Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thị Hương ThủyĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN ------TRẦN THỊ HƯƠNG THỦY TÌM HIỂU CÔNG TÁC PHÁT
Trang 1Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thị Hương Thủy
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
- -TRẦN THỊ HƯƠNG THỦY
TÌM HIỂU CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN
TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học : QH - 2009 - X
HÀ NỘI - 2013
Trang 2Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thị Hương Thủy
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Trang 3Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thị Hương Thủy
HÀ NỘI - 2013
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáotrong khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo trong suốt 4 nămhọc
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Thưviện Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thựctập và nghiên cứu hoàn tất đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến ThS.GVC.Trần Hữu Huỳnhngười đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn trong quá trình thực hiện vàhoàn thành khóa luận này
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nênkhóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được đóng góp
ý kiến của các thày cô và các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiệnhơn
Tôi xin trân trọng cám ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Hương Thủy
Trang 5
TT – TV Thông tin thư viện
TVĐHYHN Thư viện Đại học Y Hà Nội
Trang 6M c L c ục Lục ục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài 3
6 Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
7 Cấu trúc của khóa luận 4
CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 5
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trường đại học Y Hà Nội 5
1.2 Quá trình phát triển của Thư viện trường đại học Y Hà Nội 7
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 8
1.2.2 Đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức 10
1.2.3.Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 13
1.2.4.Cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin 15
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 16
2.1 Nguồn tin và vai trò nguồn tin trong hoạt động thông tin thư viện 16
2.1.1 Khái niệm nguồn tin 16
2.1.2 Vai trò của nguồn tin trong hoạt động thông tin- thư viện 18
2.2 Thực trạng nguồn tin tại thư viện Đại học Y Hà Nội 19
2.2.1 Nguồn thông tin truyền thống 20
2.2.2 Nguồn thông tin hiện đại 23
2.2.3 Thành phần ngôn ngữ của nguồn tin 24
2.3 Công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện Đại học Y Hà Nội 24
2.3.1 Công tác bổ sung nguồn tin 24
2.3.2 Bảo quản nguồn tin 39
Trang 72.3.3 Công tác thanh lý tài liệu 41
2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát triển nguồn tin tại thư viện Đại học Y Hà Nội 42
2.5 Công tác phối hợp bổ sung, trao đổi và chia sẻ nguồn tin 46
2.6 Đánh giá chung công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện Đại học Y Hà Nội 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 49
3.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nguồn tin 49
3.2 Xây dựng chính sách phát triển nguồn tin phù hợp 50
3.3 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin –thư viện 52
3.4.Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin 52
3.5 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ phục vụ 53
3.6 Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trêntoàn thế giới diễn ra mạnh mẽ, kéo theo đó là “sự bùng nổ thông tin” trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã tác động đến sự phát triển của mọingành nghề, trong đó có hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện, đemđến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với những cán bộ làm công tácthông tin - thư viện
Nguồn tin là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệuquả của việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng tin, là nhân tố thúcđẩy phát triển sự nghiệp thư viện nói chung và của mỗi cơ quan thông tin –thư viện nói riêng Sự phát triển không ngừng của thông tin vừa là cơ hội,cũng là thách thức đối với các cơ quan thông tin - thư viện, nhất là vấn đềlàm thế nào để xây dựng một chính sách phát triển nguồn tin khoa học, hợp
lý, đem lại hiệu quả thiết thực, cân đối nguồn kinh phí hiện có Đó là mộtthách thức lớn của công tác phát triển nguồn tin
Trong bối cảnh nhân loại đang đứng trước xu thế hội nhập và pháttriển với các nước trên thế giới, đòi hỏi công tác phát triển nguồn tin của Thưviện Đại học Y Hà Nội cần được định hướng rõ ràng nhằm mang lại nhữngnguồn thông tin khoa học chuyên ngành có giá trị cao, mang tính cập nhật đểthỏa mãn, đáp ứng nhu cầu tin, phục vụ qúa trình nghiên cứu khoa học, giảngdạy và học tập của sinh viên, giảng viên, cán bộ nhà trường Nhận thức đượctầm quan trọng của công tác phát triển nguồn tin tại thư viện Đại học Y Hà
Nội, nên tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện Đại học Y Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trang 92 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Mục đích: Khảo sát thực trạng công tác phát triển nguồn tin tại Thưviện Đại học Y Hà Nội Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả phát triển nguồn tin tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
+ Nhiệm vụ: Trên cơ sở thực trạng công tác phát triển nguồn tin tạiThư viện Đại học Y Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nângcao, hoàn thiện công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện Đại học Y Hà Nộitrong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu: Công tác phát triển nguồn tin ở Thư việnĐại học Y Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu là: Nghiên cứu trong giới hạn nguồn tin tại thưviện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Nghiên cứu các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đường lối,chính sách công tác thông tin- thư viện
- Sưu tầm, thu thập và nghiên cứu các tài liệu về công tác thông thư viện
tin Khảo sát và đánh giá công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện đạihọc Y Hà Nội
- Khảo sát thực tế: Để nắm được thực tế công tác phát triển nguồn tintại thư viện Đại học Y Hà Nội, khóa luận đã tiến hành khảo sát thông quaviệc trực tiếp đến Thư viện, xem xét công tác phát triển nguồn tin và lấy sốliệu thực tế
Trang 10- Phương pháp thống kê: Qua việc lấy những số liệu thực tế về sốlượng nguồn tin của Thư viện Đại học Y Hà Nội, qua đó khóa luận tiến hànhthống kê lại để trình bày khóa luận một cách khoa học nhất.
5 Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Về mặt lý luận: Khẳng định tầm quan trọng của công tác phát triển
nguồn tin trong hoạt động TT-TV
- Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng công tác phát triển nguồn tin
của Thư viện đại học Y Hà Nội trong thời gian qua, nhằm phân tích các kếtquả đạt được và hạn chế Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp có tính khảthi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn tin, phục vụ sự nghiệpnghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo đội ngũ y bác sĩ cho đất nước
6 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, nghiên cứu công tác phát triển nguồn tin ở các thư viện vàtrung tâm thông tin được nhiều người chú ý Mặc dù đề tài này đã có ngườinghiên cứu, nhưng đề tài triển khai ở Thư viện đại học Y Hà Nội có nhữngđiểm mới so với các đề tài trước đó là: nội dung triển khai, cách nhìn nhậnđánh giá, những đề xuất giải pháp mới nhằm hoàn thiện công tác phát triểnnguồn tin tại Thư viện đại học Y Hà Nội
7 Cấu trúc của khóa luận.
Ngoài phần: Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danhmục từ viết tắt, phụ lục Nội dung khóa luận chia thành 3 chương:
Chương 1 Thư viện trường Đại học Y Hà Nội trong sự nghiệp giáo dục vàđào tạo và nghiên cứu khoa học
Trang 11Chương 2 Hiện trạng công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện trường Đạihọc Y Hà Nội
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn tintại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Trang 12CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRONG SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trường đại học
Y Hà Nội.
Trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) được thành lập ngày 27/2/1902,
từ một trường của Pháp trải qua bao thăng trầm của lịch sử cách mạng ViệtNam Hiện nay trường Đại học Y Hà Nội đã và đang phát triển thành mộttrường đại học hàng đầu đào tạo cán bộ y tế có trình độ cao cho đất nước với
bề dày lịch sử 110 năm của trường, công tác nghiên cứu khoa học và giáodục đào tạo của nhà trường đang được kế thừa và phát huy
Công tác giáo dục- đào tạo là chìa khoá then chốt để mở đường cho sựphát triển kinh tế- văn hóa - xã hội Trong nhà trường đại học công tácnghiên cứu khoa học gắn liền với công tác giáo dục đào tạo đại học, đó làbước đi vững chắc của một trường đại học nói chung và ĐHYHN nói riêng.Những kết quả của đề tài nghiên cứu các cấp đã được ứng dụng đến nhữngvấn đề xã hội với quy mô khác nhau của đất nước Những năm gần đây,trường ĐHYHN với kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng lênđáng kể đã tạo điều kiện thuận lợi gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo đạihọc và sau đại học Hiện nay nhiệm vụ cơ bản của nhà trường giai đoạn đổimới giáo dục- đào tạo là:
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y học tronggiảng dạy và nghiên cứu khoa học Xây dựng chương trình đào tạo, biênsoạn chương trình, giáo trình và tổ chức nghiên cứu khoa học, chọn lọc ứngdụng khoa học công nghệ triển khai các đề án, dự án đào tạo đại học và sauđại học
- Tư vấn cho các cấp quản lý của Bộ, Sở Y tế để xây dựng chính sách
y tế, đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, cải cách giáo dục
Trang 13- Đào tạo đội ngũ bác sĩ, cán bộ y tế có tay nghề chất lượng cao chotất cả các bậc học, chuyên ngành học từ trình độ cử nhân, thạc sỹ, bác sỹchuyên khoa cấp 2 và tiến sỹ.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhàtrường
- Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoahọc với các trường đại học y của cả nước và thế giới
Công cuộc đổi mới giáo dục ở trường ĐHYHN là đổi mới về mục tiêu,chương trình nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoahọc gắn liền với nhu cầu thực tế của xã hội Chính vì vậy, trường ĐHYHN
đã thu được một số kết quả sau:
Về chương trình đào tạo: Những năm qua, nhà trường đã chủ động đổimới khung chương trình đào tạo cho phù hợp, cập nhật các thành tựu của thếgiới, biên soạn được nhiều giáo trình, đầu sách giáo khoa và sách tham khảo.Hiện nay, trường đại học Y Hà Nội đã có 230 loại giáo trình hoàn chỉnh, cậpnhật (chương trình đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cưú sinh) mở rộnghợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới
Về công tác đào tạo sau đại học: Nhà trường ban đầu chỉ có một số bộmôn cơ bản, đến nay nhà trường đã có tới 74 đơn vị trực thuộc gồm 2 khoa, 8
bộ môn khoa học cơ bản, 12 bộ môn y học cơ sở, 23 bộ môn y học lâm sàng,
18 phòng ban với đầy đủ các ngành đào tạo chính quy, hàng năm nhà trườngtuyển sinh hơn 800 sinh viên thuộc 6 ngành đào tạo Tính đến nay, nhàtrường đã đào tạo được 23.194 bác sĩ, 1.760 cử nhân, 886 tiến sĩ, 1.122 bác sĩnội trú, 2.833 thạc sĩ, 2.417 bác sĩ chuyên khoa cấp II và hơn 1 vạn bác sĩchuyên khoa cấp I cùng nhiều cán bộ kỹ thuật khác
Về công tác nghiên cứu khoa học: Nhà trường đã tiến hành trên 100 đềtài nghiên cứu khoa học (có 01 đề tài cấp nhà nước nằm trong chương trìnhCK.04.21 đề tài cấp Bộ và 4 đề tài của sinh viên đạt giải thưởng Vifotec; 2
Trang 14đề tài hợp tác theo dạng nghị định thư với Nhật Bản và Italia) Tổng kinh phícủa nghiên cứu khoa học năm học 2010-2011 do Nhà nước cấp là 14.560 tỷđồng và năm học 2011-2012 là gần 15.000 tỷ đồng Từ năm 2001 đến 2012,nhà trường đã tiến hành thực hiện 24 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước vàtương đương, 217 đề tài cấp Bộ và tương đương, 95 đề tài nghiên cứu cơbản, 515 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở và là trường có sáng kiến tổ chức hộinghị khoa học Tuổi trẻ ngành Y Dược toàn quốc (năm 2012).
Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ: Nhà trường đã rất quan tâm tạomọi điều kiện để nâng cao trình độ của cán bộ về mọi mặt và đưa ra quy chếtuyển dụng cán bộ phù hợp với tình hình phát triển của đất nước Đối với cán
bộ giảng dạy phải là thạc sỹ và có đủ điều kiện để học lên tiến sỹ, các cán bộphòng ban phải được đào tạo đúng chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ đangđảm nhiệm và tốt nghiệp từ khá giỏi trở lên Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhàtrường có hơn 1000 cán bộ và giảng viên với: 132 giáo sư, phó giáo sư (trong
đó có 10 giảng viên, chuyên viên cao cấp), 170 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học
Về cơ sở vật chất trang thiết bị: nhà trường tập trung xây dựng mộtbệnh viện thực hành ứng dụng vào thực tiễn mang tính khả thi Ngoài ra, xâydựng kế hoạch đào tạo cơ bản khoa học và công nghệ có trình độ cao ở các
cơ sở y tế trong nước
1.2 Quá trình phát triển của Thư viện trường đại học Y Hà Nội
Thư viện trường Đại học Y Hà Nội (TVĐHYHN) được thành lập năm
1903, đây là một trong những thư viện lớn và ra đời sớm nhất trong cả nước.Trải qua 110 năm hoạt động thư viện trường Đại học Y Hà Nội đã từng bướcxây dựng và phát triển vững chắc, phục vụ đắc lực nhiệm vụ của nhà trường
về công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn
xã hội
Khi mới được thành lập, TVĐHYHN có tên gọi là thư viện Y Dượckhoa Việt Nam, nhiệm vụ chính của thư viện là cung cấp các tài liệu giảng
Trang 15dạy, nghiên cứu, tham khảo, thông qua sách, báo, phục vụ đào tạo bác sĩ,dược sĩ và các chuyên gia cao cấp về Y Dược học cho nền y tế Việt Nam vàcho cả nước Đông Dương nói chung, địa điểm tại 13 Lê Thánh Tông Năm
1962, thư viện trường đại học Y Dược khoa Việt Nam lại chia thành thư việntrường đại học Y Hà Nội và thư viện trường Đại học Dược khoa
Năm 1969, thư viện trường Đại học Y Hà Nội lại được tách một lầnnữa Phần cơ sở vật chất, nhân lực của thư viện trường Đại học Y Hà Nộichuyển thành thư viện Y học Trung ương, nay là viện thông tin Y học Trungương do bộ Y tế quản lý; phần còn lại là do ĐHYHN quản lý- chính làTVĐHYHN ngày nay
Năm 1980, TVĐHYHN ở 13 Lê Thánh Tông được chuyển về số 1Tôn Thất Tùng Năm 1988, được sự quan tâm chú ý của nhà trường,TVĐHYHN là một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu Hiện nay TVĐHYHN
đã xây dựng khu làm việc khá khang trang và có một số thiết bị tương đốihiện đại Cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng tốt,
đã được cử đi dự các hội thảo quốc tế, cử đi học trong nước và ngoài nước vềnghiệp vụ thông tin- thư viện
Qua các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước
đã tạo điều kiện cho Thư viện ngày càng phát triển theo hướng chuyên môn
Trang 16mối quan trọng trong hợp tác quốc tế của Bộ Y Tế Việt Nam với các tổ chức
y tế nước ngoài
* Nhiệm vụ
- Sưu tầm, bổ sung, xử lý, lưu trữ các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực
y - dược học và các lĩnh vực khác để đáp ứng nhu cầu tin cho cán bộ giảngdạy và sinh viên trong nhà trường
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ như: phân loại, biên mục, mô tả ấnphẩm, xây dựng bộ máy tra cứu tin thích hợp, thiết lập mạng lưới truy cập vàtìm kiếm thông tin tự động hóa
- Phổ biến các ấn phẩm, tài liệu về y học đến với bạn đọc một cách hiệuquả, nhanh chóng và chính xác nhất
- Tổ chức phòng đọc, phòng mượn, hướng dẫn người dùng tin tra cứutìm tài liệu trên máy tính hoặc trong mục lục, cung cấp thông tin chính xác,nhanh chóng và phù hợp
- Tổ chức hoạt động thư mục, giới thiệu sách báo, tạp chí y-dược họccho người dùng tin khai thác và sử dụng
- Tiến hành các hoạt động trao đổi thông tin, nâng cao trình độ nghiệp
vụ của đội ngũ cán bộ thư viện
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản trang thiết bị như: hệ thốngmáy tính, kho tài liệu Tiến hành tu sửa và bảo quản cơ sở vật chất của Thưviện
- Thực hiện liên kết, hợp tác thư viện, các hoạt động trao đổi nguồn lựcthông tin, hợp tác với các trung tâm thông tin – thư viện khác, các tổ chứcnghiên cứu khoa học, có liên quan đến lĩnh vực y học
Ngoài ra, TVĐHYHN có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các phương ánxây dựng và củng cố phát triển thư viện nhằm phục vụ công tác đào tạo vànghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên các cán bộ y tế củangành
Trang 171.2.2 Đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức.
* Đội ngũ cán bộ.
Lãnh đạo TVĐHYHN trong những năm gần đây xem xét trình độ cán
bộ và năng lực công tác của từng thành viên trong hoạt đông thông tin – thưviện để nhằm hoàn thiện bộ máy hoạt động Mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất,giảm nhẹ sức lao động của người cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin trongcác khâu công tác để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin chongười dùng tin một cách nhanh chóng chính xác và thuận tiện
Hiện nay TVĐHYHN có tổng số 14 cán bộ viên chức, cán bộ tốt nghiệpđại học chuyên ngành là 08 người (trong đó có 2 người có trình độ thạc sĩ),
02 cán bộ tốt nghiệp đại học khác, 01 cán bộ tốt nghiệp trung học chuyênnghiệp, 01 cán bộ tốt nghiệp trường ĐHYHN và nhân viên phục vụ là 02 cán
bộ có trình độ sơ cấp
Đội ngũ cán bộ được phân chia thành 06 phòng ban hoạt động vớinhững nhiệm vụ riêng biệt, nhưng liên kết chặt chẽ thành bộ máy khép kín
Số lượng cán bộ được phân chia vào mỗi phòng ban như sau:
- Trưởng phòng: 01 cán bộ ( ThS.Nguyễn Thị Cẩm Nhung)
Trang 18- Phòng biên mục: là phòng đảm nhiệm thực hiện công tác nghiệp vụ
+ Xây dựng các mục lục thư viện và các CSDL trên máy tính
Phòng đọc sinh viên: nhiệm vụ cung cấp các tài liệu như: luận văn, luận
án, các bài báo, tạp chí, các loại từ điển… chuyên ngành y dược nhằm đápứng nhu cầu của người dùng tin (NDT) trong và ngoài nhà trường Phòngđọc sinh viên tổ chức dưới hình thức các kho phục vụ, thuận lợi việc tổ chức,quản lý và khai thác tài liệu Sử dụng hình thức này, NDT tiếp xúc với hệthống tra cứu mục lục và cán bộ thư viện là người phục vụ Trung bình sốlượng độc giả là 35.000 lượt đọc/năm Hình thức khai thác là người đọc đưaphiếu yêu cầu, cán bộ thư viện lấy tài liệu trong kho ra phục vụ, người đọcphải tra cứu ở tủ mục lục hoặc tra cứu trên máy tính, mỗi lần mượn tối đa 3bản, sau đó cần thiết đổi lại
Phòng máy tính
Phòng giáo trình
Phòng đọc sinh viên
Phòng đọc ngoại văn
Trang 19- Phòng mượn cán bộ: Là nơi cung cấp tài liệu cho đối tượng NDT là
cán bộ trong nhà trường Tại đây, người mượn tài liệu về nhà thông qua thẻmượn, đối tượng mượn là các cán bộ trong trường, thời gian tối đa là 1tháng
Tài liệu lưu giữ trong kho chủ yếu là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếngPháp Đặc biệt với 500 loại tạp chí Latinh đủ chuyên ngành được lưu giữ tạiđây, có nhiều tạp chí từ những năm 1960 đến nay như: The New EnglandJournal of Medicine, Jama…Những năm gần đây số lượng cán bộ đến khaithác tài liệu kho này ít, với lý do Thư viện đã triển khai phòng đọc mở, cáctài liệu nước ngoài được cập nhật, bổ sung, tặng biếu thì được ưu tiên chuyểnngay vào kho mở, nếu số lượng nhiều bản thì mới chuyển vào các phòngphục vụ khác Công tác khai thác thông tin trong các tài liệu ở phòng mượnnày đã mang lại những kết quả nhất định
- Phòng đọc ngoại văn: (hình thức kho mở tự chọn) Là nơi cung cấp
sách, tạp chí nước ngoài chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp cho tất cả cácđối tượng trong và ngoài nhà trường
NDT được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, nhờ đó họ có thể lựa chọnthông tin cần thiết và đọc nội dung tài liệu ngay tại chỗ Với hình thức này,TVĐHYHN đã sắp xếp tài liệu theo chuyên khoa y học Tài liệu chủ yếu làsách, báo, tạp chí ngoại văn với nhiều thông tin cập nhật từ các nước tiên tiếntrên thế giới, nội dung đa dạng, phong phú các chuyên ngành y học Đây làkho tài liệu có giá trị sử dụng cao, NDT đọc tại chỗ, khi cần có dịch vụ saochụp nhanh chóng và tiện lợi
- Phòng giáo trình: Chủ yếu phục vụ sách giáo trình cho sinh viên
chính quy và học viên sau đại học mượn về nhà Hình thức phục vụ là chomượn trên thẻ với một phần tiền thuê nhỏ (đối với sinh viên) và một phầncược đối với học viên sau đại học để hồi cố lại tài liệu bị rách nát sau quá
Trang 20trình mượn đọc, tránh được tình trạng người đọc mượn sách quá lâu ảnhhưởng đến các khoá sau không có tài liệu học tập
TVĐHYHN đã tổ chức cho mượn theo từng học trình và lịch học cụthể do phòng đào tạo gửi, từ đó phân phối tài liệu hợp lý tránh tình trạngthiếu tài liệu
- Phòng máy tính: TVĐHYHN đã được lãnh đạo nhà trường trang thiết
bị cho phòng với 2 máy chủ và 40 máy trạm được kết nối mạng với nhau vàmạng Internet, giúp NDT tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác thông quanhiều nguồn tin khác nhau
Phòng máy tính đảm nhận nhiệm vụ:
+ Xây dựng vận hành mạng thông tin máy tính của thư viện
+ Phục vụ NDT khai thác thông tin y dược và các thông tin khác thôngqua mạng máy tính
+ Lưu trữ và khai thác thông tin trên CSDL MEDLINE
1.2.3.Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
* Đặc điểm người dùng tin.
Là trường đại học lĩnh vực giáo dục đào tạo y học, do đó NDT tại
TVĐHYHNbao gồm:
- Cán bộ nghiên cứu /giảng viên
- Những người làm công tác lãnh đạo, quản lý
- Nghiên cứu sinh và học viên sau đại học
- Sinh viên
Từ đó xác định đặc điểm của NDT của TVĐHYHN:
- Có trình độ chuyên sâu hoặc hiểu biết về lĩnh vực y học
- Có tri thức và kiến thức tương ứng để tiếp nhận thông tin, là kháchhàng vừa là người sản xuất ra thông tin mới
- Chủ động điều chỉnh thời gian công việc của mình và có trình độ hiểubiết đối với các lĩnh vực khác có liên quan đến y học Có khả năng tự tìm
Trang 21kiếm, phân tích và tổng hợp tư liệu để lấy thông tin, đồng thời có khả năngtiếp cận thông tin nhanh chóng và sử dụng các công cụ tra cứu truyền thống
và hiện đại
* Nhu cầu tin
Khái quát những nhóm cơ bản sau:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý: là những người thường xuyên phải
đưa ra quyết định ở các cấp khác nhau, gồm Ban Giám hiệu nhà trường, cáctrưởng, phó khoa, bộ môn, các phòng ban chức năng, các tổ chức trực thuộctrường Tuy số lượng không lớn nhưng đặc biệt quan trọng, họ là người dùngtin, vừa là chủ thể thông tin Họ vừa thực hiện chức năng quản lý giáo dụcđào tạo, vừa là người xây dựng các chiến lược phát triển của nhà trường.Nguồn thông tin mà họ cần phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, nhanh chóng vàkịp thời nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong công việc Lĩnh vực tri thức mànhóm này quan tâm không chỉ là các tài liệu chuyên ngành y học mà còn làcác ngành khoa học xã hội, chính trị xã hội, luật pháp triết học…
- Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: có 425 người trực tiếp giảng dạy
và nghiên cứu khoa học Họ có trình độ cao, có học hàm học vị theo từngchuyên ngành khoa học y học Hàng năm nhóm NDT này có nhu cầu sửdụng hàng triệu trang tài liệu các loại trên các vật mang tin khác nhau, gópphần thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp y tế nước nhà Nhu cầu tin của họ là những tài liệu mang tính tổng hợp, tài liệu về mộtngành cụ thể nhưng ở diện hẹp, sâu Vì họ có chuyên môn cao nên ngôn ngữdùng tin mà nhóm đối tượng này sử dụng rất phong phú, tiếng Anh và tiếngPháp là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất
- Nhóm sinh viên và học viên sau đại học: đây là nhóm người dùng tin
đông đảo nhất, là người đang theo học các chương trình đào tạo của nhàtrường (74 đơn vị trực thuộc gồm 2 khoa, 8 bộ môn khoa học cơ bản, 12 bộmôn y học cơ sở, 23 bộ môn y học lâm sàng, 18 phòng ban với đầy đủ các
Trang 22ngành đào tạo chính quy, hàng năm nhà trường tuyển sinh hơn 800 sinh viênthuộc 6 ngành đào tạo), bao gồm sinh viên hệ chính quy, tại chức, cao đẳng,lớp liên thông, học viên sau đại học về các vấn đề chuyên ngành y học đangtheo học
Nhóm NDT này rất đa dạng mang tính chất chuyên sâu và luôn bám
sát chương trình học tập như giáo trình, bài giảng và nghiên cứu khoa họcchuyên ngành mà họ tham gia Do đặc thù ngành y là một ngành học khó,đòi hỏi sự tỉ mẩn nghiên cứu, cần cù, chịu khó trong học tập nên số lượngsinh viên đến với TVĐHYHN để tự học là rất lớn Các tài liệu trong kho đềuđược sinh viên khai thác triệt để nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu học tậpcủa bản thân Nhu cầu tin của nhóm đối tượng này chủ yếu là giáo trình, sáchtham khảo, tài liệu nâng cao liên quan đến chuyên ngành mình học và nghiêncứu
1.2.4.Cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin.
TVĐHYHN nằm trong tòa nhà được xây dựng trên khuôn viên đẹpvới diện tích 1.500 m2, thư viện sử dụng 2 tầng của tòa nhà, được trang bị hệthống điều hòa, máy hút ẩm, máy hút bụi, quạt thông gió, bàn ghế tủ, quầyđược trang bị đúng yêu cầu của thư viện hiện đại Phòng phục vụ có thể phục
vụ cùng 1 lúc khoảng 200 bạn đọc
Với hệ thống trang thiết bị: 02 máy chủ và 52 máy trạm (Phòng đọc 05máy, phòng máy tính 40 máy, phòng ngoại văn 2 máy, phòng thư mục 3máy, phòng giáo trình 02 máy) máy phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin củasinh viên, học viên cao học và 2 máy tính cho cán bộ làm việc; 03 tủ mục lụctruyền thống; 02 máy in, 02 máy photocopy và 01 máy scan tài liệu phục vụviệc in ấn, sao chụp; các máy đọc đĩa laze Hệ thống wifi đầy đủ, giúp bạnđọc có thể truy cập internet mà không cần phải đến phòng máy tính
Hiện tại, thư viện sử dụng phần mềm ILIB của Công ty CMC để hỗ trợcông tác nghiệp vụ thông tin-thư viện Do vậy TVĐHYHN đã góp phần tạo
Trang 23điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động chuyên môn nghiệp vụthông tin-thư viện của cán bộ và đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
2.1 Nguồn tin và vai trò nguồn tin trong hoạt động thông tin thư viện
2.1.1 Khái niệm nguồn tin
Trong hoạt động thông tin thư viện, khi công tác phục vụ được xemnhư là mục tiêu cuối cùng của mỗi thư viện, thủ thư được coi là linh hồn củamỗi thư viện thì nguồn thông tin là thước đo mức độ lớn mạnh của thư viện,đặc điểm, chất lượng của nguồn thông tin là một trong các chỉ tiêu quantrọng đánh giá chất lượng của thư viện Nguồn thông tin mà thư viện cóthông qua vốn tài liệu
Theo chuyên gia thư viện Xô Viết E.I.Samurin định nghĩa: Vốn tàiliệu là tổng hợp các xuất bản phẩm, các bản thảo và các tài liệu có trong thưviện, tạo điều kiện sử dụng của độc giả
Theo Cẩm nang nghề thư viện của tiến sĩ Lê Văn Viết: Vốn tài liệu là
bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với chức năng, loại hình và đặcđiểm của từng thư viện, nhằm phục vụ cho chính người của thư viện hoặccác thư viện khác, được phản ánh toàn diện trong bộ máy tra cứu, cũng như
để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian được người đọc quan tâm
Vốn tài liệu chính là tiềm lực, là sức mạnh, là tiêu chí đánh giá sự pháttriển của mỗi cơ quan thông tin- thư viện Vốn tài liệu của thư viện càng lớn,càng đa dạng, phong phú về loại hình, nội dung và hình thức thì càng khẳng
Trang 24định được vị trí và tiềm năng của thư viện trong sự nghiệp phát triển đấtnước Trên bình diện quốc tế, vốn tài liệu là kho tri thức của toàn nhân loại.
Ngày nay, trong hoạt động TT-TV, cùng với thuật ngữ “vốn tài liệu”
là sự xuất hiện thuật ngữ “nguồn tin” Ở một khía cạnh nào đó nguồn tin cóthể được hiểu là vốn tài liệu Nguồn tin tồn tại dưới nhiều vật mang tin khácnhau và con người có thể khai thác, sử dụng chúng theo nhiều cách khácnhau với những mục đích khác nhau Có nhiều định nghĩa khác nhau vềnguồn tin:
Theo nghĩa rộng: nguồn tin tương đương với tiềm lực thông tin baogồm nguồn tin và các yếu tố khác nhau tạo nên hoạt động thông tin: cơ sở vậtchất, kinh phí và nhân lực
Theo nghĩa hẹp: nguồn tin được hiểu là khi sử dụng tương đối phù hợpvới nhu cầu tin của nhóm người dùng tin nhất định, được tổ chức quản lýkiểm soát có thể truy cập và chia sẻ dễ dàng Bao gồm: các dữ liệu được thểhiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phươngtiện theo quy ước hoặc không theo quy ước, các sưu tập kiến thức của conngười, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho người sửdụng
Theo quan điểm này, nguồn tin gồm 5 thuộc tính:
- Tính vật lý: Nguồn tin được lưu trữ, bảo quản trên những dạng vật chất
nhất định như: sách, báo, tạp chí, tài liệu điện tử và phương thức đọc có thểbằng mắt, qua máy với dạng tài liệu phim ảnh điện tử
- Tính cấu trúc: Thông tin có giá trị là những thông tin có cấu trúc, để
quản lý tốt nguồn tin cần tổ chức theo một cấu trúc nhất định
- Tính giá trị: Thông tin trong nguồn tin đều chứa những nội dung và có
ý nghĩa nhất định với từng lĩnh vực Thể hiện ở mực độ phù hợp giữa nộidung thông tin với nhu cầu tin của người dùng tin và yêu cầu khách quan củamục đích sử dụng
Trang 25- Tính truy cập: Thông tin có giá trị khi được truyền đi, phổ biến và sử
dụng Nguồn tin phải được tổ chức khoa học và tạo ra các điểm truy cập đadạng, linh hoạt với mọi đối tượng NDT có thể dễ dàng khai thác và phục vụvào mục đích sử dụng của họ
- Tính chia sẻ: nguồn tin phải được cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo đảm
bảo có thể chia sẻ một cách dễ dàng Quá trình xử lý phải áp dụng theo chuẩnnhất định
Nói tóm lại:“Nguồn tin là sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó.” (Phát
triển nguồn tin: đề cương bài giảng/ Trần Hữu Huỳnh)
2.1.2 Vai trò của nguồn tin trong hoạt động thông tin- thư viện.
Hiện nay trong công tác TT-TV, nguồn tin là một khái niệm cơ bảncủa khoa học xã hội Mọi mối quan hệ, hoạt động đều dựa trên hình thứcgiao lưu thông tin
Nguồn tin chứa đựng những kinh nghiệm, tri thức của loài người từthế hệ này qua thế hệ khác, là nguyên liệu đầu vào của hoạt động thông tinkhoa học trong cơ quan TT-TV Nguồn tin phải có chất lượng, đáp ứng đượcnhu cầu thông tin của NDT, mang lại hiệu quả hoạt động cho cơ quan TT-
TV
Đối với cán bộ thư viện, thì nguồn tin là đối tượng làm việc hàng ngày( bổ sung, xử lý, phục vụ…) Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và việc ứngdụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi cả về sốlượng, chất lượng của nguồn tin
Ở nước ta sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường, với xu hướng hộinhập và phát triển đòi hỏi đặt ra các yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lượngsức cạnh tranh của các sản phẩm thông tin Do đó nhu cầu sản phẩm thôngtin của người sử dụng ngày càng đa dạng và cấp bách Việc xây dựng và đáp
Trang 26ứng nhu cầu tin tại các cơ quan thông tin- thư viện giữ vị trí then chốt, là nềntảng cho mọi hoạt động thư viện Phát triển nguồn tin là công tác cực kỳquan trọng, nếu làm tốt thư viện sẽ không ngừng phát triển và ngược lại, thưviện sẽ không phát huy được tác dụng của mình Có thể khẳng định, nguồntin là nhân tố quyết định hoạt động sáng tạo và chiến lược phát triển thôngtin của cơ quan thông tin- thư viện.
2.2 Thực trạng nguồn tin tại thư viện Đại học Y Hà Nội.
Công tác phát triển nguồn tin được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ bổsung có trình độ chuyên môn, có kiến thức tổng quát về các lĩnh vực tri thức,
am hiểu đối tượng phục vụ và nguồn cung cấp Việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan thông tin- thư viện đã cho phép mở rộng, pháttriển và nâng cao chất lượng hoạt động trong việc tuyển chọn, quản trị vàcung cấp các dữ liệu, tài liệu sao cho phù hợp
Hiện nay toàn bộ kho tư liệu của TVĐHYHN tương đối đa dạng vàphong phú gồm nhiều sách báo, tạp chí, luận văn, luận án… trong đó cónhiều bộ sách quý hiếm Hàng năm nhà trường đã giành một khoản kinh phí
bổ sung nguồn thông tin trong và ngoài nước, ngoài ra còn nhận các sách báotạp chí, tặng biếu từ các tổ chức viện trợ như: Quỹ hỗ trợ Châu Á, Thái BìnhDương, tổ chức y tế thế giới…
Bên cạnh đó, nguồn tài liệu “ xám” rất quan trọng đặc thù của ngành yđược các cán bộ giảng viên của trường, các học viên sau đại học, các sinhviên tạo ra qua các nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn, các báo tạpchí khoa học của trường, góp phần không nhỏ và chất lượng kho tin củaTVĐHYHN
2.2.1 Nguồn thông tin truyền thống.
Là nguồn tin trên giấy chiếm số lượng lớn tại TVĐHYHN bao gồmcác loại như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án…
Trang 27Nguồn tin truyền thống bao gồm: tài liệu công bố và tài liệu khôngcông bố.
Tài liệu công bố:
Là loại hình tài liệu được xuất bản và phổ biến rộng rãi, do các nhàxuất bản phát hành và được đánh chỉ số ISBN (đối với sách), ISSN (đối với
ấn phẩm nhiều kỳ), được kiểm soát bởi các hệ thống thư mục thông thường,tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phổ biến rộngrãi đến mọi đối tượng NDT
Tài liệu của TVĐHYHN bao gồm: Sách giáo trình, sách tham khảo,báo tạp chí về lĩnh vực y học Bên cạnh đó, Thư viện còn có các tài liệu vềcác lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, toán học…
Nguồn tài liệu của TVĐHYHN chủ yếu là tài liệu bằng tiếng Việt Tuynhiên, với đặc thù là một thư viện chuyên ngành về lĩnh vực y học, Thư việncòn có nhiều tài liệu ngoại văn về chuyên ngành như: Nội khoa, ngoại khoa,nhi khoa, sản khoa….với nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếngNga, tiếng Trung
+ Sách giáo khoa: gồm 198 đầu sách với khoảng trên 40.000 cuốn
+ Tạp chí: có trên 400 loại khác nhau, chủ yếu là tạp chí tiếng nước ngoàivới 100.000 bản chủ yếu là tạp chí
+ Tiếng La tinh: 6340 cuốn
Tài liệu không công bố hay còn được gọi là tài liệu “xám”
Chúng ta đều biết rằng thông tin khoa học được sản sinh ra trong quátrình hoạt động nghiên cứu khoa học của mỗi con người, được tư liệu hóa vàtồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó có ba dạng chính: Tài liệu xuấtbản; Tài liệu phù du (tờ quảng cáo du lịch ) và tài liệu không xuất bản haycòn gọi là tài liệu xám (tài liệu nội sinh)
Mặc dù là tài liệu không xuất bản nhưng loại tài liệu này vẫn được công
bố rộng rãi dưới nhiều kênh phân phối đặc biệt và thu hút được sự quan tâm của
Trang 28đội ngũ những người làm công tác thông tin thư viện (Nguyễn Viết Nghĩa (1999) Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai thác tài liệu xám Tạp
chí Thông tin và Tư liệu, số 4, trang 1)
Như vậy, tài liệu nội sinh là những tài liệu được hình thành trong quátrình hoạt động khoa học kỹ thuật, sản xuất, quản lý, nghiên cứu, học tập củacác cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học… Tài liệunội sinh phản ánh đầy đủ, có hệ thống về các thành tựu, tiềm lực cũng nhưhướng phát triển của những đơn vị này và thường được lưu giữ ở các thưviện và trung tâm thông tin của đơn vị đó
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, truyền thống lịch sử, hệ thống đào tạo,nghiên cứu khoa học của từng trường mà số lượng và thành phần nguồn tinnội sinh của mỗi trường có khác nhau Chính vì vậy, việc phân chia chúngthành các nhóm phục vụ cho công tác quản lý khai thác cũng theo các tiêu chíkhác nhau Theo tính chất của quá trình tạo ra nguồn tin nội sinh của trường đạihọc, tác giả Trần Mạnh Tuấn (2005) đã chia chúng thành 3 nhóm:
* Nguồn tin phản ánh các kết quả hoạt động học tập đào tạo
Loại này là các luận án, luận văn, các kết luận khoa học, các tư liệuđiền dã, các tư liệu điều tra, các hồ sơ thí nghiệm, các chương trình đào tạo, giáotrình, đề cương bài giảng…
* Nguồn tin phản ánh kết quả nghiên cứu khoa học
Loại này là các báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, các tư liệu trunggian được tạo nên từ việc triển khai các chương trình, các đề tài nghiên cứukhoa học, đề án, dự án sản xuất thử, các báo cáo khoa học, các kỷ yếu hộinghị, hội thảo…
* Nguồn tin phản ánh tiềm lực đào tạo và nghiên cứu khoa học
Loại này bao gồm các tài liệu về cơ cấu, quy mô, trình độ đào tạo,nguồn nhân lực khoa học, cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai các hoạt độngđào tạo, nghiên cứu khoa học, các thông tin phản ánh định hướng phát triển
Trang 29của nhà trường (Trần Mạnh Tuấn (2005) Nguồn tin nội sinh của trường đại học thực trạng và giải pháp phát triển Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 3
trang 10-11)
TVĐHYHN hiện đang lưu giữ một khối lượng lớn tài liệu được hìnhthành trong hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu của Nhà trường Nguồntài liệu này bao gồm các loại hình: Luận án, luận văn, giáo trình, tài liệu dịch,xuất bản phẩm định kỳ (tạp chí, bản tin), báo cáo, kỷ yếu hội nghị khoa học,
đề tài nghiên cứu khoa học…
Thư viện là đơn vị chịu trách nhiệm thu nhận, bảo quản luận án tiến sĩ,luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Hiện tại số luận án, luận vănTVĐHYHN đang lưu giữ là: trên 8.600 cuốn thuộc các chuyên ngành khácnhau Từ năm 2009, bên cạnh việc thu nhận các bản chính văn, Thư viện đãnhận thêm đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM lưu giữ toàn văn để chuẩn bị cho xâydựng cơ sở dữ liệu toàn văn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đông đảongười dùng tin, hiện tại đã thu nhận được khoảng 3.000 đĩa
Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học,đưa các kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng và đem lại hiệu quả cao trongthực tế, Nhà trường đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo Các báo cáo thamluận được trình bày tại hội nghị, hội thảo đã được tập hợp lại và xuất bảnthành các tập kỷ yếu Hiện nay, TVĐHYHN mới lưu giữ bảo quản và phục vụhơn 200 tài liệu thuộc dạng này
Trường ĐHYHN là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn về lĩnh vực
y học Các kết quả nghiên cứu khoa học đạt được từ khi thành lập trường đếnnay không chỉ phát huy hiệu quả đối với ngành y tế mà còn đóng góp phầnquan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Hiện nay tạiTVĐHYHN đang lưu giữ và phục vụ 2.757 cuốn đề tài, chủ yếu thu thậptrong 5 năm gần đây Dù mới đưa ra phục vụ bạn đọc nhưng những tài liệunày đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng bạn đọc
Trang 30Thư viện còn có nhiều đầu sách quý hiếm của các giáo sư đầu ngànhnhư: GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng, GS Đặng Văn Ngữ, GS Đặng VănChung… Trong đó các tài liệu được lưu giữ trên các vật mang tin đa dạnggiúp NDT có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2.2.2 Nguồn thông tin hiện đại.
Các tài liệu điện tử được lưu trữ trên CD- ROM, máy tính điện tử… cónhiều ưu điểm như tiết kiệm diện tích kho, tiết kiệm kinh phí và công sứccủa cán bộ thư viện Bên cạnh đó, các CSDL điện tử có thể phục vụ nhiềubạn đọc trong cùng một thời gian, không hạn chế số lượng truy cập và khaithác, sử dụng được nhiều lần, tạo ra nguồn thông tin đa dạng và phong phú
Nguồn tài liệu điện tử của TVĐHYHN bao gồm các CSDL, các đĩa
CD, băng hình
+ Sách: có 11.033 biểu ghi
+ Bài trích: 35.026 biểu ghi
+ Medline có từ năm 1996 đến nay khoảng 460 đĩa
+ Băng ghi hình: 50 băng
Các luận văn, luận án của các học viên nộp vào TVĐHYHN bao gồmcác văn bản dạng tài liệu giấy và các đĩa CD với số lượng khoảng 3.000 tàiliệu, góp phần tăng số lượng nguồn tin điện tử cho Thư viện, phần nào đãđáp ứng nhu cầu của người dùng
2.2.3 Thành phần ngôn ngữ của nguồn tin.
Tại TVĐHYHN ngôn ngữ chủ yếu nguồn tin là tiếng Việt và tiếngAnh Số lượng tài liệu tiếng Việt chiếm phần lớn so với tiếng ngoại văn, tàiliệu ngoại văn được bố trí trong một phòng riêng ở tầng 1 Hiện nay, tài liệungoại văn chủ yếu do Quỹ châu Á và Tổ chức Y tế thế giới và một số tổ chức
y tế các nước hợp tác khác biếu tặng Ngoài ra, Thư viện trường còn có một
số tài liệu tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức… nhằm phục vụ nhu cầu nghiên
Trang 31cứu các lĩnh vực y học khác nhau, đưa nền y học nước nhà phát triển cùngvới các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.3 Công tác phát triển nguồn tin tại Thư viện Đại học Y Hà Nội.
2.3.1 Công tác bổ sung nguồn tin.
Thông tin luôn là nhu cầu cơ bản của con người, nó được xuất phát từlòng ham hiểu biết và muốn khám phá thế giới khách quan; khoa học đãthâm nhập vào mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ngày nay cuộccách mạng khoa học và công nghệ trên toàn thế giới đang diễn mạnh mẽ, tạonên hiện tượng “bùng nổ thông tin” Vì vậy nhu cầu về thông tin trở nên cấpbách và mạnh mẽ
Hiện nay với khối lượng thông tin lớn, làm thế nào để thu thập đượcthông tin và chọn các thông tin phù hợp là việc làm cần thiết cho người làmcông tác khoa học Các cơ quan thông tin - thư viện đứng trước yêu cầu phải
bổ sung tài liệu kịp thời, đầy đủ với nguồn kinh phí có hạn định, phù hợp vớichức năng nhiệm vụ và nhu cầu của người dùng của thư viện mình Đây làbài toán khó cần có lời giải trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa
Đối với TVĐHYHN, nguồn tin chủ yếu về lĩnh vực y học, điều quantrọng là cán bộ thư viện trong công tác bổ sung nguồn tin phải nắm được cáctài liệu cần thiết, có tính mới phù hợp với nhu cầu của người dùng tin ở thưviện
Vậy: Công tác bổ sung là quá trình sưu tầm, nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt, có giá trị khoa học, thực tiễn, nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu đọc và thông tin của người dùng chính thư viện đó và của xã hội.
Nguồn tin của TVĐHYHN được bổ sung bằng 4 hình thức cơ bản:mua, nhận lưu chiểu, trao đổi và biếu tặng, trong đó tài liệu mua và nhận lưuchiểu là chủ yếu
Trang 322.3.1.1 Chính sách bổ sung.
Bất kỳ cơ quan, tổ chức hay thư viện muốn hoạt động tốt đều phải cónhững chính sách bổ sung hợp lý để phát triển nguồn tin Việc đảm bảo vốntài liệu luôn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện chính là duy trì
“sự sống” cho thư viện Nếu công tác bổ sung bị gián đoạn hoặc ngừng trệthì mọi hoạt động của thư viện cũng bị ảnh hưởng Chính vì vậy, đòi hỏi thưviện cần phải có các chính sách bổ sung hợp lý Chính sách phát triển đúngđắn là kim chỉ nam, là cơ sở để xây dựng nguồn tin khoa học, nhu cầu tinluôn được đáp ứng và đảm bảo được tính nhất quán trong kho tài liệu của thưviện
“Chính sách phát triển nguồn tin là một tài liệu thành văn công bốchính thức được ban hành bởi lãnh đạo của một thư viện hay cơ quan thôngtin quy định các phương thức, cách xây dựng nguồn tin của cơ quan.”[1]
Hàng năm TVĐHYHN tiến hành bổ sung tài liệu thường xuyên, dựavào nhu cầu, số lượng của người dùng tin chính (sinh viên, học viên sau đạihọc) và định hướng phát triển của nhà trường (các chuyên ngành đang pháttriển), để xây dựng chính sách bổ sung nguồn tin Để bổ sung tài liệu có chấtlượng cao, cán bộ phòng biên mục và phòng phục vụ đã tiến hành điều tra,xác định đối tượng của người dùng tin là học viên và sinh viên là chính, họcviên sau đại học trước đây chỉ chiếm một phần nhỏ, nay đã ngang bằng sốsinh viên Các chuyên ngành mới ngày một nhiều và chuyên sâu, các chuyênngành này có cả đào tạo đại học và sau đại học, các nghiên cứu chuyên biệt.Theo đó chính sách bổ sung và phục vụ thông tin của TVĐHYHN cũng thayđổi cho phù hợp trong tình hình mới của nhà trường
Đặc điểm của người dùng tin cũng thay đổi, ví dụ trước đây họ chỉthích tìm theo phương pháp truyền thống thì nay có nhiểu người dùng tinthích tìm qua các phần mềm quản lý vì dễ sao chép