Việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị” sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng về thực trạng QLNN về công tác GĐGR cho HG
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
PHẠM THỊ LUYỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - Năm 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
PHẠM THỊ LUYỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG
CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Hà Nội - Năm 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Phạm Thị Luyện
Sinh ngày: 17-04-1987
Nơi sinh: Hòa Bình – Vĩnh Bảo – Hải Phòng
Hiện công tác tại: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Là học viên Khóa: QH-2014-E
Cam đoan Đề tài: “Quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị”
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Thông
Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố bất kỳ ở đâu Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô giáo, của các cán bộ tỉnh Quảng Trị, của đồng nghiệp và
sự động viên, khích lệ từ phía gia đình và những người bạn
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Văn Thông, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Với những lời chỉ dẫn tận tình và những góp ý, động viên của thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo giảng dạy chương trình cao học “Quản lý kinh tế” tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị; Hạt Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đakrông; Ủy ban Nhân dân xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông và các hộ gia đình đã tham gia phỏng vấn trên địa bàn xã Triệu Nguyên đã cung cấp các thông tin và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, luận văn đã khai thác một số số liệu
điều tra ngoại nghiệp thuộc đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng” Tác giả xin được
gửi lời cảm ơn chân thành tới chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên của đề tài
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả rất nhiều để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao đất, giao rừng cho hộ gia đình 5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2 Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình 13
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 13
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình 18
1.2.3 Bộ máy quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình 23
1.2.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình 24
1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao đất, giao rừng cho hộ gia đình 26
1.3 Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị 28
1.3.1 Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Bắc Kạn 28
1.3.2 Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Hà Tĩnh 30
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị 32
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
Trang 62.1 Phương pháp thu thập tài liệu 34
2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp 34
2.1.2 Thu thập tài liệu sơ cấp 34
2.2 Phương pháp xử lý số liệu 36
2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 36
2.2.2 Phương pháp thống kê so sánh 36
2.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp 36
2.2.4 Phương pháp chuyên gia 37
2.2.5 Các phương pháp khác 37
Chương III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ THỜI GIAN QUA 38
3.1 Khái quát chung về tỉnh Quảng Trị 38
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 38
3.1.2 Đặc điểm về Kinh tế - xã hội 40
3.1.3 Đặc điểm về rừng và đất rừng của tỉnh Quảng Trị 41
3.2 Tình hình quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình trong thời gian qua 45
3.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị 45
3.2.2 Công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại Quảng Trị thời gian qua 51
3.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại Quảng Trị thời gian qua 68
3.3.1 Thành tựu trong công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị 68
3.3.2 Tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình 77
Trang 73.3.3 Nguyên nhân hạn chế công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho
hộ gia đình 81
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ 84
4.1 Định hướng giao đất, giao rừng của Nhà nước trong những năm tới 84
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị 86
4.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực của Bộ máy quản lý 86
4.2.2 Giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách về giao đất, giao rừng 87 4.2.3 Giải pháp về xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình 88
4.2.4 Giải pháp về huy động các nguồn tài chính cho quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng 89
4.2.5 Giải pháp áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng 90
4.2.6 Giải pháp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giao đất cho hộ gia đình 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Tài liệu tiếng Việt: 94
Tài liệu Tiếng Anh: 97 PHỤ LỤC
Trang 86 Luật BV&PTR Luật Bảo vệ và phát triển rừng
7 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
17 TN&MT Tài nguyên và Môi trường
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2 Bảng 1.2 Hệ thống quản lý rừng và đất rừng ở Việt Nam 24
3 Bảng 3.1: Hiện trạng ĐLN phân theo chủ thể quản lý của tỉnh
66
11 Bảng 3.9 Tổng hợp lượng tăng trưởng của rừng giao cho các
12 Bảng 3.10 Đánh giá các lợi ích từ việc nhận đất, nhận rừng của
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị từ
2 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu sử dụng ĐLN phân theo chủ thể quản lý 43
3 Biểu đồ 3.3 Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh từ năm
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mục tiêu của giao đất cho HGĐ 15
2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ hệ thống QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh
3 Sơ đồ 3.2 Trình tự, thủ tục trong giao ĐLN cho HGĐ 63
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách giao đất, giao rừng (GĐGR) cho hộ gia đình (HGĐ) là một trong những chính sách trọng tâm của ngành lâm nghiệp trong những thập niên gần đây Giao đất cho hộ cùng với việc trao cho hộ các quyền sử dụng đất lâu dài có tiềm năng trong việc khuyến khích các hộ thực hiện đầu tư vào các hoạt động trên đất nhằm nâng cao lợi ích từ đất, từ đó góp phần cải thiện sinh kế cho hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo
Theo Quyết định 1482 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), tính đến hết ngày 01 tháng 01 năm 2012, tổng diện tích đất lâm nghiệp (ĐLN) đã giao cho các HGĐ và cá nhân là 4,46 triệu ha, trong đó đất rừng sản xuất (RSX) chiếm 69,5% (3,1 triệu ha), đất rừng phòng hộ (RPH) chiếm 29,8% (1,33 triệu ha), còn lại đất rừng đặc dụng (RĐD) là 11.377 ha Theo Quyết định 1739 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012, tổng số diện tích đất đã có rừng được giao cho hộ là gần 3,4 triệu ha, trong đó 1,8 triệu ha là rừng tự nhiên (RTN), phần còn lại là rừng trồng (RT) Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách GĐGR hiện nay cho các HGĐ vẫn còn nhiều bất cập Diện tích đất được giao cho các hộ còn nhỏ lẻ và manh mún, với trung bình khoảng 2-3 ha/hộ Điều này đã làm tăng chi phí giao dịch, hạn chế khả năng hình thành những diện tích đất tập trung cũng như làm hạn chế sự phát triển của ngành chế biến gỗ Nhiều HGĐ vẫn đang ở trong tình trạng thiếu đất sản xuất Việc thực hiện các quyền của hộ trong sử dụng đất – rừng chưa được thỏa đáng Việc giao đất với diện tích lớn cho các Ban quản lý và đặc biệt cho các Công ty lâm nghiệp đã dẫn đến tình trạng bao chiếm đất đai, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quỹ đất hạn chế dành cho các hộ và làm mất đi cơ hội tiếp cận với đất đai của hộ, đặc biệt là các
hộ nghèo Chính điều này dẫn đến tranh chấp, xâm lấn đất đai xảy ra giữa các công
ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng với các HGĐ Việc giao rừng cho các HGĐ vẫn chưa mang lại hiệu quả cao vì việc hưởng lợi từ rừng được giao còn rất thấp Người dân vẫn chưa quan tâm tới nhận rừng cũng như quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Trang 12(BV&PTR) Sự không rõ ràng và thiếu đồng bộ trong các chính sách về GĐGR cũng gây khó khăn trong việc thực thi chính sách và làm chậm tiến độ của công tác GĐGR GĐGR theo cách thức từ trước đến nay sẽ không tạo ra cơ hội cho các HGĐ được tiếp cận lâu dài đối với lợi ích tiềm năng mà REDD+1 mang lại trong tương lai cũng như thay đổi phương thức sản xuất để phù hợp hơn với quy định sản xuất, lưu thông gỗ toàn cầu như Luật Lacey2, PLEGT3
Hiện tại, tỉnh Quảng Trị có hơn 142.000ha RTN, chủ yếu tập trung ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông Theo Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, từ năm 2005 – 2015, tỉnh đã tổ chức giao cho cộng đồng và HGĐ được hơn 11.160 ha RTN Trong đó giao cho 55 cộng đồng được hơn 6.432ha, giao cho 820 HGĐ nhận hơn 4.727ha Tuy nhiên, có một điều nghịch lý là, trong khi ở đồng bằng, nhiều người giàu lên nhờ trồng rừng thì ở miền núi đa phần người dân rất khó sống được
từ trồng rừng, bởi rừng xa, chi phí sản xuất cao Còn đối với rừng giao cho dân quản lý thì nằm tận rừng sâu, xa đường, địa hình cách trở, lượng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ít, tiền công chăm sóc và quản lý bảo vệ thấp Điều này dẫn đến bà con còn
e ngại không dám nhận đất, nhận rừng Trong khi đó, tỉnh vẫn còn tới 38.000ha rừng do Ủy ban nhân dân (UBND) các xã quản lý chưa được giao, thường có nguy
cơ xâm hại cao Do đó, Ngành NN&PTNT tỉnh Quảng Trị đang tích cực tiến hành
rà soát lại quỹ đất rừng, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước (QLNN) về GĐGR
để đẩy nhanh tiến độ GĐGR cho HGĐ, qua đó tạo công ăn việc làm cho người dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu GĐGR đã đặt ra
Có thể nói, GĐGR là tiến trình hiện vẫn đang diễn ra Thay đổi về bản thân chính sách cũng như cách thức thực hiện tại cấp địa phương, với ưu tiên dành cho các HGĐ và cộng đồng có tiềm năng tạo ra những thay đổi lớn về hình thức quản lý lâm nghiệp hiện tại theo hướng hiệu quả hơn trong sử dụng đất và bảo vệ rừng, góp phần tạo ra những dịch chuyển từ lâm nghiệp Nhà nước sang hình thức lâm nghiệp
Trang 13HGĐ và cộng đồng Việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị” sẽ cung cấp một bức tranh rõ
ràng về thực trạng QLNN về công tác GĐGR cho HGĐ của tỉnh Quảng Trị, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh, góp phần cải thiện sinh kế và quản lý rừng bền vững
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là đi sâu đánh giá thực trạng công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh Quảng Trị Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh góp phần cải thiện sinh kế cho HGĐ và quản lý rừng bền vững
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan được tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về QLNN trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ
- Đánh giá được thực trạng công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh Quảng Trị thời gian qua
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh Quảng Trị
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động QLNN trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua diễn ra như thế nào? Cần những giải pháp gì để hoàn thiện công tác QLNN trong lĩnh vực GĐGR trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm
sử dụng hiệu quả đất và rừng được giao, góp phần cải thiện sinh kế cho HGĐ và quản lý rừng bền vững?
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động QLNN về GĐGR cho HGĐ Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại xuất phát từ hoạt động QLNN trong lĩnh vực GĐGR và một số
Trang 14yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hoạt động QLNN trong lĩnh vực này làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN trong lĩnh vực GĐGR
- Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý chính là Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị Bên cạnh đó còn có sự phối hợp giữa các
cơ quan khác trong thực hiện công tác GĐGR như Sở TN&MT
- Đối tượng chịu sự quản lý: Rừng và đất rừng; các HGĐ nhận rừng và đất rừng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tỉnh Quảng Trị
- Về thời gian: Số liệu điều tra về GĐGR từ khi tỉnh thực hiện chính sách này từ năm 2005 – 2016
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về QLNN trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh Quảng Trị thời gian qua
- Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh Quảng Trị
Trang 15Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIAO ĐẤT
GIAO RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Castella và cộng sự (2006:151) cũng chỉ ra tình trạng tương tự; các tác giả nhấn mạnh: “Tiến trình GĐGR được thực hiện áp đặt từ trên xuống… Không khó khăn để có thể tìm thấy các bằng chứng về các quy định quản lý ở một thôn này chỉ là những bản photocopy các quy định của thôn lân cận, chỉ thay đổi về tên thôn và người đại diện.” Điều này đã khẳng định rằng, một tiến trình áp đặt, không có sự cải tiến đổi mới để phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh của địa phương thì nó chỉ như một bản cóp nhặt và không mang lại hiệu quả thực thi cao Do
đó, trong công tác QLNN về GĐGR cần phải có sự đổi mới, cải thiện để phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh của từng nơi, từng vùng để việc thực thi được tốt nhất
Kết quả nghiên cứu của Clement và Amezaga (2009) đã cho thấy: ở nhiều nơi, giao đất được thực hiện trên giấy tờ Kết quả là, các hộ khác nhau được nhận
Trang 16“sổ đỏ”cho cùng một mảnh đất Điều này đã phản ánh sự yếu kém trong công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ Một số địa phương chạy theo thành tích hoặc cách thức triển khai thiếu tính thực tiễn, minh bạch đã dẫn đến mâu thuẫn giữa các HGĐ trong nhận đất, nhận rừng
1.1.1.2 Đổi mới trong công tác quản lý về giao đất giao rừng
Từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1986 đã tạo ra sự thay đổi trong công tác quản lý về GĐGR Sự thay đổi này liên quan đến 3 khía cạnh cơ bản: Thứ nhất, xóa bỏ hình thức hợp tác xã, giao đất cho người dân Thứ 2, tăng đầu tư cho phát triển miền núi thông qua các chương trình định canh định cư và trồng rừng trên những diện tích đất trống, đồi núi trọc Thứ 3, thúc đẩy mở rộng thị trường tạo
ra sự giao lưu hàng hóa giữa miền núi và đồng bằng, khuyến khích đầu tư từ khu vưc nhà nước và khối tư nhân lên vùng cao (Swerwine, 2004)
1.1.1.3 Ảnh hưởng của công tác giao đất, giao rừng tới độ che phủ của rừng và chất lượng rừng
Nghiên cứu của Castella và cộng sự (2006) cũng chỉ ra rằng GĐGR làm hạn chế canh tác nương rẫy của hộ, từ đó làm cho rừng tái sinh, góp phần tăng độ che phủ của rừng Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng mối liên kết giữa GĐGR
và độ che phủ rừng không rõ ràng Khi tiến hành nghiên cứu tại một số địa bàn vùng núi phía Bắc, tác giả Sikor (2001) quan sát thấy diện tích rừng tăng lên sau giao đất Tuy nhiên, theo tác giả diện tích rừng được mở rộng không phải do thực hiện GĐGR mà bởi các hộ trong điều kiện thị trường hàng hóa nông sản và dịch vụ
kỹ thuật nông nghiệp mở rộng đã tập trung nguồn lực, bao gồm cả lao động của hộ vào canh tác các cây nông nghiệp, đặc biệt là cây ngô; điều này góp phần làm giảm sức ép lên rừng Kết quả là rừng được tái sinh và diện tích rừng được mở rộng Tuy nhiên, một điểm chung được các nghiên cứu đưa ra đó là GĐGR làm tăng diện tích
RT, đặc biệt là diện tích RT của hộ, và điều này góp phần nâng cao độ che phủ rừng
ở Việt Nam
Nghiên cứu của Meyfroid và Lambin (2008) có chỉ ra rằng, mặc dù tỷ lệ
Trang 17che phủ rừng ở Việt Nam có tăng nhưng chất lượng RTN lại giảm Giao đất tạo động lực cho mở rộng diện tích RT nhưng mở rộng RT tác động trực tiếp và tiêu cực đến diện tích RTN Nói cách khác, đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học chắc chắn để khẳng định rằng giao đất đã góp phần làm tăng chất lượng và mở rộng diện tích RTN Ngược lại, một số nghiên cứu cho rằng ở những địa phương nơi RTN còn trữ lượng, nhưng bị hạn chế về quyền và lợi ích từ rừng đã không tạo được động lực cho hộ và cộng đồng sống gần rừng tham gia bảo vệ rừng và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng RTN tại các địa bàn này
1.1.1.4 Thực thi các quyền trên đất được giao
GĐGR kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực về kinh tế, môi trường và
xã hội của vùng cao, đặc biệt là những vùng quê nghèo Tuy nhiên, ở nhiều nơi sau khi giao đất được thực hiện, nhiều HGĐ được nhận đất nhưng lại không có điều kiện đầu tư vào đất đai, do vậy, không được hưởng lợi từ GĐGR Nói cách khác, các quyền được giao cho hộ không chuyển được thành lợi ích kinh tế Điều này có nghĩa rằng, GĐGR đã không đạt mục tiêu đề ra, ít nhất là tại một số địa phương Tại một thôn người Dao của tỉnh Phú Thọ, do hạn chế về nguồn lực để đầu tư vào đất những HGĐ nghèo đã chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất được giao của mình cho các hộ khá giả trong cùng cộng đồng hoặc cho những người bên ngoài cộng đồng Điều này đã làm xuất hiện thị trường đất đai, tuy nhiên cũng làm cho các hộ nghèo không còn đất canh tác (Tô Xuân Phúc, 2007) Nghiên cứu tại một số địa bàn vùng Tây Nguyên, Nguyễn Quang Tân (2006) thấy rằng do thiếu nguồn lực, nhiều hộ được giao đất cũng không thể đầu tư vào đất
1.1.1.5 Công bằng trong giao đất
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lợi ích mà GĐGR không phải lúc nào cũng được chia sẻ công bằng giữa các nhóm hộ khác nhau trong cùng một cộng đồng Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc tại một số thôn người Dao thuộc Hòa Bình và Phú Thọ cho thấy kết quả GĐGR phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc quyền lực của cộng đồng (Tô Xuân Phúc, 2007) Cụ thể, các hộ cán bộ do nắm bắt được thông tin về GĐGR trước khi chính sách được thực hiện, do vậy, thường nhận được nhiều đất
Trang 18ở những vị trí thuận lợi so với các hộ khác trong thôn Đất được giao cho các hộ dựa trên nguyên tắc “khả năng sử dụng đất của hộ”, được đo bằng số lao động chính của hộ tại thời điểm giao đất Điều này có nghĩa rằng những HGĐ có nhiều lao động được nhận nhiều đất hơn so với các hộ có ít lao động Nguyên tắc chia đất dựa trên số lượng lao động chính sẵn có của các hộ đã làm cho các hộ mới tách, thường là hộ có điều kiện khó khăn ở vị thế bất lợi Kết quả là các hộ nghèo thường nhận được ít đất
Bên cạnh đó, giao đất cũng làm phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ Nghiên cứu
về tác động của GĐGR tại Hòa Bình, Phú Thọ và Hà Tây cũ của Tô Xuân Phúc (2007) đã chỉ ra một số mâu thuẫn phổ biến có liên quan đến ranh giới đường biên giữa các hộ, mâu thuẫn do sự bất bình đẳng giữa các hộ trong giao đất, đặc biệt giữa các hộ cán bộ và các hộ dân khác
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Từ lâu, vấn đề GĐGR cho HGĐ đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu bởi ý nghĩa, vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung
Tác giả Đinh Văn Thông (1993) đã cho rằng chủ trương GĐGR cho HGĐ là một chủ trương kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lòng người dân miền núi Việc GĐGR cho HGĐ chính là quá trình từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn miền núi Nó đã giải quyết tốt vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng và đất rừng – tư liệu sản xuất chủ yếu đối với đồng bào dân tộc miền núi để nhằm mục đích tổ chức và quản lý việc sản xuất, kinh doanh rừng và đất rừng một cách có hiệu quả, cải thiện đời sống nhân dân, khẳng định quyền làm chủ của người dân, khuyến khích người lao động mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, qua đó tăng cường quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả Đồng thời, chủ trương GĐGR là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề rừng, đó là chiến lược lâm nghiệp
xã hội nhằm thu hút nguồn vốn trong dân và các thành phần kinh tế khác cho bảo
vệ, phát triển rừng
Các khía cạnh khác nhau trong GĐGR cũng được nhiều tác giả nghiên cứu :
Trang 19- Sự thiếu đồng bộ giữa Luật BV&PTR và Luật đất đai làm cho nhiều địa phương có những cách thực hiện và giải pháp khác nhau trong việc giao đất
- Quá trình GĐGR không được giám sát chặt chẽ nên luôn xuất hiện các nguy cơ tham nhũng
- Sự hỗ trợ công nghệ trong GĐGR là rất thấp, vì vậy không tạo được ranh giới sử dụng ổn định, gây nên các tranh chấp, xung đột sau này Các kỹ thuật như ảnh vệ tinh, máy bay, thiết bị định vị hầu như không được sử dụng
- Thiếu sự đầu tư đồng bộ trong GĐGR, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra nên gây lãng phí lớn
1.1.2.2 Về tiếp cận và hưởng lợi trên đất và rừng được giao
Tác giả Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, 2014 đã chỉ ra rằng bình quân mỗi
hộ chỉ có khoảng 2-3 ha đất RSX Điều này có nghĩa rằng tiếp cận đối với đất sản xuất của các hộ là rất hạn chế và do đó hạn chế khả năng phát triển kinh tế hộ
Nghiên cứu của Vũ Long và Đỗ Đình Sâm (2009) cho thấy rằng trên 70% diện tích RTN được giao cho hộ là rừng nghèo, do vậy hạn chế về tiềm năng kinh tế mà rừng
có thể đem lại cho hộ Hầu hết các hộ đều chưa được hưởng lợi từ diện tích rừng này
1.1.2.3 Các quyền trên đất và rừng được giao
Tác giả Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (2014) đã chỉ ra sự khác nhau trong các quy định pháp lý quy định quyền lợi của hộ đối với đất RSX là RT và quyền lợi của hộ đối với RSX là RTN làm hạn chế việc thực hiện các quyền của hộ Thứ nhất là pháp luật đất đai, điều chỉnh mối quan hệ, bao gồm cả trách nhiệm và
Trang 20quyền lợi của bên giao đất (Nhà nước) và bên nhận đất (hộ) thông qua đất đai, và Luật BV&PTR điều chỉnh mối quan hệ giữa 2 bên thông qua RSX là RTN Luật Đất đai cho phép hộ nhận đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được cho thuê quyền sử dụng đất, có quyền thực hiện thừa kế, tặng quyền sử dụng, được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất Tuy nhiên, đối với RTN, được coi
là tài sản ở trên đất, tuy nhiên Luật BV&PTR không cho phép việc thực hiện các quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền cho tặng đối với các quyền sử dụng rừng được giao cho HGĐ Bên cạnh đó, các quyền cho, tặng, thế chấp đối với rừng nói chung và RTN nói riêng lại hết sức hạn chế Điều này chỉ ra tính phức tạp trong quản lý và sử dụng đất RSX là RTN ở Việt Nam
1.1.2.4 Tác động của chính sách giao đất, giao rừng đến thu nhập và tiếp cận đất đai của hộ
Khi nghiên cứu về tác động của GĐGR đến sinh kế của người dân tại 2 xã thuộc hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, tác giả Hoàng Liên Sơn (2012) đã chỉ
ra GĐGR giúp công nhận quyền hợp pháp của các hộ trên đất nương rẫy cũ của các
hộ Việc công nhận quyền hợp pháp và lâu dài cho đất nương rẫy đã tạo tâm lý ổn định cho hộ, tạo động lực cho hộ đặc biệt là các hộ kinh tế khá huy động nguồn lực thực hiện đầu tư trồng cây công nghiệp và trồng rừng trên đất nương rẫy cũ của mình Điều này tạo cơ hội cho các hộ trong việc tạo nguồn thu mới từ cây công nghiệp và RT trong tương lai Bên cạnh việc giúp tăng nguồn thu của hộ, GĐGR cũng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn (Sunderlin và Huỳnh Thu
Ba 2005)
1.1.2.5 Công bằng trong giao đất
Nghiên cứu tại Bắc Kạn, tác giả Trần Thị Thu Hà (2012) cho rằng tiến trình GĐGR được thực hiện rất vội vã và điều này dẫn đến kết quả là các hộ có điều kiện kinh tế nhận được rất nhiều đất và các hộ khó khăn bị hạn chế tiếp cận đối với đất đai Điều này đã làm phát sinh những căng thẳng về mặt xã hội, làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ và hình thành mâu thuẫn đất đai Như vậy, GĐGR ở một số nới vẫn chưa đảm bảo được tính công bằng
Trang 211.1.2.6 Giao đất, giao rừng và độ che phủ của rừng
Theo Quyết định 1739/QĐ-BNN-TCLN năm 2013, tính đến hết tháng 12 năm 2012, độ che phủ rừng của cả nước đạt 39,9% Đây là những con số rất ấn tượng, bởi năm 1995 độ che phủ rừng mới đạt 28,2% (Nguyễn Văn Đẳng, 2001) Nhiều báo cáo của Chính phủ khẳng định GĐGR đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao độ che phủ rừng ở Việt Nam Trong những năm gần đây, diện tích RT vẫn đang tiếp tục tăng, với diện tích khoảng 100.000-200.000 ha/năm (Bộ NN&PTNT, 2014) Nhiều ý kiến cho rằng diện tích RT, đặc biệt là RT là RSX tăng rất nhanh trong những năm gần đây là bởi GĐGR đã tạo ra động lực cho các hộ đầu tư vào trồng rừng, từ đó góp phần làm gia tăng độ che phủ của rừng
1.1.2.7 Giao đất, giao rừng và sự xuất hiện của thị trường đất đai
Pháp luật đất đai hiện hành cho phép các hộ có đất được chuyển đổi, chuyển nhượng và cho thuê đất Điều này có nghĩa rằng, những HGĐ không có điều kiện đầu tư vào đất có thể nhượng lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của mình cho những tổ chức hoặc cá nhân có tiềm lực và mong muốn đầu tư phát triển vốn rừng, tạo nguồn nguyên liệu gỗ Bên cạnh đó, thị trường cũng có thể được tạo ra bằng hình thức liên doanh, với một bên là các hộ không có vốn nhưng có đất có thể góp vốn bằng đất, và tổ chức và cá nhân có vốn và kỹ thuật canh tác nhưng không có đất tham gia cùng với hộ hình thành liên doanh, phát triển RT
Tại một số địa nghiên cứu, các hộ dân không có nguồn lực đầu tư vào đất đã quyết định nhượng lại phần đất của mình cho các hộ khác trong cộng đồng và những hộ bên ngoài có điều kiện kinh tế đầu tư vào trồng rừng Nghiên cứu của Lê Trọng Hùng (2008) cũng cho thấy hiện đang hình thành các xu hướng trao đổi đất đai giữa các hộ trong cùng cộng đồng và các hộ bên ngoài Trong số các hộ điều tra, tác giả quan sát thấy rằng không phải chỉ các hộ nghèo mà cả các hộ khá giả cũng bán đất Tuy nhiên động cơ bán đất của 2 nhóm hộ khác nhau: nhóm hộ nghèo bán đất để lấy tiền duy trì sinh kế trong khi nhóm hộ khá bán đất do không có lao động làm nghề rừng mà muốn tập trung lao động vào thâm canh cây chè
Trong một nghiên cứu gần đây, Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (2013) chỉ
Trang 22ra rằng trong vài năm gần đây đã có trên 18.000 HGĐ trong đó chủ yếu là các hộ nghèo người dân tộc thiểu số sống tại Điện Biên, Lai Châu, và Sơn La đã góp đất cùng với các công ty Cao su để hình thành mô hình liên doanh trồng cao su Giao đất đã tạo cơ hội cho các hộ được tham gia vào mô hình liên doanh liên kết này Nói cách khác, thị trường đất đai và các hình thức liên doanh liên kết đã được tạo ra bởi những quyền liên quan tới đất được cấp cho các hộ
1.1.2.8 Giao đất, giao rừng đối với việc thực hiện Flegt VPA và Reed+ ở Việt Nam
Tác giả Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (2014) cho rằng, cách thức thực hiện Chính sách cũng như một số yếu tố lịch sử, văn hóa xã hội và thiết chế của cộng đồng có liên quan đến sử dụng và quản lý tài nguyên đã làm cho việc xác định tính pháp lý của các mảnh đất được giao (và của các sản phẩm trên đất, bao gồm cả nguồn gỗ RT) trở lên khó khăn Điều này ảnh hưởng tới việc đàm phán và thực thi FLEGT/VPA4, cũng như không tạo ra cơ hội cho các HGĐ được tiếp cận lâu dài đối với lợi ích tiềm năng mà REDD+ mang lại trong tương lai
Nhận xét:
- Có thể thấy rằng đã có nhiều những nghiên cứu trong nước và quốc tế về GĐGR cho HGĐ trên nhiều khía cạnh khác nhau như: cách thức GĐGR, công bằng trong giao đất, thực thi các quyền trên đất được giao, mâu thuẫn trong GĐGR cũng như vai trò của GĐGR đối với việc tăng độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng, thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp GĐGR còn được đánh giá trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đối với việc thực thi Flegt VPA
và Reed+ Các nghiên cứu cũng chỉ ra được những tồn tại và thách thức đặt ra đối với việc thực thi chính sách này ở Việt Nam
- Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ đánh giá các khía cạnh riêng lẻ, có ít nghiên cứu đánh giá về công tác GĐGR cho HGĐ dưới góc độ QLNN về kinh tế Điều này là lý do tác giả thực hiện nghiên cứu này để đánh giá công tác này dưới góc độ QLNN để có những cơ sở cho việc bổ sung, hoàn thiện công tác QLNN về GĐGR cho HGĐ tại tỉnh điều tra nói riêng và góp phần bổ sung, hoàn thiện chính
4
VPA: Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thương mại gỗ
Trang 23sách chung của cả nước
1.2 Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm Quản lý và quản lý về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật (Phan Huy Đường, Giáo trình QLNN về Kinh tế, trang 26)
QLNN là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành,
chi phối để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất
định (Phan Huy Đường, Giáo trình QLNN về Kinh tế, trang 27)
ĐLN là đất có RTN, đất đang có RT; đất chưa có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật (Điều 1, Nghị định 02/CP của Chính phủ ngày 15 tháng 1 năm 1994) Nhà nước GĐLN cho tổ chức, HGĐ, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo đúng mục đích sử dụng của từng loại rừng (Điều
2, Nghị định 02/CP của Chính phủ ngày 15 tháng 1 năm 1994)
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng
từ 0,1 trở lên Rừng gồm RT và RTN trên đất RSX, đất RPH, đất RĐĐ (Điều 3, Luật BV&PTR, 2004)
Giao rừng là việc nhà nước giao tài sản trên đất (rừng) cho các tổ chức,
HGĐ, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn Thực chất của việc giao rừng là nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho các tổ chức, HGĐ, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn
để quản lý, BV&PTR
HGĐ chính là chủ thể được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất ,
cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rRSX là RT, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu RSX là
RT (Điều 4, Luật BV&PTR, 2004)
Trong giao rừng, HGĐ được nhà nước giao RPH, RSX và được hưởng các
Trang 24quyền lợi và nghĩa vụ được quy định rõ trong điều 69, Luật BV&PRT, 2004
Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng chính
là một nội dung quan trọng trong QLNN về BV&PTR được quy định trong điều 7, Luật BV&PTR, 2004
Khái niệm về GĐGR mà tác giả sử dụng trong luận văn này chính là việc nhà nước thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với việc giao đất, cho thuê ĐLN
Như vậy, GĐGR là việc Nhà nước với vai trò là chủ sở hữu về đất và rừng tiến hành GĐGR cho các tổ chức, các HGĐ và cá nhân nhằm sử dụng đất
và rừng theo kế hoạch đã được Nhà nước phê duyệt Trong cơ chế này, mối quan hệ giữa Nhà nước và các nhóm, các HGĐ được GĐGR được điều chỉnh bằng pháp luật và chính sách, với quyền lợi và trách nhiệm của người giao và người nhận ĐLN và rừng
QLNN về GĐGR cho HGĐ là quá trình các chủ thể QLNN xây dựng chính
sách, ban hành pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật trong hoạt động quản lý nhằm đạt được yêu cầu, mục đích trong GĐGR để thực hiện mục tiêu BV&PTR mà nhà nước đã đặt ra
Mục tiêu GĐGR cho HGĐ: Nhà nước thực hiện GĐGR cho HGĐ và cá nhân
sẽ giúp hộ tiếp cận tốt hơn đối với đất và rừng Khi các HGĐ được nhận đất và các quyền sử dụng đất lâu dài sẽ có động lực để đầu tư phát triển và bảo vệ rừng, tạo cơ hội nâng cao sinh kế và ổn định cuộc sống, từ bỏ canh tác nương rẫy Khi sinh kế các hộ được cải thiện hộ sẽ có điều kiện tiếp tục thực hiện đầu tư vào phát triển và bảo vệ rừng, cải thiện môi trường sinh thái Sơ đồ sau đây thể hiện mục tiêu của GĐGR cho HGĐ
Trang 25Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mục tiêu của giao đất cho HGĐ
1.2.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
- ĐLN và rừng là đối tượng QLNN đặc thù
Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo và có tính chất quyết định trong việc bảo vệ môi trường sinh thái toàn cầu; rừng bao gồm các yếu tố thực vật, động vật, vi sinh vật, đất rừng, các yếu tố này có quan hệ liên kết cùng tạo nên hoàn cảnh rừng đặc trưng
Đất và rừng Việt Nam gắn bó chặt chẽ với đời sống của hàng triệu người dân sống trong rừng và gần rừng; diện tích ĐLN được giao cho các chủ thể kinh tế khác nhau trong đó có HGĐ; diện tích rừng quốc gia được chia thành 3 loại theo chức năng và công dụng của các yếu tố để quản lý gồm: RPH, RĐD và RSX; mỗi loại rừng tùy vào đặc điểm mà được giao, khoán, cho thuê cho các chủ thể kinh tế khác nhau Vì vậy, QLNN trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ phải áp dụng những cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật khác nhau phù hợp với mục đích chủ yếu đối với từng loại rừng và từng đối tượng nhận giao trong đó có HGĐ QLNN trong lĩnh vực
Trang 26GĐGR cho HGĐ phải tiến hành đồng bộ các công cụ quản lý, phát huy sức mạnh của HGĐ nói riêng và của cộng đồng nói chung để đạt được mục tiêu BV&PTR
- Chủ thể quản lý là Nhà nước, là hệ thống bộ máy QLNN trong trật tự
QLNN về GĐGR Trật tự này được quy định trước hết và chủ yếu trong các quy định của pháp luật về GĐGR như quy định về tổ chức bộ máy quản lý, quyền định đoạt của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể chịu sự quản lý nhằm đạt được mục đích GĐGR của nhà nước Chủ thể quản lý chính là Chi cục Kiểm Lâm thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị
- Chủ thể chịu sự quản lý trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ là: các HGĐ, cá
nhân được nhà nước GĐGR Các HGĐ, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là RT, công nhận quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu RSX là RT HGĐ là chủ thể năng động và có vai trò quan trọng trong BV&PTR Do vậy, trong công tác quản lý, cần có những biện pháp phù hợp, vừa động viên khuyến khích các hộ nhận đất nhận rừng, vừa tạo được sự công bằng trong GĐGR giữa các HGĐ với các chủ thể kinh tế khác
1.2.1.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
- Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước
Rừng có vai trò rất to lớn đối với cuộc sống của con người, đối với nền kinh
tế cho thấy việc nhà nước thống nhất quản lý trong lĩnh vực GĐGR là cần thiết; điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì mục tiêu chung của cả xã hội Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được thực hiện theo luật pháp và được thể hiện trên nhiều mặt như: quyền GĐGR, cho thuê rừng đối với các tổ chức HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản, quyền định giá rừng, quyền chuyển đổi mục đích
sử dụng rừng, quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của chủ rừng và xử
lý những hành vi vi phạm luật BV&PTR
Để đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trong lĩnh vực GĐGR thì nhà nước phải nắm và sử dụng tốt các công cụ quản lý cũng như các phương pháp quản lý thích hợp; nếu sử dụng tốt các công cụ quản lý và phương
Trang 27pháp quản lý thì quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được duy trì ở mức độ cao; ngược lại, nếu có những thời điểm nào đó, việc sử dụng các công cụ quản lý không đồng bộ, các phương pháp quản lý không thích ứng thì hiệu lực và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực GĐGR sẽ giảm đi, tình trạng vi phạm pháp luật về GĐGR tăng lên Điều đó sẽ gây hậu quả không tốt đối với xã hội và làm suy giảm
quyền quản lý tập trung thống nhất trong lĩnh vực GĐGR của nhà nước (Luật BV&PTR, 2004)
- Đảm bảo sự phát triển bền vững
Hoạt động QLNN trong lĩnh vực GĐGR phải bảo đảm phát triển bền vững
về kinh tế xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của cả nước và địa phương, tuân thủ theo quy chế quản lý rừng do Thủ
tướng Chính phủ quy định (Luật BV&PTR, 2004)
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của chủ rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng Việc đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các lợi ích được thực hiện thông qua công tác quy hoạch rừng, chính sách tài chính trong lĩnh vực
GĐGR và các quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà nước và của chủ rừng (Luật BV&PTR, 2004)
- Đảm bảo tính kế thừa và tôn trọng lịch sử
QLNN của chính quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của pháp luật của nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong QLNN về GĐGR qua các
thời kỳ (Luật BV&PTR, 2004)
1.2.1.4 Công cụ quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
- Công cụ pháp luật
Hiến Pháp, Luật và các văn bản dưới luật về GĐGR cụ thể: Hiến Pháp 2013,
Trang 28Luật Đất đai 2013, Luật BV&PTR năm 2004, Chỉ thị 29-CT/TW ngày 12/11/1983
về việc đẩy mạnh GĐGR, Nghị định 02/CP năm 1995, Nghị định 163/1999/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 80/2003, Thông tư 38/2007, Thông tư liên tịch số 07/2011 Đây là công cụ quản lý rất quan trọng đối với hoạt động QLNN trong
lĩnh vực GĐGR cho HGĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, của tổ chức, cá nhân với tư cách là chủ rừng Là cơ sở pháp lý quy định cơ cấu tổ chức, cơ cấu hoạt động của các cơ quan QLNN về GĐGR; là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm luật về GĐGR, qua đó đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong hoạt động GĐGR
- Công cụ quy hoạch, kế hoạch
Quy hoạch, kế hoạch cũng là một trong những công cụ quan trọng đối với hoạt động QLNN trong lĩnh vực GĐGR Quy hoạch, kế hoạch GĐGR cho HGĐ đảm bảo cho sự lãnh đạo tập trung quản lý thống nhất của nhà nước trong lĩnh vực GĐGR, là căn cứ quan trọng cho việc sử dụng và phát triển 3 loại rừng
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
1.2.2.1 Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và chính sách về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Văn bản pháp luật về GĐGR cho HGĐ là những văn bản không chỉ cung cấp thông tin mà còn thể hiện ý chí mệnh lệnh của các cơ quan QLNN đối với HGĐ nhận đất, nhận rừng nhằm thực hiện các chủ trương, quy định của nhà nước Công tác xây dựng văn bản pháp luật là một nội dung quan trọng không thể thiếu đối với
Trang 29hoạt động QLNN về GĐGR cho HGĐ Dựa trên việc ban hành các văn bản pháp luật này, nhà nước buộc các đối tượng HGĐ khi khai thác, sử dụng đất và rừng được giao phải thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng đất và rừng được theo một khuôn khổ do nhà nước đặt ra; văn bản pháp luật về GĐGR cho HGĐ biểu hiện quyền lực của các cơ quan QLNN về đất và rừng, nhằm lập lại một trật tự pháp lý theo mục tiêu của các cơ quan quản lý; văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật trong lĩnh vực GĐGR nói riêng mang tính chất nhà nước; nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân Vì vậy văn bản pháp luật về GĐGR cho HGĐ vừa thể hiện được ý chí của nhà nước vừa thể hiện được nguyện vọng của các HGĐ
Văn bản QLNN về GĐGR cho HGĐ có hai loại: văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và văn bản pháp quy Văn bản QPPL bao gồm các văn bản luật và dưới luật Các văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, pháp luật, Luật; các quy định của Hiến pháp là căn cứ cho tất cả các ngành luật; còn Luật là các văn bản có giá trị sau Hiến pháp nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp
Văn bản pháp quy là các văn bản dưới Luật như: Nghị định, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư, Quy chế chứa đựng các quy tắc sử sự chung được áp dụng nhiều lần
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định nhằm cụ thể hoá Luật, pháp lệnh; văn bản pháp quy được ban hành nhằm đưa ra các QPPL thể hiện quyền lực của nhà nước, được áp dụng vào thực tiễn Đó là phương tiện để QLNN, để thể chế hoá và thực hiện sự lãnh đạo của đảng, quyền làm chủ của nhân dân; mặt khác nó còn cung cấp các thông tin QPPL mà thiếu nó thì không thể quản lý được; văn bản pháp quy nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, giải thích các chủ trương, chính sách và đề
ra các biện pháp thi hành các chủ trương đó (Luật BV&PTR, 2004)
Thông tin quản lý có thể được truyền tải dưới các loại hình truyền thông, fax nhưng văn bản vẫn giữ một vị trí quan trọng; nó là phương tiện truyền đạt thông tin chính xác và bảo đảm các yêu cầu về mặt pháp lý chặt chẽ nhất Ngoài ra, văn bản pháp luật về GĐGR cho HGĐ còn là cơ sở để giúp cho các cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, HGĐ cá
Trang 30nhân khai thác, sử dụng đất và rừng;
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động của Chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, môi trường Chính sách GĐGR cho HGĐ là tập hợp các chủ trương và hành động của Chính phủ nhằm tăng cường hiệu quả công tác GĐGR cho HGĐ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội nói chung và các HGĐ nói riêng tham gia BV&PTR, tạo việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng Vì vậy công tác ban hành và tổ chức thực hiện chính sách GĐGR cho HGĐ cũng không thể thiếu trong hoạt động quản lý của Nhà nước
1.2.2.2 Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Quy hoạch, kế hoạch GĐGR cho HGĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp lý của nhà nước về tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng đất và rừng một cách đầy đủ hợp lý khoa học và có hiệu quả cao nhất Thông qua quy hoạch mà các loại đất và rừng được sử dụng theo từng mục đích nhất định và hợp lý Các thành tựu khoa học công nghệ không ngừng được áp dụng để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng đất và rừng Hiệu quả khai thác, sử dụng đất và rừng được thể hiện ở hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường mà quy hoạch, kế hoạch GĐGR cho HGĐ là cơ sở để đạt được hiệu quả đó
Quy hoạch GĐGR cho HGĐ đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước,
nó không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn lâu dài Nhờ có quy hoạch, tính chủ động sáng tạo trong khai thác, sử dụng đất và rừng của các HGĐ, cá nhân được nâng cao khi họ được giao quyền sử dụng đất và rừng Quy hoạch GĐGR tạo cơ sở pháp lý cho việc giao rừng, cho thuê rừng, đất rừng để đầu tư trồng rừng kinh tế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng Quy hoạch rừng là công
cụ hữu hiệu giúp cho nhà nước nắm chắc được diện tích 3 loại rừng mà xây dựng chính sách khai thác, sử dụng rừng một cách đồng bộ, hạn chế sự chồng chéo trong
Trang 31quản lý, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng rừng tuỳ tiện Kết quả
của công tác quy hoạch phải đảm bảo 3 điều kiện: Kỹ thuật, kinh tế và pháp lý Điều
kiện về mặt kinh tế được thể hiện ở hiệu quả của việc khai thác, sử dụng đất và rừng; điều kiện về mặt kỹ thuật thể hiện ở các công việc chuyên môn như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ đất và rừng; điều kiện về mặt pháp lý là quy hoạch phải tuân theo các quy định của pháp luật, theo sự phân công, phân cấp của nhà nước đối với công tác quy hoạch Công tác quy hoạch rừng đã được khẳng định trong Luật BV&PTR năm 2004, theo đó nhà nước thống nhất quản lý rừng theo quy hoạch
- Về thẩm quyền lập quy hoạch: Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT lập quy hoạch,
kế hoạch GĐGR cho HGĐ trong phạm vi cả nước trình Chính phủ quyết định UBND các cấp lập quy hoạch, kế hoạch GĐGR cho HGĐ của địa phương mình
- Nội dung của công tác quy hoạch là: nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình
hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch GĐGR cho HGĐ kỳ trước, dự báo nhu cầu về rừng, lâm sản Xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng đất và rừng trong kỳ quy hoạch Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch GĐGR Dự báo hiệu quả của quy hoạch
- Kế hoạch GĐGR cho HGĐ là chỉ tiêu cụ thể hoá quy hoạch Công tác kế
hoạch tập trung những nguồn lực hạn hẹp vào giải quyết có hiệu quả những vấn đề
trọng tâm của kế hoạch trong từng thời kì Nội dung của kế hoạch GĐGR là phân tích,
đánh giá việc thực hiện kế hoạch GĐGR kỳ trước; Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp; Xác định các giải pháp, chương trình,
dự án thực hiện kế hoạch GĐGR; Triển khai kế hoạch GĐGR 5 năm đến từng năm
1.2.2.3 Tổ chức triển khai thực hiện giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Tổ chức thực hiện công tác GĐGR cho HGĐ là việc triển khai các công việc trên thực tế, bao gồm các nội dung:
- Quy trình tổ chức: Thành lập các Ban chỉ đạo và Tổ công tác GĐGR ở các
Trang 32cấp Việc thành lập này giúp phân định rõ những ai tham gia và trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động GĐGR
- Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ: Con người là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định
trong mọi hoạt động quản lý của Nhà nước trong đó có lĩnh vực GĐGR Nếu công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung cũng như trong lĩnh vực GĐGR nói riêng không được chú trọng sẽ không tương xứng với sự phát triển dẫn tới Nhà nước khó đạt được mục tiêu quản lý đề ra Hiện nay, công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung cũng như trong lĩnh vực GĐGR nói riêng
đang được Nhà nước rất quan tâm
- Tài chính cho hoạt động GĐGR: Để thực hiện được chủ trương GĐGR đòi
hỏi phải có nguồn hỗ trợ kinh phí lớn Do vậy, bên cạnh các nguồn kinh phí hỗ trợ
từ Trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã, cần có nguồn kinh phí từ phía các HGĐ tham gia nhận đất, nhận rừng
- Nguồn vật lực cho hoạt động GĐGR: Để thực hiện hoạt động GĐGR còn
đòi hỏi phải có đủ máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác đo đạc bản đồ, đo đếm trữ lượng tăng trưởng rừng, phải có hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu Do vậy, ứng dụng khoa học công nghệ trong QLNN về GĐGR là rất quan trọng nhằm nâng cao được hiệu quả trong quản lý
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ: Việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong
lĩnh vực GĐGR nhằm giúp cho các HGĐ nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GĐGR; lợi ích khi các HGĐ nhận đất, nhận rừng cũng như
các quyền và nghĩa vụ của người nhận đất, nhận rừng
1.2.2.4 Thanh tra, kiểm tra hoạt động giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Đây là nội dung thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với quản lý, sử dụng đất và rừng Thanh tra, kiểm tra rừng nhằm đảm bảo cho việc quản
lý, sử dụng rừng được tuân thủ theo đúng pháp luật Quá trình thanh tra, kiểm tra ngoài việc phát hiện những sai phạm để xử lý còn có tác dụng chấn chỉnh lệch lạc,
Trang 33ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra Ngoài ra, cũng có thể phát hiện những điều bất hợp lý trong chủ trương, chính sách, pháp luật để có kiến nghị bổ sung chỉnh sửa kịp thời Thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất,
có thể khi có hoặc không có dấu hiệu vi phạm Xử lý sai phạm là biện pháp giải quyết của các cơ quan nhà nước khi có hành vi vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng rừng Xử lý vi phạm có thể bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
1.2.3 Bộ máy quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Hệ thống hành chính ở Việt Nam được chia thành 5 cấp bao gồm : 1- Cấp Trung ương ; 2- Cấp tỉnh ; 3- Cấp huyện ; 4- Cấp xã ; 5- Cấp thôn bản Hệ thống quản lý rừng và đất rừng cũng tương tự như vậy và được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.1 : Bộ máy quản lý về GĐGR
Cấp 1 – Trung ương Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan trực thuộc Trung
ương như : Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT…
Cấp 2 – Cấp Tỉnh UBND tỉnh và các cơ quan trực thuộc như : Chi cục
Kiểm lâm, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, các Nông Lâm trường quốc doanh…
Cấp 3 – Cấp huyện UBND huyện và các cơ quan trực thuộc như Hạt Kiểm
Lâm, Phòng Địa chính hay phòng TN&MT…
Cấp 4- Cấp xã UBND xã và các bộ phận chức năng/chuyên môn (Địa
chính, Nông lâm nghiệp ) Cấp 5- Cấp thôn bản Trưởng/phó bản và các tổ chức quần chúng tại địa
phương (như Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi và Đoàn thanh niên), các nhóm HGĐ, các HGĐ và cá nhân trong cộng đồng
Trong mỗi cấp quản lý trên có 2 dạng cơ quan là: cơ quan chỉ đạo và cơ quan thực hiện
- Cơ quan chỉ đạo mặc dù ở cùng cấp quản lý nhưng ở vị trí cao hơn so với
cơ quan thực hiện, chỉ đạo thực hiện công việc đối với cơ quan thực hiện Cơ quan chỉ đạo xây dựng các kế hoạch chung, sau đó yêu cầu cơ quan thực hiện giúp đỡ để thực hiện các chương trình, kế hoạch đã xây dựng vào thực tế
Trang 34- Cơ quan thực hiện là một cơ quan chuyên môn/chuyên trách hoặc chức năng có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan chỉ đạo giao cho
Như vậy, khi nhìn vào hệ thống quản lý, có thể thấy có hai mối liên kết giữa các cơ quan ở các cấp khác nhau Hai mối liên hệ này được gọi lần lượt là quan hệ theo ngành dọc và quan hệ không theo ngành dọc
- Quan hệ theo ngành dọc là quan hệ giữa các cơ quan chỉ đạo ở các cấp khác nhau và giữa các cơ quan thực hiện ở các cấp khác nhau
- Quan hệ không theo ngành dọc là quan hệ giữa cơ quan chỉ đạo và cơ quan thực hiện
Hệ thống quản lý rừng và đất rừng ở Việt Nam theo cơ quan chỉ đạo và cơ quan thực hiện được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Hệ thống quản lý rừng và đất rừng ở Việt Nam
Cấp 1 Chính phủ và Quốc hội Bộ NN&PTNT; Bộ TN&MT
Cấp 2 UBND tỉnh CCKL; Sở NN&PTNT; Sở TN&MT;
Cấp 5 * Các tổ chức tại địa phương (như Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi và Đoàn thanh niên), các nhóm HGĐ, các HGĐ và cá nhân
Chú ý: Tại cấp 4 và cấp 5, do ở cấp thấp và hạn chế về nhân sự, cán bộ ở các cấp này thường thực hiện cả 2 vai trò: chỉ huy và thực hiện Các tổ chức tại địa phương, các nhóm HGĐ, các HGĐ và cá nhân là những đối tượng được giao đất và trực tiếp tiến hành bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng
1.2.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
1.2.4.1 Tiêu chí đánh giá công tác ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và chính sách về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Một hình thức hoạt động quan trọng của các cơ quan QLNN trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ là ban hành và thực hiện các văn bản QLNN nhằm đưa ra các chủ
Trang 35trương, chính sách, biện pháp để giải quyết công việc cụ thể Suy đến cùng, các văn bản QLNN chỉ thực sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách có hiệu quả Việc ban hành và thực hiện có hiệu quả các văn bản QLNN là yếu tố rất quan trọng để thực hiện hóa ý chí của nhà quản lý thành những hoạt động thực tiễn Điều này chỉ đạt được khi việc tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, đúng lúc, kịp thời, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc trong công tác GĐGR Ban hành văn bản không kịp thời, không phù hợp với thực tiễn, trái qui định sẽ không thể mang lại kết quả như mong muốn và hơn thế nữa có thể trực tiếp làm giảm sút uy quyền của cơ quan quản lý
1.2.4.2 Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Đánh giá hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch GĐGR được thể hiện thông qua tiêu chí: xây dựng quy hoạch, kế hoạch phải đánh giá đúng thực trạng của
kỳ trước, các phương hướng, mục tiêu và biện pháp thực hiện phải đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và quy hoạch, kế hoạch của các ngành khác
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện và mục tiêu quy hoạch đã đặt ra để xem mức độ đạt được của quy hoạch,
kế hoạch đã xây dựng
1.2.4.3 Tiêu chí đánh giá công tác tổ chức triển khai thực hiện giao đất, giao rừng
cho hộ gia đình
- Quy trình tổ chức: Thành lập các Ban chỉ đạo về GĐGR, quy trình, thủ tục
trong GĐGR đảm bảo đúng theo quy định
-Tiêu chí đánh giá công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GĐGR cho HGĐ: số lượng cán bộ chuyên trách về GĐGR
qua các năm, số lượng cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật về GĐGR
- Tiêu chí đánh giá nguồn tài chính cho hoạt động GĐGR cho HGĐ: các
nguồn tài chính và cơ cấu nguồn tài chính đầu tư thực hiện cho hoạt động GĐGR qua các năm hoặc giai đoạn
Trang 36- Nguồn vật lực cho hoạt động GĐGR: Các máy móc thiết bị có đảm bảo cho
quản lý và thực hiện các hoạt động GĐGR không?
- Về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan QLNN về GĐGR cho HGĐ được đánh giá thông qua: số lượng các lớp tuyên truyền được mở,
số lượng lượt người tham gia các lớp tuyên truyền và những chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân sau khi được tuyên truyền
Hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm của các
cơ quan QLNN trong lĩnh vực GĐGR được đánh giá thông qua tiêu chí số lượng các vụ việc được phát hiện xử lý và thông qua công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ
1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
1.2.5.1 Yếu tố hệ thống chính sách về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý Một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống làm cho công tác quản lý được hiệu quả và thuận lợi Các văn bản pháp quy phải được ban hành kịp thời, có hướng dẫn cụ thể
để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện các hoạt động GĐGR
1.2.5.2 Yếu tố bộ máy quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Cơ cấu bộ máy QLNN gọn nhẹ, khoa học sẽ giảm được chi phí quản lý hành chính, giảm được tính mệnh lệnh quan liêu và trùng lặp, chồng chéo nhau trong công tác quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy khoa học, sát với yêu cầu của thực tiễn sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu đã
Trang 37đề ra Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, các cấp quản lý, đặc biệt là những hoạt động quản lý mang tính liên ngành
Công tác GĐGR cho HGĐ được thực hiện mang tính chất liên ngành giữa ngành TNMT và ngành NN&PTNT Do vậy, bộ máy QLNN phải được kết cấu hợp
lý, quy định rõ ràng, khoa học, tránh chồng chéo giữa các bên Bộ máy QLNN trong GĐGR cho HGĐ phải được sắp xếp, đổi mới để phù hợp với từng tỉnh, từng địa phương để đảm bảo được đúng mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra
Bộ máy QLNN về GĐGR cho HGĐ phải có đủ số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực lâm nghiệp Đặc điểm của hoạt động sản xuất lâm nghiệp là khu vực đất và rừng rộng lớn, địa bàn đi lại khó khăn, đặc biệt nhất là ở những vùng sâu, vùng xa Công tác GĐGR đòi hỏi phải đo đạc, kiểm kê cả đất và rừng Đây là công việc khá vất vả, tốn nhiều công sức và thời gian Vì vậy, phải có đủ số lượng cán bộ thì công tác GĐGR mới hoạt động có hiệu quả Bên cạnh đó, chất lượng cán bộ quản lý cũng rất quan trọng, nhất là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt Cán bộ quản lý phải có phẩm chất chính trị, có đạo đức, lối sống trong sạch, có kiến thức và trình độ chuyên môn vững, hiểu rõ được công tác GĐGR để đảm bảo việc thực thi GĐGR theo đúng tiến trình, đảm bảo công bằng cho các HGĐ nhận đất, nhận rừng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cũng như phát triển các hoạt động sinh kế từ rừng
1.2.5.3 Yếu tố nhận thức của người dân trong việc thực hiện giao đất, giao rừng
Nhận thức của người dân cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác QLNN về GĐGR Phần lớn những người dân nhận đất, nhận rừng là ở những vùng sâu, vùng xa, trình độ học vấn còn thấp nên chưa nhận rõ được ý nghĩa của việc GĐGR Một số HGĐ còn e ngại khi nhận rừng hoặc một số hộ lại cho rằng giao rừng là rừng của mình nên tự do khai thác, hoặc một số trường hợp khác còn ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước nên chưa chủ động, mạnh dạn đầu tư sản xuất trên ĐLN được giao… Do vậy, nâng cao nhận thức cho người dân, tuyên truyền đầy
đủ và đúng đắn về chính sách GĐGR, đồng thời tập huấn các kỹ thuật quản lý, bảo
vệ rừng sẽ giúp cho công tác GĐGR đạt được kết quả cao
Trang 381.2.4.4 Yếu tố ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Ứng dụng tin học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung, trong quản
lý rừng và ĐLN nói riêng, là một trong những lĩnh vực ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin nhằm tăng cường tính hiệu quả, dân chủ và minh bạch trong các hoạt động quản lý Ứng dụng tin học trong quản lý rừng và ĐLN giúp cho các nhà quản lý, người dân và các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận một hình thức mới trong quản lý với việc cung cấp thông tin và các dịch vụ với nhiều tính năng ưu việt,
từ đó tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp có được thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc kinh doanh rừng và ĐLN thông qua hệ thống phần mềm cập nhật, truy xuất và sử lý thông tin Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sẽ góp phần làm tăng hiệu quả QLNN về GĐGR cho HGĐ của tỉnh
1.2.4.5 Yếu tố tài chính cho công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Để thực hiện công tác QLNN không thể thiếu yếu tố về tài chính Nguồn tài chính phải đảm bảo để duy trì hệ thống bộ máy quản lý, hệ thống trang thiết bị phục
vụ công tác QLNN về GĐGR cũng như tài chính cho việc thực thi chính sách trên thực tế như đo đạc đất và rừng, cấp GCNQLSĐLN, hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân nhận đất, nhận rừng Bên cạnh nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, cần huy động thêm nguồn tài chính khác để phục vụ công tác GĐGR Có như vậy, công tác GĐGR mới mang lại kết quả cao
1.3 Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị
1.3.1 Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có diện tích rừng lớn (trên 344.000 ha), chất lượng tốt với gần 83% là RTN và độ che phủ rừng 70,8% lớn nhất cả nước) Không giống như một số tỉnh Tây Nguyên và Miền Nam, tỉnh Bắc Kạn giao một diện tích lớn ĐLN cho HGĐ (190.000 ha trong tổng số 423.170 ha ĐLN theo quy hoạch, chiếm tới gần 45%
Trang 39Đối với các HGĐ, cá nhân và cộng đồng, mô hình giao ĐLN và khoán bảo
vệ rừng là những mô hình phổ biến nhất, được tiến hành từ đầu những năm 1990 Việc tiến hành quy hoạch mới, đo đạc cắm mốc và quy định lại chủ rừng trong 10 năm gần đây (chuyển từ sổ xanh – hợp đồng khoán trồng rừng ngắn hạn sang cấp GCNQSDĐLN – sổ đỏ 50 năm) đã có những tác động tích cực như: đã hạn chế được tình trạng chồng lấn diện tích ở nhiều nơi, người dân được GĐGR dài hạn đã bảo vệ rừng tốt hơn và chủ động đầu tư phát triển rừng
Đạt được kết quả trên đó là do trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác GĐGR của tỉnh đã có sự đổi mới, cụ thể:
- Quy trình giao đất đã có sự tham gia tích cực của các bên liên quan đến quản lý sử dụng đất rừng và chính quyền địa phương
- Quy trình và các quy định về giao đất đã được phổ biến rộng rãi đến người dân và cộng đồng địa phương
- Chính sách GĐGR của tỉnh đã ưu tiên GĐGR cho các HGĐ đồng bào dân tộc thiểu số
- Khi tiến hành đo đạc ranh giới trên thực địa, có sự tham gia của tất cả các bên liên quan như Tài nguyên môi trường, kiểm lâm, đại diện hộ nhận đất, đại diện các hộ nhận đất giáp ranh và đại diện chính quyền địa phương
Tuy nhiên trong công tác quản lý vẫn còn một số hạn chế:
- Việc thực hiện công tác GĐGR theo phương châm giao nhanh, giao được càng nhiều rừng cho các đối tượng càng tốt nên vẫn còn xảy ra tình trạng giao trên giấy tờ nên độ chính xác về đối tượng, ranh giới, hiện trạng đất và rừng chưa cao Vẫn còn xảy ra hiện tượng chồng lấn ranh giới giữa các chủ rừng
- Mặc dù đã có sự tham gia của các bên liên quan nhưng việc tham vấn trực tiếp đối với người dân chưa được thực hiện tốt
- Việc phối kết hợp giữa ngành TNMT và NN&PTNT trong quá trình giao đất chưa được tốt
- Cơ chế hưởng lợi đối với những diện tích người dân đã đầu tư và bảo vệ hiện nay chưa được thực hiện tốt do thiếu hướng dẫn từ cấp trên
Do vậy, để công tác GĐGR đạt được kết quả tốt thì trong công tác quản lý
Trang 40đòi hỏi thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Phải có sự phối kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan TNMT và NN&PTNT trong công tác giao ĐLN
- Huy động các nguồn quỹ tài chính từ Nhà nước cũng như từ các thành phần kinh tế khác và từ các dự án để hỗ trợ cho công tác rà soát, đo đạc, giao đất và cấp GCNQSDĐLN cho các HGĐ
- Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ cho người nhận đất nhận rừng với mức đầu tư hỗ trợ hợp lý như: cung cấp cây giống, hỗ trợ kỹ thuật, phát triển nghề phụ
- Cần có chính sách hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng đối với RTN phòng hộ cho các HGĐ
1.3.2 Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tại tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có tổng diện tích tự nhiên là 599.782 ha, trong đó diện tích ĐLN là 364.483 ha, chiếm trên 60% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Diện tích ĐLN có rừng là 314.754 ha Hiện trạng rừng năm 2014 phân theo 3 loại rừng là: RĐD:
74.619 ha, RPH: 114.527ha, RSX: 174.117 ha
Theo báo cáo của UBND tỉnh ngày 7/10/2014, toàn tỉnh đã giao, cho thuê được 307.854 ha rừng và ĐLN Diện tích giao cho các HGĐ, cá nhân là 32.194 ha cho 11.712 hộ, trong đó RTN: 9.048 ha, RT: 23.146 ha Diện tích chưa giao, chưa cho thuê là 55.810 ha, hiện do UBND cấp xã đang quản lý, trong đó HGĐ, cá nhân đang quản lý, sử dụng nhưng chưa được giao là 12.044 ha
Diện tích ĐLN đã cấp GCNQSDĐLN là 275.628 ha/11 huyện, thị xã Diện tích được cấp GCNQSDĐLN cho HGĐ, cá nhân là 26.805 ha/10.047 hộ, chiếm tỷ
lệ trên 85% tổng số hộ được giao ĐLN
Về khoán rừng và ĐLN, năm 2015, toàn tỉnh có 9 tổ chức và doanh nghiệp
đã thực hiện giao khoán QLBVR với diện tích là 185.226 ha cho 940 HGĐ, chiếm 73,4% diện tích đất do các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước đang quản lý Diện tích giao khoán trồng rừng là 695 ha cho 137 hộ