Vào thế kỷ XVI ở nước Anh đã diễn ra cuộc cách mạng ruộng đất, quá trình này vẫn tiếp diễn trong thế kỷ XVII, XVIII. Những năm 60 của thế kỷ XVIII cuộc cách mạng công nghệ ở Anh bắt đầu và kết thúc trong những năm 20 của thế kỷ XIX. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển mạnh mẽ và vững chắc, nước Anh đã trở thành “công xưởng” của thế giới, các nhà tư bản giàu lên nhanh chóng.
Trang 1HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA AĐAM SMITH
I- TIỂU SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA AĐAM SMITH
1 Những tiền đề kinh tế - xã hội
Vào thế kỷ XVI ở nước Anh đã diễn ra cuộc cách mạng ruộng đất, quá trình này vẫn tiếp diễn trong thế kỷ XVII, XVIII Những năm 60 của thế kỷ XVIII cuộc cách mạng công nghệ ở Anh bắt đầu và kết thúc trong những năm 20 của thế kỷ XIX Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển mạnh mẽ và vững chắc, nước Anh đã trở thành “công xưởng” của thế giới, các nhà tư bản giàu lên nhanh chóng Thương nghiệp xuất khẩu đã phụ thuộc vào công nghiệp, công nghiệp được đưa lên hàng đầu Các chính sách của chủ nghĩa trọng thương không còn thích hợp với sự phát triển mới của công nghiệp Vấn
đề ruộng đất, nông nghiệp ở Anh đã được giải quyết trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản
Sự phát triển của nền công nghiệp Anh đã phá vỡ những hạn chế của chế độ phong kiến, khuynh hướng chống phong kiến trở nên mạnh
mẽ hơn và triệt để hơn Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã tin tưởng vào tính chất ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến Họ cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn Đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản trong giai đoạn này là Ađam Smith, ông là nhà tư tưởng tiên tiến muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, kêu gọi tích luỹ và phát triển lực lượng sản xuất theo chủ nghĩa tư bản K.Marx coi A.Smith là nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công
2 Tiểu sử của Ađam Smith (1723 – 1790)
Trang 2A.Smíth xuất thân từ một gia đình viên chức thuế quan ở Kiếccanđi, một thành phố nhỏ của xứ Scốtland Lúc đầu A.Smíth học ở trường đại học Glasgow, sau đó học ở trường đại học Oxford Sau khi tốt nghiệp đại học, ông nghiên cứu và giảng dạy ở Edinburgh và Glasgow trong 13 năm Ông giảng về thần học, luân lý học, luật học, lôgíc, chính trị trong đó có đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế Các bài giảng của A.Smith được nhiều người quan tâm Trong quá trình dạy học A.Smíth còn nghiên cứu nhiều về văn học, vật lý học, thiên văn học, như vậy A.Smíth có kiến thức rất sâu rộng:
Năm 1759 A.Smíth xuất bản cuốn “Lý luận đạo đức” Với cuốn sách này đã làm cho ông nổi tiếng
Năm 1765, A.Smíth đi du lịch Châu Âu, ông đã tiếp xúc được với những người trọng nông ở Pháp Những quan điểm của trường phái trọng nông đã ảnh hưởng nhiều tới ASmíth
Sau khi ở Pháp về 1766, ông xin nghỉ việc và tập trung nghiên cứu kinh tế Năm 1776 ông xuất bản tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc của tài sản các dân tộc” Tác phẩm này đã làm cho ASmít nổi tiếng trên thế giới
3 Thế giới quan, phương pháp luận của Ađam Smith
Thế giới quan của A.Smíth - chủ yếu là duy vật Ông tiến xa hơn những người đi trước là đã phân tích tính khách quan của các quy luật kinh tế, coi quy luật kinh tế là vô địch Nhưng chủ nghĩa duy vật ở ông mang tính tự phát máy móc Ông chưa hiểu về phép biện chứng
K.Marx đã phân tích một cách sâu sắc phương pháp luận của ASmith đó là phương pháp hai mặt; một mặt, A.Smíth đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, vạch rõ mối liên hệ bên trong của chế độ tư bản, tìm hiểu những quy luật vận động của nền sản
Trang 3xuất tư bản chủ nghĩa; mặt khác, ông vẫn thường dùng phương pháp mô
tả, liệt kê, thuật lại bằng khái niệm có tính chất công thức những biểu hiện bề ngoài của đời sống kinh tế và do đó cũng thường dẫn ông đến những kết luận phi lý tầm thường Hai phương pháp này của A.Smíth luôn sống bên nhau quyện chặt vào nhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau Vì vậy mà lý luận của ông thường có mâu thuẫn, thiếu nhất quán Phương pháp luận đầy mâu thuẫn, vừa khoa học vừa tầm thường của A.Smíth có ảnh hưởng tới kinh tế học tư sản sau này
II- CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA A ĐAM SMÍTH
1 Lý luận về phân công lao động
Là nhà kinh tế học thời kỳ công trường thủ công; A.Smíth chú trọng phân tích sự phân công Ông cho rằng cội nguồn của cải là lao động; tài sản của xã hội phụ thuộc vào hai nhân tố:
Thứ nhất, phụ thuộc vào số người lao động trong các ngành sản xuất vật chất Ông có công lớn là người đầu tiên phân biệt lao động sản xuất vật chất và lao động không sản xuất vật chất
Thứ hai, phụ thuộc vào trình độ phát triển của phân công Song đã gắn phân công lao động với năng suất lao động
Theo A.Smíth phân công là nguyên nhân làm tăng thêm của cải xã hội, là “một sự tiến bộ hết sức vĩ đại trong sự phát triển của lao động” Phân công lao động có nhiều ưu điểm: chuyên môn hoá sản xuất, phát triển sự khéo léo, tài năng, tính tháo vát của người lao động; tiết kiệm thời gian khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, tạo điều kiện
để áp dụng phương tiện máy móc
Như vậy, phân công lao động làm tăng thêm hiệu suất của lao động, tăng năng suất lao động A.Smíth cũng vạch ra mặt trái của sự phân công lao động: làm cho công nhân phát triển phiến diện, mắc bệnh nghề nghiệp
Ông cho rằng, khả năng trao đổi dẫn tới sự phân công lao động, mức độ phân công lại phụ thuộc vào quy mô thị trường điều kiện để thực
Trang 4hiện sự phân công là mật độ dân số cao và sự phát triển của giao thông liên lạc
Hạn chế của A.Smíth trong lý luận về phân công lao động là xem xét một cách phi lịch sử vấn đề phân công, ông chưa phân biệt được phân công của công trường thủ công với phân công xã hội, do đó đã đem những kết luận rút ra từ phân công công trường thủ công để áp dụng vào phân công xã hội, chưa chú ý đến mặt xã hội của sự phân công Cho rằng, trao đổi quyết định phân công lao động, thực ra là ngược lại
2 Lý luận về tiền tệ
A.Smíth nghiên cứu tiền tệ trước khi nghiên cứu hàng hóa, ông đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ, thông qua sự phát triển của lịch sử trao đổi Ông cho rằng tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thuận tiện Việc thay thế những đồng tiền vàng và bạc bằng tiền giấy là hoàn toàn hợp lý vì tiền giấy có nhiều ưu điểm A.Smíth cho rằng tiền giấy rẻ hơn, còn ích lợi thì cũng thế Ông hiểu được tiền là một thứ hàng hoá tách ra, nghĩa là biết được bản chất hàng hoá của tiền
A.Smíth đã nêu lên quy luật phát hành tiền giấy: số lượng tiền giấy phải tương đương với số lượng vàng mà tiền giấy thay thế trong lưu thông Ông ủng hộ và phát triển quan điểm của W.Petty về quy luật lưu thông tiền tệ Ông chỉ ra việc phát hành tiền giấy cần phải cho ngân hàng đảm nhiệm, ông đánh giá cao vai trò của tín dụng coi đó là phương tiện làm cho tư bản năng động hơn
Lý luận về tiền tệ của A.Smíth tuy còn sơ lược nhưng đúng đắn Tuy nhiên ở ông còn nhiều hạn chế, Ông đã đơn giản hoá nhiều chức năng của tiền tệ, quá nhấn mạnh chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ Ông cũng bộc lộ mâu thuẫn, một mặt, rơi vào chủ nghĩa hình
Trang 5thức cho rằng tiền có thể thay thế bằng mọi thứ, mặt hkác chống lại việc giảm giá tiền đúc
3 Lý luận về giá trị
A.Smíth có công lớn khi ông phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi Ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi và đã kịch liệt phê phán lý luận về lợi ích của Caliton và Tuýecgô, ông khẳng định ích lợi không có liên hệ gì tới giá trị trao đổi, A.Smíth nói rằng - không khí chẳng có chút gì giá trị, mặc dù nó rất có ích
A.Smíth đã nêu hai định nghĩa về giá trị hàng hoá; định nghĩa thứ nhất giá trị là do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá quyết định Đây là khái niệm đúng đắn về giá trị A.Smíth còn nêu định nghĩa thứ hai về giá trị của hàng hoá là do lao động quyết định, mà lao động đó có thể mua bán, đổi lấy hàng hoá
Ở định nghĩa thứ nhất, A.Smíth tỏ ra là người đứng vững trên cơ sở
lý thuyết về giá trị lao động nhưng định nghĩa thứ hai lại bộc lộ sự lẫn lộn giữa lao động sống và lao động quá khứ
Khi bàn về các bộ phận cấu thành giá trị của hàng hoá, A.Smíth cho rằng trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là
ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như của mọi giá trị trao đổi A.Smíth coi tiền lương, lợi nhuận và địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, đó là quan điểm đúng đắn Nhưng ông lại sai lầm khi coi các khoản thu nhập là nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi Ông đã lẫn lộn vấn đề hình thành giá trị và vấn đề phân phối giá trị, ông xem thường tư bản bất biến (c), coi giá trị chỉ có (v + m) A.Smíth đã biến các bộ phận thu nhập từ giá trị thành nguồn gốc của giá trị, tức là giá trị của hàng hoá do tiền lương, lợi nhuận địa tô quyết định A.Smíth
Trang 6giải thích luẩn quẩn rằng giá trị là do giá trị quyết định A.Smíth đã sai lầm cho rằng, trong xã hội trước chủ nghĩa tư bản, giá trị do lao động quyết định còn trong chủ nghĩa tư bản, giá trị do thu nhập quyết định
A.Smíth đã chú ý tới việc xác định lượng giá trị của hàng hoá, ông cho rằng lao động là tiêu chuẩn để đo lường giá trị Ông đề cập tới lao động giản đơn và lao động phức tạp có ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị của hàng hoá
A.Smíth đã phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường Theo A.Smíth giá cả tự nhiên là giá cả ngang với mức cần thiết để trả cho địa
tô, tiền công và lợi nhuận của tư bản theo các tỷ suất tự nhiên (mang tính khách quan) Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá, chịu ảnh hưởng của biến động cung cầu, của yếu tố độc quyền và chính sách của chính phủ, giá cả tự nhiên là trung tâm, giá cả thị trường phải hướng về giá cả tự nhiên Giá cả tự nhiên cũng thay đổi cùng với tỷ suất tự nhiên của mỗi bộ phận cấu thành nó Khi giải thích về giá cả tự nhiên, A.Smíth chưa thấy được trong điều kiện tư bản tự do cạnh tranh, giá cả tự nhiên được quy định bởi giá cả sản xuất Ông chưa chỉ ra được giá cả sản xuất gồm chi phí sản xuất của tư bản cộng với lợi nhuận bình quân
Công lao chủ yếu của A.Smíth về lý luận giá trị là đã phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, hơn nữa ông đã cho rằng lao động là
“thước đo thực tế của giá trị” Song ở ông vẫn còn có những sai lầm và hạn chế về lý luận này
4 Lý luận về phân phối
Phân phối thu nhập là điểm trung tâm và là cơ sở xuất phát giải quyết các vấn đề lý luận trong học thuyết kinh tế của A.Đam Smith Ông
Trang 7đã lấy học thuyết về thu nhập để giải thích các quan hệ phân phối, kết cấu giai cấp và mâu thuẫn giai cấp
A.Smith chia xã hội tư bản thành 3 giai cấp; giai cấp những người chiếm hữu ruộng đất, giai cấp các nhà tư bản (cả tư bản công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp) và giai cấp công nhân
Công lao của A.Smith là đã gắn ba giai cấp đó với ba hình thức thu nhập: địa tô, lợi nhuận và tiền lương
- Về tiền lương A.Smith cho rằng, trước chủ nghĩa tư bản, tiền
lương là sản phẩm trọn vẹn của lao động Trong xã hội tư bản, tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động Ông chỉ rõ mâu thuẫn giữa các nhà tư bản và công nhân, “công nhân muốn lĩnh được càng nhiều càng tốt, còn chủ thì muốn trả công ít càng hay” Giải quyết mâu thuẫn này, lợi thế đều thuộc về tư bản, công nhân ở vào thế bất lợi Ông tán thành trả tiền lương cao A.Smíth cho rằng, tiền công không thể hạ thấp quá một giới hạn nhất định, phải bảo đảm cho công nhân cuộc sống để họ lao động, phải để cho “những người nuôi xã hội phải nhận được một số thức ăn, quần áo và nhà ở khả dĩ có thể chịu được” Một xã hội không thể “phồn vinh và hạnh phúc nếu một bộ phận rất lớn những thành viên của nó nghèo nàn và khổ sở
A.Smíth cho rằng, hai yếu tố quyết định mức tiền lương là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh hoạt thiết yếu Lượng -cầu về lao động quyết định mức tư liệu sinh hoạt, giá cả quy định số tiền công mà công nhân nhận được Từ luận điểm này, ông xác định sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa Theo ông, sự khác nhau về tiền lương giữa các loại lao động là do: tính chất dễ chịu
Trang 8hay khó chịu của công việc; mức độ khó khăn và đắt đỏ trong việc dạy nghề, tính chất thường xuyên hay không thường xuyên của công việc; mức độ tín nhiệm; khả năng thành đạt; tình hình di chuyển lao động; A.Smíth chỉ ra mức tiền công trung bình ở mỗi nước hay mỗi địa phương là do trình độ phát triển kinh tế, trình độ văn minh và tính chất đặc biệt của ứng dụng lao động và tư bản
A.Smíth có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền lương, ông đã chỉ rõ
cơ sở kinh tế của mâu thuẫn giai cấp Tuy nhiên, ở ông vẫn còn một số hạn chế coi tiền lương là phạm trù vĩnh viễn là giá cả của lao động chưa thấy được tiền lương là giá cả sức lao động
- Về lợi nhuận và lợi tức
Theo A.Smíth, lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm
do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động đem lại Theo cách giải thích của A.Smíth thì lợi nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư K.Marx đánh giá cao A.Smíth đã nêu được nguồn gốc thật sự của giá trị thặng dư, đẻ ra từ lao động Luận điểm này của A.Smíth là thành tựu cao nhất của kinh tế chính trị tư sản
cổ điển trong thời kỳ tiến bộ của nó
Tiến bộ hơn chủ nghĩa trọng nông, A.Smíth cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận A.Smíth chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: tiền công; quy
mô tư bản ứng trước; lĩnh vực đầu tư; sức cạnh tranh giữa các nhà tư bản; sự can thiệp của nhà nước Ông đã nhìn thấy “khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau” của tỷ suất lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỷ suất lợi nhuận giảm sút
và cho rằng tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp
Trang 9Khi nói về lợi tức, A.Smith cho rằng, lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, được đẻ ra từ lợi nhuận Lợi tức của tư bản đi vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần tuý và do mức lợi nhuận thuần tuý quyết định Đó là quan điểm đúng, nhưng ông chưa phân tích một cách đầy đủ
Lý luận về lợi nhuận và lợi tức của A.Smíth có nhiều luận điểm đúng đắn, khoa học Tuy nhiên ở ông còn có những hạn chế như không thấy được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận, lợi nhuận do toàn bộ tư bản đẻ ra Ông còn cho rằng trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưu thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau; chưa thấy được vai trò cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng làm chậm tốc độ chu chuyển của
tư bản đã dẫn tới tỷ suất lợi nhuận giảm
- Về địa tô: A.Smíth có hai luận điểm về khái niệm địa tô: Một là
địa tô là “khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động” là kết quả của việc bóc lột người sản xuất trực tiếp; hai là, địa tô là “tiền trả về việc sử dụng đất đai”, phụ thuộc vào mức độ phì nhiêu của đất đai” Như vậy, ông đã phát hiện được độc quyền tư hữu ruộng đất là điều kiện chiếm hữu địa tô Cả hai luận điểm trên đã phản ánh mối quan hệ giữa giai cấp địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp
Quan hệ giữa địa tô và giá cả, A.Smíth cho rằng “quy mô của địa tô nhiều hay ít là kết quả của giá cả sản phẩm”, ông coi địa tô là kết quả của giá cả độc quyền
Về các hình thức địa tô, A.Smíth đã phân biệt được địa tô chênh lệch do màu mỡ đất đai và vị trí của đất đai đưa lại nhưng ông không đi sâu nghiên cứu địa tô - chênh lệch II
A.Smíth có nhiều luận điểm đúng đắn, khoa học về địa tô đã chỉ
ra mức tô trên mảnh đất ruộng là do thu nhập của mảnh ruộng đó
Trang 10đưa lại; chỉ rõ địa tô trên những ruộng canh tác cây lương thực quyết định địa tô trên ruộng trồng cây khác Song ông vẫn còn những sai lầm và hạn chế: coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn, có những kết luận trái ngược nhau: một mặt, coi địa tô là kết quả của giá cả cao; mặt khác, ông coi địa tô là một bộ phận cấu thành giá cả A.Smíth chưa hiểu được địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối; ông còn cho rằng năng suất lao động nông nghiệp cao hơn năng suất lao động công nghiệp do nông nghiệp có sự giúp đỡ của tự nhiên
5 Lý luận của A.Smíth về tư bản
Lý luận về tư bản là một trong những phần quan trọng trong lý luận kinh tế của A.Smíth A.Smíth cho rằng vật phẩm tiêu dùng không phải là
tư bản, tư bản là tư liệu sản xuất nhưng cũng không phải mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản, chỉ có tư liệu sản xuất do lao động tạo nên mới là tư bản Ông nói rằng bộ phận tài sản đem lại lợi nhuận mới là tư bản
A.Smíth đã phân biệt tư bản với ý nghĩa toàn dân (tư bản xã hội) và
tư bản với ý nghĩa cá nhân (tư bản cá biệt) Ông đã có công làm cho phạm trù tư bản trở thành phổ biến, ông cho rằng tư bản là bộ phận của cải được dùng cho mọi ngành sản xuất kinh doanh Những thiếu sót của ông là đã lẫn lộn vật biểu hiện tư bản với bản thân tư bản, đồng nhất tư liệu sản xuất với tư bản
Phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động A.Smíth cho rằng, tư bản lưu động là tư bản mang lại thu nhập cho người chủ của nó do kết quả của việc bán hàng hoá Tư bản lưu động gồm có: tiền, dự trữ lương thực, nguyên vật liệu bán thành phẩm và thành phẩm Ông cho rằng tư bản của thương nhân thuộc về tư bản lưu động Tư bản cố định là tư bản đem lại lợi nhuận, “không chuyển từ tay kẻ sở hữu này qua tay kẻ sở