1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Khoá luận tốt nghiệp Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học các nguyên tố kim loại kiềm nhóm IA

91 479 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kim loại kiềm nhóm IA- học phần Hóa vô cơ 2 ..... Để đáp ứng được nhu cầu của thời đại, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nghị quyết số

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA HÓA HỌC so Cũ ca

LÊ THỊ THU LÝ

THIẾT KẾ TÀI LIỆU T ự HỌC CÓ HƯỚNG DẪN• • •

T ự HỌC CÁC NGUYÊN TỔ KIM LOẠI KIỀM NHÓM IA”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Hóa học vô cơ

Người hướng dẫn khoa học

ThS NGUYỄN VĂN QUANG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong tổ Hóa vô cơ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất ưong suốt thời gian em theo học tại khoa và trong thời gian em làm khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Nguyễn Văn Quang - người đã trực tiếp hướng^ẫn, luôn tận tâm chỉ bảo và định hướng, giúp đỡ em ữong quá trình em làm khóa luận tốt nghiệp

Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên em quá trình em làm khóa luận tốt nghiệp

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Lê Thị Thu Lý

Trang 3

M Ụ C LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tà i 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Giả thuyết nghiên cứu 3

8 Đóng góp của đề tài 4

PHẦN 2 NỘI DUNG 5

Chương 1: TỔNG QUAN c ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN 5

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học 5

1.2 Cơ sở lí thuyết của quá trình tự học 6

1.2.1 Khái niệm tự học 6

1.2.2 Các kỹ năng tự học 6

1.2.3 Quy trình tự học 7

1.2.4 Các hình thức tự học 8

1.2.5 Tác dụng của tự học 9

1.3 Môđun dạy học 9

1.3.1 Khái niệm môđun dạy học 9

1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của môđun dạy học 10

1.3.3 Cấu trúc của môđun dạy học 11

1.4 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun 12

1.4.1 Thế nào là tài liệu tự có hướng dẫn theo môđun 12

1.4.2 Cấu trúc nội dung tài liệu tự học 13

1.4.2.1 Mục tiêu của tiểu môđun 13

1.4.2.2 Nội dung và phương pháp dạy học 13

1.4.2.3 Câu hỏi chuẩn bị đánh giá 13

1.4.2.4 Bài tập áp dụng 14

Trang 4

1.4.3 Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun 14

1.5 Hướng dẫn cách tự học theo môđun 14

Chương 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU T ự HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN PHẦN KIM LOẠI KIỀM NHÓM IA 16

2.1 Cấu trúc học phần Hóa vô cơ 2 16

2.2 Nguyên tắc của việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun 16

2.3 Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kim loại kiềm nhóm IA- học phần Hóa vô cơ 2 17

TIỂU MÔĐUN 1: KHÁI QUÁT CHUNG CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KIỀM 17

TIỂU MÔĐUN 2: TÍNH CHẮT VẬT LÍ, ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KIỀM 23

TIỂU MÔĐUN 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KIỀM 29

TIỂU MÔĐUN 4: HIĐRUA, MUỐI VÀ MUỐI KHÓ TAN CÁC KIM LOẠI KIỀM 33 TIỂU MÔĐUN 5: OXIT CÁC KIM LOẠI KIỀM 37

TIỂU MÔĐUN 6: HIĐROXIT CÁC KIM LOẠI KIỀM 43

TIỂU MÔĐUN 7: HALOGENUA CÁC KIM LOẠI KIỀM 48

TIỂU MÔĐUN 8: MUỐI CACBONAT CÁC KIM LOẠI KIỀM 53

TIỂU MÔĐUN 9: MUỐI SUNFAT CÁC KIM LOẠI 59

TIỂU MÔĐUN 10: MUỐI NITRAT CÁC KIM LOẠI KIỀM 65

CÂU HỎI Tự LUẬN KẾT THÚC MÔĐUN 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 74

Trang 5

Đktc: điều kiện tiêu chuẩn.

KT-ĐG: kiểm tra đánh giá

PTN: phòng thí nghiệm

PTPU: phương trình phản ứng

Trang 6

DANH M U C CÁC H ÌN H

Hình 1.1 Cấu trúc môđun dạy học 11

Trang 7

DANH M UC CÁC BẢNG

Bảng 1: Một số đặc điểm của các nguyên tố kim loại kiềm 19

Bảng 2: Sự phân bố các kim loại kiềm trong vỏ Trái đất 22

Bảng 3: Một số hằng số vật lí quan trọng của kim loại kiềm 24

Bảng 4: Màu sắc của một số oxit kim loại kiềm 38

Bảng 5: Độ tan của các halogenua kim loại kiềm 49

Bảng 7: Nhiệt độ nóng chảy và độ tan của một số muối nitrat

kim loại kiềm

66

Bảng 8: Bán kính nguyên tử, electron hóa trị, độ dẫn điện của

Trang 8

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Lí do chon đề tài

Thế kỷ XXI với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, sự đổi mới và đẩy mạnh của hệ thống viễn thông trên toàn thế giới Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển, dần dần từng bước đi lên công nghiệp hóa- hiện đại hóa Cùng với đó là sự ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, đang tác động mãnh mẽ đến giáo dục trên tất cả các phương diện

Để đáp ứng được nhu cầu của thời đại, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nghị quyết số 29/TW hội nghị TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc

tế [3],

Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học hiện nay ở các trường chưa phù hợp với lí luận dạy học đã chỉ ra, nên không phát huy hết ưu điểm của các phương pháp Vì vậy, muốn tạo ra những con người tư duy năng động và sáng tạo thì không còn con đường nào khác là thay đổi cách sử dụng phương pháp dạy học trong thực tiễn hiện nay Theo quan điểm của dự án phát triển giáo viên: Đổi mới cách thực hiện phương pháp là vấn đề then chốt của chính sách giáo dục Việt Nam hiện nay, nó sẽ tạo ra sự hiện đại hóa của quá trình dạy học

Cùng với đó thì vai trò của người giảng viên trong nhà trường ngày càng được nâng cao hơn nữa Giảng viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho sinh viên mà còn là người định hướng, giúp sinh viên phát triển tư duy, rèn luyện đạo đức, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức Nhưng để thực hiện tốt quá trình đổi mới thì giảng viên cần phải bồi dưỡng cho sinh viên khả năng tự học, tự

Trang 9

đọc, tự nghiên cứu tài liệu để phát huy tính tích cục, chủ động trong quá trình dạy học.

Mạng internet đang phát triển nhanh chóng, đó là nguồn cung cấp thông tin khổng lồ cho việc nghiên cứu tài liệu của sinh viên Tuy nhiên, nó cũng có chút bất cập đó là luợng kiến thức quá lớn, sinh viên không thể hiểu hết và khó khăn trong việc tìm hiểu

Phuơng pháp tự học có huớng dẫn theo môđun là nhờ các môđun mà sinh viên đuợc dẫn dắt từng buớc để đạt đuợc kiến thức Nhờ nội dung dạy học đuợc phân nhỏ ra từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống kiểm tra, sinh viên có thể tụ học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng

và thái độ trong từng tiểu môđun [10]

ư u điểm của phuơng pháp này là giúp sinh viên học tập ở lớp và ở nhà có hiệu quả vì môđun là tài liệu tụ học sinh viên có thể mang theo mình để học tập bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào có điều kiện Ngoài ra còn tạo điều kiện cho sinh viên học tập với nhịp độ cá nhân, luyện tập việc tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn đề, do đó nâng cao đuợc chất luợng dạy học thục tế

[10].

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế tài liệu tự

học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học các nguyên

tố kim loại kiềm nhóm IA

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nhằm góp phần nâng cao năng lục tụ học bộ môn Hóa học nói chung và học phần Hóa Vô cơ - chuơng kim loại kiềm nói riêng của sinh viên truờng ĐHSP Hà Nội 2

Trang 10

- Đóng góp thêm lí luận về phần biên soạn môđun dạy học, tổ chức xlạy học theo “phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun” trong chương trình dạy học Hóa học của khoa Hóa học- trường ĐHSP Hà Nội 2.

3 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun với chất lượng môn Hóa Vô cơ - phần kim loại Nhóm I.A ở trường ĐHSP Hà Nội 2

4 Phạm vi nghiên cứu

Quá trình dạy và học học phần Hóa Vô cơ phần kim loại - Nhóm I.A

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xậy dựng và sử dụng môđun để hướng dẫn sinh viên tự học học phần Hóa Vô cơ phần kim loại - Nhóm IA

- Xây dựng các môđun và các tiểu môđun

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học có sử dụng các môđun, cách thức và phương pháp xây dựng các môđun và tiểu môđun để hướng dẫn tự học

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng các phiếu điều tra để khảo sát chất lượng và hiệu quả thu được sau khi sử dụng môđun để hướng dẫn tự học

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của thầy (cô) am hiểu lĩnh vực nghiên cứu để hoàn thành đề tài nghiên cứu

7 Giả thuyết nghiên cứu

Xây dựng các môđun tự học và sử dụng có hiệu quả tự học có hướng dẫn theo môđun cho sinh viên khoa Hóa học trường ĐHSP Hà Nội 2 sẽ góp phần

Trang 11

nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo, khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu của sinh viên.

- Đóng góp vào hệ thống bộ tài liệu tự học có hướng dẫn học phần Hóa Vô

cơ phần kim loại - Nhóm IA

Trang 12

PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN 1.1 Đổi mới phương pháp dạy học

- Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực

và thế giới [4]

- Đổi mới PPDH thực chất không phải là sự thay thế các PPDH cũ bằng một loạt các PPDH mới v ề mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động

và sáng tạo của người học

- Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 13

và truyền thông trong dạy học Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử” [12].

1.2 Cơ sở lí thuyết của quá trình tự học

1.2.1 Khái niệm tự học

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học Quan niệm về tự học người cho rằng: “Tự học có nghĩa là học một cách hoàn toàn tự giác, chủ động, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch ra

kế hoạch học tập cho mình rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình”

GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng cả năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình [5].Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm tự học như sau: Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ) và có khi cả cơ bắp (sử dụng công cụ thực hành) cùng các phẩm chất của

cá nhân như động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (không ngại khókhăn, có ý trí, kiên nhẫn, nhẫn nại, có lòng say mê khoa học, ) để chiếm lĩnhmột lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình

1.2.2 Các kĩ năng tự học [7]

Trang 14

Tùy theo môn học mà HS có những kĩ năng phù hợp Một cách chung nhất đối với người học cần phải có những kĩ năng tự học cơ bản sau:

- Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức

cơ bản, chủ yếu, sắp xếp một cách hợp lí theo đứng trình tự, logic

- Biết và vận dụng được những thế mạnh của mình, đồng thời cũng cần phải hạn chế những mặt còn yếu kém của bản thân trong quá trình học tập ở nhà, trên lớp, ở phòng thí nghiệm, ở thư viện và ở cơ sở thực tế

- Biết tận dụng lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiệnhọc tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian, )

- Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập cho phép nâng cao hiệu quả học tập

- Biết xây dựng kế hoạch học tập trong ngày, trong tuần, trong tháng và trong cả học kỳ

- Biết và sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật đọc sách, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm, ưanh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lí thông tin

- Biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin

- Biết lắng nghe và thông tin tri thức, biết cách giải thích tài liệu cho ngườikhác

- Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin

- Biết KT- ĐG kết quả học tập của bản thân mình và của bạn học

- Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm và ứngdụng

1.2.3 Quy trình tự học

Quy trình tự học của người học gồm:

Trang 15

- Tự nghiên cứu: người học tự tìm tòi, tự quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, và tự tìm ra kiến thức mới.

- Tự thể hiện: người học tự thể hiện mình bằng lời nói, bằng văn bản, tự đóng vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với thầy cô và bạn bè để tạo ra sản phẩm mang tính cộng đồng

- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: sau khi đã qua trao đổi với thầy cô, bạn bè Sau đó thầy kết luận, người học tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học

1.2.4 Các hình thức tự học

Có 5 hình thức tự học

- Tự học hoàn toàn (không có GV) : thông qua tài liệu, tìm hiểu thực tế, thông qua học tập người khác Người học gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng về kiến thức Người học khó thu xếp tiến độ và kế hoạch học tập của mình, không tự đánh giá được kết quả tự học và dẫn đến chán nản

- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: tự học trong thời gian học tập ở nhà Đây là công việc thường xuyên của sv.

- Tự học qua phương tiện Ưuyền thông (học từ xa): sv được nghe GV giảng dạy, minh họa nhưng không được tiếp xúc trực tiếp với GY, không được hỏi han, không được giúp đỡ khi gặp khó khăn Y ới hình thức tự học này thì s V

cũng không thể đánh giá được kết quả tự học của bản thân mình

- Tự học qua tài liệu hướng dẫn: trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt Nếu dùng tài liệu thì sv cũng gặp khó khăn và không biết hỏi ai

Trang 16

- Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của

GV ở lớp: với hình thức này cũng đem lại hiệu quả nhất định song vẫn sẽ gặp khó khăn khi tiến hành các thí nghiệm

- Tự học là con đường tạo ra ữi thức bền vững cho con người, quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt Kiến thức có được là do tự học, là kết quả của sự hứng thú, dam mê, không chịu sự chi phối của bất kỳ yếu tố nào Đó là một quy luật tự nhiên, sv từ đó có tinh thần tự giác, chủ động, tích cực và có thái độ đúng đắn trong học tập

- Tự học giúp cho sv tích lũy được lượng kiến thức khổng lồ của các năm học tại trường đại học

- Tự học của sv ở trong trường đại học có vai trò quan ưọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục

1.3 Môđun dạy học

1.3.1 Khái niệm môđun dạy học

- Môđun dạy học là một đom vị chương trình dạy học tương đối độc lập được cấu trúc đặc biệt nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cũng như hệ thống các công cụ đánh giá kết quả tạo thành một chỉnh thể

Trang 17

- Mỗi môđun gồm các tiểu môđun, là các thành phần cấu trúc môđun được xây dựng tương ứng với các nhiệm vụ học tập mà người học phải thực hiện.

1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của một môđun dạy học [11]

Có 5 đặc trưng cơ bản:

- Tính trọn vẹn

Mỗi môđun dạy học mang một chủ đề xác định từ đó xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện do vậy nó không phụ thuộc vào nội dung đã có và sẽ có sau nó Tính trọn vẹn là dấu hiệu bản chất của môđun dạy học thể hiện sự độc đáo khi xây dựng nội dung dạy học

- Tính cá biệt (tính cá nhân hóa)

Tính cá biệt nghĩa là chú ý tới trình độ nhận thức và các điều kiện khác nhau của người học Môđun dạy học có khả năng cung cấp cho người học nhiều

cơ hội để có thể học tập theo nhịp độ của cá nhân, việc học tập được cá thể hóa

và phân hóa cao độ

- Tính tích hợp

Tính tích hợp là đặc tính căn bản tạo nên tính chỉnh thể, tính liên kết và tính phát triển của môđun dạy học Trước hết mỗi môđun dạy học đều là sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cũng như các yếu tố của quá trình dạy học

- Tính phát triển

Môđun dạy học được thiết kế theo hướng "mở" tạo ra cho nó khả năng dung nạp - bổ sung những nội dung mang tính cập nhật Vì thế môđun dạy học luôn có tính "động" tính "phát triển"

- Tính tự kiểm tra, đánh giá

Trang 18

Quy trình thực hiện một môđun dạy học được đánh giá thường xuyên bằng

hệ thống câu hỏi dạng kiểm tnudiễn ra trong suốt quá trình thực hiện môđun dạy học nhằm tăng thêm động cơ cho người học

1.3.3 Cấu trúc của môđun dạy học

Môđun dạy học bao gồm ba phần hợp thành: Hệ vào, thân và hệ ra của môđun

Hình 1.1 Cẩu trúc môđun dạy học

- Hệ vào của môđun

Hệ vào của môđun thực hiện chức năng đánh giá về điều kiện tiên quyết của người học trong mối quan hệ với các mục tiêu dạy học của môđun Tùy theo mức độ của mối quan hệ người học sẽ nhận thức được những hữu ích của nó hoặc là họ sẽ tiếp tục học môđun hoặc là đi tìm một môđun khác phù hợp hơn

Căn cứ vào chức năng trên có thể nhận thấy các thành phần của hệ vào bao gồm: Tên gọi hay tiêu đề của môđun; Hệ thống mục tiêu của môđun; Kiểm tra trước khi vào môđun: nhằm kiểm tra điều kiện tiên quyết của một người học tương ứng với các mục tiêu của môđun; Những khuyến cáo dành cho người học sau khi họ tham dự kiểm tra

- Thân của môđun

Trang 19

Thân môđun bao gồm một loạt các tiểu môđun tương ứng với các mục tiêu

đã được xác định ở hệ vào của môđun Cũng có trường hợp thân của môđun tương ứng với một tiểu môđun duy nhất Các tiểu môđun liên kết với nhau bởi các bài kiểm tra trung gian và đều cần đến một thời gian học tập nhất định

Các tiểu môđun được cấu trúc bởi các thành phần:

* Mở đầu: Xác định những mục tiêu cụ thể của tiểu môđun, cung cấp cho người học những tri thức điểm tựa và huy động kinh nghiệm đã có của người học cung cấp cho người học các con đường để giải quyết vấn đề nhận thức để họ tự lựa chọn

* Nội dung và phương pháp học tập: Qua đó người học sẽ tiếp thu được một số mục tiêu cụ thể của tiểu môđun

* Kiểm tra trung gian: Đánh giá xem người học đã đạt được đến mức độ nào đối với các mục tiêu của tiểu môđun và kết quả của kiểm tra có thể được xem như điều kiện tiên quyết để người học thực hiện tiểu môđun tiếp theo Khi cần thiết thân môđun còn được bổ sung các môđun phụ đạo giúp người học bổ sung kiến thức còn thiếu, sửa chữa sai sót và ôn tập

- Hệ ra của môđun

Hệ ra của môđun thực hiện nhằm thực hiện chức năng tổng kết các tri thức, kỹ năng, thái độ của người học được thực hiện trong môđun và chỉ dẫn cho người học để họ có thể tìm những môđun tiếp theo hoặc phụ đạo để làm sâu sắc thêm những gì họ quan tâm đối với môđun

Hệ ra của môđun bao gồm: Một bản tổng kết chung, kiểm tra kết thúc, hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tập tuỳ theo kết quả học tập môđun của người học Nếu đạt tất cả các mục tiêu của môđun người học sẽ chuyển sang học tập môđun tiếp theo, hệ thống hướng dẫn dành cho người dạy và người học

Trang 20

1.4 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun [11], [10]

1.4.1 Thế nào là tài liêu tư hoc có hướng dẫn theo môđun?

Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun là tài liệu được biên soạn theo những đặc trưng và cấu trúc của một môđun Tài liệu có thể được phân thành nhiều loại: theo nội dung lí thuyết hoặc theo nội dung bài tập

1.4.2 Cấu trúc nội dung tài liệu tự học (cho một tiểu môđun)

Bao gồm:

Tên của tiểu môđun

A Mục tiêu của tiểu môđun

B Tài liệu tham khảo

c Hướng dẫn người học tự học

D Bài tập tự kiểm tra kiến thức của người học (Bài kiểm tra lần 1)

E Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu (Thông tin phản hồi)

F Bài tập tự kiểm tra đánh giá sau khi đã nghiên cứu thông tin phản hồi (Bài kiểm tra lần 2)

G Bài tập áp dụng

1.4.2.1 Mục tiêu của tiểu môđun

Các mục đích, yêu cầu của một tiểu môđun là những gì mà sv phải nắm được sau mỗi bài học GV cũng căn cứ vào mục tiêu để theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá sv một cách cụ thể, chính xác

Với hệ thống mục đích, yêu cầu của tiểu môđun, tài liệu giảng dạy được biên soạn theo tiếp cận môđun ưở nên khác một cách căn bản hơn so với tài liệu biên soạn theo kiểu truyền thống vì nó chứa đựng đồng thời cả nội dung và phương pháp dạy học

1.4.2.2 Nội dung và phương pháp dạy học

Trang 21

Nội dung dạy học cần được trình bày chính xác, phản ánh được bản chất nội dung khoa học cần nghiên cứu và phải phù hợp với đối tượng sv đại học.

1.4.2.3 Câu hỏi chuẩn bị đánh giá

- Trong mỗi tiểu môđun tôi thiết kế 2 loại câu hỏi:

+ Loại 1: Câu hỏi hướng dẫn sv tự học

+ Loại 2: Câu hỏi tự kiểm tra để tự đánh giá sau khi đã chuẩn kiến thức mới

1.4.2.4 Bài tập áp dụng

Tôi thiết kế loại bài tập có hướng dẫn, vận dụng kiến thức trong bài học Như vậy, mỗi tiểu môđun với cấu trúc như trên thì sv tự học thuận lợi hơn rất nhiều so với một phần tương ứng trong tài liệu cũ Vì khi bước vào mỗi tiểu môđun sv đã được kiểm tra kết quả hoàn thành tiểu môđun trước Với mỗi tiểu môđun thì hệ thống mục đích, yêu cầu đã được định hướng rõ nét cái mà sv

cần phải học Tiêu chuẩn đánh giá sẽ xác định cái sv cần phải đạt Nội dung dạy học trình bày trong tiểu môđun rõ ràng hơn, rành mạch hơn trong tài liệu cũ Chính nhờ các tiểu môđun mà việc học tập của tập thể SVđược phân hóa Qua mỗi tiểu môđun, việc học của tập thể sv lại được phân hoá một lần qua kiểm tra của GV Đây là điểm cơ bản của tài liệu mới

1.4.3 Phương pháp tự học cố hướng dẫn theo môđun

Nội dung chính của phương pháp dạy học này là nhờ các môđun mà sv

được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học Nhờ nội dung dạy học được phân nhỏ ra từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống kiểm tra,

sv có thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng và thái

độ trong từng tiểu môđun Bằng cách này họ có thể tự học theo nhịp độ riêng của mình

Trang 22

1.5 Hướng dẫn cách tự học theo môđun

Trước khi đến lớp, sv phải dành thời gian cho việc học ở nhà để nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị bài

Cần nắm được:

- Mục tiêu toàn chương

- Số lượng tiểu môđun và những tài liệu, môđun phụ đạo có liên quan

- Với mỗi tiểu môđun phải thấy rõ mục tiêu của tiểu môđun cần nghiên cứu sau đó nghiên cứu đến nội dung bằng cách trả lời các câu hỏi và bài tập đã được giảng viên biên soạn, nghiên cứu xong phần nội dung thì tự trả lời câu hỏi

ở cuối mỗi tiểu môđun Nếu ữả lời được thì chuyển sang môđun tiếp theo, nếu chưa trả lời được thì nghiên cứu lại phần nội dung cho đến khi trả lời được

Trên lớp, ở lớp mỗi sv làm một bài kiểm tra nhỏ để đánh giá mức độ chuẩn bị bài ở nhà trong khoảng từ 10 - 15 phút

- Nếu đạt yêu cầu thì sv bắt tay vào nghiên cứu nội dung bài mới, nếu không đạt yêu cầu thì sv tiếp tục xem lại tài liệu

- Neu đạt yêu cầu thì sv tự học theo nhịp độ riêng của mình, theo từng phần nhỏ của tiểu môđun, ghi lại thu hoạch và những nội dung cần chú ý

- Chia nhóm, GV hướng dẫn thảo luận, mỗi nhóm cử sv phát biểu trình bày thu hoạch của mình, các nhóm còn lại đưa ra câu hỏi đối với nhóm trình bày

GV nhận xét, bổ sung và chính xác hoá những kết luận đưa ra, hướng dẫn sv tự kiểm tra

Trang 23

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU T ự HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO

MÔĐUN PHẦN KIM LOẠI KIỀM NHÓM IA2.1 Cấu trúc học phần Hóa vơ cơ 2

Học phần Hóa vô cơ 2 được chia thành các chương tương ứng với các môđun sau:

Môđun 1: Đại cương về kim loại

Môđun 2: Các nguyên tố nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr

Môđun 3: Các nguyên tố nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra

Môđun 4: Các nguyên tố nhóm IIIA: Al, Ga, In, Tl

Môđun 5: Các nguyên tố nhóm IVA: Ge, Sn, Pb

Môđun 6: Đại cương về các nguyên tố chuyển tiếp

Môđun 7: Các nguyên tố nhóm IB: Cu, Ag, Au

Môđun 8: Các nguyên tố nhóm IIB: Zn, Cd, Hg

Môđun 9: Các nguyên tố nhóm VIB: Cr, Mo, w.

Môđun 10: Các nguyên tố nhóm VIIB: Mn, Tc, Re

Môđun 11: Các nguyên tố nhóm VIIIB: Fe, Co, Ni

Trang 24

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ giới hạn nghiên cứu Nhóm

IA, vì vậy, theo phân phối chương trình, tôi thành lập Môđun 2: Các nguyên tố nhóm IA

2.2 Nguyên tắc của viêc thiết kế tài liêu tư hoc có hướng dẫn theo môđun

- Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp về nội dung kiến thức với đối tượng sử dụng tài liệu

- Đảm bảo tính logic, tính hệ thống của kiến thức

- Đảm bảo tăng cường vai trò chủ đạo của lý thuyết

- Đảm bảo được tính hệ thống của các dạng bài tập

- Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ ràng, có hướng dẫn học tập cụ thể, thể hiện rõ nội dung kiến thức trọng tâm, gây được hứng thú cho sv.

2.3 Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kim loại kiềm

nhóm IA- học phần Hóa vô CO’ 2

Xây dựng môđun 2 và phân chia thành các tiểu môđun sau:

Môđun 2: Các nguyên tố nhóm IA (kim loại kiềm)

Tiểu môđun 1: Khái quát chung các nguyên tố kim loại kiềm

Tiểu môđun 2: Tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế của các kim loạikiềm

Tiểu môđun 3: Tính chất hóa học của các nguyên tố kim loại kiềm

Tiểu môđun 4: Hiđrua, muối và muối khó tan của các kim loại kiềm

Tiểu môđun 5: Oxit của các kim loại kiềm

Tiểu môđun 6: Hiđroxit của các kim loại kiềm

Tiểu môđun 7: Halogenua của các kim loại kiềm

Tiểu môđun 8: Cacbonat của các kim loại kiềm

Trang 25

Tiểu môđun 9: Sunfat của các kim loại kiềm

Tiểu môđun 10: Nitrat của các kim loại kiềm

TIÊU MÔĐUN 1: KHÁI QUÁT CHUNG CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KIỀM

A Mục tiêu:

1. về kiến thức:

sv trình bày được:

- Vị trí của các nguyên tố kim loại kiềm trong bảng hệ thống tuần hoàn

- Biết được phân tử khối, STT, sự phân bố electron

-Cấu trúc tinh thể của các kim loại kiềm

- Trạng thái tự nhiên và thành phần đồng vị

sv giải thích được: Tính khử của các kim loại kiềm

2 về kĩ năng:

- Dựa vào đặc điểm cấu hình electron để dự doán tính chất hóa học

- Giải các bài tập lí thuyết có liên quan

3 Thái đô:

Xây dựng lòng yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học cho Sinh viên sư phạm

4 Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tính toán hóa học

- N ăng lực tư duy, tổng hợp

B Tài liệu tham khảo:

1 Nguyễn Đức Vận, Hóa học vô cơ tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật

Trang 26

2 Nguyễn Đức Vận, Bài tập hóa Vô Cơ, NXB Giáo dục.

3 Hoàng Nhâm, Hóa học Vô Cơ tập 2, NXB Giáo dục

c Hướng dẫn sv tự đọc:

Sinh viên đọc tài liệu đã hướng dẫn, nghiên cứu bảng và trả lời các câu hỏi sau:

1 Cho bảng số liệu sau.

Bảng 1: Một số đặc điểm của các nguyên tố kim loại kiềm

N guyên tố Electron hóa trị

Bán kính nguyên tử Bán kính ion

Cho nhận xét về những đặc điểm sau:

-Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng

Trang 27

- S ố oxi hóa đặc trưng? Dự đoán khả năng nhường (nhận) electron của các nguyên tố kim loại kiềm.

- Sự biến đổi về bán kính nguyên tử?

- Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất?

2 Các loại quặng chính của các nguyên tố nhóm IA.

3 Trong tự nhiên, các nguyên tố kim loại kiềm tồn tại chủ yếu ở dạng nào?

4 Các ion kim loại kiềm thể hiện tính chất gì đặc trưng?

D Nội dung lí thuyết cần nghiên cứu:

I Khái quát chung các nguyên tố kim loại kiềm:

- Thuộc nhóm I.A trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học

- Các nguyên tố kim loại kiềm gồm các nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs và Fr

CH: [He]2s [Ne]3s [Ar]4s [Kr]5s [Xe]6s [Rn]7s

Số electron hoá trị: ns -» Ở trạng thái hơi phân tử gồm 2 nguyên tử: Li2, Na2, K2

-» Tính kim loại mạnh và tăng dần từ Li -» Cs

+ Thế khử chuẩn: Nhìn chung giảm dần -» tính khử tăng dần

Trang 28

-Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng lập phương tâm khối.

Nguyên nhân nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và giảm dần

+ Vì các nguyên tử kim loại kiềm chỉ có le hoá trị nên liên kết trong mạng tinh thể là liên kết yếu Hơn nữa mạng tinh thể là mạng lập phương tâm khối —» t°nc, t°s đều thấp

+ Khi z+ tăng -» bán kính nguyên tử tăng -» lực liên kết trong mạng tinh thế càng yếu -» t°nc, t°s giảm dần

II Trạng thái tự nhiên và thành phần các đồng vị:

- Khoáng vật chính có chứa Liti ở dạng alumosilicat nhưng rất hiếm, ngoài ra có dạng petalit (LĨA1(SĨ205)2) Khoáng vật kali ở dạng xinvinit NaCl.KCl, xinvin KC1

- Khoáng vật chứa kali ở dạng alumino-silicat: phenspat K2O.AI2O3.6S1O2, mutcovit, cacnalit, xinvinit

Trang 29

- Rb và Cs là những nguyên tố rất phân tán, thường gặp ở dạng tạp chất lẫn trong quặng của các kim loại kiềm khác, do vậy khoáng vật để khai thác Rb và Cs là một số quặng có chứa Li và K.

- Trong quặng actini và urani có lẫn dấu vết của Fr

- Trong cơ thể động vật, Na chủ yếu tập trung trong các dịch mô (bạch huyết và máu) Còn K có trong bản thân của mô Kali có nhiều trong gan, là lách Na có nhiều trong bào thai của động vật

- Rb có 21 đồng vị, có các đồng vị tự nhiên là 85Rb (72,15%) và 87Rb(27,85%); đồng vị 87Rb cũng có tính phóng xạ nhưng chu kì bán huỷ là 6,2.1010 năm

- Cs có 24 đồng vị nhưng chỉ có 133Cs là đồng vị thiên nhiên

E Bài tập tự kiểm tra đánh giá: s v làm tại lớp (15 phút)

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm là:

A ns B ns c ns np D ns np

Câu 2: Các nguyên tố kim loại kiềm thể hiện tính chất gì đặc trưng:

A Tính khử mạnh B Tính oxi hóa mạnh c Tính khử yếu D Tính oxi hóa yếu

Câu 3: Các nguyên tố kim loại kiềm có cấu trúc tinh thể gì?

A Lập phương tâm diện B Lục phương

c Lập phương tâm khối D cấu trúc kim cương

Trang 30

Câu 4\ Nhóm I.A có bao nhiêu nguyên tố:

A.5 nguyên tố B.6 nguyên tố C.7 nguyên tố D.8 nguyên tố

Câu 5: Cho bảng sau:

Bảng 2: Sự phân bố các kim loại kiềm trong vỏ Trái đất

Câu 6: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố phóng xạ:

A Xezi B Stronti c Rubiđi D Franxi

Câu 7: So sánh khả năng phản ứng của hiđro và của các kim loại kiềm Có thể

giải thích như thế nào khi biết rằng hiđro có những khả năng khác hẳn kim loại kiềm mặc dù lớp vỏ nguyên tử ngoài cùng có cấu trúc như nhau?

TIỂU MÔĐUN 2: TÍNH CHẤT VẬT LÍ, ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KIỀM

A Muc tiêu:

1 về kiến thức:

Trang 31

sv trình bày được:

- Tính chất vật lí, của các nguyên tố kim loại kiềm.

- ứ ng dụng của các nguyên tố kim loại kiềm

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm

sv giải thích được:

- Các kim loại kiềm có độ dẫn điện cao.

- Nguyên nhân gây ra màu ngọn lửa của các kim loại kiềm

2 về kĩ năng:

Phân biệt được nguyên tố kim loại kiềm với các nguyên tố kim loại khác dựa vào tính chất vật lí

3 Thái độ:

Xây dựng lòng tin vào khoa học, dam mê nghiên cứu khoa học

4 Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tư duy logic

- Năng lực giải quyết vấn đề

B Tài liêu tham khảo:

1 Nguyễn Đức Vận, Hóa học vô cơ tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật

2 Nguyễn Đức Vận, Bài tập hóa Vô Cơ, NXB Giáo dục

3 Hoàng Nhâm, Hóa học Vô Cơ tập 2, NXB Giáo dục

C Hướng dẫn sv tự học:

sv đọc tài liệu đã hướng dẫn, dựa vào bảng và trả lời các câu hỏi sau:

Bảng 3: Một số hằng số vật lí quan trọng của kim loại kiềm

Trang 32

- Khối lượng riêng, năng lượng ion hóa?

2 Trong các nguyên tố kim loại kiềm, nguyên tố nào là cứng nhất?

3 Trình bày tính chất vật lí chung của các nguyên tố kim loại kiềm?

4 Nêu ứng dụng của kim loại kiềm.

5 Nguyên tắc chung điều chế các kim loại kiềm Phương pháp điều chế từng kim loại?

D Nội dung lí thuyết cần nghiên cứu:

Trang 33

I Tính chất vât lí:

1 Tính chất chung:

- Bề mặt của các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim mạnh (chỉ tồn tại trong chân không hoặc môi trường lạnh), trừ xesi Tuy nhiên ánh kim chỉ tồn tại trong chân không hoặc môi trường lạnh, khi tiếp xúc với không khí, bề mặt bị

mờ dần

- Tất cả các kim loại kiềm đều mềm, mềm nhất là Cs (mềm như sáp) và cứng nhất là Li

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi đều thấp và giảm dần từ Li đến Cs

- Các kim loại kiềm đều nhẹ, Liti nổi trên dầu hỏa, còn Na và K nổi trên nước

- Các kim loại kiềm đều có độ dẫn điện cao phù hợp với thuyết vùng của kim loại

2 Nhiệt thăng hoa:

- Nhiệt thăng hoa của các kim loại kiềm khá nhỏ và giảm dần từ Li đến Cs

- Ở trạng thái hơi, phân tử kim loại kiềm hầu như chỉ tồn tại ở dạng đơn nguyên

tử, tuy nhiên bằng phương pháp quang phổ người ta thấy cả phân tử lưỡng nguyên tử, nghĩa là chúng có tạo ra liên kết cộng hóa trị Năng lượng trong phân

tử đó khá bé và giảm dần từ Li đến Cs

- Hơi của các kim loại kiềm có màu khác nhau Hơi của Na có màu đỏ nâu tương

tự màu của dung dịch thuốc tím pha loãng Hơi của K có màu xanh lục Hơi của

Rb có màu xanh da ười

- Khi đốt trong ngọn lửa không màu, kim loại kiềm cho màu đặc trưng: Li có màu đỏ tía, Na có màu vàng, K mà tím, Rb màu hồng, Cs cho màu xanh da trời

3 Tính tan:

Trang 34

- Các kim loại kiềm không độc nhưng hiđroxit của chúng có tác dụng ăn mòn và gọi là kiềm ăn da.

- Các kim loại kiềm có khả năng hòa tan lẫn nhau Dễ tan trong thủy ngân tạo ra hỗn hống

- Các kim loại kiềm tạo ra hợp kim với các kim loại khác, ngoài ra còn tan trong amoniac lỏng tạo ra dung dịch

II Điều chế các kim loại kiềm:

1 Nguyên tắc chung:

Nguyên tắc chung để điều chế kim loại kiềm là dùng dòng điện hoặc dùng chất khử mạnh để khử các ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân hiđroxit hoặc clorua nóng chảy, hoặc dùng cacbon tác dụng với muối cacbonat hoặc hiđroxit ở nhiệt độ cao

2MC1 đpn^ 2M + Cl2

2 Điều chế Liti:

Li được điều chế ngày nay bằng cách điện phân hỗn hợp LiCl và KC1 có khối lượng bằng nhau với anot bằng than chì và catot bằng sắt Hoặc có thể điện phân LiCl tinh khiết nóng chảy

Trang 35

-N a được điều chế bằng phương pháp điện phân NaCl nóng chảy được thực hiện trong những thùng thép, phía trong lót gạch chịu nóng Chất điện phân không phải là NaCl tinh khiết mà là hỗn hợp của NaCl và 25% NaF và 12% KC1.

4 Các kim loại kiềm khác:

- Kali: được điều chế bằng phương pháp điện phân KC1 nóng chảy hoặc KOH nóng chảy

- Rb và Cs: được điều chế bằng cách dùng canxi để khử muối clorua ở nhiệt độ cao trong chân không:

2RbCl + Ca 700 dộC» CaCl2 + 2Rb

- Ngoài ra để điều chế Rb và Cs với lượng nhỏ người ta còn nung nóng hỗn hợp hiđroxit các kim loại đó với Mg trong luồng khí hiđro hoặc canxi trong chân không

-ứ n g dụng quan trọng nhất của Li là nguồn điều chế Triti

- Ngoài ra còn làm chất mang nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân

Trang 36

- Na ở dạng hỗn hống được dùng làm chất khử mạnh.

3 Kim loai kiềm khác:

- Dưới tác dụng của tia tử ngoại các kim loại kiềm Na, K, Rb, Cs đều có khả năng phóng electron ra khỏi bề mặt kim loại nguyên chất, cường độ của dòng electron được phóng ra tỉ lệ với cường độ của tia sáng được hấp thụ Lợi dụng tính chất đó, người ta dùng Rb và Cs để làm tế bào quang điện dùng trong vô tuyến truyền hình

E Bài tập tự kiểm tra đáng giá: sv làm tại lớp (20 phút)

Câu 1: Lợi dụng tính chất gì mà người ta dùng Rb và Cs để làm tế

bào quang điện dùng trong vô tuyến truyền hình?

Câu 2: Tại sao các kim loại kiềm lại có sự nhuộm màu đặc trưng?

Câu 3: Vai trò của NaF và KC1 khi điện phân nóng chảy để điều chế Na kim

loại?

Câu 4: Người ta thường bảo quản các kim loại kiềm trong chất gì? Tại sao?

Câu 5: Tại sao kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi đều thấp và

giảm dần từ Li đến Cs? Và các kim loại kiềm tại sao lại mềm (dễ cắt)?

Câu 6: Li là kim loại hoạt động kém hơn các kim loại kiềm khác nhưng tại sao

lại có thế điện cực âm nhất?

TIỀU MỒĐUN 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KIỀM

A Mục tiêu:

1 về kiến thức:

Trang 37

- Nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của các nguyên tố kim loại kiềm.

-Say mê nghiên cứu Hóa học thực nghiệm

4 Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tư duy logic

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tính toán hóa học

B Tài liều tham khảo:

1 Nguyễn Đức Vận, Hóa học vô cơ tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật

2 Nguyễn Đức Vận, Bài tập hóa Vô Cơ, NXB Giáo dục

3 Hoàng Nhâm, Hóa học Vô Cơ tập 2, NXB Giáo dục

C Hướng dẫn sv tự học:

sv đọc tài liệu hướng dẫn và trả lời các câu hỏi sau:

1 Tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố kim loại kiềm?

2 Trình bày tính chất hóa học của các nguyên tố kim loại kiềm:

Trang 38

Kim loại kiềm là những kim loại có hoạt tính hóa học cao, trong các phản ứng đều là những chất khử mạnh và tính khử đó tăng dần từ Li đến Cs.

I Tác dụng với nước:

- Các kim loại kiềm có thế điện cực thấp, do đó chúng tác dụng mãnh liệt với nước tạo ra dung dịch kiềm và giải phóng H2

2M + 2H20 ► 2MOH + H2 I

- Trong quá trình phản ứng, với Li và Na - H2 thoát ra không bốc cháy; K - H2

bốc cháy; nhưng với Rb và Cs - xảy ra phản ứng nổ

- Các dung dịch đậm đặc của chúng đều có tác dụng ăn mòn da tay nên được gọi

là kiềm ăn da

- Do phản ứng mạnh với nước nên người ta dùng N a làm khan các dung môi hữu

cơ (không phản ứng với Na)

II Tác dụng với đơn chất phi kim:

1 Tác dụng với hiđro:

- Khi đun nóng nhẹ trong khí quyển hidro, các kim loại kiềm phản ứng trực tiếp

và tạo ra hiđrua ion

- Trong trường hợp đó, còn tạo ra peoxit hoặc supeoxit Li ít tạo ra peoxit vì ion Li+ có kích thước bé nên không thể liên kết bền với anion lớn hơn ion o2’.

Trang 39

3 Tác dụng với halogen và tạo ra muối halogenua:

- Các kim loại kiềm phản ứng mạnh với các halogen

- Chúng bốc cháy trong khí clo ẩm ở nhiệt độ thường

- Với Bĩ2 lỏng: K, Rb và Cs nổ mạnh; Li và Na chỉ phản ứng ở bề mặt

-Với Iot: các kim loại kiềm chỉ tác dụng mạnh khi đun nóng

2M + Cl2 —► 2MC1

4 Tác dụng với lưu huỳnh:

- Các kim loại kiềm tác dụng trực tiếp với bột s ngay ở nhiệt độ thường tạo ra monosuníua

Trang 40

- Những cachua của các kim loại kiềm khác được điều chế bằng phương pháp gián tiếp, chẳng hạn cho kim loại tác dụng với C2H2:

-Sản phẩm thu được đều bị nước phân hủy:

K2C2 + 2H20 - ► 2KOH + C2H2

7 Tác dụng với photpho:

- Các kim loại kiềm cũng phản ứng trực tiếp với p nhưng rất khó khăn

- L13P tạo ra khi nung Li kim loại với p đỏ, sản phẩm thu được có màu đỏ nâu

- Na3P là chất rắn màu hung, tạo ra khi nung Na với p đỏ ở 500°c.

-Các photphua đều bị phân hủy trong không khí ẩm tạo ra PH3

Ngày đăng: 02/03/2017, 17:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Cự Giác, “Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học”, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học”
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
5. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), “Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu ” tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu ”
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2001
9. Nguyễn Đức Vận (1983), “Bài tập hóa học vô cơ”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài tập hóa học vô cơ”
Tác giả: Nguyễn Đức Vận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1983
10. Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Thị Oanh (1993), “Vạn dụng tiếp cận môđun vào việc đào tạo sinh viên sư phạm ĐHSP Hà N ội”, Đại học Giáo dục chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vạn "dụng tiếp cận môđun vào việc đào tạo sinh viên sư phạm ĐHSP Hà N ội”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Thị Oanh
Năm: 1993
11. Phạm Văn Lâm, “Môđun hoá nội dung dạy học và quản lý học tập theo học phần ”, Thông tin KHQS, Bộ Tổng tham mưu (tháng 5/1993) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Môđun hoá nội dung dạy học và quản lý học tập theo học phần ”
12. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, “Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020”, Số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020”
13. Triệu Thị Nguyệt, ‘‘Bài tập hóa học vô cơ”, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘‘Bài tập hóa học vô cơ”
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
3. Nghị quyết số 29/TW hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đạo tạo, Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam Khác
4. Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông ngày 09 tháng 12 năm 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w