông tin khoa học côngnghệ quốc gia làm đầu mối 02 đợt với số lượng 175 cuốn
Trang 33Sách nhận được từ Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức với 01 đợt với sốlượng 68 cuốn.
Sách chia sẻ với Trường Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh 01 đợt với
936 cuốn sách mã số VN 2020
Đối với những đợt nhận sách tài trợ do các tổ chức trong nước đứng ralàm đầu mối, Thư viện phải có công văn đồng ý tiếp nhận, sự thống nhấttrong cách chuyển giao hàng hóa cũng như những thủ tục liên quan đến lôhàng đã nhận, như biên bản giao nhận, thanh toán tiền vận chuyển…
Sách từ các nhà xuất bản và cá nhân gửi tặng Thư viện thường gửi theođường bưu điện, tính trong 02 năm gần đây thư viện đã tiếp nhận 623 cuốn từcác tổ chức và cá nhân tặng, đặc biệt nhân dịp 100 năm Thăng long-Hà nội,nhà xuất bản Hà nội đã tặng Thư viện hơn 100 đầu tài liệu về Thăng Long –
Hà nội rất có giá trị
- Năm 2006, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã hợp tác với QuỹVSVN (Vietnamese Silicon Valley Network Foundation, Mỹ) – Quỹ củamạng lưới những người Việt Nam ở thung lũng Sillicon và Nhà xuất bảnKhoa học Thế giới (World Scientific Publisher) thông qua dự án “ OpenBooks, Open IT” với mục đích xây dựng các dự án viện trợ không hoàn lại tàiliệu khoa học kỹ thuật cho các trường đại học của Việt Nam
Theo thỏa thuận giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và QuỹVSVN Trường đại học Bách khoa Hà Nội sẽ đứng ra làm đầu mối tiếp nhận
và phân phối tài liệu cho các trường đại học khác tại Việt Nam Năm 2006 đợtsách đầu tiên đã được nhận về trường đại học Bách khoa Hà Nội, bao gồm:17.993 cuốn, trị giá 900.000 USD sẽ chia sẻ cho 06 trường đại học trong cảnước bao gồm:
1 Đại học Bách khoa Hà nội: 6.668 cuốn
2 Đại học Quốc gia Hà nội: 2.643 cuốn
3 Đại học Bách khoa TP Hồ Chi Minh: 2.245 cuốn
4 Đại học Đà nẵng; 2.053 cuốn
Trang 345 Đại học Huế: 2.207 cuốn
6 Đại học Đà lạt: 2.177 cuốn
← - Năm 2008, trong khuôn khổ dự án thư viện sách giữa Trường ĐHBách khoa Hà nội và VEFFA (The Vietnam education foundation fellowsAssociation) -Hội các nghiên cứu sinh thuộc quỹ giáo dục Việt nam đang theohọc tại các trường Đại học hàng đầu của Mỹ, gửi tặng cho Thư viện TrườngĐại học Bách khoa Hà nội 18 thùng sách tài liệu kỹ thuật với 986 cuốn Đây
là số sách rất có giá trị được các nghiên cứu sinh của Việt nam đang theo họctại Mỹ gửi tặng
← - Năm 2009, lần thứ hai Hội các nghiên cứu sinh thuộc quỹ giáo dụcViệt nam (VEFFA) gửi 3.297 cuốn và yêu cầu Thư viện Tạ Quang Bửu đứng
ra làm đầu mối phân chia cho 03 trường đại học là: Đại học Bách Khoa Hànội, Đại học Vinh, Đại học Y dược Huế Sau khi nhận lô sách về cán bộ thưviện phân chia sách cho 03 trường, lập danh mục đóng gói và chuyển đi:
← - Đại học Bách khoa Hà nội: 872 cuốn
← - Đại học Vinh: 1419 cuốn
← - Đại học Y dược Huế: 459 cuốn
Nguồn tài liệu nội sinh
Tại điều 7 chương I trong Quyết định số 688/QĐ ngày 14/7/1986 của Bộ
trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ghi rõ: “ Thư viện trường
đại học được quyền thu nhận những ấn phẩm do trường xuất bản cũng như các luận án tốt nghiệp, luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ khi luận án được bảo vệ trong trường hoặc người viết là cán bộ, học sinh của trường”[29, tr 178]
Hàng năm, Thư viện nhận được các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ,phó tiến sỹ mà các học viên cao học và nghiên cứu sinh nộp cho Thư viện.Tuy nhiên, Thư viện vẫn chưa nhận khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đạihọc vì số lượng này rất lớn mà diện tích kho tài liệu của Thư viện không đủ
để lưu trữ Nguồn tài liệu nội sinh tại Thư viện có giá trị tham khảo quantrọng đồng thời cũng có giá trị trong việc tra cứu khi nghiên cứu về một vấn