1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại thư viện tạ quang bửu – trường đại học bách khoa hà nội

66 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN ***** Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” là công trìn

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

*****

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không trùng với đề tài các khóa luận

tốt nghiệp trước

Bản khóa luận được thực hiện sau quá trình học tập tại lớp K51, khóa học

2006-2010, Khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, dưới sự hướng dẫn của Cô giáo - TS Nguyễn Thu Thảo Những kiến thức thu được trong học tập, sự chỉ dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng sự hỗ trợ về

thông tin – tư liệu của các cán bộ công tác tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo-ThS Nguyễn Thu Thảo đã hết lòng truyền đạt những kiến thức và tri thức cho tôi và toàn thể sinh viên K51 hoàn thành khóa học và viết khóa luận tốt nghiệp

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban giam đốc cùng các cán bộ công tác tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cung cấp cho tôi những tài liệu và thông tin hết sức cần thiết và quý báu; đã góp ý, nhận xét và trao đổi với tôi về nội dung của bản khóa luận

Với thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết còn có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu lại rộng lớn, tôi tin rằng những nội dung được trình bày trong khóa luận này

không tránh khỏi sự khiếm khuyết Kính mong các thầy cô giáo chỉ dẫn, góp ý để bản khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Xoa

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài

6 Bố cục của khóa luận

Chương 1: Khái quát về Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.1 Khái quát về Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.3 Chức năng và nhiệm vụ

1.4 Đội ngũ cán bộ

1.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

1.6 Đặc điểm nguồn lực thông tin và hoạt động nghiệp vụ của Thư viện Trường ĐHBK HN

1.7 Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

Chương 2: Các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.1 Sản phẩm thông tin-thư viện

2.1.1 Hệ thống mục lục dạng phiếu

Trang 3

2.1.2 Thư mục

2.1.3 Cơ sở dữ liệu

2.1.4 Bản tin điện tử

2.1.5 Trang chủ

2.2 Dịch vụ thông tin-thư viện

2.2.1 Dịch vụ cung cấp tài liệu

2.2.1.1 Phục vụ đọc tài liệu tại chỗ

2.2.1.2 Phục vụ mượn tài liệu

2.2.2 Sao chụp tài liệu

2.2.3 Phục vụ tài liệu đa phương tiện

2.2.4 Dịch vụ trao đổi thông tin

2.2.2.1 Hỏi – đáp thông tin

2.2.2.2 Hội nghị chuyên đề, hội thảo

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3.1 N hận xét về sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm

3.1.1 Ưu điểm

3.1.2 Nhược điểm

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin- thư viê ̣n

Trang 4

3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có

3.2.3 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 3.2.4 Tăng cường nguồn lực thông tin

3.2.5 Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tạo lập, cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông tin-thư viện

3.2.6 Phát huy nguồn lực con người

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG NIÊN LUẬN

ĐHBK HN Đại học Bách khoa Hà Nội

NDT Người dùng tin

NCS Nghiên cứu sinh

NCKH Nghiên cứu khoa học

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay chúng ta đang bước vào thế kỷ mới, thế kỷ mà thông tin và tri thức đang trở thành sức mạnh của nhân loại, thông tin trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi Quốc gia và chi phối sự phát triển của xã hội Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tạo nên những sản phẩm

và dịch vụ thông tin thích hợp giúp cho con người ở mọi lúc, mọi nơi có thể

dễ dàng truy nhập khai thác thông tin Những sản phẩm và dịch vụ thông tin

có vai trò ngày càng quan trọng đối với mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trường ĐHBK HN là trường đại học đa ngành đa lĩnh vực Thư viện nhà trường là đơn vị cấu thành giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường Trong những năm qua Thư viện Trường ĐHBK HN đã góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp tài liệu, thông tin khoa học phục vụ các nhiệm

vụ và mục tiêu mà nhà trường đề ra Nhà trường đã có sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của thư viện Từ năm 2001 Thư viện ĐHBK HN đã được nhà nước cấp kinh phí để xây dựng thư viện điện tử, đáp ứng yêu cầu của nhà

trường trong giai đoạn mới

Trang 7

Bước vào thời kỳ xây dựng thư viện hiện đại, hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện cần được đặc biệt được coi trọng Đây chính là thước đo hiệu quả hoạt động của thư viện, là công cụ, phương tiện hoạt động

để NDT có thể truy nhập, khai thác, là cầu nối giữa người dùng tin và hệ thống thông tin của thư viện Qua sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện có thể quản lý được các nguồn thông tin Đồng thời, phương pháp tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện cũng có nhiều đổi mới, đặc biệt các yếu tố phù hợp với nhu cầu và đặc điểm NDT được coi trọng Để đảm bảo sự đồng bộ trong hoạt động thông tin, hệ thống sản phẩm, dịch vụ thông tin tại thư viện cần phải được phát triển và hoàn thiện, nhằm khai thác tối đa sức mạnh và giá trị của nguồn lực thông tin, đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của NDT trong và ngoài trường một cách hiệu quả nhất Đây là những đòi hỏi, thách thức đối với Thư viện ĐHBK HN nói riêng và với hệ thống thông tin - thư viện nói chung

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN” làm khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN Qua đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu tin của NDT tại Thư viện trường ĐHBK HN trong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng nhu cầu của người sử dụng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các sản phẩm, dịch vụ thông tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là: tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN

Phân tích những khó khăn, thuận lợi và đưa ra đánh giá, nhận xét về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Thư viện; đồng thời đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận

Trang 9

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị các giải pháp phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN

Chương 1

GIỚI THIỆU THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

1.1 Khái quát về Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường ĐHBK HN là trường đại học kỹ thuật đa ngành đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo nghị định 147/NĐ của chính phủ do Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký ngày 06/3/1956 với hai nhiệm vụ chính trị là:

- Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác với phương thức đào tạo các bậc học từ cao đẳng trở lên

- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ mới vào thực tiễn lao động sản xuất góp phần đưa nhanh những thành tựu công nghệ hiện đại vào thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội

Mục tiêu chính của nhà trường trong giai đoạn hiện nay được xác định là: "Xây dựng ĐHBK HN thành trường đại học đào tạo trình độ cao

đa ngành, đa lĩnh vực, một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hiện đại với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

Trang 10

và trên thế giới, một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp tài chính trong và ngoài nước góp phần thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước” [4 tr.122]

Trường ĐHBK HN hiện đang vận hành theo cơ chế 3 cấp: Trường - Khoa (Viện, Trung tâm) - Bộ môn (Phòng thí nghiệm)

Với qui mô và phương thức đào tạo ngày càng mở rộng, nhà trường đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện để sinh viên, học viên nghiên cứu và học tập, phát huy hết tài năng và trí tuệ của mình, biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Tạ Quang Bửu

Trường ĐHBK HN thành lập năm 1956, Thư viện trường Đại học Bách Khoa được thành lập ngay khi thành lập trường theo Nghị định số 147/ NĐ-

CT của Chính phủ do Bộ trường Quốc gia giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký ngày 06/03/1956 Khi mới thành lập, số vốn tài liệu ban đầu của Thư viện là 5.000 cuốn và chỉ có 2 cán bộ phụ trách Do yêu cầu đào tạo của trường ngày

càng mở rộng, quy mô đào tạo tăng nhanh nên tháng 4/2002 được sự cho phép và đầu tư của Đảng và Nhà nước, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành khởi công xây dựng công trình Thư viện điện tử với tổng mức đầu

tư kinh phí khoảng 220 tỷ đồng Tháng 11/2003, Thư viện và Trung tâm thông tin và mạng đã sáp nhập thành đơn vị mới là Thư viện và Mạng thông tin với hai nhiệm vụ chính: vận hành và khai thác Thư viện điện tử mới và quản lý điều hành Mạng thông tin của Trường ĐHBK HN

Từ năm học 2006 - 2007, Thư viện điện tử Trường ĐHBK HN mở cửa phục vụ bạn đọc với hệ thống các phòng đọc tự chọn, cùng 2000 chỗ ngồi và tăng cường khả năng truy cập vào các học liệu điện tử trực tuyến

Đầu tháng 9/2008, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu để phù hợp với tình hình mới, Bộ phận Thư viện tách ra và trở thành đơn vị Thư viện Tạ Quang Bửu độc lập, bước vào một giai đoạn phát triển mới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Trường ĐHBK HN

Trang 11

Thư viện Tạ Quang Bửu hiện là một trong những thư viện lớn nhất trong hệ thống thư viện đại học ở Việt Nam, bao gồm 1 toà nhà 10 tầng với tổng diện tích 37.000m² Từ tầng 1 tới tầng 5 là hệ thống phòng đọc mở (người đọc có thể tự tìm kiếm, tra cứu sách và tài liệu), thư viên có hai phòng học đa phương tiện với quy mô mỗi phòng 150 máy tính được kết nối Internet giúp sinh viên truy cập miễn phí Thư viện có khả năng phục vụ cùng một lúc hơn 2000 sinh viên Thư viện Trường ĐHBK HN ra đời đã đáp ứng nhu cầu tất yếu của công tác giáo dục đào tạo, ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình, dần trở thành giảng đường thứ 2 quen thuộc và quan trọng đối với các sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên trong trường.

1.3 Chức năng và nhiệm vụ

1.3.1 Chức năng

Thư viện Tạ Quang Bửu là một Thư viện khoa học kỹ thuật đa ngành, phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nhà trường Thư viện Tạ Quang Bửu phục vụ trên 30.000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 33 ngành, 90 chuyên ngành đại học và sau đại học, góp phần to lớn vào công tác giáo dục, đào tạo sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường

1.3 2 Nhiệm vụ

Với mục tiêu của Nhà trường: "Xây dựng trường Đại học Bách Khoa

Hà Nội thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước"

Thư viện có các nhiệm vụ cơ bản sau:

Trang 12

+ Xây dựng vốn tài liệu đủ lớn về số lượng, phong phú về chủng loại, đạt chất lượng cao Chủ động tìm cách đa dạng hóa, phát triển các nguồn tin

và kênh thu thập thông tin, tài liệu một cách hiệu quả tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị

+ Tổ chức các phòng đọc, phòng mượn đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của đội ngũ giáo viên và sinh viên trong trường

+ Vận hành và khai thác Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN một cách có hiệu quả cao, đảm bảo phục vụ đồng thời khoảng 4.000 bạn đọc

sử dụng các dịch vụ khác nhau trong thư viện, làm tốt công tác thông tin khoa học công nghệ phục vụ cho công tác đào tạo và NCKH của cán bộ, giảng viên

và sinh viên trong trường ĐHBK HN và xa hơn là phục vụ cho hệ thống các trường đại học công nghệ nói chung

+ Tổ chức tốt công tác lưu trữ các luận án, luận văn và các đề tài khoa học + Xây dựng và triển khai các dự án về Thư viện điện tử của Nhà trường

1.4 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Trang 13

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của thư viện ĐHBK HN

Thư viện Tạ Quang Bửu hiện nay có 43 cán bộ, trong đó:

10 Thạc sỹ Thông tin Thư viện và Công nghệ thông tin (chiếm 22%)

05 Kỹ sư Công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật (chiếm 12%)

23 Cử nhân Thông tin Thư viện (chiếm 55%)

02 Cử nhân ngoại ngữ (chiếm 4%)

03 Cử nhân Kinh tế (chiếm 7%)

Cơ cấu tổ chức của Thư viện hiện tại được bố trí theo chức năng và nhiệm

vụ của từng bộ phận

- Ban Giám đốc: Gồm có 01 Giám đốc phụ trách chung Thư viện và

Mạng thông tin, 02 phó giám đốc trong đó 01 phó giám đốc phụ trách

về mạng thông tin và 01 phó giám đốc phục trách về Thư viện

- Phòng dịch vụ thông tin tư liệu: gồm các phòng đọc, phòng mượn, kho tài

liệu

- Phòng nghiệp vụ thư viện: gồm bộ phận bổ sung trao đổi, bộ phận

Trang 14

biên mục và phòng internet

- Phòng công nghệ mạng máy tính: Gồm các bộ phận nghiên cứu,

quản lý hệ thống mạng máy tính của Thư viện và của Trường ĐHBK

HN

1.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

NDT ở Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN là toàn thể cán

bộ công nhân viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và sinh viên thuộc các hệ đào tạo trong toàn trường NDT tại Thư viện có thể được phân chia

làm 2 nhóm chính:

Nhóm cán bộ và giảng viên: được chia thành 2 nhóm nhỏ:

- Cán bộ lãnh đạo quản lý: Nhóm này chiếm tỷ lệ không cao trong số

NDT tại ĐHBK HN, nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trường Họ vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác quản lý, đề ra mục tiêu

và định hướng chiến lược phát triển của trường Thực chất của quá trình quản

lý là việc ra quyết định, đồng thời cường độ lao động của nhóm này rất cao nên thông tin cho nhóm người này mang tính chất tổng kết, dự báo có chất lượng cao Các sản phẩm mà họ cần là các tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc Do tính chất và đặc thù công việc vừa làm công tác quản lý lại vừa tham gia giảng dạy nên cán bộ quản lý là những người có chuyên môn tương đối sâu Họ vừa sử dụng thông tin chuyên sâu vừa là những người cung cấp những thông tin có giá trị Do vậy cần phải khai thác triệt để nguồn thông tin này để có kế hoạch phát triển sản thông tin phù hợp với lĩnh vực đào tạo của trường

- Giảng viên và cán bộ nghiên cứu

Đây là nhóm người có trình độ trên đại học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ cao (tối thiểu là 1-2 ngoại ngữ) Họ là những người chuyển giao tri thức khoa học đến cho sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của trường, vừa là chủ thể sáng tạo ra thông tin vừa là NDT thường xuyên của thư viện Vì tham gia giảng dạy nên họ phải thường xuyên cập nhật những kiến

Trang 15

thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu Sản phẩm của họ là những bài giảng, giáo trình và các công trình nghiên cứu, các dự án Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, người giáo viên phải tìm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan tới môn học để sinh viên có thể tìm tòi và bổ sung kiếm thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu

Do vậy nhóm NDT này luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện Thông tin cho nhóm này là những thông tin chuyên sâu có tính thời sự về khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực trường đào tạo Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngành mới hoặc sắp xuất bản, các thông tin thư mục chuyên

đề, thông tin chọn lọc về khoa học và công nghệ, tài liệu chuyên ngành là sách cũng như tạp chí khoa học kỹ thuật nước ngoài, các cơ sở dữ liệu và các

tài liệu điện tử

Nhóm học viên cao học và sinh viên

Đây là nhóm người dùng đông đảo và thường xuyên ở thư viện, có thể chia thành hai nhóm nhỏ như sau:

Học viên cao học:

Là người đã tốt nghiệp đại học nay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể Thông tin họ cần chủ yếu là tài liệu mang tính chất chuyên ngành sâu phù hợp với chương trình học hoặc đề tài họ nghiên cứu: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, Nhu cầu tin của họ rất đa dạng và phong phú Hầu hết trong số họ là cán bộ vừa đi học vừa đi làm, rất hạn chế

về thời gian, đòi hỏi thư viện phải đáp ứng nhu cầu bằng các hình thức dịch

vụ đặc thù như phô tô tài liệu hoặc cho mượn về nhà

- Sinh viên:

Đây là đối tượng dùng tin chủ yếu của Thư viện Phương pháp giảng dạy mới trong nhà trường đòi hỏi giáo viên phải là người truyền đạt những kiến thức cơ bản và gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu, phát huy tinh

Trang 16

thần chủ động sáng tạo của mỗi người Do vậy, nhu cầu tin của nhóm này rất phong phú và đa dạng Ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết sinh viên sử dụng Thư viện và phòng thí nghiệm làm nơi học tập và nghiên cứu

Quá trình đào tạo tại trường chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn một là 2 năm đầu học các môn cơ bản, đại cương và giai đoạn hai là 3 năm cuối đi sâu vào từng ngành chuyên môn cụ thể Sinh viên hai năm đầu chủ yếu đọc các sách giáo trình đại cương, cơ bản ở phòng đọc sách giáo trình và tham khảo tiếng Việt Sinh viên 3 năm cuối chủ yếu đọc các tài liệu chuyên ngành, sách tham khảo ngoại văn và sách tra cứu, tại phòng đọc tra cứu của thư viện

Từ những đặc điểm của nhóm NDT như trên, để làm tốt công tác phục

vụ thông tin tài liệu, phải tiến hành xem xét, đánh giá nhu cầu tin của họ, trên

cơ sở đó có biện pháp để đáp ứng tối đa nhu cầu của NDT ở Thư viện ĐHBK

HN

Hình 2: Thành phần các đối tượng người dùng tin tại Thư viện ĐHBK HN

Trang 17

15%

80%

Cán b ộ quản lý Cán b ộ GD và CNVC Sinh viên, h ọc viên cao học

Nhìn chung, NDT của thư viện ĐHBK HN có trình độ học vấn cao và tương đối đồng đều Nhu cầu của người dùng rất đa dạng và phong phú và đặc biệt chuyên sâu về các lĩnh vực mà trường đào tạo Trình độ ngoại ngữ của người dùng khá cao, có khả năng sử dụng tiếng Anh và nhiều NDT có khả năng sử dụng 2 đến 3 ngoại ngữ Nhu cầu về tài liệu điện tử thuộc các lĩnh vực mà trường đào tạo và khả năng tra cứu tài liệu qua mạng rất lớn

ĐHBK đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn trong việc tạo ra và triển khai các sản phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu NDT NDT tại Đại học Bách khoa là những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ Nhu cầu tin về khoa học công nghệ chiếm

ưu thế, đồng thời khả năng tiếp cận các ứng dụng công nghệ hiện đại trong tổ chức sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện cao Trong điều kiện xã hội phát triển và biến đổi nhanh chóng hiện nay, hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện phải đảm bảo tính đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo, phù hợp với sự phát triển của thông tin- tài liệu và sự biến động nhu cầu tin của NDT trong lĩnh vực này

1.6 Đặc điểm nguồn lực thông tin và hoạt động nghiệp vụ của Thư viện Trường ĐHBK HN

Trang 18

Công tác tổ chức, xây dựng nguồn lực thông tin phụ thuộc vào bối cảnh, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng thư viện Việc xây dựng và tổ chức nguồn lực thông tin tại Thư viện trường ĐHBK HN chủ yếu dựa vào nhiệm vụ chính là cung cấp tài liệu khoa học và công nghệ phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ và sinh viên trong toàn trường

Thư viện Trường ĐHBK HN là một Thư viện khoa học kỹ thuật đa ngành, đa lĩnh vực Từ khi thành lập, Thư viện chỉ có 5000 tài liệu và 2 cán

bộ không có chuyên môn nghiệp vụ về thư viện Trải qua 50 năm xây dựng

và trưởng thành, hiện nay kho tài liệu của thư viện đã có khoảng 600.000 tài liệu, bao gồm nhiều loại quý hiếm với các ngôn ngữ: Việt, Anh, Nga, Pháp, Đức, …

+ Tài liệu truyền thống

Bảng 1: Thống kê nguồn tài liệu truyền thống năm 2007

Tài liệu nội sinh (luận án, luận

văn, chuyên đề, đề tài nghiên

cứu khoa học )

4.700 4.700

+ Tài liệu hiện đại

Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và từng bước hiện đại hoá thư viện, bên cạnh việc bổ sung các tài liệu truyền thống thư viện đã chú trọng đầu tư các loại hình tài liệu khác: Cơ sở dữ liệu điện tử online, ebook

Trang 19

Bảng 2: Thống kê nguồn tài liệu hiện đại năm 2007

Số lượng Mô tả CSDL điện tử + Science direct

+ Ebcohost + Blackwell

Mua theo dự án Mua qua liên hợp thư viện Mua qua liên hợp thư viện

Băng Casette 130 Băng học ngoại ngữ Đĩa CD, đĩa

có chất lượng cao thì công tác xử lý thông tin phải đảm bảo độ chính xác cao

và đảm bảo tính thống nhất Thư viện ĐHBK HN từ khi chuyển đổi sang thư viện điện tử cần tiếp cận và tăng cường sử dụng các chuẩn xử lý thông tin quốc gia và quốc tế trong quá trình xử lý thông tin, tài liệu tại trường ĐHBK

HN

Tại thư viện trường ĐHBK HN hiện nay đang sử dụng chuẩn mô tả AACR2 để biên mục tài liệu AACR là quy tắc biên mục được cộng đồng thư viện Anh-Mỹ hợp tác biên soạn từ năm 1967 AACR2 được chính thức xuất bản vào cuối năm 1978, nhưng đến tháng 1 năm 1981 mới thực sự được áp dụng tương đối rộng rãi Từ đó đã trải qua nhiều lần xuất bản có bổ sung và sửa chữa AACR2 đặt nền tảng cho sự hợp tác biên mục trên phạm vi quốc gia và quốc tế, cải tiến các dịch vụ thư mục và tiết kiệm được giá thành Do cung cấp một mẫu mô tả thống nhất cho tất cả các loại hình tư liệu, nên qui tắc này đã tạo khả năng thực hiện mục lục tích hợp đa phương tiện (multimedia) Ngoài ra, qui tắc này giảm được thời gian tìm kiếm tư liệu cho

Trang 20

người sử dụng bằng cách cung cấp những tiêu đề (điểm truy nhập) tương thích nhiều hơn với những hình thức quen dùng trong sách báo và tham chiếu trích dẫn

Với chuẩn mô tả AACR2, tài liệu được xử lý trên máy theo khổ mẫu MARC 21 Tại thư viện trường ĐHBK HN chỉ sử dụng một số trường chính, thuận tiện cho việc xử lý tài liệu đặc thù của trường ĐHBK HN

Hình 3: Giao diện biểu ghi nhập tài liệu theo khổ mẫu MARC

Về công tác phân loại, hiện nay thư viện Trường ĐHBK HN đang sử dụng khung phân loại LC (Library of Congress) Đây là khung phân loại do

Thư viện quốc hội Mỹ biên soạn Toàn bộ lĩnh vực tri thức ban đầu được chia thành các lớp chính tương thích với các lĩnh vực đào tạo trong trường Đại học, các lớp chính sau đó được chia ra thành các phân lớp (lớp con), và trong

Trang 21

mỗi phân lớp được phân chia chi tiết để xác định các khía cạnh về hình thức, địa điểm, thời gian và chủ đề cụ thể Quá trình này đi từ cái chung đến cái riêng tạo thành sự trình bày tri thức theo cấp bậc Bảng phân loại LC đã được Thư viện Bách Khoa đưa vào sử dụng từ cuối năm 2005 và tỏ ra rất thích hợp với tính chất thư viện ĐHBK.

Hiện nay Thư viện Trường ĐHBK HN sử dụng phần mềm hỗ trợ xử lý thông tin VTLS (Visionary Technology in Library Solutions) VTLS thành lập được một danh mục đa dạng các sản phẩm tiên tiến Virtua, một sản phẩm dẫn đầu trong các hệ thống thư viện tích hợp Nó đã được tích hợp các chức năng tiên tiến như FRBR (Functional Requirements for Bibliographic Records - Chức năng Biên mục Yêu cầu của Biểu ghi Thư mục), cập nhật và thông báo thông tin thông qua hệ thống SDI (Hệ dịch vụ phân tán thông tin trên Web – Service of Disseminating Information)

Virtua, được phát triển dựa trên tất cả các tiêu chuẩn tiên tiến trong lĩnh vực thư viện, độ tích hợp cao, linh hoạt và có tính mở, Virtua đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các thư viện trên thế giới Phần mềm được thiết kế linh hoạt, cho phép người dùng tạo ra các tập dữ liệu tuỳ biến cho mỗi thư viện và nhân viên thư viện, đồng thời cho phép kiểm soát các kết nối từ trên 600 chức năng của thư viện thông qua 1 hệ thống thống nhất Ứng dụng linh hoạt và sử dụng dễ dàng, Virtua cho phép bạn thiết lập các quy tắc và thông số tối ưu cho thư viện của bạn Dễ sử dụng và dễ đào tạo, Virtua cung cấp nhiều chức năng tích hợp giữa các Module, bao gồm chức năng nghiệp vụ thư viện như biên mục, bổ sung, quản lý ấn phẩm nhiều kỳ, lưu thông tài liệu, báo cáo Và hơn nữa, việc di chuyển giữa các module dễ dàng

Hình 4: Giao diện xử lý tài liệu

Trang 22

Hình 5: Giao diện chi tiết tài liệu trong biên mục

1.7 Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

1.7.1 Khái niệm về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện

Trang 23

”Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc quá trình lao động

do một cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng” [19, tr.723]

Sản phẩm có thể là vật chất hoặc phi vật chất Sản phẩm có thể được làm ra có chủ định hoặc không được chủ định

“Sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin do một cá nhân/tập thể nào đó thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của người dùng tin”[12, tr 21]

Sản phẩm phải phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu cũng như sự vận động biến đổi của nhu cầu

Dịch vụ được định nghĩa như một công việc phục vụ trực tiếp cho

những nhu cầu nhất định của một cá nhân hoặc một số đông có tổ chức và được trả công Dịch vụ do con người tạo ra như một kết quả tự nhiên Cho đến nay chưa có một định nghĩa về dịch vụ được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu Tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc định nghĩa dịch vụ trở nên khó khăn Hơn nữa, các quốc gia khác nhau có cách hiểu về dịch vụ không giống nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Nhưng chúng ta có thể hiểu dịch vụ bằng cách tìm ra các đặc tính nổi bật và khác biệt của dịch vụ so với hàng hoá

“Dịch vụ thông tin thư viện bao gồm các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin thư viện nói chung”[12, tr 24-25]

Theo từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh- Việt “dịch vụ thư viện (library service) là một từ chung dùng để chỉ tất cả các hoạt động cũng như các chương trình được thư viện cung cấp để đáp ứng nhu cầu về thông tin của cộng đồng độc giả ” [18 tr 119]

1.7.2 Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện

Trang 24

Sản phẩm và dịch vụ thông tin là kết quả của việc thực hiện các quá trình cơ bản trong hoạt động thông tin Nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ thông tin là cơ sở để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin được tốt hơn, hiệu quả hơn, làm cho các sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng yêu cầu và nhu cầu tin của NDT

Sản phẩm và dịch vụ có mối quan hệ tương hỗ với nhau, làm cơ sở cho

sự liên hoàn Muốn cho sản phẩm được mở rộng phát triển thì phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, muốm phát triển dịch vụ thì phải không ngừngnâng cao chất lượng và khả năng thích nghi của sản phẩm

Ngày nay, với số lượng thông tin ngày một tăng nhanh, sự ra đời của công nghệ mới đã cho phép NDT khai thác thông tin mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian Chính vì thế mà vấn đề làm sao để thông tin đến với NDT nhanh nhất, chính xác và hiệu quả nhất đang được đã trở thành vấn

đề cấp thiết và các cơ quan thông tin không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng và hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ của mình

Sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thông tin – thư viện Chúng được xem là công

cụ, phương tiện hoạt động do Thư viện tạo ra để xác định, truy nhập, khai thác, quản lý các nguồn tin và các hệ thống thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT, là cầu nối giữa NDT và các nguồn tin trong hệ thống thông tin của Thư viện Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là thước đo hiệu quả

hoạt động, là yếu tố cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của Thư viện

Bên cạnh đó sản phẩm và dịch vụ còn là một nguồn lực để phát triển

cơ quan thông tin – thư viện, là phương tiện không thể nào thiếu với người

dùng tin khi đến bất cứ một thư viện nào

Sức mạnh của cơ quan thông tin – thư viện là ở khả năng tổ chức và cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu và khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao Các sản phẩm và dịch vụ nếu xét ở góc độ

Trang 25

nguồn lực của một cơ quan thông tin – thư viện thì nó giữ một phần quan

trọng trong việc phát triển cơ quan thông tin – thư viện đó

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, đến nay Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường ĐHBK HN đã có những bước phát triển vượt bậc và từng bước xây dựng được các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện phục cho hoạt động của mình Thư viện không ngừng mở rộng giao lưu hợp tác phát triển nguồn tin, đổi mới hình thức lưu trữ và tra cứu thông tin, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ, giúp cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên Trường ĐHBK HN có thể tra cứu tìm tin được thuận lợi và dễ dàng nhất

Với đặc thù là trung tâm thông tin – thư viện trường đại học, Thư viện luôn theo sát những thay đổi trong công tác giáo dục đào tạo nói chung và nhu cầu của NDT nói riêng Từ đó xây dựng cho mình một chính sách phát triển vốn tài liệu sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của người sử dụng và nguồn kinh phí đầu vào Thư viện đã trở thành nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy, có vai trò vô cùng quan trọng đối với tập thể cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên Trường ĐHBK HN

Trang 26

đã có những sản phẩm sau :

2.1.1 Hệ thống mục lục dạng phiếu

“Hệ thống mục lục là tập hợp các đơn vị / phiếu mục lục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một / một nhóm cơ quan thông tin - thư viện” [12, tr 37]

“Đối tượng chủ yếu được phản ánh trong thư mục là tài liệu nói chung trong đó có tài liệu bậc 1 hoặc tài liệu bậc 2” [ 11, tr.49]

Chức năng của mục lục là giúp NDT xác định được vị trí lưu trữ tài liệu trong kho Đánh giá vai trò , vị trí của mục lục đối với cơ quan thông tin -thư viê ̣n, M Bloomberg Và G.E Evans đã chỉ rõ : “ Mục lục - sản phẩm chủ yếu của quá trình biên mục - là công cụ tra cứu quan trọng vào bậc nhất trong thư viê ̣n Khó có thể hình dung rằng có thể sử dụng được mô ̣t cơ quan thông tin - thư viê ̣n dù chỉ có trữ lượng tài liê ̣u ở mức đô ̣ bình thường , mà lại thiếu hệ thống mu ̣c lu ̣c” [11 tr.38]

Phiếu mu ̣c lu ̣c chính là phiếu mô tả thư mục về tài liê ̣u và ta ̣ o nên mô ̣t điểm truy nhâ ̣p tới tài liê ̣u được phản ánh Phạm vi bao quát hay đối tượng phản ánh của một hệ thống mục lục là tài liệu dưới những hình thức khác

Trang 27

nhau của mô ̣t hay nhiều cơ quan thông tin-thư viê ̣n Đối với các thư viê ̣n, mục lục này được gọi là mục lục thư viện.[11, tr.38]

Hê ̣ thống mu ̣c lu ̣c là sản phẩm thông tin - thư viê ̣n khá quan tro ̣ng của

Thư viê ̣n Trường ĐHBK HN, vì vậy nó được tổ chức quy mô , chi tiết và đầy đủ ở tất cả các phòng phục vụ NDT có thể tra tìm tài liệu ở các phòng khi có nhu cầu tìm tin

Hê ̣ thống mu ̣c lu ̣c phiếu ta ̣i thư viê ̣n Trường ĐHBK HN cho phép người dùng tin xác đi ̣nh được vi ̣ trí, đi ̣a chỉ lưu trữ tài liê ̣u trong kho nếu NDT biết mô ̣t số thông tin bất kỳ về tài liê ̣u như tên tác giả , tên tài liê ̣u, chủ đề nội dung tài liê ̣u, môn loa ̣i khoa ho ̣c Bên ca ̣nh đó hê ̣ thống mục lục còn trợ giúp NDT trong viê ̣c lựa cho ̣n tài liê ̣u , viê ̣c kết hợp và sử dụng cá c thông tin khác về tài liê ̣u như thông tin về xuất bản, đă ̣c trưng số lượng tài liê ̣u

Hê ̣ thống mu ̣c lu ̣c phiếu là kết quả của quá trình xử lý tài liê ̣u , được in

ra từ CSDL Trước khi in phiếu mục lục , các tài liệu được phân theo các phòng phục vụ : phòng đọc sinh viên , phòng đọc tra cứu , phòng mượn sách tham khảo, phòng mượn giáo trình

Mục lục chữ cái là loại mục lục trong đó các phiếu được sắp xếp theo vần chữ cái từ A đến Z tên tác giả h ay tên tài liê ̣u Hê ̣ thống mục lục chữ cái tại thư viện Trường ĐHBK HN được xếp theo ngôn ngữ : ngôn ngữ La tinh gồm các tiếng An h-Pháp-Đức-Tiê ̣p-Bungary , theo tiếng Nga , theo tiếng Viê ̣t

Trong mỗi loa ̣i ngôn ngữ , phiếu mục lục lại xếp theo mục lục chữ cái , mục lục phân loại Mục lục phân loại là loại mục lục trong đó các phiếu được xếp theo các lớp trong trâ ̣t tự logic của mô ̣t bảng phân loa ̣i nhất đi ̣nh

Từ trước năm 2005, hê ̣ thống mục lục phân loại của thư viện Trường ĐHBK HN được cấu ta ̣o tên cơ sở bảng phân loa ̣i 19 lớp của Thư viê ̣n Quốc gia biên soa ̣n Ngày nay thư viện Trường ĐHBK HN đang sử dụng bảng phân

Trang 28

loại LC (Library of Congress Calassical ) để phân loại tài liệu mớ i và hồi cố tài liệu cũ

Hiê ̣n nay nhờ ứng dụng công nghê ̣ thông tin vào hoa ̣t đô ̣ng thư viê ̣n , phiếu mu ̣c lu ̣c của thư viê ̣n Trường ĐHBK HN được in ra từ CSDL, theo chuẩn đồng bô ̣, được ép plastic, tiê ̣n lợi cho người dùng tin

Từ trước năm 2005 hê ̣ thống mục lục phiếu ta ̣i thư viê ̣n Trường ĐHBK

HN được duy trì ở tất cả các phòng phục vụ tài liê ̣u cho ba ̣n đo ̣c Hiê ̣n nay, hê ̣ thống mu ̣c lu ̣c phiếu chỉ còn được duy trì ở phòng mượn tài liê ̣u về nhà và không được bổ sung tiếp tu ̣c Mă ̣c dù vâ ̣y , mục lục phiếu tại Thư viê ̣n vẫn đóng vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c tra tìm thông tin Đặc biệt là đối với các phòng phục vụ bạn đọc chưa có điều kiện tổ chức kho mở

2.1.2 Thư mục

“Thư mục là một sản phẩm thông tin, thư viện mà phần chính là tập hợp các biểu ghi thư mục (có hoặc không có tóm tắt, chú giải) được sắp xếp theo một trật tự xác định phản ánh các tài liệu có chung một hoặc một

số dấu hiệu về nội dung hoặc hình thức” [12, tr 49]

Đối tượng chủ yếu được phản ánh trong thư mục là tài liệu nói chung, trong đó có tài liệu bậc 1 hoặc tài liệu bậc 2

Xuất phát từ nội dung của vốn tài liệu, đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong Trường ĐHBK HN đã có những loại thư mục sau:

Thư mục giới thiệu sách mới:

Loại Thư mục này được tổ chức biên soạn khi có những đợt tài liệu mới về Tài liệu mới sau khi được xử lý hoàn chỉnh sẽ được nhập vào cơ sở

dữ liệu Qua cơ sở dữ liệu Phòng nghiệp vụ sẽ tổ chức thành những bản thư

mục giới thiệu sách mới

Trong các bản Thư mục giới thiệu sách mới tài liệu sẽ được sắp xếp theo môn loại

Các yếu tố trong Thư mục bao gồm: tên tài liệu, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, ký hiệu phân loại, ký hiệu xếp kho

Trang 29

Thư mục sách mới tại thư viện chỉ phản ánh tài liệu mới, mang tính thời sự, không có lời nói đầu, không có mục lục, không có bảng tra Nhưng nhờ có thư mục này mà tài liệu mới được bổ sung về thư viện được phổ biến đầy đủ, kịp thời tới người dùng tin trong trường ĐHBK HN, giúp họ nhanh chóng phát hiện được những tài liệu cần thiết phục vụ cho học tập, giảng dạy

và nghiên cứu khoa học

Hiện nay Thư mục sách mới được đưa lên mạng cho bạn đọc tra cứu bao gồm như:

Danh mục sách tặng biếu của TS Mai Hà

Danh mục Báo và Tạp chí Quý I/2010

Danh mục báo, tạp chí quý 4/2009

Thư mục tóm tắt luận án, luận văn sau đại học

Thư mục tóm tắt luận án, luận văn sau đại học của thư viện trường ĐHBK HN được in thành quyển theo yêu cầu của người dùng tin Thư mục này được sắp xếp theo chuyên ngành (ví dụ: ngành Điện tử-Viễn thông, ngành Hóa, Kinh tế, Quản trị kinh doanh,…) Thư mục giới thiệu tóm tắt một cách

có hệ thống các luận án, luận văn sau đại học tại trường ĐHBK HN

Phần nội dung của bảng thư mục tập hợp tất cả các luận án, luận văn trong thư viện sắp xếp theo chuyên ngành đào tạo Mỗi luận văn, luận án có tóm tắt được trình bày ngắn gọn, cô đọng và chính xác giúp người dùng tin nắm được nội dung chính của tài liệu mà không cần đến tài liệu gốc

Thư mục luận án, luận văn sau đại học của thư viện trường ĐHBK HN được xem là công cụ hữu ích giúp cho người dùng tin trong việc tra cứu các luận văn sau đại học tại trường ĐHBK HN Do được xây dựng theo yêu cầu của người dùng tin nên bản thư mục luận án, luận văn sau đại học được người dùng tin đánh giá rất cao

2.1.3 Cơ sở dữ liệu

“Cơ sở dữ liệu là tập hợp các bản ghi hoặc tệp có quan hệ lôgíc với nhau và được lưu giữ trên bộ nhớ của máy tính.” [12, tr 82]

Trang 30

Từ năm 1995 cùng với quá trình tin học hoá, Thư viện đã bắt đầu xây dựng các CSDL tạo điều kiện cho NDT ở đây khai thác tài liệu được nhanh chóng và thuận tiện hơn Các CSDL mà Thư viện đã xây dựng được là:

CSDL BKSH: Bao gồm sách tiếng Việt và sách La tinh có trong kho của thư viện gồm 38.200 biểu ghi CSDL này được người dùng thường xuyên

sử dụng tra cứu trên phần mềm CDS/ISIS và thư viện đã đưa CSDL này lên trang web của trường để bạn đọc có thể tra tìm qua mạng BKNet của trường

và mạng Internet Trong CSDL BKSH có hơn 1896 biểu ghi là luận văn cao học và 276 biểu ghi luận án tiến sỹ hiện tại đang để chung cùng CSDL BKSH

CSDL BKTC: Được xây dựng từ năm 1999, đến nay vẫn thường xuyên được cập nhật, có 1275 biểu ghi phản ánh số lượng tạp chí có trong kho (chủ yếu là tạp chí tiếng Nga, tạp chí tiếng Việt và tạp chí các nước tư bản) còn các tạp chí các thứ tiếng khác hiện nay không được tiếp tục bổ sung CSDL này

có lượng thông tin ít, khi có điều kiện Thư viện sẽ tiến hành làm hồi cố

CSDL RUSS: Gồm 15100 biểu ghi sách tiếng Nga xuất bản sau năm

1970 đã được La tinh hoá, tuy nhiên CSDL này bạn đọc rất ít sử dụng bởi số lượng người dùng đọc được tiếng Nga không nhiều

CSDL BKCD: Đây là các chuyên đề nghiên cứu của cán bộ trong và ngoài trường đang làm nghiên cứu sinh tại trường gồm 230 biểu ghi

CSDL NGV: Với số lượng rất khiêm tốn 35 biểu ghi là các sách nghiệp

vụ thư viện dùng cho cán bộ thư viện và một số ít người dùng quan tâm tìm hiểu đến các vấn đề Thư viện học

CSDL BKBD: Đây là CSDL quản lý bạn đọc mà thư viện đang tiến hành chưa đưa vào sử dụng bởi khi Thư viện dự định sẽ mua phần mềm mới

có Modul quản lý bạn đọc nên CSDL này chỉ thử nghiệm mà không sử dụng

Hiện nay, cùng với việc áp dụng phần mềm mới VTLS (Visionary Technology in Library Solutions), NDT đều tra cứu tìm tài liệu trong một hệ thống CSDL chung nhất Tất cả các CSDL nhỏ ở phần mềm ISIS đều trộn lẫn

Trang 31

và hiển thị trên một giao diện tìm tin nhất định Hiện nay CSDL tích hợp bao gồm sách, tạp chí, luận án, luận văn…

Hình 6: Giao diện tìm tin trên CSDL

Để đáp ứng nhu cầu của NDT, thư viện ĐHBK HN đã trang bị hệ thống máy tính tại các phòng phục vụ bạn đọc để người dùng tin tra cứu Việc tra

Trang 32

cứu theo kiểu tự động hóa đang chiếm ưu thế hơn tra cứu truyền thống, mang lại nhiều lợi ích hơn đối với NDT

Hình 7: Giao diện kết quả tìm

Hình 8: Giao diện thông tin chi tiết về tài liệu

Trang 33

Ngoài ra thư viện còn một số lượng Băng video, băng cassetts học ngoại ngữ phục vụ tại phòng đọc đa phương tiện Tra cứu tài liệu trên Internet được bạn đọc sử dụng rất đông nhưng hiện nay thư viện chỉ có 1 phòng máy cho bạn đọc sử dụng miễn phí nên chưa đáp ứng được nhu cầu của NDT

2.1.4 Bản tin điện tử

“Bản tin điện tử là một loại tạp chí được xuất bản dưới dạng điện tử, được truyền trong các mạng máy tính để phục vụ các khách hàng của mình” [12, tr 99]

Các cách thức truy nhập thông tin trên bản tin điện tử

- Truy nhập trực tiếp: Thông thường mỗi bản tin điện tử đều xuất bản và truyền trên mạng tại những thời điểm và chu kỳ xác định Người dùng tin được thông báo, cung cấp các thông tin này Do vậy họ có thể tiếp nhận bản tin vào thời điểm phát bản tin thông qua việc nối mạng và khai thác dịch vụ cung cấp bản tin

Ngày đăng: 10/10/2020, 20:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn hóa thông tin (2002), Về công tác thư viện, Vụ thư viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác thư viện
Tác giả: Bộ Văn hóa thông tin
Năm: 2002
2. Đại học Bách khoa Hà Nội, 45 năm xây dựng và trưởng thành (2001), Trường ĐHBK Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Bách khoa Hà Nội, 45 năm xây dựng và trưởng thành
Tác giả: Đại học Bách khoa Hà Nội, 45 năm xây dựng và trưởng thành
Năm: 2001
3. Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2008), “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn học liệu tạicác tổ chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay”, "Tạp chí Thông tin –Tư liệu
Tác giả: Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn
Năm: 2008
4. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: từ lý luận đến thực tiễn, Hà nội, Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin: từ lý luận đến thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Hữu Hùng
Năm: 2005
6. Vũ Văn Nhật (1999), Thư mục khoa học kỹ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư mục khoa học kỹ thuật
Tác giả: Vũ Văn Nhật
Năm: 1999
7. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà nội, 337 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin học
Tác giả: Đoàn Phan Tân
Năm: 2001
9. Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), “Đổi mới phương pháp quản lý thông tin – thư viện trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp quản lý thông tin – thư viện trong nền kinh tế thị trường”, "Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm: 2002
10. Trần Mạnh Tuấn ( 2003), “Về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin”, Tạp chí thông tin và tư liệu , ( Số 4 ) Tr. 2-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin”, "Tạp chí thông tin và tư liệu
11. Trần Mạnh Tuấn, Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện , Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, 324 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
13. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề: nội dung và một số kiến nghị”, Thông tin & tư liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề: nội dung và một số kiến nghị”
Tác giả: Trần Mạnh Tuấn
Năm: 2003
14. Trần Mạnh Trí (2003), Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, thực trạng và các vấn đề, Tạp chí Thông tin khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thông tin khoa học Xã hội
Tác giả: Trần Mạnh Trí
Năm: 2003
15. Lê Văn Viết, “Xu hướng phát triển của thư viện trong 20 năm tới và phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam” (1999), Tập san Thư viện (1), tr. 41-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng phát triển của thư viện trong 20 năm tới và phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam” (1999), "Tập san Thư viện
Tác giả: Lê Văn Viết, “Xu hướng phát triển của thư viện trong 20 năm tới và phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam”
Năm: 1999
16. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Hà Nội, Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghề thư viện
Tác giả: Lê Văn Viết
Năm: 2000
18. Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt= Grossary of library and information sience, Galen Press Ltd., Tucson, Arizona Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt= Grossary of library and information sience
8. Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, thực trạng và các vấn đề, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội Khác
17. Sổ tay quản lý thông tin thư viện / Nguyễn Minh Hiệp chủ biên, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w